Ngài Liên Tông Ngũ Tổ, Vĩnh Minh Diên Thọ thiền sư dạy: “Trong kinh nói quả vị của chín phẩm không ngoài hai tâm: định tâm và chuyên tâm. Người tu theo định tâm thực hành theo định quán trong 16 phép quán sẽ được thượng phẩm thượng sinh. Người tu chuyên tâm chỉ niệm danh hiệu Phật. Các thiện đồng về, hồi hướng phát nguyện được vào hạ phẩm. Người niệm Phật phải một đời nương về đức Phật, chuyên tu hết lòng. Nằm hay ngồi mặt phải thường hướng về phương Tây. Khi đi, đứng, kính lễ hoặc niệm Phật phát nguyện, phải khẩn thiết chí thành, không có niệm khác như đến hình ngục đề lao, hoặc oan gia theo đuổi, nước lửa ép ngặt. Nên hết lòng cầu cứu, mong được thoát vòng nguy khổ, mong mau chứng được vô sinh, rộng độ các loài, làm hưng thạnh Tam bảo, thề trả bốn ơn. Chí thành được như thế chắc chắn sẽ được vãng sinh, khỏi uổng phí một đời. Như có người hoặc nói thực hành mà không làm, sức tin rất ít, mỗi niệm không nối tiếp nhau, ý thường bị gián đoạn. Giải đãi như thế, khi lâm chung mong được vãng sinh, chỉ e nghiệp chướng ngăn che, sợ khó gặp bậc thiện tri thức, bị gió lửa (trong thân) bức bách, chánh niệm khó thành. Vì sao? Vì hiện đời là nhân, lâm chung là quả. Nên biết rằng, hạt giống chắc, quả sẽ tốt. Tiếng hòa thời vang thuận, hình thẳng thì bóng ngay”.
Đại sư Ưu Đàm dạy: “Người chơn chánh tu hành cốt yếu phải cầu sinh về thế giới Cực lạc, phải chuyên ý vào một niệm Nam Mô A Di Đà Phật. Một niệm là bổn sư, một niệm là hóa Phật. Một niệm có khả năng phá tan sự kiên cố của địa ngục, một niệm là kiếm báu chém hết các tà. Một niệm là đèn sáng chiếu vào đêm tối, một niệm là thuyền lớn qua biển mê. Một niệm là liều thuốc hay trị lành bệnh sinh tử, một niệm là con đường tắt ra khỏi ba cõi. Một niệm là bản tánh Di Đà, một niệm là duy tâm Tịnh độ. Muốn được một niệm này, chỉ cần giữ câu Nam Mô A Di Đà Phật ở một chỗ đừng cho thất lạc, mỗi niệm thường hiện tiền, mỗi niệm không lìa tâm. Rảnh cũng niệm như thế, bận rộn cũng niệm như thế. An vui cũng niệm như thế, bệnh cũng niệm như thế. Sống cũng niệm như thế, chết cũng niệm như thế. Một niệm được rõ ràng không trại, không mờ, cần gì hỏi ai để tìm đường về!”.
Người tu Tịnh độ, cốt yếu phải thoát khỏi sinh tử. Đó là việc lớn, không phải nói rồi bỏ qua. Phải nhớ vô thường mau chóng, thời gian không hẹn cùng người, phải quyết tâm làm cho thành công. Nếu bán tín, bán nghi, nửa tiến, nửa lùi, rốt cuộc không làm được việc gì, làm sao thoát luân hồi sinh tử! Nếu lòng tin được chắc, mau phát lòng đại dõng mãnh, đại tinh tấn. Không cần thấy tánh hoặc đại triệt đại ngộ, chỉ cần giữ kỹ một câu Nam Mô A Di Đà Phật, không ai làm lay chuyển nổi. Chuyên lòng nhất chí hoặc tham niệm, quán niệm, nhớ niệm, mười niệm, hoặc mặc niệm, chuyên niệm, lễ niệm, hệ niệm. Mỗi niệm ở lòng thường nhớ thường niệm. Đứng niệm, đi niệm, ngồi niệm, tâm niệm không cho luống qua. Hiệu Phật không rời tâm, mỗi ngày mỗi giờ không cho xen hở. Niệm liên tục khít khao như gà ấp trứng cần hơi ấm đều đặn mới có thể nở con. Niệm được như thế mỗi niệm kế nhau, lại lấy trí huệ để quán chiếu, mới biết Tịnh độ ở trong tâm mình, đó là công phu tiến tu của bậc thượng trí. Như thế là giữ được tâm định, làm chủ được tâm mình. Lúc ấy, dù ở trong hoàn cảnh thuận nghịch hay khổ vui, trước mắt chỉ có một câu A Di Đà Phật, không còn một niệm nào khác thay đổi trong tâm, không còn tạp tưởng thụt lui, chắc được vãng sinh về thế giới Cực lạc. Nếu quyết dụng công như thế, tất cả nghiệp chướng sinh tử nhiều đời nhiều kiếp tự nhiên tiêu diệt, những tập khí trần lao tự nhiên hết sạch. Chính mình thấy Phật A Di Đà, không lìa bổn niệm. Công thành hạnh đủ, nguyện lực giúp nhau, đến khi lâm chung chắc sinh thượng phẩm.
Người đời nay quy y đầu Phật, phần nhiều hoặc vì bệnh khổ mà phát tâm, hoặc vì báo đáp ơn song thân mà niệm Phật, hoặc vì bảo vệ gia đình, sợ tội đọa địa ngục mà trì trai. Tuy họ có lòng tin nhưng không có ý nguyện thoát khỏi sinh tử, niệm Phật cầu sinh Tịnh độ, do đó không phù hợp với kinh, với bản nguyện của chư Phật.
Người tu Tịnh độ cần phải một lòng cương quyết, tu theo pháp môn ra khỏi Tam giới, nguyện bỏ Ta bà, vãng sinh Tịnh độ, tha thiết như người khách lạ bơ vơ nơi xứ người muốn mau được về quê cũ. Người cầu sinh Tịnh độ nguyện lực phải mạnh mẽ mới mong tựu thành. Kinh Hoa Nghiêm dạy: “Người sắp đến giờ lâm chung các căn đều hư hoại, chỉ có sức nguyện kiên cố không bao giờ mất, ý nguyện sẽ dẫn dắt chúng ta, chỉ trong chốc lát đến nơi mình mong muốn”.
Ngài Ngẫu Ích đại sư nói: “Pháp môn niệm Phật thật không có gì đặc biệt, kỳ lạ. Chỉ cần tin sâu, nguyện thiết, niệm Phật liên tục. Rất tiếc đời nay, có một số người thấy phương pháp niệm Phật thực hành được dễ dàng, cho là thiển cận, để dành cho kẻ quê mùa. Chính vì thế, lòng tin của họ không sâu, việc làm không gắng sức. Suốt ngày rong ruổi, Tịnh nghiệp khó thành. Người niệm Phật chỉ quý ở lòng tin sâu, phát nguyện vãng sinh, luôn luôn hết lòng niệm Phật. Ngày đêm có thể mười muôn, năm muôn, ba muôn câu Nam Mô A Di Đà Phật. Cần phải lấy quyết định không bao giờ thiếu làm tiêu chuẩn, suốt đời không bao giờ đổi thay. Nếu làm được như thế, người đó quyết sẽ được vãng sinh. Nếu được vãng sinh, vĩnh viễn không bao giờ thối chuyển”.
Người niệm Phật không trụ tâm, buông bỏ thân và thế giới là đại bố thí. Niệm Phật không khởi tâm sân si là đại trì giới. Niệm Phật lòng không còn tính thị phi, nhân ngã, là đại nhẫn nhục. Niệm Phật thuần nhất tâm không gián đoạn là đại tinh tấn. Niệm Phật không theo đuổi vọng tưởng là đại thiền định. Niệm Phật có tâm tịch chiếu, không bị mê hoặc lôi cuốn là đại trí tuệ. Cốt yếu là một lòng không loạn động chứ không có gì lạ cả.
Ban đầu, khi niệm Phật cần phải lần chuỗi, ghi được rõ ràng, định rõ thời khóa, quyết định không thiếu. Lâu dần thuần thục, không niệm cũng thành. Tự niệm được như thế dù có ghi số hay không cũng được. Nếu mới phát tâm, lại muốn không chấp tướng, muốn được viên dung tự tại, đều do lòng tin không sâu, việc làm không gắng hết sức, đều là việc đứng bên bờ sinh tử, đến khi lâm chung không thế nào vãng sinh được.
Liên Trì đại sư dạy: “Hoặc có người hỏi, ngày nay người niệm Phật cũng nhiều, tại sao người thành Phật lại ít?”. “Vì có ba nguyên nhân:
01. Có người miệng tuy niệm Phật, nhưng trong lòng không làm điều thiện, nên không được vãng sinh. Dám mong mọi người đã niệm Phật, cần yếu phải y theo lời Phật dạy. Phải chứa đức tu phước, phải hiếu thuận với mẹ cha, trung với vua, anh em hòa thuận, vợ chồng cung kính. Cần phải chí thành tin thật, ngọt dịu nhẫn nại, công bình chính trực, phương tiện giúp người. Cần phải lấy lòng từ bi đối với tất cả, không sát hại sinh mạng, không làm nhục kẻ dưới, không khinh chê người kém hơn mình. Nếu người có lòng không tốt, dù có niệm Phật, chắc chắn niệm bị thối lui. Trái lại, người tích đức, tu phước, luôn làm việc lành, niệm Phật chắc được thành Phật.
02. Có người miệng tuy niệm Phật, trong lòng tạp nghĩ loạn tưởng, do đó không được vãng sinh. Dám mong mọi người khi niệm Phật, cần phải an định tâm vượn, ý ngựa. Niệm mỗi chữ được rõ ràng, mỗi tâm thường chiếu sáng như chính mình đối với Phật ở Tây phương không dám tán loạn. Nếu niệm Phật được như thế, chắc chắn sẽ được thành Phật.
