A. Mục đích của phương Pháp tọa thiền.
Tọa thiền là một phương pháp rất thông dụng, chẳng những trong đạo Phật mà ở ngoại đạo cũng vẫn có từ xưa.
Tọa thiền tức là ngồi để tham cứu một vấn đề gì. Thế nên, tọa thiền không phải là một phương pháp chứng quả thành đạo, mà là một trong vô lượng phương tiện giúp cho thân được an, để cho tâm không loạn và được chánh niệm chánh quán. Ngoại đạo chỉ chú trọng nơi thân mà không để ý đến tâm, trong khi thật ra, tâm mới là phần chánh, đáng chú trọng hơn cả.
B. Phương pháp tọa thiền.
Phần này chia làm ba:
1. Điều thân:
Thân lúc nào cũng làm duyên trợ cho tâm . Thế nên, nếu thân có những cử động thô thiển, khí lực sôi nổi, và lẽ tất nhiên tâm ý sẽ phù động, do đó khó mà nhập định được. Cho nên, trước khi tọa thiền, cần phải điều hòa thân. Vậy phải điều hòa thân bằng cách nào ?
a. Phải điều dưỡng sự ăn uống: Sự ăn uống đối với thân rất hệ trọng, vì bệnh thường phát sinh do nơi sự ăn uống. Có những thực vật hạp với cơ thể người này, nhưng lại không thể hạp với người kia, và trái lại. Dù sao, không nên dùng những thứ có dầu mở nhiều, tránh những chất hăng, kích thích thần kinh như càfé đậm, rượu, trà đậm, thuốc hút v.v… mà chỉ nên dùng những món ăn sơ sài trong sạch.
Trước giờ tọa thiền không nên ăn quá no mà chỉ ăn vừa đủ,vì nếu ăn quá no sẽ làm mệt dạ dày, ngồi không yên ổn. Không ăn chiều, lẽ tất nhiên là thích hợp đặc biệt với việc tọa thiền niệm Phật.
b. Y phục: Trước khi tọa thiền, phải tắm rửa cho thân thể được sạch sẽ để tránh khỏi ngứa ngấm trong người. Sau đó, trời lạnh thì mặc áo ấm, trời nóng thì dùng y phục mỏng, rộng rãi và sạch sẽ. Đai lưng (lưng quần) lúc nào cũng phải nới rộng ra.
Những điều trên đây giúp cho sự hô hấp dễ dàng và không bị lay chuyển bởi thời tiết.
c. Giữ thân cho được ngay thẳng và vững vàng: (Nghĩa là làm thế nào mà khi quên nó, không nghiêng ngã hay lay động). Muốn được như vậy, chỉ có cách duy nhất là ngồi, vì đi, đứng hay nằm không thể đạt được mục đích vừa nói trên .
Nhưng nếu ngồi mà thòng hai chân xuống, thì khi quên, thân lại cũng không vững. Hơn nữa lúc ở trong nhà, thất có bàn, ghế, giường v.v… thì không nói làm chi, nhưng khi ra ngoài vườn tược, đồng ruộng hay đến núi rừng để tọa thiền, khó tìm ra chỗ ngồi có thể thòng chân xuống được dễ dàng
Thế nên, chỉ có cách rút chân xếp bằng lại, là giúp cho chúng ta ngồi ngay thẳng và vững vàng mà thôi.
d. Cách ngồi: Có nhiều cách ngồi mà hành giả cần phải chọn lựa cho thích hợp với mình.
* Toàn già (cũng gọi là kiết già hay Kim Cang tọa): Gác bàn chân trái lên đùi bên mặt, gác bàn chân mặt lên bàn chân trái, gót hai bàn chân đều phải sát vào bụng.
* Bán già, có hai cách:
– Hàng ma tọa: gác bàn chân mặt trên đùi bên trái (như Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát).
– Kiết tường tọa: gác bàn chân trái lên đùi bên mặt (như Ngài Phổ Hiền Bồ Tát).
Trong ba cách ngồi, khi ngồi phải tập cho đầu gối sát xuống chiếu như nhau, hai mông cùng chịu đều như nhau thì mạch máu không bị cấn, chân không bị tê, cũng không nên dùng nệm quá dày. Một điều nên để ý, là thường lúc ban sơ, khi vừa ngồi kiết già hay nghe một chân nặng, một chân nhẹ. Để sửa chữa khuyết điểm đó, chỉ có một cách là dùng hai tay chống xuống chỗ ngồi để nâng toàn thể thân lên và hạ bên chân hay mông nhẹ xuống trước, bên nặng xuống sau, đôi ba lần thì hai chân hoặc hai mông sẽ đều, không còn cảm tưởng nặng nhẹ nữa.
Tay: Hai bàn tay để ngửa, bàn tay mặt đặt trên bàn tay trái, vừa sát bụng và để nhẹ trên hai bàn chân, hai đầu ngón tay cái đâu lại (Tam Muội ấn)
Phương pháp để bàn tay như vậy, theo cổ đức nói, làm cho điện lực trong thân lưu thông đều đặn, không biến thoát ra ngoài, giúp cho Tâm dễ an ổn.
Lưng: Tay chân đều đâu vào đó rồi, phải lay chuyển thân thể độ ba, bốn lần cho được ung dung và phải giữ xương sống ngay thẳng, chẳng khác nào một cây cột đối với cái nhà. Nếu cột xiêu thì nhà đổ vậy.
Đầu, cổ: Đầu và cổ cũng phải giữ cho ngay, nhưng không được ngước thẳng quá
Mắt: Mắt hơi nhắm lại, để chỉ còn thấy tướng trắng hay sáng bên ngoài mà thôi, đừng mở hẳn sẽ tán loạn; mà cũng đừng nhắm hẳn sẽ bị hôn trầm.
Miệng: Miệng phải ngậm lại, chót lưỡi để trên chân rằng hàm trên, răng phải để cho thong thả, đừng cắn cứng lại, nhờ đó hơi thở sẽ nhẹ nhàng.
2. Điều tức:
Khi thân đã nghiêm chỉnh rồi, bấy giờ hành giả mới bắt đầu thở ra nhẹ nhàng nhưng cho dài, tâm nghĩ tất cả ô trược trong thân đều tựa theo không khí mà ra ngoài hết. Đến khi hít vô cũng phải nhẹ nhàng và cho dài, nghĩ bao nhiêu điều thanh tịnh bên ngoài đều vào trong hết.
Làm như vậy được hai ba lần hay đến năm bảy lần nếu cần, cho trong thân được khoan khoái. Sau đó phải giữ hơi thở nhẹ nhàng thong thả, suông êm, dài ngắn cho quân bình.
Nên để ý, khi điều hòa hơi thở hành giả thường gặp hai lỗi sau:
a. Phong tướng: tức là hơi thở ra hít vào, nghe có tiếng gió, do vì hơi thở quá mạnh.
b. Suyễn tướng: tức là tuy thở ra vào không nghe tiếng, nhưng lại gấp rút hoặc rít sáp không thông.
Nếu khi ngồi tĩnh tọa mà thấy hai tướng trên đây, đó là triệu chứng tâm không được an định.
Nếu khéo điều nhiếp, dùng sổ tức thở ra hít vào thong thả, ít lâu sẽ thuần thục, tự nhiên hơi thở sẽ điều hòa, huyết mạch được lưu thông, trong người sẽ được ung dung khoan khoái.
Thế nên, điều hòa hơi thở là một công phu hệ trọng đối với phép tĩnh tọa.
3. Điều tâm:
Trước khi tọa thiền, hành giả có phát tâm trước, hoặc sổ tức, hoặc quán bất tịnh, hoặc niệm Phật v.v…
Nếu đã phát tâm niệm Phật, thì hành giả phải nghĩ Ta- bà ngũ trược, nhớp nhơ, là nguồn gốc của muôn ngàn thống khổ, nơi thân và hiện cảnh, phải làm thế nào thoát ly cho được, tức là phải yểm ly (chán nản) sanh tử nơi Ta bà mà cầu sanh về Cực Lạc.
Hành giả nhớ ngay đến cảnh Cực Lạc thuần vui không khổ, có đủ thắng duyên, thắng cảnh trợ lực cho hành giả mau thành Phật quả, quảng độ chúng sanh, đến đức Phật A- Mi- Đà tướng hảo quang minh, lúc nào cũng duỗi lòng từ tiếp dẫn chúng sanh về Cực Lạc quốc.
Lúc bấy giờ, hành giả khởi niệm câu dài “ Nam mô Tây Phương Cực Lạc thế giới Đại từ Đại bi tiếp dẫn Đạo sư A- Mi- Đà Phật”, rồi lần lần thâu ngắn lại còn bốn chữ “ A Mi- Đà Phật” lúc đầu niệm lớn, sau niệm thầm để nhiếp tâm cho an trụ vào đó. Khi niệm ra tiếng hoặc thầm, đều cần thiết là phải niệm cho tiếng nổi rõ trong tâm chậm rãi, tâm ý nghe rõ, nhận rõ từng tiếng, từng chữ, tức là “ Quán trí hiện tiền”. Nếu không tâm sẽ tạp niệm (tán loạn), hay ngủ gục (hôn trầm).Nếu tán loạn, không rõ, lơ là hay khi hôn trầm muốn đến, hành giả phải cử tâm ngay bằng cách chú ý đến câu niệm Phật.
Có khi hành giả cố gắng kiềm tâm, nhưng tâm vẫn chạy và nếu tâm chạy mãi, thì có cách phải niệm Phật và nghĩ ở hai đầu ngón tay cái, đầu hai ngón chân cái hoặc nghĩ ở nơi cái rún mà niệm.
Làm như vậy, thần kinh hệ sẽ hạ xuống, tức là cái tâm sẽ hạ xuống mà bớt tán loạn.
Còn nếu bị hôn trầm thì phải nghĩ ở đỉnh đầu hay ở trán mà niệm thì sẽ hết, vì ý chí phấn khởi.
Hoặc hành giả có thể niệm theo phương pháp “ Thập niệm ký số”, là khi niệm Phật, phải ghi nhớ rành rẽ từ một đến mười câu, hết mười câu liền trở lại một, cứ như thế xoay vần mãi. Nhưng phải niệm trong vòng mười câu mà thôi, không được hai mươi, ba mươi câu, lại không nên lần chuỗi vì dùng tâm ghi nhớ. Có thể phân làm hai đoạn từ một đến năm, từ sáu đến mười. Hoặc còn thấy kém sức lại chia ra làm ba hơi, từ một đến ba, bốn đến sáu, bảy đến mười.
Cần để ý: niệm nhớ và nghe phải rõ ràng, vọng niệm mới không xen vào được. Dùng phép này lâu sẽ được nhất tâm.
Điều tâm là pháp môn tu chủ chánh. Nếu có sự biến chuyển nơi thân, không nên để ý đến, mà phải chuyên gìn chánh niệm.
C. Phương Pháp giải tọa (xả thiền)
Khi xả thiền, hành giả làm ngược lại tất cả. nghĩa là trước hết phải xả nơi tâm, kế xả nơi tức và sau cùng là xả thân.
1. Xả tâm: Hành giả phải nhớ lại, coi hiện giờ mình ngồi ở chỗ nào, nãy giờ mình làm gì, nhớ coi mình có tán loạn hay hôn trầm không, và dù có hay không, cũng vẫn hồi hướng công đức về Tây Phương để trang nghiêm Tịnh độ.
2. Xả tức: Sau khi xả tâm xong, hành giả mở miệng thở ra vài hơi thật dài để cho khí nóng trong người giảm bớt, và để hồi phục lại trạng thái bình thường như trước khi tĩnh tọa.
3. Xả thân: Tâm, tức đều xả xong, lúc bấy giờ hành giả se sẽ giao động nơi lưng và cổ. Khi mạch lạc chạy đều, từ từ duỗi hai tay ra, lấy hai bàn tay xoa nhè nhẹ với nhau, rồi xoa lên mắt. Sau đó uốn lưỡi một vài lần và nuốt chút nước miếng.
Tay và mắt xả xong, đến lượt hai chân. Trước hết phải lấy tay xoa hai bắp vế, rồi tháo lần lần hai chân ra, thoa hai bắp chuối và hai bàn chân. Khi nghe hai chân nóng hết rồi, hành giả chuyển động nhè nhẹ toàn thân rồi đứng dậy, đi tới đi lui.
D. Những điều cần thiết để tọa thiền có kết quả.
Hôn trầm, ngủ nghỉ là một chướng ngại trong việc tu thiền, thế nên nơi thân phải bớt ngủ nghỉ.
Phật dạy đầu hôm cuối đêm thì tham thiền, nửa đêm thì tụng kinh để tự tiêu tức, nhưng nếu mình không kham nổi thì nên bớt sự ngủ nghỉ. Ban đêm chỉ nghỉ ba canh, từ 11giờ đến 04 giờ sáng thôi, đó là lời dặn dò của cổ đức vậy. Còn nơi tâm thì phải có sự điều nhiếp theo hai cách dưới đây:
1. Không niệm tham dục.
2. Không niệm sân hận.
Nếu thực hành hai cách này mà không đắc lợi trên đường chánh định, hành giả phải kiểm điểm lại nơi tâm coi sanh tội lỗi chi không. Hằng ngày phải nói lời dịu dàng, hòa nhã cho tâm lắng xuống. Đối với người và vật, giữ cho tâm mát mẻ và luôn luôn nhẹ nhàng.
