“Việc đi hộ niệm cho bạn đồng tu sẽ mang lại nhiều hạnh phúc và lợi lạc cho mình. Đồng thời giúp cho người mất được vãng sinh, về với thế giới Tây phương Cực lạc” – cô Nhàn cười vui nói.
Người mất vãng sinh, mình hạnh phúc
Gặp gỡ cô Nhàn tại nhà riêng ở xóm chạy thận Bạch Mai (ngõ 93 Lê Thanh Nghị), tôi ngạc nhiên khi trên tầng 2 nhà cô có 1 phòng thờ Phật hết sức gọn gàng và trang nghiêm.
Cô Nhàn chia sẻ: “Đây là nơi sinh hoạt của đạo tràng. Hàng ngày mọi người vẫn đến đây để cộng tu, tụng Kinh, niệm Phật. Khi nào có tư gia muốn đạo tràng đến hộ niệm thì chúng tôi lại đi”.
Vấn đề hộ niệm vãng sinh là thể hiện tình cảm trong đạo của nhau vào giờ phút người lâm chung. Bên cạnh đó, đức Phật cũng dạy cận tử nghiệp (thời điểm người bị hấp hối – PV) đóng một vai trò quan trọng trong việc tái sinh của một chúng sinh.
Cầm trên tay cuốn sách “Những điều cần biết khi lâm chung” của Pháp sư Tịnh Không, cô Nhàn bộc bạch tâm sự: “Năm 2007, lần đầu tiên cô đi hộ niệm cùng đạo tràng Minh Khai ở chùa Hưng Ký. Lần đó có nhiều kỷ niệm vui và xúc động lắm”.
Cô Nhàn kể là lần đó, có một cụ mất. Cả ban hộ niệm có 16 người đến, chia thành ca, thay phiên nhau niệm Phật trong vòng 14 tiếng. Cứ niệm được 30 phút thì khai thị và lạy sám hối một lần. Chúng tôi niệm Phật mà không thấy đói, không thấy mệt gì cả.
Càng niệm Phật thì mặt cụ càng hồng hào, thân thể mềm mại và ấm dần lên. Điều này, chứng tỏ cụ đã được sự tiếp dẫn vãng sinh của đức Phật A Di Đà mà vào pháp giới tự tính A Di Đà của chính mình.
Cả ban hộ niệm ai cũng vui mừng và biết được cụ đã vãng sinh nên niệm Phật thêm 4 tiếng nữa để giúp bà cụ tăng cao phẩm vị. Sau khi hộ niệm hoàn mãn, cả đạo tràng ra về và cô lại đi chạy thận… như thường.
Nhưng sẽ bị “lúng túng” khi có nhiều oan gia trái chủ
Vừa dứt lời kể kỷ niệm vui lần đầu tiên cô Nhàn tham gia hộ niệm, mặt cô bắt đầu trầm ngâm và bắt đầu kể một câu chuyện khác cho tôi nghe. Đó là sự lúng túng trong một lần đi hộ niệm.
Đạo tràng của cô đi hộ niệm cho một người bị bệnh ung thư ở phố Thụy Khuê (Hà Nội) liên tục trong vòng 3 tháng. Đến lúc người ấy mất, rất nhiều người bán hàng ở chợ gần đó đã vào nhà người đó và niệm Phật cùng đạo tràng.
Lúc đó, tự nhiên có nhiều oan gia trái chủ đã nhập vào con trai người đã mất và có nhiều thoại ứng (hiện tượng – PV) xuất hiện. Trong lúc này cả ban hộ niệm đã lúng túng, không biết xử lý thế nào thì cô đã gọi cho cư sĩ Diệu Thường (TPHCM) là người hay đi khai thị cho người lâm chung.
Cư sĩ Diệu Thường đã khai thị qua điện thoại và bảo mọi người cứ tiếp tục niệm bốn chữ “A Di Đà Phật”, lúc này cậu con trai kia mới tỉnh trở lại, oan gia trái chủ đã biến mất. Mọi người lại nhất tâm niệm Phật quanh người mất.
Còn đối với cậu con thì từ lúc đó, cứ thế niệm Phật liên tục trong ba ngày liền cho đến khi bà mẹ đi hỏa thiêu. Điều ngạc nhiên là người mất để suốt 3 ngày liền mà không thấy có mùi hôi gì cả, nhìn họ vẫn hồng hào.
