Sự tối kỵ trong niệm Phật: “Tinh thần phân tán, câu chữ mơ hồ, đã không âm tiết lại không liền lạc, tâm chẳng ứng với miệng, tiếng chẳng nhiếp với niệm, khinh lờn thành quen”.
Người niệm Phật chủ yếu dễ phát sinh sai lệch, thì cần ngăn chặng.
Tinh thần phân tán: Lúc niệm Phật tư tưởng không tập trung, đưa tinh thần lên không được. Tâm tình rơi rớt, ý chí thì chìm mất, không tinh ròng khơi dậy, tạp niệm thì vô cùng, chẳng hôn trầm cũng trạo cử, đây là vấn đề tối kỵ. Còn vấn đề kiêng kỵ là câu chữ mơ hồ.
Câu chữ mơ hồ: Một câu hiệu Phật nầy, thanh âm phát ra thì lờ lờ mờ mờ, người khác nghe không rõ ngay cả chính mình nghe cũng không rõ. Cho nên có câu rằng: “Mình còn chưa nghe thì Phật làm sao nghe”.
Ðã không âm tiết: Âm tiết điều hòa thích ứng thì niệm Phật dễ nhiếp tâm, phương pháp hữu ích thì lực mới to lớn; Ngược lại, sáu chữ trong một câu Phật hiệu, bất kể nhịp gõ chữ nào, lúc thì một nhịp, nửa nhịp, một phần tư nhịp, một phần tám nhịp, thế thì làm cho mỗi câu hiệu Phật bị biến đổi, niệm loạn thành một mảng, còn bàn luận nhiếp tâm thế nào. Không những thời gian từng chữ sắp đặt được tốt, mà sự cao thấp nhẹ nặng của thanh âm cũng phải hợp với tiết tấu. Bỡi vì niệm Phật có tiết tấu thì giống nước chảy róc rách, tự nhiên hợp vận, niệm Phật dễ dàng rõ ràng. Không âm tiết đã chẳng tốt, cọng thêm lại chẳng liên quan thì càng sai.
Lại chẳng liền lạc: Là câu sau không tiếp câu trước. “Tịnh niệm tương tục” rất là trọng yếu của sự niệm Phật, mà nếu không liên quan làm sao kế tục với nhau.
Tâm chẳng ứng với niệm Phật: Là trong miệng thì niệm Nam Mô A Di Ðà Phật, mà ở trong tâm tính toán riêng một việc ở bên ngoài như: mua chiếc xe mới, hoặc muốn đến chỗ nào, vì tính toán những việc đó thì tâm và miệng làm sao có thể ứng với nhau. Ðến nỗi ngoài ra có một tình huống là: ngay lúc niệm Phật, tạp niệm lăng xăng không biết tạp niệm nhiều thế nầy từ đâu đến, đây khởi kia mất, không cách nào trừ bỏ. Tuy vậy chẳng nên buồn lo, vì đây là hiện tượng tất nhiên trong quá trình niệm Phật, chẳng nên quan tâm nó (mặc cho vọng niệm lăng xăng, hãy nghe chính mình và niệm Phật rõ ràng), đây là yếu quyết. Then chốt vẫn là khởi lên một câu hiệu Phật nầy.
Tiếng không nhiếp niệm: Tiếng – chỉ cho lúc niệm Phật, tiếng niệm Phật trong miệng phát ra, âm thinh nầy có tác dụng rất lớn, then chốt của pháp môn tịnh độ, cũng có thể nói là “Mật quyết”, tức ở nơi tự niệm tự nghe. Cái được niệm là Nam Mô A Di Ðà Phật, cái được nghe cũng là: Nam Mô A Di Ðà Phật. Cho nên đều nhiếp sáu căn, trước tiên thì thiệt căn (lưỡi) và nhĩ căn (tai) đều nhiếp. Lúc nầy niệm là danh hiệu Phật, mà nghe cũng là danh hiệu Phật, tưởng cũng là danh hiệu Phật, nên ý căn (ý) cũng được nhiếp, tay giữ chuỗi niệm (thân), (mắt) thì nhìn tượng Phật, trong tỷ căn (mũi) được nghe là mùi hương đốt cúng Phật, cho nên ba căn nầy cũng được nhiếp. Nhiếp sáu căn đều là then chốt ở nơi nghe. Thông thường chúng ta tự tu, dùng cách “Kim cang trì” tốt nhất, tức là có một tí âm thanh vừa vừa ở giữa miệng môi và chân răng, không phải to lắm. Cách nầy niệm đã có âm thanh lại vừa dưỡng khí, gọi là Kim cang trì. Mặc nhiên cũng có thể nghe, song mặc niệm thì mệt một chút. Âm thanh lớn nhỏ có thể linh hoạt, lúc tán loạn và lúc phiền não khởi có thể niệm lớn, dùng âm thanh để nhiếp niệm. Nếu niệm được yên tịnh thì có thể niệm nhỏ, niệm cách Kim cang trì hoặc nhỏ một chút đều có thể được. Cần có tiếng, cần nghe được tiếng nầy. Âm thanh nầy thì có nhiếp được niệm; đây là chỗ thù thắng của pháp môn niệm Phật, then chốt là ở nơi “Tự nghe”.
