HỎI: Chúng tôi chuyên tu tập theo pháp môn Tịnh độ, niệm Thánh hiệu Phật A Di Đà. Hiện có người khuyên nên niệm sáu chữ (Nam mô A Di Đà Phật), có người bảo nên niệm bốn chữ (A Di Đà Phật), vậy tôi nên niệm theo cách nào? Nhất tâm bất loạn là sao? Có người cho rằng niệm Phật phải chí thành, tiếng nào chắc tiếng ấy là nhất tâm bất loạn. Người khác lại nói niệm Phật liên tục không gián đoạn cho đến khi tâm không còn vọng tưởng mới đạt nhất tâm bất loạn. Thế nào là “lão thật niệm Phật”? Niệm sâu và niệm cạn là thế nào? Kết quả ra sao?
VÕ THIỆN ĐỨC, Đồng Tháp; TRẦN HỮU ĐỊNH, Sóc Trăng
ĐÁP: Bạn Võ Thiện Đức và Trần Hữu Định thân mến!
Niệm Thánh hiệu Phật A Di Đà là pháp môn Trì danh niệm Phật, rất phổ biến cho các hành giả tu tập theo tông Tịnh độ. Trì danh niệm Phật hiện có hai cách: niệm sáu chữ (Nam mô A Di Đà Phật) và niệm bốn chữ (A Di Đà Phật). Niệm theo cách nào cũng được, không bắt buộc phải niệm theo bốn hay sáu chữ, tùy thuộc thói quen, sự huân tập của mỗi người.
Về nhất tâm bất loạn, theo Hòa thượng Thích Thiền Tâm: “Nhất tâm là chỉ có một tâm niệm Phật và bất loạn là lòng không rối loạn duyên tưởng cảnh nào ngoài cảnh niệm Phật” (Niệm Phật thập yếu, THPG TP.HCM ấn hành, 1991, tr.194). Nhất tâm có hai, Sự và Lý: Khi hành giả tâm chuyên chú sáu chữ hồng danh, lâu ngày tạp niệm đều dứt, đi đứng nằm ngồi chỉ có một câu niệm Phật hiện tiền, gọi là Sự nhất tâm. Trên nền tảng của Sự nhất tâm, tiếp tục dụng công đến chỗ tâm địa rỗng suốt, ngộ vào thật tướng. Khi ấy hiện tại tức là Tây phương, tánh mình chính là Di Đà. Đây là cảnh giới Lý nhất tâm (Sđd, tr.212).
Theo Hòa thượng Tịnh Không, vị pháp sư hoằng truyền pháp môn Niệm Phật người Trung Quốc nổi tiếng trên thế giới hiện nay thì: “Công phu đến “nhất tâm bất loạn” thường được chia ra ba hạng: thượng, trung, hạ. Công phu mức thượng gọi là “Lý nhất tâm bất loạn” có cùng một cảnh giới với mức “minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật” trong Thiền tông. Kế đó là “Sự nhất tâm bất loạn” tức đoạn dứt kiến tư phiền não, công phu này tương đương với bậc A la hán. Mức thấp nhất gọi là “Công phu thành phiến”. Rất ít người có thể đạt được công phu mức thượng và mức trung, nhưng “công phu thành phiến” đích thật là ai cũng có thể đạt được. Trong vòng 24 giờ đồng hồ trong tâm chỉ có A Di Đà Phật, ngoài ra không khởi lên một vọng niệm gì khác, gọi là “Công phu thành phiến”.
Như vậy, “niệm Phật liên tục không gián đoạn cho đến khi tâm không còn vọng tưởng” chỉ là Sự nhất tâm hoặc Công phu thành phiến mà thôi. Ngoài ra, vấn đề “niệm Phật phải chí thành, tiếng nào chắc tiếng ấy là nhất tâm bất loạn” là dựa theo quan điểm “Tán tâm niệm Phật vẫn được vãng sanh” của ngài Pháp Nhiên (1133-1212), Sơ tổ Tịnh Độ tông Nhật Bản. Theo Tổ Pháp Nhiên: “Nhất tâm bất loạn nghĩa là khi niệm Phật, tâm không tán loạn, dùng tín tâm chí thành mà chuyên niệm Phật danh” bởi “Đã sinh ra làm người trong cõi tán địa này, tâm làm sao khỏi tán loạn được. Tán tâm niệm Phật mà được vãng sinh là chỗ đáng quý của bổn nguyện vậy”. Quan niệm này chú trọng vào tâm chí thành, nguyện tha thiết trong khi trì niệm danh hiệu Phật, nhất tâm hay không chưa phải là vấn đề quan trọng, đã khuyến tấn nhiều người phát tâm niệm Phật dù cho bản thân còn nhiều hệ lụy bởi phước mỏng nghiệp dày.
Đối với vấn đề “lão thật niệm Phật”, lão thật là rất thật thà, rất chân thật, không một mảy may nghi ngờ, toan tính hay vọng cầu. Niệm Phật với tinh thần: Chỉ cần thật thà niệm, không cần hỏi tại sao (Đán chỉ lão thật niệm, bất tất vấn như hà) chính là lão thật niệm Phật.
Niệm sâu và niệm cạn là mức độ nhất tâm của hành giả khi dụng công niệm danh hiệu Phật. Đại sư Ngẫu Ích có dạy: “Được vãng sanh hay không toàn là do có tín nguyện hay không. Phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Theo Đại sư: “Người đã tin sâu, nguyện thiết niệm Phật, nhưng lúc niệm Phật, tâm nhiều tán loạn thì sinh ở hàng Hạ phẩm hạ sinh. Tín sâu, nguyện thiết niệm Phật, nhưng lúc niệm Phật tán loạn giảm thiểu thì sinh ở hàng Hạ phẩm trung sinh. Tin sâu, nguyện thiết niệm Phật, nhưng lúc niệm Phật lại chẳng tán loạn thì sinh ở hàng Hạ phẩm thượng sinh. Niệm đến Sự nhất tâm bất loạn, chẳng khởi tham, sân, si thì thuộc vào ba phẩm Trung sinh. Niệm đến Lý nhất tâm bất loạn, đoạn Kiến tư hoặc hay Trần sa hoặc và cũng hàng phục được vô minh thì thuộc vào ba phẩm Thượng sinh. Vì thế, Tín-Nguyện trì danh niệm Phật có thể sinh trong chín phẩm, thật đích xác và rõ ràng” (Thích Định Thông, Ngẫu Ích Đại sư- Hành trạng và Pháp ngữ). Chúc các bạn tinh tấn!
Tổ tư vấn Giác Ngộ
Chi Thanh Ngan Than men,
Toi la nguoi dao cong giao ngung nguong mo chi va muon lien lac voi chi de tu tap nhu chi. Toi khong co dia chi E-mail cua chi. Vay neu chi nhan duoc mail nay lam on reply dia chi Email [email protected]
Rat cam on chi
canhngoc
Đường Về Cõi Tịnh: Xin đạo hữu cố gắng tập viết tiếng Việt có dấu cho trọn vẹn ngôn ngữ đẹp của nước mình. A Di Đà Phật.
Kính thưa quý thiện tri thức,
Trong kinh A Di Đà đức từ phụ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật có dạy như sau: “… Xá-Lợi-Phất! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghe nói đức Phật A Di Ðà, rồi chấp trì danh hiệu của đức Phật đó, hoặc trong một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, hoặc sáu ngày, hoặc bẩy ngày, một lòng không tạp loạn.
Thời người đó đến lúc lâm chung đức Phật A Di Ðà cùng hàng Thánh Chúng hiện thân ở trước người đó…”
Xin được phép hỏi: trong một ngày, hai ngày,… một lòng không tạp loạn … có phải là người chấp trì danh hiệu của đức Phật A Di Đà buông bỏ tất cả công việc thường nhật và chỉ ngồi niệm Phật, hay là vẫn sinh hoạt bình thường nhưng miễn sao trong lòng niệm Phật mà lòng không tạp loạn là được? Xin quý thiện tri thức hoan hỹ chỉ điểm cho sự thắc mắc này.
Kính ghi,
Tuệ An
Theo Kinh A Di Đà Đúng Như lời quý giả vừa nói .chỉ cần Nhất Tâm niệm hồng danh A Di Đà thì sẽ được chư Phật chư Bồ Tát tiếp dẩn vãng sanh cực lạc .Khi niệm Phật không cần ngồi một chổ chỉ cần giữ tâm cho an trụ vào tiếng niệm Phật đừng sanh vọng tưởng là được , chứ không bắt buộc ngồi một nơi . Nhưng ngồi tại một địa điểm thích hợp có thể tăng công năng niệm Phật tâm ít sanh vọng tưởng hơn .Biết là lời kinh như thế nhưng phải hành trì cho thuần thục thành thói quen đừng nghĩ là ta đã niệm Phật được 2-3 ngày rồi không thực hành công phu tu tập thì thật khó vãng sanh . Niệm Phật làm sao phải chắc chắn khi lìa bỏ thân mạng này liền được sanh cực lạc thì không ngoài gì ra cứ tu hành tinh tấn lên từng ngày , lúc rảnh cứ niệm phật đừng nghĩ chuyện này chuyện kia thì ta nắm chắc phần thắng trong tay .Chúc hành giả tu hành tinh tấn và luôn an lạc trong ánh hào quang của Như Lai .
Liên hữu Tuệ An thân mến,
Mặc dù Hữu Minh đã đọc được câu hỏi của liên hữu từ ngày đầu tiên bạn đăng, nhưng Hữu Minh không dám trả lời vì câu hỏi này không phải là một câu hỏi tầm thường. Người hỏi ắt hẳn cũng không phải là người mới tu tập pháp môn Tịnh Độ và câu trả lời cần phải chính xác không thể sai vì nếu giải nghĩa sai không đúng ý Phật trong kinh, nhỡ không may có người đọc và tin phải là nguy to. Tội này sẽ bị đọa địa ngục không biết ngày nào ra. Sau một thời gian đắn đo suy nghĩ, Hữu Minh đã đọc và nghe lại kinh luận của các chư tổ Tịnh Độ cũng như các bài viết của những thiện hữu tri thức khác, Hữu Minh xin đưa ra ít lời bàn thô thiển như vầy, gọi là để góp ý thêm cho vui với liên hữu LêKha ở trên đã cho những lời khuyên cũng hữu ích lắm rồi. Hữu Minh không có ý làm thầy hay tỏ ra hiểu biết hơn ai cả đâu nhé.
Trong đoạn kinh “chấp trì danh hiệu của đức Phật đó, hoặc trong một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, hoặc sáu ngày, hoặc bẩy ngày, một lòng không tạp loạn“, câu “một lòng không tạp loạn” trong kinh A Di Đà mà đức Phật Thích Ca muốn nói ở đây là chỉ cho các bậc thượng căn thượng trí. Hay đúng hơn đó là cảnh giới Nhất Tâm Bất Loạn của người đã đoạn hết kiến – tư phiền não của bậc A La Hán. Hoặc cao hơn là thấy được lý tánh của mình của bậc Bồ Tát. Những vị nào đã đạt được tới các cảnh giới này thì không luận là ngồi một chỗ hay làm bất cứ công việc gì thì câu Phật hiệu vẫn tuôn tràn trong tâm dù là có ý niệm hay không niệm Phật mà lòng không hề có chút tạp niệm nào xen vào. Và điều chắn chắn rằng khi lâm chung họ sẽ được Phật cùng thánh chúng đến tiếp dẫn vãng sanh về các phẩm vị rất cao.
Nghe đến đây ắt hẳn liên hữu sẽ nghĩ “Chết rồi, niệm cho đến nhất tâm bất loạn thì làm sao người thời nay làm nổi? Như thế hàng phàm phu chúng ta mất phần vãng sanh hết sao?” Xin thưa, đừng lo. Vì trong kinh Vô Lượng Thọ, Phật A Di Đà đã từng nguyện rằng khi lâm chung chỉ cần chí tâm niệm từ 1 niệm cho tới 10 niệm (tức 1 hơi đến 10 hơi) cũng được vãng sanh kia mà. Tuy rằng phẩm vị của những người này không cao, nhưng chắc chắn sẽ được vãng sanh dự vào hàng bất thối bồ tát nơi cõi Tây Phương Cực Lạc, vĩnh viễn thoát ly nỗi khổ sanh tử luân hồi. Đây chính là cái diệu trong pháp môn Tịnh Độ. Trên là đẳng giác bồ tát cũng tu được. Dưới dù là kẻ mang ngũ trọng tội nhưng chưa đến nỗi phỉ báng chánh pháp nếu chí tâm sám hối niệm Phật cũng không mất phần.
Vậy nhé, chúc liên hữu Tuệ An luôn tinh tấn. Cứ lão thật niệm Phật y như lời lão pháp sư Tịnh Không chỉ dạy là niệm Phật cho thành phiến, suốt ngày cũng như đêm miệng không rời câu Phật hiệu. Khi nào tâm lỡ quên liền tự nhắc mình quay về. Suốt đời cứ thật thà như thế thì không cần phải hỏi ai khác rằng mình có được vãng sanh hay không.
A Di Đà Phật
Cứ sinh họat hàng ngày bình thường ngồi 1 luc’ mãi làm sao được?
Chúng ta thức giấc vào sáng sớm ngồi thẳng người và niệm rõ ràng danh hiệu A Di Đà Phật 10 lần với tâm chánh niệm, niệm lớn tiếng hay niệm thầm tùy theo ý muốn từng người. Chúng ta lập lại công phu này 9 lần nữa trong một ngày. Như vậy chúng ta công phu theo phương pháp này 10 lần trong mỗi ngày. Thời gian đó được đề nghị như sau:
1. Ngay khi vừa thức giấc buổi sáng sớm
2. Trước khi bắt đầu dùng điểm tâm
3. Sau khi dùng điểm tâm
4. Trước khi làm việc chính trong ngày
5. Sau khi làm xong việc chính trong ngày
6. Trước khi ăn trưa
7. Sau khi ăn trưa
8. Trước khi ăn tối
9.Sau khi ăn tối
10. Lúc trước khi đi ngủ
Quan trọng nhất là hành trì đều đặn. Sự gián đoạn, không kiên nhẫn khi hành trì sẽ làm giảm hiệu lực tác dụng. Nếu hành trì liên tục, tinh cần thì người tu sẽ thấy càng ngày thân tâm càng an lạc. Tinh tấn hành trì phương pháp niệm 10 danh hiệu A Di Đà Phật kết hợp với niềm tin và bản nguyện chân chính không thay đổi, chắc chắn bảo đảm tâm nguyện vãng sanh cõi Tây Phương Cực Lạc, cõi Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quang sẽ được thành tựu.
Đây là lời giảng dạy của Pháp sư Tịnh Không, các bạn có thể tham khảo trong cuốn sách “Niệm Phật thành Phật” nhà xuất bản Hồng Đức
Gui Tue An
Niem Phat tuc la niem danh hieu duc Phat A Di Da . Co the niem sau chu “Nam mo A Di Da Phat” hoac bon chu ” A Di Da Phat”. Niem phat cot yeu la de dat duoc trang thai ” nhat tam”, co nghia la mieng niem Phat thi tam phai tuong nho den Phạt . Khi mieng niem Phat ma tam dang suy nghi den chuyen khac,thi tam va khau chua tuong ung, luc do tam goi la “niem tran”, tam con tap loan . De duoc trang thai nay thi nguoi niem phat phai tap buong xa thi dan dan moi dut duoc niem trạn . Con niem phat ma van con lo moi thu, moi viec thi kho duoc nhat tam .Nguoi niem phat nen sap xep mot thoi khoa cu the moi dat duoc ket qua . Nen tranh bot chuyen thi phi cua doi, dung xen vao chuyen cua nguoi , nen tap it noi thi tot . it noi mot cau thi niem Phat duoc them mot cau . Tam phai luon nghi chuyen niem Phat, dung de y den tran canh, phai biet nghi moi viec xung quanh minh deu la vo thuong gia tam, duoc nhu vay thi tam moi khong đong . Moi ngay nen danh thoi gian de chuyen vao viec niem Phat, tri doc hoac tung kinh A Di Da hoac kinh Vo Luong Tho giup tang them hieu qua cho cong phu niem Phạt . Nguoi niem Phat nen tap tri trai va giu gioi, lam cac chuyen tich luy cong duc nhu phong sinh, bo thi tai, bo thi phap, bo thi vo uy . Phai co long tu, bi,hy , xa va biet nhan nhịn . Khuyen nguoi than niem Phat va giai thich cho moi nguoi hieu Niem Phat la co duong giai thoat cho tat ca moi nguoi o thoi dai mat phap nay . Phai co hieu voi cha me,khuyen cha me niem Phat de duoc vang sanh, lam duoc nhu vay thi coi nhu tra duoc dai hieu voi cha me . Nguoi niem Phat phai tu phuoc va hue song song, vua do minh va do nguoi khac , phai co long tin vung vang vao phap mon niem Phat se duoc vang thanh phat, phai phat nguyen cau vang sanh, va tri niem danh hieu Phạt . Hang ngay nen sang phat nguyen, chieu hoi huong cong duc niem phat cua minh . Bai ke phat nguyen nhu sau:
Nguyen sanh Tay phuong Tinh do trung
Cuu pham lien hoa vi phu mau
Hoa khai kien Phat ngo vo sanh
Bat thoi Bo Tat vi ban lu
nen nguyen cau su gia tri cua chu Phat va chu Bo tat, Long Than , ho Phap
Toi den truoc ban tho Phat nen thap huong sam hoi nghiep chuong cua minh, hoi huong cong duc niem Phat trong ngay cua mịnh bai ke nhu sau:
Nguyen dem cong duc nay
Trang nghiem Phat Tinh do
Tren den bon on nang
Duoi cuu kho ba duong
Neu co ke thay nge
Deu phat long Bo de
Het mot bao than nay
Dong sanh Cuc Lac quoc
Sau do nen doc lai bai ke hoi huong cong duc niem Phat cho chung sanh trong khap cac Phap gioi va hoi huong cong duc cho oan gia trai chu cua minh tu vo luong kiep cho den hien doi, cau cho ho duoc giai thoat . Cong duc la phuoc bao vo lau, minh co hoi huong tat ca thi cung khong mat di .Hoi huong cong duc cho chung sanh va oan than trai chu thi thay loi hoi huong vao vi tri cau thu hai cua bai ke .
