Khi một hành giả đạt đến trình độ nhất tâm là có thể nói là: “Niệm mà chẳng niệm”, nghĩa là vẫn niệm nhưng chẳng có thêm vào một ý niệm là có ta đang niệm. “Chẳng niệm mà niệm”, lúc này, danh hiệu Phật cứ tuôn chảy tự nhiên như dòng thác mà chẳng gián đoạn. Do đó, quý vị thấy căn bản của nhất tâm là không có tâm phân biệt “niệm” hay “không niệm”, “phân minh” hay “không phân minh”. Khi tu tập, tránh trường hợp thấy mình niệm Phật rất hay rất tốt, không có vọng niệm, đây chẳng phải là nhất tâm mà là loạn tâm. Vì sao vậy? Vì họ còn có cảm giác, còn có cảm giác mình niệm rất tốt!
Thường người niệm Phật, không có vọng niệm thô cũng có vọng niệm tế phân biệt “tôi đang niệm danh hiệu Phật”. Đây là ý thức phân biệt. Tôi là năng niệm, danh hiệu Phật là sở niệm, đó cũng là vọng tưởng. Chúng ta càng công phu càng tiến lên thì chẳng có phân biệt tôi là năng niệm, Phật là sở niệm. Ý thức vừa khởi phân biệt mình phải tỉnh giác để tu tập. Có nhiều người khi tu, thấy mình có tu, người khác không tu hoặc tu không bằng mình, đây là tâm phân biệt. Nếu quý vị không tỉnh biết thì càng tu càng ngạo mạn, nhân ngã… Cho nên, người niệm Phật tức là “năng” danh hiệu Phật là “sở”, năng sở hợp thành một. Khi ấy, thâu nhiếp cả ba là: Căn, trần, thức đưa đến nhất tâm.
Trích Khai thị khóa tu Phật thất
Tác giả: Thích Nhuận Nghi
Video pháp thoại ghi lại những lời vàng ngọc của đại đức Thích Trí Huệ về vấn đề nhất tâm bất loạn. Bao gồm:
1- Mục đích của việc niệm Phật.
2- Khái niệm của niệm Phật nhất tâm bất loạn.
3- Điều kiện cần và đủ để đi đến niệm Phật nhất tâm bất loạn.
4- Một số kết quả khi chúng ta niệm Phật đạt nhất tâm bất loạn.
A Di Đà Phật. Khi niệm Phật bằng chuỗi hạt đeo tay thì con phải niệm như thế nào cho đúng cách? A Di Đà Phật.
Có thể lần chuỗi theo 2 cách:
1- Niệm một chữ lần một hạt.
2- Niệm một câu Phật hiệu lần một hạt.
Khi lần tới hạt mẫu châu thì trở đầu và lần ngược chiều lại kẻo mắc tội vượt pháp.
Con luôn đeo chuỗi ở trên tay. Nhiều khi con vào nhà vệ sinh (nhưng con không lần chuỗi) mà quên không bỏ ra vậy con có phạm lỗi không ạ? A Di Đà Phật.
Chuỗi tràng trong Phật Giáo ngoài công năng là pháp khí tu hành ra còn là bảo vật của Tam Bảo, tín vật của sự truyền Pháp và là pháp vật chứa đựng công đức, cũng như thần lực rất cao vì tích tụ sự tu trì, công đức của các bậc tu hành.
Đức Phật dạy nếu có người tay tuy cầm tràng, chẳng hay y pháp niệm, tụng danh hiệu Phật cùng thần-chú, song, thường đem theo mình, khi đi, khi ở, khi ngồi, khi nằm, dầu nói thế nào, người ấy do mang giữ hạt Bồ-đề, được phúc cũng như là niệm danh hiệu Phật và tụng thần chú không khác; nghĩa là được phúc vô-lượng. (Phật Nói Kinh Hiệu Lượng Sổ Châu Công Đức)
Vậy chúng ta không nên mang chuỗi vào những nơi bất tịnh để tránh tổn phúc. Nếu đã lỡ rồi thì thôi. Nhớ sau này tập thành thói quen trước khi vào nhà vệ sinh hãy để xâu chuỗi bên ngoài nơi sạch sẽ trang nghiêm.
A Di Đà Phật: Con năm nay 32 tuổi, có chồng và 02 đưa con gái .Cuộc sồng Vợ chồng con rất hạnh phúc, chồng con là người làm ra tiền . Con từ nhỏ đến lớn không làm ra tiền, học gì xong rồi ra cũng không làm được, nhiều khi con rất cố gắng nhưng không làm đươc. Xin cho con hỏi con bị nghiệp gì và cách hoá giải nghiệp cuả con ? Xin thầy hoan hỷ chỉ giúp con
Thưa thầy con năm nay 16 tuổi, con đang tập niệm Phật để sau này có thể vãng sanh Tây Phương, lúc rảnh rỗi tự động tâm con niệm, nhưng niệm 1 lúc rồi lại quên, với lại hình Phật con nhìn một lúc rồi lại quên mất hình ảnh, bây giờ con phải làm gì thưa thầy? Xin thầy vui lòng giải đáp giúp con (con đang theo Quán Tưởng Niệm)
KÍNH THƯ !
CON ĐANG LẠC LỐI CẢ TRONG SUY NGHĨ VÀ LỐI SỐNG, CON BIẾT MÌNH ĐÃ LÚN SÂU VÀO TỘI LỘI, VÀ CON CŨNG KHÔNG MUỐN TRÚT CÁI KHỔ Ở NƠI NHÀ CHÙA. CON MUỐN TỰ TÂM CON THẤU HIỂU VÀ LÀM LẠI CUỘC SỐNG THẬT SỰ TỐT KHI ĐÃ TRẢI QUA TỘI LỖI.
TUỔI ĐỜI CON CHỈ 23T CŨNG VÌ BỒNG BỘT MÀ CON VƯỚNG VÀO TỆ CỜ BẠC MẮC NỢ NGƯỜI THÂN VÀ BẠN BÈ, CON ĐỂ LẠI HÌNH ẢNH XẤU TRONG HỌ. DÙ ĐÊM HAY NGÀY CON CŨNG LUÔN THẤY MÌNH ẤY NẤY VÀ HỔ THẸN, CON MUỐN MÌNH TRẢ HẾT NỢ ĐỜI LẮM NHƯNG SỐ PHẬN CON GIỜ KHÔNG THỂ NÀO LÀM TỐT ĐƯỢC. CON ĐANG VÔ HƯỚNG CON XIN ĐƯỢC NHẬN NHỮNG LỜI TÂM ĐẮC CHO CON ĐỊNH HƯỚNG MÌNH CHO ĐÚNG Ạ.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
Bạn Tâm Bảo! Mình không biết nói gì lúc này, nghe những lời tâm sự chân tình của bạn, mình hiểu bạn. Không phải là số phận đâu, đó chính là nghiệp chướng của bạn cứ theo mãi, theo mãi nên bạn không thể nào thoát ra được. Mà nếu đó là số phận thì bạn vẫn có thể thay đổi được. Và mình thành tâm khuyên bạn hãy tin vào 4 chữ A Di Đà Phật, thành khẩn niệm Phật, lúc ăn lúc ngủ hay bất cứ lúc nào bạn cảm thấy khổ tâm, bất lực nhất. Chỉ cần Tâm Thành là mười phương chư Phật luôn gia trì cho bạn. Hãy tin mình, mình đã làm được và mình tin bạn sẽ làm được bạn Tâm Bảo àh! Cố gắng lên.