Khinh lờn thành quen: Nếu như lúc niệm tự tâm phiền tạp tán loạn, tiếng được niệm tất nhiên lộn xộn khó nghe. Tâm không chuyên chú tai cũng mất linh nghiệm, tác dụng của tiếng niệm tự nhiên không nhiếp niệm một chút nào cả. Ở tình huống nầy đâu có tác dụng nhiếp đều sáu căn. Ngược lại cái hay dẫn khởi là kết quả xấu có hại “Khinh lờn thành quen”, đây là thành ngữ thường dùng ở trong đạo Phật. Niệm một cách khinh thường không thể chuyển thức thành trí, mà là nuôi lớn cái thói quen (Thức). Chúng ta niệm Phật tức là chuyển ý thức phân biệt thành “Diệu quán sát trí”. Nên khiến nó chuyển. Nếu niệm như thế nầy: vừa không âm tiết, tán loạn, tinh thần lăng xăng, lại vừa không liền suốt, tưởng trong tâm và niệm trong miệng không giống nhau, âm thanh được niệm cũng nhiếp không được ở nơi tâm, phép niệm nầy không phải là “chuyển” Thức mà là “nuôi dưỡng” Thức, Thức được bồi dưỡng ở trong đó, đây chính là “nỗi buồn của cổ đức”, tức là niệm cách nầy rất đáng tiếc! – Khó được thân người, khó sinh ở quốc gia trung tâm, khó nghe được Phật pháp, khó tin tịnh độ; Dù còn chịu niệm, nhưng lại niệm kiểu nầy cho nên Cổ đức rất là buồn tiếc. Niệm cách nầy thì “vĩnh viễn khó thành từng loạt”, niệm Phật niệm đến khi nhất tâm bất loạn rất khó, trước nhất phải đạt đến niệm Phật thành thói quen. Chúng ta nên phải niệm cho được thành thói quen, ít thì mười mấy câu, nhiều thì ba chục câu, nhiều nữa thì một tràng hai tràng, trong lúc nầy tâm không được động chạy, từ đầu đến cuối đều là: Nam Mô A Di Ðà Phật, đây gọi thành tràng, mức độ chính mình là thế nào, chính mình hoàn toàn có thể biết. Cho nên pháp niệm nầy, kiểu như trên, tức là “vĩnh viễn chẳng thành loạt”, đây là phép niệm không tốt, thì nên tránh đi, nên tránh khỏi chỗ dễ sinh sai lệch, mà nên tập trung tinh thần sức lực mặt hướng về ánh sáng.
Trước mắt chỉ nêu ra sự cấm kỵ của niệm Phật, cần gắng sức trừ bỏ, sau đây chính là con đường vạch ra nên tuân thủ đối với việc trước mắt:
+ Âm thanh hài hòa vận tiết ổn định: Thanh hòa, chỉ cho tiếng và ý khi niệm Phật nên hài hòa, hòa mỹ, yên hòa. Bỡi vì âm rất là quan hệ, nếu niệm quá gắt gao hay khàn giọng thì âm thanh chẳng được hòa. Tiếng của người đến chỗ mà âm thanh tốt đẹp vi diệu, thanh tịnh trang nghiêm, thì tự nhiên tâm sẽ khoáng đạt tinh thần vui vẻ, thân tâm được an hòa. Ngược lại thì khiến tâm người loạn, nóng nảy không an.
Vận ổn: Vận là âm thanh hài hòa, lại chỉ cho khí độ của thần vận cao nhã. Ổn là chỉ cho sự an định thỏa đáng, vận ổn là âm thanh an hòa trầm tĩnh, khí vận thì cao nhã, tự nhiên có một sự điều hòa của âm vận.
+ Khẩn thiết chu đáo: Khẩn thiết, ta niệm Phật như đang ở trước Phật, cách nầy mỗi niệm một tiếng, đều là từ trong tâm chí thành phát ra, khẩn khẩn thiết thiết niệm: Nam Mô A Di Ðà Phật, cần phải từng câu từng câu, đây tức là cách niệm chu đáo, cũng tức là tịnh niệm nối nhau. Ðối với người đã có thời khóa ổn định, trước nhất yêu cầu là phải rất chu đáo ở trong thời khóa, thời gian nầy không nên lệch lạc. Lại nói thêm rằng, thế thì không chỉ vỏn vẹn trong định khóa mới chu đáo, mà nên phải xuyên suốt được tùy lúc tùy chỗ, đều cần phải thường thường khởi lên một câu Phật hiệu nầy. Nếu có thể được như vậy, thành tràng thành hạt cũng chẳng khó. Pháp môn tịnh độ (niệm Phật) có cái hay ở trong đây, người đời có thể làm được, không phải là cao không vói tới. Cần anh khai ngộ, thế thì khó rồi, không phải là người người đều có thể, anh cũng có tánh khả năng, chỉ cần làm được cho dù một hai người của ngàn vạn người khó, hiện tại anh có thể kể ra mấy chục người khai ngộ không? Niệm Phật vãng sanh cũng không phải là kiểu nầy, mà ai cũng đều có thể niệm. Cần chu đáo, thường có một câu nầy, sự tình là có thể làm được, vấn đề là tự mình không chịu niệm. Phiền não một khi khởi lên thì không chịu niệm. Giận dữ gấp rút là phiền não, vui vẻ đắc ý cũng là phiền não; Kỳ thật xét kỹ trong phiền não cũng có thể niệm, chỉ là chính mình không chịu niệm, nếu hay tỉ mỉ chu đáo, trì niệm khẩn thiết, tự nhiên sẽ thành loạt thành tràng, nhất tâm bất loạn. Cho nên việc niệm Phật vãng sinh thường xuyên lúc nào cũng được quan tâm.
+ Trầm lắng an nhàn: Câu nói nầy chính là chỉ thẳng những chỗ bệnh trước mắt rất nhiều của người tu hành. Có người dụng công chỉ có lòng muốn gấp gáp, bực tức chẳng thể mau mau liền có chỗ thành tựu, do đó rất là khẩn trương, rất là gấp rút. Ðây cũng là có tâm mong cầu. Nhưng sự thù thắng của niệm Phật thì từ nơi “hữu niệm” mà thầm hợp với “vô niệm”, từ “hữu cầu” mà khế hợp với “vô cầu”, từ “vãng sanh” mà chứng được “vô sanh”. Nên “trầm lắng”, trầm lắng đến mức bình tĩnh, tâm tư không có một chút lo nghĩ bồi hồi sợ được sợ mất nào, lo nghĩ bất an nào. Mà vả lại nên “an nhàn”; Bỡi vì có người nổ lực, cũng bỡi ở tâm tư nôn nóng mà rơi vào sự khẩn trương, bề bộn, rối loạn, lo lắng, gấp rút… Như vậy là đi ngược lại lời dạy của bậc Thánh rồi!
