Chỉ trong khoảng thời gian ngắn vài năm trở lại đây các Phật tử Việt Nam đã bắt đầu biết đến và trì tụng rộng rãi bộ Kinh Vô Lượng Thọ. Đơn giản vì đây không chỉ là bộ kinh cốt lõi của hành giả tu theo pháp môn Tịnh Độ, mà có không ít Phật tử đã cảm nhận nhiều sự cảm ứng kỳ diệu từ việc tụng kinh Vô Lượng Thọ cũng như hưởng được nhiều sự lợi lạc khác từ việc trì tụng bộ kinh này.
Quý liên hữu nào muốn download bộ kinh Vô Lượng Thọ do thầy Thích Trí Thoát tụng, xin hoan hỉ bấm vào các link dưới đây. Chúng tôi có đính kèm theo phiên bản kinh dưới dạng văn bản Ms Word để quý liên hữu đọc kèm theo lời tụng của thầy Thích Trí Thoát.
Kinh Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác
Bài liên quan: Nhiệm Màu Công Đức Thọ Trì Kinh Vô Lượng Thọ
KÍNH CHÚC CÁC LIÊN HỮU TU TINH-ĐỘ PHÁP HỶ XUNG MÃN.
VẠN SỰ CÁT-TƯỜNG A DI ĐÀ PHẬT
VÔ LƯỢNG THỌ KINH, ƯU BÀ ĐỀ XÁ, NGUYỆN SANH KỆ, ĐÀM CHÚ THIẾT YẾU QUYỂN THƯỢNG .
Các Ngài Vô Trước Bồ Tát, Thiên Thân Bồ Tát, Pháp Sư Đoàn Loan, Đại Sư Đạo Xước, Đại Sư Thiện Đạo, Đại Sư Liên Trì, Ngẫu Ích, Ân Quang Đại Sư đều đã được thành tựu. Xin quý vị hãy đọc kỹ đoạn này và hy vọng các bạn sẽ tìm được con đường tu Tịnh Độ.
Cái đề mục này nay gọi là Vãng Sanh Tịnh Độ Luận cũng gọi là Vãng Sanh Luận trong cái đề mục này câu thứ nhất là đề kinh tức kinh Vô Lượng Thọ, các đồng tu đối với bộ kinh này, các đồng tu chúng ta đều đọc rất thuộc cũng đã từng nghe giảng qua rất nhiều lần. Đây là một bộ kinh đầu tiên của Tịnh Tông, vì vậy chúng tôi có thể lược bỏ không giảng đề kinh này. Ưu Bà Đề Xá là Nghị Luận hoặc dịch là Luận Nghị gọi tắt là Luận. Do đây mới biết cái đề mục này rõ ràng là nói cho chúng ta biết đây là chú giải của kinh Vô Lượng Thọ.
Vào thời xưa, chư đại Bồ Tát và những vị A La Hán đều là những bậc có tu có chứng, các Ngài là chú giải cho kinh Phật, tuyệt đối là tương ứng, cũng tức là nói chú giải của các Ngài chính là ý của Phật không có sai lầm chút nào, làm chú giải như vậy thì có thể lưu truyền cho đời sau, vả lại không được sửa đổi bởi vì chú giải của các Ngài là 100% đáng tin cậy, thì bộ chú giải đó mới gọi là Luận tức là Ưu Bà Đề Xá.
Luận có 2 loại: 1 loại là Tức Kinh Luận: Loại này giải thích kinh văn, y theo từng câu từng câu trong kinh văn để giải thích như Đại Chí Độ Luận là thuộc về loại này. Còn một loại khác Là Tông Kinh Luận, Tông Kinh Luận không phải y theo từng câu từng câu trong kinh văn để giải thích, mà là giải thích đại ý của toàn bộ Kinh, loại này là thuộc về Tông Kinh Luận như Du Già Sư Địa Luận.
Nay Vãng Sanh Luận quý vị vừa xem bổn luận là thuộc Tông Kinh Luận, không đi theo từng phẩm từng câu trong kinh Vô Lượng Thọ mà giải thích, mà là giải thích yếu nghĩa của toàn bộ kinh. Trọng điểm của bổn luận là Nguyện Sanh hay nói cách khác Thiên Thân Bồ Tát làm bài luận văn này quan trọng nhất là nói rõ sau khi ngài đọc xong kinh Vô Lượng Thọ được sự khải thị rất lớn thì ngài muốn phát nguyện cầu sanh Tây Phương Cực Lạc Thế Giới và dạy phương pháp cho chúng ta cầu sanh Tây Phương Cực Lạc Thế Giới. Do đây mới biết Bồ Tát y theo phương pháp này đã được vãng sanh, đã được thành công. Ngài để bài luận văn này cho người đời sau chúng ta muốn trong đời này sanh về Tây Phương Cực Lạc Thế Giới là một tài liệu tham khảo tốt nhất để tu hành. Vì vậy chúng ta đối với bài luận này rất coi trọng cho nên Kinh luận căn bản của Tịnh Tông là 3 kinh một luận: 1 luận tức là bài luận văn này cho nên tông chỉ của bài luận này là Nguyện Sanh. Tai sao lại nói Kệ Tụng phần trước của bài luận là Kệ tụng tổng cộng có 24 bài kệ thì giống như thi ca của Trung Quốc vậy, mỗi bài kệ 4 câu mỗi câu có 5 chữ thuộc về ngũ ngôn tụng, tổng cộng là 24 bài kệ đem yếu nghĩa của kinh Vô Lượng Thọ trình bày rõ ràng cho chúng ta. Đây là điều rất hiếm có.