Người đi hộ niệm phải có tâm thì hộ niệm mới có lợi lạc và năng lượng cao.
Kể đến đây, cô Nhàn có chia sẻ thêm với tôi về những điều cần thiết nhất của người đi hộ niệm và người được vãng sinh về Tây Phương Cực lạc.
Theo cô thì những người đi hộ niệm nên ăn chay, điều này thể hiện lòng chân thành, cung kính đối với người mất, công đức này càng lớn hơn. Ngay nơi trợ niệm mà hút thuốc, uống rượu, ăn thịt sẽ không tốt. Làm như vậy là không có tâm cung kính đối với người chết.
Thêm vào đó lúc hộ niệm, không được đụng chạm hoặc cho người nhà đụng chạm đến người mất, chí ít cũng phải để qua 8 tiếng đồng hồ. Bởi khi thần thức chưa rời khỏi xác họ sẽ khởi tâm sân, tâm sân hận này sẽ kết oán thù với bạn và chính họ sẽ bị đọa vào ba đường ác.
Đặc biệt, người đi hộ niệm phải dùng tâm chân thành, thanh tịnh, tâm từ bi. Đừng cầu mong thoại tướng (hình tướng – PV) hay thoaị ứng xuất hiện. Niệm Phật không được chuyên tạm, nếu không có thành ý thì từ trường niệm Phật sẽ không tốt và gây bất lợi cho người mất.
Còn đối với người mất được vãng sinh thì tuyệt đối phải có ba thứ: Tín (niềm tin có đức Phật A DI ĐÀ tiếp dẫn – PV), Nguyện (nguyện vãng sinh về Tây phương Cực lạc – PV), Hạnh (hằng ngày trì tụng kinh, niệm Phật – PV).
“Đặc biệt là khi mất phải buông xả hết những thứ của trần tục như tiền bạc, nhà cửa… Như thế mới được vãng sinh về thế giới Tây Phương Cực Lạc được” – cô Nhàn hoan hỉ nói.
Bùi Hiền (theo kienthuc.net.vn)
Ảnh trên: Cô Nhàn, người chuyên đi hộ niệm ở Hà Nội
Cô Nhàn quả được nhân duyên hổ trợ nên mới có điều kiện đi hộ niệm giúp cho người mất được vãng sanh, công đức vô lượng. Ở chổ con ở có muốn cũng không được, Ban trị sự phật giáo tỉnh cấm thành lập và tham gia các Ban hộ niệm, công an thì theo dõi sát sao các ban hộ niệm đã thành lập trước đó. Nếu tổ chức đi hộ niệm là họ bắt ngay. Thật buồn cho thời mạt pháp ! đi niệm phật mà cũng bị cấm, không biết tương lai sẽ ra sao thôi thì ta ở nhà đóng cửa niệm phật cũng được. Cầu mong Đức Phật A DI Đà tiếp dẫn tấc cả chúng sanh trong biển khổ thời mạt pháp này, lìa khổ được vui, đồng sinh cực lạc quốc.
NAM MÔ TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC THẾ GIỚI ĐẠI TỪ ĐẠI BI TIẾP DẪN ĐẠO SƯ “A DI ĐÀ PHẬT” !.
Ban Hộ Niệm Gia Lai không được phép tụ tập hộ niệm nữa. Nguyên nhân từ đâu ?
LỜI TÁT BẠCH CỦA PHẬT TỬ BAN HỘ NIỆM GIALAI
Phật tử Ban Hộ Niệm Gia Lai Chúng con xin đầu thành đảnh lễ Chư Tôn Thiền Đức Giáo Hội Phật Giáo Tỉnh .
Chúng con xin dâng lời thỉnh cầu, tác bạch ngưỡng mong Chư Tôn Thiền Đức hoan hỷ cho chúng con xin đầu thành sám hối :
Thời gian qua tại Thành Phố Pleiku và toàn Tỉnh GiaLai Các Ban Hộ Niệm chúng con đã bị cấm tuyệt đối không được phép tụ tập hộ niệm nữa, nếu nhà nào có người qua đời mà Phật tử đến niệm Phật hộ niệm sẽ bị Công An chính quyền đến lập biên bản xử phạt.
