Khi hộ niệm chúng ta niệm Phật, dùng công đức niệm Phật mà hồi hướng cho oan gia trái chủ thì cũng có tác dụng tương tự như đọc Kinh Địa Tạng. Nhưng niệm Phật có lợi hơn vì được phần vãng sanh. Nghĩa là, vừa tiêu bớt nghiệp, nếu nghiệp không hết thì cũng được đới nghiệp vãng sanh. (Đới nghiệp vãng sanh nghĩa là còn nghiệp nhưng mang nghiệp đi vãng sanh). Còn tụng kinh Địa tạng thì tiêu bớt nghiệp cho nhẹ bớt tội, nhẹ nhưng dễ gì hết, thành ra đành phải tùng theo nghiệp mà chịu sanh tử luân hồi. Có thể thoát điạ ngục, chứ không được đới nghiệp vãng sanh Tây phương, một đời thành tựu đạo quả.
Cúng thí thực để hoà giải chư đẳng vong linh cũng không sao. Cúng thí thực cũng là lòng từ bi thương xót chúng sanh, cũng vừa có hình thức lo lót, gỡ bớt những rắc rối từ chúng đẳng vong linh, chúng loại cô hồn, v.v… trong pháp giới.
Nhưng cúng thí thực thường bị vướng vào cái lệ là phải cúng thường xuyên, vì chúng vong linh các nơi khác có thể tới, nếu kẻ có người không đôi lúc cũng phiền hà! Sợ rằng chúng ta không có giờ, hoặc bận bịu đi làm, có ngày cúng, có ngày không cũng tạo trở ngại về sau. Cho nên, cúng thí thực nên dành cho các chùa, miễu… họ làm thì hay hơn, vì ở đó có người thường trực cúng thí hằng ngày, chúng ta đem tiền tới cúng dường cho chùa, nhờ chùa họ làm.
Tụng kinh Địa tạng thì giống như niệm Phật. Hình thức có khác nhưng mục đích đều để hoá giải oan gia trái chủ, giải bớt nghiệp cho người bệnh. Có thể liệt kê ra vài điều cụ thể hơi khác sau đây:
1/Tụng kinh thì cần phải có lòng chân thành trì tụng, lúc tụng phải thành khẩn nhiếp tâm vào lời kinh mới có hiệu dụng, nếu tụng không chân thành thì không có hiệu dụng lắm. Còn niệm Phật thì chỉ có 6 chữ nên rất dễ nhiếp tâm.
2/ Tụng kinh dài quá thường bị lộn, bị quên làm tâm dễ xao lãng, lo ra… còn niệm Phật thì không thể quên được, tâm không lo gì lời kinh cho nên dễ nhiếp tâm niệm Phật, cầu Phật gia trì, tiếp độ dễ dàng.
3/Tụng kinh thì nguời bệnh không thể tụng theo được, khó hiểu được ý kinh và lời kinh. Còn niệm Phật thì người bệnh có thể niệm theo dễ dàng, hiểu dễ dàng.
4/Tụng kinh rất khó khai thị, hướng dẫn, còn niệm Phật thì khai thị hướng dẫn thường xuyên, nhắc nhở kịp thời, thấy chướng nạn xảy ra kịp thời khai thị, hướng dẫn, điều giải, vỗ tay, hoan hô, khích lệ… làm cho người bệnh lên tinh thần, thấy hết khổ, hết sợ chết, vui vẻ cầu vãng sanh.
5/Tụng kinh gieo duyên Phật pháp thì được, chứ trực tiếp cứu độ vãng sanh thì rất phiêu phỏng. Còn niệm Phật thì trực tiếp cứu độ vãng sanh. Nếu niệm có yếu đi nữa thì cũng kết duyên Phật pháp. Rõ ràng, niệm Phật thì có lợi hoặc ít ra cũng được huề vốn, còn tụng kinh nếu tốt thì được huề vốn còn không thì bị lỗ. Như vậy niệm Phật vẫn hay hơn.
Nên nhớ, 10 niệm tất vãng sanh là niệm 10 câu Phật hiệu trước phút xả bỏ báo thân, chứ không phải tụng 10 bộ kinh.
