HỎI: Chúng tôi chuyên tu tập theo pháp môn Tịnh độ, niệm Thánh hiệu Phật A Di Đà. Hiện có người khuyên nên niệm sáu chữ (Nam mô A Di Đà Phật), có người bảo nên niệm bốn chữ (A Di Đà Phật), vậy tôi nên niệm theo cách nào? Nhất tâm bất loạn là sao? Có người cho rằng niệm Phật phải chí thành, tiếng nào chắc tiếng ấy là nhất tâm bất loạn. Người khác lại nói niệm Phật liên tục không gián đoạn cho đến khi tâm không còn vọng tưởng mới đạt nhất tâm bất loạn. Thế nào là “lão thật niệm Phật”? Niệm sâu và niệm cạn là thế nào? Kết quả ra sao?
VÕ THIỆN ĐỨC, Đồng Tháp; TRẦN HỮU ĐỊNH, Sóc Trăng
ĐÁP: Bạn Võ Thiện Đức và Trần Hữu Định thân mến!
Niệm Thánh hiệu Phật A Di Đà là pháp môn Trì danh niệm Phật, rất phổ biến cho các hành giả tu tập theo tông Tịnh độ. Trì danh niệm Phật hiện có hai cách: niệm sáu chữ (Nam mô A Di Đà Phật) và niệm bốn chữ (A Di Đà Phật). Niệm theo cách nào cũng được, không bắt buộc phải niệm theo bốn hay sáu chữ, tùy thuộc thói quen, sự huân tập của mỗi người.
Về nhất tâm bất loạn, theo Hòa thượng Thích Thiền Tâm: “Nhất tâm là chỉ có một tâm niệm Phật và bất loạn là lòng không rối loạn duyên tưởng cảnh nào ngoài cảnh niệm Phật” (Niệm Phật thập yếu, THPG TP.HCM ấn hành, 1991, tr.194). Nhất tâm có hai, Sự và Lý: Khi hành giả tâm chuyên chú sáu chữ hồng danh, lâu ngày tạp niệm đều dứt, đi đứng nằm ngồi chỉ có một câu niệm Phật hiện tiền, gọi là Sự nhất tâm. Trên nền tảng của Sự nhất tâm, tiếp tục dụng công đến chỗ tâm địa rỗng suốt, ngộ vào thật tướng. Khi ấy hiện tại tức là Tây phương, tánh mình chính là Di Đà. Đây là cảnh giới Lý nhất tâm (Sđd, tr.212).
Theo Hòa thượng Tịnh Không, vị pháp sư hoằng truyền pháp môn Niệm Phật người Trung Quốc nổi tiếng trên thế giới hiện nay thì: “Công phu đến “nhất tâm bất loạn” thường được chia ra ba hạng: thượng, trung, hạ. Công phu mức thượng gọi là “Lý nhất tâm bất loạn” có cùng một cảnh giới với mức “minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật” trong Thiền tông. Kế đó là “Sự nhất tâm bất loạn” tức đoạn dứt kiến tư phiền não, công phu này tương đương với bậc A la hán. Mức thấp nhất gọi là “Công phu thành phiến”. Rất ít người có thể đạt được công phu mức thượng và mức trung, nhưng “công phu thành phiến” đích thật là ai cũng có thể đạt được. Trong vòng 24 giờ đồng hồ trong tâm chỉ có A Di Đà Phật, ngoài ra không khởi lên một vọng niệm gì khác, gọi là “Công phu thành phiến”.
Như vậy, “niệm Phật liên tục không gián đoạn cho đến khi tâm không còn vọng tưởng” chỉ là Sự nhất tâm hoặc Công phu thành phiến mà thôi. Ngoài ra, vấn đề “niệm Phật phải chí thành, tiếng nào chắc tiếng ấy là nhất tâm bất loạn” là dựa theo quan điểm “Tán tâm niệm Phật vẫn được vãng sanh” của ngài Pháp Nhiên (1133-1212), Sơ tổ Tịnh Độ tông Nhật Bản. Theo Tổ Pháp Nhiên: “Nhất tâm bất loạn nghĩa là khi niệm Phật, tâm không tán loạn, dùng tín tâm chí thành mà chuyên niệm Phật danh” bởi “Đã sinh ra làm người trong cõi tán địa này, tâm làm sao khỏi tán loạn được. Tán tâm niệm Phật mà được vãng sinh là chỗ đáng quý của bổn nguyện vậy”. Quan niệm này chú trọng vào tâm chí thành, nguyện tha thiết trong khi trì niệm danh hiệu Phật, nhất tâm hay không chưa phải là vấn đề quan trọng, đã khuyến tấn nhiều người phát tâm niệm Phật dù cho bản thân còn nhiều hệ lụy bởi phước mỏng nghiệp dày.
Đối với vấn đề “lão thật niệm Phật”, lão thật là rất thật thà, rất chân thật, không một mảy may nghi ngờ, toan tính hay vọng cầu. Niệm Phật với tinh thần: Chỉ cần thật thà niệm, không cần hỏi tại sao (Đán chỉ lão thật niệm, bất tất vấn như hà) chính là lão thật niệm Phật.
Niệm sâu và niệm cạn là mức độ nhất tâm của hành giả khi dụng công niệm danh hiệu Phật. Đại sư Ngẫu Ích có dạy: “Được vãng sanh hay không toàn là do có tín nguyện hay không. Phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Theo Đại sư: “Người đã tin sâu, nguyện thiết niệm Phật, nhưng lúc niệm Phật, tâm nhiều tán loạn thì sinh ở hàng Hạ phẩm hạ sinh. Tín sâu, nguyện thiết niệm Phật, nhưng lúc niệm Phật tán loạn giảm thiểu thì sinh ở hàng Hạ phẩm trung sinh. Tin sâu, nguyện thiết niệm Phật, nhưng lúc niệm Phật lại chẳng tán loạn thì sinh ở hàng Hạ phẩm thượng sinh. Niệm đến Sự nhất tâm bất loạn, chẳng khởi tham, sân, si thì thuộc vào ba phẩm Trung sinh. Niệm đến Lý nhất tâm bất loạn, đoạn Kiến tư hoặc hay Trần sa hoặc và cũng hàng phục được vô minh thì thuộc vào ba phẩm Thượng sinh. Vì thế, Tín-Nguyện trì danh niệm Phật có thể sinh trong chín phẩm, thật đích xác và rõ ràng” (Thích Định Thông, Ngẫu Ích Đại sư- Hành trạng và Pháp ngữ). Chúc các bạn tinh tấn!
Tổ tư vấn Giác Ngộ
A Đi Đà Phật,
Xin cho con hỏi. Niệm Phật đến nhất tâm bất loạn có phải là trong tâm hoàn toàn rỗng lặng, đến cả câu Phật hiệu A Di Đà cũng không còn thì mới gọi là nhất tâm đúng không ạ? Vì còn một câu Phật hiệu thì lúc đó chỉ đạt được nhất niệm ?
Xin giải đáp giúp con. Mô Phật.
A Di Đà Phật
Gửi bạn Xuân Lan,
Bạn cứ ráng niệm Phật đi, đừng mảy may nghĩ tới “nhất tâm bất loạn” hay “niệm tam muội” hay “niệm bất tự niệm” làm gì cả. Người niệm Phật giống như người uống nước, nóng-lạnh chỉ mình tự hay, đem diễn nói cho người khác biết chẳng khác bảo người không uống nước diễn tả sự nóng-lạnh cho mình nghe.
Chúng ta niệm Phật là để làm hành trang sanh về Tịnh Độ. Bạn chớ nên vọng cầu tới những chuyện thần biến trong tâm mà đi vào chướng cảnh và dễ gặp ma sự. Vạn sự đều buông. Tâm thông – Pháp cũng thông.
Chúc bạn tinh tấn.
TN
A Đi Đà Phật.
Gửi bạn Xuân Lan,
21) Hỏi: Niệm Phật khi tâm thanh tịnh với niệm Phật khi tâm động hơn kém ra sao?
Đáp: Công Đức bằng nhau, không có gì sai khác!
22) Hỏi: Tôi tuy niệm Phật mà tâm cứ tán loạn không biết làm sao đây?
Đáp: Chuyện đó thì Pháp Nhiên nầy cũng làm không nổi!
23) Tâm của hạng phàm phu làm sao mà không tán loạn được. Cũng chính vì thế mới gọi là Pháp Môn Dễ Tu.
24) Đã sinh làm người trong cõi dục giới tâm địa nầy thì tâm đều tán loạn cả. Nếu bảo rằng phải bỏ cái tâm tán loạn mới vãng sinh được thì thật là vô lý.
Tán tâm niệm Phật mà được vãng sinh, đó là chỗ đáng quý của BỔN NGUYỆN vậy.
25) Chẳng phải thanh tịnh cái tâm của mình, trừ đi nghiệp chướng nầy rồi mới niệm Phật, mà do thường niệm Phật thì tội chướng tiêu diệt.
26) Dù trọng tội vô gián (ngũ nghịch) cũng không thể thắng công đức xưng Danh. Thanh bảo kiếm là Danh hiệu Đức A Di Đà, hễ trì niệm thì ma duyên không gần được. Thường xưng niệm Danh hiệu Ngài thì tội chướng tiêu diệt.
27) Trong khi niệm Phật mà tâm vọng động là thông bệnh của tất cả hạng phàm phu. Nhưng hễ có >>> chí nguyện vãng sinh <<< mà Niệm Phật thì tuyệt đối không chướng ngại. Ví như chỗ thâm tình của cha con, dù có bất hòa đôi chút, thì chỗ thâm tình đó vẫn không thay đổi, vẫn là cha con.
28) Lấy người Niệm Phật mà thí dụ cho hoa sen, vì hoa sen là nghĩa không ô nhiễm. Đối với Danh hiệu của Bổn Nguyện Thanh Tịnh (NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT) thì sự dơ bẩn của thập ác, ngũ nghịch không thể làm ô nhiễm được nên mới thí dụ như thế.
29) Không cần để ý đến vọng niệm, tán loạn… mà chỉ chuyên cần xưng Danh hiệu. Nếu thường xưng Danh hiệu thì do công đức của Phật Danh, vọng niệm tự dừng, tán loạn tự yên, tam nghiệp (thân, khẩu, ý) tự điều hòa, nguyện tâm tự phát. Bởi thế:
“ Khi nguyện tâm còn yếu, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi tâm tán loạn nhiều, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi vọng niệm sinh khởi, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi thiện tâm phát sinh, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi bất tịnh, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi thanh tịnh, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi tam tâm còn thiếu kém, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi tam tâm hiện khởi, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi tam tâm thành tựu, cũng Nam Mô A Di Đà Phật ”.
Đây là phương tiện để chắc chắn được vãng sinh, xin ghi khắc vào tâm can chớ quên.
Trích từ Niệm Phật Tông Yếu – Pháp Nhiên Thượng Nhân.
A Đi Đà Phật.
Nhất tâm bất loạn là bạn niệm đến lúc bạn đi ngan gió thổi nhẹ bạn cũng nghĩ Nam mô a đi đà phật. tiếng nước chảy cũng nam mô a đi đà phật.
A di đà Phật
Xin cho con hỏi niệm Phật được cái tốt không?
Niệm Phật để sống trong chánh niệm, đó là một con đường trong Bát Chánh đạo. Vậy thế nào là chánh niệm: Chánh niệm là phá bỏ vô minh, sống tỉnh giác, bỏ dữ, làm lành, tạo quả lành như trong 12 nhân duyên Tứ diệu đế. Bỏ ác pháp, hành thiện pháp, dứt nhân duyên sanh, tức là đã sống trong chánh niệm. Niệm Phật là niệm cái gương đạo hạnh và công đức của Phật, sống như đức thế tôn là sống chánh niệm. Còn làm ác pháp, chưa hành thiện pháp mà niệm danh hiệu Phật có niệm đến rụng răng cũng không thấy chánh niệm. Có thấy Phật chỉ là tướng giả, đánh lừa thức uẩn mà thôi.
Rất hay !
A Di Đà Phật! Niệm Phật luôn là chánh niệm, còn niệm ma là những niệm tham, sân, si, phiền não, chấp trước v.v… Do đó, xin hãy luôn thành tâm niệm nhỏ A Di Đà Phật thật nhanh trong mọi hoàn cảnh mỗi ngày để vọng tưởng, phiền não v.v… không kịp khởi lên và vì mỗi niệm A Di Đà Phật thật thành tâm sanh vô lượng công đức và tiêu trừ được 8 triệu trọng tội trong số vô lượng tội của mỗi chúng ta từ vô lượng kiếp tới nay theo Kinh Quán Vô Lượng Thọ! A Di Đà Phật!
Niệm Phật lìa tà niệm
Mỗi ngày sanh chánh niệm
Lấy gì để làm ác
Tâm khẩu ý thanh tịnh
Lòng tin nguyện vững chắc
Lâm chung Phật lai nghinh.
A Đi Đà Phật.
Xin thường niệm Nam Mô A Di Đà Phật
Kinh A Di Ðà Sớ Sao – Liên Trì Đại Sư soạn thuật.
