Tịnh độ là pháp môn rất đặc biệt trong giáo lý Phật Đà. Vì sao? Vì Tịnh độ có ba điều thù thắng mà các pháp môn khác không có:
1- Đúng thời cơ
2- Phổ độ muôn căn (mọi căn cơ)
3- Dễ tu hành, nhưng lợi ích lại không thể nghĩ bàn.
Thật là con đường lý tưởng để ra khỏi sanh, tử. Nhất là cho hàng Phật tử tại gia. Tác phẩm nhỏ này hy vọng rằng sẽ giúp cho người tu niệm Phật nhận ra được chân diện mục của Tịnh độ, từ đó phát khởi tín tâm, hoan hỷ trì niệm danh hiệu của Đức Phật A Di Đà và phát nguyện sanh về thế giới Tây phương Tịnh độ của Ngài.
PHẦN 1: VẤN ĐỀ NGƯỜI NIỆM PHẬT LÚC LÂM CHUNG ĐƯỢC VÃNG SINH HAY KHÔNG?
1. Hỏi: Nếu bảo rằng người niệm Phật đều được vãng sinh Tây phương, tại sao tôi thấy có nhiều người xuất gia cũng như tại gia, bình thường cũng hay niệm Phật và nói rằng mong được vãng sinh. Nhưng đến lúc lâm chung, thì chết một cách mơ mơ hồ hồ. Không thấy mấy ai được thực sự vãng sinh là tại sao?
Đáp: Đó là người niệm Phật đến lúc lâm chung không đủ nhân duyên. Nếu nhân duyên đầy đủ thì chắc chắn được vãng sinh.
2. Hỏi: Nhân duyên là sao?
Đáp: Người tu bình sinh chân tín, thiết nguyện, niệm Phật cầu sinh Tây phương mà đến lúc lâm chung vẫn có được tâm niệm này, thì đó gọi là nhân tự lực. Nếu bình sinh chưa biết về tín, nguyện niệm Phật cầu sanh Tây phương, đến lúc lâm chung may mắn được gặp thiện hữu tri thức hướng dẫn mà sinh tín, phát nguyện, cầu sinh Tây phương, thì đó cũng là nhân tự lực.
Giáo chủ Tây phương Cực lạc Thế giới là đức Phật A Di Đà cùng vạn đức hồng danh của Ngài có thể khiến cho chúng sinh được sang cõi Tây phương Cực lạc, thì đó gọi là duyên tha lực. Lúc lâm chung mà được thiện hữu trợ niệm, cũng là duyên tha lực.
3. Hỏi: Người tu hành đến lúc lâm chung mà đầy đủ nhân duyên thì chắc chắn được vãng sanh, xin giải rõ lý do.
Đáp: Người tu đến lúc lâm chung mà chân tín, thiết nguyện, niệm Phật, thì đức Phật A Di Đà là duyên tha lực, còn cái tâm năng niệm là nhân tự lực. Ngay lúc đó dùng tâm năng niệm , lại nhờ sự hiển hiện của đức Phật A Di Đà mà được thanh tịnh. Ngay phút giây đó chính là tự lực và tha lực cảm ứng đạo giao, nhân duyên hòa hợp, do đó mà được sanh Tây phương Cực lạc.
4. Hỏi: Người niệm Phật đến lúc lâm chung mà không đủ nhân duyên thì không được vãng sanh, xin giải rõ lý do này?
Đáp: Người tu bình sinh tín, nguyện niệm Phật mà công phu chưa được thuần thục, thì đến lúc lâm chung tuy có tín nguyện cầu sanh Tây phương (có nhân), nhưng bị bệnh khổ và đủ thứ phiền não bức bách nên cái tâm niệm Phật khởi nên không nổi. Nếu không có thiện hữu hướng dẫn, trợ niệm (không duyên), lại gặp thân thuộc không hiểu đạo lý, cứ khóc lóc, cứ hỏi han, thì tâm người ta khởi nên đủ thứ tạp niệm không được vãng sanh. Trường hợp này gọi là có nhân, mà không có duyên nên không thể vãng sanh.
Lại cũng có người bình thường tín, nguyện niệm Phật cho có lệ. Đến lúc lâm chung may mắn được thiện hữu tri thức trợ niệm (có duyên), thân thuộc cũng không khóc lóc làm chướng ngại. Khổ nỗi người tu tự tâm mình sinh điên đảo, tham luyến thế gian, không khởi tâm cầu sanh Tây phương (không nhân), bởi vậy theo ái dục mà đầu thai các nẻo thiện ác. Đây gọi là có duyên, mà không có nhân, nên không thể vãng sanh.
Lại cũng có người bình thường niệm Phật chỉ để cầu gia đạo bình an, mạnh khỏe sống lâu..v.v..Do đó đến lúc lâm chung thì chỉ có sợ chết. Khi bệnh chưa nặng lắm thì cũng niệm Phật nhưng để cầu lành bệnh chứ không hề có tâm nguyện vãng sanh (không nhân). Đến khi bệnh trở nên nguy kịch, thì bị khổ bức bách do đó không thể niệm Phật. Thân thuộc cứ theo thế tình mà làm động tâm thêm, lại không được thiện hữu trợ niệm (không duyên). Đây gọi là không nhân lẫn không duyên, nên không thể vãng sanh.
5. Hỏi. Vậy thì người niệm Phật đến lúc lâm chung, thế nào là nhân duyên đầy đủ để được vãng sanh?
Đáp: Như có hạng người đại căn cơ lúc bình sinh chân tín, thiết nguyện, niệm Phật. Tín- nguyện đã rất chân thành, công phu niệm Phật lại rất thuần thục. Đến lúc lâm chung, không cần phải người khác trợ niệm mà vẫn cứ một mực tín, nguyện niệm Phật, tâm niệm an trụ nơi hồng danh của đức Phật A Di Đà. Kinh A Di Đà chép: “Nhất tâm bất loạn ắt được vãng sanh”, là chỗ này. Đây gọi là nhân duyên đầy đủ của hàng thượng căn.
Cũng có hạng người tu bình thường chân tín, thiết nguyện nhưng công phu niệm Phật chưa được thuần thục. Đến lúc lâm chung thì lòng tín nguyện cầu sanh Tây phương so với lúc bình thường lại càng tha thiết, không bị bệnh khổ hay các chướng duyên làm dao động. Lại có được thiện hữu trợ niệm, nhờ vậy tâm của người này niệm niệm an trụ nơi hồng danh của Đức Phật A Di Đà mà được vãng sanh. Đây là nhân duyên đầy đủ của hàng trung căn.
Cũng có hạng người tu bình thường không biết gì về tín nguyện cầu sanh Tây phương. đến lúc lâm chung may mắn gặp được thiện hữu khai thị. Hoặc nói về y báo, chánh báo thanh tịnh trang nghiêm của thế giới Cực lạc khiến tâm người này hoan hỷ hân cầu. lại nói về bổn nguyện tiếp dẫn chúng sinh của Đức Phật A Di Đà khiến tâm người này sanh chánh tín và quyết định niệm Phật cầu sanh Tây phương. Quyến thuộc lại chịu nghe theo sự hướng dẫn của thiện hữu không làm điều gì khiến cho tâm người bệnh dao động. Nhờ vậy ngay phút lâm chung, người này niệm Phật với sự tha thiết như đứa bé thơ bị lạc mẹ. Do đó được từ lực của Phật tiếp dẫn mà vãng sanh. Đây là nhân duyên đầy đủ của hàng hạ căn.
6. Hỏi: Người lúc bình thường không biết tín, nguyện niệm Phật. Đến lúc lâm chung gặp được thiện hữu khai thị, sau khi nghe xong, tâm sinh hoan hỷ, tín thọ, phát nguyện niệm Phật cầu sanh Tây phương. Quyến thuộc cũng không gây ra các chướng ngại. lại được trợ niệm mà vãng sanh Tây phương. Sao mà dễ dàng như thế được?
Đáp: Xin giải rõ thêm: Người này lúc bình thường chưa hề có tín, nguyện niệm Phật cầu sanh Tây phương là vì không biết. Đến lúc lâm chung gặp được thiện hữu khai thị mà sinh tâm quyết định tín, nguyện niệm Phật. Điều này chứng tỏ rằng đời trước đã có căn duyên niệm Phật. Đây là nhân thù thắng, được thiện hữu khai thị, trợ niệm là duyên thù thắng. Trường hợp này hy hữu rất hiếm có.
7.-Hỏi: Chúng tôi là hàng Phật tử tại gia. Nếu đến phút lâm chung của người thân mà không mời được thiện hữu trợ niệm thì phải làm sao đây để giúp thân nhân được vãng sanh?
Đáp: Quý vị có lòng như thế rất đáng quý. Xin hãy đọc kỹ những điều hướng dẫn sau đây:
PHẦN 2: NHỮNG ĐIỀU MÀ QUYẾN THUỘC CỦA NGƯỜI LÂM CHUNG CẦN CHÚ Ý
1. Theo Phật pháp, phút lâm chung là thời điểm rất quan trọng của một kiếp người. Vì sao vậy? vì đây là lúc đột biến để thăng hay giáng theo sáu đường. Những điều xảy ra ở phút lâm chung(cận tử nghiệp) ảnh hưởng rất lớn đến sự thăng giáng này. Đối với người tu theo Pháp môn Tịnh độ thì lại càng cực kỳ trọng yếu.
2. Khi có người thân sắp lâm chung, nếu có hội trợ niệm cần phải mời họ đến. Khi họ đã đến thì tất cả mọi người trong nhà phải tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của họ, không được xen ý riêng của mình vào.
Nếu không có hội trợ niệm, thì người nhà lo trợ niệm cũng được, cần yếu là đúng Phật pháp (sẽ được trình bày ở phần sau). Điều quan trọng cần tuân thủ là hãy làm ma chay, đừng sát sanh và cả nhà cùng ăn chay trong thời điểm này.
3. Phải biết rằng khi người thân lâm chung, họ phải theo một trong bảy đường sau:
– Ba đường dữ: Địa ngục, ngã quỷ, súc sanh.
– Ba đường lành: Trời, Người, Atula.
– Thánh đạo Tây phương Cực lạc, mình trợ niệm để họ được vãng sanh Tây phương, vĩnh viễn thoát khỏi 6 nẻo luân hồi. Trái lại nếu mình khóc lóc kêu réo, thở than thì chỉ khiến cho họ động tâm mà đọa vào ba đường dữ. Hãy suy nghĩ cặn kẽ điều này.
4. Trong kinh điển Phật đã dạy tường tận rằng: Nếu đọa vào ba đường dữ thì chịu muôn vàn thống khổ, nhất là Địa ngục thời gian rất là dài lâu. Những điều này là thật sự chứ không phải truyện ngụ ngôn mà Đức Phật đặt ra để răn đời.Trái lại nếu được vãng sinh Tây Phương thì vĩnh viễn thóat khỏi 3 đường giữ, được ở địa vị bất thối chuyển,thân cận Đức A Di Đà,và thánh chúng an vui tu tập.
5.-Nếu người bệnh bình thường mà có tâm nguyện niệm Phật cầu sinh Tây Phương thì rất tốt.Nếu không có tín tâm hoặc không thông hiểu về chuyện niệm Phật cầu sinh Tây Phương thì người thân sẽ giải thích cho họ hiểu rằng: Làm người không phải vĩnh viễn cứ làm người.Có 6 đường sinh tử luân hồi,trong đó có 3 đường dữ rất thống khổ mà lại dễ đọa vào. Ngược lại thế giới của A Di Đà thì lại rất là an lạc. Được sinh sang đó thì vĩnh viễn không bị đọa vào 3 đường dữ. Phước lạc của người được sinh sang đó thật không thể nghĩ bàn.
