Chí tâm niệm được một câu lục tự hồng danh, cũng có thể giải được oán cừu của người khác. Câu chuyện xảy ra vào tháng 4 năm Dân Quốc thứ 46, ở ngay cửa rạp hát Đông Bình ở khu trung tâm, có một chiếc xe tải lớn vì muốn tránh xe đạp mà tông thẳng vào trong rạp hát Đông Bình, ngã hai cây cột lớn ở hành lang gây ra tai họa tử thương sáu người, trong đó có một người bị thương nặng chết liền là một bà cụ hơn sáu mươi tuổi, bà ta mới từ Đài Bắc về đây hôm trước, do vì cãi nhau với đứa con trai mà bỏ nhà ra đi đến nhà con gái ở Đài Trung đây. Con gái bà ta lại rất hiếu thuận với mẹ, khuyên bà không cần phải về, đứa con rể cũng rất vui tiếp bà ở lâu lại Đài Trung.
Ngày hôm đó khoảng 5 giờ chiều, bà cụ này tắm, xong lại tắm cho đứa cháu gái nhỏ nhất, sau đó cõng đứa cháu gái nhỏ đi ra ngoài chơi, đến dưới hành lang rạp hát Đông Bình, tội nghiệp cho bà ta bị xe đụng vào đầu chết liền, may mà đứa cháu gái đang cõng trên lưng lại bình an vô sự. Qua ngày sau, sau khi hỏa táng, lấy tro xương làm lễ vĩnh biệt ở nhà con gái, mời được mấy vị đạo sĩ về làm lễ siêu bạt vong linh. Hôm đó đứa con trai của bà cũng từ Đài Bắc vội vã đến, tay trái cầm gậy, tay phải cầm phướng, đi theo đạo sĩ khóc thút tha thút thít làm người con hiếu nam. Đang lúc nghi lễ ồn ào, bỗng người con hiếu nam, gậy và phướng đang cầm trong tay, một chân còn bên trong cửa, một chân ngoài cửa đứng nghệch ra đó, không nhúc nhích gì, tròng mắt ngây ra hơi nhướng cao, trong miệng thở khò khè, gương mặt xám đen.
Lúc đó ở nhà kế bên là vị liên hữu cư sĩ Hà Tùng Vinh, vợ là sư tỷ Hà Trần Nguyệt Nga. Tối đó sư tỷ Nguyệt Nga đang ngồi trên ghế ngay cửa tay cầm xâu chuỗi niệm Phật, bỗng nhiên nghe ở cửa nhà kế bên có tiếng la lớn, không biết xảy ra chuyện gì, vừa rồi tiếng chiêng trống hãy còn vang, tại sao lập tức biến thành âm thanh hỗn loạn như thế. Sư tỷ Nguyệt Nga vì lòng hiếu kỳ xui khiến, trong tay cầm xâu chuỗi, trong miệng vẫn niệm danh hiệu Phật, đi đến gần xem thử. Vừa nhìn thấy hình dáng của người con hiếu nam như thế, sư tỷ Nguyệt Nga giựt mình hoảng sợ không tự chủ được, lớn tiếng la lên “Nam mô A Di Đà Phật”, niệm Phật to tiếng như thế liên tục được hai phút, sau đó sư tỷ Nguyệt Nga nói: “Nói thật tình nghe, lúc đó tôi to tiếng niệm Phật hết sức như thế thật tình là do sợ, không nén được mà niệm ra, hoàn toàn không phải do vì cứu người mà niệm. Nhưng thật không thể nghĩ bàn, người con hiếu nam đang đứng ngây ra đó, nghe được tiếng niệm Phật, sắc đen trên mặt dần dần tan đi, tay chân cũng hoạt động trở lại, tròng mắt hết ngây dại, không bao lâu lại hồi phục như cũ, cây gậy trong tay trái, lá phướng bên tay phải lại tiếp tục phất phơ đi theo đạo sĩ bình an vô sự”
Qua ngày kế, người con hiếu nam đó muốn đem bài vị và tro xương của mẹ thỉnh về Đài Bắc an táng, liền đến cảm tạ sư tỷ, anh ta nói: “Ngày hôm qua may mắn được sư tỷ niệm A Di Đà Phật, nếu không thật không thể tưởng tượng được, tôi không biết niệm Phật có lợi ích như thế”. Sư tỷ Nguyệt Nga nhân cơ hội khuyên anh ta: “Sau khi anh về nhà cần phải niệm hàng ngày, thì có thể giải oan kết với mẹ anh, anh cũng có thể tiêu tai giải nạn, tiền đồ rạng rỡ không lường”. Người con hiếu nam đó vừa nhận lời vừa cảm tạ mà về.
Qua ngày hôm sau nữa, sư tỷ Nguyệt Nga đem cái việc ghê sợ của ngày hôm kia kể cho tôi nghe từ đầu đến cuối. Sư tỷ nói: “Tối hôm kia việc xong rồi, tôi vẫn còn sợ đến nỗi không dám vào nhà, ngồi một mình trên ghế ngoài cửa niệm Phật, niệm đến 11 giờ càng nghĩ càng thấy kỳ lạ, cho dù bị cảm dịch (lúc bấy giờ đang có dịch cảm) cũng không thể có cái lý chỉ hai phút mà khỏi được, không tránh khỏi phải mời bác sĩ chích thuốc, uống thuốc mới có thể bình an”. Sư tỷ Nguyệt Nga là một người thông minh, sư tỷ suy đoán có lẽ là mẹ của người con hiếu nam kia, do vì cái chết thê thảm bất ngờ, oan hồn không tan, ôm lòng hận con trai của bà đã gây gổ với bà, mới khiến bà đến Đài Trung gặp tai họa thảm khốc này. Thế là lúc dẫn vong, liền đi đến con trai của bà tính nợ, oan hồn nẹp cứng đầu cổ của con trai bà, làm cho anh ta gần như chết. Làm xong bà ta đi lại (hướng của sư tỷ) sư tỷ vừa thấy liền niệm to “ Nam mô A Di Đà Phật”. Ai ngờ sức đại từ bi, sức đại thần thông của sáu chữ hồng danh này lại công hiệu lớn như thế, nhất là lúc đó sư tỷ sợ đến niệm Phật hết sức, cũng có thể nói là nhất tâm bất loạn, cho nên mới có được hiệu quả lớn như thế, đồng thời hồn quỷ nghe được Thánh hiệu, tâm oán hận đều được tiêu trừ, cho nên mới thả tay ra.