03. Có người tuy miệng niệm Phật, trong lòng chỉ cầu sinh về chỗ giàu sang. Hoặc nghĩ ta là phàm phu không thể về Thánh địa được, chỉ mong khỏi mất thân người là tốt rồi. Những ý tưởng ấy hoàn toàn không phù hợp với tâm Phật, vì đức Phật chỉ hướng dẫn chúng ta vãng sinh Cực lạc, trái lại chúng ta từ chối không muốn sinh. Tâm mình trái với tâm Phật, vì thế không được vãng sinh. Dám mong tất cả mọi người, nếu niệm Phật phải quyết chí cầu sinh Cực lạc, không nên nghi ngại. Người ở cung trời giàu sang tột bậc, phúc hết còn bị đọa lạc, huống chi người giàu ở đời này có được bao lâu! Nếu sợ ta là phàm phu không được vãng sinh, song tất cả phải đều từ phàm phu mới tiến lên Thánh quả. Ai dám nói chúng ta không được vãng sinh? Vì thế, chúng ta cần phát tâm rộng lớn, lập chí kiên cố thệ nguyện vãng sinh, thấy Phật nghe pháp, chứng quả vô thượng, độ thoát tất cả chúng sinh. Niệm Phật như thế chắc sẽ được thành Phật.
Có câu: “Đường tuy khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà chỉ khó vì lòng người ngại núi e sông”. Sự quyết định là động cơ chính để tiến đến thành công, vì trên đường lý tưởng, không phải lúc nào cũng đầy hoa thơm cỏ lạ, mà thường lắm chông gai. Nếu chúng ta không quyết chí tiến lên, chắc sẽ bị rơi vào vực thẳm. Vì thế, chư Tổ thường khuyên chúng ta phải quyết chí đi theo con đường của ta đi, chậm hay mau thế nào cũng có ngày đến đích. Huống chi, đường về Cực lạc đã có đức Bổn sư chỉ dạy, chỉ cần chúng ta cố gắng một chút là có thể thành công, như Triệt Ngộ Thiền Sư dạy:
“Sáu chữ Di Đà phải khắc ghi
Đứng bờ vực thẳm gắng từng ly,
Cảnh trần như ngựa qua song cửa
Tịnh độ không còn lệ rớm mi”.
Trích Thư cho người em Tịnh Độ
Thích Hồng Nhơn
Kính gửi các chú, cháu đang gặp một điều khó khăn trong việc tu tập, cháu mong mọi người giúp cháu. Cháu mới biết đến pháp môn Tịnh Độ này, hàng ngày cháu có niệm Phật, thỉnh thoảng cháu có thỉnh đĩa của Pháp Sư Tịnh Không về nghe thì cháu cũng biết rằng trên đường tu của mình niệm Phật là thẳng tắp nhât, nếu xen tạp trì chú, tụng kinh thì con đường đó rẽ sang hai ngả. Cháu vẫn cố gắng nhất tâm niệm Phật nhưng không hiểu sao mỗi khi cháu muốn lễ Phật, hay cả khi trì kinh A Di Đà cháu cũng bị những vọng tưởng bất kính đối với Đức Phật nổi lên, dù thật sự bản thân cháu cho rằng những cái ý nghĩ đó thật không thể nào chấp nhận được. Cháu cố gắng niệm Phật và lơ nó đi để vọng tưởng tự mất nhưng nhiều khi cháu cứ sợ nó nổi lên là nó lại nổi lên, thành ra cháu cứ niệm Phật, trì kinh, lễ Phật mà cứ có những vọng tưởng bất kính vậy thì thật tội lỗi mà bản thân cháu cũng không tha thứ cho mình được. Mà cứ kệ cho nó nổi mình cứ lo niệm Phật thì lại càng nhiều ý bất kính. Cháu không muốn mình cứ vậy hoài, tội lỗi lắm. Cháu nên làm sao, khi dù cháu có cố gắng niệm Phật nó cũng chỉ nguôi lúc đó rồi lúc sau nó lại trỗi dậy.
Cháu nghĩ hay tại ái dục cháu còn quá nặng, mặc dù trong cuộc sống bình thường hàng ngày giờ đây không bao giờ cháu có dù chỉ chút ham muốn về ái dục. Cháu tôn kính chư Phật và chư Bồ Tát, vì cháu càng tôn kính các Ngài bao nhiều nên cháu càng sợ những vọng tưởng bất kính nổi lên.
Cháu có nghe người ta chỉ rằng trì chú Lăng Nghiêm sẽ lần diệt được mọi ý nghĩ ham muốn về sắc dục. Cũng có người nói rằng trì chú Đại Bi cũng có thể tiêu trừ mọi ái dục. Trì chú Lăng Nghiêm hay chú Đại bi có nhất thiết phải là người xuất gia ở chùa không ạ.
Cháu rất mong có thể có pháp trợ để dẹp tan vọng tưởng ấy mà khi niệm Phật hay trì kinh cũng không bị sợ nó nữa. Mong các chú bác cho lời khuyên, cháu xin cảm ơn.
Chú Tịnh Thái cũng đã từng gặp vấn đề tương tự như cháu Minh, trước đây nhiều khi niệm Phật một lúc thì trong tâm một câu chửi tục…nổi lên, dù trước giờ chú chẳng bao giờ chửi tục bậy bạ với ai. Chú cũng rất hoang mang, sau này nghe đĩa HT Tịnh Không nhiều thì mới biết được đó là do nghiệp bất kính Tam Bảo của mình đã tạo trong đời quá khứ, đời này khi bắt đầu niệm Phật được thì trong tiềm thức của mình nó hiện ra cái nghiệp phỉ báng tam bảo ngày xưa…thật là đáng sợ…Phương pháp đối trị thì chẳng có cách gì ngoài tâm chân thành niệm Phật nhiều hơn, lạy Phật nhiều hơn, nghe pháp nhiều HT Tịnh Không nhiều hơn…ra sức công phu và lờ nó đi, tự nhiên một thời gian công phu tăng cường thì không còn gặp hiện tượng đó nữa, nó hiện ra sớm chính là giúp mình tiêu nghiệp sớm đó…vậy cũng đáng mừng, vì tâm thức của mình nó giống như một cái thùng rỗng, từ vô lượng kiếp luân hồi sanh tử nó chứa đủ thứ hỗn tạp trong đó, nay ta niệm Phật cũng chính là thanh tịnh hóa, “rửa sạch” cái “thùng tâm thức” của mình, trong quá trình cọ rữa tất nhiên phải đụng trúng đồ dơ…Vậy thì ta cứ dùng câu A Di Đà Phật tiếp tục tẩy rửa cái tâm dơ đó, kiên trì 1 thời gian thì tạp chất dơ bẩn sẽ không còn.
Cháu không cần dùng chú nào khác cả, chỉ cần nhiếp tâm kiên định niệm 1 câu A Di Đà Phật một thời gian thì những suy nghĩ xấu đó sẽ ko còn nữa, được A Di Đà Phật tẩy sạch rồi. Phải có niềm tin mạnh mẽ vào câu A Di Đà Phật nha cháu.
Chú đã làm được thì cháu nhất định sẽ làm được.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Kính gửi chú Tịnh Thái. Vâng những lời chú nói cháu thật sự thấm nhuần, cháu đã hiểu tại sao lại vậy, đúng thật là đáng sợ quá. Cháu cám ơn chú nhiều lắm, may mắn được chú giải đáp. Cháu sẽ cố gắng chuyên tâm trì niệm Phật không lo vì nó ( mấy vọng tưởng đó ) mà sợ niệm Phật hay lễ Phật nữa.
Cảm ơn chú nhiều ạ và cháu chúc chú ngày càng tinh tấn ạ.
Nam mô A Di Đà Phật.
Kính gửi chú Tịnh Thái,trong gia đình con có thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và Bồ Tát Di Lạc, hằng ngày con lạy và niệm Phật trước 2 vị Bồ Tát này nhưng gần đây con có thỉnh 1 bức hình Phật A-Di-Đà con treo trên tường nhưng không có chỗ thắp hương. Nay con nên lạy 1 Phật A-Di-Đà hay lạy cả 3 vị? Con treo hình Phật A-Di-Đà không có thắp hương có được không?
Nếu Tuyết Anh đã quyết tâm chuyên tu theo pháp môn Tịnh Độ, một đời này ta nhất định một con đường là niệm A Di Đà Phật cầu sanh Cực Lạc thì nên lễ lạy hình tượng của Phật Di Đà hay Tây phương Tam Thánh mà thôi (Phật Di Đà + Bồ Tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí Bồ Tát) còn hình tượng của Bồ Tát Di Lặc thì nên gửi vào Chùa nhờ các Thầy xử lý dùm, đừng sợ làm vậy thì mang tội với Ngài, Ngài là Bồ Tát chẳng bắt tội chúng sanh bao giờ, trái lại Ngài lại rất hoan hỉ khi thấy chúng ta chuyên tâm chuyên ý vào pháp môn niệm Phật, cũng là trong âm thầm gia hộ cho chúng ta nhưng duyên của Ngài là ở cung trời Đâu Suất, ở trong nội viện của trời Đâu Suất, và Ngài không có nguyện là tiếp dẫn người niệm Phật về Tây phương Cực Lạc. cho nên việc để hình tượng của Ngài với người tu Tịnh Độ thì không đúng pháp cho lắm…
Tuy nhiên việc này cũng là phải tùy duyên: Nếu bạn là người có vai vế trong gia đình, có toàn quyền quyết định việc này thì có thể thay đổi hình tượng trưng bày lễ lạy theo cách trên, tức là để hình Phật A Di Đà trang trọng ở trung tâm bàn thờ, còn hình tượng Quán Thế Âm Bồ Tát thì để ở bên cạnh cũng được, hay thậm chí cất đi hay mang lên Chùa cũng chẳng sao (giống như Tổ Sư Ấn Quang: trong phòng thờ Ngài chỉ để 1 tượng Phật Di Đà mà thôi), trong gian phòng thờ chỉ có 1 hình tượng A Di Đà Phật. Nhưng nếu người trong gia đình phản ứng gay gắt dù bạn đã giải thích nhưng ko thể thuyết phục và bạn không phải là người có toàn quyền quyết định việc này thì bạn cũng chẳng nên gượng ép, vẫn có thể để chung như cách bạn đang làm hiện tại, việc này là mình tùy thuận mọi người, giữ không khí gia đình vui vẻ hòa thuận thì Phật A Di Đà cũng sẽ hoan hỉ cho bạn thôi :). Còn việc thắp hương là việc phụ, có thể thắp hay không thắp hương cũng không vấn đề gì, quan trọng nhất là trong tâm thường có A Di Đà Phật, hành vi lời nói đều giống A Di Đà Phật, được như vậy thì dù bạn không treo hình Ngài thì bạn niệm Phật cũng vẫn được vãng sanh về Tây phương Cực Lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cha lành vốn thật Di Đà
Soi hào quang tịnh chói lòa thân con
Thẳm sâu ơn Phật hằng còn
Con nay chánh niệm lòng son một bề
Nguyện làm nên đạo Bồ Đề
Chuyên lòng niệm Phật cầu về Tây Phương
Phật xưa lời thệ tỏ tường
Bốn mươi tám nguyện dẫn đường chúng sanh.
