Vì xem thường chúng sinh, chính mình luôn có thái độ cống cao ngã mạn khiến cơ hội vãng sinh bất thoái thành Phật. Không phải chư Phật Bồ Tát không giúp đỡ mà chính chúng ta bỏ lỡ cơ hội trước mắt. Do đó cần phản tỉnh, kiểm điểm ở mình, khi thật sự giác ngộ, đạo Bồ Tát sẽ thuận buồm xuôi gió, không còn chướng ngại. Tỉ mỉ quán xét, không chút ngạo mạn, hiểu rõ chân tướng sự thật, chúng sinh đích thực là cha mẹ quá khứ của ta, xác xác thực thực là “chư Phật vị lai”. Đức Phật nhìn thấy đời quá khứ của con người, quá khứ còn có quá khứ, quá khứ vô cùng, vô lượng vô biên kiếp đến nay, cùng với chúng sinh có quan hệ quyến thuộc, đồng l quan hệ quyến thuộc thì làm sao có thể đối xử không tốt. Người thế gian thường hay tiếc của, nhìn thấy liền khởi tham sân si mạn, tạo tác nhiều ác nghiệp, phải chịu quả báo.
Chúng ta may mắn gặp được Phật pháp, gặp Đại thừa, được Phật giảng giải tường tận giúp giác ngộ. Sau khi giác ngộ, tâm chúng ta thay đổi rất lớn theo hướng tích cực. Dùng tâm chân thành hiếu thuận để cúng dường đại chúng, phước báu vô lượng như kinh đã nói: “được công đức lợi ích như bố thí trăm Hằng sa chư Phật”. Cơ duyên khó đến, hi hữu khó gặp, chân thật hiểu rồi, chân chính giác ngộ, tự nhiên sẽ toàn tâm toàn lực phụng hiến đại nghiệp này, cũng là cúng dường cha mẹ, cúng dường chư Phật.
Pháp Sư Tịnh Không
Cẩn Dịch : Vọng Tây Cư Sĩ
Biên Tập : PT Giác Minh Duyên
Giảng tại Tịnh tông học hội, Singapore, tháng 05- 1998
Niệm Phật vì sao không được vãng sanh? Do cống cao ngã mạn xem thường chúng sanh. Chúng sanh là cha mẹ quá khứ chư Phật vị lai.
Tâm là phật, phật là tâm.Vì thế nếu muốn thành phật thì loại trừ hết thảy tật xấu. A DI ĐÀ PHẬT.
Câu này rất đúng, không sai. Nhưng vấn đề ở chỗ: phải mất bao lâu mới có thể loại trừ hết thảy tật xấu để thành Phật? Ngày xưa đức Thích Ca Mâu Ni Phật đã phải mất đến 3 đại A Tăng Kỳ mới loại hết được hết tật xấu. Vì thế cho nên ngài khuyên chúng sanh thời nay muốn tu sớm thành tựu phải nương theo pháp môn Tịnh Độ (kinh Đại Tập). Về Tây Phương Cực Lạc rồi lúc ấy chúng ta mới có thể tu dần và đoạn trừ hết phiền não được.
Chúng ta ở thế giới Ta Bà này là chúng ta vừa trả nghiệp cũ, lại vừa tạo thêm nghiệp mới nên khó thể nào mà đoạn hết nghiệp được. Còn chúng sanh nơi cõi Tây Phương Cực Lạc không tạo nên nghiệp mới, lại còn có thể tu hành để tiêu dần các nghiệp cũ. Do vậy muốn sạch nghiệp hãy về Cực Lạc trước, rồi tính chuyện đoạn nghiệp phiền não sau.
Mong hồi hướng tất cả công đức nguyện cầu tất cả chúng sanh mau chóng phát Bồ Đề Tâm,tu theo Tịnh Độ ,sớm thành Phật Đạo ,giải thoát luân hồi sanh tử.Nam Mô A Di Đà Phật.
nam mô a di đà phật , lời phật dạy hàng phật tử chúng con y giáo phụng hành
“Về Tây Phương Cực Lạc rồi lúc ấy chúng ta mới có thể tu dần và đoạn trừ hết phiền não được.” Xin hỏi vãng sanh là đã thoát khỏi luân hồi chưa? về Tây phương sao vẫn còn phiền não?
