“Tín-Nguyện-Hạnh” là ba tư lương của người niệm Phật vãng sanh. Pháp hộ niệm nói lên nói xuống cũng quy tụ vào ba điểm này.
Ngày hôm qua chúng ta nói về chữ “Tín”. Chữ “Tín” này được thể hiện ở những người niệm Phật. Ví dụ khi bệnh người ta an nhiên niệm Phật thì người đó có “Tín”. Lúc trở ngại gì cũng an nhiên tự tại để niệm Phật thì đó là “Tín”. Con đường tu hành chuyên nhất không còn lao chao phân đo giữa pháp này pháp nọ nữa, như vậy là “Tín Lực” của họ mạnh vô cùng, họ đã định rồi. Nhờ lòng tin này mà phát khởi thiện căn. Những người thiện căn cao thì tín tâm càng cao. Những người thiện căn yếu thì thường hay phân vân, do dự. Cho nên “Tín Tâm” liên quan mật thiết với “Thiện Căn”.
“Thiện Căn” là gì? Nói cho đơn giản, khỏi cần triết lý làm chi, là những người hiền lành. Trong quá khứ người ta có cúng dường chư Phật, có tu hành, đó là những người hiền lành. Trên cõi Tây Phương toàn là chư Thượng-Thiện-Nhân hết. Chính vì vậy, khi xét thấy rằng niềm tin của mình còn yếu, thì biết là thiện căn trong nhiều đời kiếp mình tu yếu. Như vậy thì bây giờ làm sao? Hãy hạ quyết tâm tin tưởng vào câu A-Di-Đà Phật. Khi bắt đầu tin tưởng vào câu A-Di-Đà Phật, mình vùng lên, mình nguyện tha thiết, mình lập công cứ vững vàng. Thì cái niềm tin này nó làm tăng thiện căn lên, rồi nhờ cái thiện căn đó nó mới giúp cho niềm tin của mình vững vàng. Hai cái nó giống như nấc thang, cái này hỗ trợ cho cái kia, cái kia hỗ trợ cái nọ…
Khi tâm mình chao đảo, phân vân, lo lắng điều gì đó, không nghĩ rằng pháp niệm Phật này vi diệu như vậy, thì chứng tỏ niềm tin của mình yếu! Bây giờ đừng nên phân đo nữa. Phật nói như vậy thì mình cứ quyết lòng tin đi, hạ quyết tâm niệm Phật thì tự nhiên thiện căn của mình từ đó mà tăng trưởng lên.
Hôm nay chúng ta nói qua cái “Nguyện” một chút. Hễ người mà có tín tâm mạnh thì sự phát nguyện sẽ tha thiết. Người không có tín tâm mạnh thì phát nguyện không tha thiết. Như vậy, sự phát nguyện không tha thiết nó bắt nguồn từ niềm tin yếu. Bây giờ, nếu mình đã thấy một bà Cụ kia niệm Phật được vãng sanh, cái hình tượng đó động viên cho mình tin, dù mình không hiểu lý do tại sao? Mình thấy bà Cụ đó không biết chữ nghĩa gì, không biết kinh điển gì, nhưng Cụ cứ thành tâm chắp tay Nam Mô A-Di-Đà Phật cho con được vãng sanh Tây Phương. Chính Bà cũng không biết Tây Phương là chỗ nào cả, chỉ nghe Phật nói vậy thì tha thiết vô cùng, ngày đêm niệm, ngày đêm nguyện, thế mà bà đó vãng sanh! Chính chỗ này đáng làm cho mình phải giựt mình, tỉnh ngộ. À! Nhất định phải có một điều gì nhiệm mầu trong này? Phát khởi niềm tin lên.
Đối với người căn cơ hạ liệt như chúng ta thì nên nhớ điều này:
– “Nguyện” là tha thiết nguyện vãng sanh Tây Phương Cực Lạc, chứ không phải là nguyện hết bịnh.
– “Nguyện” là tha thiết nguyện vãng sanh Tây Phương Cực Lạc, chứ không phải là nguyện cho con giải quyết xong hết tất cả nợ đời rồi con mới tu.
– “Nguyện” là quyết lòng nguyện vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc, chứ đừng có nguyện tôi làm cho xong công chuyện gia đình, tôi giúp vợ, giúp chồng, giúp con, giúp cái, giúp dâu, giúp rể… cho xong, rồi tôi mới an tâm niệm Phật.
– “Nguyện” là nguyện vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc, chứ không phải: ” Nam Mô A-Di-Đà Phật, cho con thân thể tráng kiện, khai mở trí huệ để con niệm Phật.
Quý vị phải nhớ cho thiệt kỹ điểm này. Diệu Âm nhắc đi nhắc lại không biết bao nhiêu lần. Có nhiều người tu cũng rất lâu nhưng sau cùng lại có những lời nguyện sai lầm! Mình là hàng phàm phu tục tử thì bệnh khổ, nghiệp chướng, nợ đời… nó cứ đeo mình, nó đeo cho đến khi mình tắt hơi rồi nó vẫn còn đeo, đến nỗi mình phải mở mắt ra để cố làm cái gì đó(?) chứ nhắm mắt không được đâu!
