Có người đọc kinh, thấy Phật nói lúc lâm chung chỉ cần niệm từ 1 đến 10 niệm, chư Phật và Bồ tát sẽ hiện thân tiếp dẫn. Dựa vào đó mà xem thường, lơ là việc tu niệm, đây là điểm sai lạc của rất nhiều người. Chúng ta nên biết rằng, không thể nào làm được một bài toán đạt kết quả cao, nếu như trước đó hoàn toàn không biết gì về toán học. Cũng vậy, người cả đời tham, sân, si, danh từ Phật, hay “Nam Mô” còn không biết, chưa bao giờ niệm trọn lành một câu Phật hiệu “Nam Mô A Di Đà Phật” mà mong niệm được 10 niệm lúc lâm chung. Lại nữa, lúc lâm chung, cơ thể vật lý rã tan, thần thức u mê hoảng loạn, tình cảm luyến thương, buồn giận lẫn lộn, mê mờ không biết đích xác mình còn sống hay đã chết. Lúc này giữ cho tâm bình an đã khó, nói chi niệm đến 10 niệm mong cầu vãng sinh. Lý giải việc này, hành giả nên tĩnh tâm quán xét ví dụ trên sẽ rõ. Lời Phật dạy hoàn toàn đúng, nhưng chỉ đúng với những hành giả tinh chuyên niệm Phật, cả đời sống với câu niệm Phật, sống với Phật của chính mình. Mười niệm này là giọt nước làm tràn ly nước, nghĩa là lúc sống hành giả có niệm Phật, dù ít hay nhiều, đã gieo vào Tạng thức (thức thứ 8 theo trường phái Duy thức) hạt giống của câu niệm Phật, nhưng lúc lâm chung do nghiệp chướng sâu dày, không thể tự niệm, cần có người giúp sức. Bấy giờ người thân, bậc thầy, hay thiện hữu tri thức cùng nhau trợ niệm, nhờ nhân duyên ấy, người sắp lâm chung nương theo tiếng niệm Phật, khởi lên câu niệm Phật trong tâm mình, thần thức lúc này phần nào an định cùng với nguyện lực của Phật và Thánh chúng tiếp dẫn vãng sinh Tây phương Cực lạc.
Ngoài ra, người niệm Phật nên chuyên tâm đọc tụng kinh điển, tư duy quán chiếu để đưa cảnh giới Cực lạc trong kinh in sâu vào trong tâm thức của mình. Lúc niệm Phật, trước tiên chúng ta nên quán tưởng đến cảnh giới vi diệu ấy, nơi đó có Phật A Di Đà, Thánh chúng, những thiện hữu đã được vãng sinh, trong đó ta quán sát thấy hoa sen của mình đang dần hé nở. Phật và Thánh chúng đang hiện ra quanh ta, nhờ tư duy như vậy chúng ta vừa có thể tịnh hóa được khu vực ta đang niệm Phật, đồng thời tạo động lực mạnh mẽ khiến tâm nhu nhuyến, dễ dàng tiến đến niệm Phật nhất tâm. Muốn vậy chúng ta cần phải nương tựa vào bậc thầy, người hướng đạo cho chúng ta.
Khi hành giả đã thuần thục câu niệm Phật, lúc nào cũng vui sống trong cảnh giới Cực lạc do tinh tấn tư duy quán tưởng, tâm đã dịu mềm, thuần khiết, mỗi hành động đều nhiếp vào câu niệm Phật, khi đó hành giả có thể đem lợi ích này áp dụng vào đời sống, nhằm chuyển hóa cho mọi người, với mong muốn mọi người luôn có được an lạc như mình.
Trích Hãy sống với Phật A Di Đà trong mỗi chúng ta
Tâm Hòa
Có nhiều lúc tôi đã khẳng định có thể cuối đời 1 niệm có thể vãng sanh nhưng sau khi suy nghĩ lại thì hoàn toàn sai. Sợ nhất lúc ngủ vì có thể không tỉnh dậy thế là uổng phí 1 đời. Vả lại bây giờ ma vương sẽ không phá bạn nhưng đợi tới lúc gần chết thì sẽ có nhiều chuyện xảy ra.
Nam mô A Di Đà Phật.
Đời người ngắn ngủi, sống chết vô thường đợi đến lâm chung e rằng kô kịp.
