Trong tâm có Phật, là tùy thời tùy chỗ khởi tưởng niệm Phật, đi, đứng, ngồi, nằm, lúc động, tịnh, nhàn nhã, bận rộn, công việc không dụng tâm mà đều có A Di Ðà Phật, lúc miệng không niệm mà tâm vẫn ở nơi niệm, chẳng niệm mà tự niệm, không niệm mà không phải chẳng niệm, Phật không rời tâm, tâm không rời Phật, mới có thể được “nhất tâm bất loạn”, tâm ta với tâm Phật thông nhau, tâm và Phật ở cảnh giới “nhất như”, được niệm Phật tam muội.
Trong miệng niệm Phật không ổn định, trong tâm nghĩ bậy tưởng loạn, phép niệm như thế thì đều không có chỗ tác dụng. Nên cần phải trong miệng niệm Phật, trong tâm tưởng Phật, tâm – miệng như nhất. Ngoài một câu danh hiệu Phật ra, việc nào cũng không nên nghĩ tưởng đến, niệm nào cũng không nên khởi, đây tức gọi là nhất tâm bất loạn, nhiên hậu mới dễ dàng thành công.
Nhất tâm bất loạn, mà nếu như xen lộn niệm khác, thẳng đến chuyên niệm mà không đạt được, chuyên niệm mà hãy còn chẳng thành, thì nhất tâm bất loạn càng khó làm được.
Niệm Phật khi công phu thuần thục nhất định có cảm ứng bất khả tư nghì. Người ở thế gian phước báo lớn không phải là giàu có tiền bạc hay sống lâu, mà phước báo chân chánh là lúc lâm chung không có bệnh, tinh thần sáng suốt, biết được đi đến đâu, đây mới là phước chân chánh.
Trong cuộc sống hằng ngày tùy duyên mà qua ngày, mang mọi cái phân biệt, chấp trước, buồn lo… buông bỏ cả đi, được đại tự tại, đó mới là hạnh phúc chân chính.
Như gặp tai nạn lớn, nên niệm: Nam Mô A Di Ðà Phật tiếp dẫn con… vãng sinh về thế giới Cực Lạc. Niệm ngày đêm không dừng, đến lúc vãng sinh.
Niệm Phật, nếu như không thể nghiêm trì giới luật, dừng dứt tham sân, hàng phục vọng niệm, đánh phá chấp trước, mà muốn cầu nhất tâm bất loạn thì ắt sẽ vời vợi xa xăm.
Gọi là “nhất tâm bất loạn” tức là chỉ có một tâm niệm Phật, không có tạp niệm của phiền não vọng tưởng.
Nếu trong tâm không có Phật, không những lúc bình thường mất niệm (không khởi được tưởng niệm), nếu là ngẫu nhiên khởi được tưởng niệm, niệm cũng không được mấy câu thì dứt quãng rồi, có lúc ngay cả thời khóa sáng chiều cũng không biết niệm.
Lúc niệm Phật, người khác gọi anh, anh đều không biết, như thế mới có “định lực”, có công phu. Lúc niệm Phật mà có gió thổi cỏ động anh đều biết cả, như thế là không có định lực, nên cần phải quyết tâm công phu thêm nữa.
Ðương nhiên chẳng phải là ngay khi bắt đầu niệm thì đạt được cảnh giới “trong tâm có Phật”. Anh (chị) không ngại thì từ ngày nay bắt đầu, cố gắng công phu không dứt, như vậy thời gian lâu, anh (chị) nhất định trong tâm có Phật. Nên biết thành công tất cả đều là bắt đầu từ hiện tại.
Người sơ cơ học Phật niệm Phật, cố nhiên là chẳng dễ niệm Phật nhiều, càng chẳng thể bàn luận trong tâm có Phật. Song có thể chuyên tâm nhất ý niệm hằng ngày, niệm hằng giờ, lâu ngày công phu sâu dày, tự nhiên sẽ có thể niệm Phật nhiều, trong tâm có Phật. Không nên chỉ vì công việc thế tục bận rộn mà không chịu dụng công niệm Phật, không niệm thì trong tâm làm sao có Phật?
Tối kỵ là ngay lúc có thời gian mà chỉ biết ăn uống chơi vui, nói khoét, xem ti vi… bỏ câu A Di Ðà Phật sang bên một cách thoải mái, thế thì trong tâm làm sao có Phật!
Trong tâm anh không có Phật, thì cần trong tâm Phật có anh không? Lúc anh mạng chung cần Phật đến tiếp dẫn anh không? Phải biết rằng cầu sinh về thế giới Cực Lạc ở phương tây là tự anh cần đến thôi, chứ không phải là đức A Di Ðà cần anh đến đâu nhé!
Thử nghĩ, có một người ở nơi xa muốn kết bạn cùng anh mà chỉ cho anh danh thiếp, mỗi lần thấy mặt cũng chỉ một thoáng, đánh tiếng thăm hỏi, ngay cả nói cũng không được lấy một câu, giao thiệp càng ít ỏi, người đó muốn đến chỗ anh ở, cần anh đi đón tiếp, anh đi đón tiếp không? Như vậy đem lòng mình so ra thì biết.
Chuyên trì danh hiệu A Di Ðà Phật đơn giản dễ làm. Chuyên là chuyên nhất, chuyên tâm. Trì là giữ gìn không để mất nó đi. Danh hiệu là sáu hoặc bốn chữ “Nam Mô A Di Ðà Phật”. Chúng ta một ngày đến tối, không được rời xa câu Phật hiệu nầy, niệm to tiếng, nhỏ tiếng hay mặc niệm (niệm thầm) đều được. Không nên gián đoạn, lộn xộn, hoài nghi; nên phải chân thành, khẩn thiết, cung kính, chơn chánh phát nguyện vãng sinh về thế giới Cực Lạc, vãng sinh về thế giới Cực Lạc là cơ sở nắm chắc.
Vãng sinh về thế giới Cực Lạc có 2 vấn đề cần thiết không thể không biết:
1- Chánh niệm hiện tiền.
2 – Tâm không điên đảo.
Chánh niệm hiện tiền: Là khi mạng chung, nghĩ niệm là Phật mà tưởng cũng là Phật, lúc cuối cùng của hơi thở còn ở tại nơi câu niệm Phật, niệm Phật vãng sanh. Tâm không điên đảo: Là khi mạng chung chỉ có tâm niệm Phật tưởng Phật thôi, không nhớ tưởng đến tất cả công việc của thế tục. Ngày thường tu hành tinh tấn, niệm Phật niệm đến nhất tâm bất loạn rồi, lúc mạng chung nếu có mảy may tưởng niệm việc thế tục tâm sẽ điên đảo, một khi tâm điên đảo thì chẳng được vãng sanh!
Lúc bình thường không cố công niệm Phật, mà từ trong tâm tham ái dính mắc gốc rễ sinh tử như: Giàu có, sự nghiệp, danh tiếng, người thân, ăn uống, chơi bời, không như ý thì giận dữ oán hận… lúc mạng chung làm sao mà không nghĩ đến chúng? Ngay lúc nghĩ nó, tâm sẽ diên đảo, cộng thêm nghiệp đời trước chiêu cảm, tâm hoang mang, ý hoảng loạn, bệnh khổ rất nhiều, tà niệm hiện tiền, tâm không điên đảo cũng thành điên đảo!
Trong tâm phàm phu của chúng ta vọng tưởng tạp niệm rất là nhiều, niệm nầy vừa đi thì niệm khác lại đến. Niệm Phật tức là cần gom trói cái tâm vọng tưởng tạp niệm nầy, niệm danh hiệu Phật nhiều một chút thì niệm tạp loạn vọng tưởng ít đi một chút, hằng giờ dụng công, công phu sâu dày thì có thể thu gom tất cả các niệm tạp niệm vọng tưởng nầy trên danh hiệu Phật, tất cả các niệm tạp loạn vọng tưởng đều không có, đó là nhất tâm bất loạn rồi.
Chánh niệm hiện tiền: Khi con người đến lúc mạng sống gần như sắp đứt hơi thở, dứt khoát trong tâm rõ ràng biết được muốn đến chỗ nào, trong tâm an tịnh chỉ có vấn đề niệm Phật tưởng Phật, không được có niệm khác xuất hiện.
Tà niệm hiện tiền: Người tu hành bình thường không cố công niệm Phật, chỉ giải đãi (biếng nhác), bày biện, lơ là, đến lúc mạng chung tâm nầy sẽ chắc chắn hôn mê tán loạn, điên điên đảo đảo, một chút cũng đoán không được!
Niệm Phật phải sinh chánh tín, mới có thể dụng công tốt đẹp, tùy thời tùy chỗ niệm Phật. Nếu sinh “bất chánh tín” thì niệm Phật thành ra cầu tài, cầu bình yên… có lúc niệm lúc không.
