Xin thưa thực là tất cả các pháp môn, các hạnh tu đều là sám hối hết, chứ không phải là đọc kinh Lương-Hoàng-Sám là sám hối, không phải ta đọc kinh Thủy-Sám là sám hối. Không phải!
Sám hối! Khi bước vào trong đạo tràng tu hành dù dưới hình thức nào cũng là sám hối. Tu là sửa đổi. Sám hối chính là sửa đổi những sai lầm của mình. Cho nên mình thấy rõ rệt rằng, những người mà thường chuyên sám hối, tốt hay xấu? Rất là tốt! Cần không? Rất là cần. Nhưng mà cuối cùng thì nghiệp họ diệt không nổi, và sau cùng rồi hình như là, không thấy một hiện tượng nào gọi là thoát vòng sanh tử. Không có một hiện tượng nào vãng sanh. Chính vì chủ trương diệt nghiệp thì nghiệp nó diệt mình, chủ trương đối đầu với nghiệp nên bị nghiệp đối đầu với mình. Nó đối đầu với mình tức là nó ứng hiện trước mặt mình, ứng hiện trước cái tâm của mình bắt mình phải đối trị với nó.
Cho nên, cách của người niệm Phật là không đối diện với nghiệp, mà đối diện với gì? Đối diện với A-Di-Đà Phật. Lạy A-Di-Đà Phật. Niệm A-Di-Đà Phật. Nguyện vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.
Trước mặt mình là A-Di-Đà Phật. Lúc lâm chung người ta đem tấm hình A-Di-Đà Phật đến trước mặt mình để cho mình nhìn. Rồi mình còn đi đâu? Đi về Tây Phương Cực Lạc chứ không phải đi diệt nghiệp. Đó là điều quan trọng vô cùng. Trong kinh Vô-Lượng-Thọ trên bảng đó:
– Khéo giữ cái miệng không nói lỗi người.
– Khéo giữ cái thân không để mất luật nghi.
– Khéo giữ cái ý đừng có nghĩ tầm bậy tầm bạ.
Rõ ràng đây là sám hối. Chính như vậy là sám hối. Chứ không phải sám hối là đọc các bài sám hối lên. Không phải chúng ta cứ đọc: “Vãng tích sở tạo chư ác nghiệp, giai do vô thỉ tham sân si…”. Không phải đọc cái câu đó là sám hối. Câu đó là nói cho mình biết tất cả đều do miệng nè, thân nè, ý nè sinh ra, tạo ra hết. Chúng ta phải khéo gìn giữ cái đó tức là sám hối. Cho nên phải cẩn thận. Một câu A-Di-Đà Phật tức là sám hối.
Tôi nhận được bài viết về Ngẫu-Ích đại sư. Chúng ta đi có kinh có điển hết. Chúng ta đi theo Tổ theo kinh hết. Ngài nói, “Người niệm Phật rất kiêng kỵ kẻ không có chủ trương”. Đây là lời của Tổ nói: “Nay vầy mai khác. Khi gặp nhà thuyết giáo thì muốn tầm chương trích cú, học luật, học kinh. Gặp người tu Thiền lại mong tham cứu thoại đầu, theo cơ phong chuyển ngữ. Gặp bậc Trì Luật thì thích ôm bát khất thực, tu hạnh đầu đà… Thế nên sự sự không rồi, điều điều chẳng trọn. Đâu biết rằng, khi câu Phật hiệu niệm được thuần thục thì ba tạng mười hai phần kinh đều gồm ở trong đó, một ngàn bảy trăm công án cơ quan hướng thượng đều ở trong đó, ba ngàn oai nghi, tám muôn tế hạnh, tam tụ tịnh giới cũng ở trong đó”.
Tại vì người ta không tin, không vững lòng nơi câu A-Di-Đà Phật, nên mới đi tìm đầu này đi tìm đầu nọ. Vô tình bị xen tạp! Xen tạp là cái đại kỵ trong đường vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Nên nhớ cho thật kỹ điểm này.