***
Chớ bảo đến già rồi Niệm Phật
Mồ hoang lắm kẻ tuổi còn xanh
Hình hài tan rã theo cát bụi
Lạnh lẽo Hồn oan giữa đêm đông
theo tôi thì niệm phật lúc nào cũng tốt . Cho dù trong đòi thường bạn đắm chìm trong tham ,sân ,si ,hỉ ,nộ ,ái, ố… lúc lâm chung ,nhận thức thấy cuộc đời là tạm thì trì niệm vẩn rất tốt.Có điều chắc chắn không thể về cỏi cực lạc, đơn giản vì nghiệp lực gây ra lúc còn sống ,nhưng vì sao tốt khi trì niệm ? vì nếu trì niệm PHẬT thì tâm sẽ thấy an lành nhẹ nhàn hơn và chấp nhận cái chết ,lúc đó ta đi vào cỏi vỉnh hằng nhẹ nhàn tiếp tục cuộc hành trình luân hồi sinh tử ,nhờ tâm thức nhẹ nhàn ta đầu thay vào cỏi nhẹ nhàn và trong kiếp sống kế tiếp có nhiều cơ duyên với chữ PHẬT mà lúc lâm chung ta trì niệm . NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
hật
Ngày thường không niệm PHẬT lâm chung khó niệm nổi vì lúc lâm chung tâm thần bấn lọan, oan gia đến đòi nợ, sự vãng sanh lúc này không thật chắc chắn. Như người muốn đi xa cần chuẩn bị tư luơng thì không sợ hãi vì mình đã có đầy đủ trang thiết bị cho cuộc hành trình.
Còn người không chuẩn bị tư luơng thì sẽ bất an, lo lắng, rơi vào trạng thái hỏang lọan.
Niệm hồng danh của ĐỨC PHẬT A DI ĐÀ ngay bây giờ đi. Đợi đến lúc lâm chung thì liệu có làm được không. Đức Phật dạy ta niệm Phật khi còn sống, trì danh niệm Phật để đến lúc lâm chung có khi mới được một câu “Nhất tâm bất loạn”.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT!
Tạo tội Ngũ Nghịch(giết cha, giết mẹ, giết A LA HÁN, làm thân Phật chảy máu) mà khi lâm chung vẫn có duyên gặp Phật, người ấy đời này tạo tội nghiệp nhiều, nhưng đời trước chắc chắn thiện căn sâu dầy. Vì sao thiện căn sâu dầy mà đời này lại mê hoặc, điên đảo tạo tội nghiệp? Trong kinh Vô Lượng Thọ, đức Phật đã giảng chuyện này rất rõ ràng: Bồ Tát chưa thể vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới còn bị mê khi cách ấm, loại Bồ Tát nào vậy? Trong kinh, đức Phật đã dạy: “Bỉ ư tiền thế trụ Bồ Tát đạo” (Kẻ ấy trong đời trước đã trụ trong đạo Bồ Tát), là Bồ Tát thật sự, chẳng giả, “vô số kiếp lai, cúng dường tứ bách ức Phật” (từ vô số kiếp đến nay, đã cúng dường bốn trăm ức Phật). Cúng dường bốn trăm ức Phật mà còn bị mê khi cách ấm, còn bị thoái chuyển, quý vị mới hiểu tánh chất nghiêm trọng của vấn đề này. Đời này người ấy mê mất, đã tạo tội Ngũ Nghịch, [đó là chuyện] rất có thể xảy ra! Nhưng thiện căn của người ấy hết sức sâu dầy, đáng tiếc suốt đời chẳng gặp thiện tri thức; vì thế, chấp mê chẳng ngộ, khi lâm chung gặp thiện tri thức. Gặp thiện tri thức rồi, được thiện tri thức chỉ điểm bèn giác ngộ. Sau khi giác ngộ bèn thật sự chịu niệm Phật, lòng tin chân thật, nguyện thiết tha, tuy niệm Phật ít, chỉ niệm Phật hiệu mười tiếng cũng có thể vãng sanh. Ông Trương Thiện Hòa trong Vãng Sanh Truyện là một thí dụ rõ ràng nhất. Ông ta là người đời Đường, khi lâm chung mới gặp Phật pháp, mười niệm vãng sanh.
Chúng ta đọc đến đoạn kinh văn này, nhất quyết chớ nên giữ tấm lòng cầu may: “Lâm chung mười niệm vẫn có thể vãng sanh; hiện thời tạo tội nghiệp nhiều một chút cũng chẳng sao!” Nếu quý vị nghĩ như thế, lầm lẫn quá đỗi! Quý vị đừng nghĩ chỉ riêng các đồng tu tại gia, mà nhiều pháp sư xuất gia cũng hồ đồ, mê muội khi lâm chung, đủ thấy đây chẳng phải là chuyện dễ dàng, lúc bình thường phải nỗ lực, phải tu phước, phải sốt sắng tu học, phải học theo những đại đức đã vãng sanh xưa nay, biết trước lúc mất, không bệnh tật qua đời, tự tại lắm! Đấy mới là tấm gương chân chánh cho chúng ta!
Trích A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA –tập 76-phần 38
Người giảng Lão hòa thượng Tịnh Không.