“An nhàn”, hai chữ này tiến đến một bực nữa mà nói, không những chỉ là sự bình tĩnh (trấn định), mà còn là muôn duyên đều nhất loạt buông mất, không giữ không cầu, cho nên là một người đại nhàn giữa trời đất. Trong tâm chỉ nhớ câu niệm Phật, một câu danh hiệu Phật rõ ràng trước mặt, đã không có điều ngăn ngại lại chẳng điên đảo, vắng lặng an tâm. Cho nên có thể thấy rằng hai chữ AN NHÀN quan trọng cần yếu mười phần. Ngược lại, nếu gấp rút ở trong lòng, muốn thấy Phật thấy hào quang, muốn thấy xuất hiện điềm lành, niệm thế nầy thì sẽ sinh ra tâm bệnh; Vả lại không phải là do niệm Phật mà sinh ra bệnh đâu, mà là do trong lòng, gấp rút như thế nên sinh ra tâm bệnh. Chúng ta nên rất là an nhàn, vì sao có thể an nhàn? – Vì tín tâm! Người có tín tâm thì rất an nhàn. Có người hỏi rằng: Ta sao lại niệm chưa tốt, còn vọng tưởng tạp niệm? Ngài Ngẫu Ích đại sư giảng rất rõ: “vãng sanh hay không, hoàn toàn do nơi chỗ có hay không có tín nguyện”. Vậy thì anh có hay không có tín tâm sâu xa? Phải là phát nguyện chân chánh hay không? Chân chánh đó là không muốn lưu luyến thế giới Ta Bà nầy, mà ưa thích Cực Lạc nguyện cầu vãng sanh. Trên thực tế rất nhiều người còn lưu luyến, chẳng thể lìa bỏ, tham luyến tài sản, sự nghiệp, danh vọng, vợ con, vật chất, hưởng thụ, cuộc sống hiện tại tốt đẹp v.v… nên cố sức ham muốn nhiều nhưng sống được mấy năm, rồi lại muốn tốt nhất là trường sinh bất lão! Chính là lưu luyến thế giới nầy mà bỏ lìa không được. Cho nên ưa thích Cực Lạc cần phải phát “đại nguyện”. Nhiều kiếp trở lại đây tất cả chúng sinh đều là quyến thuộc của mình đang ở trong biển khổ đợi chờ ta cứu độ, nhưng ta làm sao mới có thể độ chúng sinh đây! Tự ta còn là người đang giãy giụa trong biển khổ, không có một chút năng lực nào cứu độ người khác, chỉ sau khi vãng sanh, nương sức gia trì của Phật, ta sẽ có được trí tuệ rồi cứu độ lập tức tất cả những quyến thuộc nầy. Phải là tâm tình như thế nầy và nguyện lực như thế nầy. Có tín và nguyện tự nhiên sẽ niệm, thì nhất định vãng sanh, cho nên vãng sanh hay không, hoàn toàn nhờ ở sự có hay không có tín nguyện. Mọi người nói muốn vãng sanh, thì trước nhất mọi người ở ngay nơi tín nguyện mà dốc sức công phu. Nguyện nầy của ta có chơn chánh hay không? Nếu tín nguyện thiết tha thì chắc chắn vãng sanh; Lại nữa vấn đề niệm Phật, trong tâm không nên gấp rút nôn nóng mà phải tự nhiên an nhàn.
+ Tiếng hợp với tâm, tâm ứng với tiếng: Tiếng niệm Phật từ trong tâm thành khẩn thanh tịnh phát ra tự nhiên hài hòa an ổn, âm thanh câu niệm Phật nầy vi diệu, trải qua tai mình mà đạt đến bản tâm, được nghe chính là được niệm, cho nên tự nhiên họp nhau, tiếng họp với tâm. Âm thanh nầy là danh hiệu Phật muôn đức trang nghiêm, cũng tức là âm thanh muôn đức trang nghiêm vậy. Âm thanh nầy vào từ nhĩ căn là tự tâm được niệm, tự tâm niệm Phật, tự tâm là Phật. Cho nên tự tâm chắc chắn tương ứng với tiếng được nghe. Tiếng hợp tâm, tâm hợp tiếng, cho nên nói rằng: “tâm và tiếng nương nhau”. Nói một cách đơn giản: Ta niệm Phật, mà niệm Phật có tiếng thì âm thanh trở lại trợ giúp cho ta. Do ta phát ra tiếng, tiếng trở lại giúp ta, cho nên nói nương nhau. Niệm như thế nầy không cần dùng cách bài trừ vọng niệm mà vọng niệm tự tiêu mất.
Chưa có thể “nhất tâm” thì trước phải cầu “chuyên niệm”, chưa có thể được “bất loạn” thì trước phải học tập “thành từng loạt”.
Nhất tâm bất loạn là lúc niệm Phật tâm không tán loạn, dẫn tới tâm chí thành, chuyên niệm danh hiệu Phật. Trong “Kinh Vô Lượng Thọ”, một điều kiện căn bản được yêu cầu của “ba hạng vãng sanh” đó là: “một hướng (lòng) chuyên niệm”. Thường xuyên chuyên niệm một câu A Di Ðà Phật nầy, là thời gian niệm rất chuyên tâm, không có vọng tưởng tạp niệm. Chưa thể đạt được nhất tâm thì trước phải chuyên niệm. Chuyên nhất chẳng biến đổi, là đối với người thấy khác hay suy nghĩ dời đổi mà nói, đứng núi nầy trông núi nọ, nói chung là chẳng thể yên được ở pháp môn mình tu, có nghĩa là ngày nay muốn niệm Phật, ngày mai muốn tham thiền, ngày mốt lại muốn tu mật, tóm lại muốn học nhiều bao nhiêu cách mới có thể nương nhờ được?
