Đời Nguyên bên Trung Hoa, vào năm Canh Ngọ niên hiệu Chí Thuận ở vùng Triết Tây bị thất mùa liên tiếp. Trong thành Hàng Châu, dân chúng đói chết nằm ngổn ngang đầy đường. Mỗi buổi sáng, quan phòng chánh mướn người khiêng tử thi chở đem bỏ xuống hang núi, sau tháp Thái Hòa. Trong số tử thi có thây một bà lão hơn mười hôm không hôi thúi, ngày nào cũng tự trồi lên nằm trên các thây chết khác. Chúng lấy làm lạ, giòng giây kéo đem lên, soát trong người thấy có túi vải đựng ba bức đồ niệm công cứ A Di Đà Phật. Việc này truyền đến quan Hữu Tư, Ngài cho mua quan quách tẩn liệm và đem ra thiêu hóa. Khi củi đốt lên, trong khói lửa hiện ra tượng Phật, Bồ Tát, ánh sáng rực rỡ. Do nhân duyên đó, rất nhiều người phát tâm niệm Phật (Trích Sơn Am Tạp Lục).
Xem truyện tích xưa, còn biết bao trường hợp như thế nữa! Qua các gương trên, ta thấy nếu tự lực tu hành, khi chưa được nghiệp sạch tình không, lúc tái sanh tất phải mê muội, mười người đã rớt hết tám chín. Còn như bà lão niệm Phật, tuy dốt đạo lý, chẳng hiểu chút chi về Tông, về Giáo, nhưng nhờ thành tâm niệm Di Đà mà sau khi chết diễn ra nhiều điều kỳ lạ, đã chứng minh bà lão vãng sanh về Cực Lạc không còn nghi ngờ. Cho nên tham thiền, tụng kinh cùng tu các môn khác là những điều quý báu nên làm, và đáng khuyến khích. Nhưng giữa thời mạt pháp này, cần phải tu thêm môn Niệm Phật, rồi đem tất cả công đức ấy hồi hướng về Tây Phương, mới bảo đảm khỏi luân hồi mà đọa. Nếu không lấy Tịnh Độ làm nơi quy hướng, thì công đức tu các môn khác chỉ gây căn lành phước báo, và nhân duyên đắc độ về sau mà thôi. Như thế, e cho khi chuyển sanh hôn mê tạo nghiệp phải bị trầm trệ lâu trong cảnh khổ luân hồi. Mấy ai thông minh như Ngộ Đạt quốc sư, mười kiếp làm cao tăng tu thiền định, kiếp sau rốt mới mười bốn tuổi đã giảng suốt Kinh Niết Bàn. Nhưng vì một niệm đam mê trước tòa trầm hương nên bị túc báo ghẻ mặt người, sau trở lại niệm Phật mới được vãng sanh giải thoát. Những vị ỷ mình cao minh, ngoài miệng nói suốt lý huyền, chỉ trọng tự lực khinh thường niệm Phật, cũng nên xem gương trên mà để tâm suy nghĩ.
Trích Niệm Phật Thập Yếu
Hòa Thượng Thích Thiền Tâm
Bài hát: Phát Bồ Đề Tâm
Thơ: Thích Thiền Tâm
Nhạc: La Tuấn Dzũng
Trình bày: Lan Phương/Xuân Trường
Nơi tam giới không an dường hoả trạch
Đâu chân lạc chỉ thấy cõi tang thương
Người vô thường, cảnh cũng vô thường
Hãy lo khuyên gọi cùng nhau tỉnh mộng
Hãy quay bước đến bên bờ giác thanh lương
Khởi lòng bi trí nguyện độ mười phương
Ba tăng kỳ kiếp tu muôn hạnh
Bền lòng không thối chuyển
Cầu ngôi vị pháp vương
Nam mô A Di Đà Phật,con rất hoan hỷ được trao dồi thêm Phật pháp các bài như trên.
sau khi chết cơ thể có hôi hay không là do nhiều yếu tố nhiệt độ,thời tiết,độ ẩm….khi sống cơ thể con người khác nhau bởi tuyến mồ hôi có mùi thơm hoặc hôi thì khi chết cũng vậy.không thể nói bà cụ chết 10 ngày cơ thể thơm là do niệm phật……nhiều vị sư niệm phật cả đời sau khi chết để xác trong nhiệt độ dễ phân hủy thử xem có thơm được ngày nào không.
Tôi phản bác ý kiến cho rằng “vì bà cụ niệm phật nên khi chết người vẫn thơm”. Đó là một cái gì đó gọi là mê tín.
Đọc lên đọc xuống bài trên tôi đâu thấy có câu “vì bà cụ niệm Phật nên khi chết người vẫn thơm”, mà thật ra là nhờ niệm Phật nên khi chết không hôi.
Có trường hợp vãng sanh để 100 ngày niệm Phật vẫn không hôi không hư hoại như bà Thường Phúc gần đây bên Trung Hoa, khoa học không thể giải thích được
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2015/05/nu-cu-si-thuong-phuc-ngoi-tu-tai-vang-sanh-video/
hoặc sư Hải Khánh vãng sanh thân thể không những không hư không thối và trở nên bất hoại
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2015/09/niem-phat-vang-sanh-luu-lai-than-kim-cang-bat-hoai/
Chẳng phải nhờ niệm Phật mới như thế sao? 🙂