Hỏi: Kính bạch thầy, con không hiểu lý do tại sao người Phật tử khi ăn chay không được ăn ngũ vị tân? Ăn ngũ vị tân có hại như thế nào mà không được ăn? Kính xin thầy từ bi giải đáp cho chúng con được rõ.
Đáp: Theo truyền thống Phật giáo Bắc truyền hay còn gọi là Phật giáo Phát triển, thì người Phật tử khi ăn chay nên kiêng cử ngũ vị tân. Ngũ vị tân là năm món gia vị có mùi cay nồng gồm: Hành (cách thông) hẹ (từ thông), tỏi (đại toán), kiệu (lan thông) và hưng cừ, tên khoa học là Allium fistulosum, là loại gia vị có hình dáng và mùi vị tương tự củ nén không có ở Trung Quốc và Việt Nam (Từ điển Phật học Hán – Việt, NXB KHXH tr. 806).
Lý do tại sao người Phật tử không nên ăn những thứ nầy, bởi vì đặc tính của những thứ nầy nó chứa nhiều tố chất kích thích và mùi vị cay nồng, nếu ăn nhiều thì thân thể có mùi hôi, nóng nảy và bị kích dục. Do đó, mà trong Kinh Lăng Nghiêm, quyển 8, Phật dạy: “Các chúng sinh cầu Thiền định (Samadhi) không nên ăn năm món cay nồng của thế gian. Vì năm món cay nồng đó nếu ăn chín thì phát dâm, ăn sống thì sinh nóng giận.
Người nào ăn năm món cay nồng ấy thì dẫu có tài giảng thuyết mười hai bộ kinh, chư Thiên mười phương đều chê bai hôi thúi và xa lánh. Ma quỷ nhìn người ăn mấy món đó liền kéo đến liếm môi, liếm mép họ, vì thế nên thường ở chung với ma quỷ. Phước đức của người ăn ngũ tân mỗi ngày một tiêu dần. Bồ tát và thiện thần trong mười phương không đến ủng hộ người ấy”. Vì thế, Kinh Phạm Võng, quyển hạ, Phật dạy: “Là Phật tử thì không được ăn ngũ vị tân, nếu ai cố ý ăn thì phạm khinh cấu tội”.
Tuy nhiên, theo khoa y học cho biết, ngũ vị tân có chứa nhiều hoạt chất làm tăng sức đề kháng cho cơ thể, được dùng để phòng và trị bệnh. Những nghiên cứu mới nhất của tổ chức sức khỏe thế giới ( WHO) về tỏi và hành có khả năng chữa các thứ bệnh cảm cúm, tim mạch và ung thư v.v… Do vậy, nên vì mục đích ngăn ngừa hay chữa trị bệnh, thì ở một chừng mực nào đó, người Phật tử ăn chay cũng có thể dùng được.
Theo Đại Đường Tây Vực Ký của Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang thì: “Các nhà sư ở Tây Vực, nếu người nào bị bệnh nặng, theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc phải dùng Ngũ vị tân thì tạm được dùng nhưng phải ở riêng một chỗ, biệt lập. Sau khi hết bệnh, phải tắm gội sạch sẽ, thay đổi y phục, mới cho vào ở chung với chúng Tăng.”
Điều nầy, người tu theo Mật giáo, chuyên trì chú, thì tuyệt đối không được ăn. Vì ăn những loại nầy, sự trì chú sẽ không được linh nghiệm. Nhưng đối với những người tu theo Hiển giáo, thì có khác. Vì Hiển giáo không chú trọng vào sự trì chú, nên Phật không có cấm một cách tuyệt đối.
Theo lời giải đáp của Hòa Thượng Thanh Từ về vấn đề nầy, qua câu hỏi của một Phật tử, được ghi lại trong bộ băng nhựa giảng giải về 33 vị Tổ Thiền tông Ấn Độ và Trung Hoa, thì Hòa Thượng cho rằng, người Phật tử tu theo Hiển giáo, thì vẫn có thể dùng được những thứ nầy.
Nhưng như trên đã nói, chỉ được dùng trong một chừng mực nào đó, để ngăn ngừa trị bệnh mà thôi, chớ không nên dùng thái quá, phản tác dụng mà có hại cho sức khỏe. Tuy nó là một vị thuốc, nhưng nếu sử dụng quá mức, thì cũng dễ gây ra tai hại.
Nói tóm lại, việc kiêng cử Ngũ vị tân, đối với những Phật tử xuất gia hoặc tại gia tu theo Mật tông, thì tuyệt đối họ không bao giờ dùng. Ngược lại, những Phật tử tu theo Hiển giáo, thì không có kiêng cử tuyệt đối. Tuy nhiên, nếu Phật tử nào ăn chay mà gìn giữ kiêng cử không ăn, thì đó cũng là điều rất tốt vậy.
Thích Phước Thái
Nam mô A Di Đà Phật
Có lẽ con thực sự có duyên với của Phật, con quy y tính tới nay cũng mới hơn nửa năm, nhưng từ nhỏ đã không thích các loại gia vị trên, ngoài hưng cừ là vị con không biết thì củ kiệu con không khi nào động đến nên cũng ko biết vị của nó thế nào, nấu cơm tự ăn con cũng không bao giờ nấu có hành tỏi dù biết cho vào sẽ làm thức ăn có mùi thơm hơn.
Mô Phật, con xin cám ơn bài viết của Bạch Thầy
Kinh Nhân Quả 3 Đời nói:
23. Đời nay đui mù do nhân gì?
Kiếp trước chỉ đường chẳng phân minh.
A Di Đà Phật xin cảm ơn vì đã giải thích cho mọi người được biết. Con xin quy y Tam Bảo và làm theo những gì Phật dạy.
Thầy ơi con lỡ ăn chay nhưng đã lỡ ăn ngũ vị tân như trên xin thầy hoan hỷ nói cho con biết có sao không thưa thầy ? con cám ơn thầy
Chào bạn!
Theo mình biết. Nếu chưa là người xuất gia và chưa biết thì bạn lỡ ăn vẫn không có sao đâu. Chỉ là bạn biết rồi thì nên đừng ăn nữa. 🙂
Phật không có dạy như thế đâu..
vì thời phật là đi hành khất, xin gì người ta cho nấy không lẽ người ta nấu hành tỏi nói tui không nhận.
nên nhớ rằng món cà ri là đặc sản của nước ấn độ mà món đó là ơt với hành rất rất rất nhiều….
Anh bạn Chánh Tín nên xem Kinh Lăng Nghiêm sẽ thấy Phật nói về ngũ vị tân và vì sao người chưa chứng đạo không nên dùng các thứ ấy.
A Di Đà Phật
Tôi đọc Lăng Nghiêm đến đoạn này thì xém rơi nuớc mắt:
“Anan, Ta bảo hàng Tỳ kheo ăn năm thứ tịnh nhục, thịt ấy đều do thần lưc ta hoá sanh, vốn không có mạng căn. Bà La Môn các ông, đất đai phần nhiều nóng, ướt, lại thêm cát đá, rau cỏ không sanh, Ta dùng sức Đại Bi gia bị, nhân tâm đại từ bi giả gọi là thịt, các ông cũng nếm được vị ấy.”
:((
“Làm sao sau khi Như Lai diệt độ, người ăn thịt chúng sanh mà gọi là Phật tử! Các ông phải biết, những người ăn thịt đó, dầu có đươc tâm khai mở, giống như Tam Ma Đề, đều là đại la sát, phước báo hết rồi phải chìm đắm trong biển khổ, chẳng phải đệ tử Phật. Những người như vậy, giết nhau, nuốt nhau, ăn nhau không dứt, làm sao ra đươc ba cõi?”
Cho nên, bạn ở trên, bạn nói thời của Phật “nguời ta” cho gì ăn nấy cũng chưa chắc đâu. Ngày ấy Phật còn trụ thế, có một số chuyên thiên liêng lắm, có khi đệ tử Phật khi ấy cũng không có ăn ngũ vị tân đâu, đời nay mình không so bì với người ta mà đánh đồng được…
Đảnh lễ Thích Ca Như Lai!
A Di Đà Phật
Gửi bạn Quốc Trung,
Phật chỉ khuyên người tu hành, trì giới thì nên tránh không ăn Ngũ Vị Tân chứ không cấm ăn ngũ vị tân, bởi những thứ đó (như hành, tỏi, hẹ) là những gia vị dễ khiến tâm dục sanh trưởng. Vả lại khi ăn vào rồi đối trước bàn thờ Phật để tụng kinh, niệm Phật thì chúng ta sẽ mang tội bất kính. Trong trường hợp đã ăn, khi công phu, niệm Phật bạn chỉ cần vệ sinh răng, miệng sạch sẽ là được.
Trường hợp bạn đã ăn chay được thì có hay không có ngũ vị tân cũng đã không còn là điều quan trọng nữa? Bạn hãy thường tập quán tưởng: Miếng ăn này dùng để nuôi thân, đủ để làm việc, sinh hoạt, tu hành để về Tịnh Độ. Giả như bạn phải dùng một chút hành, tỏi, hẹ mới cảm thấy bữa ăn chay dễ ăn hơn, ngon miệng hơn, Thiện Nhân nghĩ cũng không phải là điều hoàn toàn xấu và phạm giới hay phá giới. Do vậy bạn không nên quá chấp kiến như vậy. Nếu bạn ăn hành, tỏi, hẹ mà ăn chay, TN nghĩ nó tốt gấp vạn lần bạn ăn mặn nhưng không dùng hành, tỏi, hẹ.
Tất cả chuyện sinh hoạt: ăn, uống, ngủ nghỉ… của chúng ta là thói quen đã ăn sâu vào A lại da thất từ nhiều kiếp rồi, trong đạo Phật gọi là tích luỹ và tập quán nghiệp: Để chuyển hoá được chúng, chúng ta phải có niềm tin, đức kiên nhẫn và thời gian. Quan trọng hơn bạn phải có chánh kiến và chánh tư duy, bằng không chưa tu đạo thì không sao (không sao là hiểu theo người phàm), bước vào tu đạo đối cảnh, tiếp vật nhìn đâu, làm gì cũng bị kẹt, thấy kẹt, như thế thì việc tu đạo của bạn trở nên vô nghĩa. Cũng vì thế mà mọi người xung quanh bạn khi nhìn, nghe thấy không ai dám tu theo đạo Phật nữa.
Vài hàng chia sẻ, mong bạn dũng mãnh và tinh tấn hơn nữa, và quan trọng là luôn chánh tư duy để mọi chuyện đều được thông suốt – một pháp thông tất thảy đều thông.
A Di Đà Phật
Thiện Nhân
Theo mình thì nếu biết 5 vị này là tanh hôi thì nên bỏ hẳn vì nó cũng không cần thiết trong bữa ăn, cho dù là làm cho dễ ăn thì cũng là do cái tham đắm vào mùi vị của món ăn mà ra, nếu chúng ta đã ăn chay và một tâm theo con đường Phật dạy thì phải tập bỏ dần cái tâm tham ái dục lạc của mình. Nói vậy không phải chúng ta phải cố gắng ăn uống trông sao cho kham khổ, chúng ta cũng có thể nấu những món chay ngon,đơn giản dễ làm mà vẫn không cần tới Ngũ vị tân. Còn về bệnh tật thì nên biết tất cả bệnh tật trong người là do chúng ta mang thân Ngũ uẩn này và cái nghiệp, quan trọng là chúng ta phải luôn giữ cho tâm luôn an lạc, bình thường dù thân thể đang mang bệnh. Ngoài Ngũ vị tân ra chúng ta cũng có nhiều cách khác để trị bệnh kia mà như các loại cây thuốc Nam,rau của quả thiên nhiên chẳng hạn, trong đó trái cây có dược liệu rất quý phải kể đến đó là trái Gấc Việt Nam mình ta có thể dùng dầu Gấc hàng ngày trong bữa ăn, uống như một loại thực phẩm bổ sung để phòng và chữa nhiều loại bệnh tật chưa khởi phát trong cơ thể để sống khỏe hơn, ít gặp tật bệnh mà chuyên tâm học Phật.
Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Thưa Thầy con đã ăn chay rồi nhưng con cũng đã lỡ ăn ngũ vị tân, xin hỏi Thầy như vậy có bị cho là phá giới không ạ? Vì con cũng mới tìm hiểu về Phật pháp chưa được bao lâu.