Ngoài giờ tĩnh tọa, phải giữ câu niệm Phật không rời tâm.Tâm tương ưng với chánh định thì phát ra khinh an, trong thân sẽ thấy khoan khoái. Thân tâm hiệp nhất, thân cảnh không hai.
Lúc bấy giờ hành giả ở trong định vắng lặng sẽ thấy thân tướng Phật, nghe Phật thuyết pháp và những cảnh giới nhiệm mầu không sao kể xiết… Đó là tướng niệm Phật thiện căn phát hiện do công phu tọa thiền niệm Phật mà thành công vậy.
Trích HƯƠNG SEN VẠN ĐỨC
Tác giả: HT. Thích Trí Tịnh
Nhà Xuất Bản Phương Đông TP. HCM 2006
ngay ngay con deu niem phat,van thuong roi rac niem phat xen ke niem chung sanh trong sinh hoat hang ngay, con cung khong buon vi qua do con nghiem ra duoc nhieu dieu. co dieu con khong hieu: khi phat hien va dung lai niem chung sanh thi niem phat va niem than chu da van vang len trong tam thuc ma khong biet da khoi niem tu khi nao, vay nghia la loan niem??? cach nao cho con khac phuc??? xin quy thay co va dao huu hoan hy chi day cho con.
truoc khi ngu con niem phat cho den khi tam thuc “me man”,khi khong con y thuc duoc ve niem nua thi nhung hinh anh gi do(cu nhu dang nam mo)lai xuat hien, va khi xuat hien con van con biet de phat hien ra.con khong hieu sao tam thuc minh lai loan tuong nhu the.
neu cu mai de tam vao chanh niem thi lam sao ngu, neu tha long ca than tam thi lai loan niem. khi ngu cung giong nhu chet,vay neu minh khong lam chu duoc thi than thuc minh se ra sao.
con that ban khoan ma nan giai. xin moi nguoi giup cho con dinh huong ro loi di cua minh
a di da phat. con xin danh le
Truoc tien ban phai tu hoi rang tam cua minh dang o dau neu ban tim duoc thi la chanh noi ma troi da phu cho ta cai linh tanh hay con goi la linh hon con dat cho ta the xac ban phai biet no tu dau den va den the gian de lam gi thi khi do ban moi co the thoat ra duoc cai nghich canh ma ban dang can niem de thoat khoi tran ai ma cac vi tien phat thanh hien dieu da lam duoc ban phai di tim cho duoc cai linh tanh ma troi da phu cho ta cha me la nguoi da cho ta the xac hai cai nay no hoa hop vao nhau moi tro thanh mot vat the song. Co the con nguoi chung ta ton tai 2 con nguoi linh tanh va the xac nhung the xac mot se tro ve cat bui con linh tanh bat diet . Con nguoi bi luan hoi nhieu kiep do chang qua la thay nha doi cho o ma thoi chu khong thoat khoi duoc nen khi ban niem con van luan quan boi nhung kiep so xa xua ma ban con no cua kiep cu no van tiep ban nhu hinh voi bong khong dut ra duoc. Muon duoc ban phai cai noi ma cai linh tanh ma con nguoi ton tai duoc no ra vao bang cua nao thi luc ban se co the tim duoc duong quay ve co huong noi ma ban den. Vi nhu cac vi Phat tren tran co mot vet son mâ moi nguoi ai cung chua co duoc. Duc phat cung tu con nguoi ma thanh phat vay chung ta tai sao cung la nguoi tai sao lai khong the thanh phat. Khi tim duoc roi luc do ban se lieu nguyen cua nhung kiep truoc ma tra cho het thi luc ay khi ban niem se khong con nhung phien nao quanh quan luc ta moi co the tiep nhan duoc hao quang cua tien phat duoc . Mach bao ban mot ti khi niem dieu truoc tien can nhat la an chay khi ay tam moi sach. Chao ban hen gap lan sau se chia se nhieu hon
Đường Về Cõi Tịnh : Xin quý đạo hữu vui lòng Gõ Tiếng Việt Có Dấu
con là phật tử mới quy y được 2 tháng, nhưng con chưa ăn chay được ngày nào, con là người nội trợ chính trong gia đình, nhiều lúc còn phải sát sinh gà, vịt. Như vậy con có tội không.Xin quý thầy hoan hỉ hồi hướng cho con. A di đà phật.
An chay la dieu ma moi nguoi tren the gian nay can phai lam. Nhung no cung tuy theo can co ma hinh thanh trong tam tri cua moi nguoi . Neu noi la phat tu thi phat trong tuong se thanh phat chung ta hoc theo nhung duc tinh cua tien thi thu suy nghi lai xem tien phat tu xũaden nay co vi phat nao an man khong va sat sinh chung sinh khong dieu do chung ta can phai hieu. Tien phat rat tu bi khong co chap truoc vi the ban dung co nhung suy nghi mong ve tri tue cua minh ma phai tu khang dinh dau la viec canp phai lam . Vi nhu luc to hue nang la to su nhung khi ngai nhan y bat da chiu kho song chung voi dam tho san an chay ma phai nau rau chung voi thit rung tuy ngai an chung nhu the nhung tam niem luon nghi do chay nen moi thu dieu khong cam do duoc tam dinh cua to hue nang. Cung nyu ban tuy nguoi giu vai tro trong gia dinh nau an man cho ca nha nhung tam ban cu kien dinh huong ve phat thi se vuot qua duoc rao can cua the gian do la nyung phien nao thu thach tren buoc duong tu dao cuan phai manh me doi mat voi su that khong tranh ne neu ban cu la minh khong lam duoc thi mai mai ban chi la con so khong minh phai tu khang dinh cho chinh ban sau nay khi tram tuoi gia quay ve chi mang theo cong va toi ma thoi tat ca deu phai bo lai vi vay gia dinh van phai lam tron nhung ma co hop roi cung co tan . Noi it ban hieu nhieu hen gsp kan sau
Đường Về Cõi Tịnh : Xin quý đạo hữu vui lòng Gõ Tiếng Việt Có Dấu
Gửi Thủy mình có cách này khá hay ví dụ như bạn bình thường dùng 50 nghìn để mua thịt, cá thì bây giờ bạn dùng 40 nghìn để mua thịt,cá thôi còn lại thì dùng để phóng sanh hồi hướng về cho gia đình dần dần gia đình chị sẽ ăn chay thôi 🙂
Gửi bạn Thủy.
– Sát sinh tất nhiên là có tội. Tôi khuyên bạn nên sám hối không giết thêm nữa, mặt khác phải ăn chay và phóng sanh, thì tội bạn mới hết.
– Không nên bảo người khác phải hồi hướng cho mình khi mình vẫn tạo nghiệp sát sinh. Tự mình làm và tự mình sửa không ai thay thế được. Việc hồi hướng có tác dụng với người có tâm sám hối. Người khác chỉ là trợ duyên còn chánh nhân là bạn.
– Nếu ăn chay không được thì có thể ăn tam tịnh nhục (không thấy, không nghe, không vì mình mà giết). Còn tốt hơn thì ăn chay 6 ngày, 10 ngày cũng được.
Nam mô A Di Đà Phật. Bạch thầy, khi ngồi toạ thiền có niệm Phật không và niệm Phật có sự đau đớn không?
Đường Về Cõi Tịnh: Xin đạo hữu hoan hỉ tập gõ tiếng Việt có dấu để đọc giả dễ theo dõi và tránh hiểu lầm. A Di Đà Phật.
Niệm Phật (niệm thánh hiệu A Di Đà Phật) có thể áp dụng cho cả 4 oai nghi: Đi, đứng, nằm, ngồi. Do vậy ngồi tọa thiền, thân an ổn, tâm chuyên chú câu Phật hiệu là rất tốt.
Niệm Phật thì tâm an lạc, thanh tịnh. Còn niệm cái thân này thì sẽ có đau đớn, có khổ, có phiền não. Vậy phải xem tâm mình thường niệm cái gì đây…
A Di Đà Phật.
Con muốn cầu cho người yêu con sống lâu hơn.mong sao cho người con yêu và con được hai bên gia đình chấp thuận.con nên làm gì bây giờ ạ.
Con mong thầy hãy giúp con
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Trần Thị Hà Lương,
*Bạn muốn cầu cho người yêu bạn sống tới bao nhiêu năm? 70, 90, 100, 120 tuổi? Rồi sau những năm đó là gì? một điều chắc chắn là người yêu bạn cũng sẽ phải chết. Con người sanh ra đều phải tật bệnh, già, chết. Bản thân bạn cũng không ngoại lệ. Bạn có thể khẳng định bạn cũng sống thọ được như số tuổi mà TN làm ví dụ nêu trên không? Nếu được, kể như hai bạn thực là hạnh phúc. Nhưng chắc chắn là bạn không có khả năng đó. Tại sao? Bởi mỗi người đều có phước báu, nghiệp lực khác nhau, cũng vì thế sự thọ mạng mỗi người cũng không giống nhau. Trong Kinh Vô Thường Phật thuyết có 4 câu TN thấy chúng ta phải nên quán chiếu cho thật kỹ:
“Dẫu cho tuổi thọ trăm năm đủ
Chẳng khỏi vô thường não bức thân
Sanh, già, bệnh, chết thường đeo đuổi
Chẳng có lợi gì cho chúng sanh”.
Đời người sống tới 70 tuổi kể như đã là người cổ, nhưng tới 100 tuổi thì cũng không vượt ra ngoài sự rình rập, não hại của con quỷ vô thường, vì thế Phật mới nói: “chẳng có lợi gì cho chúng sanh”. Chẳng lợi, hàm nghĩa: sống tới 100 năm mà không biết mình từ đâu tới, khi chết mình sẽ đi về đâu? thì đó là một sự sống trong điên đảo, trong sanh tử luân hồi.
Do vậy, điều bạn nên làm, TN nghĩ không phải là lo cầu cho người yêu sống lâu trăm tuổi để hưởng lạc hạnh phúc; trái lại bạn phải hiểu và lý giải: bạn từ đâu tới? Khi chết bạn đi về đâu? Muốn trả lời câu hỏi này thì ngay khi sống, khi còn mang thân người bạn phải hiểu nhân quả là gì? Vô thường là gì? sanh, già, bệnh, chết là gì? Nếu những điều này bạn bỏ qua hoặc bạn coi thường, TN nghĩ những mong cầu của bạn là thiếu cơ sở, đương nhiên là phi hiện thực.
*Vợ chồng là duyên-nợ. Người không duyên-nợ tất chẳng thể gặp lại. Duyên có lành, có dữ; nợ có ít, có nhiều. Nếu bạn và người yêu có duyên lành, nợ ít, tất chẳng có gì cản trở được; ngược lại duyên dữ, nợ nhiều thì dẫu bạn muốn cũng chẳng thể. Đó là nhân-quả. Bạn muốn có một đời sống thực sự hạnh phúc (trong đạo gọi là an lạc), ngay bây giờ bạn phải bắt tay vào để tu đạo Phật, bởi chỉ có đạo Phật mới có thể giúp bạn tạo dựng một tình yêu, cuộc sống, sự nghiệp thành đạt. Lý do? Bởi bạn đã hiểu và tuân thủ theo nhân-quả.
Lời khuyên với bạn: hai bạn hãy triệt tiêu những ý nghĩ nông nổi, hoài bão hão huyền, phi thực tế; hãy dũng mãnh đến với đạo Phật, phát tâm tu đạo Phật để chuyển hoá nghiệp lực bản thân và thay đổi số mệnh chính mình. Nhờ đó, cả hai bạn đều được lợi lạc.
TN
cho con xin hỏithầy ạ ,con chưa quy y, nhà con không có bàn thờ phật,nhưng sáng nào con cũng lên hương ở bàn thờ gia tiên và trì tụng chú đại bi, mục đích để tâm an lạc và mong sự an lành đến gia đình con, con cũng ăn chay 4 ngày trong tháng và cũng cố gắnglàm theo lời phật dạy, con không có thời gian lên chùa nghe giảng thuyết phật pháp mà tối về con vào mạng nghe thôi ạ . vậy con trì tụng có sao không ạ ?
A Di Đà Phật
Con mỗi khi ngồi Thiền đều niệm phật như sau :
A Di ( thở vào đồng thời bụng căng lên)
Di Đà ( thở ra đồng thời bụng xẹp xuống)
Xin Quý Thầy xem xét con hành pháp như vậy có đúng với tông Tịnh Độ không ? .
Con rất sợ lầm đường lạc lối .
A Di Đầ phật
A Di Đà Phật
Gửi bạn Phạm Thúc Bằng!
Ở đây chúng ta đang tu tập theo pháp môn Tịnh độ, tọa thiền chỉ nhằm giúp cho thân an, tâm tịnh mà dễ đạt chánh niệm khi niệm Phật. Khi bạn tọa thiền, hít vào xẹp bụng niệm A Di, thở ra căng bụng niệm Đà Phật, bạn đã tập trung khí lực quá mức vào phần bụng- lâu ngày tất dễ sanh bệnh. Hơn thế nữa, việc hít vào, thở ra (xẹp bụng, căng bụng) khiến cơ thể có sự dao động, lúc này việc tọa thiền xem ra không phát huy tác dụng (giúp thân tâm tĩnh lặng) nữa.
Do vậy, khi bạn toạ thiền niệm Phật, hít vào niệm A Di, thở ra niệm Đà Phật bạn nên hành nhẹ nhàng, từng nhịp đều đặn, thần thái thả lỏng.
Chúc bạn tu tập đạt nhiều kết quả!