Chính vì thế, xin thưa là đừng bao giờ nghĩ rằng sám hối là đọc một cái bài kinh lên là sám hối. Đi vào đạo tràng, ngày đó là ngày tịnh khẩu, nếu mà ta thốt lên một lời nói chính là ta đã tạo nghiệp. Tại sao như vậy? Là tại vì ta không gìn giữ cái nghiệp của miệng, ta đã phạm giới. Phạm giới thì sao? Nhất định tuần sau ta không làm như vậy nữa, đó tức là sám hối, chứ không phải là đọc bài kinh sám hối đó mà tiếp tục tới đạo tràng cứ dùng thân-khẩu-ý phá hết những giới luật trong nhà chùa.
Ví dụ, như gặp một vị Sư, một vị Sư làm sai, ta nêu cái lỗi của vị Sư lên. Lúc không biết tu thì ta nêu sao nêu! Lúc đã biết đạo rồi nhất định đừng có nêu cái lỗi của vị Sư. Tại vì trong kinh Đại-Tập, Phật nói, “Mình nói một điều sai trái của một vị Sư giống như là sỉ vả vào mặt Phật vậy“! Câu này nặng lắm! Vị Sư đó làm sai, kệ họ. Họ có nhân quả của họ, không mắc mớ gì khi vị đó làm sai mà ta phải chịu xuống địa ngục! Đó gọi là sám hối.
Ví dụ, như một vị Thầy, khi mình nói họ sai, thì do cái ý chúng ta đã khởi cái niệm sai, mà khi nói cái sai của người ta thì cái thân chúng ta không kính trọng người đó. Tự nhiên từ một cái đó mà thân khẩu ý phạm hết. Như vậy thì ta sám hối có chục lần đi nữa, đọc cả vạn bài kinh đi nữa ta vẫn bị lỗi như thường.
Chính vì vậy mà khi ta biết được chuyện này, thực ra sám hối nằm ngay tại tâm này. Tâm gì? Tâm hiền lành chất phát, “Khéo giữ khẩu nghiệp không nói lỗi người. Khéo giữ thân nghiệp bất phạm oai nghi. Khéo giữ ý nghiệp thanh tịnh vô nhiễm”. Cứ lấy đó mà làm, chính là sám hối của kinh Vô-Lượng-Thọ, chứ không phải là cầm bài kinh này đọc, cầm bài kinh kia đọc là sám hối. Nếu sơ ý chúng ta đi đến chỗ gọi là tạp tu.
Với pháp môn niệm Phật, bây giờ mình đang trì kinh A-Di-Đà, quý vị cứ đọc hoài kinh A-Di-Đà, đọc lên đọc xuống đọc cho thuộc lòng, thuộc lòng thì phải hiểu nghĩa. Mình coi, từ đầu chí cuối trong kinh A-Di-Đà, Phật có bao giờ nhắc đến hai chữ “Sám Hối” đâu? Phải không? Phật nhắc gì? Phải cố gắng nhiếp tâm niệm Phật cho đến nhất tâm bất loạn. Và gì nữa? Ngài nói bốn lần là phải nguyện vãng sanh Tây Phương Cực Lạc.
“Người nào mà nghe ta nói về A-Di-Đà Phật thì phải phát tâm tha thiết vãng sanh về đó”.
Ngài nói tới bốn lần nguyện vãng sanh. Không có chỗ nào Ngài nói sám hối hết. Tại sao như vậy? Tại vì nhiếp tâm niệm Phật là sám hối.
Để kết thúc, quý vị nghe những lời của ngài Ngẫu-Ích Đại Sư. Ngài nói thấm thía lắm! Cho nên chúng ta đi có kinh có điển. Chúng ta đi phải đúng đường, không nên đi sơ ý. Ngài nói:
– Người chân thật niệm Phật, buông bỏ cả thân tâm thế giới là đại bố thí.
