Thiền sư Bạch Ẩn ở Nhật Bản có một tục gia đệ tử. Người này thường đến than thở rằng cha của y dù tuổi đã cao, vẫn cứ mải mê làm việc kiếm tiền chứ chẳng chịu tu niệm gì cả. Mỗi lần y nhắc nhở thì ông cụ quả quyết: “Nếu chuyện tu hành mà té tiền té bạc thì hãy nói với ta, bằng không thì đừng hòng!”.
Hôm nọ, nghe xong nỗi băn khoăn của người đệ tử, Thiền sư Bạch Ẩn bảo: “Chiều nay con về bảo với cha con rằng: Hòa thượng Bạch Ẩn bận bịu công việc quá đỗi nên không thể tu hành như ý muốn được. Ngài nhờ con tìm một người tu mướn. Cứ mười chuỗi niệm Phật là một quan tiền. Cần chọn người tuổi cao như cha. Người làm mướn có thể lãnh tiền mỗi ngày hoặc hàng tuần cũng được”.
Người đệ tử y lời về thưa với cha mình. Nhận thấy rằng đây là một công việc làm ăn té tiền té bạc hẳn hoi, ông lão sốt sắng nhận lời. Thêm vào đó, ngoài mười xâu chuỗi niệm Phật ăn tiền, ông còn hoan hỷ khuyến mãi biếu không cho Hòa thượng hai xâu nữa.
Giao kèo đã ký kết, ông cụ cứ đến chùa lãnh tiền hàng ngày. Về sau để khỏi mất thời giờ, cụ để dồn hàng tuần mới lãnh.
Bẵng đi một thời gian không thấy cụ đến lãnh tiền. Người con theo lời dạy của Hòa thượng, cứ để cha già làm theo ý muốn. Ngoài ba bữa ăn, ông cụ ngồi ngay ngắn trước điện Phật… mà làm mướn. Cho đến một hôm, thấy cha mình cơ hồ đã ngưng lần chuỗi, mắt khép nhẹ, hơi thở điều hòa, nhẹ nhàng. Người con liền đến báo tin Hòa thượng hay.
Thiền sư Bạch Ẩn đến tận nơi quan sát. Thấy cụ già có dáng người có hơi nghiêng, do tuổi tác chất chồng, nhưng mặt mũi hồng hào. Gương mặt ông phảng phất một niềm bình thản khinh an. Ngài nói khẽ với người con như một hơi gió thoảng: “Cha con đã nhập định”.
Thiền sư Bạch Ẩn đã dạy thiền cho ông cụ bằng cách ấy. (Theo Truyện cổ Phật giáo Nhật Bản)
Bài học đạo lý:
Có một người cha đã đọc câu chuyện “Cụ già tu mướn” và thấy rằng đây là một câu chuyện rất hay! Thiền sư Bạch Ẩn (Hakuin Ekaku, 1685-1768) đã rất giỏi khi dùng phương tiện để đạt cứu cánh. Và người cha kia đã học theo cách này để dạy một cậu con trai mới vào lớp một, vì cậu ta không được chăm chỉ cho lắm, có thể nói là ham chơi nhiều hơn học. Người cha đã nói với con nếu có được một điểm 10, ông sẽ thưởng cho cậu một ngàn đồng. Nghe vậy cậu ta khoái quá, hăng say học quên cả chơi, ngày nào tối thiểu cậu ta cũng có được một hoặc hai điểm 10. Sau một học kỳ, cậu ta rất vui mừng vì đã biết đọc. Cậu hí hửng đem con heo đất đầy tiền thưởng tặng bố và nói một câu ngắn gọn: “Con không lấy tiền của bố nữa đâu!”.