+ Chưa có thể “bất loạn”, trước phải “học thành từng loạt”: Làm chưa đạt được cái tâm “hoàn toàn đều không tán loạn”, thì trước nên khiến nó thành từng loạt. Ta không thể suốt không tán loạn, nhưng ta có cách làm mấy mươi câu thành một loạt, trong một loạt mấy mươi câu nầy không có vọng tưởng tạp loạn; Nếu người không chân thật dụng công thì ngay cả lập thành loạt niệm như thế nầy cũng khó mà làm được. Cho nên nói rằng: “Chơn siêng chơn chuyên, công hiệu tự thấy, không cần hỏi người, xin tự nghiệm lấy”. Như người uống nước, lạnh hay nóng tự biết.
Từng câu niệm mà chơn, chắc chắn ra khỏi Ta Bà. Thế nào gọi là CHƠN? – Một câu giải thích rất bình thường, nếu muốn niệm được chơn, chỉ cần niệm của chơn. Không phải là ngụy trang dối người, không phải là làm trên hình thức, không phải là có mục đích khác, không phải là vọng cầu điều quấy, không phải là cái vỏ bề ngoài. Phải nên khẩn cầu thiết tha, thường thật tín nguyện trì danh, một câu danh hiệu Phật nầy tự mình niệm rất rõ ràng, toàn bộ rất rõ ràng, tức là niệm chơn rồi vậy.
Niệm Phật chẳng thể cầu trước tiên là nhất tâm bất loạn, vì nhất tâm bất loạn rất là khó, có thể được một loạt một tràng, tức là ba mươi, năm mươi hoặc ba trăm, năm trăm câu… mà không loạn, lại có thể tùy lúc tùy nơi mà có thể khởi tưởng niệm Phật.
Niệm Phật mà có thể “nhất tâm bất loạn” đương nhiên là điều tốt rồi, nhưng có thể niệm được thành loạt thành tràng mà chẳng loạn đều không phải là dễ đâu. Có thể niệm được thành loạt thành tràng không loạn, tùy lúc tùy nơi khởi được tưởng niệm cũng là niệm Phật rồi. E rằng chỉ biết niệm Phật trong thời khóa nhất định, ngoài ra lúc bình thường chẳng tưởng được để niệm Phật!
Lúc niệm Phật nhất định nên niệm một cách “chánh tâm thành ý” và “cung kính”, đây là bí quyết nhiệm mầu của niệm Phật trì danh, mà vả lại trong lúc niệm Phật cần tâm không nên thêm việc, chuyên tâm chỉ Nam MôA Di Ðà Phật, niệm được thuần thục, thì có thể nhất tâm bất loạn rồi.
Trích Pháp Môn Trì Danh Niệm Phật, Vãng Sanh Cực Lạc
Tác giả: Huỳnh Lão cư sĩ
Hải Huyền Viên Giáo dịch
man mô a di dà phật ,hãy ban ơn gia hộ cho chúng con nhất tâm bất loạn sao mà con còn nặng nề nghiệp chướng quá
xin giúp mình ý kiến. mình đã quy y nhưng chưa có bàn thờ Phật,thật sự nhà mình không có chổ nào trang nghiêm để thờ Phật, hàng ngày sáng và tối trước khi đi ngủ và khi ngủ dậy ,sạch sẽ trang nghiêm, mình niệm Phật mỗi thời như vậy tầm 10phút, mình chỉ chắp tay về hướng tây mà niệm và hồi hướng . Như vậy có được không các bạn. xin cho mình lời chỉ dẩn. cảm ơn tất cả.
Cách làm của bạn như vậy là rất tốt. Cứ chí thành mà công phu, lâu ngày sẽ có nhiều điều hay.
Cũng mong bạn thường nghe pháp thêm hoặc xem các bài chia sẻ trên duongvecoitinh nhé.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Đạo Phật là đạo trí Tuệ. Dùng trí để phán xét nhận định… không thể dùng mắt phàm để kết luận. A di Đà Phật. nhà khoa học mà không có đạo là nhà khoa học mù.
A DI DA PHẬT, Cầu mong sao con NIỆM PHẬT NHẤT TÂM BẤT LOẠN , A DI DA PHẬT ,LÀM SAO ĐỂ CON TU CHO TỐT,GIẢM NGHIỆP CHƯỚNG ,CON ĐANG CỐ GẮNG ĐỂ THEO TU TẬP,con hiện giờ đã ăn chay gần 10 tháng rồi,cố gắng học hỏi nhiều ? A DI DA PHẬT !
bạn nên xem ” Niệm phật tông yếu ” ! ngài xá lợi phất thị hiện đó
Các bạn sen thân mến,
Các bạn sen ơi, nếu đọc bài xin hãy đọc cho kỹ lưỡng. Bài “Tối kỵ trong niệm Phật” là khi niệm Phật mà mong cầu được “Niệm Phật tam muội, nhất tâm bất loạn…” thì không được rồi.
Các bạn hãy đọc lại đoạn này ở phía trên tôi xin trích lại để các bạn dễ nhìn rõ:
…”Ngược lại, nếu gấp rút ở trong lòng, muốn thấy Phật thấy hào quang, muốn thấy xuất hiện điềm lành, niệm thế nầy thì sẽ sinh ra tâm bệnh; Vả lại không phải là do niệm Phật mà sinh ra bệnh đâu, mà là do trong lòng, gấp rút như thế nên sinh ra tâm bệnh. Chúng ta nên rất là an nhàn, vì sao có thể an nhàn? – Vì tín tâm! Người có tín tâm thì rất an nhàn. Có người hỏi rằng: Ta sao lại niệm chưa tốt, còn vọng tưởng tạp niệm? Ngài Ngẫu Ích đại sư giảng rất rõ: “vãng sanh hay không, hoàn toàn do nơi chỗ có hay không có tín nguyện”.