Mình cứ tưởng đem một đồng bạc ra cho người này, đem một cái gì đó ra cho người kia là bố thí. Cái đó gọi là tiểu bố thí mà thôi. Cái tiểu bố thí đó mà nhập trong tâm rồi, thì nhất định vì cái bố thí này mà mình hưởng chút khen tặng, chút phước báu nào đó trong cõi Nhân-Thiên là cùng, không vượt qua tam giới. Mà người “Chân năng niệm Phật”, gọi là chân năng niệm Phật là chân thật và siêng năng niệm Phật, buông xả thân tâm thế giới, không nghĩ ngợi gì hết, lục đạo luân hồi đều buông xả hết, cạnh tranh ganh tỵ bỏ luôn… Đây là người đại bố thí. Tại vì sao? Tại vì người này khi về trên Tây Phương rồi thì họ cứu độ đến vô lượng vô biên chúng sanh. Trong hiện tại bây giờ người ta quyết tâm niệm Phật, thành tâm niệm Phật như vậy, xin thưa thực là trong vòng bốn mươi dặm chung quanh chúng sanh đều hưởng cái công đức của họ. Cái bố thí này lớn không tưởng tượng được, gọi là bố thí Ba-La-Mật.
– Niệm Phật không khởi tham sân si mạn là đại trì giới.
Chân năng niệm Phật bất khởi tham sân si mạn tức đại trì giới. Như vậy, rõ ràng người nhiếp tâm niệm Phật chính là người trì đủ tất cả các giới. Người tới đạo tràng đang niệm Phật muốn làm cái này, muốn làm cái nọ, động hết tâm người ta, hoàn toàn không trì giới gì cả! Mất hết rồi. Chính vì vậy mà thường thường người ta nói, “Thà khuấy mà đục vạn dòng sông cũng không được quyền động đến một người niệm Phật”. (Ninh động thiên giang thủy, bất động đạo nhân tâm). Khi mà người ta đang niệm Phật, mình la lên một tiếng: Làm động tâm người niệm Phật! Mình nói chuyện một tiếng: Động tâm người niệm Phật! Cho nên, tu hành mà không biết đường tu tự nhiên mình phá giới. Phá giới thì sao? Bây giờ mình phá giới, mình có sám hối cho mấy đi nữa thì cũng bị cái nạn này: Bao nhiêu công đức mình mất hết. Chính vì vậy mà mình phải biết đường đi rõ ràng, đừng nên sơ ý mà đi sai đường.
– Niệm Phật không quản nhân ngã thị phi là “Đại Nhẫn Nhục”. (Câu này là: Chân năng niệm Phật bất quản nhân ngã thị phi tức Đại Nhẫn Nhục).
– Niệm Phật không gián đoạn không tạp vọng là “Đại Tinh Tấn”.
– Niệm Phật không còn mộng tưởng thô tế là “Đại Thiền Định”.
– Niệm Phật không bị các pháp khác mê hoặc, lôi cuốn là “Đại Trí Huệ”.
Quý vị tưởng tượng đi, ngài Triệt-Ngộ Đại Sư nói: “Nhất cú Di Đà… Tam tạng kinh điển bao gồm trong một câu A-Di-Đà”. Như vậy thì pháp niệm Phật, từ trên tới Đẳng-Giác, xuống tới phàm phu như chúng ta, xuống tới các hàng địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh nữa… cũng là một câu A-Di-Đà Phật này mà thành Phật. Bây giờ mình cứ tưởng tượng thử, một sự sám hối nào mà có thể đưa một người từ cái hàng địa ngục lên tới Tây Phương thành Phật không?
Chuyện trong thiên hạ, có ngài Lương-Võ-Đế, bà thứ phi của Ngài chết. Chết biến thành súc sanh, Ngài phải nhờ cả hàng ngàn vị Tăng (là cao Tăng đắc đạo) tới lập ra đàn tràng, gọi là đàn tràng Lương-Hoàng-Sám để mà cứu độ người vợ. Cứu được đến đâu? Một cái năng lực vĩ đại như vậy, (Tại vì Ngài là một đế vương mà), cứu được lên một cảnh trời. Trong khi ngài Quan-Mục-Nữ niệm Phật có một ngày mà thôi, tất cả địa ngục sạch trơn. Mình coi cái năng lực nào lớn hơn?