Đàm Chú: Đàm là Pháp Sư Đàm Loan Ngài là người thời đại của Nam Bắc Triều, Ngài cũng là 1 bậc Đại Đức trong Tịnh Tông chúng ta, thế nhưng Ngài không được người đời sau chọn làm Tổ Sư của Tịnh Tông, cũng có nhiều người kêu oan cho Ngài bởi vì sự cống hiến của Ngài đối với Tịnh Tông Trung Quốc thật tại mà nói không kém hơn bất cứ vị Tổ Sư Đại Đức nào, thậm chí có thể nói sự cống hiến của Ngài đối với Tịnh Tông Trung Quốc là lớn nhất đích thực là người đầu tiên. Bởi vì lúc ngài còn trẻ thân thể của Pháp Sư Đàm Loan rất suy nhược thế nhưng trí hướng của Ngài rất lớn, Ngài hy vọng có thể hoằng dương Đại Pháp của Như Lai. Nếu thân thể không khỏe mạnh huệ mạng ngắn ngủi, thì nguyện vọng này không được thành tựu cho nên lúc ban đầu Ngài đi học đạo, đi tìm những vị đạo sỹ học tu những pháp thuộc trường sanh bất lão, về sau ngài gặp được Pháp Sư Bồ Đề Lưu Tri thì thỉnh giáo với Pháp Sư hỏi trong Phật môn của Pháp Sư có pháp môn tu hành nào trường sanh bất lão hay không? Thì Pháp Sư nói với Ngài rằng nếu ông thực sự muốn sống lâu thì ông phải vào Phật môn tu học, vì thọ mạng của thần tiên nếu so với thọ mạng của Phật thì hãy còn kém rất xa. Vì vậy Pháp Sư Bồ Đề Lưu Tri đem bộ Vãng Sanh Luận này giới thiệu cho Ngài. Sau khi Ngài đọc xong vô cùng hoan hỷ mà y giáo phụng hành, Pháp Sư Bồ Đề Lưu Tri giới thiệu cho Ngài đọc Vãng Sanh Luận của Thiên Thân Bồ tát, sau khi Ngài đọc xong bộ Luận này lại đọc thêm kinh điển của Tịnh Tông rồi Ngài phát nguyện cầu sanh Tịnh Độ cho nên Ngài đem Vãng Sanh Luận của Thiên Thân Bồ Tát làm một bộ chú giải, bộ chú giải của Vãng Sanh Luận này có thể nói là bộ chú giải quyền uy, phần chú giải rất dài người hiện nay ưa thích đơn giản cho nên tôi trích lục trong những phần khai thị quan trọng nhất gọi là thiết yếu, chúng ta nhân cơ hội này cùng với chư vị đồng tu nghiên cứu bộ Luận này để giúp cho chúng ta niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ.
Chú giải bổn Luận có 2 quyển, quyển thượng là Kệ Tụng, Quyển Hạ là Luận văn, Luận văn là giải thích Kệ Tụng, lần này thời gian của chúng tôi không dài chúng tôi chỉ chọn giảng phần Kệ Tụng lần sau giảng tiếp phần luận văn Quyển Hạ chúng tôi sẽ vì đại chúng giới thiệu toàn bộ Luận này.Xem đoạn 1: Dùng tiêu đề tìm phần luận văn rất dễ tìm.
Long Thọ Bồ Tát có nói Bồ Tát cầu A Tỳ Bạt Trí có 2 thứ đạo:
Thứ nhất là: NAN HÀNH ĐẠO- trong đời ác ngũ trược vào lúc không có Phật cầu A Tỳ Bạt Trí rất khó.
Thứ hai là: VỊ HÀNH ĐẠO- Vì do nhân duyên tin Phật, nguyện sanh về Tịnh Độ nhờ nguyện lực của Phật liền được vãng sanh, thế nhập Chánh Định Tụ của Đại Thừa.
Long Thọ Bồ Tát tại trong Phật môn Ngài là bậc Tổ Sư rất nổi tiếng, trong 8 tông phái Đại Thừa ở Trung Quốc đều tôn Ngài làm Tổ Sư cho nên Ngài là vị Tổ Trung của 8 tông phái, hay nói cách khác 8 tông phái Đại Thừa ở Trung Quốc đều do Long Thọ Bồ Tát truyền xuống. Ngài đã từng nói Bồ tát cầu A Tỳ Bạt Trí, mọi người đều biết cầu A Tỳ Bạt Trí là không thối chuyển, người tu hành nếu không thối chuyển thì rất mau được thành Phật. Vì sao Phật nói thành Phật phải mất 3 đại A Tăng kỳ kiếp. Nguyên nhân chính là thối chuyển, thực tại mà nói chúng ta tiến được ít mà thối thì nhiều. Không cần nghĩ chuyện khác chỉ nghĩ ngày hôm nay tự mình từ sáng đến tối, từ tối cho đến lúc đi ngủ trong 1 ngày này niệm được mấy câu Phật hiệu? đã nghĩ đến Phật Bồ Tát mấy lần? đã nghĩ đến Thị phi nhân ngả mấy lần? trong tâm nghĩ danh vọng lợi dưỡng toàn là những thứ này thì quý vị hiểu được tiến thật là quá khó, thối thì rất dễ. Cho nên cái khó của Bồ Tát đạo là khó ở chỗ nào? Giá như không thối chuyển từ sơ phát tâm đến thành Phật thì thời gian này rất ngắn, không cần mất nhiều thời gian dụng công tu hành, chúng ta đọc trong kinh điển của Tịnh Tông thấy được rất rõ ràng, rất minh bạch. Trước kia tôi cũng đã từng giới thiệu tường tận cho quý vị, Phật tại trong tất cả kinh luận nói với chúng ta rằng: Phàm là phàm phu từ sơ phát tâm cái sơ phát tâm này là nói Sơ Tín Vị Bồ Tát Bồ Tát trong viên giáo Đại Thừa. Từ địa vị này bắt đầu, còn như chúng ta không tính, vì chúng ta chưa đạt đến địa vị này. Sơ Tín Vị là cảnh giới gì? Phật nói họ đã đoạn hết 88 phẩm kiến hoặc trong Tam giới, cho nên công phu đoạn chứng của họ bằng với Tu Đà Hoàn Tiểu Thừa tức là sơ quả bằng với sơ quả Tiểu Thừa. Bồ Tát Đại Thừa là Sơ Kính Vị Bồ Tát chúng ta phải hiểu điều này- Phật tại trong kinh có nói Tam Bất Thối họ đã chứng được vị bất thối họ tuyệt đối không còn thối chuyển làm phàm phu, từ ngày đó bất đầu tu thêm 3 cái A Tăng kỳ kiếp.
3 chữ A Tăng Kỳ này hiện nay chúng ta gọi là con số thiên văn, trước kia trong Từ Quang giảng tọa có biên soạn 1 quyển Phật học thập tứ giảng, bên trong có giải thích 3 cái A Tăng Kỳ này cho chúng ta rất rõ ràng, giải thích như thế nào? Người Trung Quốc chúng ta tính số:
Vạn Vạn là ức, Vạn ức là Triệu, tính theo như vậy dùng một Triệu làm đơn vị, Vạn Vạn là ức, Vạn ức là Triệu có bao nhiêu Triệu?
