Trong Phật giáo, pháp tu đơn giản nhất chính là một câu Nam Mô A Di Đà Phật. Pháp tu sâu xa nhất cũng là một câu Nam Mô A Di Đà Phật. Rất đơn giản chỉ dành cho hạng người buôn bán nhỏ, người bình dân, kẻ tôi tớ. Quá sâu xa thì trên đấng Bồ Tát Đẳng giác cũng không thể hiểu hết. Một câu Nam Mô A Di Đà Phật cũng rất đơn giản, rất sâu xa, tột cùng viên mãn những thuần thục, hết sức bình thường nhưng huyền diệu, dễ hành trì nhưng cũng khó giải thích. Một câu Nam Mô A Di Đà Phật là mục đích chủ yếu mà Phật thị hiện nơi cõi đời ô trược này cũng là đại pháp vô thượng thông suốt bổn nguyện của đức Phật. Đó cũng là tinh hoa trí tột của ba tạng giáo điển. Một câu Nam Mô A Di Đà Phật vượt lên tất cả pháp Giáo, Thiền, Mật và Luật học, nhiếp hết tất cả pháp môn.
Pháp sư Tịnh Không khai thị pháp môn Niệm Phật
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
NAM MÔ CỨU KHỔ CỨU NẠN QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
NAM MÔ ĐẠI NGUYỆN ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT
NAM MÔ THANH TỊNH ĐẠI HẢI CHÚNG BỒ TÁT
NAM MÔ DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG MINH PHẬT
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Kính thưa quý vị: Tôi có điều thắc mắc mà do hiểu biết ít nên không hiểu được vì sao nói chỉ cần niệm Phật là có thể đạt lợi ích từ quá khứ đến tương lai. Kính mong quý vị giải đáp giùm. Xin chân thành cảm ơn.
Theo kinh Quán Vô Lượng Thọ thì niệm Phật 1 câu có thể tiêu diệt tội nghiệp trong 80 ức kiếp sinh tử. Đây là lợi ích quá khứ.
Khi đạo hữu niệm Phật, tâm chỉ chuyên chú vào câu Phật hiệu không còn phải nghĩ mọi mối lo toan phiền não trong cuộc sống. Đây là lợi ích hiện tại.
Theo kinh Vô Lượng Thọ, ai tin ưa chí tâm niệm hồng danh của A Di Đà Phật thì đến cuối đời sẽ được vãng sanh về cõi Tây Phương Cực Lạc. Đây là lợi ích về tương lai.
A Di Đà Phật.
Xin hỏi Cư sỹ Hữu Minh !
Tôi tu theo pháp môn Tịnh độ Niệm phật cầu sanh tây phương Cực lac được 01 năm rồi Ngày 02 thời sang tối đều đặn. Thời gian đầu khi vào thời niệm phật được một lúc hay xuất hiện các cảnh hiện ra trước mắt, có nhiều khi đang làm việc hay đi trên đướng tiếng Phật hiệu cứ vọng lại bên tai, có khi ngủ mơ niệm phật tôi thấy rất vui. Tuy nhiên cũng không phải thế mà tự mãn buông lung đường tu. Nhưng càng về sau này khi vào thời khóa tụng kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ niệm phật hơn tiếng rưỡi đồng hồ không bao giờ thấy cảm ứng như trước đây nữa, cũng không niệm phật trong khi mơ nữa. Như vậy có phải mình tu chưa đúng chánh pháp không? Tuy nhiên mình không buồn vì mình vẫn vào thời khóa đều đặn và ăn chay trừơng làm việc thiện nhiều hơn, tâm mình thấy thanh thản và cuộc sống thấy có ý nghĩa hơn. Nhưng chỉ sợ nếu khi vô thường đến mình có thắng được oan gia trái chủ không? Tâm có hôn mê không? có lúc mình cũng lo lắm vì nghiệp chướng thì nhiều đôi khi còn mang cái tâm phân biệt và chấp trước. Mong cư sĩ cho mình một lời khuyên hữu ích. Nam Mô Hoan Hỷ tạng Bồ Tát Ma Ha Tát./.