Thế mới biết, để dẫn dắt một người mê quay về con đường tỉnh thức là rất khó, nhưng không phải không làm được. Điều quan trọng là phải có những bậc thầy giỏi như Thiền sư Bạch Ẩn. Thiền sư là người có trí tuệ, biết ông cụ đang say sưa mê mải kiếm tiền, chưa thích thú việc tu. Vì chưa tu học, cho nên ông cụ chưa biết những lợi lạc của việc tĩnh tâm tu niệm. Thiền sư đã nghĩ ra cách thuê tiền để cho ông cụ “tu mướn”, vì ông đang thích tiền. Sau một thời gian “tu mướn” không lâu, ông cụ đã chuyển sang tu thật vì cảm nhận được nhiều điều lợi ích.
Hiện nay, không ít những gia đình có các thành viên rất siêng năng tu học, nhưng những người khác lại chỉ lo kiếm tiền, không quan tâm đến chuyện tu tâm, dưỡng tánh. Tất nhiên, việc kiếm tiền phục vụ cho đời sống là quan trọng nhưng cũng không được xao lãng việc tu, nếu không ta sẽ rơi vào con đường bất thiện. Điều trăn trở của vị đệ tử trong câu chuyện trên cũng là niềm trăn trở chung cho rất nhiều người Phật tử. May sao còn có những ngôi chùa và không thiếu những vị thầy giỏi để có thể giúp cho chúng ta hóa giải những bài toán khó mà mỗi gia đình đang gặp phải như gia đình của vị đệ tử trong câu chuyện “Cụ già tu mướn” kia.
Lê Đàn
A Di Đà Phật.
Xin chào các liên hữu, các bạn đồng tu. HA có một việc muốn thỉnh cầu các bạn góp ý và chia sẻ. HA đưa việc này lên đây ắt các bạn ít nhiều cũng hình dung ra. Vâng, HA đang “thuê một người niệm Phật” gần giống như câu chuyện trên nhưng chỉ khác ở chỗ người này không phải vì tham tiền mà niệm Phật, anh rất là nghèo khổ. Hiện tại thu nhập mỗi tháng của 2 vợ chồng anh chỉ vẻn vẹn khoảng 1,4-1,5 triệu đồng nên anh thường xuyên mượn tiền tứ xứ vì không thể đủ trang trải cho cuộc sống.
Câu chuyện “thuê người niệm Phật” chỉ là sự bất giác mà HA gặp phải bởi một hôm HA đưa chuyện của PS Đạo Chứng kể cho 1 người em họ (người này cũng chay trường, niệm Phật) về 2 người, 2 anh em tu hành đi hành hương lên núi nhưng đây là hai người rất nghèo, họ phải mặc chung một chiếc quần ngoài 2 chiếc họ đang mặc (nghĩa là khi người này thay thì người khác phải chờ). Khi họ đi lên nứi thì gặp một người còn nghèo hơn họ nữa. Người này mặc một chiếc quần rách tơi tả và không có chiếc khác để thay. Người này khi gặp 2 anh em nhà kia bèn ngỏ lời xin chiếc quần chung mà họ đang mang theo. Hai anh em nghĩ đi nghĩ lại rồi quyết định không cho. Người nghèo kia sau đó bèn nói “đây là cơ hội cuối cùng của hai người, có cho xin chiếc quần không?” Hai anh em suy nghĩ tiếp hồi lâu rồi quyết định không cho. Sau đó họ cất bước, người nghèo rách rưới kia cũng tự biến mất vào hư không. Hai anh em nọ đến đây thì tỏ rất là tiếc nuối.
Câu chuyện trên là có thật do PS Đạo Chứng kể về chuyến đi hành hương. Người rách rưới kia là một vị Bồ tát hiện ra để thực hiện một bài khảo thí cho hai người tu hành nhưng họ đã để luống qua.