Bỡi Giáo Hội Phật Giáo Tỉnh Gia Lai không công nhận Các Ban Hộ Niệm chúng con, không cho Phật tử Ban Hộ Niệm chúng con đến sinh hoạt tại các chùa, Giáo Hội Phật Giáo Gia Lai gọi Phật tử chúng con là “Ban Hộ Niệm tự phát”, nay Giáo Hội đã nhờ chính quyền, công an cấm không cho phép Phật tử chúng con tụ tập đi hộ niệm nữa.
Việc làm này đã khiến cho Phật tử Gia Lai chúng con cũng như nhà có người thân sắp sửa ra đi có tâm nguyện được Ban Hộ Niệm đến giúp rất là buồn và lo lắng .
Nhưng nay hàng Phật tử chúng con cũng đã thấy cái lỗi của chúng con là xuất phát từ cái nguyên nhân là bất kính Tăng Bảo
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Pháp môn Tịnh Độ là một trong những Pháp môn phổ biến của Đạo Phật, xuất phát từ kim khẩu Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết ra trong các Kinh :
– PHẬT THUYẾT A DI ĐÀ KINH
– KINH VÔ LƯỢNG THỌ.
– KINH QUÁN VÔ LƯỢNG THỌ.
– KINH NIỆM PHẬT BA LA MẬT
Và một số các Kinh khác
Từ khi có Đạo Phật, buổi hộ niệm đầu tiên là lúc Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế. Ngài cùng số đông Tăng chúng, đệ tử của Phật, khiến cho Vua cha là Tịnh Phạn trong giờ phút lâm chung được an vui tự tại mà vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc trong tiếng niệm Phật A Di Đà của chư Tăng chúng.
2.556 năm lịch sử, dù trải qua nhiều biến cố thăng trầm, những người Phật tử xuất gia cũng như tại gia trên toàn thế giới hành trì Pháp môn Tịnh Độ đã noi gương Đức Phật mà trả hiếu với cha mẹ, ông bà cũng như giúp đỡ chúng sanh khi giờ phút lâm chung an tâm chánh niệm nên mới lập ra BAN HỘ NIỆM và duy trì cho đến ngày hôm nay, Ban Hộ Niệm Gia Lai chúng con cũng đã hình thành trong thời gian qua .
Ban Hộ Niệm chúng con, họ là những hàng Phật tử tín sâu nguyện thiết, mong cho mình và giúp người trong giờ phút cuối đời được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc theo 48 lời Đại nguyện của Phật A Di Đà và y Pháp trong các Kinh Phật thuyết về Pháp Môn Tịnh Độ nên mới tham gia, lập ra Ban Hộ Niệm.
Chúng con là những người lớn tuổi , nghỉ hưu, những giáo viên, công nhân, viên chức, tiểu thương, các em sinh viên, học sinh, nay giác ngộ Phật Pháp muốn được tu tâm dưỡng tánh, bỏ ác làm lành. Nói chung trong chúng con đủ mọi thành phần, mọi giới, mọi lứa tuổi khác nhau, nhưng cùng chung nhau cái Tâm Từ để đem lại niềm an vui , lợi ích cho mình và cho đời.
Qua thời gian lập nên Ban Hộ Niệm chúng con nhận thấy có những Ưu điểm và những Khuyết điểm như sau :
Về ƯU ĐIỂM của chúng con là:
-Chúng con tiếp sức cho quý Thầy ( khi đến gia đình có ngươi hấp hối, khai kinh, chứng minh xong Thầy phải về chùa lo Phật sự, cũng như do sức khỏe không có thời gian ở lại lâu).
-Hộ niệm là một Pháp Tu của người Phật tử tại gia của chúng con.
-Gia nhập vào ban Hộ Niệm là niềm vui của tuổi già của chúng con .
-Người lớn chúng con đi hộ niệm bỏ được thói hư tật xấu như nhậu nhẹt, cờ bạc, rượu chè, đàn đúm…
-Tuổi trẻ thanh niên, sinh viên, học sinh chúng con đi hộ niệm thấy được thực tế sự sống và cái chết sẽ làm cho cái Tâm tỉnh ngộ, ra đường biết thương yêu mọi người, về nhà biết hiếu kính ông bà cha mẹ …
Nếu ai ai cũng biết tu như chúng con , ai ai cũng biết tham gia Ban Hộ Niệm như chúng con , về chùa biết theo chư Tăng học Phật, biết được lý Nhân Quả, thì xã hội này làm gì có những tệ nạn xã hội, xì ke, ma túy, cướp của, giết người ( như báo chí đã từng đăng tin xảy ra trên khắp ở khắp mọi nơi, liên tục mỗi ngày ).