———————————————————
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Kính gửi chú Tịnh Thái, con xin hỏi chú một điều này ạ. Bà nội con có thờ Quan Thế Âm Bồ Tát từ lâu, khoảng thời gian vừa rồi con có khuyên bà chuyên niệm Phật A Di Đà, con khuyên bà cứ ngồi niệm Phật, trì kinh A Di Đà trước ban thờ Quan Thế Âm Bồ Tát cũng được thì bà con cũng nghe theo. Đợt rồi con có gửi bà tấm hình nhỏ Phật A Di Đà để trong tủ kính trong phòng bà để lúc nào bà thấy cũng niệm Phật. Vừa rồi bác họ con có được tặng một khung hình Phật A Di Đà lớn rất đẹp, nhưng nhà bác ấy không có ý định thờ Phật và định gửi lại trên chùa. Con thấy bà con thích lắm, bà hỏi con bà xin về treo ở trong phòng bà được không mà con cũng không biết trả lời thế nào. Chú giúp con với, liệu mình có được treo ảnh Phật trong phòng ngủ của bà không ạ ( bà con ở một mình một phòng), nếu được thì có điều gì nên kiêng kị không ạ. Và nhà con cũng đã thỉnh tượng Tây Phương Tam Thánh, con và mẹ con cũng muốn thỉnh thêm một bức tranh Phật A Di Đà lơn treo tại chỗ còn trống ở phòng thờ vậy có được không chú. Chú giúp con nhé.
Con cảm ơn chú nhiều ạ
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
Con thử hỏi ý Bà xem Bà thấy chỗ nào trang nghiêm nhất để treo hình Phật Di Đà? Cho Bà dễ chiêm ngắm và niệm Phật với tâm cung kính và thoải mái nhất? Trong phòng ngủ e rằng khó được vì sợ mình còn phải thay đồ, vệ sinh cá nhân rồi lại đôi lúc có nhiều hành vi thô tháo buông tuồng mà mình ko để ý trước hình tượng của Ngài thì bản thân mình cũng thấy…ngại phải hông Linh :)?
Còn nếu Bà nói trong phòng Bà là rất sạch sẽ, ngăn nắp, với công năng duy nhất là để ngủ nghỉ…tuổi bà cũng đã lớn ko tiện đi qua các phòng khác xa xôi, bà thích ở trong phòng niệm Phật với A Di Đà Phật thì mình cũng tùy hỉ cho Bà con nhé…chú ý để hình lên vị trí cao nơi đầu giường để khi nằm Bà hướng đầu về phía Ngài nhằm biểu lộ tâm cung kính…như con nhớ Cha Mẹ rất nhiều, xa nhà lâu rồi nay có bức hình của Cha Mẹ thì cũng có thể để trong phòng để thường tưởng nhớ, nay mình với A Di Đà Phật cũng gần như vậy, ngày nào cũng mong được nhìn thấy Ngài, chiêm bái hình tượng, nằm ngủ cũng là hướng đầu về phía hình tượng của Ngài…nhiều khi trong phòng có hình Phật A Di Đà cũng hay vì mình ko dám buông tuồng trong hành vi và lời nói, tuy nhiên việc này phải hết sức để ý mới tránh khỏi bất kính, cũng là khó lắm…
Hoặc giả mình đi chụp và rửa cái hình to đó nhỏ lại cỡ 10×15 để Bà kẹp vào cuốn sách/sổ cho Bà tiện việc chiêm ngắm khi niệm Phật cũng là 1 ý hay, Bà có thể tùy ý mang theo bên mình mà ko sợ phạm lỗi bất kính, con cứ suy xét xem cách nào phù hợp nhất cho Bà con nhé.
Treo thêm 1 bức hình Phật A Di Đà lớn trong phòng thờ thì tốt, tuy nhiên HT Tịnh Không có giảng là mình nên giữ 1 hình tượng Di Đà trong suốt cuộc đời niệm Phật của mình thì tâm mình dễ chuyên nhất hơn, cho nên nếu con muốn thỉnh 1 hình để treo thì tốt nhất nên chọn hình Phật Di Đà giống như tượng của Ngài trong Tây Phương Tam Thánh mà gia đình con đã thỉnh là đẹp nhất.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A DI ĐÀ PHẬT . CON XIN CHÚ TỊNH THÁI GIÚP DÙM CON.
TRONG ” KINH NIỆM PHẬT BA LA MẬT “. QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT CÓ TUYÊN ĐỌC VÔ LƯỢNG THỌ NHƯ LAI CHÂN NGÔN NHƯ SAU :
” NA MÔ RÁT NA TỜ GIA GIA, NA MẮC A RY GIA, A MI TA PHA GIA, TA THA GA TA GIA, A RỜ HA TÊ, SAM GIẮC SAM BÚT ĐA GIA, TA ĐI GIA THA, OM A MỜ RẬT TÊ, A MỜ RẬT TÔ ĐỜ PHA VÊ, A MỜ RẬT TA SAM PHA VÊ, A MỜ RẬT TA GA RI PHÊ, A MỜ RẬT TA SÍT ĐÊ, A MỜ RẬT TA TÊ RÊ, A MỜ RẬT TA VI HỜ RIM TÊ, A MỜ RẬT TA VI HỜ RIM TA, GA MI NÊ, A MỜ RẬT TÂ GA GA NA, KI TI KA RE, A MỜ RẬT TA ĐUN ĐA PHI SỜ VA RÊ, SẠC VA RỜ THA SA ĐA NÊ, SẠC VA KÁC MA, KA LÊ SA, KA SA, GIĂM KA LÊ, SỜ VA HA.
CHÚ CÓ THỂ GIÚP GIÙM CON DỊCH BÀI CHÚ NÀY RA TIẾNG VIỆT CỦA MÌNH TƯƠNG TỰ NHƯ CHÚ VÃNG SANH ĐƯỢC KHÔNG CHÚ ? CON BIẾT ƠN CHÚ NHIỀU LẮM. NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT .
Chào bạn Loan!
KHi bạn tụng chú thì bạn nên chuyên tâm, chí thành mà tụng, toàn tâm tụng niệm, chí thành chí kính, tâm không khởi một vọng niệm. Khi bạn tụng chú mà bạn còn để ý, hoặc muốn hiểu ý nghĩa của câu CHÚ như vậy là bạn đã sai rồi. Vì sao gọi chú là Mật, vì mật thì không thể hiểu rõ, không thể biết hết được nên gọi là mật. Nếu chú có thể giải nghĩa thì sao trong kinh như chú Lăng Nghiêm, chú Đại Bi, Chú Vãng sanh… các ngài xưa nay lại không dịch nghĩa, vì khi mình tụng do không biết nghĩa nên cứ một lòng thành kính chuyên nhất tụng niệm, nhờ đó mà tâm đạt đến chỗ thanh tịnh, chuyên nhất.
Vô Lượng Thọ Như Lai Chân Ngôn hay còn gọi là Vô Lượng Thọ Như Lai Đà Ra Ni.
Trích kinh Niệm Phật Ba La Mật(phẩm thứ 7: khuyến phát niệm Phật và đọc tụng chân ngôn”.
”Bấy giờ, ngài Quán-Thế-Âm Đại Bồ-Tát bước ra trước Phật, bạch rằng:
– Nay con nương uy thần của đức A-Di-Đà, mà ban cho chúng sanh quyết chí niệm Phật thời Mạt pháp, một chân ngôn gọi là: Vô Lượng Thọ Như-Lai Chân Ngôn. Đây là tạng pháp bí mật của Phật A-Di-Đà, ẩn chứa vô biên thần lực tự tại bất tư nghị. Nếu hàng Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, hoặc Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di lỡ phạm giới căn bản, tụng xong bảy biến liền trở lại được giới phẩm thanh tịnh. Tụng hai mươi mốt biến, tiêu diệt các tội: Tứ trọng, ngũ nghịch, thập ác và tất cả chướng ngại trên bước tu hành đều trừ sạch. Hiện đời an lạc, thuận lợi, được sự nhiếp thọ của vô lượng Như-Lai. Tụng một muôn biến, tâm Bồ-đề hiển hiện nơi thân không quên mất. Thấy đức Phật phóng quang tụ trên đỉnh đầu. Người niệm Phật lần lần thể nhập tịnh tâm tròn sáng mát mẻ, tiêu tan tất cả phiền não. Khi lâm chung, hành giả niệm Phật liền thấy Phật A-Di-Đà cùng vô lượng muôn ức Bồ-Tát vây quanh, an ủi, tiếp dẫn. Người niệm Phật tức khắc được sanh về Thượng phẩm ở Cực-Lạc.