Đừng bao giờ nghĩ rằng:
– Tôi làm cho xong cái nợ đời rồi tôi mới tu”.
Không bao giờ có đâu. Không bao giờ:
– À! tôi phải lo cho đứa con gái, tôi phải lo cho đứa con trai, tôi lo cho đứa cháu nội, tôi lo cho đứa cháu ngoại… Nếu tôi không lo thì không còn ai lo!…
Không phải đâu! “Dép dưới giường lên giường vội biệt. Sống ngày nay há biết ngày mai?”. Không bao giờ có chuyện như vậy đâu!
Đừng bao giờ để cho những đứa cháu, đừng bao giờ để cho những đứa con, đừng bao giờ để cho những người thân nhân của mình chịu tội. Vì chính họ là nguyên nhân làm mình đọa lạc.
Hôm trước mình đã nói chuyện này. Nếu biết thương con cháu thì phải biết lo tu hành. Để chi? Để làm sao khi nó chết mình là người thuộc chư Thượng-Thiện-Nhân trên cõi Tây Phương xuống đây cứu nó. Đây là người biết điều. Chứ còn không, thì cha dắt con xuống địa ngục, rồi con dắt cháu xuống địa ngục… Trên cũng địa ngục, dưới cũng địa ngục. Cùng nhau đi vào con đường đó, nhất định không ai cứu ai được cả! Hiểu đạo là hiểu thấu chỗ này.
Mình là người phàm phu tục tử thì:
– “Nguyện” là nguyện vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc, chứ không phải nguyện cho con được “Nhất tâm bất loạn”.
– “Nguyện” là nguyện vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc, chứ không phải nguyện cho con niệm phật cho đến “Vô Niệm”.
– “Nguyện” là con được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc, sớm ngày nào con mừng ngày đó, chứ không phải nguyện cho con niệm Phật cho được “An khang”.
– “Nguyện” là nguyện vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Nam Mô A-Di-Đà Phật, con quyết lòng đi về Tây Phương Cực Lạc, chứ không phải nguyện cho con niệm Phật được chứng đắc, “Niệm Phật Tam Muội”.
Vì nên nhớ, “Niệm Phật Tam Muội”, “Nhất Tâm Bất Loạn”… đều là trong kinh phật nói, nhưng mà Ngài dành cho những người thượng thiện căn, đại thượng đại thiện căn, là những vị đại Bồ-Tát. Các Ngài đó muốn nguyện sao cũng được. Còn đối với mình thì Phật dạy, phàm phu tục tử là phải nguyện vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Còn chuyện “Nhất tâm bất loạn” ra sao, kệ nó! Chuyện “Niệm bất niệm” ra sao, kệ nó! Đừng để trong tâm.
Chư Tổ nói niệm Phật không cầu nhất tâm bất loạn thì mới có thể nhất tâm bất loạn. Người cầu nhất tâm bất loạn, thì nhất định vọng tâm nó sẽ nổi lên, không bao giờ nhất tâm bất loạn được!
– “Nguyện” là nguyện vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc, chứ không phải nguyện cho con hết vọng tưởng để con niệm Phật được nhất tâm, để vọng tưởng đừng xảy ra.
Vọng tưởng nó đến sao đến kệ nó, mình niệm cứ niệm, chứ không phải khi vọng tưởng nổi lên thì đối trước bàn Phật: “Nam Mô A-Di-Đà Phật, xin cho con hết vọng tưởng”.
Như vậy, Diệu Âm đã nhắc lên nhắc xuống không biết bao nhiêu lần câu: “Nguyện vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc”. Tất cả mọi vấn đề khác xin buông hết.
Vọng tưởng đến? Vọng tưởng càng đến càng biết rằng mình là hạng phàm phu tục tử. Đã biết rằng mình là phàm phu tục tử thì bắt buộc phải có vọng tưởng. Có vọng tưởng rồi thì nhất định hãy nhờ cái vọng tưởng này mà nhắc nhở để làm tăng thượng duyên cho mình niệm Phật. Còn những người cứ cố gắng đối trị với vọng tưởng, tức là cứ làm sao diệt cho hết vọng tưởng, thì vô tình càng niệm Phật càng bị nhức đầu!…
Cho nên Ngài Hạ-Liên-Cư mới nói: “Niệm Phật không cầu hết vọng tưởng. Niệm Phật không cầu cho nhất tâm bất loạn. Niệm Phật chỉ để cầu vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc”. Vì mình biết mình là hàng phàm phu tục tử, cho nên càng niệm càng loạn. Càng loạn thì càng biết mình là phàm phu. Biết là phàm phu rồi thì lo mà mua cái máy bấm. Cái máy bấm tức là cái máy công cứ. Bây giờ đây chùa nào cũng có cái máy bấm hết. Bấm, bấm, bấm, bấm… Thay vì mình đếm thì nó bấm dùm cho mình. Cứ niệm, cái tay cứ bấm, bấm, bấm, bấm… Đó là máy công cứ.