-Chúng con không phân biệt kẻ lạ người thân, không phân biệt người giàu kẻ nghèo. Ban Hộ Niệm chúng con cùng quý Thầy đến giúp đỡ an ủi khi nhà ai đó có người hấp hối, gia đình đơn chiếc, hoàn cảnh khó khăn, Ban Hộ Niệm chúng con sẽ đóng góp giúp hòm rương cùng lo hậu sự , chúng con đem đến cho gia đình họ chút bình an mà không đòi hỏi tài chánh, ăn uống gì cả để lại nơi họ ấn tượng “Tốt đời đẹp đạo”
Nhưng lại có những KHUYẾT ĐIỂM lớn ở chúng con:
Phật dạy “ Từ Bi cũng phải có trí Tuệ”
Nói chung đã là người con Phật thì chúng con ai ai cũng muốn noi theo hạnh Từ Bi của Đức Phật, muốn được giúp người, giúp đời. Nhưng trong chúng con, người Phật tử am hiểu được Phật Pháp thì ít , mà người mới vào Đạo, Tín tâm còn cạn cợt chưa được học, chưa hiểu thấu đáo Phật Pháp thì nhiều nên mới có những lời lẽ thiếu tôn trọng, xúc phạm đến ngôi TĂNG BẢO.
Muốn Tu thì cần phải học, Tu mà không học là tu mù. Từ chỗ Tu mà không được học nên từ Chánh Pháp có thể biến thành tà Pháp, Chánh tín có thể trở thành mê tín mà không hay biết.
Mà đã là người con Phật muốn học thì học ai đây ?
Xưa kia Thái tử Tất Đạt Ta xả bỏ quốc thành, thê tử trải qua 6 năm khổ hạnh nơi rừng già, 7 thất nghiêm tinh thiền định mới chứng được quả vị Như Lai dưới cội cây Bồ Đề, 49 năm thuyết Pháp độ sanh xong Phật nới nhập Niết Bàn.
Trải qua 2.556 năm những Giáo Pháp của Phật được trường tồn và luân chuyển mãi đến ngày hôm nay cho Phật tử chúng con tu học. Công đó là do ai ?
Chúng con xin thưa đó là do ngôi TĂNG BẢO !
Để gìn giữ và lưu truyền giáo Pháp ấy, đã phải rải qua bao thế hệ của các vị Tổ, Các vị Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng, Ni đã hy sinh gia đình, hy sinh mạng sống, đã đổ biết bao mồ hôi, bao xương máu như ngài Thích Quảng Đức….. cùng chư Tăng tử vì Đạo dưới ngọn lửa đấu tranh mới bảo vệ Đạo Phật , giữ gìn giáo Pháp đến ngày hôm nay cho Phật tử chúng con tu học.
Thế mà người Phật tử chúng con đã quên câu “Tri ân và Báo ân” đến TĂNG BẢO.
Chúng con muốn có được lòng NHÂN, muốn noi gương Từ Bi của Đức Phật đem Pháp Bảo ra tập sự giúp mọi người mà chúng con quên đi cái NGHĨA đối với Tăng Bảo, tự ý lập nên Ban Hộ Niệm mà không biết LỄ đến với chư Tôn Đức, nay xét thấy chúng con còn thiếu TRÍ tuệ nên chúng con không được sự TÍN nhiệm của chư Tôn Đức nên Ban Hộ Niệm chúng con không được thành công viên mãn.
Phật tử chúng con đã thiếu “ Trọng Đạo” lại quên câu “Tôn Sư” nên Ban Hộ Niệm Gia Lai chúng con không được phép đi hộ niệm nữa.
Giáo Pháp của Phật Tổ Thích ca Mâu Ni, được truyền thừa từ đời này sang đời khác qua sự giảng dạy của Chư Tăng, nên người Phật tử chúng con mới biết được và hành trì Pháp môn Tịnh Độ. Thế mà trước khi lập Ban Hộ Niệm, Phật tử chúng con không biết, đã không đến cầu Pháp, cầu chứng minh nơi chư Tôn Giáo Phẩm.
Chúng con nay đã biết Pháp Bảo của Như Lai là vô giá ! Không bán, cũng không cho, nhưng phải có sự truyền thừa của Thầy Tổ, của chư vị Chư Tôn Đức.