GIAO DẪN PHẬT NGÔN LINH ĐOẠN NGHI HOẶC
BỔN PHẬT TÁN
“Nầy Xá Lợi Phất! Như ta nay đây tán thán cái lợi ích là công đức bằng số bất khả tư nghì của Phật A Di Đà.”
Sớ: Nói văn trên chẳng những chỉ mình ta thấy lợi ấy và nói lời nầy, mà cả đến 10 phương các đức Phật cũng đồng thấy lợi ấy và nói lời này nữa.
Chữ TÁN là ngợi khen tột bực; chữ THÁN là quá cảm động phải thán phục!
Câu “bất khả tư nghì” là trước kia nói ta thấy lợi ấy, nay đây lại cực lực nói cái lợi ấy nữa là không phải nói cái lợi tầm thường đâu. Văn nghĩa gấp ba lần chuyển lên: 1. Chẳng phải vô ích nên nói là lợi. 2. Chẳng những cái lợi về phước, về sự; cho nên nói cái lợi công đức. 3. Chẳng những cái lợi chỉ là công đức mà thôi, cho nên nói cái lợi công đức mà bất khả tư nghì nữa.
Do vì thế nên đức Phật Ngài phải cực lực tán thán, chứ không phải một sự ngẫu nhiên.
Sao: “Xưng tán” là tỏ bày khen ngợi công đức quảng đại của Phật kia để cho người ta biết mà qui tín; hầu đặng phần tiếp độ.
Cảm Thán là quá cảm khích phải than thở, vì nói pháp nầy cõi Nhơn Thiên ít có nên nhiều kiếp khó gặp, là để khiến người vừa thương lẫn mừng. Hỷ là mừng rằng nay mình đặng nghe. Bi là tủi rằng mình nghe đây rất muộn vậy!
Câu “bất khả tư nghì” là nguyên tên kinh nầy, nghĩa nó đã thấy trong lời tựa văn trước. Kinh tên “bất khả tư nghì” là chính rằng đức Phật A Di Đà có đại công đức chẳng khá nghĩ bàn đó vậy.
“Văn có ba lần chuyển” là: Trong việc lợi gồm nhiều bực dần dần sâu rộng: 1. Cái lợi phước sự là: Tu về phước sự tướng, là vì cái nhơn trong thế gian nên kêu là lợi nhỏ. 2. Cái lợi công đức là vì cái nhơn xuất thế gian nên kêu là lợi lớn. 3. Công đức chẳng nghĩ bàn là vì cái nhơn bực thượng thượng xuất thế gian nên kêu là công đức lớn hơn trong các công đức lớn.
Số là công đức tuy hơn phước đức và sự tướng, nhưng ở trong đấy lại còn phân ra có hơn có kém: Có thứ công đức còn khá nghĩ bàn, có thứ công đức chẳng khá nghĩ bàn. Nay pháp trì danh đây là công đức chẳng khá nghĩ bàn vậy, cho nên trong lợi lớn lại nói là lợi lớn hơn!
Sớ: Với câu “bất khả tư nghì” như trong kinh Thanh Vương nói: “Thế giới nước An Dưỡng kia, phàm những gì của Phật pháp đều chẳng khá nghĩ bàn, với pháp thần thông hiển hiện biến hóa chẳng khá nghĩ bàn. Nếu ai có thể tin nhận được sự như vậy thì người ấy chẳng khá nghĩ bàn; với chỗ đặng nghiệp báo tốt cũng chẳng khá nghĩ bàn”.
Lại nữa với tất cả bốn món y báo, chánh báo, nhơn và quả cũng đều chẳng khá nghĩ bàn: Không thể lấy trí thức để suy nghĩ và không thể dùng lời lẽ để bàn nói cho tường tất được!!!
Sao: Với công đức ấy phân làm bốn món: 1. Công đức thí pháp rộng lớn, nghĩa là đối với thọ mạng vô lượng, quang minh vô lượng, ngôi Tam Bảo vô lượng, 37 phẩm và các pháp môn khác nữa đều bất khả tư nghì. 2. Công đức thần thông biến hóa khắp cùng, nghĩa là đối với nước, chim, cây, rừng đều nói pháp nhiệm mầu; món ăn, thức mặc, đến cả việc thọ dụng đều tự nhiên sẵn có, chúng sanh đều đủ tướng hảo, đều đủ thần thông biến hóa, cũng đều bất khả tư nghì. 3. Công đức tín thọ do căn lành đời trước, nghĩa là đối với pháp “nan tín” đây, những người mà hay tín thọ được là người đó đời trước đã có tu căn lành nhẫn đến vô lượng, với người cũng bất khả tư nghì. 4. Công đức quả báo khó hơn nghĩa là đối với hễ niệm Phật được nhứt tâm liền đặng vãng sanh, liền đặng vào ngay hội Thượng Thiện, chứng liền bực bất thối chuyển, rốt ráo thành quả Phật, đều vượt khỏi thường tình; cho nên đều nói công đức chẳng khá nghĩ bàn. Như Kinh Kim Cang Bát Nhã nói: “Nghĩa kinh nầy chẳng khá nghĩ bàn, đặng quả báo cũng chẳng khá nghĩ bàn”, thật thế.
Nam Mô A Di Đà Phật.
xin hỏi niệm phật thường xuyên tự nhiên tâm con lúc nào cũng bình lặng lúc vui cũng như buồn đó là tâm gì?
Thưa thầy cho con hỏi, lúc bắt đầu niệm phật, nằm mơ tự con thấy con là thầy tu, tự thấy mình phát hào quang, về sao có lần thấy thật phật thân mình màu kim, nhưng chưa nhìn rỏ, có lần con thấy mình dùng câu niệm phật và chú lục tự minh vương thần chú đánh với ma con thắng, vừa thắng xong thấy được mây ngủ sắc, xin hỏi hiện tượng đó là gì?
Xin chào bạn Tuệ giác,
Có lẽ bạn niệm Phật có đôi chút công phu nên tâm được an ổn bình lặng một chút. Bạn đừng chú ý là tâm gì hết, cứ tinh tấn niệm Phật, vì đường đi còn dài lắm.
Những giấc mơ như vậy, có thể là do chủng tử lành trong A lại da thức của bạn phát hiện nên bạn thấy giấc mơ đó, cũng có thể bạn ít nhiều thích thần thông nên tâm tưởng tượng ra như vậy. Bây giờ bạn không cần biết đó là hiện tượng gì, vì đó đều là không thật, đừng để ý tới nữa, nếu không bạn sẽ đi lạc đường mà không hay đó. Trong giấc mơ nếu nhớ niệm Phật thì hãy tập trung niệm Phật, lúc thức thì cũng cứ tinh tấn niệm Phật, đừng nghĩ tới giấc mơ hay cảnh gì lạ. Nếu bạn tự nhận thấy mình có ít nhiều thích thần thông, những điều lạ thường…thì phải nên cầu Tam Bảo gia hộ để bỏ được ý thích này vì đó là chướng nạn rất lớn. Ngoài ra bản thân bạn cũng tự hiểu rằng, thân này, cảnh này đều do duyên hợp thành, có mà không thật, huống gì là mơ. Bạn có thời gian thì xem Niệm Phật Thập Yếu của cố hoà thượng Thích Thiền Tâm theo link bên dưới nhé, rất hữu ích cho người niệm Phật.
http://thuvienhoasen.org/a449/niem-phat-thap-yeu
Chúc bạn luôn tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A di đà phật.
Người Trong Mộng có nhắc đến niệm phật 4 chữ hay 6 chữ.Nhân tiện đây con xin phép được hỏi quý thầy về phần này với.Con có nghe bài giảng của PS.Tịnh Không, ngài có nói là “nên” niệm 6 chữ vì như vậy mới là cung kính…vì vậy con vẫn theo niệm 6 nhưng khi niệm 6 chữ như vầy thì…con niệm k dk rành rõ,hai chữ “nam mô” còn rõ hơn bốn chữ “a di đà phật”,còn niệm bốn chữ thì con niệm dk rành rõ hơn và nhiếp tâm hơn nhưng con cảm thấy là m k cung kính,và PS Tịnh Không cũng khuyên nên niệm bốn chữ nên con k giám niệm 4 chữ.
Con kính mong quý thầy giúp con ạ.
Con xin cảm ơn.:)
A di đà phật.
A Di Đà Phật, Hy vọng thân mến
Hòa Thượng Tịnh Không có dạy trong Hoa Nghiêm Áo Chỉ, xin bạn đọc kỹ một chút nhé bạn:
“Chỉ cần trong lòng bạn nghĩ, chính xác đều đúng, đây là Phật pháp thù thắng!
Cho nên, Phật pháp trọng thực chất không trọng hình thức, trong lòng chân thật có, A Di Đà Phật, A Mi Đà Phật đều như nhau, chỉ cần trong lòng bạn thật có, nhất là bạn sợ phát ra cái âm sai đi, e rằng tương lai có sai lầm.
Vậy bạn nghĩ đến “Thanh Tịnh, Bình Đẳng, Giác”, đây là trên kinh Vô Lượng Thọ nói, trong tâm thanh tịnh – bình đẳng – giác, ta niệm A Di Đà Phật được, đúng rồi, niệm A Mi Đà Phật cũng đúng. TA NIỆM 4 CHỮ CŨNG ĐÚNG, NIỆM 6 CHỮ CŨNG ĐÚNG, KHÔNG NÊN Ở NƠI NÀY MÀ SO ĐO
Tổng nguyên tắc chính là “Tâm tịnh, thời Cõi Phật tịnh”.
Còn Thầy Minh Trị Úc Châu thì dạy:
“Muốn tu hành thì nhất định phải nghe theo lời Phật dạy. Tuyệt đối không được nghe theo lời người nói. Người nói như thế này, người nói như thế nọ. . . Người nói đủ cách! Chớ nên để tâm mới tu hành được.
Muốn niệm 6 chữ hay 4 chữ đều được. Tất cả đã được kinh Phật nói rõ ràng. Ai cảm ứng 4 chữ thì cứ niệm 4 chữ. Ai cảm ứng 6 chữ cứ niệm 6 chữ. Không có chuyện cao hay thấp trong vấn đề này. Nếu ai nói có cao thấp, thì hãy hỏi họ, Phật nói cao thấp trong kinh nào vậy? Hỏi như vậy thì tự nhiên rõ ràng.
Niệm 6 chữ nặng về cung kính quy mạng, vì chữ “Nam Mô” là quy mạng, kính lễ, quy y, v.v… Niệm 6 chữ là chúng sanh như chúng ta cúi đầu cung kính đảnh lễ đức Phật A-Di-Đà trên cõi Tây-phương Cực-lạc, cầu Ngài gia trì tiếp độ. Niệm 6 chữ rất tốt.
Niệm 4 chữ nặng về tự tánh. Tự tánh mình là Phật, niệm A-Di-Đà Phật thì vừa niệm đức Phật A-Di-Đà trên cõi Tây-phương Cực-lạc, vừa niệm ngay tự tánh của mình, nội ngoại tương ứng trong đạo lý duy tâm.
Tổ Liên Trì dạy Phật-tử niệm 6 chữ để có sự thành kính, còn riêng Ngài thì niệm 4 chữ. Phật-tử hỏi tại sao vậy? Ngài nói, các người còn lễ mễ, chứ ta thì không. Nghĩa là, ý Ngài muốn nói, vì chúng sanh chưa nhận chân ra tự tánh, còn có năng có sở, có Ta có Phật. Còn Ngài đã ngộ ra tự tánh, không còn năng sở. Ta và Phật đã hòa một.
Như vậy niệm 6 chữ “Nam-Mô A-Di-Đà Phật” có niệm tự tánh không? Có. Vì A-di-đà Phật chính là tự tánh rồi, thì đảnh lễ A-Di-Đà Phật là đã có đảnh lễ tự tánh. Tâm và Phật đã là một rồi, thì không còn phân biệt được nữa, chính lòng thành tâm tự nhiên hiển lộ Phật tánh.
Còn niệm 4 chữ “A-Di-Đà Phật” có thành kính không? Có. Lòng thành kính thể hiện trong nội tâm. Niệm Phật mà không thành kính thì miệng niệm leo lẻo cho vui làm sao gọi là niệm Phật đúng nghĩa được!
Như vậy niệm 6 chữ hay 4 chữ không có gì cần phải phân biệt. Người nào nhiếp tâm được cách nào cứ niệm theo cách đó, chớ nên phân vân.
Trong kinh Vô Lượng Thọ, Phật dạy, “Sau thời mạt pháp, kinh đạo của Phật bị diệt phá hết, Ta (Đức Thế Tôn) vì lòng thương xót chúng sanh, đặc biệt lưu lại kinh này một trăm năm, chúng sanh nào gặp được kinh này tùy ý nguyện cầu đều được độ thoát. (Kinh Vô Lượng Thọ, phẩm 45).
Kinh Vô Lượng Thọ Phật dạy, “Nhất hướng chuyện niệm A-DI-ĐÀ PHẬT cầu sanh bỉ quốc”. (Phật dạy niệm 4 chữ).
Hòa Thượng Tịnh không chuyên tâm niệm 4 chữ.”