HA khi kể cho người em họ nghe câu chuyện, sau đó nói với người em họ rằng “khi nào có ai xin quần thì nhớ cho họ nha” cũng chỉ là nói vui thôi. HA sau đó bất giác nghĩ “nếu ai bây giờ xin một nửa số tiền mà mình đang có (khoảng vài chục triệu) thì cũng sẽ cho ngay”. Sáng hôm sau, HA nhận được một cú điện thoại xin mượn tiền. Một người bạn học hồi đại học hơn HA vài tuổi. HA cũng biết anh này rất túng thiếu nhưng đây là lần đầu anh hỏi mượn tiền nên nói “2 triệu được không anh?” anh đồng ý. Qua tới chiều anh lại gọi điện cho HA nói bây giờ anh cần 4 triệu, em gửi gấp cho anh. Thế là sáng hôm sau HA đi tìm ngân hàng để gửi (vì thứ 7 NH không làm việc). Tìm khắp vài con phố ở quận 1 nhưng không thể gửi được nên đầu tuần tiếp đó anh mới nhận được tiền.
Sau đó không lâu anh này lại mượn tiền tiếp (thực ra là xin vì anh không thể trả). HA có số tiền khá là ít ỏi dành để lo cho cha mẹ khi bất ngờ gặp việc lớn vì cha mẹ đều già cả. HA bất chợt nghĩ, hay là mình bớt chi tiêu đi nữa để giúp anh. HA nghĩ lại chuyện anh mượn tiền như một sự khảo thí (nghĩ vậy thôi nhưng không phải vì thế mà HA mới cho anh mượn tiền). Sau đó HA lại nghĩ đến tên của anh là Thanh Hải (biển thanh tịnh), biết đâu người này lại có duyên lành với Phật pháp nên nghĩ ngay đến việc gắn chuyện giúp anh tiền nong kèm theo việc bảo anh niệm Phật. Sau khi HA nói chuyện ĐT với anh, anh liền đồng ý niệm Phật. Ngày sau đó anh cũng đi chùa (chùa gì đó lớn nhất Nghệ An). Sau này thỉnh thoảng anh lại nhắn là anh đang niệm Phật để có tiền. Khi thì anh hỏi mượn tiền.
Vì chuyện này khá là đặc biệt nên HA muốn nhờ các LH, các bạn đồng tu phát tâm giúp anh trước là để vơi đi nỗi túng thiếu, bệnh tật của anh (anh cũng đang bị một số bệnh, đã 54 tuổi mà chưa có con cái). Sau là để anh có điều kiện niệm Phật. Nếu các LH, các bạn đồng tu giúp anh xin một việc làm có thu nhập kha khá để trang trải cho cuộc sống. HA tự mình không thể lo cho anh được.
HA cũng thỉnh cầu có bạn nào ở Vinh, Nghệ An giúp anh cách niệm Phật cầu vãng sanh Cực Lạc (hiện anh chỉ biết niệm Phật để có tiền, niệm Phật để hồi hướng cho cha mẹ siêu thoát).
Nếu quý LH, các bạn đồng tu có sự giúp đỡ xin báo cho HA biết số tiền gửi cho anh để kiểm soát mức chi tiêu của anh vì nếu có nhiều tiền cũng chưa hẳn đã tốt cho anh. HA nghĩ anh cần một tháng chừng 3 triệu đồng.
Email của HA là: [email protected] hoặc DĐ 093.685.4568
Gửi cho anh tới TK: Nguyễn Thanh Hải, 711A.3349.1777 Ngân hàng công thương chi nhánh TP Vinh – Nghệ An.
Nghề nghiệp của anh là kỹ sư địa chất công trình, anh có thể dạy toán cấp 2.
Thỉnh cầu các LH, các bạn đồng tu chia sẻ, giúp đỡ. Điều cần thiết là có thể giúp anh có được việc làm và tự nuôi mình. Xin cám ơn. A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Bạn CS Hoằng Ấn,
1. Các pháp của Phật đều là Phật pháp, nhưng tuỳ căn cơ, tuỳ duyên, tuỳ thời khắc để khéo léo dụng pháp, bằng không hoặc không có tác dụng, hoặc sẽ gây hệ quả cho cả đôi bên.