Chào liên hữu,
Với thời công phu ngày 2 buổi như liên hữu như hiện tại thật sự mà nói ít ai làm được như thế. Tâm cảnh hiện ra nếu đó là cảnh lành thì chứng tỏ công phu của bạn đã có nhiều tiến bộ. Tâm thanh tịnh nên chiêu cảm cảnh lành, đó là điều tất yếu trên đường tu. Tuy nhiên liên hữu chớ nên tham đắm và tiếc nuối khi không còn thấy tâm cảnh hiện ra nữa. Giả như có thấy Phật hay bồ tát hiện ra cũng chớ nên mừng. Nếu điều này chỉ xảy ra một đôi lần thì không sao, nhưng nếu xảy ra thường xuyên thì đó là ma cảnh. Nếu sanh tâm ưa thích ắt sẽ bị ma dựa và đưa vào cảnh giới của chúng, lâu ngày sẽ trở nên điên loạn mà y học ngày nay gọi là tâm thần phân liệt.
Muốn lúc lâm chung tâm không điên đảo hôn mê thì ngay từ bây giờ liên hữu hãy tập kiệm phước. Ví dụ bạn có dư 1 triệu đồng thì chỉ nên xài vài trăm nghìn. Số tiền dư còn lại hãy dùng vào việc từ thiện. Mọi công đức thiện lành ấy nếu liên hữu hồi hướng hết về Tịnh Độ thì sẽ biến phước hữu lậu thành phước vô lậu. Tất cả mọi công đức lành khác như tụng kinh, niệm Phật, sám hối cũng đều như thế. Nhờ công đức ấy khi lâm chung tâm sẽ được chánh niệm rõ ràng.
Nếu có thời gian rỗi rãnh liên hữu hãy tham gia các ban hộ niệm để trợ giúp người lâm chung. Lúc còn khỏe mạnh trợ niệm cho người lâm chung thì khi chính mình lâm chung sẽ có duyên gặp được người đến hộ niệm cho mình. Ban hộ niệm sẽ giúp giải mở mọi khúc mắc hay oan gia trái chủ cho chúng ta vào lúc lâm chung.
Liên hữu biết ăn chay, tụng kinh, niệm Phật, làm thiện như thế là điều rất đáng khen ngợi.
A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật – Chào anh Khải Đạt:
Các cảnh anh thấy đều là vọng tưởng, cảnh tốt cũng là vọng tưởng. Vì phàm những gì có hình tướng thì đều là hư vọng. Hiểu được ý này thì niệm Phật chân thật là chỉ có tịnh niệm tiếp nối mà thôi, với thuận cảnh ko khởi tâm tham luyến, với nghịch cảnh không khởi tâm sân hận – đây là dáng vẻ của tâm thanh tịnh, là dáng vẻ của người niệm Phật có công phu. Chính vì lẽ đó, việc anh ko thấy vọng cảnh nữa sau khi đọc Kinh VLT là hoàn toàn đúng như pháp.
Phần thắc mắc thứ 2 của anh thì có chỗ nghi: Sợ khi vô thường đến mình có thắng được oan gia ko, tâm có mê ko? – Đây là cái tâm hồ nghi của anh, nói rõ anh chưa thật tin vào câu Phật hiệu, cũng chưa hiểu rõ công đức của câu A Di Đà Phật. Nếu anh thật tin thì anh chẳng còn nghi nữa, anh liền hiểu khi lâm chung Phật A Di Đà sẽ lo liệu cho anh, vấn đề là anh có tin vào điều này hay ko? Hay anh vẫn muốn tự mình lo lắng? Hễ anh khởi niệm muốn tự mình lo lắng việc này việc kia thì tâm liền ko tương ưng với A Di Đà Phật nữa…ko nên lo lắng, mọi chuyện hãy giao cho Phật A Di Đà lo cho anh, anh chỉ Tín Nguyện trì danh hiệu của A Di Đà Phật mà thôi.
Tôi nói anh chưa hiểu rõ công đức câu A Di Đà Phật là vì anh còn có cái tâm muốn “thắng” được oan gia, A Di Đà Phật chính là tâm từ bi, chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác của chính anh: Anh muốn thắng oan gia thì tâm từ bi của anh liền bị che mờ, Phật hiệu liền ko có lực. Rất nhiều người niệm Phật đều vướng vào chỗ này: Niệm Phật để trừ ma, đuổi ma, thắng oan gia…sai rồi – Phật A Di Đà là hiện thân của từ bi bình đẳng, sao lại giúp anh tạo thêm thù oán với oan gia của anh? Anh đuổi được oan gia bằng câu A Di Đà Phật thì chẳng phải A Di Đà Phật hồ đồ rồi sao? Ngài chẳng biết nhân quả rồi, đời trước anh kết oán với ai đó, họ thành oan gia của anh, nay họ đến đòi nợ anh, mà Phật thì lại giúp anh trốn nợ…Đây chẳng phải mình cho A Di Đà Phật hồ đồ mê muội nhân quả hay sao? A Di Đà Phật từ bi sao lại giúp anh mà ko giúp oan gia của anh? Vậy thì từ bi của Phật là giả rồi…vì Ngài có tâm phân biệt.