Tích truyện kể rằng để được thỉnh Kinh, Thầy trò Tam Tạng đã phải đổi lấy bình bát giá trị bằng “vàng 10” mới có được giáo Pháp của Phật .
Để có vàng 10 người thợ (hành giả) phải trải qua thời gian chắc lọc đất cát, bụi dơ mới được vàng 10 ( vàng ròng).
Cái bát vàng của thầy trò Đường Tăng là tượng trưng cho cái “Tâm”, chúng con phải gạn lọc cái Tâm tham lam, sân hận, Si mê , chúng con phải gạn lọc cái tâm uế trược.
Chúng con khi đã được cái Tâm thanh tịnh rồi , đem cái Tâm thanh tịnh đó chí thành chí thiết đến lễ bái, cúng dường chư Tôn giáo phẩm Giáo Hội để cầu Pháp, khi được chư Tôn hứa khả rồi mới được phép hành trì.
Tam Bảo là Phước Điền, để cho chúng sanh gieo trồng Phước đức , Phật tử chúng con có cúng dường Tam Bảo thì Tam Bảo mới trường tồn. Phật Đạo đã trải qua bao thăng trầm thì vẫn là Tam Bảo chứ không thể là “Nhị Bảo” được.
Nay chúng con đã biết, Phật Đạo muôn đời vẫn là Tam Bảo, không thể chỉ tôn kính “Nhị Bảo” mà muốn bỏ đi Tăng Bảo thì coi như xưa nay cái Kiềng đang đứng vững bằng 3 chân nay chẳng khác nào Phật tử chúng con muốn bẻ gãy đi hết 1 chân, như vậy chúng con đã là người trong Đạo Phật mà lại hủy phá Đạo Phật !
Chúng con tự lập nên Ban Hộ Niệm để được người đời kính mến cầu thỉnh chúng con , mà chúng con đã quên đi ngôi Tăng Bảo, thiếu sự cung kính, cúng dường. Tại sao chúng con không cầu đến sự chứng minh của Tăng Bảo, nên hôm nay Ban Hộ Niệm chúng con kết cuộc mới có sự trở ngại đó.
Kế đến nữa là chúng con phải kể “Ân Tổ quốc, ân chính quyền…”
Nay Phật tử chúng con đã hiểu rõ, dù là ai đang sống bất cứ trên một Quốc gia, một đất nước nào cũng luôn tôn trọng Pháp luật của nước đó. Mặc dầu chúng con được nhà nước bảo vệ, được Hiến Pháp tự do tín ngưỡng nhưng chúng con phải biết tôn trọng chính quyền, khi mà bối cảnh đất nước Việt Nam luôn có những thế lực bên ngoài lợi dụng vào tôn giáo mua chuộc, dụ dỗ những Phật tử còn thiếu hiểu biết, nhẹ dạ vào con đường tà đạo hoặc cải đạo, có hại cho đất nước, gây rối anh ninh trong nhân dân , việc đã có từng xảy ra vùng Tây Nguyên vào những năm trước đó.
Thế nên Phật tử chúng con nếu muốn lập ra Ban Hộ Niệm, trước tiên chúng con phải thỉnh Pháp, cầu chứng minh của Chư Tôn Giáo Hội, sau chúng con nên thông qua chính quyền, Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam nơi Tỉnh Thành.
Như vậy, trên được sự chứng minh của Chư Tôn Giáo Hội, dưới được sự bảo vệ của chính quyền thì Phật sự nào mà không thành công, buổi Hộ Niệm nào mà không viên mãn.
Nhưng thời gian qua chúng con không suy nghĩ thấu đáo, đã quên không làm đúng 2 điều đó nên ngày hôm nay chúng con phải bị trở ngại trên đường tu.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
Nhứt tâm đảnh lễ Chư Tôn Giáo Phẩm, Hòa Thượng , Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Gìa. Giáo Hội Phật Giáo Gia Lai.
Phật tử chúng con là những thành viên Ban Hộ Niêm, từ lâu chúng con đã lỡ sai lầm quên ân Tăng Bảo, nay chúng con đã biết lỗi lầm, ngũ thể đầu địa thiết tha, chí thành cầu xin sám hối cùng Chư Tôn Đức.
Cúi xin chư Tôn Đức Từ Bi Hỷ xả, rũ lòng xót thương hứa khả đem Pháp Phật giáo dưỡng, củng cố lại cho hàng Phật tử khờ dại chúng con được ân triêm công đức.