Các vị! Chúng ta thử nghĩ xem, nếu như khuyên người học Phật, niệm Phật, mọi người đều nói: “Không có tiền bố thí không dám tin Phật”. Những hạng người này sao mà phước mỏng như thế? Bạn hãy xem sư tỷ Nguyệt Nga chỉ là niệm có mấy câu Phật hiệu, không có hóa ra được đồng xu nào mà làm ra được công đức bố thí lớn, cứu được mạng người còn hơn xây tháp bảy tầng. Sư tỷ Nguyệt Nga tánh tình hiền hậu, phẩm hạnh đoan chánh, đã từng được bầu là người mẹ mẫu mực của thành phố Đài Trung, là một người vợ hiền mẹ tốt, con cháu đầy nhà, gia đình rất là tốt đẹp.
Trích Những Chuyện Niệm Phật Mắt Thấy Tai Nghe
Tác giả: Lâm Kháng Trị
Video giảng sư: Đại đức Thích Giác Nhàn
Nam Mô A Di Đà Phật, con năm nay 16 tuổi ngày ngày niệm Phật thầm có được không ạ, thưa thầy ?
Mới Phát Tâm Niệm Phật Không Nên Niệm Thầm Mà Nên Niệm Lớn Tiếng
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2016/02/hanh-gia-moi-phat-tam-niem-phat-khong-nen-niem-tham-ma-nen-niem-lon-tieng/
Ðại sư Chánh Thành thời Dân Quốc, họ Châu, người huyện Qua Dương, tỉnh Giang Tây. Nhà nghèo, sư thường niệm Phật cầu sanh Tây phương. Cho đến lúc không phải phụng dưỡng ai, chôn cất vợ xong xuôi, tuổi đã sáu mươi tám, ngài mới đem con đi xuất gia, tu trì cật lực. Ở trong núi suốt mười ba năm, sư chưa hề nằm xuống giường.
Hễ niệm Phật là ngài niệm lớn tiếng, thường niệm đến lúc toàn thân ướt đẫm mồ hôi rồi mới ngưng. Người khác ghét ngài niệm oang oang thường hay quở mắng. Bạn đồng tu thường khuyên ngài niệm nhỏ tiếng để khỏi bị người khác ghét, ngài chỉ cười, bảo đúng. Ðến lúc niệm Phật vẫn niệm lớn tiếng như cũ mà chẳng tự biết.
Ngài thường niệm Phật bên gốc tùng trong chùa hoặc tịnh tọa trước ngọn núi. Mỗi khi ngài thấy tượng Phật đứng trên đỉnh núi thường hay gọi người khác đến xem. Ai đến thì chẳng thấy nữa.
Ngài chợt biết thời giờ đã đến, bèn nói kệ, ngồi ngay ngắn niệm Phật mà hóa.
(theo Tịnh Ðộ Thánh Hiền Lục, bản in lần thứ ba)
THeo Kinh “Nghiệp Báo Sai Biệt” và Kinh “Ðại Tập Nguyệt Tạng” dạy:
Niệm Phật lớn tiếng có 10 công đức là:
1. Ðánh tan cái tâm hôn trầm, mê ngủ.
2. Thiên ma kinh sợ.
3. Tiếng vang xa khắp 10 phương.
4. Ba đường ác được nhờ vào đó mà dứt khổ.
5. Tiếng động chung quanh không xâm nhập vào làm loạn tâm mình được.
6. Niệm tâm không tán loạn.
7. Mạnh mẽ tinh tấn.
8. Chư PHẬT vui mừng.
9. Tam muội hiện tiền.
10. Ðược vãng sanh Cực lạc.
Trích: TÂY PHƯƠNG NHỰT KHÓA
HT. Thích Thiền Tâm soạn thuật
con cảm ơn ạ, nhưng nếu điều kiện không cho phép thì con niệm thầm trong đầu được không ạ ?
A Di Đà Phật. Khi nào không tiện như lúc thay y phục hoặc vào nhà xí thì cháu niệm thầm cũng được không sao cả. Đó chỉ là tạm thời bất đắc dĩ để tránh tội bất kính. Nếu cháu mới phát tâm niệm Phật và hoàn toàn khỏe mạnh không tật bệnh thì chú thành thật khuyên cháu nên tập niệm Phật ra tiếng vì như thế dễ nhiếp tâm hơn. Chư cổ đức đã dạy như thế hẳn là có lý do, hơn nữa chính đức Phật cũng dạy như vậy trong 2 bộ kinh Ðại Tập Nguyệt Tạng và kinh Nghiệm Báo Sai Biệt ở điều số 1 và số 6 chú trích dẫn ở trên. Khi nào cháu niệm Phật thuần thục rồi, câu Phật hiệu trong tâm rõ ràng rành mạch không lờ mờ thì lúc ấy niệm to tiếng hay niệm thầm không thành vấn đề nữa.
A Di Đà Phật.
Xin cảm ơn thiện tri thức Hữu Minh !