…”
Vãng sanh được hay không là ở tín, nguyện, phẩm vị cao hay thấp là nhờ vào hành trì sâu hay cạn. Không nên “dục tốc bất đạt”. Hễ có tin và phát nguyện rồi thì cứ ngày ngày niệm Phật tinh tấn. Việc hành trì lâu ngày đều đặn thì cái năng lực gì đến tự nhiên nó đến khỏi mong cầu. Còn mong cầu thì dễ bị tâm ma nó gạt. Xin đừng mong cầu. Chỉ cần tin sâu, nguyện thiết và cứ hành trì niệm Phật từ khi phát nguyện có đến lúc lâm chung nhất định đức Phật A Di Đà do bổn nguyện của Ngài chắc chắn Ngài sẽ lai nghinh. Nếu như cảm thấy tín tâm vẫn chưa sâu thì hàng ngày sau mỗi thời khóa công phu, các bạn cầu Tam bảo gia bị cho tăng thêm tín tâm.
Tôi xin chia sẻ các bạn trích đoạn này của Ngài Pháp Nhiên Thượng Nhân (Ngài là hóa thân của Đại Thế Chí Bồ Tát)mà tôi đọc được trong quyển Niệm Phật Tông Yếu (Viên Thông Nguyễn Văn Nhàn dịch) như người chết đuối gặp phao. Niềm tin phát khởi sâu và không còn cảm thấy nghi ngờ gì nữa.
“Niệm Phật là chuyện mình làm. Vãng sinh là chuyện Phật làm. Vãng sinh là do Phật Lực ban cho, lại cứ tính toán trong tâm mình thì đó là tự lực. Chỉ nên xưng danh để chờ Phật lai nghinh.”
Lo tính toán chuyện vãng sanh ở trong tâm là tự lực niệm Phật mà thiếu lòng tin vào tha lực của Phật rồi. Đó cũng chính là chướng ngại vãng sanh.
(Lấy ví dụ thế này cho dễ hiểu nhé các bạn. Bạn ngồi cạnh một cái bàn. Có 1 chú kiến muốn bò từ đầu cạnh bàn này sang cạnh bàn kia sẽ mất thời gian rất lâu mà không biết bò đúng đường hay không. Bạn ngồi trông thấy bèn lấy tay nâng chú kiến này lên cho nó thẳng qua cạnh bàn bên kia luôn, đỡ tốn thời gian nhiều mà con kiến lại nhanh chóng thành tựu.” Đây chỉ là ví dụ cỏn con chứ Phật lực thì không thể nghĩ bàn đâu ạ.
Trở lại chúng ta tu cũng vậy, nương theo bổn nguyện của Phật để mà thoát khỏi luân hồi sanh tử. Phật dạy chỉ cần tin sâu, nguyện thiết và nhất hướng chuyên niệm A Di Đà Phật thì giờ lâm chung Phật chắc chắn đến tiếp dẫn thì cứ y theo lời Phật dạy mà làm đi. Tính toán trong tâm chi vậy.
Phật lai nghinh là để người tu Niệm Phật lúc lâm chung được chánh niệm, chứ không phải lúc lâm chung cần phải chánh niệm thì Phật mới lai nghinh. Cái này cần hiểu rõ ý nghĩa hai vế trái nhau hoàn toàn chứ không sẽ nghi ngờ mất. Cho nên chỉ cần niềm tin vững chắc, phát nguyện tha thiết, hành trì tinh tấn thì lchắc chắn vãng sanh.
Nếu như lòng tin chưa vững thì các bạn có thể tìm xem lại quyển Niệm Phật tông yếu cũng có sẵn trên trang Web này.
Nguyện cho các bạn đồng tu khi đọc được quyển sách này hoặc bài viết này sẽ phát tâm tin sâu, nguyện thiết, đồng vãng sanh Tây phương Cực lạc quốc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
RẤT CẢM ƠN LỜI PHÚC ĐÁP ” TÌM LẠI PHẬT TÁNH ” MÀ MÌNH CÀNG TINH TẤN HƠN NỮA TRONG NIỂM TIN BỔN NGUYỆN CỦA PHẬT DI ĐÀ . A DI ĐÀ PHẬT . A DI ĐÀ PHẬT
xin cho biết khi chết hồn về đâu,ai chứng minh.cảm ơn
Đại đức Thích Nhật Từ trả lời câu hỏi của bạn trong cuốn sách CHẾT ĐI VỀ ĐÂU.
http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-98_4-9756_15-1_5-50_6-1_17-48_14-1/
Mình thích hát niệm Phật hơn đọc. Khi ấy mình rất nhập tâm và lòng dâng trào niềm xúc động và đặc biệt là giọng không bị khàn hay khan cổ, khi đọc thì hoàn toàn ngược lại. Vậy xin hỏi, hát có được không hay là nên đọc niệm thì tốt hơn ạ?
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Nguyễn Lê,
*Trong kinh Phật dạy là niệm hồng danh Phật chứ không dạy là hát hồng danh Phật. Giữa hát và niệm hoàn toàn khác biệt. Việc bạn thấy hát có cảm xúc hơn là niệm Phật là do chủng tủ ca hát của bạn lấn át chủng tử tu học chứ không phải là bạn đạt nhất tâm hơn khi niệm Phật. Bạn chỉ cần đặt 1 câu hỏi cho mình: liệu khi bạn xả báo thân bạn có thể hát được không? Nếu bạn có thể, thì pháp bạn đang hành là đúng; ngược lại, bạn nên cẩn trọng để tìm cách khắc phục suy tưởng lệch lạc này. Việc các ca, nhạc sĩ tìm mọi cách sáng tác nhạc Phật giáo, đặc biệt là pháp niệm Phật ở góc độ người sơ phát tâm có thể nương đó để cổ vũ tinh thần, nhưng nếu lấy đó làm nền tảng tu học để giải thoát thì đó không phải là chân chánh pháp.