Những người nào khởi phát tâm lập công cứ, thì bắt đầu chúng ta đi. Những người nào chưa khởi phát tâm lập công cứ thì đi quá chậm, hoặc là ngồi một chỗ. Nhiều khi người kia niệm một ngày hai mươi lăm ngàn, còn ta niệm mới có hai ngàn! Hai ngàn ta cũng phải niệm. Vì chỉ có hai ngàn như vậy, ta mới bắt đầu suy nghĩ… À! Tại sao mình yếu vậy? Mình phải tiến lên ba ngàn, tiến lên bốn ngàn… Nghĩa là cái máy của mình khởi phát chậm, nhưng khi bắt đầu mình đi… đi… đi… Sau khi nó đã có trớn thì nó sẽ đi được. Cho nên khi mà người có tín tâm thì tự nhiên cái nguyện của họ tha thiết vô cùng và cái hạnh của họ được lập một cách tự nhiên. Phát được tín tâm, người chưa lập hạnh sẽ phát tâm lập hạnh liền.
Tôi xin kể ra đây một câu chuyện, câu chuyện này có thật. Có nhiều người thường nói, để từ từ rồi tôi mới lập hạnh?!… Có một ông Cụ đó 77 tuổi, đúng rồi, 77 tuổi. Cụ đã tu và ăn chay trường ba mươi mấy năm. Cụ từng tu qua hình như là mười lăm mười sáu chùa. Trong vùng Sài Gòn ít có chùa nào mà cụ không đến. Tất cả những khóa thọ Bát Quan Trai Cụ tham dự đầy đủ, những khóa Phật Thất cũng đều dự đầy đủ. Nhưng về nhà, khi có những người biết được phương pháp hộ niệm, đến khuyên Cụ niệm Phật thì Cụ không niệm. Cụ nói:
– Ta tu như vậy đã tốt quá rồi, đâu cần phải niệm sớm như vậy. Ta chưa chết mà, để từ từ sẽ tính…
Cỡ chừng sáu tháng sau, có một lúc Cụ đang đứng trước cửa nhà thì Cụ thấy có một cái bao gạo đổ ra, rồi có một đàn gà tới ăn cái bao gạo đó. Cụ ở trong nhà chạy ra đuổi mấy con gà, thì Cụ vấp phải cái ngạch cửa và té xuống, rồi bị chấn thương mê man bất tỉnh. Khi Cụ tỉnh lại, Cụ mới nói tại sao gà ở đâu mà tới nhà mình nhiều dữ vậy? Nhưng thật ra hoàn toàn không có gạo gì hết, cũng không có gà gì hết! Cụ vô nằm trong bệnh viện khoảng một tháng gì đó… có lúc tỉnh lúc mê. Bệnh viện chịu thua mới đem về nhà, và chính tôi là người có đi tới hộ niệm cho ông Cụ đó. Tôi không phải là người chính thức hộ niệm. Chương trình của tôi không có ở nơi đó lâu được. Ông Cụ mê man bất tỉnh, cứ tỉnh tỉnh mê mê, tỉnh tỉnh mê mê như vậy cho đến lúc chết không được vãng sanh.
Khi tôi tới hộ niệm cho ông Cụ, tôi hộ niệm cũng được hơn một tuần, tận sức để khai thị mà ông Cụ không tỉnh lại. Tôi mới kêu gia đình ra hỏi, hỏi cặn kẽ từ đầu tới đuôi, thì mới phát hiện được ra những chuyện này. Là trước những ngày mà ông ta mất, ông thường đứng trước cửa nhà cầm cái tay lái xe Honda nói chuyện rầm rì rẩm rỉ, rầm rì rẩm rỉ gì đó? Sau cùng thì ông ta thấy một đàn gà… Nhưng mà thật ra không có đàn gà đó?…
Quý vị coi, hôm trước mình nói rằng là người hạ căn phàm phu tục tử thì oan gia trái chủ đi kèm sát bên mình. Cho nên khi muốn phát tâm mình phải phát tâm liền, mình phải làm liền. Mình niệm năm ngàn không được thì niệm hai ngàn. Hai ngàn không được thì lúc “Cờ tướng” hay “Nói chuyện”… bắt đầu niệm Phật. Nếu mà có cái máy bấm, lúc mình đang đứng giữa ba-bốn người, họ đang nói chuyện, mình không biết trốn đâu, thì hãy đút tay trong túi, cứ để tay vô túi mà bấm bấm trong đó: “A-Di-Đà Phật, A-Di-Đà Phật”. Thật ra mình giả đò cười cười với họ, nhưng mà cái tâm của mình là chìm trong câu A-Di-Đà Phật. Nhờ cái máy bấm đó nó giúp cho mình niệm. Đó gọi là công cứ. Cái máy bấm đó gọi là máy công cứ chứ không có gì khác. Nhờ như vậy mà chiều lại ta có chút công đức. Đem công đức này hồi hướng liền cho oan gia trái chủ. Xin đừng chờ!…
Hôm trước, có vị nào đó nói rằng, để tôi làm ăn cho ngon lành, sắp sửa chuẩn bị cho ngon lành xong rồi tôi mới niệm Phật? Không được. Đã phát tâm thì nên phát tâm liền. Người ta phát tâm lớn thì có khả năng lớn. Mình không có khả năng thì phát tâm nhỏ. Để chi? Để tạo công đức liền lập tức, để hồi hướng cho oan gia trái chủ liền đi. Tại vì nếu không, thì họ sẽ xúi mình hãy chờ sáu tháng nữa, ba tháng nữa mới làm công cứ… Nhưng thực ra, họ đã biết cái vận mạng của mình sẽ tới lúc nào rồi!… Quý vị ơi! Có những cái thế nó cài lạ lùng lắm!