Gửi bạn Mai Trang,
Nếu bạn được vãng sanh về Cực Lạc, chắn chắn sẽ vĩnh ly sanh tử luân hồi.
Tại sao khi về Tây Phương mà vẫn còn phiền não?
“phiền não” để dụ cho chúng ta – những hạng phàm phu phát tín-nguyện-hạnh niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Khi thiện căn-phước đức-nhân duyên tròn đầy chúng ta sẽ được Phật hiện thân đón về Tịnh Độ và lúc đó gọi là đới nghiệp vãng sanh – Vãng sanh nhưng được mang theo những phiền não từ vô thỉ kiếp (những phiền não đã tích tụ) chứ không phải những phiền não trong kiếp hiện tiền gây tạo. Sao gọi là phiền não? Tham-sân-si, ngã mạn, phân biệt, chấp trước=Phiền não. Bạn chớ hiểu lầm điều này rồi dụng công sai mà đánh mất đi phần phước quý báu của chính mình.
TN
Có nhà tu thiền hỏi: “Tất cả các pháp, đều như mộng huyễn. Cõi Ta bà cố nhiên vẫn huyễn, song cảnh Cực Lạc cũng lại là mộng. Như thế, niệm Phật cầu về Cực Lạc nào có ích chi được?
Đại sư đáp: – Không phải thế đâu! Các bậc Bồ Tát từ đệ Thất địa trở về trước, đều tu hành trong huyễn mộng. Đến như bậc Đẳng Giác vẫn còn ở trong mộng lớn vô minh. Duy có Phật mới là bậc Đại Giác, hoàn toàn thức tỉnh. Đang lúc còn trong mộng, thì cảnh vui cùng khổ vẫn uyển nhiên! Như thế, cam chịu cảnh mộng khổ ở Ta bà, sao bằng về hưởng cảnh mộng vui nơi Cực Lạc? Phương chi, mộng ở Ta Bà là từ mộng vào mộng. Mộng ở Cực Lạc là từ mộng ra khỏi mê, lần lướt đến ngôi Đại Giác. Cho nên mộng cảnh tuy vẫn đồng, mà kết qủa ở đôi nơi rất khác xa, vì thế phải niệm Phật cầu về Cực Lạc!
Tế Tỉnh Đại Sư
Liên Tông Thập Nhị Tổ
================================================
Nghi Bổn Nguyện của Phật A Di Đà thì mãi phiền não trong cảnh mộng điên đảo luân hồi không có ngày chấm dứt không đáng tiếc sao?
Đạo hữu Mai Trang thử nghĩ nếu mình có duyên được một vị Thầy Đức hạnh thanh tịnh trụ trì nhận vào chùa làm đệ tử tu tập trong cảnh không khí yên tịnh ngày đêm 6 thời niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng trong một thời gian thì phiền não nào không tiêu trừ? Định lực trí tuệ nào không phát ra chứ? Vị Thầy đó đâu cần phải đồi hỏi đạo hữu MT hết phiền não mới nhận làm đệ tử đâu. Do lòng bình đẳng từ bi đạo hạnh của vị Thầy đó khéo tạo duyên thanh tịnh muốn độ chúng sanh còn phiền não mới được như vậy. Trong khi đó nếu MT không đủ lòng tin ở nơi vị Thầy đó chỉ thích tu tập ở tại gia cảnh trần động nhiều thì phiền não làm sao có ngày chấm dứt? Cái sự khó tu tập tiêu trừ phiền não dễ bị thối tâm như vậy đạo hữu chắc tự chứng nghiệm đủ biết rồi. Như vậy trong chùa tu tập vẫn còn phiền não mà ở ngoài đời cũng còn phiền não nhưng khác ở chỗ trong chùa dễ tiêu trừ phiền não hơn vì gần các Thầy thện tri thức cùng hướng tu hành thanh tịnh mỗi ngày đêm.