Nam mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Bạn Phạm Thúc Bằng,
Pháp bạn đang thực hành gọi là Thiền-Tịnh song tu.
Thông thường khi mới tu thiền để dễ định tâm, người Phật tử dùng pháp quán hơi thở ra-vô theo chiều căng-xẹp của bụng. Nghĩa là chỉ cần nhiếp tâm theo dõi hơi thở ra-vô thật đều đặn, ngoài ra không quan tâm đến bất cứ việc gì khác, lâu ngày tâm sẽ dần an định. Nếu bạn muốn kết hợp quán hơi thở ra-vô theo 4 chữ A Di-hít vào – Đà Phật-thở ra cũng rất tốt, với điều kiện miệng không được niệm mà chỉ dùng tâm niệm Phật để nhiếp theo hơi thở ra-vô đều đặn thì sẽ không có trở ngại, nhưng nếu bạn tách riêng làm hai pháp cùng một lúc thì sẽ bị tổn khí và dẫn đến nhức đầu, chóng mặt hay bốc hoả lên mắt, lên đầu.
Nếu cách bạn đang thực mà thấy an lạc thì bạn đang hành đúng pháp, cứ dũng mãnh hành trì. Ngược lại, thì bạn nên thay đổi cho phù hợp.
TĐ
Mỹ Diệp nói:”hít vào xẹp bụng niệm A Di,thở ra căng bụng niệm Đà Phật”.Bạn nói vậy là sai rồi. Đúng phải là:”hít vào căng bụng
niệm A Di,thở ra xẹp bụng niệm Đà Phật”. Vậy mới đúng.
Mỹ Diệp nói:”việc hít vào ,thở ra (xẹp,căng bụng)khiến cơ thể có sự dao động,lúc này việc tọa thiền xem ra không phát huy tác dụng giúp thân tâm tĩnh lặng nữa”. Bạn Mỹ Diệp cũng lại sai ở câu này. Phải biết rằng ngồi tĩnh tọa chú tâm vào hơi thở ra-vô(xẹp,căng bụng),ko suy nghĩ gì đến việc khác,cũng là 1 phương pháp giúp cho thân tâm đc an,tâm ko bị tán loạn.
Mình có vài lời góp ý chân thành,hy vọng bạn rút kinh nghiệm cho những lần comment sau.Điều gì biết rõ thì mới gửi comment. Comment sai,nhiều khi có thể dẫn đến hậu quả lớn đó.
A Di Đà Phật . Cám ơn mọi người đã chỉ bảo . A Di Đà Phật
A di đà phật . huynh Trung Đạo
Cho Đệ hỏi thêm là. Đệ cũng đang nghe Kinh Vô Lượng Thọ giảng giải của HT. Tịnh Không.
Đệ vừa nghe kinh vừa niệm A Di Đà Phật . cho Đệ hỏi là như vậy có đúng pháp không.
Và có nên như vậy không. Nếu như vậy thì cần Quan Tâm và chú ý đến điều gì . Để được hiệu quả cao nhất. Đệ đời này cũng đã nhận thức rõ việc Tu Hành. Đệ Quyết Tâm đời này đến được Tây Phương Cực Lạc. Hiềm nỗi Đệ Tập khí thô ác rất là nhiều. Thiếu tinh tấn, thường Phan Duyên. Thường bị cảnh trần đoạt. Không thường nhớ Niệm Di Đà. Mong huynh chỉ bảo
A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Bạn Phạm Thúc Bằng,
1. HT Tịnh Không luôn dạy: Một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu. Vì thế khi tụng kinh, nghe pháp, niệm Phật bạn cũng nên tuân theo lời khuyên đó, nghĩa là: tụng kinh thì chuyên nhiếp tâm để tụng kinh, niệm Phật, trì chú, nghe pháp cũng vậy, không khởi bất cứ một niệm nào xen tạp. Đó là nói về Lý, nhưng đi vào Sự thì phải trải qua quá trình hành trì, quán chiếu, đúc kết lâu dài, chúng ta mới chứng nghiệm được. Tại sao HT Tịnh Không khuyên vậy? Đơn giản vì tâm chúng ta là phàm phu, đầy uế trược, vì thế hễ khởi tâm động niệm là có sự phân biệt, chấp trước: hay-dở, đúng-sai, phải-quấy, tốt-xấu, cao-thấp, tà-chánh…khi những thứ tâm này khởi lên, đồng nghĩa lúc đó tâm chúng ta (chân tâm) đã bị phiền não che lấp, đương nhiên lúc đó mọi chuyện diễn ra (sự hiểu biết) chỉ là vọng trong vọng. Điều này chúng ta phải khéo léo quán chiếu mới nhận ra được.
2. Các pháp của Phật đều là chân thật nghĩa, nhưng mọi pháp đều không ngoài nhân duyên, mà đã là duyên thì có sanh, có diệt. Vì thế khi học pháp chúng ta phải dùng chánh kiến, chánh tư duy để quán chiếu: điều nào hay, giúp mình tiến tu, có hiệu quả, thì quyết vận dụng, nắm giữ cho chắc, điều gì không hợp, chớ nên áp dụng, cưỡng cầu. Pháp hay, học rồi, thành tựu rồi thì xả bỏ, chẳng nên ôm chấp rồi sanh chấp pháp, kẹt cứng trong pháp. Trong đạo gọi là bị pháp chuyển. Phật pháp dụ như thuyền bè mà Phật nói là nghĩa đó.
3. Ai trong chúng ta không có nghiệp thô ác? Nếu không có thì chúng ta không có mặt trong cõi này rồi. Khác ở chỗ: biết rồi thì phải sửa và tận tâm sửa. Tu không gì khác là sửa-sửa…không ngưng nghỉ. Niệm Phật chính là pháp tự sửa mình, bởi Phật chính là Giác. Niệm niệm Phật đồng niệm niệm giác, vì thế Chư Tổ mới ví: niệm Phật nhất thinh, tuệ khai vô lượng. Hàng ngày chúng ta niệm 3-5-7-10 ngàn câu Phật hiệu vậy mà phiền não vẫn chất chồng. Nguyên nhân này từ đâu? Bạn có thể hoan hỉ lý giải cho mọi người cùng sáng tỏ?
Trên ĐVCT cũng có rất nhiều thiện hữu tri thức, vì thế bạn có vướng kẹt gì xin cứ hoan hỉ chia sẻ để mọi người cùng trao đổi, tạo sự lợi lạc cho đại chúng.
Chúc thường tinh tấn
TĐ
Nguyên nhân Đệ thường khởi phiền não:
Đều do thói quen xấu từ trước luyện tập đã quá thuần thục.
Mặc dù đã cố gắng đè nén nó . nhưng vẫn bị nó kéo … kéo Điên Đảo.
Vấn đề này đối với Đệ bây giờ không phải là vấn đề nữa . bởi Đệ hiểu được không ai có thể giúp mình . Chỉ có mình với giúp được mình mà thôi. Nhưng Đệ đang rất cần các phương pháp để giải quyết các vấn đề mà Đệ đang mắc phải .Đệ đang đề cập đến phương pháp hành trì . Đệ cảm thấy điều này rất là quan trọng.
Huynh Trung Đạo , đệ rất mong huynh có thể chia sẻ cách hành trì của huynh . MỘT CÁCH , ĐẦY ĐỦ , CHI TIẾT NHẤT .Về cách huynh TU TẬP .
Đệ muốn có được 1 cuốn giáo trình về cách Tu Niệm Phật của huynh.
Điều Đệ muốn đề cập phương pháp hành trì là như thế này :
Khi huynh đi huynh niệm phật thế nào ( hơi thở . to hay nhỏ .thập số hay chỉ A Di Đà Phật. Vì sao lại như thế ?
Khi huynh ngồi thiền Huynh niệm phật làm sao ? Tại sao lại như thế ?
Khi huynh làm cách công việc nặng ( dùng sức lực ) huynh niệm như thế nào . hơi thở ra sao ? Tại sao lại như thế ?
Và Đệ đang có rất nhiều câu hỏi tại sao ?
Nhưng nhìn chung Đệ muốn biết cách mà huynh và các vị đồng tu NIỆM PHẬT LÂU NĂM . Cho biết cách thức niệm phật thế nào để không cản trở việc Niệm Phật. Để cho câu phật hiệu không chướng ngại đến hơi thở . Vì đệ thấy nhiều lúc niệm phật rất rất là khó chịu ( nhiều lúc chẳng lấy hơi thở được dẫn đến thân thể rất là bức xúc ) . Và Đệ hiểu được rằng Đệ Niệm phật chưa đúng .
Mong huynh Trung Đạo và các vị đồng tu Niệm phật giải đáp
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Bạn Phạm Thúc Bằng,
1. TĐ xin có vài hàng chia sẻ cùng bạn như sau: Khi TĐ mắc bệnh, đi khám bác sĩ, vị bác sĩ sẽ hỏi TĐ lý do đi khám và lúc đó TĐ sẽ phải kể nguyên do, lúc đó vị bác sĩ mới chẩn khám và kê đơn thuốc để điều trị.
Bạn mắc bệnh, nhưng không nói bệnh gì? Mà chỉ nói chung chung “do thói quen xấu từ trước luyện tập đã quá thuần thục” thì dường như bạn là bệnh nhân đang dấu bệnh, mà như thế thì TĐ và các đạo hữu khác thật khó mà góp ý cùng bạn.
2. Tất cả các bệnh nếu không phải do thời thiết, ăn uống, sinh hoạt ngủ nghỉ không điều độ gây nên, đều có thể coi là nghiệp bệnh. Nghiệp thì có dày, mỏng, dữ, lành. Vì thế sự hoá giải cũng là lâu, chậm, toàn phần hay từng phần. Khi biết mình mắc nghiệp bệnh mà dùng sức để đối chọi với nghiệp thì sự đối kháng sẽ them mãnh liệt và (nếu không khéo) thì bị nghiệp bủa vây và hàng phục. Vì thế muốn chuyển hoá nghiệp và hoá giải tận gốc thì bạn phải tìm ra cái nhân sanh ra bệnh nghiệp. Thấy rõ nhân, phải triệt phá cái nhân đó thì nghiệp mới không có cơ hội để kết quả. Ví thử: Một người thích lướt những trang web “đen”. Nhân muốn lướt web “đen” không phải là do tay thích nhấn chuột, mắt thích ngắm nhìn những hình ảnh bất tịnh, rồi thân hành theo những việc bất tịnh đó. Vậy cái nhân là gì? Từ Ý thích tham dâm. Khi ý khởi dâm, thân sẽ tìm đến những phương tiện kích dâm, rồi để cho 5 căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân hành dâm. Vì thế khi ý khởi dâm, ngay lập tức phải dùng Phật hiệu: A Di Đà Phật! Niệm niệm liên tục cho tới khi bặt ý dâm mới thôi (trường hợp này gọi là cấp cấp niệm Phật). Muốn vậy, thường ngày, mọi nơi chốn, tuỳ theo duyên cảnh, tâm phải thường nhiếp 6 hay 4 câu hồng danh A Di Đà Phật. Được vậy, khi đối cảnh, tự tâm đã triệt phá những chủng tử tà dâm. Lý do? Bởi Phật là giác. A Di Đà Phật là Vô Lượng Giác. Hàng ngày, hàng giờ chúng ta thường niệm A Di Đà Phật chính là chúng ta đang sống trong tỉnh giác vậy.
3. Niệm Phật phải tuỳ duyên nhưng bất biến. Hai chữ tuỳ duyên rất quang trọng, nghĩa là: nơi nào thuận duyên thì ta niệm lớn; không thuận thì ta niệm nhỏ; thậm chí có thể niệm trong tâm (còn gọi kim cang niệm). Chúng ta có một sự chấp trước rất cang cường và mãnh liệt, nghĩa là niệm thầm sợ Phật không nghe thấy, hay các chúng sanh vô hình không nghe thấy, vì thế cứ phải tận sức niệm cho thật lớn. Thực tế niệm thầm hay lớn công đức đều như nhau, ăn nhau ở tâm cung kính và chánh niệm. Khi mới tu học chúng ta hay vướng chấp hình tướng: phải ngồi bán già, kiết già, phải đối trước bàn thờ Phật, phải có hương, hoa… thì mới trang nghiêm và cung kính. Đó chỉ là nghi thức, những nghi thức này khi có điều kiện, có thời gian chúng ta nên tuân thủ, bởi trang nghiêm đạo tràng là cần thiết, nhưng đạo tràng là gì? Ở đâu? Điều này chúng ta phải biết: ở chính ngay tâm của chúng ta. Vì thế, nếu đối trước Phật, trước bàn thờ Phật mà tâm chúng ta không cung kính (còn gọi là tâm phóng dật) thì ngay lúc đó dẫu ta có niệm, có lạy, có sám hối thiên vạn hồng danh cũng chỉ là thiên vạn lần bất kính. TĐ nói vậy để chúng ta ý thức: phải phá bỏ tâm chấp tướng khi tu học thì mới có sự lợi lạc. Cái lý tuỳ duyên cũng có nghĩa phải khéo léo. Nơi nào nên niệm Phật thì ta niệm, nơi nào không nên thì chẳng nên miễn cưỡng. Ví thử trong một bàn nhậu la liệt rượu, bia, đờn, ca, nhảy múa, tán chuyện thị phị mà ta cứ ngồi lầm rầm niệm Phật thì thật vô duyên. Trái lại, lúc đó chỉ cần nói vừa đủ, nghe vừa đủ, nhìn vừa đủ, tất thảy đều trong tầm kiểm soát để không tạo nghiệp, chính là ta đang niệm Phật.