Phía trước là một Ngàn phía sau 8 chữ Vạn tức: 1000 Vạn Vạn Vạn Vạn Vạn Vạn Vạn Vạn Triệu là một cái A Tăng kỳ, lại nhân 3 lần là thành 3 cái A Tăng kỳ thì mới có thể tu thành Phật, phải mất thời gian nhiều như vậy. Ngài nói 3 cái A Tăng Kỳ Kiếp, phía sau đơn vị đó là kiếp không phải năm.
Do đây mới biết Bồ Tát tu hành đời đời kiếp kiếp đích thực là thối thì nhiều tiến được ít, nếu không thối chuyển thì mau được thành Phật. Làm sao biết được mau đến mức độ nào? Mọi người cũng đọc qua Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh A Di Đà, trong kinh nói A Di Đà Bà A Di Đà Phật ở cõi Tây Phương thị hiện thành Phật cho đến nay chỉ mới 10 kiếp, 10 kiếp không thể so với A Tăng Kỳ. Ngài thành Phật mới 10 kiếp, những người vãng sanh về cõi Tây Phương Cực Lạc Thế Giới đại đa số đều đã thành Phật. Do đây mới biết lúc A Di Đà Phật thành Phật, những người vãng sanh kiếp thứ nhất hiện tại đã thành Phật cũng chẳng qua là 10 kiếp, giả như những người vãng sanh kiếp thứ nhất đã thành Phật, kiếp thứ hai vẫn chưa thành Phật, vậy thì các bậc Thượng Thiện Nhân ở Tây Phương Cực Lạc Thế Giới nhân số đó phải là thiểu số không phải đa số mà trong kinh rõ ràng nói với chúng ta rằng các bậc Thượng Thiện Nhân nhiều vô lượng vô biên A Tăng Kỳ. Đây tức là đã nói rõ số người thành Phật ở Tây Phương Thế Giới rất nhiều, nhiều hơn người chưa thành Phật, do đây mới biết thì chúng ta có thể đoán ra được kiếp thứ nhất đã thành Phật, kiếp thứ 2 cũng đã thành Phật, kiếp thứ 3 đi vãng sanh cũng đã thành Phật, kiếp thứ tư và kiếp thứ năm đi vãng sanh cũng đã thành Phật, A Di Đà Phật thành Phật cho đến nay chỉ mới 10 kiếp. Cho nên kiếp thứ 5 đi vãng sanh cũng đã thành Phật như vậy thì bậc Đẳng Giác Bồ Tát ở Tây Phương Cực Lạc Thế Giới con số đó chỉ mới chiếm được phân nửa vẫn không phải là đa số, nếu đa số kiếp thứ sáu đi vãng sanh cũng đã thành Phật, kiếp thứ bảy đi vãng sanh cũng đã thành Phật.
Như vậy đột nhiên chúng tôi hiểu rõ giả như không thối chuyển mà nói thì thành Phật từ sơ phát tâm tu thành đến Phật quả không nhiều hơn 3 kiếp đến 4 kiếp, đâu có cần đến 3 cái A Tăng Kỳ Kiếp. Quý vị mà hiểu rõ chân tướng sự việc này thì quý vị sẽ hiểu vì sao Bồ tát cầu A Tỳ Bạt Trí, Bồ Tát có cầu được hay không? Thế Tôn tại trong k inh Vô Lượng Thọ có nói cho chúng ta biết rất nhiều Bồ tát không cầu được Pháp môn NIỆM PHẬT mà nay chúng ta gặp được, rất nhiều Bồ tát không gặp được thì mới biết chúng ta là người rất may mắn. Cái nhân duyên này chúng ta quyết định không thể bỏ qua, nếu bỏ qua thì là rất đáng tiếc. Chúng ta trong đời này đã gặp được nếu mà bỏ qua đời sau chưa chắc gì gặp được, đời sau nữa cũng chưa chắc gì gặp được. Như Cư sỹ Bành Tế Thanh có nói gặp được pháp môn NIỆM PHẬT này là vô lượng kiếp đến nay hiếm có khó gặp được trong 1 ngày, lời nói này là thật không phải giả. Cho nên A Tỳ Bạt Trí rất là quan trọng, cũng có người muốn hỏi quý vị tại sao quý vị phải niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ? Quý vị có thể trả lời tôi cầu sanh Tịnh Độ chính là cầu A Tỳ Bạt Trí bởi vì không thối chuyển rất mau được thành Phật.
Thế nhưng cầu Cầu A Tỳ Bạt Trí có 2 thứ đạo: NAN HÀNH ĐẠO và VỊ HÀNH ĐẠO.
1) Thứ nhất là: NAN HÀNH ĐẠO -Cách tu này rất khó, trong đời ác ngũ trược không có Phật xuất thế chỉ cho thời đại hiện nay, quý vị muốn cầu không thối chuyển thật là quá khó. Đây là nói rõ trong Phật pháp Đại thừa và Tiểu Thừa ngoại trừ pháp môn Tịnh Độ ra thảy đều là NAN HÀNH ĐẠO.
2) Thứ hai là: VỊ HÀNH ĐẠO- chỉ có 1 pháp môn này: NIỆM PHẬT cầu sanh Tịnh Độ. Chỉ cần nhân duyên Tin Phật, Tin Thích Ca Mâu Ni Phật, Ngài vì chúng ta giới thiệu Tịnh Độ, Ngài vì chúng ta tiến cử Tịnh Độ. Phật tại trong kinh A Di Đà khuyên nhủ chúng ta 4 lần cầu sanh Tịnh Độ, chúng ta Tin lời của Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật nói và tin 48 lời nguyện của A Di Đà Phật, mỗi lời nguyện đều là tiếp dẫn chúng sanh. Chúng ta tin 10 phương tất cả chư Phật Như Lai tán thán Tây Phương Tịnh Độ, tất cả chư Phật Như Lai đều làm chứng minh cho Thích Ca Mâu Ni Phật. Vì do nhân duyên tin Phật A Di Đà Phật, nguyện sanh về Tịnh Độ, nhờ nguyện lực của Phật tức là 48 lời nguyện của A Di Đà Phật, được oai thần 48 lời nguyện của A Di Đà Phật gia trì liền được vãng sanh, sanh đến Tây phương Cực Lạc Thế Giới thì viên chứng Tam Bất Thối, thế nhập Chánh Định Tụ của Đại Thừa chính là viên chứng Tam Bất Thối.