Cho nên, lúc còn tỉnh táo thì có thể tụng kinh để vừa lòng người(!), tụng vài biến rồi niệm Phật cũng tốt chứ không có gì trở ngại, chứ còn cứ tiếp tục tụng kinh cho đến chết luôn thì coi chừng người chết bị lỗ vốn, vì họ không biết đường nào để vãng sanh! Không biết thì phải đành theo nghiệp thọ báo trong lục đạo thôi! Xấu tốt khó đoán lắm! Vì nên nhớ, oan gia trái chủ luôn luôn là mối nguy hại đáng sợ cho người chết. Không biết điều giải, không dễ gì họ buông tha. Nghiệp chướng nặng nề, gỡ một đôi phần không thấm thía gì đâu!
Nói tóm laị, niệm Phật có lợi lạc rất nhiều, tụng kinh cũng có lợi, nhưng không nhiều bằng niệm Phật.
Cố gắng giúp cho nguời bệnh niệm được 10 câu Phật hiệu A-di-đà Phật lúc lâm chung cầu sanh cực lạc thì giúp họ vãng sanh thoát vòng sanh tử thật quí hoá vô cùng, thật là một đại ơn huệ cho họ.
Cư sĩ Diệu Âm Úc Châu
Kính bạch thầy. Con chưa quy y ở chùa nào nhưng con có thể niệm phật ở nhà được không? Ngoài ra con có thể niệm Chú Đại Bi Tâm Đà Na Ni ở nhà đươc không thưa thầy. Vì con thâys mỗi lần niệm phật và đọc Chú Đại Bi Tâm Đà Na Ni xong con thấy lòng mình nhẹ nhõm và thanh thản. Mọi buồn rầu và uất ức tan biến, con lại có nghị lực và niềm tin vào ngày mai để làm việc nuôi các con của con. Kính mong bạch thầy hoan hỉ chỉ dạy cho con. Con xin cảm ơn! Nam mô a di đà phật.
A DI ĐÀ PHẬT.
Chị Quỳnh!
Dù chị chưa quy y nhưng chị vẫn có thể niệm Phật và đọc chú Đại Bi tại nhà.Ko có gì trở ngại cả.
A Di Đà Phật
Bạch Thầy cho con hỏi ạ!
Nhà con không có bàn thờ Phật,chỉ có bàn thờ gia tiên và có ảnh Đức Phật thích Ca Mâu Ni . Hàng ngày buổi sáng con thường thắp hương trên bàn thờ rồi quay sang ảnh Phật trì tụng Kinh Phổ Môn. Như thế có được không ạ. ( Bàn thờ hướng ra cửa còn ảnh Phật treo ở tường vuông góc với tường đặt bàn thờ ạ)
Con lăn tăn chỗ này nhất ạ vì sợ như thế không được mà con không biết lại cứ hàng tụng kinh thì lại thành có lỗi ạ.
Và con thấy bài viết nói niệm 10 câu phật hiệu A Di Đà là như thế nào ạ, xin Thầy chỉ cho con với ạ để hàng ngày con niệm vào mọi lúc con rảnh ạ
Con cảm ơn Thầy ạ,
Dạ bạch Thầy!
Con có gửi thư nhờ thầy giải đáp thắc mắc cho con ( ngày 4/12/2015) nhưng con mong mãi mà chưa nhận được ạ.
Vì con mới tìm hiểu Phật pháp, chưa có ai hướng dẫn tỉ mỉ mà chỉ là con có tâm tự tìm hiểu thôi ạ. Thỉnh thoảng được nghe Thầy ở chùa giảng pháp thì một số cái con biết ít ít thôi
Con tìm được trang mạng này con mừng lắm ạ, ngày nào con cũng vào đọc nhưng không thấy có chỗ nào để tham gia là thành viên ạ. Con muốn được học nhiều hơn nữa.