Vài chia sẻ, chúc bạn tìm ra được cách niệm tốt cho mình. Quan trọng không phải là 4 hay 6 mà là tâm bạn cung kính niệm và khi niệm cảm thấy thoải mái an lạc là ok.
Nam Mô A Di Đà Phật. _()_
Mam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Xin thường niệm Nam Mô A Di Đà Phật
A di đà phật.
Con xin chân thành cảm ơn cô Tìm Lại Phật Tánh.
Những lời cô nói thật là hay và con đã hiểu rồi ạ!
Con xin phép được hỏi thêm và con mong cô và các quý thầy giải đáp cho con thắc mắc này nữa ạ.
Dạ,thời khóa niệm phật của con là 2 buổi sáng tối nhưng thời khóa sáng con niệm nhiều(với con thì mức 3000 con niệm là nhiều,chư với các quý thầy thì là quá ít ạ.:)) và trong lúc niệm con hay mỏi,lắm lúc con phải làm việc nữa,và cũng có lúc con phải thấp thỏm vì con sợ mẹ biết nên niệm không được liên tục,và hay dai dẳng kéo đến buổi vì khi rảnh con mới tranh thủ niệm dk.:)Con thắc mắc là nếu con niệm ngắt quãng như v thì công phu sẽ giảm phải không ạ???
Và con muốn hỏi 1 câu nữa là: nhà con không có bàn thờ phật,con cũng không treo ảnh,cũng vì con tu giấu mẹ,nên có lúc con ngồi giường niệm, có lúc chỗ con hay ngồi niệm thì mẹ và em con ngủ ở đấy.Con lo sợ và có thắc mắc là chỗ con niệm như vậy k trang nghiêm phải không ạ??? Vậy con phải niệm như thế nào để không bất kính???
Con kính mong các quý thầy hoan hỷ giải đáp cho con
Con xin cảm ơn quý thầy nhiều.
A di đà phật
A di đà phật
A di đà phật.
A DI ĐÀ PHẬT.
Giường là nơi bất tịnh,ko trang nghiêm.Nếu ngồi trên giường mà niệm Phật thì chỉ nên niệm thầm,hoặc chỉ khẽ động môi nhưng ko phát ra tiếng.Niệm như vậy sẽ ko mang tội bất kính!
Mà bạn có thể ngồi dưới nền nhà sạch sẽ để niệm Phật,khi ngồi như vậy thì bạn có thể niệm thành tiếng.
A DI ĐÀ PHẬT.
A Di Đà Phật. Chào bạn Hy Vọng,
Bạn nên tùy duyên lập ra nghi thức thời khoá công phu cho thanh thản thoải mái một chút. Tu tập không nên căng thẳng lén lút sợ mẹ biết kỳ vậy bạn? Đức Phật đâu có ép mình tu theo hình thức kiểu đó.
Nếu đời sống hoàn cảnh cá nhân không có duyên công phu thời khoá 3000 câu niệm Phật thì tùy duyên châm chế uyển chuyển bớt lại cho vừa đủ sức. Thời khoá nghi thức tuy quan trọng nhưng đừng cố chấp cho là công phu cứu cánh. Bạn nên để ý hai tư lương “tín” và “nguyện” mà tùy duyên tùy thuận chúng sanh mà hành trì niệm Phật. Nếu để hình thức chuyển tâm (làm chủ) thì bạn sẽ dễ sanh lòng nghi, phiền não trong quá trình tu tập.
Bạn có thể ra ngoài phòng khách khi mọi người vô phòng đi ngủ, bạn có thể đứng chắp tay hướng mặt quay về hướng Tây Phương mà nhất tâm niệm Phật vừa đủ rồi hồi hướng công đức cũng được chứ. Xong rồi vô phòng đi ngủ không động ai cả.
—————————————-
NIỆM PHẬT PHÁP YẾU
QUYỂN IV NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ NIỆM PHẬT
http://niemphat.net/Luan/niemphatphapyeu/niemphatphapyeu4.htm
Pháp môn Chuyên Trì thứ nhất của cư sĩ Vương Long Thư:
Trong bốn mươi tám nguyện của A Di Ðà Phật có một đại nguyện như sau: “Lúc tôi thành Phật, mười phương chúng sanh chí tâm tin ưa muốn sanh về cõi tôi, niệm danh hiệu của tôi mười tiếng mà nếu chẳng được sanh thì tôi chẳng làm Phật”. Ðấy là đức Phật sẵn có lời nguyện độ người, chỉ cốt người niệm Ngài mười niệm để biểu thị tấm lòng quy y. Mỗi sáng hướng về Tây, chắp tay, đảnh lễ, niệm Nam Mô A Di Ðà Phật mười tiếng. Rồi lại đảnh lễ, đọc một lượt bài Kệ Phát Nguyện của Ðại Từ Bồ Tát như sau:
Nguyện đồng niệm Phật nhân
Cộng sanh Cực Lạc quốc
Kiến Phật liễu sanh tử
Như Phật độ nhất thiết.
(Tạm dịch:
Nguyện người cùng niệm Phật,
Cùng sanh về Cực Lạc,
Gặp Phật hết sanh tử
Như Phật độ tất cả).
Rồi lại đảnh lễ lui ra. Chí thành như vậy thì không ai là chẳng được vãng sanh, chỉ e [phẩm vị trong] chín phẩm chẳng cao mà thôi! Nếu ai không biết chữ, ta dạy họ niệm bài kệ trên thì phước báo rất lớn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A di đà phật.
Cám ơn bạn nguyễn vân đã chỉ giáo giúp mình.:)
Kính gửi Phật tử Hy Vọng
Sở dĩ PT Hy Vọng bị mệt là bởi nguyên do:
-Khi niệm Phật hiệu mà mang theo cái tâm sợ sệt (sợ Mẹ phát hiện, sợ mang tội bất kính Tam Bảo)
-Khi niệm Phật hiệu mà mang theo cái tâm lo lắng (lo lắng vì không đạt được thời khóa công phu để đạt được số lượng 1.000, 2.000, 3.000 câu Phật hiệu, lo lắng vì những lo lắng khác chồng chất lên nhau…).
Vì chấp vào những nguyên do trên nên PT Hy Vọng có niệm Phật hiệu nhưng tâm không hoan hỷ thì chưa đạt được chất lượng.
Tôi xin có vài ý nhỏ, nếu có thiếu sót xin các Liên hữu đồng tu chỉ giáo.
Tùy vào cảnh mà niệm Phật
Thứ nhất PT Hy Vọng không niệm ra tiếng thì niệm thầm, niệm thầm mà bớt đi những lo lắng như ở trên thì ta nên niệm thầm, không ảnh hưởng người bên cạnh.
Thứ hai tùy vào cảnh mà niệm Phật không nhất thiết phải có Tam Bảo vì Tam Bảo hiện hữu chỉ là hình tướng (mà Phật thì không chấp vào hình tướng). Tam Bảo mà PT Hy Vọng cần phải cung kính chính là tâm Tam Bảo hay còn gọi là tâm bồ đề (Phật tánh) của chính mình.
Thứ ba, niệm ít hay nhiều còn tùy thuộc vào sự sắp xếp của tâm chứ không phụ thuộc vào sự sắp xếp của thân. Cho nên chúng ta đừng chấp vào số lượng vì còn chấp vào số lượng là còn chấp trước, miễn sao tâm này được an lạc.
A di đà phật.
Con cảm ơn các vị đã giải đáp giùm Hy Vọng.
Như vậy là Hy Vọng có quá nhiều phiền não.Nhân tiện đây con xin được phép hỏi thêm mọi người,con xin mọi người giúp con với nhé.
Con đang tạo phiền não cho m khi mà định thời khóa mà lại không có nhiều thuận lợi.Nhưng trong con giờ con thấy phiền não hơn vì mức tu niệm còn lẹt tẹt như vậy,con có đọc bài “mức công phu niệm phật từ yếu đến giỏi”thì mức con định là yếu,và vậy nên con cố…mà con cảm giác con xa Phật lắm ,dẫu biết là Phật tại tâm âm thầm giúp đỡ nhưng con cứ ngỡ Phật xa lắm,cũng vì v nên con cố để con có công phu,để con có thể cảm nhận được.Và con thắc mắc là kể cả không cảm nhận được, không hiểu được thì con cứ cứ niệm thì chắc chắn con sẽ dần dần hiểu được và cảm nhận được.:).Con kính mong mọi người cho con lời khuyên.:).
Con xin cảm ơn.:)
A di đà phật.
A Di Đà Phật. Chào bạn Hy Vọng,
Hy Vọng:
“…Nhưng trong con giờ con thấy phiền não hơn vì mức tu niệm còn lẹt tẹt như vậy,con có đọc bài “mức công phu niệm phật từ yếu đến giỏi”thì mức con định là yếu,và vậy nên con cố…mà con cảm giác con xa Phật lắm ,dẫu biết là Phật tại tâm âm thầm giúp đỡ nhưng con cứ ngỡ Phật xa lắm..”
Trước khi tâm bạn “thấy phiền não hơn” hay “công phu niệm Phật còn yếu” thì tâm ấy ra sao? Xa Phật hay gần Phật?
Ai cũng vậy thôi bạn, khi phiền não khơi dậy niệm niệm sanh diệt do tập khí của vòng nghiệp lực khi tiếp duyên trần cảnh phân biệt mà ra. Niệm Phật là phương tiện hình bóng để phàm phu như bạn và Huệ Tịnh dễ xa lìa những vọng tưởng sai biệt đó thôi. Nếu công phu còn yếu thì chỉ nên “biết” là yếu đừng sanh vọng tâm khác biệt trói buộc vào thêm. Nếu bạn “chỉ biết yếu” tức thời sẽ nhớ Phật niệm Phật lại. Nếu biết yếu rồi lại suy nghi so đo thì sẽ tiếp tục theo chu kỳ niệm niệm vọng tưởng phiền não (thiện ác lẫn chung nhau) sanh diệt không có gì ngạc nhiên.
Theo bản thân kinh nghiệm thôi nhe đừng chấp cho là cứu cánh, Huệ Tịnh xin chia sẻ khuyên bạn khi phiền não sanh đừng bị chi phối quá rồi mặc cảm tự trách tự NGHI bản thân. Cứ bình tĩnh nhắm mắt lại tập lắng nghe câu A Di Đà Phật từng chữ từng chữ, từ từ lặng sâu cảm nhận pháp giới xung quanh không còn bất cái gì thu hút lay động được tâm bạn nữa, xem như mình chuẩn bị cho lúc khi lâm chung trở về Tây Phương Cực Lạc (Pháp hướng tâm). Cố gắng mỗi ngày tu tập vài lần sẽ tự hiểu nhe.
Công phu quan trọng là ở chỗ khi tiếp xúc với sóng gió phiền não của nghiệp lực, hãy nên buông xả cái tâm “có công phu cao thấp” ra mà tự nhiên một chút theo quá trình “hễ nhớ Phật là niệm Phật”, đơn giản bớt so đo suy lường đi tránh phiền não nghi chướng.
Vài dòng ý kiến nông cạn mong bạn dứt lòng NGHI mà cứ từ từ yên tâm niệm Phật đừng bị bệnh tâm lý mặc cảm giữa thanh tịnh và phiền não.
Sóng gió khởi lên trùng trùng
Khi sóng gió yên lặng xuống
Sóng cũng trở về mặt biển
Sóng biển vốn không sai biệt. [1]
[1] Thể tánh vốn là nước tuy hình tướng khác biệt. Sóng như tâm chúng sanh trùng trùng khởi lên sai biệt, mặt biển như Phật tại tâm vốn không xa lìa tâm chúng sanh.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A di đà phật.
Con cảm ơn Huệ Tịnh,đúng là như v thưa chú,dường như con đánh mất sự tự nhiên và giờ đàn khiến tâm này gò bó…:)..Nhừng giờ con thấy khó lấy lại sự tự nhiên như lúc con mới niệm…vì hồi đấy con cảm giác có một chút công phu và con cảm thấy an lạc,và dường như con cảm nhận dk một chút gì đó nhưng chỉ hai hôm thì mất…cứ như là bữa tiệc vui kết thúc r nhưng vẫn muốn cảm giác vui đó quay trở lại…nhưng con sẽ cố k thì con k dk tự nhiên nữa.:)
A di đà phật.
Con xin chân thành cảm ơn chú đã hoan hỷ trả lời giúp con.:)
A Di Đà Phật. Chào bạn Hy Vọng
Đừng cố bám vếu vào bất cứ cái gì cả, kể cả việc niệm Phật hiệu ít hay nhiều, gần Phật hay xa Phật. Vì còn bám vếu là còn ngã chấp, hãy để tâm tự nhiên như nước, nước chảy đến đâu ta biết đến đó, nước dâng đến đâu ta biết đến đó… Nếu còn bám vếu là còn ngã chấp thì việc tu tập sẽ không những không tiến bộ mà nó tạo thành thói quen bám vếu lâu dần nó trở thành cái tôi dũng mãnh sẽ khó quay trở lại (bị sai đường).