Xin duoc chia se cung Tue An va chu vi dong tu nhung hieu biet con han hẹp . De tim hieu sau hon xin tim doc hoac nghe cac chuyen muc ve Tinh do nhu: huong que Cuc Lac, Tinh do hoac van, Niem Phat sam phap v.v .
Chuc Tue An som duoc Nhat tam
Nam Mo A Di Da Phat
Kính gởi Liên Hữu Trung Binh,
Xin chân thành cảm tạ liên hữu đã dành chút ít thì giờ chia sẽ những cảm nhận và lời khuyên chánh pháp trong việc niệm hồng danh của Đức từ Phụ A Di Đà.
Nam Mô A Di Đà Phật
Có thể cho mình biết các phương pháp niệm phật để đạt tới thành công được không ?
Nam Mô A Di Đà Phật
Mến chào Vinh
Phương pháp niệm Phật có rất nhiều, tùy theo căn cơ của mỗi người, cảm thấy thích hợp với cách nào thì chọn cách đó…
Bí quyết để thành công chính là :” Tin Sâu, Nguyện Thiết, Hành Chuyên “…
Cái đề tài này nói ra dài lắm, thôi thì bạn chịu khó tham khảo thêm ở các bài viết sau :
3 Cách Niệm Phật
Các Phương Pháp Niệm Phật
Khai Thị Niệm Phật Của 13 Vị Tổ Và Các Bậc Tôn Túc
Thôi,xin chào bạn
Nam Mô A Di Đà Phật
mong quý thầy giải thích gõ bằng tiếng việt có dấu để phật tử chúng con đọc dễ hiễu hơn .a-di đà phật.
khi đã chìm vào giấc ngủ, cách nào để thần thức luôn niệm phật mà không phải mê man mộng mị???
xin quý thầy cô, đạo hữu thưong tình chỉ dạy cho con
Gửi MINH DIỆU!Thật là khó cho việc này!Trong giấc ngủ mà mình làm chủ được thức thứ sáu của mình,là ý thức thật không phải là dễ.Ngủ là trạng thái của chết,cái chết ngắn.Đại khái khi bỏ báo thân của ta là cái chết dài.Khi chúng ta ngủ,tâm thức của chúng ta không làm chủ được hành vi,cảnh vật thay nhau mà chuyển,hành động thì buông lung.đôi khi quên mất là mình hằng ngày vẫn niệm Phật.Muốn trong giấc mộng mà tỉnh táo,thì hằng ngày chúng ta phải kimcang trì danh hiệu A DI ĐÀ PHẬT,BUÔNG XẢ VẠN DUYÊN,Mọi cảnh trần không duyên theo nó mà buông lung,khởi tâm động niệm thì chỉ nhớ Phật,các tập khí phải xả bỏ,chế ngự nó bằng câu A DI ĐÀ PHẬT,tập khí buông lung nhiều thì nó sẽ làm chủ mình trong khi ngủ,mình ham thích cái gì hằng ngày,thì khi ngủ nó sẽ hiển hiện,khi lâm chung cũng vậy.Người thích tiền,thích xe,thích nhà,thì khi Lâm chung tâm thức sẽ hiện ra các thứ ấy,chiêu cảm mà chúng ta thọ nghiệp.Thích yêu đương,ái lạc,tập khí sâu dày không tập bỏ dần,thì khi lâm chung cứ thế mà nó đến.Cái nào mạnh thì nó sẽ dẫn đầu.Hằng ngày A DI ĐÀ PHẬT , A DI ĐÀ PHẬT,THÌ khi lâm chung A DI ĐÀ PHẬT hiện tiền là vậy.Niệm nhiều thì A LAI DA thức sẽ chứa nhiều,lấp dần những tập khí,thì đến lúc giấc ngủ sẽ làm chủ được.Lúc gặp nguy cấp,gặp ác mộng thì A DI ĐÀ PHẬT cũng hiện trong tâm.Kính chúc Minh Diệu niệm Phật tinh tấn,phát bồ đề tâm kiên cố,hẹn gặp nhau ở Tây Phương CỰC LẠC.ADIDAPHAT
Nơi này có bài viết có thể trả lời cho thắc mắc của bạn: Giải Pháp Giúp Niệm Phật Lúc Ngủ
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2010/05/giai-phap-giup-niem-phat-trong-luc-ngu/
hang ngay thuong niem theo may niem phat suot ngay ,den luc toi 7h thuong doc bai nguyen vang sanh.sam phat nguyen,chu vang sang 5 bieng, chu dai bi 5 bieng,doc tam qui, danh le cac vi phat va bo tat ,xong doc hoi huong,sau do toi niem a di da phat khoan 30 phut .
xin hoi nhu vay co duoc hon co dung voi phap mon niem phat khong
kinh xin cac vi phat tuong lai giup do dum ,[xin goi ve email,de de nhan hon]
rat cam on
Tác hại của tiếng Việt không dấu:
http://www.youtube.com/watch?v=iih1tiZHpSo&feature=related
NAM MO A DI DA PHAT LA PHAP LUC CUA CA CAN-KHON VU-TRU,NEU SUA DOI,THI SE KHONG CON LA VO-BIEN NUA NHIEU NGUOI NIEM CHI CO 4 CHU;A DI DA PHAT,DOI VOI NGUOI TU PHAP MON NIEM PHAT LA CAU DUOC VANG-SANH CUC-LAC,KHONG TU THI THOI NEU DA PHAT-TAM TU-HOC THI PHAI HANH-TRI NGHIEM-CHINH THEO LOI DAY CUA PHAT TO LA;NAM MO A DI DA PHAT THI MOI CHAC CHAN DEN GIO LAM CHUNG
BAY TOI NOI CUC-LAC
NIEM CHU NAM DE KHAI-MO LUAN XA TAI TRUNG TIM CHAN MAY(TAM-TINH)
CHU MO DE KHAI MO LUAN XA TAI TRUNG-TIM BO-DAU(DINH-DAU).NGUOI TU NIEM PHAT NEU KHONG KHAI MO DUOC LUAN XA NAY THI CHI LA DA O COI DIA-TIEN,VAN CON LUAN-HOI,TU COI DIA TIEN MUON TU DI LEN COI THANH PHAI MAT HANG MAY TRAM NAM,MA CUNG CHUA CHAC CHUNG TA CON CO CO HOI LUAN-HOI LAM NGUOI NUA,NGUOI BINH-THUONG CHUA BIET NIEM PHAT,HO TIN PHAT,THUONG NGHI DEN PHAT THI HO CUNG CA M NHAN DUOC NHE NHANG,NHUNG KHONG THE THOAT VONG SANH TU LUAN-HOI,AI THICH LUAN-HOI XUONG THE GIAN NUA THI CU NIEM 4 CHU HOAC KHONG NIEM GI HET DO LA QUYEN TU DO CUA NGUOI DO,NEU KEU NGUOI TA NIEM 4 CHU DEN SAU NAY NGUOI TA SE KHIEU-NAI TOI PHAT-TO THI PHIEN PHUC LAM,CO THE NGUOI HUONG DAN BI ROT XUONG COI A TI DIA PHU CHO KHONG PHAI CHUYEN DON CHOI
HUONG-DAN Y NIEM NAM MO A DI DA PHAT,NIEM PHAT DE THANH PHAT;GIU TAM Y THANH TINH,TU TU TU-TIEN TU GIAI-NGHIEP,TU TRI BENH TAT NAN-Y TAN GOC RE,TRI TAM BENH THAM SAN, SI, HI ,NO, AI,O,DUC TU VO-THUY,TU LUC CANH-SINH,KHONG CON NHO THA LUC NUA,KHONG CAU AI HO-DO,CON VONG CAU THI KHONG THE VANG-SÂNHCUC-LAC,KHONG THANH-DAO TRONG KIEP NGUOI
HUONG-DAN Y NIEM NAM MO A DI DA PHAT;MIENG NGAM,CO LUOI DUNG NUOU RANG TREN,RANG KE RANG,KE NHE.NHIN THANG TRUNG-TIM CHAN MAY(DIEM GIUA HAI CHAN MAY,TAM TINH)DUNG Y NIEM CHAM,NHE;NAM MO A DI DA PHAT TAI TRUNG TIM BO-DAU(DINH,DAU,HUYET BACH-HOI)NIEM LIEN-TUC KHONG NGUNG NGHI,DAN DAN SE NGHE DUOC Y NIEM NAM MO A DI DA PHAT TAI TRUNG TIM BO-DAU,PHAI NIEM DOI-DOI,KIEP KIEP DE THOAT VONG SANH-TU LUAN-HOI,TRUONG-SANH BAT-TU NOI CUC-LAC NHU-PHAT
KINH-BAI
DANG VAN CONG,P.D;THICH THIEN THANH
Đường Về Cõi Tịnh: Cảm ơn đạo hữu đã gửi phúc đáp. Tuy nhiên đây không phải là pháp tu Tịnh Độ vì chư cổ đức không chỉ dạy niệm Phật để khai mở luân xa gì cả. Các cách niệm Phật khác như Thật Tướng Niệm Phật, Quán Tưởng Niệm Phật, Quán Tượng Niệm Phật là dành cho bậc thượng căn, căn trí nhanh lẹ. Cách niệm được các ngài chỉ dạy cho hàng hạ căn hạ trí chúng ta là chỉ cần Trì Danh Hiệu Phật, vừa niệm vừa nghe cho rõ ràng từng chữ mà thôi.
Khi đăng bài chúng tôi đề nghị bạn nên dùng font chữ nhỏ bình thường. Khi nào thật sự muốn nhấn mạnh điều gì thì mới cần viết hoa. Đã viết tiếng Việt thì chúng ta cũng nên viết cho trọn vẹn có dấu đầy đủ sẽ tạo cho người đọc một ấn tượng tốt đẹp hơn.
Em xin chào các vị tiền bối đi trước, em tên là Quý năm nay em được 19 tuổi vì một nhân duyên rất lớn mà em gặp được pháp môn Niệm Phật mỗi khi em nghe được hồng danh A Di Đà Phật hoặc Nam Mô A Di Đà Phật là em lại sinh ra tín tâm một cảm giác rất tự tại Nhưng em chưa có nhân duyên để vào nhà chùa hay vào khóa tu ( Em rất buồn là khi ở nhà em mỗi khi em bật những bài hát niệm Phật là anh em lại mắng em nhưng em cũng hiểu được lý do tại sao anh em lại làm thế mỗi lần như vậy là em lại thấy sót thương cho anh mình) Bây giờ em rất muốn các vị tiền bối đi trước hãy cho em một lời khuyên tốt nhất để làm sao khuyên anh mình cùng tu và đặc biệt là mẹ em người không cấm em mà bảo niệm Phật là rất tốt nhưng lại sợ em sẽ đi vào chùa.Qua đây em không muốn nói gì nhiều chắc các vị tiền bối cũng đã hiểu.
Em xin chân thành cảm ơn mọi người đã lắng nghe em rãi bày tâm sự.
Chào Đạo hữu! tôi có vài lời nhé!
Em nên dùng pháp môn niệm Phật hoặc nguyện theo quyển kinh mà mình tặng em đây vừa mỏng vừa ý nghĩa cho cầu nguyện của phật, mình có đạo tràng đây xin mời em. Tuy nhiên, bàn về việc Mẹ em không ủng hộ em đi chùa hãy nghe theo vì Mẹ em là Phật! không bàn nữa việc đi chùa. Còn anh em, do nghiệp duyên từ vô thỉ kiếp hãy thương em đó và khuyên dần bằng nhiều những câu chuyện nhiệm mẫu dần sẽ quen và ngộ đạo. chúc em thành cong tu tập. À đạo tràng chúng tôi tại Sài gòn!
Chào nhé, Chúc thân tâm an lac.
Thưa các thầy.
Khi niệm phật có thể niệm ở trong lòng được không hay nhất thiết phải phát ra tiếng.
Mong các thầy chỉ dạy.
Trên căn bản thì niệm Phật thầm hay niệm thành tiếng đều có công đức ngang nhau. Nhưng tùy vào căn cơ và trình độ tu tập của mỗi hành giả mà uyển chuyển. Nếu người niệm Phật đã niệm Phật lâu năm và có khả năng tự phản văn tốt (vừa niệm vừa nghe tiếng niệm của mình rõ ràng không sót câu Phật hiệu nào, đè bẹp được vọng tưởng) thì chuyện niệm thầm hay ra tiếng không là vấn đề nữa. Niệm thầm có thể giúp người niệm Phật niệm được lâu vì ít hao tốn sức, nhưng rất dễ làm cho hành giả rơi vào trạng thái hôn trầm, tâm tán loạn không tập trung vào câu Phật hiệu. Hành giả mới niệm Phật nên niệm ra tiếng, trừ khi nào vào những chốn bất tịnh chỉ nên niệm thầm.
A Di Đà Phật.
Tâm là phật phật là tâm chuyên chuyên nhất nhất niệm phật ắt được vãng sinh sang cực lạc quốc Nam Mô A Di Đà Phật không cần nói nhiều vậy là đủ rồi xong chuyện.
Con xin được hỏi, hàng ngày mở đĩa nghe Niệm Phật có giá trị, công năng như khi tự mình niệm Phật không ạ.Bạch các Thầy chỉ bảo. Nam mô A di đà Phât.
Con xin được hỏi cùng chư vị Phật Tử, hiện nay con đang ở bên Pháp, còn Mẹ con ở Việt Nam, Mẹ con bệnh nặng, một lòng muốn phát nguyện vãng sanh, xin chư vị giúp giùm cho con chỉ con biết cách nào con có thể tụng kinh giúp Mẹ con sớm buông bỏ tấm thân bệnh tật để được về nơi Thế Giới Phật A Di Đà.
Mẹ con đã quy y Tam Bảo, lúc Mẹ con bệnh nặng gia đình đã có mời Ban Hộ Niệm để trợ giúp Mẹ con được vãng sanh nhưng có lẽ nghiệp báo ở cõi đời của Mẹ con vẫn còn nên chưa thể ra đi, nay nhìn Mẹ ngày ngày chịu đau đớn lòng con chua xót quá, con lại ở xa không giúp được gì nên cúi xin Chư Vị giúp con có cách nào để con có thể tụng kinh niệm Phật thay cho Mẹ con được không ạ ?
Hằng ngày con vẫn niệm Chú Đại Bi và có phát nguyện vì Mẹ ăn chay 1 tháng để cầu xin cho Mẹ được nhẹ nhàng, thanh thản về Tây Phương Cực Lạc.
Con cần phải làm thêm điều gì nữa mới có thể giúp cho Mẹ con được ?
Chư Vị giúp trả lời sớm giùm con có được không ạ ?
Nam Mô A Di Đà Phật.