Gửi Tâm Bảo,
Bạn đã nhận ra lỗi sai, đã tâm sự ở đây là bạn có duyên lành rồi. sự sám hối lớn nhất là ko bao h lặp lại lỗi lầm đã qua. Hãy nương câu niệm phật để dẹp trừ hết vọng tưởng về cờ bạc trong tương lai. Dần dần bạn sẽ lấy lại được hình ảnh trong mắt gia đình, bạn bè. Chúc bạn thân tâm an lạc. 23t còn rất trẻ, bạn còn rất nhiều thời gian để tu học và chuộc lại lỗi làm đã qua. hãy tư tin lên. Chư Phật gia hộ cho tất cả chúng sanh…
A DI ĐÀ PHẬT THƯA THẦY KHI CON MUỖI CHÍT CON THÌ CON CÓ NÊN GIẾT CON MUỖI KHÔNG
Loài muỗi do đói nên mới hút máu người để sống. Chúng không phải hút máu để làm hại người thì mình cũng vì lòng từ bi mà không nên giết chúng. Nếu khó chịu thì dùng tay xua chúng bay chỗ khác là được rồi.
Những vị hòa thượng xưa có lòng từ vô hạn nên có khi ở mình trần vào bụi rậm để bố thí máu cho muỗi mòng hút. Như thế cũng là 1 cách để kết duyên với chúng sanh về sau. Thời này ít ai có can đảm để làm việc như vậy. Nhìn gương người xưa mà mình nên học hỏi để yêu thương chúng sanh, chứ không nên giết hại chúng.
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật !! Con năm nay 17 tuổi và bắt đầu niệm phật từ 2 tuần trước.Mỗi khi niệm phật,con thường tập trung vào từng câu niệm để cố gắng tịnh tâm nhưng con không hiểu sao vọng niệm xen tạp cứ nổi lên như cồn -hết chuyện bạn bè tới gia đình,bản thân.Rõ ràng con cố gắng tập trung vào câu niệm nhưng tự dưng vọng niệm cứ khởi lên.Có phải con đã niệm phật sai ?
Trước đó,con thường quán tưởng hình ảnh Đức phật trong lòng khi niệm Phật nhưng có người nói,quán tưởng hình ảnh đức phật dễ bị ma mê hoặc và tập trung chú tâm vào từng câu niệm sẽ dễ tịnh tâm hơn.Con đang bối rối không biết niệm phật như thế nào mới đúng.
XIN THẦY HOAN HỈ GIẢI ĐÁP GIÚP CON CHUYỆN NÀY ĐỂ CON CÓ THỂ YÊN TÂM NIỆM PHẬT. A DI ĐÀ PHẬT !!!!
Chào Minh,
Con người đã chạy theo duyên, cảnh từ bao đời nay, nên chút lắng lòng làm ta lo lắng vì thấy mình nghĩ ngợi lung tung quá. Không sao cả, ” không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm” mà thôi, vọng niệm là “mê” và ta đang niệm Phật để ” giác”.
Mình cũng như bạn thôi,lúc đầu niệm Phật: mở mắt và nhìn hình Phật niệm Phật..thì tán tâm ghê lắm. Nhưng bạn cứ yên tâm đi, đừng lo rầu nữa vì càng niệm Phật nhiều, bạn sẽ tập trung hơn và mất dần vọng niệm. Mình đã chọn pháp ” Trì danh niệm Phật” vì có thể niệm bất cứ ở đâu, lúc nào(chỗ bất tịnh và đông người thì niệm thầm)thực hành theo cách sau:
– Nhắm mắt niệm Phật
– Lần chuỗi niệm Phật
Bạn nên chú ý, khi niệm Phật nên buông xả mọi duyên, chỉ chú tâm vào câu Nam mô A Di Đà Phật mà thôi, gọi là Thân -Khẩu-Ý hòa hợp.
Chúc bạn sớm hàng phục được vọng niệm.
Trước tiên con rất cám ơn lời giải đáp của thầy !!
Nhưng con có thắc mắc ,hòa thượng Tịnh Không nói rằng nếu niệm phật đến rát cổ bẻ họng mà không phát nguyện vãng sanh thì cũng vô ích và Đức Phật cũng khuyên mọi người phát nguyện nếu có lòng tin.Con thực sự không hiểu rõ điều này.Từ ngày bắt đầu niệm phật tới giờ,con thường niệm thầm danh hiệu phật a di đà luôn mọi lúc mọi nơi vào những lúc rảnh rỗi.Con muốn hỏi,phát nguyện vãng sanh mà ngài Tịnh Không và Đức Phật nói ở trên được hiểu như thế nào ? Ngoài niệm phật ra,con có phải đọc bản phát nguyện vãng sanh gì không? Nếu có thì con đọc vào lúc nào là hợp lý ? Xin thầy hoan hỉ giải đáp kĩ càng vấn đề này giúp con !!
Kính Thầy !
Khi niệm phật A Di Đà thì ý ta trụ ở đâu ạ ?
Chào anh Tuấn Dũng. Diệu Pháp không phải là thầy. Nhưng mà tình cờ DP xem được trang web này có thể giải đáp được thắc mắc của Tuấn Dũng nên Tuấn Dũng thử vào tham khảo nha. http://tinhkhongphapngu.com/bai-giang/27-kinh-vo-luong-tho/167-kinh-dai-thua-vo-luong-tho-phan-26-tiep-theo.html
Tuấn Dũng xem phần “AN TRỤ NHẤT THIẾT CÔNG ĐỨC PHÁP TRUNG”
Kính thưa Thầy và các đạo hữu xin cho con hỏi khi lần chuỗi niệm chú thì dùng tay trái hay phải ? và còn tay kia mình bắt ấn hay phải làm thế nào ?