A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật, Hải Lý thân mến
Phật pháp tùy duyên, nếu đã lỡ ăn rồi thì mai mốt giảm ăn hoặc không ăn nữa cũng tốt mà. Với lại là Phật tử tại gia thì bạn có thể sử dụng chúng một ít để tăng thêm hương vị cho món ăn thì lại không ảnh hưởng. Không nên lạm dụng nhiều vì nó dễ làm tâm tham sân, tham dục phát sinh. Chỉ có vậy thôi. Đừng lo lắng quá nhé. Chúc bạn an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
TLPT
Cho tôi hỏi tôi không biết nên đã ăn ngũ vị tân rồi có sao không ạ?
Bạn không cố ý dùng ngũ vị tân thì không có tội, nếu vô ý ăn thì chỉ cần nhắc mình nên cẩn thận hơn. Phật tử chúng ta đừng nên chỉ vì một chút ngon miệng mà tham đắm. Bài viết ở trên có nói rất rõ ràng lời Phật dạy trong 2 bộ kinh Lăng Nghiêm và kinh Phạm Võng:
Lý do tại sao người Phật tử không nên ăn những thứ nầy, bởi vì đặc tính của những thứ nầy nó chứa nhiều tố chất kích thích và mùi vị cay nồng, nếu ăn nhiều thì thân thể có mùi hôi, nóng nảy và bị kích dục. Do đó, mà trong Kinh Lăng Nghiêm, quyển 8, Phật dạy: “Các chúng sinh cầu Thiền định (Samadhi) không nên ăn năm món cay nồng của thế gian. Vì năm món cay nồng đó nếu ăn chín thì phát dâm, ăn sống thì sinh nóng giận.
Người nào ăn năm món cay nồng ấy thì dẫu có tài giảng thuyết mười hai bộ kinh, chư Thiên mười phương đều chê bai hôi thúi và xa lánh. Ma quỷ nhìn người ăn mấy món đó liền kéo đến liếm môi, liếm mép họ, vì thế nên thường ở chung với ma quỷ. Phước đức của người ăn ngũ tân mỗi ngày một tiêu dần. Bồ tát và thiện thần trong mười phương không đến ủng hộ người ấy”. Vì thế, Kinh Phạm Võng, quyển hạ, Phật dạy: “Là Phật tử thì không được ăn ngũ vị tân, nếu ai cố ý ăn thì phạm khinh cấu tội”.
cho cháu hỏi là ăn sả có phải là ăn chay không ạ? Vì cháu nghe một số người nói ăn là phải kiêng cả gừng, riềng, sả những gia vị nấu món thịt chó ạ.
Xin được trả lời với em rằng: Khi ăn chay ăn xả được, còn việc nấu nướng dùng xả là bình thường, còn củ giềng thì chị ko biết chắc…Chúc em ăn chay hoài hoài.
Kính thưa! Xin cho con được hoi. Con có nghe người ta nói món chao là sự lên men của vi sinh vật, vậy khi ăn chay mà ăn chao ( có vi sinh vật trong đó) thì có phải là phạm giới không, và điều đó đúng hay sai!? Kính mong được thầy từ bi giảng giải cho ạ!
Nam Mô A Di Đà Phật…
Gia gia nghe trong Âm luật vô tình ; phần 5 có nói:
” Địa Tạng bồ Tát khai thị A Ngọc về năm giới, giữ năm giới có thể được thân người, là căn bổn làm người, không bị đọa lạc..”
và giới thứ 5 có thí dụ về chao để đáp câu hỏi của bạn.
” 5. không uống rượu: cấm rượu và chất ma túy. Sản phẩm liên quan đến rượu đều không được ăn, ví dụ như chao, đa phần là có rượu không được ăn, mặc dù cho người chủ bán chao nói là dùng rất ít rượu, chỉ cần có một ít cũng là rượu, trừ khi dùng với thuốc để cứu mạng người thì không sao, còn có nhiều vật phẩm trang điểm có thành chất rượu, tốt nhất không dùng.”
gia gia k biết là chao có sinh vật trong đó không, nhưng nếu có thì phạm giới 1 & 5. mà cho dù không đi nữa thì cũng Nhất định phạm vào giới 5 rồi , nên cũng k nên ăn đâu nhá : )
Chỉ cái con gì nhìn dc thì kiêng thôi chứ trong rau củ chúng ta ăn cũng đầy vi khuẩn,vi sinh vật mà bạn.Bạn hit thở cũng đầy vi sinh vật trong đó,tắm táp cũng bao vi sinh vật bị chết lẽ nào khỏi ăn khỏi tắm khỏi thở? Nhưng chao có rượu thì cũng Ko nên dùng.Nhưng nếu có phải dùng thì dùng chút có lẽ cũng Ko sao đâu.Cố gắng giữ giới hết khả năng nhưng có mấy ai có thể giữ giới tuyệt đối?
Xin chia sẽ với mọi người:
tỏi hại tim,
hành hại thận,(ba rô, củ hành cũng nằm trong họ hành)
kiệu hại lá lách,
hẹ hại gan
thuốc lá hại phổi
Nếu ăn vào mà hại cho ngũ tạng thì bịcấm, những thứ này hấp thụ đục khí , không hấp thụ khí thanh nên nó có mùi vị rất nồng.
Cho con hỏi con ăn chay nhưng lỡ ăn rau xào chung với thịt nhưng khi ăn rồi con mới biết, vậy có bị tội k ạ, con phải làm sao?
Gữi Quyên,
Tâm dẫn đầu các pháp
Tâm là chủ tạo tác
Ngày xưa Lục Tổ Huệ Năng sau khi được Tổ Hoằng Nhẫn ấn chứng truyền y bát nhưng vì chưa đủ cơ duyên nên chưa thể hiện thân giáo hóa ( Lục Tổ lúc này vẫn còn chưa xuống tóc) . Lúc sống chung với những thợ săn ,Lục Tổ mỗi ngày phải gữi rau vào nấu chung với nồi thịt, nhưng chỉ ăn rau không ăn thịt. Lục tổ ăn nhưng tâm không đắm trước vào hương vị, ăn để có dinh dưỡng sức khỏe mà sống qua ngày chờ đủ duyên để hiện thân xuất gia hoằng pháp.
Như vậy , ý TM muốn nói hể khi tâm thanh tịnh thì các pháp theo đó đều thanh tịnh. Chỉ sợ tâm trước ngay khi đó sẽ tạo thành nghiệp ( bị một trong các thứ ngũ dục trói buộc).
Dù sao cũng nên cẩn thận hơn, vì đó cũng là ý nghĩa của việc “tu”.
ThiệnMinh mong lời giải thích này được hoan hỷ chấp nhận.
Nam Mô A Di Đà Phật
Kính bạch thầy, con bị nhiễm virut HPV và con phải dùng tỏi để ngăn chẳng virut. Nhưng con thường trì Chú Đại Bi. Trước khi trì Chú, con có khấn xin các chư vị Bồ Tát lượng thứ vì mục đích chữa bệnh. Kính bạch thầy, xin cho con hỏi, nếu con tiếp tục dùng tỏi như trên thì có được không?
A Di Đà Phật,
Dùng tỏi để ngăn chặn virus HPV là 1 cách trị phổ biến, nhưng tốt nhất vẫn phải đi khám da liễu để được bác sĩ chuyên môn cho thuốc uống đàng hoàng. Quan trọng hơn hết là phải biết chừa và kiêng khem việc quan hệ nam nữ một thời gian. Vì đây chính là con đường chính gây nên bệnh này. Chứ còn cầu khấn Bồ Tát và trì Chú Đại Bi mà cứ ăn chơi hoang đàng thì vẫn phải bệnh thôi, thậm chí còn bệnh nặng hơn…do si mê điên đảo mà tự mình tạo nghiệp rồi cầu Bồ Tát “bảo kê” nữa chứ…Nếu một mặt vừa tạo nghiệp, một mặt lại niệm Phật niệm chú thì nhất định chẳng thể linh nghiệm, cho dù có ăn tỏi hay ko ăn tỏi cũng vây thôi.
Vì bệnh từ cái tâm tham dục mà ra thì cũng phải đoạn từ ngay chính cái tâm tham dục vậy.
Phật và Bồ Tát ko can thiệp vào Nhân Quả của chúng ta, chỉ có chúng ta tự mình làm tự mình chịu, rồi cũng phải tự mình sám hối lỗi lầm mà sửa chữa lỗi lầm.
Nếu bạn có thể một mặt đến bác sĩ kê toa uống thuốc, một mặt lại phản tỉnh sám hối, không quan hệ nam nữ buông thả, bất chính nữa. Ko phải vợ chồng chính thức được pháp luật công nhận mà quan hệ đều là bất chính.
Nêu thấy biết như vậy thay đổi thì bạn sẽ hết bệnh thôi.
A Di Đà Phật.
Cho con hỏi :con ăn chay trường1 năm nay rồi ,ko phải con theo phật pháp nhiềuf mà ăn chay ,nhưng khi mẹ con mất tự dưng con muốn ăn chay vì con ý niệm mẹ con sẽ được vãn sanh sớm sống đã chịu bệnh tật hành hạ nên con ăn chay để muốn giảm bớt tội cho chính con và mẹ,như thế có đúng ko ạ!con ít đi chùa như thế con ăn chay có vô vị ko?ai cũng khuyên con ko nên ăn chay trường vì sợ vô sinh và cơ thể thiếu chất nhưng giờ con quay lại ăn mặn ko được hễ nếm thử miếng thịt là con lại ói mửa.Giờ con phai làm sao cho con lời khuyên .
Gởi Thúy,
– “Ăn chay” là gì?
Ăn chay là cốt yếu để nuôi dưỡng lòng từ bi và tinh thần bình đẳng, vì lòng thương xót chúng sinh “tất cả chúng sanh đều có Phật tánh”. Việc dùng chay mang đến cho con người một sự thân, tâm thanh tịnh tránh được nhiều bệnh tật trong cuộc sống hàng ngày. Về mặt vệ sinh mà nói thì hiện nay các động vật được nuôi bằng chất kích thích tăng trọng rất nhanh nên xuất hiện rất nhiều bệnh tật từ việc ăn thịt động vật. Người ăn thịt ngày nay đã thành thói quen
nên biết bất kì thịt gì cũng đều chứa chất độc. Vì khi bị giết tâm con vật nổi sân hận, tuy bạn ăn vào không mất mạng ngay, nhưng tích chứa lâu ngày thì chắc chắn làm khối u thành bệnh. Người tự biết thương mình hãy nên tự răn dè.
Về khía cạnh khoa học: con người là một sinh vật ăn chay hay ăn thịt ? Khoa học cho ta biết một cách minh bạch rằng từ nguyên thủy con người là một sinh vật ăn hoa quả, rễ, lá, củ và thân thực vật. Răng người không phải là răng dùng để ăn thịt, không có nanh nhọn và dài. So với kích thước của thân thể, ruột người quá dài, trung bình18m, đó là đặc tính của sinh vật ăn cỏ, vì ruột dài giúp đắc lực hơn vào việc hấp thu chất dinh dưỡng thấp trong thực vật.
– Ăn chay bị thiếu chất, vô sinh?
Xét về mặt dinh dưỡng cơ bản, thì ăn chay không hề làm thiếu hụt dinh dưỡng. Xét về năng lượng chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào chế độ chay. Tại sao nhiều người ăn chay cảm thấy đói bụng sớm hơn so với ăn mặn, điều này là do người ăn chay chưa quen với chế độ ăn uống mới, phải biết kết hợp các loại thực phẩm: tinh bột, rau củ quả, các loại đậu, …
Thỉnh thoảng bạn có thể bổ sung cho cơ thể bằng cách uống thêm viên “vitamin 3B” hoặc có thể dùng cách sau: Luộc 200g củ dền và 200g cà rốt với 1 lít nước, rồi bỏ cái lẫn nước vào máy xay sinh tố làm nước uống tăng máu, hồng cầu.
Ăn chay nói bị vô sinh thì không có tài liệu khoa học nào chứng minh cả, sở dĩ nói vô sinh đa phần là do về sức khỏe sinh lý mà thôi. Tốt nhất là nên tập thể dục để có sức khỏe như: yoga, bơi lội, đi bộ, …
Tham khảo thêm bài viết về ăn chay:
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2014/03/an-chay-co-bi-thieu-chat-khong/
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2012/02/nen-an-chay-hay-khong-an-chay/
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2013/03/an-chay-co-nen-dung-trung/
https://www.youtube.com/watch?v=pQ3DyV3ptPo (Ăn chay vì chính mình)
Nam mô A Di Đà Phật.