Điều kiện để được vãng sinh thì do bổn nguyện của đức A Di Đà nên rất dễ dàng. Hễ có tín nguyện mà niệm danh hiệu của ngài (NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT) thì lúc lâm chung chắc chắn được Ngài đến rước về cõi Tây Phương Cực Lạc.
6.-Tâm niệm của người sắp lâm chung ảnh hưởng rất lớn đến kiếp lai sinh của họ (Cận tử nghiệp) do đó người thân để họ không bị phiền não. Khi họ tỉnh táo hãy hỏi họ cần căn dặn. Làm sao để họ yên tâm mà ra đi.Tuyệt đối đừng đem những vấn đề nhiêu khê của kiếp người mà làm họ bận tâm trong thời điểm này. Phải biết rằng làm vậy thì không những người chết bị đọa lạc, mà người sống cũng bị chướng duyên nặng nề trong tương lai.
7.-Nếu có thân hữu hoặc bà con đến thăm người bệnh thì trước khi họ gặp người bệnh hãy yêu cầu họ đừng nói hay làm gì có thể gây chướng duyên cho vấn đề vãng sinh.
8.-Vấn đề trợ niệm cũng phải hết sức tế nhị. Khi người bệnh còn tỉnh táo, hãy hỏi kỹ về ý muốn của họ.
Ví dụ : muốn được lớn tiếng trợ niệm hay niệm vừa đủ nghe là được. Dùng khánh mõ hay chuông…..Tùy theo hòan cảnh mà thiết trí tượng Đức A Di Đà chứ không phải nhứt thiết là ở hướng Tây. Đừng chấp chặt theo hình thức mà làm người bệnh phiền não.
9.-Cũng có người bệnh do nghiệp chướng của họ mà không muốn người khác thế họ niệm Phật, không muốn nghe người khác niệm Phật, hoặc nghe niệm Phật thì bực bội. Gặp trường hợp này quyến thuộc hãy đến trước bàn thờ Phật, thành khẩn vì họ mà cầu xin sám hối.
Xin kể hai chuyện mới xảy ra gần đây. Năm ngóai có một vị cư sĩ. Khi mẹ ông bị bệnh sắp mất, ông liền mời Hội Trợ Niệm đến nhà để hộ niệm cho mẹ. Mẹ ông khi nghe niệm Phật, trong lòng bức rức chịu không nổi nên yêu cầu đừng niệm.Thầy Quy Y của vị Cư Sĩ thấy vậy,biết rằng đây là nghiệp chướng phát hiện.liền tụng cho bà mấy bộ Kinh Địa Tạng.Vị cư sĩ cũng hết sức thành khẩn đối trước Phật ăn năn sám hối cho mẹ. Sau đó, bà đột nhiên hoan hỷ muốn nghe niệm Phật mà an nhiên vãng sinh.
Lại có một cư sĩ khác, cha ông bị bệnh khi sắp mất, thấy một người đàn bà và một con chó đến đòi mạng. Cư sĩ liền niệm Phật sám hối cho cha thì ông không còn thấy nữa. Sau đó cha ông lại thấy hai nhà Sư hiện đến nói rằng: Ông đời trước ngăn cản chúng tôi vãng sinh, nay chúngtôi đến để cản ông đây. Cư sĩ lại vì cha đối trứơc Phật sám hối và cầu siêu cho hai vị tăng. Cha ông không còn thấy họ nữa. Sau cùng cha ông thấy một lão tăng hiện đến mà bảo rằng:“Oan nghiệp của ông đã được tiêu trừ, ba lần bảy nữa ông được vãng sinh. Cứ nói ba lần bảy“ là ông sẽ hiểu. Cả nhà cho rằng ba lần bảy là 21 ngày. Trợ niệm bấy lâu đã mệt, nay lại thêm 21 ngày nữa qủa thật là khó khăn. Không ngờ 21 giờ sau người cha được vãng sinh. Hai câu chuyện có thật trên đây cho thấy sự trọng yếu của vấn đề trợ niệm lúc lâm chung.
10.-Khi người bệnh sắp tắt thở thì nếu đã có người trợ niệm, thân nhân hãy đối trước bàn thờ Phật A Di Đà, khẩn thiết cầu xin Ngài tiếp dẫn, thần thức người chết vãng sinh Tây Phương. Nếu người trợ niệm ít hoặc không có,thân nhân hãy bước đến người gần sắp chết mà trợ niệm, Nhớ là đừng đứng ngay trước mặt vì ở thời điểm này người chết rất dễ động tâm, trở ngại chánh niệm. Do đó không nên để cho thấy mặt. Giọng niệm Phật nhớ đừng bi lụy vì sẽ khơi dậy tình cảm cho người chết, khó mà vãng sinh.Thân nhân cần phải ghi nhớ điều này.
11.-Sau khi người chết đã tắt thở nhưng thi thể chưa lạnh hẳn (Nghĩa là thần thức còn đó chưa đi), thân nhân cần để ý các điều sau:
-Vẫn tiếp tục lớn tiếng niệm Phật trợ niệm.
-Hãy coi chừng đừng để ruồi muỗi đậu lên thi thể người chết vì họ vẫn còn cảm giác!
-Đừng khám xét thi thể để đóan xem đi về đâu vì làm vậy rất có hại cho người mất.
-Nếu có Ban Trợ Niệm thì tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của họ.
Tuyệt đối đừng tin theo các thủ tục phổ thông của nhân gian như: Cho rằng khi thi thể còn nóng, các khớp xương còn mềm mại, phải thay quần áo cho họ lúc này. Cho rằng khi người thân tắt thở cần phải khóc lóc lớn tiếng để đẩy lui hung tinh. Cho rằng tắt thở là phải lo liệm ngay, nếu không sẽ mắc nợ “miên sàng”……
PHẦN 3: TRỢ NIỆM VẤN ĐÁP
1.-Hỏi: Xin cho biết ý nghĩa của 2 chữ Trợ Niệm.
Đáp “Trợ“ là phụ giúp.“Niệm“ là chánh niệm. Nghĩa là phụ giúp người lâm chung chánh niệm hiện tiền để được vãng sinh.
2.Hỏi: Chánh Niệm, ở đây nghĩa là sao?
Đáp: Chánh Niệm ở đây là một lòng nhớ tưởng đến Đức A Di Đà, không bị cảnh duyên làm điên đảo.
3.-Hỏi.-Người lâm chung vì sao cần người khác trợ niệm?
Đáp : Con người đến lúc lâm chung lúc tứ đại phân ly, đủ thứ khổ bức bách nên người xưa ví như con cua rơi vào chảo nước sôi: Nếu người tu mà bình sinh công phu Niệm Phật đã thuần thục thì miễn bàn. Nhưng nếu công phu niệm Phật chưa được vậy thì sự trợ niệm rất là cần thiết.
4.-Hỏi : Khi người bệnh đã thắt thở, mà người trợ niệm vẫn tiếp tục niệm Phật là vì sao ?
Đáp: Người bệnh tuy đã tắt thở, nghĩa là đã chết nhưng theo trí huệ của các vị có đức thì thần thức họ chưa hòan tòan lìa khỏi thân thể. Chỗ tái sinh của họ chưa được quyết định.Vào lúc này mà niệm Phật trợ niệm cho họ thì rất lợi cho họ.
Xin hãy nhớ rằng con người vào lúc lâm chung là lúc họ đứng trước ngã 3 đường, bị đủ mọi thứ nghiệp chi phối (Túc nghiệp,hiện nghiệp,cận tử nghiệp). Hễ nghiệp mạnh thì họ phải theo.
Sự trợ niệm vào thời điểm này có 2 tác dụng trọng yếu: Một là giúp thần thức họ được chánh niệm. Hai là khẩn cầu Đức Phật A Di Đà đến rước họ về Tây Phương Cực lạc theo bổn nguyện của Ngài.
5.-Hỏi : Có người cho rằng phải niệm Phật đến chỗ nhất tâm bấn lọan thì khi lâm chung Phật mới đến rước về Tây Phương. Xin giải rõ điều này.
Đáp : Vấn đề này phải hiểu theo Tịnh Độ chứ không phải theo Thiền. Nói vậy nghĩa là sao ? Nếu hiểu theo Thiền thì phân ra “Lý Nhất Tâm“ và „ Sự Nhất Tâm“. Cả hai đều khó, ngòai khả năng của một người cư sĩ bình thường. Đúng ra theo Tịnh Độ, thì „nhất tâm bất lọan“Nghĩa là một lòng nhớ tưởng Đức A Di Đà, tin theo bổn nguyện và trì danh hiệu Ngài (tức là Nam Mô A Di Đà Phật) để cầu xin khi lâm chung được Ngài rước về cõi Tây Phương Cực Lạc.
6.Hỏi : Có người cho rằng lúc lâm chung cần phải chánh niệm Phật mới đến rước. Điều này qủa thật không phải dễ. Xin giải thích mối nghi này.
Đáp : Người tu niệm Phật đến lúc lâm chung được Phật Di Đà đến rước vì đó là Bổn nguyện của Ngài. Phật đến rước là để cho tâm người đó được chánh nịệm, không bị điên đảo theo các cảnh duyên khác, chứ không phải cần có chánh niệm Phật mới đến rước. Cũng chính vì vậy mà sự trợ niệm rất là cần yếu.
PHẦN 4: VẤN ĐỀ NHẤT NIỆM VÃNG SINH TÂY PHƯƠNG
1.-Hỏi : Thế Giới Tây Phương Cực Lạc xa đến mười vạn ức cõi Phật, làm sao một niệm sau chót của người niệm Phật lúc lâm chung có thể sanh được ?
Đáp : Vì do ba sức mạnh không thể nghĩ bàn dung họp lại. Một là Phật lực: Đại nguyện của Đức Phật A Di Đà là tiếp dẫn chúng sanh tin nguyện niệm vãng sinh về cõi Cực Lạc. Hai là tâm lực của người niệm Phật: Một lòng tin nguyện muốn sinh về Thế Giới của Đức A Di Đà. Ba là Pháp Lực: Sự cảm ứng đạo giao không thể nghĩ bàn.
Lời khai thị của Ngẫu Ích Đại Sư :
“Tâm người niệm Phật cảm động đến tâm Phật.Tâm Phật ứng hợp với tâm người. Hai đường giao chập với nhau thành một vẽ, giống như lấy bàn in, in thành nét đẹp rồi thì bỏ bàn đi. Như thế Phật A Di Đà và các Thánh Chúng, tuy tâm các Ngài chẳng ở đâu lại, mà chính thân các Ngài có đến thực, cúi xuống tiếp dẫn mình. Người tu Tịnh Nghiệp, tâm mình cũng chẳng đi đâu, mà chính thân mình có đi thực, mang thể chất mình gửi trong hoa sen báu.” (Trích trong A Di Đà Kinh Yếu giải).
PHẦN 5.-NHỮNG ĐIỀU MÀ NGƯỜI TRỢ NIỆM CẨN PHẢI AM TƯỜNG
1.-Phát tâm trợ niệm giúp người khác được vãng sinh Tây Phương là khiến họ thóat khỏi sinh tử luân hồi. Công đức này không thể nghĩ bàn. Cũng chính vì vậy mà trách nhiệm của người niệm Phật thật là lớn lao. Hễ sai một ly là đi một dặm. Xin hãy cẩn thận. Xin hãy cẩn thận.
2.-Khi đến nhà người lâm chung, trước hết hãy mời thân quyến đến để nói cho họ hiểu rằng đây là thời điểm cực kỳ trọng yếu của người lâm chung vì đang ở ngưỡng cửa của siêu thăng hay đọa lạc. Do đó thân quyến cần triệt để tuân thủ những gì mà Ban Trợ Niệm căn dặn.Tất cả những điều này là để người lâm chung được vãng sinh Cực Lạc.