Trong kinh Quán-Vô-Lượng-Thọ, Phật nói: “Dẫu cho một chúng sanh làm tội ngũ nghịch thập ác sẽ xuống dưới địa ngục, nhưng trước những giờ phút lâm chung có người nhắc nhở thành tâm sám hối”. Sám hối cách gì? Cũng là một câu A-Di-Đà Phật. Niệm một câu A-Di-Đà Phật ngài A-Xà-Vương-Thế vãng sanh về Tây Phương tới Thượng Phẩm Trung Sanh. Quý vị coi, cái năng lực của câu A-Di-Đà Phật nó mạnh như thế nào.
Trong kinh Vô-Lượng-Thọ, Phật nói: “Dẫu cho những người trong tam ác đạo nghe danh hiệu của Ta mà phát lòng tin tưởng nguyện vãng sanh về nước Ta, niệm đến mười niệm mà không được vãng sanh về Tây Phương, Ta thề không thành Phật”… Cho nên năng lực của câu A-Di-Đà Phật nó mạnh vô lượng vô biên. Chính vì thế mà cứu độ đến tất cả chúng sanh. Chưa có một pháp môn nào mà nói lên là cứu độ tất cả chúng sanh.
Xin chư vị đừng nên chao đảo tinh thần. Giữ một câu A-Di-Đà Phật nhất định ta sẽ thành tựu. Nếu không giữ câu A-Di-Đà Phật, xen kẽ những cái chuyện khác thì nhất định ta đây có niệm Phật cho mấy đi nữa cũng không được vãng sanh.
Cư sĩ Diệu Âm (Minh Trị)
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Đọc bài vièt này và những bài viết khác con đã đọc thì lòng tin nơi con được tăng trưởng lên nhiều. con cảm ơn Cư sĩ Diệu Âm (Minh Trị) cũng như người post bài này đã làm cho con có thêm một niềm tin vững chắc hơn.
Nguyện cầu cho tất cả chúng sanh ở trong cõi trời, cõi người, cõi atula, cõi địa ngục, cõi ngạ quỷ, cõi súc sanh, đều sớm được gặp Phật Pháp và được sanh về cõi PHẬT A DI ĐÀ
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Bài viết thật hay, thật ý nghĩa, vậy mà lâu nay mẹ con bắt phải lên chùa lạy sám 2 lần, vào nàgy 14 và 30 AL hằng tháng. Ngoài ra còn phải tụng Lương Hoàng sám, Thủy sám để sám hối. Hiểu theo ý nghĩa bài viết của cư sĩ Diệu Âm, con có thể ở nhà niệm phật mà vẫn sám hối bình thường. Nếu có thời gian thì đi Chùa cũng tốt, vì lên Chùa cũng lễ phật, cũng niệm A Di Đà. Cảm ơn bài viết rất nhiều !
Nam Mô Công Đức Long Bồ Tát Ma Ha Tát !.
Đúng rồi bạn, tu tại gia,cũng là tu,quan trọng là thành tâm thì tất cả đều linh ứng
Thật là cám ơn Cư Sĩ rất nhiều!
Cách đây khoảng 3 năm trước, may mắn có duyên lành được nghe cuốn “Khuyên người niệm Phật” của cư sĩ!
Con thật cảm động và biết ơn cư sĩ vô cùng vì những lời khuyên niệm Phật của cư sĩ! Con đã bắt đầu niệm Phật từ đó! Con thầm cảm ơn cư sĩ rất nhiều!
Nguyện cho Cư sĩ luôn khỏe mạnh, luôn hoằng bá chánh pháp cứu độ thêm nhiều chúng sanh!
Nam mô A Di Đà Phật!
Cho con hỏi làm sau mình có thể làm giảm tội nghiệp mình đã gây ra và làm sau có thể xóa đi những ý nghĩ xấu xa trong đầu mình
Khi ý nghĩ xấu xa trong đầu xuất hiện thì liền niệm thầm hoặc lớn tiếng Nam Mô A Di Đà Phật 10 câu, 20 câu, 30 câu…một lúc vọng niệm đó sẽ ko còn nữa.