Xin cho con hỏi con ăn chay 1 tuần 6 ngày( vì có thể chủ nhật sẽ ăn thức ăn thừa của con trai) như vậy có được không
A Di Đà Phật.
Nếu bạn Nhung ăn chay 1 tuần 6 ngày vì hoàn cảnh gia đình mà vẫn cảm thấy lòng từ bi không bị tổn hại thì OK.
A Di Đà Phật
Gửi bạn Nhung,
Bạn phát tâm ăn chay tuần 6 ngày là quá tốt rồi, tuy nhiên ăn chay phải kèm giữ giới thì mới mang lại kết quả thiết thực: Tâm được an lạc. 5 giới của người Phật tử tại gia, nếu bạn đã quy y rồi, hẳn bạn đã hiểu rõ. Do vậy, mọi chuyện bạn cứ tuỳ duyên, tuỳ hỉ mà thực hành. Nếu gia duyên ràng buộc, chưa thể trường chay, những ngày ăn mặn cùng chồng, con, bạn hãy quán tưởng những đồ ăn đó chỉ là đậu hũ, chớ khởi tâm nghĩ tới chuyện ngon, không ngon…, trước khi ăn và sau khi ăn bạn hãy trì 3-7 biến Chú Vãng Sanh, hồi hướng cho những chúng sanh còn vì gia đình mình mà bị giết thịt và nguyện cho chúng được vãng sanh Tịnh Độ.
Nguyện chúc bạn tinh tấn tu hành.
TN
Con biết nếu đám tiệc mà đãi đồ ăn măn thì tội sát sinh rất nặng. Vậy có cách nào giảm nhẹ tội lỗi ko ạ? Nếu có đám cưới thì phải làm thế nào ạ? Vẫn đãi ăn chay là tốt nhất phải ko ạ?
A Di Đà Phật,
Đúng là đãi chay là tốt nhất. Còn nếu điều kiện chưa cho phép đãi chay toàn phần thì mình cũng nên có một số bàn chay.
Còn các món mặn thì chọn món nào cho thiên hạ ăn mau no mà ít tổn hại đến số lượng chúng sanh là tốt nhất, đây chẳng qua là cách ứng phó tình thế mà thôi. Thí dụ:
– Cơm chiên Dương Châu.
– Bánh mì cà ri bò
– Lẫu bò nhúng dấm.
3 món này ăn vào là no rồi + 1 món Khai vị (chay) + tráng miệng chè, trái cây thì bảo đảm ko no ko về.
Cô dâu chú rể sau đó cũng nên trích 1 phần tiền mừng để phóng sanh, in Kinh, cúng dường Tam Bảo để hồi hướng cho các chúng sanh vì bữa tiệc cưới của mình mà tổn hại cho đến hi sinh thân mạng.
Đây là cách làm khả dĩ nhất để giảm thiểu sát sanh cho một tiệc cưới của người học Phật muốn đãi chay mà ko đủ duyên làm được, là một giải pháp tình thế chấp nhận được.
A Di Đà Phật.
Con rất cảm ơn lời hướng dẫn của thầy. NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
Bàn thờ Phật nhà con có thờ Phật Thích Ca, Quan Thế Âm Bồ Tát và Phật Dược Sư. Con vẫn thường đối trước bàn Phật niệm Phật A Di Đà và cầu vãng sanh Cực Lạc. Cho con được hỏi là con có cần thờ thêm Phật A Di Đà hay là Tây Phương Tam Thánh không thầy?
A Di Đà Phật,
Mình niệm Phật A Di Đà thì nên có 1 hình tượng của Ngài để chiêm bái, lễ lạy mỗi ngày thì tốt hơn. Bạn cứ vào chùa hay những nơi có bán hình tượng Phật mà thỉnh về một tôn tượng hay hình Phật A Di Đà mà bạn cảm thấy hoan hỉ nhất.
Khi đó thì tự mình sẽ biết sắp xếp bàn thờ như thế nào là hợp lý, gửi bạn tham khảo cách bài trì ban thờ Phật:
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2014/11/cach-thuc-trang-thiet-ban-phat-va-le-phat/
Nếu không gian chật ko đủ chỗ thì bạn có thể tùy duyên cúng dường tượng Phật Dược Sư vào Chùa cũng tốt. Phật Dược Sư cũng sẽ chẳng trách bạn, thậm chí còn hoan hỉ vì thấy bạn đã bắt đầu chuyên tâm nhất hướng thờ phụng, niệm thánh hiệu A Di Đà Phật cầu sanh Cực Lạc. Vì đây chính là tâm nguyện của 10 phương chư Phật, là muốn thấy chúng sanh phát tâm chuyên niệm A Di Đà Phật cầu sanh Cực Lạc.
A Di Đà Phật.
Bạch thày,
Con bị huyết áp thấp và rất hay cảm lạnh, cứ hễ đổi thời tiết là dị ứng. Có người mách con uống mỗi tối một chén rượu ngâm tỏi trị được bách bệnh. Vậy kính bạch thày, khi niệm phật có ảnh hưởng gì không ạ, con mong nhận được hồi âm của thầy
A di đà Phật
Gởi Em,
Người áp huyết thấp thường hay mệt mỏi, là nguyên nhân dẫn đến nhiều chứng bệnh do không đủ máu để nuôi cơ thể. Vì vậy cần phải thực hiện đầy đủ những điều sau:
– Ăn uống cho đủ chất.
– Tập thể dục, hít thở đủ Oxy cung cấp cho máu lưu thông.
– Uống thêm thang thuốc (làm chất dẫn để dễ chuyển thức ăn thành máu nuôi cơ thể).
Gởi thêm em bài thuốc tăng áp huyết nhớ phải ăn uống đầy đủ, mua thêm máy đo áp huyết để theo dõi xem áp huyết ngày càng tốt không.
Bài 1: Mua 200g củ dền, 200g cà rốt nấu với 1lít nước để khoảng 15 – 20 phút như nấu canh. Xong lấy nước và cái cho vào máy xoay sinh tố xoay nhuyễn rồi dùng.
Bài 2: Ích khí dưỡng âm trị áp huyết thấp :Phù Chính Thăng Áp Thang Gia Vị:
Hoàng Kỳ 30g, Sinh Địa 24g, A Giao, Mạch Đông, Chích Thảo, Trần Bì mỗi thứ 15g, Ngũ Vị Tử 12g, Chỉ Xác, Nhân Sâm, mỗi thứ 10g.
Sắc 4 chén nước, cạn còn 1 chén, uống nóng vào buổi tối. Trước khi uống đo áp huyết 2 tay, sáng dậy đo áp huyết 2 tay để so sánh xem áp huyết tăng lên đúng tiêu chuẩn chưa, uống mỗi ngày 1 thang, trong 3-6 tháng, khi áp huyết lên đúng tiêu chuẩn thì ngưng.
Muốn học Phật, niệm Phật thì cũng phải có sức khỏe tốt mới được, chứ đau yếu bệnh tật thường xuyên thì cũng gặp nhiều trở ngại, ảnh hưởng rất nhiều. Em nên tham khảo trang Y Học Bổ sung, có nhiều bài viết hay: http://khicongydaododucngoc.blogspot.com
Chúc em có nhiều sức khỏe để học đạo ngày càng tinh tấn.
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Bạn Thoa thân mến,
Mình nghĩ là bạn cũng giống mình trước kia là bị thiếu Vitamin D3 nên thường hay bị cảm ho khi nhiểm lạnh. Nếu có dịp đi thử máu, bạn hãy yêu cầu họ thử vitamin D trong máu để xem sao.Theo các cuộc nghiên cứu thì người ta nói rằng chúng ta thường bị thiếu vitamin D hơn là thừa, vi.D không đơn thuần là bổ xương, mà nó tham gia vào nhiều chức năng khác trong cơ thể; cụ thể như những người hay bị dị ứng với thời tiết sinh ra cảm lạnh hay hen suyễn, nếu được bổ xung vi.D đầy đủ thì triệu chứng ít có cơ hội phát sinh. Trước kia mình hay bị cảm ho rất dai dẵng, uống thuốc ho do Bác sĩ kê toa cã nữa tháng cũng không bớt, nên mình đã tìm hiểu và rút ra được một kinh nghiệm (xin nói rõ, đây là kinh nghiệm cá nhân, chứ không phải là phương pháp do Bác sĩ có thẩm quyền hướng dẫn, chỉ để cho bạn tham khảo thêm thôi!): sau khi bị cảm ho kéo dài mấy tuần không bớt, mình uống vi. D3 10,000 IU (chia làm 2 lần, sáng và chiều) chung với 1 viên Fexofenadine 150mg( thuốc chống dị ứng), ngay trong ngày, chứng ho hết cấp kỳ. Sau đó mình thỉnh thoảng bổ xung vi.D3, và mổi khi bị nhiễm lạnh, để ngăn ngừa bị cảm, mình uống một liều như vậy, và từ đó trở đi không còn bị cảm ho nữa.
Chúc bạn luôn khỏe mạnh và tinh tấn trong tu học.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Em chưa quy y nhưng thấy ăn chay rất hữu ích. Em có con nhỏ k thích ăn thịt. Hàng ngày bé hay ăn cơm với lạc rang vừng và k thích ăn thịt cá. Ép bé cũng k ăn. Đi học bà sợ bé còi nên nhờ cô giáo dọa bé để bắt bé ăn thịt ở nhà. Em thì k lo con còi. Em nghĩ rằng con có duyên với phật nên tự mình ăn chay. Vậy liệu việc ép con ăn thịt có làm mất căn duyên của con và gây tổn hại gì cho con k ạ? Xin các thầy hoan hỉ chỉ dạy cho em ạ. Em xin chân thành cảm ơn.
Phật dạy không ăn, mà có 1 số vị nói có thể ăn được nhưng hạn chế. Vậy các vị đó hơn Phật rồi. Tu như vậy bao giờ thành Phật?
Chào thầy và các vị đồng tu.con tên là thùy 25 tuổi.con đã có gia đình và đang mang thai bé đầu được 8 tháng.con cũng chưa đi quy được vì hoàn cảnh mà tu tại gia.con xin hỏi con tụng đọc kinh nhật tụng,chú đại bi,kinh nhân quả 3 đời,kinh trường thọ diệt tội,kinh cứu khổ.con chưa thờ được phật vì ở trọ.chưa ăn chay trường được mà chỉ có ăn chay ngày mùng 1 và ngày rằm.như vậy tụng kinh đọc chú co linh nghiệm không ạ?con xin thầy và mọi người giải đáp giúp con.a di đà phật..
A Di Đà Phật
1.Về vấn đề ăn chay trước mắt cứ như vậy đã,sau này có điều kiện thì bạn nâng dần số ngày lên.Công đức tụng kinh nhiều hay ít phụ thuộc vào trong lúc bạn tụng bạn có khởi vọng niệm nhiều hay ít.Vọng niệm ít thì công đức nhiều,vọng niệm nhiều thì công đức ít.Ngay khi bạn nghĩ như vậy tụng kinh đọc chú co linh nghiệm không ạ?thì đây cũng là 1 vọng niệm.
-Mình xin trích 1 vài lời khai thị của hòa thượng Tịnh Không.
Khi quý vị đọc tụng, nếu nói đoạn này có ý nghĩa này, đoạn kia có diệu nghĩa nọ, hỏng bét, hoàn toàn rớt vào ý thức. Công đức đọc tụng của quý vị không có! Đọc tụng nhằm mong hoàn thành Giới – Định – Huệ cùng một lượt. Do vậy, đọc tụng là đọc tụng, quyết chẳng thể nghĩ ngợi những ý nghĩa trong ấy. Ví như niệm kinh Di Đà, từ đầu đến cuối đọc xong một loạt, niệm từng chữ phân minh, rõ ràng, quyết định chẳng dấy lên một ý niệm trong ấy. Đó là tu Giới – Định – Huệ.
Tu Giới – Định – Huệ như thế nào? Khi quý vị niệm kinh, trong tâm chẳng khởi vọng tưởng, chẳng khởi ác niệm, đấy là “chư ác mạc tác” (đừng làm các điều ác). Kinh là ngôn ngữ lưu lộ từ chân tánh của Phật, là điều tốt lành nhất trong những điều lành, độ vô lượng vô biên chúng sanh, không có gì tốt lành hơn. Đọc kinh là “chúng thiện phụng hành” (vâng làm các điều lành). “Chư ác mạc tác” là giới Tiểu Thừa, “chúng thiện phụng hành” là giới Đại Thừa; Giới được đầy đủ! Khi đọc tụng bèn chuyên tâm, chuyên tâm là Định thành tựu. Từng chữ phân minh, chẳng đọc sai chữ nào, chẳng đọc lộn câu nào, là Huệ thành tựu. Chẳng khởi vọng tưởng, chẳng cần phải hiểu nghĩa. Đấy là tu Giới, Định, Huệ, tu Căn Bản Trí. Nếu quý vị không hiểu, một mặt niệm, một mặt suy nghĩ, đấy chính là một mặt đọc tụng, một mặt khởi vọng tưởng, hoàn toàn phá hoại công đức đọc tụng. Vì thế, khi đọc tụng chỉ đọc tụng, khi thảo luận sẽ thảo luận.