Bạn nên tư duy lại để tìm cho mình phát tu thích hợp, sẽ lợi lạc hơn.
Chúc bạn tỉnh giác
TN
Mẹ con đã mất 49 ngày chúng con thiết lể trai tăng cúng dường vậy mẹ chúng con có được vãng sanh cực lạc .
MINH LẠC đã từng nghe ngài HƯ VÂN thiền sư vì mẹ lễ bái xá lợi phật trong ba năm mà cầu cho mẹ được sanh tây phương sau cùng cũng được cảm ứng. cũng như hoà thượng TUYÊN HOÁ khi mẹ mất ngài đã cất am tranh bên cạnh mộ mẹ niệm phật cầu mẹ vãng sanh cũng được cảm ứng vậy. xong tất cả nhìn lại mọi việc đều do tâm, nếu ta chí thành muốn mẹ được an lạc vô vi thì phải phát tâm niệm phật công đức của câu phật hiệu không thể nghĩ bàn sẽ có lạc cho mẹ. bạn hảy niệm phật ngay nếu như nhìn thấy thư này đó cũng là nhân duyên thù thắng của bạn với cực lạc quốc rồi. Mong tấm lòng hiếu thảo của bạn sớm cảm chư phật. A DI ĐÀ PHẬT.
A DI ĐÀ PHẬT
Nếu mình thường niệm Phật, hát Nam Mô A Di Đà Phật, lần chuỗi, đếm hơi thở niệm Phật. Vậy mình có nhanh loại được phiền não không hay phải do tâm đối trị trong từng trường hợp tập thành thoíi quen nữa.
xin cảm ơn
Trước hết bạn dùng đến trí tuệ của mình mà quan chiều phiền não này bắt nguồn từ đâu.cai gì . sự việc gì làm mình phải suy nghĩ phiên lòng.tu từ loại bỏ nó vậy.ban bạn phải thật sự nhìn thấu buông xả triệt để ah.ban không buông cái gì cũng giữ chặt trong tâm thì làm sao không phiền não.ban vác vào trong tâm được thì bạn cũng phải buông xuống được.niem Phật mà không buông .tham chấp với người lạ không ổn .
Khi người thân qua đời đã lâu, thường ta mong họ được siêu thoát.Nhưng ta vẫn thường hay gọi họ mỗi khi ta gặp nạn,cầu xin họ về phù hộ độ…Điều này có nên không.xin được chỉ dạy để hiểu đúng vấn đề này,A DI ĐÀ PHẬT.
Huynh Tìm Lại Phật Tánh cho hỏi , trong bài viết trên lại nói là niệm Phật 6 từ : Nam Mô A Di Đà Phật , còn trong đĩa CD của thầy Tịnh Không lại nói rằng không cần 2 từ Nam Mô , chỉ cần A Di Đà Phật là đủ . Mong huynh TLPT giải thích dùm , cũng hơi hoang mang 1 chút thôi . Thành thật cãm ơn huynh ! A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật.
– Ðã có lòng tin chân thành, nguyện thiết tha, phải nên chí tâm chấp trì sáu chữ thánh hiệu “Nam-mô A Di Ðà Phật”. Bất luận đi, đứng, nằm, ngồi, nói năng, im lặng, mặc áo, ăn cơm, và đại tiểu tiện v.v… đều chẳng lìa sáu chữ hồng danh (hoặc trì bốn chữ cũng được). Cần phải niệm sao cho toàn tâm là Phật, toàn Phật là tâm, tâm Phật chẳng hai, tâm Phật nhất như. Nếu có thể niệm tại đâu chú tâm tại đó, niệm đến cùng cực, tình mất sạch, tâm không, Phật hiện, sẽ chứng đắc tam-muội ngay trong đời này. Ðến lúc lâm chung, sanh trong Thượng Thượng Phẩm, có thể nói là đã hoàn tất sự tu trì đến cùng cực vậy. (Trích AQĐS Gia Ngôn Lục).
– Niệm sáu chữ hay bốn chữ đều được ai đã quen niệm sáu chữ thì cứ tiếp tục niệm nhưng vì niệm sáu chữ sẽ tốn nhiều hơn so với bốn chữ nên nhiều người thích niệm bốn chữ, nhất là khi đi hộ niệm bạn thấy BHN thường niệm bốn chữ vì thời gian hộ niệm khá dài, niệm bốn chữ thì ít tốn hơi và đỡ mệt hơn.
A Di Đà Phật!
Niệm 6 chữ (Nam Mô A Di Đà Phật) bớt thành 4 chữ (A Di Đà Phật) rồi sẽ bớt thành 2 chữ (Đà Phật) cho đến lúc người hấp hối gần chết chỉ còn niệm 1 chữ Phật Phật mà cũng vãng sanh do tín tâm của người niệm Phật và nguyện lực không thể nghĩ bàn của Phật A Di Đà. Thói quen sở thích niệm Phật bao nhiêu chữ không quan trọng, chỉ quan trọng nơi lòng TIN hay NGHI mà thôi. Lâm chung người niệm Phật thiếu lòng tin thì 6 chữ cũng không vãng sanh huống chi 4 chữ.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Xin đáp dùm cho cháu một thắc mắc. Cháu cũng có cuốn sách Niệm Phật Tông Yếu của Pháp Nhiên Thượng Nhân. Đọc vài đôi lần, tâm cũng hoan hỷ.Thấy dịch giả nói rằng trích trong Pháp Nhiên Ngữ Đăng Lục, cháu có tìm sách tiếng việt nhưng không thấy.Cháu có đọc qua Tuyển Trạch Bổn Nguyện Niệm Phật thấy người cũng trọng tam tâm – tứ tu mà.Lại có trang web nói rằng ngài chủ trương tự lực niệm phật để được vãng sanh (http://old.quangduc.com/file_chinh/view-detail-3791-235-15-tinh_do.html)…Hơi chút hoang mang, mong ai đó biết tiếng Nhật,xem xét xem lời trích trong Niệm Phật Tông Yếu có chính xác là lời tổ Pháp Nhiên không ạ? Sách của tổ không có nhiều bản tiếng việt trên mạng ngoài tuyển trạch bổn nguyện niệm Phật.