Muốn giảm tội nghiệp mình đã gây ra thì phải không tạo tội nữa, đó gọi là chân thật sám hối.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Toi rat’ biet’ on va` cam’ on cu si Dieu Am uc’chau vo cung` , nho` cu si ma` toi duoc thuc’ tinh , nhung loi` le , loi giang cua cua cu si rat’ chan thanh` va` don gian de~ hieu , nho` cu si ma` toi moi’ biet’ phat nguyen vang sanh Tay Phuong Cuc Lac .Toi luon cau` mong Chu Phat ,Chu Bo` Tat’ gia tri` phu ho cho cu si Dieu Am Uc’ Chau luon tinh tan , va` manh khoe , de giup’ do them cho nhieu nguoi`duoc thuc’ tinh nhu toi , cho dau` may’ lau nay van di chua` , nghe Phap’ nhung khong biet’ duoc phat’ nguyen vang sanh Tay Phuong Cuc Lac . Trong long` toi luon tham` cam’ on cu si Dieu Am . Nam Mo A Di Da Phat !
Đọc bài này của Diệu Âm làm cho tôi thật kinh hoàng sợ quá trời vì tôi đã trách một vị sư cô. Do vì ba mẹ tôi với sư cô đã cãi nhau dữ lắm. Thật sự tôi không biết lỗi ai, nhưng qua bài viết này tôi biết là tôi đã phạm tội quá lớn. Vậy là tôi chắn chắn tiêu rồi. Có cách nào cứu tôi không? Xin Diệu Âm chỉ bảo.
Nam mô A Di Đà Phật.
Ôi mình cũng thế, nhưng tình huống khác Thúy Đinh, biết làm thế nào đây?
Con cũng chỉ làm phu, với pháp môn tịnh độ chỉ biết chút xíu, nhưng cũng xin phép khuyên anh ( chị) là đừng lo lắng qua, mình cứ nhiếp tâm niệm Phật, khởi lên tâm hổ thẹn vì đã tạo ác là sẽ chuyển hóa được nghiệp ạ
Nam Mô A Di Đà Phật !
Tôi mới quy y tam bảo, có pháp danh rồi. Cũng có tham khảo nhiều kinh của Phật và các đĩa giảng của Tăng, Ni.
Tôi thấy rất nhiều PTử đi chùa rất lâu rồi nhưng vẫn không thẩu hiểu được những gì cả, đưa Thầy trụ trì các Chùa ra so sánh, khen, chê. tôi thấy không hay vì dù sao các Thầy cũng là con người, nhưng hơn hẳn người phàm phu vì đã được tu học rất nhiều. Hôm nay đọc bài của Cư sỹ Diệu Âm thì đây là chê bai phật pháp tội rất lớn có khi hết kiếp này phải đi thẳng xuống địa ngục.
Thưa cư sỹ ! Hiên tại tôi không còn sân nhiều nữa (Trước đây tôi rất sân). Tuy nhiên có đôi lúc do người ta xử sự quá đà làm tôi cũng sân. ngay sau đó tôi sám hối ngày, tối về trước thời niệm phật tôi tụng “Văn phát nguyện sám hối” của Pháp sư Tịnh Không. Qua tu hành tôi quyết tâm tu bằng được tính sân nhưng vẫn chưa đạt. Xin Cư sỹ chỉ bảo.