Nếu hiểu điều này mình lại ko sám hối với Phật A Di Đà sao? Con đã hiểu sai rồi…Oan gia của con nếu có đến tìm con, nhất định con sẽ niệm Phật chân thành hồi hướng tất cả công đức niệm Phật cho họ, nguyện mong họ hoan hỉ tha thứ, nguyện họ cũng sớm được sanh về Cực Lạc, ra khỏi khổ đau sanh tử luân hồi, vậy mới là đúng. Lại còn mỗi ngày, làm bao nhiêu việc lành, ăn chay, niệm Phật, tụng Kinh…đều là hồi hướng cho họ. Vậy mới là đúng, chứ miệng mình ngày nào cũng đọc kệ hồi hướng cho chúng sanh, nhưng tâm mình thì muốn “thắng” chúng sanh thì sao được chứ?
Tất cả chỗ này nếu anh có nghe HT Tịnh Không giảng Kinh Vô Lượng Thọ thì anh sẽ thông đạt ngay. Giáo lý ko thông đạt thì niệm Phật khó mà được đắc lực. Đây là lời dạy của HT. Tịnh Không mà TT vẫn còn nhớ mãi…Vì vậy anh cũng nên dành thời gian trong ngày để nghe pháp của HT. Tịnh Không, sẽ được lợi ích rất lớn trên bước đường tu tập (anh có thể vào website: tinhkhongphapngu.net để nghe pháp của HT. Tịnh Không).
Hi vọng là với vài lời chia sẻ thêm của TT sẽ giúp được anh và các bạn đồng tu được một chút.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật!
Trước tiên mình xin cảm ơn lời khai thị, chỉ giáo vô cùng quý giá của các Cư Sỹ. Mình sẽ cố gắng tu tập để đạt được tâm nguyện là “Sanh về cõi Tây phương khi xả bỏ thân tạm này”.
Theo như Hòa Thượng Tịnh Không chỉ dạy: “Niệm Phật phải thành tâm; phải có TÍN – HẠNH – NGUYỆN”. Mình cũng tin sâu lắm, tin có Nước Tây phương Cực lạc, có Đức Phật A Di Đà; Tin Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật thuyết giảng 48 lời nguyện của Đức A Di Đà là thật sự cầu mong cho chúng sinh trong cõi Ta bà được tu hành thành tựu không phải thuyết suông.
Nhưng mình đôi lúc một mình ngồi nghĩ lại. Cho dù tất cả trong thời khóa mình không bao giờ quên HỒI HƯƠNG Trang nghiêm về Tây phương Tịnh Độ, hồi hướng cho Pháp Giới chúng sanh, cho vong linh vô danh, cho lịch đại kiếp số oán than trái chủ … được vãng sanh về tây phương cực lạc quốc. Đó là lời nguyện và tâm hồi hướng thiết tha của mình. Đến một lúc nào đó khi vô thường đến không có Ban hộ niệm (Vì ở quê mình chưa có ban hộ niệm, năm ngoái theo lời khuyên của DIỆU ÂM Úc Châu mình có thành tâm phát nguyện hộ niệm cho chồng của một PT thì sau 17,5 tiếng đồng hồ thoại tướng của Anh ấy đẹp lắm, thân thể mềm mại mình thấy rất vui và mong muốn được có một Ban hộ niệm được thành lập, nhưng không sao thành lập được, các PT ai cũng thích nhưng khi có người bệnh cần hộ niệm thì lại sợ nhất là sợ hơi lạnh do vậy BHN cũng không được duy trì. suốt 6 tháng nay sau thời khóa mình vẫn nghe đài của HT Tịnh không giảng Kinh Vô Lượng Thọ và tụng kinh Phật thuyết đại thừa vô lượng thọ mình cũng đã hiểu được phần nào lý của Kinh để đưa vào tu sửa thân – khẩu – ý của bản thân mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên sao vẫn lo vì một ngày nào đó mình ra đi không có bang giáng của Sư Thầy và Phật tử đến hộ niệm giúp mình để được vãng sanh. Nói vậy thôi càng lo mình cáng quyết tâm tu tập và hành trì theo như lời của HT Tịnh Không và Đại Đức Thích Giác Nhà và các Sư Thầy tại quê hương mình. Cảm ơn sự chỉ bảo của Cư sỹ. A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Gửi bạn Khải Đạt
Mấu chốt quan trọng của người tu Tịnh Độ như bạn đã nói: Tín-Nguyện-Hạnh=Tin sâu-Nguyện Thiết-Thực Tâm Hành. Nếu bạn đã thực sự làm được như vậy thì có điều gì bạn còn phải lo lắng nữa?
