Phần nhiều người đời hay viện mấy lý do như quá bận rộn, không có thời gian để cự tuyệt pháp đại tiện nghi vạn kiếp khó được gặp gỡ này, thật đáng tiếc quá!
Có thật sự bận rộn hay chăng? Tôi chẳng thấy vậy. Niệm Phật thì đi, đứng, nằm, ngồi đều làm được; dù là sĩ, nông, công thương đều chẳng trở ngại gì. Nếu chẳng tin thì dưới đây tôi sẽ dẫn một bài ca ngắn để người đời đối với những sinh hoạt thường nhật có thể phân tích rõ ràng. Tôi tin rằng sau khi xem bài ca này xong, nhất định quý vị sẽ chẳng còn cười được nữa.
Bài ca chẳng nhàn
Biết ngài vốn chẳng bận,
Cứ cố nói chẳng nhàn,
Trong hai mươi bốn giờ,
Nằm ngủ mất tám giờ,
Ba bữa ăn ba tiếng
Lại uống trà, hút thuốc
Chải gỡ, đại tiểu tiện,
Phí mất khoảng một giờ,
Ði ra ngoài uống rượu
Về chuyện gẫu cùng vợ
Ít nhất vài ba giờ,
Lại e lòng bận bịu,
Thân mệt tính ngủ trưa,
Ngủ hai giờ chẳng đã,
Mất đi mười sáu giờ,
Uổng phí hơn quá nửa,
Trong tám giờ còn lại,
Chưa chắc đã bận thật.
Niệm Phật được nửa tiếng
Ðã kêu lâu lắm rồi
Hãy xem người xưa nay,
Mấy ai bảy mươi tuổi,
Ðừng đem khổ sanh tử,
Vất ra đằng sau ót,
Việc chân chánh của mình,
Vạn vạn lần khẩn cấp,
Xin hãy gấp tỉnh ngộ,
Mau trồng chín phẩm sen.
* Phụ Lục:
Yếu quyết niệm Phật: Trong lúc niệm Phật, hết thảy mọi sự trong tâm đều buông xuống hết, đừng nghĩ tưởng loạn xạ, chỉ còn quan tâm đến sáu chữ hồng danh từ tâm mình phát khởi, từ miệng mình vang ra, lọt vào chính tai mình, in sâu vào tâm. Phải tưởng cho rõ, niệm cho rõ, nghe cho rõ. Có như vậy thì mới cảm ứng được.
Giải Đáp Nghi Vấn
1) Có người nói: Chúng tôi là công chức, giáo chức, ở cư xá công cộng thì cúng Phật, lễ Phật, đương nhiên là bất tiện, niệm Phật cũng làm phiền người khác bất an, tôi chẳng biết làm sao?
Ðáp: Chốn công cộng đúng thật là có nhiều nỗi bất tiện, nhưng việc gì cũng có cách để dung thông cả. Nếu như đã biết niệm Phật là đại sự thì cứ thành tâm thầm niệm, ắt có hiệu quả lớn. Bởi lẽ tâm niệm còn càng khẩn mật hơn miệng niệm, bất tất phải cúng Phật, lễ Phật ra tiếng.
2) Có người nói: Niệm Phật tuy tốt, nhưng phải đến chùa, miếu, liên xã hay trai đường, tôi không có thời gian.
Ðáp: Không nhất định phải đến những nơi đó, không có thời gian đi ra ngoài, nhưng chẳng lẽ ở nhà không có thời gian nào rảnh sao? Cứ ở nhà niệm Phật nào có trở ngại chi.
3) Có người nói: Niệm Phật là việc của kẻ có tiền, tôi không có tiền bạc dư dả!
Ðáp: Thế là lại càng lầm hơn nữa! Niệm Phật chẳng tốn tiền mấy. Ba cây nhang đáng giá là bao? Dù chẳng đốt lấy một cây nhang cũng chẳng quan hệ gì. Chỉ cốt sao trong tâm cung kính là đủ.
4) Có người nói: Niệm Phật là phải ăn chay, tôi không làm được, cho nên tôi không thể niệm Phật?
Ðáp: Tạm thời bất tất phải ăn chay, chỉ nên kiêng sát sanh thì cũng có công đức lớn. Có thể tập ăn ba thứ tịnh nhục, tức là: không vì mình mà giết, chẳng thấy con vật bị giết, chẳng nghe nó bị giết. Cá, thịt ngoài chợ làm sẵn rất nhiều, đủ để cho quý vị ăn rồi.
Ba điều lợi ích lớn của việc niệm Phật:
1) Một câu Phật hiệu tiêu diệt trọng tội trong tám mươi ức kiếp sanh tử (thuộc về quá khứ)
2) Một câu Phật hiệu tiêu diệt phiền não của nhân sanh, tiêu tai, diên thọ, hưởng phước huệ (thuộc về hiện tại)
3) Một câu Phật hiệu khiến ta thoát khỏi lục đạo luân hồi, vãng sanh thế giới Cực Lạc, vĩnh viễn trường sanh bất diệt (thuộc về tương lai)
Phương Pháp Niệm Phật
Hỏi: Niệm Phật không chỉ là dùng miệng niệm mà phải chú tâm đúng không?
Ðáp: Có nhiều người miệng tuy niệm Phật nhưng chẳng để tâm vào đó, trong lòng toàn là suy xằng nghĩ loạn. Niệm như vậy cũng vô dụng. Miệng niệm Phật thì tâm phải tưởng Phật, tâm khẩu nhất như. Ngoại trừ một câu niệm Phật ra không còn nghĩ đến gì khác nữa, không còn có ý niệm nào khác khởi lên. Có vậy mới gọi là “Nhất Tâm Bất Loạn’, từ đó mới dễ thành công.
Hỏi: Như vậy chẳng phải là khó lắm ư?
Ðáp: Xem kìa! Một mặt quý vị chê niệm Phật quá dễ dàng, một mặt lại sợ nó quá khó. Thật sự ra, một pháp Niệm Phật đây, bảo là dễ thì nó cực dễ, bảo là khó thì nó cũng cực khó. Chẳng qua là chẳng cần biết là khó hay dễ, chỉ đáng kể mình có thể bền lòng niệm được nhiều hay không. Lâu ngày chầy tháng, tự nhiên tâm chẳng loạn nữa. Lời tục thường nói: “Trên đời không có việc gì khó, chỉ sợ tâm chẳng chuyên”, chính là ý này.
Lại có một cách niệm Phật như sau: mỗi lúc niệm Phật, mỗi chữ phải phát xuất từ trong tâm. Trong tâm tưởng thật rõ ràng, miệng niệm cho thật rõ ràng, tai nghe thật rõ ràng. Mỗi một chữ phát xuất từ trong tâm, thấu qua tai lọt vào tâm, một chữ cũng chẳng để lọt mất. Tu tập lâu dài như vậy, tâm tự nhiên chẳng còn tán loạn. Ðấy chính là một phương pháp khẩn yếu bậc nhất, ngàn vạn phần chớ quên.
Hỏi: Nên niệm Phật vào lúc nào?
Ðáp: Nên niệm Phật vào hai thời sáng tối, lập một công khóa nhất định, hạn định số câu niệm Phật nhiều ít: hoặc là mấy trăm câu, mấy ngàn câu, tùy theo hoàn cảnh mỗi người mà định số. Chẳng cần biết là rảnh hay bận, không niệm đủ số đó không được. Còn ngoài ra thì chẳng cần biết là lúc nào, đang ở chỗ nào đều niệm được cả. Càng niệm nhiều càng tốt. Thời gian niệm càng lâu càng hay.
Hỏi: Vừa làm việc vừa niệm Phật được không?
Ðáp: Lúc đang vác củi, gánh nước cũng niệm Phật được. Lúc đang cọ nồi, rửa chén cũng niệm Phật được. Lúc cày bừa, cuốc xới, cắt cứa cũng niệm Phật được. Chẳng luận là đi, ngồi, ngủ nghê, thậm chí lúc đang đại tiểu tiện cũng đều có thể niệm Phật. Nói chung, trừ lúc phải dùng trí óc làm việc, ngoài ra thì dù đang làm gì cũng chẳng trở ngại việc niệm Phật cả.
Hỏi: Nên niệm Phật lớn tiếng hay là niệm nhỏ tiếng?
Ðáp: Niệm lớn tiếng cũng tốt, niệm nhỏ tiếng cũng hay. Miệng không niệm nhưng tâm thầm niệm cũng tốt. Chỉ trừ lúc đang nằm trên giường hay đang ở chỗ không sạch sẽ thì nên thầm niệm trong tâm, chẳng được niệm ra tiếng. Niệm ra tiếng là không cung kính. Nhưng lúc gặp chuyện nguy cấp, chẳng cần biết là đang ở chỗ nào, cứ việc niệm ra tiếng.
Hỏi: Học Phật thì nên thờ hình Phật nào?
Ðáp: Thờ một mình đức A Di Ðà Phật hoặc tượng Tây Phương Tam Thánh đều được (A Di Ðà Phật và hai vị Bồ Tát Quán Thế Âm, Ðại Thế Chí gọi là Tây Phương Tam Thánh).