Cho nên khi biết được như vậy rồi, đã tu thì phải phát tâm tu liền đi chư vị ạ. Vì huệ mạng của mình mà tu, chứ không phải vì một người nào khác. Không phải vì một đứa con, vì một đứa cháu, một người vợ hay một cái đạo tràng, mà chính vì mình. Mình không biết ngày nào ra đi. Hơi thở, thở ra không hít vào là xong liền. Chính vì vậy mà hộ niệm là nhắc nhở cho chúng ta phải lo tu hành liền, để rồi khi mình nằm xuống, thì tất cả những kiến thức này mình biết hết, biết hết thì hộ niệm dễ lắm. Chỉ ngồi bên cạnh: À bác Sáu ơi! Niệm Phật đi nha. Ừa!… Có gì nói với tôi nghen. Ừa!… Biết hết trơn rồi. Lúc đó tất cả mọi người ngồi chung quanh niệm “A-Di-Đà Phật, A-Di-Đà Phật”. Ta nằm đó ta cũng niệm “A-Di-Đà Phật, A-Di-Đà Phật”. Nhất định sẽ cảm ứng, nhất định sẽ tương ưng với đại nguyện A-Di-Đà Phật. Ta về Tây Phương dễ dàng!…
Nam Mô A-Di-Đà Phật!
Cư sĩ Diệu Âm (Minh Trị)
Cảm ơn Cư sĩ Diệu Âm (Minh Trị)đã hoan hỷ khai thị.
A Di Đà Phật
Em thấy lần nào đọc các bài viết của anh Diệu Âm là em tăng thêm sức mạnh để nổ lực niệm Phật. Cảm ơn anh Diệu Âm nhiều lắm.
Đúng như anh nói vậy em cảm thấy lần nào em niệm Phật mà tập trung quá để khỏi bị vọng tưởng là em cảm thấy nhức đầu liền.
Em xin hỏi anh Diệu Âm coi cách tu của em đúng không nhé hi vọng anh dành một ít thời gian hồi âm cho em. Cách tu này là lúc em ở nhà còn lúc em đi làm em niệm Phật thôi chứ không nguyện củng không hồi hướng gi hết.
Em thắp hương xong, ngồi kiết già, khi nào mõi thì đổi qua bán kiết già va niệm hết 1 cây nhang khoảng 40 phút. Tức là khoảng 2,000 câu A Di Đà Phật. Sau đo em phát nguyện là “Con ten …, xin thành tâm nguyện sanh về Tây Phương Cực Lạc và con xin đêm công đức này hồi hướng cho cha mẹ anh em thân bằng quyến thuộc cùng với oan gia trái chủ nếu còn đang sống thì được không bệnh tật, tâm bồ đề khai ngộ và kiên cố. Nếu đã mất thì sớm được siêu sanh lạc quốc”.
Em muốn hỏi coi lời phát Nguyện cua em như vậy có đúng với mục đích vãng sanh Tây Phương Cực Lạc không? và em có nên niệm chú vãng sanh sau khi niệm Phật xong không ?
Em xin chân thành cảm ơn anh Diệu Âm.
Nam mô A Di Đà Phật.
Đức Hưng,
Tín Nguyện Hạnh trong pháp Niệm Phật thì nguyện là tha thiết nguyện vãng sanh, nên lời nguyện chỉ nên nguyện được hết báo thân vãng sanh Tịnh độ là tốt và thẳng, không cần nguyện thêm “… nếu còn đang sống thì được không bệnh tật…”. Tất cả đều do nhân quả của chính mình, hãy tự nhiên đi, cứ niệm Phật thì nghiệp nhướng rời ra, cái gì đến thì mình coi như chuyện tự nhiên. Được vậy mới tự tại hơn.
Diệu Âm
Đức Hưng,
Hồi hướng thì nên hồi hướng rộng ra cho tất cả, vị Thầy dạy như vậy là đúng đó. Cầu nguyện cho họ được tiêu tai giải nạn, tội diệt phước sanh, hết báo thân này vãng sanh Tịnh độ.
Còn mình nguyện thì tha thiết nguyện hết báo thân vãng sanh tây Phương Cực lạc là được rồi.
Cảm ơn Đức Hưng phát hiện viết sót chữ “r” trong: http://hoasenvanno.wordpress.com
Xin chào chú Diệu âm(Minh trị) cho cháu hỏi là,cháu có thĩnh cuốn sách bất niệm tự niệm dãm bão vãng sanh,và tịnh dộ vấn dáp,2 cuốn này của thầy thích Minh Tuệ,trong dó có dạy niệm phật bằng ý trì,vậy niệm ra tiếng và ý thì cái nào thích hợp hơn vậy chú,xin chú hoan hỷ giúp cháu cho cháu được hành trì như pháp,cháu chỉ sợ di sai dường lắm,A Di Dà phật.