A Di Đà Phật
Về vấn đề bàn thờ mình ko có ý kiến.Chia sẻ chút về việc học Phật Pháp.Bạn có thể tham khảo,đi theo trình tự sau
1.Bạn nên tìm hiểu sơ về Phật Thích Ca tại đây
https://drive.google.com/file/d/0ByfaPxXhnuPoaHR3Q3JucGxubTA/view?usp=sharing
2.Tìm hiểu về NHÂN QUẢ
https://drive.google.com/file/d/0ByfaPxXhnuPoY2dTV3RBRVBsZ0U/view?usp=sharing
https://drive.google.com/file/d/0ByfaPxXhnuPoUlJJdUswYTJzLUk/view?usp=sharing
3.Cách tụng kinh
https://drive.google.com/file/d/0ByfaPxXhnuPoZDllVTVORXlvQzA/view?usp=sharing
4.Tìm hiểu pháp môn niệm Phật tại đây
https://www.youtube.com/watch?v=WV-2YqBBjYM&list=PL7Em2hP9ICFMDZJBl7N-aePtJQJn56xxt&index=2
https://drive.google.com/file/d/0ByfaPxXhnuPoMVZXcmdHUFA4c1k/view?usp=sharing
5.Các bước tu tịnh tông tại đây
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2015/11/phat-hien-giua-hu-khong-bao-truoc-gio-vang-sanh-audio/comment-page-1/#comment-23240
A Di Đà Phật
Hay !
Khóa trình cho ng mới học Phật của chú Tịnh Thái cũng hay,mà khóa trình này của liên hữu Hãy niệm A Di Đà Phật cũng hay nữa !
Người học Phật nhất định phải biết về Đức Thích Ca Mâu Ni Phật,nhất định phải hiểu Nhân Quả.
Người học Tịnh Tông nhất định phải biết đến kinh Vô Lượng Thọ,nhất định phải biết đến 48 đại nguyện của Phật A Di Đà…
Đó là những bước căn bản nhất của ng học Tịnh tông.
Xin cảm ơn liên hữu Hãy niệm A DI ĐÀ PHẬT.
Năm nay con 13 tuổi con có lên miếu bà chụp 1 tấm hình của bà rồi đem về . Vậy con muốn rửa hình rồi lòng kiến tự thờ trong phòng riêng của con được kg ạ !
A Di Đà Phật
Kính bạch thầy
nhà con do chat hẹp nên có bố trí thờ ông bà và Phật bà Quan Âm chung trên 1 bàn thờ, tượng Phật Bà để trên 1 bệ gỗ cao hơn , gần đây con có lập 1 bàn thờ riêng thờ Phật Bà trên 1 kệ treo tường và hướng quay ra cửa chính nhưng khi làm xong vợ con không đồng ý buộc phải để lại chỗ cũ (vì vợ con không muốn bày biện nhiều trong nhà)
Vậy kính thưa thầy hướng dẫn con thờ thế nào cho đúng vì bàn thò hiện tại không quay ra cửa chính và thờ chung 1 bàn thờ khi cúng đồ mặn cho ông bà thì có được không?
Con cám ơn thầy
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Nguyễn Minh Châu,
*Bàn thờ Phật chung bàn thờ tổ tiên sẽ có điều thuận lợi và cũng có điều bất tiện. Thuận lợi, trên là chư Phật, dưới là tổ tiên. Khi dâng hương cúng Phật, đồng nghĩa dâng cúng tổ tiên. Bất tiện khi trên cúng Phật, dưới bày đồ mặn cúng tổ tiên. Điều này xuất phát từ việc chúng ta chưa thực sự giác ngộ đạo Phật. Một người khi chết sẽ không thể thọ hưởng được những đồ mặn của người còn sống dâng hiến, nguyên nhân vì họ đã không còn thân xác vật lý, vì thế muốn hưởng được, chúng ta phải thực hành theo đúng nghi thức cúng vong: có tụng kinh, trì chú Biến thực – Biến Thuỷ Chân Ngôn và quan trọng hơn cả là tâm chân thành của người thân dành cho người đã khuất. Được vậy, người mất mới được hưởng 1/7 phần công đức mà người còn sống đã làm. Điều này trên ĐVCT đã chia sẻ khá nhiều rồi. Mong bạn hoan hỉ đọc thật kỹ những chia sẻ liên quan để hiểu rõ hơn nhé.