Tâm của người niệm Phật nếu không phải là tâm thanh tịnh mà là tâm niệm Phật. Tức là tâm phiền não, tâm vọng tưởng, tham ái dính mắc việc thế tục, trong tâm thường nghĩ đến nó, cả ngày nhớ mãi không quên, lúc mạng chung làm sao không nghĩ tới nó! Như vậy làm sao có thể chánh niệm hiện tiền, niệm Phật vãng sinh! Vậy nên cần phải buông bỏ việc thế tục. Có nó hay không, không nên nghĩ đến nó, càng không được để nó trong tâm để mà nghĩ tưởng.
Không luận ở nơi hoàn cảnh nào, lại nữa bận rộn cũng được, khi công việc cần suy nghĩ nghiên cứu mà buông câu Phật hiệu, công việc xong rồi lập tức khởi ngay Phật hiệu. Giả như trong việc không nhu cầu vấn đề suy nghĩ nghiên cứu có thể một mặt làm việc, một mặt niệm Phật, lúc gặp cảnh thuận hay nghịch đều không quên niệm Phật, làm được thế nầy, việc vãng sinh có hy vọng.
Tâm niệm Phật chơn hay không chơn, chỉ nên xét nghiệm ở trong phiền não vui ưa, hay ghét bỏ. Ví dụ người niệm Phật có chơn tâm, ở trong phiền não ưa ghét, tất nhiên niệm Phật mỗi niệm mỗi niệm không gián đoạn; còn nếu như một vài vui giận đến trước, mà A Di Ðà Phật vứt bỏ ở sau, như thế làm sao có thể được sự linh nghiệm của niệm Phật!
Cổ đức nói rằng: “Học Phật không khó mà khó ở sự phát tâm, phát tâm không khó má khó ở sự dõng mãnh, dõng mãnh không khó mà khó ở sự giữ gìn lâu xa”. Lại nói: không luận là nghề nghiệp công việc gì, lúc bắt đầu chưa có chi không chịu cố gắng siêng năng, dẫn đến lâu ngày tình thế dời đổi, tâm mỏi mệt sanh, hoặc được ít cho là đủ, hoặc sợ khó mà sống cầu an, phép đời như thế, học Phật cũng vậy.
Phương Hiếu
Qua’ hay !
A di đà phật , thầy ơi thầy cho con hỏi con rất muốn niệm phật . nhưng cứ mỗi lần con ngồi niệm thì đầu óc con không tập trung mà cứ nghĩ linh tinh gì đó . con cố gắng để chuyên tâm niệm nhưng con không làm được . con xin thầy hãy chỉ giùm con được không ạ . con chân thành cảm ơn thầy .A DI ĐÀ PHẬT
Minh cung vay. Cau xin thay chi day chung con. NAM MO A DI DA PHAT
Xin chào chị Quyên!
Lúc đầu niệm Phật mình cũng có tình huống giống như Chị vậy. Mình xin chia sẻ 1 chút xíu kinh nghiệm của mình, hy vọng sẽ có ích cho Chị trong việc niệm Phật. Chị cầm xâu chuỗi và lần từng hạt, mỗi 1 hạt niệm 1 câu A Di Đà Phật, sau đó tăng lên 2 câu 1 hạt, rồi 3 câu 1 hạt…như vậy tâm của mình sẽ ko có thời gian rảnh để cho tạp niệm xen vào, sau đó tăng dần lên 5 câu 1 hạt,v.v…khi công phu chưa đủ vững thì tạp niệm có thể nổi lên thì lập tức ngưng và hít thở đều đặn rồi niệm Phật trở lại. Ngày qua ngày chị sẽ thấy kết quả khả quan.
Mong Bồ Tát gia hộ cho chị trong lúc niệm Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật.
chị quyên thân mến!
chị về cần nên sám hối và phát tâm ko tái phạm việc mà nhà phật ko cho phép
chị nên đọc kinh sám hối và hứa sẽ ko làm bậy nhưng gì mà trong cuốn từ bi thủy sám chỉ làm thử 1 lần nha chúc chị thành công mến chào chị nam mô a di đà phật
Bạch Thầy. Hiện tại con đang cố gang giữ gìn thời khóa niệm phật công phu. Ngày hai thời sang tối it khi con bỏ (Trừ khi quán bận do điều kiện kho cho phép vào khóa). vào thời khóa rồi con quyết tâm hành trì đúng như thầy khai thị (Đối trị niệm phật; Trì danh niệm phật; quản tưởng niệm phật trong tâm)và nguyện thiết tha suốt một báo than này xin được vãng sanh về Tây Phương Cực lạc. Nhưng chỉ sợ khi lâm chung chẳng may tơ tưởng đến vợ, con v.v… thì tâm bị điên đảo không về được Tây. Kính bạch Thầy khai thị cho con cách đối trị. Nam Mô A Di Đà Phật !
Chào anh, hành trì như anh rất tốt, đúng như anh nói, dụng công đắc lực thì sẽ bớt phiền não nhưng lúc lâm chung mà khởi lên phiền não như anh nói dù là rất nhỏ thì cũng rơi lại luân hồi, như vậy cần phải cảnh giác cao độ khi ở trong cuộc sống gia đình, niệm mà thấy bên tình nặng hơn thì chắc chắn anh sẽ không vãng sanh được, muốn đi Tây phương thì hành lý mang theo chỉ một câu A Di Đà Phật là đủ, mang theo nhiều thứ khó lòng mà đi, coi ta bà này do tâm ái mà sanh ra, còn Tây phương thì tâm tịnh và tâm Từ Bi của Phật mà sanh ra, chúng sanh ở ta bà thì niệm niệm tình ái, thế sự nhân gian….nên cứ mãi ở trong sinh tử, còn ở Tây phương niệm niêm thì đều thanh tịnh. Vậy nên anh phải cảnh giác cao độ mới được, lo cho vợ con nhưng cũng phải cảnh giác cao độ ở cái tâm mình, thường xuyên quán chiếu xem bên nào nặng hơn mà sửa.
Xin gửi Bạn Quyên – Hoàng – Đạt một số bài pháp hay hợp với các bạn, nghe xong các bạn sẽ biết.
**** người niệm Phật muốn được thành tựu phải lấy hai chữ THÀNH KÍNH làm đầu, lấy hai chữ SIÊNG NĂNG mà dụng công, thường nghĩ đến nỗi khổ sinh tử luân hồi mà niệm, nghĩ đến vô thường mau chóng, nếu nay tư lương chưa chuẩn bị cho vững thì khi nghiệp phong thổi đến khó khỏi cảnh hoảng hốt, một phen mất đi thân này chẳng biết bao giờ mới gặp lại, xin tất cả hành nhân hãy mau tỉnh ngộ. Ngày 30 tháng chạp là ngày cuối cùng của một đời người, xin hãy chuẩn bị tư lương cho vững, cho thuần, cho kỹ mới khó thoát khỏi cảnh khổ địa ngục trong muôn kiếp.
THẬT VÌ SANH TỬ
PHÁT BỒ ĐỀ TÂM
DÙNG TÍN NGUYỆN SÂU
TRÌ DANH NIỆM PHẬT
(Triệt Ngộ Thiền Sư)
BIỂN TRẦN LAO KHỔ NHỌC
KHÔNG BIẾT ĐÂU LÀ BẾN NGHỈ NGƠI
CẢNH ĐỊA NGỤC THẬT RẤT ĐÁNG KINH SỢ
MÔN NIỆM PHẬT CẦN PHẢI TU HÀNH
( Đàm Loan đại sư)
1. Lá thư Tịnh Độ – Ấn Quang Đại sư ( ngài là hóa thân của Bồ Tát Đại Thế Chí)
http://www.youtube.com/watch?v=VasTM8ace68
Các bài pháp ngắn, hay của thầy Thích Chơn Hiếu
1. Thường nghĩ đến cái chết bất chợt – PHẦN 1( mở tiếp PHẦN 2 ở dưới VIdeo)
http://www.phatam.com/video/thich-chan-hieu/thuong-nghi-cai-chet-den-bat-chot-video_2f9509a7c.html
2. Tự lực và tha lực – PHẦN 1( mở tiếp PHẦN 2 ở dưới VIdeo)
http://www.phatam.com/video/thich-chan-hieu/tu-luc-va-tha-luc-video_c8f0af425.html
3. Mạng người ngắn ngủi vô thường
http://www.phatam.com/video/thich-chan-hieu/mang-nguoi-ngan-ngui-vo-thuong-video_928ccd384.html
4. Niệm Phật trong tâm có Phật
http://www.phatam.com/video/thich-chan-hieu/niem-phat-trong-tam-co-phat-video_960e46c6f.html
5. PHÁP MÔN NIỆM PHẬT
http://www.phatam.com/video/thich-chan-hieu/phap-mon-niem-phat-tron-bo-28-phan-rat-hay–video_ca101d8ff.html
Chỗ con không theo đạo phật
nhưng trong tâm con luôn ‘ nam mô a di đà’
nhưng chỉ muốn làm việc thiện, học cái hay của phật
sống tốt mình trong kiếp luân hồi
theo phật phải cắt bỏ đường tình duyên đúng không ạ
làm thế nào để có thể làm vậy thưa thầy ?
nam mô a di đà phật
Tịnh Sơn xin chào bạn Sáng!