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Con đang là Công chức Nhà nước. Phát tâm quy y Tam Bảo đựoc gần 1 năm, hiên tại con phát nguyện tu theo pháp môn niêm phật. Qua các bài giảng của Thầy con tập hành trì phương pháp tu bước đầu con thấy có cảm ứng. Kính bạch Thầy; trước đây khi vào thời niệm phật là vọng tưởng, sau đó con cố gắng thâu nhiếp Danh hiệu phật từ khẩu phát ra rồi dùng tai để nghe và từ đó vọng tưởng ít dần, Có nhiều khi con nghe thấy tâm con niệm rất rõ ràng cho dù miệng con không niệm,trong khi ngủ khi mơ thấy bế tắc con liền niệm phật.Có vài buổi sáng tâm con cứ nghe tiếng niệm phật trong đầu hàng mấy giờ liền, tuy nhiên con cũng không tự mạn và tiếp tục tu theo thời mà con đã phát nguyện. Kính bạch Thầy! 1 sự cố mà đến hôm nay con thấy vẫn chưa yên lòng. Đó là trưa ngày 24/3/Quý Tỵ khi Sư Thầy (Đại Đức) đang hành lễ trong cung Phật cổ Chùa Bái đính, giữa buổi lễ tự nhiên con thấy mình đung đưa và lắc mạnh theo nhịp mõ của Thầy(Con hoàn toàn không muốn) con cố gắng dữ thân cho đến hết thời lễ và sau đó người con cảm thấy khác nhìn các tưượng Phật là muốn khóc và con khóc thành tiếng, một giờ sau mồ hôi đổ nhiều và con cảm thấy rất an lạc và khỏe. Nhưng ngày sau về con tham dự khóa tu niệm phật được nữa ngày thì bị sốt và kéo dài hợn 10 ngày, con thấy lo lắng có phải con bị ma nhập không? nếu vậy có ảnh hưởng đến việc tu của con ko? Dù bị mệt nhưng con không bỏ thời tu của con (Ngày 2 buuỏi sáng – tối). Kính bạch Thầy cho con 1 lời khuyện.
Nam Mô A Di Đà Phật !
Chào liên hữu,
Có lẽ chưa ai trải qua kinh nghiệm như bạn nên chưa có câu trả lời. Nhưng qua lời giảng của các bậc tôn túc thì có thể bạn đang trải qua 2 trường hợp.
Trường hợp thứ nhất là bạn có thiện căn sâu dầy. Công phu của bạn đang sắp đạt tới trình độ cao hơn là bất niệm tự niệm. Trong lúc công phu thiện căn của bạn hiện ra như trong bài này có đề cập:
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2012/11/thien-can-hien-ra-luc-dang-cong-phu/
Trường hợp thứ hai là có thể bạn đang sắp sửa trả nghiệp. Nghiệp nặng của tiền kiếp đang trở thành nghiệp nhẹ hiện tiền. Trả hết nghiệp sẽ dễ dàng cho việc lớn vãng sanh sau này.
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2012/09/an-qua-nhieu-thit-tho-bao-bi-te-gay-chan/
Dù là trường hợp nào, người tu chân chính cũng không nên khởi tâm vui, buồn. Một lòng tiếp tục gắn bó không rời câu Phật hiệu thì có ngày sẽ viên mãn Phật đạo.
Thưa Thầy. Từ nhỏ con biết mình có duyên với Phật, nhưng đến năm 41t con mới NGỘ và hiểu đời là cõi tạm và tập tu hành, ăn chay trường đến nay 44t, 3 đời nhà nội con (con là đời thứ 4) đến ngoài 40t là ăn chay trường. Con là người trí thức có học rộng, nay nguyện tu( con thường cúng Tam bảo, làm từ thiện, đắp đường đi). Vậy nếu con muốn tụng niệm cho ông bà cha mẹ sau khi mất có được không? Nếu con đi tụng vãng sanh thì con học thêm gì? (con đọc kinh nhật tụng và kinh A di da )
Kính Thầy, con xin nói thêm Cha con tu phái Tịnh độ cư sĩ từ nhỏ sau đó Cha học làm thầy thuốc hốt cho nhiều Chùa đến nay Cha già và về nhà. Thầy ơi nếu Cha con trăm tuổi thì tụng kinh gì ạ ? Bản thân con từ nhỏ phải xa gia đình lúc trọ Chùa lúc trọ ngoài đi học, mấy mươi năm xa Cha Mẹ nhưng con xét mình vẫn Hiếu đạo và cung kính ơn sinh thành. Nay con muốn chuyên tâm đi tụng niệm để giúp người mất về nơi cực lạc, tích công đức thêm cho con trai rất ngoan ăn chay từ lúc chào đời đến nay. Như vậy có nên hay không vậy Thầy? Xin cho con lời khuyên. Nam mô A di da Phat.
Nam Mô A Di Đà Phật
Xin chào chị Thúy Triều
Chị và gia đình đã làm rất nhiều việc thiện, thật là đáng quý, sau khi làm xong nên hồi hướng công đức ấy để trang nghiêm cõi Tịnh Độ và hồi hướng cho các vị oan gia trái chủ. Nếu không thì các việc thiện ấy sẽ trở thành phước báo nhân thiên, khi được hưởng phước báo nhân thiên thì mình sẽ quên tu, ăn chơi hưởng lạc rồi sa đọa.
Đối với người tu Tịnh Độ ở đây thì tụng kinh ( A Di Đà hoặc Vô Lượng Thọ ) và làm các việc thiện là trợ hạnh, việc niệm Phật mới là chánh hạnh. Việc phát tâm gia nhập Ban Hộ Niệm cũng là một việc càng đáng quý hơn nữa, để tìm hiểu thêm về nguyên tắc hộ niệm, xin mời tham khảo thêm ở các bài viết sau :
1:Những Điều Quan Trọng Cần Lưu Ý Khi Hộ Niệm
2:Hộ Niệm: Người Mất Vãng Sanh, Mình Hạnh Phúc
3;Hộ Niệm Là Một Pháp Tu Từ A Đến Z
4:Những Điều Người Trợ Niệm Cần Biết
5:Hộ Niệm Vấn Đáp Cư Sỉ Diệu Âm Úc Châu
6:Danh Sách Ban Hộ Niệm
Thôi,xin chào chị nhé
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Con mới quy y tam bảo thọ ngũ giới trở thành Phật tử và đang tìm hiểu về phật pháp. Nhưng con có một điều thắc mắc kính mong Cư Sĩ Viên Trí giải đáp thắc mắc để con được thông suốt.
Danh từ gọi phật tử và người tu tại gia HAY cư sĩ và người tu tại gia là tên gọi có giống nhau không? hay là khác nếu khác là khác như thế nào?
Gửi Huỳnh Thy
Xin chào liên hữu
Theo như chỗ hiểu biết nông cạn của VT thì :
Phật tử là con Phật, đệ tử Phật là gọi chung cho tất cả những ai đã quy y Phật bao gồm hàng xuất gia và tại gia. Người tu tại gia thì tùy theo nam hay nử mà gọi là ưu bà tắc hay ưu bà di nhưng đó là danh từ thời Phật còn tại thế, còn thời nay người ta không gọi ưu bà tắc, ưu bà di hay phật tử tại gia, người tu tại gia mà gọi tắt là cư sỉ (hay cư sỉ tại gia) cho nó gọn vậy.