Kính chào các quý thầy! Xin hoan hỉ giúp con giải đáp 1 vài thắc mắc trong cách tụng kinh ,sự việc là tâm của con đang dần muốn tụng kinh và niệm phật,cách đây mấy ngày con được 1 cô phật tử trên chùa tặng cho 1 sâu chuổi 108 hạt, và 2 cuốn kinh gồm kinh nhật tụng và kinh địa tạng,con có đọc sơ qua và thấy có nhiều phần , nay quý thầy có thể giúp con là con là người mới tụng kinh thì con nên tụng phần gì trong kinh nhật tụng? và địa tạng, con ở thuê và hay chuyển nhà thường xuyên nên con không có thờ phật dù trong lòng rất muốn thờ. Đợt trước con có lên mạng in ra nghi thuc tụng chú đại bi mà con không biết cách tụng , tụng phần gì đó hơi đụng chạm ở dưới lúc đó tâm con rất bấn loạn và cảm giác không được bình an cho lắm, con rất sợ,tụng kinh mà tâm con luôn lo sợ không thanh tịnh, có phải do con không biết và tìm hiểu kĩ nên tụng sai? xin hãy hướng dẫn con tụng cách đúng với 1 phật tử tu tại nhà,và cho con hỏi nếu ra đường con có thể niệm a di đà phật và đọc quán âm linh cảm chơn ngôn được không ạ? con xin cám ơn
A Di Đà Phật,
Bạn nên chọn lấy phần Kinh A Di Đà trong Kinh Nhật Tụng mà đọc mỗi ngày là được, cộng với niệm A Di Đà Phật, quy định 1 ngày 5-10 chuỗi chẳng hạn. Kinh không cần đọc nhiều loại quá, dễ khiến tâm xen tạp và tán loạn, nhất là đối với người mới tu. Do vậy bạn chỉ nên 1 bộ Kinh A Di Đà và câu A Di Đà Phật mà thực hành trong 3 năm đầu tiên.
Ngoài ra bạn cũng nên nghe pháp để có được 1 sự hiểu biết chính xác về Phật pháp và cách ứng dụng thực hành Phật pháp trong đời sống hằng ngày, dưới đây là các bài khai thị ngắn rất hiệu quả và phù hợp với người mới tu…cũng như tu lâu năm:
http://www.tinhthuquan.com/PhapAmViet/TrichDoanKhaithi.htm
Chúc bạn tu tập ngày một tinh tấn và an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Pháp ngài diệu âm đưa ra thật hay,,
Nam mo a mi đà phật
Kính mong mọi người cùng niệm: Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật! đệ tử con pháp danh Liên Huệ. Con muốn hỏi 1 câu là sư phụ con có bảo con có bảo con vào khóa Lương Hoàng Sám. Con cũng có vào khóa Lương Hoàng Bảo Sám rồi.khi con đọc và quỳ con cảm thấy đầu con rất đau 1 nửa và con cảm thấy con rất có tội lỗi gì đó nhưng con k biết.. con chỉ cảm thấy thế thôi ạ. con chỉ hơi thắc mắc vì sao sư phụ con có bảo quen biết bao nhiêu người nhưng chưa ai vào khóa Lương Hoàng Sám… con không biết con đã mắc tội gì trong quá khứ ạ???
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Quỳnh Anh,
Khi Sư phụ bạn khuyên hẳn đã có nhân duyên, bạn cứ phát tâm mà làm theo lời Sư phụ chứ đừng sanh tâm hoảng sợ hay lần mò truy tìm nguồn gốc của tội lỗi làm gì mà mất thời gian. Chúng ta trôi lăn trong vòng sanh tử từ vô lượng vô biên kiếp, có tội lỗi gì chúng ta chưa làm, chưa phạm phải? Biết được rồi thì bạn cứ hoan hỉ phát tâm mà sám hối. Sám là nguyện sửa lỗi trước. Hối là nguyện đoạn lỗi sau không tái phạm. Chuyện khi quỳ bái sám mà thấy đau nửa đầu là có nguyên do, nhưng bạn đừng để ý tới mà chỉ cần nhiếp tâm để bái sám và nguyện cho chư vị oan gia trái chủ nơi phần đau đầu buông bỏ oán thù, cùng nhiếp tâm bái sám và nguyện cho họ được sanh về Cực Lạc, chỉ ít ngày sau mọi chuyện sẽ ổn thoả. Bạn ráng thực hành thêm pháp niệm Phật mọi nơi, chốn để tâm luôn an lạc nhé.
Chúc thường tinh tấn.
TN