Chổ thấy hiểu của bạn Sáng thật là một người có tâm hướng thiện, muốn đem lại nhiều niềm vui cho chúng sanh, nhưng đối với sự giải thoát sinh tử thì bạn hãy nên suy xét. Bởi vì? Đức Thích Ca Mâu Ni thành Phật đã lâu, vi hết thảy chúng sanh trong cõi Tam Thiên Đại thiên thế giới mà Thị Hiện thành Phật nhằm đưa chúng sanh thoát ly sinh tử, hưởng an vui Niết Bàn. Ngài lại tuỳ căn cơ chúng sanh có sâu cặn, mà lập nhiều phương tiện giáo hoá như cơn mưa thấm nhuần mọi vật từ ngọn cỏ cho đến đại thọ, mỗi mỗi tuỳ lượng mà dung nạp, tất cả đều tươi tốt sum suê. Có nhiều người nghĩ học Phật cần gì phải ngồi Thiền, niệm Phật… chỉ cần sống tốt, làm lành là được rồi. Đây là ý nghĩ không phải xấu nhưng chưa nhìn thấu rõ sâu xa nghĩa lý. Bạn phải biết rằng, cho dù bạn thực hành đầy đủ Ngũ Giới và Thập Thiện, cho dù bạn làm được thì bạn cũng chỉ sanh lên cõi Trời mà thôi, mà sanh lên cõi trời nếu khi mãn phước vẫn y nhiên đoạ lạc. Cổ đức từng bảo :”Người sinh lên cõi trời sẽ chiêu vời quả về sau, như mũi tên bắn lên không trung, khi hết lực tức sẽ rơi xuông”. Thiền sư Triệt Lưu đời Thanh bảo: “Người tu hành nếu không có chánh tín cầu sanh Tây phương, tu đủ các điều thiện khác thì gọi là oan gia đời thứ ba”, chính là ngụ ý này. Bởi lẽ, đời này tu hành, đời sau hưởng phước; cậy phước làm ác ắt bị đọa lạc. Vui chỉ tạm được trong đời sau, khổ vĩnh viễn suốt kiếp. Giả như nghiệp địa ngục đã tiêu, lại chuyển sanh làm quỷ, súc. Muốn có được thân người càng khó hơn nữa! Bởi thế, đức Thích Ca dùng tay vít chút đất, hỏi ngài A Nan rằng: “Ðất trên tay nhiều hay đất trên đại địa nhiều?” A Nan thưa: “Ðất trên đại địa nhiều”. Phật dạy: “Ðược thân người như đất trên tay; mất thân người như đất trên đại địa”. Các cổ đức từng khuyên bảo rằng những hành giả tu hành chổ ngộ Thâm sâu nhưng chưa đoạn sạch Kiến hoặc Tư hoặc, cho dù đoạn chỉ còn một mảy lông cũng dẫn dắt hành giả vào vòng luân hồi bất tận. Ngay những vị như thế mà còn chưa thoát nổi luân hồi, cửa địa ngục vẫn còn mở để chờ đón huống gì là hạng phàm phu sát đất chúng ta, các ngày ăn ngài một bữa, thân đắp một y, sự khổ hạnh khó ai sánh kịp như các ngài Ngũ Tổ Ấn, thảo Đường Thanh…Vậy mà các ngài còn chưa thoát khỏi luân hồi. Cho dù bạn tu, bạn làm bao nhiều phước thiện, động cả trời đất thì bạn cũng nên lấy đó làm trợ hạnh cho sự vãng sanh Tây Phương. Nếu bạn chẳng lấy chánh hạnh Tín Nguyện Niệm Phật A Di Đà cầu sanh Tây Phương thì chính bạn đã bỏ lỡ cơ hội vạn kiếp khó có một vậy. Phải xem việc niệm Phật là cấp bách và khẩn thiết, các điều thiện phải nên tuỳ duyên và hết sức mà làm. chẳng thể bỏ bên nào như con chím có hai cánh mới bay lên được.
Còn bạn nói tu hành thì phải dứt bỏ đường Tình Duyên, tất nhiên điều này là cần thiết, nhưng không phải là mình buông bỏ tất cả, bất cần đời đâu, mà là không bị họ chi phối công phu của tu tập giải thoát mình. Đối với gia đình bà con, bạn bè, chồng vợ thì phải đối xử cho đúng đắn, phải vì họ mà khuyên bảo họ niệm Phật cầu sanh Tây Phương Cực Lạc,đó mới thật là tự lợi, lợi tha vậy. Đức Phật đối với cha dạy lòng từ, với con dạy lòng hiếu, với vua dạy lòng nhân, với bầy tôi dạy lòng trung, chồng xướng vợ theo, anh nhường, em kính. Nếu làm được vậy tất là học đạo thánh hiền. Vậy thì còn gì quý hơn nữa. Đối với Tình Duyên nam nữ thì nó là chướng ngại đầu tiên cho người học đạo giải thoát. Cổ đức bảo” Ái không nặng không sinh ta bà”, Tu hành mà còn cái tâm dâm dục nam nữ thì tất nhiên là không thể giải thoát luân hồi được, đừng nói là giải thoát luân hồi, nếu đem tâm dâm dục cấu kết, thân mình làm hạnh súc sanh, đừng nói là thoát luân hồi mà ngay cả làm lại thân người còn khó hơn lên trời. Tịnh Sơn cho bạn biết rằng nếu như kiếp này bạn không được vãng sanh về Cực Lạc thì vô lượng kiếp sau sẽ là Tam Đồ Ác đạo, hãy lấy đại sự sanh tử câu thúc tâm mình niệm Phật. Lấy Tín Nguyện Hạnh 3 tư lương cầu sanh Tây phương, lấy Cực Lạc làm cố hương quay về.
Bạn nên nghe những bài sau đây. Rất quý! rất hay! không nên bỏ qua vậy.
1. Khuyên Người niệm Phật
( Ở dưới Video còn thêm phần 2,3,4,5,6,7,8,9…….)
http://www.phatam.com/video/cu-si-dieu-am/khuyen-nguoi-niem-phat-tron-bo-rat-hay–video_be6a68a1d.html
2. Niệm Phật thập yếu
http://www.phapamthuongchuyen.com/media.php?Act=PlayAlbum&ID=333
3. 48 toạ đàm khế lý khế cơ
http://www.youtube.com/watch?v=qQolgLJabr8
4. Hỏi đáp trợ niệm khi lâm chung
http://www.youtube.com/watch?v=qL7Pdse2-SI
5. Gương vãng sanh biết trước ngày giờ
http://www.youtube.com/watch?v=bwCsupne8bU
6. Lá thư Tịnh Độ – Ấn Quang Đại sư ( ngài là hóa thân của Bồ Tát Đại Thế Chí)
http://www.youtube.com/watch?v=VasTM8ace68
Các bài pháp ngắn, hay của thầy Thích Chơn Hiếu
7. Thường nghĩ đến cái chết bất chợt – PHẦN 1( mở tiếp PHẦN 2 ở dưới VIdeo)
http://www.phatam.com/video/thich-chan-hieu/thuong-nghi-cai-chet-den-bat-chot-video_2f9509a7c.html
8. Tự lực và tha lực – PHẦN 1( mở tiếp PHẦN 2 ở dưới VIdeo)
http://www.phatam.com/video/thich-chan-hieu/tu-luc-va-tha-luc-video_c8f0af425.html
93. Mạng người ngắn ngủi vô thường
http://www.phatam.com/video/thich-chan-hieu/mang-nguoi-ngan-ngui-vo-thuong-video_928ccd384.html
10. Niệm Phật trong tâm có Phật
http://www.phatam.com/video/thich-chan-hieu/niem-phat-trong-tam-co-phat-video_960e46c6f.html
11. PHÁP MÔN NIỆM PHẬT
http://www.phatam.com/video/thich-chan-hieu/phap-mon-niem-phat-tron-bo-28-phan-rat-hay–video_ca101d8
————-
Tel: 0974524276
Mail: [email protected]
Bạch thầy con vẫn không thể hiểu được,là tại sao.dâm dục nam nữ lại là đại kị ở trong đạo tu hành.mà theo con được biết thì không có dâm dục nam nữ thì làm sao có kiếp sau.
bạch thầy nếu tất cả mọi người đều đi tu hết thì thế giới sẽ không còn (KIẾP SAU)
Nếu tất cả mọi người sống tót không phạm pháp luật thì nhà tù cũng chẳng còn ai nữa. Chẳng lẽ bạn lại muốn nhà tù lúc nào cũng có người?
Bạn sai rồi, nếu được như bạn nói thì thế giới này chính là Tây phương. Và nơi đây là nơi để cho thánh chúng khắp nơi tề tựu về.
Tu Tâm
Ta cố giữ cho Tâm sáng tỏa ..
Dẫu cho ngươi nói xỏ nói xuyên …
Tâm ta cố định như thiền ….
