Điều tối kỵ nhất trong phép niệm Phật là lúc bắt đầu thì hăng hái mà về sau lại giải đãi. Sở dĩ có sự thủy cần chung giải như vậy là vì không có tâm hằng thường. Cho nên, để giữ cho được thủy chung như nhứt, ngay từ khi sơ phát tâm niệm Phật, hành giả cần phải tự vạch cho mình một thời khóa biểu nhứt định. Một khi thời khóa biểu đã vạch sẵn rồi thì ngày ngày cứ y theo đó mà thực hành, tự gây cho mình một thói quen, và có như thế mới giữ được đạo tâm bất thoái. Trong buổi đầu, niệm nhiều hay ít chưa phải là điều quan trọng vì nhiều hay ít còn tùy thuộc năng lực và hoàn cảnh riêng biệt của từng cá nhân; quan trọng là tại chỗ thường thời thực hành, đều đều và chuyên nhất.
Người xưa có vị mỗi ngày niệm đến 10 vạn hiệu. Vị nào ít lắm cũng 5 vạn. Công hạnh tu hành của họ thật là tinh tấn dũng mãnh! Ngày nay, hoàn cảnh thay đổi khác xưa rất xa mà lực lượng của tự thân ta cũng không bằng, vậy ta nên châm chước hoạch định một công khóa, thật sát với hoàn cảnh và vừa sức của ta, để thực hành cho đúng mức. Sau khi đã hoạch định rồi thì dù gặp phải công việc bận rộn đến đâu, cũng phải cố gắng hoàn thành công khóa. Vạn nhất, vì một lẽ nào đó mà không hoàn tất được ngày ấy thì qua hôm sau phải bổ khuyết kịp thời, chớ nên để rày lần mai lửa, tạo thành cho ta một thói xấu rất có hại về sau.
Trong khi vạch khóa trình, nên tránh hai cực đoan. Cực đoan thứ nhứt là vì sự hăng hái trong buổi đầu, tự định cho mình một khóa trình quá nhiều, về sau đuối sức theo không kịp, rồi vì vậy bỏ luôn. Cực đoan thứ hai là vì sự e ngại về sau theo không kịp, nên dè đặt tự định cho mình một khóa trình quá ít, không thấm vào đâu, rồi cũng dễ sinh ra giải đãi. Cả hai cực đoan đều đến kết quả như nhau. Cho nên, trong khi quyết định khóa trình, cần phải tế nhị châm chước dung hòa giữa hoàn cảnh và năng lực thế nào thích trung mới được lâu dài và hữu hiệu.
Niệm bất cứ lúc nào: Với những hành giả đã huân tập được tịnh chủng khá thành thục thì tự nhiên phát ra những tiếng niệm Phật bất cứ lúc nào, cơ hồ như có một sức lực dũng mãnh nào bên trong thúc đẩy, khiến cho hành giả hằng tiến không lùi. Vì vậy mà dù công khóa đã hoàn tất, các vị này vẫn chưa cho là đủ, nên trừ ngoài giấc ngủ, bất luận ngày đêm, trong bốn oai nghi là đi, đứng, nằm, ngồi, không lúc nào, không chốn nào, là không niệm Phật. Như vậy câu “Nam mô A Di Đà Phật” không lúc nào rời khỏi miệng, lâu ngày thành tập quán.
Truyện vãng sanh của người xưa còn ghi chép lại rất nhiều trường hợp vãng sanh do pháp môn niệm Phật này đem lại. Như có ông thợ rèn, tay đập búa miệng niệm Phật; bà làm nghề đậu hủ, tay xay đậu miệng niệm Phật; về sau, khi vừa dứt tiếng niệm Phật, cả hai đều được đức Phật phóng hào quang tiếp dẫn và đều được tọa hóa vãng sanh Cực lạc.
Chúng ta nên lấy đó làm gương. Nếu niệm được đến trình độ ấy thì dù có định khóa trình, hay không còn định khóa trình, không còn là vấn đề nữa.