4. Niệm Phật như thế nào mới đúng? Khó có câu trả lời chuẩn xác, bởi tuỳ theo thiện căn và trí lực của mỗi người. Có người niệm 4 chữ thấy an lạc. Có người niệm 6 chữ mới thấy an lạc. Có người phải kèm 7 chữ: Con Nam Mô A Di Đà Phật mới thấy an lạc. Có người niệm A Mi Tuo Fo. Có người niệm A Mi Đà Phật. Có người niệm A Di Đà Phật. Có người niệm tự do, có người niệm theo pháp thập niệm ký số, có người niệm 3,5,7 Phật hiệu một hơi…v.v… tất cả chỉ là khái niệm về pháp niệm Phật chứ không phải là quy định buộc chúng ta phải tuân thủ. Vậy bạn chọn cách nào? Phải nương theo tâm (tâm chánh niệm) của bạn, nghĩa là trong số những phương cách trên bạn chọn ra một cách cho hợp với căn cơ và sức lực của mình, phát tâm thanh tịnh, dũng mãnh tu học không ngưng nghỉ (tin sâu, nguyện thiết, thực tâm hành), chắc chắn sẽ có lợi ích. Khi tu học bạn phải có chánh định. Chánh là không nghiêng ngả lúc trắng lúc đen, lúc mê, lúc giác. Định là sự kiên định vững chắc (tâm đạo) không thể thay đổi hay thao túng. Được thế dẫu bạn niệm to, nhỏ, dài hay ngắn hơi đồng như nhau, bởi cái nhân là chánh định, tất quả sẽ phải là chánh định.
5. Niệm Phật mà thấy tâm bứt rứt, khó chịu, tính tình nóng nảy… chắc chắn là sai cách. Ví thử hơi ngắn nhưng lại ép phải niệm cho đủ 10 biến/lần; hay lấy hơi quá thô, ồn, niệm quá lớn tiếng cũng dẫn đến hệ quả trên. Trong trường hợp niệm Phật một lúc, thấy tâm bất an, tinh thần hoảng loạn (do tâm vọng tưởng lôi kéo), bạn có thể điều chỉnh lại thế ngồi cho ngay ngắn, hoặc đứng dậy kinh hành niệm Phật trong ít phút, khi tâm an lạc, bạn có thể tiếp tục ngồi xuống niệm Phật. Hoặc cũng có thể ngưng niệm Phật, chỉnh lại tư thế ngồi, hít 3 hơi thật sâu qua mũi, quán tưởng đang hít vào tất cả những nhức nhối, khổ đau của chúng sanh xung quanh bạn, giữ hơi đó trong phần bụng dưới 3-5 giây, trải tâm từ bi giúp luồng khí đó thành từ khí, kế đó thở ra từ từ bằng miệng, khi thở quán tưởng từ khí này mang đến niềm an lạc cho các chúng sanh. Sau 3 lần thì tiếp tục nhiếp tâm niệm Phật.
Niệm Phật là pháp dễ hành, nhưng không phải vài ngày, vài tháng, hay vài năm là đã đi đến đích, mà phụ thuộc vào thiện căn của từng người. Cái đích của người niệm Phật là chuẩn bị hành trang khi xả báo thân để về Tịnh Độ. Vì thế, khi tu học bạn đừng tìm cầu một cảnh giới hay sự diệu nào cả mà gặp chướng nạn. Tịnh Độ tuy rất xa nhưng cũng rất gần bởi nó ở ngay chính tâm bạn. Phật A Di Đà đã thiết lập cõi Tịnh Độ ngay trong tâm của chúng sanh, chỉ có điều chúng ta vì mê vọng nên cứ hướng ra ngoài để tìm cầu. Tâm tịnh chính là Phật Độ Tịnh. Tịnh hay bất tịnh ở chính nơi mỗi chúng ta.
TĐ hy vọng các đạo hữu khác cũng sẽ chia sẻ thêm cùng bạn.
Chúc tường tinh tấn.
TĐ
Chào bạn Phạm Thúc Bằng,
Huynh Trung Đạo đã chia sẻ với bạn khá cặn kẽ rồi, PH chỉ xin góp thêm ý sau. Trước đây, đôi lúc khi đang niệm Phật, PH mà chú ý nhiều đến hơi thở thì tự nhiên bị hơi khó thở, tựa hồ như không thở được, ngay lúc đó thì PH đã điều chỉnh, chỉ chú ý đến câu Phật hiệu thôi, không để ý đến hơi thở nữa, thì không còn bị chướng ngại khó thở nữa. Cho nên, có thể suy ra rằng, mình bị chướng ngại đó tại do mình chú tâm sai. Đây chỉ là kinh nghiệm cá nhân của PH thôi, với các bạn sen khác có thể không bị như vậy. Trong câu hỏi của bạn, cho thấy bạn đã chú tâm quá nhiều đến hơi thở, trong khi với người tu Tịnh Độ, nếu hành trì theo cách trì danh thì chỉ nên chú tâm vào câu Phật hiệu, lúc đầu ta chú tâm vào hơi thở để tâm bớt lăng xăng, rồi khi bắt đầu niệm Phật thì chỉ nên tập chú tâm vào câu Phật hiệu thôi, đừng để ý đến hơi thở nữa. Khi niệm thì nên tập sao cho tâm nghe rõ từng tiếng một, tiếng ở đâu thì tâm ở đó, dần dần tâm sẽ an trụ được vào câu Phật hiệu.
Hy vọng giúp được bạn chút ít.
Chúc bạn thường tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A di đà phật. Cám ơn huynh trung đạo . huynh phước huệ. A di đà phật
A di đà phật
Huynh trung đạo . đệ sinh năm 1994 và là con trai . đúng Đệ cảm thấy đệ rất nặng về vấn đề Dâm Dục . Đệ cũng đã thử quán bất tịnh và dùng nhiều phương pháp khác nhau để đối trị nhưng đều vô dụng . mỗi lần đệ … thỏa mãn cái dục vọng thấp hèn đó xong đều hối hận . và rồi lại tiếp tục . cứ thành 1 vòng luẩn quẩn . dường như bất tận . ngày qua tháng lại . ôi Tịnh Độ xa vời làm sao . Cứ được vài ngày tinh tấn thì chắc phải nữa tháng hay 1 tháng lại phan duyên . thay vì nghe pháp đệ lại nghe truyện Kiếm Hiệp của tác giải Cổ Long . tóm lại đệ cadm ơn huynh Trung Đạo
Huynh trung đạo đệ đã đọc hồi âm của huynh . và huynh đề cập đến từ KHÉO . vậy KHÉO ở đây là gì và phải làm như thế nào xin huynh cho ví dụ minh họa. A Di Đà Phật .
Đệ xin lỗi admin vì lại viết theo cái kiểu như thế này . mong các huynh sắp xếp lại hộ đệ
A Di Đà Phật
Bạn Phạm Thúc Bằng,
1. Đệ cũng đã thử quán bất tịnh và dùng nhiều phương pháp khác nhau để đối trị nhưng đều vô dụng. Mỗi lần đệ … thỏa mãn cái dục vọng thấp hèn đó xong đều hối hận. Và rồi lại tiếp tục. Cứ thành 1 vòng luẩn quẩn, dường như bất tận.
Quán bất tịnh chẳng đơn giản, nếu không nói là dành cho bậc thượng căn, thượng trí, những bậc này pháp vốn đã thông nhưng vì còn mắc nghiệp lực tiền kiếp nên họ có thể một lúc ngay nơi tâm mình mà buông xả được vạn duyên. Còn chúng ta pháp chưa thông, nghiệp lực lại trùng trùng, nếu không khéo để quán chiếu mà hành theo pháp của bậc thượng căn thì gặp rầy rà lớn. Không biết chừng ngồi quán bất tịnh mà tâm lại khởi toàn chuyện bất tịnh, vậy là tâm đã tà lại quán pháp tà, vậy là tà trong tà.
Thực ra TĐ cũng biết bạn đang kẹt vấn đề gì, nhưng muốn khéo gợi để bạn trực tiếp nói ra cái sai của mình trước đại chúng. Phạm lỗi mà không dám công khai, thật khó mà sửa lỗi, bởi khi công khai, nhiều người cùng biết tới cái lỗi của mình, tất mình sẽ có cơ hội để lĩnh hội ý kiến đóng góp từ nhiều phía, nhờ đó mà biết sửa mình.
Phật dạy: Trong đời có hai hạng người đáng kính trọng. Một là người không bao giờ phạm lỗi. Hai là phạm lỗi nhưng biết sửa lỗi. Người không bao giờ phạm để chỉ bậc bồ tát tái lai. Còn hạng thứ hai để chỉ chúng ta: người chuyên phạm lỗi, nhưng sửa lỗi thì chưa hẳn. Điều này bạn phải khéo quán chiếu thì sẽ thấy lời Phật dạy có ý nghĩa như thế nào?
2. Cứ được vài ngày tinh tấn thì chắc phải nữa tháng hay 1 tháng lại phan duyên . thay vì nghe pháp đệ lại nghe truyện Kiếm Hiệp của tác giải Cổ Long.
Phật nói: Thời nay tà sư thuyết pháp nhiều như cát song Hằng. Tà là không chân chánh. Sư là giáo dẫn. Những gì thuộc về giáo dẫn không chân chánh thì đó chính là tà sư. Phim, ảnh, sách, báo, internet, tivi, radio… đều là những phương tiện truyền thông hữu ích nếu chúng ta biết tận dụng nó để học tập, nghiên cứu một cách chân chánh, nhưng nếu chúng ta mượn những phương tiện đó để thoả mãn tâm ngũ dục: tài, sắc, danh, ăn uống, ngủ nghỉ và để cho lục trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp lôi kéo thì những phương tiện đó chính là tà sư. Phim kiếm hiệp là món ăn giải trí nhưng rất nguy hại. Một khích động những cảnh giết chóc, trả thù, ân, oán chất chồng không thể hoá giải. Thứ nữa kèm những mối tình bi luỵ, sầu thảm không lối thoát rồi cũng dẫn đến oán thù không ngưng dứt, chưa kể những hình tượng nhân cách hoá một cách thái quá trong phim ảnh, đánh vào lòng tham, sân, si, mê đắm cảnh ngũ dục, lục trần của người xem, khiến người xem đắm nhiễm trong phim ảnh mà không tìm cho mình lối thoát được. Phật pháp thì khác. Phật pháp chỉ cho chúng ta con đường nào là sáng, con đường nào là tối, kết hợp với thấu triệt lý nhân-quả, từ đó chúng ta phải tỉnh giác để chọn lựa con đường đi đến bờ giải thoát cho riêng mình. Xem phim ảnh rồi vùi mình trong phim ảnh, đó là đang tự hành xác chứ không phải hành vi thoát xác. Thoát xác là mượn cái thân xác giả tạm này, tu đạo để đến với một kiếp sống thanh tao hơn đó là giải thoát. Vì thế muốn thoát khỏi tình trạng mê mờ này bạn phải thực dũng mãnh phát tâm thoát xác: Hàng ngày phải niệm Phật mọi nơi, mọi chốn, mọi hoàn cảnh. Bạn phải nhớ: Khi còn khoẻ, khi còn trẻ, khi còn trí tuệ bạn có thể niệm Phật cả ngày, cả đêm, nhưng đến khi bị bệnh, lại bệnh nặng, thậm chí hiểm nghèo, thì câu Phật hiệu sẽ khó mà dấy khởi trên miệng. Đơn giản, bởi lúc đó trí tàn, lực kiệt, nghiệp chướng sẽ bủa vây, lôi kéo bạn, vì vậy, nếu khi còn khoẻ, còn trai tráng mà bạn không có sự dũng mãnh huân tập câu Phật hiệu, khi bạn sa sút về sức khoẻ, người đón bạn, hướng dẫn bạn đi chính là các oan gia trái chủ chứ không phải là A Di Đà Phật.
Bạn phải thường nhớ điều này.
3. TĐ nghĩ bạn đọc trao đổi của TĐ chưa kỹ, vì thế những điểm trọng yếu bạn chưa nắm bắt được. Tu đơn giản là tự sửa mình. Sửa lỗi cũ, nguyện không phạm lỗi sau. Hoàn toàn khác với kiểu tu: phạm lỗi, lại vội quỳ trước bàn thờ Phật sì sụp xin sám hối, nhưng sám rồi, mai lại tiếp tục phạm lỗi. Phạm rồi lại sám, sám rồi lại phạm. Đó là tu trong vòng luẩn quẩn, nói khác đi là ma chướng. Chữ “khéo” không có gì khác hơn là phải biết tự đúc kết một pháp tu thích hợp với căn cơ của bản thân. Pháp nào hữu ích, ta dụng pháp đó, vô ích, nhất quyết không dụng. Niệm Phật mà dâm tâm vẫn không thể chế ngự, đó là đang niệm bằng dâm niệm, nghĩa là miệng thì A Di Đà Phật, nhưng tâm thì khởi lên toàn chuyện bất tịnh. Niệm như thế cả đời cũng chẳng lợi lạc, nói gì giác ngộ? Đó chẳng phải là khéo mà là vụng tu. Một biểu dụ về chữ khéo để bạn quán chiếu: Hôm nay là ngày bạn nguyện ăn chay. Trưa, có người bạn rủ đi ăn tiệc. Bạn quên béng là ngày này phải giữ trai giới. Vậy là đi nhậu cùng bạn. Nhưng ngồi ăn đồ mặn được ít phút, bạn chợt nhớ mình phải ăn chay. Hai tâm lý sẽ xảy ra: Một bạn sẽ tặc lưỡi, hôm nay quên, mai ăn bù cũng chẳng sao. Hai, ngay lúc đó bạn ngừng bữa ăn, rồi tự dày vò mình hay tuyên bố tôi đã phạm giới vì ngày chay mà lại ăn mặn. Cả hai trường hợp đều không khéo, bởi: Một là tâm giữ trai giới của bạn không thuần tịnh. Hai bạn khiến cho bạn bè đang ăn nhậu có ý nghĩ không trong sáng, sai lệch về đạo Phật, từ đó rất có thể họ sẽ có những thị phi dẫn đến tạo nghiệp. Như vậy chữ khéo trong trường hợp này là gì? Chót ăn rồi thì thôi, nhưng đã nhớ mình phạm giới rồi thì ngay lập tức phải dừng lại, tiếp tục bữa tiệc nhậu, nhưng chỉ ăn đồ rau đậu. Ngay khi biết dừng lại đó, tâm phạm giới đã đã chấm dứt.