– Sau đây, con xin tuyên đọc Vô-Lượng-Thọ Như-Lai chân ngôn:
– Na mô rát na tờ gia gia gia, na mắc a ry gia, a mi ta pha gia, ta tha ga ta gia, a rờ ha tê, sam giác sam bút đa gia, ta đi gia tha: om a mờ rật tê, a mờ rật tô đờ pha vê, a mờ rật ta sam pha vê, a mờ rật ta ga ri phê, a mờ rật ta sít đê, a mờ rật ta tê rê, a mờ rật ta vi hờ rim tê, a mờ rật ta vi hờ rim ta, ga mi nê, a mờ rật ta ga ga na, ki ti ka rê, a mờ rật ta đun đa phi sờ va rê, sạc va rờ tha sa đa nê, sạc va kác ma, ka lê sa, ka sa, giam ka lê sờ va ha.
Toàn bài thần chú trên được dịch như sau:
“ Quy mệnh Tam Bảo – Kính lễ Thánh Vô Lượng Quang Như Lai Ứng Cúng Chính Đẳng Chính Giác
Như vậy : Hỡi Cam Lộ ! Hiện lên Cam Lộ . Phát Sinh Cam Lộ. Kho Tàng Cam Lộ. Thành tựu Cam Lộ. Cam Lộ Dũng mãnh . Đạt đến Cam Lộ Dũng Mãnh . Rải đầy hư không Cam Lộ .Âm thanh của tiếng trống Cam Lộ , thành tựu tất cả nghĩa lợi khiến cho tất cả nghiệp không còn phiền não, thọ hưởng mùi vị an lạc của Đại Niết Bàn “.
A DI ĐÀ PHẬT! A DI ĐÀ PHẬT ! A DI ĐÀ PHẬT ! A DI ĐÀ PHẬT
PHẬT TỬ QUÁ VUI MỪNG VÀ CẢM ĐỘNG KHI NHẬN ĐƯỢC BÀI CHÚ GIẢI TRÊN.
A DI ĐÀ PHẬT ! A DI ĐÀ PHẬT ! A DI ĐÀ PHẬT ! A DI ĐÀ PHẬT !
Chú Tịnh Thái ơi, cháu thường lần chuỗi niệm Phật, nhiều khi tay mà không lần chuỗi là không quen, niệm Phật toàn bị tán tâm hoài. Dạo này cháu niệm Phật không được chuyên nhất hoặc nhiều khi không nhớ đến câu niệm Phật. Giờ cháu mong có một chuôi tràng dài 108 hạt lúc nào cũng đeo ở cổ, khi nào có thời gian là lấy chuỗi ra niệm Phật để tâm không còn bị vướng bận nhiều nữa, niệm hết 108 lần rồi muốn nghĩ gì thì nghĩ, ngồi hay nằm cũng lần chuỗi niệm Phật được. Nhưng cháu không biết nên giữ chuỗi thế nào, ví dụ như mình có được luôn đeo chuỗi ( trừ khi vào phòng vệ sinh ) dù nằm hay ngồi cũng lần chuỗi có được không ạ, tối trước khi đi ngủ cứ để chuỗi treo trong phòng rồi sáng hôm sau lại đeo có được không chú. Nhiều điều cháu còn chưa biết cháu rất mong được chú chỉ dạy ạ. Cháu cảm ơn chú nhều ạ.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cách giữ chuỗi như cháu trình bày vậy là phù hợp rồi, ko có gì phải lo lắng thêm. Có xâu chuỗi bên cạnh thì nó nhắc mình nhớ niệm Phật, rất nhiều người niệm Phật vãng sanh bên cạnh họ cuối đời lúc nào cũng thấy có 1 xâu chuỗi bên cạnh, đây là trợ thủ đắc lực cho người niệm Phật ngày nay.
Chúc cháu niệm Phật ngày một tinh tấn và an lạc.
Chào bạn!
Niệm Phật nhiều không quan trọng mà quan trọng niệm cho đúng pháp. Người thời mạt pháp niệm Phật thường là niệm bằng miệng, tức là miệng thì niệm Phật mà trong tâm KHÔNG CÓ PHẬT, đây là điều sai lầm lớn nhất của người tu, cho nên trong niệm từng niệm phải có đủ Tín nguyện hạnh, tức là, khi MIỆNG NIỆM PHẬT THÌ TÂM PHẢI CÓ PHẬT, NHỚ PHẬT VÀ TAI NGHE DANH HIỆU PHẬT RÕ RÀNG, điều không để ý điều, không tỉnh giác đem tâm soi lại xem mình niệm mà trong tâm CÓ PHẬT KHÔNG thì chẳng khác nào niệm suông, một đời hành trì không được vãng sanh thật là oan uổng. Muốn được niệm Phật được chuyên nhất, được chí thành tha thiết thì không chi hơn, thường nghĩ đến cái CHẾT nó đến bất cứ lúc nào, có thể là đêm nay, hoặc sáng mai, nếu nó đến ta lấy gì chống chọi rồi trãi qua bao kiếp số đau khổ trong địa nguc biết khi nào ra. Nghĩ như vậy, liền chí tâm niệm Phật, THƯỜNG NGHĨ ĐẾN SỰ KHỔ LUÂN HỒI MÀ PHÁT TÂM NIỆM PHẬT.
Tất cả những ai đang niệm Phật xin hãy để ý :
NIỆM PHẬT TRONG TÂM PHẢI CÓ PHẬT – TÂM PHẢI NHỚ PHẬT – KHI NIỆM THÌ TAI PHẢI LẮNG NGHE TIẾNG NIỆM CHO RÕ RÀNG.
Những ai niệm Phật nên một lần nghe qua bài giảng của Thầy THích Chơn Hiếu, Tịnh Sơn biết pháp môn niệm Phật lúc 17 tuổi đến nay 29 tuổi mà mới biết cách niệm Phật như thế nào cho đúng. Tuy nghe nhiều bài giảng của các vị tổ Tịnh Độ, các ngài điều khuyên niệm Phật phải có đủ tư lương Tín Nguyện Hạnh, Vị nào cũng nói niệm Phật thì phải có đầy đủ Tín Nguyện Hạnh. Lúc đầu niệm cũng thấy dễ nhưng đến nay khi nghe qua những lời dạy kinh nghiệm tu niệm Phật của các vị Tổ của Thầy Thích Chơn Hiếu mới thấy mình niệm sai, sai nơi tâm, đó là cứ để miệng niệm mà trong tâm không có Phật, khi khi dụng công thì trạo cử, hoặc hôn trầm. Nhờ thầy nay Tịnh Sơn mới hiểu. Rất quý! Rất qúy!
MỖI NIỆM MỖI NIỆM XOAY TÂM LẠI XEM MÌNH NIỆM PHẬT MÀ TRONG TÂM CÓ PHẬT KHÔNG? PHẢI THƯỜNG THƯỜNG XOAY TÂM LẠI NHƯ VẬỴ GIỐNG NHƯ CHỦ NHÀ TỈNH THỨC CANH KẺ TRỘM.
CÁC BÀI GIẢNG CỦA THẦY THÍCH CHƠN HIẾU (Rất hay!)
1. Niệm Phật trong tâm có PHật
http://www.phatam.com/video/thich-chan-hieu/niem-phat-trong-tam-co-phat-video_960e46c6f.html
http://www.phatam.com/video/thich-chan-hieu/nguoi-tu-tinh-do-can-phai-giu-cho-than-tam-thanh-tinh-video_4bd1789d2.html
PHẢI BIẾT MẾN TIẾC THỜI GIAN CÒN LẠI ĐỂ NIỆM PHẬT
http://www.phatam.com/video/thich-chan-hieu/phai-biet-men-tiec-thoi-gian-con-lai-de-niem-phat-video_fc82b0eee.html
MẠNG NGƯỜI NGẮN NGỦI VÔ THƯỜNG
http://www.phatam.com/video/thich-chan-hieu/mang-nguoi-ngan-ngui-vo-thuong-video_928ccd384.html
THƯỜNG NGHĨ ĐẾN CÁI CHẾT BẤT CHỢT
http://www.phatam.com/video/thich-chan-hieu/thuong-nghi-cai-chet-den-bat-chot-video_2f9509a7c.html
2. NIỆM PHẬT PHẢI CHÍ THÀNH THA THIẾT
http://www.phatam.com/video/thich-chan-hieu/niem-phat-tam-phai-chi-thanh-va-khan-thiet-video_eb7f3ddd0.html
http://www.phatam.com/video/thich-chan-hieu/niem-phat-phai-tha-thiet-va-lau-dai-video_3fbd78ff2.html
http://www.phatam.com/video/thich-chan-hieu/niem-phat-tam-phai-chi-thanh-va-tha-thiet-video_e16617fa3.html
3. PHÁP MÔN NIỆM PHẬT
http://www.phatam.com/video/thich-chan-hieu/phap-mon-niem-phat-tron-bo-28-phan-rat-hay–video_ca101d8ff.html
======================================
Quý liên hữu tu niệm Phật có căn lành nên nghe bài LÁ THƯ TỊNH ĐỘ – CỦA TỔ SƯ ẤN QUANG, ngài là hóa thân của Bồ Tát Đại Thế Chí, ngài chỉ bảo rất rõ cách niệm Phật, niệm Phật chuyên tu, kiêm tu, lạy Phật.. Rất hay!
http://www.phatam.com/video/an-quang-dai-su/la-thu-tinh-do-tron-bai-1-phan-rat-hay–video_e84144888.html
Kính gửi chú Tịnh Thái và mọi người:
Con có mấy điều thắt mắc không biết phải làm thế nào mới đúng. Đầu tiên là con thích tải hình Phật về máy điện thoại di động. Điều này có nên không vì đôi lúc con để đtdđ trong túi quần và vào nhà vệ sinh. Điều thứ hai là con thường nằm mà dùng đtdđ lên trang wep Tạng Thư Phật để đọc kinh sách, con thường lên đó đọc rất lâu kéo đến 3, 4 tiếng, còn những kinh sách ngắn hơn 1 tiếng thì con mới ngồí ( tất cả con đều đọc bằng mắt). Điều thứ ba là khi niệm Phật và lạy Phật, con có triệu chứng là hả cứ lạy Phật gần được 100 lạy, có lúc một lúc con lạy luôn 150 lạy suốt 1h. Thì những lúc lạy nhiều con bị khóc vì ý niệm: Phật A Di Đà đang ở đây, những oan gia trái chủ đang rất khổ cầu Phật cứu họ, cầu Phật cứu con. Mấy ý niệm tự nhiên thoáng qua và nó làm cho khóc rất nhiều và còn bị rùng mình nữa. Niệm Phật thêm lâu lâu nữa là nó biến mất. Cứ ngày con lạy Phật như thế thì nó cũng xuất hiện 1lần, có khi tới 3 lần trong lúc con lạy. Con không biết phải làm sao. Mong chú giúp con.