Hỏi: Nên thờ tượng Phật ở chỗ nào?
Ðáp: Nếu có phòng trống, dành riêng một phòng thờ Phật là tốt nhất. Nếu không có, thờ Phật ngay trong phòng mình ở cũng được. Nói chung là phải chọn nơi sạch sẽ. Trước tượng treo màn vải vàng, lúc không niệm Phật, buông màn xuống. Làm vậy để khỏi đến nỗi khinh nhờn. Tốt nhất là để tượng Phật hướng mặt về Ðông, người niệm Phật đối trước tượng Phật, hướng mặt về Tây. Nếu chẳng thể làm vậy được thì thờ tượng ở phương nào thuận tiện cũng được.
Hỏi: Nếu không có chỗ nào thuận tiện, không thờ Phật có được không?
Ðáp: Nếu thực sự không có chỗ nào thuận tiện, miễn sao tâm thành thì không thờ tượng Phật cũng được. Lúc niệm Phật hướng về Tây là ổn.
Hỏi: Nên dùng những thứ gì để cúng dường Phật?
Ðáp: Thông thường dùng hương, hoa, đèn, nước trong, trái cây v.v… Nếu không lo liệu được, thiếu một vài thứ hoặc không có thứ gì hết cũng xong. Nhưng tuyệt đối chẳng được cúng rượu hoặc đồ mặn cũng như đốt giấy tiền, vàng mã trước Phật.
Hỏi: Nên hành lễ trước Phật như thế nào?
Ðáp: Tùy ý. Hoặc là dập đầu lạy, hoặc là vái, hoặc khom mình, hoặc chắp tay; nhưng dập đầu lễ bái là cung kính nhất, có thể tiêu tội, tăng phước.
Hỏi: Lúc niệm Phật có nên quỳ trước mặt Phật không?
Ðáp: Chẳng nhất định. Quỳ niệm, đứng niệm, vừa đi vừa niệm đều được. Cốt yếu là phải thành tâm. Quỳ niệm rất tốt mà ngồi niệm cũng hay.
Hỏi: Cụ nói hai thời niệm Phật sáng tối, phải lập một khóa trình, phiền cụ lập cho tôi một khóa trình có phải là hay hơn không?
Ðáp: Khóa trình vốn là dựa theo thời gian, sức lực của chính mỗi người mà quy định. Ngài đã cầu tôi thì tốt nhất là tôi soạn ra một nghi thức thật đơn giản cho ngài vậy.
Nếu như ngài có sức thì có thể hành trì thêm nhiều hơn, có thể thêm vào kinh Di Ðà, chú Vãng Sanh, kệ Tán Phật, văn Ðại Phát Nguyện. Những bài kinh ấy trong sách Thiền Môn Nhật Tụng có chép đủ cả, những chỗ lưu thông kinh Phật đều có. Khóa sáng thì lúc vừa ngủ dậy, khóa tối thì trước khi đi ngủ, rửa tay, súc miệng, đến trước tượng Phật, thắp nhang, dâng nước, chắp tay cung kính, rồi quỳ hoặc đứng, hoặc ngồi xếp bằng, dùng tâm chí thành niệm theo thứ tự sau:
– Nam mô thập phương Thường Trụ Tam Bảo
(niệm một lần, lễ một lạy).
– Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
(niệm một lần, lễ một lạy).
– Nam mô Tây Phương Cực Lạc thế giới đại từ đại bi A Di Ðà Phật
(niệm một lần, lễ một lạy).
– Nam mô A Ðà Phật
(trăm câu, ngàn câu, hai, ba ngàn câu, càng nhiều càng hay. Tùy mỗi người rảnh hay bận mà định số, nhưng phải từ ít tăng lên nhiều, chẳng được từ nhiều giảm ít đi. Vô luận niệm nhiều hay ít, chẳng cần phải lạy).
– Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát
(niệm một tiếng, lễ một lạy, hoặc niệm ba lần, lễ ba lạy).
– Nam mô Ðại Thế Chí Bồ Tát
(niệm một tiếng, lễ một lạy, hoặc niệm ba lần, lễ ba lạy).
– Nam mô Thanh Tịnh Ðại Hải Chúng Bồ Tát
(niệm một tiếng, lễ một lạy, hoặc niệm ba lần, lễ ba lạy).
Nguyện đem công đức này
Trang nghiêm Phật Tịnh Ðộ.
Trên đền bốn ân nặng.
Dưới cứu khổ tam đồ
Nếu có ai thấy nghe.
Ðều phát lòng Bồ Ðề,
Hết một báo thân này,
Cùng sanh cõi Cực Lạc.
(lễ ba lạy)
Hỏi: Khóa trình này rất hay, xin giảng thêm về chữ “thập phương Tam Bảo”.
Ðáp: Tám phương, phương trên và phương dưới gọi là mười phương. Phật, Pháp, Tăng là Tam Bảo. Phật là Giáo Chủ. Pháp là kinh điển để tu nhân chứng quả do Ðức Phật giảng. Tăng là những pháp tử chiếu theo lời Phật dạy tu hành, đã chứng thánh quả Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn, và các cao tăng đạo cao, đức trọng, hoằng pháp lợi sanh.
Phật, Pháp, Tăng đều gọi là Bảo (quý báu) vì có thể phát sanh, tăng trưởng pháp thân, huệ mạng của hết thảy chúng sanh, giống như của báu trong thế gian có khả năng nuôi sống thân mạng của con người. Phải hiểu rằng khi niệm Tam Bảo chính là biểu thị mình hoàn toàn lấy Phật, kinh điển Phật nói và các vị Bồ Tát, cao tăng tu hành đúng theo lời Phật làm thầy của mình. Mình từ những vị đó quy hướng trở thành tín đồ Phật giáo.
Hỏi: Xin hỏi vì sao phải niệm Phật Thích Ca?
Ðáp: Là vì pháp môn Niệm Phật do chính Ngài dạy cho chúng ta. Niệm Phật lạy Ngài chính là chẳng dám quên bỏ nguồn gốc vậy.
Hỏi: Tại sao lại còn phải niệm Quán Thế Âm và Ðại Thế Chí Bồ Tát?
Ðáp: Vì người niệm Phật lúc lâm chung, hai vị Bồ Tát này cùng với đức A Di Ðà Phật đồng thời đến tiếp dẫn về Tây Phương. Vì thế niệm Phật xong phải niệm danh hiệu và lễ bái hai vị Bồ Tát này.
Hỏi: Thanh Tịnh Ðại Hải Chúng Bồ Tát là những vị Bồ Tát nào?
Ðáp: Thanh Tịnh Ðại Hải Chúng Bồ Tát là tất cả những vị Bồ Tát trong thế giới Cực Lạc đều rất thanh tịnh. Ba chữ Ðại Hải Chúng ngụ ý các vị Bồ Tát ấy nhiều như nước biển. Sớm muộn gì ta cũng sẽ làm bầu bạn với các vị Bồ Tát ấy, vì thế cần phải niệm niệm lễ bái họ.
Hỏi: Kệ Hồi Hướng có tác dụng gì?
Ðáp: Công dụng của bài kệ Hồi Hướng rất lớn. Người tu hành bất luận là niệm Phật, hay niệm kinh, niệm xong, nhất định phải niệm kệ Hồi Hướng một lượt. Hồi Hướng có nghĩa là gom về, tức là một phương pháp đem công đức niệm Phật, niệm kinh gom về một nơi. Gom về nơi nào? Gom về việc cầu sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới!
Chẳng riêng gì niệm Phật, niệm kinh mới hồi hướng về Cực Lạc thế giới, mà bất luận làm việc lành nào cũng đều phải hồi hướng về Cực Lạc thế giới. Càng tích thêm được một phần công đức thì hy vọng được vãng sanh càng tăng thêm một phần. Nếu làm công đức nhưng chẳng hồi hướng cầu sanh về Cực Lạc thế giới thì chỉ sợ đời sau chỉ được hưởng báo ứng trong cõi trời, cõi người, vẫn cứ luân hồi trong lục đạo, chẳng được giải thoát. Phước báo càng lớn, càng dễ tạo tội, nên kiếp kế tiếp đó càng đáng sợ hơn.
Vì thế, người học Phật phải nên đem hết thảy công đức hồi hướng vãng sanh Tây Phương thì lúc lâm chung mới có hy vọng được sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới. Nhưng niệm bài kệ Hồi Hướng cũng giống như niệm Phật, phải từng chữ, từng câu phát xuất từ nội tâm, chẳng thể niệm xuông nơi cửa miệng được.
Hỏi: Xin cụ giảng qua ý nghĩa từng câu trong bài kệ Hồi Hướng.