Chào bạn Diệu Âm (Minh Triết).
Theo mình thì nên niệm ra tiếng, niệm theo phương pháp niệm Kim Cang: Niệm thư thả, hòa hoãn tiếng không lớn quá, không nhỏ quá. Bất luận là niệm 4 chữ, hay 6 chữ, hành giả vừa niệm vừa lắng tai nghe lại tiếng niệm của mình từng chữ một, thật rõ ràng. Cứ vừa niệm vừa nghe như thế, trí óc sẽ không bị xao lãng và tâm thần định được. (trích từ Các Phương Pháp Trì Danh Niệm Phật)
Bạn có thể xem thêm 10 công đức niệm Phật lớn tiếng và lạy Phật của ĐĐ Thích Giác Nhàn.
http://www.youtube.com/watch?v=JEpWKPGqPR0
A Di Đà Phật
Minh triết,
Niệm tự Niệm thật ra pháp công phu cao lắm! Muốn tu pháp này thì cần phải có vị sư phụ thật chứng ở bên cạnh theo dõi, chỉ đạo thì mới an toàn được. Chớ nên khinh suất tự nghiên cứu tu tập một mình không được an tâm đâu. Căn cơ thấp, thời mạt pháp phải cần cẩn thận lắm mới tốt vậy!
Diệu Âm.
Cám ơn huynh Phong lưu.A di dà phật
127. Khi niệm Phật, mí mắt nên sụp xuống, đừng nên quá dùng tinh thần, nếu dùng tinh thần quá hỏa khí sẽ bốc lên, làm cho nhức đầu choáng váng, hoặc mang các chứng bệnh: lên máu, đầu tê rần, ngứa, nhức, máu bầm tụ trên đỉnh đầu. Vậy phải niệm cho vừa chừng. Nếu thấy đầu óc nặng nề nóng bừng, phải trấn định tinh thần, lắng tai nghe mà niệm, hoặc chú tưởng nơi lòng bàn chân thì hỏa khí sẽ hạ xuống.
A di đà Phật.Nhợ Phât gia trì em có duyên lành được pháp của Đại lão Hòa thượng Thịnh Không, rồi mới đây được nghe Khuyên người niệm Phật của Anh, em thấy mình phải quyết định nghỉ việc sớm thôi, mỗi ngày trôi qua là trễ một ngày.
Em xin hỏi anh Diệu âm viêc này nhé :
Em muốn nghỉ việc ở nhà tinh tấn niệm Phật để sớm được vãng sanh vì đi làm việc của em phụ trách nhân sự tiền lương của công ty, nếu nói không để công việc dính mắc là không được vì còn phải suy nghĩ đầu tư cho công việc mà anh biết đó lợi cho người này thì thiệt người kia về các chức danh.
Bạn bè và người nhà thì khuyên em nên đi làm lo cho con em vào đại học rồi hãy nghỉ, em nói rằng như vậy thì khi con em vào đại học , mọi người sẽ khuyên em cho con lập gia đình, rồi nuôi cháu…rồi vô thường đến em làm sao vãng sanh phải không? cuộc sống nếu biết đủ là được cần gì phải lo nhiều quá, hơn nữa khi quyết tâm vãng sanh Phật sẽ an bài cho mình phải không ạ. Mong anh cho em lời động viên . Việc bà ngoại của em hôm trước nghe lời anh cứ mở pháp để cho bà nghe và nhờ Phật gia trì để chuyển tâm vậy.
A di đà Phật!
Chào bạn!
Theo ý kiến của mình thì bạn nên suy nghĩ xem nếu bạn nghỉ làm thì gia đình, chồng con,cha mẹ bạn có bị ảnh hưởng gì về cuộc sống không? Nếu có thì mọi người trong gia đình và xã hội sẽ gièm pha Phật pháp, làm cho họ mang tội thì bạn cũng có lỗi. Như vậy, bạn cũng tu không yên và khó vãng sanh. Phật pháp không rời thế gian pháp, ai cũng phải làm việc, xuất gia cũng lo giảng kinh thuyết pháp, bạn vẫn tiếp tục công việc của mình nhưng không phải vì mình mà vì gia đình và con cái, còn mình không cầu gì cả chỉ cầu vãng sanh thành phật cứu độ chúng sanh. Nếu bạn tin sâu, tha thiết phát nguyện thì chắc chắn vãng sanh. Còn khi nào bạn nghỉ việc mà gia đình vẫn ổn định bình thường thì nghỉ để chuyên tu là tốt. Chúc bạn thuận lợi trên đường giải thoát.
Thu Hà,
Nguyên Thái có ý kiến rất tốt, Thu Hà phải tự mình suy xét cẩn thận coi giải pháp nào cho ổn nhé. Không nên để cuộc sống bị xáo trộn quá nhiều mới an tâm tu hành được vậy.
Diệu Âm
Xin quý liên hữu vào trang web http://www.hoasenvanno.wodpress.com (Hình như phần trả lời trong mục “Khuyên Ngưồi Niem Phật”) có đăng những câu vấn đáp tương tự mà Diệu Ân đã trả lời qua.