Đó là tu tánh . lời khuyên .niết bàn
Đời có những bạc ngàn gian trá …
Tâm cố định như đá thái sơn …
Chớ nên rung đọng dỗi hờn …
Hay là ghen ghét .. hoặc hơn thua người…
Kiếp nhân sinh làm người ngắn ngũi ..
Ráng tu tâm tránh khỏi luân hồi …
Trần gian cõi tạm ai ơi ….
Đinh luật nhân quả xin người Tu Tâm …/.
Minh Hiển
November-05-2013
Phật Tại Tâm
Phật pháp nhiệm màu ở đâu xa ???
Ở trong chùa miếu hay tại gia
Tu tâm dưỡng tánh là cội phước
Ðể thấy niềm vui tuổi về già
Phật pháp nhiệm màu ở tâm ta
Từ bi hỷ xả hợp một nhà
Luân thường đạo lý ta giữ lấy
để máu tim ta được chan hoà
Phật pháp nhiệm màu ở ngôi xa
Quan Âm Bồ Tát Phật Thích Ca
Ðốt lên ngọn đuốc soi nhân loại
Rọi bước chúng sanh sớm về nhà …../.
Minh Hiển
Kính thưa các phật tử cho con hỏi, con tên vy năm nay 23 tuổi. Mỗi khi con đến chùa đọc kinh, kể cả những lúc bình thường trong đầu con có suy nghĩ báng bổ Phật nhưng trong lòng con thật ko muốn như vậy ? Mỗi khi dòng suy nghĩ đó trong tim con chợt nhói đau va trong lòng đầy lo sợ, dường như con ko làm chủ được suy nghĩ của mình ? Con thường xuyền đến chùa để xin cho tâm mình được tịnh và sáng suốt, tinh tấn để duy trì trong việc trì tụng nhưng vẫn bị suy nghĩ như vậy??
Và con có một giấc mơ đi đến chùa cầu mẹ quan âm tha thiết, van xin về tội lỗi cua mình, mong mẹ xoay chuyển cho con đừng bị loạn tâm. Lúc đó thì con thấy vẻ mặt tựợng phật như mẹ rất giận dữ với con. Con rất sợ, lòng đầy lo lắng, phải chăng đó là điều chẳng lành? Vậy cho con hỏi bị như vậy đó có phải là tội xúc phạm đến phật ko ?? Hiện con đang rất lo sợ và đầy hoang mang .. xin các phật tử cho con 1 lời khuyên con phải làm như thế nào?
A Di Đà Phật – Chào bạn Vy,
Trước đây chú Tịnh Thái cũng bị như vậy, và hầu như ai bắt đầu phát tâm tu học đều sẽ có những trải nghiệm tương tự: Khi niệm Phật, tụng Kinh, nghe pháp, cho đến nhìn hình tượng Phật Bồ Tát trong chùa…đều là có khi những vọng tưởng bậy bạ nổi lên, phỉ báng, khinh chê tam bảo. Đó là lý do gì vậy? Phật dạy “Tất cả các pháp từ tâm tưởng mà sanh ra” – Do từ một số kiếp lâu xa mình đã vô ý hoặc cố ý tạo nghiệp phỉ báng Tam Bảo, nay gặp lại hình tượng Tam Bảo thì cái vọng thức đó hiện ra, nó tuôn ra từ trong “tiềm thức” (nhà Phật gọi là A Lại Da Thức) mà mình ko làm chủ được, mà trong tiềm thức đó cũng có tuôn ra cái niệm cung kính Tam Bảo (là do trong đời quá khứ mình cũng có nhiều kiếp cúng dường Tam Bảo một cách chân thành & cung kính). Hai cái niệm – một thiện – một ác này gần như xuất hiện đồng thời trong tâm mình. Nếu mình ko hiểu về những vấn đề này thì mình sẽ rất hoang mang sợ hãi, cho đến tự ti không dám đến chùa, ko dám tụng Kinh, niệm Phật nữa…thậm chí còn cho rằng bị ma ám, quỷ hại. Thiệt ra là ko ai hại mình hết, mà do chính cái niệm, cái nghiệp bất thiện ngày xưa nay gặp cảnh cũ nó liền khởi hiện hành thôi.
Phương pháp hóa giải cũng rất đơn giản: Lờ nó đi, thấy ý niệm đó nhưng đừng để tâm chạy theo nó, mà hãy nhiếp tâm niệm A Di Đà Phật thành tiếng hoặc niệm thầm (tùy hoàn cảnh), miệng niệm, tai nghe, tâm chú ý vào từng câu, từng chữ. Niệm một hơi chuyên tâm như vậy thì tự nhiên vọng niệm kia nó tan biến, nếu nó chưa tan, vẫn còn “lẩn quẩn” trong đầu thì lại niệm tiếp 1 hơi 5, 10 câu A Di Đà Phật, cứ như vậy mình niệm khoảng 1 – 2 phút thì chắc chắn tâm sẽ an ngay.
Đó là cách niệm A Di Đà Phật đối trị vọng tưởng và nghiệp bất thiện từ vô lượng kiếp hiệu quả nhất. Không có cách nào tuyệt diệu hơn cách này.
Hơn nữa, Vy cũng nên bắt đầu chú ý thực hành “Hiếu Kính” với 2 vị “Phật” sống trong nhà, hoặc có thể là 4-6 vị Phật trong nhà bạn. Nói 2 đó chính là Cha Mẹ, nói 4-6 là bao gồm thêm Ông Bà 2 bên nội ngoại.
Vì khi thực hành được “Hiếu Kính” ngay trong gia đình mình thì việc đi chùa, đọc Kinh, niệm Phật mới thật sự được lợi ích, mới thật sự giúp cho mình được hạnh phúc và an lạc trong giáo pháp của Như Lai.
Hi vọng bạn đọc xong những lời trên thì tâm sẽ an ổn hơn và biết rõ con đường tu tập sắp tới của mình nên bắt đầu từ đâu – chính là từ “Hiếu & Kính” vậy.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Chào bạn Vy! Tình trạng của bạn cũng như Tịnh Sơn từng gặp phải. Cảm giác thật kỉnh khủng vì sợ sẽ mang tội phỉ báng Phật pháp. Nhưng dòng tư tưởng thì không thể làm chủ được, nó cứ tuôn ra bậy bạ. Nhưng nhờ nghe pháp và niệm Phật dần dần Tịnh Sơn mới hiểu đó chỉ là do nghiệp biến hiện do công tu tập của chúng ta. Nếu bạn không học Phật thì cái nghiệp đó bạn sẽ trả quả báo trong kiếp tương lai nhưng nay nhờ tu tập nên nó đến sớm trong kiếp này, nếu chuyên cần tu tập một thời gian thì nó sẽ qua. Giống như trong căn phòng tối có rất nhiều bụi bặn, vết nhơ… Nhưng nếu có ánh sáng chiếu vào thì tự nhiên mình thấy rõ tất cả. Bụi nhơ chỉ cho cái tâm vọng tưởng điên đảo đó, còn ánh sáng chính là cái tâm hoc Phật, công phu tu tập vậy. Mỗi người tu hành có mỗi các chướng ngại khác nhau, nhiều hay ít tùy vào nghiệp lành hay ác trong quá khứ. Nhưng nếu bạn xác định tu hành đề giải thoát sinh tử thì bạn phải hiểu rõ rằng, tất cả mọi chuyện xẩy đến đối với ta là nghiệp quá khứ và ta đang trả bớt nghiệp, bạn phải mừng mới phải, phải nhận chân được như vậy mà an tâm niệm niệm Phật, nó đến mặc kệ nó đến, không lo sợ, không buồn bã, ta chỉ cần nhớ Phật niệm Phật. Bạn nên nghe một số bài pháp về Pháp Môn Tịnh Độ như ” Lá thư Tịnh Độ, các bài pháp của Pháp sư Tịnh Không, cứ sĩ Diệu Âm, Hòa thượng Thích Thiền Tâm.. để cũng cố niềm tin và biết cách dụng tâm khi hành trì pháp môn Niệm Phật. Chúc bạn thành công nhé!
Mail. [email protected] – 0974524276
https://www.youtube.com/watch?v=irFCPFXQYaQ Video lời dạy của Khổng Tử và Đức Phật ý nghĩa đạo làm con, đạo làm người
A di đà phật!Thầy ơi.Thầy cho con hỏi..con muốn học bài pháp”Chú Đại Bi”cứ mỗi lần con đọc bài ấy la bao nhiêu suy ngĩ về công việc,cuộc sống,tình duyên..nó cứ hiên trong đầu.con muốn làm chủ được suy ngĩ của mình để tâm được tĩnh.thành tâm..vậy con phai làm thế nào ạ?xin thầy giúp con..A di đà phật!