Chúng con Phật tử Ban Hộ Niệm Gia Lai cúi xin chư Tôn Đức chứng minh và lập lại kỷ cương cho Ban Hộ Niệm Gia Lai dưới sự lãnh đạo của Chư Tôn đức, trong sự bảo vệ an ninh của chính quyền, để cho chúng con được tu theo Chánh Pháp của Như Lai.
Để hàng Phật tử chúng con được tiếp tục hộ niệm để báo hiếu ông bà cha mẹ người thân và giúp đỡ đạo hữu chúng con đến giờ phút thiên liêng được tâm an niệm chánh .
NAM MÔ THƯỜNG HOAN HỈ BỒ TÁT MA HA TÁT
Phật tử, lương y PHAN VĂN SANG
Tôi được biết tác giả bài viết này là một Phật tử, làm nghề Đông y tại Thành phố Hồ Chí Minh chứ không phải ở Gia Lai.
Bài viết này nhắn nhủ rằng: Giáo Pháp của Phât là chánh Pháp, nhưng khi Phật tử chúng ta trong tu học hành trì phải luôn cầu Thầy Tổ chứng minh, hướng dẫn để đi đúng đường lối chủ trương tu hành của Giáo Hội.Phật tử phải biết cúng dường Tam Bảo thì Tam bảo mới trường tồn.
Và người Phật tử phải biết tôn trọng làm đúng chính sách trong một quốc gia mà mình đang sống thì việc tu hành của mình mới được thành công.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Chắc bạn chưa đọc qua bài viết này của lương y Sang?
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2011/10/to-di-chuc-cua-mot-nguoi-cha/
Cháu chào chú, rất vui khi được biết chú là người gia lai. Chú có thể cho cháu số để liên lạc được không ah.
ÂN TỔ-TIÊN CHA MẸ: Ta sanh ra cõi đời được có hình-hài để hoạt động từ thuở bé cho đến lúc trưởng thành, đủ trí khôn ngoan, trong khoảng bao nhiêu năm trường ấy, cha mẹ ta chịu biết bao khổ nhọc; nhưng sanh ra cha mẹ là nhờ có tổ-tiên, nên khi biết ơn cha mẹ, cũng có bổn phận biết ơn tổ-tiên nữa.
Muốn đền ơn cha mẹ, lúc cha mẹ còn sanh-tiền, có dạy ta điều hay lẽ phải ta rán chăm-chỉ nghe lời, chớ nên xao-lãng làm phiền lòng cha mẹ. Nếu cha mẹ có
làm điều gì lầm lẫn trái với nhân-đạo, ta rán hết sức tìm cách khuyên-lơn ngăn-cản. Chẳng thế, ta còn phải lo nuôi dưỡng báo đền, lo cho cha mẹ khỏi đói rách, khỏi bệnh-hoạn ốm-đau, gây sự hòa-hảo trong huynh đệ, tạo hạnh-phúc cho gia-đình, cho cha mẹ vui lòng thỏa-mãn. Rán cầu cho cha mẹ được hưởng điều phước thọ. Lúc cha mẹ quá vãng, hãy tu cầu cho linh hồn được siêu- thăng nơi miền Phật cảnh, thoát đọa trầm-luân.
Còn đền ơn tổ-tiên, đừng làm điều gì tồi tệ, điếm nhục tông-môn, nếu tổ-tiên có làm điều gì sai lầm, gieo họa đau-thương lại cho con cháu, ta phải quyết chí tu cầu và hy-sinh đời ta làm điều đạo nghĩa, rửa nhục tổ- đường.
ÂN ĐẤT-NƯỚC: Sanh ra, ta phải nhờ Tổ-tiên, cha mẹ, sống ta cũng phải nhờ đất-nước, quê-hương. Hưởng
những tấc đất, ăn những ngọn rau, muốn cho sự sống được dễ-dàng, giống nòi được truyền-thụ, ta cảm thấy bổn-phận phải bảo vệ đất-nước khi bị kẻ xâm-lăng giày đạp. Rán nâng-đỡ xứ sở quê-hương lúc nghiêng-nghèo, và làm cho được trở nên cường-thạnh. Rán cứu-cấp nước nhà khi bị kẻ ngoài thống trị. Bờ-cõi vững lặng thân ta mới yên, quốc-gia mạnh giàu mình ta mới ấm.