– Trả lời Đức Hưng. Nên nguyện Vãng sanh, không nên kèm thêm lời nguyện “không bệnh tật, tâm bồ đề khai ngộ và kiên cố. Nếu đã mất thì sớm được siêu sanh lạc quốc”.
-Trả lời Minh triết:”cuốn sách bất niệm tự niệm dãm bão vãng sanh” cao quá so với căn cơ của Diệu Âm nên không dám có ý kiến.
Diệu Âm.
Em cảm ơn anh Diệu Âm đã dành thời gian trả lời câu hỏi của em củng như nhửng Phật tử khác.
Trước hết trang web anh để ở trên bị thiếu chử d. Trang đúng là http://hoasenvanno.wordpress.com/.
Còn về phần phát nguyện, em chỉ phát nguyện duy nhất là được vãng sanh cực lạc. Nhưng em hồi hướng cho gia đình và oan gia trái chủ dài dòng vậy đó nên em mới không biết là có nên hồi hướng như vậy không. Hay là không hồi hướng luôn? Em nghe nhiều thầy giãng là mình nên niệm Phật hồi hướng cho oan gia trái chủ để họ có thể tha thứ cho mình nhưng em không biết là cách hồi hướng như vậy có ảnh hưởng đến việc nguyện vãng sanh của em không?
Xin anh Diệu Âm dành 1 chút thời giờ trả lời em nha. Em sẽ vào cai trang web trên để tìm hiểu thêm.
A Di Đà Phật
Đức Hưng
Xin chao chu dieu am. Cho con hoi. Con chi niem trong dau con Nam Mo a di da phat khoang 5,6 Lan 1 ngay ,nhung ngay nao con cung niem,con niem 1ngay 5hoac 6 Lan it nhu vay com duoc vang sanh khong
adi Da phat
Jenny,
Niệm Phật một ngày 5-6 lần, nhưng mỗi lần bao lâu? Nếu mỗi lần chỉ có 1 câu Phật hiệu thôi thì quá ít, làm sao mơ đến chuyện vãng sanh?
Còn 5-6 lần và mỗi lần 1 giờ thì khá lắm đó, đáng khen. Cố gắng thành tâm mà niệm nhé. Sống hiền lành, thực thà, không khó chịu với ai, không chó chịu chưyện gì, gọi là tập buông xả.
Thành tâm niệm Phật cầu hết báo thân này về miền Cực Lạc là được.
Chúc an tịnh.
Diệu Âm
ADI ĐA PHÂT.minh đa tưng nguyên ăn chay trương nhưng minh chi ăn khoang vai thang …thi nga măn , nhưng van duy tri môt thang ăn chay 10 ngay vây minh co mang tôi lơn lăm không…A DI ĐA PHÂT
Thủy!
Bàn riêng về chuyện ăn chay, thì nếu ăn được 10 ngày phải khá hơn người ăn 9 ngày; ăn 9 ngày thì khá hơn người ăn 8 ngày…
Như vậy biết ăn chay thì khá nhiều hay khá ít, chứ làm gì có tội. Nếu giả như không ăn ngày nào hết thì thế gian này cũng là chuyện thường tình, chứ có tội vạ gì đâu!
Còn chuyện phát nguyện thì cũng đừng lo lắng quá. Có lẽ trước đây trong lúc vui tính mình lỡ nguyện đó thôi, chứ hình như chưa phải là thực nguyện đâu, chưa có ai chứng cho mình đâu, nên không cần lo ngại. Có điều hay là dù vui mà nguyện nhưng vẫn giữ được 10 ngày, cũng là điều đáng khen. Thôi cố gắng đừng sụt xuống nữa nhé.
Hãy vui vẻ niệm Phật, vui vẻ tu hành. Gặp chuyện gì khó khăn cũng phải nhớ hai chữ vui vẻ này thì tự nhiên mình sẽ thoải mái hơn. Tập ăn ở hiền lành, tập tha thứ, tập buông xả… Dễ hiểu hơn là cố gắng coi cái gì cũng nhẹ nhàng một chút thì cuộc sống sẽ càng ngày càng vui hơn. Cố gắng dành thêm thì giờ niệm Phật, thì tự nhiên sau cùng có câu trả lời tốt vậy.
Diệu Âm.
con cảm ơn cư sỹ đã cho con biết những điều cần tránh khi niệm PHẬT
Xin hoan hỉ hỏi Cư sĩ Diệu Âm.
Phát nguyện vãng sinh là vì bản thân mình để thành tựu trên con đường chứng đạo quả. Con cũng nghĩ là nếu có thể vãng sinh sớm thì sẽ giúp ích cho những người thân của mình nếu họ chưa giác ngộ Phật Pháp.
Phật là tại tâm, nhưng cái tội cũng từ thân khẩu ý mà ra. Nên lời phát nguyện cũng phải thật cẩn trọng.
Do đó, con muốn phát nguyện vãng sinh vào một ngày cụ thể trong thời gian gần nhất như ngày vía Phật hay Bồ Tát thì cách thức này có được chấp nhận không ạ?