2.Ở tuổi như bạn mà đã chịu tụng kinh nhật tụng,chú đại bi,kinh nhân quả 3 đời,kinh trường thọ diệt tội,kinh cứu khổ thì thật là tốt,thật hiếm có.Tuy nhiên nếu bạn có điều kiện thì xem thêm kinh Vô lượng Thọ,các đạo hữu trên duongvecoitinh phần lớn là đều tụng bộ kinh này.Cái hay là bộ kinh này là chứa đựng hết thảy bộ kinh khác,tụng 1 bộ kinh này đồng nghĩa với việc tụng hết thảy kinh Phật.Cho nên rất nhiều đạo hữu họ chỉ tụng mỗi bộ kinh này thôi.
Bạn có thể xem kinh Vô lượng Thọ theo các link này
https://drive.google.com/file/d/0B3gzAB5z0zSxaTFWOFlHQ2JPNUU/view?pageId=116222091277336614380
https://www.youtube.com/watch?v=rnUEhOXiE5Y&list=PL7Em2hP9ICFMDZJBl7N-aePtJQJn56xxt&index=1
3.Cuối cùng chúc gia đình bạn thân tâm an lạc
A Di Đà Phật
Em xin chào anh chị và các bác ạ. E là người đạo Phật hnay e có 1 thắc mắc mún hỏi ạ chuyện là vậy một hôm con mèo trong nhà e đi mất tích mà e thì rất thương mèo nên e tìm mọi ngóc ngách vẫn ko thấy nó đâu thế là e khấn Trời Phật cho e tìm đc mèo e sẽ ăn chay 3 tháng nhưng lúc ấy e chỉ khóc và khấn vậy chứ e ko cúng hay đốt nhang gì hết bỗng dưng lúc sau mèo của e xuất hiện e vui mừng và đa tạ Đức Phật và Ông Trời nhiều lắm. E ăn chay đến nay cũng đc 1 tháng 16 ngày rồi. Lúc đầu e thấy rất bình thường nhưng dạo này cơ thể e thấy rất mệt vì 1 phần e đi làm vào buỗi sáng nữa. Vì cơ thể mệt và bạn thân e vừa mới mất nữa nên e rất buồn cơ thể e càng suy yếu hơn. Ba mẹ e người nhà e khuyên e nên ăn mặn lại vì e rất xanh xao bản chất cơ thể e cũng xanh xao rồi. E có nghe nói “Phật ko bắt ai hứa điều gì nhưng đã hứa thì phải thực hiện” các anh chị và các bác cho e xin lời khuyên ạ. E ko biết nên làm gì. E đa tạ nhiều lắm ạ.
Tâm của bạn thương động vật như vậy là tốt, nhưng có vẻ hơi bi lụy…mọi vật, mọi sự đều có nhân duyên của nó. HT. Tịnh Không nói rõ: “Nếu bạn hít vào mà không thở ra thì thử hỏi có cái gì trên đời này là của bạn?”
Mong bạn thường nghĩ nhiều về điều này mà ko nên quá bi lụy về tình cảm thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì bạn có nói là do người bạn thân vừa mất nên rất buồn…tinh thần buồn bã, ủ rũ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, bất kể bạn ăn chay hay ăn mặn, khi đó cơ thể cũng ko hấp thụ dưỡng chất được tốt như bình thường.
Do đó, trước phải trị cái tâm bệnh, đừng nên ủ rủ lo buồn những việc mà bản thân mình ko thể làm chủ được, ko thể thay đổi được. Người thân yêu của mình qua đời thì mình ko thể khiến họ sống lại được. Mỗi người 1 số mạng, và khi đã có sanh thì phải có tử, đây là quy luật tự nhiên, mình nên hiểu mà chấp nhận.
Chấp nhận ko phải là từ đó mình sống thụ động, buông xuôi! Mà do thấu hiểu vô thường nên mình lại càng trân quý phút giây hiện tại hơn bao giờ hết, trân quý các mối quan hệ, đặc biệt là cha mẹ, gia đình của mình hơn bao giờ hết.
Có 1 ngày thì sống làm người tốt 1 ngày.
Còn về vấn đề ăn chay thì: Ăn chay nếu ăn đúng cách và đầy đủ dưỡng chất thì sẽ rất khỏe. Bạn hãy thay đổi thực đơn cho phong phú và tăng cường thêm uống sữa đậu nành thì sẽ rất tốt. Tập thể dục thường xuyên cũng rất quan trọng.
Phần nguyện và hứa trước Phật thật ra là hứa với bản thân mình. Phật cũng chẳng nói bạn phải hứa với Phật như vậy. Là tự bạn hứa, việc giữ lời hứa đến nơi đến chốn là phẩm chất của 1 người trọng chữ tín. Ngay bản thân mình mà mình còn ko giữ lời hứa với chính mình thì với người ngoài liệu mình có thể giữ được chữ tín hay ko? Việc ăn chay 3 tháng là chuyện nhỏ, giữ được chữ Tín mới là chuyện lớn. Bạn có nghĩ vậy ko ?
A Di Đà Phật.
E rất cảm ơn Tịnh Thái ạ e đã ngộ ra được mọi chuyện e sẽ yêu quý cuộc sống hơn ạ. E chân thành cảm ơn Tịnh Thái nhìu lắm ạ!
Nam Mô A Di Đà Phật.
Ăn chay là ngọn, gốc của việc ăn chay là tâm. Tâm còn trược nhiều nếu ăn chay cơ thể sẽ bị thiếu chất, dẫn đến suy nhược cơ thể, không còn làm ăn suy nghĩ được gì. Tâm thanh hoặc bớt trược thì hàng ngày chỉ chút cháo loãng, rau xanh thôi cũng có thể lao động hăng say không biết mệt. Điều này lý giải tại sao các bậc Cao Tăng chỉ cần ăn ngày một bữa, lại ăn rất ít nhưng da thịt vẫn đẹp, vẫn khỏe mạnh. Phàm phu thì chỉ bữa ăn thiếu thịt cá một chút là lúc sau đói cồn cào ruột gan, hoa mắt, chóng mặt.
Nếu bạn có thể niệm Phật hàng ngày thì tự tâm sẽ chuyển từ trược sang thanh, tâm chuyển rồi thì ăn chay là việc đơn giản vô cùng.
Đôi lời chia sẻ
Nam Mô A Di Đà Phật
A di đà phật
Thư Thầy cho con hỏi
Ăn chay dùng ớt có được không? Có nên ăn ớt không, và có bị giới luật nhà Phật cấm không?
Ăn chay không cấm ăn ớt, nhưng ai cũng biết rằng ăn ớt dễ khiến tâm trở nên nóng nảy, không an. Cho nên nếu không ăn ớt thì vẫn tốt hơn ( ví dụ tham khảo là ở đạo Cao Đài họ cấm ăn ớt). Mục đích của việc ăn uống đối với người tu tập không ngoài làm cho thân bớt nhiễm ô, giữ được tâm thanh tịnh, hiền hòa
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam mô a di đaˋ phật xin thâˋy cho con được hỏi thơˋi gian gâˋn đây con co´ xem chuyện nhân quả ba´o ư´ng vaˋ con đa˜ ăn chay không da´m ăn thịt ca´ nư˜a nhưng con râ´t i´t đi chuˋa vaˋ niệm phật nhưng mỏi lâˋn con niệm phật laˋ trươ´c khi con ngủ va đang năˋm nhưng con chỉ niệm trong loˋng không de´p môi hay ra tiê´ng vaˋ con đa˜ niệm nam mô a di đaˋ phật đại tưˋ đại bi cư´u khổ cư´u nạn chu´ng sanh quan thê´ âm bôˋ ta´t nam mô a di đaˋ phật vaˋ con niệm như vậy cho đê´n khi ngủ thiê´p đi như vậy con xin thâˋy ha˜y cho con biê´t con niệm như vậy co´ tội hây không? vaˋ con niệm như thê´ naˋo thiˋ mơ´i đu´ng con xin ca´m ơn thâˋy nam mô a di đaˋ phật
A Di Đà Phật
Thật hoan hỷ cho sở nguyện ăn chay của bạn! Việc dùng tâm niệm Phật trước lúc ngủ của bạn không có lỗi gì cả, rất tốt. Nếu có thể niệm Hồng danh A Di Đà Phật mọi lúc mọi nơi, hoặc lúc rãnh rỗi ngồi kiết già mà niệm Phật hồi hướng vãng sanh Tây Phương thì tốt hơn nữa. Cố gắng lên nhé!
Nếu có gì chưa rõ mong nhận được hồi âm của bạn!
Nam mô A Di Đà Phật
Dạ mọi người cho con hỏi. Con ăn chay dùng ớt chuông có được không? Vì con nghĩ ớt chuông không cay mà con cũng không rõ lắm. Con thấy mọi người dùng cây boa-rô thay hành, nếu mình dùng boa-rô có được không ạ? Và còn hành tây nữa?
Mong mọi người giúp con giải đáp.
Nam mô A Di Đà Phật.
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Bạn Diệu Liên !
Bạn ăn chay dùng ớt chuông được.
Boa rô-người miền Bắc gọi là tỏi tây. Tỏi tây thuộc họ Hành.
Hành tây cũng thuộc họ Hành.
Ng ăn chay ko dùng ngũ vị tân thì ko dùng thực phẩm họ Hành,Tỏi.
Bạn thấy ng ta dùng boa- rô thay hành ,có lẽ họ ko biết rằng boa-rô thuộc họ Hành,hoặc họ ăn chay nhưng vẫn có dùng ngũ vị tân…
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Em ăn chay nhưng trong lúc chế biến thức ăn có sinh vật thì sao ạ? Ví dụ có kiến trong thức ăn thì sao?
Đường Về Cõi Tịnh: A Di Đà Phật! Để tránh hiểu lầm, mong các đạo hữu hoan hỉ viết tiếng Việt đủ dấu và không viết tắt khi chia sẻ ý kiến của mình.
Nếu có kiến còn sống trong thức ăn thì thổi kiến đi, hoặc lấy một góc thức ăn đó để ra bên ngoài cúng dường cho kiến luôn thì lại càng hay.
Còn nếu kiến đã chết thì cũng nên vì nó mà niệm 10 câu A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Chẳng biết nói gì chỉ biết nói là phật pháp cao sâu rất nhiệm màu
Đời sống
Vấn đề ăn chay, ăn mặn trong đạo Phật
Có một Thầy Việt Nam đi cùng với Phật tử đến viếng thăm một trung tâm Phật Giáo Tây Tạng. Không biết Thầy này thơ thẩn làm sao mà lại đi ngang nhà bếp thấy họ đang xào nấu thịt bò, trở ra nói với Phật tử: “Trời ơi, ở đây họ ăn thịt!”.
Trong một chuyến hành hương sang Ấn Ðộ, trên máy bay vào giờ ăn có vài vị Sư Nam Tông ăn thịt do chiêu đãi viên đưa tới. Thấy thế vài Phật tử Việt Nam xì xào với nhau: “Mấy ông Thầy này tu hành kiểu gì mà ăn mặn, không biết từ bi chỗ nào!”.
Một dịp khác, có một Thầy Việt Nam đi cùng với Phật tử đến viếng thăm một trung tâm Phật Giáo Tây Tạng. Không biết Thầy này thơ thẩn làm sao mà lại đi ngang nhà bếp thấy họ đang xào nấu thịt bò, trở ra nói với Phật tử: “Trời ơi, ở đây họ ăn thịt!”.
Quan niệm của đa số Phật tử Việt Nam là người tu hành không được ăn thịt, nếu ăn thịt thì không phải kẻ tu hành. Trong khi đó Phật tử các nước Nam Tông khi nhìn vào người tu hành Bắc Tông thì họ nói: “Tu hành gì mà lại ăn chiều, không giữ đúng giới luật của Phật!”. Khi thấy quý Thầy ăn chay, họ hỏi: “Bộ quý Thầy theo Ðề Bà Ðạt Ða hay sao?”. Nếu không may, Thầy nào thành thật trả lời: “Truyền thống chúng tôi tu hành phải ăn chay” thì họ bẻ lại ngay: “Trâu ngựa kia ăn chay ăn cỏ, vậy chúng cũng tu hành sao?”.
