Miệng niệm Phật, tâm tưởng Phật, hoặc trụ nơi câu niệm Phật, gọi là Định Tâm Niệm Phật. Miệng niệm Phật, tâm không nhớ Phật mà suy nghĩ mông lung việc khác, đó là Tán Tâm Niệm Phật. Tán tâm mà niệm, hiệu lực so với định tâm yếu kém rất nhiều. Vì lẽ ấy, từ xưa đến nay các bậc thiện tri thức đều khuyên người cố gắng định tâm trì niệm, đừng để tán tâm. Cho nên tán tâm niệm Phật không đủ làm gương mẫu.
Tuy nhiên, mỗi tác động bên ngoài đều liên quan đến tiềm thức, tức là thức thứ tám ở bên trong. Nếu tán tâm niệm Phật hoàn toàn không công hiệu, thì sáu chữ hồng danh kia từ đâu phát hiện? Đã có sáu chữ hiện thành, tất phải có hai chuyển lực: một là do chủng tử, từ tiềm thức phát hiện ra ngoài. Hai là sức tác động từ ngoài lại huân tập trở vào bên trong. Cho nên chẳng thể nói tán tâm niệm Phật hoàn toàn không công hiệu, bất quá so với định tâm nó yếu kém hơn nhiều mà thôi. Lối niệm tán tâm từ xưa đến nay không được đề xướng, nhưng hàm ý và công dụng của nó cũng không thể phủ nhận. Vì thế cổ nhơn có lưu một bài kệ rằng:
Di Đà sáu chữ pháp trung vương,
Tạo niệm phân vân chớ ngại màng !
Muôn dặm phù vân che ánh nhật.
Nhơn hoàn khắp xứ ửng dương quang.
Bài kệ này suy ra có điều xác đáng. Bởi hạt giống niệm Phật nơi thức thứ tám khi thành thục, tất dẫn phát thức thứ sáu khiến cho sanh khởi tịnh niệm. Rồi từ thức thứ sáu lại cổ động ra năm thức trước để thành hiện hành. Nhưng vì lúc chủng tử (1) niệm Phật trải qua thức thứ sáu, bởi trần nhiễm của chúng sanh sâu dày, nên bị các niệm khác lấn cướp, tuy có lọt khỏi vòng vây song ảnh hưởng còn lại chẳng bao nhiêu. Ví như ánh mặt trời tuy rực rỡ, nhưng vì bị nhiều lớp mây che, nên khi lọt xuống nhân gian, chỉ còn vẻ ửng sáng. Nhưng ánh sáng thừa ấy sở dĩ có, cũng do công năng ảnh hưởng của mặt trời. Biết được lẽ này, người tu Tịnh Độ đừng quá ngại màng đến tạp tưởng phân vân, chỉ liên tiếp niệm hết câu này sang đến câu khác, chánh niệm còn được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Niệm như thế một lúc lâu, tự nhiên ngựa ý sẽ quay về tào, vượn lòng lần lần vào động. Niệm một lúc lâu nữa, thì chánh niệm hiển lộ rõ ràng, không cần gạn bỏ điều nhiếp, mà tự nhiên thành tựu. Hiểu được lẽ này thì chỉ quí niệm nhiều, đừng ngại tán tâm. Như nước tuy bợn đục, lóng mãi tất sẽ thành trong. Người tuy tạp niệm nhiều, niệm Phật lâu tất sẽ thành chánh niệm. Nên biết cổ đức khi đi đứng nằm ngồi và tất cả hành động đều niệm Phật. Nếu các vị ấy hoàn toàn dùng định tâm mà niệm, thì lúc đi đường tất phải vấp chạm, hoặc khi tả kinh hay làm việc cũng không thể thành công. Cho nên người xưa cũng có lúc phải phân tâm mà niệm, nhưng vẫn không rời câu niệm Phật, bởi dù có tán tâm vẫn không mất phần ảnh hưởng.
Đến đây, xin thuật một câu chuyện. Lúc nọ, có người đến hỏi một Thượng Tọa: “Thưa thật với thầy, tôi niệm Phật đã hơn mười năm nay mà vọng niệm vẫn còn nhiều, không biết cách chi trừ diệt. Tôi có đi nhiều nơi cầu hỏi phương pháp với những bậc đã tu trước mình. Vị này đưa kinh nghiệm này, vị kia dạy cách khác, có một đại đức lại khuyên tôi nên nín hơi niệm luôn hai mươi mốt câu rồi nuốt một cái. Tôi đã áp dụng qua đủ mọi phương thức, nhưng chỉ định tâm được lúc đầu, rồi sau có lẽ vì lờn quen nên vọng niệm trở lại như cũ. Không biết thầy có phương pháp nào hữu hiệu để dạy tôi chăng?”
