Một câu Nam mô A Di Đà Phật là thuốc A Già Đà trị hết muôn bệnh. A Di Đà Phật lại là đại chú vương, xưng niệm hoan hỷ thì giải được oán kết, gặp dữ hóa lành. Đoạn văn dưới đây chính là câu chuyện niệm A Di Đà Phật giải thoát được vong hồn quấn quýt theo quấy phá.
Năm năm trước ở một khu đất phồn hoa náo nhiệt ở thành phố Đài Bắc có một thanh niên phóng xe như bay chở một cô gái đẹp, chạy như giông như gió lạng lách ẩu tả, đến nỗi cô gái chở phía sau bị té xuống chết cũng không hay, lúc đó có rất nhiều nam nữ hiếu kỳ vây lại xem, mọi người đang lúc tội nghiệp cho cô gái này, bỗng có một người đi đến kêu to: “A Tam! A Tam!”, trong những người đứng xem có người tên A Tam liền ứng thinh đáp to: “Tôi đến đây, tôi đến đây!”. Nguyên vị A Tam này là thợ hớt tóc trong tiệm hớt tóc gần đó, do vì có khách muốn hớt tóc cho nên ông chủ cho người học việc đi kêu A Tam về hớt tóc cho khách.
Tục ngữ có câu “Trời có bão táp không lường, con người có họa phúc trong sớm tối”. A Tam, anh chàng thanh niên tốt, sống có khuôn phép này bắt đầu từ tối hôm đó, sau nửa đêm ở trong cảnh giới nửa tỉnh nửa mê nhìn thấy một cô gái đẹp đến rủ anh ra ngoài chơi, liền mở cửa sau đi theo cô ta.
Đến khi trời sáng, một mình A Tam ngồi ngủ gật dưới cột điện, bị người ta phát hiện mới kêu anh ta thức dậy đi về. Liên tục một tuần lễ như thế, ban ngày làm việc, ban đêm cô gái kia đến dẫn đi chơi, sáng sớm đều nằm ngủ gật trên đất bên ngoài. A Tam tự thấy không ổn, liền bỏ việc về quê.
Quê của A Tam ở trên núi, thôn Đồng Lâm, Bắc Cấu Khanh, Vụ Phong, Đài Trung. Nhà có một mẹ già mù lòa và mấy anh em. A Tam về nhà qua ngày sau phụ giúp với ông anh cả, dùng xe tải hàng ra ngoài chở hàng cho người ta, đến tối về nhà.
Bà mẹ liền kêu A Tam đến trước mặt nói: “Con mỗi lần lúc sắp ra ngoài. Mẹ đều dặn dò bảo con ở bên ngoài không nên kết giao tùm lum với con gái, con lại cứ không nghe. Con mới về ngày hôm qua, hôm nay đã có con gái đến kiếm, cái tiếng đi mang giày cao gót, lại còn miệng kêu A Tam, A Tam không ngớt! Mẹ hỏi là ai muốn tìm A Tam cũng không trả lời”.
A Tam liền đáp với mẹ mình rằng: “Mẹ à! Con từ nào đến giờ ở bên ngoài sống có khuôn phép đàng hoàng, chưa từng kết giao với cô gái nào”.
Tức thời liền cùng với mấy anh em của anh ta đi tìm kiếm bên trong bên ngoài nhà đều tìm không ra bóng dáng cô gái nào. Nhưng tối hôm đó vào nửa đêm thì cô gái lại đến cùng A Tam mở cửa sau ra ngoài chơi, sáng sớm A Tam lại ngồi ngủ gật dưới cây, thế là lại bị người kêu tỉnh dậy.
A Tam ở Đài Bắc trong một tuần lễ, mỗi đêm đều bị chuyện như thế xảy ra, nhưng tự mình không biết là thế nào, bây giờ về ở nhà quê cũng là như thế, không biết có cách gì mới có thể giải quyết?
Lúc bấy giờ ở trên núi thôn Bắc Đồng Lâm, mọi người đều tin thờ một tượng Vương Gia Công. Mẹ của A Tam liền đi mời đồng cốt và thỉnh Vương Gia Công về hỏi bệnh của A Tam là bệnh gì?
Thì ra thần cũng có chút thần thông, thần dựa vào đồng cốt nói: “Bệnh của A Tam là do mười ngày trước đây ở chỗ nào đó của Đài Bắc nhìn thấy một cô gái té chết bên đường, người bạn trai dùng xe chở cô gái này tên là A Tam. Lúc đó có người gọi to A Tam thì vị A Tam này của chúng ta cũng to tiếng trả lời “Đến đây! Đến đây!”.
Lúc đó hồn cô gái bị té chết đang trong lúc mênh mang mù mịt không có chỗ nương, nghe được cái tên A Tam, tức thời quấn theo không buông”. Đồng cốt nói tiếp: “Cách tốt nhất là đưa u hồn của cô ta về Đài Bắc”.
Mẹ của A Tam lại nói “Phải dùng cách gì để đưa?”. Đồng cốt lại nói: “Phải dùng hình nộm (rơm)”. Tức thời dùng rơm làm thành một hình người, cao khoảng bốn thước (thước Tàu) mặc áo đỏ quần đen, chân cũng mang giầy, trên đầu buộc một chiếc khăn bông, vẽ mày, mắt, miệng, mũi, vào lúc sau nửa đêm, Vương Gia Công với đồng cốt đưa hình nộm này đến bên trạm xe, buộc vào dưới cột điện, đồng cốt liền đốt rất nhiều giấy vàng bạc ở đó kêu u hồn ngồi chuyến xe thứ nhứt đến Đài Bắc tìm người yêu của mình là A Tam.
Hình nộm người con gái buộc ở dưới cột điện, những người qua lại ở xa xa đã có thể nhìn thấy rồi. Ở dưới cột điện có một người con gái đẹp đứng ở đó bất động, đi lại gần nhìn mới rõ là hình nộm làm bằng rơm, làm sáng sớm hôm cô bị giật mình sợ đến hồn bất phụ thể, có thể nói sợ lớn bệnh lớn, sợ nhỏ bệnh nhỏ.
Cô gái bị giật mình hoảng sợ té ngã hôn mê đó là một cô nữ sinh cao đẳng năm thứ ba họ Chu tên là A Lập. Sáng sớm mỗi ngày khi trời còn chưa sáng đã phải chạy xe đạp xuống núi, từ con đường thôn Đồng Lâm đi ngang qua Bắc Cấu Khanh, rồi lại từ Vụ Phong chuyển đến thành phố Đài Trung đi học, chuẩn bị thi đại học.
Đó là một cô gái trẻ 19 tuổi tài năng và học vấn đều giỏi. Chu A Lập sáng sớm hôm đó sương mù trắng xóa mù mịt, xa xa thấy một cô gái trẻ, trong bụng nghĩ lạ quá, còn sớm như vậy đứng ở đó làm gì?
Đang lúc không biết là cái gì đó thì xe đã đến qua đó, vừa xem biết là hình nộm mặc áo, tức thì lông tóc dựng đứng, đầu cảm thấy to lên như cái đấu, sức khỏe không chịu đựng được nữa, không thể đi học được, lại quay về nhà. Bắt đầu bị bệnh luôn không dậy được, đầu đau như muốn vỡ kêu khóc ầm ĩ, muôn phần đau đớn, trong một ngày mời về mấy vị Đông, Tây y bác sĩ, đều chẩn đoán không ra bệnh.
Người dân trên núi nơi A Lập ở này đều tin thờ Thái Tử Gia. Cha của A Lập liền đi thỉnh Thái Tử Gia đến cầu xin đạp đồng lên chỉ bảo. Thái Tử Gia này có thể nói là khá thông minh, ông ta dựa vào đồng cốt nói:
“Cái đầu đau của A Lập thuốc men trị không hết được đâu, ta cũng không có cách nào trị lành được, do vì có một con quỷ nữ quấn theo quấy phá, thần không có cách đuổi đi, cần phải thỉnh bậc chân tu đến tụng kinh niệm Phật, siêu độ cho nó thoát khổ, đó mới là biện pháp rốt ráo (tốt nhất)”.
Cha của A Lập lại hỏi Thái Tử Gia rằng: “Phải đi đến nơi nào thỉnh bậc chân tu?”. Thái Tử Gia dựa vào đồng cốt nói: “Gần thì trước mắt, xa thì ngàn dặm”. Cha của Chu A Lập tức thời nghĩ đến sư phụ Phổ Độ ở trên núi đối diện (em gái của cô Chơn tức cô Phụng đã thế phát thọ giới, truyện 27, 28, 29) và cô Chơn, hai người là chân tu hành.
A Lập vẫn cứ đau đầu chịu không nổi, cha và anh của cô hai người liền đỡ cô đi gặp sư phụ Phổ Độ và cô Chơn, rồi nói rõ lại những lời của Thái Tử Gia lên đồng đã nói, xin nhờ giúp cho việc tiêu tai bạt độ.
Sư Phổ Độ và cô Chơn tức thời tụng một quyển Kinh Di Đà, 49 biến chú vãng sanh, tụng chú đại bi, Bát nhã Tâm kinh mỗi thứ 7 biến, hồi hướng bố thí cho nữ quỷ được siêu sanh thoát khổ, và cho A Lập một xâu chuỗi, dạy cô cách niệm “Nam mô A Di Đà Phật”, niệm một câu lần một hột. Lại thuyết minh tiếp: “Một câu A Di Đà Phật chính là đại chú vương, muốn tránh tà tự mình niệm mới kết quả, tự mình liền có thể tiêu tai khỏi nạn do vì tà ma quỷ quái không dám lại gần”. A Lập nghe xong thấy rất có đạo lý, vô cùng cám ơn, về nhà liền gắng sức niệm Thánh hiệu “A Di Đà Phật” mãi, niệm luôn mấy giờ, đầu nhẹ nhàng như thường lúc nào không hay.
Ngược lại, mẹ của A Lập kêu to đau đầu, liền kêu A Lập đem xâu chuỗi đến cho mẹ mượn niệm. Cũng lần từng hột niệm một câu A Di Đà Phật… niệm được mấy giờ khỏe rồi, nhưng cái đầu của A Lập lại đau trở lại, lại đòi xâu chuỗi trong tay của mẹ lại niệm. Cha của A Lập liền chạy qua cô Chơn lần nữa nói rõ sự việc và xin thỉnh xâu chuỗi nữa, cô Chơn một lần nữa dặn dò ông: “Niệm Phật, không phải tay cầm chuỗi mới có thể niệm được. Không có chuỗi và ở bất cứ chỗ nào, bất cứ lúc nào đều có thể niệm, chỉ ở trong giấc ngủ hoặc đang trong nhà xí thì không thể niệm ra tiếng, nhưng phải nhớ niệm thầm, cũng không phải đợi lúc đau mới niệm, lúc bình thường không kể là nam hay nữ, già hay trẻ đều phải niệm, càng niệm càng tiêu tai, tăng thêm phước thọ”. Về sau cả nhà A Lập bình an, đối với sư Phổ Độ và cô Chơn rất là cảm đội ơn đức và tin sâu Phật pháp vô biên, không thể nghĩ bàn.
Chúng ta nói trở lại câu truyện hình nộm mặc đồ kia, hai ngày nay đứng bất động dưới cột điện, một truyền ra mười, mười truyền ra một trăm, một trăm truyền ra một ngàn, người trên núi không có người nào dám đi qua đó, ông trưởng thôn bèn đi đến nhờ cô Chơn, nói:
“Các sư cô, cứu người thì phải cứu đến nơi đến chốn, cái hình nộm mặc đồ buộc luôn ở đó là điều lành ít dữ nhiều, trong làng không có người nào dám đụng đến nó, xin các sư cô phát tâm từ bi mở nó ra đốt bỏ đi để tránh gây ra nhiều tai ương.
Xin nhờ! Xin nhờ!”. Sư Phổ Độ và cô Chơn liền nhận lời nói: “Được rồi, sáng sớm ngày mai bắt đầu làm là được rồi”. Qua sáng sớm hôm sau, sư Phổ Độ và cô Chơn đốt ba cây nhang, hướng vào hình nộm mặc đồ nói:
“Nữ cô hồn! Ngươi ở đây tạo tội nghiệt, hại người, tội rất sâu, chúng ta thương xót cho ngươi, cho nên bây giờ tụng kinh, chú, niệm Thánh hiệu A Di Đà Phật bố thí cho ngươi, siêu độ cho ngươi thoát ra ba cõi, vãng sanh Tây phương Cực Lạc thế giới, vĩnh viễn thoát khỏi cái đau khổ lớn của luân hồi sanh tử, đây mới là cứu cánh cho ngươi”.
Nói xong, liền tụng một quyển Kinh A Di Đà, Chú Vãng Sanh, Chú Đại Bi, Bát nhã Tâm kinh v.v… lúc niệm lại Thánh hiệu A Di Đà Phật, thuận tiện liền mở hình nộm xuống, tháo bung hết toàn thân, lấy lửa đốt, trong khoảnh khắc biến thành một đống tro. Cuối cùng lại hồi hướng rằng: “Nguyện công đức thù thắng của kinh chú này hồi hướng cho cô hồn được siêu thăng”.
Tiếp theo quét đống tro đó xuống khe nước lớn, nước cuốn trôi đi. Từ đó những người dân nam nữ già trẻ trong thôn Đồng Lâm này đã biết được điều hay tốt của việc niệm Nam mô A Di Đà Phật, có rất nhiều người phát tâm quy y theo Phật.
Trích Những Chuyện Niệm Phật Mắt Thấy Tai Nghe
Tác giả: nữ cư sĩ Lâm Kháng Trị
Thích Hoằng Chí dịch
Con phải đặt tên cho 4 thai nhi và dọc tên cả4 hay lấy 1 tên thôi xin chỉ giáo
A Di Đà Phật
Gửi bạn Nga,
Bạn nên đến chùa thỉnh Chư Tăng làm lễ quy y Tam Bảo cho 4 thai linh, và đặt cho họ 4 cái pháp danh thì tốt nhất. Nếu không có khả năng để thực thi thì bạn có thể tự đặt cho 4 thai linh 4 pháp danh mà bạn muốn. Quan trọng khi hàng ngày sám hối và niệm Phật, khai thị, tâm bạn phải thanh tịnh và luôn hướng về cái thai linh, nguyện cho họ đồng tu học để sanh về Tịnh Độ thì mới có lợi lạc.
Chúc bạn tinh tấn tu học.
TN
xin chào các thầy và các bạn đồng tu
cho con hỏi hôm nay 22/4/2017 lúc đi về khi đi trên vỉ hè thi tự nhiên con gặp một con chim sâu đậu dưới đất trước mặt con và trông nó đứng lù dù trông có vẻ rất yếu vag nó không chết con sợ quá con ngoảnh xe quay đầu lại và không đến gần nó vì thời tiết hôm quá là có gió mùa đông bắc về và mưa rét hôm nay cũng cũng có mưa nhưng rất nhỏ…..và con đi đường thỉnh thoảng hay gặp chim chết trên đường đi…. vậy cho con hỏi có phải là con gặp phải hiện tượng CHIM SA CÁ NHẢY không con rất hoang mang mong các thầy và các bạn giúp con. con cin chân thành cảm ơn NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Xin chào các thầy và các bạn đồng tu
Con là nữ , sinh năm 1992. Con đi xem bói thì có người nói con có vong người thân theo, người thì nói vong lạ ở ngoài. Đôi lúc con có cảm giác bần thần trong người, chiều chiều hay nhức đầu, không tập trung được và mau quên. Chuyện tình cảm của con cũng không suông sẻ, muốn tìm người mới thì không có và không có cơ hội hoặc không ai để ý.Con không biết có chắc chăn là vong theo hay không nhưng con có đọc những biểu hiện trên mạng thì thấy mình có bị một số điểm trong đó. Đi cúng thầy bà thì con có một chút sợ và sợ bị gạt , rồi lại không thay đổi hay tiến triển được gì. Kính mong các thầy cho và các bạn đồng tu cho con lời khuyên.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Thảo,
Có vài điều TN muốn chia sẻ cùng bạn:
*Bạn phải chấm dứt chuyện đi xem bói, bởi những nơi đó không có lợi lạc cho bạn.
*Bạn phải chấm dứt ý nghĩ mình đang có vong theo bám, bởi đó là vọng niệm, tức những ý niệm khởi lên từ sự sợ hãi, hoảng loạn hay quá lo âu khi không thành tựu một hay nhiều việc như mình mong nguyện.
*Bạn phải nguyện trước Quán Thế Âm Bồ Tát:
– Nguyện cho con tâm luôn hướng về Phật pháp để học hỏi, tu hành theo chánh pháp;
– Nguyện cho con luôn làm lành, lánh dữ và luôn thường niệm hồng danh A DI ĐÀ PHẬT để chuyển hoá tâm phiền não, giữ tâm được thanh tịnh.
– Nguyện cho con luôn được gần gũi thiện tri thức, giúp con hồi đầu hướng thiện, tu các pháp lành để giác ngộ và giải thoát.
Phát nguyện này rồi, bạn thỉnh một quyển KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN, phát tâm thật thanh tịnh, trì tụng liên tục trong vòng 21 ngày (tức được 7 quyển lớn). Kết hợp niệm hồng danh A DI ĐÀ PHẬT mọi nơi, mọi chốn kể cả khi đi ngủ và đi ngoài đường. Kế đó hồi hướng cho tất cả oan gia trái chủ nhiều đời, nhiều kiếp của bạn, nguyện cho họ sớm cùng hồi đầu, hướng về Phật pháp, cùng tu học để sanh về Tịnh Độ.
Quan trọng: Khi phát nguyện sẽ thường có những chuyện không như ý xảy ra, điều này là tất yếu và bình thường, vì vậy bạn chớ hoảng sợ rồi bỏ cuộc, bởi đó là những thử thách của chư Phật, chư Bồ tát và sự chống đối của oan gia trái chủ. Chỉ cần nhiếp tâm thanh tịnh trì KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN và luôn thường niệm Phật, sau 21 ngày, mọi chuyện sẽ đổi khác.
Chúc bạn tỉnh giác và phát tâm tinh tấn tu hành để chuyển hoá nghiệp lực hiện tiền, giúp cuộc sống an lạc.
TN
Phật tức tâm,tâm tức phật,mọi việc do tâm sanh,tâm bất ổn là ma, tâm thanh tịnh là phật, Nam Mô A Di Đà Phật,
Cho con hỏi là mấy năm về trước con có theo một người thầy dợt vừa rồi con có đi xem người khác thì được biết là con đã bị người thầy đó yểm bùa ma quân theo bây giờ con phải làm gì và phải tụng kinh gì để hoá giải cho tâm hồn thanh thản con xin cảm ơn
Con xin cứu giúp
Thời gian gần đây cón có hiện tượng cứ khi nhắm mắt ngủ là có chớp tối hoặc sáng vụt qua măt, , không thể ngủ yên ,Đến lúc chùm chăn kín mắt thiu thui ngủ , bắt đầu ngủ thiếp đi thì bị dật dậy .Có đêm con nghe ngoài ngõ sôn xao tiếng người í ới gọi nhau và nói chuyện nhưng không nghe rõ , con nhòm ra chẳng có người nào . rồi lúc mơ màng thì thấy tiếng động chung quang rường như có người chạy quang đó . có hôm ngủ được chút thì thấy ba bốn người không rõ mặt trói tay chân lại , con dẫy dụa đánh đấm và cố thoái ra ngoài . Có lúc cũng chỉ có hơn 11 giờ con vừa nằm suống thì có cái gì đó trườn dưới đệm chỗ bắp chân ,đang ngủ thì bị gật tay một cái , có hôm tát cái vào mặt . Tình trạng này gần như đêm nào cũng vậy khiến con không ngủ được , người mệt mỏi , đau đầu gây ảnh hưởng công việc , cuộc sống .Nhà con ở gần nghĩa trang cash đó khoảng 150 met
Con nhờ các Sư chỉ bảo giúp có cách nào cho hết nhứng hiện tượng trên
Con xin cảm ơn
A Di Đà Phật
Bạn nên thỉnh một bộ KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN về và hành trì đọc tụng. Mỗi ngày thời khóa trước khi đi ngủ (hoặc sáng sớm thức dậy) dành khoảng 1h đọc tụng KINH nhé, cứ tiếp nối hôm sau tiếp nối hôm trước đọc tụng hết cuốn rồi quay trở lại. Liên tục như thế một thời gian sau mọi thứ sẽ ổn.
Bên cạnh đó bạn hãy tập phát tâm ăn chay, niệm Phật, hành các việc thiện tích phước như phóng sanh, cúng dường Tam Bảo, bố thí người khó khăn, tránh xa các việc xấu ác… (thường lên trang duongvecoitinh.com này tìm hiểu thêm về Phật Pháp, về Pháp môn Tịnh Độ nhé).
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật,làm tất cả việc lành, tránh tất cả điều ác, giữ lòng thanh tịnh, ma quỹ tự tránh xa
Con xin thỉnh các sư ạ !
Trường hợp của con đã trình bầy bên trên ,Từ hôm con được đọc phúc báo tới giờ ,khoảng 7h30 đền 8h30 tối mỗi ngày con đều đặn đọc kinh địa tạng , đọc chú đại bi 5 biến , niệm Nam Mô A Di Đà Phật , Nam Mô Địa Tạng Vương Bồ Tát , ngủ thì hay mê gặp mọi người quen lâu ngày không gặp , sáng tỉnh dậy hết mệt và hết chứng đau đầu , không còn bị quấy không cho ngủ nữa ( con cũng đã năng đi đền chùa , ai có việc gì mà con biết con đều giúp đỡ ). Nhưng cứ khoảng tần 6h30 đền 7h tối là con thấy bóng lướt qua , rồi tự dưng nổi gai ốc từ chân đến đầu , con niệm ; Nam Mô Địa Tạng Vương Bồ Tát một hồi thì thấy bình tĩnh lại , những lúc làm công việc nhà thoáng như có người đứng cạnh vậy
Các Sư cứu giúp con làm cách nào hêt với ạ
Trân trọng cảm ơn các Sư !
A Di Đà Phật
Ngoài thời khóa, bạn nên huân tập thói quen đi đứng nằm ngồi thường nhiếp tâm niệm Nam Mô A Di Đà Phật (hoặc A Di Đà Phật). Người niệm Phật được Phật Bồ Tát gia trì hộ niệm, thiện thần trời rồng bảo hộ, ma quỷ xa tránh hóa giải oán thù, niệm lâu ngày được công đức vô úy không còn cảm giác sợ sệt nữa…
“Những người niệm Phật,
Hào quang Phật chiếu,
Những chỗ niệm Phật,
Trời, Rồng bảo hộ.
Thân mạng sắp hết,
Thù xưa xuất hiện,
Tự mình cùng người,
Cần nên niệm Phật.
Quỷ nghe niệm Phật,
Giải tỏa oan kết,
Nghiệp tiêu, Trí sáng,
Sanh về thiện xứ.
Một câu hiệu Phật,
Độ mình, độ người,
Tăng-tục hiền-ngu,
Đều thọ trì được.”
(trích từ sách Niệm Phật Nhất Định Vãng Sanh)
Chúc bạn nhiều an lạc, tinh tấn nhé!
A Di Đà Phật
Kính thầy Tâm Tịnh
Con xin nghe phuc đáp của thầy
Con còn một băn khoăn nữa thỉnh thầy chỉ bảo , hiên tượng của con là do đâu mà có ?
Có phải do nhà gần nghĩa trang không ạ ?
Con xin trân trọng cảm ơn thầy !
A Di Đà Phật
Mình chỉ là cư sĩ thôi. Mọi thứ không có gì tự nhiên mà ra cả, tất cả không ngoài hai chữ ‘Nhân duyên’. Đó có thể là những oan gia trái chủ nhiều đời nhiều kiếp với bạn, nay gặp duyên, họ đến quấy nhiễu bạn đòi nợ bạn đấy thôi, không có nhân duyên từ trước họ không bao giờ tìm gặp gây sự với bạn cho dù có ở gần nhau. Vậy bạn nên tụng Kinh Địa Tạng để giúp siêu độ họ, hóa giải oán thù với họ. Kinh Địa Tạng năng lực vô biên không thể nghĩ bàn, bạn nên chí tâm trì tụng. Nhớ trước khi tụng Kinh nên đánh răng súc miệng sạch sẽ, mặc áo quần trang nghiêm, ngồi trước bàn thờ (nếu không có thì nơi trang nghiêm tôn kính). Bạn nên tập ăn chay (thì việc tụng Kinh sẽ linh nghiệm hơn), thêm niệm vạn đức hồng danh A Di Đà Phật mọi lúc mọi nơi có thể, tránh sát sanh, thường phóng sanh, thăm viếng chùa chiềng lễ Phật, cúng dường Tam Bảo, làm nhiều các công đức…
Chúc tinh tấn nhé!
Nam Mô A Di Đà Phật
Chào bạn Ngọc thủy
nghe qua vấn đề mà bạn kể ra thì có lẽ là nhà của bạn có 1 vài đối tượng không tốt xâm nhập và có ác ý muốn bạn đau đầu,mắc bệnh,muốn hại bạn.
Những đối tượng này chắc là ở quanh khu vực nhà bạn. Chúng là những loài quỷ ,tinh linh ở khu vực nghĩa địa đến để quấy nhiễu cuộc sống của bạn.
Bạn cần kiểm điểm lại tâm tính,hành động của chính mình.nếu bạn có những lời nói,hành động,suy nghĩ xấu ác thì sẽ chiêu cảm các loài ác quỷ,ác thần đến.vì thế,cần phải sám hối tội lỗi,làm lành tránh ác.giữ gìn ngũ giới,thập thiện,hộ trì 3 nghiệp 6 căn cho thanh tịnh,dù chuyện gì vô lý xảy ra cũng đừng nổi nóng,tức giận.
Nên phát tâm ăn chay (không ăn hành,hẹ,tỏi,nén,hưng cừ ),phóng sinh,lễ lạy,cúng dường tượng Phật Bồ Tát,bố thí giúp đỡ người nghèo khổ,bệnh tật.
Bạn nên thỉnh tranh(hoặc tượng) ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT về thờ phụng.hằng ngày lễ bái cúng dường hương hoa,trái cây,đèn nến.thường xuyên đọc tụng kinh Địa Tạng,niệm danh hiệu Địa Tạng Vương Bồ Tát
Cũng nên thỉnh tranh đức PHẬT DƯỢC SƯ và BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM về thờ cùng tranh ĐỊA TẠNG BỒ TÁT,Phật Dược Sư có phát đại nguyện hóa giải những hung hiểm,kì quái xảy ra trong nhà cửa,khiến chúng đều tiêu tan và đem bình an,cát tường đến cho chúng sinh. Bồ Tát Quán Thế Âm cũng vậy,Ngài bảo hộ ,giải thoát cho chúng sinh khỏi đau khổ,sợ hãi,làm tiêu trừ nạn oán tặc,bùa chú cổ độc,Ngài ban cho chúng sinh niềm an lạc .vì thế cần phải thành kính tụng đọc kinh DƯỢC SƯ ,PHẨM PHỔ MÔN,NIỆM DANH HIỆU PHẬT DƯỢC SƯ VÀ BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM.