A Di Đà Phật,
Muốn thuộc Chú Đại Bi dài như vậy thiệt ko dễ, lại càng khó cho bạn khi đọc tụng Chú Đại Bi mà vọng tưởng xen tạp quá nhiều, tâm khó được thanh tịnh. Tuy nhiên cũng có cách khắc phục:
Trước tiên bạn hãy niệm A Di Đà Phật 1 thời gian khoảng 3-6 tháng, A Di Đà Phật chỉ có 4 chữ nên dễ nhiếp tâm, lại dễ nhớ, dễ thuộc, lúc nào niệm cũng được, niệm ở đâu cũng được. Vả lại cách niệm Phật theo cách 10 niệm thì sẽ rất dễ nhiếp tâm, có thể đối trị được vọng tưởng rất hữu hiệu:
Pháp Thập Niệm Ký Số vừa nói đó chính là trong lúc niệm Phật, từ một câu đến mười câu phải niệm cho phân minh, lại phải nhớ phân minh, đến mười câu là thôi. Lại phải niệm từ một câu đến mười câu, chẳng được niệm hai mươi, ba mươi. Niệm đâu nhớ đấy, không được lần chuỗi, chỉ dựa vào tâm để nhớ. Nếu nhớ thẳng vào mười câu thấy khó thì chia thành hai hơi, tức là từ câu thứ nhất đến câu thứ năm và từ câu thứ sáu đến câu thứ mười.
Nếu vẫn thấy mệt, nên từ câu một đến câu ba, từ câu bốn đến câu sáu, từ câu bảy đến câu mười, chia làm ba hơi để niệm. Niệm cho rõ ràng, nhớ cho rõ ràng, nghe cho rõ ràng, vọng niệm không chỗ chen chân, nhất tâm bất loạn, niệm lâu ngày sẽ tự đạt được.
Phải biết mười niệm này giống như cách nhiếp vọng bằng pháp Thập Niệm buổi sáng, nhưng công dụng khác xa. Buổi sáng mười niệm thì hết một hơi là một niệm, chẳng luận số câu niệm Phật nhiều – ít. Cách này lấy một câu Phật hiệu làm một niệm, còn cách kia chỉ có thể niệm mười hơi vào buổi sáng. Nếu niệm hai mươi, ba mươi hơi sẽ tổn khí thành bệnh. Cách niệm này một niệm là một câu Phật hiệu, tâm biết một câu, niệm mười câu Phật hiệu, tâm biết mười câu. Từ một đến mười, rồi lại từ một đến mười, dẫu cả ngày niệm mấy vạn tiếng cũng đều nhớ như thế. Chẳng những trừ vọng, lại còn dưỡng thần tốt nhất. Niệm mau hay chậm trọn không trở ngại, từ sáng đến tối, không gì không thích hợp.
So với cách lần chuỗi nhớ số, lợi ích khác nhau một trời một vực. Cách kia (tức cách niệm bằng lần chuỗi) thân mệt, thần động, cách này thân nhàn, tâm an. Nhưng lúc làm việc nếu khó nhớ số thì cứ khẩn thiết niệm thẳng. Làm việc xong, lại nhiếp tâm nhớ số như cũ. Dẫu ý niệm loang loáng đến đi, cũng vẫn quẩn quanh chuyên chú nơi một cảnh Phật hiệu. Đại Thế Chí Bồ Tát nói: “Nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối, đắc Tam Ma Địa, ấy là bậc nhất”. Kẻ lợi căn chẳng cần phải nói nữa, nếu là hạng độn căn như bọn ta, bỏ pháp Thập Niệm Ký Số này, muốn nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối, thật khó khăn lắm!
Lại phải biết pháp nhiếp tâm niệm Phật này tuy cạn mà sâu, tuy nhỏ mà lớn, là pháp chẳng thể nghĩ bàn. Chỉ nên thường kính tin lời Phật, chớ vì mình thấy không đến nơi đến chốn bèn sanh nghi hoặc, đến nỗi thiện căn nhiều kiếp do đây bị mất, chẳng thể rốt ráo tự đạt được lợi ích thật sự, đáng buồn lắm! Lần chuỗi niệm Phật chỉ nên làm trong hai lúc đi và đứng. Nếu tịnh tọa dưỡng thần [mà lần chuỗi] thì do tay động nên thần chẳng an, lâu ngày thành bệnh. Pháp Thập Niệm Ký Số này đi, đứng, nằm, ngồi, không gì chẳng thích hợp!
(Trích lời dạy của Đại Sư Ấn Quang).
Bạn thử áp dụng cách niệm Phật này xem, sao khi thực hành 1 thời gian thì tâm sẽ thanh tịnh hơn một chút, lúc đó học Chú Đại Bi cũng chưa muộn.
Thỉnh thoảng rảnh rỗi bạn cũng nên lên website duongvecoitinh đọc thêm các bài viết về Phật pháp sẽ được nhiều lợi ích, khiến cho công phu niệm Phật, niệm Chú sau này lại càng có lực hơn nữa.
Nam Mô A Di Đà Phật.
con cũng đọc chú Đại bi từ T1/2013 nhưng đến T10/2014 thì ngưng luôn đến giờ vì mệt quá.Vì trang thờ cao khoảng 2,5m nên con phải đứng trên thang để đọc.Và thế là con bị vẹo cột sống luôn rồi:(hu.Sau đó chuyển xuống bàn giữa ngồi đọc và cảm thấy có người đứng kế bên,mang theo luồng hơi mát(như tủ lạnh).Tuy mát nhưng thấy khó chịu vô cùng(ban đêm 19h30).Chắc là ma rồi.Con đọc chú Đại bi nhưng tạp niệm lung tung,nhưng có lúc đọc cũng được lắm.Cũng không thấy bất kì giấc mơ tươi sáng nào(chỉ có giấc mơ thấy mình đang đọc một đoạn chú Đại bi là tạm đượcthôi)
Còn “nhân vật bí ẩn ” (hơi mát tủ lạnh)thì một ngày kia cảm thấy nhân vật đó cao khoảng 1,7m,mắt lồi và to như cái chén(đó là cảm nhận,con đang thức).Sau khi đọc chú Đại bi xong ,đi ngủ.Nhìn ra ngoài mùng và có cảm giác sợ hãi như vừa coi xong bộ phim đẫm máu(mặc dù không thấy ma).Mấy ngày sau vẫn thấy cảm giác ghớm ghiếc đó.Rồi sau khi đọc chú Đại bi xong con con nói:ghớm ghiếc quá.Con nói như thế nhiều lần và cố tình như vậy để cho “nhân vật bí ẩn ” kia hiện hình ra ấy mà(nhưng không có tác dụng nên con không thèm nói nữa).Rồi gần tết.Con quét mạng nhện toàn nhà.Do phải ngửa cổ khá lâu nên rất mệt.Bữa đó ngủ trưa con mơ thấy ba con trỏ vào mặt con và nói :mày mới thấy ghớm đó.Chuyện quái gì vậy?ba con đang còn sống mà!Rồi tới chiều cảm thấy buồn nôn ,chóng mặt và bệnh đến 30t.Trong thời gian ‘nằm 1 đống’ vì bệnh đó thì ban đêm cái ‘hơi mát tủ lạnh vẫn phà vào mặt.Tình trạng bệnh là sốt ,nhưng lạnh trong xương.Giời ạ,gặp “yêu quái” rồi.Rõ là chẳng “Quang minh chính đại” ,không dám hiện lên mà bày đặt mượn hình ảng của ba.Đáng ghét!Bây giờ con vẫn rất bức xúc vì “nhân vật bí ẩn đó.Và bây giờ cũng cảm thấy n/v đó theo dõi.Chỉ cần nghĩ đến n/v đó thôi là tay đổ mồi hôi.Theo chú Tịnh thái thì n/v đó là ai?
A Di Đà Phật
Gửi bạn Rabbit;
Tất cả đều do tâm tưởng sanh mà nên. Ví thử khi bạn trì Chú Đại Bi, tâm bạn nghĩ tưởng tới cảnh giới thần biến, ngay lập tức khi bạn trì tụng những cảnh giới này sẽ khởi lên để lôi kéo tâm bạn hướng về chúng; hoặc bạn trì chú với dụng tâm trừ ma, đuổi tà… ngay lập tức cảnh giới tà ma sẽ xuất hiện để hù doạ bạn; Hoặc bạn trì chú để mong gặp cảnh giới thần tiên…những cảnh giới đó sẽ đồng lúc xuất hiện. Như vậy ma hay người đều do cái tâm tưởng sanh của bạn gây ra. đã gọi tưởng sanh=huyễn, mộng, không thực. Chấp sự không thực đó là mình đang mê chứ không phải tỉnh.
Việc bạn đứng trên cao để trì chú tới vẹo cột sống=bạn chấp pháp quá nặng. Tâm tịnh, cõi Phật tịnh. Tâm bạn tịnh, nơi nào bạn cũng có thể trì chú được, chẳng phải hàng ngày leo chót vót lên thang mới trì được chú. Bạn nên buông bỏ những vọng tưởng tham, sân, si, mạn, chấp trước, phân biệt khi hành trì Chú Đại Bi. Luôn giữ tâm thật thanh tịnh khi hành trì, được vậy những ma cảnh sẽ tự biến mất.