Hãy về nhà hộ niệm cho Mẹ cùng với mọi người. Dù bận cách mấy, dù xa cách mấy cũng phải bay về VN chăm sóc cho Mẹ vào lúc này, chẳng thể trễ nãi hay viện vì bất cứ lý do gì…Thời gian của Mẹ Thảo có hạn, phải nên tranh thủ về với Mẹ. Mẹ xa con, nay thấy con về tức lòng vui mừng, tấm lòng thành của con có thể cảm ứng trời đất, hiệu quả không thể nghĩ bàn…Nếu không về thì chẳng lẽ đợi Mẹ qua đời rồi mới về tham dự tang lễ thì gọi là hiếu sao? Lời ngắn ý sâu, mong Thảo sớm có quyết định đúng đắn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Xem bài viết này thì cháu nghĩ cháu đang niệm Phật theo phương pháp tán tâm niệm Phật. Vì khi niệm cháu chỉ nghĩ đến Đức Phật A Di Đà và cảnh giới Cực Lạc do tưởng tượng ra và thiết tha cầu mong được vãng sanh Tây Phương Cực Lạc. Vậy khi niệm Phật mà có nguyện ước đó thì có gọi là vọng tưởng hay còn lòng tham ko ạ? (tham muốn được vãng sanh). Còn khi đã đạt đến nhất tâm bất loạn niệm Phật có phải là khi niệm Phật tâm không còn vọng tưởng, kể cả mong muốn được vãng sanh ko? Và từ tán tâm niệm Phật như cháu nếu hành trì lâu ngày có thể đạt đến nhất tâm bất loạn ko? Cháu mới tập tành tu tập còn vướng mắc, mong các cô chú đồng tu giải thích thêm.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Tôi rất thích niệm phật, nhưng có những lúc tôi không tập trung vì công việc gia đình . Tôi xin hỏi niệm phật lúc nào cũng được hay là phải nhất đinh thời gian. Xin quý vị giúp tôi để tôi được biết cách niệm phật. Cám ơn
Niệm Phật là pháp môn hợp với căn cơ, hợp thời mạt pháp này. Niệm Phật thì trong tứ oai nghi đi đứng nằm ngồi đều trì niệm được. Nhưng chúng ta tu còn kém thì nên lập một thời gian công phu cố định, thời gian này bạn tự chọn lúc công việc rảnh rỗi, hay không làm việc nữa có thể là thời gian buổi tối hay vào lúc sáng sớm. Thời gian thì bạn nên niệm 45 phút đến một tiếng thì dễ nhiếp tâm, định tâm hơn. Và bạn phải giữ thời cố định, không được bỏ thời khóa này. Đây goi là thời công phu chính của bạn. Ngoài ra trong lúc tâm rảnh rỗi thì hằng niệm Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật
Xin chào Kim Ngân
Đây là một câu hỏi rất hay, rất khó trả lời và đã bị bỏ sót mấy hôm nay, không biết Kim Ngân có còn ở đây không? Cũng là nhờ Châu hỏi cho nên VT mới thấy câu hỏi này.
VT nhớ một ví dụ mà Phật có nói trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa :” Giáo pháp của Đức Bổn Sư như là một cơn mưa rào ( mưa pháp cam lồ), rải khắp từ thành thị đến thôn quê hay rừng sâu hoang vắng, cây to thì hút được nhiều nước, cây nhỏ thì hút được ít nước, miển sao có hút nước là được lợi lạc…” theo như ví dụ trên thì VT nghĩ cây to như là các vị Tổ, các bậc thầy, tôn túc… còn cây nhỏ là những chúng sanh thời mạt pháp, sơ cơ mới phát tâm, nghiệp nặng phước mỏng,… như chúng ta đây thì không thể nào niệm Phật nhất tâm bất loạn được.
Tổ Ngẫu Ích nói :” Được vãng sanh hay không là do nơi Tín và Nguyện còn phẩm vị cao hay thấp là do nơi Hạnh “.
Theo những tài liệu sưu tầm từ các vị Tổ cũng như các bậc thầy, tôn túc thì đúc kết lại, VT nhận thấy rằng niệm Phật đạt nhất tâm bất loạn chính là cảnh giới tối cao của pháp môn niệm Phật, người đạt tới trình độ này thì sẽ được tự tại vãng sanh về thượng phẩm thượng sanh. Người hạ căn như chúng ta đây thực sự rất khó đạt tới cảnh giới này, có thể nói từ tán tâm niệm Phật, nếu cố gắng hành trì lâu ngày với sự quyết tâm, nổ lực, gia công tinh tấn thì hy vọng rất có thể sẽ đạt được như là từ cây nhỏ mà trở thành cây lớn thì cần phải có thời gian để trưởng thành.
Tuy nhiên chúng ta chớ nên hoang mang vì mình tán tâm niệm Phật vẫn được vãng sanh, chỉ là phẩm vị hơi thấp chút xíu, được vãng sanh là tốt lắm rồi.
Cách đây vài tháng có một vị liên hữu sơ cơ mới phát tâm niệm Phật, còn nhiều vọng tưởng, vọng niệm, sau khi nghe một bài kệ của một vị Tổ nào đó bảo rằng “…miệng niệm Di Đà tâm tán loạn, dù cho bể cổ vẫn là không… ” thì cảm thấy rất hoang mang và hơi thối tâm nên đã có e mail hỏi VT.
VT nghĩ rằng sở dỉ mà vị thầy ấy nói như thế là vì Ngài đã quán xét căn cơ và biết người đệ tử có khả năng đạt được nhất tâm bất loạn nên mới nói như thế để khuyến tấn người đệ tử. VT nghĩ rằng trước khi vào nhà thì mình phải đi qua cái cửa trước. Thì niệm Phật bằng tâm chính là đã vào nhà còn niệm Phật bằng khẩu chính là đang đứng trước cửa vậy.
Như vậy thì niệm Phật bằng khẩu (tán tâm) có công đức không? Dỉ nhiên là có nhưng không bằng người nhất tâm. Hoài Cảm Đại Sư nói :” Miệng niệm Phật là khẩu nghiệp làm lành, tâm niệm Phật là ý nghiệp làm lành, tay chắp (hoặc thân lể Phật) là thân nghiệp làm lành…” Dựa theo đó cho thấy nếu thân khẩu ý đều hướng về Phật là trọn vẹn nhất, còn bằng như tán tâm niệm Phật thì vẫn được công đức từ thân và khẩu tạo ra chứ sao lại không có? Có phải không?
Có thể tham khảo thêm ở các bài viết sau:
1:Niệm Phật Nhất Tâm Bất Loạn
2:Niệm Phật Cầu Nhất Tâm Bất Loạn Sẽ Bị Trở Ngại
3:Niệm Phật Chưa Được Nhứt Tâm Bất Loạn Có Được Vãng Sanh Không?
4:Niệm Phật Cách Nào Chắc Được Vãng Sanh?
Xin chào Châu
VT nghĩ là tùy theo hoàn cảnh và công việc của bạn mà nên tự sắp xếp thời khóa niệm Phật của mình cho hợp lý như là lúc mới phát tâm thì mình sắp 1 ngày niệm Phật 15 phút hay 1000 câu, sau đó tăng dần hoặc giử nguyên chứ đừng có giảm và cố gắng tập cho đến khi nào đi đứng nằm ngồi, bất cứ lúc nào và bất cứ ở nơi đâu trong tâm cũng không rời câu Phật hiệu.
Có thể tham khảo thêm ở các bài viết sau:
1:Tu Mót
2:Quá Bận Rộn Không Có Thời Gian Niệm Phật
3:Các Phương Pháp Niệm Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật.
con cầu chúc cho tất cả mọi người tinh tấn niệm Phật,khi hết báo thân này, cùng đồng sanh về thế giới Cực Lạc.
A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Chào Cư Sỹ Viên Trí !
Tôi đã đọc bài hồi âm bạn Kim Ngân tôi rất tâm đắc với lời khai thị của Cư sỹ. Tôi muốn hỏi: Trong một thời khóa niệm phật tôi thường áp dung nhiều phương pháp. Đầu tiên là miệng Niệm Phật 5 tràng(Đối trị niệm phật) sau đó Tâm niệm phật 10 tràng (Theo thứ tự: Quán tưởng niệm phật 5 tràng và Quán Tượng niệm phật 5 tràng) cuối cùng niệm hơn 3 tràng khẩu niệm. Phương pháp này tôi mới áp dung gần đây qua khóa tu tại một Chùa do Sư thầy khai thị.Thực hiện phương pháp tu này tôi thấy có nhiều tiến bộ hơn, nhất là ngồi bán già hết thời khóa mà không mỏi chân (Thậm chí có thời không mỏi chân, có thể quỳ để nguyện và hồi hường luôn). Nhưng một vấn đề tôi thầy áy náy chưa làm được (Theo Sư Thầy khai thị) là phương pháp “QUÁN TƯỢNG NIỆM PHẬT) tức là khi miệng không niệm mà TÂM niệm, người niệm phật tập trung quản tưởng TƯỢNG PHật A Di Đà để làm sao hình TƯỢNG NGAIH hiện ra trước mắt. Phương pháp này tôi đã về thực hiện mà chưa bao giờ thấy được thậm chí có lẽ vì tập trung quản tưởng TƯƠNG PHẬT nên nhiều lúc bị HÔN TRẦM, do vậy thời khóa niệm phật không tiến được . Xin Cư sỹ khai thị giúp .
Nam Mô A Di Đà Phật
Xin chào bạn Trung Ninh
Trong kinh Quán Vô Lượng Thọ thì Đức Bổn Sư có dạy 16 phép quán, đầu tiên là quán mặt trời lặn, sau đó thì đến nước đóng thành băng… nhưng thời nay ít nghe nói có ai thực hành theo pháp môn này, có lẻ vì khó quá.
Hôm trước VT nhớ có một vị liên hữu nói :” Không thể nào quán tưởng được vì thân của Đức Phật A Di Đà cao tới… hằng hà sa do tuần, ánh mắt của Ngài như là bốn biển lớn, mà biển này không phải như biển của mình, biển của mình hãy còn nhỏ lắm…”
Việc quán tượng niệm Phật thì trong quyển Đường Về Cực Lạc có vài tấm gương quán tượng rất là thành công. Tuy nhiên thời nay ít thấy có người hành trì và ít có người thành công, có lẻ đây cũng là mức công phu cao vậy.
VT hiểu biết hãy còn non kém nên chỉ có thể chia sẻ với bạn đôi dòng tỏ bày mà thôi chứ nói ” khai thị ” thì không dám. Nếu muốn nghe lời khai thị thì VT nghĩ nên nghe lời khai thị của Thiện Đạo Đại Sư-Liên Tông Nhị Tổ ( hóa thân của Phật A Di Đà ) :
– Có người gạn hỏi tổ sư Thiện Đạo:
– Sao Hòa thượng không dạy người quán tưởng Phật, mà chỉ bảo chuyên trì danh?
Ngài đáp:
– Chúng sanh đời nay phần nhiều chướng nặng tâm thô, thức thần tán động, mà cảnh tịnh độ rất tế diệu, nên quán tưởng khó thành. Vì thế Đức Phật xót thương, khuyên thẳng nên xưng danh hiệu. Chính vì xưng danh hiệu là hạnh dễ làm, nếu cứ giữ mỗi niệm nối nhau tu như thế suốt đời, thì mười người niệm mười người được vãng sanh, trăm người tu trăm người về Tịnh độ.
Tại sao thế?
– Vì không duyên tạp bên ngoài, nên dễ được chánh niệm. Vì cùng với bản nguyện của Phật hợp nhau. Vì không trái với kinh giáo. Vì thuận theo lời Phật và chư Thánh chỉ dạy.
Nếu bỏ chuyên niệm mà tu xen tạp những hạnh khác, thì trong trăm ngàn người chỉ hy vọng được ba bốn kẻ vãng sanh.
Bởi tại sao?
– Vì duyên tạp loạn động khiến cho mất chánh niệm. Vì không hợp với bản nguyện của Phật A Di Đà. Vì trái với kinh giáo và lời Phật, Thánh. Vì sự hệ niệm không nối tiếp nhau. Vì tâm không thường nhớ Phật. Vì tuy hành đạo mà thường tương ưng với danh lợi. Vì thích theo duyên tạp, làm chướng chánh hạnh vãng sanh của mình và người.
Gần đây, hàng đạo tục kiến giải không đồng, kẻ thích chuyên tu, người ưa tạp hạnh. Xin khuyên nhắc: Nếu chuyên niệm Phật, mười kẻ niệm mười kẻ được vãng sanh. Như tạp tu mà không chí tâm, thì trong ngàn người khó mong được một. Nguyện tất cả đều nên chín chắn tự suy xét kỹ!
Nam Mô A Di Đà Phật
Chào cư sĩ Viên Trí.
Tôi đã học hỏi được rất nhiều từ những lời chia sẽ và giải thích của cư sĩ. Tôi thường niệm phật theo thời khóa là trước khi đ ngủ và sau khi thức dậy. Còn lúc đi đứng nằm ngồi tuy tôi cũng niệm nhưng chỉ được vài niệm rồi lại quên mất. Xin cho hỏi, tôi phải và làm như thế nào để luôn giử được câu Phật hiệu trong tâm. Nam mô A Di Đà Phật.
Xin chào Thiện Phúc
Nghe qua lời bạn kể thì VT nhận thấy cách hành trì của bạn rất tốt và cũng có nhiều bạn đồng tu đang hành trì giống như bạn. Với câu hỏi của bạn, phần trả lời đã có rải rác ở khắp các bài giảng của các vị thầy khác. Tuy nhiên nếu bạn hỏi VT thì VT xin mạn phép được trình bày theo chỗ hiểu biết cũng như kinh nghiệm cá nhân đã trải qua trong một thời nổ lực tinh tấn tu trì.
Khi đang niệm Phật thì bỗng dưng quên mất thường thường là do vọng tưởng, vọng niệm bên trong hoặc hôn trầm hay phan duyên bên ngoài. Người mới tu thì nó dày đặc, tu lâu rồi thì chúng sẽ thưa dần chứ không mất hẳn. Vọng niệm, vọng tưởng, phan duyên bên ngoài…đều là thế gian pháp, bởi vì mình còn cái ngả chấp( thấy cái thân tứ đại là thật có ) cho nên lúc nào cũng lo bảo thủ, rồi đến cái sở ngả ( cái của ta như là nhà cửa, xe cộ, vợ chồng con cái , tiền, áo, gạo, cơm… ), cứ suốt ngày bận bịu, lo toan mưu tính, làm sao để có được lâu dài, tốt đẹp…
Muốn cho bớt những phiền não này thì phải ” thiểu dục tri túc “( ít muốn, biết đủ ) , mình tập sống đơn giản, (mặc áo cũ, chạy xe cũ, ăn chay trường nhưng tùy duyên, chớ nên đòi hỏi màu mè, cầu kỳ…). Mình không xem TV, phim, đọc sách báo hay nói chuyện điện thoại xả giao bạn bè nhiều quá… Từ từ các duyên ấy sẽ thưa dần, cho đến một lúc nào đó mình thu gọn lại, không còn vướng bận nhiều đến việc của thế gian , lúc đó tâm trí thảnh thơi thì mới chuyên tâm niệm Phật xuyên suốt được.( Vẫn đi làm, vẫn đi chợ, nấu cơm, giặt đồ, rửa chén…nhưng mình xem đó là việc phụ còn việc niệm Phật mới là việc chính, quan trọng hơn ).
Nếu như mình biết ” tùy duyên ” và ” thiểu dục tri túc ” thì cái ” sở ngả ” nó không làm phiền mình nhiều nữa.
Rồi đến cái ngả (là cái thân tứ đại này), khi xưa mình muốn trang điểm cho đẹp, rồi làm dáng cho người ta xem để người ta khen…bây giờ mình chẳng màng đến nó nữa( cứ để tự nhiên ), khi được khen đẹp cũng chảng có gì vui mà khi bị chê xấu cũng chẳng có gì buồn vì mình biết là mình chỉ dùng tạm và sẽ xả bỏ nó để về Tây Phương.
Phần trên VT chỉ nói sơ về trợ duyên để bớt vọng niệm, vọng tưởng và phan duyên mà thôi chứ chưa nói đến niệm Phật chuyên nhất không xen tạp.
