Phàm phu có được dự phần vào bậc thượng vãng sanh hay không là một vấn nạn lớn trong Tịnh tông. Cổ đức có vị bảo đây là hạnh Bồ Tát (như có thuyết bảo thượng thượng phẩm phải là Bồ Tát từ Tứ Ðịa đến Thất Ðịa, thượng trung phẩm phải là từ Sơ Ðịa đến Tứ Ðịa Bồ Tát; các phẩm khác cứ theo đó mà suy. Phàm phu chỉ có thể đạt từ trung phẩm trung sanh trở xuống mà thôi!). Nếu thật như vậy thì đại nguyện vô thượng của Phật Di Ðà, cõi sen Tây Phương độc diệu, pháp môn trì danh dễ hành, diệu pháp vãng sanh thù thắng đều thành hý luận, khiến cho diệu pháp Tịnh tông chẳng thể nghĩ bàn lại thành ra pháp có thể nghĩ bàn nổi ư! Vì vậy, đây chính là một điều cốt lõi của Tịnh Tông; trong phần khái yếu của bản chú giải này tôi đã tạm bàn đôi điều nhưng chưa giãi bày hết nổi ý chỉ này nên ở đây tôi lại thử trình bày rõ hơn.
Với cái sai lầm của cổ thuyết, chúng ta may mắn có được đại sư Thiện Ðạo đời Ðường. Ngài đã dẫn đủ các kinh luận để cực lực đả phá cựu thuyết. Trong Tứ Thiếp Sớ, đại sư đã luận như sau:
‘Lại xem phần Ðịnh Thiện trong Quán kinh và ý nghĩa kinh văn ba bậc thượng, trung, hạ thì toàn là sau khi đức Phật nhập diệt, phàm phu ngũ trược chỉ do gặp duyên sai khác nên đến nỗi có chín phẩm sai biệt. Vì sao? Người trong ba phẩm trên là phàm phu gặp duyên Ðại Thừa. Người trong ba phẩm giữa là phàm phu gặp duyên Tiểu Thừa. Người trong ba phẩm hạ là phàm phu ngu ác, ác nghiệp, lúc lâm chung nhờ bạn lành, nương nguyện lực của Phật bèn được vãng sanh; đến khi hoa kia nở thì mới phát tâm, chứ phải đâu là người mới học Ðại Thừa (cổ đức bảo bậc hạ là người mới học Ðại Thừa). Nếu hiểu như thế thì mình lầm, làm người khác lầm, tai hại quá sức!’.
Trong bản sớ giải, ngài còn dẫn mười đoạn Quán kinh để chứng minh luận thuyết ấy, ở đây tôi không trích dẫn đủ. Chín phẩm đài sen cõi Cực Lạc đều là nơi để phàm phu đời trược vãng sanh, chỉ do người đời gặp duyên có Ðại Thừa, Tiểu Thừa sai khác nên sau khi vãng sanh bèn có bậc thượng, bậc trung, bậc hạ bất đồng.
Tịnh tông là giáo pháp tối cực viên đốn. Nếu phàm phu thuộc căn khí Ðại Thừa tin nhận được nổi thì sẽ giải ngộ trọn vẹn, tu chứng trọn vẹn thì sẽ vượt xa thường nhân cả kiếp (người căn cơ viên đốn tu một ngày bằng thường nhân tu một kiếp). Do đó, họ có thể ngay trong một đời công hạnh viên mãn chứng ngay thượng phẩm.
Nay với bản kinh này, tôi dùng các luận khác để chứng minh ba bậc vãng sanh thật sự là vì phàm phu mà chỉ kiêm vì thánh nhân:
* Phẩm Quyết Thành Chánh Giác trong kinh này có những câu kệ như sau:
‘Khiến các quần sanh ấy, đêm dài không ưu não, xuất sanh các thiện căn, thành tựu Bồ Ðề quả. Nếu tôi thành Chánh Giác, lập hiệu Vô Lượng Thọ. Chúng sanh nghe hiệu ấy, đều sanh trong nước tôi, thân sắc vàng như Phật, diệu tướng đều viên mãn.’