3.-Khi vào trong phòng người bệnh, Ban Trợ Niệm phải cẩn thận về thái độ, cử chỉ và lời nói của mình để người bệnh khỏi sinh phiền não hay hòai nghi. Nếu có khả năng hãy khéo léo phát khởi hoặc củng cố tín tâm của họ. Hãy xem như người sắp mất là thân nhân của chính mình.
4.-Ngòai những hướng dẫn cần thiết đối với người bệnh, Ban Trợ Niệm không nên hỏi han hay nói chuyện với họ. Một điều cần ghi nhớ là tuyệt đối đừng nói chuyện phiếm vì sẽ làm người bệnh động tâm, mất đi chánh niệm. Ở thời điểm này nếu có ai đến thăm bệnh nhân, hãy yêu cầu thân nhân tiếp đãi họ, không nên cho gặp người bệnh, nên dặn trước người trong nhà điều này.
5.-Trợ niệm dùng 6 chữ NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT hay dùng 4 chữ A DI ĐÀ PHẬT, niệm liên tục, niệm lớn hay niệm nhỏ, niệm nhanh hay niệm chậm, những vấn đề này nếu được thì nên hỏi trước bệnh nhân là tốt hơn cả. Nếu không hỏi được thì sau đây là những nguyên tắt chung: Không nên niệm nhanh quá vì sẽ nghe không rõ. Nếu chậm qúa thì bị dễ bị hôn trầm. Nếu niệm lớn quá thì khó mà niệm lâu. Nếu niệm nhỏ qúa thì bệnh nhân không nghe được.Vấn đề dùng Khánh hay Mõ cũng vậy. Lý tưởng nhất là niệm Phật vừa phải, rõ ràng mà êm tai, tóat ra lòng thành khẩn. Được vậy thì không những phát khởi, củng cố chánh niệm nơi người lâm chung mà còn chiêu cảm sự lai nghinh của Đức Phật A DI ĐÀ.
6.-Khi có trợ niệm một thời gian lâu, bỗng nhiên bệnh nhân có vẻ tỉnh táo, hoặc có thể nói chuyện hay than thở. Đây là dấu hiệu cho biết trong vòng 2 giờ nữa họ sẽ tắt thở. Như ngọn đèn dầu bùng lên trước khi tắt. Xin đừng thấy vậy mà ngưng trợ niệm!
7.-Khi Ban Trợ Niệm đến nơi mà bệnh nhân vừa mới tắt thở, hoặc vài ba tiếng đồng hồ trở lại thì xin nhớ đây là thời điểm rất quan trọng. Phải lập tức lớn tiếng hướng dẫn họ như sau:“Hỡi ông (bà) X ! mọi chuyện lành dữ trong qúa khứ xin đừng nghĩ đến nữa. Hãy buông bỏ tất cả mà một lòng niệm “ NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT“ Được vãng sanh sang cõi Cực Lạc.Tất cả chúng tôi sẽ niệm Phật, trợ niệm cho Ông, tâm ông sẽ nghe câu niệm “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT“ Hãy an trụ vào đó mà vãng sanh Tây Phương Cực Lạc. Hướng dẫn xong là trợ niệm ngay. Nhớ phải niệm lớn tiếng NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT hoặc A DI ĐÀ PHẬT. Lúc lâm chung mà nghe được Phật hiệu thì công đức không thể nghĩ bàn. Kinh Địa Tạng chép: Người mà lúc lâm chung được nghe danh hiệu của một vị Phật thì tiêu diệt được 5 tội vô gián tại Địa Ngục.
PHẦN 6: NHÂN QỦA THÙ THẮNG CỦA NGƯỜI TRỢ NIỆM
Nhân qủa bao trùm tất cả,Pháp hữu vi lẫn pháp vô vi. Hễ gieo nhân nào thì gặt qủa đó. Chúng ta có thể phát tâm giúp đỡ người khác niệm Phật vãng sanh Tây Phương, thì tương lai đến lúc lâm chung của mình, nhất địng sẽ có người khác phát tâm trợ niệm giúp chúng ta vãng sinh Tây Phương. Hơn nữa người nhờ chúng ta trợ niệm mà được vãng sinh thì vào lúc đó cũng sẽ theo Đức Phật A DI ĐÀ đến rước mình về cõi cực lạc. Lý đương nhiên là vậy. Chúng ta cần hiểu rằng lý do mà Chư Phật ra đời là muốn độ thóat hết thảy chúng sinh. Đức Thích Ca thuyết pháp 49 năm cũng vì vậy, mà Đức A DI ĐÀ phát 48 lời nguyện, trang nghiêm Tây Phương Cực Lạc Thế Giới là cũng vì vậy.
Tất cả những Pháp Môn khác trong Phật Giáo đều nương vào tự lực mà tu hành. Người tu cần phải hòan tòan dứt hết phiền não mới có thể ra khỏi sinh tử. Bởi mới gọi là Pháp Môn khó tu (nan hành). Pháp môn Tịnh Độ là nương theo đại nguyện tiếp dẫn của Đức A DI ĐÀ mà vãng sinh về cõi Cực Lạc bất thối chuyển. Nên gọi là pháp môn dễ tu (dị hành).
PHẦN 7.- VẤN ĐỀ SẠCH SẼ TRONG PHÒNG NGƯỜI BỆNH:
Trong phòng người bệnh nên quét dọn sạch sẽ. Nếu được nên dẹp đi tất cả những gì không cần thiết, càng rộng rãi càng tốt. Một là khỏi làm người bệnh động tâm. Hai là có chỗ cho Ban Trợ Niệm ra vào thỏai mái.
Nếu bệnh nhân tỉnh táo, hãy khuyên họ nên hướng về phía Tây. Nằm thì bảo họ nghiêng bên hông phải và tâm niệm đến vãng sanh Tây Phương Cực Lạc. Nếu bệnh nhân bị đau đớn bức bách thì mọi chuyện phải thuận theo họ, chớ nên miễn cưỡng.
Trước giường người bệnh phải thiết trí Tôn Tượng Phật A DI ĐÀ PHẬT hoặc Tây Phương Tam Thánh đối diện với họ. Trước Tôn Tượng cần phải cúng dường hương hoa qủa phẩm.
Nếu bệnh nhân bị đại tiểu tiện dơ dáy phải lập tức báo thân nhân lau rửa sạch sẽ.
Người trợ niệm xin lưu ý: Khi bệnh nhân sắp tắt thở mà trên người họ bị đại tiểu tiện dơ dáy thì chớ nên lau rửa. Hãy lo trợ niệm Phật mà thôi. Dù bị hôi hám khó chịu, người trợ niệm nên nhớ rằng mình đang gánh vác một trách nhiệm nặng nề là giúp họ vãng sinh về cõi Tây Phương bất thối chuyển. Phàm đã làm người thì khi đến lúc lâm chung ai cũng bị cảnh này. Chờ khi nào người bệnh tắt thở và hòan tòan thân lạnh hẳn mới nên lau rửa.
PHẦN 8 . PHÁ TRỪ NGHI CHƯỚNG
Nếu bện tình nặng nề,hãy hỏi bệnh nhân xem họ còn vướng mắc chuyện gì không. Nếu có phải giải quyết ngay nếu không sẽ trở ngại vấn đề vãng sinh. Nhớ là chỉ nói một lần mà thôi.
1. Nếu bệnh nhân nghi ngờ mà hỏi rằng “Tôi phát tâm niệm Phật thời gian chưa được bao lâu lại thêm nghiệp chương nặng nề, không hiểu có vãng sinh được hay không?”
Hãy trả lời với họ rằng Phát tâm niệm Phật sớm hay muộn không thành vấn đề, điều quan trọng nhất là từ khi phát tâm cho đến phút lâm chung không thối chuyển. Nay ông có túc duyên, đến lúc lâm chung gặp được thiện hữu hướng dẫn mà phát tâm niệm Phật, lại được trợ niệm thì quyết định vãng sinh.Vấn đè nghiệp chướng sâu dày thì trong kinh VÔ LƯỢNG THỌ PHẬT. Phật dạy rằng niệm một câu NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT có thể tiêu trừ 80 ức đại kiếp trọng tội “Ông đã nghe rõ chưa?”
2.-Nếu người bệnh có tâm lưu luyến thân nhân hoặc thương tiếc tài sản, hãy giải thích với họ rằng“Chúng ta làm người trong cõi Ta Bà này phải chịu quá nhiều khổ não, nếu kể ra thì thật vô cùng vô tận. Được vãng sinh sang cõi cực lạc thì thóat khổ mà an vui vĩnh viễn. Ông (hay bà)hãy buông ngay cái tâm niệm tham luyến cõi này vì nó rất trở ngại cho vấn đề vãng sinh. Hãy một lòng cầu sinh về Tây Phương chúng tôi trợ niệm giúp ông.
3.-Nếu bệnh nhân nghi ngờ mà hỏi rằng“Tôi niệm Phật mà sao không thấy Phật“,hoặc „Khi tôi lâm chung không biết Phật có đến rước không. Hãy giải thích với họ rằng „Hiện nay đã được thấy Phật hay chưa thấy Phật đều không quan hệ. Nếu hiện tại chưa thấy, lúc lâm chung sẽ thấy. Điều quan trọng nhất là 6 chữ NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT luôn luôn hiển hiện trong tâm Ông thì lúc lâm chung chắc chắn Phật A DI ĐÀ sẽ lai nghinh.Xin đừng nghi ngờ,sẽ trở ngại cho vấn đề vãng sinh.Phải biết rằng người tu Tịnh Độ cầu sinh Tây Phương, đến lúc lâm chung thấy Phật hịện tiền tiếp dẫn,thời gian có sớm có trễ.Sớm thì thấy trước một hai ngày,hoặc vài tiếng đồng hồ,hay vài chục phút.Trễ thì ngay phút giây tắc thở Phật mới hiện tiền.Phật A Di Đà có đại nguyện tiếp dẫn chúng ta có lòng tin và cầu xin về cõi Cực lạc .Vậy là đầy đủ,xin chớ lo.
4.-Nếu trong khi trợ niệm mà bẹnh nhân cho biết họ thấy hoặc nghe những cảnh giới hoặc âm thanh ghê rợn khiến họ sợ hãi không một lòng niệm Phật được.Hãy giải thích cho họ rằng „Những cảnh giới đáng sợ này là oan gia nhiều đời trước của ông.Họ thấy ông niệm Phật quyết định vãng sinh Tây Phương nên đến phá rối gây trở ngại cho ông đây.Xin cứ một lòng niệm Phật,chúng tôi sẽ thay ông sám hối cầu siêu cho họ.
5.-Nếu sắp đến lúc lâm chung mà bệnh nhân mộng thấy thân nhân đã qúa vãng đến đón thị phải biết rằng họ thuộc về lục đạo luân hồi,thường là các cảnh giới thấp.Do đó tuyệt đối đừng đi theo họ mà hãy lo một lòng niệm Phật thì họ sẽ tự nhiên biến mất.Khó khă hơn nữa là mộng thấy Chư Thiên đến rước.Xin đừng động tâm ! cứ tiếp tục một lòng niệm NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT mà chờ Phật đến rước.
PHẦN 9.-KHAI THỊ CHO NGƯỜI LÂM CHUNG
Ông (hay Bà) hãy hiểu rằng đã sinh ra trong cõi ta bà này thì không ai tránh khỏi bệnh khổ và tử vong. Ô (hay Bà) nếu bệnh khổ xin hãy an nhẫn mà niệm Phật cầu sinh Tây Phương thì Phật sẽ gia hộ cho đỡ đau khổ trên thân xác và được vvãng sinh về cõi Cực Lạc.