A Di Đà Phật,
Bạn nên đọc lại cuốn Niệm Phật Tông Yếu mỗi ngày 1 lần, lại thường đọc Kinh Vô Lượng Thọ, sau 1 thời gian khoảng 1 năm thì Tín tâm liền tăng trưởng, Nghi Tình cũng có thể tiêu tan. Bạn thử đọc lại đoạn này xem:
43) Thâm tâm tức là cái tâm tin sâu. Tin sâu điều gì? Tin rằng: Hạng phàm phu phiền não sâu dày, nghiệp chướng nặng nề, thiện căn thiếu kém, nhờ tin vào Nguyện Lực Đại Bi của Đức Phật A Di Đà, rồi chấp trì danh hiệu, hoặc 100 năm, hoặc 45 năm, 20 năm, 10 năm, cho đến một hai năm. Từ khi phát tâm cho đến lúc lâm chung không thối chuyển. Hoặc 7 ngày, hoặc 1 ngày, cho đến 10 niệm, 1 niệm. Dù nhiều hay ít, người xưng danh Niệm Phật chắc chắn được vãng sinh.
Tóm lại, đối với chuyện vãng sinh mà không nghi ngờ thì gọi là “Thâm Tâm”.
44) Tuy được nghe Danh Hiệu mà không tin thì cũng như không được nghe. Tuy có tín tâm mà không xưng niệm thì cũng như không tin. Bởi thế nên một lòng Niệm Phật.
“Một lòng niệm Phật – Cầu sanh Cực Lạc” mới gọi là thật tin.
Các việc khác đều là việc phụ, chẳng nên bận lòng truy cứu tìm hiểu.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam mô a di đà phật ! Kính bậc thầy , sau khi con đọc xong bài giảng này , con thấy bản thân mình có lỗi nhiều quá khi lòng còn nhiều tạp niệm, không chuyên tâm vào niệm phật . Thực sự con mới bắt đầu niệm Phật gần đây thôi , nhưng xét cho thấy những điều tối kỵ thầy nêu ra con hầu như đều vấp phải , quả là rất đáng tôi . Vậy xin thầy hãy giải đáp cho con biết , có phải con nên xác định lại tâm mình rồi mới đuợc niệm Phật tiếp không ạ ? con cám ơn thầy A di đà phật
A Di Đà Phật,
Nếu Chị thấy chỗ nào mà bản thân còn có chỗ chưa được thì mình sửa lại cho đúng. Tu là sửa mà Chị, có ai hoàn hảo ngay từ đầu đâu. Cái chính là có chịu tìm hiểu lỗi lầm của mình ở đâu để mà sửa hay ko thôi.
Còn câu A Di Đà Phật thì chị PHẢI GIỮ, ko có bất kỳ lý do gì mà ngưng lại hết, vì khi mình ngưng câu A Di Đà Phật thì chẳng phải là thuận theo phiền não tập khí của mình hay sao? Do đó phải niệm Phật, càng tán loạn, càng tào lao thì càng niệm A Di Đà Phật. Tán loạn niệm Phật rồi dần mới đạt đến chỗ hết tán loạn, mới tịnh niệm tiếp nối được, ko có điểm bắt đầu đi thì làm sao mà đến nơi được phải ko Chị? Câu A Di Đà Phật giống như là chiếc thuyền chở mình từ Ta Bà Khổ sang Cực Lạc Vui, mình ko lên thuyền A Di Đà Phật mà bỏ sang thuyền khác thì biết đi về đâu ? Phật dạy mình niệm A Di Đà Phật để cầu sanh Cực Lạc thì mình cứ tin như vậy mà niệm, dẫu tâm còn nhiều thô trược, phiền não nhưng càng có phiền não, nghiệp chướng thì lại càng phải niệm A Di Đà Phật, ko thể rời A Di Đà Phật, vì hễ rời A Di Đà Phật thì liền đọa lạc vào sanh tử luân hồi, ko ai cứu được mình hết ngoài A Di Đà Phật.
Xác định tâm mình chính là xác định và kiên định niềm tin của mình vào A Di Đà Phật, khẳng định nguyện tâm của mình là đời này nhất định mình phải về với Phật A Di Đà, về Tây phương Cực Lạc. Mà ngày nào cái Tín Nguyện này của mình cũng phải không ngừng tăng trưởng, câu Phật hiệu của mình lại ngày một chuyên nhất hơn.
Ngoài việc niệm Phật Chị cũng nên lên website duongvecoitinh mà tìm hiểu đọc thêm các bài viết, cho đến nghe các bài pháp của quý Thầy chuyên về Tịnh Độ như HT. Tịnh Không chẳng hạn:
http://www.tinhthuquan.com/PhapAmViet/TrichDoanKhaithi.htm
Có nhiều bài Khai Thị rất hay, có thể giúp cho Chị tăng trưởng được Tín Tâm của mình vào A Di Đà Phật ngày một sâu hơn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam mô a di đà phật , c xin cám ơn lời phúc đáp của Tịnh Thái giúp c hiểu ra đuợc nhiều điều .Từ nay C sẽ cố gắng trau dồi thêm kiến thức Phật pháp để ngày hoàn thiện mình hơn
C xin mạn phép hỏi Tịnh Thái 1 điều mong thầy hoan hỉ giải đáp giúp c là con có nghe nói về bộ kinh VLT và c muốn tụng bộ kinh này thì phải làm những nghi lễ gì ạ ??? Vì c ở nước ngoài đang sống nhờ nhà chị nên không có bàn thờ Phật , và thờ Tam Bảo . Con chỉ niệm Phật bằng cách quay mặt về huớng tây để niệm thôi ạ ??? Và vì con mới tìm hiểu về Phật nên chưa quy y Tam Bảo vậy thì nên bắt đầu tụng kinh gì ạ ??? C xin cám ơn . A di đà phật
A Di Đà Phật,
Chị có thể thỉnh cuốn Kinh này từ đường link:
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2011/03/nhiem-mau-cong-duc-tho-tri-kinh-vo-luong-tho/
hoặc từ các Chùa Tịnh Độ gần nhà, hoặc nhờ người khác thỉnh dùm.