Xin xem tiếp 1 đoạn : bộ Vô Lượng Thọ Kinh Ưu Bà Đề Xá này vốn là chỗ cứu cánh của Thượng Thừa, là chiếc thuyền lướt sóng không thối chuyển, đây là đặc biệt giới thiệu phần quan trọng của bộ Luận này. Tông chỉ của bộ Luận này chính là Vô Lượng Thọ kinh luận. Bộ Luận này là chỗ cứu cánh của Thượng Thừa cho nên cổ đức tán KINH VÔ LƯỢNG THỌ là Đại thừa trong Đại Thừa. Là liễu nghĩa trong liễu nghĩa.
Đức Thế Tôn đã nói tất cả Pháp 49 năm thì đại sư Thiện Đạo có nói:
Như Lai sở dĩ hưng xuất thế
Duy thuyết Di Đà bổn nguyện hải
Lời nói này không sai chút nào. Bồ Tát sở cầu A Tỳ Bạt Trí là không thối chuyển, bộ Luận này chính là dạy cho chúng ta phương pháp không thối chuyển, đạo lý không thối chuyển, nguyên nhân không thối chuyển.
Kế tiếp giới thiệu người làm bộ luận văn này là Bà Tẩu Bàn Đầu Bồ tát( tiếng Phạn) dịch thành là Thiên Thân( tiếng Hoa), thời xưa dịch là Thế Thân, Thiên Thân đều là một người. Bồ Tát ra đời khoảng hơn 1700 năm trước, Ngài sanh ở Ấn Độ, anh em có 3 người, 3 người đều đã xuất gia, anh của Ngài là Vô Trước Bồ tát là Bát Địa Bồ Tát rất là phi thường, địa vị còn cao hơn Long Thọ Bồ Tát rất nhiều, Long Thọ Bồ Tát là sơ địa, Vô Trước là Bát Địa Bồ tát. Em của Ngài là Tôn Giả Sư Tử Giác, họ 3 anh em đều là 3 bậc đại Bồ Tát xuất gia. Ngài Vô Trước Và Thiên Thân ở Ấn Độ rất là nổi tiếng hầu như không ai mà không biết. Ngài Thiên Thân rất là thông minh lúc đó Ngài xuất gia, Ngài vì Tăng đoàn của Tiểu Thừa đã làm 500 bộ luận. Về sau anh của Ngài giả vờ sanh bệnh gọi Ngài đến Sau khi Ngài đến thì anh của Ngài thuyết giảng Phật pháp Đại Thừa cho Ngài thì Ngài được khai ngộ. Sau khi khai ngộ Ngài rất hối hận trước kia đã tu học pháp Tiểu Thừa cho nên Ngài muốn cầu sám hối, cầu sám hối như thế nào? Bởi vì trước kia Ngài giảng Pháp Tiểu Thừa đã hủy báng pháp Đại Thừa rất nhiều, cãi lưỡi này tạo rất nhiều tội nghiệp cho nên Ngài muốn cắt cái lưỡi của Ngài để sám hối, người anh khuyên rằng em không cần làm như vậy, trước kia em dùng cái lưỡi này thuyết pháp Tiểu Thừa giờ lại dùng cái lưỡi này thuyết pháp Đại Thừa như vậy không tốt hay sao? vì vậy Ngài đã quay lại về tu học pháp Đại Thừa lại vì kinh Đại Thừa đã làm 500 bộ luận, bộ Vãng Sanh Luận là 1 trong 500 bộ Luận Đại Thừa cho nên gọi Ngài là Thiên Bộ Luận Sư. Do đây mới biết Thiên Thân Bồ Tát làm chú giải rất là phong phú cho nên gọi là Thiên Bộ Luận Sư
Khi Ngài đọc Kinh Vô Lượng Thọ thì Ngài phát hiện được phương pháp thẳng mau thành Phật, vì vậy Ngài làm bộ Luận này nói rõ tâm nguyện của mình quyết định Niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ.
Thiên Thân Bồ Tát và Vô Trước Bồ Tát là Tổ Sư của pháp Tưởng Tông và Duy Thức Tông, Ngài đối với giáo nghĩa Đại Thừa rất là thấu triệt cho nên Ngài rất liễu giải Kinh Vô Lượng Thọ, kiến giải của Ngài khác với người khác. Tuy văn tự của bộ luận này không nhiều nhưng chúng ta phải đặc biệt coi trọng. Vì người làm bộ luận này không phải là người tầm thường. Thiên Thân Bồ Tát trình bày phương pháp niệm Phật này cũng thật là tuyệt diệu ngày nay chúng ta nói công phu niệm Phật của chúng ta không đắc lực vì sao không đắc lực? là vì công phu niệm Phật của chúng ta không chu toàn, có khiếm khuyết.
Hãy đọc xem bộ Vãng Sanh Luận này thì chúng ta sẽ hiểu rõ cùng với cách dụng công niệm Phật của chúng ta lúc bình thường đối chiếu mà xem, cách niệm Phật của chúng ta có khác với phương pháp của Thiên Thân Bồ Tát hay không? vì sao Ngài được đắc lực mà chúng ta niệm không đắc lực. Cho nên Bồ Tát ghi nhớ lời dạy đại từ của Như Lai. Đây là nói rõ Tịnh Độ tam kinh phổ độ tất cả chúng sanh thật là từ bi đến chỗ cùng cực.
Y theo Bàng Kinh là kệ Nguyện Sanh y theo Bàng Kinh chính là y theo kinh Vô Lượng Thọ Ngài y theo kinh Vô Lượng Thọ làm 24 bài Kệ Tụng, làm Kệ Tụng nguyện sanh Tịnh Độ, lại làm văn Trường Hàng để giải thích tức là trong quyển hạ làm Văn Trường Hàng để giải thích Kệ Tụng. Có lẽ Ngài sợ người đời sau xem những bài Kệ Tụng này vẫn không hiểu được ý của Ngài cho nên Ngài làm Văn Trường Hàng để giải thích Kệ tụng, Văn Trường Hàng giải thích Kệ Tụng gọi là Luận cho nên có Kệ, có Luận. Kệ là tán thán kinh điển. Luận là giải thích Kệ, 24 bài Kệ này là tán thán kinh Vô Lượng Thọ. Luận là giải thích Kệ Tụng, mục đích của Kệ Tụng chính là phát nguyện cầu sanh Tịnh Độ và nói rõ phương pháp niệm Phật. Kệ tụng chia thành ngũ niệm môn đây chính là ngũ niệm Pháp(5 môn) là phương pháp niệm Phật của Thiên Thân Bồ Tát. Chúng ta hãy đối chiếu mà xem chúng ta có hay không?
1) Môn thứ nhất là: LỄ BÁI chúng ta có làm hay chưa? Nói đến Lễ Bái quý vị không nên nhìn trên hình thức hoặc nhìn trên mặt chữ thì sẽ y văn giải nghĩa tam thế Phật Quang. Ý nghĩa của Lễ Bái là Cung Kính, chúng ta có dùng Tâm Chân Thành cung kính tu hành hay không? Nếu tâm không chân thành, không có tâm thành kính thì không có cảm ứng. Cho nên Lễ Bái là nói tâm chân thành cung kính, nếu trong tâm có chân thành cung kính hình thức bên ngoài có hay không không quan hệ, trong nội tâm phải có tâm chân thành cung kính:
* Thứ nhất: Phải Kính Phật.
* Thứ hai: Phải Kính Pháp, Pháp tức là tam kinh, hiện nay là ngũ kinh.
Phải kính Pháp như thế nào? Có 3 điều sau:
+ Phải đọc thuộc Kinh, không thuộc thì không kính.
+ Phải hiểu rõ ý nghĩa, nếu không hiểu rõ cũng là không kính.
+ Phải y giáo phụng hành, nếu quý vị không thực hành cũng là không kính.
Do đây mới biết trong 2 chữ Lễ Bái này đã bao hàm ý nghĩa rất sâu. Không phải nói Lễ Bái là hàng ngày lễ lạy trước tượng Phật, không phải làm như vậy, cho nên trong tâm phải kính Pháp
* Thứ 3: Phải Kính Tăng, quý vị đã đọc trong Kinh A Di Đà và kinh Vô Lượng Thọ có nói niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. Niệm là trong tâm thật có, Tăng là ai? Tăng là chư đại Bồ Tát, chư Tổ sư Đại Đức và các bậc Thượng Thiện Nhân ở Tây Phương Cực Lạc Thế Giới. Cho nên đây giới thiệu bà Tẩu Bàn Đầu Bồ Tát tức là Tăng, đạo hạnh của Ngài chúng ta phải ghi nhớ, phải noi theo đạo hạnh của Ngài chính là kính Tăng. Cho nên trong tâm chúng ta vẫn còn thiếu môn Lễ bái này tức là không có thực hành, vì vậy chúng ta niệm Phật không có cảm ứng.
2) Môn thứ 2: là TÁN THÁN: 2 chữ Tán Thán này chính là xưng danh, giảng kinh cũng là Tán Thán, khuyên người niệm Phật cũng là Tán Thán, miệng chúng ta xưng danh cũng thuộc về Tán Thán.
3) Môn thứ 3: là TÁC NGUYỆN- là thực sự phát nguyện nguyện sanh Tịnh Độ nguyện này là chân thành.
4) Môn thư 4: là QUÁN SÁT -trong tâm rõ ràng minh bạch Tây Phương Cực Lạc Thế Giới y chánh trang nghiêm. Cho nên không thuộc kinh thì không thể quán sát. Đúng như Đại Thế Chí Bồ tát đã nói: nhớ Phật niệm Phật hiện tại tương lai nhất định thấy Phật. Nhớ tức là trong tâm thường nghĩ A Di Đà Phật, thường nghĩ Tây Phương Cực Lạc Thế Giới y chánh trang nghiêm, cái thế giới này ở đâu? đều ở trong kinh điển thường nghĩ trong kinh điển đã nói thì gọi là quán sát
5) Môn thứ 5: là HỒI HƯỚNG: Thiên Thân Bồ Tát làm 24 bài Kệ tụng này chia làm 5 môn chúng ta xem bài Kệ thứ nhất:
“Thế Tôn ngã nhứt tâm
Quy mạng tận thập phương
Vô Ngại Quang Như Lai
Nguyện sanh An lạc Quốc”.