*Bàn thờ Phật thực ra nói phải chọn hướng nọ, hướng kia mới đúng đó là nói về lý, nhưng thực tế chúng ta phải tuỳ thuộc vào điều kiện hoàn cảnh sống của mỗi gia đình. Quan trọng là nơi thờ phải cao ráo, thông thoáng và trang nghiêm. Quan trọng hơn nữa là tâm giác ngộ, muốn tu hành và đi theo con đường giáo dẫn của Phật. Kế đó hàng ngày thường phải tu hành, bỏ ác, hành thiện, giữ tâm thanh tịnh (xa lìa tham, sân, si…). Đó mới gọi là đích thực thờ Phật. Còn nếu việc thờ chỉ đơn thuần đề thỉnh thoảng dâng cúng hương, hoa, đồ ăn uống… rồi cầu tài, cầu lộc, cầu giàu sang, phú quý… thì đó là trái đạo, có chăng là một chút phước báu hữu lậu.
TN hy vọng hai bạn có sự bàn bạc thật thấu đáo trong việc thiết trí bàn thờ, bởi nếu không có sự thống nhất, tâm hai người mỗi người một hướng, việc thờ phụng sẽ không có lợi lạc.
Chúc hai bạn tỉnh giác và phát tâm tu học theo chánh pháp.
TN
Kính bạch thầy
Con có yêu một cô gái. Cô ấy bi bệnh và đã qua đời con rất yêu thương cô ấy con không biết làm gì để cho cô ây được siêu thoát và đầu thai .mong thầy giúp đỡ con..
Chào bạn Hoàng,
Cách dễ nhất là mỗi ngày bạn hãy thành tâm niệm Phật (càng nhiều càng tốt), rồi hồi hướng công đức cho cô ấy. Nếu có điều kiện thì bạn đọc, tụng kinh Phật, làm các việc thiện như phóng sanh, bố thí,.. Mỗi cuối ngày bạn hãy đến trước Tam Bảo, nếu nhà không có bàn thờ thì bạn hướng về Tây (trang phục chỉnh tề), tự nghĩ như đang đối trước Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng) mà nguyện..”Con xin đem tất cả công đức phước báo của việc niệm Phật, tụng kinh, phóng sanh,..hồi hướng đến cho (tên của người yêu bạn), cầu cho người ấy được sanh về cảnh giới an lành, và đến con cũng như tất cả chúng sanh, mong cho tất cả chóng thành Phật đạo”.
Chúc bạn sớm an vui.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Thưa thầy chồng con người ĐLoan đã mất. con đem hài cốt qua Vn gởi ở chùa có được không. khi tung kinh thì chồng con có nhận được phước báo đó ko
A DI ĐÀ PHẬT
TN xin chia buồn cùng bạn. Chuyện sanh-tử là chuyện bình thường của mỗi chúng sanh chúng ta, vì thế mong bạn sớm nhận ra được điều này để phát tâm tu đạo, giúp mình, giúp người cùng được an lạc.
Bạn có thể đem hài cốt của chồng bạn về gửi vô chùa tại VN, với điều kiện gia đình chồng và gia đình bạn đều đồng ý với tâm hoan hỉ. Việc gửi cốt tại chùa không phải là hết, quan trọng hơn cả là bạn phát tâm tụng KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN trong vòng 49 ngày, kế đó mỗi tuần thất cùng gia đình là lễ siêu độ cho ông xã, nguyện ông xã buông hết duyên trần, một lòng nhất tâm niệm Phật nguyện sanh về Tịnh Độ. Tâm của bạn hướng về đâu, tâm ông xã bạn có thể cảm nhận nơi đó. Người chết, chỉ còn thần thức rất bén nhạy, họ có thể nhận biết tâm người sống, vì thế bạn yên tâm làm tất thảy phước thiện, hồi hướng cho chồng bạn, trợ duyên cho anh ấy sớm được siêu sanh về Tịnh Độ. Đó là điều bạn nên làm. Muốn vậy bản thân bạn ngay từ giời cũng phải phát tâm tu đạo Phật thật chân chánh thì người chết và người sống mới cùng được lợi lạc.
Nguyện chúc hương linh chồng bạn sớm siêu sanh về Tịnh Độ.