Bốn câu đầu nói lên nguyên do phát khởi đại nguyện: muốn cho hết thảy chúng sanh trong đêm dài tăm tối được lìa các ưu bi khổ não, xuất sanh căn lành thành tựu Bồ Ðề. Ta thấy rõ ngài thật sự muốn cứu tế khắp hết thảy những phàm phu đầy rẫy phiền não còn trong đêm dài tăm tối, khiến cho họ phát sanh thiện căn.
Bốn câu kệ kế tiếp nói đến pháp ngài dùng để phổ độ: ‘Chúng sanh nghe danh sanh trong nước ta.’ Các chúng sanh ấy cũng chính là quần sanh còn trong đêm dài ưu não. Bởi vậy, Thiện Ðạo đại sư mới bảo: ‘Ba bậc chín phẩm toàn là vì bọn phàm phu ngũ trược sau khi Phật nhập diệt’.
Hai câu kệ cuối cùng: ‘Thân sắc vàng như Phật, diệu tướng đều viên mãn’ cho thấy phàm phu ưu não một khi đã sanh cõi kia thì đều được chơn thân kim sắc, diệu tướng viên mãn đầy đủ giống như Phật.’
Tiếp đó, kinh còn nói: ‘Cũng dùng tâm đại bi, lợi ích các quần phẩm. Ly dục, chánh niệm sâu, tịnh huệ tu phạm hạnh’, ý nói: những người vãng sanh khi hoa nở thấy Phật, thân tâm thanh tịnh ngay, trí huệ bén nhạy, đại bi vô lượng, tự giác, giác tha thành tựu Bồ Ðề. Ðấy đều là do sức oai thần, sức bổn nguyện, nguyện trọn đủ, nguyện rõ ràng, kiên cố, rốt ráo của A Di Ðà Phật nên mới có thể khiến cho phàm phu trong đêm dài ưu não đắc trí huệ thanh tịnh, thân tâm như Phật.
Rõ ràng là phàm phu mang tâm Ðại Thừa trong cõi này được Phật gia bị bèn vãng sanh trong thượng phẩm, đắc Vô Sanh Nhẫn thì có chi là lạ? Ngay câu đầu trong bài kệ tụng phát nguyện, tỳ kheo Pháp Tạng đã bảo:‘Tôi lập siêu thế chí’; những điều vừa nói trên chính là chỗ siêu thế, lẽ nào lại đem thói thường của mười phương để luận bàn phẩm vị cõi Cực Lạc ư?
Trích lục
Chú Giải Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiệm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác
Vận Thành Hạ Liên Cư hội tập
Hoàng Niệm Tổ chú giải
Như Hòa dịch Việt
Kính chào các bạn đồng tu,
Đại sư Ngẫu Ích có dạy: “Vãng sanh được hay không là do ở Tín Nguyện. Phẩm vị cao hay thấp là do hành trì sâu hay cạn”.
Như vậy, hễ bất kỳ ai hành trì đủ độ sâu thì sẽ được vãng sanh thượng phẩm.
Pháp môn niệm Phật là pháp bình đẳng một đời thành Phật, không có phân biệt đối tượng, giai cấp, căn tánh.
Nên ngay ở đây ta có thể khởi được niềm tin sâu sắc là phàm phu một đời nếu tu hành đàng hoàng nghiêm chỉnh, công phu đủ sâu thì sẽ nắm lấy vãng sanh phần thượng phẩm.
Hòa Thượng Tịnh Không dạy rõ: Nếu bạn y theo bộ kinh Vô Lượng Thọ mà làm được 80% lời Phật dạy trong kinh trở lên thì chắc chắn nắm phần Thượng Phẩm.
Trong kinh Vô Lượng Thọ, Phật cũng giảng nói rõ ràng điều kiện để được vãng sanh Thượng Phẩm trong chương 24 “Ba Bậc Vãng Sanh” như sau:
“… Bậc thượng phẩm là những chúng xuất gia, lìa bỏ tham dục, hành hạnh Sa Môn, phát Bồ Đề Tâm, nhất hướng chuyên niệm A Di Đà Phật, tu các công đức, nguyện sanh Cực Lạc…”
Như vậy với phàm phu tại gia như chúng ta nếu có thể làm được những điều trên thì cũng được vãng sanh Thượng Phẩm.
Chúng ta nên chú ý nghĩa của chữ “xuất gia”, “hạnh sa môn” phải nên hiểu theo nghĩa rộng chứ không thể bó hẹp dành riêng cho quý Thầy đã xuất gia vào chùa đâu…
Mà người Phật tử tại gia vẫn có thể làm được 2 chữ này viên mãn vậy.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Thưa thầy, thế giới cực lạc có ngày và đêm không ạ ?
A Di Đà Phật
Nếu có ngày đêm thì chỉ về mặt danh từ giống nhau còn về nghĩa thì không giống như chúng ta.Cõi ta lấy mặt trời mọc là ngày,mặt trời khuất gọi là tối đêm.
-Trích KINH HOA NGHIÊM ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT-Hoà Thượng Tuyên Hoá giảng giải:
“Trời Dạ Ma dịch là ‘’Thời phân,’’ tức là phân biệt thời giờ. Tầng trời này là tầng trời thứ ba của dục giới, vì lìa khỏi núi Tu Di, cho nên gọi là không cư Thiên (cõi trời ở trên không). Cõi trời này chẳng có ánh sáng mặt trời mặt trăng, dùng hoa sen nở làm ngày, hoa sen khép lại làm đêm. Chư Thiên ở cõi này trên thân phóng ra ánh sáng, chiếu trời chiếu đất. Hơn nữa, vì ánh sáng này thường tồn, nên chẳng phân ngày đêm. Lại có giả thuyết nói, cõi trời này dùng hoa sen đỏ nở ra làm ngày, dùng hoa sen trắng nở ra làm đêm. Tóm lại, cõi trời này mãi mãi phóng quang minh. Phẩm này là phẩm thứ mười chín trong kinh Hoa Nghiêm, cho nên gọi là Phẩm Thăng Lên Cung Trời Dạ Ma Thứ Mười Chín.”
-Cõi trời dạ ma còn thế ,huống chi là cõi cực lạc.Quang minh của Phật A Di Đà vượt hết thảy các quang minh khác,nên ngày đêm cực lạc ko giống như chúng ta.
A Di Đà Phật
Đã vãng sinh rồi thì bạn còn lo gì đến Thượng hay trung hay hạ. Cứ vãng sinh đã bạn ạ, đến Cực Lạc tính sau.
Bạn nói hay lắm tui cũng nghỉ vậy cứ vãng sanh đi nếu phẩm vị thấp hay rơi vào biên địa cũng được lần lần tu tập lên . Một khi đạt được Bất Thối Chuyển thì lo gì ko tu tập lên phẩm vị cao được .
hay bạn nói giống với suy nghĩ của mình lấy được tấm vé vãng sanh mới quan trọng còn phẩm vị từ từ lên cũng đưoc vậy
Sa di Huệ Thức con,cũng đang hành trì pháp môn này,giữ vững lập trường tu,mặc dù thời nay người đả phá tịnh độ rất nhiều.Con thường xuyên đọc các sách và kinh luận tịnh độ để tín nguyện hạnh vv….thêm mãnh liệt và kiên cố.Con rất vui nếu được chư liên hữu cùng kết bạn đồng tu.