Hãy tùy tài tùy sức, nỗ lực hy-sinh cho xứ-sở. Thảng như không đủ tài-lực đảm-đương việc lớn, chưa gặp
thời-cơ giúp đỡ quê-hương, ta phải rán tránh đừng làm việc gì sơ-xuất đến đỗi làm cho nước nhà đau khổ, và đừng giúp sức cho kẻ ngoại địch gây sự tổn hại đến đất- nước.
Đó là ta đền ơn cho đất-nước vậy.
ÂN TAM-BẢO: Tam-Bảo là gì ? – Tức Phật, Pháp, Tăng.
Con người nhờ tổ-tiên cha mẹ sanh ra nuôi dưỡng, nhờ đất-nước tạo kiếp sống cho mình. Ấy về phương diện vật chất.
Về phương-diện tinh-thần, con người cần nhờ đến sự giúp đỡ của Phật, Pháp, Tăng khai mở trí óc cho sáng-suốt. Phật là đấng toàn thiện, toàn mỹ, bác-ái vô
cùng, quyết cứu vớt sanh-linh ra khỏi trầm-luân khổ-hải. Thế nên Ngài mới truyền lại giáo pháp, tức là những lời chỉ dạy cho các chư tăng, đặng đem nền Đạo cả của
Ngài ban bố khắp trần-thế. Các chư tăng chẳng ai lạ hơn
những đại đệ-tử của Đức Phật vậy. Bởi vì Đức Phật luôn luôn chỉ dẫn và cứu vớt quần sanh thoát miền mê khổ, nên ta hãy kính trọng Phật, hãy tin-tưởng và tín-nhiệm vào sự-nghiệp cứu đời của Ngài, làm theo những điều chỉ dạy do các chư tăng cho biết. Tổ tiên ta đã hiểu rõ sự nhiệm-mầu, lòng quảng-ái của Phật đối với chúng- sanh, đã kính trọng sùng-bái Ngài, đã hành-động đúng theo khuôn-khổ Ngài đã dạy và đã vun trồng bồi đắp
cho nền Đạo được phát-triển thêm ra, xây dựng một tòa lầu đài Đạo-hạnh vô thượng vô song, roi truyền mãi mãi với hậu thế.
Nên bổn-phận chúng ta phải noi theo chí đức của tiền-nhân hầu làm cho trí-tuệ minh-mẫn đặng đi đến con đường giải-thoát, dẫn dắt giùm những kẻ sa-cơ và nhứt là phải tiếp-tục khai thông nền Đạo-đức đặng cái tinh-thần từ-bi bác-ái được gieo rải khắp nơi nơi trong bá-tánh. Như thế, mới chẳng phụ công-trình vĩ-đại của
Đức Phật và của tiền-nhân để lại và không đắc tội với kẻ đời sau vậy.
ÂN ĐỒNG-BÀO VÀ NHÂN-LOẠI : Con người vừa
mở mắt chào đời đã thấy mình phải nhờ đến sự giúp-đỡ những kẻ xung-quanh và cái niên-kỷ càng lớn thêm bao nhiêu, sự nhờ-nhõi càng tuần-tự thêm nhiều chừng nấy.
Ta nhờ hột cơm của họ mới sống, nhờ miếng vải
của họ mới ấm thân, nhờ cửa nhà của họ mới tránh cơn phong vũ. Vui-sướng: ta đồng hưởng với họ. Hoạn-nạn: họ cùng chịu với ta.
Họ và ta cũng một màu da, cũng nói một thứ tiếng.
Ta và họ hợp nhau thì thành lại làm một: ấy Quốc-gia
đó. Họ là ai? Tức những người ta thường gọi bằng đồng- bào vậy.
Đồng-bào ta và ta cùng chung một chủng-tộc, cùng một nòi-giống roi truyền, cùng có những trang lịch-sử
vẻ-vang oanh-liệt, cùng tương trợ lẫn nhau trong cơn nguy- biến, cùng chung phận-sự đào-tạo một tương-lai rực-rỡ trong bước tiền-đồ của giang-san đất nước.
Đồng-bào ta và ta có một liên-quan mật-thiết, không thể rời nhau, chẳng thể chia nhau và chẳng khi nào có ta
mà không có đồng-bào, hay có đồng-bào mà không có ta. Thế nên, ta phải rán giúp-đỡ họ hầu đáp đền cái ơn mà ta đã thọ trong muôn một.