Cảnh giới Tây Phương Cực Lạc thù thắng không thể nghĩ bàn thành lập do Đại Nguyện của Phật A Di Đà muốn tiếp dẫn tất cả chúng sanh về đó tu hành bất thối tâm Bồ Đề viên mãn xa lìa phiền não vô minh để thành Phật. Cõi TPCL Bổn Nguyện bình đẳng của Ngài đối với chúng sanh thiệt không thể nghĩ bàn không có ngôn ngữ nào diễn tả nổi cho nên còn phiền não hay không hễ Tin rồi Nguyện vãng sanh thì lâm chung Phật A Di Đà sẽ tiếp dẫn đừng nghi. Đới nghiệp còn phiền não tập khí mà được thoát sanh tử luân hồi là do lòng tin nguyện chắc chắn của tâm mình nương vào oai thần nguyện lực của Ngài mà ra. Cái bí mật tiếp dẫn chúng sanh đới nghiệp chỉ có Phật với Phật mới hiểu nhau, phàm phu trí thức nông cạn như Huệ Tịnh này không dám khởi tâm nghi ngờ thắc mắc khiến chướng ngại mất cơ hội vãng sanh. Muốn hiểu thì để khi nào thành Phật mới hiểu. 😀
Vài dòng chia sẻ chúc đạo hữu lòng tin vững chắc đừng nghi..
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật,
“Phiền não” cũng là nói rõ:
Nếu mình tu tập đoạn sạch Kiến Tư Phiền Não thì chứng quả A La Hán ra khỏi sanh tử luân hồi nhưng bạn xem Kinh thì thấy rõ: A La Hán vẫn còn Trần Sa Phiền Não & Vô Minh Phiền Não chưa phá được.
Cho đến Đẳng Giác Bồ Tát như Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Di Lặc Bồ Tát…là đại Bồ Tát nhưng các Ngài vẫn còn phiền não, một phẩm sanh tướng vô minh sau cùng chưa dứt trừ.
Chỉ có duy Phật đạt đến quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác thì thật sự chẳng còn 1 chút phiền não nào cả, trí huệ viên mãn…
Do đó, vãng sanh về Cực Lạc Thế Giới là mang theo nghiệp cũ mà vãng sanh, ai đoạn được phiền não càng nhiều thì phẩm vị vãng sanh càng cao, cho nên mới có ba bậc chín phẩm vãng sanh, phẩm vị khác nhau. Tuy là khác nhau nhưng tất cả đều có 1 cái Nhân chung là phải có CHÂN TÍN, NGUYỆN THIẾT THA thì mới được vãng sanh. Còn cho dù bạn có đoạn phiền não, chứng quả A La Hán, Bích Chi Phật hay cho đến Đẳng Giác Bồ Tát mà bạn ko Chân Tín, Nguyện Thiết thì bạn cũng chẳng thể vãng sanh.
Do vậy 2 chữ “phiền não” chẳng thể hiểu thô tháo trên mặt chữ mà có thể hiểu sai đi về pháp môn này, cho đến sanh tâm nghi ngờ hay phỉ báng pháp môn này…phạm phải sai lầm này thì rất là đáng tiếc vậy.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Thiện Minh kính gữi phúc đáp đến Tịnh Thái,
Thiện Minh đọc kỹ phúc đáp từ Tịnh Thái nhận thấy chổ hiểu và sự nhầm lẫn nghiêm trọng. TM rất đắn đo , vì lợi ích tu học của Tịnh Thái và của quý Phật tử nên mạnh dạn cầu Phật gia hộ để gữi phúc đáp này đến huynh Tịnh Thái. TM mong huynh xem xét kỹ lại và hoan hỹ chấp nhận.