Trong kinh Vô Lượng Thọ, phần cuối Phẩm 44 có đoạn: “Nếu có chúng sanh, nơi kinh điển này biên chép, cúng dường, thọ trì, đọc tụng, trong một khoảnh khắc vì người diễn nói, khuyên người lắng nghe, chẳng sanh ưu não, cho đến ngày đêm tư duy cõi ấy và công đức Phật thì đối với vô thượng đạo trọn không thối chuyển. Đến khi lâm chung, giả như tam thiên đại thiên thế giới tràn ngập lửa lớn hiện ra trước mắt thì người ấy cũng có thể vượt qua sanh về cõi kia. Do người ấy từng gặp các đức Phật trong đời quá khứ, và được thọ ký Bồ đề, được hết thảy Như Lai cùng khen ngợi. Vì thế phải nên chuyên tâm tin nhận, trì tụng, giảng nói, tu tập pháp này”.
Trong đoạn này có câu rất quan trọng: “Đến khi lâm chung, giả như tam thiên đại thiên thế giới tràn ngập lửa lớn hiện ra trước mắt thì người ấy cũng có thể vượt qua sanh về cõi kia”. Tại sao đức Phật nói vậy? Bởi người thực sự Tin sâu-Nguyện thiết-Thực tâm hành là tâm luôn an nhiên, tự tại, niệm niệm tự tại. Nếu còn khởi tâm nghĩ: khi mình xả báo thân, mình sẽ thế này, mình sẽ thế nọ, hay liệu mình có được thế này, liệu có được thế nọ… =còn có sự phân biệt, chấp trước, còn có sự luyến ái về hình thức ra đi của mình. Sự chấp trước này sẽ là trở lực lớn trong đường tu của bạn, đặc biệt khi xả báo thân, chỉ một niệm đó dấy khởi lên thôi bạn sẽ không còn chánh niệm để niệm Phật nữa. Do vậy điều tối quan trọng cho chúng ta – những hành giả đang học niệm Phật là phải thực hành: niệm Phật được mọi nơi, mọi chốn, mọi hoàn cảnh. Điều này bạn có thể trắc nghiệm chính mình: Ai đó khẽ va, đụng vào bạn; mắng nhiếc, chửi bới, nói xấu… bạn, nếu ngay lúc ấy bạn có thể cất tiếng để niệm Phật được, thay vì những lời phiền trách hay mắng chửi lại người đối diện=công phu của bạn đã có tiến bộ. Nếu duy trì được như vậy cho tới lúc lâm chung, bạn đã có thể tự biết mình sẽ đi về đâu rồi.
Người bên cạnh bạn chỉ là trợ duyên thôi, bởi nếu trong giờ phút sanh-tử đó bạn không giữ được chánh niệm, dẫu Phật có mặt, muốn đón bạn, cũng chẳng giúp bạn được. Do vậy niệm Phật vãng sanh không phải là chờ tới khi xả báo thân, mà ngay lúc này, khi còn đang sống, khoẻ mạnh, chúng ta phải thực hành thành thục chí nguyện, ý niệm này. Đó gọi là đương nguyện vãng sanh – Thân cõi Ta bà nhưng tâm đã luôn hướng nơi tịnh độ.