Niệm hay không niệm vẫn là niệm: Phép niệm Phật nói ở đoạn trên là chỉ sự niệm thành tiếng, phát ra nơi cửa miệng, trong 4 oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi. Chữ NIỆM trong đoạn này là chỉ tâm niệm (tâm niệm nhớ nghĩ đến Phật). Nói “niệm hay không niệm vẫn là niệm” có nghĩa là bất kể niệm thành lời hay không, luôn luôn trong tâm vẫn tưởng nhớ đến Phật, tức là vẫn có niệm Phật.
Sở dĩ miệng phải niệm Phật là cốt nhắc cho trong tâm tưởng nhớ đến Phật. Giờ đây, dù cho khi miệng không niệm mà tâm vẫn có tưởng nhớ, như thế cứu cánh của phép trì danh niệm Phật đã đạt được rồi vậy.
Nếu hành giả thực hiện được phép “không niệm mà niệm” thì bất luận thời gian nào, bất luận miệng có trì danh hay không trì danh, tâm lý lúc nào cũng vẫn để vào Phật. Như vậy, tịnh niệm đã kiên cường liên tục không hở, lòng như rào sắt vách đồng, gió thổi cũng không lọt, ai muốn đập phá cũng không xuể, quyết không còn một trần niệm ô nhiễm nào có thể đột nhập, khiến cho tâm chao động được. Lúc ấy, phép niệm Phật tam muội tự nhiên thành tựu, quả vãng sanh không cầu mà tự đến.
Người xưa nói “niệm mà không niệm, không niệm mà niệm” tức là chỉ cho cảnh giới này vậy. Nếu không phải là người niệm Phật đã lâu năm, và do đó, công hạnh đã thuần thục, thì quyết không thực hành được pháp môn này. Hàng sơ cơ quả thật khó mà noi theo.
Trích Pháp Môn Tịnh Độ
HT. Thích Trí Thủ
hay quá con xin cãm ơn thầy A dI ĐÀ Phật
xin Kính Thưa Thầy
con xin nói về một ít cuộc sống của con hiện tại
con nay rất ít tuổi bản thân sinh ra không phải trong gia đình phật tử sự hiểu biết về Đạo là con không có nay nhờ có chút duyên con biết đến giáo pháp của Đức Phật
con hiện nay là một lao động xa quê hương con cũng hay đọc về Phật Pháp và có nghe Đại Đức giảng
thời gian của con là rất ít,nên con hiểu một chút ít với sự ngu muội của mình quá nhiều chưa thấu đáo hết
cho con hỏi khi con muốn tụng kinh niệm Phật tại căn phòng trọ của mình chỉ có phòng ngủ và phòng bếp,vậy con có thể niệm PHật ra tiếng hay đọc kinh và thần chú không ạ?
cho con hỏi khi con ở nhà thì niệm Phật và đọc Kinh và niệm Thần chú như thế nào là đúng nghi lệ ạ?con có nên mua tranh hình bồ tát để trong phòng ngủ của mình không ạ?
cho con hỏi khi đến Chùa con phải làm sao cho đúng nghi lễ và khi đến Chùa con nên niệm PHật tụng KINH hay niệm Thần CHú như thế nào cho đúng ạ?
cho con hỏi con thì nghe pháp đọc ở trên mạng thôi ạ bởi nhưng bài Kinh hay THần chú con cũng chỉ đọc theo trên mạng thôi ạ nên con chưa hiểu thế nào là đúng nghi lễ ạ.
hiện nay con thường sáng niệm Quán THế Âm và vào buổi tối mỗi lần 108 danh hiệu và con thấy con rất thích Chú Đại BI con đọc theo thôi
xin Thầy hoan hỉ cho con biết nghi thức cách tụng và bài tụng cho đúng nghi lễ ạ
CON XIN CẢM ƠN THẦY
CON XIN CẢM ƠN THẦY
Khi Ngọc niệm Phật trong phòng ngủ thì chỉ nên niệm thầm trong tâm hoặc nhép miệng niệm Phật ko thành tiếng theo chuỗi là tốt và trang nghiêm nhất, không nên niệm Phật tụng kinh thành tiếng ở những nơi không trang nghiêm như phòng ngủ hay khu vực gần phòng vệ sinh.