Vị Thượng Tọa đáp: “Điểm thất bại đó do ông không bền lòng, mà cứ thay đổi đường lối. Nên biết phàm phu chúng ta từ vô lượng kiếp đến nay gây tạo nghiệp nhiễm vọng quá nhiều đâu thể nhứt thời mà thanh tịnh được! Chỗ cốt yếu là phải dụng tâm cho bền lâu. Tôi xin đưa ra đây hai thí dụ: Ví như một bình nước hôi nhơ dẫy đầy, ông đem nước thơm sạch đổ vào. Vì nước dơ đã đầy, nước sạch tất phải dội ra ngoài, song ít nhứt nó cũng lưu lại trong bình một vài giọt. Nếu ông cứ bền tâm đổ vào mãi, ngày kia bình nước hôi sẽ hóa ra nước sạch thơm. Lại ví như ông đau bịnh dạ dày, uống thuốc chi cũng đều ói mửa ra. Ông cứ bền lòng dùng ngay thuốc trị bịnh dạ dày mà uống, đừng thay đổi thuốc chi khác. Mỗi phen uống tuy có bị ói mửa, nhưng chất thuốc cũng lưu lại ít nhiều, lần lần bệnh của ông sẽ dứt. Bệnh phiền não vọng tưởng của chúng sanh cũng thế, dùng thuốc niệm Phật điều trị tự nhiên là thích đáng, nếu thay đổi mãi làm sao thành công? Như có người dùng phèn lóng nước, nó chưa kịp trong, lại nóng nảy vội quậy lên đổ muối vào, đổ muối chưa kịp trong, lại quậy lên đổ vôi bột vào. Cứ thay đổi mãi như thế, làm sao nước trong cho được? Thế nên vấn đề dứt vọng niệm, không phải do nơi thay đổi nhiều phương pháp, mà ở nơi lựa một phương pháp thích hợp rồi thật hành cho bền lâu là thành tựu.” Vị ấy nghe xong gật đầu cho là hữu lý.
Như đã nói, muốn được định tâm, điểm căn bản là phải dụng công cho bền lâu. Tuy nhiên nếu sợ niệm lực tán loạn, cần có phương tiện để tâm dễ yên tịnh, thì nên áp dụng pháp Thập Niệm Ký Số (2) đã trình bày ở trước. Phép này do dùng hết tâm lực ghi nhớ từ một đến mười câu, nên dễ vào tịnh định. Nếu tâm còn rối loạn và không thể dùng phép Thập Niệm Ký Số, thì trong mỗi câu niệm chỉ cần chú tâm ghi giữ cho chắc một chữ “A”. Khi chữ A còn thì mấy chữ khác đều còn, nếu mê mờ để cho nó mất, tất năm chữ kia cũng mất. Lại chữ A cũng chính là chữ căn bản, và là mẹ của tất cả chữ. Chú tâm vừa niệm vừa ghi chắc chữ A, lâu lâu tự nhiên tâm và cảnh đều tiêu tan dung hợp thành một khối, lượng rộng lớn dường hư không, Phật và mình cũng đều mất. Lúc bấy giờ đương nhiên chữ A cũng không còn. Nhưng lúc trước nó mất là do bởi tâm xao động rối loạn, lúc này nó không còn chính thuộc về trạng thái dung hóa của thường định. Đây là hiện tượng tâm cảnh đều không, điểm sơ khởi để đi vào Niệm Phật Tam Muội.
Hòa Thượng Thích Thiền Tâm
Giải thích nghĩa từ:
(1) là mầm sống, hạt mầm, cũng có nghĩa là năng lực.
(2) là vừa niệm vừa đếm đủ 10 câu “Nam-mô A-Di-Đà Phật” mới lần qua 1 hạt chuỗi. Như vậy được điểm lợi rất mau định tâm, vì vừa niệm Phật lại còn phải nhớ đếm, nếu quên thì sai lạc. Tuy nhiên phương pháp này đối với những bậc tuổi tác mới biết niệm Phật, hay những vị mới phát tâm niệm Phật rất khó thực hành.
NGƯỜI TU HÀNH CHÂN CHÍNH LUÔN CÓ THIÊN LONG BÁT BỘ HỘ PHÁP
Thời Nam Tống ở Trung Quốc có một vị hòa thượng tên là Phổ Am, là một vị cao tăng đắc Đạo, hậu thế tôn xưng ông là “Phổ Am tổ sư”.
Có một lần, năm Thiệu Hưng thứ 26 (năm 1156 SCN), Pháp hội tổ chức vào tháng Bảy, do lúc bình thường tín chúng thụ ích rất nhiều, nên trong chùa hương khói không ngớt. Bấy giờ một số đạo sĩ trong lòng đố kỵ, mật báo với phủ tổng đốc, nói rằng Phổ Am là yêu tăng, mê hoặc tín chúng; tổng đốc đại nhân nghe vậy bèn phái tuần tư dẫn mấy trăm sai nha đi lùng bắt Phổ Am. Khi đoàn người ngựa ùn ùn kéo đến tòa Phật tự, lúc chỉ cách ngôi chùa có mấy dặm, thì đột nhiên trời giáng mưa phùn, rồi bỗng chốc mây đen kéo đến.
Lúc này chỉ thấy trên trời xuất hiện một con rồng lớn dài mấy dặm, trên đầu có sừng, hiển ánh hào quang, bay lượn giữa tầng mây. Đoàn người lùng bắt Phổ Am thấy vậy kinh hoàng sợ hãi, chấn động không thôi, sau đó quan tuần kiểm quỳ dưới đất dập đầu sám hối, thì lập tức rồng biến mất, mưa cũng ngừng rơi. Vậy là đoàn nhân mã quay trở lại phủ tổng đốc, quan tuần kiểm trình báo với tổng đốc đại nhân rằng: “Phổ Am đại sư chính là thánh tăng, không phải yêu tăng!”
Người tu luyện chân chính đều có Thiên long bát bộ hộ Pháp, cho dù viện lý do gì, thì bức hại người tu luyện đều là có tội. Thần long hộ Pháp xuất hiện trên mây, cũng là cảnh cáo người đời không được tin lời lừa dối để bức hại người tu luyện, nếu không chính là phạm tội.
Tiếc rằng người ta không chịu tiếp thu bài học giáo huấn xưa. Ngày nay, rất nhiều người Trung Quốc bị lời bịa đặt của Giang Trạch Dân lừa dối, bức hại các học viên Pháp Luân Công, rất nhiều người đã chịu ác báo, thật đáng thương đáng tiếc thay!
(Tư liệu gốc: “Phổ Am truyện”)