Hãy để tâm ta tự nhiên muốn khởi cái gì cứ để cho nó khởi tự nhiên đừng bắt ép nó dừng lại. Lúc này ta chỉ việc quán sát nó khởi lên và mất đi như thế nào thôi (nhớ đừng cố lưu lại nhé) rồi sẽ quay về câu Phật hiệu và tiếp tục niệm.
A Di Đà Phật.
Hy Vọng xin cảm ơn mọi người đã chỉ giáo giúp con,umk..con có thắc mắc này nữa ạ,con xin phép được hỏi và con kính xin mọi người giúp con.:))).
Con niệm Phật thầm thì thấy khó vì con mới niệm nên câu Phật hiệu k được rành rõ,nhưng chỗ con ở con nghĩ là không trang nghiêm vì chỗ con ở là phòng trọ bao gồm cả bếp nấu và giường ngủ),con biết là m đang chấp= phiền não,nhưng con sợ m phạm tội bất kính,Phật k bắt tội con nhưng Diêm Vương thì có,vậy có cách nào để con có thể niệm thành tiếng mà k phạm bất kính k ạ???,…hay con phủ một tấm vải lên bếp và gấp chăn chiếu gọn gàng rồi niệm thành tiếng ạ???
Mọi người giúp con nhé.
A Di Đà Phật.:)))
A Di Đà Phật. Chào bạn Hy Vọng
Bạn biết sợ bất kính thì tốt. Nhưng bạn nhớ rõ điều này, niệm Phật với tâm trạng bất kính thì là bất kính, niệm Phật với tâm trạng tôn kính thì là tôn kính. Cho dù bạn có đứng trước Tam Bảo uy nghi tôn kính cở nào mà khi bạn khởi niệm bất kính thì vẫn mang tội bất kính. Thân mạng chúng sanh vốn dĩ nhơ nhớp rồi, chỉ có thân kim cang bất hoại mới không nhơ nhớp, nên bạn yên tâm nhé.
Chúng ta biết tôn kính Tam Bảo 1 phần thì chúng ta nhận được 1 phần, Chúng ta biết tôn kính Tam Bảo 100 phần thì chúng ta nhận được 100 phần.
Bạn nên xem lại mục đích việc niệm Phật của bạn là gì.
Chúc bạn Tin tấn
A Di Đà Phật
Thưa thầy cho con hỏi, con thường chỉ niệm Phật trong tâm, dù con khấn nguyện ở bàn thờ Phật con cũng chỉ khấn trong tâm. Con không khấn ngoài miệng
Như vậy thì có tốt không ạ, như vậy lời khấn nguyện của con Đức Phật có thấu không ạ 🙁
Phật thì có tha tâm thông đọc được tất cả suy nghĩ của mọi người nên bạn khấn trong tâm Phật vẫn biết
dạ cám ơn ạ
A di đà phật.
Cho con hỏi là khi con nằm niệm Phật thầm,con lần chuỗi được không ạ?không phải là chuỗi dài,mà con lần chuỗi nhỏ đeo ở tay ý.?
A Di Đà Phật
Hy vọng thân mến!
Bạn cứ yên tâm nằm niệm Phật thầm lần chuỗi nhé! Việc lần chuỗi hiện nay rất phổ thông là phương tiện ký số từng câu Phật hiệu để được nhiếp tâm, do đó không phải nghi ngại chi cả.
MD nhớ không nhầm là bạn vẫn đang học chữ? Vừa đi học vừa tinh tấn nỗ lực tu trì như bạn thật hiếm có, thật đáng hoan nghênh!
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật. Thưa thầy: Con nhất tâm niệm hồng danh đức Phật A Di Đà và tâm trí con băn khoăng một điều con niệm hoài từ ngày này sang ngày nọ vậy con có được Phật chứng không?
Đường Về Cõi Tịnh: Xin đạo hữu hoan hỉ tập gõ tiếng Việt có dấu để đọc giả dễ theo dõi và tránh hiểu lầm. A Di Đà Phật.
Người niệm Phật muốn được Phật chứng, trước phải được cha mẹ chứng minh. Chứng minh gì? Chứng minh bạn là 1 người con hiếu thảo, kính Thầy, lễ phép, khiêm cung, hòa ái với mọi người.
Cha mẹ chưa chứng cho bạn thì Phật cũng chả chứng cho bạn, dẫu cho bạn niệm A Di Đà Phật nhất tâm, một ngày có thể niệm 100 ngàn câu Phật hiệu mà vẫn bất kính, bất hiếu với cha mẹ, lừa dối trong ngoài, đố kỵ tham lam, tự tư tự lợi…Việc niệm Phật nhất tâm như vậy thì đọa địa ngục.
Cho nên miệng niệm Phật thì tâm phải tương ưng với tâm của Phật, hành vi, lời nói cũng phải tương ưng với lời Phật dạy. Đây là người biết niệm Phật.
Nói đến đây thì “Nhất Tâm” không phải là chuyện nhất thời đạt được. Cái Tâm Chuyên Nhất Thuần Tịnh, Thuần Thiện, Thuần Hiếu, Thuần Kính hiển lộ ra bên ngoài 24/24, 365 ngày chưa từng gián đoạn, cho đến lúc mãi muôn kiếp về sau cũng là như vậy thì đây mới gọi là Nhất Tâm. Là phải chuyên cần nỗ lực tu học rất nhiều, chẳng thể vài năm, vài tháng mà có thể đạt được. Xin những phàm nhân đồng cảnh ngộ cùng TT hãy thường phản tỉnh điều này mà chớ nên tự ngộ nhận về cái “Nhất Tâm” mà mình đã đạt được, đều là giả cả, không đáng tin.
Chỉ khi bạn niệm Phật thấy được A Di Đà Phật đến tiếp dẫn về Tây phương thì khi đó mới gọi bạn là thật Nhất Tâm vậy.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật ,ban đừng lo nếu ta Thành Lòng có Cảm thì sẽ có Ứng, hãy An Tâm đửng lo nghĩ Bạn nhé
Kính thưa Bach thầy! Con có một số điều băn khoăn xin thầy chỉ giúp. Từ nhỏ con sinh ra ở một làng quê nghèo của tỉnh Lạng Sơn, con là người dân tộc Nùng chưa từng biết đến chùa chiền, phật pháp. Khoảng năm con 15 tuổi một đêm con mơ thấy có rất nhiều yêu ma bám đuôi theo con, bầu trời nổi giông bất trọt trong lúc sợ hãi trong giác mơ con thốt lời cầu Quan Thế Âm từ bi, cứu khổ, cứu nạn…ngay lúc ấy con thấy Phật Quan Thế Âm cưỡi đám mây hồng bay đến một tay cầm bình, một tay cầm cành liễu phẩy nhẹ, bỗng xung quanh phát ra những tiếng nổ và có những tia lửa lóe lên và uêu ma tan biến. Bầu trời trở thành một mầu hồng rất đẹp, ánh hào quang tỏa ra từ phật bà khiến con ngỡ ngàng…con chưa kịp cảm ơn đưc phật thì đã choàng tỉnh (khoảng 2h sáng. Con vẫn ngỡ như đó là cảnh thực vừa xảy ra trước mắt con vậy. Đến nay con đã 37 tuổi, là công chức nhà nước rất bận rộn nhưng con vẫn canh cánh trong lòng về giác mơ đó, cách đây 2 năm có người cho con quyển Trú Đại Bi nhưng do con không có thời gian nên con đọc qua rồi lại bỏ đó. 2 tháng trước vào ngày 27/7 ngày thương binh liệt sĩ con đã phát tâm trì trú đại bi để cầu cho các vong linh liệt sĩ, tất cả các chúng sinh…và chỉ khoảng 10 ngày con đã thuộc bài trú. Từ đó mỗi tối con trì tụng trú đại bi ít nhất 5 biến. Đêm rằm tháng 7 vừa rồi con có mơ thấy cảnh tượng rất hỗn loạn, rất nhiều người tay dao, tay gậy gộc xông vào để đánh nhau rất hỗn loạn, trong giác mơ con có kêu xin Quan Thế Âm Bồ Tát cứu và chưa dứt lời con nghe thấy ai đó nói Bồ Tát đền rồi… con nhìn thấy Bồ Tát từ biển từ biển xa đền gần, đang mải nhìn ngài khi con quay lại nhìn đám người đang đang hỗn loạn, đánh nhau lúc nãy thì thật kỳ lạ, tất cả đã vứt hết vũ khí và cùng đứng chắp tay, miệng niệm nam mô a di đà phật…. đây là 2 giấc mơ rất rõ mà con không hiểu có là điềm báo gì? hay con có căn tu gì hay không? hiện con đang là công chức nhà nước, các con còn nhỏ nên con chỉ tự trì tụng tại nhà trước bàn thờ tổ tiên, không ai hướng dẫn, con trai và con gái của con còn bé nhưng thấy mẹ tụng trú đại bi nên 1 tháng trước chúng cũng tụng theo và đã thuộc, tuy nghiên con rất lo trẻ con vô tư nhiều lúc chưa thực sự nghiêm túc nên có thể mắc tội, hiện con đang lo lắng, rất mong bạch thầy chỉ giúp con con đường tu tập đúng đắn nhất cho con và các cháu. Con xin cảm ơn thầy!
Trẻ thơ năm xưa thời Đức Phật, chúng đang chơi đùa nghịch sỏi đá, thấy mọi người cúng dường đồ ăn cho Đức Phật một cách cung kính, chúng rất hoan hỉ, trong tay chúng chẳng có gì ngoài sỏi đá, chúng bèn lấy sỏi đá chạy đến cúng dường bỏ vào bát của Đức Phật.
Chúng làm là xuất phát từ tâm chân thành, vô tư, hồn nhiên của trẻ thơ nên ko mắc tội. Bản thân người lớn chúng ta, mang tiếng cúng dường Tam Bảo, bày ra đủ thứ vật chất xa xỉ, chưa chắc gì đã có được tâm chân thành như bọn trẻ con kia.
Từ đây mà suy biết, việc con chị thuộc Chú Đại Bi là điều tốt, là Chị đã trồng thiện căn cho chúng đối với Phật pháp. Không việc gì phải lo cả.
Cái lo nhất là chính mình chẳng thể phân biệt được Thiện Ác, chẳng biết con đường giải thoát khỏi sanh tử khổ đau, đây là mối lo lớn của đời người. Chị đã có duyên đến duongvecoitinh, và có duyên với Quán Thế Âm Bồ Tát thì tất yếu sau này Chị sẽ niệm A Di Đà Phật cầu sanh Tịnh Độ thôi, thời điểm việc này xảy đến với Chị thì ko nhất định, chỉ khi duyên chín muồi thì tự nhiên thành tựu.
Hiện tại chị thỉnh thoảng nên lên web duongvecoitinh mà đọc các bài pháp trên này sẽ được nhiều lợi ích. Chị cũng nên nghe các bài pháp sau:
1. Nhận thức Phật giáo – giúp cho chúng ta có sự hiểu biết chuẩn xác về Phật giáo:
https://www.youtube.com/watch?v=pOt1rX9oXQc
2. Liễu Phàm Tứ Huấn Đại Ý – Giúp cho chúng ta hiểu rõ phương pháp cải tạo vận mệnh và tin sâu nhân quả:
https://www.youtube.com/watch?v=-CuYzyntvKc
3. Tịnh nghiệp Tam Phước – Giúp cho chúng ta hiểu rõ về nền tảng & trình tự tu hành của người Phật tử:
https://www.youtube.com/watch?v=HyozuD9MW-U
4. Đệ Tử Quy (của Thầy Thái Lễ Húc) – Giúp cho chúng ta hiểu rõ làm một người tốt là như thế nào trước khi có thể làm một Phật tử sau đó tiến xa hơn là làm Bồ Tát hay làm Phật:
https://www.youtube.com/watch?v=6IO11tqobM8&list=PLS1qGEdEAca11615Y6oUDFRpfyxBvSjJJ
Bốn khóa trình này là đại căn bản để chúng ta chuẩn bị bước vào cửa Phật, bất kể bạn tu học theo pháp môn nào thì 4 khóa trình này nhất định mình phải thông đạt thì việc học Phật sau này của mình mới có thể có được thành tựu vì đây là nền móng của Phật pháp lẫn thế gian pháp. Bỏ qua bốn khóa trình này thì nhất định trên đường tu hành của mình sẽ có rất nhiều vấn đề, cho đến cuối cùng là chẳng thể thành tựu được đạo nghiệp.
Hi vọng với vài lời chia sẻ ở trên có thể giúp ích cho Chị được một chút.
Nam Mô A Di Đà Phật.
mục đích người niệm Phật là vãng sanh cực lạc ngoài ra không cần gì khác , sau khi về đó muốn gì chẳn có . A DI ĐÀ PHẬT
Nam mô a dì đà phật
cho con hỏi:năm này con 20tuổi,con rất hay mất đồ có giá trị nên bà mẹ con rất phiên
lòng.Con không biết phải làm sao và làm thế nào kiếm lại nên con cảm thấy sợ và bất a
cn.con ăn ở cũng cẩn thận như mọi ngươì.con là sinh viên ngành y va con hy vọng thầy giải đáp dùm con và làm thế naò để con chấm dứt tình trạng này ạ
Kính sư thầy.con năm nay 20 tuổi hiện tại con vẫn đang đi học .con rất muốn tụng kinh nhưng vì điều kiện phải ở phòng trọ, không gian gò bó.nên con không biết là ngoài việc rửa tay ,đánh răng ,ăn mặt trang nghiêm trước khi tụng kinh thì con có thể ngồi trên dường tụng kinh thì có tội không ạ.