Đó là khéo giữ giới.
Chúc bạn tinh tấn.
TĐ
A di đà phật . đúng đệ thường hay tự lừa dối và chốn chạy chính mình đi theo nơi tiếng gọi của con tim đang rực cháy dục vọng. Đệ hiểu được điều đó , đệ hiểu được điều huynh nói . Nhưng thật sự rất đỗi khó khăn . Đệ đang ở trong một môi trường . theo như sự hiểu biết của đệ thì cũng rất tốt . có những con người rất tinh tấn cầu đạo giải thoát . chăm chỉ , từ bi … và cũng có những con người phóng dật lười biếng tham , sân si , mạn . nhưng những con người ấy . A di đà phật . rất may họ không có quyền lực ( chức vụ trong đại chúng )
Vâng đệ đang ở chùa .
Lần này đệ nói chỉ muốn cám ơn huynh
A di đà phật
Chào bạn Phạm Thúc Bằng,
Thông thường ta không giảm được tâm dâm vì cho tâm đó chính là mình, những yêu thương cảm xúc đó chính là mình nên không dứt bỏ được. Nào hay, đó chẳng phải là mình, giống như mình là người chủ nhà, nhưng lại cho phép người khách trọ tác oai tác quái trong nhà mình. Vì sao đó chẳng phải là mình? Nương theo kinh Thủ Lăng Nghiêm mà ta hiểu. Ví dụ, khi bạn thấy hình ảnh một người con gái. Giống như PH và các chúng sanh, bạn sẽ nghĩ mình đang nhìn thấy một cô gái. Nhưng không phải vậy. Nói chính xác là bạn đang nhìn thấy hình bóng của một vật ở bên ngoài trong tròng đen con mắt của bạn. Và hình ảnh mà bạn thấy, bạn cho đó là cô gái. Tuy nhiên, nếu là một chúng sanh rùa, ruồi, cua,..với cấu tạo mắt của họ khác, họ sẽ thấy một hình ảnh khác, chứ không phải là hình ảnh cô gái. Vậy, thì đâu là hình ảnh đúng? Nghĩa là sẽ chẳng có hình ảnh nào đúng cả, chúng ta tuỳ duyên nghiệp của loài mình đang thọ nghiệp mà thấy hình ảnh đó. Cho nên ta sẽ thấy rõ những hình ảnh, âm thanh, mùi, xúc chạm,..mà ta đang thấy, nghe, ngửi, cảm giác,..đây chỉ là những hư vọng, do nghiệp của ta mà biến hiện ra như vậy. Vậy có phải ta đang rất điên đảo khi từ những hư vọng đó mà khởi tâm yêu, ghét,..? Rồi lại điên đảo thêm một lần nữa là hành động tạo nghiệp để thoả mãn cái yêu, ghét đó?
Bạn hãy dành thời gian suy gẫm cho thấu đáo, để thấy rõ cái tâm vọng của mình, khi bắt đầu thấy nó, hiểu nó điên đảo, thì bắt đầu từ lúc đó, nó sẽ bớt “uy lực” đối với mình, và sẽ tin chắc rằng, vì nó hư vọng nên mình sẽ không chạy theo nó nữa. Như vậy thì từ từ mình không còn bị tâm dâm chi phối nữa, thêm nữa bạn hãy nên nương nhờ oai thần Tam Bảo gia hộ, bạn sẽ dứt được thói xấu đó.
Bạn hãy nên thường xuyên quán xét cái tâm của mình, để thấy rõ nó là hư vọng, giả dối, biến đổi không ngừng. Lại nên thường sám hối, lạy Phật. Phàm phu chúng ta ai nấy cũng đều nghiệp nặng, có người nặng tham, có người nặng sân, có người nặng cả tham, sân, si,.. Người nào thường tinh tấn, kiên trì, khi lỡ té xuống mà vẫn kiên trì đứng lên đi tiếp thì sẽ mau tới đích.
Chúc bạn thường tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A di đà phật . cảm ơn cảm ơn mọi người .
1. một lần nữa đệ xin hỏi huynh trung đạo và các vị đồng tu. đệ ở chùa và thường hay làm rẫy cà phê . khi cuốc thì giết giun . khi hái cà phê thì chết kiến . những lúc xịt cỏ thì hại đến sâu . lúc đệ đi làm cũng rất cố gắng niệm phật . nhưng cảm thấy câu niệm phật rất hời hợt à không phải rất rất là hời hợt . đệ cũng cầu nguyện mỗi lần tụng kinh cho các chúng sanh đệ sát hại trong ngày .đệ muốn huynh cho lời khuyên.
2 có 1 sư huynh của đệ có một cái máy niệm phật mà huynh ấy rất thích cái giọng tụng trong máy đó . nhưng đã bị hỏng .
Thông tin về may như sau.
Máy màu xanh đằng trước có phật a di đà theo kiểu Tịnh Tông Học Hội
Dưới nắp có ghi địa chỉ
CHÙA AN TƯỜNG
682 28th Street
Oakland,CA 94609
(510)444-5218
Phát hành .
Các huynh đệ có biết muốn thỉnh cái máy này thì ở đâu không ạ ?
Nếu có thể chi để xin link mp3 hoặc link video của các tiếng niệm phật trong đấy thì tốt vô cùng
A di đà phật
A Di Đà Phật
Bạn Phan Thúc Bằng,
TĐ nhớ cách đây ít năm Sư phụ có kể một câu chuyện khi qua Miến Điện tu học. Tại đây Sư phụ có gặp một số ĐĐ trẻ từ VN qua để tu học. Khi thấy các vị đó đồng loạt xin xả giới cụ túc, Sư phụ thấy ngạc nhiên bèn hỏi lý do thì được trả lời là: chúng con tuy đã thọ giới nhưng không giữ được giới nào trọn vẹn cả, vì vậy chúng con xin xả để làm lại từ đầu. Hành động này quả đáng khâm phục, bởi thực tế nếu họ cố ý giữ giới đã thọ, nhưng không trì được thì cũng chỉ là duy trì ở mặt hình tướng.
1. Môi trường tu học ở bất cứ đâu đều luôn có hai mặt thiện và ác, điều này cũng giống như tâm của chúng ta vậy, luôn có hai tâm đối kháng giữa thiện và ác. Tâm thiện là chân tâm, tự tánh Phật. Tâm ác là vọng tâm được khởi lên khi các căn tiếp xúc cảnh trần.
2. Việc quán bất tịnh của bạn sở dĩ thất bại không phải vì quá khó, mà ở nơi bạn chưa nhận rõ được đâu là thực, đâu là giả, từ đó thực và giả lẫn lộn nên khi quán là quán trong sự lẫn lộn đó. Hôm nay TĐ sẽ chia sẻ cùng bạn sâu hơn một chút về khúc mắc này, hy vọng bạn có thể cởi được nút thắt trong tâm, từ đó mà khai triển pháp tu cho viên mãn.
Trong Kinh Kim Cang Bát Nhã Phật nói với Ngài Tu Bồ Đề như sau: „Phàm hễ có tướng đều là hư-vọng cả! Nếu nhận thấy các tướng đều là không phải tướng, chính là thấy Như-Lai”.
Quán bất tịnh chính là bạn đang quán tướng (bất tịnh), trong tướng đó là những gì? Là những tướng loã lồ, những tướng khêu gợi, tướng chào mời, tướng gợi cảm, tướng điên đảo do ái tính phát sanh ra rồi gợi dục…v.v… Muốn thực quán những tướng này bạn phải nhận biết đó là thực hay giả tướng. Thực tướng vốn không có sanh diệt, vì không sanh diệt nên nó thường hằng, tịch tịnh. Vì vậy những điều nói trên chỉ có thể là giả tướng. Đã là giả tất gắn liền với sanh, diệt không ngưng nghỉ. Vì thế muốn thoát ra khỏi cái tướng hư giả sanh diệt không ngưng nghỉ đó bạn phải chặt đứt cái nhân sanh ra sự hư giả sanh diệt. Nhân đó là gì? Là ý bạn khởi sự sanh diệt. ví dụ: mắt nhìn thấy ảnh gợi tình, ngay lập tức ý khởi niệm tình, ý tác lên thân và khẩu và cũng ngay lập tức thân khẩu muốn thoả niệm tình. Vậy muốn chặt đứt cái thoả niệm tình, không phải bạn chờ tới khi nó đã thành quả rồi mới tìm cách chặt, vì lúc ấy đã quá muộn rồi (giống như bạn thả gà ra rồi chạy theo để đuổi vậy), mà phải chặt đứt ngay khi nó vừa khởi, nghĩa là mắt vừa nhìn thấy cảnh gợi tình, ngay lập tức ý đừng khởi phân biệt gợi hay chẳng gợi, xinh đẹp hay xấu tệ… khi ý không khởi những niệm phân biệt trên, tất thân, khẩu sẽ không có nhân duyên để hành, tức tạo quả.
Nói thực tế hơn: Khi nhìn thấy những hình gợi dục, sở dĩ nó có dục vì nó có tướng, mà tướng do tâm sanh. Vì vậy muốn tâm (ý) không khởi sanh thì ngay nơi những hình tướng đó đừng coi là tướng (gợi dục), tất tâm bạn đã không bị cảnh gợi dục chuyển. Đó gọi là cảnh tuỳ tâm chuyển. Khi đối cảnh mà không bị cảnh chuyển, đồng nghĩa bạn đã thấy được thực tướng của cảnh và tâm thanh tịnh của bạn vốn dĩ là một. Đó chính là nghĩa của: thấy Như Lai. Như lai là giác, là tịch tịnh, là giải thoát.
Quán cận kề hơn khi đối mặt với người khác giới như Ấn Quang Đại sư đã dạy: Người già, cao tuổi hơn mình nên quán đó là mẹ, là bác, cô, dì. Trẻ hơn mình nên quán là chị, là em. Trẻ hơn nữa nên quá là con, là cháu. Trước mắt bạn đều là những người ruột thịt cả lại còn có thể tác ý gợi tình được sao?
3. Việc bạn phải tham gia sản xuất mà phải sát hại sâu, bọ là điều chẳng thể tránh khỏi, do vậy chỉ có thể tránh ở mức tối đa nhất. Theo đúng lý Phật dạy thì tất cả chúng sanh đều là Phật tương lai. Vì thế nếu bạn khởi tâm sát, vui ưa, tán thán sự sát hại những chúng sanh làm hại mùa màng của bạn, lúc đó bạn thực là người có tâm sát hại huệ mạng của vị Phật tương lai. Nhưng nếu tâm bạn không khởi niệm sát, mà thực tế còn niệm Phật, trì giới, phóng sanh làm những phước thiện khác để hồi hướng cho những chúng sanh vì mình mà phải bỏ mạng, thì sự sát sanh đó là không phải cố ý. Do vậy để tránh tối đa sự sát hại sâu, rày làm hại mùa màng, nên lắm bạn và các đồng hữu hàng ngày nên phát tâm hồi hướng cho những chúng sanh thấp sanh này, nguyện họ đi nơi khác mà trú thân, và đừng khởi tâm làm hại mùa màng nữa. Tâm chân thành của quí bạn có thể cảm đến mười phương chư Phật và chư Bồ tát, và lúc đó chư Phật, chư Bồ tát sẽ có sự an bài. Đó cũng chính là cảnh tuỳ tâm chuyển. Tâm chân thành-thanh tịnh-bình đẳng-giác có thể chuyển hoá muôn loài là vậy.
TĐ
Nam mô A Di Đà Phật,
Xin chỉ giáo giùm, khi mình ngồi tịnh tâm niệm phật bằng cách hít vào và thở ra khoảng 30 phút trở lên là thấy ở bên trái của ngực hơi tức , mình ngồi ráng qua 1 tiếng lúc này chân lại tê cứng và ngực dĩ nhiên cũng cảm giác bị ép hơi. Xin sư huynh hướng dẫn giùm. ?
Nam mô A Di Đà Phật!!!!
A Di Đà Phật
Bạn Jennifer Bùi,
Có vài điều TĐ muốn góp ý cùng bạn:
1. Tâm đã tịnh, tất chúng ta không cần phải hàng ngày ngồi thiền, hay niệm Phật nữa cho mệt. Do vậy việc hàng ngày phải niệm Phật, ngồi thiền là do cái tâm của chúng ta quá phiền não, động loạn nên phải tìm cách tạm ngồi xuống để khắc chế cái tâm phiền não và động loạn đó.