Bạn có thể mua một tranh tượng nhỏ để mỗi khi tụng kinh niệm Phật bạn treo lên hay đặt trên bàn, xong thời khóa thì cất đi, không nên treo hình Phật trong phòng ngủ vì làm như vậy là có tâm khinh nhờn, ko tốt.
Khi đến chùa thì Ngọc nên theo đúng quy định của Chùa đặt ra, trang phục kín đáo, trang nhã. Việc niệm Phật tụng kinh trên Chùa thì mỗi Chùa đều có nghi thức riêng, Ngọc nên hỏi các Thầy trên chùa để hiểu rõ hơn.
Sáng tối trì tụng danh hiệu Quán Thế Âm và Chú Đại Bi là rất tốt, nên kèm thêm niệm Phật, lấy niệm A Di Đà Phật làm chính, còn niệm chú và danh hiệu Bồ tát là trợ hạnh.
Còn nghi thức đọc tụng thì cũng tùy thuận theo mỗi người mỗi hoàn cảnh và sở thích, không có một cách nhất định. Người có ít thời gian thì chỉ nên làm thời khóa đơn giản: Đọc tụng một bộ kinh A Di Đà là được.
http://www.duongvecoitinh.com/audio/kinh-a-di-da/kinh-a-di-da.pdf
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật !
Bạch thầy , con tên la Ngọc hiện đang sinh sống va làm việc tại nuớc ngoài . Con cũng giống như bạn Bảo Ngoc trên may mắn có duyên đuợc biết đến Phật Pháp chỉ có điều thời gian và điều kiện không cho phép nên con không thể thuờng xuyên đi đến chùa và vẫn chưa quy y tam bảo được , điều con lam đuợc hàng ngày là lập 2 thời khoá sáng tối để niệm Phật mà thôi . Có điều vì vẫn còn mới nên con chưa thể nhấp tâm niệm Phật được , không những thế mỗi lần niệm thì tạp niệm đều xuất hiện trong đầu khiến con rất khó tập trung , con co’ đọc 1 số bài viết rằng nếu niệm phật ma quá nhiều tạp niệm la không tôn kính đức Phật vậy la có đúng không ạ ???? và làm sao con có thể gạt bỏ hết những tạp niệm ấy ạ hay có phải vì con chưa có duyên với Phật nên vậy không ạ ???? . Hiện nay con cũng bắt đầu ăn chay vì chưa thể ăn chay truờng nên con phát tâm ăn chay kỳ 10 ngày , con cũng muốn đọc kinh , sách về Phật giáo nhưng chưa biết kinh sách nào phù hợp cho nguời mới như con . Mong các thầy hoan hỉ cho con xin ý kiến với ạ .
Nam Mô A Di Đà Phật
Các vị liên hữu Tịnh Thái, Hãy niệm A Di Đà Phật,cư sĩ Viên Trí,Hướng Đạo…viết nhiều phúc đáp hay & chắc chắn giúp ích đc cho nhiều người.
Công đức Pháp thí chẳng thể nghĩ bàn !
Xin tán thán các vị- thiện tri thức !
Mong đc đọc phúc đáp của các vị nhiều hơn nữa !
xin hỏi thấy người tật nguyền hay khuyết tật mà con niệm phật hồi hướng cho họ vậy có được không .
Bạn Phúc làm như vậy là rất tốt , nhưng nếu bạn khuyên họ niệm Phật thì củng rất tốt cho họ.Nếu họ không niệm thì bạn niệm một câu A Di Đà Phật cho họ nghe,cái này là giúp họ gieo trồng hạt giống Phật,bạn se có công đức.