2. Bạn phải hiểu thật chuẩn xác cụm từ “Thuê người niệm Phật”. Thực tế bạn đang bị kẹt trong pháp, nghĩa là đang dụng pháp nhưng với tâm vọng cầu. Pháp của Phật chẳng thể vọng cầu mà phải khởi lên từ sự giác ngộ. Người không giác ngộ, không chịu giác ngộ mà dẫn, truyền, khai pháp cho họ, chỉ tạo tai hoạ.
3. Tâm từ bi phải đặt đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng và đúng pháp. Ngược lại cũng sẽ là tai hoạ.
4. Trong cuộc sống đời thường có những đối tượng chúng ta nên dùng pháp thế gian để mà đối đãi: vay vay hẳn, xin xin hẳn. Chẳng thể nhập nhằng giữa vay và xin, làm thế lợi bất cập hại.
5. Một người thực sự có tâm cầu đạo họ tự phải biết nhân quả, nhân quả không thông, dẫu tu đạo cũng chỉ dối mình, dối người, nhưng nếu thông họ phải tự tìm cách để gieo nhân thiện rồi tự dần chuyển hoá.
Việc hàng ngày niệm Phật để cầu có tiền của người quen bạn, cho thấy đó chẳng phải là tâm cầu đạo. Bạn phải thận trọng, bởi ích đâu chưa thấy nhưng hại đã cận kề.
TĐ
A Di đà Phật, chào Trung Đạo. Hoằng Ẩn tôi chẳng muốn cãi lý đúng sai với ai đâu vì còn thấy đúng sai thì còn đâu trung đạo. Vì trung đạo là không còn dính mắc vào tâm thức nhị nguyên thấy có đúng có sai, có cao – thấp, có trên – dưới, có được – mất, có thật – giả…
HA tôi học theo cách của Tổ Thứ 5 Tịnh độ đấy: Đại sư Thiếu Khang vào lúc Ngài còn tại thế đi vào làng cứ gặp đám trẻ thì nói “niệm 1 câu Nam mô A Di Đả Phật đi cho một xu tiền”, lần sau thì tăng lên 10 niệm một xu tiền. Cứ thế người cả làng đó sau rất nhiều người biết niệm Phật. Nếu cho rằng làm vậy thì bọn trẻ sẽ tăng lòng tham, hay như bạn nói “lòng từ bi đặt không đúng chỗ”.
HA tôi tự thấy mình chẳng có lòng từ bi gì mấy nên có gì mà đặt? Thấy bạn cũ vô cùng là khốn khổ và bệnh tật mới gửi tiền giúp bạn để trưởng dưỡng lòng từ bi. Nếu bạn đọc kỹ PĐ sẽ thấy tôi còn bảo anh niệm Phật rồi hồi hướng cho cha mẹ anh ấy. Hơn thế nữa, tôi còn tìm người (ở Vinh) dạy anh niệm Phật cầu sanh Tây Phương (xem lại PĐ nhé).
Nếu bạn hiểu đầy đủ DIỆU LỰC VÔ ÚY BẤT KHẢ TƯ NGHỊ CỦA NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT thì bạn sẽ hiểu tại sao Tổ lại “làm hư” bọn trẻ bằng cách trả tiền cho chúng niệm Phật.
Trong kinh Niệm Phật Ba La Mật Bồ Tát Quán Thế Âm dạy: “Bất cứ chúng sanh nào nhất tâm xưng niệm danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật, dẫu với TÂM THÁI NÀO ĐI NỮA, thuận ý hoặc NGHỊCH Ý, ham thích hoặc CHÓNG TRÁI, đều thâu hoạch vô số Trí Lực bất tư nghị.”
Câu niệm Phật không dễ dàng hiểu hết diệu dụng đâu bạn ạ. Diệu dụng đó chính là Diệu Lực Vô Úy mà phật nói trong kinh Niệm Phật Ba La Mật. Trong kinh Vô Lượng Thọ, Phật dạy “chỉ Phật cùng Phật mới hiểu hết”.