Thiết nghĩ cũng chỉ là danh xưng mà thôi, điều quan trọng là mình có thực sự tu hành chân thật hay không? Nếu mà mình tu hành tinh tấn, tạo nhiều công đức như là ăn chay, niệm Phật, làm lành, lánh dử… giử cho tâm mình thuần thiện, thuần tịnh thì sẽ được Phật gọi là “thiện nam tử” hay “thiện nử nhơn”, điều này mới thực sự là quan trọng. Vì danh từ ” cư sỉ ” là do mình tự phong cho mình, không biết có xứng đáng không nữa? Còn danh từ ” thiện nam tử ” và ” thiện nử nhơn ” là do Phật ban cho mình khi mình thực sự xứng đáng với danh dự đó.
( Nếu có thiếu sót điều chi mong các liên hữu khác bổ sung, đóng góp thêm ý kiến nhé )
Nam Mô A Di Đà Phật
Thiện Minh chào đạo hữu Viên Trí,
Thiện Minh nhận thấy phúc đáp từ Viên Trí đến Huỳnh Thy ý nghĩa rất đầy đủ. TM xin được tán thán công đức.
TM cũng được đọc trong kinh sách , biết Phật có dùng câu ( nhóm từ) này : ” Trong hàng tứ chúng”. Theo chổ hiểu nơi TM thì ” tứ chúng” là bốn chúng Phật tử gồm hai chúng xuất gia được gọi là tỳ kheo , tỳ kheo ni và hai chúng tại gia được gọi là ưu bà tắc, ưu bà di. Trong hai chúng xuất gia nếu tuổi còn nhỏ chưa đủ tuổi để thọ giới tỳ kheo thì cũng được thọ giới sa di hoặc sa di ni. Về phần hai chúng tại gia TM nhận thấy Cư sĩ Viên Trí đã diễn giải rất đầy đủ.
Ngày nay, trong Già lam từ ” chúng” là tất cả quý Thầy, quý Cô đang tu tập và phụng sự trong đó.
Thiện Minh có sơ sót điều chi rất mong được chỉ giáo.
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Vì con biết người xuất gia là đầu tròn áo vuông sống trong chùa làm phật sự, nhưng con lại thấy gần nhà có một chú đầu tròn nhưng mặc đồ lam, phía trước nhà có một chỗ riêng biệt thờ Đức Phật A Di Đà, Quan Thế Âm, Đại Thế Chí rất trang nghiêm, sáng tụng kinh, tối tụng kinh. Con hỏi chú ấy thì chú nói là người tu tại gia. Còn con đầu có tóc, mặc đồ thường, ở nhà có bàn thờ nhỏ trên lầu thờ A Di Đà Phật, Quan Âm, Đại Thế Chí. Sáng sớm và trưa thì niệm phật-lạy phật, buổi chiều tụng kinh A Di Đà-niệm phật-lạy phật và cũng làm việc lành, mọi người cũng hỏi con là người tu tại gia à? hỏi vậy con cũng không biết mình là người tu tại gia không nửa, vì con thấy chú đó có chỗ thờ rộng, đẹp, trang nghiêm, tụng kinh nhiều thời, đầu để trọc, luôn luôn mặc áo lam mới đúng là gọi người tu tại gia. Còn con thấy mình không như chú đó nên nghĩ mình chỉ là phật tử thôi. Vì thế con mới hỏi để được rõ. Vậy Phật tử tại gia, người tu tại gia, cư sĩ tại gia là danh từ có nghĩa chung.
Cám ơn Cư sĩ Viên Trí.
Kính thưa Thầy và các vị cư sĩ !
Con năm nay 28 tuổi , trước đây con cũng thừơng xuyên niệm Phật, nhưng chưa đạt tới thời điểm của sự giác ngộ , và thời gian gần đây là con cảm thấy mình giác ngộ rất nhiều , nhìn rõ được thế gian này là cõi tạm và muôn trùng sự khổ đau , tham sân si của con người . Và con đã phát tâm niệm Phật, niệm Chú Đại Bi , và niệm Kinh.Làm việc thiện bằng cả tấm lòng .Nguyện cầu được vãng sanh Tây Phương.Nhưng bước đầu tu tập, con đang mong cố gắng đạt được nhất tâm bất loạn,vì mỗi lần niệm Chú , niệm Kinh là con bị tâm loạn xạ,con đã rất cố gắng tĩnh tâm nhưng không được , con rất đau khổ và xấu hổ với Đức Phật ,Đức Quan Thế Âm Bồ Tát,con kính mong quý Thầy và các vị cư sĩ cho con những lời dạy quý báu để con được tu hành đúng đắn và sớm đạt được nhất yâm bất loạn .Con 1 lòng 1 dạ mong được tu hành tại gia suốt đời này .
Nam Mô A Di Đà Phật .
Con xin chân thành cảm ơn !
Gửi Anh Thư,
Niệm Phật niệm chú Đại Bi đừng mong cầu nhất tâm bất loạn mà thay vào đó là một nguyện cầu duy nhất: lâm chung thấy Phật, niệm Phật vãng sanh Tây Phương. Cầu vãng sanh như vậy sẽ chuyên nhất hơn bạn nhé. Vãng sanh hay không là do tín, nguyện mãnh liệt, không nên xấu hổ vì tán loạn. Nếu bạn có duyên đi hộ niệm thì sẽ thấy rõ vấn đề này. Chúc bạn tu tập tinh tấn.
A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật
Gửi bạn Anh Thư,
Thiện Nhân xin chúc mừng bạn đã biết chọn cho mình một pháp môn khó tin nhất: Pháp niệm Phật và nguyện vãng sanh Cực Lạc. Điều này đức Bổn Sư Thích Ca cũng đã khẳng định trong Kinh A Di Đà và Kinh Vô Lượng Thọ: Đây là Nan Tín Chi Pháp Môn=Pháp Môn Khó Tin. Pháp môn khó tin mà nay bạn đã tin kể như nhân duyên đã hội đủ. Vạn sự khởi đầu nan! Chúng ta từ vô lượng kiếp sống trôi lăn trong lục đạo, tâm đầy ô trược, ác thế, nay một lúc muốn tâm được an lạc là điều chẳng thể một hai ngày mà được. Trở ngại lớn nhất trong bạn hiện tại là: Gắng đạt được nhất tâm bất loạn. Muốn „bất loạn“ bạn phải biết loạn từ đâu tới? TN lấy ví dụ giản đơn nhất để bạn dễ hình dung:
Bạn muốn phòng kẻ trộm, tất bạn phải luôn canh chừng các cửa ngỏ của căn nhà. Các cánh cửa để dụ cho 6 căn: Mắt-Tai-Mũi-Lưỡi-Thân-Ý. Căn nhà dụ cho Chân tâm (tự tánh thanh tịnh) của bạn.
Trong bài Sám Quy Y Tam Bảo có đoạn:
Mắt ưa xem huyễn cảnh hằng ngày,
Tai thích tiếng mật đường dua nịnh,
Mũi quen ngửi mùi thơm bất tịnh,
Lưỡi dệt thêu lắm chuyện gay go,
Thân ham dùng gấm vóc sa sô,
Ý mơ tưởng bao la vũ trụ
6 câu này là dụ cho 6 căn tiếp xúc 6 trần rồi sanh ra 6 thức – Thức là sự nhận biết khi khi đối người, tiếp vật. Chư Tổ dạy: Đối cảnh mà chẳng sanh tâm (tâm tham, sân, si, ngã mạn, phân biệt, chấp trước hay còn gọi là vọng tâm) thì người đó đang sống với tự tánh thanh tịnh của chính mình. Ngược lại: đối cảnh mà sanh tâm (tâm tham, sân, si, ngã mạn, phân biệt, chấp trước hay còn gọi là vọng tâm)=tự tánh bị che lấp, vì thế mà sống trong phiền não.
Trở lại với vướng mắc của bạn: Ngồi niệm Phật nhưng tâm bạn không nương vào hồng danh A Di Đà Phật, trái lại bạn khởi tâm mong mình được nhất tâm bất loạn=niệm Phật trong vọng tưởng. Chư Tổ cũng dạy: Miệng niệm-Tâm hành=miệng niệm Phật, tâm nhiếp theo câu Phật hiệu, tai nghe rõ từng chữ, từng câu, không để khởi bất cứ vọng niệm nào=Tâm chẳng loạn. Nếu bạn niệm được như vậy lâu ngày tâm bạn sẽ an định. Như vậy muốn đạt định tâm không duyên theo cảnh, không bị cảnh chi phối=bất loạn.
Yếu chỉ của pháp môn niệm Phật là: Tín-Nguyện-Hành=Tín sâu-Nguyện Thiết-Thực Tâm Hành. Bạn đã có niềm tin, nhưng nguyện chưa tha thiết, hành chưa rốt ráo, chưa đúng pháp, vì thế mới để cho cảnh giới phiền não lôi cuốn. Nếu tiếp tục niệm như vậy, lâu ngày sẽ sanh bệnh, rồi dẫn tới phát cuồng, thật chẳng nên. TN xin trích dẫn một số lời dạy của Tổ Ấn Quang dạy niệm Phật để bạn tham khảo. Bạn ráng đọc thật kỹ để đúc kết kinh nghiệm làm hành trang niệm Phật cho chính mình.
Mấu chốt là: Nhìn thấu-buông xả-tự tại-tuỳ duyên-niệm Phật.
Chúc bạn niệm Phật trong tỉnh giác.
TN
Lược Trích Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục
Ðã có lòng tin chân thành, nguyện thiết tha thì hãy nên tu chánh hạnh Niệm Phật. Lấy Tín – Nguyện để dẫn đường, lấy niệm Phật làm chánh hạnh. Ba thứ Tín – Nguyện – Hạnh chính là tông yếu của pháp môn Niệm Phật. Có Hạnh nhưng không có Tín – Nguyện sẽ chẳng thể vãng sanh. Có Tín – Nguyện nhưng thiếu Hạnh cũng chẳng thể vãng sanh. Ba thứ Tín – Nguyện – Hạnh đầy đủ không thiếu sẽ quyết định được vãng sanh. Ðược vãng sanh hay không toàn là do có Tín – Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do công trì danh sâu hay cạn.
Về chánh hạnh niệm Phật nên tùy sức mỗi người mà lập, chẳng thể chấp chặt một bề. Nếu thân mình không bận việc, cố nhiên nên từ sáng đến tối, từ đêm đến sáng, đi, đứng, nằm, ngồi, nói năng, im lặng, động, tịnh, ăn cơm, mặc áo, đại tiện, tiểu tiện, trong hết thảy thời, hết thảy chỗ, giữ sao cho một câu hồng danh thánh hiệu chẳng rời tâm, miệng! Nếu rửa ráy, súc miệng thanh tịnh, áo mũ chỉnh tề và nơi chốn thanh tịnh thì niệm Phật ra tiếng hoặc niệm thầm đều được cả.
Còn lúc ngủ nghỉ, lúc thân hình hở hang, tắm gội, đại tiểu tiện, cũng như khi đến chỗ dơ bẩn chẳng sạch, chỉ nên thầm niệm, đừng niệm ra tiếng. Thầm niệm cũng có cùng một công đức [với niệm ra tiếng]. Niệm ra tiếng chẳng cung kính. Chớ bảo ở những chỗ ấy chẳng thể niệm Phật. Phải biết là ở những nơi ấy, chẳng được niệm ra tiếng mà thôi. Hơn nữa, lúc nằm ngủ nếu niệm ra tiếng chẳng những không cung kính lại còn bị tổn khí. Chẳng thể không biết điều này!
* Dù là niệm Phật lâu ngày chẳng hề gián đoạn, nhưng mỗi sáng chiều nên hướng về Phật lễ bái. Lễ xong, trước hết, niệm một biến kinh A Di Ðà, ba biến chú Vãng Sanh; đoạn niệm tám câu kệ tán Phật: “A Di Ðà Phật thân kim sắc…” Niệm kệ xong, niệm “nam mô Tây Phương Cực Lạc thế giới đại từ đại bi A Di Ðà Phật”. Tiếp đó, niệm sáu chữ “nam mô A Di Ðà Phật” một ngàn lần hoặc năm trăm lần, nên vừa nhiễu Phật vừa niệm. Nếu chẳng tiện nhiễu Phật thì quỳ, hoặc ngồi, hoặc đứng niệm đều được cả.
Lúc niệm gần xong, bèn trở về chỗ, quỳ niệm Quán Âm, Thế Chí, Thanh Tịnh Ðại Hải Chúng Bồ Tát, mỗi danh hiệu ba lượt. Sau đấy mới niệm Tịnh Ðộ Văn phát nguyện hồi hướng vãng sanh. Khi niệm Tịnh Ðộ Văn phải nương theo văn nghĩa mà phát tâm. Nếu tâm chẳng nương theo văn sẽ thành ra uổng công đọc xuông, chẳng được lợi ích thật sự! Ðọc Tịnh Ðộ Văn xong niệm Tam Quy Y, lễ bái lui ra. Ðây là công khóa sáng, buổi tối cũng như vậy.
Nếu muốn lễ bái nhiều hơn thì khi trở về chỗ, sẽ lễ Phật bao nhiêu lạy đó, xưng danh Bồ Tát chín lượt, lễ chín lạy. Lễ xong, phát nguyện hồi hướng. Hoặc lễ bái lúc niệm xong công khóa, miễn sao tiện cho mình là được. Nhưng phải khẩn thiết, chí thành, đừng làm lếu láo, qua loa. Bồ đoàn chẳng được cao quá, cao là chẳng cung kính!
Nếu như công việc bộn bề, không lúc rảnh rỗi, thì sáng tối sau khi rửa ráy, súc miệng xong, nếu có tượng Phật thì nên lễ Phật ba lạy, đứng ngay, niệm nam mô A Di Ðà Phật. Hết một hơi là một niệm. Niệm đến mười hơi liền niệm Tiểu Tịnh Ðộ Văn, hoặc chỉ niệm bốn câu kệ “nguyện sanh Tây Phương Tịnh Ðộ trung…”. Niệm xong, lễ Phật ba lạy, lui ra.
Nếu không có tượng Phật thì hướng về Tây xá lạy, chiếu theo cách trên mà niệm. Ðây là phép Thập Niệm do ngài Từ Vân Sám Chủ đời Tống vì hàng vương giả, đại thần quá bận rộn việc triều chánh, không rảnh để tu trì mà lập ra. Vì sao dạy niệm hết một hơi? Là vì chúng sanh tâm tán loạn, lại không rảnh để chuyên niệm. Lúc niệm như vậy, họ sẽ mượn khí để nhiếp tâm, tự tâm chẳng tán. Phải tùy theo hơi dài hay ngắn, chẳng được cưỡng niệm cho nhiều đến nỗi tổn khí.
Lại chỉ nên niệm mười hơi, chẳng được niệm hai mươi, ba mươi hơi. Niệm nhiều hơi cũng tổn khí. Vì tán tâm niệm Phật khó được vãng sanh nên pháp này khiến cho tâm quy một chỗ, nhất tâm niệm Phật, quyết định vãng sanh. Số câu niệm tuy ít, công đức rất sâu. Người cực nhàn, kẻ cực bận đều có pháp tắc. Còn kẻ nửa nhàn, nửa bận hãy tự nên châm chước để lập thành pháp tắc tu trì.
(…)
Ấn Quang Đại Sư dạy: „Một pháp Tịnh Ðộ lấy ba điều Tín – Hạnh – Nguyện làm tông. Chỉ có đầy đủ lòng tin chân thành, nguyện thiết tha mới dốc chí hành trì được. Gặp cảnh họa hại mới bèn chân thành, khẩn thiết; gặp lúc nhàn nhã, thong dong bèn lơi là, hoãn đãi. Ðấy là bệnh chung của phàm phu. Vào lúc này, thời cuộc lẫn tình hình đạo pháp như nằm yên trên đống củi, phía dưới lửa đã bốc cháy, nhưng chưa cháy đến thân. Chớp mắt là toàn thể bừng cháy, khắp cõi không chỗ nào trốn tránh được cả! Sao còn lơi là, xao nhãng qua ngày, chẳng chuyên chí cầu nơi một câu Phật hiệu? Cái tri kiến ấy thiển cận quá đỗi! „
(…)
Phàm là người bỏ lỗi theo lành và tu Tịnh nghiệp, chỉ quý ở chỗ chân thành, tối kỵ giả dối. Chẳng được ngoài mặt phô trương cái danh làm lành tu hành, trong lòng bất trung, bất thứ. Ông Cừ Bá Ngọc năm năm mươi tuổi thấy bốn mươi chín năm trước mình toàn làm quấy. Có vậy mới mong thành thánh, thành hiền, học Phật, học Tổ, là bậc danh giáo công thần, là con đích thực của đức Như Lai. Vì thế, tôi chẳng quan tâm đến kẻ Tăng, người tục ấy là thành đạt hay cùng quẫn chi cả!
* Niệm Phật cầu sanh Tây Phương, phải biết nhân hiểu quả. Hành vi nơi thân, ý niệm nơi tâm phải hợp với Phật. Nếu trái nghịch Phật, dù có niệm Phật cũng khó vãng sanh vì chẳng cảm ứng đạo giao vậy! Nếu có thể sanh lòng hổ thẹn lớn lao, sửa lỗi như trừ ghẻ độc, lập chí như giữ bạch ngọc thì vạn người chẳng sót một ai đều được vãng sanh cả!
* Nói về những quy luật phải giữ ngoài việc ăn chay trường niệm Phật là nói đến việc chăm chắm bền lòng hiếu thuận, thành kính giữ trọn vẹn luân thường, đừng làm các điều ác, vâng làm các điều lành. Tâm nghĩ, niệm khởi chẳng hề tà vạy, khuất khúc và hư ngụy. Làm việc cho người phải tận hết trách nhiệm. Gặp người hữu duyên, khuyên họ nhập đạo. Các hành tướng như vậy chẳng cần phải thuật đủ. Chỉ siêng xem Ấn Quang Văn Sao và An Sĩ Toàn Thư sẽ tự biết.
Phải biết rằng: là đệ tử Phật, phàm làm gì phải vượt trội hơn hành vi thế tục thì chính mình mới đạt được lợi ích chân thật, khiến cho người khác trông thấy làm lành theo. Nếu miệng nói tu hành, trong tâm chẳng lành, đối với cha mẹ, anh em và hết thảy người đời chẳng trọn hết bổn phận thì người như thế gọi là “ngụy thiện nhân”! Nhân địa đã giả dối, làm sao đạt lợi ích thật sự? Cái học của thánh hiền đều bắt đầu từ “cách vật trí tri, thành ý chánh tâm”; huống muốn liễu sanh thoát tử, siêu phàm nhập thánh [lại chẳng như thế] ư? Về [ý nghĩa của] “cách vật trí tri” nên xem lời tựa bản in lại sách chú giải Tứ Thư của ngài Ngẫu Ích và lời tựa cuốn Liễu Phàm Tứ Huấn.
* Các việc ác và các điều thiện đều là dựa trên tâm địa mà luận, chứ chẳng phải chỉ nói về sự tướng mà thôi. Trong tâm đã chẳng khởi ác thì toàn thể là thiện, niệm ấy là Phật, công đức hơn hẳn người thường trăm ngàn vạn lần. Muốn cho cõi lòng chỉ thiện không ác thì trong hết thảy lúc, hết thảy nơi, hãy nên giữ lòng thành kính như đối trước trời Phật mới hòng đạt được. Nếu tâm vừa mới phóng túng thì các ý niệm chẳng đúng pháp sẽ theo đó mà khởi!
* Niệm Phật phải khéo phát tâm. Tâm làm chủ việc tu trì. Tâm nếu phù hợp với bốn hoằng thệ nguyện thì niệm Phật một câu, làm một điều lành, công đức vô lượng vô biên; huống hồ là ba nghiệp thân – khẩu – ý luôn đặt nơi niệm Phật lợi sanh?
Nếu tâm chỉ cầu tự lợi, chẳng mong lợi người, dù làm nhiều việc vẫn đạt được công đức rất ít. Huống hồ lại còn có ý khuynh đảo người, hại người, và tâm tự khoe khoang, hợm hĩnh thì việc mình niệm Phật đó, việc mình làm đó dù chẳng phải hoàn toàn không công đức, nhưng trong trăm ngàn vạn ức phần, mình chỉ thật sự đạt được một phần rưỡi thôi! Thế nhưng tội lỗi của ác niệm cũng lại chẳng ít. Bởi vậy, người tu hành ai nấy phải khéo phát tâm, chứ chẳng riêng gì người niệm Phật!