Nam Mô A Di Đà Phật
Mến chào Vân Ngọc
Theo VT đoán thì chắc có lẻ chú Diệu Âm ít khi ghé đây lắm, nếu bạn muốn tìm chú thì có thể e mail cho chú ở địa chỉ là [email protected] . Có rất nhiều người tìm chú thành ra chú cũng rất bận rộn, nên có khi e mail mà không thấy chú trả lời trả vốn gì cả… 🙂 nhưng nếu có duyên thì sẽ gặp, cứ thử xem sao…
Theo tài liệu từ một vài gương vãng sanh cho thấy có người đã phát nguyện vãng sanh ngay ngày vía Phật A Di Đà và đã thành công. Có người sắp được vãng sanh nhưng xin Phật ở nán lại vài tháng, vài năm… Phật vẫn chấp nhận. Như là chuyện một chú Sa Di ở nán lại, đợi đến ngày 23 tháng chạp, ngày đưa ông Táo về trời, chìu theo ý của sư phụ.
Phần đông thời nay đa số người ta được đới nghiệp vãng sanh, tức là lúc lâm chung nhờ vào sự hộ niệm. Còn những người tự tại vãng sanh, lúc còn trẻ, còn khỏe, còn dư tuổi thọ… cũng có nhưng rất hiếm. Muốn được tự tại vãng sanh thì phải nổ lực tinh tấn tu hành, khi nào công đức viên mãn thì Phật sẽ đến thọ ký, lúc Phật đến thọ ký thì mình có thể xin Phật cho mình được vãng sanh vào bất cứ ngày nào mà mình muốn nhưng VT thấy thời gian sớm nhất từ lúc Phật thọ ký cho đến lúc vãng sanh (minimum) là 3 ngày. Để mình có thời gian thu xếp các việc hậu sự cho chu toàn.
Vì thế cho nên nếu giả sử VT phát nguyên ngày mai xin được vãng sanh, rồi ngày mai Phật không đến, chừng đó VT lại thối tâm sao? Nên biết là công đức chưa được viên mãn vậy, cần phải nổ lực tinh tấn tu hành và vượt qua nhiều thử thách cũng như tạo thêm nhiều công đức lớn khác để hồi hướng trang nghiêm cõi Tịnh Độ. Điều này VT nói là vốn dựa theo một câu trong kinh :” Không phải dùng một chút ít nhân duyên phước đức mà được sanh về nước kia… ”
Nhân tiện đây, xin đơn cử một tấm gương nổ lực tinh tấn niệm Phật vãng sanh chỉ trong 3 ngày 3 đêm :
Sư Phá Giới Niệm Phật 3 Ngày 3 Đêm Cảm Phật A Di Đà Hiện Thân Báo Trước Ngày Vãng Sanh [Video]
Thôi,xin chào bạn
Nam Mô A Di Đà Phật
Con tự phát nguyện tại gia để niệm Phật và nguyện vãng sinh Tịnh độ thì có cần phải đến chùa để quy y Tam Bảo nữa không ạ. Xin quý Thầy giảng cho con hiểu. Nam mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Bạn Nguyễn Hòa!
Trước hết bạn nên vào link http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2015/08/quy-y-co-phai-la-tim-mot-vi-thay-nao-do-de-nuong-tua-khong/ để tìm hiểu ý nghĩa của việc quy y Tam bảo nhằm tránh sự hiểu chưa thấu triệt mà bị đọa lạc.
Người Phật tử rất nên quy y, đó là bằng chứng để nhắc nhở hành giả đừng phạm ngũ giới, tinh tấn tu hành. Song nếu chúng ta quy y Tam bảo nhưng chẳng thọ trì, chẳng hành thì lúc này giấy chứng nhận quy y chỉ mang tính hình thức, là bằng giả mà thôi.
Mong rằng hành giả khi quy y Tam bảo, quy y cả sự lẫn lý. Tự hào về tên thật của mình (pháp danh) mà giữ gìn ngũ giới, một lòng hướng về Tây Phương niệm Phật tinh tấn vãng sinh.
Nam mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Kính chào Chú Diệu Âm!
Vì con phải đi làm việc, nên mỗi ngày con niệm Phật 8 lần 1 lần 10 hơi thở gồm: sáng thưc dậy, trước khi ra khỏi nhà, trước khi làm việc buổi sáng, sau khi làm việc xong việc buổi sáng, trước khi làm việc buổi chiều, sau khi làm xong việc buổi chiều, trước khi đi ngủ và thời khóa tối của con lúc 19h con niệm 20 chuỗi Thánh hiệu A Di Đà Phật, trì 7 biến chú Đại Bi, 7 biến chú Vãng sanh. Cuối cùng là phát nguyện và hồi hướng. Con lập thời khóa và hành trì như vậy có được không Chú. Con chỉ muốn vãng sanh càng sớm càng tốt, nhưng con niệm Phật còn vọng tưởng nhiều, lúc biết đó là vọng tưởng thì con nghỉ tới Đức Phật A Di Đà cầu xin Đức Từ Phụ gia bị cho con, nhưng chút xíu vọng tưởng lại xuất hiện nữa, tâm không định. Con niệm Phật như vậy có được vãng sanh không. Xin Chú hoan hỉ chỉ dạy cho con. Con cảm ơn Chú!