2. “hít vào và thở ra khoảng 30 phút trở lên là thấy ở bên trái của ngực hơi tức”: Nguyên nhân chính do bạn dụng hai pháp liền một lúc: Một là vừa nạp, nhả khí lại vừa cất tiếng niệm Phật quá lớn. Hai hoặc bạn ngồi gập ngực về phía trước, hoặc tư thế ngồi không ngay thẳng nên khí huyết không thể lưu thông. Ba là bạn dùng sức để nạp khí và nhả khí, nói khác đi là quá trình nạp, nhả khí và niệm Phật quá thô, ồn nên bị tổn sức.
3. Để thực hành cách nạp, nhả khí và niệm Phật bạn ráng thực hành theo cách này: Thân ngồi bán già, kiết già hay tự nhiên tuỳ theo sự dẻo dai của đôi chân. Lưng phải thẳng nhưng không căng cứng mà ở tư thế thoải mái để tránh bị tắc khí và hôn trầm. Khi tư thế đã ổn định, bạn khẽ chắp hai tay lại, mắt nhắm hờ, sao cho hai mi mắt tạo thành một đường thẳng vuông góc với chóp mũi là đúng, kế đó nhiếp tâm chánh niệm đọc bài kệ:
Quy mạng lễ A Di Đà Phật
Ở Phương Tây thế giới an lành
Con nay xin phát nguyện vãng sanh
Cúi xin Đức từ bi nhiếp độ
Nam Mô Tây Phương cực Lạc thế giới đại từ đại bi A Di Đà Phật (3 lần-lần cuối xá xuống mộ cái)
4. Tiến hành niệm Phật: ngồi ngay thẳng, hít vào – thở ra thật bình thường như hơi thở của chính bạn (không để ý đến hơi thở vì đó là hơi thở của chính mình), kế đó khi hít vào thầm niệm: A Di! Khi thở ra thầm niệm: Đà Phật!
Công thức: Hít vào là A Di! Thở ra là Đà Phật! Cứ vậy thật nhịp nhàng, không nhanh, không chậm, hơi thở thật nhẹ, không được thô, ồn.
Khi tạp niệm khởi lên, không cần lo lắng và không để ý đến chúng, chỉ chú ý nhiếp tâm theo cách trên, tạp niệm tự dứt.
5. Khi ngồi niệm Phật khoảng 30 phút trở lên đôi chân sẽ có cảm giác nhức mỏi, đó là bình thường, bạn phải vượt qua cơn đau nhức này bằng cách không nghĩ đến nó mà chỉ nhiếp tâm niệm Phật thôi, lát sau cơn đau sẽ dịu đi rồi tan biến.
Vạn sự khởi đầu nan. Ai cũng phải trải qua giai đoạn như bạn, chỉ cần bạn thực hành đúng cách và tinh tấn, tất sẽ có thành tựu.
Chúc thường tinh tấn.
TĐ
Lần đầu tiên mình biết đến diễn đàn.đầu tiên xin chúc mọi người mạnh khỏe an lạc!
Minh có 1 số vấn đề ko biết nên muốn hỏi diễn đàn và xin mọi người hoan hỉ chỉ giúp.
Mình biết đến phật pháp là ngẫu nhiên.đó là may mắn,mình cũng có thiệt thòi là ko có ai hướng dẫn,tự mò,từ đọc mọi thông tin và tự phát tâm,ngày nào cũng tụng buổi sáng 1 khóa từ tán phật,chú lăng nghiêm,chú đại bi,10 tiểu chú,kinh bát nhã,…sám quy mạng..hồi hướng tại bàn thờ phật mình tự mua ảnh về và bốc bát huơng để thờ…khi ko ở nhà ở đâu mình bận sẽ bố trí dạy sớn hơn ngồi tụng.khóa chính này mình tụng ra miệng.
khóa thứ 2 vào buổi trưa khi thiền và khóa thứ 3 tối khi thiền (tụng trong đầu)
mình vì là nge và chắt lọc tu tập theo nên rất khập khễnh với những hiểu biết của mình.kiểu ko đồng bộ.
hiện tại mình có những điều ko biết hỏi ai,nay lên google may mắn vào được đây.mình muốn được các bạn đi trước và biết hướng dẫn mình.mình vô cùng cảm ơn!
1.mỗi khi ngồi thiền mình thường tụng niệm (trong đầu bằng ý thức ko phải nhẩm đọc ạ)
chú sai hay đúng?.nó cứ như 1 dòng chảy từ tán phật,chú lăng nghiêm,xong phần tâm chú lăng nghiêm vài chục biến,rồi vài biến chú đại bi,rồi đến tiểu thập trú,rồi kinh bát nhã….đến hồi hướng..trong quá trình đó mình luôn thấy có những con mắt nhìn mình,mình kệ,đôi khi là cả khuôn mặt…,đến lúc hết chú là khoảng 1 tiếng.như vậy có là thiền???
2.mình hay thường ngồi bán già,nhưng khoảng hơn 1 tiếng cứ khi trong đầu tụng hết được mấy phút là bị ngã ngửa về sau,mình thay đổi kiết già thì được 30 phút lại ngã ra sau.ngã ngửa như bị un ấy.vì vậy chú trong đầu mình chạy dc có 1 nửa đứt đoạn,mình lại chuyển về bán già.mình xin mọi người hoan hỉ chỉ giúp (lúc ngồi mình ngồi đúng tư thế như được xem trên dạy thiền).hiện tượng bị nga này xảy ra 1 tuần nay mình lo quá.
minh phân vân quá.xin mọi người biết hoan hỉ chỉ giúp!
A Di Đà Phật
Bạn Đinh Cao Sơn,
Theo những hiện tượng bạn nói, TĐ thấy bạn đang gặp trở ngại rất lớn trong việc tu hành. Tu thiền mà tự mày mò, tự hành thiền là vô cùng nguy hiểm, vì thế bạn phải hết sức cẩn trọng. Những câu hỏi của bạn TĐ xin góp ý như sau:
1.mỗi khi ngồi thiền mình thường tụng niệm (trong đầu bằng ý thức ko phải nhẩm đọc ạ)chú sai hay đúng?.nó cứ như 1 dòng chảy từ tán phật,chú lăng nghiêm,xong phần tâm chú lăng nghiêm vài chục biến,rồi vài biến chú đại bi,rồi đến tiểu thập trú,rồi kinh bát nhã….đến hồi hướng..trong quá trình đó mình luôn thấy có những con mắt nhìn mình,mình kệ,đôi khi là cả khuôn mặt…,đến lúc hết chú là khoảng 1 tiếng.như vậy có là thiền???
Đáp: Tâm ý thức là vọng tâm, không phải tịnh tâm. Do vậy nếu bạn cho rằng mình dùng tâm ý thức để tu, đó là nguyên nhân khởi chướng ngại.
– Bạn muốn tu thiền, trước phải hiểu và nắm thật vững giáo lý thiền, kế đó phải có người hướng dẫn thật tỉ mỉ và có sự chỉ giáo kịp thời khi tu học thì mới không gặp ma chướng. Ma chướng được hiểu ở tâm tham đắm chuyện thần thông, kỳ biến khi tu thiền, điều này khởi lên khi bạn hành thiền, những chủng tử tham này sẽ xuất hiện trong tâm và quấy nhiễu bạn, khiến bạn không thể tịnh tâm để tu học. Đó còn gọi là ma chướng nội tâm khởi.
– Nếu bạn đã thuộc nhuyễn chú Lăng nghiêm và thập chú cùng nghi thức kèm theo, lẽ dĩ nhiên bạn có thể nhiếp tâm để trì chú. Trì-tụng có thể lớn tiếng mà cũng có thể nhỏ hay thầm (còn gọi kim cang trì). Nếu điều kiện tu học cho phép, bạn nên trì lớn tiếng để một là tránh hôn trầm, hai là giúp cho các chúng sanh xung quanh bạn đều được hưởng lợi lạc mà họ tu theo. Trường hợp bạn chưa thuộc nhuyễn, tức còn phải nhìn vào nghi thức để đọc theo thì đó gọi là tụng chú. Trì là thuộc nhuyễn từ đó nhiếp tâm vào câu chú không cần phải nhìn nghi thức. Tụng là mắt còn phải dõi theo câu chú trong nghi thức. Sự thù thắng giữa trì và tụng có khác biệt. Trì dễ nhiếp tâm. Tụng dễ phân tâm.
– Một biến chú Lăng Nghiêm gồm 5 phần và thập chú cùng các nghi thức kèm theo và nghi thức hồi hướng, nếu bạn thuộc nhập tâm, và trì thật nhanh, tối thiểu phải mất từ 25-35 phút, vì thế nếu bạn nói trong 1 giờ có thể tụng mấy chục biến chú lăng nghiêm và thập chú cùng các nghi thức khác nữa là không tương ưng.
– Trong khi trì tụng mà bạn thấy có ai đó dõi theo, hay có những khuân mặt ai đó hiện lên, đây là hiện tượng vọng tưởng khởi từ tâm bạn, nếu thường tái diễn mà bạn nương theo sẽ gặp ma chướng.
2. Mình hay thường ngồi bán già, nhưng khoảng hơn 1 tiếng cứ khi trong đầu tụng hết được mấy phút là bị ngã ngửa về sau, mình thay đổi kiết già thì được 30 phút lại ngã ra sau. Ngã ngửa như bị ủn ấy. Vì vậy chú trong đầu mình chạy dc có 1 nửa đứt đoạn, mình lại chuyển về bán già. mình xin mọi người hoan hỉ chỉ giúp (lúc ngồi mình ngồi đúng tư thế như được xem trên dạy thiền).hiện tượng bị ngã này xảy ra 1 tuần nay mình lo quá.
Đáp: Ngồi bán già hay kiết già khi hành thiền không quan trọng, quan trọng là tâm bạn phải giữ cho thanh tịnh. Trường hợp bị ngã ra phía sau trong khi tụng chú cho thấy tư thế ngồi chưa vững chãi, tâm còn tán loạn nên câu chú mới bị đứt đoạn. Bạn phải check lại thật kỹ lưỡng:
– do bạn quá mỏi mệt mà hôn trầm nên tự ngã hay do tư thế ngồi quá ngửa ra sau, rồi khi tụng chú, bị hôn trầm nên bị ngã?
– Hay tư thế ngồi rất vững chãi, tinh thần tỉnh táo, nhưng vẫn bị ngã?
Bạn hoan hỉ cho biết thêm một số chi tiết sau để TĐ và các bạn đạo khác tiện góp ý:
1/ Bạn đã thuộc nhập tâm Lăng Nghiêm và thập chú?
2/ Khi hành thiền ngồi kiết già an lạc hơn hay bán già an lạc hơn?
3/ trong quá trình trì chú và hành thiền, tâm bạn thường khởi nghĩ những gì? Khi khởi nghĩ bạn dùng cách nào để đối trị?
Cảm ơn diễn đàn thật nhiều. Nay mình mới vào lại được mong mọi người không trách oan vì sự trậm trễ hồi đáp! mình chúc cả nhà một an lành, mạnh khỏe!
Mình xin trả lời những câu hỏi diễn đàn muốn giúp mình như sau.
1.Mình thuộc nhập tâm chú lăng nghiêm, chú đại bi và 10 tiểu thập chú. Đúng đọc hết 1 lần trong đầu chỉ 25 phút, nhưng như mình nói để kéo dài thời gian thiền khi hết chú lăng nghiêm mình thường đọc tiếp khoảng 30 biến tâm chú, đến chú đại bi mình cũng đọc khoảng 9 đến 11 biến rồi trình tự đến tiểu thập trú, rồi trình tự ra phục nguyện, sám, quy y …mới là hết 45 đến 50 phút.
2.bán già thì mình ngồi dc lâu hơn, kiết già chỉ dc 40 đến 45 phút là đau chân.(đợt này để trách tình trạng bị ngã ngửa ra sau mình ngồi sát tường cách 3 cm. khi có hiện tượng ngã chạm nhẹ mình kệ.
3.khi mình trì chú và hành thiền thì thoảng tâm có nổi lên những việc hàng ngày thôi (thường rất ít, mình tập chung vào câu chú, thường ko đến 10s là gayh ra được). Mình đợt này ko còn nhìn thấy đôi mắt nữa mà chỉ là một đám như thiên hà sáng mờ ảo xoay chậm giữa 2 mi mắt và ko gian mênh mông vậy, chứ ko thấy gì nữa.
*có một điều rất rõ ràng là dù thức ca đêm hay ngày ngủ được vài tiếng thôi, mình sẽ bỏ qua ngủ, ngồi thiền sau 40 đến 60 phút mình cảm giác như đã vừa được ngủ rất no như cả 1 đêm. Vậy nên buổi trưa mình thường tranh thủ thiền cho cả buổi chiều thoải mái. Nếu vì lí do nào đó trưa ko thiền được thì buổi chiều đó mình vật vã buồn ngủ kinh khủng.
Mình đã nói ở trên là ngày mình tụng 1 khóa chính tụng miệng và thắp huơng vào buổi sáng. Trước khi đi làm. Còn 2 lần như mình nói là tụng trong đầu là khi mình thiền ấy bạn.(và mấy chục lần là tâm chú lăng nghiêm “Án a na lệ ….ta bà ha” và gần chục biến chú đại bi.
Khi mình thiền ko bị hôn trầm bạn ạ, do tư thế mình ngồi.