Xin hãy nhớ rằng Đức Phật A Di Đà có đại nguyện tiếp dẫn tất cả những ai niệm danh hiệu của Ngài và cầu sinh về cõi Tây Phương Cực Lạc.Nếu Ông một lòng tin tưởng niệm NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT thì phút lâm chung Phật sẽ đến đón:Sỡ dĩ Phật đến đón là để tâm ông khỏi bị điên đảo bỡi các cảnh giới thiện ác của lục đạo luân hồi ,chứ không phải ở phút này tâm ông không điên đảo Phật mới lai nghinh.Xin đừng lo.
PHẦN 10.-QUYẾT NGHI VỀ BỆNH KHỔ LÚC LÂM CHUNG.
Người tu niệm đến lúc lâm chung nếu bị bệnh khỏ nặng nề xin chớ nghi ngờ hoặc sợ hãi.Ngay như Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trangcũng phải chịu vậy,huống chi hạng phàm phu ngiệp lực sâu dày như chúng ta ! phải hiểu rằng bệnh khổ này là do ác nghệp nhiều đời.Nhờ công đức niệm Phật mà trọng báo trở thành khinh báo.Hãy an nhẫn niệm Phật để được vãng sinh.Tuyệt đối đừng khởi tâm nghi ngờ rằng tại sao mình niệm Phật mà còn phải như thế này.Chỗ an trú duy nhất là 6 chữ NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.Mọi chuyện khác đã có Đức Phật A DI ĐÀ lo cho.
PHẦN 11.- THỜI GIAN TẮM RỬA THAY ÁO QUÀN CHO NGƯỜI QUÁ VÃNG.
Sau khi bệnh nhân đã tắt thở mà bệnh nhân chưa lạnh hẳn,người trực Ban Trợ Niệm cần lưu ý như sau Tuỵệt đối không cho thăm dò trên thi thể.Thân nhân nếu khóc lóc thì yêu cầu họ đi chỗ khác .Hãy tiếp tục lớn tiếng trợ niệm 24 giờ nữa mới đình chỉ. Đối trước bàn thờ Phật hồi hướng cho người qúa vãng được vãng sinh.Từ đây những thủ tục về tẩm liệm có thể bắt đầu.Nếu các khớp xương bi cứng hãy dùng khăn vải nhúng nước nóng đắp lên chỗ đó,vài phút sau sẽ mềm ra,mắt nếu không nhắm được cũng làm như vậy,quần áo bình thường đừng bày vẽ rườm rà.Trường họp đặc biệt nếu sau 24 giờ mà thi thể vẫn chưa lạnh hẳn thì xin vẫn tiếp tục trợ niệm cho đến khi lạnh hẳn. Hãy ghi nhớ.
PHẦN 12.- PHƯƠNG PHÁP SIÊU ĐỘ HAY NHẤT:
Sau khi vong nhân đã vãng sinh thì phương pháp siêu độ hay nhất là trai giớpi mà niệm Phật.Nên mời vài vị Tăng Ni (Tu Tịnh Độ) đến để niệm Phật và cả nhà tham gia vào.Thời gian lâu mau mà tùy theo hòan cảnh mà định liệu.Công đức siêu độ cũng rất lớn lao.Nếu vong nhân đã được vãng sinh thì tăng cao phẩm vị ở liên đài.Nhược bằng chưa được vãng sinh thì cũng nhờ công đức Niệm Phật này mà vãng sinh.Không những vậy thân nhân còn sống cũng sẽ được kết duyên lành với Đức Phật A DI ĐÀ,
Phần đông khi cúng siêu độ,người ta cho rằng niệm Phật là tầm thường,và chọn những cách khác như:Tụng kinh,Lễ bái,Diệm khẩu (Trì Chú)Sở dĩ như vậy là họ không hiểu Phật lý.Kinh Phật THUYẾT QUÁN VÔ LƯỢNG THỌ PHẬT chép rằng „ Niệm một câu A DI ĐÀ PHẬT có thể tiêu trừ trọng tội của 800 vạn Đại kiếp sinh tử“Ai dám bảo niệm Phật là bình thưuờng.Lại chép rằng“Nghe nhan đề của 12 Bộ Kinh thì tiêu trừ 1000 kiếp ác nghiệp nặng nề.Niệm một câu danh hiệu A DI ĐÀ PHẬT thì tiêu trừ 500 Đại kiếp sinh tử.Lại chép rằng nếu nghe được danh hiệu của Đức Phật A Di Đà thì tiêu trừ của Vô Lượng đại kiếp sinh tử.Trên đay là dẫn chứng những lời do Đức Phật Thích Ca dạy để làm chỗ y cứ. Đại Sư Ấn Quang có dạy “Các nhà sư hiện nay là phần đông bày vẽ,chẳng được như Pháp. Chỉ cốt thể diện mà thôi.Nếu mà chuyên môn niệm Phật thì ai cũng biết niệm,công đức lại quảng đại và thiết thực. Nếu đem công đức niệm Phật mà hồi hương cho Pháp giới chúng sinh dể đồng sinh Tây Phương thì công đức lại còn lớn lao hơn nhiều. Sự lợi ích đối với vong nhân cũng rộng lớn hơn nhiều.”
Sau khi vong nhân đã vãng sinh Tây Phương thì trong vòng 49 ngày,thân quyến nên ăn chay niệm Phật, giữ gìn Ngũ Giới thì cả người sống lẫn kẻ qúa vãng đều được lợi ích.
PHẦN 13.- VẤN ĐÁP VỀ THÂN TRUNG ẤM
1.-Hỏi :Trong Đạo Phật sau người đã chết trong vòng 49 ngày gia quyến còn ăn chay niệm Phật,làm phước mà hồi hướng cho vong nhân có ý nghĩa như thế nào?
Đáp : Nếu vong nhân quả thật đã dược vãng sinh mà trong vòng 49 ngày gia quyến còn ăn chay niệm Phật,làm phước hồi hướng chio họ thì một mặt người qúa vãng được tăng cao phẩm vị trên liên đài.mặt khác bản thân gia quyên cũng được phước vô lượng.
Nếu vong nhân chua biết có được vãng sinh hay không thì vậy có nghĩa là thần thức của họ đang ở trong giai đọan Trung Ấm.Do đó, ở thời điểm này nếu gia quyến vì họ mà ăn chay niệm Phật,làm phước thì họ nhờ đó mà được vãng sinh Tây Phương.
2.Hỏi: Trung Ấm nghĩa là sao ?
Đáp.-Sau khi người chết thần thức ra khỏi thân này mà chưa thụ sinh,giống như ra khỏi phòng này mà chưa vào phòng khác,còn ở trung gian nên gọi là Trung Ấm.Có những trường hợp đặc biệt thì thần thức không phải qua giai đọan Trung Ấm : Một là cực thịên được về ngay cõi trời,Hai là kẻ cực ác phải sa vào Địa ngục.Ba là người đủ tín, hạnh,nguyện được vãng sinh Tây Phương Cực Lạc.Còn ngòai ra còn phải qua giai đọan Trung Ấm,thời gian lâu hay chậm tùy theo nghiệp lực của mỗi cá nhân,nhưng chậm nhất là 49 ngày.
3.-Hỏi.-Người ta sau khi chết cớ sao không đi thụ sinh ngay mà phải vào giai đọan Trung Ấm?
Đáp : Vì các nghiệp thiện ác từ nhiều đời cho đến nay chưa quyết định dứt khóat.Các niệm thiện ác cứ thi nhau mà sinh diệt , chưa có lực lượng nào thắng thế hẳn.Trong thời điểm này mà có sự tác động bên ngòai thì cán cân sẽ lệch hẳn và thần thức sẽ đi thụ sinh ở cảnh giới tương ứng.Cần hiểu rõ điều này để thấy rằng vấn đề trợ niệm thật là quan trọng ở giai đọan này.
4.-Hỏi : Nếu gặp gia đình hòan tòan nghèo khổ mà phải ăn chay niệm Phật làm phước trong vòng 49 ngày thì qủa là khó khăn.Phải giải quyết sao đây.
Đáp: Nếu hòan cảnh gia đình khó khăn thì khỏi mời các vị Tăng Ni,chỉ cần cả nhà ăn chay niệm Phật là đủ.Mỗi ngày sáng tối 2 lần,sau khi niệm Phật thì hồi hướng cho vong nhân. Điều cần ghi nhớ là phải hết dạ chí thành thì lợi lạc cho người qúa vãng và thân nhân thật không nghĩ bàn.
DẪN CHỨNG KINH ĐỊA TẠNG
„Lợi ích tồn vong“ trong Kinh Địa Tạng chép rằng :Trưởng Giả Đại Biện chấp tay cung kính thưa hỏi Bồ Tát Địa Tạng“Thưa Đại Sĩ chúng sinh ở cõi Nam diêm phù để sau khi mạng chung,nếu thân nhân quyến thuộc mà vì họ mà làm phước,tạo những nhân lành như Bố thí ,Trai Tăng…Thì vong nhân có được lợi ích lớn lao và giải thóat không ? Bồ tát Địa Tạng đáp: Này Ông Trưởng Gỉa ! Các chúng sinh đời hiện tại cũng như vị lai, đến lúc mệnh chung mà được nghe danh hiệi của một Đức Phật,Bồ Tác hoặc Bích Chi Phật thì chẳng kể là có tội hay vô tội, đều được giải thóat“ Lại dạy rằng“Qủi vô thường không hẹn mà đến,thần thức u mê chưa rõ tội phước nên trong vòng 49 ngày như ngây như dại.Hoặc ở các ty mà luận định nghiệp quả.Sau khi thẩm định thì căn cứ theo nghiệp mà thụ sinh,Trong thời gian chưa quyết định thì phải chịu biết bao nhiêu khổ sở huống gì đọa vào các nẻo ác.Vong nhân khi chưa được thụ sinh,trong vòng 49 ngày quả là rất mong sự cứu giúp của thân quyến.Qua 49 ngày thì tùy nghiệp mà thụ sinh.Nếu tội nhẹ thì đọa vào ngạ qủy súc sinh.Nếu tội ngỗ nghịch thì đọa vào Địa ngục mà chịu khổ lâu dài“.Lại dạy rằng „Nếu trong vòng 49 ngày mà quyến thuộc vì vong nhân mà làm mọi phước đức thì có thể khiến cho họ được xa lìa các nẻo Địa ngục,ngạ qủy súc sinh mà sinh về cõi Trời.Người mà thân nhân còn sống sẽ được lợi ích vô lượng“.
PHẦN CUỐI QUYẾT ĐỊNH NHỮNG VẤN ĐỀ TRỌNG YẾU TRONG PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ.
1.-Hỏi : Theo chỗ tôi hiểu thì niệm Phật có 4 phương pháp là : Trì Danh,Qúan Tưởng Quán Tượng,và Quán Thật Tướng.Trong đó Trì Danh là phương tiện thấp nhất dành cho hạng hạ căn không đủ sức tu những phương pháp kia.Do đó tôi vẫn hận mình là nghiệp nặng,không tu dược các Pháp Môn cao siêu trên! Xin giải quyết mối nghi này.