Thiên Thân Bồ Tát xuất hiện trong thời kỳ Tượng Pháp của Thích Ca Mâu Ni Phật sau khi Thích Ca Mâu Ni Phật diệt độ, 1000 năm thứ nhất là thời kỳ Chánh Pháp, 1000 năm thứ 2 là thời kỳ Tượng Pháp, 1000 năm thứ 3 về sau là thời kỳ Mạt Pháp. Thiên Thân Bồ Tát sanh trong thời kỳ Tượng Pháp của Thích Ca Mâu Ni Phật, Thích Ca Mâu Ni Phật cách thời đại hiện nay của chúng ta là 3020 năm còn Thiên Thân Bồ Tát cách thời nay của chúng ta 1700 năm là trong thời kỳ Tượng Pháp. Thuận theo Kinh giáo của Thích Ca Mâu Ni Phật y giáo phụng hành, kinh giáo của Thích Ca Mâu Ni Phật chính là kinh Vô Lượng Thọ. Ngài vì kinh Vô Lượng Thọ làm Kệ Tụng tức là tuân theo giáo nghĩa của Tịnh Tông cho nên gọi là Nguyện Sanh, lời nguyện này không nhẹ nếu không có oai thần của Như Lai gia trì thì làm sao đạt được cho nên lời nguyện này là đệ nhất đại nguyện trong Phật pháp, quý vị nhất định phải biết điều này. Phát nguyện cầu sanh Tịnh Độ là đệ nhất đại nguyện trong Phật pháp Đại Thừa, không có gì lớn hơn lời nguyện này tại vì sao? Vì sanh đến Tây Phương Cực Lạc Thế Giới tu hành nhiều nhất là 3, 4 kiếp thì quý vị được thành Phật, quý vị nghĩ xem lời nguyện này có lớn hay không? Hết thảy tất cả pháp môn Đại Thừa không thể sánh với lời nguyện này, cho nên lời nguyện này không phải thông thường. Câu “Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành” trong tứ hoằng thệ nguyện đó chỉ là 1 tâm nguyện có được thành Phật hay không điều này không đáng tin cậy. Còn vãng sanh thành Phật là thật không giả chút nào cho nên nói lời nguyện này không nhẹ thật thật tại tại là đệ nhất đại nguyện trong Phật pháp Đại Thừa vì vậy nhất định phải nhờ oai thần bổn nguyện của Như Lai gia trì, nếu không có oai thần bổn nguyện của Như Lai gia trì thì rất khó đạt được. Vậy phải làm như thế nào mới được oai thần bổn nguyện của Phật gia trì? Vậy thì tâm nguyện của chúng ta phải chân thật thì đạt được, hiện tiền thì đạt được, chỉ sợ tâm nguyện của quý vị không chân thật, quý vị phải y theo trong môn thứ nhất Lễ bái đã dạy. Chúng ta hãy chú tâm xem bài Kệ Tụng này, chúng ta xem trong phần chú giải đoạn thứ 5: “Thế Tôn ngã nhất tâm”
Câu này dạy nhất tâm là Lễ Bái nhất tâm chính là Lễ Bái, do đây mới biết liệu chúng ta vẫn có tam tâm nhị ý thì không có lễ bái. Cho nên nhất tâm nhất ý rất là quan trọng Chuyên Tu Chuyên Hoằng nhất tâm nhất ý Chuyên Tu Chuyên Hoằng tức là Lễ Bái, tức là cung kính. Nếu phát nguyện cầu sanh Tịnh Độ mà còn muốn tu học pháp môn khác như vậy thì sai rồi, thì đã phá hoại cái tâm thành kính, chẳng những quý vị là người sơ học. Trước kia, tôi đã gặp những người được cho là thiện tri thức Họ đối với tôi rất cung kính rất khen ngợi Pháp Sư rất mau đến biên giới Khai ngộ, Pháp Sư có chịu nghe tôi nói Pháp vài phút hay không thì Pháp sư sẽ khai ngộ. Tôi trả lời cám ơn ông A Di Đà Phật, tôi không muốn khai ngộ chỉ muốn vãng sanh. Họ nói Pháp Sư khai ngộ thì sẽ độ được càng nhiều người, quý vị nên biết muốn độ càng nhiều người cũng là có lòng tham. Trong những buổi giảng chúng tôi cũng đã nói qua Trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật thượng phẩm thượng sanh Chương quý vị thấy Đại sư Thiện Đạo chỉ dạy cho chúng ta như thế nào? Ngài nói rõ nhất tâm là gì? Không cần nói người dù là các A La Hán, Bồ Tát, Địa Thượng Bồ tát, hoặc Đẳng Giác Bồ tát đến khuyên nhủ chúng ta, giới thiệu các Pháp môn khác cho chúng ta chúng ta phải đều từ chối, chúng ta chỉ nhất tâm niệm A Di Đà Phật, đọc kinh Vô Lượng Thọ cầu sanh Tây phương Cực Lạc Quốc, như như bất động gọi là nhất tâm, tâm tâm liên tục không có xen tạp ý niệm nào khác thì gọi là Lễ Bái, gọi là Thành Kính. Đại Sư Ấn Quang Đại Sư có nói 1 phần thành kính được 1 phần lợi ích 10 phần thành kính được 10 phần lợi ích, phần lợi ích này chính là được oai thần bổn nguyện của Như Lai gia trì, điểm này là vô cùng vô cùng quan trọng, chúng ta có được vãng sanh hay không cái cơ sở nền tảng đó thì ở trong câu này, chúng ta có làm được nhất tâm hay chưa?
Cầu “chúng sanh vô biên thệ nguyện độ” không sai chúng ta phải phát lời nguyện này nhưng nay chúng ta không có khả năng phổ độ chúng sanh mà lại muốn trong đời này học nhiều pháp môn để độ chúng sanh có cách nghĩ này thì là sai rồi, tại vì sao? vì chúng ta học các pháp môn đó đều trở thành tà tri tà kiến, không có người ấn chứng cho chúng ta, vì vậy chúng ta muốn học nhiều pháp môn hãy về Tây phương Cực Lạc Thế Giới theo học với A Di Đà Phật, sau khi học thành rồi thì cửa thiền từ bi trở về phổ độ chúng sanh thì mới đúng, không sai. Hiện nay chúng ta tu hành trong thế giới này nếu xen tạp quá nhiều kinh luận thực tại mà nói chẳng những tự mình sai lầm cũng làm cho người khác sai lầm, tự mình sai lầm còn có thể tha thứ được nếu làm cho người khác sai lầm thì tội này rất nặng. Cho nên chúng ta đã hiểu rõ sự thật và đạo lý này rồi thì nên nhất tâm chuyên niệm A Di Đà Phật, nhất tâm chuyên tu Tịnh Độ, buông bỏ hết thảy vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, như vậy thì đúng rồi.