Muốn niệm Phật chuyên nhất không xen tạp thì phải xem như là mình sắp chết vậy, chỉ còn 2,3 phút nữa là mình sẽ bị chết vì nhiều lý do khác nhau ( như là sóng thần ập đến, đụng xe hay nhồi máu cơ tim, đứt mạch máu não… )
Có lẻ mình niệm Phật không được chuyên nhất là do mình ôm nhiều thế gian pháp quá, cần phải xả bỏ, khi xả bỏ hết rồi, xả bỏ luôn cả cái thân tứ đại (không quan tâm, không màng đến, tuy vẫn hiện hữu nhưng mình chỉ dùng tạm…)
Hôm trước VT có ví dụ người bị bệnh tương tư ( thất tình ) thì trong tâm trí người ấy lúc nào cũng nghĩ nhớ đến người yêu, từ dáng đi, giọng nói, tiếng cười… người ấy không màng thứ gì nữa, chỉ ngồi trơ ra như người mất hồn, bỏ bê làm ăn học hành, ai có kêu gì, nói gì, người ấy tuy có nghe nhưng không để ý và thậm chí có người cũng không muốn ăn cơm mặc dù đã tới giờ cơm, tối ngủ cũng không được mà khi chập chờn thì hình bóng người yêu lại hiện vào trong giấc mơ. Như vậy thì người bị bệnh tương tư thất tình ấy chỉ có một ý nghĩ duy nhất đó chính là làm sao để được gần gủi người mình yêu, người ấy đã “niệm người yêu”, “nhớ người yêu”, “tưởng người yêu” đến chỗ nhất tâm bất loạn rồi vậy và đã xả bỏ vạn duyên. Chỉ tiếc có điều là người yêu không giúp gì được cho người bệnh tương tư ấy. Có bao giờ mình niệm Phật mà tha thiết giống như thế chưa? Nếu mà mình niệm Phật nhất tâm bất loạn kiểu đó thì từ một đến bảy ngày có thể sẽ thấy Phật vãng sanh đấy. ( VT chỉ phỏng đoán thôi nhé ).
Nếu muốn nghiên cứu kỹ hơn thì VT nghĩ bạn nên tìm các bài giảng của các vị thầy khác, nhất là pháp sư Tịnh Không. Còn ở đây VT chỉ nói sơ lượt ở một góc độ nhỏ và theo chỗ hiểu biết còn hạn hẹp mà thôi.
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật.
Chào cư sĩ Viên Trí.
Lời đầu tiên cho Tôi được gửi đến Cư sĩ lời cầu chúc sức khỏe, bình an.
Thú thật tôi rất cảm động và rất vui khi nhận những lời khuyên nhủ và động viên chân thành của cư sĩ . Tôi xin chân thành cám ơn, cám ơn Cư sĩ rất nhiều.
Thật ra từ trước cho đến nay tôi không hiểu gì là Phật pháp cả ,một hôm tình cờ tôi nghe bài giảng của thầy Thích Trí Huệ. Lời thầy như có sức hút nhiệm mầu làm cho tâm tôi không ngừng biến chuyển. Từ đó tôi thường nghe các bài giảng của Thầy và pháp sư Tịnh Không. Tôi biết được cuộc đời này thật là vô thường, có đó rồi mất đó. Tôi luôn nuối tiếc rằng tại sao, tại sao đến tận bây giờ tôi mới hiểu ra mà đáng lẽ ra tôi phải biết từ rất lâu vì xung quanh nơi tôi ở có rất nhiều Chùa. Tôi thường đi ngang qua nhưng lúc đó chưa một lần ghé mắt đến. Ôi! Phật pháp nhiệm mầu biết bao nhiêu. Tôi cảm thấy rất tiếc nuối cho bản thân mình vì lâu nay Tôi cứ sống cho riêng bản thân mình mà chẳng bao giờ nghĩ cho người khác. Tôi hay than trời trách đất khi có chuyện không vừa ý và đằng đằng nổi giận khi có ai xúc phạm đến mình, đã vậy còn sát sinh hại mạng, nhậu nhẹt mê say mà cứ ngở đó là điều đương nhiên khi sống trên thế giới này. Để bây giờ khi nghi nghĩ lại Tôi thấy mình tội lỗi biết bao.
Kề từ đó tôi không ngừng nghiên cứu Phật pháp, Tôi cũng cảm nhận được những vi diệu trong đó. Vâng! chỉ có Phật pháp mới thật sự là giải thoát, là ánh sáng để giúp cho tôi không còn lầm lạc, giúp cho tôi hiểu hơn về giá trị của cuộc đời . Lúc trước tôi nghĩ tại sao khi mới sanh ra lại có người giàu, kẻ nghèo. Người thì quá lương thiện lại phải gặp tai ương, còn những người chuyên làm chuyện xấu ,ác đều giàu có, hiển vinh… Ôi! còn nhiều câu hỏi tại sao và tại sao nữa.
Nhờ những bài giảng chân thành, sống động của Thầy Trí Huệ, pháp sư Tịnh Không. Từ đó tôi thường xuyên đến các Chùa khác nhau, khi là đến để cúng dường, khi thì lễ Phật và trong những lần đó tôi đã quyết định quy y Tam bảo. Niềm vui trong tôi không có thể nào diễn tả được và tôi đã phát tâm ăn chay suốt cho đến hôm nay.
Tôi đã chọn pháp môn niệm Phật, ngày hai buổi sớm tối tôi đều hành trì đều đặn. Lúc đầu, khi niệm Phật vọng tưởng rất nhiều nhưng dần về sao thì rất ít .Mỗi thời khóa tôi niệm phật khoảng 30 phút và thường cầu Chư Phật, Bồ Tát gia hộ cho tôi, xong rồi hồi hướng công đức về Tây phương cực lạc, cửu huyền thất tổ, ông, bà, cha, mẹ, oan gia trái chủ. Cha tôi đã mất lâu rồi hiện tôi đang sống với mẹ không biết như vậy cha, mẹ tôi có hưởng được công đức gì không? Khi đi làm có thời gian rãnh tôi đều niệm Phật ( niệm thầm) nhưng hay gián đoạn lắm ( như tôi đã trình bày).
Thời gian gần đây, tôi cảm thấy mình chưa giử gìn được Thân, Khẩu, Ý thanh tịnh mặc dù tôi rất cố gắng đặc biệt là hay nóng giận. Trong lúc niệm Phật tự dưng có nhiều suy nghĩ xằng bậy, khinh mạn, muốn kiềm lại cũng không xong. Niệm Phật không còn tinh tấn nữa ( mỗi lúc niệm Phật tôi cảm thấy nặng nề và mong cho đến thời gian để xả bỏ công phu). Mỗi khi rãnh tôi quyết tâm niệm Phật ( niệm thầm) nhưng chỉ được ít phút rồi lại quên mất.
Việc giử gìn giới cấm, tôi củng chưa làm được trọn vẹn mặc dù tôi không muốn thế bao giờ. Do tôi hiện là cán bộ công chức Nhà nước chính vì vậy mỗi lúc có tiệc tùng phải ăn chay thì thật là bất tiện cho nên tôi dùng rau, quả nấu chung món mặn. Khi lãnh đạo phân công tiếp khách hoặc có khách đến nhà tôi miễn cưỡng có uống 2-3 ly rượu, bia. ( trường hợp này trong tháng xảy ra khoảng 2-3 lần) như thế là sai rồi phải không Cư sĩ?
Tôi là con Út trong gia đình, cứ mỗi khi đến ngày giỗ, tôi khuyên cả nhà làm món chay để cúng, rất may là mẹ và các anh, chị đồng ý nhưng vẫn còn tổ chức tiệc tùng, nhậu nhẹt say sưa (dùng các món mặn) tôi không biết phải làm sao ?
Còn nữa, khi mẹ tôi bị bệnh tôi không biết phải làm gì để mẹ tôi được khỏe, có người bạn khuyên tôi nên thọ lãnh nghiệp thế cho mẹ tôi, Tôi nghĩ nếu mẹ hoặc người thân bệnh thì nên khuyên họ niệm phật, sám hối bên cạnh đó đem tất cả công đức tôi niệm phật, phóng sanh, cúng dường trai tăng mà hồi hướng cho mẹ hoặc người thân, còn chuyện thọ lãnh nghiệp báo thì tôi đang phân vân không biết là có tác dụng gì không?
Hôm nay tôi tình cờ biết được Cư sĩ Viên Trí, tôi rất hoan hỷ. ( Thú thật với Cư sĩ tôi chưa có người bạn đồng tu nào để học hỏi thêm kinh nghiệm củng như có những thắc mắc không biết hỏi ai.) Chính vì vậy khi tình cờ biết và đọc những dòng chia sẽ của Cư sĩ tôi cảm thấy rất tâm đắc nên tôi có đôi lời tâm sự và nói lên những suy nghĩ trong lòng. Tôi rất mong Cư sĩ cho tôi lời khuyên nhằm giải tỏa những khúc mắc và lo lắng trong tôi. Tôi rất muốn nói nhiều, nói rất nhiều nhưng tôi tự nhủ rằng Cư sĩ Viên Trí còn phải lo rất nhiều việc trọng đại mà Phật, và Bồ Tát giao phó. Nếu những lời của tôi có gì không phải mong Cư sĩ hoan hỷ cho tôi. Tôi rất mong muốn được cùng Cư sĩ trao đổi về Phật pháp không biết ý Cư sĩ thế nào ( nếu được tôi có thể xin số điện thoại hoặc địa chỉ cụ thể được không?).
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
Xin chào Thiện Phúc
Đường đời là ngược với đường đạo. Đường đời là ăn chơi hưởng lạc, tạo nhiều ác nghiệp rồi sa đọa, là đường đi xuống nên rất dể té ngả. Đường đạo là đi lên cho nên càng lên cao càng khó đứng vững, cần phải có sự khuyến tấn, động viên, khích lệ và nhất là nghị lực, ý chí kiên cường của bản thân.
Khi một người đang đi đường đời mà mới bước sang đường đạo thì như chiếc xe chạy U turn tức là đầu tiên mình phải đạp thắng cho chiếc xe nó chậm lại rồi dừng hẳn (là kết thúc đường đời). Sau đó bẻ tay lái, quay đầu lại rồi đạp ga là bắt đầu đi đường đạo vậy.
Chính vì thế những việc ăn thịt, uống rượu, sát sanh, phạm giới… không thể bỏ ngay lập tức vì còn cái đà, cái trớn, cho nên mình giảm thiểu lại là đạp thắng, rồi từ từ sẽ bỏ hẳn như chiếc xe đã dừng hẳn. Khi bắt đầu sang đường đạo thì cũng đâu phải ngay trong phút chốc mà có thể chạy liền tốc độ 100 cây số/ giờ mà phải tăng từ từ tức là mình tập ăn chay một tháng 4,6,8,10 ngày rồi đến trường chay. Đầu tiên thì thời khóa niệm Phật của mình một thời chỉ có 15-30 phút rồi từ từ mình sẽ tăng lên 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ… cho đến khi bất cứ lúc nào trong tâm cũng đều niệm Phật ( chính là lúc đã chạy tốc độ nhanh trên đường đạo .
Về việc mẹ bị bệnh thì khuyên mẹ niệm Phật, bên cạnh đó làm công đức (ăn chay, niệm Phật, phóng sanh…) hồi hướng cho mẹ là rất tốt. Tâm nguyện muốn thọ lãnh nghiệp dùm mẹ là tâm hiếu và tâm vô ngả vị tha rất đáng quý nhưng có lẻ là nghiệp ai thì người đó phải gánh chịu, không thể thay thế được.
Về việc tiếp khách thì mình có thể viện lý do sức khỏe hay phải lái xe… xin mạn phép dùng trà thế rượu, miển sao có thành ý chiêu đải là được hà tất phải phạm giới.
Người thân trong gia đình và bạn bè ( và người đời nói chung là chúng sanh ) vì chưa hiểu Phật Pháp nên mới ăn thịt uống rượu, tạo các ác nghiệp… vì thế nếu có cơ hội thuận tiện thì cũng nên giúp họ hướng về Phật Pháp, người nào chưa có duyên thì nên giúp họ gieo duyên, người đã có gieo duyên nhưng chưa được chín mùi thì mình thúc đẩy cho mau được chín mùi nhờ vào phương tiện khéo léo, tài biện thuyết … người nào đã đang đi trên đường đạo nhưng lại bị vấp ngả thì mình đở họ đứng dậy, khuyến tấn cho họ tiếp tục đi tiếp, chớ nản lòng, thối tâm uổng mất… đây chính là ” pháp thí thắng mọi thí ” và ” khuyến tấn người tu hành ” là trách nhiệm chung cho hàng Phật Tử xuất gia và tại gia mà chư Phật và Bồ Tát có giao phó, ủy thác chứ không phải riêng một cá nhân nào.
Nếu bạn có thắc mắc gì thì cứ tự nhiên mà hỏi, không cần ngại gì cả. Nếu hỏi nơi đây thì ngoài VT ra còn có các liên hữu khác trợ giúp và nếu như VT có gì sơ sót sẽ có các bạn đồng tu khác bổ sung ý kiến đóng góp. Còn nếu như có tâm sự gì mà cảm thấy không tiện nói nơi công cộng thì có thể e mail cho VT ( [email protected] ) , dù gì VT cũng đã gở rối tơ lòng cho các bạn đồng tu khác quen rồi nên cũng không ngại gì thêm một người nữa. Về địa chỉ thì chắc là không tiện rồi vì VT ở xa lắm (Southern California, USA). Điện thoại thì VT đã cắt bỏ, không dùng nữa như VT đã có nói ở phần trên :”Mình không xem TV, phim, đọc sách báo hay nói chuyện điện thoại xả giao bạn bè nhiều quá… Từ từ các duyên ấy sẽ thưa dần, cho đến một lúc nào đó mình thu gọn lại, không còn vướng bận nhiều đến việc của thế gian , lúc đó tâm trí thảnh thơi thì mới chuyên tâm niệm Phật xuyên suốt được…
Nam Mô A Di Đà Phật
Xin chào, nếu sư huynh muốn tìm người đồng tu thì mình xin tiên phong, mình pháp danh tuệ giác 30 tuoi, niệm phật cũng vài năm , mình chia sẽ kinh nghiệm nha, mình tư duy rằng, người sống phải hít thở bằng mũi, vậy mình hay nương theo hơi thở mà niệm phật, chỉ khi nào hết niệm là hết thở, bạn hãy niệm theo từng hơi thở của mình đó, khi quen dần chỉ cần hít thở là bạn nhớ niệm phật a di đà hà, mình niệm đến tâm bình lặng rồi, nhưng chưa rỏ lắm, đang nhờ thầy chỉ dùm. Chúc sư huynh thành công, điện thoại 0922239939 có gì gọi trao đổi kinh nghiệm.
Xin chào Cư sĩ!..
Qua những lời giải đáp và chia sẽ của Cư sĩ, bản thân củng đã hiểu được rất nhiều điều. Biết được Cư sĩ và Cư sĩ củng đồng ý giải đáp những thắc mắc của bản thân, tôi vui lắm, niềm vui thật lớn lao thay. Có lẽ Chư phật, Bồ Tát đã thầm gia hộ cho tôi để tôi được biết củng như có dịp học hỏi thêm Phật pháp và giải tỏa những khúc mắc trong lòng từ những người thiện tri thức như Cư sĩ.
Bên cạnh đó, bản thân tôi đã phần nào hiểu ra và biết được mình cần phải nên làm gì. Đường đời và đường đạo là hai thái cực, muốn thay đổi không phải là chuyện dể dàng. Vâng, tôi đã hiểu được lời Cư sĩ.
Tôi nhận ra rằng, tôi đã hành trì quá vội vàng, hấp tấp. Tôi sẽ cố gắng, sẽ cố gắng thật nhiều, nhiều hơn nữa. Sẽ làm theo lời của Cư sĩ. Tôi hy vọng Tây phương cực lạc là nơi sau này tôi gặp được Cư sĩ để bày tỏ lòng biết ơn. Nam mô A Di Đà Phật.
Nếu Thiên Phúc ở TPHCM có thể đến sinh hoạt tại đạo tràng Niệm Phật của cư sĩ Tịnh An (em của cư Sĩ Diệu Âm, tác giả cuốn Khuyên người niệm Phật). Đạo tràng niệm Phật theo Tịnh Tông Học Hội, PS Tịnh Không, có đi hộ niệm.
Chiều 246 chùa Kiều Đàm Nam Kỳ Khởi Ngiã 1:30 -4:30PM
Chiều thứ 7: 5PM – 7.30PM tại nhà của 1 cư sĩ bên Phú Mỹ Hưng
Cách tuần có 1 chủ nhật cộng tu nguyên ngày ở 1 chùa cách tpHCM chút xíu.
Chào A Thiện phúc!