* Phải biết rằng Phật pháp vốn chẳng lìa thế gian. Tất cả những bạn trong liên xã ai nấy đều phải trọn vẹn bổn phận của mình. Như cha hiền con hiếu, anh rộng lượng, em cung kính, chồng xướng vợ theo, chủ nhân từ, tớ trung thành v.v… Lại phải đừng làm các điều ác, vâng làm các điều lành, kiêng giết, phóng sanh, chẳng ăn mặn, uống rượu, ngăn điều tà, giữ lòng thành, khắc kỷ, giữ lễ, tự lợi, lợi tha; [lấy những việc như vậy] làm trách nhiệm của mình. Như thế thì nền tảng vững vàng, ngay ngắn, đáng thọ pháp nhuận. Nếu có đủ lòng tin chân thành, nguyện thiết tha, ắt sẽ vãng sanh thượng phẩm.
Kẻ ngu trong đời phần nhiều thường không tu hành thật sự, chỉ mong được cái hư danh là tu hành chân thật. Vì thế, bày ra đủ mọi cách tô son trát phấn thành ra những trò trông giống như thật nhưng chỉ là giả, chỉ mong người khác khen ngợi mình. Tâm hạnh họ đã dơ bẩn quá đỗi, dù có tu trì cũng bị tâm ấy làm bẩn, quyết khó được lợi ích chân thật. Ðấy gọi là “háo danh ố thật” (thích danh ghét thật), là điều đại kỵ bậc nhất cho việc tu hành.
Nếu ai thực hiện những điều nên làm đã nói ở phần trước, không có những điều nên tránh như đã nói ở phần sau, người ấy là người hiền trong thế gian, là bậc Khai Sĩ trong Phật pháp. Dùng thân mình làm gương cho mọi người, từ trong nhà ra đến làng xóm, từ làng xóm đến thành ấp, cho đến toàn quốc và tứ thiên hạ thì lễ nghĩa hưng thịnh, can qua vĩnh viễn ngưng dứt, từ thiện nẩy nở, tai hại chẳng sanh, mới hòng thiên hạ thái bình, nhân dân an lạc!
* Ðã niệm Phật cầu sanh Tây Phương thì phải phát tâm từ bi, hành phương tiện sự, dứt tham – sân – si, tránh giết – trộm – dâm, tự lợi, lợi người mới hợp ý Phật. Nếu không, tâm trái với Phật, cảm ứng đạo giao bị gián cách, chỉ gieo nhân đời sau, khó được quả hiện đời. Nếu chí thành niệm Phật, hạnh hợp tâm Phật, tâm khẩu tương ứng thì người như thế đến lúc lâm chung, A Di Ðà Phật và các thánh chúng tất nhiên hiện đến tiếp dẫn vãng sanh Tây Phương.
Một phen sanh về Tây Phương liền siêu phàm nhập thánh, liễu sanh thoát tử, vĩnh viễn lìa khỏi các khổ, chỉ hưởng các vui. Ðấy là toàn cậy vào Phật lực, chẳng bàn đến công đức là cạn hay sâu, có Hoặc hay không Hoặc! Chỉ đầy đủ lòng tin chân thành, nguyện thiết tha, quyết định vạn người chẳng sót một.
* Người học đạo an tâm lập hạnh ắt phải chất trực, trung chánh, chẳng được có mảy may thiên lệch, tư vị, cong vẹo nào. Nếu có chút thiên lệch, tư vị, cong vẹo nào sẽ giống như cái cân có mấu cân chẳng chuẩn, cân các vật nặng nhẹ đều sai! Như tấm gương thể chất chẳng sạch, chiếu các vật đẹp xấu chẳng đúng. Sai chỉ hào ly, mất cả ngàn dặm. Sai lầm lan truyền, không sao dứt được.
Vì thế, kinh Lăng Nghiêm nói: “Thập phương Như Lai đồng một đạo nên xuất ly sanh tử đều dùng trực tâm”. Do tâm lẫn lời nói đều ngay thẳng như thế cho đến địa vị Chung Thỉ, trong khoảng thời gian ấy vĩnh viễn không có các tướng ủy khúc. Kinh Thư nói: “‘Nhân tâm nguy ách, đạo tâm tế nhị, ròng chuyên một mối, đừng chấp hai bên”.
* Quán kinh dùng hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng, từ tâm chẳng giết, tu thập thiện nghiệp và thọ trì Tam Quy, các giới: Cụ Túc… chẳng phạm oai nghi, phát Bồ Ðề tâm, tin sâu nhân quả, đọc tụng [kinh điển] Ðại Thừa để khuyến tấn hành giả dùng đó làm chánh nhân cho Tịnh nghiệp. Với mười một điều này, chỉ có một điều “dùng tín nguyện sâu xa, hồi hướng vãng sanh” thì đều được như nguyện.
Trước khi chưa đắc Nhất Tâm, trọn chẳng thể móng khởi ý niệm thấy Phật. Ðạt được Nhất Tâm thì tâm hợp với đạo, tâm hợp với Phật, muốn thấy liền thấy ngay, chẳng thấy cũng không ngại gì. Nếu muốn gấp thấy Phật, tâm niệm rối bời, ý niệm muốn được thấy Phật kết chặt trong dạ, trở thành đại bệnh cho việc tu hành. Lâu ngày, kẻ oán gia trong nhiều đời thừa dịp tình tưởng vọng động, dối hiện thân Phật để đòi oán cũ. Tự mình tâm không chánh kiến, toàn thể thuộc về khí phận ma, vừa thấy liền sanh hoan hỷ. Do đấy, ma nhập tim gan, bị ma dựa phát cuồng. Dù có Phật sống cũng chẳng làm gì được!
Chỉ nên gắng đạt Nhất Tâm, quản chi thấy Phật hay không? Nhất Tâm rồi sẽ tự biết rõ. Nếu chẳng thấy Phật thì do công phu vượt tiến liền thấy, lại càng thêm một dạ chuyên tu, trọn chẳng mắc lỗi hiểu lầm, chỉ được lợi ích vượt trội.
Trong đời, kẻ chẳng hiểu lý mới tu trì chút ít đã mong mỏi quá phận mình. Ví như mài gương, nếu bụi dơ đã hết, chắc chắn quang minh sẽ hiện ra chiếu trời, soi đất. Nếu chẳng tận lực mài, cứ mong gương tỏa sáng, do toàn thể là nhơ bẩn nên nếu có phát quang thì ánh sáng ấy cũng là ánh sáng ma quái, chứ nào phải ánh sáng của gương!
Quang tôi chỉ sợ ông chẳng khéo dụng tâm, lỡ ra bị mất lợi lành, khiến tín tâm người khác bị lui sụt, nên mới viết thư bày tỏ. Tổ Vĩnh Minh nói: “Chỉ được thấy Di Ðà, lo chi không khai ngộ”. Nay tôi bắt chước Ngài nói: “Chỉ mong đạt Nhất Tâm, lo gì thấy, chẳng thấy!” Biết vậy rồi thì hãy nên dốc sức để tâm hợp với đạo của Phật vậy!
(…)
Trước khi chưa đắc Nhất Tâm, trọn chẳng thể móng khởi ý niệm thấy Phật. Ðạt được Nhất Tâm thì tâm hợp với đạo, tâm hợp với Phật, muốn thấy liền thấy ngay, chẳng thấy cũng không ngại gì. Nếu muốn gấp thấy Phật, tâm niệm rối bời, ý niệm muốn được thấy Phật kết chặt trong dạ, trở thành đại bệnh cho việc tu hành. Lâu ngày, kẻ oán gia trong nhiều đời thừa dịp tình tưởng vọng động, dối hiện thân Phật để đòi oán cũ. Tự mình tâm không chánh kiến, toàn thể thuộc về khí phận ma, vừa thấy liền sanh hoan hỷ. Do đấy, ma nhập tim gan, bị ma dựa phát cuồng. Dù có Phật sống cũng chẳng làm gì được!
Chỉ nên gắng đạt Nhất Tâm, quản chi thấy Phật hay không? Nhất Tâm rồi sẽ tự biết rõ. Nếu chẳng thấy Phật thì do công phu vượt tiến liền thấy, lại càng thêm một dạ chuyên tu, trọn chẳng mắc lỗi hiểu lầm, chỉ được lợi ích vượt trội.
Trong đời, kẻ chẳng hiểu lý mới tu trì chút ít đã mong mỏi quá phận mình. Ví như mài gương, nếu bụi dơ đã hết, chắc chắn quang minh sẽ hiện ra chiếu trời, soi đất. Nếu chẳng tận lực mài, cứ mong gương tỏa sáng, do toàn thể là nhơ bẩn nên nếu có phát quang thì ánh sáng ấy cũng là ánh sáng ma quái, chứ nào phải ánh sáng của gương!
Quang tôi chỉ sợ ông chẳng khéo dụng tâm, lỡ ra bị mất lợi lành, khiến tín tâm người khác bị lui sụt, nên mới viết thư bày tỏ. Tổ Vĩnh Minh nói: “Chỉ được thấy Di Ðà, lo chi không khai ngộ”. Nay tôi bắt chước Ngài nói: “Chỉ mong đạt Nhất Tâm, lo gì thấy, chẳng thấy!” Biết vậy rồi thì hãy nên dốc sức để tâm hợp với đạo của Phật vậy!
Bệnh phiền não của đạo hữu Anh Thư cũng không khó trị. Nguyên nhân là do tâm của đạo hữu mong cầu quá cao mà đạo lực thì chưa đi đến đâu còn kém cho nên dễ gây ra áp lực phiền não do vọng tâm phải đắc này đắc nọ mộng tưởng đảo điên vô ích.
Đạo hữu nên tìm các bài tập căn bản tại sao phải niệm Phật, tụng kinh trì chú, ăn chay, làm lành, v.v… để có thể phù hợp căn cơ mà tu tập theo trình độ của đạo hữu. Niệm Phật chưa gì mà đồi đắc nhất tâm bất loạn không thực tế.
Đạo hữu chỉ tập trung tu tập 2 thời khoá công phu tinh tấn 6 tháng cho có kết quả tốt đi rồi mới nghĩ đến chuyện khác. Nên tìm hiểu những cách tu tập thời khoá của pháp môn Tịnh Độ mà xem có duyên để áp dụng hàng ngày. Sau thời khoá đạo hữu cố gắng nhớ niệm Phật âm thầm là được rồi đừng nghĩ đắc này nọ nữa.
Huệ Tịnh xin chia sẻ bài tập Tịnh Độ Pháp Môn này cho đạo hữu đọc nghiên cứu thêm. Chúc đạo hữu luôn luôn tu tập tinh tấn an lạc.
http://www.tinhdo.net/sachdao.html
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam mô a di đà phật
Cảm ơn cư sỉ thiên nhân đã trích dẫn những lời dậy rất hay của tổ ấn quang rất bổ ich!
Nam mô a di đà phật!
PHẢI HIỂU ĐẠO LÝ: ”NIỆM PHẬT ĐẾN NHẤT TÂM BẤT LOẠN” !
Trong mười hai thời, một câu Phật hiệu (A Di Đà Phật) chẳng gián đoạn, thật sự tinh tấn niệm Phật.
Nói “trong mười hai thời chẳng gián đoạn”, chúng ta nghe câu này xong, đừng chấp chết cứng vào lời nói, chết cứng nơi đó là lầm mất rồi !
Quý vị nghe câu nói này, được rồi ! Từ nay trở đi suốt ngày từ sáng đến tối niệm A Di Đà Phật, chuyện gì cũng chẳng muốn làm ! Có người như vậy hay không ? Có đấy !
Đó là người phước báo đặc biệt lớn. Người ấy chẳng cần làm việc, có người cúng dường, giống như những người bế quan niệm Phật, đó là người có phước báo lớn.
Nay quý vị hằng ngày phải làm việc, hằng ngày phải bươn chải kiếm sống. Nếu quý vị cũng liều mạng niệm Phật, suốt ngày từ sáng đến tối niệm Phật, lại còn nghĩ phải làm việc. Rốt cuộc là Phật chẳng niệm ra gì, mà công việc cũng chẳng ra làm sao !
Pháp thế gian lẫn xuất thế gian đều không xong, trật hết rồi !
Xưa nay những bậc tổ sư đại đức trong Tịnh Độ Tông, đối trước Phật phát nguyện, tín nguyện trì danh, trừ lúc ăn ngủ, công phu chẳng gián đoạn.
Các đồng tu tại gia có rất nhiều công chuyện, trong khi quý vị làm việc (cần suy nghĩ) phải buông niệm Phật xuống để chuyên tâm làm việc.
Đừng nên hiểu lầm “nhất tâm bất loạn”. Nhất tâm bất loạn là xử sự, đãi người, tiếp vật, bất luận làm chuyện gì, đều là nhất tâm, chuyên tâm.
Chúng ta niệm Phật đến nhất tâm bất loạn, phải vận dụng trong xã hội, vận dụng vào cuộc sống thường ngày thì mới hữu ích.
Quý vị học Phật, người trong nhà cũng chẳng cần ăn cơm. Vợ con quý vị hằng ngày đói meo, họ nhất định sẽ rêu rao bên ngoài: “Ngàn vạn phần đừng nên học Phật ! Học Phật không được đâu, đều biến thành bệnh thần kinh hế t!”
Do vậy, nhất định phải hiểu đạo lý này. Làm chuyện gì đều phải chuyên tâm làm, đó gọi là nhất tâm bất loạn.
Ăn cơm bèn nhất tâm bất loạn ăn cơm, mặc áo bèn nhất tâm bất loạn mặc áo, tiếp đãi khách khứa bèn nhất tâm bất loạn tiếp đãi, pháp thế gian lẫn xuất thế gian điều gì cũng viên mãn, niệm Phật mới có cống hiến đối với toàn thể xã hội, mọi người mới cảm thấy [niệm Phật] thật sự là cần thiết.
Đừng nên hiểu lầm, nghe câu này mà hiểu lầm là không được đâu !
H.T. TỊNH KHÔNG !
———-
Nam Mô A Di Đà Phật