Nếu bạn thành tâm thực hiện như vậy thì nhà cửa sẽ mãi bình an,tốt đẹp.
Con cảm ơn Phúc đáp của các Sư
Con thấy mình rất có duyên và nay mắn khi gặp trang này và được nhận phuc đáp từ các Sư
Ngày đầu nhận phúc đáp con đã làm luôn niện phật Nam Mô A Di Đà Phật và Mam Mô Địa Tạng Vương Bồ Tát
Có một sự thay đổi rất rõ ràng , hiện tượng của đến giờ con chỉ còn những giấc mơ khiến khi tỉnh dậy đầu nặng nề chút
Trước khi trưa niên phật con thấy sợ và ghét hiện tượng của con . Nhưng giờ đây khi tìm hiếu trang duongvecoitinh.com con không còn thấy sợ như trước mà cảm thấy thương cho người quấy mình , con còn thầm cảm ơn họ đã giác ngộ cho con biết con người chết đi không phải là hết
Và trên hết con còn dần khác phụ được tình Sâm , Hận , Sân , Si và điều tiết được lời nói
Còn một hiện tượng đặc biệt là nhìn thấy đĩa thịt mà không thấy hấp dẫn nữa
Con Trân Trọng cảm ơn các Sư
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam mô a di đà phật
Xin thầy dẫn đường chỉ lối cho con :
Chuyện là mây hôm trc có 1 bà thầy bối dạo đi qua cửa hàng con và xem bói cho con , xem cũng nói con có vong theo , rất nhiều … và từ khi đấy con rất mệt , lúc nào đầu cũng nặng trĩu , đôi lúc cứ lờ đờ như kiểu bị tụt huyết áp vậy . Xin thầy chỉ bảo , con cũng rất tin nhưng k phài là người hay đi xem bói . Tâm con cũng tin nơi của chùa sẽ dẫn đường chỉ lối cho con. Xin thầy chỉ bảo cho tránh được kiếp nạn – nam mô a di đà phật
Chào bạn Phạm Thu Hằng,
Bạn chớ nên để lòng tin vào bói toán vì đó là tà kiến, sẽ dẫn bạn vào đường tà, dần dần sẽ gây ảnh hưởng xấu đến cả thân, tâm. Bạn thấy trong người không khoẻ thì nên đến gặp bác sĩ để được khám bệnh, chớ nên cho rằng bị vong theo hay gì khác.
Bạn hãy tìm đọc sách kinh Phật để hiểu về nhân quả, và hãy làm những việc thiện lành để có được quả báo tốt đẹp.
Chúc bạn an vui.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Mình năm nay 37 tuổi, cũng có vài mối tình rồi nhưng không đi tới đâu hết. Lúc trước khi ngủ hay bị bóng đè và mỗi lần nghĩ đến chuyện tình cảm là thấy mình có con trai với người là và họ không cho mình yêu ai. Mình đọc Chú Đại Bi được 1 năm thì mình biết được bệnh của mình là gì, ai quậy phá. Có lần mình bị nhập trong lúc cơ thể không được khoẻ mạnh và biết được người theo phá mình là em trai, người bị mẹ phá thai khi tròn 3 tháng và em mình hận mình nên theo mình. Đồng thời cùng lúc đó em mình nói mình lớn tuổi rồi sẽ không theo nữa mà để mình lập gia đình, nhưng từ năm 2015 đến nay vẫn chưa quen ai. Từ đó đến nay mình tìm đến pháp môn Tịnh Độ để mong niệm Phật hồi hướng cho em mình và oan gia trái chủ. Lúc đầu niệm Phật thì buồn lắm và cảm thấy như cuộc đời mình từ đây là nương vào cửa Phật tới không còn hy vọng chuyện gì nữa hết. Nhưng sau 2 năm ăn chay niệm Phật bây giờ mình niệm Phật mà thấy vui vẻ hơn chứ không bị ép buộc như ngày xưa. Mỗi lần mình niệm Phật hồi hướng oan gia trái chủ và sám hối tội lỗi thì mình thấy vui lắm, trong lòng không có bực bội. Nhưng từ đó đến nay tình duyên mình vẫn vậy. Mình biết là mình phước mỏng nghiệp sâu nên cần thời gian dài để sám hối. Nhưng bên cạnh đó gần đây thì mình mơ thấy người âm trở lại, mặc dù đã hơn một năm không như vậy, và còn có con nữa nên tâm trạng mình thật sự sợ hãi và chán chường.
Đường Về Cõi Tịnh: Mong bạn hoan hỉ gõ tiếng Việt đủ dấu để mọi người tiện theo dõi.
Con chào sư và các vị cư sĩ. Con năm nay 32 tuổi,đường tình duyên của con rất lận đận luôn gặp trắc trở ,không ai thèm để ý đến con mà có quen ai được thời gian ngắn thì họ cũng bỏ đi không rõ lý do, về công việc thì con không làm ở đâu được lâu, lâu lắm thì cũng chỉ được 1 tháng rồi nghỉ, con liên tục thay đổi chỗ làm. Đêm đến con hay nằm mơ thấy con trai đến ôm ấp thậm chí sờ mó con khiến con rất sợ. Hiện giờ con cảm thấy rất mệt mỏi, đau nhức khắp người từ đầu đến chân,con. Xin thầy chỉ cho con biết con phải làm sao? Con cám ơn thầy nhiều!
Chào bạn Bích Trâm,
Tâm mình sáng, thanh tịnh thì không ai quấy phá được, cho nên bạn cần tập luyện cho tâm mình được như thế. Người cung kính, chú tâm trì niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”, chẳng những giúp cho tâm mình mau sáng trong, thanh tịnh mà còn được chư Phật, Bồ tát âm thầm hộ niệm. Cho nên, bạn hãy tập nhớ thầm niệm Phật trong tâm mọi lúc, mọi nơi nhé. Một điều quan trọng nữa là, bạn phải để ý giảm nhẹ lại tâm ái dục của mình. Vì tâm phàm phu nặng về ái dục, nên với một số trường hợp sẽ ngủ mơ thấy như thế. Cho nên, bạn cần để ý, mỗi khi thấy tâm động niệm ái dục thì phải cắt nó ngay bằng câu Phật hiệu. Bạn cũng đừng lo lắng về chuyện tình duyên nữa (đây cũng là một biểu hiện tâm ái dục của mình), hãy bình tâm niệm Phật, đủ duyên thì chuyện gì tới sẽ tới, không đủ duyên thì dù có lo nghĩ, buồn rầu, việc gì cũng không thành.
Bạn bỏ chút thời gian đọc, nghe các bài giảng kinh Phật nhé, sẽ giúp bạn hiểu thêm về cuộc sống của mình và biết cách tu tập cho nó tốt hơn.
Chúc bạn an vui.
Nam Mô A Di Đà Phật.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Con xin nhờ các thầy chỉ giúp cho con một việc mà con hoang mang nhiều năm nay.
Con 38 tuổi, là nữ tình duyên lận đận , nghèo túng, vất vả không may mắn trong mọi việc dù học hành đến nơi đến chốn và luôn hướng thiện dù rằng trong cuộc sống cũng nhiều lúc bước sai lầm.
Con đọc những bài biết về đạo Phật nhiều năm nay , bản thân con cũng đã được chứng kiến sự mầu nhiệm mỗi khi chăm chỉ niệm Phật . tuy thế, không hiểu sao cứ mỗi lần con định làm một điều gì đó quyết tâm hơn và dành nhiều thời gian hơn cho đức tin của mình như ăn chay, đi chùa thường xuyên hơn, đi nghe giảng kinh, thực hành, tập tu thì gần như ngay lập tứccon hhay người nhà sẽ gặp tai ương. Việc này rõ ràng đến lúc nhiều lúc con sợ hãi không dám đến chùa, và không dám tụng kinh hay hát những bài thiền ca… con vẫn một lòng kính Phật và vẫn ước nếu có tiền có nhà sẽ lập bàn thờ Phật trong nhà. Nhưng bây giờ con chỉ dám thỉnh thoảng đi chùa hay ngồi nhà đọc bài qua máy tính. Đôi lúc con nghĩ hay kiếp trước mình phạm tội gì lớn lắm mà kiếp này ngay cả sám hối con cũng kh có cơ hội. Xin hãy giúp con.
Chào bạn Phạm Thanh Huyền,
Trường hợp như bạn không phải là hiếm. Tuy nhiên, nếu vì như vậy mà mình e ngại không tu nữa (do sợ sẽ gặp tai ương) thì đó là tà kiến. Có thể trong quá khứ, khi thấy người tu tập thì bạn không khuyến khích, mà lại cho rằng sẽ bị “đổ nghiệp”. Nếu trong tâm bạn có suy nghĩ như vậy thì phải nên thành khẩn sám hối và thay đổi bởi vì tu theo chánh pháp sẽ đưa ta tới sự an lành, giải thoát rốt ráo, khai mở tri kiến Phật, nếu giữ tà kiến đó mà tu tập thì sẽ chẳng có hiệu quả, do mình không có lòng tin, chánh kiến. Nghĩ do tu mà gặp tai ương là phỉ báng pháp Phật.
Bạn cần hiểu rõ về nhân quả, vì mình trong nhiều đời kiếp đã từng gieo nhân xấu tốt lẫn lộn, nên giờ gặt quả báo lúc xấu, lúc tốt. “Nhân quả thông ba đời”, ngày nay làm lành nhưng vẫn đang bị khổ là do quả báo xấu từ trước vẫn còn lưu lại, mà nhân duyên lành hiện tại chưa đủ mạnh để có thể chuyển nghiệp. Hoặc giả, lẽ ra có thể mình đã gặp tai ương nặng nề hơn, nhưng nhờ đời này tu tập mà gặp những quả báo nhẹ, vì thật sự có rất nhiều người gặp tai ương nặng nề, khổ sở hơn mình nhiều.
Bạn đã từng cảm nhận được sự mầu nhiệm khi chăm chỉ niệm Phật thì bạn hãy nên tăng cường nhiếp tâm niệm Phật nhiều hơn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý đừng để tâm mong cầu những điều kỳ lạ, mầu nhiệm xảy đến, vì tâm đó sẽ dẫn mình lạc vào tà đạo. Nhiếp tâm niệm Phật cũng là một cách sám hối hiệu quả. Bạn hãy âm thầm kiên trì niệm Phật, bất luận lúc nào, nơi đâu. Bên cạnh đó, bạn hãy tăng cường đọc, nghe các bài giảng kinh Phật để xây dựng chánh tín, chánh kiến nhé.
Chúc bạn tinh tấn, an vui.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật.Tà kiến thì không nhưng đúng là con đã sợ hãi đến suy nghĩ ấu trĩ thật. Cảm ơn cư sĩ đã chỉ giúp cho con.
Nam mô A Di Đà Phật, cám ơn cư sĩ đã chỉ giúp cho con. Con xin nói thêm là con đã quy y tam bảo rồi. Pháp danh Liên Trâm. Chính Đức Phật đã chỉ đường cho con đến với Phật pháp. Con nằm mơ thấy Đức Phật tỏa hào quang và gọi tên con lúc con theo cha theo đạo Thiên Chúa.Lúc đó con thấy rất lạ mình theo đạo Thiên Chúa mà lại thấy Phật, con nghĩ chắc mình đã đi sai đường nên Phật hiện ra kêu mình trở về với Ngài. Và một lần con thấy Phật Di Lặc hiện ra trong giấc mơ lúc con đang bị bệnh rất nặng phải chịu nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần,và con đang ở trong trạng thái đau khổ tuyệt vọng, Ngài đã hiện ra trong giấc mơ và bảo rằng Ta luôn theo phù hộ con. Chính lời nói đó của Ngài đã tiếp thêm niềm tin và nghị lực để con đi tiếp trên chặng đường còn lại. Sau đó con đã quy y tam bảo và chăm niệm Phật. Nhưng mỗi khi con niệm Phật, trong tâm con lại vang lên những tiếng mắng chửi Phật khiến con rất sợ hãi, còn một điều rất lạ nữa là mỗi khi đến chùa con lại cảm thấy rất sợ hãi, nhất là khi nhìn vào hình Phật, người con lạnh cóng run cầm cập mặt thì xanh mét, nhất là khi nghe các sư gõ mõ tụng kinh, đầu con đau nhức dữ dội, con bị làm mệt, nước mắt chảy ra, miệng chảy nước miếng.Ra khỏi chùa con lại trở về trạng thái bình thường. Con luôn cảm thấy lạnh lẽo,tay chân lạnh cóng dù trời không lạnh, còn luôn bị đau đầu chóng mặt. Con bị như vậy từ hồi còn nhỏ rồi, giấc mơ thấy có người sờ mó vào người con cũng bị từ hồi còn rất nhỏ, khoảng 10 tuổi gì đó con cũng không nhớ nữa. Ngay từ bé con rất sợ ngủ vì mỗi khi con nằm ngủ thì con lại thấy ác mộng.Tâm con chưa bao giờ nghĩ đến chuyện ái dục, tâm con rất thanh tịnh. Chuyện con luôn nghĩ đến chính là báo hiếu cha mẹ và làm việc thiện và đó cũng chính là ước nguyện lớn nhất đời con.
Con muốn lập gia đình cũng là vì con muốn thực hiện ước nguyện của mẹ,con cũng đã trường chay 3 tháng trời nhưng thấy mẹ buồn rầu lo lắng khi thấy con ăn chay khi đang bị bệnh nên con đã xin với Quán Thế Âm Bồ Tát cho con được ngã mặn sau khi lập gia đình con sẽ ăn chay trở lại. Con không thể chịu được khi nhìn thấy vẻ mặt buồn rầu ủ dột của mẹ,con sẵn sàng làm mọi thứ để được nhìn thấy nụ cười trên môi của mẹ. Bây giờ điều ước nguyện của con chính là được tu tập và tìm hiểu về Phật pháp nhưng cứ bị cản trở. Con càng tu thì sức khoẻ con càng suy kiệt, nghe kinh sám hối thì khắp người lạnh toát, người lại run lên, thọ trì chú đại bi thì cổ họng lại đau rát, không thể nói lên lời. Xin các sư thầy và các vị cư sĩ hãy giúp con, hãy chỉ cho con biết con phải làm sao. Con rất thích nghe các sư giảng pháp, con có thể hiểu được và ghi nhớ rất kỹ những lời dạy của các thầy.Nhưng con không biết phải bày tỏ nỗi lòng cùng ai vì con vốn là con gái bản tính nhút nhát, với lại suốt ngày ở nhà không đi đâu lại không có nhiều bạn bè. Nay tình cờ biết được trang này, con mừng quá nên mới viết ra những dòng tâm sự này.Rất mong được các sư thầy và cư sĩ chỉ bảo giúp con. Con xin chân thành cám ơn !
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Chào Bích Trâm!
Có những điểm này Bích Trâm cần lưu ý:
*Việc tu tập giúp tâm được thanh tịnh, nhưng nếu chúng ta dùng cái tâm nhiễu loạn mà tu tập hòng cầu thanh tịnh thì việc tu tập này không mang lại kết quả, bạn càng hành trì càng thấy bất an. Vì vậy thiết nghĩ bạn nên chọn cho mình một hướng tu tập đủ sức đủ tầm, chớ tham ở số lượng mà dẫn đến chán nản, mất sức. Có thể mỗi buổi sáng thức dậy bạn chỉ trì một biến chú Đại bi, nhưng một biến này bạn dồn hết tâm vào đó, đầy đủ sự chân thành sẽ rất mau được cảm ứng, còn hơn bạn trì cả 10- 15 biến mà tâm bấn loạn, trống rỗng, đau mồm rát họng cũng như không. Việc niệm Phật cũng vậy, chớ chú trọng vào số lượng câu Phật hiệu khi mà tâm bạn chưa an định, bạn nên phân định thời gian bao nhiêu câu Phật hiệu có chừng, làm sao cho việc tu tập khiến bản thân cảm thấy ưa thích, lúc rãnh rỗi thì nên niệm Phật, không nhất thiết là mấy trăm mấy ngàn câu, có khi là dăm ba câu Phật nhưng câu nào chắc câu đó.
*Mỗi chúng ta đều có rất nhiều oan gia trái chủ. Biết sự thật thì nghĩ kinh sợ thật, nhưng quả là như vậy, họ đa số là các con vật bị chúng ta sát sanh ăn thịt và họ không ngừng đeo bám chúng ta, thậm chí ở ngay trên thân thể chúng ta biến thành vô số vi trùng và chờ cơ hội báo thù. Ai cũng như vậy, hà cớ gì ta lại tự làm khổ mình, lại sanh tâm sợ hãi vì nghĩ rằng có ai đó bám theo. Sự thật là họ đã bám theo và chúng ta nên ăn chay, niệm Phật, phóng sanh, làm chút điều lành nào đều hồi hướng cho họ, như vậy thì dần hóa giải.
*Lúc mới bắt đầu niệm Phật đa phần hành giả đều gặp chướng ngại như bạn, “nghĩ xấu, nghĩ ác” về Phật lúc trước cũng khiến MD không dám đối trước Phật, nhưng đọc Pháp mới hiểu rằng ấy là tâm vọng, là vọng tưởng, nếu không để ý đến nó thì sẽ dần không khởi nữa. Là người tu hành thì nơi đâu cũng là đạo tràng, nếu bạn chưa có duyên với chốn chùa chiền thì nên tu tập tại gia, nghe các bài pháp của Hòa thượng Tịnh Không qua youtube. Hãy để căn duyên của mình có thời gian tiếp cận dần Phật pháp, dục tốc sẽ bất đạt, cho nên hãy chọn cách tu tập chậm mà chắc.
Vài lời thô thiển, hy vọng sẽ giúp cho bạn phần nào giảm bớt lo lắng!
Nam Mô A Di Đà Phật
Cám ơn những lời khuyên rất chân thành của bạn Mỹ Diệp, mình sẽ ghi nhớ những lời khuyên của bạn
Nam Mô A Di Đà Phật
Chào bạn Bích Trâm.
* Tuy gia đình bạn theo thiên chúa, nhưng bạn thực sực có duyên với đạo phật, bạn phải chân trọng thiện duyên này nếu không một khi mất thân người thì ngàn kiếp vạn kiếp khó mà có lại thân người có duyên nghe tin hiểu phật pháp.
* Theo nghĩ trường hợp của bạn đã thực có oan gia trái chủ ngăn cản việc bạn thục phật pháp.
* Nếu có thời gian bạn nên nghe pháp Hòa Thượng Tuyên Hóa, nếu mình nhờ không nhầm có đoạn khai thị của Ngài nó về việc tụng kinh niệm phật, niệm chú mà người bị lạnh bị rung do tâm bạn tà niệm nhiều hoặc oan gia trái chủ, thiên ma tới phá bạn.
* Nếu bạn có duyên với Ngài Tuyên Hóa thì nên nghe bộ kinh lăng nghiêm, trong đó miêu tả các cảnh giới chỉ đường lối giúp ta tu tập, vì kinh lăng nghiêm, chú lăng nghiêm khai mở trí tuệ.
Chúc bạn tinh tấn trên con đường đạo
Cám ơn bạn Nghĩa Đông rất nhiều, mình rất đỗi vui mừng khi đọc những lời khuyên chân thành của bạn. Mình rất buồn vì không thể tiếp tục tu tập, nghe kinh, niệm Phật, vì khoảng thời gian đó chính là khoảng thời gian mình thấy vui nhất, một ngày không tu tập, niệm Phật, nghe kinh là mình lại cảm thấy buồn vô hạn, giống như mình đã đánh mất đi điều gì đó quý giá lắm, như đánh mất chính mình vậy, chỉ có tu tập thì mình mới có thể tìm lại chính mình thôi. Mình vẫn chưa nói cho bạn biết, mình chỉ có cảm giác run sợ, làm mệt khi đến chùa quận 4, một ngôi chùa chuyên trị bệnh vong theo thôi, còn những chùa khác mình cảm thấy bình thường, mà trái lại lại cảm thấy rất an bình, thanh tịnh, như là mình trở về nhà mình vậy. Thật ra, mẹ mình theo đạo Phật còn ba theo đạo Thiên Chúa, lúc nhỏ mình hay đau ốm bệnh tật nên ba mẹ mới cho mình theo đạo của ba vì nghe người ta nói vợ chồng hai đạo con cái hay bệnh tật. Nói thật khi đi nhà thờ, mỗi khi nghe linh mục giảng mình chẳng hiểu gì cả, cũng chẳng nhớ chữ nào trong đầu, đến khi mình làm lễ quy y, lần đầu nghe sư thầy giảng, mình thấy lòng mình dâng lên một cảm giác rất lạ, mình thấy vui lắm , và mình hiểu hết và ghi nhớ rất kỹ từng lời thầy giảng. Mình quy y là theo lời khuyên của vị sư thầy tại chùa quận 4, thầy ấy chuyên trị bệnh vong theo. Lúc mình mơ thấy hào quang của Phật, và nghe Ngài gọi tên mình, mình chỉ đi chùa thôi và bỏ đi lễ nhà thờ. Mình thấy rất lạ khi sư thầy ở quận 4 chỉ bảo mình quy y mà lại không bảo những người khác vì lúc đó người đến chữa bệnh rất đông, và cũng vào thời điểm đó chùa Hoằng Pháp cũng sắp tổ chức lễ quy y, và thế là mình đăng ký quy y luôn. Do vậy nên mình nghĩ mình có duyên với sư Tuyên Hóa, vì theo những gì bạn nói rất giống với hoàn cảnh của mình hiện tại.
Xin bạn cho mình biết mình phải nghe bài giảng pháp của sư ở đâu, và bài pháp đó tên gì. Rất mong được bạn giúp đỡ để mình có thể vượt qua được tình trạng này!
Chào bạn Bích Trâm.
* Nếu bạn đã quy tam bảo, biết ngũ giới. Nên cố gắng thực hành việc giữ ngũ giới: sát, dâm, trộm, vọng ngữ, uống rượu.
* Trang web của Vạn Phật Thánh Thành : vanphatthanh.org nghe cẩm nang tu đạo của HT Quảng Khâm chuyên giảng về pháp môn tịnh độ, và nghe Văn khuyến phát bồ đề tâm.
* Bởi vì Hòa Thượng Tuyên Hóa là pháp khí long trượng nên ngài hoằng dương cả Tịnh, Mật, Thiền, Luật, Giáo. Mình sợ bạn đọc pháp, nghe pháp sẽ không biết mình sẽ chọn pháp môn nào tu.
* Nếu bạn chuyên tu tịnh độ nên nghe pháp Đại Lão Hòa Thượng Tịnh Không: Bước đầu tiên bạn phải thâm tín nhân quả đoạn ác tu thiện ( Liễu phàm tứ huấn, Cảm ứng thiên, đệ tử quy).
https://hoasenvanno.wordpress.com/
Trang web này chuyên về pháp môn tịnh độ trong đó có đầy đủ Liễu phàm tứ huấn, cảm ứng thiên, đề tự quy.
Chúc bạn có thể tìm thấy con đường sáng để đi
Cám ơn bạn Nghĩa Đông rất nhiều, mình cũng chúc bạn có cuộc sống an vui và hạnh phúc!
Hiện tại mình đang rất hoang mang, lo sợ, mình nghe chú lăng nghiêm trên trang http://vanphatthanh.org mà bạn gởi cho mình, nghe được một lúc thì đầu mình lắc dữ dội, rồi người mình run lên, miệng vang lên những tiếng ớ ớ rồi mình cảm thấy mệt lắm,mình sợ quá không dám nghe nữa
Xin bạn Nghĩa Đông cho mình biết giờ mình phải làm sao, có nên tiếp tục nghe chú nữa hay dừng lại.Xin bạn hãy giúp mình với!
A Di Đà Phật
Bạn Bích Trâm,
Một chút thử thách của chư hộ pháp thôi, bạn chớ nên hoảng sợ mà thoái tâm. Bạn nên phát tâm học thuộc chú Lăng Nghiêm sau đây rồi mỗi khi nghe pháp, ngồi ngay ngắn, tâm thanh tịnh, trì 21 biến Chú Lăng Nghiêm: “Đát điệc tha. Án,
A na lệ, Tỳ xá đề,
Bệ ra bạt xà ra đà rị, Bàn đà bàn đà nể,
Bạt xà ra bán ni phấn.
Hổ hồng, đô lô ung phấn, Ta bà ha.
(21 lần)
kế đó phát lời nguyện như sau:
Nam Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát
Nam Mô Thập phương pháp giới Chư Phật, chư Bồ tát, chư Hiền Thánh tăng, chư thiện Thần, Hộ pháp đồng thuỳ gia hộ.
Đệ tử con tên là (PD nếu có) từ vô thỉ kiếp tới nay do con mê lạc, luân hồi nên tạo ngũ nghịch, thập ác vô biên tội, đời nay dẫu gặp Phật pháp nhưng vì nghiệp lực quá sâu dày khiến con luôn gặp trở ngại khi nghe kinh, thỉnh pháp. Hôm nay đối trước Tam Bảo đệ tử thành tâm phát lồ sám hối nghiệp chướng vô thỉ tới nay, nguyện cầu Phật lực gia trì giúp con thân tâm thanh tịnh mọi thời khắc để tu học Phật pháp cho tới ngày vãng sanh Cực Lạc. Con nguyện đem hết thảy công đức này hồi hướng tận hư không giới chúng sanh đồng vĩnh ly khổ nạn, cùng tu học thanh tịnh như con để khi xả báo thân đồng sanh về Tịnh Độ.
Nam Mô Chứng Minh Sư Bồ tát tác đại chứng minh (3 lần)
Chúc thường tinh tấn
Cám ơn bạn Trung Đạo nhiều, mình sẽ làm theo lời bạn chỉ dẫn
Chào Bạn Bích Trâm.
* Hồi trước mình cũng từng bị oan gia trái chú (vong), mình rất lo sợ luôn tìm mọi cách, hay có pháp nào hàng phục họ, khiến họ phải sợ mình mà không theo mình. Sau nay hay nghe pháp biết rằng là vô lượng kiếp trước mình đạo tạo các nghiệp ác nghiệp bất thiện gây tổn hại đến họ, khiến họ phải sân, si mà phải đọa vào 3 đường ác chịu muốn ngàn thống khổ so với chúng ta đang sống ở cỏi người.
* Bạn nên đọc kinh địa tạng 7,49,108 biến để họ cảm với ngài Địa Tạng với lại mình có công đức hồi hướng cho họ bớt khổ. Trước khi tụng kinh địa tạng bạn nên cúng thí thực giúp họ bớt đói khát.
* Bạn nên cố gằng niệm phật cho nhiều để hóa giải oán kết với chủ nợ của bạn, thành tâm sám hối thì nghiệp tiêu trí sáng
http://www.dharmasite.net/quabaosatsanh.htm
* Còn Chú lăng nghiêm đã được Ht Tuyên Hóa tán thán là linh văn của trời đất, là vua của các loại chú. Chú Lăng Nghiêm rất diệu dụng trong việc điều phục và diệt trừ ái dục và dục vọng.