Người ăn chay thì hãnh diện cho mình tu thật. Còn người ăn mặn nhưng ngày ăn một bữa thì cho mình tu đúng lời Phật dạy.
Là du Tăng có dịp lang thang qua các Tu-Viện không phải truyền thống Việt Nam nên tôi thông cảm, không bênh bên nào cả. Tôi chỉ nói về kinh nghiệm cá nhân của mình để bạn đọc tùy ý lựa chọn.
Trước hết, trở về dòng lịch sử. Xưa kia đức Phật và chư Tăng đi khất thực, ai cho gì thì các ngài ăn cái đó, không đòi hỏi phân biệt chay mặn. Trong bộ Mahavagga có vài giới cấm Tỳ Kheo không được ăn thịt của một số loài vật như: voi, ngựa, sư tử, rắn và chó. Như thế có nghĩa là được quyền ăn những loại thịt khác. Khi đi khất thực, Tỳ Kheo được phép ăn năm thứ thịt, gọi là ngũ tịnh nhục:
1. Thịt ăn mà không thấy người giết.
2. Thịt ăn mà mình không nghe tiếng của con vật kêu la.
3. Thịt ăn mà mình không nghi người ta giết vì mình và cho mình ăn.
4. Thịt của con thú tự chết.
5. Thịt của con thú khác ăn còn dư.
Cũng cần thông cảm là khi đi xin ăn, một vị khất sĩ không thể nào đòi hỏi thí chủ phải cúng cho mình thứ này thứ kia theo khẩu vị và ý thích của mình được. Hơn nữa khi đi khất thực, nhiều khi phải đi đến những làng mạc xa xôi hẻo lánh nơi mà thí chủ đa số không phải là Phật tử.
Khi đi khất thực, ai cho gì mình ăn cái nấy, đây là một phương pháp tu hành rất hay, nó tập cho ta bỏ tánh ham ăn ngon, ăn nhiều, bỏ tánh đòi hỏi cao lương mỹ vị, tăng trưởng hạnh tri túc và tánh bình đẳng. Ðiển hình là Ðại Ðức Pindola Bharadvaja (Tân-Đầu-Lô Phả-La-Ðọa) đã thản nhiên ăn ngón tay của một người cùi rụng rơi vào bình bát của ngài, khi người này cúng dường vật thực. Ở trường hợp này ta thấy việc ăn chay hay ăn mặn không còn là một vấn đề nữa. Ngoài ra trong giới Pratimoksha (Ba-la-đề-mộc-xoa) của Tỳ kheo, dù là 227 giới của Tiểu Thừa hay 250 giới của Ðại Thừa đều không có giới nào cấm ăn thịt cả. Do đó một Tỳ Kheo ăn thịt lạt hay thịt mặn, không thể bị xem là phạm giới được.
“Ăn mặn nói ngay, hơn ăn chay nói dối”. Câu này không có nghĩa khuyên người nên ăn mặn mà cốt cảnh tỉnh người ăn chay. Vì có nhiều người ăn chay dễ dàng nên sinh lòng kiêu mạn, tự cho mình hơn người rồi khinh người ăn mặn. Hoặc có người mới bước vào Ðạo đã ăn chay trường ngay, cốt để người khác khen ngợi. Ăn chay như vậy là do lòng háo danh mà ra.
Tại sao Phật tử Ðại Thừa lại có giới ăn chay? Trong hai kinh Ðại Thừa: Lăng Già và Ðại Bát Niết Bàn, đức Phật dạy đệ tử không được ăn thịt cá. Ðại ý trình độ chư Tỳ Kheo lúc ban đầu còn thấp kém, chưa có thể lãnh thọ giáo pháp Ðại Thừa nên Phật nói pháp Tiểu Thừa, phương tiện cho các Thầy dùng ngũ tịnh nhục. Sau này trình độ các Thầy khá hơn, lãnh thọ được pháp Ðại Thừa nên Như Lai cấm tuyệt không cho ăn thịt cá nữa. Nếu còn ăn các thứ ấy thì còn phạm giới sát sinh, không trực tiếp thì cũng gián tiếp sát sinh, làm mất hạt giống từ bi. Sau nữa Ðại Thừa có kinh Phạm Võng nói về Bồ Tát giới: gồm 10 giới trọng và 48 giới khinh, trong đó giới khinh thứ 3 cấm ăn thịt. Bởi thế người nào thọ giới Bồ Tát phải trường trai.
Gần đây năm 1987, Thượng Tọa Ðức Niệm soạn dịch quyển Tại Gia Bồ Tát Giới, gồm 6 giới trọng và 28 giới khinh, trong đó không bắt phải trường trai nữa mà phải giữ ít nhất 6 ngày chay trong một tháng (giới khinh thứ 7).
Nếu ta thích ăn chay vì lòng từ bi hoặc giữ giới Bồ Tát thì ta cứ việc ăn chay, nhưng đừng nên chỉ trích coi thường người ăn mặn, vì họ cũng có lý của họ.
Ngoài ra vào thời đức Phật, Ðề Bà Ðạt Ða đã yêu cầu Phật ban hành thêm năm điều sau đây trong giới luật của hàng xuất gia:
1. Tỳ Kheo phải sống trọn đời trong rừng.
2. Tỳ Kheo phải sống đời du phương hành khất.
3. Tỳ Kheo phải đắp y Pamsakula (y may bằng những mảnh vải lượm ở đống rác hoặc nghĩa địa).
4. Tỳ Kheo phải sống dưới gốc cây.
5. Tỳ Kheo phải ăn chay suốt đời.
Với lòng từ bi và đức khoan dung, đức Phật tuyên bố rằng các đệ tử của ngài được tự do hành động về năm điều này, muốn áp dụng hay không cũng được. Ngài không bắt buộc phải theo chiều nào nhất định.
Vì lý do này nên khi thấy quý Thầy ăn chay, các Sư Nam Tông mới nói: “Bộ quý Thầy theo Ðề Bà Ðạt Ða hay sao?”.
Nên biết ngày nay chỉ có chư Tăng Việt Nam, Trung Hoa và Ðại Hàn là còn truyền thống ăn chay, các nước khác đều ăn mặn. Nhất là Tây Tạng, không những ăn thịt mà lại ăn cả ba bữa nữa.
Trong giới Bồ Tát của Tây Tạng gồm 18 giới trọng và 64 giới khinh, không có giới nào cấm ăn thịt cả. Tôi đã thọ giới này với Ganden Tripa Rinpoché thứ 98 tại Institut Vajrayogini trong dịp lễ Ðiểm Ðạo Yamantaka Tantra năm 1987. Cùng lúc ấy tôi cũng thọ giới Kim Cang Thừa gồm 14 giới trọng và 10 giới khinh. Trong 24 giới này cũng không có giới cấm ăn thịt. Bởi vậy chư Tăng và các Lạt Ma Tây Tạng ăn thịt như thường, nhất là thịt Yak (một loại bò núi rất to).
Một lần trong buổi thuyết pháp của Thrangou Rinpoché (một vị Lạt Ma cao cấp của phái Kagyupa), có người hỏi: “Tại sao các Sư Tây Tạng không ăn chay?”. Thrangou Rinpoché trả lời: “Dân Tây Tạng giết một con Yak nuôi được 10 người trong một tháng, trong khi đó nếu rửa và nấu một bó cải làm chết biết bao côn trùng sâu bọ mà chỉ nuôi được một người trong một bữa. Vậy thì cái nào lợi và ai sát sinh nhiều hơn?”.
Không biết bạn đọc có đồng ý không? Nhưng theo tôi câu trả lời của Thrangou Rinpoché cũng chỉ là một lối biện hộ cho người ăn thịt mà thôi. Ta có thể tranh luận mãi về vấn đề này, vì người ăn thịt sẽ có lý lẽ của người ăn thịt và người ăn chay cũng có lý lẽ của người ăn chay. Không ai chịu thua ai! Tu hành đâu phải để ăn thua đủ với nhau để dành phần thắng về mình!
Như vậy, ăn chay hay ăn mặn cái đó tùy ý bạn. Nhưng nếu là người muốn tu hành thì chắc bạn sẽ đồng ý với tôi rằng chúng ta ăn để sống chứ không phải sống để mà ăn. Ăn để nuôi thân, cho thân có sức khỏe để tu hành, hoặc nếu không tu thì cũng làm sao tránh khỏi bệnh tật, sống đời an vui.
Có câu “bệnh tùng khẩu nhập, họa tùng khẩu xuất”, có nghĩa là mọi căn bệnh đều vào từ miệng và mọi tai họa đều từ miệng mà ra. Con người có hai phần: thể xác và tinh thần. Người đời thường chỉ lo cho thể xác, còn người tu lo tinh thần. Có nhiều người tu ăn chay chỉ ăn rau luộc chấm nước tương vì cho rằng việc ăn uống không quan trọng, việc tu niệm quan trọng hơn. Sau một thời gian cơ thể thiếu sinh tố dinh dưỡng, bệnh hoạn đủ thứ, lúc đó liền đổ thừa tại “nghiệp”! Tôi thấy cái đó đúng là tại nghiệp, nghiệp vô minh không biết ăn uống đúng với luật dưỡng sinh. Thân thể ví như chiếc bè để qua sông sinh tử đến bờ Niết Bàn. Muốn qua sông mà không săn sóc chiếc bè, để bè mục nát, chưa đến giữa dòng bè đã tan rã, như vậy có đến được bờ bên kia không?
Ăn chay là điều rất tốt nhưng nên ăn chay một cách thông minh. Những hành giả Yogi Ấn Ðộ ăn uống rất kỹ lưỡng. Họ chia thức ăn theo ba loại: tamasique, rajasique và sattvique.
Thức ăn Tamasique là những loại có tính chất làm hại cơ thể tiêu hao nguyên lực và làm tâm trí hôn ám đần độn. Ðó là thức ăn thiu chua hoặc quá chín, thịt cá, hành tỏi, rượu, thuốc lá, thuốc phiện, đồ hộp, đồ đông lạnh, v.v… Ăn quá no cũng được xem là Tamasique. Hành giả Yogi tuyệt đối tránh ăn những loại thức ăn này.
Rajasique là những loại kích thích cơ thể, tâm trí và cảm xúc. Nó kích thích luôn cả đam mê và làm mất tự chủ. Hành giả Yogi cố tránh những thứ này càng nhiều càng tốt. Ðó là trứng, cà phê, trà, đồ gia vị mạnh, quá chua, quá đắng, đường trắng, bột trắng, đồ hóa học, v.v… Ăn quá nhanh hoặc ăn nhiều thứ trộn lẫn cũng được xem là rajasique. Người tu thiền ăn những thứ này dễ bị loạn tưởng chi phối.
Sattvique là loại thức ăn bổ dưỡng cho cơ thể, đầy đủ sinh tố, dễ tiêu, giúp cho tâm trí bén nhạy, sáng suốt và vắng lặng. Ðây là thức ăn chính của hành giả Yogi, gồm ngũ cốc, hoa quả, rau cải tươi, bơ, sữa, fromage, đậu hạt, mật ong, nước trái cây, nước suối, v.v…
Người ăn chay nên ăn những thức ăn Sattvique, nhưng cũng phải biết ăn theo thời tiết bốn mùa, tùy theo phong thổ và tạng âm dương.
Trích: “Ðạo gì?”, Thích Trí Siêu, Pháp quốc (1996).
Hay quá…. Văn phong mang tính khoa học. Rất hoan hỷ….Cảm ơn Thầy Thích Trí Siêu
Việc giữ giới trong đạo phật cực khó và vi tế. Mục đích để phá chấp tại người đời chấp thật nhiều quá. chẳng chấp có lại chấp không… Mình thấy có bạn viết là học phật. Nếu học mà thành được phật cần gì tu với chứng. Thế thì chỉ cần Đức Phật nói cho ta nghe là được rồi.
Ngày xưa có người hỏi tổ Đạt ma:
Tại sao người đời đủ thứ tu tập mà chẳng ai đắc đạo?
Tổ đáp:
Tại thấy có ta nên chẳng đắc đạo nếu chẳng thấy ta tự nhiên đạt đạo.