“Quy mạng tận thập phương”,
Quy mạng có nghĩa là Quy y, Quy là hồi đầu, mạng là tận hình thọ, là hết mạng sống này, tận thập phương Vô Ngại Quang Như Lai, chính là đối tượng quy mạng của chúng ta, Vô Ngại Quang Như Lai chính là A Di Đà Như Lai, ý nghĩa của A Di Đà là gì? Phật tại trong kinh A Di Đà vì chúng ta giới thiệu có nghĩa là Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quang, Vô Ngại Quang chính là Vô Lượng Quang. “Tận thập phương Vô Ngại Quang” từ trong câu này khiến cho chúng ta thể hội được một sự thật đó chính là A Di Đà Phật là tổng đại biểu của 10 phương 3 đời tất cả chư Phật Như Lai gọi là tận thập phương. Cho nên niệm 1 vị A Di Đà Phật là niệm hết thảy 10 phương chư Phật Như Lai, không sót 1 vị Phật nào, thì quý vị mới biết câu Phật hiệu này không thể nghĩ bàn, cho nên Thiên Thân Bồ Tát Ngài học Phật nhiều năm được thành tựu thù thắng như vậy, Tại vì sao? Vì Ngài vừa đọc kinh Vô Lượng Thọ thì Ngài nhất tâm quy mạng đây không phải là 1 chuyện dễ. Thiên Thân Bồ Tát đối với Phật giáo Đại Thừa Trung Quốc có sự ảnh hưởng rất sâu. Quý vị đều biết trong 8 đại tông phái phật giáo Trung Quốc, Hoa Nghiêm Tông là 1 học phái được người Trung Quốc rất sùng kính, mà mối quan hệ giữa Hoa Nghiêm Kinh với Thiên Thân Bồ tát rất là mật thiết. Khi nãy đã nói Thiên Thân Bồ Tát Ngài trong Pháp Đại Thừa đã làm 500 bộ Luận trong 500 bộ luận đó có bộ Hoa Nghiêm Thập Địa luận là do Ngài làm, sau khi Thập Địa luận truyền đến Trung Quốc đối với Phật giáo Trung Quốc có sự ảnh hưởng rất lớn nên lúc đó gọi là Địa Luận Tông về sau trở thành Hoa Nghiêm Tông, tiền thân của Hoa Nghiêm Tông là Địa Luận Tông tức là y theo Thập Địa Luận của Thiên Thân Bồ tát để tu hành. Thập Địa luận là một phần trong kinh Hoa Nghiêm chính là trong Phẩm Thập Địa của kinh Hoa Nghiêm, Thập Địa luận là giải thích phẩm Thập Địa, phẩm Thập Địa là trung tâm của Kinh Hoa Nghiêm cũng là một phần Kinh Văn rất quan trọng, còn mối quan hệ của Kinh Hoa Nghiêm và Tịnh Độ Tông cũng rất mật thiết. Các vị đã đọc kinh Vô Lượng Thọ đều biết tuy là bậc Đại Đức của Pháp Tứ Tông và Duy Thức Tông nhưng đến sau cùng Ngài cũng nhất tâm Quy mạng A Di Đà Phật đây tức là nói về Lễ Bái môn và Tán Thán môn. “Nhất tâm Quy mạng tận thập phương Vô Ngại Quang Như Lai” một câu này chính là Tán Thán. Chúng ta đọc ra tiếng chính là Tán Thán, nhất tâm chân thành chính là Cung Kính cho nên mới hợp lại Lễ bái và Tán thán.
Một câu sau cùng là
“Nguyện sanh An Lạc Quốc.”
Câu này chính là tác nguyện tức là Ngài phát nguyện là nguyện vọng quy mạng của Thiên Thân Bồ tát, vì sao Ngài nhất tâm quy mạng? Y nghĩa của 2 chữ quy mạng này tức là nương theo, Ngài nhất tâm nương theo A Di Đà Phật, chính là ý nghĩa này, nhất tâm cầu sanh Tây Phương Cực Lạc Thế Giới.
Vào thời đại Nam Bắc Triều, Pháp Sư Bồ Đề Lưu Tri đem bộ Vãng Sanh Luận của Thiên Thân Bồ tát này mang đến Trung Quốc dịch thành Trung Văn rồi truyền thọ cho Pháp Sư Đàm Loan. Pháp Sư Đàm Loan đối với giáo nghĩa Ngài nghiên cứu rất thâm sâu. Ngài đọc đến bộ luận văn này Ngài nhận thấy thái độ tu học của Thiên Thân Bồ Tát thì Ngài rất cảm động, có thể nói Pháp Sư Đàm Loan là đệ tử tư thục của Thiên Thân Bồ tát, tuy họ chưa gặp mặt qua nhưng đích thực được truyền thừa pháp môn này. Vả lại Ngài thực sự đã được thành tựu, về sau người được kế thừa pháp môn này là Đại sư Đạo Xước. Trong quyển Cao Tăng truyện có ghi chép: Đại sư Đạo Xước suốt đời Ngài chuyên giảng kinh A Di Đà, bộ kinh A Di Đà lúc đó gọi là kinh A Di Đà, kinh Vô Lượng Thọ cũng là kinh A Di Đà gọi là Đại Bản. Ngài chuyên giảng kinh A Di Đà Ngài suốt đời giảng hết hơn 200 lần, Ngài không giảng các kinh điển khác, Ngài thực sự làm được nhất tâm quy mạng chuyên tu chuyên hoằng. Người kế thừa của Đại Sư Đạo Xước chính là Đại Sư Thiện Đạo của đời nhà Đường. Cho nên phương pháp tu hành của Đại Sư Thiện Đạo hoàn toàn y theo Ngũ Niệm môn đều là đi theo phương pháp này để tu Tịnh Độ. Đại Sư Thiện Đạo là vị tổ sư đời thứ 2 của Tịnh Độ Tông của chúng ta.
Xem tiếp bài kệ sau đây: Bài kệ này là nói rõ dụng ý của Thiên Thân Bồ tát làm Kệ Tụng này cũng nói rõ vì sao Ngài phải làm bài Kệ Tụng này?
“Ngã y tu đa la
Chân thật công đức tướng
Quyết nguyện Kệ tổng trì
Giữ Phật giáo tương ứng”.
“Ngã” là Bồ tát tự xưng, “Tu đa la” là kinh điển tức là chỉ kinh Vô Lượng Thọ tức là ta y theo kinh Vô Lượng Thọ mong đạt được tướng công đức chân thật. Trong kinh Vô Lượng Thọ có nói 3 thứ công đức tướng chân thật. Thứ nhất là khai hóa hiển thị chân thật chi tế, thứ hai là trụ chân thật huệ, thứ ba là huệ dĩ chúng sanh chân thật chi lợi. Ba thứ chân thật này đều là quán triệt toàn bộ kinh, bộ kinh Vô Lượng Thọ này từ đầu đến cuối từng chữ từng câu đều là nói 3 thứ chân thật này. “Chân thật công đức tướng” 3 chữ công đức tướng này tức tướng công đức là nói Tây Phương Cực Lạc Thế Giới y chánh trang nghiêm, đây là ý nghĩa thứ nhất tướng công đức. Ý nghĩa thứ 2 của tướng công đức là nói 48 lời nguyện của A Di Đà Phật rộng độ tất cả chúng sanh trong pháp giới vô lượng vô biên đều được sanh Tịnh Độ không thối chuyển thành Phật đây là tướng công đức cho nên Ngài nói ra nguyện vọng của mình nguyện vọng của Ngài chính là cầu sanh Tịnh Độ. Ngài làm Kệ tụng, Kệ tụng là thể tài Ngài dùng thể tài này nói ra nguyện vọng cầu sanh Tịnh Độ của mình, 24 bài Kệ này là Tổng trì đại ý của Toàn bộ kinh. Câu “Giữ Phật giáo tương ứng” Phật là chỉ Thích Ca Mâu Ni Phật, chúng ta y theo Kệ tụng là hoàn toàn tương ứng với lời dạy của Phật. Cho nên bài kệ này là nói rõ dụng ý của Ngài làm Kệ tụng.