E xin chia sẻ với anh một đôi điều về vấn đè anh đang gặp phải đó là thời gian gần đây anh Niệm Phật nhưng bị hiện tượng suy nghĩ xằng bậy,nặng nề,khinh mạn.Đó là do oán thân trái chủ của anh,họ đang ngăn cản anh không cho anh niệm Phật vì có lẻ kiếp trước anh đã ngăn cản họ bây giờ họ trở ngại anh.Đó là luật nhân quả.Hoà Thượng tịnh không có một cuốn sách nói về cách sám hối cho oan gia trái chủ rất hay.Có nghĩa là anh phải điều giải với oan gia trái chủ ,xin họ tha thứ trong cuốn sách đó bày rất cặn kẻ.Nếu có thể anh cho e địa chỉ nhà e sẽ gởi tặng anh một cuốn.Bây giờ khi chưa nhận được sách anh cứ niệm Phật xin sám hối với oan gia trái chủ cầu xin các vị rộng lòng tha thứ ,vì từ vô thỉ kiếp đến nay do tôi tham sân si che lấp nên đã não loạn vô ý hay cố ý giết hại quý vị .Giờ đây tôi đã biết Phật pháp tôi nhận ra sai lầm của mình rồi xin chư vị xoá bỏ hận thù hộ pháp cho nhau đồng lòng niệm Phật đồng nguyện vãng sanh.,đồng sanh Cực lạc.Nếu anh lạy Phật nữa thì sẽ có hiệu quả hơn.Vừa lạy Phật vừa Niệm Phật.Nhưng anh phải dùng cái tâm chân thành của mình nói chuyện với oan gia trái chủ thì mới hiệu quả nhé.Anh Niệm Phật,lạy Phật xong hồi hướng cho họ sẽ có kết quả tốt.Chúc anh ngày càng tinh tấn.Có gì không phải xin anh hoan hỉ bỏ qua cho e nhé!
A Di Đà Phật.
xin cư sĩ Viên Trí cho con được hỏi câu hỏi như sau:
khi ngủ, Phật nằm nghiêng bên nào?
Tư thế ngủ đó gọi là tư thế gì?
con xin cảm ơn ạ!
Mèo Béo thân mến,
Chú Thinh xin giải thích cho Mèo biết câu này nếu Mèo chưa vừa ý thì xin hỏi các vị khác nha
Khi đức phật ngủ, Ngài nằm nghiêng bên phải vì nằm như thế thì tim của chúng ta không bị đè nén, giấc ngủ được thỏai mái vì máu dể lưu thông nên ít nằm thấy ác mộng và tư thế đó được gọi là tư thế nằm kiết tường .
Nam Mô A Di Đà Phật Chú Thinh chúc Mèo Béo tinh tấn tìm hiểu giáo lý Phật Đà .
A Di Đà Phật !
qua một thời gian con có nghe pháp nghe kinh.rồi con phát tâm tu.quy y tam bảo.hàng đêm con có tung kinh a di đà.nhưng một thời gian có người nói.khi mới bắt đầu tu mà muốn đọc kinh thì phải đọc thuộc các câu chú trước…rôif mới qua kinh sách.khi thỉnh kinh về đọc thì phải làm một cái lể trả lể cho cô bác.con cũng thấy ngộ ngộ.không biết làm thế nào cho phải.
hiện giờ buổi tối con đoc kinh tiểu A DI DA sáng 4h con có đọc kinh vô lượng thọ.nhưng kinh vô lượng thọ quá dài con chia ra làm 4 ngày để tụng,nhưng con lúng túng ở chỗ là,qua ngày thứ 2 con không biết phải làm thế nào.đọc tiếp của ngày hôm qua,hay là tụng than than phat,tan huong chu trong đó rồi đọc tụng tiếp theo phẩm của ngày hôm qua.
kính mong quí thầy cùng quí bạn hữu giải đáp thắc mắc cho.xin chân thành cám ơn quí thầy
Thời khóa công phu cá nhân thì tùy duyên mỗi người mỗi hoàn cảnh khác nhau mà thiết lập. Tụng Kinh Di Đà thì bạn cứ theo đúng trong bản Kinh Di Đà mà đọc tụng từ đầu đến cuối, đọc với tâm chân thành cung kính là được, những thứ hình thức khác cũng không nên quá câu nệ, rườm rà.
Kinh Vô Lượng Thọ phân lượng dài hơn thì có thể chia thành nhiều lần đọc tụng từng ngày, không sao hết, mỗi ngày có thể có thời gian đọc kinh, niệm Phật là quý lắm bạn ạ.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật. Phàm là phương tiện để đạt đến cứu cánh, để đạt cứu cánh xin bỏ cả phương tiện, minh từ từ suy nghiệm những điều không thể nghĩ bàn của Phật Tổ và các Bậc Tôn túc đã dạy, hành theo quý Sư Tổ đã hành để mà hiểu thậm thâm vi diệu, sẽ tự khai ngộ, mình dùng lời phàm sao tránh khỏi nghi nan, Kính xin hoan hỷ từ bi hỷ xả độ tha. A Di Đà Phật…..
Thưa Thầy tại sao mỗi lần con tụng kinh trước khi đi ngủ thì đêm ngủ con lại nằm mơ thấy ác mộng, có phải con chưa nhất tâm hay ko? Xin Thầy hoan hỉ cho con được biết tại sao vậy Thầy? Con xin cảm ơn ạ.
Thưa thầy,
Tâm con thường xuyên bị loạn, hay suy nghĩ tung lung mỗi khi niệm kinh, vậy có cách nào để tâm tịnh để chuyên tâm niệm kinh hay không, xin thầy chỉ giúp dùm con, con xin cảm ơn thầy.
Khi ta tụng kinh, hay niệm Phật đều có những tạp loạn, vọng tưởng lăng xăng. Chẳng qua người ít, người nhiều mà thôi. Khi vọng tưởng đến thì bạn đừng để ý đến, đừng cố gắng đè nén nó, hãy nhiếp tâm vào lời kinh, hay câu niệm Phật thì những vị khách không mời mà đến này tự động sẽ biến mất vì vọng tưởng này là hư giả, không thật có. Bạn cũng thường xuyên lạy Sám hối cho nhiều, bớt thị phi, thời gian rảnh nên nhiếp tâm vào câu Phật hiệu, lâu ngày thì tạp niệm sẽ bớt dần. Vài lời chia sẻ cùng bạn!
Niệm Phật thành Phật bạn nhé!
Adi đà phật
niệm phật, niệm kinh mà tán loạn theo Tổ dạy nguyên nhân chính là tâm chưa thiết tha và giữ giới còn kém khuyết, đạo huu hãy đoc pháp ngữ Đại sư Ấn Quang sẽ tìm đc con đng phù hợp nhất vói mình.
A di đà phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Con xin các cư sĩ , quý vị Phật tử giáp đáp cho con câu hỏi :
Con năm nay 23 tuổi, khi vừa mới chìm vào giấc ngủ, thiêm thiếp ,giống như mơ vậy ..nhưng con còn thấy được những thứ xung quanh ..tai còn nghe được tiếng mọi người thân đang sinh hoạt ..tay chân cứng đơ ..giống như hồn bị cái gì đè nặng thấy rõ người kế bên muốn lấy ngón tay kéo người đó nhưng không được ..lúc đó mơ thì lại có hiện tượng là con bị một thứ gì đó rượt đuổi con phải chạy rất nhanh ,con sợ không dám quay lại nhìn xem đó là cái gì ..rồi con niệm Nam mô A Di Đà Phật liên tục ..tự nhủ mình niệm thật gấp thật nhanh vì giống như là sắp tắt thở rồi …thì trước mắt xuất hiện ra cảnh tượng lạ thường là con bước tới được 1 cái vòng tròn xung quanh toàn là tượng phật , bồ tát ,khi đó cái rượt đuổi biến mất…
Trước khi biết đến Phật pháp ..hồi khoảng 8 ->9 tuổi con đều thấy và bị như vậy nhưng nó thấy mình gần thở không nổi thì nó buông ra và con bật dậy đầm đìa mồ hôi …
Nhưng khi biết đến Phật pháp ..ngày ngày con tụng Chú Đại bi , buổi tối khi con niệm Nam mô A Di Đà Phật xong rồi ngủ thì lại bị rượt như vậy …thấy chồng con còn thức kế bên mà con muốn lấy tay níu nhưng không được , khi con tập trung niệm A Di Đà Phật gấp rút thì nó lại xuất hiện cảnh tượng như con nói trên !
Xin các cư sĩ và quý phật tử giải đáp giúp cho con !
Nam Mô A Di Đà Phật !
Chào chị Linh Hương, những hiện tượng của chị em cũng từng trải qua. Đây là nghiệp quá khứ của chúng ta trong tâm thức hiện về, gây oan trái nhiều, cũng có thể là tâm ta vọng tưởng quá nhiều, dù chị niệm Phật nhưng chưa được định tâm, nghiệp chướng lại quá sâu dày nên chưa thể đoạn diệt.
Chị niệm Phật cho nhiều, thành tâm lạy sám hối, hồi hướng cho oan gia trái chủ của mình sớm giác ngộ cùng chị niệm Phật, hóa giải oan trái lẫn nhau. Đồng hướng tâm về Cực Lạc để một đời vãng sanh thoát khỏi lục đạo vậy!
Niệm Phật cho đến khi thấy được Phật đến rước, xin hãy cố gắng.
Thân mến!
Cho mình hỏi: ” Niệm Phật như thế nào sẽ được vãng sanh” và ” niệm Phật sao không được vãng sanh”? Phật tử tu thì rất nhiều nhưng thành tựu vãng sanh thì lại quá ít?
Xin chào Bửu Hoan,
Ở phần trên bạn đã nêu 3 câu hỏi rất hay và rất quan trọng:
1:Niệm Phật như thế nào sẽ được vãng sanh?
2:Niệm Phật sao không được vãng sanh?
3:Phật tử tu thì rất nhiều nhưng thành tựu vãng sanh thì lại quá ít?
VT nghĩ có lẽ bạn nêu câu hỏi này vì người khác là chính yếu, dụng tâm như thế này thật là đáng quý, nếu như không có liên hữu nào trả lời vậy thì bạn cũng có thể (dùng tên khác) trả lời mà. VT mạo muội xin mạn phép được trình bày một khía cạnh nhỏ trong câu hỏi dễ nhất đó là câu số 2:
“Niệm Phật sao không được vãng sanh?” Có người niệm Phật rất tinh tấn, định lực thâm hậu, nhiếp tâm không tán loạn nhưng không vãng sanh là vì người đó theo chủ thuyết “duy tâm Tịnh Độ, Di Đà tự tánh” cho nên họ quan niệm rằng nam mô là quay về, A Di Đà Phật chính là vô lượng thọ, là vô lượng quang, là Phật Tánh, là Chân Như, là Bản lai diện mục…là bản tâm thanh tịnh của chính họ, mỗi niệm đều quay về với tánh giác này cho nên khi họ niệm như vậy thì cõi Tịnh Độ ngay nơi tâm họ, Phật A Di Đà cũng là ngay nơi tự tâm họ cho nên không cần cầu sanh về Tịnh Độ. Chính vì thế cho nên không có phát nguyện cầu sanh Tây Phương Cực Lạc. Do đó chỉ có Hạnh mà không có Tín Nguyện cho nên không thể vãng sanh vậy. Có điều chi sơ sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp, bổ sung từ các liên hữu khác để vấn đề càng được sáng tỏ hơn.
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật, chào bạn Bửu Hoan
“Niệm Phật như thế nào để được vãng sanh?” Trả lời cho câu hỏi này của bạn cũng giống như trả lời cho câu hỏi: “Vì sao niệm Phật mà không được vãng sanh?” cũng trả lời luôn cho câu hỏi: “Vì sao Phật tử tu nhiều mà vãng sanh quá ít?” rồi. Mấu chốt ở chỗ nào? Ba câu hỏi này tuy là ba nhưng thực ra như một. Chân thật mà nói những người đồng tu như chúng ta không thể trả lời nổi đâu nhưng chúng ta có thể tuân thủ, học theo những lời hướng dẫn của Hòa Thượng Tịnh Không là chắc nhất (Vì HT hiện đang là bậc Thiện Tri Thức tốt nhất ở thế gian). Xin mượn bài giảng của HT để trả lời ba câu hỏi của bạn nhưng thực ra là một.
“Có một vị đồng tu mới học Phật chưa bao lâu nhìn thấy những người đã tu lâu năm, niệm Phật mấy chục năm cũng chưa vãng sanh, hỏi họ có nắm chắc mình sẽ vãng sanh hay không? Họ lắc đầu, cho nên vị đồng tu sơ học này mới thắc mắc và hỏi lão hòa thượng: “Mỗi ngày niệm Phật tại Niệm Phật Đường, thậm chí mỗi ngày niệm Phật suốt hai mươi bốn tiếng đồng hồ, người như vậy có thể vãng sanh hay không?”
Lão hòa thượng trả lời: “Tôi không thể nói người đó không vãng sanh. Tôi cũng không thể nói người đó có thể vãng sanh”.
Nguyên nhân là gì? Vì vãng sanh cần phải có hai điều kiện.
Điều kiện thứ nhất là lòng tin phải chân thật, tâm nguyện phải thiết tha, đó gọi là “chân tín, thiết nguyện”.
Điều kiện thứ hai là: “Buông xuống vạn duyên”.
Đầy đủ hai điều kiện này chắc chắn được vãng sanh! Thiếu một trong hai điều kiện này chưa chắc vãng sanh được.
Tuy chúng ta có lòng tin chân thật, tâm nguyện thiết tha muốn vãng sanh, nhưng trên thế gian này vẫn còn nhiều chuyện vướng mắc trong lòng, chưa buông xuống được, vậy thì không thể vãng sanh. Cho nên chúng ta phải buông xuống! Người xưa nói “tin sâu, nguyện thiết”, đầy đủ Tín, Nguyện, Hạnh nghĩa là nói rõ đã buông xuống hết rồi, như vậy thì mới được. Nhưng đối với con người hiện thời, nhất định phải giải thích rườm rà thêm một chút, nói rõ thêm vài câu: Nếu chúng ta đối với thế gian này còn lưu luyến, còn vương vấn, còn dính mắc, còn ân oán, thí dụ như: “Có người nào đó đối với tôi có ân, tôi còn chưa báo đáp. Người kia có thù hằn với tôi, tôi chưa trả thù”, như vậy thì có vãng sanh được hay không? Không lẽ A Di Đà Phật sẽ đợi chúng ta đền ơn, báo thù xong rồi mới trở lại tiếp dẫn chúng ta hay sao, lẽ nào như vậy? Vì thế nhất định phải buông xuống hết những thứ thị phi, nhân ngã, danh văn, lợi dưỡng, ngũ dục, lục trần, trong tâm phải trống rỗng, mảy trần chẳng nhiễm. Sau đó, đầy đủ lòng tin chân thật, tâm nguyện thiết tha, người như vậy nhất định vãng sanh. Niệm Phật nhiều hay ít không thành vấn đề.
Nếu chúng ta không buông xuống được, lòng tin không chân thật, tâm nguyện vãng sanh không thiết tha, dù mỗi ngày niệm mười vạn câu Phật hiệu, cũng là như người xưa nói “hét bể cổ họng cũng luống công vô ích”, không phải đã nói quá rõ ràng rồi sao? Người như vậy không thể nào vãng sanh.
Đức Thế Tôn trong kinh điển đã cảnh cáo chúng ta: “tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống, ngủ nghỉ là năm gốc rễ của địa ngục”, nếu phạm một trong năm thứ này chúng ta sẽ không thể nào vãng sanh được. Nếu năm thứ này trọn đủ không sót một thứ nào, dù A Di Đà Phật muốn kéo cũng kéo không nổi, chúng ta còn có thể vãng sanh hay sao? Do vậy chúng ta nhất định phải chặt đứt những gốc rễ này, chướng ngại vãng sanh của chúng ta sẽ không còn nữa.”
Cho nên nguyên nhân chính ở chỗ là Tâm chúng ta luôn luôn vướng bận, hết dính mắc chỗ này lại dính mắc chỗ kia, lo được lo mất, hơn thua, nghĩ đông nghĩ tây tất cả đều là vọng tưởng, chấp trước. Chẳng biết những vọng tưởng, chấp trước ấy đều chẳng chân thật, không có một thứ nào thiệt cả. Chúng ta bị cái Tâm luân hồi này nó kéo mình lại, gây chướng ngại cho mình. HT đã dạy như vậy thì ngay từ giờ trở đi phải Tập Buông Xả, sau đó niệm Phật cầu vãng sanh thì khả năng “thi đậu” về Cực Lạc mới cao được.
Vài chia sẻ cùng bạn. Chúc bạn tu tinh tấn, an lạc. Ngưỡng mong các liên hữu đồng tu chỉ giáo thêm. Trân trọng.
Nam Mô A Di Đà Phật.
TLPT
KHAI THỊ VỀ
NHỮNG ĐIẾM THIẾT YẾU KHI NIỆM PHẬT
ĐẠI SƯ HÁM SƠN
Pháp môn niệm Phật cầu vãng sanh cõi Tây phương Cực Lạc, vốn là đại sự cắt đứt dòng sanh tử. Vì vậy bảo rằng chỉ cần xưng niệm danh hiệu Phật là có thể cắt đứt sanh tử. Do đó, ngày nay mới phát tâm niệm Phật.