Chào bạn!
Điều thứ nhất: Bạn nói về vấn đề tải hình Phật về điện thoại theo Tịnh Sơn nếu bạn muốn làm như thế để tiện chiên ngưỡng đức Từ Phụ, để dễ niệm Phật thì bạn hãy nên cẩn thận khi vào những nơi bất tịnh. Vì nếu mang điện thoại vào mà trong điện thoại lại có Phật pháp như thế thì không cung kính, Tinh Sơn cũng có chép kinh, luận vào điện thoại để tiện nghe nhưng khi vào nhà vệ sinh thì để ở ngoài những nơi sạch sẽ, thấy cũng thật bất tiện khi phải đi những nơi công cộng. Theo thiển ý Tịnh Sơn thấy tốt nhất là bạn không cần phải tải hình phật về máy, bạn hãy thỉnh một hình Phật A Di Đà hoặc Tây phương Tam thánh, chỉ một hình mình ưa thích nhất rồi đặt ở vị trí trang nghiêm và mình dễ chiêm ngưỡng thì hay nhất. Vì khi lâm chung, tâm bạn quán hình Phật như thế nào thì ngài sẽ hiện ra như thế ấy, tùy tâm sở hiện.
Còn về vấn đề nằm đọc kinh, luận thì theo mình bạn nên cố gắng ngồi thì càng hay. Học Phật chẳng có gì kỳ lạ, chỉ hết lòng CUNG KÍNH, cung kính đến cùng cực thì có thể thành Phật. Nên ngài Ấn Quang đại sư nói : Có một phần cung kính tiêu một phần tội lỗi, thêm một phần trí huệ, có hai ba phần hay ngàn phấn cung kính thì hai ba phần hay ngàn phần tội lỗi và sanh hai ba phần hay ngàn phần trí huệ. Cho nên người học đạo giải thoát trước phải để tâm nơi sự cung kính, tất cả mỗi hương, mỗi sắc trong Phật pháp điều phải cung kính, thấy tượng Phật, hình Phật, tượng Bồ Tát, Tổ sư điều tưởng như Phật thiệt đang đứng trước mình. Thấy kinh sách luật luận điều tưởng chư Phật, tổ đang đối trước mình thuyết pháp, có như thế thì học đạo mới chóng thành tựu.
Còn vấn đề khi bạn lạy Phật mà bạn khóc thì theo Tịnh Sơn bạn nên làm chủ tâm. KHi mình thấy Phật, hoặc vì nhớ Phật như xa cách mẹ lâu ngày nên khởi bi cảm, hoặc nghĩ chúng sanh đang tội khổ nơi tam đồ, cũng làm mình sanh bi tâm khóc thương, đó là cái tâm rất tốt nhưng phải biết làm chủ, đừng để cái tâm ấy thường xuyên như vậy vì sẽ dễ bị con ma bi thương nhập vào. Bạn nên nghe bài LÁ THƯ TỊNH ĐỘ của ngài Ấn Quang đại sư ( ngài là hóa thân của Bồ Tát Đại thế chí) Trong đó ngài dạy rất rõ và chi tiết về cách thức niệm PHật, tụng kinh, lạy Phật, chuyên tu… Rất rõ ràng chi tiết.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
NAM MÔ A DI ĐA PHẬT.
Con nguyện vãng sanh Tây Phương Cực Lạc.
Nguyện tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo.
HUYNH VAN SANG
0 các phút trước đó
A MI ĐÀ PHẬT
Loi day cua PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG thật là bậc đại trí huệ moi co thê giáo duc cho chung sanh khắp pháp gioi hư không giói giãm duoc phiền nảo tăng thêm tri hue tieu bot nghiep chuong. con tiep nhan loi hoa thuong day ma con chua lam duoc con bi nghiep chuong qua sau nặng la tập khi phien não huan tap nhieu đoi nhieu kiep den nay con pham vao gioi ta dâm ma con ko vuot qua duoc voi chung sanh nay con nhận tội lỗi cua con với thầy với PHẬT voi tat cả chúng sanh, neu có ai thấy nghe biet thi hay chửi cho nghiệp chuong cua con tieu trừ va duoc đoan tru tam ham muon TÀ DÂM cua con cầu ngựyen hồng ân tam bảo thế giói cực lạc từ bi gia hộ cho con đoạn trừ được nghiệp chướng sâu nặng ko còn ham muon dâm dục nua A MI ĐÀ PHẬT
Nam mô A Di Đà Phật
Mến chào đạo hữu Huỳnh Văn Sáng
Hỡi thế gian!Tình là chi chi?Xưa nay anh hùng khó qua ải mỹ nhân.Có câu:
“Bá thiện hiếu vi tiên,vạn ác dâm vi thủ”.
“Ái bất trọng,bất sanh Ta Bà”.
Kinh Thủ Lăng Nghiêm nói:”Chúng sanh nào thuần là tưởng thì sẽ thăng lên cao,thuần là tình thì đọa xuống dưới,tình tưởng ngang nhau thì sẽ ở khoảng giữa”.
Thiết nghĩ ái dục là chướng ngại lớn trên bước đường tu,nếu như bây giờ không đoạn trừ cái tâm ấy thì mai này khi thần thức ở trạng thái thân trung ấm sẽ dể bị lửa dục lôi cuốn vào thai sanh.
VT nhớ mang máng câu chuyện này hình như là một tiền thân của đức Đạt Lai Lạt Ma thì phải:
Có một ngôi chùa nọ trên núi,có hai huynh đệ cùng tu,người sư huynh thì tu hành tinh tấn đắc đạo,ngược lại người sư đệ thì giải đải biếng lười.Ở gần chùa có một bà cụ sống chung với cô con gái,hằng ngày thường mang phẩm vật đến chùa để cúng.
Một hôm,người sư đệ qua đời,cô gái vẫn bình thường như mọi ngày,mang phẩm vật đến chùa để cúng.Sư huynh (vị tu hành đắc đạo) vừa nhìn thấy cô gái liền đè xuống cưởng hiếp,cô gái cự tuyệt rồi chạy về nhà kể cho mẹ nghe đầu đuôi câu chuyện.
Người mẹ bảo cô gái:”Vị sư ấy tu hành đắc đạo,Ngài làm như thế ắt có nguyên do chính đáng,con nên thuận chìu theo ý ông ta.”
Cô gái trở lên chùa thưa rằng:”Hôm qua con đã kể cho mẹ con nghe đầu đuôi câu chuyện,mẹ con nói là Ngài làm như thế ắt có nguyên nhân chính đáng nên bảo con hôm nay trở lại đây để hién dâng cho Ngài tấm thân trong trắng”.
Vị thầy đáp:”Đã muộn rồi!Hôm qua ta nhìn thấy thần thức của người sư đệ ở gần đây nên định cùng với cô làm tình để có lửa dục phát ra nhằm thu hút thần thức của sư đệ vào,hy vọng sư đệ sẽ có cái thân người nhưng bây giờ đã trể rồi.Cô hãy nhìn hai con lừa kia,chúng đã giao phối với nhau,thần thức của sư đệ ta hiện đang ở trong bụng con lừa ấy.”
Như vậy thì ái dục chính là một phần lớn nguyên nhân của luân hồi sanh tử vậy.
Muốn diệt trừ tâm ái dục thì có nhiều cách nhưng VT thấy có ba cách này cũng hữu hiệu lắm,bạn hãy thử xem:
1:Dùng giới luật:
Nếu gặp các cô gái ăn mặc hở han,khêu gợi…bạn chớ nên nhìn,cũng đưng có xem hình ảnh đồi trụy,phim cấp ba,phim người lớn…
2:Dùng Định lực:
Lo nhiếp tâm mà niệm Phật,buông xả hết tất cả,đừng nghĩ nhớ đến chuyện nhi nử tư tình nữa.
Dùng Trí huệ quán xét:
Quán thân bất tịnh:Trong mắt có ghèn,mũi có cứt mũi,tai có cứt ráy,miệng có đàm,nước miếng,…rồi nào là máu,mủ,ruột non,ruột già,dạ dày chứa phân…
Người tình của mình trong nhiều đời nhiều kiếp về trước đã từng là cha mẹ,anh chị em,ông bà nội ngoại,cô dì chú cháu…sao mình lại có thể loạn luân như vậy được?
Mình là Phật tử,lẻ ra phải dìu dắt chúng sanh cùng ra khỏi nhà lửa Tam Giới,cớ sao lại cùng với chúng sanh nô đùa với lửa dục?
Và nhiều phép quán khác.Nói thì dể nhưng làm thì khó vì đạo lý là nhân,đạo hạnh là quả,từ cái nhân mà thành cái quả phải trải qua thử thách,công phu tu luyện…chính vì thế Phật nói:”Chiến thắng trăm quân không bằng chiến thắng bản thân mình”.Bản thân mình chính là nội ma,tâm ma,tâm ái dục.