Đáp : Đây là ngộ nhận lớn nhất của người tu theo Tịnh Độ.Vì sao ? Vì Trì danh là pháp môn chánh tông của Tịnh Độ,các phương pháp kia chỉ là phương tiện bày thêm để thu nhiếp mọi căn cơ mà thôi Tông Tịnh Độ đặt nền tảng trên ba bộ Kinh : 1. PHẬT THUYẾT VÔ LƯỢNG THỌ KINH 2.-PHẬT THUYẾT QUÁN VÔ LƯỢNG THỌ KINH .3.-PHẬT THUYẾT A DI ĐÀ KINH: xin dẫn chứng kinh văn để làm chỗ y cứ :
Kinh Phật Thuyết Vô Lượng Thọ dạy về nhân địa tu hành và 48 Đại Nguyện của Đức Phật A DI ĐÀ.Trong 48 Đại nguyện thì nguyện thứ 18 được gọi là Bổn Nguyện Vương vì là nền tảng của 47 Đại Nguyện kia : Kinh Văn :“Khi tôi thành Phật nếu có Chúng sinh trong 10 phương,hết lòng tin tưởng muốn sinh sang nước tôi thì dù chỉ mười niệm mà không được vãng sinh thì tôi không ở ngôi Chánh Giác.Ngọai trừ kẻ Ngũ nghịch ,bài báng Chánh Pháp…“(Nguyện thứ 18 lời của Đức A DI ĐÀ).Và „Tất cả Chúng sinh nghe danh hiệu Ngài (Đức Phật A DI ĐÀ) mà tín tâm hoan hỷ thì dù chỉ một niệm và chí tâm hồi hướng,nguyện sinh sang cõi kia thì được vãng sinh không còn bị thối chuyển.Ngọai trừ kẻ Ngũ nghịch,bài báng chánh pháp“(Thành tựu văn : Lời của Đức Thích Ca -PHẬT THUYẾT VÔ LƯỢNG THỌ KINH).
Dẫn chứng Kinh Văn trên cho thấy Bổn nguyện của Đức A Di Đà là dùng danh hiệu của Ngài để cứu độ tất cả chúng sinh.Do đó trì danh là chánh nhân để được hưởng quả vãng sinh thì Trì Danh là đệ nhất“.
Kinh PHẬT THUYẾT QUÁN VÔ LƯỢNG THỌ PHẬT nói rộng về cách vãng sinh khác nhưng cuối cùng ở phẩm „Phó chúc“ :Phật dạy Ông A Nan rằng : Ông nên giữ gìn lời nói này.Giữ gìn lời nói này tức là Trì Danh Hiệu Đức Phật Vô Lượng Thọ.“
Kinh PHẬT THUYẾT A DI ĐÀ Dạy về chuyện xưng danh hiệu Đức A Di ĐÀ để được vãng sinh .Kinh chép :“Này Xá Lợi Phất !Nếu có thiện Nam Tử,Thiện Nữ Nhân nghe nói về Đức Phật A Di Đà rồi chấp trì danh hiệu Ngài hoặc một ngày,hoặc hai ngày,hoặc bốn ngày,hoặc năm ngày ,hoặc sáu ngày,hoặc bảy ngày một lòng không lọan.Người ấy đến lúc mệnh chung thì Đức Phật A Di Đà và các Thánh Chúng hiện ra trước mặt người ấy phút lâm chung tâm không điên đảo,liền được vãng sinh Quốc độ Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà „.
2.-Hỏi :Có thuyết cho rằng phải niệm Danh Hiệu Đức A Di Đà đến chỗ nhất tâm bất lọan mới được vãng sinh,rồi phân ra nào là sự nhất tâm,nào là lý nhất tâm,vậy thì qúa khó cho một căn cơ bình thường,làm sao mà phổ độ muôn căn được?
Đáp: Vấn đề nhứt tâm bất lọan có đề cập trong Kinh Phật Thuyết A Di Đà.Khi chú giải đọan này,người ta đã pha lẫn lý thuyết của Thiền hoặc của Tông Thiên Thai mà cho rằng nhất tâm bất lọan là tâm hòan tòan thanh tịnh không còn bị các vọng niệm chi phối hoặc khởi lên các vọng niệm.Mà vậy mấy ai làm nổi kể cả những bậc tinh tu ! Bỡi thế căn cứ theo chân nghĩa của Tịnh Độ.Tổ Pháp Nhiên dạy rằng : „ Nhất tâm bất lọan nghĩa là ,khi niệm Phật tâm không tóan lọan,dùng tín tâm chí thành mà chuyên niệm Phật Danh „.Ngài lại dạy thêm rằng „Đã sinh ra làm người trong cõi tán địa này,tâm làm sao khỏi tán lọan được.Tán tâm niệm Phật mà được vãng sinh là chỗ đáng qúy của Bổn Nguyện vậy „..
3.-Hỏi : Có thuyết cho rằng khi lâm chung cần phải chánh niệm,tâm không điên đảo thì Phật mới đến rước về Tây Phương.Nhưng mà ngay cả khi bình thường còn khó thay,huống gì vào lúc lâm chung,tứ đại phân ly,làm sao mà chánh niệm được?
Đáp : Kinh Phật thuyết A Di Đà chép „ Người tu đến lúc mệnh chung,Phật A Di Đà và các Thánh Chúng hiện ra trước mặt,người đó qua đời tâm không điên đảo,liền được vãng sinh Cực Lạc“.Rõ ràng là vào thời điểm ấy Phật hiện ra để tâm người tu không bị điên đảo bởi các cảnh giới khác mà vãng sinh Tây Phương.Tổ Pháp Nhiên chú giải đọan này rằng „ Phật đến rước là để người tu niệm Phật lúc lâm chung được chánh niệm chứ không phải lúc lâm chung cần phải chánh niệm Phật mới lai nghinh.Cho rằng lúc lâm chung cần phải chánh niệm Phật mới lai nghinh là không tin vào Phật Nguyện và không hiểu kinh văn“
4.-Hỏi . Người ta thường cho rằng lúc lâm chung cần phải chánh niệm mới được vãng sinh.Vậy những người tu Tịnh Độ mà do duyên nghiệp nhiều đời của họ nên chết bất đắc kỳ tử (Như tai nạn trúng gió…) có được vãng sinh không ?
Đáp: Thắc mắc rất quan trọng cần phải giải đáp thỏa đáng.Trước hết xin trả lời dứt khóat rằng chắc chắn họ được vãng sinh nếu lúc bình sinh họ có đầy đủ Tín,Nguyện và Hạnh.Xin lấy một ví dụ cho một vấn đề dễ hiểu hơn.Nếu người ta mua bảo hiểm thì khi gặp chuyện,bảo hiểm sẽ lo.(Thí dụ bảo hiểm chỉ là tạm mượn vì không thể ví với Phật Lực nhiệm mầu).Người tu có đủ Tín Nguyện và Hạnh thì mọi chuyện còn lại do Đức A Di Đà lo liệu vì đó là Bổn Nguyện của Ngài.Dù phải chết bất kỳ dưới hình thức nào,ngay sát phút lúc lâm chung Đức A Di Đà cũng đến rước thần thức người tu niệm Phật về Tây Phương.Tuyệt đối phải tin điều này.
5.-Hỏi.-Vấn đề trợ niệm cho người tu lúc lâm chung nên hiểu thế nào cho chính xác?
Đáp: Theo sách vở lưu truyền lại thì thuở xưa cổ nhân ít đề cập đến vấn đề trợ niệm và nó trở nên cấp thiết trong vấn đề trọng đại cho đến nay mà thôi. Đây cũng là dấu hiệu chỉ sự đi xuống của thời Mạt Pháp.Người tu Tịnh Độ hiểu rõ giá trị của vấn đề trợ niệm,nhưng họ biết rằng yếu tố chính để được vãng sinh là tín,Nguyện và Hạnh.Trợ niệm chỉ là trợ duyên thù thắng mà thôi.
Tuyệt đối không thể mong chờ ở sự trợ niệm mà lơ là Tín,Nguyện và Hạnh lúc còn sinh tiền.Một người không có Tín Hạnh và Nguyện thì khó nhờ vào trợ niệm để được vãng sinh.Tin vào Phật Lực nhiệm mầu.Người tu Tịnh Độ sẵn sàn trợ niệm để kết duyên lành nhưng luôn luôn sách tấn rằng các đạo hữu vấn đề là tu ngay bây giờ chứ không phải chờ để được trợ niệm vào lúc lâm chung.
Hỏi: Nghe rằng có hai lọai niệm Phật :Tự lực niệm Phật và tha lực niệm Phật.Sự phân biệt này có cần thiết hay không chỉ là vẽ rắn thêm chân?
Đáp: Sự phân biệt này rất chính đáng vì sẽ giúp người tu hiểu chính xác Pháp Môn Tịnh Độ.
-Trước hết cần giản biệt Ngọai Đạo niệm Phật,họ đã mượn 6 chữ Hồng Danh muôn đức NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT mà luyện điển mở luân xa,lại giải thích Kinh A Di Đà theo lối đó.Quả là Tà Ma Ngọai Đạo ! Không cần phải bàn thêm, đã gieo nhân nào thì sẽ có quả đó.
Bây giờ nói đến chuyện trong nhà Phật,và xin đi từ thô đến tế:
Không thiếu người niệm Phật để cầu phước báo nhân thiên,nghĩa là mong hiện đời mình ấm no hạnh phúc,sau khi chết được tái sinh về các nẻo Trời,Người. Đây là vì cầu phước mới niệm Phật-Lệch với bản hòai của Đức Thích Ca, Đức A Di Đà .Kế đến là những người tu dùng 6 chữ NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT là để diệt trừ vọng niệm cho bản thân mình hoặc khai ngộ bổn tâm.Vậy là không họp với tôn chỉ của Tông Tịnh Độ do Đức Thích Ca dạy, đó là tự tu niệm Phật.Dĩ nhiên những người này không thể vãng sinh.
-Sau cùng xin bàn đến những người tu niệm Phật chân chánh nghĩa là họ có đủ Tín Nguyện và Hạnh,và Nguyện căn cứ theo lời Phật dạy trong ba Bộ Kinh : Phật Thuyết Vô Lượng Thọ,Phật Thuyết Qúan Vô Lượng Thọ Phật,và Phật Thuyết A Di Đà.
Trong ba Bộ Kinh trên,trọng yếu nhất là Phật Thuyết Vô Lượng Thọ .Trong bộ Kinh này, Đức Phật Thích Ca dạy cho chúng ta về nhân địa bản Hạnh và Đại Nguyyện của Đức Phật A Di Đà.Nếu không có Đại Nguyện của Đức A Di Đà thì không thể có cõi Tây Phương Cực Lạc và không ai có thể vãng sinh về đó được dù tu cao đến đâu ! Do không thấu triệt được điều này,nhiều người niệm Phật mà trong tâm tính tóan đủ điều .Nào là cần phải niệm Phật đến chỗ nhất tâm bất lọan mới được vãng sinh,nào là không biết khi chết Phật A Di Đà có đến rước không đây,nào là những người giới hạnh thanh tịnh mà niệm Phật mới được vãng sinh..v..v…Đây gọi là Tự lực niệm Phật.Nghĩa là cứ trông cậy vào công hạnh của mình để được vãng sinh , dùng phàm trí mà suy lường Phật trí.Do đó tu rất nhọc nhằn mà không chắc là có được vãng sinh hay không.
Tha lực là những người tin tưởng tuyệt đối vào lời dạy của Đức Phật Thích Ca trong 3 Bộ Kinh trên. Nghĩa là tuyệt đối tin tưởng vào Bổn Nguyện của Đức A Di Đà là dùng Danh hiệu Ngài để cứu độ tất cả chúng sinh.Cõi Tây Phương Cực Lạc có là do Đức Phật A Di Đà tạo ra cho những người được nghe Danh hiệu Ngài,tin tưởng Ngài.Vì vậy khi có đại phước duyên là hiểu rõ và tin sâu điều trên , họ Trì Danh hiệu Phật với niềm hoan hỷ vô tư,trong tâm không thể tính tóan lo nghĩ gì cả.Họ biết rằng họ chỉ cần tin tưởng,siêng năng niệm Phật là đủ.Mọi chuyện còn lại là do Đức Phật A Di Đà lo.Vấn đề vãng sinh là chuyện đương nhiên.