Ðáp: Câu thứ nhất và câu thứ hai nghĩa là ta đem công đức niệm Phật hỗ trợ cõi Tịnh Ðộ của Ðức Phật A Di Ðà khiến cho nó càng thêm tốt đẹp phi thường. Câu thứ ba nghĩa là lại đem công đức ấy trên là báo đáp bốn tầng ân đức: cha, mẹ, sư trưởng và đức Phật. Câu thứ bốn nghĩa là dưới thì dùng công đức cứu vớt những chúng sanh khổ não trong ba đường ác: súc sanh, địa ngục, ngạ quỷ. Câu thứ năm và thứ sáu nghĩa là nếu có ai thấy, nghe người đang niệm Phật, niệm kinh sẽ đều phát khởi tấm lòng trên cầu Phật Quả, dưới độ chúng sanh. Câu thứ bảy và thứ tám nghĩa là sau khi cái thân báo ứng này đã hoàn toàn chấm dứt thì mọi người sẽ cùng vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới. Giải thích theo từng câu văn thì ý nghĩa của bài kệ Hồi Hướng là như vậy.
Nói chung, tám câu kệ này lại có hai tầng ý nghĩa lớn.
Tầng thứ nhất là: Chúng ta niệm Phật là để cầu sanh về Tây Phương, chứ chẳng phải vì cầu công danh, phú quý hay hết thảy những điều tốt đẹp của thế gian.
Tầng thứ hai là: Chúng ta niệm Phật là để cứu độ hết thảy chúng sanh thoát ly khổ hải, chứ chẳng phải vì riêng bản thân mình. Ðã hiểu rõ tầng ý nghĩa thứ hai này rồi thì bất luận là niệm Phật, niệm kinh hay làm bất cứ điều lành gì đều luôn giữ tấm lòng như thế, hồi hướng như thế. Có như vậy mới là người học Phật phát Bồ Ðề tâm chân chánh.
Hỏi: Khóa trình cụ vừa lập ở trên cố nhiên rất đơn giản, nhưng có người quá đỗi bận rộn, không lúc nào rảnh thì làm sao thực hiện được?
Ðáp: Vẫn có biện pháp. Chẳng luận là đang ở đâu hay bất cứ lúc nào (niệm vào lúc sáng sớm tốt nhất), hướng mặt về Tây, lễ ba lạy, liền niệm sáu chữ “Nam mô A Di Ðà Phật” cho đến hết một hơi. Hơi dài thì niệm một hơi mươi câu càng hay. Hơi ngắn thì một hơi niệm vài câu cũng được. Tổng cộng niệm đủ mười hơi. Rồi niệm kệ Hồi Hướng. Niệm xong, hướng về Tây lạy ba lạy là xong. Ðây gọi là pháp Thập Niệm. Người rất bận mỗi ngày thành tâm chiếu theo phương pháp này mà niệm thì tương lai cũng có thể được sanh về Tây phương Cực Lạc thế giới, là vì Ðức Phật A Di Ðà đã từng phát nguyện nên tự nhiên được vãng sanh không sai!
Trích TUYẾT HƯ LÃO NHÂN TỊNH ÐỘ TUYỂN TẬP
(Tuyển tập những bài viết về Tịnh Ðộ của lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam)
Trích dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa
Ba dành chút ít thời gian đọc bài viết này !
Con mới vừa tìm được !
Toi thường niệm phật không thời khóa, niệm phật khi tôi rãnh rỗi, niệm phật lúc làm việc, vậy tôi có cần niệm bài kệ Hồi Hướng không. Nếu phải niệm kệ hồi hướng, trường hợp của tôi phải niệm vào khi nào.
phúc đáp:hồi hướng là gom công đưc niệm phật về một hướng là tây phương
Thưa thay, con nhiều khi cũng không có thời gian ngồi một chỗ lắm nhưng hàng ngày đi trên đường con đều niệm phật sau đó con hồi hương luôn nhưng không được nhiều, hàng tuần con xin phát tâm thả chúng sinh một lần như vậy con đã làm đúng chưa. mong thầy hoan hỉ trả lời giúp con với adi đà phật
A Di Đà Phật ! Mình xin chia sẻ đoạn khai thị nay với bạn
http://www.phathoc.net/thu-vien/tinh-do/724409_may_diem_trong_yeunguoi_niem_phat_nen_biet.aspx
Hằng thời tùy duyên niệm
Trong tất cả thời, tất cả chỗ, tùy tất cả duyên, làm tất cả việc, đi đứng nằm ngồi, nói nín động tịnh, thấy nghe hiểu biết, sắc thanh vị xúc, tâm suy nghĩ, ý quán sát, tức nhiếp sáu căn bằng danh hiệu Nam mô A Di Ðà Phật. Nếu thấy con vật bị giết mà không thể cứu, nên niệm Nam mô A Di Ðà Phật, độ thần thức nó vãng sinh Tịnh độ. Nếu gặp người bệnh mà không thể giúp, nên niệm Nam mô A Di Ðà Phật, quên đi đau đớn mà vãng sinh An lạc, đồng thời nên thuyết cho họ nghe về những niềm vui ở cõi Cực lạc và nguyện lực của Phật, khuyên họ chuyên niệm cầu sinh Tây phương. Nếu gặp những kẻ nhàn hạ, nên niệm Nam mô A Di Ðà Phật, mong họ tĩnh lặng không móng khởi tạp loạn. Nếu gặp người lao động vất vả, nên niệm Nam mô A Di Ðà Phật, mong họ siêng năng, mùa màng bội thu, khiến được yên nghỉ. Nói tóm lại, chỉ là một câu Nam mô A Di Ðà Phật tịnh niệm tương tục mà thôi. Nhưng hạnh này thật không dễ hành, tốt nhất nên kiêm tu niệm định công khóa mỗi ngày nữa, ngoài công khóa đã định mỗi ngày, chính là tu hằng thời tùy duyên niệm này. Như vậy thật là trăm ngàn ổn thỏa.
Tôi tên Mừng ở huyện Ngã Năm, Sóc Trăng đã ăn chay trường và niệm Phật gần một năm nay và có một thắc mắc muốn hỏi các bậc tôn sư như sau: Ban đêm tôi thường để máy niệm phật trên đầu nằm vừa nghe vừa ngủ, và thật lạ lùng hầu như luôn luôn chiêm bao thấy cảnh đồng lúa xanh êm ả với vài con trâu. Đến khi tỉnh giấc vẫn còn luyến tiếc giấc mơ tuyệt đẹp đó. Vậy nhờ các bậc tôn sư giải đáp dùm. A DI ĐÀ PHẬT! A DI ĐÀ PHẬT! A DI ĐÀ PHẬT!!!!!
Giấc mơ của anh thường lặp đi lặp lại 1 cảnh ấy nghĩa là A Lại Da thức của anh hiện ra cho anh thấy những chủng tử, hay hình ảnh trong quá khứ tiền kiếp của anh.
Xưa HT Tuyên Hóa có kể 1 chuyện có vị sư nọ tu pháp môn Ban Chu Tam Muội (suốt 90 ngày chỉ đứng chứ không nằm). Một hôm vị sư trong lúc đang dụng công trong thất thì HT Tuyên Hóa ở bên ngoài bỗng nghe tiếng la vẳng ra: “Phật A Di Đà đến rồi! A Di Đà Phật đến rồi!” Kế đó lại nghe tiếng chạy thình thịch. HT Tuyên Hóa lấy làm lạ ghé mắt vào nhìn, mới thét lên 1 tiếng lớn làm cho vị sư bên trong bừng tỉnh lại. Vị sư sau khi hoàn tỉnh mới kể rằng nhìn thấy Phật A Di Đà hiện ra trước mặt và đang quỳ gối. Do vậy vị sư liền chạy nhanh đến quỳ trước mặt Phật để đảnh lễ. Thì ra tiền kiếp vị sư ấy là 1 con trâu nước. Do nhờ công đức cày ruộng cho chùa nên kiếp này được làm người, xuất gia tu hành. Nhưng do sức tu còn yếu nên bị ma cảnh lôi cuốn. Xém chút làm hỏng đường tu. Phật A Di Đà thật có bao giờ quỳ gối trước mặt một vị tỳ kheo bao giờ? Do vậy mới thấy đường tu hành khó khăn muôn lối. Nếu dụng công không đúng cách dễ lạc vào ma đạo lúc nào chẳng hay.
Nhận thấy đây là 1 dấu hiệu không tốt nên HM xin thêm vài lời.
Chúng ta đều là phàm phu, nên thông thường hay yêu thích những cảnh đẹp hiện ra trong cảnh mộng. Khi người dụng công có chút đắc lực và tâm có phần thanh thịnh thì các thắng cảnh sẽ hiện ra rất nhiều. Nhưng nếu ta cứ mãi tham đắm vào những giả ảnh ấy thì lâu dần sẽ bị hoan hỉ ma hoặc ái ma lợi dụng để đưa người tu vào cảnh ma thực sự. Chúng biết điểm yếu là tâm ưa thích của ta nên sẽ hóa hiện ra rất nhiều cảnh đẹp khác để mê hoặc lòng người. Một khi mình đã lọt vào ma trận của chúng thì lúc ấy đã quá muộng màng. Cho dù Phật tổ có xuống đây cũng không giúp gì cho ta được.
Xin anh Mừng lưu tâm cẩn thận.
Xin thầy hoan hỉ cho con biết: Mỗi khi đến nơi làm việc con đều mở băng niệm phật nho nhỏ, khoảng 2 giờ 1 lần, một ngày khoảng 2,3 lần. Con làm như vậy có tốt không?
Phương pháp của bạn cũng rất tốt, quan trọng là ở tâm của mình phải thanh tịnh và thường nhớ nghĩ đến Phật.
Bạch Thầy, con tuổi nhỏ còn nông cạn và bồng bột trong cuộc sống, kiên định trong con chỉ xuất hiện thoát hiện rồi thoát ẩn, tâm trí chưa được vững vàng.
Bạch thầy, con cũng muốn tìm tới cửa phật, chuyên tâm an niệm nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu, từ những bài niệm nào, con xin thầy chỉ dẫn !
Mô phật !
Ấn Quang Pháp Sư
Khai Thị Người Mới Phát Tâm Học Phật
Việt Dịch: HT Thiền Tâm
A. Tôi thường nói: Muốn được sự thật ích của Phật pháp, phải tìm nơi lòng kính sợ. Có một phần cung kính, tiêu một phần tội nghiệp, thêm một phần phúc tuệ. Có mười phần cung kính, tiêu mười phần tội nghiệp, thêm mười phần phúc tuệ. Nếu không mảy may cung kính, thì sự tụng kinh niệm Phật tuy chẳng phải hoàn toàn không lợi ích, nhưng do tội khinh lờn ấy, trước phải bị nhiều kiếp đọa vào tam đồ.
Đến khi tội hết, mới nương nơi nhân lành ấy, lại được nghe pháp tu hành, ăn chay niệm Phật, cầu về Tây Phương để thoát đường sinh tử?
Nếu hiện đời nầy hết lòng thành kính, thì hiện đời có thể nương sức từ của Phật đới nghiệp vãng sinh. Và một phen được vãng sanh, thì vượt phàm vào Thánh, thoát khỏi luân hồi, hằng xa lìa các sự khổ, chỉ thuần hưởng những điều vui.
—o0o—
B. Con người tu phúc và tạo nghiệp, tóm tại chẳng qua ba nghiệp sáu căn: Sáu căn là: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Năm căn trước thuộc về thân nghiệp, một ý căn sau thuộc về tâm, tức là ý nghiệp. Ba nghiệp là nghiệp thân, khẩu và ý.
Thân nghiệp có ba: sát sinh, trộm cắp, tà dâm. Ba việc này tội rất nặng, người học Phật phải để tâm gìn giữ. Về phần sát sinh: phàm là động vật, tất đều biết tham sống sợ chết, ta không nên giết hại, nếu giết mà ăn thịt thì sẽ kết thành nghiệp sát, đời sau phải bị nó giết lại. Vậy người Phật tử nên ăn chay và yêu tiếc sinh mạng. Về phần trộm cắp: chẳng luận vật lớn nhỏ của người khác, ta không nên lấy khi người không cho. Trộm vật nhỏ thì mất nhân cách mình, trộm vật lớn thì hại thân người. Trộm đồ vật người xem dường như có lợi, nhưng thật ra chính mình bị giảm phúc thọ, có khi mất tính mạng, so với của trộm được, sự tổn thất là càng nhiều hơn bội phần. Nếu dùng mưu kế lấy, hoặc dùng thế lực ép bức lấy, hay thầm lén mà lấy, đều thuộc về trộm cắp. Người trộm cắp, tất sinh con lưu đãng, trái lại kẻ liêm khiết thì sinh con hiền lương, đây là nhân qủa nhất định theo lý thiên nhiên vậy.
Về phần tà dâm nếu chẳng phải thê thiếp của mình, thì không luận kẻ sang hèn, đều không được cùng nhau làm điều tà dâm. Tà dâm là việc trái ngược nhân luân, chính là đem thân người mà làm hạnh súc sanh, hiện đời đã như thế, kiếp sau khó có khỏi đọa vào súc loại. Người đời cho việc con gái lang chạ là điều sỉ hổ, nhưng đâu nghĩ rằng con trai tà dâm nào có khác chi? Kẻ tà dâm tất sinh con không trinh khiết, có ai lại muốn cho con cái mình không trinh khiết ư? „y cũng bởi chính mình trước đã làm việc đó, con cái thụ bẩm khí chất của mình, quyết khó được trinh chính. Lại nữa, chẳng những không được dâm theo ngoại sắc, mà vợ chồng chung chạ với nhau cũng phải có hạn chế; nếu chẳng hạn chế thì con người dễ bị suy tàn hoặc phải chết non. Kẻ tham việc phòng thất rất khó sinh con, dù sinh cũng khó nên người, và dù cho được nên người cũng là kẻ yếu đuối không thành tựu việc chi. Tình đời cho hành dâm là vui, đâu biết vui trong giây phút, khổ đến trọn đời, có khi còn di hại cho con cháu nữa! Ba điều trên đây không làm thì thân nghiệp lành, làm thì thân nghiệp ác.
Khẩu nghiệp có bốn: nói dối, nói trau truốt, nói đôi chiều, nói hung ác. Nói dối là nói lời không thành thật, lời đã không thành thật thì tâm cũng không thành thật, do đó nhân cách bị tổn thất rất nhiều. Nói trau chuốt là nói lời phù phiếm hoa tình, khiến cho người sinh ra tâm niệm dâm đãng. Những thanh thiếu niên còn non dại nghe lời ấy lâu, nếu không tà dâm cho mất nhân cách, thì cũng làm việc thủ dâm để hại sắc thân. Kẻ nói lời có hại cho người như thế, dù không tà dâm cũng bị đọa vào đại địa ngục, từ trong địa ngục ra, hoặc làm giống cái trong loài súc vật. Nếu sinh trong loài người, sẽ làm hạng người gái lầu xanh, ban sơ còn tuổi trẻ sắc đẹp cũng chưa mấy khổ, lần lần nọc độc phong tình phát ra, sự khổ sở sẽ không cùng. Đã có miệng khéo nói năng, sao chẳng vì người chỉ đường hạnh phúc, lại thốt chi những lời tà vậy trau chuốt để gây họa cho chính mình và kẻ khác ư? Nói đôi chiều là nói khiêu khích thọc mách sự phải quấy của đôi bên, nhỏ thì lầm lạc người, lớn thì như nhà hại nước. Nói hung ác, là nói lời ác độc như gươm đao, khiến cho người khó nhẫn chịu sinh ra buồn khổ. Bốn điều này không làm thì khẩu nghiệp lành, làm thì khẩu nghiệp ác.
Ý nghiệp có ba: tham dục, giận hờn và ngu si. Tham dục là đối với tiền tài, ruộng đất, đồ vật.v.v… đều muốn cho về nơi mình, dù được nhiều vẫn còn thấy ít. Giận hờn là: không luận mình phải hay quấy, nếu có ai không thuận theo bổn ý, liền phát sinh giận giữ, dù kẻ khác dùng lẽ phải khuyên bảo cũng chẳng nghe theo. Ngu si là chẳng phải tuyệt nhiên không biết việc chi. Chính như kẻ đọc hết sách thế gian, văn từ qua mắt liền thông thuộc, miệng mở thành thi bài, mà không tin lý nhân qủa ba đời cùng sự luân hồi sáu nẻo, cho rằng người chết thì mất, không có đời sau v.v… đều gọi là ngu si. Những sự hiểu biết như thế làm cho hư nước hại dân còn qúa hơn nạn nược lụt, thú dữ. Ba điều này không làm thì ý nghiệp lành, làm thì ý nghiệp ác. Người ba nghiệp thân khẩu ý đều lành, khi tụng kinh niệm Phật, công đức lớn hơn kẻ ba nghiệp ác gấp trăm ngàn lần.
—o0o—
C. – Người học Phật cần phải giữ lòng tốt, nói lời tốt và làm việc tốt.
Giữ lòng tốt là không nên khởi những tâm niệm ác, trái chính lý, có hại cho mình và người. Nếu tâm niệm ấy thoạt nổi lên, phải lập tức sinh lòng hổ thẹn sám hối, khiến cho nó liền tiêu diệt. Lại phải giữ gìn những tâm niệm: hiếu, đễ, trung, tín, lễ, nghĩa, liêm, sỉ có lợi vật lợi người. Đối với điều lành, sức mình có thể làm được việc chi, nên thiết thật mà làm; nếu không làm được thì cũng nên thường tâm niệm. Nói lời tốt là nói lời có ích cho người và vật, chớ không phải nói xu phụ cốt để cho người vui vẻ vừa lòng là lời tốt đâu. Đây chính là nói những lời răn dạy con cái, khuyên người làm lành, lánh dữ, giữ trọn nhân luân, gắng tu phúc tuệ. Làm việc tốt là phải thật hành việc hiếu thảo cha mẹ, cung kính sư trưởng, hòa thuận anh em, khuyến hóa mọi người. Và với những việc lễ sám, niệm Phật, tụng kinh, thân tâm phải chí thành cung kính.
—o0o—
D. – Người học Phật, ban đêm không nên ở trần, mặc quần đùi mà ngủ.
Vì một Phật tử lúc nào cũng phải gìn lòng như đối trước Phật. Đến bữa cơm không nên ăn qúa độ, thức ăn dù ngon, hạp miệng cũng chỉ nên ăn tám chín phần mà thôi. Nếu ăn đủ mười phần thì kẻ khác bị thiếu, mà tạng phủ mình cũng bị thọ thương. Phúc đức của phàm phu đâu có bao nhiêu, nếu thường ăn như thế, thọ lộc phải giảm. Vả lại khi ăn qúa nhiều, thân tâm mờ mệt, nếu thực phẩm không tiêu, tất ra hơi dưới. Việc nầy rất không thanh nhã, tội lỗi rất to. Như sự đốt hương ở điện Phật chẳng qua là để tiêu biểu lòng cung kính, xét lại mùi thơm đâu có bao nhiêu? Nếu ăn qúa no để cho ra hơi dưới..mùi hôi thúi xông đến Tam Bảo, thì đời sau tất phải bị qủa báo làm loài giòi. Vậy muốn tránh lỗi ấy, tốt hơn hết là ăn cho có điều độ. Thảng như bao tử yếu bị chứng hàn, món ăn khó tiêu, cảm thấy muốn ra hơi dưới, thì nên bước ra ngoài, đến chỗ trống cho ra, đợi khi hơi tan lại đi vào trong. Nếu có việc không ra ngoài được, thì phải dùng sức nén lại, giây phút hơi sẽ tiêu tan ở trong bụng. Có kẻ cho rằng làm như thế e sinh ra bệnh, lời nầy không nên nghe theo, vì nếu một chút vệ sinh không đáng vào đâu mà để cho ra hơi dưới nơi điện Phật , nhà Tăng, thì khổ báo của tội lỗi còn nặng gấp hơn muôn phần. Trong giới luật của Phật chế, chưa nói đến việc này, có lẽ người xưa thân thể mạnh khỏe không tham ăn, chẳng có điều bất nhã ấy, nên Phật chưa nói, nếu như có, tất Phật đã nói ra rồi! Vậy chớ cho rằng Phật không chế giới ngăn cấm điều ấy, mà tùy ý cho ra hơi dưới. Làm như thế là tự rước lấy sự đọa lạc, chừng ấy Phật muốn cứu độ cũng không biết làm sao? Thuở xưa Đức Khổng Tử lấy tư cách bậc thánh nhân đến chầu vị quốc quân phàm phu, khi còn ở dưới thềm sắp muốn bước vào triều, đã nén nhẹ hơi thở, huống chi lúc đối trước mặt vua? Cho nên, sách Luận Ngữ nói: So vạt áo bước lên đền, thân mình cúi xuống , nhẹ hơi dường như không thở”. Chúng ta là phàm phu đầy nghiệp lực, đang lúc ở nơi điện Phật, một Đấng trời trong hàng Trời, Thánh trong hàng Thánh, là chỗ Tam Bảo đầy đủ mà không để tâm thúc liễm, mặc ý cho ra hơi hôi thúi nơi dưới, tội lỗi ấy lớn biết chừng bao? Xin chớ cho rằng tôi nói ra đây việc không thanh nhã, chỉ sợ cho kẻ thô suất lầm gây ra nhân dọa lạc loài giòi tửa đó thôi.
—o0o—
E. – Người học Phật, sớm mai thức dậy và sau khi đại tiểu tiện đều phải rửa tay. Khi dùng tay gãi nơi thân, chà dưới chân cùng rờ các chỗ không sạch khác, đều cũng phải rửa. Dù tháng nóng nực, cũng không nên tự do mở nút áo để phơi ngực hoặc vén quần bày bắp vế. Tùy tiện khạc đàm hỉ mũi là một việc làm rất tổn phúc. Chẳng những ở trong Phật điện, Tăng đường, không được hỉ nhổ, mà bên ngoài điện đường chỗ đất sạch sẽ cũng không nên làm việc ấy, vì nơi đất sạch mà bị khạc nhổ, thì liền hiện ra tướng dơ. Có người thô tháo không kiêng dè, cứ hỉ nhổ bừa trong phòng, trên đất, nơi tường, thành ra trong nhà chỗ nào cũng có đàm dãi. Kẻ ấy cho rằng khạc đàm là được thông trệ và bỏ chất nhơ ra ngoài, nhưng không dè mỗi ngày thường nhổ như thế thì bao nhiều tinh hoa của chất ăn uống đều biến thành đàm, nhiều ngày sẽ sinh ra bệnh. Trong thân người có gì tinh sạch, tốt hơn là nên nuốt đi, lâu ngày sẽ không còn đàm nữa. Đây là phương pháp dùng đàm trừ đàm rất thần diệu. Nếu không nuốt được thì nên nhổ vào khăn tay, phải hành động cho khéo đừng để người thấy. Nhưng việc này cũng nhọc công và không sạch, chẳng bằng nuốt đi, đã không nhọc nhằn lại không bày ra sự nhơ nhớp; hơn nữa còn dứt được bệnh đàm. Vài điều trên đây, dường như khong đáng nói, có kẻ lại cho rằng nhỏ nhặt không mấy để tâm. Nhưng người học Phật phải giữ tư cách lễ nghi và biết sợ tội, nếu chẳng thế thì thành ra kẻ thô tháo sỗ sàng, hiện đời phúc giảm tội thêm, kiếp sau phải đọa lạc.
—o0o—
G. – Người học Phật, mỗi cử động đều phải lưu tâm.
Trong khi niệm Phật, cần phải chí thành, nếu có lúc thấy nơi lòng sinh ra bi cảm đó là tướng căn lành phát hiện. Tuy nhiên, cũng phải dè dặt, đừng để cho nguồn bi cảm thường thường phát lộ, nếu chẳng thế tất sẽ bị loài ma bi thương nhập vào. Phàm có việc chi vừa ý cũng không nên qúa vui mừng, vui mừng qúa độ sẽ bị loài ma hoan hỉ ám nhập. Khi niệm Phật, mí mắt phải sụp xuống và không nên qúa dùng tinh thần khiến cho tâm hỏa bừng lên. Những lúc cảm thấy trên đỉnh đầu tê rần ngứa nhức, đó là hiện tượng dùng tinh thần chuyên chú nhiều, cần phải điều độ cho vừa chừng. Khi niệm ra tiếng, không nên dùng sức lắm, phải ngừa sự mang bệnh. Lần chuỗi mà niệm có thể trừ chứng biếng trễ, nhưng khi ngồi yên không nên lần, lần thì tay động tâm thần mỏi nhọc không an, lâu ngày tất mang bệnh.
H.- Người học Phật, khi xem kinh luận và các sách vở, chẳng nên qúa vội vàng, vội vàng thì tâm thần rối loạn không yên, rất khó hiểu được ý thú. Đời nay, nhiều người có đôi chút thông minh, khi được một bộ kinh sách liền quên ăn bỏ ngủ, xem một lần cho hết. Qua đến lần thứ hai thì không còn hứng thú xem nữa, dù có xem cũng như trạng thái phờ phạc mất thần. Hạng người này khó làm thành tựu việc chi, vậy phải gắng răn giữ. Ông Tô Đông Pha nói: “Sách xưa chẳng chán trăm lần đọc. Đọc kỹ suy cùng ý vị sâu!” Đức Khổng Tử là bực thánh nhân, mà còn đọc kinh Dịch nhiều phen, đến nỗi dây sách ba lần mòn đứt. Tư chất như ngài, văn từ qua mắt liền thông thuộc, tại sao lại cần phải xem văn mà đọc? Nên biêt xem văn có chỗ rất hay, bởi đọc thuộc lòng phần nhiều là sự làu thông ngoài miệng, xem văn thì dễ biết ý thú mỗi chữ mỗi câu. Vậy chúng ta lấy đó làm gương, đừng một mặt đọc thuộc lòng để tỏ ra mình là người thông minh nhớ giỏi…
Nam mô a di đà phật.
Xin nói rõ thêm để các vị được rõ là tiếng niệm phật trong máy là tôi tự ghi âm giọng của mình và thuở nhỏ tôi có chăn trâu. Các vị nên làm thử xem sao!
Dạ cho con hỏi con hiện đang tinh tấn phát nguyện niệm Phật nhưng lạ 1 điều là con niệm thầm không được, cam thấy rất khó niệm ra từng chữ và ko được rõ ràng. Phải tập trung cao độ niệm ra từng chữ mới được nên cảm giác rất vất vả đầu ốc. Nhưng con thử nói các câu khác thầm trong tâm thì bình thường, có thể rỏ ràng. Nói chung con niệm ra tiếng hoặc miệng nhép theo thì được. Nhưng còn nghĩ cũng cần có lúc Niệm thầm khi có công việc. Kính mong các thầy chỉ giúp cho con cách khắc phục
Chào bạn Thanh Thảo,
Bình thường lúc mới tập niệm thầm đều sẽ có chút khó khăn giống như bạn, khi chúng ta tập được một thời gian thì sẽ quen. Bạn cũng có thể tập bằng cách viết ra câu niệm Phật rồi nhìn vào đó niệm thầm, khi đã thuần thục rồi thì không cần nhìn vào đó nữa.
Chúc bạn tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Con thường xuyên phải đi công tác xa nhà cùng với mọi người. Khi sáng dậy và tối trước khi đi ngủ con không biết phải làm thế nào để niệm phật tụng kinh cho đúng, do mọi người đều nằm và ngồi hết trên giường. Mong Bạch thầy chỉ giúp con !
Sadhu!Sadhu!Sadhu!
Xin thầy chỉ giúp con .sao con dọc chú đại bi được một thàngma không thây cảm ứng gì .thầy chỉ cho con phương pháp đọc sao cho đúng .a di đa phật.con cảm ơn thầy..
Nam Mô A Di Đà Phật
Niệm Phật, trì Chú mà cầu cảm ứng, cầu thần thông tất chẳng bao giờ kết quả. Giả như có kết quả thì cũng chỉ là ma cảnh chứ chẳng phải Thánh cảnh.
Bạn muốn trì chú Đại Bi trước tiên bạn phải thuộc Chú. Kế đó mới có thể nhiếp tâm để hành trì. Quan trọng hơn cả Đại Bi Chú chính là Đại Tâm Chú, nghĩa là lòng từ bi không ngằn mé. Vì thế khi trì chú bạn cũng phải dùng Tâm Từ Bi của chính bạn để trì tụng thì mới huy được công năng của chú; ngược lại nếu bạn dùng tâm tham, sân, si, tâm cầu danh, cầu lợi, tổn người, lợi mình… sẽ chẳng bao giờ được lợi ích.
Bạn có thể tham khảo thêm bài giảng dưới đây của HT Tuyên Hoá:
Hành Trì Chú Đại Bi
Chào bạn Trinh Duy,
Tâm bạn càng TIN thần chú Đại Bi thì sẽ càng cảm ứng khi trì tụng. Tin là tin như thế nào mới là quan trọng? Cảm ứng là cảm ứng ra sao?
Tin là tin tự tánh của bạn vốn sẳn có lòng Đại Bi không khác gì như Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát cho nên nguyện cầu muốn trở về với bản tánh Đại Bi tâm giống như Ngài. Muốn được thành tựu như ý thì phải phát tâm khi trì tụng chú Đại Bi chỉ vì mục đích làm lợi ích cho chúng sanh chứ không cầu những việc lợi ích cho bản thân cho dù có bệnh tật cũng không trì tụng để cầu cho hết bệnh. Nếu còn lòng ích kỹ mà trì tụng thì làm gì còn gọi là thần chú Đại Bi nữa? Hiểu như vậy mà trì tụng cầu nguyện Bồ Tát Quán Thế Âm gia hộ cho thì chắc chắn sẽ cảm ứng không có gì phải nghi ngờ. Chuyện này cũng dễ hiểu lắm. Nếu bạn trì tụng một thời gian mà tâm bạn càng ngày càng bớt ích kỹ, phân biệt, dễ tha thứ, không oán trách ai và lòng từ bi hoan hỷ càng ngày càng tăng trưởng rất tự nhiên thì đó là tự tánh cảm ứng rồi chứ có ở bên ngoài đâu mà tìm ngó.
Bạn nên nhớ Bồ Tát Quán Thế Âm luôn luôn lắng nghe tiếng cầu cứu khổ của chúng sanh mà tuỳ nhơn duyên âm thầm gia hộ hiện vô số thân để thuyết pháp cứu độ cho chúng sanh. Đều quan trọng nhất là bạn phải có lòng TIN vững chắc là khi tâm thức tần số từ bi của bạn nâng cao lên thì tức nhiên dễ cảm ứng với Ngài thì nguyện gì lại không đuợc từ khi cầu những điều ích kỹ. Nếu bạn còn cái tâm ích kỹ nhỏ hẹp thì cho dù trì tụng chú Đại Bi nhiều biến đi nữa thì chỉ đem lại sự kết quả tốt đẹp rất ích như vậy thì đáng tiếc hơn. Cố gắng sống cho từ bi bình đẳng đối với gia đình, mọi người và súc vật xung quanh thì bạn đang trì chú Đại Bi thật sự.
Dù sao đi nữa xem ra bạn cũng có một chút thiện căn nhơn duyên với Bồ Tát Quán Thế Âm cho nên mới có thể trì tụng được chú Đại Bi. Người không có nhơn duyên nghe cái tên chú Đại Bi thôi còn không được huống chi trì tụng. Chúc bạn trì tụng chú Đại Bi thành tựu như ý.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Chào bạn Trinh Duy , mình có đọc đuợc ở đâu đó, là khi đoc chú đai bi thì tâm phải thanh tịnh, không phiền não không mong cầu, tâm đại bi lớn tương ưng với câu mở đầu “…đai bi tâm đà la ni”” thì rất tốt đó ban ạ, mình dốt lắm đọc nhiều mà chảng nhớ đuơc bao nhiêu , nếu không đúng thì bạn bỏ qua nhé. Nam mô A Di Đà Phật. Chúc bạn ngày càng tinh tấn trên con đuờng tu hoc.
A di đà phật . Con có duyên đọc được trang web về phật pháp và bệnh tình của con. Con cũng mừng vì có 1 nơi con có thể giãi bày tâm sự của con.
Con tên Quỳnh PD Diệu Hồng. Lúc trước gia đình con rất hạnh phúc và vui vẻ , từ khi nhà con xây lại để làm phòng trọ thì gia đình con xảy ra rất nhiều vấn đề. Chị em bất hòa không nói chuyện từ lúc con học lớp 12 đến năm nay con đã đi làm. Cha mẹ thì ly thân.
Qua 5 năm con đi học đại học tính tình con thất thường . Lúc hiền lúc dữ và chẳng bao giờ quen ai được lâu cả. Đến năm con học năm 2 thì con có đi chùa với mẹ . Được 1 thời gian thì con năm mơ thấy Phật và nhiều cảnh mà con tưởng như là đã ở đó rồi. Và rồi con nằm mơ thấy bậy bạ , quan hệ với 1 người đàn ông. Con đi chùa nhờ thấy giải bày dùm thì có 1 lần nó lên và nói chuyện với thầy . Sau đó thầy có chữa cho con . Thời gian đó con quen 1 cô ngoại cảm có bảo với con là có 1 người theo con , yêu con và không cho con quen với người khác. Được 1 thời gian thì con thấy sợ và cứ nằm mơ thấy người đàn ông đó đập chân con kêu dậy và nói dậy đi . Con sợ và bắt đầu niệm chú A di đà phật và chú đại bi . Được 1 thời gian thì con lại nằm mơ bậy bạ con sợ lắm . Mẹ con cũng tìm mọi cách để con hết bệnh. Em họ của con có biết 1 thầy chuyên cúng và trị bệnh người theo. Lần đó con theo em đi chữa bệnh và đã hết. Lâu lâu con mới mơ gặp nhưng ko có gì xảy ra. Bây giờ con mơ nhưng lại con ko thức dậy nổi và không bao giờ con nhớ là con mơ thấy gì. Lúc trước đôi mắt con hay mơ màng , kể cả lúc chạy xe con cũng mơ màng và chẳng bao giờ bị gì cả. Còn bây giờ thì cũng như thế nhưng con có thể tự làm mình tỉnh lại.
Con mong nhận được lời khuyên và tâm sự của các thầy.
A di đà phật
Nam Mô A Di Đà Phật!
Kính bạch Thầy! Con năm nay 29t, dù không đi làm nhưng con có một bé gái nhỏ 18 tháng. Con không nịêm phật mỗi ngày 2 thời khoá được vì con gái con cứ bắt con ẵm, khóc lóc nên con không tập trung niệm được. Mỗi ngày buổi trưa khi con gái con ngủ trưa thì con mới ngồi nịêm phật, niệm xong rồi con hồi hướng luôn. Như vậy có được không thưa Thầy?
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Niệm xong hồi hướng luôn như vậy là đúng chứ có sao đâu bạn.
Nghi thức hay thời khóa chỉ là 1 trong nhiều cách để ta an định thân tâm, nếu như hoàn cảnh không cho phép thì bạn cứ niệm Phật rồi hồi hướng luôn cũng được
Con năm nay 18 tuổi.Tuy trong nhà không theo đạo nhưng con cảm thấy mình có tâm kính đức phật .Con muốn tu tại gia và có một cái tên tu hành được không ạ.
Trong gia đình k ai theo mình con theo được không.
con xin cảm ơn!
Chào bạn Minh Hiếu
Việc phát tâm quy y là phát tâm riêng của mỗi người không phải là phải có gia đình theo đạo Phật mới được quy y. Tuy nhiên, nếu như bạn nhận thấy lợi ích của đạo Phật thì nên dần dần dẫn dắt gia đình đi quy y để mọi người cùng được lợi ích như bạn. Bạn có thể để bất cứ chùa nào gần nhà để đăng ký quy y. Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam mô a di đà phật.
Con có thắc mắc này ạ,con suy nghĩ nhiều r nhưng con k biết phải quyết làm tn.Cô chú giúp con với.
Con nói ngắn lưỡi nên khi niệm Phật k dk rành rẽ rõ ràng.:(.Từ lúc mới niệm Phật cho đến bây giờ con niệm k dk thoải mái,môi lưỡi líu vào nhau,chữ “Di”bị trại đi.(,vì thế mỗi lần niệm con cố niệm cho rành rẽ con rất mệt.Niệm 6 chữ thì con bị như v,nhưng niệm 4 chữ thì con niệm dk rõ.Nhưng con lại vướng mắc là niệm 6 chữ con cảm thấy cung kính,nhưng niệm 4 chữ thì con cảm giác mất đi sự cung kính.Với lại con niệm 6 chữ quen r.Là do con tạo nghiệp khẩu trong kiếp trk(ỷ ngữ).Con muốn sám hối để mong giải trừ nhưng con k biết bằng cách nào,con k biết là phần sám hối trong”nghi thức niệm Phật hàng ngày” có giúp con giải trừ dk nghiệp khẩu này k ạ?Con giờ chỉ biết nương nhờ Đức Phật chư con thấy m bất lực quá,nếu con cứ niệm k rành rõ như v thì tiếng niệm Phật dk huân tập sẽ bị trại đi.:(,lúc niệm thầm con cũng bị trại đi chữ”Di”.:((((
Mọi người cho con lời khuyên với ạ.
Con xin cảm ơn.:)
A Di Đà Phật. Chào bạn Hy Vọng,
Trước bàn thờ Phật trong thời khóa sám hối tụng kinh niệm Phật thì bạn nên niệm 6 chữ để tỏ lòng cung kính (y theo nghi thức các vị Tổ đã lập ra). Sau thời khóa thì bạn niệm 4 chữ hay 6 chữ thoải mái tự nhiên trong mọi lúc mọi nơi. Quan trọng là buông xả cái chấp tu so đo, lo lắng suy nghi nghĩ đúng sai ra, đừng tự trói buộc vào tâm sanh lòng NGHI.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A DI ĐÀ PHẬT
Trong tình trạng của bạn thì niệm sau củng tốt miển sau trong tâm thực sư có phật mới là tốt. Niệm phật qúi nhất là tâm thanh tịnh cho nên Niệm 4 chử hay 6 chử đều tốt cả 0 cần phân biệt. HT Tinh Không có giảng Liên Trì/Ngẩu ICh(LD 0 nhớ rõ cho lẳm) đại sư chỉ niệm có 4 chữ thôi.
Bạn dọc thêm câu chuyện dưới dây nữa nhé sẽ có tín tâm hơn.
Câu Chuyện Cô Gái Câm Niệm Phật Được Vãng Sanh
A DI ĐÀ PHẬT
A Di Đà Phật
LD tìm được khúc chuyện vãng sanh trong cuốn MẤY ĐIỆU SEN THANH của HT Thích Thiền Tâm, Bồ tát này có tình trạng giống bạn 1 chúc. Hoan hỷ chia sẽ.
A Di Đà Phật
TIỂU VƯƠNG
Tiểu Vương nguyên là gia nô của cư sĩ Tôn Hậu Tại quê quán tỉnh Hồ Bắc. Vì y vốn họ Vương, lại thuộc thân phận thấp nhỏ của một đứa ở, nên mọi người đều gọi là Tiểu Vương. Tôn cư sĩ gia thế thờ Phật, sau dời về cư ngụ ở Thượng Hải. Tiểu Vương cũng đi theo chủ.
Giúp việc lâu năm nơi nhà Tôn Hậu Tại, được ảnh hưởng về sự tu hành, Tiểu Vương cũng lần lần thấm nhuần, rồi phát tâm niệm Phật. Y vốn có tật cà lăm, nói năng chậm chạp, khó khăn, nên ban sơ niệm Phật không thành câu. Song với tâm chí thành, y vẫn cố gắng trì tụng. Như thế được mấy năm, một đêm Tiểu Vương mộng thấy có người nắm lưỡi của mình kéo ra thật mạnh, tâm sảng sốt cảm giác rất đau. Khi tỉnh giấc, tật cũ dứt trừ, nói năng lanh lẹ thông suốt, câu niệm Phật cũng rõ ràng rành rẽ. Do đó lòng tin nguyện của y rất sâu thiết, sự trì niệm càng chuyên cần. Tiếp tục tu hơn hai năm, thì không thấy Tiểu Vương niệm Phật nữa. Có người hỏi duyên cớ, y đáp: “Tôi niệm Phật đã thành một khối, nay không niệm mà vẫn tự niệm, nên không cần phát ra tiếng, chỉ khởi ý giữ cho câu hồng danh thầm liên tục chẳng đứt đoạn mà thôi”.” Mọi người nghe nói cũng không mấy lưu tâm, để cho y tùy tiện. Tình trạng mặc niệm như thế, lại tiếp tục thêm năm độ xuân thu nữa.
Một hôm Tiểu Vương gọi đứa con trai mười lăm tuổi, đang ngụ cư ở học đường về nhà bảo: “Hôm nay cha sắp đi, con nên giúp sức niệm Phật để tin đưa một lần cuối!”. Mọi người thấy y vẫn bình thường, chẳng tỏ ra chút chi đau yếu, đều không tin, chỉ nhìn nhau mỉm cười. Tiểu Vương biết ý, bảo: “Tôi nói thật đấy, chẳng phải là lời đùa cợt bông lông đâu!”. Có kẻ hỏi: “Chú nói đi, mà đi về nơi nào?”. Đáp: “Về nhà!”. Lại gạn hỏi: “Nhà nào, ở đâu?”. Đáp: “Quê nhà cũ, tức là thế giới Cực lạc ở Tây phương!”. Trong ấy có một vị sanh lòng tin bảo: “Con của chú hãy còn nhỏ dại, nên lưu lại thêm ít năm nữa để chiếu cố, nó mới có thể thành lập được!”. Tiểu Vương nói: “Thời tiết đã đến, tôi không thể lưu trụ, thôi mọi việc đều phó cho nhân duyên!”. Nói xong, bảo con đồng thanh niệm Phật với mình. Mọi người đều đứng yên, lặng lẽ nhìn xem sự thể diễn tiến ra sao? Lúc ấy Tiểu Vương ngồi ngay thẳng trên giường niệm Phật. Kế đó bỗng hắt hơi hai tiếng, hiện tướng ngọc trợ hạ thùy, rồi nhắm mắt đi thẳng. (Tức là hai dòng nước mũi trắng đặc thòng xuống, một biểu tượng của bậc xả thân thăng hóa).
Hôm sau vào buổi chiều tối, cư sĩ Tôn Hậu Tại cho đem di hài làm l thiêu hóa nơi chùa Lưu Vân. Lúc cử hỏa, đống củi liền bừng cháy, khói trắng xông thẳng lên hư không. Trên ngọn lửa hiện ra một đóa sen to lớn sáng rỡ chập chờn, càng lúc càng đẹp rõ, cho đến khi lửa tắt. Sáng ra kiểm lại, trên tro xương cũng hiện nét tướng hoa sen rành rạnh in như vẽ. Bấy giờ nhằm năm Dân Quốc thứ mười sáu.
A Mi Đà Phật
Bạn Hy Vọng thân mến!
Xin tán thán sự nỗ lực tu tập của bạn! Về chuyện không niệm rõ chữ “Di”, hay là bạn chuyển sang chữ Mi xem sao, niệm A Di Đà Phật hay A Mi Đà Phật cũng vậy mà. Vãng sanh hay không đều do tín nguyện, HV đừng quá chấp vào chữ “Di” mà sanh tâm thoái chuyển. Chúc bạn ngày càng tinh tấn.
Nam mô A Mi Đà Phật
A di đà phật.
Hy Vọng cảm ơn chú Huệ Tịnh và bạn liên du nhiều,đặc biệt là câu chuyện of b liên du ý,:))),rất đúng vs tình trạng của Hy Vọng bây giờ.:)))).câu chuyện này đã giúp m cảm thấy an tâm hơn và tín tâm hơn.
A di đà phật.
Hy Vọng xin chân thành cảm ơn!
A Di Đà Phật.
Chúng ta thường niệm “Nam Mô A Di Ðà Phật”, “Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật”; niệm thì niệm, vậy cứu kính hai chữ “Nam Mô” nghĩa là gì ? Rất ít người biết. Trước kia tôi từng hỏi nghĩa hai chữ “Nam Mô” như thế nào ? Chẳng có ai trả lời được như ý, họ đều chẳng biết.
“Nam Mô” là tiếng Phạn, dịch ra nghĩa là “quy y”, cũng là “quy mạng kính đầu”. Quy mạng là đem mạng sống của mình giao cho Phật, mình chẳng cần ; Phật kêu ta sống thì ta sống, kêu ta chết thì ta chết, nghe sự chỉ đạo của Phật. Kính là cung kính ; đầu là nương tựa. Kính đầu tức là cung kính nương tựa vào Phật. Chúng ta quy mạng tức là thân của chúng ta cũng quy y cho Phật, tâm cũng quy y cho Phật ; thân tâm đều quy y cho Phật.