Theo chổ TM hiểu được từ các bài giảng của quý Thầy và trên Wikipedia thì Tứ Thánh quả A La Hán đã đoạn trừ được kiết sử cuối cùng là vô minh ( avijja) là những si mê vi tế sau cùng. Sau khi phá được vô minh trãi nghiệm qua luôn tam minh, lục thông người ấy trở thành bậc A La Hán, đắc đạo quả Niết Bàn, giải thoát rốt ráo. Mức định ở cảnh giới này là Diệt Tận Định, nơi đây là biển Niết Bàn , là chổ mười phương chư Phật chung đồng, nơi đây chỉ còn Vô Ngã, Phật hoặc bậc A La Hán xem chúng sinh là chính mình nên thành tựu tâm đại bi. Nếu bậc chứng A La Hán không xuất định và bỏ thân thì xem như viên tịch ( nhập Niết Bàn). Nếu xuất định ra thì vẫn là người nhưng là bậc A La Hán, tự tại với sanh tử.
Vì sao bậc A La Hán Trong kinh không gọi là Phật mặc dù chứng đắc giống nhau ( chứng Tam minh, lục thông). Đó là vì hạnh nguyện thị hiện trở lại độ sinh, làm lợi ích cho chúng sinh, gieo trồng công đức nơi vô lượng Đức Phật và được Phật thọ ký. Điều này được nói rõ trong kinh Pháp Hoa qua việc Phật thọ ký cho những vị Xá lợi Phất, Phú Lâu Na, A Nan, La Hầu La v.v…
Công đức của bậc A La Hán không thể dùng ngôn từ mà có thể diễn nói, công đức của các bậc đại Bồ Tát còn bội phần bất khả tư nghì. Thiết nghĩ , khi người Phật tử cũng nên tìm hiểu thật kỹ để tránh bị tổn phước.
Kính mong huynh Tịnh Thái cùng quý đạo hữu hoan hỹ xem xét lại.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật,
Thắc mắc trăn trở của đạo hữu Thiện Minh rất hay, nay TT cũng xin chia sẻ với huynh đệ về một vài điểm sau:
1. Về Phiền Não (Hoặc): Thiện Minh có thể tham khảo thêm từ cuốn Phật Học Phổ Thông của HT. Thích Thiện Hoa có giảng rõ về các Hoặc, trong đó có đoạn sau:
Ðể có một ý niệm tổng quát về các thứ hoặc, chúng tôi xin được phụ chú dưới đây hai loại hoặc ấy:
1. Trần sa hoặc: Trần sa hoặc là cái mê lầm như cát bụi. Cái mê lầm không phải của mình, vì khi chứng đươc quả A la Hán thì cái mê lầm về phần Kiến Hoặc và Tư hoặc nơi cá nhân mình đã hết. Cái chơn trí ở nơi tâm mình đã sáng suốt rồi. Nhưng so với mình, còn thấy cái mê lầm của chúng sinh nhiều như cát bụi, nên sanh tâm chán ngán, thối chí độ sanh, cứ trầm không thu tịch, thủ cảnh thiên không Niết Bàn của Tiểu Thừa, không chịu ra hóa đạo độ sanh (vì còn pháp chấp, mê lầm thấy thật có pháp mình tu, Niết Bàn mình chứng).
2. Vô minh hoặc: Vô minh là mê lầm, không rõ được bản chất chơn tâm. Thứ mê lầm này là gốc của các thứ mê làm khác, nên gọi là bản vô minh. Nó rất vi tế, phá trừ trần sa hoặc rồi mới phá trừ được Vô minh hoặc.
Cứ theo lối tu chứng của Ðại Thừa mà luận, thì phải trải qua 51 địa vị, mới phá hết được các vô minh. khi mãn địa vị Thập tín rồi bắt đầu lên thập trụ (10 vị) phá một phần vô minh thì được một phần đức pháp tánh (3 đức: Pháp thân, bát thân, Giải thoát), chứng lên vị sơ trụ. Như thế cứ phá thêm một phần vô minh là chứng lên một địa vị; cho đến phá được 10 phần thì phá được Thập trụ. Bước qua Thập hạnh (10 vị), Thập hồi hướng (10 vị) và thập địa (10 vị ) cũng thế, nghĩa là phá một phần vô minh thì chứng lên một địa vị. Cho đến địa vị thứ 51; là Ðẳng giác, dùng trí kim cương phá sạch hết tướng vô minh rất tinh tế rồi, thì chứng được địa vị thứ 52 là quả Diệu Giác (Phật). Lúc bấy giờ vô minh diệt hết trí giác thế gian toàn minh, cũng như trăng rằm Trung thu, bao nhiêu mây mờ vẹt hết, tỏa ánh sáng khắp mười phương.