Song, nếu không biết cội gốc của sanh tử, mà cứ niệm Phật mãi thì cuối cùng sẽ đi về đâu ? Nếu niệm Phật mà không đoạn được cội gốc của sanh tử thì làm sao cắt đứt dòng sanh tử ? Cội gốc của sanh tử là gì ? Cổ nhân nói : “Nghiệp bất trọng bất sanh Ta Bà. Ái bất đoạn bất sanh Tịnh Độ”. Thế nên, biết rõ ái dục là cội gốc của sanh tử. Khiến tất cả chúng sanh thọ khổ trong sanh tử đều do ái dục. Cội gốc ái dục này không phải chỉ hiện hữu trong một, hoặc hai, ba, bốn đời, mà nó đã tự có sẵn từ đời vô thủy cho đến ngày nay. Sanh sanh thế thế, xả thân thọ thân, đều do lưu chuyển theo ái dục.
Ngày nay, suy nghĩ nhìn lại, xem coi lúc nào có một niệm tạm rời cội gốc ái dục này đâu ! Hạt giống ái căn, bao kiếp tích luỹ sâu dày, nên khiến sanh tử không cùng tận. Hiện tại, vừa phát tâm niệm Phật, nếu chỉ vọng không cầu sanh Tây phương mà danh tự ái dục (tức cội gốc của sanh tử) lại không biết đến, thì khi nào mới có niệm đoạn được nó ? Không biết cội gốc của sanh tử, nên một bên niệm Phật, một bên cội gốc sanh tử lại càng tăng trưởng nhiều hơn. Cả hai việc niệm Phật và cội gốc sanh tử chẳng quan hệ với nhau. Dẫu niệm cách nào đi nữa, đến lúc lâm chung quý vị chỉ thấy sanh tử ái căn hiện tiền. Khi đó lại cho rằng Phật hoàn toàn không có thần lực, nên liền oán trách niệm Phật không linh nghiệm ; dẫu sau này có hối hận cũng không kịp.
Vì vậy, khuyên người niệm Phật thời nay, đầu tiên phải biết ái dục là cội gốc của sanh tử. Ngày nay dốc lòng niệm Phật, thì niệm niệm phải đoạn ái căn này. Trong cuộc sống hằng ngày, ở nhà niệm Phật ; mắt thấy vợ con cháu chắt, gia duyên tài sản, đều không nên đắm trước ái nhiễm, thì làm việc nào và niệm nào cũng đều vì sự sanh tử, và cảm giác như toàn thân đang đứng trong hầm lửa. Lúc chưa biết cách chân chánh niệm Phật, thì niệm ái dục trong tâm chưa có thể xả bỏ. Vì niệm không thiết tha và chẳng biết ái dục là chủ tể, nên chỉ niệm Phật ngoài da. Nếu như thế thì Phật chỉ nghe niệm, còn ái dục thì lại tăng thêm. Lúc cảnh tình của vợ con hiển hiện, phải xoay nhìn vào tâm. Một danh hiệu Phật có thể đối địch với ái dục, thì sẽ cắt đoạn được ái căn. Không cắt được ái dục thì làm sao đoạn được sanh tử. Do tập khí của duyên ái trong bao đời đã chín mùi mà nay chỉ mới bắt đầu niệm Phật, lại không thiết thật niệm Phật, thì không thể niệm Phật được đắc lực được. Nếu trước mắt không thể kềm chế được ái cảnh thì khi lâm chung quyết không thể tự làm chủ được.
Do đó, khuyên người niệm Phật, việc trước nhất là phải biết vì sanh tử mà thiết tha niệm Phật, tức là phải có tâm thiết tha cắt đoạn sanh tử, và phải dùng niệm niệm mà đốn đoạn cội gốc sanh tử. Lúc niệm niệm đều dứt được sanh tử thì cần gì đợi đến ngày ba mươi tháng Chạp ! Đợi đến lúc đó thì đã trễ lắm rồi ! Thế nên, bảo rằng trước mắt luôn nghĩ đến sanh tử đại sự. Trước mắt liễu được sanh tử vốn không. Niệm niệm thiết thật, thì đao đao đều chặt đứt.
Pháp Môn Niệm Phật
Hòa Thượng Tuyên Hóa
GIÓ LAY NƯỚC LẶNG RỘNG DIỄN PHÁP ÂM
“Nước tâm trong sạch trăng tuệõ lại chiếu
Bầu trời chánh niệm mây phiền não tan”.
Khi hành giả niệm Phật đạt đến mức “Niệm Phật tam muội” thì bạn nghe tiếng gió thổi cũng trở thành tiếng Nam Mô A Di Đà Phật. Bạn nghe tiếng nước đổ cũng trở thành tiếng Nam Mô A Di Đà Phật. Bạn nghe tất cả các thứ âm thanh đều sẽ trở thành câu niệm Phật. “Nước chảy gió động đều rộng diễn nói pháp âm”, nghĩa là, khi bạn đạt đến “Niệm Phật tam muội” rồi, thì âm thanh của nước chảy cũng là tiếng Nam Mô A Di Đà Phật, tiếng gió động cũng là Nam Mô A Di Đà Phật. Vì vậy Tô Đông Pha từng nói: “Vẻ đẹp của núi non đều là tuớng lưỡi rộng dài”. Núi nọ, cảnh kia đều là tướng lưỡi rộng dài của đức Phật A Di Đà đang diễn nói pháp mầu. Tiếng róc rách của khe suối, tiếng ầm ầm của thác đổ cũng đều là âm thanh thanh tịnh. Đây chính là đã đạt được “Niệm Phật tam muội”.
Trước đây, tôi có viết một đoạn kệ tụng, nay xin đọc ra cho mọi người nghe:
Niệm Phật chuyên niệm không gián đoạn
Miệng niệm Di Đà chẳng nghĩ toán
Niệm tạp không sanh, chứng Tam muội
Vãng sanh Tịnh độ chớ lo toan
Trọn ngày chán lìa Ta-bà khổ
Tâm niệm hồng trần sẽ đoạn ngay
Luôn nghĩ cầu sanh về Tịnh độ
Buông xả tạp niệm, thanh tịnh sanh
Câu: “Niệm Phật chuyên niệm không gián đoạn”, hành giả niệm Phật mãi miết, từ sáng đến tối chỉ nghe tiếng niệm Phật, không có thời gian dừng nghĩ, đó gọi là không gián đoạn. “Miệng niệm Di Đà chẳng nghĩ toán” tức là miệng luôn luôn niệm Nam Mô A Di Đà phật, như thế tạo thành một chuổi niệm Phật. “Tạp niệm không sanh chứng Tam muội”, khi hành giả cứ miên mật niệm Phật như thế, tâm niệm được buộc vào câu Nam Mô A Di Đà Phật, khi ấy không còn những vọng tưởng tạp niệm dấy khởi, hành giả sẽ đạt được nhứt tâm bất loạn, tức là đạt được định lực niệm Phật, đạt được cái thọ dụng của niệm Phật, đó là “Niệm Phật Tam muội”. Khi đạt được tam muội ấy rồi, bạn không còn lo gì đếùn chuyện vãng sanh Tịnh độ! Sự mong muốn vãng sanh tịnh độ của hành giả nhứt định sẽ đạt được. “Trọn ngày chán lìa Ta-bà khổ” tức là từ sáng đến tối chúng ta phải chán bỏ sự thống khổ của cõi Ta-bà, thì “Tâm niệm hồng trầnđược đoạn ngay”. Bởi vì bạn thấy rằng, sống giữa thế giới Ta-bà này rất khổ, cho nên muốn xa lìa tất cả các thứ khoái lạc bụi trần của thế gian. Khi các thứ tạp niệm đã đoạn trừ thì không còn các thứ tâm lý như dâm dục, ngã mạn, tâm tranh danh đoạt lợi, buông xả tất cả cảnh duyên bên ngoài, nhìn thấy chúng là tạm bợ, không thật. Vì vậy, hành giả mới đoạn trừ được tất cả tâm niệm của thế gian. Tâm niệm của bạn “Luôn nghĩ cầu sanh về Tịnh độ”, ý niệm đó vô cùng quan trọng để cho việc “Buông xả tạp niệm, thanh tịnh sanh”. Khi buông xả các tâm lý ô nhiễm rồi, lúc ấy hành giả đã đạt được tâm niệm thanh tịnh.
Đoạn kệ tụng này là nói về đạo lý của pháp môn niệm Phật, tuy rất ngắn gọn, rõ ràng, nhưng bạn thử suy gẫm kỹ xem, ý nghĩa của nó vô cùng thâm thuý, giúp cho người tu tập pháp môn niệm Phật này được nhiều lợi lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật
Thưa Cư sĩ, thưa quý vị. Con chỉ là người bình thường, cuộc sống của con rất kém may mắn, làm gì cũng trục trặc, nếu mà nói trước thì sẽ ko thành. Đêm ngủ con rất hay bị bóng đè, trong tâm tưởng khi nào cũng phải suy nghĩ, nghĩ đến đau đầu mà toàn là những chuyện ko đâu. Trong người lúc nào cũng u uất lắm, con nóng tính hơn nhiều. Con nghĩ nghiệp trước của con quá nặng và nhiều oan gia trái chủ đến quấy phá. Con có đi Chùa, có niệm Trú Đại Bi, nhưng khi niệm thì ko đc nhất tâm và thường hay vọng tưởng,hay có nhiều sự việc xảy ra làm con giật mình như cửa sổ bật tung …Nên thực sự con ko biết bắt đầu từ đâu và phải gỡ từ đâu nghiệp trước của mình để đc thanh thản trong đầu óc. Và đc may mắn hơn trong cuộc sống. Xin cư sĩ và quý vị chỉ giáo .
COn xin cảm ơn !
A Di Đà Phật, chào liên hữu Lê Thắm
Bạn ơi, đã là một Phật tử đã từng đến chùa tụng kinh, trì chú, niệm Phật thì bạn phải biết quán chiếu cuộc đời mình một cách tường tận như nhà Phật thường dạy chứ, đó là phải biết Tin sâu Nhân quả.
Quả mình nhận trong đời này cũng do nhân mình gieo từ nhiều kiếp trước – “họa phước vô môn, duy nhân tự chiêu” (tự làm tự chịu). Đời này mình làm việc gì cũng bị chướng ngại là do đời trước mình hay chướng ngại người ta, đời này mình không may mắn cũng do kiếp trước mình thiếu làm phước. Tóm lại, hễ hiểu được nhân quả thì sẽ biết cách Cải Tạo Vận Mạng. Bằng cách nào? Tích công lũy đức, gieo nhân thiện lành.
Phật dạy muốn giàu có thì bạn cần bố thí tài, muốn sống lâu thì phải biết phóng sanh ăn chay (bố thí vô úy), muốn thông minh trí tuệ thì bố thí pháp…..v.v…Cứ chăm chỉ mà làm như con kiến tha lâu cũng đầy tổ. Duyên chín muồi thì quả sẽ đến, nhân đã gieo rồi thì cơ duyên đầy đủ nó sẽ trổ quả thôi.
Đã nhận biết mình có nhiều oan gia trái chủ cũng là một điểm tốt, giúp cho mình phản tỉnh lại để có dịp sám hối niệm Phật, lạy Phật nhiều hơn. Bạn có thể xem bài Văn phát nguyện sám hối do HT Tịnh Không dạy tại đây (đồng tu trong quá trình tu học gặp chướng ngại có thể áp dụng bài này rất có hiệu quả). Và sau mỗi thời khóa công phu hoặc làm việc thiện lành bạn nên đem công đức hồi hướng cho oan gia trái chủ nhiều đời nhiều kiếp, hóa giải oán thù thì việc tu học của bạn đỡ gặp chướng ngại rất là nhiều. Cứ mỗi chướng ngại mình vượt qua được thì mới có tiến bộ đó Lê Thắm, ý chí tu hành sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn.
Vài chia sẻ cùng bạn. Chúc bạn sớm vượt qua chướng ngại, tinh tấn sám hối tu hành.
Nam Mô A Di Đà Phật
TLPT
dạ em nam nay 23 tuoi … cho e hỏi quý phật tử la mình đọc kinh là ngồi hoặc nằm như vậy có dc ko ạ ???
Nam Mô A Di Đà Phật
Kính thưa liên hữu:
Đọc kinh và tụng kinh là 2 việc khác nhau.
Đọc kinh là tu định và cũng là cách cúng dường chư Phật, Bồ Tát và hết thảy chúng sanh. Nên khi đọc kinh phải nên ăn mặc chỉnh tề, giữ gìn thân tâm đoan chánh, rồi ngồi hoặc đứng trước bàn thờ Phật hay hình Phật cung kính đọc từng chữ trong kinh. Lúc đọc kinh không nên suy nghĩ ý nghĩa của kinh, chỉ là thuật đọc và nhận biết từng chữ mình đang đọc, chữ này sang chữ kia một cách trôi chảy, không vấp váp. Đọc kinh là tu định, nếu tâm định thì tự nhiên trí huệ trong tự tánh phát sanh.
Tụng kinh là đọc kinh trong trí nhớ của mình; tức là nghĩ nhớ lời Phật dạy rồi tư duy, suy nghĩ xem Phật có ngụ ý gì bên trong văn tự Bát Nhã trong kinh. Lối tu này là “tùy văn nhập quán”, rồi từ quán chiếu sâu xa nơi văn tự mà nhập vào trong “giác quán định” mà thấu rõ ý Phật và cảnh giới Phật đang dạy bảo. Liên hữu có thể thực hành pháp “tu giác quán định”, tức tụng kinh, ở bất cứ lúc nào, chổ nào hay ngay cả trong những lúc đi, đứng nằm, ngồi.
Nếu liên hữu không thuộc kinh, chỉ muốn đọc kinh văn để tư duy, suy nghĩ lời Phật dạy, thì cách tu này tương tự tụng kinh. Nhưng vì liên hữu tay cầm kinh Phật, cũng coi như là đang đối diện với Phật, cho nên nên phải nên cung kính hết lòng, chỉ nên ngồi nơi chổ trang nghiêm, sạch sẽ, không nên tay cầm, thân nằm lúc đọc kinh sách của Phật.
Nói tóm lại, lúc đọc kinh, tụng kinh hay quán kinh đều phải giữ lòng mình trong sạch, cung kính hết mức. Một phần cung kính là một phần lợi ích, hai phần cung kính là hai phần lợi ích… Vì lúc liên hữu đọc, tụng hay quán kinh là lúc liên hữu đang cảm ứng với Phật, Bồ Tát, Thánh Chúng và hết thảy chúng sanh trong mười phương pháp giới… Nếu người đọc kinh có tâm hiểu biết và cung kính như thế thì việc đọc, tụng, quán kinh công đức chẳng thể nghĩ bàn!
Diệu Âm Trí Thành
da cho em hỏi làm sao để tâm tịnh khi đến chùa và luc niệm phật va đọc kinh.. em thuong bi loạn tâm và rất hoang mang lo sợ voi những suy nghĩ bậy bạ khi doc kinh va dến chùa . thật tâm em rat muốn hướng về phật va muốn tim đến phật pháp . xin chỉ giup em cho tâm ko loạn
A Di Đà Phật
Kính thưa liên hữu Tường Vy:
Tâm của chúng sanh ai cũng loạn động cả, chẳng chừa một ai. Vì nếu tâm không loạn động thì đác đạo thành Thánh hết ráo rồi, đâu còn là chúng sanh nữa.
Cũng chính vì cái tâm của mình nó động loạn nhiều như vậy; cho nên mình mới cần phải tới chùa/ đạo tràng để tìm minh sư hay bạn hữu trí thức giúp cho mình tu sửa nó lại thành tâm thanh tịnh.
Liên hữu mới vào đạo Phật, nên DATT không muốn giải thích nhiều quá, sợ liên hữu càng thêm bối rối.
Bước đầu tiên DATT chỉ khuyến khích liên hữu thường đến chùa cùng đại chúng tụng kinh, niệm Phật, còn những bước sau sẽ có Phật, Bồ Tát và các bạn lành trong chùa/ đạo tràng dẫn dắt.
Liên hữu chớ nên lo ngại quá mức nhé! Cứ vui vẽ, hoan hỷ vào chùa cộng tu, còn những chuyện khác để Phật, Bồ Tát lo.
Phật nói: “Ta thương chúng sanh hơn cha mẹ thương con” thì làm gì có chuyện Phật quở trách mình chứ. Nếu mình có suy nghĩ như vậy, coi chừng mình đem Phật coi như là chúng sanh rồi, phải không?