Theo mình ăn chay là không ăn thịt chi ăn rau củ hoa quả còn nói không được ăn ngu vi tân hành tỏi ..mình thấy không hơp lý con ăn vào làm cho tâm nóng nảy va phát dâm cái đo do mình chư co khong đúng mọi nguời bo qua cho
Chào bạn Vinh,
Bạn nghĩ vậy không sai, tuy nhiên có một điểm quan trọng cần lưu ý, người tu vốn cần dứt trừ tâm dâm, và chỉ có các vị đạt đến Thánh quả thì mới dứt được, hoặc đã làm yếu tâm dâm này, còn các phàm phu đang còn học, đang còn ráng giữ giới như chúng ta thì tâm dâm này còn rất mạnh mẽ. Cho nên với các vị Thánh, vì hạt giống dâm đã không còn hoặc rất yếu thì chư vị mới có khả năng không lấy làm quan trọng chuyện ăn uống cái gì; còn phàm phu như chúng ta thì phải hết sức cẩn thận, cái Vọng tâm dâm của mình ra sao, mình còn chưa thấy rõ nó thì làm sao dám nghĩ, dám cho rằng dâm hay không tuỳ thuộc do mình. Mình còn chưa làm chủ được cái tâm của mình thì phải cẩn thận phòng ngừa, nên tránh những thứ có thể ảnh hưởng xấu đến mình.
PH nhớ đại khái Phật dạy là, chỉ có bậc đạt thánh quả A La Hán thì mới dám tin cái tâm của mình (đã sống được với chân tâm), còn phàm phu phải nên dè dặt vì ta luôn sống với vọng tâm mà vọng tâm thường dắt ta luân hồi vào nẻo ác. Nên bạn cần cẩn trọng nhé. Các giới luật của Phật đều có ý sâu xa, phàm phu chúng ta chớ nên xem thường.
Chúc bạn thường tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Bạn Tấn Vinh!
Ăn chay là điều tốt, ăn chay + kiêng ngũ vị tân = càng tốt hơn. Ăn chay, không ăn ngũ vị tân không có nghĩa là tu hành, song tu hành mà ăn chay, không ăn ngũ vị tân thì công phu mới đắc lực, đạo hạnh cao thâm, Đạo quả nhanh thành tựu. Ngoài niệm Phật, tất cả đều là trợ hạnh, do vậy từng lúc từng nơi có thể uyển chuyển linh hoạt trong việc ăn chay- ngũ vị tân, cốt làm sao đừng để cái tâm tham luyến những thứ ấy => đó gọi là tùy duyên vậy.
Tâm tham dục rất khó ức chế, kiêng ăn ngũ vị tân là một lẽ (phòng bệnh). Trọng yếu vẫn là dùng thuốc Dà Đà đặc trị (chữa bệnh).
Nam mô A Di Đà Phật
Theo tôi ăn chay là tránh được sự sát sinh,và làm cho lòng thanh tịnh tránh quả báo của các loài vật,nếu ăn nhiều chất thịt bổ dưỡng làm cho lòng nóng nảy tăng ham muốn dễ bị sa ngã mà phạm giới. Lúc lâm chung những oán khí của các loài vật đeo theo ta làm cho hồn nặng nề khó siêu thăng vào cảnh giới cao. Riêng ăn ngũ vị tân thì dù không phạm sát giới nhưng ảnh hưởng đến sự thanh tịnh trong tu luyện .
mình đang ăn chay ( tuyệt đối ) và cữ kiên rất ngặt ngũ vị tân , và có rất nhiều bất lợi ( nhất là những khi có việc phải đi xa ít ngày ,vì ăn đúng kể trên , chỉ nco1 thể tự mình đi chợ nấu ăn , còn ăn các quán xá , ( kể cả các quán chay , và chùa chiền , cũng lẫn lộn rất nhiều ngũ vị tân ,….hỏi ý kiến các cao tăng , thì các câu trả lời vẫ là kẻ nói phải cữ , người bảo không cần ) y như trên diễn đàn này vậy … nên mì cũng đang rất hoang mang … chưa có lời giải đáp riêng cho mình
nam mô A DI ĐÀ PHẬT .
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Hùng Càu Kiệu,
Tu học Phật pháp trọng nơi tín-nguyện-hạnh. Nếu niềm tin của bạn đã chắc chắn, chí nguyện đã vững chắc, tâm hạnh đã kiên cố vậy thì bạn để tâm đến những chuyện xung quanh làm gì cho tổn tâm?
*Khi tu học chúng ta nên dùng chánh kiến và chánh tư duy để quán chiếu mọi sự trong đời, dẫu bạn ở nơi đâu cũng không ai có thể lung lạc được niềm tin trong bạn. Ăn chay và cữ ngũ vị tân chỉ là chuyện nhỏ, giữ giới mới là đại chuyện. Nếu bạn ráng ép mình phải ăn chay và kiêng ngũ vị tân, nhưng 5 giới, 10 giới bạn không giữ chọn thì kể như sự nghiệp tu hành của bạn cũng chỉ là sự kết duyên Phật pháp. Do vậy khi tu học bạn phải khéo léo để dụng pháp: Ai làm gì là chuyện của họ; ai ăn gì là chuyện của họ; ai nói gì, hành gì là chuyện của họ. Chuyện của bạn là tín-nguyện-hạnh cứ thể thẳng đường mà tiến. Được thế, phút xả báo thân bạn cũng sẽ thẳng đường mà về Tịnh độ. Bằng không, giả lúc đó có ai đó nói: ông trì giới không miên mật, lấy nhân gì về Tịnh Độ. Ngay lúc ấy tâm hoài nghi chính bản thân trỗi dậy, vậy là bạn đã chọn ở lại Ta bà rồi.
*Về ăn chay và cữ ngũ vị tân bạn cũng nên khéo léo. Ví thử khi đi công tác, hội họp, đến quán ăn chay, đến chùa hay đạo tràng, những nơi này tuy nấu chay nhưng vẫn chưa hoàn toàn tịnh chay, bạn cũng không nên khởi nghĩ nơi này, nơi nọ vẫn chẳng thanh tịnh. Bởi khi tâm này khởi lên thì tâm bạn đã mất đi sự thanh tịnh rồi. Giả như không có sự chọn lựa, vẫn có đồ mặn, có ngũ vị tân, nếu bạn ăn chay và cữ ngũ vị tân, lúc này chẳng cần thiết phải hoảng loạn, rồi chạy đôn đáo tự đi làm đồ ăn cho riêng mình, trái lại cứ hoà chúng nhưng khéo léo từ chối đồ mặn, hay gạt ngũ vị tân sang một bên, rồi hoà chúng cùng ăn. Hành động khéo léo này khiến mọi người không bị thương tổn, khó chịu, không có khoảng cách giữa tu và chẳng tu, trì giới và chẳng trì giới… khi phải chung bàn với bạn và đó chính là biểu pháp rất hữu hiệu để những người chung bàn với bạn phải tự suy ngẫm rồi đặt ra những câu hỏi cho việc kiêng cữ cũng như tu hành của bạn. Ngược lại nếu bạn tìm cách lánh xa mọi người, ăn uống độc lập, cơ hội để biểu pháp đã tự mất, còn khiến mọi người hiểu lầm về đạo Phật, thậm chí thốt lời nhạo báng…Do vậy, trì giới là ở nơi tâm, chứ không ở nơi tướng. Bạn phải khéo quán chiếu sẽ vượt qua được và mới có cơ hội để độ sanh.
TN
rất hoan hỉ nhận được ý kiến của THIỆN NHÂN vừa dẹp được cho mình một chướng ngại mà đối với mình là vô cùng to lớn …
, mình là tu sĩ tại gia ( tự xưng ) pháp thì mò mẩm học một cách chắp vá trên mạng ,nên chỉ có một thắc mắc nhỏ này cũng làm lấn cấn một thời gian dài , buồn thay , dù biết rõ TU MÙ là thập phần nguy hiểm , nhưng duyên chưa tới , chưa gặp được thầy , đành phải …
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Nam mô A Di Đà Phật!
Hàng ngày,con có niệm Phật tụng kinh,con xin hỏi vì lý do bị cảm cúm mà con đang mang bầu,không dùng thuốc tây được,con phải dùng tỏi để trị bệnh.Như vậy,có mắc tội khinh chê không ạ?,
Và con có được niệm Phật khi dùng tỏi không ạ?
Gửi đến bạn NTChiến !
Có cách khác,không cần dùng tỏi mà vẫn chữa được cảm cúm,bạn tham khảo bài thuốc dân gian đơn giản này .
Lá canh giới có tác dụng chữa sốt nóng,trị cảm gió…Khi bị cảm cúm,phụ nữ mang bầu có thể dùng lá canh giới để chữa khỏi bệnh một cách an toàn :
Lá canh giới,tía tô,mỗi thứ 15 g,cam thảo 2,5g. Đem nấu đun sôi lấy nước uống.
Những vị thuốc này sẽ nhanh chóng giúp bạn thoát khỏi các triệu chứng cảm cúm.
Chúc mẹ khỏe bé khỏe !
Nam Mô a di đà Phật. Thầy cho con hỏi ngoài ngũ vị tân ra thì rau thơm như húng quế, mùi, mùi tàu, và các loại rau thơm khác ta vẫn ăn được bình thường có đúng không ạ.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Huyền Quyên,
Ngũ vị tân gồm: Hành (cách thông) hẹ (từ thông), tỏi (đại toán), kiệu (lan thông) và hưng cừ, tên khoa học là Allium fistulosum, là loại gia vị có hình dáng và mùi vị tương tự củ nén không có ở Trung Quốc và Việt Nam (Từ điển Phật học Hán – Việt, NXB KHXH tr. 806)
Nếu bạn trì giới thanh tịnh thì nên giữ lắm, bởi trong Kinh Lăng Nghiêm Phật dạy rất cụ thể: “Cho nên những chúng sinh cầu chánh định thì phải trừ bỏ năm loại rau cay nồng ở thế gian. Năm loại rau cay nồng này, ăn chín thì khởi lòng dâm, ăn sống thì tăng lòng giận. Ở thế giới này, những người ăn rau cay nồng ấy, dù có tài giảng thuyết mười hai bộ kinh, chư thiên trong mười phương cũng chê là hôi hám, không muốn tới gần; những loài quỉ đói thấy người ăn những thứ đó thì đến liếm môi liếm mép, thành ra người đó thường ở chung với quỉ, phước đức ngày càng hao tổn, lâu ngày không còn chút lợi ích gì. Người tu chánh định mà ăn năm thứ rau cay nồng ấy, chư vị Bồ-tát, thiên tiên, thiện thần trong mười phương không đến ủng hộ; thiên ma Ba-tuần lại được thế, hiện ra thân Phật đến thuyết pháp cho họ nghe, hủy báng sự chấp trì cấm giới, tán thán ba nghiệp độc dâm dục, sân hận, si mê, khi chết tự trở thành quyến thuộc của ma vương, hưởng hết phước ma thì đọa địa ngục vô gián. Này A Nan! Người tu đạo Bồ đề, hãy vĩnh viễn trừ bỏ năm loại rau cay nồng. Đó là bước tiệm thứ tu hành tăng tiến thứ nhất. (Trích Kinh Lăng Nghiêm Quyển 8 – Các Địa Vị Tu Chứng – Nguyên Nhân và Quả Báo của Chúng Sinh Ba Cõi)”
TN
Chú Thiện Nhân,
K biết ở california có hưng cừ kg nhỉ? Thấy trong kinh ghi hưng cừ mà nào giờ con kg biết đó là gì cả. Và nếu lên google coi thì có rất nhiều loại hành và tỏi khác nhau. Khi xưa con tưởng tỏi thì chỉ có một loại thôi. 🙁 mua đồ ăn ve hay ăn o ngoài khó quá. Nếu món kg có tỏi thì có hành tây. Kg hành tây thì có hành lá. =|
Chú có bí quyết gì để dễ dàng cử ngũ tân kg? Chứ sao con thấy tư ngày cử hình như mua qua lại cũng chỉ có mấy món ăn đc. kg hiểu sao ngta làm cái gì cũng có bỏ 1 2 vị ngũ tân vào hết. trừ phi tự nhà nấu thì kg nói rồi. Ma tại con kg có nấu đc mới chết , thậm chí vô nhà hàng chay mà họ xài ngũ tân luôn ;( kg biết những ng khác có kho như vậy kh hay là chỉ tại mình con cảm thấy vậy…
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn App,
*Hưng cừ có lẽ là loại gia vị chỉ có bên Ấn Độ, còn theo kinh sách và tại VN loại này không có. Tuy nhiên chúng ta đừng quá chấp chặt vào đó làm gì.