Chúng ta nên lưu ý: Kiến hoặc, Tư hoặc là chiêu cảm phần đoạn sanh tử trong ba cõi. Ðoạn Kiến hoặc, Tư hoặc thì không thọ phần sanh tử ra ngoài tam giới, được thiên lý chơn, chúng nhị thừa: Thanh văn, Duyên giác. Ðoạn Trần sa hoặc chứng quyền thừa Bồ tát. Ðoạn sạch vô minh chứng quả Phật vô thượng. Xét như thế thì từ khi phát tâm tu hành cho đến thành Phật, phải trải qua một công trình lớn lao và một thời gian lâu xa mới được.
2. Sự Khác Biệt của Phật và A La Hán thì Thiện Minh nên tham khảo thêm đoạn Kinh văn sau trong Kinh Đại Phương Tiện Phật Báo Ân – Chương 8:
Ngài Ưu Ba Ly hỏi:
-Nếu Phật biết mà có thể nói được, thì các vị Thanh Văn, Duyên Giác, căn cứ vào chỗ hiểu biết, cũng có thể nói được.
Vậy tại sao các vị đó không thể xưng là Phật được?
Phật đáp:
-Không thể được. Là vì Phật biết và nói được đầy đủ cả hai phần “tính”, “tướng” của các pháp, còn các vị Thanh Văn, Duyên Giác, tuy cũng biết và nói được, nhưng không thể nói hết “tính”, “tướng” của mọi pháp.
Lại nữa, Phật hiểu thấu và có thể đặt tên cho các pháp, nhưng Thanh Văn, Duyên Giác không thể làm được.
Lại nữa, Phật chứng được vô biên pháp và có thể nói mãi không cùng, nhưng Nhị Thừa không thể được.
Lại nữa, có pháp “cộng” và “bất cộng” cái mà Nhị Thừa được thì Phật cũng có, nhưng cái mà Phật có thì Nhị Thừa chưa được.
Cái mà Thanh Văn đã chứng được thì Tam Thừa đều biết; cái mà Duyên Giác đã chứng được thì Thanh Văn và Bồ Tát cũng đều biết.
Nhưng cái mà Phật đã chứng thì Nhị Thừa không thể biết được, chỉ Phật tự biết mà thôi.
Lại nữa, tráp lớn thì nắp phải lớn, pháp lớn thì pháp tướng cũng vô cùng.
Cái trí của Phật là cái trí không có bờ bến, cho nên Phật mới có thể thấu suốt và thuyết minh được hết thảy các pháp, còn trí của Nhị Thừa là cái trí có hạn, nên Nhị Thừa không thể thấu suốt được “tính”, “tướng” của hết thảy pháp.
Lại nữa, Phật đã chứng được cái trí biết như thực, nghĩa là đối với “tính”, “tướng” của các pháp, Phật đều hiểu rõ như thực, Nhị Thừa hiểu các pháp chưa được hoàn toàn chưa thấu suốt đến căn nguyên của “tính” và “tướng”, bởi thế không thể nói là đã chứng được trí biết như thực.
Căn cứ vào những nghĩa nói trên, nên biết Nhị Thừa không thể xưng là Phật.
Hơn nữa, chữ Phật không thể dùng tiếng mà truyền được, cũng không thể lấy nghĩa mà hiểu được.
Còn thế nào gọi là Thế Tôn? Là người có thể biết hết các pháp đối trị vậy.