* Bản thân mình hay bị dục vọng cơ thể nỗi lên nên biết sự màu nhiệm của chú lăng nghiêm: Có hôm vừa niệm phật kinh hành trong phòng thờ vậy mà bị con mà dâm dục khống chế, trên bảo dưới không nghe, mình chú tâm ở câu phật hiệu cũng điều phục nó, ức chế quá mình tụng thầm vài câu đầu chú lăng nghiêm thì lập tức nó điều phục ngay.Vài lần bị lửa dâm dục không chế thân tâm mình, mình cũng trì vài chục câu đầu tiên chú lăng nghiêm thì nó im re. Nên mình rất tin tưởng thần lực bất khả tư nghì của chú lăng nghiêm.
* Nhưng người trì tụng chú lăng nghiêm phải nghiêm trì giới luật nếu không bị các vị hộ pháp trong chú lăng thưởng phạt công bằng cho thấy quả báo nhãn tiền dễ bạn tuân thủ giới luật mà đạt được hiểu quả trong con đường đạo.
Chúc bạn thân tâm an lạc, bồ đề tâm rộng lớn, chí tu học vững bền.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Nghĩa Đông,
Xin cho TN góp ý cùng bạn đôi dòng:
*Việc cúng thí thực là việc hết sức hệ trọng, chẳng phải chuyện thích thì cúng, không thích thì dừng, bởi khi cúng thí thực, người cúng phải tuân thủ theo đúng nghi thức, pháp, chú của Phật thì những chúng sanh vô hình sống trong cảnh giới ngạ quỷ mới đạt được lợi ích. Vì vậy người cúng thí thực trước phải phát tâm chân chánh, sau phải giữ trọn đạo tâm, kế đó cũng phải có đạo lực, bằng không sẽ gặp chướng ngại tức thì. Do vậy TN xin góp ý cùng bạn: khi chia sẻ Phật pháp phải tuỳ theo căn cơ của các liên hữu để tác pháp cho phù hợp, chớ nên vội vã đưa ra những khuyến pháp không phù hợp cho họ khi tu học mà khiến họ gặp khổ nạn.
*Các vị Hộ pháp không thưởng cũng chẳng phạt bất cứ ai, điều này khi học Phật pháp chúng ta phải ý thức rõ ràng. Tương tự như Phật, Bồ tát cũng không ban phước, giáng hoạ bất cứ ai, nhưng sở dĩ có người được phước, có người gặp hoạ, rồi lớn, nhỏ, sâu, dày… đều do tâm tạo phước nghiệp của mỗi người từ vô thỉ kiếp mà nên. Trong đạo gọi đó là nhân quả. Nhân thiện ắt gặt quả thiện; nhân ác ắt gặt quả ác. Khi tâm thiện thường khởi=hợp với tâm trời, Phật, Bồ tát và chúng thiện thần, Hộ pháp, vì thế tâm ấy đồng nhau nên mọi chuyện được an lạc. Khi tâm ác thường khởi=đồng tâm ma, vì thế ma tâm đồng nhau nên mọi chuyện thường vận nạn. Do vậy ma hay Phật cũng đều một tâm của chúng sanh dấy khởi cả. Một niệm mê thì chúng sanh tức ma. Một niệm giác thì chúng sanh tức Phật là nghĩa đó.
TN
Chào bạn Thiện Nhân,mình đọc qua vài dòng bạn gởi cho Nghĩa Đông, có một số điều mình không rõ lắm, như việc cúng thí thực, rồi còn tâm Phật với tâm ma, bạn có thể giải thích rõ hơn cho mình hiểu được không?
Mình luôn thắc mắc sao mình lại bị như vậy trong khi mình chưa làm điều gì ác, chưa làm hại ai, mình luôn đối xử tốt với mọi người, luôn quan tâm giúp đỡ người khác, sống hết mình vì bạn bè, hiếu thảo với cha mẹ, mình vốn là người hiền lành, thật thà chưa làm bất cứ điều gì trái với lương tâm, khiến cho mình phải hổ thẹn cả nhưng sao bao nhiêu tai ương cứ đổ xuống đầu mình, mình chưa có lấy một phút giây vui vẻ hạnh phúc.Mình luôn bị tiểu nhân hãm hại,nạn tai này qua nạn tai khác lại ập đến khiến mình vô cùng mệt mỏi, công việc thì luôn gặp chuyện không vui, bị ganh ghét đố kỵ rồi bị hại đẩy ra khỏi công ty, không phải chỉ một công ty mà là rất nhiều công ty, mình liên tục thay đổi chỗ làm, không chỗ nào mình làm được lâu, quá lắm thì cũng chỉ được 3 tháng thôi, bạn bè thì lại lợi dụng lòng tốt của mình, làm ơn lại mắc oán, mình không có lấy một người bạn thân để mình có thể chia sẻ vui buồn,tình duyên thì lận đận quen ai cũng không thành, đã 32 tuổi rồi mà vẫn còn cô đơn. Chưa hết, sức khỏe mình cũng không được tốt, cứ bị đau đầu, đau ngực, đau nhức khắp người từ đầu đến chân, lại hay bị khó thở. Mình chỉ nói sơ qua về cuộc đời của mình cho bạn biết thôi, nếu kể hết chắc đến mai cũng không hết được. Nói chung cuộc đời mình chỉ toàn là Nước mắt mà thôi. Nhờ có Đức Phật và Phật Di Lặc mà mình mới có niềm tin và nghị lực để đi tiếp trên chặng đường còn lại. Đức Phật đã dẫn dắt mình đến với đạo Phật, mình mơ thấy hào quang của Ngài và nghe thấy Ngài gọi tên mình khi mình theo cha theo đạo Thiên Chúa, còn Phật Di Lặc đã hiện ra trong giấc mơ của mình và bảo rằng luôn theo phù hộ mình lúc mình đang bị bệnh rất nặng và đang ở trong trạng thái đau khổ, tuyệt vọng, nhờ vậy mà mình mới có niềm tin và nghị lực để sống tiếp trên cuộc đời này. Và từ đó mình bắt đầu đến với đạo Phật, bắt đầu Đi chùa, nghe pháp. Nhưng mỗi khi mình nghe chú đại bi, chú lăng nghiêm, kinh sám hối thì người mình run lên, miệng kêu ớ ớ,mình cảm thấy rất mệt rồi khó thở nữa.
Xin bạn hãy chỉ cho mình biết mình phải làm sao để thoát khỏi tình trạng này cũng như cải thiện cuộc sống hiện tại của mình, để mình có được niềm vui hạnh phúc, mình không muốn nhìn thấy vẻ mặt u buồn, rầu rĩ của mẹ khi thấy con gái mình như vậy.
Xin bạn hãy giúp mình, mình chân thành cám ơn!
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Bích Trâm,
*Trong đời có câu châm ngôn: Không có lửa ắt chẳng có khói! Trong đạo có câu: Không nhân tất chẳng quả! Kinh Nhân Quả 3 đời nói: Muốn biết nhân đời trước, xem quả báo đời này. Muốn biết quả đời sau, hãy xem nhân hiện tại. Nhân-Quả thông suốt 3 đời: quá khứ-hiện tại-vị lai. Vì thế muốn tu đạo chân chánh, bài pháp đầu tiên bạn phải nắm vững: Nhân-Quả! Bởi nếu bạn xa lìa nhân-quả, sự tu của bạn chỉ là kiến tạo trên cát, nói trực diện là không có lợi lạc, nếu không nói càng tu càng mê tín, càng tu càng đau khổ vì nhân mê, tất quả cũng mê.
*việc cúng thí thực, rồi còn tâm Phật với tâm ma.
– Cúng thí thực chính là hạnh bố thí đồ ăn, thức uống cho người đã qua đời, trong đó nói đến phần lớn là những chúng sanh chưa siêu thoát, phải sống trong cảnh ngạ quỷ: đói khát, khổ sở. Nhân đoạ ngạ quỷ là tham lam và bỏn sẻn. Vì thế, nếu người cúng thí thực mà vì muốn có nhiều phước cho bản thân=đồng nghĩa tạo tâm tham; kế tới vì tham nên tâm không chân chánh=làm chiếu lệ, vì mình mà làm, lúc làm, lúc bỏ, bố thí ít, muốn lợi lạc thật nhiều…do vậy kết quả không mang lại lợi lạc thiết thực cho cả mình và người (tức chúng sanh vô hình đang sống trong cảnh ngạ quỷ), từ đó chiêu cảm tâm tham trong chúng ngạ quỷ, khi tâm tham không được đáp ứng thiết thực, tâm sân trong chúng ngạ quỷ sẽ nổi dậy, khi tham, sân đồng khởi, tức họ sẽ tìm mọi cách gây khó dễ cho người thí thực. Do vậy TN mới khuyến cáo các bạn: nếu đạo lực, tín tâm chưa đủ thì chớ vội đơn phương thực hành hạnh thí thực cô hồn là vậy.
– Tâm ma – tâm Phật là gì? Tuy nói hai, nhưng chỉ là một, bởi tâm ấy khởi lên từ chính mỗi chúng sanh.
Sao gọi tâm ma? Tham, sân, si, mạn, nghi, phân biệt, chấp trước chính là ma tâm.
Khi nào biết ma tâm khởi? Khi lòng tham trỗi dậy. Làm việc tốt mà muốn mọi người hàm ơn, biết đến, tán thán mình đó chính là tham tốt, chứ chưa thực tốt. Thực tốt là âm thầm làm, làm rồi thì xả bỏ, xả rồi lại tiếp tục làm tiếp mà không tính toán, không vụ lợi;
Khi nào biết sân trỗi dậy? Mình tốt với người mà người chẳng hàm ơn, chẳng quan tâm tới hành vi tốt của mình, còn tìm cách trục lợi…khiến mình khó chịu trong tâm, sanh nản, chán, bực dọc, tìm cách xa lánh, nói xấu họ…đó là tâm sân đang khởi; tâm tham, sân khởi, thường khởi đồng nghĩa tâm ngu si đang chế ngự. Ngu si đồng nghĩa cho sự mê mờ, vì mê nên không thể quán chiếu tâm nên để tham sân luôn hiện hữu. Do vậy một người năng làm thiện và thích làm thiện chưa hẳn đã là thiện nếu động cơ thiện là vì mình chứ không vì lợi lạc của chúng sanh. Ma tâm là thường vì mình, lợi mình, mà tổn người, hại người.
Sao gọi Phật tâm? Là luôn vì sự lợi lạc chúng hữu tình và vô tình, không có sự phân biệt, chấp trước thân-sơ, cao-thấp, sang-hèn, giàu-nghèo…
*Mình luôn thắc mắc sao mình lại bị như vậy trong khi mình chưa làm điều gì ác, chưa làm hại ai, mình luôn đối xử tốt với mọi người, luôn quan tâm giúp đỡ người khác, sống hết mình vì bạn bè, hiếu thảo với cha mẹ, mình vốn là người hiền lành, thật thà chưa làm bất cứ điều gì trái với lương tâm, khiến cho mình phải hổ thẹn cả nhưng sao bao nhiêu tai ương cứ đổ xuống đầu mình.
Kinh Nhân Quả Ba Đời nói: „Muốn biết nhân đời trước, xem quả báo đời này. Muốn biết quả đời sau, hãy xem nhân hiện tại“.
Cái nhân thiện của hiện tại chính là gieo quả thiện cho tương lai. Quả thiện có thể gặp ngay trong kiếp hiện tiền chứ không nhất thiết phải chờ tới kiếp sau hay vô lượng kiếp sau. Người đời không tu đạo, không hiểu đạo hễ khởi tâm động niệm luôn nghĩ về mình, lợi mình mới chịu làm, ngược lại thì quyết không làm. Đó chính là lý do tại sao bạn tốt với người mà người không tốt với bạn và tai ương luôn đổ ập lên bạn. Nhìn sâu vào lý nhân-quả thì những người mà hiện bạn đang đối tốt với họ, trước đây họ từng như bạn, đối xử tốt với bạn như hiện tại, nhưng bạn dùng cái tâm của họ như họ đang đối với bạn hiện giờ để đối xử với họ. Để lý giải được rốt ráo điều này bạn phải thực tu và phải thực tin nhân-quả: nhân thiện mà gặp quả bất thiện, ngay lúc đó phải biết tiền kiếp mình đã gieo nhân bất thiện cho người, nay nhân-duyên chín mùi, chỉ là thế đổi vị trí của nhau để đối đãi lại mà thôi. Vì thế bạn chớ nên khởi tâm buồn phiền, trái lại phải thành tâm sám hối nghiệp chướng đã gây tạo từ vô thỉ kiếp, nguyện không tái phạm và thứ đến phải tri ân những người đã xử tệ với mình, bởi họ giúp mình tiêu nghiệp cũ, tránh nghiệp mới.
Tiêu nghiệp cũ là gì? Là tiền kiếp mình đã chót, thường khởi tâm tạo ác nghiệp, bất kính. Trong đạo gọi họ là thiện tri thức, là bồ tát giúp mình thành tựu hạnh nhẫn nhục và trí tuệ.
*mình chưa có lấy một phút giây vui vẻ hạnh phúc. Mình luôn bị tiểu nhân hãm hại, nạn tai này qua nạn tai khác lại ập đến khiến mình vô cùng mệt mỏi, công việc thì luôn gặp chuyện không vui, bị ganh ghét đố kỵ rồi bị hại đẩy ra khỏi công ty, không phải chỉ một công ty mà là rất nhiều công ty, mình liên tục thay đổi chỗ làm, không chỗ nào mình làm được lâu, quá lắm thì cũng chỉ được 3 tháng thôi, bạn bè thì lại lợi dụng lòng tốt của mình, làm ơn lại mắc oán, mình không có lấy một người bạn thân để mình có thể chia sẻ vui buồn, tình duyên thì lận đận quen ai cũng không thành, đã 32 tuổi rồi mà vẫn còn cô đơn.
Hạnh phúc không ở nơi người mà nơi chính bạn. Một người sống luôn chân thành, luôn vì người, xả thân vì người mà luôn gặp bất hạnh, bạn phải biết đó là nhân tiền kiếp bạn đã gây ra cho họ, nay như phần trên đã nói: gặp lại nhau, đối diện với nhau, họ tìm cách xưa kia mình từng đối đãi với họ để ứng xử. Trong đời gọi là có vay-có trả. Trong đạo gọi là gieo nhân nào thì gặt quả đó.
Chuyển hoá tâm buồn nản, thất vọng, oán hận như thế nào? Phải biết tri ân họ – những người đã, đang tiếp tục xử tệ với mình, bởi họ là chủ nợ của bạn, trước đây bạn nợ họ, nay gặp lại, họ đòi lại, đó là công bằng. Thứ đến, nhờ họ bạn biết đó là tâm tạo nghiệp bất thiện vì vậy quyết không làm. Người đời khi bị đối xử tàn tệ, tâm thường sanh oán hận và muốn phục thù, vì thế oán thù luôn kết, không thể giải. Đạo Phật thì khác: luôn lấy ân để hoá giải oán thù, nghĩa là dùng tâm từ-bi-hỉ-xả để đối người, tiếp vật. Muốn khởi được tâm từ bi thì tâm phải luôn vì người. Làm được điều này khó lắm, chẳng thể nói mà đã làm được, mà phải trải qua quá trình tu học Phật pháp chân chánh và không ngừng quán chiếu, tích luỹ mới có thể định hình được. Bước kế của từ-bi là hỉ-xả. Người làm thiện phải khởi tâm từ-bi (không vì mình, không vụ lợi, không phân biệt, chấp trước) thì mới gọi là thiện. Chân là không thiên lệch, nhờ không thiên lệch nên tâm thường hoan hỉ. Nếu dừng ở hỉ thì chưa đạt được cứu cánh thiện, còn gọi là chân thiện, vì thế muốn có chân thiện bạn phải dấn đến chặng cuối đó là xả thiện. Nghĩa là là thiện mà không còn vướng kẹt bởi việc thiện. Đơn giản hơn để bạn dễ hiểu: giúp người nhưng không thấy mình giúp – không thấy việc mình giúp – không thấy có người được mình giúp=thực giúp.
*Chưa hết, sức khỏe mình cũng không được tốt, cứ bị đau đầu, đau ngực, đau nhức khắp người từ đầu đến chân, lại hay bị khó thở. Mình chỉ nói sơ qua về cuộc đời của mình cho bạn biết thôi, nếu kể hết chắc đến mai cũng không hết được.
Điều này dễ hiểu rồi, bởi cuộc sống nội tâm của bạn như kể trên mà bạn sống an lạc được là chuyện nghịch đạo. Muốn chuyển hoá tâm: giảm tham, giảm sân, giảm si, giảm ngã mạn, giảm hoài nghi, giảm phân biệt, giảm chấp trước bạn phải phát tâm tu đạo chân chánh. Sao gọi là chân chánh? Nghĩa là vì sự giác ngộ và giải thoát mà tu đạo chứ không vì một chút lợi lạc (cầu tài, cầu lộc, cầu danh lợi, cầu sức khoẻ, cầu tiêu tai ách nạn…), hay trốn tránh thời cuộc (còn gọi là yếm thế). Giác ngộ điều gì? Nhân quả, vô thường, 8 nỗi khổ của kiếp làm người và muốn thoát ra khỏi kiếp luân hồi. Đó chính là con đường giải thoát mà Đức Phật đã chỉ, đã dạy mà chúng ta chỉ cần chân chánh thực hành, tất có lợi lạc.
Thân nhiều bệnh, ngoài lý do thời tiết, ăn uống, sinh hoạt gây ra, những bệnh này bác sĩ và thuốc trị liệu đông tây y có thể trợ giúp, nhưng bệnh mà dùng thuốc không khỏi lại lây dây, đau đớn không dứt thì bạn phải biết đó là tâm bệnh và nghiệp bệnh.
Tâm bệnh: là do không biết điều tiết thân, khẩu, ý:
– Thân: ưa sát sanh, ưa trộm cắp, ưa tà dâm
– Khẩu: ưa nói lời đâm thọc, ưa nói lưỡng thiệt, ưa nói dối, ưa nói lời sân hận
– Ý: ưa tham, ưa sân, ưa si.
Trong đạo gọi đó là tam nghiệp: thân, khẩu, ý, trong đó ý nghiệp là quan trọng hơn cả vì nó tác động đến thân và khẩu.
Nếu hàng ngày bạn luôn để tam nghiệp chi phối, tất thường ưa hành 10 bất thiện nghiệp nói trên, tâm bạn sẽ luôn bất an, vì tâm bất an nên thân, khẩu cũng bất an=luôn mỏi mệt, suy kiệt.
Nghiệp bệnh: là do những nghiệp sát sanh từ vô lượng kiếp mình đã gây tạo, nay nhân-duyên chín mùi, những chúng sanh từng bị mình sát hại tìm cách đến báo oán. Tuỳ theo nghiệp nặng, nhẹ tức tâm báo oán nặng hay nhẹ mà bệnh trên thân nặng hay nhẹ. Bệnh trên thân bạn chưa hẳn đã là nghiệp bệnh gây nên mà do tâm bạn đang quá hỗn loạn, bất an, thiếu niềm tin nơi cuộc sống con người và chính bản thân mình.
Chuyển hoá: Hãy rà xét lại toàn bộ hành vi, động niệm của bạn để thay đổi. Cái gì xấu nhất quyết phải sửa và không tái phạm; cái gì tốt nên phát huy và buông xả; bệnh cần uống thuốc thì nên dùng thuốc, trái lại phải dũng cảm để đối diện. Tâm bệnh phải do chính bạn điều tiết và chuyển hoá, người ngoài chẳng thể giúp. Vì thế hàng ngày mọi nơi, mọi lúc, mọi hoàn cảnh bạn nên thực hành niệm hồng danh A Di Đà Phật. Tại sao A Di Đà Phật phải niệm? A DI ĐÀ PHẬT là gì? A Di nghĩa là Vô; Đà nghĩa là Lượng; Phật nghĩa là Giác, cũng có nghĩa là Thọ; Từ, Bi, Hỉ, Xả. Vì thế khi bạn thường niệm A DI ĐÀ PHẬT đồng nghĩa bạn thức tỉnh mình luôn tỉnh giác, luôn từ, bi, hỉ xả. Người luôn sống trong tỉnh giác tâm sẽ không tạo nghiệp, nhờ đó luôn từ-bi-hỉ-xả=thân sẽ khang an=thọ mạng sẽ kéo dài.
*Nghe, tụng kinh, chú là tốt, nhưng phải nghe, trì tụng bằng chánh niệm thì mới có lợi lạc. Kinh, chú của Phật không phải ma quỷ, cũng chẳng phải Phật, bồ tát hay thánh thần. Trái lại chỉ đơn giản là giúp chúng sanh: thấy, tin sâu nhân quả; bỏ ác, hành thiện hay còn gọi là làm lành, lánh dữ, giữ tâm thanh tịnh. Muốn tịnh tâm thì phải năng hành thiện. Niệm A DI ĐÀ PHẬT và năng niệm chính là hành đại thiện. Muốn biết nó thực là tiểu hay đại bạn phải năng tinh tấn thực hạnh thì mới có thể lý giải được.
Kết hợp phải tinh tấn sám hối nghiệp chướng, năng thực hành phóng sanh theo đúng chánh pháp, năng hành bố thí… tất cả phước thiện này đều hồi hướng cho tận hư không giới chúng sanh và oan gia trái chủ nhiều đời, nhiều kiếp của bạn, nguyện cho họ buông bỏ oán thù, cùng tu học thanh tịnh để giác ngộ và giải thoát. Được vậy, ngày quay ngày tâm bạn sẽ một dần an lạc. Tâm an tất thân an. Phật gọi đó là: tướng do tâm sanh. Thân tướng ảo não, tật bệnh đều do tâm khởi, vì vậy phải chuyển hoá chúng từ tâm và ngay chính nơi tâm mình chứ không phải nhắm vào người khác như nhiều người ngộ nhận và lầm lẫn.
Nguyện chúc bạn tỉnh giác, dũng mãnh và tinh tấn tu đạo chân chánh để chuyển hoá nghiệp lực hiện tiền, giúp cuộc sống thêm an lạc.
TN
Bài tham khảo:
1. Kinh A Nan Vấn Phật Chuyện Cát Hung
2. Kinh Nhân Quả 3 Đời
3. Kinh Tội Phúc Báo Ứng
4. Kinh Nghiệp Báo Sai Biệt
5. Liễu Phàm Tứ Huấn
6. Cảm Ứng Thiên
Cám ơn bạn Thiện Nhân rất nhiều, cám ơn bạn đã giải toả hết những khúc mắc trong lòng mình, giờ mình đã hiểu hết vì sao mình lại bị như vậy trong khi mình không làm điều gì ác, mình chỉ thấy buồn cho số phận của mình thôi chứ chưa hề oán trách hay oán hận ai cả, cũng chưa bao giờ đòi hỏi hay trông chờ người khác hàm ơn hay biết ơn mình. Mình không thể chịu được khi nhìn thấy cha mẹ, người thân lo buồn rầu rĩ vì mình, đau bao nhiêu mình cũng chịu được nhưng mình không thể chịu được khi thấy người khác đau khổ vì mình nhất là người thân của mình. Hiện nay mình thấy rất buồn vì mình chưa thể thực hiện được hai ước nguyện lớn nhất đời mình đó là báo hiếu cha mẹ và làm việc thiện vì hiện tại mình đang thất nghiệp còn bị đau yếu bệnh tật, mình không thể mở miệng xin tiền mẹ để đi làm từ thiện được, mẹ mình đã 63 tuổi rồi mà vẫn phải còn buôn bán để lo cho hai anh em mình, tuổi già sức yếu mà lại không được nghỉ ngơi. Nhìn mẹ như vậy, lòng mình đau như cắt, ước nguyện lớn nhất của mẹ chính là nhìn thấy con cái yên bề gia thất trong khi cả hai anh em mình vẫn chưa ai lập gia đình,anh mình lại bị bệnh tâm thần nữa, mọi kỳ vọng mẹ đều đặt hết vào mình. Mình chính là niềm tự hào của cha mẹ, nay mình như vậy thì làm sao mẹ không đau lòng. Mình chỉ ao ước hai điều đó là sức khỏe và công việc để mình có thể thực hiện hai ước nguyện lớn nhất đời mình báo hiếu cha mẹ và làm việc thiện có như vậy mình mới yên lòng nhắm mắt, đó cũng chính là những gì mình đã nói với Đức Phật. Khi thực hiện được hai điều đó mình sẽ yên lòng ra đi. Đó chính là tâm trạng của mình lúc này. Mình không tu với ước nguyện Cầu xin gì cả, cũng không phải vì yếm thế mà là vì mình tìm thấy niềm vui và hạnh phúc khi tu tập, đó là những tháng ngày vui vẻ hạnh phúc nhất trong đời mình, vào chùa mình cảm thấy rất yên bình, lòng mình nhẹ nhõm dễ chịu như là trở về nhà mình vậy, mỗi lần nghe pháp mình thấy vui lắm vì mình có thể hiểu được hết và ghi nhớ rất kỹ từng lời thầy giảng. Chỉ có tu mình mới tìm lại chính mình, và sự an vui trong cuộc sống. Mình luôn xem lời Phật dạy là kim chỉ Nam cho cuộc đời mình. Nhưng khi niệm Phật được thời gian thì trong tâm mình lại vang lên những tiếng mắng chửi Phật khiến cho mình rất sợ,rồi khi nghe chú đại bi,chú lăng nghiêm thì đầu mình lắc dữ dội, mình thấy khó chịu, người mình run lên, miệng kêu ớ ớ, trường hợp này mình cũng gặp khi nghe kinh sám hối. Còn khi nghe pháp, tụng kinh, nghe kinh địa tạng mình thấy bình thường. Mình chỉ thấy khó chịu khi nghe hoặc tụng chú đại bi, chú lăng nghiêm, nghe kinh sám hối thôi. Mình thấy rất lạ trước hiện tượng này. Chưa hết khi vào Tịnh Xá Linh Quang ở quận 4, nơi chuyên chữa bệnh vong theo thì mình lại cảm thấy rất sợ hãi, người bị lạnh rồi run cầm cập, bị làm mệt, nước mắt chảy ra, miệng chảy nước miếng rồi kêu ớ ớ, thậm chí ngã bệt xuống đất. Nhưng khi đi đến chùa khác, mình thấy bình thường.