Diệu Âm Trí Thành
Bạch quý thầy,
Đạo Phật đến với con rất hữu duyên. Ba mẹ con đều là Phật tử và ăn chay trường đã được rất nhiều năm. Nhiều lần con xin ba mẹ ăn chay trường nhưng ba mẹ sợ không đủ chất nên có lần con ăn được một vài tháng họ bảo con ăn mặn lại. Nay con 20 tuổi và con nói với ba mẹ con muốn nhất quyết ăn chay trường để phát tâm từ bi và tránh giết hại chúng sanh. Cuối cùng ba mẹ con cũng đồng ý. Hoan hỷ thay!
Con cũng bắt đầu niệm phật thường xuyên hơn. Con muốn được vãng sanh nơi thế giới Cực lạc.
Thế nhưng nay con còn nhiều phiền não mong quý thầy giải bày giúp con/
– Con còn đi học nên con không thể duy trì niệm phật hiệu . Mỗi tối con đều niệm trước khi ngủ. Xin hỏi con làm vậy có đúng không ?
– Con tự biết mình có tâm từ bi vì con rất thương xót những người khổ nạn và súc vật. Thế nhưng có những người hay làm con muộn phiền. Lúc đầu con sanh giận thế nhưng cơn giận trôi qua rất nhanh và khi nghĩ lại con thấy thương người làm con buồn hơn. Xin hỏi con làm sao để không sanh giận ngay từ đầu?
– Vì con còn ở tuổi thanh niên nên tâm trí thường sinh ra dục sắc. Con cố gắng kiềm chế để không làm hại đến người khác. Bây giờ thỉnh thoảng con phát tâm săc dục. Khi không chịu nổi con hay tự thoả mãn chính mình. Như vậy con có phạm tội không ?
– Con nguyện buông bỏ hết tất cả để được sinh về cõi Cực Lạc. Xin quý thầy cho con hỏi có phải con còn quá trẻ để được vãng sanh ? Khi nào thì chúng ta được vãng sanh? Có phải đợi lúc già sinh bệnh hay không ?
Con xin cám ơn chư thầy ,
Nam mô A Di Đà Phật .
A Di Đà Phật – Chào bạn,
1. Chúc mừng bạn đã được sự đồng thuận của cha mẹ cho ăn chay 🙂 Ăn chay được quá nhiều lợi ích 🙂 Người ko ăn chay ko biết, người ăn chay chân thật vì thương chúng sanh mới biết :). Bạn đi học, bận rộn thì ko thể duy trì Phật hiệu thường xuyên, đây là việc bình thường, ai có công việc làm cũng là như vậy, chớ nên sanh tâm lo lắng bồn chồn hay lo buồn về chuyện này. Cứ rảnh rỗi thì mình niệm Phật. Niệm Phật với đầy đủ tâm chân thành tin tưởng và nguyện thiết tha muốn về Tây phương thì công đức niệm một câu A Di Đà Phật ngay lúc đó đã tạo được chánh nhân vãng sanh về Cực Lạc, lại có thể tiêu trừ 80 ức kiếp sanh tử trọng tội đúng như lời Phật dạy trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ, đây là sự thật, là sự thật không thể nghĩ bàn, hễ mình vừa nghĩ hay vừa bàn đến thì liền rơi vào vọng tưởng, phân biệt, chấp trước – công đức câu Phật hiệu liền ko viên mãn.
Lúc tối trước khi đi ngủ mà nhớ niệm A Di Đà Phật là đúng lắm, Phật ko rời tâm, tâm ko rời Phật, tâm này niệm Phật thì ngay lúc đó tâm này là Phật. Khi nằm ngủ thì niệm Phật thầm, ko nên niệm ra tiếng vì như vậy là ko cung kính, cho đến các chỗ ô uế đều có thể niệm Phật thầm được. Công đức niệm Phật thầm và niệm thành tiếng là như nhau, ko nên có tâm phân biệt và chấp trước.
2. Sân hận thì ai cũng có cả, phàm phu chúng ta tích lũy tham sân si từ vô lượng kiếp, muốn đoạn nó thì trước phải hàng phục nó trước đã. Ko có cách gì hiệu quả hơn là khi ta vừa mới chớm giận thì liền niệm A Di Đà Phật 10 câu, niệm liên tiếp 3, 4 lần như thế thì giận kia nó đi đâu ko biết nữa :)…Hơn nữa bạn làm rất đúng: Thương người làm cho mình giận, đó là tâm chân thành, tâm từ bi hiển lộ – giờ bạn nên niệm thêm 10 câu Phật hiệu hồi hướng cảm ơn họ. Cảm ơn họ vì giúp mình có cơ hội luyện tâm, có cơ hội hàng phục tâm sân hận và phát triển lòng từ bi và vị tha. Họ chính là bạn tốt, là thiện tri thức của mình đó. Nên sanh tâm cảm ơn họ. Khi đã hàng phục được tâm sân hận thì lâu dần ngày tháng mình sẽ ít giận hơn, khi vừa giận liền phát giác ngay và niệm A Di Đà Phật. Ngoài cách này ra, khó mà tìm được phương pháp nào hiệu quả bằng, với phàm phu mình thì cách này là đệ nhất :).
3. Tuổi trẻ thì ai cũng giống như bạn vậy, bạn cũng ko cần quá lo lắng hay tự dằn vặt mình :). Thay vào đó hãy tìm phương án tốt hơn để hóa giải các tâm ham sắc dục:
– Không xem tivi các phim tình cảm gợi dục.
– Không xem Internet có chứa các hình ảnh, phim, cho đến từ ngữ gợi dục.
– Không đọc báo chí, xem truyện cho đến các hình ảnh kích dục.
– Hạn chế cho đến ko đi đến các quán cafe, bar, nhà hàng hay các chỗ sầm uất có nhiều thị phi và hình ảnh nam nữ buông thả.
– Khi tiếp xúc với người khác phái chớ nên sanh tâm đùa cợt hay động chạm tay chân, đùa giỡn. Giữ cho tâm thái mình trung thực, thẳng thắn và nghiêm chỉnh. Chớ nên cùng người khác phái cùng nhau nói chuyện ngồi riêng tư trong các chỗ vắng người. Nói như vậy ko có nghĩa là bạn ko thể quen và yêu ai đó 🙂 Nếu tình yêu đến thì hãy trân trọng và gìn giữ nó được trong sáng cho đến ngày hôn nhân chính thức, ai nói mình khờ hay ngu cũng được 🙂 nhưng người thật sự yêu mình họ sẽ rất nể mình nếu mình có thể giữ gìn và tôn trọng họ.
Hơn nữa mình tự nhủ mình là nếu thường lạm dụng việc đó thì sẽ tổn hại đến sức khỏe ko ít, phải biết giữ gìn tinh lực để cơ thể tráng kiện mà dễ tu hành. Cái thân khỏe mạnh cũng quan trọng lắm, muốn tu tập mà cơ thể quá suy yếu thì tu không nổi, phải biết dưỡng cái thân này, ko chiều chuộng nó quá đáng mà cũng ko làm cho nó tổn thương. Nghĩ đến đường tu còn dài thì mình phải biết giữ gìn sức khỏe, đừng nên phí phạm nó.
Khi sắc dục nổi mạnh lên là do tiếp xúc cái duyên bên ngoài nó tác động đến tư tưởng của mình, nếu bạn làm đúng những gì ở trên thì xem như cái ngoại duyên tăng trưởng tâm tham dục đã lìa bỏ rất nhiều, tự nhiên cái niệm dâm dục kia sẽ yếu đi. Hơn nữa khi nó nổi lên mạnh thì hãy…mạnh dạn lạy Phật, vừa lạy vừa niệm Phật thầm, lạy 100 lạy cho đến 300 lạy thì tự nhiên cơ thể liền cân bằng, dục vọng liền tiêu tan, mồ hôi ra như tắm. Như vậy là nhân cái duyên dục vọng vừa khởi thì ta liền tranh thủ tu ngay :), lại tích góp thêm một chút công đức rồi 🙂 Cứ như vậy mà trải qua ngày tháng.
Chỉ sợ mình không chịu làm, chứ mình mà chịu làm chịu tu thì liền nhận được hiệu quả. Lợi ích của câu A Di Đà Phật hiệu là vô lượng vô biên, ko có
hạn lượng, chỉ cần mình phát tâm dũng mãnh, kiên quyết làm theo thì nhất định có được lợi ích.
4. Tín nguyện của bạn đang rất mạnh, nhưng có lẽ bạn cũng giống TT ngày xưa – là có phần nóng vội hấp tấp muốn được sanh về Cực Lạc ngay 🙂 Đây là tâm lý rất bình thường mà buổi đầu tu ai cũng gặp phải. Nhưng thật ra việc vãng sanh phải hội đủ thời tiết nhân duyên chín muồi, khi nào thì chín muồi? khi nào thì ta được vãng sanh? Câu hỏi này mình nên giao cho Phật A Di Đà 🙂 Ngài sẽ tự biết lo liệu, tự biết sắp xếp cho ta, mình không cần quá lo, ko nên lo. Nhiệm vụ của mình là niệm A Di Đà Phật chí thành chí thiết cầu sanh Cực Lạc, còn chuyện vãng sanh thì để A Di Đà Phật lo – như vậy mới là đúng.
Khi có thân này tức là phải có sanh già bệnh chết, nên xem nó là bình thường. Không nên lo ngại 🙂 Có một ngày thì mình ráng niệm A Di Đà Phật một ngày, làm một người con hiếu thuận một ngày, làm một người tốt một ngày, lại hay cùng người kết duyên, giúp đỡ người khác, giới thiệu họ đến với Phật pháp, với Phật A Di Đà…Sống được một ngày như vậy thì ý nghĩa biết bao 🙂 – Không nên quá lo nghĩ xa xôi bạn nhé, hãy ngay lúc này đây làm một tấm gương tốt, làm một người con ngoan. Ngày nào cũng làm được như vậy, niệm Phật cầu sanh Cực Lạc thì nhất định được sanh, phẩm vị cũng là không thấp đâu 🙂
Hi vọng với vài lời chia sẻ sẽ giúp cho bạn được một chút.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Những lời của Tịnh Thái chia sẻ thật hay và sâu sắc . Cám ơn Tịnh Thái rất nhiều. Quả là có duyên mới nghe đuợc lời vàng ý ngọc của Tịnh Thái.
Nam mô a di đà phật .
A Di Đà Phật!
Đạo hữu “A Di Đà Phật” nên gọi là chú Tịnh Thái hoặc sư huynh , theo văn phong TM nghĩ cũng khoảng 60 rồi, là bậc trưởng của chúng ta, các chú ấy biết đạo có khi ta còn chưa sinh, nên quá trình học Phật chú chia sẽ cho chúng ta biết, chúng ta tiếp nhận nên cung kính, ngay cả người ít tuổi hơn ta có khi còn phải cung kính gọi là anh, chị nữa là bậc huynh trưởng.
Bạn không chỉ phải cung kính Phật, Bồ tát, cha mẹ, người dẫn đạo mà cả chúng sinh nữa thì mới thâm nhập được vào Phật pháp.
Không phải Tịnh Minh xét nét, phàm phu chúng ta tâm chướng đạo lớn nhất theo TM nghĩ là ái dục và ngã mạn, kể cả TM cũng vậy, rất đáng sợ.
Tịnh Minh mong đạo hữu phát tâm bền vững trên con đường học đạo đừng nên bỏ lỡ nhân lành lớn lao này nhất là bạn còn trẻ tâm phát ban đầu thì mạnh nhưng cũng dễ lui sụt khi gặp chướng ngại lớn, hãy chậm chắc trên con đường đạo.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT!
Xin cám ơn Tịnh Minh đã nhắc nhở . A di đà phật mới biết website duongvecoitinh đuợc mấy ngày thôi nên không biết phải xưng hô sao cho đúng đạo 🙂
A Di Đà Phật!
Chúng ta là người học Phật phải có tâm cung kính, cung kính là cửa vào đạo. Thấy như bản thân mình mà xưng danh nick mình là Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp,Trần Hưng Đạo .. các vị có công với đất nước còn chẳng dám, ấy là mang tội bất kính, không tôn trong bậc Vĩ nhân kẻ , sẽ bị mọi người cười chê.
Vì chúng sinh mê muội nên rất nhiều người là Phật tử tưởng là cung kính làm toàn chuyện bất kính mang tội rất nặng như dùng các hình tượng Phật thiếu căn, hình Phật, tượng Phật làm phong thủy, làm trang trí trong Phòng khách, dùng hương được đựng trong các hộp, vỏ có hình Bồ tát…
Trong Liên Trì Cảnh Sách đã nhắc nhở vấn đề này rất nhiều, Đại sư Ấn Quang cũng nói răn chắc kẻ phàm phu chúng ta đã tu học như đi trên băng mỏng chưa sang được bờ kia thì phải rất cẩn thận.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT!
Thưa Thầy Dạo này đầu óc con nó bậy bạ, và bệnh hoạn vô cùng, trong đầu lúc nào cũng chửi, báng bổ, xúc phạm đến chư Phật, nhưng thật tâm con ko muốn…Con thường đọc Kinh Chú Đại Bi nhưng Con không thể nào điều khiển nổi đầu óc của mình, mỗi lần nằm ngủ hoặc không có gì làm đầu óc nó không thể kiểm soát nổi những suy nghĩ đen tối, đốn mạt của con.Thật sự bây giờ tôi rất rất rất lo lắng về con trong lúc này!!! Không biết phải làm gì bây giờ nhờ thầy tư vấn giúp con chuyện này!!! Mỗi lần muốn ngủ là con quỷ bệnh hoạn nó lại điều khiển khiến con không dám ngủ nữa! con lo sợ phạm vào tội ngạ quỷ, lúc nào cũng hoang mang lo sợ . Con dang lo sợ và chi muốn kết thúc mình để khỏi nghĩ ve chuyện đó. Xin hãy giúp con phải làm sao thoát ra cảnh này.
A Di Đà Phật
DATT cũng đã gặp trường hợp tương tự như vậy lúc sang dự Tam Thời Hệ Niệm ở Berlin, Đức quốc.
Điều mà DATT khuyên liên hữu là chớ nên suy nghĩ đến chuyện tự sát mà phải bị đọa vào ba đường ác thú.
Trước hết liên hữu nên làm chủ lấy cái tâm của mình, nên niệm danh hiệu “Quán Thế Âm Bồ Tát” cầu cứu khổ cứu nạn không gián đoạn để giải trừ nghiệp chướng này. Tà niệm trong tâm của mình cũng chính là ác nghiệp của liên hữu từ a lai da thức hiện ra.
Liên hữu nên hành hạnh phóng sanh, cúng dường Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng) để hóa giải cái nghiệp phỉ báng Tam Bảo của mình trong đời trước. Nay nó lại hiện ra để lôi mình vào tam ác đạo.
Liên hữu nên mỗi ngày lễ kính chư Phật Bồ tát bằng cách đứng trước hình, tượng Phật lễ lạy. Mỗi ngày lạy Phật 108 lạy, nhiều hơn càng tốt để tăng trưởng tâm lễ kính của mình với Phật Bồ Tát và cũng để sám hối tà niệm này của mình sanh ra do nghiệp quá khứ.
Liên hữu nên sống một đời sống vui vẽ, yêu thương & từ bi đến hết thảy muôn loài; đó cũng chính là cách để liên hữu diệt trừ tà niệm trong tâm của mình; đó cũng chính là lễ kính chư Phật.
A Di Đà Phật, chào bạn:
Thật ra không phải chỉ riêng mình bạn bị như vậy. Trước đây Tịnh Thái cũng bị như vậy, khi niệm Phật thì tự nhiên trong tâm các suy nghĩ bậy bạ, tục tĩu hiện ra. Nhưng may mắn là do được nghe pháp HT. Tịnh Không và Ngài Đại Sư Ấn Quang nên cũng ko lấy đó làm kinh sợ, hay hoang mang.
Nguyên nhân là do mình dụng công niệm Phật thì câu A Di Đà Phật phát huy tác dụng là rửa sạch các nghiệp bất thiện vốn đã tích lũy trong tâm mình từ vô lượng kiếp. Cái tâm mình giống như cái thùng rỗng, lâu ngày chứa rác dơ quá chừng thì khi mình dùng bàn chải (là câu A Di Đà Phật) mình cọ rửa cái thùng thì tay mình sẽ tiếp xúc đến mấy chỗ dơ đó.