Nhưng làm sao Phật có thể giúp bạn tron trường hợp này?Phật nói:”Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi”.
Phật ví dụ người có tâm dâm dục giống như kẻ bị bệnh cùi,cứ thích gải cho lở loét ra rồi hơ trên lửa để tìm cảm giác khoái lạc chứ không chịu lo trị cho lành cái căn bệnh cùi.
Thôi,xin chào bạn
Chúc bạn sớm qua được ải thử thách này nhé
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật!
Thật quý hóa thay vì đời này được thân người-gặp pháp môn Tịnh Độ, lại được các vị thiện tri thức trên trang đường về cõi tịnh hết lòng chỉ dạy, chia sẻ kinh nghiệm. Kính chúc tất cả các quý thầy và các bạn hữu đồng tu pháp môn Tịnh Độ sớm được vãng sinh tây phương Cực Lạc thế giới, viên thành Phật đạo!
Nam mô A Di Đà Phật!
Cháu chào chú Tịnh Thái, chú giúp cháu giải đáp hiện tượng này với ạ.
– Thường khi cháu đi vào chùa và bắt đầu niệm câu “Nam mô A Di Đà Phật”, tự nhiên thấy người gai lạnh.
– Cháu được khuyên là đọc bài chú Đại Bi cho tâm tịnh mà chỉ đọc câu đầu tiên là cũng thấy người gai lạnh, đọc đến nửa bài mới hết cảm giác đó. Nhưng nếu đọc lại bài từ đầu thì cảm giác đó lại về. Cháu có hỏi vài người thì nói là do nghiệp ở kiếp trước của cháu nặng quá nên mới có hiện tượng như vậy.
– Tương tự, chồng cháu mỗi khi niệm A Di Đà thì lại bị hiện tượng rùng mình và sởn gai ốc.
Chú vui lòng giúp cháu giải thích hiện tượng trên với ạ. Cháu cần làm những gì để không gặp hiện tượng này vì nhiều khi cháu thấy hơi sợ với cảm giác đó.
Cháu cám ơn chú nhiều ạ!
Cho con hỏi cùng một lúc con niệm “Nam mô di đà phật,Nam mô quán thế âm bồ tát” được không ạ
Gửi bạn Kiều Nhi, nếu bạn tu theo pháp môn Tịnh Độ thì bạn niệm danh hiệu Phật A Di Đà “Nam mô a di đà phật” để thuận theo bổn nguyện tiếp độ của Phật A Di Đà nhé còn danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm thì bạn có thể niệm lúc gặp phải hoạn nạn thì hoạn nạn tiêu trừ vì “Quán Thế Âm Bồ Tát tầm thanh cứu khổ cứu nạn” mà. Chúc bạn tinh tấn. NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
Con xin chào quý Thầy và các chư vị liên hữu, con xin được chia xẻ về những chuyện của con,xin các vị giúp dùm:
Cách đây vài tháng con tình cờ biết được trang DVCT này, lòng con mừng lắm và thấy pháp môn Tịnh Độ thật vi diệu, con muốn làm theo để được sanh về Tây Phương ( con hiện chưa có Đạo, chồng con thì đạo Thiên Chúa ). Vào tháng 3/2018 con bắt đầu ăn chay, tìm hiểu Phật pháp và cũng hạn chế vấn đề quan hệ vợ chồng, chồng con đã rất tức giận, rầy la, thậm chí chê bay đạo Phật… con cảm thấy rất có lỗi. Cuối cùng con đã trao đổi rằng con sẽ bình thường lại chuyện vợ chồng như cũ ( vì con biết khó mà hạn chế được ) nhưng phải cho con ăn chay, hiện con đang ăn chay trường và hằng ngày vẫn niệm phật ( chuyện niệm phật là chồng con hoàn toàn không biết )
Chồng con vốn có nhu cầu rất cao trong chuyện vợ chồng, lại đủ mọi kiểu, cách, thậm chí thích tự mình như làm nô lệ cho con ( cứ như kiếp trước thiếu nợ gì con vậy ) trước đó dù con không muốn nhưng riết rồi con cũng bị xiêu lòng. Có phải đây chính là thử thách cho con không ạ? Nếu ngày nào không có chuyện đó, trong lòng con mới thấy thanh tịnh được, những lúc không thanh tịnh con thấy mình nhơ nhuốc- ngại chuyện niệm Phật và nghĩ đến Đức Phật, con sợ nhất vấn đề tà dâm vì con không thoát khỏi tội này được, con sẽ ra sao khi vẫn ăn chay, niệm phật mà lại không giữ được giới này? giá như chồng con có thể nghe theo con thì tốt biết bao. Xin quý Thầy hoan hỉ chỉ dẫn con đường đi dùm con, con rất cảm ơn.
Nam mô A di đà phật
A Di Đà Phật
Chào bạn Tội Lỗi!
Tâm tư của bạn cũng là tâm tư chung của một số hành giả tu tại gia. Khi bản thân biết giác ngộ tu hành nhưng gặp phải người bạn đời không đồng chí hướng, thậm chí là nghịch duyên. Đạo và đời đúng là không thể tách rời, nhưng nếu chúng ta không phân biệt được đâu là đạo, đâu là đời- chúng ta sẽ bị chìm trong dòng, bị mê hoặc và chìm ngỉm thật.
Theo thiển ý của MD, đầu tiên bạn phải quán việc chung chạ với chồng là một nghĩa vụ, khi chưa chuyển hóa được anh ấy thì chuyện chăn gối chỉ nhằm giúp cho mối quan hệ vợ chồng được xuôi chèo mát mái, bạn không để tâm đam mê theo lạc thú.
Bạn niệm Phật mà chồng không biết, có lẽ là bạn niệm Phật thầm. Dù niệm Phật thầm nhưng nhất định bạn phải chú tâm, cận lực, niệm rành rẽ rõ ràng, chớ để tâm mơ hồ, xao lãng. Tối đến ngoài hồi hướng vãng sanh, bạn nên hồi hướng công đức niệm Phật cho chồng; thành tâm cầu Phật gia bị cho chồng có thể chuyển hóa được nghiệp dâm, sớm giác ngộ tu hành.
Bạn nên tích cực phóng sanh, cùng làm các việc thiện khác. Trong khi thực hành nếu tâm bạn hướng đến việc gì thì nhất định sẽ đạt được “hữu cầu tất ứng”- chắc chắn như vậy.
Nam Mô A Di Đà Phật
Chào bạn,
Kinh Pháp Hoa dạy: “Nếu có chúng sanh nhiều lòng dâm dục, thường niệm cung kính Quán Thế Âm Bồ Tát, liền được ly dục”. Cho nên bạn hãy dùng tâm chí thành mà thường xuyên niệm danh hiệu bồ tát Quán Âm, rồi nguyện rằng: Xin bồ tát từ bi gia hộ cho chồng con tên là xxx, yy tuổi sớm lìa tâm dâm dục. Bạn thãy tha thiết, chí thành mà niệm giống như van nài ngài Quan Thế Âm bồ tát, và nguyện như thế trong 1 tháng là có kết quả. Chí thành tất sẽ có cảm ứng bạn ạ.
A Di Đà Phật.
Dạ, con xin cảm ơn lời chỉ dạy của cô Mỹ Diệp rất nhiều, chúc Cô luôn an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật
Dạ, cháu xin cảm ơn lời chỉ bảo của các Cô, cháu sẽ cố gắng làm như lời dạy. Thật là cháu vẫn còn vài khúc mắc, một lần nữa xin các vị nhín thời gian đọc và giải đáp dùm cháu.
1/ Dù cháu có cố gắng làm bớt lại đồ ăn cho con nhưng đến cuối bữa thường vẫn dư ít nhất 1-2 muỗng, do cháu đang sống ở Mỹ, trong nhà không nuôi thú vật, ở gần cũng không có đất trống hay sông hồ, và cũng không tiện nên cháu cũng không thể bố thí cho loài vật nào, có vài lần cháu cố nuốt trọng vì ngại nhai đồ mặn nhưng gần đây thì cháu đành bỏ đi luôn, những lúc này cháu phải niệm hay xin làm sao cho bớt tội?
2/ Cũng vì cháu đang ở Mỹ, bên cạnh không một người thân nào, chồng cháu lại không ưa đạo Phật, bản thân cháu lại gặp phải cảnh nghịch duyên, đến ngày lâm chung lại không thể nhờ vào Ban hộ niệm được, cháu thật sự lo sợ lúc mình bịnh hoạn, tai nạn… sắp ra đi mà không được sự đồng tình từ chồng thì cháu khó mà vãng sanh được.
3/ Trong một ngày sẽ có lúc cháu ăn mặc nghiêm túc quay về hướng Tây mà niệm phật thành tiếng (lúc chồng vắng nhà), ngoài ra những khoảng thời gian khác thì do nay bắt đầu nóng, ở nhà cháu mặc áo sát nách không tay với quần đùi và thường niệm Phật nhép ở môi nhưng không ra tiếng, lúc đó cháu có bị phạm tội bất kính không ạ?
Nam mô A di đà phật
Bạn Tội Lỗi thân mến,
Trong khi chờ đợi quý thiện tri thức chỉ bày cặn kẻ cho bạn, mình xin có vài lời ngắn gọn nha:
1/ Nếu bạn không tìm được nơi nào có sinh vật(con kiến chẳng hạn,v.v…) để bố thí thức ăn cho chúng thì theo mình bạn cứ bỏ vào thùng rác và nguyện cho chúng sanh nào bị đói thi gặp món ăn này (thực tế có vô số vi sinh vật sẵn sàng ăn mọi thực phẩm).