Mình chưa bao giờ nghĩ gì cho bản thân mình cả mà luôn nghĩ cho người khác, mình luôn xem hạnh phúc của người khác chính là hạnh phúc của mình. Mình có một chứng bệnh đau đầu, chóng mặt, lạnh tay chân từ thuở nhỏ mà đã chữa bao nhiêu thầy thuốc mà vẫn không khỏi. Chính vì vậy mà cha mẹ mới cho mình theo đạo cha đạo Thiên Chúa vì người ta nói vợ chồng hai đạo con cái hay bệnh tật. Nhưng chính Đức Phật đã kêu mình quay về với Ngài, mình mơ thấy Ngài toả hào quang và kêu tên mình và Phật Di Lặc đã hiện ra trong giấc mơ của mình và bảo luôn theo phù hộ mình khi mình đang đau khổ tuyệt vọng khi đang phải chịu nỗi đau khủng khiếp cả về thể xác lẫn tinh thần, đau nhức từ đầu đến chân. Và vị sư thầy chữa bệnh vong theo tại Tịnh Xá Linh Quang bảo mình quy y, thầy ấy chỉ bảo có mỗi một mình mình mà không bảo những người khác trong khi người đến chữa bệnh hôm đó rất đông. Và cũng đúng lúc chùa Hoằng Pháp sắp tổ chức lễ quy y và thế là mình đăng ký quy y luôn. Pháp danh của mình là Liên Trâm
Dù cho có biết bao tai ương ập xuống đầu mình nhưng mình vẫn không hề hấn gì là do mình biết trước được tai nạn sắp xảy ra với mình mà tránh. Mình cảm thấy mệt mỏi khi phải luôn nghĩ cách để đối phó với những tiểu nhân có ý định hại mình, và một điều rất lạ nữa là mình hay nằm mơ và những gì thấy trong mơ sớm muộn gì cũng sẽ xảy ra ở đời thực, và lại đúng theo trình tự trong mơ.
Mình hiểu hết những gì bạn nói với mình và cũng hiểu được điều bạn muốn gởi gắm đến mình. Mình sẽ làm theo những gì bạn chỉ dẫn cho mình
Một lần nữa xin cám ơn những lời lý giải chi tiết cũng như những lời khuyên chân thành của bạn dành cho mình. Giờ thì mình cảm thấy rất nhẹ nhõm khi mọi gút mắc trong lòng đã được giải toả
Chúc bạn luôn vui vẻ và hạnh phúc trong cuộc sống!
Năm Mô A Di Đà Phật
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Liên Trâm,
*Lo được cuộc sống cho cha mẹ, đó mới chỉ là tiểu báo hiếu, nhưng khuyến tấn được cha mẹ tu đạo, bỏ ác, hành thiện để tiến tới giác ngộ, giải thoát đó mới là đại báo hiếu. Muốn làm được điều đó bạn phải là người tiên phong tu đạo, tu một cách chân chánh, khi đạo tâm vững chắc bạn mới có thể chuyển hoá người thân.
*Mình chỉ ao ước hai điều đó là sức khỏe và công việc để mình có thể thực hiện hai ước nguyện lớn nhất đời mình báo hiếu cha mẹ và làm việc thiện có như vậy mình mới yên lòng nhắm mắt, đó cũng chính là những gì mình đã nói với Đức Phật. Khi thực hiện được hai điều đó mình sẽ yên lòng ra đi.
Như TN đã trao đổi: bệnh trên thân ngoài 3 yếu tố do thời tiết, ăn uống, sinh hoạt, còn lại nếu bệnh vi nan, bác sĩ điều trị không khỏi, không dứt thì đó là nghiệp bệnh. Nghiệp (ý nói ác nghiệp) là do bạn tạo tác từ vô thỉ kiếp tới nay, chẳng phải riêng kiếp này, vì thế muốn chuyển nghiệp ác bản thân bạn phải nhất tâm đoạn ác, tu thiện. Bạn chớ khởi nghĩ: tôi chỉ làm việc thiện; tôi chỉ lo cho mọi người; tôi không màng gì danh lợi… đó là tôi hoàn toàn thiện. Khi những ý niệm này thường khởi trong tâm bạn nó sẽ biến thành bất thiện. Đây là vi tế niệm, trong đạo gọi là phiền não niệm. Lý do? bởi tôi thiện như vậy nhưng tại sao tôi luôn gặp bất thiện: bệnh tật đầy thân, đồng nghiệp hắt hủi, công việc không thuận lợi, người quen, bạn bè luôn xa lánh, trục lợi mình…những ý niệm này khởi lên chính là độc dược hàng ngày, hàng giờ gặm nhấm tâm bạn, khiến tâm bạn luôn bất an. Phật nói: tâm tịnh cõi Phật tịnh! Ý nói: khi tâm bạn thanh tịnh thì chính nơi đó là cõi Phật, nơi bạn đang sống là cõi Phật, những người đang sống xung quanh bạn đều là Phật, là bồ tát cả.
Để TN kể lại một tích chuyện xưa, bạn đọc rồi suy ngẫm: có một vị học giả rất ham thiền, nhân một hôm đến thăm một thiền Sư nổi tiếng và ngồi thiền khá lâu cùng vị thiền Sư nọ. Sau khi xả thiền, vị học giả nọ hỏi thiền Sư: Ông thấy tôi ngồi thiền thế nào? vị thiền Sư đáp: Giống như một vị Phật! Kế đó vị thiền sư cũng hỏi lại: Còn ông thấy tôi thế nào? vị học giả nọ đắc thắng nói: Ông giống như đống phân! Vị thiền sư nghe xong chỉ khẽ mỉm cười. Về nhà vị học giả nọ bèn đem câu chuyện nọ khoe với em gái mình. Người em gái đã ngộ đạo, nghe vậy bèn nói: anh thực là ngu si. Vị thiền sư đó vì tâm từ bi như Phật nên nhìn anh giống như Phật, còn anh tâm như đống phân nên mới coi thiền sư là đống phân vậy.
Kinh Địa Tạng nói: chúng sanh trong 10 phương pháp giới hễ khởi tâm động niệm, không chi là chẳng tạo nghiệp. Hàng ngày bạn hành thiện rồi thường đem cái thiện đó ra để tính đếm, soi xét – thiện đó đang dần trở nên bất thiện. Tại sao? Bởi phiền não luôn khởi: khi tính đếm ắt có hơn-thiệt; khi soi xét ắt có sai-đúng, chánh-tà, cao-thấp, lương thiện-bất thiện, ơn-vô ơn… Khi tâm phiền não trỗi dậy=tham, sân, si, mạn, nghi, phân biệt, chấp trước hiện hữu=tâm tạo nghiệp bất thiện đang hiện hữu. Muốn đoạn nghiệp bất thiện bạn phải chặt đứt nhân gây bất thiện: những chủng tử phiền não đang trỗi dậy trong tâm bạn.
*Hiện áp lực sống của bạn quá lớn. Tâm bạn đang chịu quá tải. Vì tâm yểu nên thân cũng yểu theo. Điều bạn nên làm là dũng cảm xả bỏ bằng hết những áp lực sống đó để thiết lập lại một trật tự mới trong tâm mình, làm sao để mỗi ngày tu học tâm phiền não đều giảm thiểu, thế đó là tâm an lạc hiện tiền, như thế sự tu mới thực lợi lạc.
*Bạn không nên đến ngôi chùa chuyên bắt vong nữa, bởi cho dù nơi đó có trục được vong trong người bạn ra ngoài thì đó cũng chỉ là biện pháp chữa ngọn, bởi các vong (giả sử) nếu họ đang nương nhờ trên thân thể bạn để gây trở ngại cho bạn, nếu tìm cách trục họ ra khỏi bạn, thì họ cũng bất phục và sẽ sanh tâm oán thù sâu nặng hơn. Nói vậy để bạn hiểu: nghiệp mình gây ra cho họ thì nay mình phải dũng cảm tìm cách để hoá giải từng phần. Cách hoá giải tận gốc là bạn phải phát tâm trì tụng Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện trong 49 ngày liên tục, nguyện Địa Tạng Bồ Tát gia hộ giúp bạn chuyển hoá những âm duyên sâu nặng, kế đó hồi hướng cho các oan gia trái chủ của bạn, nguyện cho họ buông bỏ oán thù, cùng tu học thanh tịnh và nguyện sanh về Tịnh Độ. Kết hợp năng phóng sanh theo chánh pháp, làm tất thảy phước thiện rồi hồi hướng cho tận hư không giới chúng sanh và oan gia trái chủ. Nếu bạn thực tâm làm, chắc chắn trong ít tuần sẽ có sự chuyển hoá.
Chúc bạn tỉnh giác tu đạo.
TN
Cám ơn bạn Thiện Nhân rất nhiều, giờ đây mình giống như người đi trong bóng tối tìm thấy ánh sáng vậy , thật may mắn cho mình khi gặp được bạn. Như Phật đã nói trong Kinh A Nan Vấn Phật Sự Cát Hung, người mới tu nên tìm bậc minh sư để chỉ dẫn mình tu tập. Mình có thể xem bạn là thầy và nhờ bạn chỉ dẫn cho mình đường lối tu tập được không, vì ngoài bạn ra mình không thể nhờ ai được cả như mình đã nói rằng mình không có bạn bè. Và mình nhận thấy từ ngày mình gặp bạn, mình rất vui vì bạn đã giúp mình tìm thấy con đường để đi. Đó chính là ước nguyện của mình.
Cám ơn những lời khuyên chân thành của bạn và mình sẽ thực hiện theo những gì bạn chỉ dẫn và mình biết sẽ không dễ dàng gì như Phật nói trong Kinh A Nan Vấn Phật Sự Cát Hung, việc tu tập giống như chèo thuyền ngược dòng thác chảy vậy.
Nam Mô A Di Đà Phật
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Bích Trâm,
*Tu Phật pháp không khó mà cũng không dễ. Dễ hay khó ở ngay tâm mình. Đạo Phật là đạo giúp chúng sanh giác ngộ – tu học – tiến tới giải thoát. Người học đạo thời nay thì nhiều, nhưng mỗi người đều theo một chí hướng, xu thế khác biệt, âu cũng là do căn cơ và nghiệp báo của mỗi người không đồng. Điều quan trọng của bạn hiện giờ cần phải đặt ra: mình học Phật pháp để làm gì? nếu để đi đến con đường tu học-giác ngộ và giải thoát thì TN xin được nói thẳng cùng bạn: đó là con đường đầy chông gai, gian nan và khó nhọc, chứ không phải chỉ đơn thuần ở việc xin thọ Tam Quy Ngũ Giới rồi hàng ngày ăn chay, tụng kinh, trì chú hay niệm Phật thì có thể giác ngộ và giải thoát. Bởi những điều này mới chỉ là xét về lý, nhưng khi chân chánh tu học thì lý-sự (lý thuyết-thực hành) phải song song thì mới mang lại lợi lạc thiết thực.
*Tu học Phật pháp bước đầu chúng ta đừng đặt quá nhiều kỳ vọng: giác ngộ, chứng đắc, giải thoát… trái lại tu-học chính là giai đoạn biết hồi đầu để nhìn lại chính mình: mình-tức chúng ta đều là những chúng sanh không hoàn thiện vì sống trong vô minh, mê mờ, đầy phiền não, cũng do đó mà chúng ta trôi lăn trong biển khổ sanh tử luân hồi. Nguyên nhân? vì chúng ta đều mê mờ nhân quả; đều không biết khổ, không sợ khổ, đều không biết sanh ra từ đâu? rồi chết đi lại đi về đâu? Gộp lại: sanh tử vô thường đều chẳng hay biết vì thế mà trôi lăn trong vòng luân hồi. Nay học Phật pháp, điều đầu tiên chúng ta phải nhận rõ những điều đó thì mới tu được, bằng không tu một thời gian, hoặc cứ cặm cụi tu, nhưng nghiệp thì vẫn đầy không thể hoá giải; thân tâm vẫn ham ưa trong ngũ dục: tài, sắc, danh, ăn uống, ngủ nghỉ; cuộc sống gia đạo, công việc, quan hệ xã hội… vẫn không có tiến triển. Gội lại: không có sự chuyển hoá về thân, tâm, vậy thì sự tu của chúng ta là vô nghĩa, và lúc ấy rất có thể chúng ta sẽ đổi lỗi cho đạo Phật đã không giúp ích gì cho chúng ta rồi quay sang than trời trách Phật không ủng hộ… đây là điều mà nhiều nhiều liên hữu hiện nay đang gặp phải mà chưa nhận rõ nguyên nhân. Lý do? vì chúng ta tu nhưng xa rời nhân quả, tu nhưng chỉ đặt trọng tâm ở việc cầu tài, cầu lộc, tham danh, lợi dưỡng…đương nhiên cái nhân khổ quá khứ chưa hoá giải, nay chồng lên nhân khổ hiện đời, làm sao không khổ?
Vậy đạo Phật giúp ích thiết thực gì cho chúng ta? Phá mê – Khai ngộ – lìa khổ – được vui. Hãy cứ dừng tới nấc này đã.
Sao gọi phá mê-khai ngộ? Không hiểu nhân quả chính là mê. Tham, sân, si chính là mê. Tham ngũ dục (tài, sắc, danh, ăn uống, ngủ nghỉ) tức là mê. Hỏi: Ai trong chúng ta không có những điều đó? Đáp: ai cũng có, tuy nhiên mức độ nhiều ít, nặng, nhẹ khác nhau. Vì khác nên nghiệp quả và sự chuyển hoá cũng khác nhau: có nhanh, có chậm, có ít, có nhiều…đó là nói về lý mê. Nhưng khi đi sâu vào tu học và hành trì thì mê hiện hữu ngay trong cả hành vi thiện.
Ví thử:
– Năng phóng sanh nhiều khi cũng là mê. Tại sao? Người đời thời nay hễ nói đến có phước, nhiều phước hay có nhiều công đức là đều khởi tâm tham, vì thế nhiều khi chỉ cần làm theo số lượng, nghĩa là mua thật nhiều chim, thú, cá… để phóng sanh, nhưng không quan tâm: phóng sanh để làm gì? giúp ích gì cho những chúng sanh được mua thả? Do vậy nhiều lúc mua thật nhiều thú vật để phóng sanh rồi hoặc để cho chúng chết trước khi phóng sanh, hoặc phóng chỗ này, chỗ kia đã có người chặn bắt, rồi khi phóng sanh thì chỉ cầu phước báo cho bản thân và thân quyến của chính mình mà quên đi những chúng sanh mua về để phóng thả… như vậy lý thì có phước, nhưng sự thì tổn phước, bởi bản thân mình tâm tham thiện trỗi dậy, kế đó tạo thêm duyên cho người khác làm bất thiện;
– Chuyện cúng dường và in, ấn tống kinh sách cũng tương tự. Thời nay, cõi này là phàm thánh đồng cư, để nhận ra chân Tu sĩ thật khó. Vì thế khi năng cúng dường nhiều khi chúng ta chúng ta vì không có con mắt trí tuệ nên gặp ai cũng cúng, cúng thật nhiều để lấy phước và công đức. Phật dạy: tu sĩ thì có ác có thiện. Làm sao phân biệt thiện – ác? Người mà mọi hành vi động niệm đều vì lợi lạc chúng hữu tình=thiện tu sĩ; ngược lại hễ khởi tâm động niệm là vì mình, vì cá nhân, vì tham danh lợi dưỡng=ác tu sĩ. Người như thế mà chúng ta không nhận biết lại năng cúng dường thì chúng ta đã tạo thêm nhân ác chứ không phải nhân thiện.
– Phật nói: Pháp thí thắng mọi thí! Ý nói bố thí, cúng dường Pháp là cao cả nhất, vì giúp lợi lạc chúng hữu tình cùng giác ngộ và giải thoát. Nhưng khi phát tâm ấn tống, cúng dường nhiều khi chúng ta không để ý: pháp nào cần, pháp nào lợi lạc cho chúng sanh nơi mình muốn cúng dường, vì thiếu con mắt tuệ nên nhiều khi pháp ấn tống thì quá nhiều mà không ai quan tâm, rồi gặp ai cũng thí pháp, bất kể người đó căn cơ, tâm thức họ ra sao…như thế lý là có phước, nhưng sự thì tổn phước vì trước là lãng phí tài vật do công sức mình tạo dựng, sau là khiến cho pháp của Phật bị huỷ hoại vì bị cúng dường không đúng người, không đúng chỗ. Cũng một hành vi cúng dường nhưng có mê có giác. Mê thì khổ, giác thì vui=tự tại.
Phá mê-khai ngộ, lìa khổ-được vui chính là nghĩa đó.
Trên đây là vài ý khái quát về sự tu học khi chúng ta bước vào cửa đạo để bạn hình dung: muốn tu rất dễ, nhưng thực tu và tu chân chánh lại là khó. Khó là do chúng ta tu mò, thiếu nền tảng, thiếu trí tuệ, nhưng nếu khởi phát tâm tu bằng cái tâm trong sáng, thiện lành, vì sự giác ngộ và giải thoát, vì lợi mình, ích người, tất con đường tu học sẽ lợi lạc vì nền tảng được kiến tạo từ nhân thiện lành, đương nhiên quả sẽ tương đồng.
Vấn đề cần đặt ra cho bạn hiện giờ: liệu bạn đã sẵn sàng để dấn thân vào con đường gian khổ chưa?
TN
Thầy ơi cho con hỏi không biết làm sao việc làm ăn của con lúc không gặp suông sẽ,tinh thần thì mệt mỗi, tính tình con thì nóng nảy chửi bới lbạn trai con mỗi ngàyLàm như có ai đó khiến con nóng nảy như vậy. Nhiều lúc tối con đứng rửa chén thì thấy có bóng người đàn ông đi ngang nhưng con xoay lại thì không thấy. Rồi con chó nhà con lâu lâu nó cứ nhìn ra cửa phòng grừ grừ như là có ai đứng ở đó. Lần trước con đi xem bói người ta nó con bị vong theo khiến cho cuộc sống của con như vậy, khiến con không thể sống với ai lâu dài được. Nhà của con có thờ Quan Âm Bồ Tát. Giờ con hoang mang quá không biết phải làm sao đây.
xem việc rất cấp bách, khuyên bạn nên siêng niệm “Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát”, bậc tịnh thánh thường ban người pháp vô úy – sự không sợ hãi.
Quy mạng Đại sĩ liên hoa vương
Đại Từ Đại Bi Quán Tự Tại
Bậc Đại tự tại diệu cát tường
Khéo ban hữu tình điều nguyện ước.
Sức đại oai thần viên mãn túc
Diệt bạo trừ ác khéo hàng phục
Làm ngọn đèn sáng nơi u tối
Ai trông thấy Ngài đều hết sợ.
Trăm ngàn cánh tay thị hiện ra
Hóa hiện số mắt cũng như vậy
Đầy đủ cụ túc mười một mặt
Trí tuệ ví như bốn biển lớn.
Yêu mến thiện tâm vi diệu Pháp
Là để cứu hộ chúng hữu tình
Cá rùa thủy tộc cùng mọi loài
Trí tuệ tối thượng như núi cao.
Ban thí châu báu cứu quần sanh
Là bậc tối thượng đại cát tường
Đầy đủ phước trí trang nghiêm thân
Vào trong Địa Ngục Đại A – tỳ
Sẽ liền biến thành nơi thanh lương.
Hết thảy Chư thiên đều cúng dường
Đảnh lễ bậc Thánh thí vô úy
Thường thuyết Lục Độ Ba – la – mật
Hằng giữ Pháp đăng luôn cháy sáng.
Pháp nhãn sáng hơn ánh thái dương
Sắc tướng vi diệu thật đoan nghiêm
Thân tướng sắc vàng như kim sơn
Lòng từ sâu thẳm như biển Pháp.
Tâm ý tương ứng đồng chân như
Trong miệng hiện ra diệu công đức
Tích tập chánh định Tam – ma – địa
Nhiều đến vô số trăm muôn ngàn
Lại có vô lượng sự an vui
Diện mạo đoan nghiêm tối thượng tiên.
Sợ hãi kinh hoàng nơi ác đạo
Gông cùm xiềng xích sẽ thoát ra
Khéo ban chúng sanh Pháp vô úy
Quyến thuộc đại chúng luôn vây quanh
Sở nguyện sở cầu đều toại ý
Như được châu báu ngọc Ma – ni.
Phá hủy diệt nát Ngạ quỷ thành
Khai mở con đường tịch tĩnh yên
Cứu độ thế gian trừ ách bệnh
Như cây tràng phan bao phủ che.
Long Vương Nan – đà, Bạt – nan – đà
Vua Rồng cuộn quanh ở hai ách
Trên tay Ngài cầm bất không sách
Hóa hiện vô số oai thần đức
Phá trừ Tam Giới đều hãi kinh.
Bàn tay kim cang hiển oai thần
Dạ- xoa, la – sát, quỷ bộ – đa
Loài quỷ Vĩ – đa – noa – chỉ – nễ
Cùng với loài quỷ Cưu – bàn – đồ
Loài quỷ A – bát – sa – mạ – la
Tất cả thảy đều bị khiếp sợ.
Như Hoa sen xanh mắt sáng trong
Bậc Thánh hay ban pháp vô úy
Diệt trừ hết thảy chứng phiền não
Tất cả mọi việc đều giải thoát.
Biến khắp thế giới vi trần số
Thâm nhập trăm ngàn Tam – ma – địa
Khai thị chúng mê các Cảnh giới
Tất cả chúng sanh trong ác đạo
Khiến họ thảy đều đắc giải thoát
Thành tựu viên mãn Đạo Bồ đề.
(Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương)
Nhưng cũng khuyên bạn từ nay hãy đoạn tuyệt ăn mặn, nghiêm trì ngũ giới gì gặp việc gì cũng chẳng hủy, như nếu trì nghiêm trì ngũ giới, mỗi giới được 5 thiện thần ngày đêm bảo hộ, 5 giới được 25 vị rồi. Đây là nên tảng tu học Phật. Không có nền tảng thì lâu tu càng lâu càng nhiều rắc rối. Cũng thường niệm Phật A Di Đà, Bồ Tát Quán Thế Âm cầu cứu độ.
Cám ơn bạn Thiện Nhân về những lý giải rất cặn kẽ, chi tiết của bạn, mình hiểu ý của bạn nhưng bạn yên tâm đi, mình thật tâm muốn tu tập, việc này xuất phát từ tâm của mình chứ không phải nhất thời đâu. Thật ra ý nghĩ này đã khởi phát trong tâm mình đã lâu rồi, khoảng 2,3 năm trước rồi. Mình đã quy y cũng lâu rồi và đó cũng chính là thời điểm tâm mình khởi phát ý định muốn tu tập, tìm hiểu về Phật pháp. Và ý nghĩ đó cứ nhen nhóm trong lòng mình suốt thời gian qua, và nó cũng khiến mình buồn bã, và mình cũng đã nói với Phật nỗi lòng của mình.
Thời gian qua mình đã dành thời gian để đọc Kinh A Nan Vấn Phật Sự Cát Hung và mình đã hiểu phần nào về luật nhân quả, mình đã ngộ ra được nhiều điều. Mình như người vừa tỉnh cơn mê. Còn việc tâm mình khởi phát ý định muốn tu tập thì mình không thể lý giải được vì sao. Chỉ khi mình làm lễ quy y và nghe thầy giảng pháp thì lòng mình lại dâng lên một cảm giác rất lạ, mình thấy vui lắm vì mình có thể hiểu và ghi nhớ rất kỹ từng lời dạy của thầy. Và sau khi về nhà, mình bắt đầu lên mạng vào trang của chùa Hoằng Pháp nghe pháp, và mỗi khi nghe pháp, mình lại bị cuốn vào bài giảng của thầy, mình nghe rất chăm chú, và lúc đó ý nghĩ muốn tu tập, tìm hiểu Phật pháp lại khởi lên trong tâm mình. Nhưng lúc đó mình lại bị rối bời không biết bắt đầu từ đâu nên làm gì như kẻ đi lạc trong sa mạc không biết tìm lối ra. Mình đã xin Phật giúp mình chuyện này.
Mình nói đến đây chắc bạn đã hiểu ý mình rồi. Mình không ngại gian khổ, việc tu tập có gian khổ bằng những gì mà mình đã trải qua không, mình đã trải qua biết bao nhiêu sóng gió phong ba bão tố, mình đã 4 lần phải đứng trước cảnh thập tử nhất sinh, lúc đó mình bị khó thở phải vào viện cấp cứu. Bạn có biết lúc đó mình đã làm gì không, mình luôn miệng niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát Cầu xin Ngài cứu giúp mình và nhờ vậy mà mình đã vượt qua được cửa tử. Sinh mạng của mình là do Bồ Tát cứu, Phật dẫn dắt mình đến với đạo Phật, Phật Di Lặc tiếp thêm cho mình niềm tin và nghị lực để sống tiếp trên cuộc đời này khi mình đang ở trong trạng thái đau khổ, tuyệt vọng lúc đang chịu đau đớn vì bệnh tật. Việc tu tập và tìm hiểu về Phật pháp giờ đây là khao khát cháy bỏng trong lòng mình. Và mình biết rất rõ mình cần gì, và điều duy nhất đem lại niềm vui cho mình chính là tu tập và tìm hiểu Phật pháp.
Nam Mô A Di Đà Phật
Con xin chào các thầy ạ , con cũng vừa vô tình nhìn thấy trang web này , vài ngày nay con hay gặp những dấu hiệu bất thường như có vong theo ! Từ nhỏ gjờ con chưa hề bị tình trạng , cảm giác đáng sợ như thế . Cách đây 3 4 ngày con có đi đám tang của anh họ con , từ lúc về con dần có cảm giác lo sợ , cho tới khi về phòng trọ , con hay nghe những lời thì thầm quanh lỗ tay , 1 luồng gío lạnh làm gợn tóc gáy , tối đến con cứ cảm giác như ngoài cửa đang có ai nhìn chằm chằm vào mình , con sn 91 26t . Con đã thức 2 3 ngày liên tiếp kô ngủ vì lo sợ , con kô bít là lúc ở nghĩa trang đã bị các vong khác hay là vong con anh con theo và phải làm sao vậy các thầy…hay là chỗ con mới mướn nhà có vong của người chết , các thầy giúp con với.
Con mướn nhà ở đây trước khi đám tang , có 1 bữa con nhớ vừa mới giặc đồ , làm biếng đi phơi , vô tình lấy cái áo đỏ ! Để lên cây quạt đứng cho mau khô , con nằm chợp mắt xíu rồi đi làm , giống như con bị cảm giác như sốc điện toàn thân cử động kô được và gáng vùng vẫy 1 hồi ngồi dậy thì bt….làm con hơi sợ chạy khỏi phòng , còn mới đây cách 3 4 bữa tại đám ma anh họ con nguyễn anh tuấn hưởng thọ 30 tuổi , khi đưa quan tài xuống rồi liệm , có 1 bé trai bán vé số ngang qua ai cũng mời tới quay qua thấy con bé trai đó sợ sệt lùi lại chút xiu…nhin con , xong rồi nhìn qua kế bên con là sao hả thầy , bé trai đó đã thấy gì ? Gjờ con kô dám về nhà trọ ! Còn lúc ngồi trên xe đưa tan con lấy dt ra để bấm vào mạng tính đăng kí 098#.để xem gói khuyến mãi , rồi chợt tay cầm dt lên bấm thành 036 nó chắc 1 điềm gì đó hả thầy , con lấy dt ra coi lịch thì sắp tuần sau là tuần thứ 36 , con sinh 22/9/1991 các thầy giúp hộ con với
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Hiếu,
*Phật nói: tướng do tâm sanh! Tướng luôn lo âu, sợ hãi là do chính tâm bạn khởi chứ chẳng phải yêu ma, quỷ quái nào đang ám bạn. Việc đi đám tang, nhưng tâm luôn nghĩ đến chuyện ma mãnh, nên khi về nhà, ngồi tưởng nghĩ đến những hình ảnh rùng rợn, tất tâm sanh hoảng loạn. Bạn nên phát tâm thỉnh quyển KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN, hàng ngày nhiếp tâm trì tụng trong vòng 21 ngày liên tục không gián đoạn. Những ngày trì tụng không được sát sanh và ráng giảm ăn mặn cùng ngũ vị tân, kế đó hồi hướng cho người anh họ và các vị vong linh, hương linh tại ngôi nhà bạn đang ở, nguyện cho họ được siêu sanh Tịnh Độ.