TN
Kính thưa thầy:
Thầy cho con hỏi:
– Từ năm 1992 con ra hàng bán đồ thờ cúng gần nhà, con thấy phật Di Lặc, Đức Thích Ca và Phật Bà Quan Âm bằng sứ màu trắng nên con tự mua tự đặt lên ban thờ chung cùng gia tiên. Con cứ để như thế cho đến tận bây giờ là gần 30 năm. Giờ con thấy có rất nhiều tượng phật bằng đá hoặc bằng đồng rất đẹp vậy con có thể mua tượng khác về thay thế tượng cũ không ạ?
– Con chưa quy y ở chùa nào là do con không có nhiều thời gian để duy trì đọc không thường xuyên, vậy khi con rảnh con tự đọc có được không ạ?
A Di Đà Phật
Bạn Hoài Anh thân mến,
Theo mình nghĩ thì bạn không nên thờ Phật và gia tiên chung một bàn mà nên làm riêng hai bàn khác nhau. Bàn Phật phải cao và lớn hơn bàn thờ gia tiên thì mới được. Nói chung thì Thờ Phật Tại Nhà Cần Phải Biết Những Điều Kiêng Kị.
“Niệm Phật một câu phước sanh vô lượng,
Lễ Phật một lễ, tội diệt hà sa”
Thời nay Phật đã nhập Niết Bàn nên người ta dùng hình tượng Phật để thờ cúng và lễ bái. Nếu như bạn xem hình tượng Phật như là Phật thật vậy thì đúng là “lễ Phật một lễ, tội diệt hà sa”. Nên biết rằng một phần cung kính được một phần công đức, mười phần cung kính được mười phần lợi ích. Còn nếu như Dùng Tượng Phật Làm Đồ Trang Trí Mỹ Thuật Sẽ Bị Đọa
Không riêng gì hình tượng Phật mà kể cả kinh sách Phật cũng phải hết lòng tôn kính. Vì kinh sách Phật là đại diện cho Pháp Bảo. Như bạn cũng biết trên đời này chỉ có 3 món bảo vật tôn quý nhất gọi là Tam Bảo đó chính là Phật Pháp Tăng. Do vậy nếu Để Kinh Phật Bừa Bãi Khiến Thân Mang Bệnh
Nếu như bạn thấy thích tượng Phật mới, muốn thỉnh về thờ thì cũng được chứ không sao. Khi Chúng Ta Thỉnh Tượng Phật Về Nhà Có Cần Mời Thầy? Thế còn tượng Phật cũ bạn định xử lý thế nào? Không nên bỏ vào thùng rác nhé. Bạn hãy nên mang những tượng Phật cũ đó đến:
TRUNG TÂM TỊNH HÓA để nhờ quý thầy xử lý dùm cho:
Trụ sở: Chùa Phổ Quang – 64/3 Phổ Quang, P.2, Q. Tân Bình, TP.HCM; ĐT: (08) 3997 7100 – 0909 838 364 – 0984 166 377 Email: [email protected]
Các địa điểm tiếp nhận:
Siêu Thị Pháp Hoa: Chùa Phổ Quang – 64/3 Phổ Quang, P.2, Q. Tân Bình, TP.HCM, ĐT: (08) 3845 1828
Tổ In Ấn: 380/1 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.8, Q.3, TP.HCM. ĐT: (08) 3848 3800
Trung tâm Phật Ngọc: – 40 Cù lao, P.2, Q.Phú Nhuận, TP.HCM – ĐT: (08) 3517 2828
– 711 Lê Hồng Phong, Q.10, TP.HCM – ĐT: (08) 3979 7168
68 Phan Đình Phùng, P.2, Q.Phú Nhuận, TP.HCM – ĐT: (08) 3995 0888
Kho: Ấp An Hòa, xã An Phú, huyện Củ Chi, TP.HCM
Nếu bạn chưa quy y thì khi nào có dịp rảnh rỗi đến chùa nhờ quý thầy làm lễ quy y cho. Trong thời gian chưa quy y thì bạn vẫn có thể đọc kinh sách hay nghe giảng pháp để tìm hiểu giáo lý những lúc rảnh rỗi, không sao cả, điều này cũng tốt thôi. A Di Đà Phật