HA tôi không phải muốn đưa việc này lên đây để xin góp ý gì, nếu ai có chút điều kiện thì giúp cho anh chút cơm ăn lúc đói, kiếm việc cho anh làm, giúp anh niệm Phật cầu sanh Tây Phương (anh này khá biết nghe lời). Đó có lẽ cũng là lòng từ bi đặt đúng chỗ?. Chào nhé bạn, A Di đà Phật.
Con chào các chú. nhờ comment này mà con đã có nhiều cách để giúp cho mọi người có cơ duyên niệm phật Hay quá. Con cám ơn ạ.
Con thì cũng chẳng thể giúp gì nổi. Trường cấp hai gần nhà con cũng hình như là làm hợp đồng mà. ko biết bây giờ họ còn không nữa. Nếu còn con lh với chú nha. Nhưng nhà con ở yên bái ko biết có xa không nhỉ. Con cám ơn
A Di Đà Phật.
Chào Thăng, con thật là từ bi, chú đó chỉ biết dạy kèm thôi con vì chú không phải là giáo viên mà chỉ học giỏi môn toán nên có thể dạy kèm h/s cấp 2. Chúc con học Phật được tốt, niệm Phật nhiều nha, A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Bạn CS Hoằng Ẩn,
Phải khéo mà quán cái ngã của bạn, bởi TĐ thấy mỗi ngày nó một thêm lớn đó.
Trong Kinh Kim Cang Luận Ngài Bồ Tát Văn Thù hỏi Phật: „Tri kiến thế nào gọi là ngũ nhãn?
Thế Tôn nói: Nhục nhãn chỉ thấy được chỗ tối, thấy trước mắt chớ không thấy sau lưng. Thiên nhãn trước sau, trong ngoài, núi gò, vách đá đều thấy thông suốt không ngăn ngại. Huệ nhãn thấy được nghĩa lý trong văn tự cạn sâu và nhân quả lành dữ kiếp trước kiếp sau, rõ rệt như chỉ trong bàn tay. Pháp nhãn thấy được cái phương tiện pháp của chư Phật trong ba đời và hiểu được các pháp phương tiện tùy theo căn cơ cao thấp mà truyền đạo không sai lạc, như bệnh nào cho thuốc nấy. Phật nhãn tròn sáng chói khắp, trước kiếp vô thỉ, sau kiếp vô chung tất cả nhân quả như thấy trước mắt, mảy lông cộng tóc không sót“.
Hạng phàm phu chúng ta chỉ có nhục nhãn, mới „chỉ thấy được chỗ tối, thấy trước mắt chứ chưa thấy sau lưng“. Có đứng trong bóng tối cũng chỉ nhận ra được bóng tối chứ chẳng biết trong tối có gì? có đứng dưới bóng cây cũng chỉ nhìn thấy bóng chứ chẳng nhìn thấy cây. Vì thế phải cẩn trọng lắm khi áp dụng lời nói và hành vi của chư Tổ và chư Bồ tát. Tại sao? Vì họ là các bậc đại trí có thể đọc được mạng căn, tâm địa của chúng sanh, vì vậy mà các pháp của họ dụng đều mang lại lợi lạc thiết thực cho chúng sanh và khiến cho chúng sanh chẳng bị đoạ lạc.
Đó là điều TĐ muốn chia sẻ cùng bạn và các vị Liên hữu khác. Nếu bạn (các bạn) hoan hỉ đón nhận thì lợi lạc đã chẳng thể nghĩ bàn rồi.
TĐ
A Di Đà Phật,
HA xin tiếp thu ý kiến của bạn và của mọi người. Vì HA chỉ là phàm phu nghiệp nặng, chướng sâu nên có chi sơ suất mong được lượng thứ.
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật