Cách thức để được sinh ra ở Dewachen (Cực Lạc) là lập một niềm tin và ước nguyện mạnh mẽ đối với cõi Tịnh Độ, và khát khao được sinh ra ở đó. Khi bạn sinh ở cõi đó, bạn không sinh bằng một tiến trình bình thường. Trong thế giới của ta, hết thảy chúng ta đều tới đó trong sự khổ nhọc và làm việc trong sự buồn phiền. Ở nơi đây sự sinh ra là một tiến trình đau đớn.
Ở Cõi Dewachen, bạn không sanh ra nhờ một thai tạng, mà đúng hơn bạn được sinh một cách kỳ diệu trong nhụy một hoa sen nở. Nếu bạn cầu nguyện với sự nhất tâm và niềm tin nhiệt thành mãnh liệt được sinh ra ở đó thì bạn sẽ được như ý. Nếu bạn nuôi dưỡng bất kỳ mối nghi ngờ nào thì bạn vẫn được sinh ở đó nhưng sẽ sinh trong một bông sen chưa nở. Bạn được tắm trong ánh sáng chói ngời của Đức Phật nhưng bạn không thể nhận ra mọi phẩm tính của cõi Tịnh Độ và không thể tùy ý du hành đây đó. Bạn ở trong một bông sen khép miệng cho tới khi những vết tích sau cùng của sự hoài nghi và tiêu cực bị tẩy trừ. Khi ấy bông sen sẽ nở ra. Nếu bạn không có chút nghi ngờ nào thì bạn được sinh trong một bông sen nở. Điều này gắn liền với loại nguyện ươc được tái sinh trong Cõi Tịnh Độ mà bạn đã lập nên vào lúc chết. Hãy lưu giữ trong tâm sự phân biệt hết sức quan trọng này giữa hai loại sinh ra khác nhau trong cõi Tịnh Độ. Điều tối quan trọng là phải lập nguyện ước đúng đắn được tái sinh vào lúc chết. Hãy làm điều này một cách mạnh mẽ không chút nghi ngờ.
Nếu bạn cho phép sự hoài nghi đi vào tâm bạn thì bạn sẽ sinh trong một bông sen khép miệng. Nếu vào lúc chết bạn lập nguyện ước mạnh mẽ này thì khi ấy, không phải trải nghiệm bất kỳ điều gì, bạn được sinh trong nhụy một bông sen nở trước sự hiện diện của Đức Phật Vô Lượng Quang A Di Đà. Một trong những phẩm tính kỳ diệu của việc được tái sinh trong Cõi Cực Lạc là nếu bạn từng đọc những quyển sách mỏng về việc du hành tới những cõi Tịnh Độ khác thì bạn có thể đi tới đó lập tức ngay khi ước muốn điều đó. Bạn có thể di chuyển một cách thần diệu tới bất kỳ cõi Tịnh Độ nào khác chỉ bằng cách lập nguyện tới nơi đó. Từ thế giới này, bạn không thể tức thì đi tới cõi Tịnh Độ khác, nhưng từ cõi Tịnh Độ Cực Lạc thì bạn có thể. Bạn có passport, visa, và mọi loại vé cần thiết để đi tới mọi Tịnh Độ của bất kỳ Đức Phật nào, ở mọi phương và bất cứ khi nào bạn muốn.
Khi bạn sinh trong một hoa sen nở, bạn vẫn chưa viên mãn. Bạn đã tẩy trừ khỏi dòng tâm thức của bạn mọi điều tiêu cực, mặc dù bạn chưa là Phật nhưng bạn được sinh trong một hình thức có nhiều phẩm tính tích cực giống như những phẩm tính của một vị Phật. Bạn được sinh ra với một thân sắc vàng rực rỡ. Bạn có những năng lực siêu nhiên và siêu giác. Bạn được thụ hưởng năm loại năng lực siêu giác. Phẩm tính khác mà bạn có như một hài nhi là mọi vật bạn cần để cúng dường chư Phật mà hiện nay bạn nhận thức bằng đôi mắt vật lý của bạn thì ở cõi Tịnh Độ, chúng sẽ tự động hiển lộ trong đôi bàn tay bạn. Bằng cách ấy bạn có thể dễ dàng tích tập công đức và hoàn thiện nó để tích tập trí tuệ. Hơn nữa, cuối cùng thì sự tích tập công đức và trí tuệ đưa tới Phật Quả sẽ xảy ra rất nhanh chóng trong Cõi Tịnh Độ Cực Lạc.
Trái nghịch với những cõi Tịnh Độ khác, trong cõi Dewachen (Cực Lạc) tiến trình tích tập công đức và trí tuệ rất nhanh chóng. Chính Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói: “Do đó việc cầu xin được tái sinh ở cõi Dewachen tích tập công đức nhiều như thể con cúng dường bảy loại ngọc quý và những châu báu khác đầy tràn ba ngàn thế giới (được đề cập trước đây).” Nói chung, chúng ta có thể nói rằng bất kỳ chúng sinh nào nghe danh hiệu của Đức Phật A Di Đà (phù hợp với những Đại Nguyện của Đức Phật A Di Đà) lập nguyện tái sinh trong cõi Dewachen và dấn mình vào thực hành đó đều có thể được tái sinh trong cõi Dewachen. Những người từng tích tập sự tiêu cực của năm trọng tội thì khó đạt được điều đó. Mặc dù thế, ngay cả đối với những người tội lỗi nặng nề như thế, nếu họ thực hành mãnh liệt thì họ vẫn có thể được tái sinh trong cõi Dewachen.
Tóm lại, về những giáo lý của Đức Phật A Di Đà và Cõi Tịnh Độ Cực Lạc thì thực hành này rất phổ biến trong tất cả những quốc gia theo Phật Giáo Đại thừa. Tại sao thế? Đó là bởi tính chất của những lời nguyện của Đức Phật A Di Đà. Thực hành Đức Phật A Di Đà và Cõi Tịnh Độ thích hợp với những người bình thường và ai cũng có thể thực hành. Bạn không phải là một đại nhân cao quý đã từ bỏ mọi ác hạnh. Bạn không phải là một hành giả tuyệt vời. Tùy thuộc vào năng lực những lời nguyện của Đức Phật A Di Đà, bạn có thể dấn mình vào thực hành này. Đây là một thực hành Kinh thừa. Do đó, nó là Pháp môn mọi người có thể thực hành. Nó rất dân chủ và được dành cho tất cả mọi người.
Đức Phật A Di Đà & Cõi Tịnh Độ Cực Lạc
DRIKUNG KYABGON CHETSANG RINPOCHE
Hãy cùng nhau niệm Phật mỗi ngày, từng giờ, từng phút, từng giây, ở mọi lúc mọi nơi và phát nguyện vãng sanh!
A Di Đà Phật. Tôi niệm Phật theo bài dạy Nghi Thức Niệm Phật Hàng Ngày của trang Đường Về Cõi Tịnh của quý thầy, nhưng tôi không biết là trước khi Chí Tâm Đảnh Lễ thì có cần phải Nguyện Hương hay phải đọc bài Sám Hối giống như khi tụng kinh A Di Đà không? Trước khi vào niệm 6 chữ hồng danh Phật tôi thường lạy quỳ đúng 108 lạy để sám hối. Tôi làm như vậy có đúng không? Mong quý thầy hoan hỉ tận tình chỉ giùm. Cảm ơn nhiều ạ. Nam mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Đạo hữu Phạm Hương kính mến,
Bài Nguyện Hương chỉ dùng khi chúng ta tụng kinh, còn trước khi niệm và lạy Phật đạo hữu chỉ cần thực hiện Nghi thức: Chí tâm đảnh lễ rồi Tán Phật (A Di Đà Phật thân kim sắc…) kế đó đi vào công phu.
Quan trọng: Chí Tâm Đảnh Lễ là gì? Là chúng quán tưởng lúc đó mình đang đối diện tận hư không biến pháp giới và 10 phương chư Phật, Chư Bồ tát, chư Thiên, Thánh chúng và Long thần hộ pháp cùng vô lượng chúng sanh vô hình khách chứ không chỉ riêng bạn đang đối trước bàn thờ Phật … vì thế tâm bạn phải thực thành kính chứ chẳng phải đọc suông miệng theo nghi thức. Bài Tán Phật cũng tương tự. Vì lẽ đó cổ Đức mới nói: Niệm Phật nhất thinh tuệ khai vô lượng/Lễ Phật nhất bái tội diệt hà sa.
Dưới đây TN xin chép lại lời dạy của Tổ Ấn Quang để bạn tham khảo:
Lúc niệm Phật nên tùy nghi. Nay trong Niệm Phật đường của các tùng lâm đều niệm kinh A Di Ðà xong thì niệm chú Vãng Sanh ba biến hoặc một biến, rồi mới xướng kệ niệm Phật. Tán kệ xong, niệm tiếp “nam mô Tây Phương Cực Lạc thế giới đại từ đại bi A Di Ðà Phật” rồi nhiễu niệm. Phải đi nhiễu từ Ðông sang Nam, từ Tây sang Bắc. Ðấy là thuận tùng, là tùy hỷ. Thuận tùng mới có công đức. Tây Vực trọng nhất là đi nhiễu. Ở phương này, cùng thực hành cả hai cách lễ bái và đi nhiễu. Nếu đi từ Ðông sang Bắc, từ Tây sang Nam thì là “phản nhiễu” (đi nhiễu ngược chiều) sẽ mắc tội, chẳng thể không biết điều này! Nhiễu niệm một khắc rưỡi rồi ngồi thầm niệm. Ước chừng một khắc lại niệm Phật ra tiếng.
Niệm xong, quỳ niệm Phật mười lần. Quan Âm, Thế Chí, Thanh Tịnh Ðại Hải Chúng, mỗi danh hiệu niệm ba lượt. Sau đấy mới niệm Phát Nguyện Văn. Người tại gia ngại thất nhỏ khó nhiễu niệm thì đứng, quỳ hay ngồi niệm đều được. Chỉ nên án theo tinh thần mình mà định, bất tất phải nhờ người khác lập pháp tắc cho mình.
* Niệm Phật tuy quý ở tâm niệm, nhưng chẳng thể bỏ miệng tụng. Vì ba thứ thân – khẩu – ý hỗ trợ nhau. Nếu tâm ức niệm, nhưng thân chẳng lễ kính, miệng chẳng trì tụng thì cũng khó được lợi ích. Thế gian nhấc vật nặng còn phải dùng tiếng [hò reo] để trợ lực, huống là muốn nhiếp tâm để chứng tam muội ư?
Vì thế, kinh Ðại Tập nói: “Niệm lớn thấy Phật lớn. Niệm nhỏ thấy Phật nhỏ”. Cổ đức bảo: “Niệm lớn tiếng sẽ hiện thân Phật lớn. Niệm nhỏ tiếng sẽ hiện thân Phật nhỏ”. Hàng phàm phu đầy dẫy triền phược, tâm nhiều hôn trầm, nếu chẳng nhờ vào sức thân khẩu lễ niệm mà mong được nhất tâm thật chẳng thể được!
* Hòa Thượng Thiện Ðạo là hóa thân của đức Di Ðà, có đại thần thông, có đại trí huệ, nhưng khi hoằng khai, xiển dương Tịnh Ðộ, Ngài chẳng luận đến chỗ huyền diệu, chỉ chú trọng vào những điểm chân thật, thiết thực, bình thường để dạy người tu trì. Thuyết Chuyên Tạp Nhị Tu (hai đường lối chuyên tu và tạp tu) của Ngài dạy lợi ích vô cùng.
Chuyên Tu nghĩa là thân nghiệp chuyên lễ (đi nhiễu và trong hết thảy chỗ đều chẳng phóng dật thì là thân nghiệp chuyên lễ), khẩu nghiệp chuyên xưng (hễ trì tụng kinh chú đều chí tâm hồi hướng, cũng có thể gọi là chuyên xưng), ý nghiệp chuyên niệm. Như thế thì vãng sanh Tây Phương vạn người chẳng sót một.
Tạp Tu là kiêm tu các thứ pháp môn, hồi hướng vãng sanh. Do tâm chẳng thuần nhất nên khó được lợi ích; trong trăm người họa may được một hai, trong ngàn người may ra được ba bốn người vãng sanh! Ðấy là lời chân thành phát xuất từ miệng vàng, là lời phán định chắc như sắt ngàn đời chẳng đổi được.
* Phát Nguyện Văn, văn tuy rộng lớn, nhưng phải chân thật phát nguyện từ nơi tâm mới gọi là Nguyện. Nếu không, tâm – miệng trái nhau, gọi là Nguyện sao được? Muốn nguyện [được phước báo] trong hiện đời cũng chẳng ngại gì. Muốn được phước huệ, đông con lắm cháu thì cứ cầu bằng cách chất chứa thật nhiều âm đức, rộng hành các phương tiện.
* Niệm Phật chẳng thể bỏ qua hồi hướng. Hồi hướng chính là dùng miệng để phát khởi tín nguyện. Nhưng chỉ nên hồi hướng sau khi hoàn tất khóa tụng sáng tối và sau khi niệm Phật, tụng kinh giữa ngày xong. Niệm Phật thì nên niệm từ sáng đến tối chẳng gián đoạn, chỉ cần trong tâm có ý niệm nguyện được vãng sanh là đã luôn hồi hướng. Nếu cứ theo nghi thức tụng văn hồi hướng sẽ chẳng luôn luôn được như vậy. Các kinh Ðại Thừa, kinh nào cũng đều dạy chúng sanh thẳng đến Phật đạo; chỉ hận người tụng chẳng thành tâm niệm tụng, đến nỗi chẳng được lợi ích hoàn toàn.
* Trong sinh hoạt hằng ngày, với tất cả những việc thiện nhỏ nhoi và các thiện căn tụng kinh, lễ bái đều đem những công đức ấy hồi hướng vãng sanh. Như thế thì hết thảy hạnh môn đều là Trợ Hạnh của Tịnh Ðộ. Giống như các hạt bụi tụ thành đất, các dòng chảy dồn lại thành biển rộng lớn sâu thẳm, ai có thể cùng tận được nổi!
Nhưng phải phát Bồ Ðề tâm, thệ nguyện độ sanh, tất cả công đức tu trì hồi hướng cho khắp bốn ân, ba cõi pháp giới chúng sanh, như lửa thêm dầu, như mạ gặp mưa. Ðã kết sâu pháp duyên cùng hết thảy chúng sanh thì sẽ mau thành tựu hạnh Ðại Thừa thù thắng của chính mình. Nếu chẳng biết nghĩa này thì chỉ là sự hiểu biết của phàm phu, Nhị Thừa, dù tu diệu hạnh chỉ cảm được quả báo thấp kém!
* Nên phát nguyện vào lúc niệm Phật sáng chiều xong (với pháp Thập Niệm sáng chiều cũng phải niệm Phật trước rồi mới phát nguyện). Hoặc là dùng bài Tiểu Tịnh Ðộ Văn [để phát nguyện]. Nếu thân tâm rảnh rỗi thì nên đọc bài Tịnh Ðộ Văn do Liên Trì đại sư soạn. Bài này văn từ, nghĩa lý châu đáo, hay nhất xưa nay. Phải biết rằng phát nguyện đọc văn là nương theo văn để phát nguyện, chứ chẳng phải chỉ đọc qua một lượt là đã phát nguyện đâu!
* Với công khóa mỗi ngày, công khóa nào cũng đều nên hồi hướng cho pháp giới chúng sanh. Nếu đem công khóa này hồi hướng cho việc này, công khóa kia hồi hướng cho việc kia thì chẳng phải là không được, nhưng phải có lời phổ đồng hồi hướng thì mới tương hợp với ba thứ hồi hướng.
Ba thứ hồi hướng là:
– Một là hồi hướng về Chân Như Thật Tế, tâm tâm khế hợp.
– Hai là hồi hướng Phật Quả Bồ Ðề, niệm niệm viên mãn.
– Ba là hết thảy pháp giới chúng sanh cùng sanh Tịnh Ðộ.
Ai nấy có chí riêng, người người có nghiệp riêng (nghiệp ở đây là thức nghiệp), nhưng tùy duyên tùy phận đều được vãng sanh cả, bất tất mọi người phải giống hệt nhau. (Trích Ấn Quang Đại Sư Gia Ngô Lục).
Hy vọng bạn sẽ rút tỉa được từ những lời dạy quý báu này. Nếu có gì vướng mắc, mong bạn cứ hoan hỉ chia sẻ nhé.
A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật! Xin Quý Thầy hoan hỷ cho tôi hỏi thêm một câu nữa là: Tôi có duyên gặp được kinh Vô Lượng Thọ, nhưng băn khoăn không biết phải tụng như thế nào cho hợp lý. Vì buổi sáng tôi có thời khóa niệm và lạy Phật khoảng 1 giờ đồng hồ. Trước khi niệm và lạy cũng đảnh lễ, trước khi tụng kinh cũng phải đảnh lễ. Vậy tôi phải làm sao? Tôi thấy bộ kinh này hơi dài, nên tụng hết một lần một quyển hay có thể chia ra? Vì buổi tối tôi còn có khóa lễ ở chùa để tụng kinh A Di Đà nên không thể tụng kinh VLT thời gian này được. Mong Quý Thầy hoan hỷ chỉ giúp tôi. Xin cám ơn rất nhiều ạ. Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật,
Liên hữu có thể chia Kinh Vô Lượng Thọ ra đọc tụng nhiều lần, mỗi lần khoảng 8 phẩm thì vừa, nếu mình ko có nhiều thời gian. Thậm chí, HT. Tịnh Không còn gợi ý cho những người bận rộn như chúng ta chỉ cần tụng phẩm số 6 & phẩm 32 đến phẩm 37 mà thôi.
Cho nên việc tụng Kinh, niệm Phật, nghe pháp là phải tùy duyên. Mình sắp xếp được thời gian ít nhiều thì sẽ có được một thời khóa ngắn hay dài tương ứng.
Việc này là được, quan trọng nhất là tâm mình thoải mái nhất khi bước vào thời khóa công phu. Rồi sau này dần dần tự nhiên mình sẽ tự nâng cao thời gian hơn, là tùy duyên vậy.
Cái chính của công phu tu hành chính là hàng phục phiền não của chính mình, thường thấy rõ lỗi mình ở đâu mà sửa chữa cho tốt hơn. Học Phật chỉ là đơn giản vậy thôi, là sám hối, là sửa lỗi, chứ chẳng phải là cái gì cao siêu quá. Cái cao siêu của Phật pháp chính là đi từ những cái bình dị và đơn giản nhất.
Niệm 4 chữ A Di Đà Phật chính là cái công phu tu hành cao siêu nhất, cũng chính là cái công phu đơn giản nhất vậy.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật!
Xin các liên hữu hoan hỉ chỉ cho tôi chút kinh nghiệm. Tôi hiện tại sống tại Hà Nội, tôi quê ở Hnam, lấy chồng ở Hà Nội tôi cũng tu theo pháp môn tịnh độ giống như quý vị để nguyện mãn báo thân này đồng sanh Cực Lạc Quốc.
Tôi đang có một vấn để muốn được các liên hữu hoan hỉ giúp cho.
Tôi và một bạn đồng tu năm nay 80 tuổi đang muốn thành lập một đạo tràng ( hay niệm Phật đường) tại quê nhà tôi quê ở Hà Nam. Ở quê cũng có chùa nhưng sư trụ trì rất ít khi ở chùa đó cũng là cái thiệt thòi đối với dân làng quê tôi, bởi vì nhà sư trụ trì và quản lý rất nhiều chùa nên rất bận.Hiện tại nhà chùa và xóm làng cũng chưa có ban hộ niệm cho nên khi có người lâm chung vẫn hành lễ theo phong tục thế gian, nhưng tôi đang rất lo lắng cho bà ngoại và bố mẹ tôi cũng như người thân và bà con hàng xóm khi mà nhân duyên ở nhân gian đã hết. Bây giờ tôi chỉ mong muốn làm sao ở quê nhà có được niệm Phật đường hoặc 1 đạo tràng nho nhỏ để bà con hàng xóm, các đạo hữu và bố mẹ tôi có nơi để hàng ngày niệm Phật đó là điều mong muốn lớn nhất của tôi. Hiện tại nơi làm đạo tràng thì xin thày chùa diện tích ở trên nhà chùa nhưng cần phải chuẩn bị và sắm những thứ gi? Xin các bạn đồng tu hoan hỉ chỉ bảo và hướng dẫn cho tôi và bạn đồng tu.
Tôi xin chân thành cảm!Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật!
LD xin góp y kiến nho nhỏ, bạn phát cái tâm muốn có niệm phật đường để lợi lạc chúng sanh đó là đều tốt đang táng tháng A Di Đà Phật. Ngụ ý của LD không gì hơn bạn nên cầu A Di Đà Phật đến làm ĐẠI ĐẠO Sư dẫn dằc chúng sanh cầu QUÁN ÂM, THẾ CHÍ, ĐỊA TẠNG bồ tát đến gia trì bảo hộ cầu long thần hộ pháp đến hộ pháp. Nếu mỏi ngày bạn chân thành niệm phật cầu nguyện nhứt định PHẬT A DI ĐA đến lo liệu cho bạn mọi việc sẽ như ý muốn.
NAM MO A DI DA PHAT.
A Di Đà Phật. Đạo hữu Phạm Linh kính mến,
Huệ Tịnh chưa bao giờ bước chân vào một đạo tràng niệm Phật nào cả, nhưng cũng có xem qua vài cái trên mạng thành ra chỉ góp vài ý kiến nông cạn cá nhân mong giúp bạn đôi phần.
1. Phật chứng minh lòng thành chơn thật của người niệm Phật hay 1 đạo tràng niệm Phật chứ đầu cần thiết phải quy nhất có vị Thầy trụ trì Phật mới chứng minh ư? Nếu vị trụ trì nào đó bận việc quá bạn nên thưa hỏi xin Thầy đưa ra một nghi thức tụng niệm quy hướng Tịnh Độ đơn giản cho bạn và các Phật tử trong xóm làng có thể y theo đó mà hành cho mỗi thời khoá hàng ngày. Hỏi Thầy chỉ dạy nghi thức vô chuông mõ ra sao để thực hành cho đúng.
2. Muốn thành lập một niệm Phật đường thì hình thức bàn thờ Phật, Bồ Tát nên càng đơn giản gọn gàng sạch sẽ thì càng dễ cung kính càng được công đức. Đừng nên để coi trọng hình thức bận tâm quá sẽ lạc hướng quên đi cái mục đích của hành giả niệm Phật. Nếu không có duyên thờ tượng Tây Phương Tam Thánh thì treo hình phóng lớn của TPTT cũng tốt như tượng vậy. Quan trọng là nên cúng nước (2 ly) hàng ngày không thể thiếu.
Nên tham khảo – Cách Cúng Phật Đơn Giản Hằng Ngày Thu Hoạch Nhiều Công Đức:
http://minhchungvangsanh.com/bvct/vang-sanh-cuc-lac-duong-ve-tay-phuong/63/cach-cung-phat-don-gian-hang-ngay-thu-hoach-nhieu-cong-duc.html
3. Còn về nghi thức trì chú tụng kinh gì thì tuỳ sở thích của đạo tràng (Kinh A Di Đà là ngắn gọn đơn giản nhất). Còn đến phần niệm Phật thì đạo tràng thử cách tu của Thánh chúng bên cõi Thượng Phẩm Tây Phương Cực Lạc sau đây:
https://duylucthien.wordpress.com/2015/03/07/du-ky-tay-phuong-cuc-lac-cua-phap-su-khoan-tinh/
Tôi thừa cơ hỏi hỏi Bồ Tát:
– Cầu Ngài chỉ dạy: Thưa Bồ Tát “Cần phải niệm Phật ra sao mới là tốt nhất?” Mới có thể tu nhanh nhất?
Ngài bảo:
– Cần thiền định song tu, nhất tâm niệm Phật, niệm Phật tham thiền gọi là tịnh độ thiền.
Tôi hỏi:
– Thưa Bồ Tát xin Bồ Tát chỉ cho biết tu tịnh độ thiền bằng cách nào?
Ngài gật đầu chỉ dạy như sau:
– Số người có thể chia thành hai nhóm như cách tu của chúng sanh Thượng Phẩm Tây Phương Cực Lạc đây, nhóm trước niệm hai câu A Di Ðà Phật, nhóm sau mặc niệm lắng nghe, sau đó nhóm sau niệm hai câu, nhóm trước mặc niệm lắng nghe, tu trì như vậy đã không mệt nhọc, lại không ngừng niệm, tâm và khẩu như nhau. Phật tánh tự nhiên lộ, tính tất sanh định, định tất sanh huệ.
———————————————-
Nếu bạn có thắc mắc thêm gì thì cứ xin hỏi, các bàn sen sẽ cố gắng góp ý kiến. Chúc bạn và đạo tràng tinh tấn tu tập, niệm Phật công đức vô biên cùng sanh về TPCL.
Nam Mô A Di Đà Phật.