Chúc bạn tỉnh giác để tu đạo.
TN
Chào bạn,
Đọc những gì bạn viết đột nhiên M muốn kể chuyện của M cho bạn nghe! Chuyện là như vầy:
Khoảng 1 năm truóc, M thuờng xuyên niệm Phật tối và cũng có cảm giác ớn lạnh, sợ sợ… Và sau đó là có vài giấc mơ không rõ ràng, trong đó có 1 giấc mơ M nhớ rõ lắm: khi M nằm ngủ, mơ thấy 1 bóng đen (giống như trong phịm kinh dị) đút cái đầu vào mùng như muốn bóp cổ M, M sợ quá nên Niệm Phật thì hiệ qua 1 cảnh khác, thấy 1 ng phụ nữ tóc rũ gớm ghiếc bị một nguời to lớn khác lôi đi nhưng cứ ngoái nhìn M và nói “tao sẽ kéo mày xuống, mày ko đuợc như vậy”. Sau đó M tỉnh giấc, cảm giác khó chịu lắm! M luôn nhớ giấc mơ đó và tự hỏi “đó là ai? Sao đòi kéo mình xuống?” Chuyện đó cứ ám ảnh M cho đến 1 ngày, chồng M chở M từ quê về nhà, trời tối. M tựa đầu vào kính xe, lơ mơ niệm Phật, rồi tự nhiên liếc mắt nhìn vào kính thì thấy đuợc hình thù dễ sợ của mình phản chiếu trong kiếng xe, M giật mình rồi tự cuời “Ah, thì ra có những lúc mình trông như một con quỷ ghớm ghiếc!” . Sau ngày hôm đó, M chưa từng gặp lại những giấc mơ đó nữa!
Nam mô A Mi Đà Phật!
Chúc bạn Rabit tìm đuợc nv mà bạn đang nhức đầu
Nam Mô A Đi Đà Phật
Con tuy tuổi đã cao nhưng hồi còn trẻ phải lăn lộn với cuộc sống nên con ít quan tâm đến Phật giáo .mải bây giờ ,con mơi có thời gian để tìm hiểu về Phật .Con thấy những lời Phật dạy rất đúng rất bổ ích cho tất cả mọi người ,nên dù không có điều kiện đi chùa ,và nhà của con gái không có bàn thờ ,con vẫn thành kính ngày ngày niệm Phật ,để cầu mong cho con được bình an. Tai con nghe được thấy đẻ giao tiếp với mọi người.nhưng con cảm thấy hơi khó vì mỗi lần dù phát tâm vẫn bị xen lẫn tạp .Tuy vậy con vẫn kiên trì tập luyện niệm Phật và từ dưỡng bản thân cho tâm mình an lạc .như lời Phật đã dạy .
Nhưng con không hiểu niệm những câu nào thì đúng nên con thành thật xin hỏi ,mong được các sư Thầy Sư Cô Chỉ dẫn
Nam mô A Di Đà Phật .
Chào bạn Thị Nguyên Trần,
PH chỉ là người tu tại gia giống bạn vậy, xin được chia sẻ với bạn vài ý. Khi mình phát nguyện, hay niệm Phật thì tập trung hết sức tâm ý mà đọc hoặc nói ra, dần dần sẽ ít bị xen tạp. Thường lúc ban đâù ai cũng bị xen tạp hết nên bạn đừng quá lo, bạn chỉ cần kiên trì tập trung là được. Bạn niệm Nam Mô A Di Đà Phật hoặc A Di Đà Phật đều được. Xin được chia sẻ thêm là bạn niệm Phật chỉ để cầu bình an là hơi phí vì với câu niệm Phật mà bạn phát tâm câù sanh Cực Lạc thì lúc chết đi bạn sẽ được sanh về Cực Lạc, và vĩnh viễn được an lạc trong tất cả những kiếp về sau, tu thành Phật độ người thân và tất cả chúng sanh. Bạn hãy bỏ chút thơì gian tim̀ trên mạng và đọc quyển Niệm Phật Thập Yếu nhé, rất là bổ ích cho người tu chúng ta.
Chúc bạn tinh tấn,an vui.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam mô A Di Đà Phật !
Con cảm ơn Cư sỹ Phước Huệ đã hồi âm cho con ,nhưng con chua hiểu hết nên thành tâm xin hỏi lại ,:vậy con nên niệm như thế nào cho tốt a
Và nhà con không có bàn thờ con chỉ tìm nơi thanh tịnh để niệm Phật bằng Tâm của mình thôi. Vậy có cần hương hoa không a ?
Nam mô A Di Đà Phật l
Chào bạn Thị Nguyên Trần,
Chúng ta là bạn cùng tu theo pháp Phật, là như nhau nên bạn đừng xưng là “con” với PH nữa nhé. Nếu nhà không có bàn thờ thì bạn tìm nơi sạch sẽ, thanh tịnh, (trang nghiêm càng tốt), trang phục tề chỉnh rồi thân tâm cung kính chắp tay hướng về phía Tây (là hướng cõi nước Cực Lạc có Đức Phật A Di Đà đang giáo hoá) rồi niệm thầm, hoặc niệm ra tiếng là được, không cần phải có hương hoa ( bạn dùng tâm chân thật, cung kính của mình để cúng dường chư Phật). Về niệm như thế nào, PH đoán là bạn muốn hỏi về nghi thức, PH xin đề nghị nghi thức ngắn gọn như bên dưới, bạn tham khảo nhé.
“Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Con tên là….pháp danh(nếu có).. Nay con xin niệm danh hiệu Phật A Di Đà nguyện cho con lâm chung được sanh về cõi Cực Lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát
Nam Mô Đại Thế Chí Bồ Tát
Nam Mô Địa Tạng Vương Bồ Tát
Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát
Nam Mô A Di Đà Phật (niệm bao nhiêu lần tuỳ ý bạn, xong rồi thì hồi hướng như bên dưới)
Con nguyện đem tất cả công đức, phước báo,..từ vô thỉ đến giờ hồi hướng trang nghiêm Phật Tịnh Độ, hồi hướng đến con, gia đình con, cùng tất cả chúng sanh, nguyện cho tất cả đều được bình an, được sanh về cõi Cực Lạc, trọn thành Phật đạo.”
Bạn có thể tìm trên mạng các bài nghi thức do quý Tăng Ni biên soạn. Trong thời khoá là như thế, còn lúc bình thường rảnh rỗi, bạn ngồi tập trung chỉ niệm Phật thôi là rất tốt. Bạn có đề cập “niệm Phật bằng Tâm của mình”, là rất tốt, bạn đã nắm được tinh thần chính yếu khi niệm Phật. Khi niệm thì mình chú tâm, khi xao lãng qua chuyện khác thì cứ bình tĩnh chú tâm trở lại, đừng nên lo lắng về việc mình bị xao lãng vì ai cũng trải qua giai đoạn đó hết. Chỉ cần chân thật chú tâm niệm mỗi ngày cho nhiều thì sẽ có lợi ích.
Bạn có để ý đến việc “tu dưỡng bản thân cho tâm an lạc” là rất tốt và đáng quý. Hành động, lời nói đều khởi từ ý. Nên mình cần dựa trên tâm ý mà tu, nhiếp các ý tham, sân, si, phiền não bằng câu niệm Phật, nhiếp được lúc nào thì tâm an lạc lúc ấy, nhiếp được cả ngày thì tâm được an cả ngày.
PH không rõ chia sẻ của mình có đúng ý bạn muốn hỏi không, nếu không thì bạn hoan hỷ cho PH biết thêm chi tiết nhé.
Chúc bạn tu tập tinh tấn, an vui.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Xin thành thật chào và cảm ơn Cư sỹ Phước Huệ đã chỉ cho tôi những điều mà tôi chưa biết vì tuồi cao ,nhưng không có điều kiện tìm hiêut về Phật pháp nên tôi vẫn không hiểu được ,nay được cư sỹ PH chỉ dẫn tôi mừng lắm thường ngày tôi vẫn ơn nhà niệm những câu này ,nhờ PHgops sỹ xem có được không nhe
Nam mô Đại từ đại bi Tâm thành cứu khổ cứu nạn linh cầm Quan Thế Âm Bồ Tát Mà Ha Tát
Nam mô ADi Đà Phật
Nam mô Bônr Sư Thích Ca mâu ni Phật
Nam mô Đại nguyện Địa tạng Vương Bồ tat
Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát
Nam mô Đại thế chí Bồ Tát
Nam mô Đại hạnh Phổ hiền bồ Tát
Chúc PH an vui hạnh phúc1
Xin chào Cư sỳ Phước Huệ ,Thị Nguyên Trần xin được hỏi thêm một chút nhé :mình đang sống hiện diện trên đời thì quan trọng nhất là cầu nguyện cho bình an mạnh khỏe, còn cầu vẫn sanh về miền Tây Phương cực lạc thì là tiếp theo. Tôi thấy Cư sỹ Phước Huệ dẫn câu Vàng sanh Cựcc lạc lên trước như vậy có tốt không ạ? Mong cư sỹ PH dành chút thời gian hồi âm, xin thành thật cảm ơn.