Chúng ta lại xem phần chú giải của Pháp sư Đàm Loan trong đoạn thứ 7 dụng về nghĩa của kinh Phật bởi tương ứng với tướng Phật Pháp vì vậy được gọi là Ưu Bà Đề Xá. Đoạn này là phần chú giải, bộ chú giải này mà được gọi là Luận thì nhất định phải tương ứng với Phật hay nói cách khác hoàn toàn không có khác gì với Phật đã nói. Sự giải thích này cũng như chính Phật giải thích không khác cho nên Luận tương ứng với Kinh vì sao lại tương ứng vì thế nhập Phật pháp, chữ nhập này chính là chứng nhập trong Phật môn thường nói tu hành chứng quả, nhập tức là chứng nhập. Phật nói kinh Bồ tát tự mình chứng đắc cho nên Ngài nói không có khác gì như Phật nói kinh cách giải thích như vậy mới được gọi là Ưu Bà Đề Xá. Bồ tát y theo Tu Đa La
PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG CHỦ GIẢNG, GIẢNG TẠI DALAS-USA 1994
Xin cảm ơn các liên hữu đã đăng bài giảng của pháp sư tịnh không
Đọc đến đâu có cảm giác những hình ảnh như hiện ra trước mắt,Cảm ân đức của Thiên Thân Bồ tát tất cả những gì lưu lại cho hàng phàm phu như chúng con đây.
” Ngũ niệm pháp”sau khi quán chiếu rõ ràng chúng con có khiếm khuyết một điều quang trọng nhất đó là (lễ bái)tâm cung kính chân thật ngay trong tâm thức sâu xa của chính bản ngã của minh.Phàm phu con đây Xin phát lồ sám hối với tòan thể đồng tu và thập phương phật.
Chúc tất cả liên hữu luôn tin tấn, vững lòng tin
A Di Đà Phật.
Lão Cư Sĩ Hạ Liên Cư – Người Hội Tập Bản Kinh Vô Lượng Thọ – Là Người Như Thế Nào?
Lão cư sĩ Hạ Liên Cư rốt cuộc là một nhân vật như thế nào, lúc trước tôi đã từng báo cáo qua với các vị rồi. Không phải là tôi có năng lực, mà là khi tôi giảng Kinh ở Miami Mỹ quốc, Miami là một thành phố rất đặc biệt của nước Mỹ, kỳ nhân rất nhiều, người chúng ta gọi là có khả năng đặc biệt (đặc dị công năng), những người có khả năng đặc biệt thì rất nhiều, những người này nhìn thấy bức hình chụp của lão cư sĩ Hạ Liên Cư, chính là bức hình in ở phía trước của quyển Kinh này. Những người này sau khi xem xong liền nói với cư sĩ Tăng Hiến Vĩ (ông Vĩ là người phụ trách hội Phật giáo ở nơi đó) là người này không phải là người thông thường. Ông liền hỏi vị ấy sao không phải là người thông thường? Vị đó nói: “Thân thể của con người này hoàn toàn trong suốt, giống như là Lưu Ly, Thạch Anh vậy, không có một chút gì ô nhiễm cả”. Đây là những người có khả năng đặc biệt của nước Mỹ đã nhìn thấy được thông qua tấm hình này. Cư sĩ Tăng Hiến Vĩ đã đem sự việc này nói lại với tôi. Vị ấy còn nói với ông, con người này hiện tại đã không còn tại thế nữa. Thông qua cái sự này, chứng tỏ lão cư sĩ Hạ thân tâm thanh tịnh một trần không nhiễm. Nếu như vẫn còn tự tư tự lợi, vẫn còn tham sân si mạn, thì cái thân đó là màu đen. Khi người ta nhìn chúng ta, họ nhìn thấy không phải là trong suốt, không phải là Lưu Ly. Lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ biết rõ nhưng không muốn tiết lộ. Trong tâm tôi cũng biết rất rõ. Vì sao vậy? Hội tập bản Kinh này không phải là một việc đơn giản, người xưa đã từng làm qua việc này rồi. Từ thời nhà Tống thì Vương Long Thư đã làm qua một bản hội tập. Nếu như bản hội tập làm thật sự tốt, thì không cần phải làm lại nữa. Hội tập đích thực là cần thiết, cho nên đến thời nhà Thanh trong những năm Hàm Phong, cư sĩ Ngụy Mạc Thâm đã làm hội tập lần thứ hai, nhưng vẫn không được hay. Hạ lão đã thị hiện tại nhân gian, làm hội tập lần thứ ba này. Quyển Kinh sách này tương lai sẽ được lưu truyền cho đến thời đại diệt pháp của Phật Thích Ca Mâu Ni. Nói một cách khác, nó sẽ được lưu truyền 9.000 năm nữa. Trong 9.000 năm chúng sanh phải nhờ vào quyển Kinh này mà được độ. Thật sự không thể nghĩ bàn. Chúng ta có thể gặp được rồi. Ngài hội tập cho đến nay chẳng qua cũng mới 60, 70 năm mà thôi. Chúng ta nhất định phải vô cùng trân trọng, chăm chỉ nỗ lực mà học tập.
Từ cái đức năng vô lượng vô biên của Thế giới Cực Lạc thì các vị thấy thọ mạng của các Ngài cũng như thế. Từ trên sự việc như vậy thì bạn có thể thể hội được cái thế giới này Y Chánh Trang Nghiêm, công đức không thể nghĩ bàn, làm khởi lên cái nguyện vọng cầu sanh của chúng ta. Có nguyện thì quyết định được sanh.
PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH giảng giải (tập 265)
Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Thời gian: Khởi giảng năm 1998
Cẩn dịch: Vọng Tây Cư Sĩ
Biên tập: Ban biên tập Tịnh Không Pháp Ngữ