A Di Đà Phật
Chào bạn Phương Ngọc,
Mình thấy Cư sĩ Diệu Âm thường ít có thời gian xuất hiện trả lời Phúc đáp, vì vậy TT xin mạn phép chia sẻ vài lời thô thiển của kẻ phàm phu hạ căn thấp trí, trước khi các vị thiện tri thức quý đồng tu khác phúc đáp cho bạn.
Bạn hỏi:
“Con lập thời khóa và hành trì như vậy có được không Chú?”
– Thời khóa thì tùy điều kiện mỗi người mà sắp đặt thời gian hợp lý, cố gắng tinh tấn nhất có thể, đừng biến trễ, thay đổi, lui sụt. Có người chỉ thuần nhất chuyên niệm Phật, có người cả niệm Phật, tụng kinh, trì chú… Mình chỉ nhấn mạnh là thời khóa càng tinh chuyên chánh hạnh [niệm Phật] nhiều càng tốt. Chánh hạnh – Trợ hạnh phải phân minh rõ ràng, không nhập nhằn. Khi tín tâm ổn rồi thì nên thuần nhất niệm Phật (lời Chư Tổ, Đại Đức dạy). Còn chưa thì: Một bộ kinh (Kinh Vô Lượng Thọ hoặc Kinh A Di Đà)- Một câu Phật hiệu, cứ thế mà hành trì. Thời lượng thì tùy khả năng hòan cảnh cho phép, bạn giữ được vậy cũng tốt rồi, nhưng theo mình thì hơi ít, cần tăng thêm nếu được. Nếu có thể thì thêm thời khóa sáng sớm nữa.
Hỏi: “Con niệm Phật như vậy có được vãng sanh không?”
– Câu trả lời là Có, nếu bạn tin – không nghi ngờ [vào việc vãng sanh của mình]. Xây dựng vun bồi Tín tâm đã khó, giữ vững Tín tâm lại càng khó hơn. Bạn thực hiện được như vậy cho đến cuối đời thì lâm chung chắc chắn Phật sẽ đến tiếp dẫn bạn về Cực Lạc [theo đúng như Bổn Nguyện của Ngài].
Kính chúc bạn Đạo tâm kiên cố, tinh tấn tu học!
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật.
Phương Ngọc cảm ơn cư sĩ Tâm Tịnh đã chia sẻ bài viết này!
Nam Mô A Di Đà Phật.
xin cho hỏi tôi muốn tìm lại tiền kiếp sẽ phải làm sao đây?
mục đích cuối cùng của con người gi?
đôi khi muốm tạo nên một cái gi đó cho ý nghĩa , nhưng lại nghisẽ bị ràng buộc bởi nhũng thứ mình tạo ra.
tuổi tre sức trẻ đầy nhiệt huyết, không lẽ buông bỏ vạn duyên
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Hùng Nguyễn,
*xin cho hỏi tôi muốn tìm lại tiền kiếp sẽ phải làm sao đây?
Phật dạy:
Muốn biết nhân đời trước
Hãy xem quả đời này
Muốn biết quả đời sau
Hãy xem nhân hiện tại
*mục đích cuối cùng của con người gi?
Là con người ai cũng phải trải qua 4 tiến trình: sanh-lão-bệnh-tử=thành-trụ-hoại-diệt.
Mục đích của thế gian: cầu tài, đắc quả, là hưởng thụ rồi vô thường ập tới không biết mình trôi lăn về đâu?
Mục đích của người tu đạo là biết hồi đầu, giác ngộ là biết rõ nhân-quả, hiểu được mạng sống mong manh, thân người khó được, Phật pháp khó gặp, vì thế, ngay lúc thân mạng còn khoẻ mạnh, còn đủ trí tuệ phải cấp tốc tu hành để chuyển hoá nghiệp, mang lại cuộc sống bình an, hạnh phúc; kế đó là dần dần tiến tới giác ngộ và giải thoát.
*đôi khi muốm tạo nên một cái gi đó cho ý nghĩa , nhưng lại nghĩ sẽ bị ràng buộc bởi nhũng thứ mình tạo ra.
Đó là lẽ thường của cuộc đời. Trong đời gọi là ham muốn, tham vọng. Trong đạo gọi là kiến chấp, nắm giữ không chịu buông xả. Muốn tâm không ràng buộc bởi người, vật, thì phải tu đạo để học cách: thấy cảnh như là có, cảnh qua rồi như là không. Trong đạo gọi là buông xả.
*tuổi trẻ sức trẻ đầy nhiệt huyết, không lẽ buông bỏ vạn duyên?
Buông vạn duyên là nói tới duyên: tham, sân, si, mạn, nghi, phân biệt, chấp trước chứ chẳng phải buông tất cả mọi chuyện trong đời rồi không làm việc gì nữa. Nếu thế thì sự có mặt của bạn trong đời đâu còn gì ý nghĩa?
Bạn phải khéo léo để quán chiếu hai chữ tuỳ duyên kẻo sẽ dẫn tới sai lầm.
TN