*Hành, tỏi, kiệu là hành tỏi kiệu, cho dù nó là củ, lá, muối, chiên, xào, nấu nướng… thì nó vẫn là vậy. Khi mình dũng mãnh từ bỏ nó thì đừng quan tâm tới nó nữa. Giả như đến ăn nhà hàng, ăn cỗ, tiệc hay tại gia, nếu có trong đồ ăn, mình chỉ khéo léo gạt nó ra một bên, rồi ăn đồ của mình, vậy là được rồi. Giả như có những trường hợp không thể tránh, vì xã giao, vì muốn tranh thủ cơ hội để khuyến đạo, mình cũng vẫn có thể ăn, nhưng ăn trong chánh niệm: không phân biệt đó là tà hay chánh, chay hay chẳng chay. Ăn rồi, nếu tụng kinh, niệm Phật thì vệ sinh thật sạch sẽ, vậy là ổn rồi. Ăn chay, giữ giới mà chẳng nghĩ mình đang ăn chay, giữ giới đó mới thật là thanh tịnh ăn chay, giữ giới.
*TN thấy chúng ta khi phát tâm tu đạo thường hay vướng kẹt lớn trong việc nương chấp hình tướng tu đạo: Tôi đang trì giới, tôi đang ăn chay, tôi tu thiền, tôi niệm Phật, tôi trì chú… tất cả những thứ này chỉ là hình thức, không mang lại một chút lợi lạc nào cho sự tu học cả. Điều này chúng ta phải tỉnh giác, bằng không sẽ lún sâu vào vòng tham trước sắc tướng mà quên đi thực tướng là phải luôn giữ tâm thanh tịnh.
Chúc bạn tỉnh giác khi tu đạo.
TN
Bạn Huyền Quyên,Ngũ vị tân thì bạn ko nên dùng.Còn rau húng quế,rau mùi(ngò),mùi tàu(ngò gai) & các loại rau thơm khác bạn vẫn dùng đc bình thường. Vì các loại rau đó ko hôi.
a di đà phật. tại sao con cứ ăn tỏi lại bị đau đầu. con có duyên với theo phật không ạ?
A di đà phật xin cho con hỏi
Con thấy người ta trồng 2 cũ tõi mọc lên thành 2 cây trung bài bàn thờ thổ địa rất đẹp nên con tính để 2 cây lên bàn thờ QUÁN THẾ ÂM BÔ TÁT có được k. A di đà phật
A Di Đà Phật
*MD chưa hiểu thờ củ tỏi ở bàn thờ Thần tài có ý nghĩa gì. Song việc thờ củ tỏi, cây tỏi trên bàn Phật là điều cấm kỵ. Tỏi liệt vào một trong năm vị tân, người tu hành còn chẳng nên ăn, sao lại dám bày trên bàn Phật.
*Thờ Phật thời nên sắm sửa ly nước trong, hoa tươi, quả tốt là được. Thật ra Phật, Bồ Tát chẳng dùng những thứ này. Chúng đều là vật tượng trưng: nước chỉ tâm thanh tịnh, hoa đẹp tượng trưng cho Nhân tốt, quả tốt chỉ cho Quả thiện lành. Nếu hàng ngày chúng ta cúng dường Phật: nước, hoa, quả mà có thể hiểu sâu sắc ý nghĩa này, từ đó răn dè bản thân luôn tu thiện tích đức thì công đức quả vô lượng vô biên.
Nam Mô A Di Đà Phật
Các vị Thần Tài Thổ Địa là các vị Thiện Thần, chẳng thể chịu nổi mùi tỏi, nên Quí Ngài chẳng thể ở trong nhà Quí Ngài nếu bạn để tỏi trong đó.Gởi bạn TC
A di đà phật
Xin chân thành cảm ơn
Thật may khi có duyên gặp được trang web rất ý nghĩa này. Cầu mong cho tất cả gặp duyên lành trong tu tập và may mắn trong cuộc sống
A di đà phật
Cho con hỏi con ăn chay mà gia đình con ăn mặn . con nấu món mặn phục vụ gia đình trong đó con làm món trứng gà mà k phải trứng công nghiệp vậy có bị phạm không ạ
2. Người tu chánh định cốt để ra khỏi trần lao, nếu tâm SÁT HẠI chẳng trừ thì chẳng thể ra khỏi, dẫu có nhiều trí thiền định hiện tiền mà chẳng dứt sát hại, ắt phải lạc vào đạo QUỶ THẦN. Hạng trên thành Đại Lực Quỷ, hạng giữa thành Phi Hành Dạ Xoa và các loại Quỷ Soái, hạng dưới thành Địa Hành La Sát. Các loài Quỷ Thần kia cũng có đồ chúng, mỗi mỗi tự xưng đã thành đạo Vô thượng, sau khi Ta diệt độ, trong đời mạt pháp, loại Quỷ Thần này sôi nổi trên thế gian, TỰ NÓI ĂN THỊT CŨNG ĐƯỢC ĐẠO BỒ ĐỀ.
A Nan! Sở dĩ Ta (Đức Phật) tạm cho hàng Tỳ Kheo ăn Ngũ Tịnh Nhục, việc này đều do thần lực của Ta hóa thành, vốn chẳng có sinh mạng. Vì xứ Bà La Môn đất đai phần nhiều ẩm ướt, lại thêm cát đá, rau cỏ chẳng sanh, nên Ta dùng sức đại bi tạm thời hóa ra, giả danh là thịt cho các con được ăn. Nhưng tiếc thay, sau khi Như Lai diệt độ, người mang tên Phật tử lại ăn thịt chúng sanh!
Các con nên biết, những người ăn thịt dù được khai ngộ tựa như Tam Ma Địa nhưng đều là giống LA SÁT, khi hết phước báu ắt phải chìm đắm trong biển khổ, chẳng phải đệ tử Phật. Những người như thế, giết nhau nuốt nhau, ăn nhau không thôi, làm sao được ra khỏi luân hồi!
Con dạy người đời tu Tam Ma Địa, PHẢI DỨT TRỪ SÁT SANH, ấy là lời dạy rõ ràng trong sạch, gọi là NGHĨA QUYẾT ĐỊNH THỨ HAI của chư Phật!
A Nan! Nếu chẳng dứt sát hại mà tu thiền định, cũng như có người tự bịt lỗ tai, lớn tiếng kêu to mà mong người khác chẳng nghe, bọn này gọi là muốn giấu mà càng lộ. Hàng Tỳ Kheo trong sạch và chư Bồ Tát đi trong đường tẻ còn chẳng dẫm trên cỏ, huống là nhổ cỏ. LÀM SAO NGƯỜI CÓ LÒNG ĐẠI BI LẠI ĂN THỊT CHÚNG SANH?
Nếu Tỳ Kheo chẳng mặc tơ lụa, chẳng mang giày dép da cừu, chẳng ăn những tô lạc đề hồ… thuộc bộ phận thân thể của chúng sanh, thì Tỳ Kheo này nơi thế gian gọi là chơn giải thoát, khi nợ xưa trả sạch thì chẳng sanh vào Tam giới. Tại sao? Vì dùng những bộ phận thân thể của chúng sanh để ăn mặc, thì phải trả nợ chúng sanh. Như người ăn lúa thóc từ đất mọc thì chân chẳng lìa đất. Cũng vậy, NGƯỜI MÀ ĐỐI VỚI THÂN THỂ CỦA CHÚNG SANH ĐỀU CHẲNG ĂN CHẲNG MẶC, TA NÓI NGƯỜI NÀY LÀ CHƠN GIẢI THOÁT.
Thầy cho em hỏi là gia đình em không ăn chay. Giờ em muốn ăn thì làm như thế nào ạ? Có phải lên chùa đi xin ăn chay không ạ?
A Di Đà Phật! Liên hữu phát tâm ăn chay tốt lắm! Khi phát tâm dũng mãnh thì được Phật lực gia trì nên ăn chay rất dễ. Cả gia đình mình cũng không ai ăn chay, nhưng khi biết đến Phật pháp thì mình liền phát âm ăn chay trường vì qủa bảo của sát sinh, ăn thịt quá khủng khiếp, Vô lượng kiếp nữa trả cũng không hết. Ăn chay thì rất đơn giản, bạn đững nghĩ phải ăn cái gì cầu kỳ, ta đã ăn chay thì chỉ cần cơm, rau qua này thôi nên tự làm và uống sữa đậu nành rất tốt, moi người ăn gì trong mâm cũng kệ, mình vẫn ăn cùng moi người đừng nên tách biệt. Hòa tjhượng Tinh Không dạy người ăn chay 2-3 năm đầu thì thân thể vàng vọt, xanh xao qua thời gian đó thì tướng chuyển rất tốt, nên đây là giai doạn khó khăn nhất phải kiên định vượt qua. Nên nhớ cũng cơm rau như thế người khác ăn vào đói không chiu được nhưng đối với người ăn chay lại đủ chất vì Hòa thượng Tinh Không dạy nếu tâm ta thanh tịnh, tâm tốt nó sẽ chuyển hóa thức ăn thành cam lộ vị. Chúc bạn tinh tấn
mình niệm phật tùy duyên ăn chay ăn mặn nhưng đến Tết ăn món có hành giả sử bữa ăn chỉ có món đó hoặc người khác đưa thì phải làm sao.NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Minh,
*Đã tuỳ duyên thì chẳng nên chấp chay-mặn, nhưng nếu đã quyết tâm trì giới thanh tịnh thì chỉ cần gạt bỏ hành, thịt sang một bên là OK rồi.
*Chay chẳng ở nơi đồ ăn mà sâu xa là ở nơi tâm trì giới. Nếu ăn chay mà tâm còn tưởng nghĩ đến đồ mặn, rồi khởi nghĩ ngon hay không ngon, thường khởi tham, sân, si, hay tham đắm ngũ dục… thì đó chỉ là giả chay. Vì vậy nếu bạn đã quyết tâm ăn chay thì mọi nơi đều cứ đúng tâm chay giới mà thực hành, chẳng còn phải băn khoăn làm gì nữa, nhưng nếu chay-mặn còn là điều phân tranh thì cứ dùng chữ tuỳ duyên của bạn mà thọ dụng; khác chăng là đừng khởi nghĩ thèm khát hay tán tụng ngon han không ngon nữa, như thế bạn sẽ không bị kẹt trong chuyện ăn uống.
TN
Mình cảm ơn bạn Thiện Nhân đã đưa ra lời khuyên hữu ích. Chúc bạn tu tập tinh tấn, được về Cực Lạc. NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
Cho mình hỏi buổi sáng mình ăn sáng nhiều lúc ăn cơm tấm,mì gói hoặc có lúc ăn mì quảng,miến gói,…hầu như toàn là những món có hành thì có sao không?
Mình vẫn còn sống phụ thuộc vào ba mẹ mình không thể nói mình phải “chay” được
cho con hỏi người ăn chay có được tắm bằng sữa tươi k vậy.con cảm ơn
A Di Đà Phật
Ăn chay với hàng tu tại gia chúng ta đại khái là không ăn các thức ăn có nguồn gốc từ động vật (bao gồm cả trứng, sữa, mật ong).
Còn câu hỏi của bạn trong thời gian ăn chay có được tắm sữa tươi không, theo thiển ý của MD thì thật là việc không nên. Khi chúng ta sanh ra mỗi người đều có phước báo riêng. Chúng ta ăn sáng một cái bánh, uống một cốc nước đậu, không phải vì nhờ có tiền chúng ta mới có được mà đây là nhờ có phước báo, dùng phước để mua bánh và nước. Bạn phải nên hiểu rằng những gì chúng ta đang có được, đang dùng được đều được mua bằng chính phước báo của mình, điều này đồng nghĩa với việc chúng ta càng “dùng” nhiều- phước báo sẽ càng cạn. Phước cạn thì mạng tận. Do vậy trong cuộc sống, chúng ta cần tiết phước, tránh phung phí phước báo của mình bằng cách tránh xa xỉ những đồ dùng, đồ ăn thức uống.
Trên thế giới còn có rất nhiều nơi ăn không có ăn, muốn uống nước không có nước uống. Chúng ta có ăn cơm, có nước sạch uống thời chúng ta đã tích phước từ kiếp trước mới có được, cần biết trân trọng từng hạt cơm, từng giọt nước, tránh lãng phí dù là một hạt cơm rơi, một giọt nước bị đổ đi.