2/ Chồng bạn theo Thiên Chúa Giáo nên không ưa đạo Phật là đương nhiên rồi! Nhưng bạn đừng có lo xa quá như vậy mà sinh phiền não, tâm mất đi sự an lạc; mọi thứ trên thế gian đều vô thường (tâm chúng sanh cũng vậy), biết đâu chừng trong tương lai nhờ phước đức của bạn làm chuyển đổi tâm thức của chồng cũng nên! Hiện tại bạn chỉ nên chú tâm vào việc tu tập chứ đừng có lo nghĩ những chuyện gì khác (“…quá khứ đã đoạn tận, tương lai thì chưa đến, chỉ có giây phút hiện tại, tuệ giác chính là đây…” theo Kinh Lời Vàng).
3/ Tùy theo điều kiện mà bạn thực hành như vậy, theo mình thì không có phạm tội bất kính đâu!
Chúc bạn thân tâm thường an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Dạ, M xin cảm ơn lời chỉ dẫn của Cô Nguyễn Thị Lựu rất nhiều. Chúc Cô luôn an lạc và sanh về Cực Lạc trong tương lai ạ.
Nam mô A di đà phật
Xin cho con hỏi, lúc con ẵm, dỗ cho con của con ngủ ( chủ yếu là ẵm thôi ), trong lúc đó con thường lên DVCT để đọc hoặc nghe Pháp: diễn ra trong phòng ngủ của vợ chồng con, như vậy có bất kính không ạ và con nên làm sao cho đúng. Con xin cảm ơn
Nam mô A di đà phật
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Ngọc Mai,
Chúng ta tu trong mọi điều kiện và hoàn cảnh, vì thế không nhất thiết phải đối diện trước bàn thờ Phật mới là tu. Bởi tu là tu tâm, dưỡng tánh, giúp cho tâm tham, sân, si giảm thiểu, từ đó mà ác nghiệp ít đi, thiện nghiệp tăng trưởng. Nghe pháp cũng là tu, cũng là hành thiện, bỏ ác, nếu điều kiện của bạn không thể, bạn vẫn có thể nghe pháp với tâm lễ kính là được rồi. Quan trọng là khi nghe pháp, nên vận đồ sao cho sạch sẽ và kín đáo, bởi thấy pháp như thấy Phật.
Chúc bạn tinh tấn.
TN
Dạ, M xin cảm ơn chú Thiện Nhân nhiều lắm, chúc Chú luôn an lạc
Nam mô A di đà phật
Thư Chú Thiện Nhân! Hiện mẹ tôi đang trong giai đoạn cuối của bệng ung thư, tâm trí vẫn rất minh mẫn, chỉ gánh chịu những sự đau đớn thể xác do bệnh. Mẹ lại theo đạo cao đài vì ngày trước ở quê ông ngoại chỉ có thánh thất cao đài gần nhà mà ko có chùa, mẹ theo ngoại và lớn lên cũng có đến viếng nhưng không có chức sắc gì của bổn đạo, tôi thì đi chùa từ lúc còn lớp 6 đến nay, lễ phật tụng kinh hằng đêm ở chùa, thấy mẹ đau đớn tôi khuyên mẹ niệm A Di Đà, mẹ cũng niệm và tôi muốn treo 1 bức tranh cha A Di Đà trước giường mẹ đễ mẹ luôn nhớ niệm hồng danh cha A Di Đà như vậy có tốt không trong trường hợp này? liệu như vậy có nên hay không? Treo tranh trong phòng như vậy có tốt không? Tranh tôi xin từ một người bạn cộng tu, không có được sư thầy khai quan điểm nhãn. Khi mang tranh về thì ba tôi thấy ba không la vì ba cũng rất kính trọng phật pháp, cũng thấp nhang niệm phật nhưng chỉ tại nhà, ba chỉ nói không nên. Tôi cũng lo và không dám treo lên vì theo như sự hiểu biết hạn hẹp của mình thì hình cha A Di Đà để khi trợ niệm lúc hấp hối hay khi mất, tôi luôn tin và luôn niệm A Di Đà nhưng cũng sợ như vậy là điềm không tốt cho mẹ. Mong chú hãy giải thích cho những thắc mắc âu lo của tôi được hiểu rõ, tôi định gửi lại bạn tôi nhưng cũng sợ như vậy cũng bất kính phạm lỗi với Phật Di Đà, đã đủ duỵen mang về còn gởi trả. Tôi rất sợ phạm sự bất kính.
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Chào bạn Ngọc Tùng!
MD có một cuốn sách “Bệnh viện trả về Phật pháp cứu sống” nội dung cuốn sách nói về phương pháp giải trừ nghiệp bệnh và nhiều gương người thật việc thật đã thoát án tử từ các bệnh nan y. Thiết nghĩ cuốn sách có nhiều hữu ích nên MD ngỏ ý muốn chuyển gửi đến bạn. Bạn có thể đọc cho mẹ nghe hoặc khuyến hóa mẹ tự đọc, chắc chắn sẽ đem lại lợi ích không thể nghĩ bàn.
Nếu bạn muốn nhận sách, bạn có thể để lại địa chỉ, MD sẽ gửi đến.
Nam Mô A Di Đà Phật
A DI ĐÀ PHẬT
Bạn Ngọc Tùng kính mến,
*Phật pháp không phân biệt tôn giáo, vì Phật pháp là giáo dục pháp giúp mọi chúng sanh phá mê-khai ngộ, lìa khổ-được vui, chuyển phàm-thành thánh, đặc biệt là pháp niệm Phật. Tông chỉ của niệm Phật là Tín-Nguyện-Hạnh. Ai có đủ niềm tin, dũng mãnh tu người đó sẽ được về Tịnh Độ. Trong kinh Phật không hề nói pháp này chỉ dành cho người của đạo Phật, mà chỉ nói ai có tín-nguyện-hạnh, một lòng chí tâm niệm Phật, buông mọi duyên trần, ắt được Phật gia trì, tiếp dẫn về Tịnh độ.
*Mẹ bạn bệnh nghiệp nặng như vậy việc đầu tiên bà nên làm là:
– phá bỏ thành kiến tôn giáo, một lòng chí tâm, chí thành, chí kính để niệm hồng danh A Di Đà Phật, nguyện sanh về Tịnh Độ.
– Mẹ bạn phải phá bỏ ý niệm niệm Phật để khỏi bệnh. Lý do? Khi ý niệm ham sống, sợ chết này khởi lên, các oan gia trái chủ sẽ tìm mọi cách gây trở ngại và như thế bệnh tình sẽ càng trầm trọng hơn. Vì vậy cách duy nhất là mẹ bạn phải phát nguyện buông hết mọi luyến ái cõi phàm tục này, một lòng thanh tịnh phát tâm niệm Phật, nguyện sanh về Tịnh Độ, ngoài niệm này ra không được khởi bất kỳ một niệm nào khác. Kết hợp với người thân, bạn, ba bạn… hàng ngày tụng KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN, phóng sanh theo đúng chánh pháp, làm mọi phước thiện và khai thị hộ niệm hồng danh A Di Đà Phật cho mẹ bạn, nguyện cho bà và chư vị oan gia trái chủ đồng niệm Phật để sanh về Tịnh Độ. Nếu thọ mạng mẹ bạn chưa tận, gia đình hành đúng pháp, chỉ ít ngày sau bệnh tình sẽ tự thuyên giảm. Đây là pháp cầu tử để sống. Quan trọng là mẹ bạn không sợ chết và người thân không được khởi niệm cứu mẹ khỏi bệnh mà chỉ nhất tâm hộ niệm cho bà vãng sanh Cực Lạc.
*Việc treo tôn ảnh A Di Đà Phật là tối cần thiết, giúp mẹ bạn định tâm về một chốn, các oan gia trái chủ khi nhìn thấy tôn ảnh A Di Đà Phật cũng sẽ gián tiếp được chuyển hoá. Bạn và gia đình chớ lo ngại mà đánh mất cơ hội hộ niệm cho mẹ.
*A Di Đà Phật là pháp thân trong mỗi chúng sanh, vì thế hễ nơi nào có A Di Đà Phật nơi đó có pháp thân Phật. Bạn cứ dũng cảm treo tôn ảnh Ngài trước mặt mẹ, giúp bà mỗi giây phút đều được chiêm ngưỡng tôn ảnh ngài, từ đó có thêm niềm tin. Tội hay phước ở chính tâm mỗi người. Phật bồ tát hạnh nguyện duy nhất là độ chúng sanh thoát khổ, để sanh về cõi Phật, không lẽ nào các ngài khởi niệm vì mẹ bạn không theo đạo Phật mà các ngài không cứu. Nếu thế thì không gọi là đạo từ bi hỉ xả nữa.
*Bạn phải có niềm tin chân chánh nơi Phật pháp thì mới có cơ hội chuyển hoá giúp mẹ. Giả như mệnh bà đã tận thì cũng giúp bà sanh về Tịnh Độ. Mong bạn tỉnh giác.
Chào Mỹ Diệp,
Xin nhận nơi Ngọc Tùng lời cảm ơn chân thành nhất.
Người bạn thường đi phóng sanh cùng Ngọc Tùng có đó Mỹ Diệp. A Di Đà Phật.
Thưa chú Thiện Nhân, trước tiên Ngọc Tùng xin cảm ơn hồi đáp của chú. A Di Đà Phật
Ngọc Tùng đã hiểu được lời chú , bản thân Ngọc Tùng cũng luôn niệm A Di Đà, cũng biết phóng sinh nhưng trong tầm hiểu biết hạn hẹp, chưa khai thông trí hệu hiểu biết nhiều về pháp, hành pháp nhưng tâm luôn hướng thiện, rất sợ đoạ lạc vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Ngọc Tùng cũng luôn hướng con mình theo câu danh hiệu A Di Đà, thường dẫn con theo đi phóng sanh, khuyên con sau này luôn khuyên bảo những bệnh nhân niệm Phật… Ngọc Tùng có nghe PS Tịnh Không hay chú Diệu Âm giảng pháp qua các trang mạng nhưng rhiệt lòng còn nhiều thắc mắc ko biết hỏi ai, vô tình lên trang mạng này thấy đọc được những thắc mắc có hồi đáp Ngọc Tùng rất mừng. Ngọc Tùng lại được sự phản hồi cho thắc mắc mình Ngọc Tùng rất mừng.