Dịch Giả:Viên Thông
Đánh Máy: PT Nguyên Trí
Xin chân thành cảm ơn anh về những gì mà anh đã chỉ bảo, thật là điều vô cùng đáng quý.
Xin chân thành cảm ơn anh
Nam Mô A Di Đà Phật !
Cho mình hỏi tán tâm niệm Phật là sao mình không hiểu? Tại sao tán tâm niệm Phật lại cũng được vãng sinh? Mình tưởng tín nguyện là nằm ở có buông xả được hay không chứ. Với lại tại sao nhiều người niệm Phật nhưng vãng sanh lại vài người? Chẳng phải Phật lai nghinh là để người tu Niệm Phật lúc lâm chung được chánh niệm hay sao? Mình không rõ bổn nguyện của Ngài nên mình hơi thắc mắc. Xin các đạo hữu giải đáp giúp mình
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Hoa,
*”tán tâm niệm Phật” là nói trong giai đoạn khởi đầu hành trì pháp niệm Phật, nhưng nếu cả đời đều dùng cái tâm tán loạn này để niệm thì ngay khi sống cũng chẳng có lợi lạc, nói gì lúc lâm chung?
*Tâm thường tán loạn, đồng nghĩa chẳng thể buông xả. Không xả ắt có thủ=tín-nguyện-hạnh chỉ là hình thức. Đây là lý do người niệm Phật thì nhiều mà vãng sanh thì ít.
*Kinh A Di Đà Phẩm NHƠN-HẠNH VÃNG-SANH Phật dạy: “Xá-Lợi-Phất! Chẳng có thể dùng chút ít thiện-căn phước-đức nhơn-duyên mà được sanh về cõi đó.
Xá-Lợi-Phất! Nếu có thiện-nam tử, thiện-nữ nhân nào nghe nói đức Phật A-Di-Đà, rồi chấp trì danh-hiệu của đức Phật đó, hoặc trong một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, hoặc sáu ngày, hoặc bảy ngày, một lòng không tạp loạn, thời người đó đến lúc lâm-chung đức Phật A-Di-Đà cùng hàng Thánh-chúng hiện thân ở trước người đó. Người đó lúc chết tâm thần không điên-đảo, liền được vãng-sanh về cõi nước Cực-Lạc của đức Phật A-Di-Đà.
Xá-Lợi-Phất! Ta thấy có sự lợi ích ấy nên nói những lời như thế”.
Đoạn kinh văn này bạn nên chú trọng hai chi tiết:
– Chẳng thể dùng chút ít thiện căn phước đức nhân duyên mà được sanh về cõi đó.
– Chấp trì danh-hiệu của đức Phật đó, hoặc trong một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, hoặc sáu ngày, hoặc bảy ngày, một lòng không tạp loạn.
*Thiện căn, phước đức, nhân duyên là gì? là tín-nguyện-hạnh: tin sâu-nguyện thiết-thực tâm hành.
*”Chấp trì danh hiệu A Di Đà Phật từ 1-7 ngày, một lòng không tạp loạn” thì “thời người đó đến lúc lâm-chung đức Phật A-Di-Đà cùng hàng Thánh-chúng hiện thân ở trước người đó. Người đó lúc chết tâm thần không điên-đảo, liền được vãng-sanh về cõi nước Cực-Lạc của đức Phật A-Di-Đà”.
Đây là điều kiện để vãng sanh Phật quốc. Người tín-nguyện-hạnh không đầy đủ tức không có thiện căn, phước đức và nhân duyên, ắt chẳng thể trì danh hiệu Phật thường xuyên; không thường xuyên niệm Phật, tâm ắt điên đảo, vọng tưởng. Tâm ấy chẳng đồng với tâm Phật, vì thế, khi lâm chung, không thể giữ tâm chánh niệm, dù có cả ban hộ niệm tới cũng chẳng thể giúp người đó vãng sanh. Lý do? Nhân không chánh, quả ắt cong vẹo.
Khi học pháp của Phật chúng ta phải thật sự tư duy kỹ lưỡng để không bị sai lầm, rồi sanh kiến giải sai lầm, tự lạc vào mê chướng mà không hay biết.
Dạ cảm ơn liên hữu hmm Hoa cũng muốn tâm sự 1 chút về hoàn cảnh hiện giờ của Hoa. Hoa cũng đã phát tâm tu hơn nửa năm cái thứ nhất Hoa cảm thấy cách đối phó với tham sân si nghi mạn chính là có thể miễn cưỡng kìm nó lại để không chửi hay la mắng người khác Hoa không có định lực chưa kể việc đọc kinh với Hoa cũng trong nỗi sợ. Hoa thừa nhận mình là con người vội vã, hấp tấp nên lúc trước cũng nhiều lần đang đọc kinh mà nghe tiếng cha mẹ cái tắt kinh Hoa thật sự cảm thấy có lỗi thậm chí cũng khóc vì thấy mình quá bất kính và cuối cùng Hoa quyết định không phan duyên nữa coi như chuyện đó không xảy ra nữa nhưng tuần này Hoa hay ở nhà nên thuận lợi cho việc đọc kinh vân vân nên Hoa cũng đã hơi phan duyên vừa rồi đọc kinh nghe tiếng ba Hoa cúi đầu rồi tắt kinh . Hoa tại thời điểm đó cứ nghĩ “chắc ba mẹ chưa về đâu” nên mới tạo tội như vậy nên Hoa quyết định vạch rõ ràng lần nữa thời điểm nào đọc kinh cho dù thời điểm thuận lợi đến cỡ nào Hoa cũng sợ tạo tội nữa nhưng mặt khác Hoa cũng cảm thấy hơi tiếc vậy tội Hoa còn quá nặng không?
A Di Đà Phật…
Xin chào sư huynh Thiện Nhân:
Nhờ sư huynh lý giải dùm cho đệ:
“Người đó lúc chết tâm thần không điên đảo? Còn đệ bệnh trầm cảm? Liền được vãng sanh Tây phương cực lạc?
Chân thành cảm ơn sư huynh.
A Di Đà Phật……….
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi Tịnh Độ Huynh,
*”trầm cảm” là tâm bệnh – bệnh suy nghĩ, toan tính mọi sự trong đời quá nhiều nhưng không được như nguyện, đem những bất như ý nguyện niệm đó, gom chấp chặt trong tâm không chịu buông xả, tâm bị dồn nén quá tải nên sanh bệnh. Nếu biết đó là bệnh, hẳn có thể được cứu và tự cứu. Bác sĩ, Phật, Bồ tát chẳng thể cứu; nhưng nếu cho đó không phải bệnh thì vô phương cứu.
*”trầm cảm” là căn bệnh của thế giới hiện đại chúng ta: thế giới của mưu cầu, toan tính không ngừng dứt. Huynh là người phát tâm tu đạo đã lâu, hẳn sẽ nhận ra căn bệnh này chính là bệnh: để lạc mất bản tâm của chính mình. Tâm của chúng ta là tâm gì? Phật gọi đó là Pháp Bảo tâm, bởi tâm này luôn “tỏ sáng, công chánh”. Tỏ sáng là không có u ám mê muội; công chánh là không có thiên kiến, sai lệch. Nhưng vì mưu cầu cuộc sống (đôi khi) thái quá, chúng ta đã để lạc mất cái tâm vốn có của bản thân để rồi thường sống trong vọng mà ngỡ đó là chân, là sự sống.
*TN lấy một ví dụ Phật dạy trong kinh Thủ Lăng Nghiêm: 1 ly nước trong bỗng dưng bị bụi đất xâm nhập khiến ly nước vẩn đục. Nước có tính hoà tan; đất bụi có tính ngăn trở. Nay lấy hai thứ trộn 1, tạo thành một hỗn hợp nước đục.
– Nước trong dụ cho tự tánh thanh tịnh của chúng ta;
– Bụi đất dụ cho phiền não (tham, sân, si, mạn, nghi, phân biệt, chấp trước, sanh, lão, bệnh, tử, ái biệt ly, cầu bất đắc, oán tắng hội khổ, ngũ ấm xí thạnh khổ…);
– Hỗn hợp ngầu đục dụ cho tự tánh thanh tịnh hoàn toàn bị che lấp.
Chúng sanh nói chung và chúng ta nói riêng từ vô lượng kiếp tới nay đều sống trong cảnh “hỗn hợp ngầu đục”, lấy đó làm niềm vui, lẽ sống và cho đó là hạnh phúc. Nay Phật chỉ ra: đó là vô minh, điên đảo nhân-quả=trôi lăn trong luân hồi lục đạo. Và Phật chỉ ra cách phá vô minh: Phải để ly nước ngầu đục lặng yên 1 chỗ, bụi đất sẽ từ từ lắng xuống, nước trong sẽ hiện lên. Đó là bước 1. Bước 2 là đem toàn bộ bụi đất hất bỏ đi, lúc này chỉ còn nước lắng trong.
Quán xét:
*Để ly nước ngầu đục lắng xuống=nhìn nhận, quán chiếu cụ thể mọi việc trong đời thật tỉ mỉ, đúc kết minh bạch nhân-quả. Khi thấy rõ nhân, hiểu rõ quả=bụi đất lắng xuống=nước trong hiện ra=tâm thanh tịnh hiện; phiền não (bụi đất) được gạn lọc.
*Hất bỏ bụi đất=nhân quả đã minh bạch, quyết không mê mờ nữa, luôn tìm cách giữ cho ly nước không bị bụi đất xâm nhập.
Pháp chuyển hoá: Niệm Phật chính là pháp để ngăn ngừa và chuyển hoá kịp thời những bụi đất nói trên.
*Nắm hay Buông vấn đề chỉ còn ở nơi Huynh, không ở nơi người, không nơi pháp, không nơi Phật.
Tặng Huynh 2 câu này:
Việc đời muốn dứt liền thôi dứt
Chờ đến khi xong chẳng lúc xong.
Chúc đạo Huynh thường an lạc.
A Di Đà Phật…
Kính gởi sư huynh Thiệ̣n Nhân:
Xin chân thành cảm ơn sư huynh đã chia sẽ về bệnh trầm cảm của đệ, bệnh đã 22 năm rồi. Vào mùa đông là bệnh trầm cảm của đệ lại tái phát? uống thuốc Bắc vài tháng rồi khỏe lại, bệnh trầm cảm bác sĩ nói bớt lo âu thì ít bị tái phát, nên đệ biết sống đủ, nhưng vợ thì ngược lại? Cuộc sống ở Mỹ bao nhiêu chuyện để lo? Đệ về VN mới trở lại Mỹ, Về VN gặp lại các liên hữu trà đạo đệ cảm thấy 2 tuần qua rất là an lạc, lúc bệnh trầm cảm vợ có nói là đệ về VN cưới thêm một bà nữa để lo cho đệ, lúc sắp rời khỏi Mỹ thì vợ nói đệ chết ở bên VN đi, tới VN đệ quẩn trí có ý định tự tử, nhưng còn nghĩ tới Mẹ nên vẫn còn sống. Thật ra vợ muốn ly hôn với đệ, nhưng mình còn thương vợ 2 con (12t, 5t) nên sống nghịch cảnh và buồn bực? Có lẽ là đệ chưa buông được.
Cảm ơn sư huynh.