*Bạn phải phát tâm niệm Phật mọi nơi, đặc biệt khi ra đường để giúp tâm chánh niệm, tức không nhớ nghĩ đến chuyện yêu ma quái quỷ nữa. Mọi chuyện khác bạn đừng quan tâm đến. Lý do? Bạn nghĩ đến ăn, tất sẽ tìm đồ ăn, nghĩ tới uống tất tìm đồ uống, nghĩ đến ma quỷ, tất sẽ chiêu cảm ma quỷ đến, nhưng nếu thường nghĩ đến Phật, tất Phật sẽ thường ở bên cạnh, ma quỷ chẳng thể quấy nhiễu.
Nếu bạn làm đúng pháp, chỉ ít tuần mọi chuyện sẽ tốt đẹp.
Chúc mau chóng thành tựu.
TN
Chà, xem việc rất cấp bách, khuyên bạn nên siêng niệm “Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát”, bậc tịnh thánh thường ban người pháp vô úy – sự không sợ hãi.
Quy mạng Đại sĩ liên hoa vương
Đại Từ Đại Bi Quán Tự Tại
Bậc Đại tự tại diệu cát tường
Khéo ban hữu tình điều nguyện ước.
Sức đại oai thần viên mãn túc
Diệt bạo trừ ác khéo hàng phục
Làm ngọn đèn sáng nơi u tối
Ai trông thấy Ngài đều hết sợ.
Trăm ngàn cánh tay thị hiện ra
Hóa hiện số mắt cũng như vậy
Đầy đủ cụ túc mười một mặt
Trí tuệ ví như bốn biển lớn.
Yêu mến thiện tâm vi diệu Pháp
Là để cứu hộ chúng hữu tình
Cá rùa thủy tộc cùng mọi loài
Trí tuệ tối thượng như núi cao.
Ban thí châu báu cứu quần sanh
Là bậc tối thượng đại cát tường
Đầy đủ phước trí trang nghiêm thân
Vào trong Địa Ngục Đại A – tỳ
Sẽ liền biến thành nơi thanh lương.
Hết thảy Chư thiên đều cúng dường
Đảnh lễ bậc Thánh thí vô úy
Thường thuyết Lục Độ Ba – la – mật
Hằng giữ Pháp đăng luôn cháy sáng.
Pháp nhãn sáng hơn ánh thái dương
Sắc tướng vi diệu thật đoan nghiêm
Thân tướng sắc vàng như kim sơn
Lòng từ sâu thẳm như biển Pháp.
Tâm ý tương ứng đồng chân như
Trong miệng hiện ra diệu công đức
Tích tập chánh định Tam – ma – địa
Nhiều đến vô số trăm muôn ngàn
Lại có vô lượng sự an vui
Diện mạo đoan nghiêm tối thượng tiên.
Sợ hãi kinh hoàng nơi ác đạo
Gông cùm xiềng xích sẽ thoát ra
Khéo ban chúng sanh Pháp vô úy
Quyến thuộc đại chúng luôn vây quanh
Sở nguyện sở cầu đều toại ý
Như được châu báu ngọc Ma – ni.
Phá hủy diệt nát Ngạ quỷ thành
Khai mở con đường tịch tĩnh yên
Cứu độ thế gian trừ ách bệnh
Như cây tràng phan bao phủ che.
Long Vương Nan – đà, Bạt – nan – đà
Vua Rồng cuộn quanh ở hai ách
Trên tay Ngài cầm bất không sách
Hóa hiện vô số oai thần đức
Phá trừ Tam Giới đều hãi kinh.
Bàn tay kim cang hiển oai thần
Dạ- xoa, la – sát, quỷ bộ – đa
Loài quỷ Vĩ – đa – noa – chỉ – nễ
Cùng với loài quỷ Cưu – bàn – đồ
Loài quỷ A – bát – sa – mạ – la
Tất cả thảy đều bị khiếp sợ.
Như Hoa sen xanh mắt sáng trong
Bậc Thánh hay ban pháp vô úy
Diệt trừ hết thảy chứng phiền não
Tất cả mọi việc đều giải thoát.
Biến khắp thế giới vi trần số
Thâm nhập trăm ngàn Tam – ma – địa
Khai thị chúng mê các Cảnh giới
Tất cả chúng sanh trong ác đạo
Khiến họ thảy đều đắc giải thoát
Thành tựu viên mãn Đạo Bồ đề.
(Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương)
Nhưng cũng khuyên bạn từ nay hãy đoạn tuyệt ăn mặn, nghiêm trì ngũ giới gì gặp việc gì cũng chẳng hủy. Đây là nên tảng tu học Phật. Không có nền tảng thì lâu tu càng lâu càng nhiều rắc rối. Cũng thường niệm Phật, Bồ Tát cầu cứu độ.
Gửi Hiếu,
Chị đọc được rằng hôm trước em có đi đám tang anh họ em là Nguyễn Anh Tuấn, hưởng thọ 30 tuổi. Thật là trùng hợp, đồng nghiệp của chị cũng tên Nguyễn Anh Tuấn, vừa mới mất hôm chủ nhật 20/08/2017, không biết phải là người đó không? Dù đúng hay không, thì chị nghĩ anh họ em có lẽ muốn em giúp cho anh họ em việc gì đó nên cố gắng liên hệ với em. Bạn Tuấn đồng nghiệp của chị khi còn sống cũng có chút nhân duyên với Phật pháp, tuy không nhiều nhưng đã có một thời gian nghe pháp, niệm Phật và ăn chay, tính tình của Tuấn cũng hay suy nghĩ nhiều. Em hãy cố gắng đọc kinh Địa Tạng, niệm phật như bạn Thiện Nhân đã chỉ bày, và hồi hướng cho anh họ em tối thiểu trong 49 ngày. Điều này sẽ tốt cho em và cho cả anh họ em.
chào bạn Hiếu
xin được có đôi lời chia sẻ cùng bạn.
vấn đề của bạn gặp phải có thể nói là có vong linh hoặc quỷ thần nào đó gây ra.không biết là thời gian bạn sống ở nhà trọ(trước hôm bạn đi đám tang) có xảy ra những hiện tượng như” nge tiếng thì thầm bên tai,lạnh người 1 cách bất ngờ,có cảm giác ai đó đang đứng trong phòng và nhìn vào mình” hay không? nếu những hiện tượng đó xảy ra trước hôm bạn đi đám tang thì chứng tỏ căn phòng bạn thuê trọ có ma quỷ nào đó.
để giải quyết vấn đề này thì 2 liên hữu THIỆN NHÂN và KHÔNG TÂM đã cho bạn lời khuyên hữu ích,xin được có thêm chút góp ý với bạn:
nếu thấy không yên tâm thì bạn có thể chuyển đi nhà trọ khác,và phải dành nhiều thời gian tìm hiểu giáo lý Phật Pháp,mới hiểu rõ ràng nhiều vấn đề tâm linh,mới biết được Phật Pháp vi diệu muôn kiếp mới gặp được.
bạn cũng cần phải đọc tụng kinh DƯỢC SƯ,niệm chú DƯỢC SƯ và danh hiệu Phật Dược Sư nữa nhé.
mong bạn thường an lạc.
Dạ ! Con chào các thầy và cho con xin phép xin lỗi các thầy vì gmail con kô báo và biết các thầy trả lời , nay con vào xem phản hồi mới thấy ạ
Dạ , trước đám tang con kô bị tình trạng này và từ nhỏ đến gjờ , đây là lúc con cảm thấy sợ hãi nhất . Con mới vào ở trọ đây thôi , tính đến nay còn 2 3 ngày được 2 tháng , trước đó con nhớ có 1 lần con giặt mấy cái áo , làm biếng lên sân phơi con phơi trong phòng , riêng cái áo màu đỏ chót con phơi lên cây quạt đứng đang quay rồi chợp mắt đợi 23h đi làm . Khoảng thời gian đó con cảm giác ? Nó sốc điện con rồi ai đó dần hiện ra con mún chòm dậy liền mà kô được liền niệm a di da phat 1 hồi đỡ đỡ nhưng vẫn bị sốc điện , con mghĩ đến 1 chiện nào đó kô sợ , con liền bật dậy được mở cửa hoảng sợ chạy ra ngoài phòng . Con nghĩ mình chắc mệt mỏi bị ảo tưởng , hay là màu đỏ thu hút ma quỷ ? Lần thứ 2 cũng bị , mà lần 1 là con sợ ! Đang nằm thiêu ngủ hiệu ứng điện vừa xẹt là con ngồi dậy liền , kô ngủ nữa ! Cho tới cái đám tan bây giờ cảm giác còn kinh khủng hơn nữa các thầy ! 1 thực thể nào đó , rất dữ đang hiện diện ở đây , thì thầm bên tai con mỗi ngày ! Gây tiếng động , đang nhiệt độ bình thường bỗng gợn tóc gáy tới sóng lưng thường xuyên , cảm giác bị ai nhìn ! Đó kô còn là cảm giác sợ trong phòng nữa mà ngoài cửa phòng , lúc con sợ trong phòng là lun mở cửa ra vì mấy a chị phòng kia hay ra vào thường xuyên ! Nhưng con lầm rồi , 2 ngày trước lúc 19h 30 con đang để cửa phòng , 1 tiếng động ghê ghợn mà nó cho con nghe rõ nó thì thào mấy tiếng la , hét gầm gừ thật kinh sợ , rồi từ từ bước sắp đến giữa phòng , con cảm nhận được nó , trước mặt mẹ quan âm nó đứng nhìn con chằm chằm ! Các thầy phải giúp con , từ 22 tây là ngày tang anh họ con , nay là 28 ! Con ốm đi 2 3kg , mặt xanh sao , thiếu ngủ kô dám về đó , chỉ về đứng nhìn có ai về kô đi chung vào , rồi phải đợi có ngừi ra con liền bung cửa đi chung ra , con kô bít tại sao nó kô vào phòng xé xác con ra , mà cứ quẩn qua lại rồi đứng yên 1 chỗ gầm gừ rồi nói ra những tiếng rất kinh hoàng , vì phòng này lúc con mới lại có dán sẵn hình mẹ quan âm = decal mà người ta hay dán lên xe hơi xe máy đó thầy ! Con gần kiệt sức rồi
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Hiếu,
Có lẽ bạn đọc không kỹ chia sẻ của TN nên mới hỏi lại. Như chia sẻ trước TN đã trao đổi cùng bạn, bạn nên thỉnh KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN và phát tâm thanh tịnh để trì tụng trong vòng 21 ngày liên tục. Quyển KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN gồm 3 quyển nhỏ: Thượng-Trung-Hạ, vì thế mỗi ngày bạn sắp xếp thời gian sao cho phù hợp rồi phát tâm trì tụng 1 quyển nhỏ. Điều quan trọng là khi trì tụng giữ tâm thật thanh tịnh, kế đó bạn hồi hướng cho vị vong linh đang thường ngày khiến bạn hoảng sợ, nguyện cho họ buông xuống vạn duyên cùng tu học, niệm Phật, nguyện sanh về Tịnh Độ. Vị vong linh này chắc chắn đang rất đau khổ và họ tìm mọi cách muốn bạn giúp đỡ họ được siêu thoát, nhưng vì bạn quá hoảng sợ nên không giúp họ, khiến họ nổi sân lên thôi. Bạn đừng quá lo âu như thế, mà ráng nghe lời TN khuyên trì tụng KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN, chỉ trong vòng 1 tuần hiện tượng trên sẽ hết thôi.
*Bạn phải thường nhiếp tâm niệm A DI ĐÀ PHẬT mọi thời khắc, ngoại trừ khi cần phải tập trung làm việc thì thôi, còn mọi nơi, mọi chốn đều hoặc là niệm lớn (đặc biệt lúc quá hoảng sợ) khi thuận duyên, hoặc niệm thầm khi không thuận duyên. Tại sao phải luôn trì niệm A DI ĐÀ PHẬT? Bởi khi bạn thường niệm A DI ĐÀ PHẬT thì Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni sẽ phái 25 vị Bồ tát và Phật A DI ĐÀ PHẬT cũng sẽ cử 25 vị Bồ tát thường xuyên gia hộ cho bạn, giúp bạn được tỉnh giác và tinh tấn chân chánh tu học. Do vậy người có thể cứu bạn lúc này chính là bạn chứ không ai khác. Bạn đừng sanh tâm hoảng loạn nữa, đặc biệt lưu ý là không được khởi tâm sân hận hay thù ghét với vị vong linh nọ mà chiêu cảm những nghiệp không lành cho bản thân.
Chúc bạn sớm vượt qua khổ nạn.
TN
Còn cái sợ của con lúc đám tang ? Là chuyện quá khứ , lúc nhỏ 6 7 tuổi, tụi con chơi chung hay , đánh nhau 2 bên người lớn ra cũng gây 1 thời gian ! Chỉ hội ngộ gia đình khi đám giỗ bà nội , cũng nc rất thân mật , cười chào hỏi nhau bình thường , nhưng kô thân như hồi nhỏ . Đó là chiện bình thường , vì lúc nhỏ kô biết , nên bữa đám tang con cảm thấy có lỗi xấu hổ và kô dám nhìn mặt ảnh , phải chi là tượng phật bà quan thế âm , còn đỡ ! Chỉ là tấm hình nhỏ , không trụ được bao lâu nữa đâu ạ , mấy người ở chung zới con về , mạnh ai nấy vào phòng ! Yên lặng , bắt đầu con nghe thấy tiếng kêu ghê ghợn là nó trước cửa phòng con gầm gừ
Chào bạn Hiếu,
Huynh Thiện Nhân đã chỉ bày rất cặn kẽ, bạn hãy thực tâm thực hành đi nhé. Giống như người bệnh, gặp người chỉ thuốc cho uống, có thuốc rồi mà không chịu uống cho hết bệnh lại cứ thắc mắc..”sao tôi bị bệnh như vậy..” PH nghĩ hiện giờ quan trọng nhất là bạn hành trì theo như chia sẻ của các bạn sen, chứ không nên thắc mắc nữa, vì tâm bạn đang rất loạn, nếu không “uống thuốc”, mà cứ thắc mắc hoài thì sẽ chẳng thể nào thoát khỏi tình trạng này. Và bạn hãy làm ngay đi, đừng để uổng phí thời giờ.
Về suy nghĩ của bạn về hình Đức Quán Thế Âm, không phải tượng to hay hình to thì sẽ có “công lực” hơn hình tượng nhỏ. Chính yếu là ở trong tâm của bạn. Ngài Quán Thế Âm có năng lực không thể nghĩ bàn, nhưng nếu bạn không đủ lòng tin thì bạn sẽ chẳng được cảm ứng (vì bạn không thật tin mà). Khi đủ lòng tin, thì Đức Quán Thế Âm hiện diện trong tâm mình với đầy đủ lực không thể nghĩ bàn và sẽ chẳng có ma, quỷ gì hết (vì tâm tin Phật đang hiện diện thì lấy tâm nào mà sợ ma quỷ). Còn không đủ lòng tin, hoặc lòng tin đó quá non yếu thì như bạn đang nghĩ đó “chỉ là một tấm hình nhỏ”. Cho nên, khi tâm tin Phật, Bồ tát của bạn mạnh hơn tâm sợ ma thì sẽ chẳng có ma, quỷ nào làm gì được bạn. Nên, hãy gắng đọc kinh, niệm Phật để tăng niềm tin chính mình nhé.
PH có nghe qua một ý đại khái là..”Trong nhà mà có tiểu nhân thì ngoài cửa tiểu nhân đến tìm”. Cho nên, có thể thấy vì chính tâm bạn đang quá loạn động nên mới ngày càng sợ như thế. Và một tâm lý khá phổ biến là khi mình sợ, mất bình tĩnh thì sẽ tự nhiên tưởng tượng ra đủ thứ để “tự đe doạ” mình (dù mình không cố tình, nhưng nó cứ ào ào xuất hiện). Giống như người sợ ma, thấy bóng cây lắc qua lại thì cho là bóng ma nhát mình. Hoặc khi sợ quá, bỏ chạy thì nghe như ai đang đuổi theo, mà thực ra đó là tiếng chân chạy của chính mình. PH nói dông dài như vầy là muốn bạn nhận ra, chính bạn, vì quá lo sợ, đã tự tạo thêm những điều kinh khủng, để rồi sợ hơn. E rằng sẽ chẳng có con ma nào ngoài con ma mà bạn đang tạo ra từ tâm lo sợ của mình. Bạn hỏi sao nó không bung cửa phòng mà vào xé xác bạn ra, bạn biết tại sao không? Vì nó có thật đâu mà làm được chuyện đó. Cái tâm sợ ma của mình rất đáng sợ, vì chính nó tưởng tượng ra đủ thứ ghê rợn, nếu mình không đủ sáng suốt mà nhận ra nó cho kỹ, thì sẽ bị nó nhấn chìm.
Mong bạn đủ sáng suốt, bình tâm lại và hãy thực hành ngay việc đọc kinh, niệm Phật nhé.
Chúc bạn bình tâm, tỉnh giác.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Dạ ! Con cảm ơn các thầy đã chỉ bảo tận tình , đã tới lúc con phải thành tâm theo học phật và niệm phật
Đáng lí ra là con không suy nghĩ lung tung và hoảng loạng như thế ! Khi con có 1 chuyện vui từ ỡ ngoàj , về tới nhà con kô còn nghĩ tới những chuyện ma mãnh và cũng không nhớ về nó ! Bắt đầu không gian yên tĩnh , tiếng kêu ghê ghợn lại hé lên bên tai con như tiếng gío rồi từ từ lớn dần ! Con cứ suy nghĩ đây là ảo giác hay 1 căn bệnh , hoạc bị phá thật . Mà dù gì đi nữa ! Những gì các thầy chỉ rất quý giá đối với con
Các thầy cho con hỏi , con muốn thỉnh mấy quỷên kinh và theo học phật , con có thể zô bất kỳ chùa nào gần nhà con phải không thầy
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Hiếu,
Chuyện của bạn không có gì đáng lo ngại cả, bạn ráng phát tâm thỉnh quyển KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN từ chùa hay một hiệu sách Phật giáo nào đó, kế đó thu xếp thời gian trong ngày (tốt nhất là vào buổi sáng sớm vì tâm còn thanh tịnh), mỗi ngày trì tụng một quyển nhỏ như TN đã chia sẻ, kết hợp niệm Phật mọi nơi rồi hồi hướng công đức cho vị vong linh nọ, nguyện cho vị này buông bỏ oán thù và luyến ái trần tục, nương theo đạo Phật, cùng niệm Phật nguyện sanh về Tịnh Độ. Nếu bạn tinh tấn thực hành đúng pháp, trong vòng 1 tuần ắt có chuyển biến.
Ráng lên nhé.
TN
Gửi Thiện Nhân
Mình nghe theo lời bạn mình trì kinh Địa Tạng được 2 ngày rồi,mỗi ngày mình trì một quyển, mình trì hết quyển trung rồi nhưng tối qua mình vừa mới nằm xuống thì lại có người bịt mắt mình, khều vào vai mình, rồi cả người mình cứng đơ không sao cử động được, mình phải cố gắng hết sức mới cựa mình được. Bạn cho mình biết mình phải làm sao để không gặp tình trạng này nữa. Mình có cần phải ăn chay khi tụng kinh không vì hiện giờ mình đang ăn mặn chỉ ăn chay vào ngày rằm thôi. Mình đến chùa vị trụ trì nói mình nên trì chú đại bi lúc rãnh rỗi. Nhưng khi mình trì chú mình thấy rất mệt mỏi, mắt bị hoa nhìn thấy mờ mờ, rồi bị buồn ngủ trì đến biến số 45 thì mình không ăn cơm nổi luôn, tay cứ run cầm cập khiến mình rất sợ. Xin bạn chỉ cho mình biết mình phải làm gì để tránh khỏi tình trạng này
Mình cũng đã ở chùa một tuần làm việc công quả để giảm bớt nghiệp và mình cảm thấy người mình nhẹ nhõm hơn trước, giống như vừa trút được đá mang trên người vậy, nhưng thời gian ở chùa mình ngủ rất ngon không thấy gì cả nhưng mới vừa về nhà được mấy ngày thì lại gặp hiện tượng này
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Bích Trâm,
*Đó là dấu hiệu tốt chứ không có gì đáng lo ngại bạn à. Hãy vững tin và phát tâm thanh tịnh để tiếp tục trì tụng Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện tối thiểu nhất là liên tục 21 ngày (tức 7 quyển lớn) không gián đoạn, sau khi tụng kinh xong bạn nên kết hợp niệm Phật khoảng 30-40‘ rồi hồi hướng cho những chư vị vong linh mà bạn cảm thấy họ đang cần sự trợ giúp, nguyện họ khởi tâm từ bi, buông xuống vạn duyên và buông mọi oán thù cùng bạn tu học, niệm Phật thanh tịnh để cùng vãng sanh về Tịnh Độ. Tại sao lại nguyện cho họ và mình cùng vãng sanh? Bởi nếu bạn chỉ nguyện cho họ vãng sanh còn mình ở lại, gặp những chúng sanh cang cường, họ có mối tư thù sâu nặng với bạn, tất họ sẽ khó lòng buông bỏ, vì vậy họ sẽ quyết ở lại để báo oán hay gây khó dễ bằng được mới thôi, nhưng nay họ thấy bạn cũng thực tâm muốn buông bỏ kiếp sống này và thực tâm muốn giúp họ thoát khỏi khổ đau, họ sẽ cảm động trước những chân tình đó, từ đó họ hoặc họ sẽ buông bỏ oán thù để siêu sanh, hoặc họ sẽ cùng bạn phát tâm tu học rồi trở thành bạn đạo, không kết thù với bạn nữa. Điều này rất quan trọng, bởi những chúng sanh vô hình họ có thể đọc được những gì bạn đang nghĩ, do vậy mọi chuyện phải phát lên từ tâm chân thành thì mới hoá giải được.
*Khi tụng Kinh bạn ráng phát tâm không ăn hành, tỏi, hẹ và ráng giảm ăn mặn tới mức tối đa nhất, nếu có thể phát tâm ăn chay trong 21 ngày liên tục thì kết quả sẽ tốt hơn. Tháng này là tháng Vu Lan báo hiếu, vì vậy nếu bạn phát tâm trọn tháng không ăn mặn để tu học thì rất tốt. Nhưng quan trọng phải giữ tâm thật thanh tịnh.
*Khi ngủ, bạn nên niệm Phật khoảng 30-45 phút rồi khi lên giường, bạn nằm thật thoải mái, giữ tâm chánh niệm, thầm phát nguyện như sau:
Quy mạng lễ A Di Đà Phật
Ở Phương Tây thế giới an lành
Con nay xin phát nguyện vãng sanh
Cúi xin đức Từ Bi tiếp độ
Nam Mô Tây Phương Cực Lạc thế giới đại từ đại bi tiếp dẫn đạo Sư A Di Đà Phật (3 lần)
kế đó thầm niệm Phật cho tới khi nào ngủ thì thôi. Trường hợp bị tỉnh giấc do bóng đè hay bị những chúng sanh vô hình quấy nhiễu, bạn phải ráng khởi tâm niệm Phật tức thì, thay vì khởi tâm lo âu và tìm cách trốn chạy, được vậy chỉ ít hôm là mọi chuyện sẽ tốt đẹp.
*Chùa-Nhà vốn là một chứ không phải hai, bởi chùa là chốn thanh tịnh, nhưng không phải nơi đó thanh tịnh mà do tâm của mọi người thanh tịnh nên khi tới đó ai cũng thấy an lạc. Như vậy an lạc là ở tâm mỗi người. Điều này bạn phải ý thức: nơi nào tâm thanh tịnh=nơi đó là chùa. Vì thế nếu ở nhà hay ở bất kỳ đâu mà tâm bạn thanh tịnh=bạn đang ở chùa=các chúng sanh vô hình không thể não hại bạn. Sở dĩ họ còn não hại được là do tâm mình còn bất tịnh (tham lam, sân hận, si mê) như họ. Nay bạn chuyển ác, hành thiện, giữ tâm thanh tịnh, tất những chuyện phiền não sẽ tự giảm.
Mong bạn vững tin nơi chánh pháp và giữ liên lạc thường xuyên nhé.
TN
Cám ơn bạn Thiện Nhân, mình sẽ làm theo những gì bạn chỉ bảo, bây giờ mình luôn luôn niệm Phật ở mọi nơi mọi lúc, khi nào thấy mệt thì mình niệm thầm trong lòng
Gửi Thiện Nhân
Bây giờ hễ mình ngưng câu Phật hiệu là mình lại bị làm mệt, khó thở, mắt mờ nhưng khi mình niệm câu Nam mô A di Đà Phật được một lúc thì mình thấy khỏe hơn, người khoan khoái, nhẹ nhõm mắt sáng ra, nhưng mình không thể niệm Phật suốt từ sáng đến tối nổi, niệm ra tiếng thì hiệu quả hơn. Sáng qua nghe lời bạn, mình tụng một quyển kinh Địa Tạng rồi hồi hướng cho vong linh theo y như lời bạn nói, vừa xong mình bị làm mệt quá trời. Tối qua mình ngủ rất ngon không còn bị quấy phá nữa nhưng hiện giờ mình thấy rất mệt vì mấy ngày nay mình liên tục niệm Phật từ sáng đến tối đến giờ cổ họng mình đau rát không niệm nổi nữa. Giờ mình không biết phải làm sao nữa, mình cứ bị làm mệt rồi nhức đầu chóng mặt chỉ khi nào niệm Phật mới hết thôi. Xin bạn hãy chỉ cho mình biết mình phải làm sao để thoát khỏi tình trạng này.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Bích Trâm,
*Vậy là tốt rồi. Bạn ráng tiếp tục giữ tâm chánh niệm để trì KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN.
*Việc niệm Phật khắp nơi, khắp mọi thời được hiểu là nơi nào thuận duyên bạn có thể niệm lớn=niệm vừa với sức và hơi thở của bạn chứ không phải dùng hết sức để niệm; nơi nào không thuận duyên thì bạn niệm thầm, tức niệm theo hơi thở ra vào của mình. Khi bạn làm việc, bạn chỉ cần nhiếp tâm vào công việc mà không để tâm phân tán đi nơi khác, không để những lo toan, phiền não, sân hận đan xen vào công việc=bạn đang niệm Phật. Tại sao? Vì tâm chuyên nhất một nơi, không khởi phiền não, không khởi nghiệp=đang niệm Phật.