Chúc bạn sớm tìm được giải pháp cho chính mình
Thiện Nhân
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT. con có một thắc mắc kính xin các đạo hữu khai thị. con thấy việc nghe kinh, nghe pháp hay tụng kinh rất rườm rà, thà rằng lúc nào mình cũng niệm A DI ĐÀ PHẬT ở mọi nơi, mọi lúc kể cả trong thời khóa chính như vậy cho tâm đỡ xen tạp. Nhưng thực hành như vậy con lại thấy có rất nhiều vọng tưởng xen vào trong lúc niệm phật. Vậy con nên vừa nghe pháp tung kinh vừa niệm phật hay chỉ niệm phật thôi ? con năm nay 35t co gia đình và đang phải bươn trải với cuộc sống
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Trung Kiên,
*Bạn chớ nên khởi nghĩ “việc nghe kinh, nghe pháp hay tụng kinh rất rườm rà” mà tạo nghiệp chướng tội. Kinh pháp đều là lời Phật, kể cả pháp niệm Phật cũng đều là lời Phật, nếu không nương vào đó bạn lấy gì để tu?
*TN đã có một đôi lần chia sẻ: Có hai hạng người niệm Phật dễ thành tựu nhất đó là người thượng căn thượng trí và hạ căn hạ trí. Nếu bạn thuộc hai hạng người này TN nghĩ một câu Phật hiệu với bạn là đủ, ngược lại bạn phải coi chừng với ý niệm trên. Chư Tổ và các vị tôn Sư cũng đều phải đi từ lý (văn kinh) vào sự (quán chiếu và thực hành), rồi lý-sự song hành. Chúng ta là phàm căn, nghiệp chướng sâu nặng mà bỏ lý, năng sự hay bỏ sự năng lý thì chắc chắn sẽ thất bại và sớm muộn cũng lạc vào ma đạo. Vấn đề là lý nào hợp với căn tánh bản thân? Điều này tự mỗi người chúng ta phải tự tìm cho ra, bằng không sẽ gặp chướng ngại.
Thực tế chướng ngại đã đang đến với bạn: “Niệm Phật có rất nhiều vọng tưởng”. Vậy bạn lấy pháp nào để nhận diện vọng tưởng, quán chiếu vọng tưởng và phá vọng tưởng?
TN
A Di Đà Phật.
“Nhưng thực hành như vậy con lại thấy có rất nhiều vọng tưởng xen vào trong lúc niệm phật.”
Gửi bạn Trung Kiên,
Thường thì chúng ta khi niệm Phật, tụng kinh, v.v.. thấy có rất nhiều vọng tưởng xen vào cũng bởi vì bị thế sự trần lao còn trói buộc trong tâm quá nhiều. Tu tại gia rất khó tránh nhiều vọng tưởng khi tĩnh toạ niệm Phật cũng bởi vì gia duyên trong cuộc sống còn gánh quá nặng, nhất là trong hoàn cảnh của bạn 35t. Áp lực công việc chi phối trong cuộc sống là vậy. Trùng trùng duyên khởi thường trói buộc.
Nên tập bớt thế sự thì vọng tưởng tự bớt xen vào khi niệm Phật, v.v..
——————————
*** Bài Thơ “Phí Nhàn Ca” Của Ngài Hám Sơn Đại Sư ***
Phiên Âm:
Giảng đạo dung dị thể đạo nan
Tạp niệm bất trừ tổng thị nhàn
Thế sự trần lao thường quái ngại
Thâm sơn tĩnh toạ dã đồ nhiên.
Tạm Dịch:
Đạo nói thì dễ khó tỏ thông
Tạp niệm không trừ thì vô ích
Thế sự trần lao thường ngăn ngại
Tĩnh toạ rừng sâu cũng bằng không.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Bạn Trung Kiên!
Dù niệm Phật là nhất hạnh, song cũng cần lấy việc tụng Kinh, nghe Pháp… mà làm trợ hạnh nhằm giữ vững, tăng trưởng tín tâm. “Không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm” như MD đây niệm Phật 4 năm nay càng niệm càng nhiều vọng tưởng; lại có lúc niệm Phật rất hồ hởi, lúc chán nản lười biếng lúc đau đầu chóng mặt, lúc bị hụt hơi. Niệm Phật có vọng tưởng hay nghiệp chướng hiện tiền hãy xem đấy là một “thành công” bước đầu mà an nhiên hành trì, nếu sanh phiền não ắt đang ở trong chướng ngại vậy.
Khi tâm khởi tham-sân-si cũng A Di Đà Phật
Khi tâm thanh tịnh cũng A Di Đà Phật
Không để ý đến vọng niệm, chỉ một lòng xưng danh hiệu Phật cầu sanh Tây Phương, ắt được Phật lai nghinh.
Nam mô A Di Đà Phật