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Bạn Kim Chi !
Ko nên ngồi trên giường mà đọc tụng kinh.
Nếu muốn đọc tụng kinh thì Bạn có thể ngồi dưới nền nhà sạch sẽ mà đọc tụng.
Bạn có thể chọn đọc tụng kinh A DI ĐÀ ,vì quyển Kinh này ngắn,đọc tụng nhanh,công đức phước báo thì vô lượng.
Kinh A DI ĐÀ cũng là kinh căn bản của Tịnh Độ Tông.
Ngoài ra,bạn cũng nên niệm Phật.
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Nam Mô Phật
Bạn Kim Chi,
Phật pháp tuỳ duyên. Nơi nào bạn nhớ nghĩ đến Phật, nguyện hành theo pháp của Phật tất nơi đấy có Phật. Bạn hãy phát tâm học thuộc A Di Đà Kinh (tốt nhất là âm Việt) để có thể hiểu trọn lời Phật dạy, kế đó bất cứ nơi nào thuận duyên đều có thể trì tụng Kinh A Di Đà cả, quan trọng là tâm thanh tịnh. Vì điều kiện sinh hoạt và không tạo chướng duyên và bất thiện nghiệp cho những bạn cùng phòng, nên bạn có thể rút ngắn nghi thức trì tụng lại kế đó trì Kinh A Di Đà. Nếu tâm bạn thanh tịnh, chỉ trong vòng 7-8 phút bạn đã có thể trì (thầm tụng trong tâm) xong Kinh, và như thế nếu bạn muốn bạn đã có thể trì từ 1-5-7 biến Kinh A Di Đà. Trái lại, bạn có thể nhiếp tâm ngồi niệm Phật là đủ.
Chư Tổ dạy: Tụng kinh không bằng trì Chú, trì Chú không bằng niệm Phật. Trong hồng danh A Di Đà Phật đã chứa đủ thiên kinh, vạn chú rồi, do vậy bạn cứ tuỳ duyên mà hành trì.
TĐ xin nhắc lại lời HT Tịnh Không dạy: Nhìn thấu-buông xả-tự tại-tuỳ duyên-niệm Phật. Bạn ráng nắm thật vững yếu lĩnh này là có thể đến đích.
Chúc thường tinh tấn tu hành.
TĐ
Gửi Kim Chi,
Đọc tụng Kinh thành tiếng thì ko ngồi trên giường.
Nếu ngồi trên giường thì chỉ nên đọc trong tâm.
Có ng duyên với cách hành trì: tụng kinh,niệm Phật.
Có ng duyên với cách hành trì: chỉ niệm Phật.
Cách hành trì nào thì cũng đều là Phật Pháp cả. Cho nên,TÙY DUYÊN ! Bạn thấy thích cách hành trì nào thì có nghĩa là bạn có duyên với cách hành trì đó.
A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật.
Gửi bạn Kim Chi,
Khi Xem Kinh Không Nên Dùng Lý Lẽ Để Hiểu
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2014/09/khi-xem-kinh-khong-nen-dung-ly-le-de-hieu/
“Nếu muốn tùy phận được lợi ích thật sự, phải chí thành khẩn thiết thanh tịnh tam nghiệp. Hoặc trước hết phải đoan tọa chốc lát, lắng định thân tâm, rồi mới lễ Phật, đọc ra tiếng; hoặc chỉ im lặng xem. Hoặc lễ Phật xong, đoan tọa chốc lát, sau đó mới mở kinh [ra xem]. Cũng phải thân đoan nghiêm, ngồi ngay ngắn như đối trước thánh dung, đích thân lắng nghe viên âm, chẳng dám manh nha một niệm biếng nhác, chẳng dám khởi một niệm phân biệt. Ðọc một loạt từ đầu đến cuối, dù là văn hay nghĩa đều nhất loạt chẳng dùng lý lẽ để hiểu.
Ðọc kinh như thế, người lợi căn đối với mỗi mỗi Không lý sẽ lãnh ngộ được, chứng pháp Thật Tướng; còn kẻ căn cơ độn kém cũng tiêu trừ được nghiệp chướng, tăng trưởng phước huệ. Lục Tổ nói: “Ðãn khán Kim Cang kinh, tức năng minh tâm kiến tánh” (chỉ xem kinh Kim Cang liền có thể minh tâm kiến tánh) là nói về cách xem kinh như trên đây, cho nên bảo là “đãn” (chỉ). Kinh Ðại Thừa đều có công năng minh tâm kiến tánh, chứ nào phải mình kinh Kim Cang?
Nếu cứ một mực phân biệt câu này nghĩa như thế nào, đoạn này nghĩa là gì thì toàn là thuộc về phàm tình, vọng tưởng, xét đoán, suy lường, làm sao ngầm phù hợp với ý Phật, lãnh ngộ trọn vẹn ý kinh; nhân đó, nghiệp chướng tiêu diệt, phước huệ tăng cao cho được? Nếu biết cung kính thì còn gieo được chút thiện căn. Nếu cứ làm giống hệt như cách đọc sách Nho của kẻ học rộng sẽ thành hạng người vướng phải tội khinh nhờn sừng sững như non, thăm thẳm như vực, dùng nhân lành chiêu lấy quả ác vậy…”
Trích Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục
Nam Mô A Di Đà Phật.
Xin các thầy giúp con con muốn nghe kinh niệm phật nhưng tâm con chưa tịnh lúc niệm a di đà phật con còn nghĩ những điều bậy bạ xin các thầy chỉ cho con biết làm thế nào loại bỏ được tâm ma đó con cảm ơn
Lúc niệm Phật bạn còn nghĩ những điều bậy bạ thì cũng là chuyện bình thường thôi,ko có gì phải lo lắng cả. Không chỉ riêng mình bạn ,mà rất nhiều ng khác mới phát tâm niệm Phật ,cũng ở trong trường hợp như vậy.Thì cứ mặc kệ những ý nghĩ bất tịnh bất kính đó thôi,đừng duyên theo nó,đừng chạy theo nó.Ngay khi bạn biết là đang nghĩ bậy bạ,thì hãy chấm dứt dòng suy nghĩ đó,và tiếp tục tập trung vào câu niệm Phật.
Nam mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật! Bạn hãy tiếp tục niệm Phật đừng sợ gì cả, mình cũng bị như bạn mà, bạn đừng lo.
Mọi người cho em hỏi trước khi đi ngủ, nằm trên giường và em nhắm mắt lại và niệm “Nam mô a di đà phật” để vào giấc ngủ, vậy có tội gì không, với lại em thường ngồi niệm “Nam mô a di đà phật” và nhìn vào tường, em cảm thấy trong lòng khỏe, em k nhắm mắt vì mỗi lần em nhắm mắt thì tâm bấn loạn, thường hay đau đầu nên em mới mở mắt, em làm vậy có đúng không, xin mọi người chỉ bảo, em cảm ơn nhiều.
Chào bạn Huy,
Khi nằm trên giường mà niệm Phật thì bạn lưu ý chỉ được niệm thầm thôi nhé, vì niệm ra tiếng là bất kính và không tốt cho sức khoẻ. Bạn ngồi niệm Phật, nhìn vào tường, không nhắm mắt đều được, chủ yếu là bạn thấy thoải mái và tập trung niệm Phật được là tốt, bạn cứ thế mà thực hành, nhưng nhớ là tâm phải chú ý nghe rõ từng tiếng Phật hiệu bạn nhé.
Chúc bạn luôn tinh tấn tu học.
Nam Mô A Di Đà Phật.
a di đà phật
con bạch các sư thầy con năm nay 23 tuổi ,con sinh năm 1994 ,con lập gia đình năm ngoài
con rất mong có e bé con đăng lên các nhóm thì đc các thây bảo phải niệm phật ,làm phúc, và phóng sinh, con rất hoang mang con k biết bắt đầu từ đâu con rất mong đc các thầy giải đáp chỉ đường cho con với ạ
con tuổi còn trẻ tóc còn xanh, lầm lỗi nhiều xin một lần đc các sư thầy các bậc tiền bối chỉ giúp con .a di đà phật
A Di Đà Phật
Bạn Nga,
Lúc này mình khuyên bạn tập trung làm các điều này:
1. Mỗi ngày bạn nên sắp xếp dành một thời khóa niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát và đọc tụng Phẩm Phổ Môn trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Thời lượng 30 phút-1 giờ, tùy hoàn cảnh sắp xếp. Lúc niệm và đọc tụng, tâm phải thật tập trung chí thành.
2. Lúc đi đứng, sinh hoạt, không làm việc bằng trí óc nên niệm A Di Đà Phật trong tâm, đừng để thời gian rảnh trôi qua lãng phí. Ban đầu chưa quen hơi khó hay quên rồi từ từ thành thói quen tốt. Niệm Phật công đức rất thù thắng.
3. Tập ăn chay, ít nhất là mỗi tháng 2 ngày rằm và mồng một, thường xuyên làm các công đức tạo phước lành như: phóng sanh, cúng dường, ấn tống Kinh sách, bố thí, giúp đỡ người nghèo…Nên làm với tâm chân thành, từ bi, không tính vụ lợi thì công đức mới lớn.
4. Tránh sát sanh hại vật, làm các việc xấu ác.
Bạn cũng nên khuyên chồng cùng làm các công đức này, bởi con cái là nhân duyên của cả bố mẹ.
Chúc bạn hạnh phúc, sớm có tin vui!
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Bạn Nga!
Con đường để đến với Pháp
Phật thì rất nhiều nhưng khởi điểm đều bắt đầu từ DUYÊN; và muốn đến được đích thì cần phải kiên trì. Bạn chẳng việc gì phải hoang mang cả, bởi trước kia chưa biết niệm câu A Di Đà Phật- ấy thật sự là rất đáng hoang mang; giờ biết niệm 1 tiếng Phật- chứng tỏ số mệnh bạn rất tốt; đôi khi sự thành công được bắt đầu từ sự khó khăn, trở ngại; do vậy chớ vì chưa sinh được con mà sanh phiền muộn.
Bạn nên đọc Kinh Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni hằng ngày, thường niệm A Di Đà Phật mọi lúc mọi nơi; ngoài ra nếu có điều kiện thì siêng làm các việc phước thiện. Thường ghé các Trang Phật như Duongvecoitinh để tăng trưởng hiểu biết.
An tâm nhé, rồi bạn sẽ có đứa con không những hiếu thảo mà cả đức hạnh sẽ vẹn toàn.
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô a di đà phật
Con xin chào các sư thầy ạ , con năm nay 23 tuổi , nhà con không ai theo đạo cả , và cách đây hai năm con tự nhiên biết đến phật và tự niệm nhưng thời gian đứt quãng , con niệm một thời gian sau đó con ngưng.Con không biết như vậy có bất kính không ạ?
Với cho con hỏi thêm với ạ: Dạo gần đây , con cũng bắt đầu quay sang niệm lại , nhưng có hôm con nhất tâm , hôm thì không được và lòng đầy ẩn phiền, tâm tính của con cũng hay bị bấn loạn trong lúc sinh hoạt bình thường. Tối đến con niệm Nam mô diện nhiên tiêu bồ tát cho đến khi con ngủ tự quên nhưng đêm con hay mẫn cảm với điều gì đó xung quanh .Mặc dù niệm danh như vậy để trấn an nhưng cũng bị cái gì đó xung quanh vô hình làm con sợ. Và đêm nào con cũng nằm mơ , toàn cảnh đẹp , có lúc gặp người lạ , lúc là em bé …đủ thứ.Lúc con bị rượt đuổi , lúc không nhúc nhích được.Toàn là xui không ạ. Xin các vị sư thầy cho con biết con bị như vậy có sao không ạ. Con dần mất niềm tin vào cuộc sống và tuyệt vọng cực kì..con không biết bây giờ con là ai nữa. Có người nói con chỉ là xác cho hồn mượn.:(
Cầu mong các sư thầy trả lời hộ giúp con ạ.con cảm ơn.
Chào bạn Kiều,
Bạn đừng lo lắng quá, theo như PH thấy đó là do các chủng tử thiện, ác trong A Lại Da thức của bạn biến hiện nên. Bạn chỉ cần mỗi ngày chuyên tâm niệm Phật thì từ từ sẽ bớt phiền não, và sống thoải mái. Bạn đừng quan tâm đến các giấc mơ, vì đều là do thức của bạn hiện ra vậy thôi.
Ngày trước do không đủ duyên nên bạn ngưng niệm Phật, không có gì là bất kính cả, giờ đã đủ duyên thì bạn hãy niệm mỗi ngày và duy trì đến mãi về sau bạn nhé. Phiền não dù có nhưng lại không thật, không còn hoài, nên khi phiền não, bạn hãy gắng nhớ chuyên tâm niệm Phật, càng chuyên tâm thì phiền não sẽ không còn hiện diện nữa. Hy vọng bạn nhận ra được là tâm ta vốn không thể làm được 2 việc cùng lúc, khi bạn nhớ Phật thì lúc đó đâu còn tâm nào phiền não, có phải vậy không?
Chúc bạn thường tinh tấn niệm Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam mô a di đà Phật
Thật, cho con hỏi! Từ nhỏ con đã nghe Nội chỉ đọc là Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn
Rồi giờ con thấy lại đọc là Nam Mô Cứu Khổ Cứu Nạn Đại Từ Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát !
Vì con không biết , nên cho con hỏi đọc cách nào là đúng?!? Xin chỉ dùm con!
Con thật lòng Cám Ơn
Chào bạn Bảo,
Cách nào cũng đúng cả, bạn đừng lo lắng nữa nhé. Vì bạn đã quen với cách Nội chỉ dạy rồi thì cứ giữ cách niệm cũ. Quan trọng là khi niệm phải chú tâm, không nghĩ lung tung, làm được vậy thì sẽ được lợi ích to lớn. Ngoài ra nếu bạn muốn được sớm gặp vị Bồ tát này thì nên phát nguyện cầu vãng sanh về Tây phương Cực Lạc, là nơi ngài Quan Thế Âm đang giúp đức Phật A Di Đà tiếp dẫn các chúng sanh về đó tu học.
Chúc bạn thường tinh tấn tu học.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật
Gửi bạn Bảo, Bồ tát Quán Thế Âm là một trong ba vị Thánh ở thế giới Tây Phương Cực Lạc(Di Đà, Quan Âm, Thế Chí).
Phật A Di Đà tượng trưng cho Thanh Tịnh Pháp Thân của chư Phật.
Bồ Tát Đại Thế Chí, người chuyên niệm Phật, tượng trưng cho việc tự độ
Bồ Tát Quán Thế Âm, hay cứu giúp chúng sinh, tượng trưng cho việc độ tha.
Hai vị Bồ tát này phò tá cho đức Phật A Di Đà tượng trưng cho hạnh của chư Phật là :”Tự độ, độ tha. Tự giác, giác tha. Do đó giác hạnh viên mãn”
Kinh Pháp-Hoa phẩm Phổ-Môn đức Phật giải thích, nếu có vô lượng trăm nghìn vạn ức chúng sanh bị các khổ não, nghe danh hiệu của Bồ-tát này liền nhứt tâm xưng danh của Bồ-tát, thì tức thời Bồ-tát nghe tiếng kêu cầu rồi làm cho tất cả đều được giải thoát.
Quán Thế Âm Bồ-tát là một vị thánh nhân có diệu dụng đặc biệt là quán xét và nghe thấu tất cả tiếng đau khổ rồi từ bi giáo hoá cứu độ đưa chúng sanh đến nơi an vui giải thoát, cho nên cũng gọi là Tầm Thanh Cứu Khổ Nạn Đại-Từ Đại-Bi Linh Cảm Ứng Quán Thế Âm Bồ-tát. Cũng có tên là Quán Tự Tại Bồ-tát, nghĩa là vị Bồ-tát dùng trí huệ Bát-nhã quán sát sự vật đúng như chân lý một cách tự tại và thoát ra ngoài các tai ách khổ nạn.
Thường thì trong các kinh điển thường tụng là “Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát”. Thiết nghĩ ta niệm như thế nào không quan trọng, “Vua dụng tài, Phật dụng tâm”. Một lòng chí thành chí kính xưng niệm, chư Phật mười phương đều gia bị
Bạn Bảo hoan hỉ xem thêm đoạn video này nhé, Chú Tắc Quý cũng niệm sai danh hiệu, nhưng nhờ thành tâm trì niệm mà đạt được sự cảm ứng ko thể nghĩ bàn:
https://m.youtube.com/watch?v=9m8nhQa2UCQ
Dạ cho con thật lòng cám ơn vì đã trả lời con! Và nhân tiện cho con được hỏi!? Rằng khi mình niệm kinh thì lần chuổi hạt ra sao?!? Một bài kinh là 01 hạt hay thế nào?!? Xin chỉ con biết! Con xin cám ơn
Chào bạn Bảo,
Khi bạn niệm danh hiệu Phật, Bồ tát, nếu bạn muốn lần chuỗi thì cứ niệm xong một câu, ví dụ Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn, thì lần qua một hạt, cứ như vậy cho đến hết tràng hạt. Hoặc một số người muốn nhiếp tâm cho dễ dàng thì họ niệm cứ mười câu mới lần một hạt. Với cách này thì người niệm phải gắng nhớ niệm đủ 10 câu, nhờ vậy họ sẽ dễ nhiếp tâm, không bị nghĩ ngợi lung tung. Bạn cứ làm theo cách mà bạn thấy thoải mái và hiệu quả là được. Hiệu quả là khi mình niệm thì chú tâm niệm và thấy thoải mái an lạc, còn trong cuộc sống thì tâm tham, sân, si ngày càng giảm bớt.
Chúc bạn tinh tấn tu học.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A di đà phật! Con xin cám ơn cư sỹ rất nhiều. Nam mô a di đà phật!
A Di Đà Phật.xin quý vị hãy chỉ giáo giúp con là con niệm Phật thì nên tưởng tượng ra hình Phật hay là trắng xóa không có gì cả..vì như vậy con sẽ đỡ tham sân si hơn
Mà dù con muốn về cõi Cực Lạc nhưng con vẫn thắc mắc cái cảm giác khi mình chết rồi chắc cũng giống người bình thường ngoại trừ trong suốt ,bay nhảy phải ko ạ.vì con hơi thắc mắc ko biết chết nó thế nào
Cuối cùng con muốn hỏi thêm là lúc niệm Phật có người bảo là ko đc mong cầu vì như vậy là vọng tưởng thế chỉ đc mong về cõi tây phương và tinh thần an lạc ngoài ra ko đc mong gì khác phải ko ạ
Vì con mới biết 1 chút đạo Phật.Kính mong quý vị giúp đỡ con xin đa tạ nhiều
A Di Đà Phật
Gửi bạn T.
*** “Niệm Phật thì nên tưởng tượng ra hình Phật hay là trắng xóa không có gì cả”
Có phương pháp quán Tượng niệm Phật: Ngồi trước tôn tượng Phật A Di Đà, niệm thầm danh hiệu đồng thời chú tâm quan sát tướng hảo quang minh của Ngài là pháp Quán tượng niệm Phật. Quán tượng lâu ngày thuần thục đến độ không có tượng Phật A Di Đà trước mặt vẫn thấy được hình ảnh Ngài phóng hào quang, duỗi cánh tay vàng tiếp độ chúng sanh một cách rõ ràng.
Nếu không thực hành phương pháp niệm Phật trên, bạn có thể áp dụng các phương pháp niệm Phật khác tại http://www.duongvecoitinh.com/index.php/cac-phuong-phap-niem-phat/
*** Bạn muốn về Cực Lạc thì nên tưởng tượng cảnh giới thù thắng, trang nghiêm ở Cực Lạc sau khi mạng chung, có thể đọc Kinh Vô Lượng Thọ để nhận biết Thế giới ấy. Còn “cái cảm giác khi mình chết” chẳng nên tìm hiểu, lo nghĩ làm gì, có thắc mắc cũng chẳng ai trả lời được vì… các cư sỹ ở đây (kiếp này) chưa ai chết nên sẽ không biết cảm giác đó.
*** Khi niệm Phật, ngoài việc cầu vãng sanh là hợp với bản ý của Phật ra; các sự cầu mong lợi lạc thế gian dù không phải phạm tội nhưng đều không hợp ý Phật; nên nhớ vì bổn nguyện rộng lớn của A Di Đà Từ phụ là muốn độ thoát chúng sanh; do vậy khi chúng sanh niệm Phật cầu giải thoát sẽ được Ngài gia hộ trên mọi phương diện. Đó chính là chúng ta biết sử dụng viên ngọc và mua được cả một cuộc sống an lạc vĩnh viễn, còn nếu không thì chỉ là cầm viên ngọc mà đổi ít ngàn tiền lẻ, cái khổ thì không ngừng nghỉ.
Nam mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Bạn Mỹ Diệp đã chia sẻ nhiều điều hay rồi. Mình xin chia sẻ một trích đọan trong Ấn Quang ĐSGNL về lúc lâm chung và cách xử lý như thế nào. Đây là những điều hết sức trọng yếu.
—
Phật nói con người có tám thức, tức là tri thức. Năm thức đầu là Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân. Thức thứ sáu là Ý. Thức thứ bảy là Mạt Na, còn gọi là Truyền Tống Thức. Thức thứ tám là A Lại Da, còn gọi là Hàm Tàng Thức. Khi con người sanh ra, chỉ có thức thứ tám này đến trước nhất, các thức kia đến sau. Đến lúc chết, thức thứ tám này cũng ra đi sau cùng; các thức khác lần lượt đi trước.
Thức thứ tám chính là linh thức của con người, thế tục thường gọi là “linh hồn”. Thức thứ tám này thông linh nên khi con người mới nhập thai mẹ, nó liền đến trước. Vì thế, con trong bụng mẹ liền biết hoạt động. Đến khi chết, sau khi dứt hơi, nó chẳng đi ngay, phải đợi đến khi toàn thân lạnh giá, không còn một điểm nào còn ấm nữa, thức ấy mới chịu đi. Khi thức đã đi, thân này sẽ không còn mảy may tri giác nào.
Nếu chỗ nào còn ấm là thức ấy còn chưa rời đi. Động chạm đến vẫn biết đau khổ. Lúc ấy, kỵ nhất là các sự mặc áo, xếp chân, dời động v.v… Nếu hơi động đến sẽ đau khổ khó chịu đựng nổi; bất quá miệng không nói được, thân chẳng động được đó thôi! Xét theo kinh dạy, ba thứ hơi nóng, thọ mạng và thức thường chẳng rời nhau. Như người sống có hơi ấm thì thức còn hiện hữu. Thức còn hiện hữu thì tuổi thọ chưa hết. Xưa nay có kẻ chết đi dăm ba bữa rồi sống lại, chép rõ ràng trong sách vở có thể tra cứu được.
Nho Giáo cũng có cái lễ để ba ngày rồi mới đại liệm, do quyến thuộc yêu mến, vẫn hy vọng người chết vạn nhất sống lại chăng? Còn Tăng sĩ ta, tuy chẳng mong sống lại, nhưng cũng chẳng thể chẳng quản gì đến nỗi thống khổ [của vong giả], cứ tự tiện dời động để kịp di quan, thiêu hóa. Lòng từ bi để đâu? Cổ nhân nói: “Thố tử hồ bi, vật thương kỳ loại” (thỏ chết, cáo buồn; loài vật thương xót nhau). Loài vật còn như thế, huống hồ cùng là loài người ư? Huống hồ lại còn cùng là Phật tử nữa ư?
Vả nữa, thói đời khi đau đớn tột bậc sẽ dễ nổi sân tâm. Do sân tâm rất dễ bị đọa lạc. Như kinh nói vua A Kỳ Đạt lập chùa tháp Phật, công đức vòi vọi. Lúc lâm chung, người hầu cầm quạt lỡ để rớt trúng mặt vua. Vua bị đau, nổi sân, chết đọa làm thân rắn. Nhờ có công đức, sau gặp được sa-môn vì rắn thuyết pháp. Do nghe pháp nên bèn thoát thân rắn, được sanh lên trời. Xem đó, biết rằng: Khi thần thức của người chết chưa đi hẳn thì mặc áo, dời động và lập tức thiêu hóa ngay sẽ khiến người ấy đau đớn nổi sân, càng thêm đọa lạc, há chẳng phải là nhẫn tâm hại lý cố bày trò thảm độc ư?
Hãy thử nghĩ người chết có oán cừu chi với mình; chỉ vì hảo tâm thành ra ác duyên! Nếu bảo sự còn mờ mịt, biết cậy vào đâu để suy xét, thì những điều chép trong kinh điển chẳng đáng tin chăng? Đến giờ đây, các thói tệ lưu hành nói chung là do người sống chẳng biết thương cho nỗi khổ của người chết, chỉ tính xong việc cho nhanh nên chẳng nhọc công xem kỹ ấm lạnh. Do đấy, trở thành thói quen, dù có ai nhắc đến lại cười là vu vơ, đến nỗi người chết phải chịu khổ nạn! Ô hô! Điều khổ nhất trên đời không gì bằng sanh tử. Sanh như rùa còn sống bị bóc mai, tử như cua bị nhúng nước sôi. Tám khổ cùng nấu, đau đớn chẳng nói nổi!
Xin những ai chăm sóc bệnh nhân hãy lưu tâm cẩn thận, chớ cùng bệnh nhân tán nhảm chuyện gẫu khiến tâm họ tán loạn, cũng đừng buồn bã, khóc kể om sòm. Hãy nên khuyên bệnh nhân buông hết thân tâm, một dạ niệm Phật để cầu vãng sanh. Lại nên trợ niệm khiến cho bệnh nhân nương theo tiếng niệm Phật của mình để nhớ kỹ trong tâm. Nếu có tiền tài hãy thỉnh Tăng chúng chia ban niệm Phật, khiến cho tiếng niệm Phật ngày đêm không ngớt, hòng tai người bệnh luôn nghe Phật hiệu, có thể quyết định nhờ vào Phật từ lực vãng sanh Tây Phương. Còn như không có tiền của thì cả nhà phát tâm trợ niệm để kết duyên cuối cùng.
Về việc sắp đặt hậu sự, chớ bàn bạc ngay trước mặt bệnh nhân. Chỉ nên gõ dẫn khánh, cao tiếng niệm Phật, khiến cho từng câu lọt vào tai bệnh nhân ngõ hầu trong tâm người bệnh thường chẳng lìa Phật. Tiếng mõ vốn đục, trợ niệm lâm chung trọn chẳng nên dùng. Bệnh nhân nằm hay ngồi nên để tùy ý, chớ nên di động, cả nhà cứ chuyên tâm niệm Phật. Đợi đến lúc toàn thân đã lạnh hết, tức là thần thức đã đi hết rồi, đợi thêm hai tiếng nữa mới được tắm rửa, thay áo. Nếu như thân đã lạnh hóa cứng thì nên dùng nước nóng xoa nắn, dùng vải thấm nước nóng áp vào khủy tay, đầu gối, cổ chân, đợi giây lát, những chỗ đó sẽ mềm mại trở lại. Lúc ấy mới xếp chân cho người chết nhập quan. Cho đến lúc mọi việc xong xuôi hết cả, vẫn phải thường niệm Phật.
—
Nam Mô A Di Đà Phật
Bạch sư cho con hỏi năm nay con 46 tuổi con vừa đi qui xong nhưng con ko biết gì về kinh Phật vậy con phải làm sao và con muốn tụng kinh thì con phải tụng kinh nào để dễ tụng nhất vì con trí nhớ không tốt. Con xin thầy cho con lời khuyên xin cảm ơn thầy.
A Di Đà Phật
Vài lời chia sẻ
1.Đạo hữu dành khoảng 1,5 h đọc sơ về Phật Thích Ca
https://drive.google.com/file/d/0ByfaPxXhnuPoaHR3Q3JucGxubTA/view
2.1h đọc sơ về nhân qủa
https://drive.google.com/file/d/0ByfaPxXhnuPoY2dTV3RBRVBsZ0U/view
https://drive.google.com/file/d/0ByfaPxXhnuPoUlJJdUswYTJzLUk/view
3.Về việc tụng kinh hàng ngày hãy chọn kinh A Di ĐÀ hoặc kinh Vô Lượng Thọ.Tại sao, Đạo hữu có thể bỏ ra 1 h để đọc các bài dưới đây sẽ biết.
https://drive.google.com/file/d/0B3gzAB5z0zSxRmhoTXdrUUpDMTA/view
https://drive.google.com/file/d/0B3gzAB5z0zSxb0d1Um9CQTB2XzQ/view
https://www.youtube.com/watch?v=qT_OeosIaMo&index=1&list=PL7Em2hP9ICFMDZJBl7N-aePtJQJn56xxt
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Đạo hữu Nguyễn,
Mình xin chia sẻ thêm vài lời. Mới phát tâm hành trì tu tập Đạo hữu nên dành thời gian đọc hiểu, nghe Pháp các Sư Thầy giảng cho thật nhiều vào để mở rộng hiểu biết, thâm nhập Pháp môn, bồi đắp tín tâm. Khi tín tâm tăng trưởng rồi Đạo hữu có thể bắt đầu hành trì lập thời khóa hàng ngày niệm Phật, đọc Kinh (Kinh A Di Đà hoặc Vô Lượng Thọ), vẫn luôn song song với việc nghe Pháp nhiều để Tín tâm ngày càng thêm lớn mạnh. Tu tập cần ở Tín tâm cho vững, chắc nên cần phải nghe nhiều đọc nhiều, bên cạnh việc thực hành. Nghi thứ thời khóa niệm Phật hàng ngày Đạo hữu có thể tham khảo ở đây
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/nghi-thuc-niem-phat-hang-ngay/
Lúc đi đứng sinh hoạt lúc rảnh rỗi không làm việc trí óc tập nhiếp tâm niệm A Di Đà Phật cho dần thành thói quen tốt, để có thể niệm mọi lúc mọi nơi có thể.
Dưới đây là vài trang web về Tịnh Độ để Đạo hữu có thể vào thường xuyên để đọc hiểu, nghe Pháp
duongvecoitinh.com
voluongtho.vn
tinhdo.net
niemphat.vn
tinhkhongphapngu.net
http://adidaphat.jimdo.com/
…
Chúc Đạo hữu tinh tấn!
Nam Mô A Di Đà Phật
Sư thầy cho con hỏi chút ạ. Bé nhà con từ khi mới sinh ra đã bị 2 đám bốc mộ đi qua nhà và họ đốt vàng hương ngay trước cửa nhà con. Nhà con ở gần bãi tha ma ạ. Từ hôm đó trở đi bé nhà con quấy khóc suốt ngày. Con nghĩ bé bị doạ và yếu bóng vía ạ. Thầy cho con hỏi có cách nào giúp bé nhà con không ạ. Và con muốn cho cháu nghe tụng kinh để được phật độ thì nên nghe kinh gì được ạ. Con cảm ơn su thầy ạ.
Bạn Phương thân mến!
Minh có lần được nghe vị thầy giảng rằng trẻ con khoảng dưới 3 tuổi có khả năng gọi là “nhục nhãn thông), chúng có thể nhìn thấy hình tượng ở những cánh giới khác mà người lớn binh thường không thể nhìn thấy được.
Trong trường hợp của con bạn, theo minh hiểu có thể là do oán gia trái chủ của gia đình bạn, những oán gia trái chủ này có thể là trong nhiều đời nhiều kiếp ở qua khứ, có thể là trong đời hiện tại bao gồm những sinh vật mà gia đình bạn giết hại để ăn. Họ oán thù bạn, nhưng vì vợ chồng bạn còn trẻ, còn nhiều phước đức nén họ chẳng làm gì được, họ chỉ còn cách là biến ra những hình tượng ghê rợn hù dọa con bạn để trả thù. Để hoá giải những oán cừu này, cách tốt nhất theo mình nghĩ là bạn phải thành tâm sám hối, phát nguyện ăn chay niệm Phật và làm mọi phước khác rồi hồi hướng tất cả công đức cho họ, cầu cho họ được vẫn sanh về Tây Phương Cực Lạc.
Vài lời cùng bạn và chúc gia đình bạn được thân tâm thường lạc!
Nam Mô A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật
1. Và con muốn cho cháu nghe tụng kinh để được phật độ thì nên nghe kinh gì được ạ
-Bạn có thể cho con bạn nghe kinh A Di Đà hoặc Vô Lượng Thọ
https://www.youtube.com/watch?v=qT_OeosIaMo&index=1&list=PL7Em2hP9ICFMDZJBl7N-aePtJQJn56xxt
-Còn đây là file mp3,bạn có thể tải xuống,rồi cóp vào cái đài,rồi bật cho cháu hàng ngày nghe cũng được
https://drive.google.com/file/d/0B2ntU7-UFdX6cmVMNmJjYXl1Y3M/view
A Di Đà Phật
Con cảm ơn sư thầy và bạn Nguyễn Thị Lựu ạ. Sư thầy cho con xin hỏi thêm 1 vấn đề nữa với ạ. Con nghe mọi người nói bé hay quấy khóc thì nên làm lễ bán khoán ở chùa cho bé ngoan hơn và mau ăn chóng lớn. Làm vậy có đúng không thưa sư thầy ạ.
Dạ. Cho con hỏi là con niệm Phật thầm trong đầu, không thành tiếng có được không ạ. Niệm Phật thành tiếng và không thành tiếng có gì khác nhau không ạ. Con xin cảm ơn ạ.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Bình An,
*Dạ. Cho con hỏi là con niệm Phật thầm trong đầu, không thành tiếng có được không ạ?
Nói là niệm trong đầu nhưng đầu bạn chẳng thể niệm Phật mà tất cả đều do tâm bạn điều khiển. Nếu tâm bạn muốn niệm nhanh, niệm chậm, niệm thầm, tất thân, khẩu bạn sẽ hành tương ưng. Bạn nên lưu ý: nếu luôn nghĩ mình niệm thầm trong đầu, nơi bạn hướng tới và trụ tại nơi đó sẽ có ách tắc và lâu sẽ thành bệnh. Nhiều người đã gặp khổ nạn bằng phương pháp này. Vì thế bạn nên dùng phương pháp: Miệng niệm-Tai nghe-Tâm nhớ rõ để thực hành. Khi mới tập sẽ khó, nhưng nếu bạn kiên trì, lâu ngày sẽ có thành tựu.
*Niệm Phật thành tiếng và không thành tiếng có gì khác nhau không ạ?
Phật thì không có lớn hay nhỏ. Nhưng pháp niệm thì lớn hay nhỏ là tuỳ duyên. Thuận duyên (không có chướng ngại bởi hoàn cảnh xung quanh) thì bạn có thể niệm to, to nhưng vừa với sức, không thô, ồn là đúng; ngược lại thì niệm không thành tiếng. Không thành tiếng là không niệm mà vẫn niệm. Để đạt được kết quả này phải có sự hành trì lâu dài. Muốn biết mình đang niệm Phật hay không chỉ cần quán: đối cảnh mình có sanh tâm ái nhiễm không? có tham, có sân, có si không? Rời cảnh rồi có còn ái luyến không? Nếu cả đối cảnh và rời cảnh mà tâm chẳng mảy may vọng động thì đó đích thực mới là thầm niệm Phật hay còn gọi là kim cang niệm.
Chúc bạn thường tinh tấn.
TN
Sư thầy có thể cho con hỏi .giờ con muốn bắt đầu niệm phật thì con nên bắt đầu như thế nào ạ !
Đinh thị tuyết
[email protected]
Pháp Tu Để Vãng Sanh
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/phap-tu-de-vang-sanh/
Nghi Thức Niệm Phật Hằng Ngày
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/nghi-thuc-niem-phat-hang-ngay/
Sư thầy cho con hỏi là con tin đạo phật và rất thích được tìm hiểu về phật nhưng gđ con lại không theo đạo phật vậy nếu như con niệm phật thì có ảnh hưởng gì không ạ?
Có chứ con, ảnh hưởng rất nhiều là khác. Thế nhưng chỉ có ảnh hưởng tốt thôi con ạ, hoàn toàn không có ảnh hưởng xấu. Bởi vì sao? vì đạo Phật hay còn gọi là giáo dục Phật Đà nếu hiểu đúng thì không phải là tôn giáo. Đạo Phật là giáo dục, giúp tất cả chúng ta nhận thức đúng đắn về chân lý nhân sinh, vũ trụ, vạn vật. Từ đó hướng chúng ta vào sự giác ngộ vẹn toàn. Đạo Phật là đạo của từ bi, trí tuệ, đạo của sự giải thoát khỏi khổ đau sanh tử luân hồi. Phật pháp vô cùng màu nhiệm không thể chỉ nói vài câu thôi con. Con nếu có duyên với Phật pháp thì gắng tìm hiểu thêm nghe. Trên diễn đàn này hợp với con đó vì chỉ nói đến pháp môn niệm Phật mà con đề cập ở trên. Vì người thế gian hay lấy của cải ra để so sánh vậy nên con nên biết trong kinh Phật nói rằng nếu lấy công đức của một câu niệm Nam mô A Di Đà Phật đem chia làm 16 lần. Lấy một phần 16 công đức đó đem so sánh thì vẫn hơn việc đem rất là nhiều của cải đi bố thí cho cả thế giới trong vòng 3 tháng. Chính vì vậy mà các vị Đại Đức, Cao Tăng trong nhà Phật nói người niệm Phật là người có đại phước đức (tỷ phú Dollar cũng không thể so sánh được). Đây là tỷ dụ thôi con ạ bởi vì công đức niệm Phật là không thể nghĩ bàn nên mới nói là công đức vô lượng. Chúc con niệm Phật tinh tấn, nhớ là tuỳ duyên mà niệm chớ đừng làm ảnh hưởng đến những người họ không thích (nếu là người ưa niệm Phật thì con giúp họ niệm). Con có thể niệm lớn, niệm nhỏ, niệm thầm hay niệm trong tâm đều có công đức như nhau. Tuỳ hoàn cảnh mà niệm. Khi đi, đứng, nằm, ngồi đều có thể niệm. Con có thể tham khảo thêm về nghi thức niệm Phật hàng ngày (vô google search). Chào con, chúc luôn hoan hỉ, an lạc. A Di Đà Phật.
A di đà Phật.
Cho con hỏi là. Mỗi khi con niệm phật và tụng kinh thi chỉ nhất tâm đc một khoảng tg ngắn ròi bỗng nhiên lại bấn loạn. Vậy cho con hỏi cách nào để có thể nhất tâm khi tụng kinh niệm phật đc ạ. Và khi mình ăn mặn thì có được phép tụng kinh và niệm phật ko ạ. Và có bị tổn phước ko ạ.