Chào bạn Thị Nguyên Trần,
Thật là tốt là bạn đã hỏi. Trong phần nghi thức mà PH đã chia sẻ có 3 phần chính: phát nguyện, niệm Phật và hồi hướng. Ý bạn hỏi là nằm trong phần phát nguyện. Phát nguyện rất quan trọng vì trong phần này mình xác định, quyết định mục tiêu của việc mình làm. Quả thật hầu hết mọi người đều mong muốn được bình an, mạnh khoẻ, điều đó rất cần thiết, hợp lý. Tuy nhiên, dù bình an, mạnh khoẻ đến đâu thì cũng có lúc phải chết đi. Vậy, chết đi rồi thì mình sẽ ra sao? Con người chết đi sẽ theo nghiệp duyên mà tái sanh vào các đường địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, A tu la, người, trời. Có người nói “tôi không sợ sẽ bị sanh vào đường ác vì đời này tôi toàn làm việc thiện lành”. Tuy nhiên, nhân quả thông ba đời, nếu quả thiện lành của kiếp hiện tại chưa chín, mà quả ác của kiếp trước đó đã chín thì tự nhiên sẽ theo nghiệp tái sanh vào đường ác như địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Chưa kể, có ai dám chắc chắn mình cả đời không làm ác đối với người khác, và các chúng sanh ở những chủng loại khác. Cho nên Phật dạy, người mà được tái sanh trở lại làm người rất hiếm, còn người phải vào đường ác chịu khổ thì hằng hà vô số. Cho nên, nếu mình chỉ nghĩ đến bình an trước mắt mà không quan tâm, chuẩn bị cho việc mình sẽ tái sanh về đâu khi chết đi là không đủ. Chắc bạn biết là mình đã luân hồi nhiều kiếp, mà trong bất kỳ kiếp nào, dù bình an tới đâu, mình cũng đều phải trải qua nỗi đau đớn kinh khiếp về thân xác, cũng như sự khủng hoảng cùng cực về tinh thần khi phải chết, xa lìa người thân. Rồi lại tái sanh, rồi lại chết, một vòng luẩn quẩn như thế. Ở cõi địa ngục thì bị hành hình chết đi sống lại hàng vạn năm như thế, ở cõi ngạ quỷ thì luôn đói khát, khổ sở, ở cõi súc sanh thì mặc tình bị người đánh, giết xẻ thịt ăn uống. Bạn thấy các con vật sắp bị giết chết đều kêu la rất bi thương. Mình cũng đã từng là chúng, và nếu không khéo tu, e rằng sẽ tái sanh thành chúng. Ở cõi người, quanh ta cũng quá nhiều người đói khổ, không có gì chắc là ta sẽ không bị giống họ. Cho nên, người tu Phật có mục đích chính là giải thoát cho khỏi những sự đau đớn, khổ sở, cái vòng luẩn quẩn đó.
Vậy, tại sao mình lại cầu vãng sanh về cõi Cực Lạc của Đức A Di Đà? Vì khi bạn về đó là mãi mãi được an lạc, chẳng cần mất công cầu bình an mà vẫn bình an. Lại thêm một điều rất quý nữa là bạn vĩnh viễn không bị tái sanh vào các đường ác, nếu muốn thì bạn tái sanh để độ chúng sanh, nếu không thì bạn cứ an nhiên mà tu tập thành Phật, không cần tái sanh đi đâu hết. Thêm một điều rất quý khác nữa là, khi bạn đủ năng lực thì tuỳ duyên mà độ cho người thân mình thoát khổ. Chúng ta ai cũng có người thân, chẳng những trong kiếp này mà trong tất cả những kiếp trước nữa. Không ít trong số người thân đó đang chịu khổ ở cõi địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh đang hằng ngày chờ mong con, cháu, chồng, vợ,..nhớ đến mà cứu thoát ra. Vì những lý do như vậy nên PH mới đề nghị bạn phát nguyện cầu sanh về Cực Lạc, chính là nghĩ đến phần tối quan trọng sau khi chết, để bạn được sự bình an vĩnh viễn chứ không chỉ trong một kiếp này.
Phần hồi hướng có tác dụng là gom tất cả công đức, thiện lành để bồi đắp hướng về những việc mình mong muốn. Phần này cũng rất quan trọng vì nếu mình biết khởi tâm rộng lớn thì dù việc thiện mình làm chút ít, nhưng lại nhận kết quả to lớn. Khởi tâm rộng lớn nghĩa là mình không những đem công đức đó cho mình, hoặc cho người thân mình, mà chia sẻ đến tất cả chúng sanh trong mười phương đều được hưởng. Bạn chớ lo ngại rằng chia ra như thế thì phần mình sẽ ít đi, bởi vì giống như ngọn nến, mồi chia cho cả trăm triệu..ngọn nến khác mà nến mình vẫn ngày càng cháy sáng. Thấy tuy dễ, nhưng cái khó ở chỗ tâm rộng lớn này phải chân thật, không chỉ là nói suông trên miệng mà phải thực mong muốn chia sẻ cho tất cả chúng sanh, được như thế thì quả sẽ to lớn không tính đếm được. Ngoài ra, chính yếu vẫn là bồi đắp cho cái nguyện mong muốn vãng sanh của mình được thành tựu.
Về những câu niệm của bạn, PH xin đánh số từ 1 đến 7 để dễ trao đổi nhé. Câu 1 và câu thứ 5 đều cùng nhắc đến danh hiệu của ngài Quán Thế Âm cho nên bạn chỉ cần đọc 1 trong 2 câu này là được. Vì ngài Quán Thế Âm là Bồ tát, quả vị chưa bằng Phật, cho nên bạn nên xếp danh hiệu ngài sau danh hiệu Phật. Ngoài ra, nhờ Đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật dạy cho mình nên mình mới biết đến Phật A Di Đà, cho nên bạn cần xếp danh hiệu Đức Bổn sư trước Phật A Di Đà để tỏ cái biết ơn của mình đối với Đức Bổn sư Thích Ca. Cho nên, PH đề nghị bạn sắp xếp lại như sau nhé: câu 3, câu 2, câu 1 (hoặc câu 5), và các câu còn lại.
Nếu phần chia sẻ của PH có chỗ chưa rõ thì bạn hãy hoan hỷ cho PH biết nhé.
Chúc bạn thường tinh tấn, an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Trong lúc chờ Cư sỹ Phước Huệ trả lời, bác có thể đọc qua chương thứ nhất của sách Niệm Phật Thập Yếu mà Cư sỹ đã giới thiệu ở đây:
http://www.niemphat.net/Luan/niemphatthapyeu/chuong1.htm
Nam Mô A Di Đà Phật.
Xin cảm ơn Cư sỹ Phước Huệ đã giải đáp những điều tôi chưa hiểu còn phần hồi hướng thì đúng là một con người sinh ra trong đói nghèo nên tôi trong lòng mang nặng tình thương người nghèo mỗi khi đọc báo. Thấy những trẻ em vùng cao. Không đủ cơm ăn áo mặc hay như lúc lụt vừa qua gây thiệt hại cho nhiều người mà lòng tôi xót thương quá .không muốn nói ra điều mình là,f việcthiện. Nhưng tiện thể tôi cũng tâm sự vối PH. hôm qua thôi. tôi cũng đã góp chút ít tiền tàn tật để chia sẻ phần nào khó khăn với bà con Tôi rất mong mọi người đều có lòng chung tay giúp đỡ bà con .
Chào bạn Thị Nguyên Trần,
Thật là việc đáng tán thán, PH hiểu là bạn cũng không dư dả nhiều, cho nên thật là rất rất quý. Ngày trước PH có dịp công tác lên vùng cao, tận mắt thấy cuộc sống của mọi người trên đó nên lòng thường đặc biệt thấy xót xa mỗi khi nhớ nghĩ tới họ. Bạn đặc biệt thấy thương người nghèo thì cứ hồi hướng đến họ, rất tốt và sẽ có hiệu quả vì tâm có sự chân thành tự nhiên.
Chúc bạn thường tinh tấn, an vui.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Xin chào Cư Sỹ Phước Huệ
Hôm nay đầu tháng rồi chúc Phước Huệ tháng mới tinh tấn an nhiên nhé
Nhân tiện đây Thị Nguyên tâm sự với Phước Huệ ,là còn mấy ngày nữa Thị Nguyên phải có việc can thiệp vào sức khỏe thì thân thể mới được an nhiên được Thị Nguyên rất lo vạy Thị Nguyên tha thiết cầu xin Chư Phật ,Chư Bồ Tát , gia hộ cho con được mọi sự bình an a
Nam mô A Đi Đà Phật
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam mô Đại Từ Đại Bi Quan thế Âm Bồ Tát .