Nam Mô A Di Đà Phật
Tin sâu, nguyện lớn, thật thà, siêng năng, bền chí thực hành thì phẩm vị sẽ tự cao, học Phật mà còn nghĩ cao thấp thì khó lòng thành tựu, còn chấp cao thấp thì còn cái ngã lớn nếu không cẩn thận lại rơi vào phiền não. Cùng hướng phẩm vị cao mà nỗ lực tu hành nhưng nếu không cẩn thận để cái ngã lớn làm chướng ngại thì thật đáng buồn. Lục tổ Huệ Năng có nói ” chấp tướng thì sinh trưởng phiền não, chấp không thì sinh trưởng vô minh ” ” ngoài ở nơi tướng lìa tướng, trong cần ở nơi không lìa không ” muốn có phẩm vị cao thì phải nổ lực tu hành mong muốn được cao nhưng cẩn phải lìa xa sự chấp mới được, chấp nặng quá không khéo thấy người ta cao hơn mình lại sinh phiền não.
Nhưng nếu cứ tèn tèn học mà không mong phẩm vi cao thì lại dễ dãi không cầu tiến, như vậy thì công phu trí tuệ khó mà tăng trưởng được, chí nguyện càng lớn thì sự thành tựu càng lớn. Phật Di Đà cũng vì chỗ này mà thù thắng hơn nhiều cõi Phật khác.
Chào các bạn, tôi xin được dẫn chứng về một câu chuyện có thật về một vị cư sĩ tại gia đã vãng sanh thượng phẫm.
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2010/12/nho-bi-chu-duoi-niem-phat-duoc-vang-sanh/
Ðời Tống, Việt Quốc phu nhân Vương thị là vợ của Hình Vương (chú của Tống Triết Tông). Bà hướng dẫn bọn tỳ, thiếp đồng tu Tịnh Ðộ ngày đêm không gián đoạn. Chỉ có một nàng thiếp biếng nhác nên bị đuổi bèn hối hận, buồn bực, ra sức tinh tấn lâu ngày chẳng nhọc mỏi. Cô chợt bảo các nàng thiếp khác: “Ðêm nay tôi sẽ sanh Tây!”
Trong đêm, mùi hương lạ ngập tràn cả nhà, không bịnh gì mà mất. Sáng ra, có người thiếp khác báo với phu nhân:
– Ðêm qua, tôi nằm mộng thấy cô thiếp ấy bảo tạ ơn phu nhân, nhờ được phu nhân quở dạy nên được sanh về Tây Phương, cảm đức vô lượng!
Phu nhân nói:
– Nếu khiến ta cũng mộng thấy thì ta mới tin!
Ðêm đó, bà mộng thấy cô thiếp đã chết đến tạ giống hệt như trên; hỏi có đến được Tây Phương chăng, cô thiếp bảo được! Cô liền đi trước dẫn đường, thấy một cái ao lớn: hoa sen trắng, hồng, lớn, nhỏ xen lẫn, có hoa tươi tốt, có hoa gãy nát. Hỏi lý do, cô bảo:
– Người tu Tây Phương trong đời vừa mới khởi một niệm thì trong ao này liền nảy một cành hoa. Do siêng năng, lười nhác khác nhau nên hoa tươi tốt hay khô héo sai khác. Tinh tấn thì hoa tươi, thậm chí to như bánh xe; lười nhác, phế bỏ thì tàn héo, thậm chí biến mất. Nếu hành lâu ngày mà chẳng ngơi nghỉ, niệm thuần thục, quán tưởng thành tựu, thân xác dù tiêu, nhưng thần thức tồn tại thì quyết sẽ sanh về nơi đây.
Bà hỏi mình sẽ sanh về chốn nào; cô dẫn đi xa mấy dặm nữa, thấy một hoa đài vàng, ngọc chiếu sáng rực rỡ. Cô thiếp bảo:
– Ðây là chỗ sanh của phu nhân, chính là kim đài thượng phẩm thượng sanh vậy!
Liền tỉnh mộng, vui buồn lẫn lộn. Về sau, trong ngày sinh nhật, bà cầm đuốc thắp hương, đứng nhìn về hướng Quán Âm Các. Quyến thuộc tiến đến chúc thọ đã thấy bà hóa rồi!
(Theo Lạc Bang Văn Loại)
Vào đời Đại Minh có người tên Dương Gia Y, tự là Bang Hoa, quê ở Thái Hòa, là con của một gia đình danh giá. Năm mười ba tuổi, ông đã biết giữ giới không sát sinh, dù đó là chấy rận cũng không hề làm tổn thương. Năm hai mươi ba tuổi, đến Nam Ung học tập không được bao lâu sau, ông bị bệnh.
Vào ngày mùng 9 tháng 10 năm Ất Tị, niên hiệu Vạn Lịch (1605), ông qua đời. Trước khi qua đời, ông nằm mộng thấy mình đi đến địa ngục, gặp Địa Tạng đại sĩ ở điện Minh Dương. Khi tỉnh dậy, ông lo phóng sinh và mời chư tăng về nhà tụng kinh, niệm Phật.
Một hôm, ông gọi người đến và bảo: “Tôi sắp đi rồi. Hoa sen xanh đã hiện ra trước mắt tôi, lẽ nào không phải là cảnh Tịnh độ sao?”. Từ đó, ông ngày đêm niệm Phật không dứt. Một hôm, ông bảo mọi người tắt ngọn nến và nói: “Mọi người nhờ nến để thắp sáng, nhưng tôi không cần nến. Tôi thường ở trong ánh sáng”.
Có người hỏi:
– Ông thấy điều gì?
Ông nói:
– Hoa sen nở bốn màu.
Hỏi:
– Ông có thấy Đức Phật A-di-đà không?
Đáp:
– Tôi thấy Đức Phật A-di-đà hiện thân một nghìn trượng.
Hỏi:
– Ông thấy bồ-tát Quán Thế Âm không?
Đáp:
– Bồ-tát Quán Thế Âm cũng hiện thân cao lớn bằng thân Đức Phật A-di-đà.
Hỏi:
– Ông thấy bồ-tát Thế Chí không?
Đáp:
– Không thấy.
Nói dứt lời, đột nhiên ông đứng phắt dậy niêm hương và liên tục xưng tán: “Công đức của Phật A-di-đà không thể nói, không thể nói, không thể nói! Tôi đã được sinh lên thượng phẩm rồi”. Nói xong, ông an nhiên qua đời.
Ghi chú:
Bang Hoa có chí hiếu học, từng đọc qua tất cả các loại sách. Về sau, ông chỉ chuyên tâm nghiên cứu kinh sách Phật. Đặc biệt, chỉ để tâm nghiên cứu pháp môn Tịnh độ của Phật giáo. Đến lúc sắp qua đời, ông nói: “Công đức của Phật A-di-đà không thể nói!”. Ông nói ba lần như vậy. Đó là ông ta thấy thật, nói thật.
Người anh kế của ông là Gia Tộ thuật lại việc vãng sinh của ông và thề rằng: “Nếu tôi nói xằng bậy sẽ bị đọa vào địa ngục Bạt thiệt”. Anh của ông cũng thấy thật, nói thật. Vậy những ai không tin về Tịnh độ hãy nên suy nghĩ lại.
Tịnh Độ Vãng Sanh Truyện
Ban Dịch Thuật Hán Tạng Pháp Âm
Biên dịch: Chúc Đức và các thành viên
Tại sao ông ấy lại không thấy Đại Thế Chí Bồ Tát??? Phải chăng chính ông ấy là Hóa Thân Đại Thế Chí bồ tát vậy??
Chuyện của bạn Minh Minh vừa kể, rất xứng đáng làm tấm gương để cho chúng ta thán phục và học theo. Tại đây, tôi cũng xin bổ sung tiếp một câu chuyện nữa về người phàm phu cũng được vãng sanh thượng phẩm, nhằm để giúp cho những ai vào trang web đường về cõi tịnh này có thêm nhiều cơ hội tham khảo và tu học. Đó là chuyện cư sĩ Mã Vu, vãng sanh thượng phẩm.