(Hòa Thượng TUYÊN HÓA)
Nam mô a di đà phật.:)
Hy Vọng cảm ơn chú Huệ Tịnh và bạn Mỹ Diệp.!
Thật khó cho con,5 tháng nay con niệm 6 chữ,con thấy quen miệng và con cũng có cảm xúc với chữ “A Di Đà Phật” nên giờ con chuyển sang cách kia thì con khó nhiếp tâm và cảm thấy k có cảm giác m.ng ạ.:(.Với lại “trì đủ 6 chữ được điểm lợi dễ phát khởi sự kính thành cơ cảm” mà con thì vô duyên nên dễ gây sự bất kính nên con đành niệm 6 chữ như cũ,vào một ngày nào đó nhỡ có thể con sẽ dk kéo lưỡi như câu chuyện of b Liên Du thì đúng là kỳ diệu.:))))))
A di đà phật
Hy Vọng cảm ơn tất cả mọi người đã tận tình giúp đỡ con.:))))
Con nghe nói muốn tụng kinh thì trước tiên phải tụng kinh Quán Thế Âm Bồ Tát trước nên hàng ngày những hôm rảnh thì con ngồi con niệm còn nếu bận con mở điện thoại ra nghe chỉ có mấy câu: Nam mô Đại từ đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn linh cảm ứng Quán Thế Âm Bồ Tát.
Vậy cho con hỏi con niệm như vậy có được không hay phải niệm 6 chữ Nam mô A Di Đà Phật mới đúng ạ
thưa bạch thầy hằng ngày con vẫn niệm phật dù là đang đi đâu hay làm j thi con đều niệm phật .co nhiều lúc con quên nhưng nhớ đến thì con lại niệm tiếp.nhung con cứ boăn khoăn là nơi tcon làm việc ở nước ngoài người ta không theo phật giáo nên con thường phát nguyện va hồi hướng công đức âm thâm trong tâm có được không ạ hay như thế là phạm tội bất kính.xin bạch thầy hoan hỉ trả lời cho con ạ.con xin cảm ơn thầy
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Bạn Trần Thị Chiên !
Bạn có thể phát nguyện & hồi hướng trong tâm,ko sao hết.
nam mô a di đà phật!!!
người hóa thân cho chúng sinh, cho nhân loại!
nguyện cầu thế giới này theo đức phật!
thế giới an lạc!
Con từng chiêm bao thấy mình sắp bị rơi xuống một ngọn núi rất cao, trong lúc nguy cấp con tìm thấy mình có thể bám vào 1 tảng đá và bản thân con có thể sống sót, nhưng trong lúc đó con cũng phát hiện ra dưới ngọn núi có rất nhiều người, trong đầu con tự nhiên lóe lên ý nghĩ nếu bám tảng đá con sẽ được sống sót nhưng những người khác sẽ chết và con đã quyết định buông tảng đá đó ra. Sau đó con thấy mình ngồi trên tòa sen bay lên.con ko biết giấc mơ đó ám chỉ điều gì. Xin thầy hoan hỹ giải đáp giúp con. A Di Đà Phật
A di đà phật. Bạch thầy con mới biết đến tri thức của phật pháp qua mạng. Khoảng hơn 1 tháng nay vào nhũng tối rảnh rỗi con cùng chồng ra chùa gần nhà để tụng kinh, lạy phật.Con rất hoan hỉ nhưng không hiểu sao 1 tháng trở lại đây khi con niệm phật thì tâm không được thanh tịnh toàn nghĩ những điều không tôn kính đức phật. Con nghĩ chắc Đức Phật từ bi đang thử thach con vậy con càng phải tinh tấn hơn. Nhưng qua bài chia sẻ của thầy về những gì người mới tu nên biết thì con thấy có phải con bị tà ma ngoại đạo nhập trong tâm không ạ? Kính thầy chỉ gium con nên làm thế nào để nhất tâm niệm phật không bị loạn tâm a. A DI ĐÀ PHẬT.
Vì Sao Khi Phát Tâm Niệm Phật Tà Niệm Liền Khởi Lên Mạnh Mẽ?
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2015/07/vi-sao-ta-niem-khoi-len-manh-me-luc-moi-phat-tam-tu-hanh-va-cach-khac-phuc-ra-sao/
Thưa thầy,con muốn hàng ngày đọc kinh xám hối cho những tội lỗi của con và cầu siêu cho bé đỏ, và cầu xin có con. vậy con nên đọc những bài kinh nào,theo thứ tự như thế nào ạ? Con có thể ngồi đọc trên giường có được không ạ? Con rất mong được thầy giúp đỡ
Bạn tham khảo bài sám hối ở đây:
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2015/04/bai-sam-hoi-voi-thai-nhi/
Ngoài việc đọc kinh, niệm Phật hằng ngày thì mình cũng tự phát thệ là sẽ ko bao giờ tái phạm lỗi lầm đó nữa, vì ko tái phạm chính là chân thật sám hối.
Khi đọc kinh Phật, niệm Phật thành tiếng thì ko nên ngồi trên giường vì như vậy là ko cung kính. Nếu điều kiện ko cho phép phải ngồi trên giường thì chỉ đọc bằng mắt, và niệm Phật thầm.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Chú Tịnh Thái ơi,nếu ngồi trên giường niệm Phật theo kiểu nhép miệng,chỉ khẽ động môi thôi,giống như đang nói thầm vậy,nhưng ko phát ra tiếng,thì có được ko ạ ?
Con hiện đang ở trọ, do hiện nay vì chuyện của chồng con ham mê cờ bạc nên con rất phiền muôn, con luôn tin vào đức Quán Thế Âm Bồ TáT, mỗi ngày con thầm thấp hương cầu khấn xin cho chồng con hồi tâm chuyển ý, làm ăn lương thiện. Hàng ngày ngồi trong phòng trọ con cũng niệm a di đà phật. Không biết như vậy có tốt không, con cũng hạn chế ăn thịt, cá nhiều lắm. Con mong chồng con thay đổi, kính mong sư phụ quán chiếu chỉ bảo thêm cho con đạt được ý nguyện.
Kính bạch Thầy. Con đi làm ở cơ quan, không thể niệm ra tiếng, con niệm thầm trong tâm thì hay bị tán loạn. Nên con chép danh hiệu A Di Đà phật vừa chép vừa niệm trong tâm để dễ nhiếp tâm. Con không biết là làm như thế có được không, và cuốn tập chép danh hiệu A Di Đà Phật khi chép đầy rồi phải làm sao? Kính mong Thầy giải đáp cho con được rõ
con còn nhỏ tuổi may mắn gặp được pháp môn niệm Phật đặc biệt là được xem qua bộ kinh Bát Chu Tam Muội và Niệm Phật Ba La Mật.bây giờ con muốn tịnh khẩu niệm phật xin chư vị hãy chỉ con cách tốt,và con cũng đang đấu tranh với tà dâm.con đang từ bỏ thủ dâm để tâm thanh tịnh vì vậy khi cơn dâm đến như lữa con luôn quyết tâm vuotj qua nó và thành công nhưng khi ngủ mê thì con lạ bị mộng tinh khong biết như vây có sao không ạ??
Bạn cứ chăm chỉ niệm Phật, kết hợp lạy Phật, dần dần các chủng tử tà dâm đó sẽ nhạt bớt. Bạn sẽ mơ ít đi, rồi không mơ nữa. A Di Đà Phật!
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Nguyễn Minh Khang,
Mong bạn hoan hỉ đọc phần trao đổi dưới đây để biết cách hoá giải nghiệp nạn bạn đang mắc nhé.
Chúc vững tin nơi chánh pháp.
TN
………………………………….
Hoá Giải Nghiệp Tà Dâm
con xin hỏi câu niệm phật mới thức dậy buổi sáng là gì ạ và cách hít thở a di …đà phật
A DI ĐÀ PHẬT. Con nghe nói Chú Đại Bị rất oai lực, cả Ông Bà Cửu Huyền cũng sợ, vậy con có nên tụng khi trong nhà có bàn thờ ông bà? Con có chút thắc mắc, xin quý vị hoan hỷ giải đáp cho con. Nếu câu hỏi này có gì sai quấy thì con xin sám hối ạ. NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT. NAM MÔ ĐẠI BỊ QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT.
Chào bạn,
Quả thật Chú Đại Bi oai lực rất lớn, nhưng oai lực đó là Đại từ Đại bi, chẳng phải là tà ác, sao lại làm chúng sanh sợ ? Nương sức đại từ đại bi của Quán Âm Bồ Tát, đọc chú đại bi còn có thể giúp cho tổ tiên siêu thăng, chẳng có chuyện nghe chú đại bi mà tổ tiên kinh sợ. Nếu khiến người chết kinh sợ hoặc tổn hại đến bất kỳ chúng sanh nào thì đâu thể có tên là đại bi? Cứ an tâm tiếp tục đọc chú đại bi mỗi ngày nhé!