Mình muốn hỏi diễn đàn xin được hoan hỉ chỉ giúp mình là mình có nên vừa thiền vừa trì chú thầm như vậy nữa ko? nếu không nên mình sẽ cố chặt đứt dòng chú cứ khi mình ngồi là tự chạy ạ.
Một lần nữa xin cảm ơn diễn đàn đã chỉ giúp mình và xin được chỉ dạy cho những điều mình đang áy náy.
A Di Đà Phật
Bạn Đinh Cao Sơn,
TĐ xin chia sẻ thêm cùng bạn vài điều:
1/ Pháp bạn đang thực hành là thiền-mật song tu, nghĩa là nương vào câu chú để nhiếp tâm. Khi tâm không tán loạn, nhờ thân-khẩu-ý tương thông: thân đoan toạ-miệng trì chú-tâm dõi theo câu chú, quyết không cho vọng niệm xen giữa các câu chú. Lâu ngày sẽ đạt trạng thái hỉ lạc, nhờ đó mà sau mỗi thời tu thiền bạn thấy pháp hỉ sung mãn không còn mỏi mệt. Điều này là chính xác, vì nếu tu đúng pháp, thì 1 giờ toạ thiền thanh tịnh có thể thế cho 3 tiếng ngủ.
2/ Ngồi kiết già sẽ dễ đạt định hơn. Bạn phải ráng vượt qua được những cơn đau khi ngồi kiết già bằng cách không nghĩ tới cái đau trên thân, tâm nhiếp vào câu chú, hoặc quán câu chú ngay tại nơi đau đó, quyết không để vọng niệm len vào, chỉ ít phút sau cơn đau sẽ tan biến.
3/ Tu thiền, mật, tịnh đều có một đích chung là để phá vọng, mang lại sự hỉ lạc của tự tánh vốn có, do vậy khi bạn tu học, tất cả mọi cảnh giới không cần quan tâm tới, mà chỉ nên nhiếp tâm theo câu chú là đúng pháp. Bởi khi tâm bạn khởi có sự vi diệu đang xuất hiện. VD: thân lâng lâng, nhẹ nhàng như bay lượn, có vầng quang, ánh sáng…hiện lên thì ngay đó, tâm bạn đã có vọng rồi. Việc phải ngồi sát tường để không bị ngã ngửa ra sau chỉ là pháp đối phó. Bạn nên quán sát thân, tâm mình trong quá trình hành thiền để biết rõ nguyên nhân. Nếu không phải hôn trầm mà lần nào cũng bị thì ắt có ma chướng. Trường hợp này trước khi công phu, bạn nên sám hối với oan gia trái chủ, nguyện Phật lực gia trì, giúp bạn và họ đồng tu đạo thanh tịnh để giải thoát. Khi tu học xong cũng nên hồi hướng cho họ. Nếu sám nguyện thanh tịnh, chắc chắn sẽ có sự chuyển hoá.
Trong Kinh Pháp Bảo Đàn, phẩm Tu Thiền Tổ Huệ Năng giải nghĩa như sau:
“Pháp-môn này nói Tọa Thiền vốn chẳng chấp Tâm, cũng chẳng chấp tịnh, cũng chẳng phải là chẳng động. Nếu nói chấp Tâm, Tâm vốn là vọng, biết Tâm như huyễn cho nên chẳng chấp. Nếu nói chấp tịnh, Tự-tánh vốn tịnh, chỉ do vọng niệm che khuất Chơn-như, nếu chẳng có vọng niệm, Tánh tự thanh tịnh; khởi Tâm chấp Tịnh, lại sanh vọng tịnh. Vọng chẳng xứ sở, kẻ chấp là vọng, tịnh chẳng hình tướng, lại lập tướng tịnh cho là công phu; kiến giải như vậy chướng tự Bản-tánh, lại bị tịnh trói”.
Điều này hết sức quan trọng khi bạn hành thiền, trì chú, bạn phải nhận ra: chân tâm vốn có của chúng ta vốn tịnh lặng nhưng từ vô thỉ chúng ta sống với tâm kiến chấp mọi cảnh giới nên vọng khởi mà che lấp chân như. Nay dùng pháp thiền-trì chú để chế vọng mà sống với chân như sẵn có, nhưng khi vọng vừa tắt lịm, chân như vừa khởi hiện thì chúng ta đã vội vã hoặc lo âu, hoặc mừng rỡ. Mừng và lo đều là vọng. Lấy đó làm công phu Tổ gọi là tự trói chính mình.
Tổ lại dạy tiếp:
“Thiện-tri-thức, nếu người tu theo pháp chẳng động, khi thấy mọi người mà chẳng thấy tất cả thị phi, thiện ác, lỗi lầm của người, tức là Tự-tánh chẳng động. Thiện-tri-thức, kẻ mê thân dù chẳng động, mở miệng thì nói thị phi, tốt xấu, hay dở của người; như vậy là trái ngược với Đạo, nếu ‘chấp tâm tịnh’ tức là ‘chướng đạo’.
Đoạn này Tổ chỉ thẳng vào cái tâm thị phi, nhân ngã của chúng ta. Hễ tâm không khởi thị phi, nhân ngã, thiện, ác, phải, quấy, đen, trắng, chánh, tà..v.v… thì ngay đó chính là chúng ta đang tu. Nếu đem việc tu đó mà áp dụng cho dù là bất cứ nơi đâu, đó là chúng ta đang tự sửa đổi chính mình. Sâu hơn, đem niệm thanh tịnh đó để tu thiền, mật, tịnh không thể không mang lại an lạc, đó là sự tất yếu, nhưng nếu chúng ta lại chấp sự tất yếu đó thì Tổ gọi đó là bệnh.
Tổ lại dạy tiếp:
“Thiện-tri-thức, sao gọi là Tọa Thiền? Trong Pháp-môn này vô chướng, vô ngại, bên ngoài đối với tất cả cảnh giới thiện ác tâm niệm chẳng khởi gọi là Tọa, bên trong thấy Tự-tánh chẳng động gọi là Thiền.
Thiện-tri-thức, sao gọi là Thiền Ðịnh? Bên ngoài lìa tướng là Thiền, bên trong chẳng loạn là Ðịnh. Ngoài nếu chấp tướng, trong tâm liền loạn, ngoài nếu lìa tướng thì tâm chẳng loạn. Bản tánh tự tịnh tự định, chỉ vì thấy cảnh chấp cảnh thành loạn, nếu người thấy mọi cảnh mà tâm chẳng loạn, đó là Chơn Ðịnh vậy“.
Đoạn này tuy nói hai, nhưng cô đọng lại chỉ là một ý: ngoài tức ngoại cảnh 6 trần. Trong là chân như tự tánh sẵn có của chúng ta. Chúng ta thường khởi nghĩ toạ là phải ngồi xuống ở một nơi cố định nào đó, nhưng Tổ phá bỏ lối tư duy kiến chấp đó mà nói: Khi đối cảnh (thiện ác bên ngoài) mà tâm không khởi bất cứ 1 niệm nào, đó là đang đoan toạ. Suy xét tận cùng thì tướng của chân như vốn chẳng có tịnh, động, chẳng có đứng, ngồi… nhưng để đạt niệm lực, bắt buộc chúng ta phải ngồi xuống để khắc chế cái tâm rong ruổi. Trong thấy tự tánh vốn có là thanh tịnh nhưng không chấp cái tịnh lặng của tự tánh, đó là thiền, tức giác ngộ. Sâu xa hơn một chút: hễ đối cảnh, tiếp vật mà tâm không móng khởi bất cứ niệm gì thì chúng ta đang hành thiền, đang thiền tập, tức đang sống với tâm rỗng rang, sáng suốt, thanh tịnh vốn có.
Tướng mà Tổ nói là tướng sanh diệt tham, sân, si, thị phi, nhân ngã, thiện ác phải quấy chánh tà đen trắng..v.v… hễ đối diện những tướng đó mà chúng ta không khởi phân biệt, chấp trước, cho dù là đang ngồi tu tại gia, nơi đạo tràng hay nơi công cộng, đồng nghĩa chúng ta đang sống với cảnh giới của thiền, tức đang sống với chân như tự tánh của chính mình. Nhận biết ra được rõ ràng là đủ, nhưng nếu chấp mình đang có cảnh giới đó, đang sống trong nó, Tổ gọi đó là bệnh.
Chúc bạn tu hành tinh tấn và sáng suốt.
A di đà phật!
mình rất cảm ơn TD!sau khi dc chỉ bày mình đã yên tâm đi theo con đường TD khai sáng!
Chúc TD cùng toàn thể diễn đàn an lạc và tinh tấn!
Một lần nữa mình chân thành cảm ơn TD và diễn đàn!
Mình chào tất cả mọi người trong Diễn Đàn!
Xin chào TD!
Từ hôm được TD chỉ dẫn mình đã yên tâm tu tập,ko còn bị sự băn khoăn trước đây ngăn chở.rất cảm ơn TD.
Hôm nay ngồi thiền mình gặp hiện tượng như thế này lần đầu tiên,nên rất băn khoăn,kính xin Diễn Đàn cùng TD hoan hỉ hướng dẫn và chỉ bảo cho mình!
Hôm nay trong thời điểm mình ngồi thiền,tâm lặng,ko vọng niệm chen hay sanh diệt có 2 lần có 1 luồng sáng rất mạnh lóe qua.(như là ta đứng ngoài trời nhắm mắt hờ mà có tia sét xoẹt lên nên ta vẫn cảm nhận được ấy,2 lần lóe qua tất nhiên chỉ trong sát na.nhưng chói lòa)(mình thiền phòng tắt điện,ko thể có ánh sáng khác vào)
Vì lần đầu tiên mà lại 2 lần liền mình rất băn khoăn,ko biết đó là gì?có sai hay bị gì ko?
Rất mong TD cùng diễn đàn hoan hỉ chỉ giúp cho mình!
chúc TD cùng diễn đàn an lạc và thành tựu!
A Di Đà Phật
Bạn Đinh Cao Sơn,
1/ Khi ngồi thiền hay niệm Phật điều quan trọng là nhiếp tâm. Muốn nhiếp được tâm thì thân, khẩu, ý phải là một thể đồng nhất thanh tịnh. Cho nên mọi cảnh giới xảy ra trong lúc ngồi thiền hay niệm Phật cho dù là Phật hay bồ tát hiện thân lúc này cũng đều phải nhận biết đó là vọng khởi. Những vọng này huân tập từ vô thỉ kiếp tới nay, do trong quá trình tu tập có sự mong cầu nên nay khi nhiếp tâm thanh tịnh (tâm nhất thời không có tạp niệm) thì những vọng niệm trong a lại da thất bất chợt hiện lên rõ như ban ngày. Chỉ cần nhận biết đó là vọng, kiên quyết không duyên theo rồi nhiếp tâm vào việc toạ thiền hay niệm Phật, vọng cảnh sẽ tan biến.
Việc bạn chợt thấy ánh sáng chớp loé lên rồi vụt tắt cho thấy điều đó. Đó là vọng, bởi bạn chỉ móng khởi tâm duyên theo luồng ánh sáng đó thôi thì nó đã vụt tắt.
2/ Yếu quyết của hành thiền và niệm Phật là niệm trước + niệm sau (niệm thanh tịnh) đều không có khoảng giữa, bởi hễ có khoảng giữa hở trống, đồng nghĩa chúng ta đã để lọt vọng tưởng xen giữa hai niệm. Công thức là niệm+niệm tiếp nối không gián đoạn. Ngoài niệm thanh tịnh này ra, mọi chuyện khác như: âm thanh, ánh sáng, hào quang, Phật, Bồ tát hay ma..v.v… hiện lên cũng đều không quan tâm tới, bởi hễ duyên theo thì tâm thanh tịnh đã trở nên bất tịnh. Nếu hàng ngày dùng bất tịnh tâm để tu học ắt sẽ gặp ma cảnh.
3/ Trường hợp sau khi cảnh hiện, tâm không giữ thanh tịnh mà vội duyên theo rồi mất chánh niệm, ngay lúc đó bạn phải sám hối vì đã để vọng tâm khởi rồi:
– chỉnh lại thế ngồi,
– hít sâu bằng mũi 3 hơi nối nhau,
– khi hít khí, lấy khí vào thẳng bụng dưới, giữ hơi nơi đó khoảng 3-4 giây, thầm niệm: A Di! kế đó thở phào ra bằng miệng thật nhẹ nhàng, thầm niệm: Đà Phật!
3 hơi thở này giúp bạn lấy lấy định lực và xả bỏ hết vọng niệm. Kế đó lại tiếp tục nhiếp tâm tu thiền. Trường hợp ngồi thiền hay niệm Phật mà vẫn không lấy lại được định, bạn nên nhiếp tâm niệm thầm hồng danh A Di Đà Phật khoảng 5-10 phút. Nếu niệm Phật cũng không lấy lại được định tâm thì bạn nên đứng dậy, đi kinh hành và niệm hồng danh Nam Mô A Di Đà Phật khoảng 5-10 phút để chư Phật gia hộ.
4/ Yếu quyết của hành thiền hay niệm Phật là không để niệm khởi. Vì hễ có khởi là sẽ có chấp, có chấp sẽ có phân biệt, có phân biệt sẽ có phiền não. Tu thiền là để tiêu giảm phiền não, nhưng tu mà thấy đủ mọi cảnh huống hiện lên, tức đó là vọng cảnh, chẳng phải chân.