Nam Mô A Di Đà Phật
A DI ĐÀ PHẬT xin liên hữu hoan hỉ chỉ bày giùm nếu Mk phát tâm ăn chay ko sử dụng ngũ vị tân nhưng gđ Mk vẫn ăn mặn và sử dụng hành tỏi mà Mk lại là người tề gia nội chợ trong gđ và phải chế biến các món ăn đó cho chồng con ăn vậy có ảnh hưởng gì đến sự tu hành cưa Mk ko mỗi lần nấu các món ăn mặn Mk thấy có tội lớn quá Mk lại phải xám hối và cảm thấy nghiệp chướng đè nặng lên Mk nhiều hơn Mk biết phải làm sao để hóa giải xin hoan hỉ chỉ bày giùm Mk A DI ĐÀ PHẬT
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Liên Hoài,
*Chư Tổ thường ví: người phụ nữ làm việc nội trợ là một Bồ tát tại gia, ý nói người đó có sự hy sinh và công đức rất lớn nhằm mang lại niềm vui và sự sống cho những người thân trong gia đình.
Trường hợp của bạn đúng là bạn sẽ phải nhẫn nhục để hy sinh những sở nguyện riêng mình để trước mắt lo cho toàn gia đình an vui trong cuộc sống. Đó là điều khó và khá tế nhị của một người phát tâm tu đạo, vì thế bạn phải thực sự khéo léo trong việc nội trợ cũng như mối quan hệ tư duy, ăn uống với người thân, bởi nếu ngay lúc này bạn phân định rạch ròi giữa bạn và họ: tôi tu đạo-các người không tu; tôi ăn chay-các người không ăn; tôi không tạo nghiệp-các người tạo nghiệp; tôi ngửi đồ ăn mặn, ngũ vị tân muốn ói mửa-các người vẫn ăn nhậu ngon lành…v.v… tất cả những ý niệm đó trong đạo gọi là phân biệt, chấp trước, vì những niệm này sẽ khiến tâm bạn luôn bất an nên sẽ sanh phiền não.
*Theo thiện ý của TN, hàng ngày bạn cứ âm thầm tu đạo: tụng kinh, niệm Phật, bái sám, phóng sanh…những công đức này cũng âm thầm hồi hướng cho toàn gia đình bạn, nguyện cho họ sớm hồi đầu, sớm giác ngộ để hướng về đạo Phật chân chánh tu học, cùng giác ngộ, giải thoát. Muốn độ họ, bạn phải có công đức. Công đức phải nhờ tu trì, giữ giới thanh tịnh. Nếu bạn hàng ngày không có tu học và trì giới thanh tịnh mà bạn muốn hồi hướng cũng chẳng được, bởi tâm phiền não của bạn và họ vốn tương đồng nên không thể chuyển hoá. Do vậy hàng ngày, nấu ăn mặn hay mua đồ ăn mặn, bạn hãy thầm niệm Phật và khi nấu ăn, nên trì 3-7 biến Chú Vãng Sanh, nguyện cho những chúng sanh bị bỏ mạng buông xuống oán thù, cùng bạn niệm Phật sanh về Tịnh Độ, kế đó là nguyện cho thân quyến sớm biết ăn chay, tu đạo thanh tịnh để giảm nghiệp lực. Khi cùng ăn với gia đình, bạn nên khéo léo ăn đồ mình ăn được, đừng khởi ý niệm ghê tởm hay kinh hãi trước những món ăn do chính bạn làm mà khiến cho mọi người nổi sân, nghĩ sai về đạo Phật thì họ sẽ tổn phước rất lớn.
*Ăn chay không thể thành Phật, nhưng muốn tu đạo Phật chân chánh thì phải ăn chay, tuy nhiên, bước đầu tu học bạn đừng quá phấn khích trong việc phân biệt chay-mặn mà tạo chướng duyên cho chính mình. Hàng ngày cứ hoan hỉ nấu ăn cho gia đình, hoan hỉ niệm Phật, hồi hướng cho những chúng sanh bị bỏ mạng và toàn gia đình=bạn đang tu và đang dần chuyển hoá.
Chúc bạn tỉnh giác tu đạo.
TN
Dạ mọi người cho con hỏi..vì con có để tỏi ở 4 góc giường và 4 góc trong phòng con ngủ ..vì con nghe nói làm vậy sẽ ngủ ngon hơn không bị quấy phá,…( lúc trước từng bị ma đè,,ngủ không ngon,đất nhà con cũng xấu nữa,con ở nhà có 1 mình để giữ nhà,nhiều lúc cũng sợ ma)
Cứ 19h tối,sớm hơn hoặc muộn hơn.tắm sạch sẽ là con đốt nhang,rui vào phòng lấy hình Phật Thích Ca và sợi dây đeo cổ có hình Phật Quan Âm (được thỉnh từ chùa về) con để lên gối nằm ở trước mặt,cầm chuổi và tụng Chú Đại Bi.
dạ cho con hỏi con làm vậy có sao không ạ ,để tỏi như vậy thì tốt hay xấu..vào phòng đọc kinh thì có sao không ? xin mọi người hướng dẫn cho con nên làm như thế nào ạ .
Con năm nay 21t , vì cách đây vài bữa con được duyên lành từ Mẹ Quan Âm nên phát tâm ăn chay, con muốn tìm hiểu đạo phật..
Mong Cô Chú thương tình có lời dạy bảo…Con xin cảm ơn…
A Di Đà Phật
Gửi bạn!
*Bạn vào đây viết phúc đáp hằn đã đọc bài viết ở trên. Vậy theo bạn, việc để tỏi trong phòng ngủ để tránh bị quấy phá có nên hay không? Nếu không phải là tỏi [mà là bất cứ vật chi] cũng đều không nên cả, vì chính bạn đang mê tín dị đoan, bạn không hiểu đâu là nguyên nhân- đâu là kết quả. Tâm bạn suy diễn “có sự quấy” ắc sẽ cảm được việc này, vì đây chính là kết quả của sự suy diễn đó.
Tỏi là một trong những vị tân có mùi vị rất khó chịu, bạn lại để trong phòng ngủ, không những không có tác dụng “xua đuổi” mà còn dụ nhiều chúng sanh vô hình đến, và vì sao như vậy thì bạn nên đọc kỹ đoạn này “trong Kinh Lăng Nghiêm, quyển 8, Phật dạy: “Các chúng sinh cầu Thiền định (Samadhi) không nên ăn năm món cay nồng của thế gian. Vì năm món cay nồng đó nếu ăn chín thì phát dâm, ăn sống thì sinh nóng giận. Người nào ăn năm món cay nồng ấy thì dẫu có tài giảng thuyết mười hai bộ kinh, chư Thiên mười phương đều chê bai hôi thúi và xa lánh. Ma quỷ nhìn người ăn mấy món đó liền kéo đến liếm môi, liếm mép họ, vì thế nên thường ở chung với ma quỷ. Phước đức của người ăn ngũ tân mỗi ngày một tiêu dần. Bồ tát và thiện thần trong mười phương không đến ủng hộ người ấy”. Vậy nên khi bạn để tỏi ở bốn góc phòng và đồng thời thỉnh hình Phật Bổn Sư Thích Ca để ở đây thì vô tình bạn đã mang tội bất kính rồi, cùng có trì Chú Đại Bi cũng không có được sự cảm ứng nữa.
*Trong phòng ngủ là nơi diễn ra những sự bất tịnh như ngủ nghỉ, thay quần áo; nếu nhà không có bàn thờ Phật, thời nên mang hình Phật để ở nơi sạch sẽ, trang nghiêm (như phòng khách) để thực hành lễ bái, tu tập, hình tượng Phật phải cao ngang đầu hoặc hơn đầu.
*Niệm Phật, tụng Kinh, trì Chú rất tốt, rất lợi lạc. Song đầu tiên bạn phải đọc và tin Nhân quả trước đã. Phật, Bồ Tát đều lấy nhân quả để giáo hóa chúng sanh, xa rời nhân quả tức là rơi vào tà kiến, rơi vào vô minh đau khổ. Việc trì Chú Đại Bi cũng vậy, không phải bạn niệm chú thì tức khắc Bồ Tát sẽ gia hộ cho bạn mọi điều mọi lẽ, chính vì nhiều người kiến giải như thế nên quay lưng vì cho rằng Chú không linh nghiệm. Chúng ta niệm Phật, trì Chú, Phật, Bồ Tát đều nghe thấy, song khi hành với tâm không thiện, nghĩa là tạo tác nhiều việc bất thiện thì niệm Phật, trì Chú không thể linh nghiệm được; Phật, Bồ Tát thương xót chúng sanh, muốn gia trì nhưng Nhân quả là một sự lý bất di bất dịch không ai có thể thay đổi được cả. Gieo nhân ác thì nhận quả xấu ác, gieo nhân thiện thì nhận quả thiện lành. Thật ra, con ma đáng sợ nhất chính là chúng ta, nếu hàng ngày thân- khẩu- ý lưu xuất ra đều bất thiện thì bản thân đang là một con ma, hiện tại và vị lai luôn thân cận với ma. Làm đệ tử Phật hay đệ tử của ma chỉ trong một niệm, ranh giới rất mong manh nhưng chúng ta cần nỗ lực dũng mãnh mà thực hành để vượt qua ranh giới đó, một khi đã có duyên hướng về Phật pháp thì mau mau tìm đường quay về bến giác để được thân cận Phật…
Nam Mô A Di Đà Phật
Năm loại ngũ vị tân này vốn dĩ tiền thân nó chính là năm loại thịt ( chó , châu, bò,gà, lợn)
Tôi ăn chay trường thì có ăn được hành tây không ạ?
A Di Đà Phật
Bạn Hiền Hương,
Bạn đã ăn được trường chay rồi, còn 1 chút vướng kẹt về ngũ vị tân nữa sao bạn không ráng vượt qua nốt? Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm Phật dặn rất kỹ: “A Nan! Chúng sinh ăn các thứ bổ ích cho thân tâm thì sống; ăn các thứ độc hại cho thân tâm thì chết. Cho nên những chúng sinh cầu chánh định thì phải trừ bỏ năm loại rau cay nồng ở thế gian. Năm loại rau cay nồng này, ăn chín thì khởi lòng dâm, ăn sống thì tăng lòng giận. Ở thế giới này, những người ăn rau cay nồng ấy, dù có tài giảng thuyết mười hai bộ kinh, chư thiên trong mười phương cũng chê là hôi hám, không muốn tới gần; những loài quỉ đói thấy người ăn những thứ đó thì đến liếm môi liếm mép, thành ra người đó thường ở chung với quỉ, phước đức ngày càng hao tổn, lâu ngày không còn chút lợi ích gì. Người tu chánh định mà ăn năm thứ rau cay nồng ấy, chư vị Bồ-tát, thiên tiên, thiện thần trong mười phương không đến ủng hộ; thiên ma Ba-tuần lại được thế, hiện ra thân Phật đến thuyết pháp cho họ nghe, hủy báng sự chấp trì cấm giới, tán thán ba nghiệp độc dâm dục, sân hận, si mê, khi chết tự trở thành quyến thuộc của ma vương, hưởng hết phước ma thì đọa địa ngục vô gián. Này A Nan! Người tu đạo Bồ đề, hãy vĩnh viễn trừ bỏ năm loại rau cay nồng”.
Hy vọng đoạn kinh văn trên sẽ giúp bạn lý giải về lợi, hại khi tiếp tục ăn ngũ vị tân.
TĐ
A DI ĐÀ PHẬT! Cảm tạ giải đáp của Thầy ạ!
A DI ĐÀ PHẬT!
Con ăn chay trường và tu tịnh độ. Từ ngày quy y cách đây 11 năm, sư thầy có giảng là sau khi niệm Phật và lễ Phật thì hồi hướng công đức về Tây Phuơng Cực Lạc để nụ sen lớn dần, rồi hồi hướng cho các pháp giới chúng sinh, nguyện các pháp giới chúng sinh đều tròn Phật đạo. Sau đó con còn hồi hướng cho cha mẹ cửu huyền và các thân bằng quyến thuộc, cho cả 2 em trai đã mất của con nhưng gần đây con nghe giảng pháp trên Youtube có đại đức giảng rằng chỉ ở đạo tràng thì công đức tu tập mới đủ lớn để hồi hướng cho chúng sinh, còn tu cá nhân như vậy cũng chỉ nên hồi hướng thành 3 phần: cho người sinh ra mình từ nhiều kiếp, cho người mình sinh ra, và 1 phần xin cho mình. Vậy thì con nên hồi hướng thế nào cho đúng ạ? Xin các thầy hoan hỉ giải thích cho con