*Niệm Phật mà bị nhức đầu, chóng mặt, bốc hoả lên mắt, ê ẩm toàn thân là do dụng pháp sai, nghĩa là hoặc bạn quá lo lắng cho tật bệnh, hoặc tâm quá nôn nóng cầu khỏi bệnh, thoát khỏi nghiệp, hoặc mong đạt kết quả như mình mong muốn… tất cả những thứ tâm này là vọng tâm=phiền não tâm. Bạn ráng quán chiếu thế này: Mình nợ người, nay đáo hạn, chủ nợ đòi, mình không đủ để trả hết số nợ, nay mình hoan hỉ xin lỗi họ, xin cho trả góp. Nợ=nghiệp lực bạn tạo từ quá khứ; Xin lỗi=thường sám hối; Trả góp=hoan hỉ trả nghiệp bằng cái tâm thanh tịnh, không tính toán thiệt hơn, không dùng mưu toán để sao cho chóng hết nợ, thứ đến là vì mình chưa đủ công đức nên không thể nhất thời trả hết được.
Nghiệp do mình gây=nghiệp mình phải trả. Trả nhanh, chậm, trọn tận gốc hay trả ngọn do nơi tâm giác ngộ của bạn. Nghe TN khuyên: Cứ hoan hỉ, thong thả mà tu, đừng khởi tâm vọng cầu mong sao cho hết nợ mà gặp chướng ngại lớn. Các oan gia trái chủ họ tinh ý: nếu họ thấy bạn thành tâm sám hối và năng tinh tấn tu đạo để trả nghiệp, họ sẽ buông, nhưng nếu họ biết bạn dùng mưu tính để trả nghiệp, họ quyết sẽ không buông đâu. Bạn phải tỉnh giác bởi ý niệm này.
*Niệm Phật là dùng cái tâm thanh tịnh của chính mình để niệm chứ không phải niệm cho Phật, cho oan gia trái chủ nghe, vì thế bạn không nên dùng sức hay vọng tưởng khiến cho mình tổn khí huyết. Phật không cần nghe bạn niệm Phật; oan gia trái chủ không muốn nghe bạn niệm Phật, nhưng nếu tâm bạn niệm Phật chân thành, thanh tịnh tất Phật và oan gia trái chủ đều cảm nhận được, từ đó Phật sẽ gia trì giúp bạn hoá giải nghiệp chướng; oan gia trái chủ sẽ cảm động, sẽ giác ngộ từ đó họ buông bỏ oán thù, không báo oán nữa=nghiệp hoá giải.
TN tặng bạn câu này: Niệm Phật – Niệm Tâm – Tâm niệm Phật!
Ráng lên nhé.
TN
Gửi Thiện Nhân
Bạn chưa đọc kỹ lời mình nói, mình niệm Phật mình thấy hết nhức đầu, chóng mặt, người thấy khỏe hơn, nhẹ nhõm khoan khoái trong lòng, chỉ thấy mệt khi ngưng câu Phật hiệu thôi. Nhất là khi mình tọa thiền niệm Phật, người mình nhẹ nhõm hơn rất nhiều. Ban đầu khi mình niệm Phật, vọng tưởng khởi lên nhưng bây giờ thì không còn như thế nữa, mình chỉ tập trung vào hơi thở thôi. Lúc trước tâm mình hay suy nghĩ lung tung nhưng bây giờ nhờ vào niệm Phật mà mình không còn suy nghĩ lung tung nữa, mình đã có thể làm chủ được tâm của mình. Mỗi tối mình đều trì kinh Pháp Hoa không bỏ lỡ tối nào. Mình không dùng hết sức để niệm Phật chỉ niệm nhỏ thôi do mình bị bệnh suyễn rất nặng hơi thở rất yếu nên không thể niệm nhiều được, mình phải tránh nói nhiều ngay cả việc tụng kinh mình cũng không thể tụng nhiều. Sức khỏe mình như thế nên mình hiện đang rất hoang mang không biết phải tu như thế nào mặc dù trong tâm mình đang rất muốn tu. Bạn có thể chỉ cho mình biết phép tu nào phù hợp với sức khoẻ của mình hiện giờ không, xin hãy chỉ cho mình!
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Bích Trâm,
*TN không hiểu sai ý bạn đâu. Khi niệm Phật mà cổ họng bỏng rát, toàn thân mệt rũ hoặc có những triệu chứng như TN đã chia sẻ tức mình dụng sai cách: niệm quá thô ồn, dùng sức, lấy hơi quá gấp, khiến tổn khí. Theo như bạn nói, TN xin góp ý: bạn nên chú tâm vào KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN và chuyên tâm niệm Phật. Kinh Pháp Hoa, chú Đại bi hiện chưa phải lúc để bạn phải gánh quá nhiều công phu, bởi nếu không chuyên nhất, công phu bị xé lẻ, phân tán, tâm phân biệt hay-dở sẽ khởi, bạn sẽ mất lợi lạc.
*KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN bạn có thể tụng mỗi ngày một quyển nhỏ, không nhất thiết cả quyển lớn. Quan trọng là tụng trong chánh niệm.
*Với sức khoẻ hiện tại pháp hợp nhất chính là niệm Phật, đừng quá gấp gáp, mong chóng khỏi bệnh hay hết nghiệp mà gặp chướng ngại. Niệm Phật như thế nào cho có lợi lạc, bạn ráng hoan hỉ đọc kỹ những chia sẻ của TN bên dưới nhé.
AI LÀ NGƯỜI NIỆM PHẬT? – NIỆM PHẬT LÀ NIỆM GIỚI
Thường ngày chúng ta khuyến tấn nhau phải niệm Phật mọi nơi, mọi chốn, mọi hoàn cảnh, nhưng lấy tâm nào để niệm Phật? Bởi tâm thì có vọng, có chân. Nếu dùng vọng tâm để niệm Phật thì chắc chắn có thấy Phật cũng chỉ là Phật trong vọng, còn nếu dùng chân tâm để niệm thì chân tâm còn chưa hiển lộ, lấy gì để niệm chân? Vì thế hàng ngày niệm Phật chúng ta nên đặt ra câu hỏi: Ai đang niệm Phật? Nếu nói tôi niệm thì cái tôi ấy là gì? là thân, là khẩu hay là ý? Thân vốn chẳng thể niệm ngoài dùng để lễ bái, vậy nhưng hễ ai vô tình động đến thân ấy thôi, ngay lập tức thân ấy đã vùng lên rồi; Nếu nói miệng niệm nhưng hễ ai đó dèm pha, chửi mắng, nhục mạ, nói xấu về mình, lập tức miệng ấy cũng thốt ra những lời cay nghiệt chẳng kém; nếu nói ý niệm, nhưng hễ niệm là đủ thứ cảnh giới: tham, sân, si, mạn, nghi, phân biệt, chấp trước ập tới, vậy thì đâu thể nói: tôi đang niệm Phật? Xem ra cả thân, khẩu, ý cũng chẳng thể niệm Phật, nhưng nếu rời thân, khẩu, ý ra thì chúng ta không còn phương tiện nào khác để niệm Phật. Vậy thế nào mới thực là niệm Phật và đang niệm Phật? Câu trả lời: Trì giới chính là niệm Phật. Tâm luôn trì giới chính là tâm đang niệm Phật.
Phật chế ra 5 Giới cho người Phật tử tại gia:
– Không sát sanh
– Không trộm cắp
– Không tà dâm
– Không nói dối
– Không uống bia rượu hay dùng chất kích thích.
5 Giới này khai triển ra thành 10 giới tương xứng với 3 nghiệp: thân, khẩu, ý và 10 giới này cũng gọi là 10 giới thiện:
– 3 giới của Thân: Không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm
– 4 giới của Khẩu: không nói láo; không nói thêu dệt; không nói lời đâm thọc; không nói lời ác khẩu (chửi rủa).
– 3 giới của Ý: Không tham, không sân, không si.
Sao gọi sát sanh? Tự mình giết, bảo, xúi người khác giết, thấy người khác giết sanh lòng ưa thích.
Sao gọi trộm cắp? Tự mình trộm cắp, bảo, xúi người khác trộm cắp, thấy người trộm cắp sanh lòng ham ưa. Người không cho mà lấy; thấy đồ hay của cải của người muốn chiếm đoạt làm của mình.
Sao gọi tà dâm? Tự mình hành dâm, bảo, xúi người khác hành dâm, thấy người hành dâm tham ưa, đắm nhiễm.
Sao gọi nói láo (nói dối)? Không có nói là có; có nói là không. Nhiều nói thành ít, ít nói thành nhiều. Không ít, không nhiều, nói thành ít, thành nhiều.
Sao gọi nói lời thêu dệt? Không chứng nói là chứng, chứng nói là không chứng. Tà nói là chánh, chánh nói là tà…
Sao gọi lời đâm thọc? Ngồi với người A nói xấu người B; ngồi với người B nói xấu người A.
Sao gọi lời ác khẩu? Dùng những lời lẽ sân hận để nạt nộ, quát mắng, chửi rủa người khác khiến người khác đau lòng hay thương tổn.
Sao gọi là tham? Mọi chuyện đều không biết đủ, ít mong cho nhiều, nhiều mong nhiều hơn. Rộng hơn là sự đắm nhiễm trong cuộc sống ngũ dục: tài, sắc, danh, ăn uống, ngủ, nghỉ và lục trần lôi kéo: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.
Sao gọi là sân? Đối với mọi chuyện đều không vừa lòng, thường nói lời thô ác, cay độc mắng nhiếc người. Nuôi tâm oán ghét, chất chứa tâm thù hận và muốn báo thù.
Sao gọi là si? Si là sự ngu tối, mê mờ, còn gọi là vô minh khi đối người tiếp vật. Không biết quán xét mọi hành vi động niệm của tâm, vì thế thường hành xử theo cảm tính, không có chánh kiến và chánh tư duy nên thường mang lại sự phiền não và đau khổ.
Nếu hàng ngày, mọi thời, mọi khắc, mọi nơi chốn chúng ta đều thường niệm – niệm là luôn nhớ nghĩ đến 10 giới này để sửa đổi tâm tánh của chính mình, đồng nghĩa chúng ta đang thường niệm Phật, đang thường nhớ nghĩ đến Phật và cũng đồng nghĩa chúng ta biết: Ai đang niệm Phật?
TN
Bạn Bích Trâm, bạn thử niệm Phật theo phương pháp thập niệm kí số của ĐS Ấn Quang xem sao
A DI ĐÀ PHẬT A DI ĐÀ PHAT A DI ĐÀ PHẬT …A DI ĐÀ PHẬT A DI ĐÀ PHẬT A DI ĐÀ PHẬT … A DI ĐÀ PHẬT A DI ĐÀ PHẬT A DI ĐÀ PHẬT A DI ĐÀ PHẬT
hết một hơi 10 niệm như thế, rồi lại tiếp tục. (bạn có thể niệm 6 chữ NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT)
Thế nào là pp niệm Phật tốt nhất? Đó chính là Thâu nhiếp lục căn, Tịnh niệm tiếp nối.
Chúc tinh tấn nhé!
A Di Đà Phật
Cám ơn Thiện Nhân, mình đã hiểu ý bạn rồi, mình sẽ làm theo những gì bạn chỉ dẫn. Đúng là mình có hơi gấp gáp khi niệm Phật,niệm liên tục không nghỉ ngơi cũng vì quá nôn nóng khỏi bệnh. Mình sẽ chuyển sang niệm một cách chậm rãi, vừa niệm vừa quán xét lại chính mình để sửa đổi lại tâm tánh của mình. Mình chỉ biết tập trung vào câu Phật hiệu thôi, vì nghe người ta nói mình niệm Phật ma quỷ nghe thấy sẽ sợ không dám não hại mình chứ mình không biết niệm Phật là một phép tu. Mình chỉ có suy nghĩ niệm Phật để cho mình cảm thấy khỏe hơn, ma sợ tránh xa hoặc xuất ra không theo mình nữa. Vì mình đến chùa trục vong, vị trụ trì bảo mình niệm Phật từ sáng đến tối, khi nào mệt thì niệm thầm nên mình mới cố gắng niệm thật nhiều, niệm liên tục. Còn việc đọc kinh Pháp Hoa là do một người bạn trên mạng chỉ mình khi mình nói mình muốn tu tập, việc trì chú đại bi cũng là do một vị trụ trì khác bảo mình, sư thầy bảo vong linh đó không chịu nổi thần lực của chú đại bi nên sẽ xuất ra. Thật sự là mình đang ở trong tình trạng hoang mang ai chỉ gì thì mình làm theo vậy chứ đâu có biết gì đâu. Nay nghe bạn nói vậy thì mình sẽ thay đổi, mình sẽ làm theo những gì bạn chỉ bảo.
Nam mô A Di Đà Phật
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Bích Trâm,
*Công đức tu trì Chú Đại Bi là bất khả tư nghì (tức không thể diễn nói) mà mỗi người phải tự tu, tự chứng. Nếu bạn muốn trì Đại Bi Chú bạn nên học thuộc đã. Chú phải thuộc nhập tâm thì khi trì chú mới không bị phân tâm, từ đó mới phát huy năng lực câu chú. Tuy nhiên, trong thời gian này bạn ráng phát tâm thanh tịnh chuyên tụng KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN và niệm Phật mọi thời để chuyển hoá những âm duyên đã. Khi đã ổn định về sức khoẻ bạn hãy dụng công thêm cũng không sao.
*Kinh Pháp Hoa là bộ kinh lớn, tụng được là tốt, nhưng chỉ đơn thuần tụng mà không hiểu kinh, không thực hành quán chiếu để tu học thì cũng chỉ là kết duyên. Mong bạn sáng suốt khi tu học để không mất thời gian mà không đạt lợi lạc thiết thực.
*Câu thành ngữ: “Có bệnh vái tứ phương” chỉ đúng trong nhân gian, nhưng trong đạo Phật thì bệnh trên thân đều khởi từ nghiệp, ngoại trừ do ăn, uống, thời tiết hay sinh hoạt không đúng thời. Do vậy khi nghiệp khởi chúng ta phải tỉnh giác để sáng suốt quán chiếu và tìm cách hoá giải kịp thời (pháp tu hợp với mình) thì mới có diệu dụng. Bạn phải thực tránh những nơi không tu học chánh pháp, đặc biệt là những phủ, đền, đình, miếu (nơi thờ cúng quỷ thần), bởi những nơi này hoàn toàn không có lợi lạc gì cho việc tu học và chuyển hoá nghiệp.
*Nếu có thời gian bạn ráng phát tâm học thuộc nhuyễn Nghi Thức Trì Tụng Kinh A Di Đà để khi sức khoẻ ổn định, bạn lấy đó làm nền tảng để tu học.
Ráng lên nhé.
TN
Cám ơn lời chỉ dạy của chú TN. Con có một thắc mắc mong chú TN giúp con: con làm việc ở văn phòng, buổi sáng con thường hay nghe kinh Vô Lượng Thọ bằng tai nghe khi con làm những việc mà không cần suy nghĩ. Có khi con dừng lại để uống 1 hộp sữa hay ly sinh tố, xong uống nước lạnh súc miệng sạch rồi nghe kinh lại. Khi cần phải làm việc đòi hỏi phải suy nghĩ nhiều con không nghe nữa. Con nghe như vậy cũng hơn 1 năm rồi. Con thấy mình không phải thuộc lòng nhưng nhớ được rất nhiều kinh văn. Câu hỏi của con là nghe kinh như vậy có bất kính không? Khi nghe kinh tâm con thường không suy nghĩ những chuyện đời thường. Nhưng sáng nào không nghe kinh, con cảm thấy nhớ lắm.
A Di Đà Phật!
Cảm ơn chú
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Loany,
Nếu nói về lý thì khi nghe, đọc, tụng kinh Phật chúng ta đều phải thân tâm trang nghiêm và thanh tịnh, nhưng đi vào sự thì cuộc sống của mỗi chúng ta thời nay đều rất vất vả, vì vậy để dành được khoảng thời gian tịnh tu hàng ngày vào mỗi thời sáng tối là khó. Vì điều đó nên chúng ta có thể tuỳ duyên để học kinh pháp của Phật, tuy nhiên chúng ta phải lưu ý một điều: nếu đang làm việc chung mà mải mê niệm Phật hay nghe kinh mà sao lãng công việc, để tổn hại, hư hỏng, thất thoát…đến công việc chung thì việc niệm Phật, nghe kinh của chúng ta không có lợi lạc, nếu không nói là chúng ta tạo nghiệp. Do đó theo thiện ý của TN nếu bạn học, nghe kinh vào lúc nghỉ giải lao thì tốt hơn cả, vì mình có thể tập trung vào công việc mà không bị phân tán khi vừa làm vừa nghe kinh.
*Tất cả đều là thói quen. Nghe kinh nhiều cũng là thói quen. Niệm Phật, ngồi thiền cũng là thói quen. Trong đạo gọi là huân tập nghiệp. Nghiệp có thiệc, có ác. Nếu hàng ngày chúng ta huân tập nghiệp thiện, ắt gặp quả thiện và ngược lại. Nghe kinh là việc thiện, nhưng nếu để ảnh hưởng tới việc chung thì nó phản tác dụng. Điều này bạn khéo quán chiếu một chút để đôi việc đều lưỡng toàn.
*Việc thuộc kinh mới chỉ là văn tự. Cổ Đức dạy: tu học có 3 giai đoạn: Văn tự bát nhã; quán chiếu bát nhã; thật tướng bát nhã. Nghĩa là: dùng trí tuệ để thâm nhập kinh tạng, nhưng khi thâm nhập rồi phải thực hành và luôn thường quán chiếu những yếu dạy trong kinh tạng, từ đó mới thấy được trí tuệ chân thật (tức chân tánh hay còn gọi là Phật tánh của chính mình). Kinh Vô Lượng Thọ bạn nên phát tâm tu trì hàng ngày nữa thì mới có lợi lạc.
*Nghe kinh, tụng kinh, trì chú, niệm Phật…bất kính hay không đều ở nơi tâm bạn cả. Nếu đối trước bàn thờ Phật mà khởi tâm bất kinh thì cũng không bằng đi ngoài đường mà tâm thường nhớ đến Phật, niệm Phật. Do vậy khi tu chúng ta phải khéo léo quán chiếu để tuỳ duyên, tuỳ hoàn cảnh mà tu cho có lợi lạc.
Chúc bạn tinh tấn.
TN
Cảm ơn chỉ dạy ân cần của chú TN! Con nghĩ là mình hiểu được ý của chủ TN muốn nói. Dạ thưa chú khi nghe kinh, con không phân tâm nhiều đến chuyện khác, nên có lẽ tập trung cao hơn. Khi nào công việc đòi hỏi phải chú tâm suy nghĩ, con pause lại. Đồng nghiệp con ai cũng nghe cái gì đó khi làm việc cả ( họ nói hiệu quả cao hơn, mới đầu còn nghe họ nói thấy cũng hơi lạ, nhưng sau nay con cũng thấy vậy- vì tâm không chạy lăng xăng) Vị công việc con làm hàng ngày nên quen rồi.
Thưa chu’ con ít khi nghỉ giải lao,
Kinh Vô Lượng Thọ bạn nên phát tâm tu trì hàng ngày nữa thì mới có lợi lạc.
Ý chú có phải là con nên cố gắng tu trì như trong kinh day có phải không ạ? Dạ con cố gắng làm theo trong kinh, nên hàng ngày còn phải nghe để nhắc nhở con, không thì con lại quên mất.
Thanks chu’ TN!
Cám ơn bạn Tâm Tịnh đã chỉ dẫn, mình đang bị bệnh nên không thể niệm một lần một hơi như vậy, mình đã thử niệm từ từ chậm rãi không gấp gáp, và thấy tâm rất thanh tịnh, người nhẹ nhõm
Cám ơn bạn Thiện Nhân rất nhiều, mình sẽ làm theo những gì bạn chỉ dẫn, giờ mình cảm thấy tinh thần ổn định hơn trước rồi, không còn cảm giác hoang mang lo sợ như trước nữa, mỗi ngày mình đều trì một quyển nhỏ Kinh Địa Tạng và niệm Phật mọi nơi mọi lúc. Mình luôn cố gắng để sửa đổi tâm tính của mình dần dần. Mình sẽ không nôn nóng nữa, do tính mình quá nóng nảy cứ muốn cho mau hết bệnh mà mình luôn tìm đủ mọi cách để được khỏi bệnh, đi hết thầy này đến thầy nọ, ai chỉ gì bảo gì mình cũng nghe theo, bệnh không những không khỏi mà càng thêm nặng, và mình cũng thêm hoang mang, tuyệt vọng. Giờ thì mình đã biết được căn nguyên của bệnh mình rồi, mình sẽ cố gắng hóa giải từ từ duyên âm sau nặng. Thật ra mình bị như vậy từ lúc còn nhỏ rồi, mình cũng đã chạy chữa nhiều nơi mà vẫn không khỏi, mãi sau này mình mới phát hiện ra căn bệnh của mình khi mình cảm thấy khó chịu khi trì chú tụng kinh.
Chào bạn Bích Trâm, xin có vài lời với bạn như sau:
1. Thực tế của bạn:
– Ngủ bị bóng đè là do yểm mị quỷ (Cưu Bàn Trà) đè lên người.
– Trì chú Đại bi gặp các hiện tượng như vậy là do oán quỷ nhập thân phá, không muốn bạn trì chú
– Bệnh suyễn nặng là do nghiệp chướng hoặc do oán quỷ nhập thân gây ra
– Nói niệm Phật ma quỷ tránh xa là đúng, nhưng vấn đề là cái tâm niệm Phật của bạn là tâm gì? Dùng tâm tham tham sân si như bạn để niệm Phật thì càng niệm càng triệu vời oán quỷ tới phá (tham pháp: cứ mong ngóng niệm cả ngày mong đuổi oán quỷ; sân: muốn xua đuổi ma quỷ do không “thích” ma quỷ; si: tâm nôn nóng khi hành pháp là ngu si, vọng tưởng). Nói khác đi là cảnh giới của bạn là cảnh giới quỷ, tâm bạn là tâm quỷ.
2. Nên làm gì:
– Mọi việc xảy ra với bạn đều do bạn mà thôi, chẳng phải do ma quỷ hay ai đó hết. Đây là điều tối thiểu người tu tập phải nhận ra.
Bạn hãy tự vấn: tại sao oán quỷ lại quấy nhiễu mình mà không phải người khác? Tại sao rời câu Phật hiệu mình lại mệt đến vậy? Tại sao trì chú Đại bi không yên?
– Tu tập Phật pháp là sửa tâm mình, là nội học. Vì vậy tìm gặp nhiều thầy + ai bảo gì làm nấy là hướng ngoại truy cầu, là ngu si.
– Để hành cho đúng thì phải hiểu (giải). Bạn nên chăm chỉ nghe/đọc giảng Kinh. Bạn đang tụng Kinh Địa Tạng, có thể đọc cái này.
http://www.dharmasite.net/KinhDiaTangLuocGiang.htm
Đọc nhiều lần để thâm nhập và tự răn mình trong cuộc sống. Tại sao phải đọc nhiều lần: (1) đọc qua loa, rồi tự cho là đạo lý quá đơn giản, mình hiểu rồi là không chân thành. Phải làm cho được 100% mới gọi là thực hiểu; (2) có những lời giảng bạn tưởng là hiểu rồi mà thực sự là hiểu sai hết thảy.
A Di Đà Phật!
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Bích Trâm,
*Hiện tượng của bạn tại Việt Nam không phải là ít mà là rất nhiều, rất phổ cập. Nguyên nhân rất vi tế, nếu chúng ta không thực tâm tu, vĩnh viễn không bao giờ lý giải được. TN nói đơn giản để bạn hiểu: Tâm của chúng ta chính là căn nhà. Căn nhà sáng hay tối, thông thoáng, cao ráo, sạch sẽ hay u ám, tăm tối và lộn xộn, dơ dáy đều do chính vị chủ nhân, tức mỗi chúng ta. Vì thế muốn cho căn nhà luôn trong sáng đón được hào quang của trời đất, bản thân mỗi chúng ta luôn phải quan tâm tới căn nhà của mình, làm sao để nó không tối tăm, lộn xộn và dơ dáy.
Tối tăm để dụ cho cảnh giới của những chúng sanh vô hình đang tồn tại cùng chúng ta, nhưng vì chúng ta không có nhãn quang nên không nhận ra được; hào quang trời đất để dụ cho sự gia trì của chư Phật, Bồ tát; lộn xộn, dơ dáy dụ cho cái tâm cấu uế: tham, sân, si, mạn, nghi, phân biệt, chấp trước của chúng ta – những thứ tâm này chúng sanh nào cũng có cả, kể cả vô hình (đã chết mà chưa siêu thoát – còn gọi là ma quỷ) và hữu hình (người còn sống như chúng ta) bởi đó là chúng sanh tâm, và cũng là luân hồi tâm.
Kiếp này chúng ta may có được thân người nhưng những chủng tử nói trên vẫn không dứt tận, luôn hiện hữu khiến chúng thường khởi lên, vì thế nó chiêu cảm chúng sanh tâm trong cảnh giới vô hình. Trong đạo gọi hiện tượng đó là có cảm tất có ứng, nghĩa là nếu chúng ta thường khởi những niệm tham (ngạ quỷ)=chiêu cảm ngạ quỷ tới; khởi sân=chiêu cảm chúng sanh từ địa ngục; khởi si=chiểu cảm chúng sanh đang đoạ kiếp súc sanh. Tâm nào khởi nhiều nhất thì chiêu cảm nhiều chúng sanh đồng cảnh giới với mình đến gần và sẽ cùng chung sống với họ. Hiện tượng ma ám, ma dựa hay trong giới y học gọi là hiện tượng tâm thần phân liệt hay rối loạn đa nhân cách thực tế chính là hiện tượng chiêu cảm nói trên mà ra. Rất tiếc chúng ta vì hoặc thiếu hiểu biết, hoặc thiếu đạo, không tin đạo, thế đó tin đồng cốt, tin điện phủ, tin nơi thánh thần nên chạy đi van vái, cầu xin khắp nơi khiến cho tiền mất, tật mang mà vẫn không hay biết. Đây là điều chúng ta cần phải nhận thức thật rõ ràng để không đi vào quỹ đạo tối tăm đó.
*Phật dạy chúng ta: tin sâu nhân quả, bỏ ác, hành thiện và giữ tâm thanh tịnh. Nhân quả là gì? Khi học Phật pháp chúng ta không thể coi thường và không nắm rõ. Bỏ ác là gì? Có phải không giết người hại vật là đã bỏ ác không? Hành thiện là gì? Có phải cứ phóng sanh, tụng kinh, niệm Phật, bố thí là thiện không? Tâm thanh tịnh là gì? Ngồi thiền, niệm Phật, trì chú, thường xuyên đến chùa tu học có phải là thanh tịnh không?..v.v… tất cả những điều này khi tu học chúng ta phải đặt ra và luôn đặt ra để quán chiếu, sửa mình trong từng giây phút, được vậy mới có thể xa lìa căn nhà tăm tối và uế trược nói trên, cũng từ đó mà thường đón nhận được ánh sáng hào quang của chư Phật và Bồ tát.