Lại nữa, ở thế gian ngôn ngữ bất đồng, nên người đời không hiểu được nhau, mà Phật thì hiểu biết tất cả, nên gọi Phật là Thế Tôn.
Lại nữa, như Lặc Tỷ Khưu nói, Nhị Thừa phàm phu tự nói đã chứng được các pháp, hoặc ưa nơi tĩnh mịch, hoặc thích thiền định, hay các pháp khác, nhưng giữ bí mật. Phật thì không thế, Phật chứng được các pháp, đều rủ lòng từ bi mà nói cho người khác nghe.
Vậy thì qua 2 điểm trên thì chúng ta thấy rõ không thể đánh đồng quả vị A La Hán và Phật là như nhau rồi, dù A La Hán cũng đã xứng đáng là Thầy của Trời Người rồi, xứng đáng tiếp nhận cúng dường cung kính từ thập phương chúng sanh trong lục đạo.
Ngay trong Kinh Pháp Hoa thì khi Phật thọ ký cho các đệ tử thì cũng nói rõ là các vị ấy phải trải qua một thời gian lâu xa, không ai giống ai…thì đến 1 thời điểm nào đó rồi mới thành Phật:
– Ông Tu Bồ Ðề đây đến đời vị lai phụng thờ ba trăm năm muôn ức na do tha (6) đức Phật…
– Ông Ðại Ca Chiên Diên này ở đời sẽ tới, dùng các đồ cúng mà cúng dường phụng thờ tám nghìn đức Phật cung kính tôn trọng. Sau khi các đức Phật diệt độ, ông đều dựng tháp miếu cao một nghìn đức Phật diệt độ, ông đều dựng tháp miếu cao một nghìn do tuần, ngang rộng ngay bằng năm trăm do tuần, tháp miếu đó dùng bảy món báu vàng, bạc, lưu ly, xa cừ, mã não, chơn châu và mai khôi hiệp lại thành, cúng dường tháp miếu bằng các thứ hoa, chuỗi ngọc, hương xoa, hương bột, hương đốt, lọng nhiễu, tràng phan….
Sau thời kỳ đó sẽ lại cúng dường hai mươi muôn ức Phật cũng như trước, cúng dường các đức Phật đó rồi, đủ đạo Bồ Tát…
– Ông Ðại Mục Kiền Liên đây sẽ dùng các món đồ cúng, cúng dường tám nghìn các đức Phật, cung kính tôn trọng. Sau khi các đức Phật diệt độ đều dựng tháp miếu cao, một nghìn do tuần, ngang rộng thẳng bằng năm trăm do tuần, dùng bảy món báu: vàng bạc, mai khôi hiệp lại thành. Ðem các thứ hoa, chuỗi ngọc, hương xoa, hương bột, hương đốt, lọng nhiễu và tràng phan để cúng dường tháp. Sau lúc ấy lại sẽ cúng dường, hai trăm muôn ức các đức Phật cũng như trước…
Qua phẩm Kinh trên ta thấy tất cả chư vị A La Hán đều sẽ phải tiếp tục trải qua thời gian tu tập, hành đạo Bồ Tát, tích công lũy đức vô lượng vô biên thì mới rốt ráo thành tựu Phật quả vậy.
Pháp môn Tịnh Độ là pháp bất khả tư nghì, khó tin vô cùng, có thể dẫn dắt chúng sanh từ trong lục đạo vãng sanh Cực Lạc, vãng sanh Cực Lạc rồi tiếp tục tu học để chứng quả vị Phật tối thượng với thời gian ngắn hơn rất nhiều so với những con đường khác. Tu hành thì nhiều lối, đường về thì không hai, cũng chính là nói thiện căn, phước đức, nhân duyên của mỗi người đều khác nhau vậy.
Hi vọng với vài lời chia sẻ ở trên thì đạo hữu Thiện Minh sẽ hiểu rõ hơn về A La Hán, Phật, các loại phiền não…một cách rõ ràng và chính xác hơn.