Chào bạn Thị Nguyên Trần,
Cảm ơn bạn rất nhiều. Dĩ nhiên lúc “có việc” như thế thì bạn nên cầu xin Tam Bảo gia hộ. Khi bắt đầu việc can thiệp đó thì bạn nên thầm niệm liên tục danh hiệu của một vị Phật, hoặc Bồ tát mà bạn có lòng tin mạnh nhất, và chỉ nên niệm danh hiệu vị đó thôi, không cần niệm tất cả (để có được sự tập trung chú tâm cần thiết). Và bạn cần duy trì niệm hoài cho đến lúc xong việc (ngoại trừ trường hợp bị mê do thuốc), giống như là vị Phật, Bồ tát đó sẽ là người che chở, đồng hành với bạn trong suốt quá trình can thiệp vậy.
Chúc bạn được an ổn, tốt lành.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Thị Nguyên xin cảm ơn Cư sỹ Phước Huệ đã chỉ bảo cho mình nhưng điều chưa biết ‘
Nam mô A Di Đà Phật ,
Nam mô A Di Đả Phật
Nam mô A Di Đà Phật .
Thì Nguyên xin hoan hỷ báo tin cùng Cư sỹ Phước Huệ biết là Thị Nguyên đã trải qu cuộc phẫu thuật bình an nhờ sự che chở của Phật nhưng còn phải đợi một thời gian nữa mới có kết quả ,
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô Bốn Sự Thích ca Mâu ni Phật
Nam mô đại tút đại bi Quán Thế Âm bồ Tát 9
Chào bạn Thị Nguyên Trần,
Thật là tốt. Mong rằng sẽ không có gì đáng ngại.
Chúc bạn luôn bình an, tu tập tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Xin chân thành cảm ơn cư sỹ Phước Huệ đã chúc tôi
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Giải thích dùm tôi từ (phật ở trong tâm)…! – khi tôi nghĩ chuyện xấu tại sao phật ko ngăn cản tôi nghĩ ?.và đừng nêu lý do là tại mỗi con người vậy thì đừng nói câu phật đang trong tâm . (Vì sao?..) thế gian có người tốt và xấu v..v nói chung ,nhưng phật chỉ ở trong tâm người tốt vậy những người xấu phật ko ở hả ???? (Vì sao?), riêng tôi (mỗi người tâm có phật) sẽ công bằng hợp lý ,vì thế giới tự nhiên dành cho nhưng tâm hồn tự do suy nghĩ mới là thế giới ko phải hư ảo chúng ta đang sống trong thực tế và tôi đang muốn nghe câu thực tế cái gọi là (phật đang ở trong tâm) ### ( Còn nếu …cứ cho là phật vẫn ở trong tâm cũng đồng nghĩa với việc đang nói thế giới này phật ko tồn tại ) đã là đấng cao của lòng từ bôi đối nhân sử thế thì ko chọn người tốt và xấu để gọi là (phật đang ở trong tâm) !
Nam Mô A Di Đà Phật
Bạn Cường, đúng là trong tâm có Phật, ở đây nói là trong tâm đều có Phật tánh, bạn có thể đọc các bài pháp, nghe pháp mà kiểm chứng, thấy tâm mình tịnh, thanh thản đó chính là Phật tánh. Đức Phật là thầy của chúng sanh, Ngài chỉ cho chính sanh thế nào là giải thoát và mỗi chúng sanh đều có tự tánh của mình, tự dựa vào chính mình mà tu học Phật pháp, hành thiện hạnh tạo phước cho chúng sanh. Đương nhiên luật nhân quả luôn song hành với việc mà chúng ta làm. Phật ở trong tâm ý nói Phật tánh của chúng ta. Phật nghĩa là giác ngộ. Đức Phật là người giác ngộ trước chúng ta có câu:”Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành” , tức là mỗi chúng ta đều có thể thành Phật nhưng phải làm theo lời Phật dạy. Nếu tôn thờ Phật mà không hiểu Phật cũng chẳng khác gì hủy báng Ngài. Cũng giống như 1 quyển sách, người khác viết được, ta có thể viết được. Tại sao lại nói người viết sách không tồn tại trong khi mỗi người đều có khả năng như thế. Chỉ càn có nhận thức, hiểu biết là chúng ta có thể tự viết ra quyển sách cho chính mình . Người hay viết sách hay, người dở viết sách dở, là luật nhân quả . Người viết sách cực phẩm chỉ cho ta cách viết sách cực phẩm như họ tại sao ta không thực hiện theo mà lại đi trách họ?
Bạn có thể quán lại tâm mình để chứng thực xem . Nhân quả cũng như việc trồng cây vậy. Tâm bạn nghĩ chuyện xấu thì bạn biết là chuyện xấu tại sao lại không chuyển thành tốt . Nghiệp( thân, khẩu, ý) chúng sanh gây ra sao lại trách Phật?
Nam Mô A Di Đà Phật
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Ngô Duy Cường,
*Người học Phật, hạnh đầu tiên cần học đó là lễ kính, bởi nếu không lễ kính, cho dù chúng ta có học trọn kiếp cũng chỉ tăng thêm tà tri, tà kiến.
*”Phật ở trong tâm” là nói xuông miệng cho vui, thực tế để hiểu cho thấu đáo chữ Phật-Tâm thì bạn phải là người thực tu, thực hành, ngày qua ngày mới tự mình đúc kết được.
*Có khá nhiều người từng nói với TN: tôi tu tâm thôi, chứ không cần đến chùa, không cần ăn chay, không cần học hỏi kinh pháp thêm cho mệt. TN đã từng hỏi rất nhiều người: “tu tâm” vậy tâm ấy là gì? và nó ở đâu? Nhiều người đáp: tâm ở trong tim chứ còn ở đâu? TN không hy vọng bạn cũng có cách lý giải này. Bởi nếu đúng vậy thì việc bạn cho rằng: “khi tôi nghĩ chuyện xấu tại sao phật ko ngăn cản tôi nghĩ?” sẽ là điều tất yếu.
TN
Nam mô a di đà phật, con có 1 thắc mắc, là con theo đạo Phật từ nhỏ, nhưng vì con lỡ có thai trước hôn nhân, ma bên nhà nhà người yêu con thì theo đạo công giáo. Bắt con học giáo lý bên đó để cưới, còn sau nay cưới vè là con phải học và theo đạo bên chồng luôn, nhưng nếu ko làm như vậy họ sẽ ko cho cưới, thật sự là con muốn giữ đạo của mình lắm mà họ cú bắt ép con như vậy thì con phải làm sao? Vd con học đạo bên đó nhưng con lén đi chùa lễ phật hay tụng kinh thì có bị tội không? Các thầy giúp dùm con
Kính chào bạn Tiên,
PH nghĩ bạn đang ở thế không còn lựa chọn nào khác. Để cho con bạn được sinh ra và có cha bạn nên làm theo những yêu cầu của bên nhà trai. Trong tình huống bất đắc dĩ như bạn đã đề cập, nếu bạn có thể đi chùa lễ Phật và tụng kinh thì không có tội gì cả, chỉ e rằng gia đình bạn trai sẽ có sự ngăn cấm hoặc không vui. Hôn nhân khác đạo thường sẽ có nhiều khó khăn, mâu thuẫn nhưng đó là lựa chọn của cả hai bạn nên cả hai cần có sự tôn trọng lẫn nhau và nhường nhịn lẫn nhau, đặc biệt khi bạn là người nữ. Bạn cần cố gắng tôn trọng tôn giáo của nhà chồng, cũng như làm một người vợ, một người mẹ, một người con dâu tốt. Nếu bạn không thể đi chùa lễ Phật, hoặc không tụng kinh thì cũng không sao cả, nhưng bạn cần nhớ phải gieo nhân tốt (không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu, không dùng các chất gây mê say), tránh gieo nhân xấu, và mỗi ngày bạn hãy nhớ thường thầm niệm danh hiệu của một vị Phật hoặc một vị Bồ tát mà bạn thích. Có như vậy, bạn mới có được lợi lạc từ Phật pháp.
Khi có thời gian rảnh, bạn hãy xem lại giáo lý Phật như: 5 giới tại gia, thế nào là quy y Tam Bảo, thế nào là gieo Nhân, thế nào là gặt Quả,… Vì có hiểu rõ thì mới biết cách áp dụng tu tập cho đúng và có lợi ích.
Kính chúc bạn an vui.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật
Kính thưa thầy, kính thưa chư vị thiện tri thức,
Con hiện đang dùng chuỗi 108 hạt để niệm Phật
Con đọc thấy có một số vị nói cẩn thận về tội “Vượt Pháp”. Nay mong các vị nói rõ hơn về tội này. Nếu được xin quý vị giảng cho con dùng chuỗi hạt niệm Phật như nào cho đúng. Và có cần lưu ý điều chi?
Con hiện đang theo thế này: Cứ lần một hạt lại niệm 3 danh hiệu Phật , hết một vòng thì dừng.
Xin quý thầy và các chư vị thiện tri thức chỉ bảo
Nam Mô A Di Đà Phật
Tội “Vượt Pháp” Là Gì?
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2011/05/toi-vuot-phap/