Trong các Tòng lâm lớn thông thường sau khi chết bảy ngày mới cử hành pháp hỏa táng. Ngoài ra các chùa am nhỏ số ngày không nhất định, thậm chí có nơi buổi sáng mới chết buổi chiều đã đem hỏa táng. Vấn đề hỏa táng này chúng ta cần phải hiểu rõ ngõ hầu tránh những sự sai lạc. Tôi xin phân biệt như sau.
Người chết cũng có tánh chất thời tiết nóng thời tiết lạnh khác nhau, như gặp thời tiết lạnh trong thời gian bảy ngày cơ thể vẫn chưa biến đổi, nếu chưa quá bảy ngày mà đã hỏa táng sợ rằng người đó vẫn còn thống khổ. Như gặp thời tiết nóng mới trải qua một ngày các lỗ chân lông đã rỉ máu e đợi qua bảy ngày không thể để được. Căn cứ vào đó mùa nóng người chết tuy chưa qua bảy ngày cũng không có sự thống khổ.
Tôi nhớ lúc mới xuất gia ở Long phụng nham, Quảng xương tỉnh Giang tây có Viên minh Thượng nhân buổi sáng tháng tư năm đó viên tịch, Tăng chúng sau khi tắm rửa thay y phục đỡ Ngài dựa vào ghế. Lúc đó đệ tử là Thánh kim xem lịch thưa với chúng : “Hôm nay là ngày hỏa táng thầy tôi rất tốt”. Rồi sau giờ ngọ trai bèn di quan đến lò thiêu cử hành pháp hỏa táng. Lúc đó tôi có việc sang chùa Đại thừa mấy hôm sau mới trở về, nghe chư Tăng kể lại khi hỏa táng thấy hai cánh tay của Thượng nhân bỗng từ từ đưa lên cao.
Sau tôi trú chùa Thừa ân ở Nam xương, vào rằm tháng tám năm đó có một vị Tỳ kheo viên tịch. Giám viện chùa là pháp sư Hiền mậu dùng gỗ đóng quan tài liệm Tỳ kheo và cử chúng luân phiên niệm Phật. Ngày mai sau buổi tiểu thực bèn di quan ra khu đất trống ngoài chùa để hỏa táng. Tôi theo đại chúng nhưng chỉ đưa ra khỏi cổng chùa rồi trở về. Sau nghe sư Giám viện kể ngay khi hỏa táng thấy hai tay của vị Tỳ kheo này xô mạnh bên hông quan tài hai bên hông đồng lúc buông ra.
Quán sát hai câu chuyện trên chúng ta có thể biết, nếu không phải mùa nóng người chết chưa qua bảy ngày vẫn còn sự thống khổ. Do vậy chẳng những không được vãng sanh mà e họ sanh tâm sân hận tất đọa vào Địa ngục. Phàm con người có chút tâm từ bi thấy cảnh đó ai mà chẳng thương xót.
Lại khi tôi ở núi Bách trượng gặp một vị Tỳ kheo tên Đức Nhã, vị này tự kể lại câu chuyện sau. Năm ngoái vị đó ở Lê xương bệnh nặng chết đi một lúc, chư tăng đã tắm rửa thay quần áo đặt tạm trên giường và luân phiên niệm Phật. Sáng mai bỗng nhiên tỉnh lại.
Tôi hỏi: “Thầy có thấy cảnh giới gì không?”. Vị đó đáp : “Tôi thấy có một người đang đi sang sông, tôi cố ý đi theo bỗng nhiên nghe tiếng quát: Về đi, đừng qua sông nữa” Tôi giật mình mà tỉnh dậy, bấy giờ chư Tăng đang niệm Phật thấy tôi hồi dương, ai nấy đều sanh tâm hoan hỷ hỏi rằng : “Ông đã chết một ngày rồi ông có biết không?”.
Lại khi tôi ở núi Phổ đà nghe pháp sư Duy sùng ( mọi người thường gọi là Quỷ vương ) ở núi Liên hoa tỉnh Giang tây, tháng mười năm đó chết đi sáu ngày. Ban đầu để ở liêu Như ý ba ngày sau đó đưa đến lò thiêu ba ngày, vào nửa đêm thứ sáu bỗng hồi dương không ai hay biết. Sáng hôm sau các pháp sư Thông huệ… đến hỏa táng, lúc sắp châm lửa bỗng nghe tiếng nói : “Tôi chưa chết các vị đừng thiêu tôi”. Pháp sư Thông huệ thất kinh : “Quỷ vương ông đừng dọa người khác”. Duy Sùng đáp : “Sư Thông huệ tôi thật chưa chết mà không thể thiêu được” . Mọi người nhân đó bèn mở cửa lò đem về chùa điều dưỡng không bao lâu trở lại khỏe mạnh.
Bảy năm sau vào tháng sáu Duy sùng đến triều bái Phổ đà, sẵn lúc ông ta lên núi tôi tìm đến hỏi thăm. Đem chuyện đó ra hỏi ông ta đáp : “Chuyện đó hoàn toàn là có thật”. Tôi hỏi : “Ông có thấy gì không?” . Ông ta đáp: “Tôi thấy một cánh cửa lớn có rất nhiều người đi vào, tôi cũng theo họ cùng vào. Bấy giờ người giữ cửa ngăn lại không cho vào. Tôi bổng nhiên tỉnh giấc thấy rõ hai bên vai vô cùng lạnh, đưa tay sờ quanh đều thấy là ván gỗ, nhìn xuống thấy đầy than củi, mới biết mình đang ở trong lò thiêu. May nhờ chư Tăng đem về điều dưỡng mới được khỏe mạnh”.
Quan sát hai câu chuyện trên chúng ta có thể biết được, người chết trong vòng bảy ngày vẫn có thể từ Âm ty trở về. Sau nghe từ khi Duy sùng hồi dương sống thêm được mười mấy năm nữa, nếu như hỏa táng sớm ông ta có sống lại cũng không được. Việc này nên cẩn thận!
Pháp sư Thế Liễu
Nam Mô A Di Đà Phật
Kính thưa các qứy đậo hữu
Xin hỏi, Vậy thì sau cái chết bao nhiêu ngày thì có thể hỏa thiêu ? như bài đọc thì qua 7 ngày.Nhưng nếu để 7 ngày tôi e rằng sẽ có mùi.Vậy như thế nào là tốt nhất ?
Xin quý đạo hữu hoan hỉ giải đáp.Cảm ơn nhiều
Kính thưa pháp sư Thế Liễu,
Hai trường hợp mà pháp sư đề cập tới đều là những người tu hành của Phật giáo. Sự tu hành của họ tất đã đạt tới một quả vị nhất định ( tôi không thể nói rõ ở đây bởi không đủ ngôn từ của Phật giáo để diễn tả) khiến họ khi “qua đời” có một trải nghiệm để tiếp tục trở lại cõi trần tu hành.
Như vậy “sự qua đời” ở đây là tương đối, sẽ là chấp nhận gần như hoàn toàn đối với người dân. Còn nguy cơ chúng ta hỏa thiêu một người đã có duyên được trải nghiệm “sự qua đời” ắt sẽ không bị thiêu nhầm đâu.
Mong sớm nhận được phản hồi của pháp sư để cùng nhau trao đổi thêm về vấn đề này.
Thân