Trong Yếu Giải, Ngẫu Ích đại sư đã nói rất khéo: Hành nhân, tức là người niệm Phật, có được vãng sanh thế giới Cực Lạc hay không, [điều ấy] được quyết định bởi [hành nhân] có tín nguyện hay không? Chỉ cần quý vị thật sự tin, thật sự nguyện, không ai chẳng vãng sanh! Sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới, phẩm vị cao hay thấp, tùy thuộc công phu niệm Phật của quý vị sâu hay cạn. Câu này hay lắm! Công phu cạn là cõi Phàm Thánh Đồng Cư, vì sao? Chưa niệm đến nhất tâm bất loạn. Niệm đến Sự nhất tâm bất loạn, sẽ sanh trong cõi Phương Tiện Hữu Dư, niệm đến Lý nhất tâm bất loạn sẽ sanh vào cõi Thật Báo Trang Nghiêm. Công phu niệm Phật sâu hay cạn, trong ba cõi đều có chín phẩm, [tức là] đều có ba bậc chín phẩm, tùy thuộc công phu cạn hay sâu. Vãng sanh hay không là do có tín nguyện hay không, câu nói này hay quá! Cổ nhân chưa có ai nói vậy, nhưng trong sách Yếu Giải, Ngẫu Ích đại sư đã nói như thế.
Trích Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không Ngày 5 tháng 04 năm 2010
Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa
Video giảng sư: Thích Đồng Hành
Lành thay, lành thay!
Đây thực là lời vàng ngọc dành cho người nguyện sanh cõi nước Cực Lạc.
Muốn hiểu rõ thêm lời của Ngẫu Ích đại sư mọi người nên tìm đọc Niệm Phật Tông Yếu của Ngài Pháp Nhiên Thượng Nhân. Có thể ” tin chắc” 6 chữ Nam Mô A Di Đà Phật đây thì Tây Phương dám chắc đã có phần.
Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật.
Xin chan thanh cam on Thanh Lien nhieu lam!
A Di Đà Phật “công phu sâu hay cạn” một lời khó nói hết được.Những vị mới đến với pháp môn niệm phật này khi nghe chắc chắn tâm sẽ bất an và suy nghi làm sao để cho mình đạt được công phu Sâu, ngay lúc đó quí vị đã bị chướng ngại rồi, như trẻ thơ tập đi từng bước từng bước một và Pháp môn niệm phật cũng y như vậy…
-Phàm phu tôi cũng chỉ có bấy nhiêu muốn nói với quí vị./
A Di Đà Phật
HN phàm phu tục tử chẳng dám lụận bàn câu thứ hai, tức là : Phẩm vị cao hay thấp phụ thuộc vào công phu sâu hay cạn.
Nhưng ở câu thứ nhất: Vãng sanh được hay không là do có tín nguyện hay không. HN tuyệt đối tin ở câu này. Phải một thời gian rất dài mới ‘tin’ nổi câu này. Ban đầu tin không nổi, chính xác là không hiểu nổi, nghĩ, chỉ có Tín, Nguyện, vậy còn Hạnh để ở đâu trong ba món Tư lương. Rồi sau này mới ngộ được, có Tín mới có Nguyện, có Nguyện, thật Nguyện, thì không ai không Hành chuyên cả, không ai không tận tâm tận sức mà Hành cả. Thế nên chữ Tín là đề khởi quan trọng nhất. Học Phật cầu thoát ly sanh tử, trước hết chúng ta phải thành tựu cho được chữ Tín này. Chúng ta phải có một niềm tin quyết định rằng, đời này, kiếp này nhất định phải giải quyết bằng được Vấn Nạn Sanh Tử của mình. Có niềm tin quyết định này giúp chúng ta thật nhiều thuận lợi trên bước đường tu tập.
Xin lược ghi vài đoạn trong Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục
* Phàm là bọn hữu tình chúng ta hễ nghe nói đến pháp môn Tịnh Độ thì phải tin Sa Bà cực khổ, Tây Phương cực vui, phải tin rằng từ nhiều đời đến nay, nghiệp chướng sâu nặng, chẳng cậy vào Phật lực, khó thể xuất ly. Phải nên tin rằng cầu được vãng sanh thì ngay trong đời này sẽ được vãng sanh. Phải tin niệm Phật nhất định được Ngài từ bi nhiếp thọ. Dùng một lòng kiên định này, nguyện lìa Sa Bà như kẻ tù muốn thoát khỏi lao ngục, trọn chẳng có tâm lưu luyến. Nguyện sanh Tây Phương như lữ khách mong quay về cố hương, chẳng hề có ý niệm do dự. Từ đó, tùy phận, tùy lực, chí tâm trì niệm thánh hiệu A Di Đà Phật, chẳng luận là nói năng, im lặng, động, tịnh, đi, đứng, nằm, ngồi, đón tiếp khách khứa, mặc áo, ăn cơm, giữ sao Phật hiệu chẳng lìa tâm, tâm chẳng lìa Phật.
* Nếu tâm sanh tử thật sự thiết tha, tin tới nơi, tâm chẳng sanh một niệm ngờ vực thì dù chưa ra khỏi Sa Bà, đã chẳng còn là khách trọ lâu ngày trong chốn Sa Bà; chưa sanh Cực Lạc, nhưng đã là khách quý cõi Cực Lạc. Thấy người hiền mong mình được bằng, gặp điều nhân đừng để lỡ. Há có nên do dự, lười nhác, sao nhãng, để đến nỗi một phen lầm lỡ khiến mình bị lỡ làng mãi mãi ư? Là trang nam nhi có huyết tánh, dứt khoát chẳng chịu sống làm thây đi, thịt chạy, chết mục nát như cỏ cây. Hãy gắng lên, cố lên!
* Muốn bàn về pháp tu trong Tịnh Độ mà chẳng nói lược qua sự khó khăn của các pháp cậy vào tự lực để liễu thoát và sự dễ dàng của pháp cậy vào Phật lực này thì [người nghe] nếu chẳng nghi pháp cũng sẽ nghi chính mình. Nếu tâm có chút mảy may nào nghi ngờ, sẽ do nghi thành chướng; đừng nói là không tu, dù tu cũng chẳng được lợi ích thật sự. Do vậy phải nói rằng Tín là một pháp chẳng thể không gấp gáp giảng giải để mong gây dựng sâu xa đến cùng cực vậy!
—
HN phàm phu chỉ dám có vài dòng chia sẻ này, kính mong các Thiện tri thức giảng giải thêm để giúp lợi lạc hữu tình!
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật.
81. Yếu-đạo để hạng phàm-phu thoát khỏi sinh-tử thì không gì hơn Môn Tịnh-Độ, hạnh Niệm-Phật. Nói về căn-cơ thì bao gồm thập-ác, ngũ-nghịch, tứ-trọng, báng-pháp, xiển-đề, phá giới, v.v… Nói về hạnh thì mười tiếng hay một tiếng, ngay cả trẻ con cũng xưng được.
Nói về tín thì một niệm hay mười niệm, kẻ ngu cũng làm được. Bổn-Nguyện vốn vì ‘mười phương chúng-sinh’ mà có, không để sót bất cứ căn-cơ nào, không bỏ rơi bất kỳ ai. Trong mười phương chúng-sinh, thì có trí hay vô trí, có tội hay vô tội, phàm-phu hay thánh-nhân, trì-giới hay phá-giới, người nam hay người nữ, ông già hay trẻ con … cho đến căn-cơ của thời Tam-Bảo đã diệt đều bao gồm cả. Hễ gặp được Bổn-Nguyện, được nghe Danh-Hiệu NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT và tin theo mà Niệm-Phật thì Đức Phật A-Di-Đà dùng Quang-Minh Biến-Chiếu thu-nhiếp chẳng rời.
Hạng tội nặng nghiệp dày, u-minh ám-chướng lại càng nên nương vào Di-Đà Bổn-Nguyện. Vì sao vậy? Lý do là vì Di-Đà Bổn-Nguyện vốn vì phàm-phu, chứ không phải vì thánh-nhân.
92. Hỏi: Tôi tuy Niệm Phật mà tâm nầy cứ tán loạn không biết làm sao đây?
Đáp: Chuyện đó thì Pháp Nhiên nầy cũng không làm nổi!
93. Khai-thị về yếu-chỉ của Tịnh-Độ:
‘Chư-vị đạo tục hãy suy-nghĩ chính-chắn. Với căn-cơ thiển-bạc như chúng ta, nếu không nương vào Bổn-Nguyện Di-Đà thì làm sao có thể tọai-nguyện chuyện lớn vãng-sanh được! Ngưỡng trông Bi-Nguyện của Đức Di-Đà mà xưng danh-hiệu Ngài. Đó tức là nương-tựa vào Bổn-Nguyện Di-Đà vậy. Để được vãng-sanh, không gì hơn điều nầy. Mọi suy-nghĩ khác đều là tâm kiêu-mạn.
Nói rằng nương-tựa Di-Đà, chẳng phải là quán-tưởng ở trong tâm, mà là xưng-niệm danh-hiệu. Đó tức là nương-tựa Bổn-Nguyện. Người tu Niệm-Phật đừng trụ ở quán-tưởng, hễ nghĩ đến quán-tưởng hãy lập tực xưng-danh ra tiếng!
“Khách đi buôn chờ trời sáng, nghe tiếng gà gáy thì mừng.”
*** Niệm Phật Tông Yếu – Pháp Nhiên Thượng Nhân ***
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Cảm ơn Huynh. Chúc Huynh Pháp hỷ sung mãn nhé 🙂