Nam mô bổn sư thích ca mâu ni Phật
Nhất tâm khi tụng kinh à ? Khó đấy ! Thế này nhé,bạn ko cần phải cầu nhất tâm,chỉ cần để tâm vào lời kinh câu phật hiệu,thếthôi. Có khhởi lên vọng tưởng thì cũng đừng để ý đến những vọng tưởng đó.
Ăn mặn xong thì đánh răng súc miệng trước khi đọc kinh
Con cảm ơn thầy nhiều Lạc Trần(Cư sĩ Hoằng Ẩn) con chúc thầy sức khỏe dồi dào, chúc thầy luôn hoan hỷ an lac ak
Không có chi con ạ, chỉ cần con niệm Phật là LT vui rồi, chúc tinh tấn nghe con, A Di Đà Phật.
Con năm nay 29 tuổi ngày nào con cũng trì tụng chú đại bi ( gần 1 năm nay). Sức khoẻ thì cũng khoẻ nhiều ạ. Nhưng mà cv thì k gặp may mắn cho lắm ạ, làm sao để con có thể thoát khỏi căn bệnh của mình ạ. Nhiều lúc vào chùa làm công quả con chỉ muốn ở lại đó lúc đó cảm thấy lòng minh nhẹ và Thanh thản nhất ạ
Sao lại ko niệm phật, hãy niệm phật thì sẽ tốt hơn. Mô phật
con sẽ cố gắng Nam Mô A Di Đà Phật
Khi con Tưởng Phật thì trong tâm con khởi lên vọng tưởng tạp niệm nên con xin hỏi là con Trong Tâm Con Không Tưởng Phật được không thay vào đó con Nhìn Ảnh Phật Được Không ạ? Và 48 lời nguyện của phật A Di Đà con nên làm đúng hết phải không? Thiếu một nguyện trong 48nguyện cũng chẳng được phải không ạ?
Chào bạn Minh Thành,
Xin được góp vài ý với bạn như sau.
– Nếu bạn tu Tịnh Độ theo pháp trì danh, niệm danh hiệu của đức A Di Đà thì khi niệm bạn cần để tâm chú ý nghe rõ từng tiếng một chứ không có tưởng tượng ra hình ảnh của Phật. Nếu có điều kiện, khi đang niệm mà mắt của bạn nhìn thấy ảnh Phật thì càng tốt, dễ nhiếp tâm. Nói chung là mắt nhìn thấy hình Phật, tâm chú ý nghe tiếng Phật hiệu cho rõ ràng
– Nếu bạn tu Tịnh Độ theo pháp Quán Tưởng thì bạn phải căn cứ theo kinh Quán Vô Lượng Thọ mà dụng công.
– 48 lời nguyện của đức A Di Đà là của đức A Di Đà (chứ không phải là lời nguyện của bạn), Ngài đã hoàn thành được những việc Ngài đã nêu ra trong 48 lời nguyện nên giờ Ngài đã thành Phật. Có lẽ bạn đã nhầm lẫn ở phần này, bởi vì nếu bạn làm được như 48 lời nguyện này thì bạn đã thành Phật A Di Đà rồi! Thông thường người tu Tịnh Độ căn cứ vào các nguyện 18, 19, 20 để tu tập, thực hành; đó là những nguyện mà trong đó đức A Di Đà nêu rõ những việc một chúng sanh cần làm để được sanh về cõi Cực lạc của Ngài. Trong lúc tu tập, chúng ta có thể đọc, tụng 48 lời nguyện này để tăng trưởng Tín, Nguyện, Hạnh. Với người tu Tịnh Độ thì chỉ có một lời nguyện là lâm chung được vãng sanh về Cực lạc.
Chúc bạn thường tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Xin cám ơn cư sỹ Phước Hụê rất nhiều! Mấy ngày nay mình buân khuân về 48lời nguyện của Phật A Di Đà. Nhưng giờ mình đã hiểu rồi!
Niệm niệm đi đứng nằm ngồi đều niệm. Đừng hỏi kết quả sẽ có kết quả. Gieo nhân nào thì gặp quả nấy. Nam mô A Di Đà Phật.
Đường Về Cõi Tịnh: Xin đạo hữu hoan hỉ tập viết tiếng Việt có dấu để tránh mọi hiểu lầm. A Di Đà Phật.
Tôi cảm ơn nhiều ạ.
Nam mô A Di Đà Phật.
Con là người mới tìm hiểu Phật pháp qua internet và nghe các thầy giảng về niệm Phật A di đà, con đã thực tập theo nhưng mà chưa hiểu lắm, mong quý thầy chỉ dạy thêm, như tình trạng của con phải thực tập niệm Phật như thế nào cho đúng? Con cũng trì Chú Đại bi mỗi đêm năm biến, nhưng chỉ đọc như đọc sách, vậy trì Chú Đại bi như thế có được không? Mong quý thầy chỉ dạy thêm cho con?
Chào bạn Trần Văn Thiên,
Khi bạn đọc kinh, trì chú hay niệm Phật, điểm thiết yếu là sự chú tâm. Như khi bạn đọc chú, thì chỉ chú tâm vào từng câu chữ bạn đang đọc thôi, như vậy là được.
Bạn đang bắt đầu thực hành pháp môn Tịnh Độ, bạn hãy tìm trên mạng quyển Niệm Phật Thập Yếu của hoà thượng Thích Thiền Tâm, trong đó đầy đủ những thông tin cơ bản và hữu dụng, thiết yếu cho người tu Tịnh Độ.
Quyển sách đó là khởi đầu rất tốt cho người tu Tịnh Độ.
Trong lúc tìm hiểu và hành trì, nếu bạn có thắc mắc thì hãy đặt câu hỏi chi tiết trên diễn đàn này, các bạn sen nếu biết sẽ có những chia sẻ, góp ý với bạn.
Chúc bạn tu tập tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Kính chào quý thầy, bố mẹ con, và anh, chị con… con thấy họ chưa biết đến Phật pháp, con muốn hướng dẫn, chỉ họ. Nhưng mà con hơi nhát, khi nói thì không rõ chữ, thật lòng con muốn hướng dẫn, chỉ họ. Do bản chất con là không nói chữ rõ, như vậy con phải làm sao? Mong quý thầy phúc đáp giúp con.
Chào bạn Trần Văn Thiên,
Vì bạn chỉ đang bắt đầu thực hành, và cũng có những hạn chế về việc diễn đạt, cho nên PH đề nghị là bạn chỉ nên là người giới thiệu họ học Phật thôi chứ chưa thể hướng dẫn, chỉ bày cho họ được. Bạn giới thiệu bằng cách đưa họ sách, đường dẫn, các clip băng giảng về Phật pháp, pháp môn Tịnh Độ,..cho họ trực tiếp tự mình đọc, nghe và hành trì theo. Cách này sẽ tránh được khuyết điểm của cách trao đổi trực tiếp như: họ có thắc mắc nhưng bạn không giải thích ngay được, hoặc trả lời không đúng pháp..
Chúc bạn tu tập tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Kính thưa quý thầy. niệm nam mô a mi đà phật. đi ,đứng , nằm ngồi rửa chén quyết nhà, nói tóm lại là niệm từ khi thức giấc đến khi ngủ đều niệm. vậy thì
1)coi phim hay đọc sách niệm cũng được đúng không ạ. ?
2)vị thầy bên mỹ con chỉ con niệm nam mô a mi đà phật thì chú ý : nam mô á ( hơi thở vào ) mi đà phật (hơi thở ra) lúc trước thì còn không chú ý tới hơi thở. xIn các thầy góp ý
Kính thưa quý thầy: con xin hỏi, mục đích căn bản của thiền định là gì? Thiền định là làm gì? Và các cách hành thiền. Cảm ơn quý thầy.
Kính thưa quý thầy: hồi hướng là như thế nào? Niệm phật cần hồi hướng không? Hồi hướng như thế nào? Xin cảm ơn!
Hỏi: Kệ Hồi Hướng có tác dụng gì?
Ðáp: Công dụng của bài kệ Hồi Hướng rất lớn. Người tu hành bất luận là niệm Phật, hay niệm kinh, niệm xong, nhất định phải niệm kệ Hồi Hướng một lượt. Hồi Hướng có nghĩa là gom về, tức là một phương pháp đem công đức niệm Phật, niệm kinh gom về một nơi. Gom về nơi nào? Gom về việc cầu sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới!
Chẳng riêng gì niệm Phật, niệm kinh mới hồi hướng về Cực Lạc thế giới, mà bất luận làm việc lành nào cũng đều phải hồi hướng về Cực Lạc thế giới. Càng tích thêm được một phần công đức thì hy vọng được vãng sanh càng tăng thêm một phần. Nếu làm công đức nhưng chẳng hồi hướng cầu sanh về thế giới Cực Lạc thì chỉ sợ đời sau chỉ được hưởng báo ứng trong cõi trời, cõi người, vẫn cứ luân hồi trong lục đạo, chẳng được giải thoát. Phước báo càng lớn, càng dễ tạo tội, nên kiếp kế tiếp đó càng đáng sợ hơn.
Vì thế, người học Phật phải nên đem hết thảy công đức hồi hướng vãng sanh Tây Phương thì lúc lâm chung mới có hy vọng được sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới. Nhưng niệm bài kệ Hồi Hướng cũng giống như niệm Phật, phải từng chữ, từng câu phát xuất từ nội tâm, chẳng thể niệm suông nơi cửa miệng được.
(Trích Tuyết Lư Lão Nhân Tịnh Độ Tuyển Tập)
Bài kệ hồi hướng đơn giản:
Nguyện đem công đức này
Trang nghiêm Phật Tịnh Ðộ.
Trên đền bốn ân nặng.
Dưới cứu khổ tam đồ
Nếu có ai thấy nghe.
Ðều phát lòng Bồ Ðề,
Hết một báo thân này,
Cùng sanh cõi Cực Lạc.
Thưa quý thầy:
1. Làm sao biết mình đang sống với tâm bồ đề, mà không sống với ý nghĩ?
2. Trong khi mình niệm phật mình phát nguyện: chuyên tâm, tinh tấn hay không ăn chơi, không bất hiếu, không sát sanh,… đó có phải là tâm bồ đề không? Nếu không thì nó là gì?
3. Vọng tưởng phân biệt, chấp trước là gì? Cách dứt trừ.
4. Vậy niệm phật và làm gì để có thể vãng sanh?
A Di Đà Phật
Chào bạn Trần Văn Thiên!
1.Bồ đề tâm là tâm giác ngộ sinh tử, tin sâu Nhân quả, từ đó tinh cần tu hành đặng giải thoát, chứng quả vị Phật, cứu độ chúng sanh.
Vì vậy nếu sự tu hành của hành giả không nhằm mục đích hướng đến giải thoát khỏi sinh tử cầu quả vị Phật và cứu độ hết thảy chúng sanh thì cái tâm thường hằng của chúng ta chẳng phải là tâm bồ đề.
2.Trong khi niệm Phật mà phát nguyện: chuyên tâm, tinh tấn, không ăn chơi, không bất hiếu, không sát sanh… đó chỉ là những hạnh lành, chẳng phải bồ đề tâm.
3.Vọng tưởng: vọng là giả, là mê lầm; tưởng là tưởng nhớ. Vọng tưởng là sự tưởng nhớ những điều mê lầm, không thực.
Chấp trước: chấp nghĩa là nắm, giữ; trước nghĩa là vươn mắc. Chấp trước là giữ lấy những điều vướn mắc, không chịu buông bỏ những vươn mắc này.
Phân biệt là có sự nhìn nhận, đánh giá một vấn đề, nhiều vấn đề có sự sai khác, không đồng nhất.
Không có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước thì gọi là chân tâm bản tánh. Tất cả chúng sanh đều có chân tâm, hiện tại chúng sanh đang bị mê, bị vô minh che lấp chân tâm, song chân tâm không hề mất đi, cũng không hề giảm bớt ở mỗi chúng sanh. Trên đường tu hành để tìm lại chân tâm (tâm chân thật) chúng ta cần nỗ lực rất nhiều, hiện tại niệm A Di Đà Phật được cho là phương pháp khả thi, thù thắng. Chân tâm hay còn gọi là nhất niệm, khi niệm thứ hai là tạp niệm thì liền dùng câu A Di Đà Phật trấn áp. Lâu dần niệm niệm đều là A Di Đà Phật thì chúng ta nhất định được vãng sanh, được lìa khổ được vui.
4.Niệm Phật vãng sanh chính là pháp môn Tịnh độ thời Mạc Pháp, niệm A Di Đà Phật cầu Phật tiếp độ vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Phương pháp niệm Phật vừa tự lực vừa nương nhờ tha lực của Phật tiếp dẫn, do vậy sự niệm Phật phải đầy đủ tín, nguyện, hạnh.
Nam Mô A Di Đà Phật. Chúc bạn thâm nhập pháp môn, tu hành tinh tấn, sớm đặng giải thoát.
_()_