Mã Vu sống vào đời Tống. Ông Mã Vu và tất cả mọi người trong gia đình ông đều tôn sùng, kính ngưỡng Phật. Mã Vu chí tâm niệm Phật suốt 25 năm.
Lúc này là đang vào đời nhà Tống, có bà Kinh Vương Việt Quốc Phu Nhân, bà được một cô hầu thiếp đã vãng sanh, dẫn bà di du thăm cõi Cực Lạc. Khi lên cõi Cực Lạc, bà Phu Nhân thấy một người mặc đồ triều phục, ngồi trên đóa hoa sen. Bà Phu Nhân hỏi cô hầu thiếp rằng:,”Đó là ai vậy?”. Cô hầu thiếp đáp: “Người đó chính là ông Cư sĩ Mã Vu, nhưng đó chỉ là hình bóng thần thức của ông ấy, chứ ông ấy bây giờ chưa vãng sanh. Chờ khi nào ông ấy được công thành quả mãn, sẽ xả báo thân Ta bà, cũng lại sắp được vãng sanh về đây”.
Trở lại chuyện ông Mã Vu, đến niên hiệu Sùng Ninh, ông Mã Vu (1102) bị bệnh nhẹ. Ông vào tắm rửa, thay y phục, ngồi ngay thẳng, và qua đời. Lúc ông qua đời, có một làn hơi khí như chiếc dù màu xanh từ cửa phòng bay vào hư không và biến mất.
Đêm đến, tất cả mọi người trong nhà đều có chung một giấc mộng giống nhau, là thấy ông đã được vãng sinh thượng phẩm.
Trích trong truyện: bốn chúng vãng sanh.
Nam Mô A Di Đà Phật
Cư sĩ có được vãng sanh Thượng Phẩm không ?
Phật Tử hỏi :
Bạch Thầy, hàng cư sĩ chúng con có phần trong ba bậc Thượng Phẩm vãng sanh không, thưa Thầy ? Và chúng con phải tu hành thế nào để sớm đạt được chí nguyện độ sanh ?
Thành kính tri ân Thầy.
Đáp :
A Di Đà Phật
Cám ơn đạo hữu có câu hỏi ngắn gọn nhưng rất hay, mang lại nhiều lợi ích cho hành giả Tịnh độ, công đức này không phải là nhỏ. Tôi rất hoan hỷ giải đáp như sau :
1- Cư sĩ (Phật tử tại gia) vẫn có thể vãng sanh vào ba bậc (thượng, trung, hạ) Thượng Phẩm. Điển hình Vi đề Hy Hoàng Thái Hậu, năm trăm thị nữ, Việt Quốc phu nhân, Lưu Di Dân cư sĩ …đã vãng sanh Thượng Phẩm. Hãy đọc câu đáp 19 Phần giãi nghi, sách Tịnh Độ Thực Hành Vấn Đáp.
2- Phương pháp hành trì
A- Chánh hạnh :
a- Thọ Tam quy ngủ giới, Bát Quan Trai giới, nếu được thọ Bồ Tát giới càng tốt. Nghiêm trì giới luật đã thọ, chớ sai phạm, Nếu vô tình phạm giới liền chí thành sám hối, thề quyết không tái phạm.
b- Phát Bồ Đề Tâm một bề chuyên niệm :
– Chuyên tu Chánh định nghiệp
– Buông xả vạn duyên,niệm Phật không xen tạp không gián đoạn
– Nhập Phật thất
c- Niệm Phật phải đạt Bất Niệm Tự Niệm, để được vãng sanh Thượng Phẩm Thượng sanh đúng theo lời dạy của Nhị Tổ Thiện Đạo đại sư : “Hành giả Tịnh độ mỗi ngày niệm Phật ba vạn câu trở lên là hành nghiệp Thượng Phẩm Thượng sanh”.
Hãy đọc Phần IV và phần V sách Niệm Phật Đạt Bất Niệm Tự Niệm Bảo Đảm Vãng Sanh.