Đây là tín hiệu tốt 😀 không nên lấy đó làm sợ hãi hay hoang mang. Vì nếu ko nhờ niệm A Di Đà Phật thì mình ko thể làm sạch cái tâm dơ đó. Là việc tốt 🙂
Nguyên tắc là mình cứ lờ đi, ban đầu nhiều khi mình khó chịu phải bịt mũi để chùi cái thùng tâm bị dơ này nhưng mình cứ lờ đi, cứ tập trung vào câu A Di Đà Phật. Hễ cái ý niệm dơ dáy bất thiện nó lại nổi lên thì “Tốt 🙂 Ta lại nhiếp tâm niệm A Di Đà Phật 🙂 “. Để dễ nhiếp tâm vào câu Phật hiệu thì bạn nên niệm 10 câu 1 lần, hết 10 câu lại niệm tiếp 10 câu khác, cứ như vậy xoay vòng, mặc kệ cái niệm dơ dáy kia, đừng chú ý đến nó. Niệm một hồi thì tự nhiên vị khách ko mời mà đến kia sẽ ra đi 🙂
Tịnh Thái đã trải nghiệm điều này rất nhiều lần rồi và dùng chính cách nghĩ và phương pháp trên mà hành trì và thấy thật sự có hiệu quả, rất hiệu nghiệm, bạn thử xem.
Ngoài ra bạn cũng nên tham khảo thêm những lời chia sẻ của huynh Diệu Âm Trí Thành sẽ được thêm nhiều lợi ích.
Cuối cùng, điều quan trọng nhất là bạn phải thật sự chuyển cái Tâm và sửa đổi các lỗi lầm của mình thì việc tu hành mới có kết quả, mới ko bị chướng ngại: Nên xem lại Đạo Làm Con của mình có làm được đến nơi đến chốn chưa? Cha Mẹ có còn vì mình mà lo buồn hay phiền muộn không? Mình đối với Ông Bà Cha Mẹ có thật sự làm đến được 2 chữ Hiếu Thuận hay chưa? Đã Hiếu thì phải Thuận, chưa Thuận thì chưa phải là Hiếu. Mình trước giờ học Phật rồi nhưng mình có thường chống trái, mâu thuẫn, cãi nhau với cha mẹ, với anh em trong nhà không? Mình có hay áp đặt mọi người phải Thuận theo ý của mình ko?
Nếu phạm những điều này thì mình phải xem lại, phải sửa đổi. Tu hành bắt đầu từ Hiếu Thuận Cha Mẹ, Tôn Sư Trọng Đạo vậy. Mấy điều này mà còn lầm lỗi, còn thiếu sót thì còn nói gì đến những thứ cao xa hơn trong Phật pháp? Mình phải thường nghĩ nhiều về điều này, phải thường phản tỉnh, phải bắt đầu sửa cái Tâm mình từ đây.
Chúng ta làm được như vậy thì học Phật mới có thể có chút tương ưng. có được chút mùi pháp vị, cho đến hết thảy nghiệp chướng đều có thể được tiêu trừ. Tất cả đều từ 8 chữ: HIẾU DƯỠNG CHA MẸ, TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO.
Hãy làm 8 chữ này trong 8 năm thì sẽ thấy được kết quả tốt đẹp, chẳng thể nên có cái tâm vội vàng hấp tấp làm một vài tháng vài năm hoặc tự cho rằng mình đã làm được rồi, đây vẫn là si mê điên đảo mà thôi. 8 năm mà làm được rồi thì tự bạn sẽ gia hạn thêm cho mình 8 năm nữa 😀 vì khi đó bạn đã thật sự cảm nhận được lợi ích của việc thực hành 8 chữ này vậy.
Hi vọng với vài lời thô kệch ở trên có thể giúp cho bạn được ít nhiều…
Nam Mô A Di Đà Phật.
Thần lực Chú Đại bi là rất mãnh liệt, hoà thượng Tuyên Hoá đã nói ” khi quí vị niệm thần chú này thì trời đất đều chấn động, cả pháp giới chuyển rung” “chủ yếu nhất là công năng chữa lành mọi bệnh tật”. Tuy nhiên nếu bạn muốn lấy việc tụng chú Đại bi là pháp tu của mình thì phải cân nhắc kỹ lưỡng, chú Đại bi về bản chất là Mật tông chú. Phúc Bình cho rằng khi mình tụng chú nào đó cũng nên tìm hiểu lời giảng của các bậc Thánh về nội dung để biết là mình đọc, tụng có đúng pháp không, có hợp với căn cơ của mình không. Ở đây PB xin tóm lược lời giảng của HT Tuyên Hoá về 2 câu chú số 27 và 68 như sau: 27. “Cu lô cu lô yết mông: chính là Bảo loa thủ nhãn ấn pháp…nếu quí vị chỉ biết trì niệm chú Đại Bi mà không hành trì bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp thì như người có tay mà không có chân, nên không thể đi được… Cũng vô dụng mà thôi. 68. giả kiết ra a tất đà dạ: còn gọi là Kim cang Bạt chiết la có nghĩa là hàng phục oán ma, đập tan các loài thiên ma ngoại đạo, quỷ thần.” Chỉ riêng ý nghĩa 2 câu này có thể thấy chúng ta có đủ khả năng tụng chú Đại Bi hay không, mình có hàng phục được oán ma hay bị chính ma quỷ hàng phục mình. Xin hãy cân nhắc kỹ.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Dạ con xin cảm ơn chú Diệu Âm Trí Thành và Tịnh Thái. Con thật may mắn lắm mới được nghe những lời chia sẻ của 2 vị. Con sẽ luôn ghi nhớ và con sẽ cố gắng sửa đổi về bản thân mình và sẽ thường xuyên trì niệm A Di Đà Phật.
Niệm 6 chữ hay 4 chữ đều được. Theo kinh nghiệm của tôi thì 4 chữ dễ niệm hơn và những lúc cấp bách hoặc đặc biệt thì niệm 4 chữ sẽ nhanh và hiệu quả hơn. Vì vậy trước đây tôi niệm 6 chữ, giờ chỉ niệm 4 vì với tôi 4 chữ ngắn, dễ nhập tâm và kiên cố hơn. Đương nhiên 6 chữ hay 4 chữ là do “cảm nhận” của mỗi người. Cách nào bạn thấy thích hơn thì sẽ dễ nhập tâm và từ đó dễ “chiêu cảm” hơn. Tóm lại tùy theo ý thích, cảm nhận mà niệm 6 chữ hay 4 chữ đều được.
Theo tôi nhất tâm bất loạn là 1 cảnh giới. Mà đã là cảnh giới thì chỉ khi nào thể nhập thì mới hiểu và cảm nhận rõ nó như thế nào. Chúng ta phân tích và giải thích có mức độ là để tìm đường hiệu quả nhất để sớm nhập vào cảnh giới đó. Đừng sa đà, lan man vì thật sự chẳng ai nói rõ được nhất tâm bất niệm là thế nào đâu. Lại còn dùng lý luận để phân chia và gọi tên cảnh giới đó thành thượng, trung, hạ gì đó thì theo tôi là không có ý nghĩa lắm.
Pháp môn niệm Phật là pháp môn đơn giản nhất nên đừng phân tích hay làm nó phức tạp thêm. Nếu muốn tìm hiểu cho yên tâm thì chỉ 1 quyển Niệm Phật Thập Yếu của Hòa thượng Thích Thiền Tâm là quá đủ. Không thì cũng chẳng cần tìm hiểu gì cả mà bắt tay vào niệm Phật ngay càng tốt.
Đó là lý do tại sao nhiều người trí lực thấp kém, thất học, nghèo hèn chỉ cần nghe đến Phật A Di Đà và cõi Cực Lạc thì lập tức tin tưởng và tha thiết trì niệm thì thành công rực rỡ. Còn nhiều bậc xuất gia lâu năm, biết nhiều kinh điển, phân tích sâu xa, được thiên hạ coi là cao tăng thì chẳng thành công được như vậy và thậm chí cả đời chưa chắc thể nhập được vào cảnh giới nhất tâm bất loạn chứ nói gì đến “mô tả” cho người khác. Với việc tu hành thì trọng ở thực hành chứ không cần lý luận, biện giải, đấu lý suôn.
Phân tích sâu thì có 3 nền tảng Tín – Nguyện – Hạnh nhưng thật ra chẳng cần phân tích thì một người tin Phật và tha thiết niệm Phật để mong về cõi Cực Lạc mặc nhiên đã đủ 3 điều đó. Họ thậm chí còn chẳng biết khái niệm Tín – Nguyện – Hạnh là gì nhưng thật ra họ đã hội đủ. Còn nhiều người thao thao bất tuyệt, phân tích rất hay nhưng công phu không đủ, Tín – Nguyện – Hạnh của họ không đủ thì kết quả kém xa người dốt nát chỉ cần một lòng niệm Phật lại thành công nhanh chóng.
Tôi ví dụ cho bạn dễ hình dung. Chắc bạn cũng đã từng ghiền 1 thứ gì đó giống như xem truyện kiếm hiệp và coi đá banh chứ? Khi bạn đam mê một thứ gì đó thì bạn sẽ quên ăn, quên ngủ, lúc nào cũng mong xong việc khác để làm việc đó… Niệm Phật cũng tương tự như vậy. Bạn chỉ cần niệm Phật một cách đam mê và tha thiết thì một ngày nào đó bạn sẽ nhập vào cảnh giới nhất tâm bất loạn. Thậm chí rất dễ dàng vì tự nhiên bạn không còn tạp niệm nữa, lòng bạn trở nên kiên cố và chỉ hướng đến Phật A Di Đà ở cõi Cực Lạc thì còn vọng tưởng nào xen vào nổi mà không nhất tâm!
Cuộc sống của bạn chỉ thấy quan trọng nhất là niệm Phật, là vãng sanh Cực Lạc. Chuyện ăn uống, kiếm tiền là phụ còn niệm Phật là chính. Vì mong muốn và một lòng với Phật nên bạn luôn tranh thủ mọi lúc trong ngày để niệm Phật. Bạn với Phật sẽ hòa làm một, hiện tại và Cực Lạc sẽ hòa làm một cho nên chỉ cần đến lúc mạng chung, đúng thời khắc là bạn được Phật rước về Cực Lạc ngay thôi. Đó là điều chắc chắn. Còn những người cứ lo phân tích, lo tìm kiếm phương pháp nào đó cho nhanh, cho hiệu quả thì lại suốt đời đi tìm. Pháp môn niệm Phật là tâm đối tâm. Nên chỉ cần quyết tâm, tha thiết, thành thật và bắt tay vào niệm Phật là sẽ tiến bộ dũng mãnh.
Vô cùng đơn giản như thế thôi. Hãy thành tâm và niệm Phật ngay đi. Đừng nghe ai nói gì, đừng tìm kiếm gì, đừng nghe những phân tích, khái niệm nào là sâu, cạn, lý, sự, gọi tên cấp bậc gì cả. Thậm chí bạn không cần biết nhất tâm bất loạn là gì. Chỉ cần thành tâm, tha thiết niệm Phật, tinh tấn từng ngày, ngày hôm sau tiến bộ hơn ngày trước, niệm Phật là tha thiết và lòng tràn đầy hạnh phúc thì bạn sẽ sớm đạt tới cảnh giới mà chẳng có vị cao tăng nào giải thích cho hết nổi.
Nhắc lại niệm Phật là tâm đối tâm. Chỉ cần chí thành niệm Phật và “hạ thủ công phu” ngay lập tức là được. Đừng ngồi lý luận hay giải thích gì cả. Còn theo dự đoán của tôi thì có thể đến lúc nào đó, lúc niệm Phật tôi chỉ còn 1 câu niêm Phật mà không còn “biết” không gian, thời gian xung quanh, thậm chí không còn biết “tôi là ai” và thân xác tôi thế nào nữa thì có lẽ đó là lúc tôi đạt đến nhất tâm bất loạn.
Đương nhiên điều đó đến hoàn toàn tự nhiên. Lúc ban đầu bạn thể “tác ý” hỷ xả và bám chặt vào câu niệm Phật. Hỷ xả là vui vẻ buông bỏ tất cả. Phải “Hỷ” rồi mới “Xả” được. Khi bạn vui với cái mới thì mới bỏ được cái cũ. Bạn vui với cõi Cực Lạc, với Phật A Di Đà và thánh chúng thì bạn mới có thể buông bỏ những tạm bợ đang trói buộc bạn. Giống như khi bạn mê viên kim cương trước mặt thì cục sắt bên cạnh còn có ý nghĩa gì. Đó gọi là Hỷ và Xả. Khi đã Hỷ Xả rồi thì bạn cứ bám riết vào câu niệm thì còn gì níu giữ bạn được nữa, còn gì làm bạn phân tâm được nữa. Bạn đã toàn tâm toàn ý hướng về Cực Lạc thì chắc chắn bạn sẽ về đó!
Chúc bạn thành công và chúng sanh có thêm 1 vị Phật trong tương lai!
Xin chào quý huynh trên trang ” duongvecoitinh”, tôi chỉ là nông dân thôi, cũng tập tành niệm Phật từ năm 2008 đến nay nhưng chưa từng phát tâm quy y (có lẽ chưa đủ duyên). Tôi chưa ăn chay trường được, và trong 5 giới cấm thì chỉ giữ theo khả năng chứ chưa tuyệt đối được, chẳng hạn tôi hạn chế tốt việc sát sanh, nhưng lại dở kiềm chế tính nóng nảy…vậy xin hỏi tôi vẫn quyết tâm niệm Phật thì có kết quả không, và thường tôi niệm Phật phải đi chứ ngồi là buồn ngủ ngay.
Xin tôi vài lời chia sẻ. Cám ơn
A Di Đà Phật, liên hữu Khắc Tốp thân mến
Bạn quả thật có thiện căn khi biết niệm Phật sớm. Bạn chưa ăn trường chay được thì cố gắng ăn chay kỳ nhé bạn (1 tháng vài ngày). Ngũ giới Phật dạy là để chúng ta tích cực thực hành theo thì trong đời sống hàng ngày chúng ta cũng có được lợi lạc. Mình càng làm theo thì mình càng cảm nhận lời Phật dạy còn quý hơn cả vàng ngọc châu báu nữa. Chưa đủ duyên để làm hết thì cũng căn cứ vào đó mà gia giảm dần những tập khí của mình cũng là điều tốt.
Nếu bạn quyết tâm niệm Phật cầu vãng sanh Tây Phương thì hãy nên lập một định khóa cho mình hàng ngày theo thời gian cố định, rồi theo đó mà tăng lên từ từ. Bạn có thể tùy theo hoàn cảnh mà niệm, to tiếng hoặc niệm thầm đều được, công đức như nhau. Vì trong 4 oai nghi (đi, đứng, nằm, ngồi) mình vẫn phải thường niệm Phật mà. Nếu buồn ngủ thì bạn đổi tư thế, đứng lên lạy Phật hoặc đi kinh hành mà niệm cũng được, miễn sao khi niệm thấy thoải mái là được. Nơi nào sạch sẽ trang nghiêm thì niệm ra tiếng, nơi nào không sạch sẽ trang nghiêm thì niệm thầm. Thế là ổn rồi. Nếu như khi nào đủ duyên thì bạn hãy phát tâm quy y Tam bảo nhé, có nhiều lợi ích cho bạn lắm đó.
Chúc bạn thường tinh tấn an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật
TLPT
Kính chào các cô chú!
Con là Ngọc Phúc. Con là người não bộ không đuợc bình thuờng, con không có trí nhớ. Con thích tìm hiểu về Phật nhưng con vào chùa thấy người ta đọc và làm nhiều thứ quá nên con không thể làm theo được. May mắn con nghe đuợc ‘ Khuyên nguời Niệm Phật” của chú Diệu Âm và biết chỉ cần chuyên niệm Nam Mô A Di Đà Phật là cũng tu đuợc. Con mừng lắm. Nay con xin cô chú chỉ dạy giúp con cách cúng Phật như thế nào. Ví dụ mỗi sáng con dậy sớm đặt 2 ly nuớc lên bàn có hình Phật , rồi ngồi truớc hình Phật rồi niệm Nam Mô A Di Đà Phật là đủ rồi , hay trước đó con có cần làm cái gì nữa không? Ví dụ như chắp tay vái mấy cái, vái làm sao , quỳ mấy cái, quỳ làm sao, sau đó làm cái gì hay đọc nguyện cái gì rồi mới ngồi xuống niệm Phật, sau khi niệm Phật xong có làm cái gì nữa không? Con không biết cái gì hết, mới biết đến Phật nên muốn tu mà không biết cách làm sao cho đúng. Xin các cô chú chỉ dạy giúp con. Con xin cảm ơn!
Bạn theo nghi thức này mà niệm Phật hàng ngày là được. A Di Đà Phật.
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/nghi-thuc-niem-phat-hang-ngay/
Con kính cảm ơn các cô chú đã giúp cho con rõ cách cúng Phật.