A Di Đà Phật………
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi Huynh Tịnh Độ,
*Cho TN nói thẳng cùng Huynh: Huynh chưa thực tu! Cái tâm của Huynh nói là biết đủ nhưng phải kiểm chứng lại xem: nếu đã biết đủ sao còn lo “bao nhiêu chuyện phải lo”? Cuộc sống có nơi nào không phải lo toan? Điều trở ngại của huynh hiện nay vẫn là xung đột giữa quan niệm sống và ý thức hệ giữa huynh và bà xã quá xa, quá lớn – lớn tới không thể hoá giải. Nếu sự xung đột này không được hoá giải thì vĩnh viễn huynh không có lối thoát, cho dù huynh trốn chạy đến cùng trời.
*Vợ-chồng là oan gia đối đầu. Gặp lại chỉ để thanh toán nốt những món nợ tiền kiếp chưa thanh toán. Vì vậy nếu huynh không nhận ra sự thật này để thực hành hạnh nhẫn nhục thì khó mà chuyển hoá bà xã. Sở dĩ bà xã huynh thốt lời bất cần như vậy và rủa huynh về Việt Nam mà lấy vợ rồi chết ở Việt Nam đi là lỗi ở nơi huynh. Những chi tiết này huynh phải đặt ra:
– Việc về Việt Nam thường xuyên và một mình có phải là lý do dẫn đến những sự bất cần nói trên không?
– Liệu trong quan hệ vợ chồng huynh có làm gì khiến cho bà xã mất niềm tin không?
– Một quá khứ thích “hào hoa” có thường xuyên tái diễn khiến cho mối quan hệ, niềm tin vợ chồng thường bị rạn nứt không?
Thực tế khi chúng ta phát tâm tu sẽ gặp rất nhiều chướng duyên, chướng duyên lớn nhất là người thân. Nếu chúng ta không thực tu, không đủ tinh tấn, không đủ định lực thì chính người thân sẽ là chướng duyên lớn nhất cản trở đường tu của chúng ta; thứ đến oan gia trái chủ, ma chúng có thể lạm dụng họ đối phó, phá dối, không cho chúng ta tu học. Do vậy điều TN khuyên huynh vẫn là: phải thực tu. Thực tu không phải hàng ngày công phu đầy đủ 2-3 thời. Không phải ngày niệm phật, lạy Phật, bái sám cả chục ngàn hồng danh, vài ba trăm lạy. Thực tu là hàng ngày phải kiểm tra cái tâm của mình xem chúng ta đang hướng tâm về đâu? Tâm này còn tham danh, lợi dưỡng? Còn ưa đắm ngũ dục, lục trần? Nếu tâm này ngày qua ngày giảm thiểu, TN khẳng định với huynh: bà xã tự sẽ chuyển hoá tích cực. Sở dĩ người thân vẫn luôn chống phá mình được là do tâm mình chưa thực tịnh hoá vì thế tâm ấy nó tương ưng với tâm của người thân không tu. Đó gọi là tâm-tâm tự chiêu cảm lẫn nhau.
*Chúng ta tu, đừng tìm nơi chốn an lạc mà phải tu ngay nơi hầm lửa của thế gian. Gia đình chúng ta chính là hầm lửa hừng hực cháy mỗi ngày, bởi nơi đó là nơi huân tụ của oán duyên tiền kiếp, của tham, sân, si, mạn, nghi, tham danh, lợi dưỡng, đắm nhiễm ngũ dục và lục trần. Nơi này mới là nơi chúng ta cần tu để giúp hầm lửa phải lụi tắt, thế đó là cảnh giới an lạc hiện tiền. Nếu nơi này chúng ta không chuyển hoá được thì sự tu của chúng ta chỉ là giả tu và chuyện vãng sanh chỉ là nói cho vui, nếu không nói khi cận tử nghiệp ập tới thì chính thân quyến bên cạnh sẽ là người dẫn chúng ta vào tam ác đạo. Điều này chúng ta phải tỉnh giác để nhận ra và đừng bao giờ chủ quan, lầm lẫn.
*Tự vẫn là đoạ ác đạo vĩnh viễn không đường ra. Huynh phải tỉnh giác để đừng tái diễn ý niệm này. Các oan gia trái chủ luôn rình rập chúng ta mọi thời khắc, chỉ cần chúng ta lơ là trong ý niệm, lập tức họ sẽ tạo duyên để chúng ta làm điều mê mờ lập tức. Hàng ngày phải phát lồ sám hối với bà xã, với các con huynh. Đừng nghĩ mình không gây tạo lỗi gì thì không cần phải sám hối. Nếu không có lỗi, ắt không gặp lại nhau, các con ắt không sanh vào gia đình mình. Do vậy sám hối là sám những tội lỗi đã gây tạo từ vô thỉ kiếp với họ, nguyện đoạn tận những tội lỗi này không gây cho họ nữa. Huynh phải âm thầm mà làm thì mới có kết quả. Sở dĩ việc tu của huynh không có kết quả là do huynh còn quá nặng hình thức. Việc thường xuyên, luôn tỏ ý bất cần đời, mong vãng sanh cho thật mau lẹ là tự tư, tự lợi. Huynh và các bạn sen phải cẩn trọng, bởi thiện căn-phước đức-nhân duyên chưa đủ mà cứ cầu vãng sanh cho lẹ ắt sẽ gặp ma sự.
*Vợ chồng là duyên nợ, nếu duyên đã tận thì huynh nên hoan hỉ chia tay để làm người bạn tốt, hơn là ráng níu kéo để làm kẻ thù. Tận tâm tu học, lo cho con, tuỳ duyên giúp “bạn”, đó cũng là lối sáng. Nhưng làm sao để chuyển hoá giúp người thân cùng giác đạo, cùng tu học để giải thoát vẫn là tối yếu. Chia tay không thực là giải pháp tối ưu, bởi nợ cũ sẽ tiếp tục gác lại, kiếp sau lại đáp đền. Đó là con đường luẩn quẩn tử sanh sanh tử không ngừng dứt.
Vẫn là câu nói cũ TN muốn ghi lại: Niệm Phật – Niệm Tâm – Tâm niệm Phật!
Chúc huynh tỉnh giác và tinh tấn.
Kính chào huynh Tịnh Độ,
Đọc chia sẻ của huynh, PH thấy có một điểm rất nguy. Người biết tu Phật mà còn muốn tự tử thì rất đáng nguy. Thêm nữa là người tu tịnh độ, vậy mà đến lúc cấp bách lại không nghĩ đến đức Phật A Di Đà mà nghĩ đến Mẹ.
PH nghĩ nếu một người lâm vào tình cảnh như huynh thì chắc rất khó tu trừ là người có tinh thần mạnh, ý chí vững. Cho nên huynh cần giải quyết chuyện giữa mình và vợ cho ổn thì tâm mới có chút yên để tu. Huynh cần nói chuyện, trao đổi thẳng thắn với vợ, hỏi vợ là mình cần làm những gì để vợ thấy thoải mái và không ly hôn. Nếu những việc ấy không phạm vào năm giới của người tu tại gia, cũng như trong khả năng của huynh thì huynh hãy cố gắng làm. Nếu không thể thì huynh hãy nghĩ đến chuyện ly thân để cho cả hai có thời gian suy nghĩ, thông thường ít gặp mặt nhau thì sẽ đỡ bực bội và tâm sẽ có chút bình tĩnh trở lại.
Còn về chuyện tu học, PH thấy tâm của huynh hiện đang không sáng, cũng không có định, thì chắc rất khó xử lý những chuyện phiền não. PH không biết hằng ngày trong thời khóa huynh thường đọc, tụng những kinh chú gì, huynh hãy xem xét và thử tụng thêm chú Đại Bi hoặc Chú vô lượng thọ Như Lai chân ngôn ở trong kinh Niệm Phật Ba la mật. Trong kinh dạy rằng trì 21 biến chú Vô lượng thọ này thì các chướng ngại trên bước đường tu sẽ được hoá giải. Niệm Phật, kinh, chú gì thì huynh phải gắng sao cho được tâm phải có lúc hoàn toàn ở ngay Phật hiệu, chú, kinh đang niệm. Không thể 100 câu đủ 100 câu, nhưng chỉ cần 10/100 câu được như thế thì dần dần tâm huynh sẽ tự sáng ra, tự thấy cái sai của mình nhiều hơn. Cho nên, huynh cần tập niệm Phật cho có chất lượng, luyện cho cái tâm mình “ăn” vào câu Phật hiệu. Đó là điều tối cần thiết vì như vậy mới có lợi ích trong cuộc sống hằng ngày.
Một điều quan trọng nữa là, với những chuyện quá khó, hoặc những chuyện đang làm tâm trí mình bất ổn thì hãy nguyện với đức A Di Đà xin ngài gia hộ. Người tu Tịnh Độ thì những lúc càng khó khăn càng phải nhớ và nhờ tới Phật, chớ nên quên Phật hoặc ỷ lại vào sức mình. Khi nguyện, huynh đừng nguyện theo hướng chỉ có lợi cho mình. Ví dụ, vợ chồng có mâu thuẫn, gây gỗ, huynh không nên nguyện cầu cho vợ biết nghe lời mình, hoặc cho vợ thay đổi mà hãy nguyện cho gia đình được an ổn, hoà thuận, nguyện cho bản thân mình có thay đổi tiến bộ để vợ con cảm thấy thoải mái, an lạc hơn với mình.
Huynh chính là đang ở trong lúc nguy hiểm, tâm đang rất mờ, nên huynh cần tự xét bản thân và cố gắng đem Phật hiệu vào tâm thì mới bớt nguy.
Kính chúc huynh tỉnh giác.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật…
Kính gởi sư huynh Thiệ̣n Nhân:
Đệ biết pháp môn niệm Phật cầu vãng sanh Tây phương cực lạc là sau khi đệ bị bệnh trầm cảm. Chuyện gia đình đệ thì tuỳ duyên được thì sống chung, con không thì chia tay???
Đệ niệm Phật thì cũng hồi hướng cho vợ con, đã hơn 10 năm rồi? Đệ vẫn chịu đựng được với vợ, vì hai con. Bệnh trầm cảm của đệ mỗi năm cũng giảm ít đi. Chừng nào về VN ở luôn thì mây ra bịnh không tái phát? Vài hàng gởi sư huynh Thiệ̣n Nhân, cảm ơn sư huynh.
A DI ĐÀ PHẬT………
A Di Đà Phật…
Kính gởi sư muội Phước Huệ:
Xin chân thành cảm ơn sư muội đã chia sẽ góp ý cho huynh.
Vợ đã ép huynh mua tiệm Nail, nếu không mua thì dẫn 2 con đi chỗ khác, mình chìu vợ mua tiệm nail, nhưng về giấy tờ mua tiệm càng thấy rất gói, và bao nỗi lo âu, trời lạnh trở bệnh trầm cảm, vài ngày sau book vé về VN liền chữa bệnh, nay vẫn uống thuốc Nam an thần. Lúc phát bệnh tức tối giận vợ nên suy nghĩ tiêu cực? Lúc mình bệnh trầm cảm vợ còn nói lời ko tốt như:”về VN kiếm thêm 1 bà nữa? Ở VN luôn? Có chết VN càng tốt?” Huynh lấy vợ ko có tình yêu, vì mình là việt kiều, qua mai mối rồi lấy nhau, lúc đó Huynh đã bị bệnh trầm cảm rồi. Chán sống.?
Huynh đã lâu rồi không tụng kinh, trì chú. “Chỉ niệm Phật cầu vãng sanh Tây phương cực lạc.” Xin cảm ơn sư muội.
A DI ĐÀ PHẬT………
Kính chào huynh Tịnh Độ,
Khi con cái phải sống trong một gia đình mà cha mẹ bất hòa với nhau thì cũng sẽ chẳng có an ổn, hạnh phúc. Huynh thương con, muốn níu kéo hôn nhân thì phải tập thương luôn cả vợ mình mới ổn. Thương này không hẳn là tình yêu trai gái mà là sự thương yêu giữa người và người với nhau (tình nhân ái). Huynh cần suy xét để chân thành nhận ra cái sai của mình càng nhiều càng tốt, cũng như tập biết nghĩ đến những cái tốt của người kia. Phải luôn đặt mình vào vị thế của người kia để hiểu và thông cảm cho họ. Ví dụ, huynh muốn “biết đủ”, nhưng vợ huynh không muốn như vậy. Trong chuyện này huynh cần nhận ra cái sai của mình ở điểm: mình tu nhưng người bạn đời của mình không tu, khi mình bắt người ta sống theo quan điểm của mình thì mình có điểm không ổn rồi, nên cần phải khéo léo có sự dung hòa, càng không nên trách cứ người kia. Huynh càng nhìn thấy lỗi xấu, trách cứ người kia, luôn cho là mình đúng, thì sự việc sẽ càng tệ hơn thôi. Nếu trách thì trách chính mình đã gieo nhân, duyên không tốt. Ví dụ trong chuyện vợ đòi dắt con đi, huynh phải thấy được điểm tốt ở người vợ của mình trong chuyện này là cô đã không bỏ con bởi vì có những người mẹ sẵn sàng bỏ con khi gặp khó khăn.
Nói chung, nếu càng tu càng thấy mình có nhiều điểm sai và cần sửa đổi là ổn, còn ngược lại, nếu luôn thấy mình đúng, còn người khác thì sai, thì có nghĩa là sẽ ngày càng phiền não, đó là do mình tu chưa đúng.
PH khuyên huynh trì tụng thêm chú bởi vì lý do như thế này. Có vẻ như huynh đang không tập trung lắm vào câu Phật hiệu. Vì câu Phật hiệu rất dễ nhớ nên khi tâm đã quen thuộc rồi thì dễ xảy ra trường hợp miệng vẫn niệm đều đều nhưng tâm lăng xăng, tán loạn. Chú thì khó hơn. Khi đã học thuộc bài chú, lúc tụng chú cũng phải có sự chú tâm nhất định thì mới nhớ được, nếu không sẽ bị lộn xộn. Đây là cách để huynh tập luyện sự tập trung. Khi tu tập dù ta có hồi hướng công đức nhưng nếu sự tu của mình không có công đức, hoặc công đức quá ít thì sẽ rất khó có chuyển biến.
Quyết cầu sanh Tây phương thể hiện ở tâm. Khi thật tâm quyết cầu sanh, thì tụng kinh, trì chú, niệm Phật gì cũng được. Khi không thật thì dù niệm Phật thật nhiều cũng vẫn không ổn. Ví dụ như lần muốn tự tử vừa rồi của huynh, có phải là huynh đã vất ông Phật qua một bên rồi không, nói gì đến chuyện cầu sanh? Cho nên, huynh cần phải sửa tâm mình lại. Mỗi khi có việc, càng cấp bách, càng phiền não thì càng phải tập trung nhớ đến Phật. Những chuyện khó khăn này là những bài kiểm tra nho nhỏ, lúc lâm chung là bài thi cuối cấp khó nhất, nếu những bài kiểm tra nho nhỏ mà mình không vượt qua được thì nói gì lúc lâm chung? Cho nên PH mới nói là huynh đang gặp nguy, phải gắng sửa đổi mới được.
Kính chúc huynh tỉnh giác.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Kính gửi huynh Tịnh Độ,
Ý Châu có tình cờ được một người trên mạng giới thiệu quyển Địa Tạng Chiêm Sát Sám Nghi của Pháp sư Định Hoằng, lạy Phật sám hối. Ý Châu làm theo là mỗi ngày ngoài việc nhớ niệm Phật ra, Ý Châu tranh thủ lạy Phật và tụng theo quyển kinh này. Mỗi lần tụng và lạy Phật trải qua thời gian nữa cây nhang. Ý Châu thấy vô cùng vi diệu. Nếu huynh muốn có thì hãy liên lạc với Ý Châu qua email [email protected]
Ý Châu cũng thường hay bị trầm cảm và thường rơi vào tháng 11 mùa đông giống huynh nhưng Ý Châu không bị trầm cảm về chuyện hôn nhân gia đình, mà YC bị về chuyện giao tiếp với xã hội và người chung quanh. YC cảm thấy nhiều khi nguoi khác không thích YC và cảm giác rất cô lập mà YC cũng không hiểu vì nguyên nhân gì. Có thể là YC vô ý đã làm gì khiến nguoi khác không thích, nhưng chuyện này hay bị lập đi lập lại khiến YC trở nên trầm cảm, mệt mỏi với bản thân mình. Nói thật là nhiều lúc YC không có một suy nghĩ nào mà tiêu cực về người đối diện nhưng không hiểu sao lại vậy. Nhiều khi người khác thể hiện giận YC mà YC không biết nguyên nhân vì sao khiến YC bối rối quá. YC muốn hỏi thẳng nhưng không biết có làm sự việc thêm rắc rối không. YC tự suy nghĩ lại chuyện này là do hồi trẻ YC có tính ngạo mạn, hay khen chê người khác và không quý trọng tình bạn hữu, giống như là ai mà YC không thích thì YC không thèm đoái hoài đến, chuyện này có thể dẫn người khác cảm thấy khó xử; và rồi mỗi lần giận ai, YC giận rất dai. Hồi nhỏ và trẻ, YC không có quan tâm suy nghĩ của người khác. Hay tự cho mình là đúng, rồi nghe theo số đông gây cô lập người khác.
YC suy nghĩ là nhân quả đúng là không sai. Mặc dù YC từ khi bước ra đời, không nương tựa gia đình đã cố gắng thay đổi bản thân rất nhiều, nhưng vẫn phải gánh chịu hậu quả trước đây. Mặc dù biết là nghiệp của mình và cũng biết mình phải ráng niệm Phật, nhưng thật sự có khi YC vẫn chưa hoàn toàn thoát ra được phiền não. Nhất là lúc sự việc lại xảy ra giống như vậy nữa, thì tậm trạng cảm thấy nặng nề và ký ức không hay cứ ùa về khiến YC cảm thấy thất vọng. Muốn thoát ra mà không biết làm sao, chỉ biết niệm Phật sám hối.
Từ bữa được giới thiệu Địa Tạng Chiêm Sát Sám Nghi, Ý Châu lạy Phật mỗi ngày và cảm thấy tinh thần rất tốt hơn rất nhiều. YC còn nhớ niệm Phật nhiều hơn, tâm tư bớt nặng nề rất nhiều. Cho dù, có chuyện không như ý đến, YC cũng giữ bình tĩnh hơn và ít bực bội đáp trả với hoàn cảnh chung quanh hơn.
A DI ĐÀ PHẬT…
Kính gởi sư muội Phước Huệ:
Xin chân thành cảm ơn sư muội đã chia sẽ góp ý cho huynh.
Chắc huynh thương vợ nhiều, hơn là vợ thương mình? Mấy hôm nay bàn chuyện bán tiệm Nail thấy vợ không vui? Huynh định thu xếp trong gia đình? thấy mình quá ích kỷ cho vợ đã chịu đựng ở chung với người bệnh trầm cảm như huynh? Thương một người là thấy người đó hạnh phúc, vui vẻ. Huynh hướng về đường đạo hơn là đời?
Chân thành cảm ơn sư muội nhớ hồi âm cho huynh.
A DI ĐÀ PHẬT……..
A DI ĐÀ PHẬT
Huynh Tịnh Độ,
Muốn phá được căn bệnh trầm cảm huynh phải phá từ trong tâm phá ra. Tướng do tâm sanh, cảnh tuỳ tâm chuyển. 23 năm nay huynh luôn cho mình bị bệnh nên cứ miệt mài dùng thuốc và cho nó là đúng. Điều này giống hệt một người nghiện thuốc lá hay nghiện rượu, hễ rời điếu thuốc hay ly rượu trên thay ắt nghĩ mình sẽ có vấn đề. Thực tế tâm của huynh bị bệnh, thì phải ngay nơi đó mà điều trị. Huynh hãy dũng cảm phá bỏ cái ý niệm: tôi bị bệnh trầm cảm đi, thế đó là niệm: tôi hoàn toàn khoẻ mạnh, tôi không cần dùng thuốc nữa. Sở dĩ huynh cứ lo dùng thuốc để trị bệnh là do huynh chấp nhận sống chung với bệnh. Tâm ảo não, thân ắt rũ rượi. Muốn chuyển hoá thân thì ngay nơi tâm đó phải tức thì chuyển hoá. Đó là ngay nơi cảnh mà lìa cảnh, ắt bệnh chẳng thể sanh.
Huynh phải thức tỉnh để tu học, kẻo trễ quá rồi.
A DI ĐÀ PHẬT…
Kính gởi sư muội ý Châu:
Xin chân thành cảm ơn sư muội đã chia sẽ góp ý cho huynh. Đã lâu rồi huynh không đọc kinh, và trì chú. Bệnh trầm cảm của huynh 23 năm rồi, làm cho trí nhớ giảm đi và hay quên. Nên nhiều lúc niệm Phật còn không nhớ.
Xin chân thành cảm ơn sư muội.
A DI ĐÀ PHẬT…….
A DI ĐÀ PHẬT…
Kính gởi sư huynh Thiệ̣n Nhân:
Xin chân thành cảm ơn sư huynh lý giải dùm cho đệ.
Mỗi năm thì bệnh trầm cảm chỉ tái phát lại vào mùa đông, đệ uống thuốc Bắc vài tháng rồi khỏe lại. Chắc đệ còn quá nhiều tham, sân, si…? Đệ định về VN ở một thời gian? Rồi trở lại Mỹ? Về VN cùng các liên hữu cộng tu tâm thần đệ rất an vui. Chia sẻ những gì về Phật pháp. Đệ cố gắng tu học để giảm bớt “dâm dục”???
Cảm ơn sư huynh.
A DI ĐÀ PHẬT…
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi Tịnh Độ Huynh,
*Trầm cảm là căn bệnh gom chứa phiền não trong tâm mà không chịu buông xả. Bản thân huynh (rất có thể) không tin những người đang sống xung quanh mình, vì vậy mọi chuyện đem chôn chặt trong tâm, ngỡ làm vậy là mình đang nhẫn nhục. Thực tế nhẫn nhục không phải là gom chứa mà chính là buông xả – xả được ngã và ngã sở thì mới có thể nhẫn nhục được.
*Tham, sân, si – ngoài thánh nhân, hạng phàm phu chúng ta ai không có? Bệnh của huynh cứ mùa đông mới tái phát và huynh cứ phải về Việt Nam để “nghỉ đông-uống thuốc” mới phục hồi? Căn bệnh này có vấn đề gì không?
*Tại sao cứ phải về Việt Nam tu huynh mới thấy an lạc? Vậy ở Mỹ tu không an lạc sao? Trường hợp như huynh không phải hiếm, rất nhiều người nói: lên chùa tôi thấy rất an lạc, nhưng vừa ra khỏi cửa chùa thì phiền não lại dâng đầy. Đó là nói theo vọng, thực tế, nếu tâm đã an, thì nơi nào cũng an cả. Giả như về Việt Nam, không gặp được bạn đồng tu, và tu không an lạc, huynh sẽ đi đâu để tìm bạn tu và để tu?
*”dâm dục” chúng ta nên hiểu ở việc tiết độ trong cả ý niệm. Ý vẫn, thường khởi dâm thì thân, khẩu có muốn tiết độ cũng chẳng thể.
Chuyện đời muốn dứt liền thôi dứt
Chờ đến khi xong chẳng lúc xong!
Huynh thử tư duy 2 câu trên xem: bao giờ chúng ta mới chịu thôi dứt?