B- Trợ hạnh
a- Xiển dương Tịnh độ. Chia xẻ kinh nghiệm hành trì cho bạn dồng tu;
b- Cúng dường Tam Bảo la giúp duy trì mạng mạch Phật pháp được lâu dài;
c- Ăn chay :
Ăn chay là dừng nghiệp sát sanh, nuôi lớn lòng từ bi, ứng hợp Bồ Đề Tâm.
Ăn mặn là ăn thịt chúng sanh, trong đây là cha mẹ, thân bằng quyến thuộc nhiều đời nhiều kiếp của chúng ta, cực ác, tội lớn nhứt trong các tội.
d- Phóng sanh
Phóng sanh la cứu mạng sống chư Phật vị lai, cực thiện, phước lớn nhứt trong các phước.
A Di Đà Phật
Thích Minh Tuệ
Hồi trước có lần tui hỏi một vị đại đức ở Lâm Đồng có phải hàng thượng phẩm vãng sanh chỉ dành cho bậc xuất gia mà thôi không vì trong kinh Quán Vô Lượng Thọ ghi rằng: “Bậc thượng phẩm là những người xuất gia, lìa tham dục làm Sa Môn”. Vị đại đức ấy gật đầu và nói: “Đúng thế!” Cho nên tui cũng đinh ninh thôi thì hàng cư sĩ tại gia như mình vãng sanh trung hạ phẩm cũng được rồi. Về Cực Lạc tiếp tục nổ lực tu lên thượng phẩm sau vậy. Giờ đây ngài Tịnh Không trích dẫn lời của Thiện Đạo đại sư (là hóa thân của Phật A Di Đà) khẳng định lại điều đó không hoàn toàn đúng. Hàng cư sĩ tại gia vẫn có thể vãng sanh thượng phẩm, nếu cố gắng tạo duyên Tịnh Độ thù thắng ngay từ bây giờ. Đây là lời của Thiện Đạo đại sư do lão pháp sư Tịnh Không trích lại:
“Chúng ta xem thấy trong chú giải kinh Quán Vô Lượng Thọ của Đại sư Thiện Đạo (chú giải của Ngài cũng gọi là Tứ Thiệp Sớ, được lưu thông rất rộng), chương Thượng Phẩm Thượng Sanh giảng được rất hay. Ngài nói, người niệm Phật vãng sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc, bốn cõi, ba bậc, chín phẩm đều là do gặp duyên không như nhau. Câu nói này chúng ta quyết không nên khinh suất xem lướt qua. Duyên là quan trọng, chúng ta gặp duyên không như nhau. Nếu như duyên của chúng ta thù thắng, cho dù thiện căn, phước đức của chúng ta có mỏng một chút cũng đều có thể đạt đến được thượng phẩm thượng sanh. Cách nói của Ngài cùng với cách nói của những người trước Ngài không giống nhau. Về trước, thông thường các đại đức phần nhiều cho rằng thượng tam phẩm vãng sanh đại khái đều là Bồ Tát; trung phẩm vãng sanh phải là A La Hán, Bích Chi Phật; phàm phu vãng sanh chỉ ở hạ phẩm. Cách nói của người xưa là như vậy, Ngài Thiện Đạo không nói như vậy. Ngài Thiện Đạo nói không liên quan với đại – tiểu thánh (đại thánh chính là Bồ Tát, tiểu thánh chính là Thanh Văn, Duyên Giác), mà là do duyên không như nhau. Câu nói này chính là nói phàm phu chúng ta đều có thể vãng sanh thượng thượng phẩm. Cái gì gọi là duyên? Đọc kinh mỗi ngày không gián đoạn, niệm Phật mỗi ngày không gián đoạn. (Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh – tập 1)”.
Vậy thì chúng ta hãy cố gắng nổ lực ngày ngày chịu nghe giảng kinh, niệm Phật không gián đoạn thì có thể vãng sanh hàng thượng phẩm quý vị ạ. Còn chần chừ gì nữa? A Di Đà Phật.
https://www.youtube.com/shorts/-5tZSJnZsFk