Chẳng những thế thôi, ngoài đồng-bào, ta còn có thế-giới người đang cặm-cụi cần-lao cung cấp những điều nhu-cầu cần-thiết. Họ là nhân-loại, là những người
đang sanh sống với chúng ta trên quả địa-cầu. Nếu không có nhân-loại, thử hỏi dân-tộc ta ra như thế nào? Ta có đủ vật-liệu để dùng chăng? Ta có thể tự-túc một cách đầy đủ chăng? Nói tóm lại, ta có thể lẻ-loi đương đầu với những khi phong vũ nhiệt hàn, với những lúc
ốm-đau, nguy-biến, giữ vững cuộc sống còn nầy chăng? Hẳn không vậy. Thế nên dân-tộc ta phải nhờ đến Nhân- loại, nghĩa là nhờ đến dân-tộc khác và phải biết ơn họ. Hãy nghĩ đến họ cũng như mình nghĩ đến mình và đồng- chủng mình (vậy).
Vả lại cái tình từ-bi bác-ái của Đức Phật mà ta đã nhận thức, rất thâm-huyền quảng-huợt. Cái tình ấy, nó không bến không bờ, không phân-biệt màu da, không phân-biệt chủng-tộc; nó cũng không luận sang hèn và xóa bỏ hết các từng lớp đẳng cấp xã-hội, mà chỉ đặt vào một: Nhân-loại Chúng-sanh.
Thế, ta không có lý do gì chánh đáng để vì mình hay vì đồng-bào mình gây ra tai hại cho các dân-tộc khác. Trái lại, hãy đặt vào họ một tư-tưởng nhân-hòa, một tinh-thần hỉ-xả và hãy tự xem mình có bổn-phận giúp đỡ họ trong cơn hoạn nạn.
Đối với những kẻ xuất-gia qui-y đầu Phật, phụ vào những ân-huệ đã thọ như đã nói trên, họ còn phải trực- tiếp chịu ân của các đàn-na thí-chủ, nghĩa là những thiện-nam tín-nữ có hảo tâm cung-cấp những vật dụng cần-thiết cho họ. Họ nhờ đến hột cơm, đến miếng vải,
đến thuốc men đặng sanh sống. Rốt lại họ phải nhờ đến sự nuôi dưỡng hoàn-toàn của những kẻ tốt lòng.
Với quần-sanh, họ mang cái ân rất nặng, cho nên
họ phải dìu-dắt sinh linh đi tầm Chân-lý đặng đáp tạ tấm lòng chiếu-cố của thiện-tín.
Mong sao Ban trị sự Tỉnh Gia Lai sớm cho các Ban hộ niệm được hoạt động trở lại. Chú Phan Văn Sang là người gốc Gia Lai, chú có cách nào hay, hãy chia sẻ, con xin chân thành cảm ơn!
Nam Mô Công Đức Long Bồ Tát Ma Ha Tát!
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
Sau thời gian ở Gia Lai có sự thay đổi, Ban Hộ Niệm Gia Lai hôm nay không được phép đi hộ niệm người lâm chung, không được tụ tập đông người để cộng tu Niệm Phật nữa, đối với người già trên 80 như cha tôi chỉ có 6 chữ A Di Đà Phật nên không thể về chùa tụng các Kinh như Phật tử trẻ tuổi.
Vì thế từ niềm tin A Di Đà mãnh liệt, vì chí nguyện vãng sanh cho đời hiện tại, ngoài sự tu hạnh tự lực và không thể thiếu sự tha lực nên cha tôi đã từ giã phố núi Gia Lai đến xin nhập chúng chuyên tu Niệm Phật tại Tịnh Thất Quan Âm dưới sự hướng dẫn của Đại Đức Giác Nhàn.
Và hôm nay cha tôi đã yên tu cùng với các bạn già nơi Tịnh Thất Quan Âm Đức Tọng Lâm Đồng cho đến ngày vãng sanh.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Nam Mô A DI ĐÀ PHẬT. Vậy từ ngày đó tới giờ Ban trị sự GHPG tỉnh Gia Lai đã đồng ý và cho phép ban hộ niệm được hoạt động trở lại chưa ạ Chú Sang.Nguyện cầu cho phật pháp được công thành danh toại. Như ý …như ý…