*Trong Kinh Thập Vãng Sanh A Di Đà Phật Quốc, Phật Thích Ca căn dặn như sau: “Phật bảo đại chúng:
Sau khi ta diệt độ, thọ trì kinh này trong tám vạn kiếp rộng tuyên nói, lưu truyền, đến thời ngàn đức Phật trong Hiền kiếp, khiến khắp các chúng sanh nghe biết, tin ưa tu hành; kẻ nói, kẻ nghe đều được vãng sanh cõi Phật A Di Đà. Nếu có những kẻ như thế, ta từ hôm nay trở đi, thường sai hai mươi lăm vị Bồ Tát hộ trì người ấy, thường khiến cho người ấy không bệnh, không khổ, dù là người hay phi nhân đều chẳng thừa dịp làm hại được, đi, đứng, nằm, ngồi, bất luận là ngày hay đêm, thường được an ổn.
Nếu có chúng sanh tin tưởng sâu xa kinh này, niệm A Di Đà Phật, nguyện vãng sanh thì đức Phật A Di Đà trong thế giới Cực Lạc kia bèn sai Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Dược Vương Bồ Tát, Dược Thượng Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Pháp Tự Tại Bồ Tát, Sư Tử Hống Bồ Tát, Đà La Ni Bồ Tát, Hư Không Tạng Bồ Tát, Đức Tạng Bồ Tát, Bảo Tạng Bồ Tát, Kim Tạng Bồ Tát, Kim Cang Bồ Tát, Sơn Hải Huệ Bồ Tát, Quang Minh Vương Bồ Tát, Hoa Nghiêm Vương Bồ Tát, Chúng Bảo Vương Bồ Tát, Nguyệt Quang Vương Bồ Tát, Nhật Chiếu Vương Bồ Tát, Tam Muội Vương Bồ Tát, Tự Tại Vương Bồ Tát, Đại Tự Tại Vương Bồ Tát, Bạch Tượng Vương Bồ Tát, Đại Oai Đức Vương Bồ Tát, Vô Biên Thân Bồ Tát, hai mươi lăm Bồ Tát ấy ủng hộ hành giả, dù đi hay đứng, dù nằm hay ngồi, dù ngày hay đêm, trong hết thảy thời, hết thảy nơi, chẳng cho ác quỷ, ác thần được thừa dịp làm hại”.
TN trích lại đoạn kinh văn này để bạn đọc và suy ngẫm: nếu chúng ta chánh niệm tu học thì xung quanh chúng ta, chúng ta luôn sống trong sự gia trì, bảo bọc của Phật và Bồ tát=ma, quỷ không cần “trục” họ cũng phải tự bỏ đi và họ không có cơ hội nào để gá, dựa vào chúng ta cả, bởi ma là tối, người (chánh tu) là sáng. Sáng-tối vốn không thể dung hoà; ngược lại, chúng ta đang chung sống cùng ma quỷ, để cho ma quỷ dựa, gá rồi điều khiển chúng ta là lẽ thường tình.
Mong bạn vững tin nơi chánh pháp và tinh tấn tu hành.
TN
Kính thầy Tịnh Tâm !
Cho con xin thỉnh Sư một băn khoan nữa ạ , trường hợp cửa con có phải do oan gia trái chủ không , hay do đất vì trước đó con gái con cũng bị tình trạng như vậy , nhưng khi đó con không tin , nghĩ là cháu do áp lực công việc , rồi chỉ cách 2-3 tháng sau thì con bị như thế
Thầy phúc đáp con nhé
Con cảm ơn thầy
Nam Mô A Di Đà Phật
Chào bạn Nguyễn Ngọc Thuỷ,
PH thấy tâm bạn chưa được bình tĩnh và còn sợ sệt nhiều thì tốt nhất là đừng để ý xem đó có phải là oan gia trái chủ không. Vì như thế chỉ làm tăng thêm sự sợ hãi thôi. Tâm sợ ma nguy hiểm lắm, nguy hiểm không phải ở chỗ con ma đáng sợ mà nguy hiểm ở chỗ mình bị mất bình tĩnh, tự mình lo sợ, tưởng ra đủ thứ rồi bấn loạn lên. Bạn đã thực hành và đã biết khi niệm Phật thì không sợ nữa. Hãy gắng thực hành như thế, nhớ để ý tâm mình, khi hơi khởi tâm sợ là biết và niệm Phật ngay, chứ khi thấy sợ (nghĩa là tâm đang nghĩ tới ma), mà không dừng tâm đó, theo đó lo nghĩ hoài thì hiện tượng nổi gai ốc hay thấy bóng người là sẽ xảy ra thôi (mình đang nhát mình mà mình không biết). Bây giờ tâm bạn đã bắt đầu để ý lúc 7h là có “hiện tượng lạ” thì nó sẽ nhớ, tới giờ đó là nó khởi lên, rồi thấy này nọ. Bạn lờ nó đi mà niệm Phật là sẽ ổn.
Khi lỡ sợ ma, nếu biết không để ý, không nghĩ tới nó nữa thì nó tự dứt, thay vào đó bạn hãy tập nhớ, niệm Phật thì chẳng còn tâm nào mà thấy ma, sợ ma nữa. Bạn nhớ tập đừng xem, đừng tìm hiểu những chuyện về ma quỷ, địa ngục,.., mà thay vào đó hãy tìm hiểu Phật pháp, nhân quả, vô thường… Cách đó giúp mình dừng tất cả những duyên có thể liên quan tới “ma” để tâm được bình tĩnh trở lại, khi tâm thường nhớ Phật, giáo lý Phật thì tự nhiên tâm sợ ma sẽ không còn.
Chúc bạn an vui.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Dạ vâng. Đó có thể là những chúng sanh vô hình mà chúng ta có nhiều duyên nợ với họ từ những tiền kiếp trước. Cái này thì ai cũng có cả, rất nhiều nữa, cả oan gia hữu hình cũng như vô hình ở cảnh giới khác. Vấn đề là tại sao có người thấy có người không? Có người nhạy cảm dễ cảm ứng hơn? Chuyện này thật ra cũng bình thường thôi, đó là do căn tánh nghiệp duyên sai khác của mỗi người, không phải cần quan tâm nhiều. Chị cứ siêng năng hành trì tụng kinh, niệm Phật, ăn chay, làm các công đức Phật sự, giúp đỡ chúng sanh… Ngoài ra để cho nhà cửa thêm yên ổn thì theo lời các Đại sư thì chúng ta nên mở máy niệm Phật trong nhà mình để suốt 24/24, điều này có nhiều lợi ích cho chúng ta cũng như các hữu tình, giúp họ được duyên lành nghe câu Phật hiệu, không quấy nhiễu chúng ta nữa.
Việc bị các chướng duyên như thế đôi khi cũng là nhân duyên tốt đưa chị cùng gia đình đến với Phật Pháp đấy, thế nên nhiều khi phải cảm ơn họ chứ không phải trách họ đâu, khi làm các việc thiện lành nào nhớ hồi hướng công đức cho họ nữa. Duyên lành này coi vậy chứ không dễ đâu ạ, quý hiếm lắm đấy. Hãy trân trọng nhân duyên thù thắng này, khuyên nhủ con cái cùng quyết chí tu tập nhé.
Chúc chị cùng gia quyến an lành, tinh tấn tu tập!
A Di Đà Phật
Con cảm ơn các Sư đã chỉ bảo con rất tận tình
Vâng thưa sư Tịnh Tâm, và Sư Phước Huệ con muốn tìm hiểu xem có thể họ cần điều gì nữa không, vì con thấy hiện tượng đau đầu và hoang mang, sợ hãi của con đã lắng xuống không còn như lúc trước, nhưng con thấy họ vẫn luẩn quẩn bên con và thi thoảng ngủ họ vẫn trêu chút chút thôi, nhưng con mặc kệ cứ niệm danh hiệu Phật trong đầu. Con cũng đã đọc phúc báo của các Sư với những vị khác trên diễn đàn lên con hiểu muốn dứt hẳn cần có thời gian đúng không Sư. thật sự là con cũng đang rất cố gắng vì tạp chất trong tâm con nhiều lắm, thoáng cái là nó nổi lên, chợt nhớ ra con lại niệm Phật cho nó chìm xuống. Nhiều lúc đọc Kinh Địa Tạng mà đầu óc lại bị phân tán, con lại phải kéo nó về
Con đọc hết 49 biến Kinh Địa tạng thì có lên đọc nữa hay thôi ạ ? hoặc chuyển kinh nào nữa không ạ?
Con cảm ơn Các Sư
A Di Đà Phật
Chúng ta chỉ là cư sĩ tại gia, cùng là đồng tu, cùng nhau sách tấn tu tập với nhau thôi mà. Vâng, từ giờ trở đi, bên cạnh việc đọc tụng Kinh, chị hãy tập hành trì niệm A Di Đà Phật theo Nghi thức niệm Phật hằng ngày sau nhé
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/doi-dong-to-bay/nghi-thuc-niem-phat-hang-ngay/
(dùng bản tiếng Việt)
Niệm Phật giúp tiêu trừ nghiệp chướng, công đức thù thắng, Chư Phật Bồ tát mười phương gia hộ, oan gia không dám quấy nhiễu, cùng phát tâm tu học theo…Trong thời khóa, niệm càng nhiều càng tốt, tùy điều kiện hòan cảnh sắp xếp, ngoài thời khóa thì đi đứng nắm ngồi sinh hoạt đều cố gắng nhiếp tâm niệm Phật mọi lúc mọi nơi có thể (niệm trong tâm hoặc niệm thầm đều được).
Những lúc có thời gian nên đọc nhiều, nghe nhiều, nghe Pháp các thầy các minh sư giảng cho nhiều vào để tăng trưởng Đạo tâm, hiểu rõ giáo lý kinh điển. Thường xuyên sắp xếp thời gian đến chùa thăm viếng, lễ Phật, thân cận Tam Bảo, làm các công đức, cộng tu cùng Đạo tràng…Thời gian tới chị có thể thỉnh một cuốn Kinh Vô Lượng Thọ về bắt đầu hành trì đọc tụng (tất cả nghi thức đã có trong Kinh). Rồi tập ăn chay, phóng sanh, làm Phật sự, kết duyên cùng đại chúng… Nói chung thì ‘gần mực thì đen gần đèn thì sáng’, nên kết duyên nhiều với các vị đồng tu, thiện tri thức tinh tấn đi trước để cùng sách tấn tu tập. Tu tập là cả một quá trình bắt đầu từ lúc mới phát tâm trở đi, phải dấn thân chịu khó chăm chỉ thôi không có cách nào khác, người phát tâm sớm là một may mắn lớn, tu tập như Pháp tất được lợi lạc chẳng thể nghĩ bàn trong cả ngay đời sống hiện tại và vị lai sau.
Chúc chị tinh tấn trên con đường tu tập!
A Di Đà Phật
Cám ơn Thiện Nhân rất nhiều về những lời lý giải rất cặn kẽ, chi tiết của bạn. Mấy ngày nay nghe theo lời khuyên của bạn, mình đã cố gắng tu tập và sửa đổi tâm tính của mình dần dần cùng với kết hợp niệm Phật ở mọi nơi tối đến trước khi ngủ đều niệm Phật và phát nguyện vãng sanh, nên đêm nào mình cũng ngủ rất ngon không còn thấy gì nữa.
Qua những lời lý giải của bạn, mình đã hiểu được vấn đề của mình rồi, mình sẽ cố gắng tu tập và quán xét lại chính mình để sửa đổi dần dần, cố gắng giữ cho tâm thanh tịnh, mặc dù việc đó không dễ chút nào mà ngược lại rất khó đối với mình. Tính mình vốn rất nóng nảy nhưng mình biết cách kiềm chế cơn nóng nảy của mình, kiềm chế đến tối đa, cố gắng nhẫn nhịn để tránh những điều không hay xảy ra. Đó chính là điểm yếu của mình nhưng có đôi khi không thể kiềm chế được mình lại thốt ra những lời không hay hoặc có thái độ khiến người khác buồn lòng, chỉ là nói hơi nặng hoặc tỏ vẻ khó chịu, cau có thôi chứ chưa đến nỗi la hét chửi mắng người ta, hay nói những lời ác khẩu khiến họ tổn thương. Mỗi lần như vậy, mình thấy rất buồn không biết làm thế nào để giữ được sự bình tĩnh trước mọi vấn đề, mình thật sự ngưỡng mộ Đức Phật khi Ngài tỏ ra thản nhiên khi người ta mắng chửi Ngai. Mình là người quá nhạy cảm hay quan tâm đến thái độ lời nói của mọi người xung quanh, chỉ cần họ nói nặng hay khiến mình tổn thương là mình lại thấy buồn vô hạn nhất là đó là người thân của mình, tâm mình không lúc nào thanh tịnh cả. Thật sự rất khó để giữ cho tâm thanh tịnh như bạn nói.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Bích Trâm,
Tặng bạn câu chuyện dưới đây, ráng đọc rồi chiêm nghiệm, chắc chắn sẽ có lợi lạc trong việc quán chiếu khi đối người tiếp vật.
KHI NÀO BIẾT MÌNH ĐANG TU?
Một tín nhân hỏi một vị Tăng: Bạch thầy! Ăn chay có phải tu không?
Vị Tăng đáp: Chẳng phải tu.
Tín nhân lại hỏi: Bạch thầy ngồi thiền có phải tu không?
Vị Tăng đáp: Chẳng phải tu.
Tín nhân lại hỏi: Bạch thầy niệm Phật, trì chú có phải tu không?
Vị Tăng đáp: Chẳng phải tu.
Tín nhân lại hỏi: Bạch thầy phóng sanh, bố thí, cúng dường, tạo các phước thiện có phải tu không?
Vị Tăng đáp: Chẳng phải tu.
Tín nhân lại hỏi: Bạch thầy con quy Y Tam Bảo, thọ trì Ngũ giới có phải tu không?
Vị Tăng đáp: Chẳng phải tu.
Tín nhân lại hỏi: Bạch thầy, hàng ngày con ăn chay trường, công phu tụng kinh, thiền tập và niệm Phật 3 thời, mỗi thời 2 đến 3 tiếng có thể coi là tu không?
Vị Tăng đáp: Chẳng phải tu.
Ngỡ vị Tăng lặp lại câu trả lời một cách vô cớ, tín nhân nọ từ thoáng sững sờ rồi đến hoài nghi, lại hỏi.
Tín nhân: Bạch thầy những điều con đặt ra đều liên quan mật thiết đến sự tu hành nhưng thầy đều bác bỏ. Vậy theo thầy thế nào mới gọi là tu?
Vị Tăng đáp: Ông ngu lắm!
– Cái gì? Tín nhân nọ trợn trừng mắt, mặt đỏ tía, lớn tiếng nói: Tôi trọng thầy mà hỏi, tại sao thầy mắng tôi ngu?
Vị tăng đáp: Những điều ông hỏi chẳng phải tu.
Tín nhân nổi nóng, hỏi: Vậy theo thầy thế nào mới là tu?
Vị Tăng vẫn điềm nhiên đáp: Ông ngu lắm!
Dường như không có sự chuẩn bị cho tình huống này, vị tín nhân nọ bực dọc, vùng dậy, lớn tiếng:
Tín nhân: Thầy không thể vô cớ mắng nhiếc tôi ngu mãi thế được.
Vị Tăng đáp mà như hỏi: A Di Đà Phật! Mỗi ngày ông dụng công toạ thiền, niệm Phật 3 thời 2-3 tiếng?
Tín nhân thoáng đổi sắc mặt, tự đắc nói: Đúng vậy!
Vị Tăng: Chỉ có vậy thôi à?
Tín nhân: Thầy nói vậy là nghĩa gì?
Vị Tăng chắp tay trước ngực thủng thẳng nói: A Di Đà Phật!
Chớ có lầm lẫn cái sự tu
Toạ thiền niệm Phật tới nhất như
Cảnh duyên vừa đến cuồng sân nổi
Nào có khác gì kẻ phàm phu?
Thiện Nhân
Câu chuyện rất thâm thuý sâu sắc đầy ý nghĩa. Cám ơn Thiện Nhân đã cho mình biết thế nào là tu, mình tự thấy mình chẳng khác gì vị tín nhân kia, cứ ngỡ ăn chay, toạ thiền niệm Phật là tu, nhưng thật chất vẫn chưa phải là tu vì mình vẫn chưa dứt bỏ được tâm của kẻ phàm phu. Mình sẽ cố gắng để sửa đổi lại tâm tính của mình.
Hiện giờ mình luôn cảm thấy ruột gan mình nóng bừng bừng rất khó chịu, như là có cục lửa trong người mình vậy, cứ thấy hồi hộp rồi bồn chồn trong người, như là có lửa đang thiêu đốt thân thể mình vậy, vô cùng khó chịu. Mình đã cố gắng ăn thật nhiều rau củ quả, uống nhiều nước cho người mát mẻ hơn nhưng chẳng ăn thua gì, rồi mình cũng đã đi khám xem mình có bị bệnh tim không nhưng bác sĩ bảo tim mình vẫn bình thường. Mình luôn cảm thấy bứt rứt, khó chịu trong người nên mình rất dễ nổi nóng dù là việc nhỏ nhặt không đáng gì. Bạn có cách gì để giúp mình thoát khỏi tình trạng này không, xin hãy chỉ cho mình!
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Bích Trâm,
*Rau, củ, quả chỉ là trợ duyên, chẳng thể giúp cho tâm bạn mát mẻ và thanh tịnh. Phật nói tâm tịnh-cõi Phật tịnh. Tâm bạn hiện giờ vì lo lắng, sợ hãi, bức bối quá nhiều, thời gian lại quá lâu nên có thể nói là hiện bạn đang sống trong tình trạng quá tải về thân và tâm. Tâm tịnh ý Phật dạy là cái chân tâm thanh tịnh của mỗi chúng ta vốn không có đau cũng chẳng có khoẻ; không có sạch, chẳng có dơ; không có thiện, chẳng có ác; không có chánh, chẳng có tà… bởi nếu có 1 trong hai tất có sự đối kháng khởi lên và khi có đối kháng đó là vọng, chẳng phải chân, bởi chân thường tịch tịnh. Do vậy nếu bạn thường nghĩ mình đang mắc bệnh ý, bệnh nọ, chắc chắn bạn sẽ không mang bệnh mà sẽ hình thành bệnh, bởi bệnh này khởi lên từ tâm bạn và bạn nuôi dưỡng, giúp nó phát khởi. Pháp Sư Tịnh Không đã dạy: người bị ung thư 99% là chết do vì sợ chứ không chết vì bệnh. Do vậy muốn cho tâm mình thanh tịnh hàng ngày chúng ta phải tìm cách thanh lọc những cấu uế phủ lấp lên chân tâm từ vô thỉ kiếp tới nay. Một sớm một chiếu vốn chẳng thể, trái lại phải trải qua qúa trình tu học chuyên cần và tinh tấn mới có thể từng ngày giúp cho chân tâm hiển lộ.
*Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm Phật lấy một ví dụ về một chàng tên Diễn Nhã Đạt Đa một hôm soi mặt mình trước gương rồi tự nghĩ tại sao đầu mình không nhìn thấy mặt? Nghĩ vậy rồi chàng này chợt sanh tâm hoảng sợ vì cho rằng cái đầu của mình không bình thường, kế đó anh ta chạy như điên loạn ra ngoài đường và gặp ai cũng hỏi: cái đầu của tôi đâu? Ví dụ của Phật nói lên điều gì? Bệnh từ tâm khởi. Cái đầu có trên thân Phật nói đó là tự nhiên, chẳng phải nhân duyên vì soi gương mà có, nay vì soi gương nhìn thấy cái đầu rồi đặt câu hỏi buộc đầu phải biết tại sao nó không nhìn thấy mặt mình? kế đó sanh tâm hoảng loạn rồi cho đầu là quái dị. Muốn chặt đứt cái nhân quái dị đó (tức nhân mê – mê tự có không có phương sở) Phật nói chỉ cần trở về với lẽ tự nhiên tức cái đầu bình thường chứ không phải quái dị, sở dĩ quái dị là do nhất thời hoảng loạn mà khởi sanh, nay bình tĩnh nhìn lại đầu vẫn trên vai, không mất cũng chẳng tự mọc thêm. Rút ra điều gì trong trường hợp của bạn? Thân thể khoẻ mạnh nhưng thường nhớ, nghĩ, chiêm bao thấy những điều không an lạc, quái dị rồi ngỡ đó là thật, nghĩ trong người mình luôn có ma quỷ ẩn, hiện… từ đó khiến tâm đang sáng mà trở thành mê, loạn. Trong đạo gọi là hằng sống với tâm vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Vì thế muốn chuyển hoá tâm mê, loạn này bạn chỉ cần xoay tâm trở về nguyên vị nó vốn có: trong lặng, sáng suốt tròn đầy, tất mọi bệnh tật trên thân sẽ tự đẩy lùi. Tu hàng ngày (tụng kinh, niệm Phật, sám hối…) chính là làm điều đó.
Bạn phải kiên cường hơn nữa. Ráng lên nhé!
TN
Cám ơn Thiện Nhân, mình sẽ cố gắng chuyển hóa tâm mình dần dần, chỉ cần mình chuyển hóa được tâm mình thì mình sẽ có được cuộc sống an lạc. Thật ra là đã có thời gian mình có cuộc sống an lạc đó là khoảng thời gian 3 tháng mình tinh tấn tu tập, thường xuyên lên mạng nghe pháp, mỗi tối đều mặc áo tràng tụng kinh Pháp Hoa, rồi tọa thiền niệm Phật. Rồi bỗng nhiên mình hít phải khói nhang bị khó thở phải vào viện cấp cứu. Kể từ đó mình sợ quá không dám đốt nhang nữa, vì mình nghĩ phải đốt nhang rồi mới tụng kinh chứ tụng kinh không đốt nhang thì không được, và mình bỏ tu luôn. Đó là khoảng thời gian mình rất khỏe mạnh, tinh thần phơi phới vui vẻ, phấn chấn vô cùng.
À có chuyện này hơi tế nhị mình không biết hỏi ai nên mình mới hỏi bạn, mình nghe nói phụ nữ trong những ngày ấy không được đứng trước bàn thờ Phật đốt nhang, tụng kinh vì lúc đó thân không được trong sạch. Việc đó thế nào, bạn có thể giải thích cho mình rõ được không? Vì khoảng thời gian mình tu, mỗi lần đến ngày ấy mình không dám đứng trước bàn thờ Phật, thay nước đốt nhang và bỏ luôn thời khóa tu tập.
Gửi chị Trâm:
Đồ vật cúng đều là biểu pháp. Chúng ta trước Phật thắp hương, hương là đại biểu cho cái gì? Trong bài tán hương “Giới định chân hương”, chân hương không phải chỉ cho hương mà bạn thắp, nhìn thấy hương đó liền phải biết: “Ta phải tu giới, phải tu định, phải tu huệ”. Giới định huệ là hương trong chân tâm tự tánh của ta; dạy bạn khi nghe đến hương, nhìn thấy hương, thì phải nghĩ đến “ta phải tu giới định huệ, ta phải đoạn tham sân si”, không có điều gì không phải là đề tỉnh chúng ta. Đồ cúng dường cho Phật, quan trọng nhất và đơn giản nhất là cúng dường một ly nước. Những thứ khác như hoa hương, thứ gì cũng không có, hương không thắp cũng không sao, nhưng nước thì nhất định phải cúng một ly. Nước đại biểu cho cái gì? Nước đại biểu cho tâm. Nhìn đến ly nước, “tâm của ta có thanh tịnh như nước, một trần không nhiễm hay không?” Cho nên nước đại biểu cho thanh tịnh, bình đẳng, phải nắm được ý nghĩa này. Ly nước đó không phải cúng dường cho Phật uống, mà là để cho mọi người chúng ta xem, nhìn đến ly nước này, tâm của ta phải thanh tịnh, phải bình đẳng, dùng cái phương pháp này để đề tỉnh chúng ta.
(Pháp Sư Tịnh Không)
Người nữ từ mười hai, mười ba tuổi đến bốn mươi tám, bốn mươi chín tuổi đều có nguyệt kinh. Có kẻ bảo: trong lúc nguyệt kinh, chẳng nên lễ bái trì tụng. Lời này rất không hợp tình lý. Thời kỳ có kinh, mau thì hai ba ngày, lâu đến sáu bảy ngày mới dứt; người tu trì cần phải niệm Phật không xen hở, đâu nên vì một chút bệnh nhỏ thiên nhiên mà bỏ lãng thời tu niệm ư? Khi có nguyệt kinh chỉ nên lễ bái ít (lễ bái ít chớ chẳng phải tuyệt nhiên không lạy), còn sự tụng kinh, niệm Phật đều chiếu theo lệ thường. Nên thường thay giặt vải dơ, phải rửa tay cho sạch sẽ, đừng dùng tay dơ mà lần chuỗi, lật kinh và đốt hương. Trong Phật Pháp, pháp pháp đều viên thông, hàng ngoại đạo chỉ chấp một bên lý, người đời phần nhiều lại ưa tin lời ngoại đạo, không rõ chánh lý Phật giáo, nên không được thấm nhuần pháp lợi.
(Ấn Quang Đại Sư)
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Bích Trâm,
*Có 5 loại đồ vật cúng dường trên bàn thờ Phật chúng ta nên biết:
– Đăng (đèn)=biểu tượng ánh sáng trí tuệ
– Hương=biểu tượng giới hạnh, tức của người trì giới
– Hoa=biểu tượng vẻ đẹp hiển lộ từ tâm giữ giới
– Nước=biểu tượng sự thanh tịnh của tâm trì giới
– Quả=biểu tượng thấu rõ nhân-quả.
Bàn thờ khi công phu có thể không thắp hương, không hoa, không trái quả… cũng không sao hết, bởi ý nghĩa mình đã hiểu rõ thì có hay không ngay chính tâm mình biết rõ.
*Bị dị ứng nhang do nhang làm từ hoá chất và tạp liệu. Bạn nên mua loại An Lạc Hương được làm từ 100% nhiên liệu tự nhiên chắc sẽ khắc phục được.
*Còn chuyện “tế nhị” bạn hỏi, trên ĐVCT có một chuyên mục chia sẻ, nhất thời TN chưa tìm ra, nhưng theo TN thì chỉ cần bạn vệ sinh thân thể sạch sẽ thì vẫn công phu như mọi ngày được, ngoại trừ để thân, tâm cùng uế trược mà công phu thì mới gọi là bất kính.
TN
Chào bạn Bích Trâm,
PH xin chia sẻ thêm vài ý với bạn như sau.
– Phụ nữ từ 35 hoặc 40 trở đi thì sẽ có chứng tiền mãn kinh, làm cơ thể tự nhiên có lúc nóng bức, khó chịu dễ sanh gắt gỏng, cau có. Nếu bạn ở trong độ tuổi đó thì hãy thử hỏi bác sĩ nhé. Tuy vậy, vì mình đang tập tu thì bạn hãy tập nhẫn với những khó chịu, nóng bức trong người đó.