Nói như vậy ko phải để đánh giá thấp quả vị A La Hán vì các Ngài chính là Thầy của Trời Người, chúng ta có phước lắm mới có được cơ hội cúng dường một vị A La Hán, việc này trong Kinh đã nói rất nhiều rồi, ko cần nói lại. Mà ở đây chúng ta chỉ nói rõ con đường giác ngộ của 1 hành giả cần phải đi qua, A La Hán chỉ là 1 giai đoạn chứ ko phải là mục đích tối thượng, cái mà Phật muốn chúng ta chính là muốn chúng ta thành Phật, niệm A Di Đà Phật thì đồng nghĩa với thành Phật, niệm A Di Đà Phật thì mới có thể nhanh chóng ngộ nhập vào Phật tri kiến như bổn hoài của Phật trong Kinh Pháp Hoa vậy: Chỉ có pháp Nhất Thừa (pháp thành Phật), không hai cũng không ba.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nguồn tham khảo:
http://tangthuphathoc.net/phathoc/tudieude.htm
http://www.tangthuphathoc.net/kinh/daiphuongtienphatbaoan-08.htm
http://www.dharmasite.net/Unicode1/KinhPhapHoa3.htm
Chùa Hội Phước / Phật Học / Giai Thoại Thiền / Tỉnh dậy.
-Bài Tỉnh dậy-
Thế gian này có quá nhiều chuyện phiền não, vì vậy rất nhiều người đi gặp Phật tổ cùng hỏi về một vấn đề.
“Con nên làm thế nào mới không còn những điều phiền muộn?”
Phật tổ cho đáp án đều như nhau: “Chỉ cần buông tay, con sẽ thôi không phiền não nữa”.
Có một người thanh niên, cho rằng mình thông minh nên tỏ ý không phục, bèn đi gặp Phật tổ và hỏi: “Trên thế gian này có hàng ngàn hàng vạn người, thì sẽ có hàng ngàn hàng vạn điều phiền não. Nhưng, Người cho họ giải pháp đều hoàn toàn như nhau, vậy đó chẳng khác gì buồn cười lắm hay sao?”
Phật tổ không nổi giận, chỉ hỏi ngược lại chàng thanh niên: “Buổi tối con ngủ có thường hay nằm mơ không?”
“Đương nhiên là có!”, chàng trai trả lời.
“Vậy, mỗi buổi tối nằm mơ, giấc mơ đều như nhau không?”- Phật tổ lại hỏi.
“Đương nhiên là khác nhau rồi”, chàng trai trả lời, “Con ngủ hàng ngàn hàng vạn lần, thì sẽ mơ hàng ngàn hàng vạn lần giấc mơ”.
Phật tổ mỉm cười nói: “Nhưng cách kết thúc giấc mơ, đều như nhau cả, đó là: Tỉnh dậy”.
◊-◊——————————————————————————◊-◊
Nam Mô A Di Đà Phật.
Kính gữi huynh Tịnh Thái,
Thiện Minh đã đọc phúc đáp nơi huynh. TM nhận thấy những trích dẫn rất chi tiết. Mặc dù vậy TM vẫn chưa thông suốt ở chổ phá vô minh theo trích dẫn của huynh. Thiện Minh xin phép được thọ ý lại từ quý thầy ở điểm này. Phần thứ hai về sự khác biệt giữa Phật và A La Hán, TM xin được lĩnh hội đầy đủ vì chổ hiểu nơi TM cũng không sai biệt .
Quan điểm nơi TM đến với diển đàn Phật Pháp đây là để học hỏi và nếu có thể đem sự hiểu biết ít ỏi để làm lợi ích cho việc tu học của quý Phật tử. Nhờ những phúc đáp mà TMinh biết được nơi đây có những bậc đa văn đa trí, kiến thức sâu rộng, từ bi tràn đầy hướng dẫn những Phật tử sơ phát tâm có thêm kiến thức. Thiện Minh nguyện tất cả Phật tử luôn được sự gia hộ của Tam Bảo, tất cả chúng sinh có duyên lành với Chánh Pháp.
Nam Mô A Di Đà Phật.