Bạn tham khảo kỹ Phật dạy về 10 Sắc Ấm Cảnh để biết rõ, khi tu thiền, bước khởi đầu sẽ phải vượt qua là gì:
10 CẢNH GIỚI SẮC ẤM
Này A Nan! Thầy nên biết, thầy ngồi nơi đạo tràng, các niệm đều tiêu mất. Các niệm đã tiêu hết, thì trong tâm li-niệm, tất cả đều thuần nhất sáng tỏ, động tĩnh không đổi dời, nhớ quên như một. Ngay ở trạng thái đó mà nhập vào chánh định thì như người sáng mắt ngồi ở chỗ tối tăm, tánh tinh thuần tuy vẫn thanh tịnh nhiệm mầu, nhưng tâm chưa phát sáng; đó là bởi vì căn tánh vẫn còn bị sắc ấm hạn chế ngăn che. Khi nào con mắt sáng tỏ, mười phương rỗng suốt, không còn tối tăm, thì đó là lúc sắc ấm đã hết, người tu hành bấy giờ mới đạt được kết quả đầu tiên là vượt khỏi kiếp trược. Như vậy, xét kĩ lại nguyên do của sắc ấm, thì gốc rễ chính là vọng tưởng kiên cố.
Này A Nan! Đang trong lúc tu định mà sắc ấm chưa phá trừ, suy xét tinh tường tánh sáng suốt nhiệm mầu, trong khoảnh khắc thấy thân này như bóng, ngoại cảnh như mây, bốn đại không còn kết hợp, không có gì ngăn ngại; đó gọi là tâm tinh diệu sáng suốt tuôn tràn trước mắt. Nhưng đó chỉ là do dụng công tư duy mà tạm được kết quả như thế, không phải đã chứng bậc thánh. Nếu hành giả gặp cảnh giới này mà không bám chặt, không cho là mình đã chứng bậc thánh, thì đó là cảnh giới thiện tường; nếu tự đắc mà cho là mình đã chứng bậc thánh, liền rơi vào tà kiến.
Này A Nan! Cũng ở trong tâm định này, suy cứu tinh tường tánh sáng suốt nhiệm mầu, tự thấy thân mình rỗng suốt, hành giả bỗng nhiên từ trong thân mình, nhặt ra những con sán lãi, mà thân vẫn bình thường, không bị thương tổn; đó gọi là tâm tinh diệu sáng suốt tuôn tràn nơi hình thể. Nhưng đó chỉ là do tu tập tinh tiến mà tạm được kết quả như thế, không phải đã chứng bậc thánh. Nếu hành giả gặp cảnh giới này mà không bám chặt, không cho là mình đã chứng bậc thánh, thì đó là cảnh giới thiện tường; nếu tự đắc mà cho là mình đã chứng bậc thánh, liền rơi vào tà kiến.
Cũng ở trong tâm định này, tinh tường suy cứu trong thân ngoài cảnh, khi ấy thì hồn phách, ý chí, tinh thần, ngoài cái thân ra, đều xen nhập vào nhau, đắp đổi làm chủ, làm khách của nhau. Bấy giờ, hành giả bỗng nghe tiếng nói pháp ở trên không, hoặc nghe khắp mười phương đồng diễn bày diệu nghĩa bí mật; đó gọi là tinh thần hồn phách đắp đổi khi lìa khi hợp. Nhưng đó chỉ là do nhân lành bao đời tích tập, bây giờ tự phát huy mà tạm được kết quả như thế, không phải đã chứng bậc thánh. Nếu hành giả gặp cảnh giới này mà không bám chặt, không cho là mình đã chứng bậc thánh, thì đó là cảnh giới thiện tường; nếu tự đắc mà cho là mình đã chứng bậc thánh, liền rơi vào tà kiến.
Cũng ở trong tâm định này, lắng trong thấu suốt, ánh sáng từ bên trong hiển hiện, chợt thấy mọi vật trong khắp mười phương đều biến thành màu vàng kim, tất cả các loài đều hóa thành chư Phật; lại thấy đức Phật Tì Lô Giá Na ngồi trên đài thiên quang, có hàng ngàn đức Phật vây quanh; trăm ức quốc độ cùng với hoa sen cùng lúc xuất hiện. Ấy gọi là tâm thức linh ngộ; nhưng đó chỉ là sự huân tập do từng được nghe kinh pháp từ bao đời, bây giờ tâm sáng phát ra chiếu soi khắp các thế giới; chỉ tạm nói là như thế, chứ không phải đã chứng bậc thánh. Nếu hành giả gặp cảnh giới này mà không bám chặt, không cho là mình đã chứng bậc thánh, thì đó là cảnh giới thiện tường; nếu tự đắc mà cho là mình đã chứng bậc thánh, liền rơi vào tà kiến.
Cũng ở trong tâm định này, suy cứu tinh tường tánh sáng suốt nhiệm mầu, quán sát không ngừng, ức chế hàng phục tự tâm; cố gắng thái quá, bỗng thấy mười phương hư không đều thành màu bảy báu, hoặc màu trăm báu, tất cả đồng thời đầy khắp mà không chướng ngại nhau; các màu xanh vàng đỏ trắng, mỗi mỗi hiện ra tinh thuần, không hỗn tạp. Đó chỉ là do dụng công ức chế thái quá, khiến cho định lực vượt hơn tuệ lực mà tạm có kết quả như thế, không phải đã chứng bậc thánh. Nếu hành giả gặp cảnh giới này mà không bám chặt, không cho là mình đã chứng bậc thánh, thì đó là cảnh giới thiện tường; nếu tự đắc mà cho là mình đã chứng bậc thánh, liền rơi vào tà kiến.
Cũng ở trong tâm định này, tĩnh lặng rỗng suốt, phát sinh ánh sáng tinh thuần, không loạn động, bỗng nhiên nửa đêm, ở trong nhà tối mà hành giả trông thấy mọi vật tỏ rõ như giữa ban ngày, mà những vật trong nhà tối ấy vẫn y nhiên, không chút gì thay đổi. Đó là tâm tinh tế kín nhiệm làm lắng trong cái thấy, nên thấy rõ suốt chỗ tối tăm mà tạm được như thế, không phải là đã chứng bậc thánh. Nếu hành giả gặp cảnh giới này mà không bám chặt, không cho là mình đã chứng bậc thánh, thì đó là cảnh giới thiện tường; nếu tự đắc mà cho là mình đã chứng bậc thánh, liền rơi vào tà kiến.
Cũng ở trong tâm định này, trọn vẹn dung thông với hư không, bỗng nhiên hành giả thấy tứ chi đồng như cây cỏ, dù lửa đốt hay dao cắt cũng không có cảm giác gì; thậm chí ngọn lửa hực không thể làm cho nóng, dù cắt thịt cũng giống như chẻ cây. Đó là các trần đều tiêu, bốn đại giải trừ, tiến thẳng vào chỗ thuần nhất, mà tạm được kết quả như thế, không phải đã chứng bậc thánh. Nếu hành giả gặp cảnh giới này mà không bám chặt, không cho là mình đã chứng bậc thánh, thì đó là cảnh giới thiện tường; nếu tự đắc mà cho là mình đã chứng bậc thánh, liền rơi vào tà kiến.
Cũng ở trong tâm định này, thành tựu tâm thanh tịnh; dụng công làm trong sạch tâm đến cùng cực, hành giả bỗng thấy mười phương sơn hà đại địa đều biến thành Phật độ, đầy đủ bảy báu, chói sáng cùng khắp; lại thấy hằng sa chư Phật đầy khắp cõi hư không, lầu các đại điện trang nghiêm hoa lệ; nhìn xuống thấy địa ngục, nhìn lên thấy thiên cung, rõ ràng không chướng ngại. Đó là ngày thường nghe kinh pháp mà khởi tâm ưa thích cảnh thanh tịnh và chán ghét cảnh uế nhiễm, quán tưởng huân tập lâu ngày mà hóa thành như thế, chứ không phải là đã chứng bậc thánh. Nếu hành giả gặp cảnh giới này mà không bám chặt, không cho là mình đã chứng bậc thánh, thì đó là cảnh giới thiện tường; nếu tự đắc mà cho là mình đã chứng bậc thánh, liền rơi vào tà kiến.
Cũng ở trong tâm định này, suy cứu đến những cảnh sâu xa, bỗng ở giữa đêm, hành giả thấy những cảnh tượng ở phương xa, nào chợ búa, giếng nước, đường lớn, hẻm nhỏ, nào bà con quyến thuộc; và nghe cả lời nói ở những nơi ấy. Đó là do tâm bị định lực dồn nén, dồn ép đến cùng khiến ánh sáng bay ra mà thấy được chỗ xa cách, chứ không phải là đã chứng bậc thánh. Nếu hành giả gặp cảnh giới này mà không bám chặt, không cho là mình đã chứng bậc thánh, thì đó là cảnh giới thiện tường; nếu tự đắc mà cho là mình đã chứng bậc thánh, liền rơi vào tà kiến.
Cũng ở trong tâm định này, suy cứu đến chỗ tinh thuần cùng cực, hành giả tự thấy mình là một vị thiện tri thức, rồi thấy hình thể biến cải, chốc chốc lại thay đổi hình này dáng nọ một cách vô cớ. Đó là tà tâm. Hành giả phòng hộ tâm không cẩn mật, để cho các giống li mị, thiên ma ám nhập, không duyên cớ mà nói pháp, tuồng như thông đạt diệu nghĩa; nhưng đó chỉ là ma lực sai sử, không phải thật đã chứng bậc thánh. Nếu hành giả gặp cảnh giới này mà không bám chặt, không cho là mình đã chứng bậc thánh, thì đó là cảnh giới thiện tường; nếu tự đắc mà cho là mình đã chứng bậc thánh, liền rơi vào tà kiến.
Này A Nan! Mười cảnh tượng như thế thường hiện ra trong lúc thiền định, đều do hành giả đối với sắc ấm chưa thấu triệt lí tánh, chỉ biết dùng thiền quán dồn nén vọng tưởng, nên hiện ra các việc đó. Chúng sinh mê muội, không tự xét tự lượng, gặp những cảnh tượng ấy thì nhầm lẫn không biết rõ, cho mình đã chứng quả thánh, thành ra mắc tội đại vọng ngữ, phải đọa địa ngục Vô-gián! Sau khi Như Lai diệt độ, quí thầy nên y theo lời dạy này, tuyên bày nghĩa lí cho chúng sinh trong đời mạt pháp; không để cho thiên ma có dịp quấy phá; đó là cách giữ gìn chánh pháp, che chở cho người tu hành thành đạo Vô-thượng. (Trích Kinh Thủ Lăng Nghiêm – Phẩm 50 ngũ ấm ma)
A di đà Phât!
Từ sự được biết,được gỡ bỏ những vướng mắc băn khoăn trong việc tu tập để tâm được an lành trong con đường tu tập của bản thân.
Mình chân thành gửi đến TD lời cảm ơn sâu sắc từ đáy lòng!
Chúc TD cùng diễn đàn mọi người an lành,tinh tấn trong tu tập!
A Di Đà Phật
Bạn Đinh Cao Sơn,
Toạ thiền, trì chú, niệm Phật chúng ta hiểu đơn giản như việc chúng ta quét nhà hàng ngày vậy.
Một ngôi nhà đầy rác rưởi, dơ dáy chắc chắn ánh sáng chẳng thể chiếu rọi, nhưng nếu hàng ngày chúng ta quét dọn một chút, ngày qua ngày, căn nhà đó sẽ trở nên sáng sủa, sạch sẽ hơn.
Rác rưởi, dơ dáy đầy ắp trong nhà có thể hiểu như những nghiệp ác, phiền não, vô minh trong tâm chúng ta tích luỹ từ vô thỉ tới nay.
Sự dọn dẹp những rác rưởi trong nhà hiểu như việc quét dần những phiền não trong tâm.
Rác rưởi được quét dọn ra khỏi nhà nhiều hay ít, ánh sáng chiếu rọi vào căn nhà của chúng ta sẽ nhiều, ít tương ứng và chúng ta tự thấy nó có sự thay đổi hay trì trệ. Trì trệ thì cần nỗ lực dọn dẹp hơn nữa. Phong quang nhiều lên tức sự dọn dẹp có tiến bộ. Nhận biết căn nhà của chúng ta phong quang là đủ, chứ đừng sanh tâm quá vui ưa, tìm cầu, đắm nhiễm trong sự phong quang đó, bởi thực tế, căn nhà của chúng ta vỗn dĩ là phong quang. Do chúng ta một thời vô minh, để nó dơ dáy nên nó bị che lấp, nay hiểu rồi, hàng ngày năng quét dọn cho nó trở lại vị trí vốn có, đó không phải là kỳ tích, kỳ bí gì mà chỉ là quá trình vận hành từ dơ sang sạch, từ đục sang trong, từ tối sang sáng, từ vọng sang chân, từ mê sang giác, từ phiền não sang an lạc.
Quán được như vậy gọi là chân quán. Không đúng vậy gọi là vọng quán.
Bạn cứ thong thả, cẩn trọng từng bước tu hành. Đừng khởi bất cứ vọng niệm nào khi hành thiền hay niệm Phật. Làm sao sau mỗi thời công phu, đứng dậy, thân thể hỉ lạc thì buổi đó tu có kết quả, đúng pháp. Ngày ngày như vậy là bạn đang sống trong cảnh giới của thiền định, tức an lạc tâm.
Khi hồi hướng nên nguyện sanh về Tịnh Độ, bởi chỉ nơi đó mới giúp chúng ta thoát khỏi sanh tử luân hồi.
Nguyện chúc tinh tấn.