– Cách nhiếp tâm sân bằng câu Phật hiệu rất hiệu quả, PH xin chia sẻ thêm chút ý. Thông thường mình nổi sân, khó chịu, và bộc lộ ra ngoài sự khó chịu đó đối với người có địa vị, hoặc cái gì đó thấp hơn mình. Ví dụ, sếp với nhân viên, cha mẹ với con cái,..Nếu đổi lại, thì dù sếp có sai, mình cũng chỉ dám nhỏ nhẹ phân trần chứ không cau có, gắt gỏng được. Nên, nếu bạn chuyển tâm, chuyển suy nghĩ của mình một chút sẽ giúp bạn kiềm được sự bộc lộ cơn giận. Và mình sẽ dùng câu Phật hiệu mà lần hồi nhiếp phục nó. Hoặc một cách nữa là, bạn áp dụng ý “các pháp đều huyễn”, như thế sự khó chịu của bạn cũng là không thật, nên mình không cần chiều nó, thỏa mãn nó, nương theo nó nữa, mà thay vào đó là mình buông nó xuống, dừng nó lại bằng câu Phật hiệu.
– Những ngày ấy, bạn cứ vệ sinh sạch sẽ, giữ cho tâm thanh tịnh, thành kính rồi lễ Phật, tu tập như thường. Bạn nhớ đừng nên để chuyện gì làm trở ngại việc tu tập, vì tu tập không phải chỉ ở lúc thời khoá. Ví dụ, ngay cả những lúc bệnh nặng, hoặc có việc đi xa nhà, không tiện để thực hiện thời khoá thì bạn cũng phải gắng nhiếp tâm niệm Phật. Hoặc nếu không đốt hương được thì dùng “tâm hương”, một lòng chí thành mà lễ Phật. Ý của PH là bạn đừng nên để những việc bên ngoài như thế cản trở chuyện tu tập của mình, rất là uổng.
Chúc bạn tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cám ơn bạn Thiện Nhân và Tuấn Linh về những lý giải về những vật cúng Phật đã giúp mình hiểu thêm về ý nghĩa của từng vật cúng Phật. Hơn thế nữa những lời lý giải của các bạn đã giải toả được nỗi lo trong lòng mình vì hai vấn đề này đã khiến mình bỏ thời khóa tu tập của mình vì lo sợ sẽ tỏ ra bất kính với Phật và nhất là làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của mình. Và đây cũng là điều khiến mình luôn ở trong trạng thái buồn bã một thời gian dài, vì chỉ có tu tập mới đem lại cho mình sự vui vẻ hạnh phúc an lạc, chỉ có tu tập mình mới tìm lại chính mình.
Chị có thể đọc thêm bài Khai Thị Phật Học Cơ Bản của Pháp Sư Tịnh Không để hiểu rõ hơn:
http://www.tinhtong.vn/Phap-Ngu-khac-cua-HT-Tinh-Khong/KHAI-THI-PHAT-HOC-CO-BAN-Phan-1-216/
Cám ơn những lời khuyên của cư sĩ Phước Huệ và Tuấn Linh, mình sẽ làm theo những lời chỉ dẫn của các bạn. Mình sẽ không để những chuyện bên ngoài ảnh hưởng đến việc tu tập của mình nữa.
Gửi Thiện Nhân
Mình có thắc mắc muốn hỏi bạn, lúc trước mình nói mình tụng kinh Địa Tạng đến quyển thứ hai thì bị bóng đè khiến mình không thể cựa mình được, bạn bảo đó là dấu hiệu tốt và bảo mình tụng kinh tiếp, bạn có thể nói rõ cho mình biết tại sao bạn lại bảo là dấu hiệu tốt không.
Tối qua mình tụng đến quyển thứ tư thì lại gặp hiện tượng tương tự và còn bị khó thở nữa. Mình muốn biết rõ hơn hiện tượng này là sao, xin bạn nói cho mình rõ để mình yên tâm tụng tiếp, phải chăng việc làm của mình đã làm cho vong linh đó nổi giận và liệu có làm gây thêm oán thù không và họ sẽ không buông tha cho mình
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Bích Trâm,
*Trong tâm bạn vẫn còn ý niệm dùng KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN để thử nghiệm xem có thực tiêu được nghiệp không? Vì thế khi tụng ắt chẳng có lợi lạc. Phật pháp là cam lồ vị, chỉ có người thực sự muốn hưởng và muốn biết vị đó có thực là cam lồ hay không=thực tâm hành. Nếu khi trì KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN mà bạn khởi một niệm hoài nghi những lời Phật và Ngài Địa Tạng Bồ tát đã nói cho dù bạn tụng đến vạn biến cũng chỉ là kết duyên. Bạn phải ráng thu nhiếp tâm thật thanh tịnh: thanh tịnh là không nhớ nghĩ đến bất kỳ điều gì khác khi trì tụng thì mới chuyển hoá được nghiệp.
*Vị vong linh thường hiện về trong giấc ngủ của bạn họ không có ý hại bạn đâu, bất quá vì họ không còn cách nào khác để khiến bạn hiểu và giúp họ siêu thoát, trong khi đó tâm bạn vừa hoài nghi, vừa hoảng loạn, nên họ cũng hoài nghi về việc làm của bạn và cũng hoảng loạn theo. Vì thế sau mỗi thời tụng kinh xong, bạn nên có lời hồi hướng cho vị vong linh này: Đệ tử vì túc nghiệp từ vô thỉ kiếp tới nay là quá sâu dày, những tội ngũ nghịch, thập ác vô biên con đều phạm phải. Hôm nay đối trước Tam Bảo đệ tử thành tâm phát lồ sám hối tất thảy những nghiệp chướng tội này. Cho dù con dùng tư tưởng hay hành động; cho dù con cố ý hay vô ý mà làm tổn hại đến chúng hữu tình hay vô tình, hữu hình hay vô hình, đệ tử con đều nguyện thành tâm sám hối. Nguyện cho tất cả những chư vị oan gia trái chủ nhiều đời, nhiều kiếp của con hãy khởi tâm từ bi, đừng sanh tâm oán thù, báo oán con nữa mà hãy phát tâm cùng với con tu đạo, cùng hàng ngày niệm Phật làm công đức phước thiện hồi hướng sanh về Tây Phương Tịnh Độ. Chỉ có về Tịnh Độ chư vị và con mới thoát khỏi sanh tử luân hồi, không còn phải sống trong vòng sanh lão bệnh tử nữa. Con nguyện Phật lực gia trì, phóng đại quang minh hiện toạ đạo tràng, giúp cho chúng con thân tâm đều thanh tịnh để chúng con tu học đạo Phật chánh chân, một đời này đồng siêu sanh và vãng sanh Tịnh Độ.
Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần)
Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A DI ĐÀ PHẬT (3 lần)
Ngày nào khi công phu xong bạn cũng nên sám hối như vậy. Bạn nên phát tâm tụng liên tục 49 ngày liền không gián đoạn, kết hợp phóng sanh hồi hướng cho oan gia trái chủ, nguyện cho họ sớm siêu sanh Tịnh Độ.
Bạn phải vượt qua tâm hoảng loạn thì mới tiến tu được. Tâm hoài nghi, phân biệt, chấp trước là vọng tâm, là chủng tử tạo nghiệp, bạn phải từng ngày đúc kết quá trình tu học để phá trừ những tâm này. Trước khi ngủ bạn vẫn tiếp tục niệm Phật như TN đã trao đổi.
Ráng lên nhé.
TN
Em có một đứa cháu gái năm nay mới 8 tuổi thời gian gần đây cháu nói nhìn thấy vong theo đi xem thầy thì bảo có vong là bộ đội theo và có lần đã đẩy cháu xuống ao. Cả gia đình đang rất là hoang mang xem thầy thì bảo phải làm lễ mà lễ thì rất tốn kém thầy còn nói nếu không làm thì tháng này có tang. Mọi người cho. Em sin cách giải quyết. Em cảm ơn
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Phùng Chung,
*TN không biết bạn nói “xem thầy” là thầy bói hay là thầy tu? Nhưng theo TN biết thì một vị tu sĩ chân chánh quyết sẽ không khuyên người đang gặp khổ nạn phải làm những chuyện tốn kém như vậy, do vậy bạn và gia đình phải hết sức cảnh giác và nên xa những nơi chốn đó.
*Việc cho rằng có một vong linh theo cháu gái bạn, bạn và gia đình chớ quá hoảng sợ làm gì mà hãy phát tâm thỉnh một cuốn KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN, sắp xếp thời gian sao cho phù hợp với cuộc sống sinh hoạt, kế đó cùng ráng giữ tâm thanh tịnh tụng KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN liên tục trong 21 ngày (mỗi ngày tối thiểu một quyển nhỏ: thượng-trung-hạ) rồi hồi hướng cho cháu bé và vị vong linh đang đeo bám, nguyện cho họ buông bỏ oán thù, cùng gia đình nhiếp tâm tu học và cùng niệm Phật, nguyện sanh về Tịnh Độ.
*Nếu có thể, gia đình nên cho cháu bé tới một ngôi chùa nào gần nhất, nơi có sự tu học thanh tịnh, thỉnh vị trụ trì xin quy y Tam Bảo (quy y Phật-Pháp-Tăng) cho cháu bé để kết duyên với Phật pháp và cũng là giúp cho vị vong linh nọ có duyên với chốn Tam Bảo, kết hợp hàng ngày tụng kinh, niệm Phật, phóng sanh, làm phước thiện đều hồi hướng cho cháu bé và vị vong linh nói trên, nguyện cho họ sớm siêu sanh Tịnh Độ.
Quan trọng: trong thời gian tụng KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN gia đình phải tránh sát sanh và không nên ăn hành, tỏi hẹ. Nếu gia đình làm đúng pháp, chỉ một vài tuần mọi chuyện sẽ tốt đẹp.
Chúc cháu bé sớm ngày an lạc.
TN
Vì liên tục bị bóng đè khi tụng kinh Địa Tạng nên mình đã quên mất chi tiết trong kinh, Phật có nói khi tụng đủ số biến thì sẽ không còn gặp hiện tượng trên nữa. Do vậy mình sẽ tiếp tục tụng kinh không gián đoạn nữa vì mình tin vào lời nói của Đức Phật, sẽ không để sự lo sợ làm thối thất việc tụng kinh nữa. Đúng là lúc sáng mình có hơi phân vân không biết có nên tụng kinh Địa Tạng tiếp không, nhưng bây giờ mình đã vững tâm rồi.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Bích Trâm,
Nghiệp chướng vốn chẳng thể ngày một, ngày hai mà hoá giải. Bạn phải kiên nhân và giữ tâm thanh tịnh để tu học thì mới hoá giải tận gốc nghiệp chướng. Khi ngủ phải giữ tâm thanh tịnh, chớ khởi nghĩ đến vị vong linh nọ, bởi khi tâm bạn hướng về họ, đồng nghĩa bạn muốn họ tới với bạn, vì thế chỉ cần nhiếp tâm niệm Phật là đủ. Trường hợp họ xuất hiện bạn chớ khởi hoảng sợ hay tức giận mà tạo thêm nghiệp, lúc đó phải bình tĩnh để mà niệm Phật. Nếu tâm bạn không hoảng loạn, thường chỉ một niệm A DI ĐÀ PHẬT khởi lên, mọi chuyện đều tan biến tức thì.
Ráng nhiếp tâm niệm Phật trong từng niệm niệm để huân tập chủng tử thanh tịnh, nhờ đó mà chuyển hoá nghiệp.
TN
Cám ơn Thiện Nhân rất nhiều, mình sẽ làm theo những lời chỉ dẫn của bạn, ráng giữ tâm thanh tịnh để niệm Phật tụng kinh không lo sợ hay nghĩ ngợi gì nữa
@bạn Trâm: ác duyên với oan gia cõi quỷ muốn hóa giải đâu phải dễ như bạn nghĩ. Kinh nói không bao giờ sai, vấn đề là phàm phu chỉ chấp văn tự và hiểu sai 1 cách nông cạn.
Muốn tiêu nghiệp phải tu tập đúng pháp và hiểu lý. Muốn hiểu phải tập trung học/nghe giảng Kinh. Lên đây hỏi và nói rất nhiều, rút cục là tu mù luyện đui thôi.
Ly Kinh nhất tự tức đồng ma thuyết. Y Kinh giải nghĩa tam thế Phật oan.
A Di Đà Phật!
Có bài kinh nào giúp giải trừ khẩu nghiệp không ạ, mẹ mình rất hay mắng chửi người vô cớ với những từ ngữ rất ác độc, mặc dù bà ko có tâm làm hại ai cả. Có điều cả nhà mình đều rất khổ sở, mình thật tâm mong muốn giảm bớt nghiệp chướng cho bà. Rất mong các thầy chỉ giúp ạ.
A Di Đà Phật,
Mẹ có tâm hại ai hay không, chỉ có mẹ mới biết được… vì những hành vi và lời nói của ai thì là những ý nghĩ của người ấy. Nếu chẳng có nghĩ ác thì miệng chẳng buông lời ác. Nói lời ác độc với người, thì người nghe đương nhiên cảm thấy tự ái đau khổ, tâm họ sẽ bị tổn thương, đó chính là hại người rồi.
Người đời tà kiến nên thường nói ”khẩu xà mà tâm Phật” . Điều ấy là hoang đường. Vì một người có tâm Phật thì chẳng bao giờ có khẩu như xà tinh, nói lời ác độc cả. Bạn phải hiểu rõ điều đó trước đã, mới có thể giúp mẹ được. Thường thì người đời bị tình cảm chi phối, nên cho rằng người nhà chỉ có miệng xấu chứ tâm không xấu.., nhưng nhân quả không cho là như vậy.
Bài sám hối khẩu nghiệp thì có, bạn có thể search google. Tuy nhiên đọc vài dòng chữ thì chẳng trừ được bao nhiêu nghiệp chướng đâu bạn. Vì nếu trừ đc thì ai cũng đọc, không ai bị quả báo nữa rồi. Chính mẹ bạn sám hối lỗi lầm, sữa sai thì mới có hiệu quả thật sự. Tội từ tâm tạo, từ tâm sám. Ngày nào tâm mẹ không nhận sai, bỏ lời ác, thường nói lời lành, thì dầu bạn đọc bao nhiêu bài sám, mẹ vẫn ác khẩu thì cũng..như không.
GH nghĩ bạn nên thức tỉnh mẹ bằng cách giải thích cho mẹ hiểu về nghiệp ác khẩu, cũng như điều ấy chiêu cảm quả báo hiện đời thê thảm như thế nào và sau khi chết, quả báo của ác khẩu là đọa địa ngục. Nếu mẹ có thể tin vào nhân quả mà bỏ ác khẩu thì tốt hơn là bạn tự đọc bài sám gì.
Bạn Nhàn hãy đọc một đoạn văn sau đây để hiểu sự nghiêm trọng của ác khẩu.
“xin hỏi Phán Quan,người dương nếu nói chuyện dùng từ rất quá đáng,sử dụng đủ loại ngôn ngữ tổn hại tự tôn của người khác,phẫn nộ nhục mạ người.Người lớn đánh mắng trẻ con,vợ chồng cãi nhau,nói chuyện xử ép người khác,sử dụng ngôn ngữ ác độc chửi rủa,những hành vi này phải đọa lạc địa ngục thọ trừng phạt không ?”
Phán Quan trả lời nói : ” một người nếu thường xuyên khẩu xuất ác ngôn,tâm thường phẫn nộ,xử ép người khác,sử dụng ngôn ngữ ác độc thương tổn người,nhục mạ người đều tính là ác khẩu.Ví dụ mắng người là súc sinh,hoặc là mắng người đi chết,mắng người tuyệt tử tuyệt tôn,mắng người chết không chỗ chôn thân,thậm chí là đối với một số việc người đó rất xem trọng mà chửi rủa.Ví dụ người A rất muốn sinh con trai,nhưng hiện tại cơ thể người vợ không sao sinh sản được,chỉ có năm người con gái,kẻ phạm ác khẩu sẽ cố ý dùng ngôn ngữ tuyệt tự tuyệt tôn,có tiền có nhà không ai ở cho ma ở v.v… đi công kích anh A,làm cho anh A nhẹ thì trong lòng vương vấn,nặng thì dẫn đến gia đình bất hòa thậm chí ngoại tình,đi tìm người thứ ba sinh con trai;nếu mỗi gia đình không thể dung hòa,thì sẽ dẫn đến xã hội rối loạn.Trước mắt có rất nhiều người dương vì phạm ác khẩu dẫn đến người khác không thể sống được,xấu hổ với cuộc đời,thậm chí tự sát cũng có.Bất kì ngôn ngữ thô ác nào làm tổn hại đến thân tâm linh người dương đều thuộc phạm ác khẩu,đặc biệt là đủ loại ngôn ngữ cực ác độc.
Phạm ác khẩu sẽ bị đọa lạc địa ngục thọ hình phạt, ác khẩu là một loại tập khí bất lương ác tính tuần hoàn. Ác khẩu cùng tham lam,phẫn nộ,ngu si là đồng bọn,do đó kẻ phạm ác khẩu đều có điểm chung là phẫn nộ,chỉ là ác tâm của mỗi người phạm ác khẩu cùng nghiệp lực sẽ có sâu cạn khác nhau. Những kẻ đọa lạc địa ngục thọ hình phạt,lúc sống đa số là vợ chồng,bạn bè,đồng nghiệp,cha mẹ,anh chị em mọi người phạm ác khẩu đối với nhau,vợ chồng là nhiều nhất,cũng dễ phạm ác khẩu nhất,người nữ chiếm tỉ lệ cao hơn.Ở đây bổn quan phụng khuyên các vị nữ giới phải cẩn thận giữ gìn khẩu nghiệp của mình,rất nhiều người nữ tại vì hắc nghiệp tự thân nặng,bị hắc nghiệp quá khứ dẫn dắt,cuộc sống luôn gặp phải đủ loại khốn khổ nơi thân tâm;có người vào mỗi kỳ sinh lý bất ổn,thường phạm các loại ác khẩu thương tổn người bên cạnh.
Muốn phòng trừ ác khẩu,trước tiên phải giữ gìn tâm cảnh bình hòa ổn định;để giữ được tâm cảnh bình hòa ổn định trước tiên cần tự mình xét lỗi,lúc nào cũng suy xét xem mình có làm sai hoặc có chỗ nào dùng sai ngôn từ.
Ánh sáng của thân người phạm ác khẩu thấp nhất là màu đỏ,kẻ nặng sẽ từ màu đỏ chuyển sang màu đỏ đậm,nếu một mực không hối cải không ngừng phạm ác khẩu,sẽ từ màu đỏ đậm chuyển thành màu đen,màu đen thì đã rất nghiêm trọng,sẽ chiêu cảm đủ loại sự việc không như ý phát sinh.Người có thân quang màu đỏ thì đã có vấn đề trong quan hệ nhân sự,trong lòng thường u uất,dễ dàng nổi giận.Còn chúng sinh có thân quang màu đỏ đậm thì dễ chiêu cảm chúng sinh thuộc quỷ đạo tiếp cận,chúng sinh quỷ đạo thường có tâm sân nặng,rất dễ nóng giận.Người dương chỉ cần nổi giận,thì lập tức có quỷ thích nóng giận bay đến tiếp ứng,lại thêm một số oan gia trái chủ thuộc linh giới bên cạnh(bên cạnh mỗi người đều có một số oan gia đi theo,chỉ có điều là nhiều hay ít thôi),bọn họ sẽ thêm dầu vào lửa tác động vào người dương.Chỉ cần người nóng giận,thì con quỷ bên cạnh sẽ kêu người ấy nóng hơn nữa đi,lời nói càng quá đáng càng cay độc khắc bạc,làm người dương không làm chủ được lửa vô minh của mình mà bốc cao 3 ngàn trượng,thế là nghiệp lực ác khẩu một lúc không thể thu lại được.”
Chúng tôi bay nhanh đến,khi gần hạ xuống,Phán Quan chỉ mà nói,nó ở trước mặt đây rồi. Ở đây có rất nhiều tội hồn,đều bị con rắn độc màu đỏ bay ra từ máy tính cắn vào lưỡi và miệng,mỗi bộ máy tính đều phát ra âm thanh kinh khủng,rất khó nghe.Lúc tội hồn bị rắn độc cắn vào miệng và lưỡi,thì toàn thân bị trúng độc cả người vừa đen vừa tím,đau khổ ngã xuống;có kẻ kêu la lớn,có kẻ không kêu ra tiếng ngã xuống đất hôn mê,lúc này rắn độc sẽ hướng vào tai tội hồn phát ra đủ loại âm thanh khủng khiếp đánh thức bọn họ.Khi tội hồn tỉnh lại rồi,dưới đất lập tức bay ra móc câu nóng đỏ nhọn bén móc vào tai bọn họ,hai tai của tội hồn theo tiếng xì xì mà tức khắc bị tan chảy ra.Cùng lúc này,rắn độc tiếp tục kéo lưỡi và ruột tội hồn ra ném xuống đất,sau đó máy tính sẽ bốc ra hơi nước nóng luộc chín lưỡi và ruột của tội hồn,cho đến lúc lưỡi và ruột trở thành rất nhỏ,nhưng cũng có máy tính phóng ra băng cứng đập nát lưỡi và ruột tội hồn bắn tung tóe.
Sau khi lưỡi và ruột của tội hồn bị nước sôi luộc chín hay băng cứng đập tan,máy tính sẽ phóng ra một vài đinh nhọn hai đầu,ghim đầy trên lưỡi và ruột của tội hồn,lúc này rắn độc cắn chặt lưỡi và ruột của tội hồn,toàn bộ bay nhét vào miệng mặc cho bọn họ đau khổ kêu lớn,lăn lộn trên đất mà kêu la;các tội hồn cứ như vậy mà tuần hoàn thọ tội,không lúc nào được nghỉ ngơi.
Hình phạt của địa ngục ác khẩu này thuộc loại cực độ cao tốc,làm cho người xem hoa mắt loạn tâm,dùng văn tự diễn đạt thì thật hữu hạn,A Ngọc sẽ cố gắng diễn đạt nhiều hơn để mọi người hiểu,hiện trường đang tham quan thật sự có quá nhiều hình phạt,vì vấn đề thời gian nên không thể miêu tả tường tận được.
–Trích từ Âm luật vô tình 2
Cảm ơn GH, mình để ý mỗi lúc mẹ chửi người mắt thường ngầu đỏ và thường hay giận dữ vào lúc đêm khuya, sáng sớm và buổi trưa. Nhưng thường sau đó lại chẳng nhớ gì cả, chỉ khổ cho mọi người xung quanh. Những lúc như vậy mình có nói gì mẹ cũng không nghe nên mình muốn xin mọi người 1 bài kinh hoàn chỉnh để từ từ khuyên mẹ đoc ạ.A Di Đà Phật
A Di Đà Phật,
Nhưng lúc bình thường mẹ có thường tức giận đối với người khác không? Lúc mẹ mắng nhiếc thì thường là do có chuyện gì đó không vừa ý nên bắt đầu cãi cọ hay là chỉ tự nhiên cũng la mắng? Nếu sự thật mẹ chẳng nhớ việc mẹ la mắng người, khả năng rất cao đó là oan gia khiến mẹ làm như vậy, nên mẹ mới tự mình không nhớ biết gì cả.
Nhàn nên nói vói mọi người hãy thông cảm cho mẹ, đừng lấy những lời mắng nhiếc đó làm phiền não, buồn rầu, vì chắc mẹ cũng không muốn như vậy. Nói theo tiếng nhân gian là chắc mẹ bị ‘ma phá’ nên mọi người đừng cho lời mắng chửi là thật mà buồn khổ làm gì…vì sau đó mẹ cũng đâu có nhớ gì..
Chắc là mẹ có oan gia đời trước thường bên cạnh, hoặc của đời này..do sát sanh nhiều. Nhàn khuyên mẹ đừng sát sanh nữa, từ những con trùng trong nhà cũng đừng giết, cho đến chỉ nên mua đồ vật đã chết ăn thôi, đừng mua con vật còn sống, để không kết thêm oan gia và nghiệp chướng. Nếu ăn chay thì càng tốt, vì ăn chay khiến người từ từ trở nên từ bi và hiền dịu hơn.
GH nghĩ nên dạy cho mẹ thường niệm A Di Đà Phật, hoặc niệm Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát để gieo căn lành. Thường niệm Quán Âm bồ tát thì nhờ Ngài gia bị sẽ giảm đc tánh sân. Mẹ có tin Phật không? Nếu có, lúc mẹ tức giận đang la mắng thì Nhàn thử niệm lớn tiếng A Di Đà Phật hoặc Quán Âm Bồ Tát để mẹ nhớ đến Phật mà bình tĩnh lại… thử như vậy xem mẹ có dừng lại không. Nhàn cũng nên thường niệm A Di Đà Phật rồi hồi hướng cho mẹ, thì mẹ sẽ tiêu trừ đc nghiệp chướng.
Ngoài ra GH nghĩ bạn nên đọc ít nhất 3 lần, cho đến 7 lần kinh Địa Tạng Bồ Tát rồi hồi hướng cho oan gia của mẹ từ vô lượng kiếp đến nay. Nếu có thể thì Nhàn nên xem qua kinh từ đầu đến cuối một lần trước, để đến khi đọc trước hình Phật thì đừng khởi vọng tưởng rằng câu này nghe lạ vậy, câu kia nghĩa là gì, vv.. vì nếu như vây gọi là vọng tưởng, sẽ giảm tác dụng. Hãy đọc từ đầu cho đến cuối, đừng nghĩ chuyện gì khác, đừng nói chuyện, ăn uống vv, đọc không nghỉ cho đến hết bộ kinh hiểu quả sẽ tốt hơn là chia ra đọc. GH đọc thì 1t45p còn nếu Nhàn mới đọc có thể 2t hoặc 2 tiếng rưỡi. Nếu đọc hết tới cuối bài càng tốt, còn không thì đọc đến câu ”Quyển hạ hết” , thì hồi hướng công đức cũng đc rồi.
Sắp xếp chỗ yên tĩnh đọc 3 đến 7 lần, mỗi lần đọc xong rồi hồi hướng cho oan gia của mẹ, xem mẹ có đỡ dần không. Nếu có thể khuyên mẹ tự đọc thì càng tốt nhé. Kinh này: http://www.duongvecoitinh.com/audio/kinh-dia-tang-bo-tat-bon-nguyen/kinh-dia-tang-bo-tat-bon-nguyen.pdf
GH nghĩ kinh này sẽ giúp ích cho việc mẹ thường sân giận vô cớ. Còn nếu cần bài sám hối khẩu nghiệp thì đây: https://www.youtube.com/watch?v=IoP74arVfoc
Cuối cùng là GH muốn tán thán tấm lòng của bạn đối với mẹ, vì thời nay những người quan tâm đến mẹ cha rất là ít. Chúc bạn thường an lạc.
Vâng ạ cảm ơn Gia hữu, mình sẽ cố gắng thuyết phục mẹ đọc kinh. Có lúc mẹ tin Phật nhưng những anh em họ của Nhàn lại bảo do ông nội ngày trước làm thầy cúng nên ko theo Phật và mẹ cũng tin điều đó nên bây giờ việc thuyết phục mẹ hơi khó khăn, mình chỉ mong mẹ đc khỏe mạnh bớt chửi mắng người vô cớ thì tự nhiên trong nhà sẽ vui vẻ lên.
Cảm ơn Gia Hữu và chúc ban an lạc.