Chuyện ko có bàn thờ thì cũng ko cưỡng cầu được, vì mọi chuyện phải tùy duyên, chỉ cần tâm CHÍ THÀNH thì có thể cảm ứng được với A Di Đà Phật. Do vậy, Chị có thể theo cách hiện tại là quay mặt về hướng Tây mà niệm Phật, đọc Kinh, nếu có 1 bức hình Phật A Di Đà treo lên tường thì cũng đã tốt rồi, còn ko thì dùng màn hình laptop để trang nghiêm hình A Di Đà Phật lúc lễ lạy.
Phần Quy Y thì Chị có thể an tâm, sau này đủ duyên thì Chị sẽ được Quy Y. Chứ việc này ko ảnh hưởng đến việc đọc Kinh của Chị, Chị vẫn có thể đọc Kinh Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác bình thường, trước và sau Quy Y, công đức đọc tụng Kinh Phật là giống nhau, miễn sao mình đọc với hết sự chú tâm và lòng chân thành.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A di đà phật . Con cám ơn thầy đã tận tình chỉ dạy cho con . Nam mô a di đà phật
Cho con hỏi nếu phạm vào các điều trên thì niệm phật không còn linh nữa ạ?
Cầu mong cho tất cả chúng sinh đạt được hạnh phúc vô lượng vô biên vô tận, không còn một chút đau khổ.
Thưa quý liên hữu cho tôi được hỏi niệm phật có nhạc hay không có nhạc được không, hoặc là trong tâm lại nghe điệu nhạc của giọng vị nào đó liệu có sao không. Niệm phật theo cách của thầy Minh Tuệ có đáng tin tưởng không. Mong chư liên hữu giúp đỡ giải nghi cho mình.A Di Đà Phật.
Niệm bình thường thôi huynh ơi.ko cần nhạc hay gì hết.cứ niệm thế nào huynh thấy thoải mái nhất, phù hợp với hơi của huynh là được.ko cần phải theo ai cả.đừng niệm quá nhanh mà tổn khí và câu niệm ko được phân minh rõ ràng.cũng đừng niệm chậm quá dễ bị hôn trầm.
Chú ý: trước khi niệm hãy để thân tâm thật thoải mái và rỗng rang .buông xuống tất cả đừng suy nghĩ bất cứ việc gì hết.
Sau đó bắt đầu niệm.để ko bị vọng tưởng xen tạp thì hãy kiểm soát tâm mình. Bằng cách chăm chú nơi câu phật hiệu.huynh có thể niệm 3-3-4. Có nghĩa là chia thành 3 hơi.hơi thứ nhất 3 câu.hơi thứ hai 3 câu.hơi thứ ba 4 câu.niệm câu nào, hơi nào nhớ rõ phân minh câu đấy.cứ niệm2 tiếp nối chỉ cần huynh buông lơi mà nghĩ đến chuyện khác là sai liền. Cứ ý theo như vậy lâu ngày sự niệm phật sẽ được đi vào 1 mối.vãng sanh tuy khó nhưng dễ. Khó ở nơi tín nguyện. Dễ ở nơi hành trì.KO CÓ VIỆC GÌ KHÓ CHỈ SỢ TÂM KO CHUYÊN.
Huynh hãy cố lên.những gì muội nói ở trên đều là được học sự chỉ dạy của Lão Pháp Sư Tịnh Không và tổ thứ 13 của tịnh độ tông Ấn Quang Đại Sư.mong huynh có thể sinh khởi tín tâm mà làm theo.CHẮC CHẮN ĐƯỢC LỢI ÍCH.
Cảm ơn liên hữu đã chỉ dạy huyễn minh tôi sẽ cố gắng. Cầu chúc Tịnh Thức thân tâm luôn được an lạc. Đạo nghiệp giải thoát chóng thành. A di đà Phật
A Di Đà Tín là bạn phải thành thật tin . không nghi ngờ.tin cõi Tây phương thật co.vi Đức Phật Bổn sự Thích Cả da noi trong Kinh A DI ĐÀ.kinh Vô lượng thọ.tat cả lời Kinh Đức Phật vì chúng ta mà nói không vì ai khác.ban phải thật hiểu như vậy.rieng với chính bản thân mình bạn phải tin mình cô Tín.Nguyen.tri danh hiệu ngài.A Di Đà Phật là vàng sanh không còn nghi ngờ gì nữa .bạn không tin trong tâm cứ tranh chấp sinh phiên não.con nguyện về tây phương.ban hỏi chính mình bây giờ đức Phật xuống rước ta thật chịu đi không.chiu bo hết không .hay miệng nói mà tâm không muốn đi.niem câu Phật trước cũng muốn về với Phật.cau sau cũng vậy không hoài nghi.
Mình giờ xin nói về tình trạng tu học của mình một chút vì mình cần giúp đỡ
Mình tu cũng gần nửa năm. Khi niệm Phật mình nhiều lúc bị giác chậm và cũng có lúc chưa phân biệt rõ đâu là chân đâu là vọng. Có những ngày mình bị dính rất ít nhưng có những ngày mình cảm thấy tùy thuạn phiền não khá nhiều kiểu kiểu như có lúc lên lúc xuống vậy á nhưng nói chung đều chưa nhìn thấu buông xả được.