Thiệt tình mà nói thì trong hoàn cảnh hiện tại, nhìn mẹ mình phải chịu đau đớn lòng tan nát, tâm không tịnh được để có thể đọc được một thời kinh như thường lệ, chỉ biết niệm A Di Đà Phật và hồi hướng, sám hối tội cho mẹ, dẫu biết rằng không được khóc xót thương vì sẽ khiến mẹ vào cảnh giới không lành, nhưng thiệt khó quá chú Thiện Nhân ơi. Ngọc Tùng cũng chỉ biết ngồi trước mẹ Quán Thế Âm nguyện cầu cho Ngọc Tùng đủ mạnh mẽ để trợ niệm cho mẹ khi thọ mạng đã hết, đứng nhìn mẹ đau đớn không thể không khóc và không đủ lực để vững vàng làm gì chú ơi! À, như chú đề cập phóng sanh chánh pháp? Ngọc Tùng có nhiều lần được đủ duyên tham gia phóng sanh cùng các sư thầy ở tịnh thất Quan Âm ở Đà Lạt khi các thầy đi hành thiện ngang Bến Lức, rồi Ngọc Tùng cũng cùng con hay cùng bạn bè phóng sanh, dù biết rằng mình không đủ lực để quy y cho các con cá hay những con gì mình phóng sanh, đọc kinh phóng sanh thỉnh từ các thầy nhưng cũng thấy thiệt hoan hỉ mỗi khi làm. À, vậy từ nay trong trường hợp này Ngọc Tùng tụng kinh địa Tạng chú hả? Ngọc Tùng tụng tại nhà (Ngọc Tùng có Thờ Quan Âm) chứ ở chùa hằng đêm chỉ tụng kinh theo các thầy ở chùa, mỗi sáng Ngọc Tùng tụng kinh Vô Lượng Thọ tại nhà. Ngọc Tùng mong chú giúp Ngọc Tùng hướng dẫn cách tụng và phóng sanh đúng pháp, khai thị hộ niệm hồng danh A Di Đà. Ngọc Tùng rất mừng chú Thiện Nhân ơi! Xin nhận lòng cảm ơn chân thành của Ngọc Tùng chú nha. A Di Đà Phật, mong sớm nhận được hồi âm của chú. A Di Đà Phật. Ngọc Tùng.
A DI ĐÀ PHẬT
Bạn Ngọc Tùng kính mến,
*“rất sợ đoạ lạc vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh”.
Điều này rất đúng, tuy nhiên khi phát tâm tu học chân chánh bạn không nên sanh tâm hoảng sợ mà hàng ngày chỉ cần quán chiếu tất cả những hành vi, động niệm của mình xem những hành vi, động niệm có nhiều và có xu thế hướng nhiều về tham, sân, si không? Bởi tham là nhân của ngạ quỷ; sân là nhân của địa ngục; si là nhân của súc sanh. Nếu hàng ngày bạn luôn kiểm soát được tâm mình, giúp tâm xa lìa 3 chốn này=bạn đang bỏ ác, hành thiện=tâm sẽ dần thanh tịnh=xa lìa 3 nẻo ác. Điều này hoàn toàn khác với tâm luôn luôn lo sợ mình sẽ bị đoạ vào 3 đường ác, nhưng thân, khẩu lại luôn hành 3 nhân ác. Như vậy là tâm sợ mà thân, khẩu không biết sợ=niệm Phật không có lợi lạc.
*với trường hợp của mẹ bạn, TN nghĩ để bà giữ được chánh niệm (không hoảng sợ trước bệnh tật và cái chết) là điều khó, bởi bà phải có sự huân tập lâu ngày, tâm phải có định lực thì may ra mới vững tin vào Phật pháp để buông vạn duyên trần, niệm Phật, cầu sanh tịnh Độ. Vì thế bản thân bạn (nếu là người duy nhất) trong gia đình có đủ khả năng giúp mẹ bạn niệm Phật, chính bạn phải vượt qua nỗi sợ hãi của bệnh tật. Muốn thế bạn phải nhận thức được 8 nỗi khổ của thế gian: sanh, lão, bệnh, tử là khổ; ái biệt ly là khổ; cầu bất đắc là khổ; oán thù phải chung sống, đối mặt là khổ và nỗi khổ của thân ngũ ấm luôn hoại diệt trong từng dây phút. Nỗi khổ mẹ bạn hiện đang gánh là: sanh-lão-bệnh và lại bệnh hiểm nghèo và nếu không đủ phước duyên, không đủ niềm tin nơi Pháp niệm Phật, mẹ bạn chắc chắn sẽ phải ra đi trong đau đớn. Vì vậy điều bạn nên làm, phải làm ngay là phải chấn chỉnh lại tinh thần cho bà:
– Nói cho mẹ biết về 8 nỗi khổ của con người khi sanh ra ai cũng phải gánh chịu.
– Nói cho mẹ biết nghiệp trên thân không phải do mẹ kiếp này hành ác, mà đó là nhân mẹ đã gây ra từ nhiều đời, nhiều kiếp, nay nhân duyên chín mùi, nghiệp báo ập đến. Mẹ chỉ cần dũng cảm, hoan hỉ đón nhận vì đây là nghiệp do mẹ gây tạo tử vô thỉ kiếp tới nay chứ không do ai khác gán, gây tạo cho mẹ. Vì thế mẹ phải sanh tâm hoan hỉ đón nhận và thành tâm sám hối nghiệp chướng. Tâm hoan hỉ và sám hối là rất quan trọng cho người đang mắc bệnh, đặc biệt là bệnh hiểm nghèo, vì khi này các oan gia trái chủ sẽ thường túc trực bên cạnh để gây khó dễ, báo oán mẹ bạn. Do vậy, nếu mẹ bạn có thể sám hối được thì bạn nên hướng dẫn cho bà bài sám hối tam nghiệp:
Đệ tử xưa nay thường tạo nghiệp
Đều do vô thỉ tham, sân, si
Từ thân, miệng, ý mà khởi sanh
Đệ tử chí thành xin sám hối.
Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát Ma Hát Tát (3 lần)
kế đó là nguyện vãng sanh Tịnh Độ:
Quy mạng lễ A Di Đà Phật
Ở phương Tây thế giới an lành
Con nay xin phát nguyện vãng sanh
Cúi xin đức từ bi tiếp độ
Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật
kế đó là niệm Phật thật chậm rãi: A Di Đà Phật!
Quan trọng: Nếu mẹ bạn có thể sám hối và phát nguyện được thì nên làm, ngược lại thì chỉ khuyên bà những điều TN chia sẻ, rồi niệm 4 chữ A Di Đà Phật là đủ vì người bệnh nặng không cần nhiều nghi thức vì bà sẽ bị tổn sức.
– Phải khuyên bà dũng cảm buông hết mọi chuyện lo lắng cho chồng, con, cháu…bởi đó là nỗi lo của người thế gian – những nỗi lo không bao giờ giải toả được. Muốn hết lo, phải dũng cảm buông bỏ những nỗi lo này, nguyện chí thành niệm Phật, sanh về Tịnh Độ. Chỉ có về tịnh độ mẹ mới có cơ hội trở lại độ cho gia quyến.
– Bản thân bạn phải khống chế tâm luyến ái của mình khi nhìn, nghĩ về mẹ. Tâm nay sẽ thiêu trụi tất cả mọi niềm tin, dũng mãnh của bạn với Phật pháp, và sẽ chiêu cảm tâm ái luyến của mẹ bạn. Khi bạn đối diện với mẹ, hai tâm sẽ chiêu cảm lẫn nhau và sẽ khiến mẹ bạn càng thêm hoảng loạn.
– Tại nhà, hàng ngày bạn phải định sẵn giờ giấc tu học cho mình: tụng kinh mà bạn chọn, niệm Phật, hồi hướng công đức cho các oan gia trái chủ của mẹ bạn và mẹ bạn đồng sanh về Tịnh độ. Nhất quyết không được nguyện cho mẹ bạn khỏi bệnh vì sẽ chiêu cảm oan gia trái chủ tạo thêm tâm oán thù với mẹ bạn. Đơn giản là: khi mẹ bạn thiếu nợ, mà không muốn trả nợ, lại còn muốn trốn chạy, ắt chủ nợ sẽ không buông tha. Do đó, thiếu nợ oan gia trái chủ vì tạo nghiệp sát trong tiền kiếp, nay phát tâm niệm Phật, sám hối nghiệp đã gây, nguyện cho oan gia trái chủ đồng cùng mình sanh về tịnh độ, ắt họ sẽ rất hoan hỉ. Nhờ đó họ sẽ buông tha để hoặc siêu sanh tịnh độ, hoặc họ sẽ trợ duyên cho mẹ bạn tu học, nhờ đó nếu phước mệnh chưa hết, mẹ bạn sẽ khoẻ lại. Điều này hết sức quan trọng bạn phải ráng nhớ kỹ nhé.
*Tụng kinh, niệm phật, phóng sanh đúng chánh pháp:
Pháp của Phật là để giúp chúng sanh phá mê-khai ngộ, lìa khổ-được vui, chuyển phàm-thành thánh. Vì thế ngoài 3 mục tiêu này đó không phải là phật pháp.
– Tụng kinh: không phải cho phật nghe, không phải cho người khác nghe, mà tụng để khai tâm, mở huệ của chính mình. Muốn thế, khi tụng, chỉ cần nhiếp tâm theo câu kinh, không khởi bất cứ ý niệm nào trong suốt buổi=tụng kinh trong chánh niệm. Tụng xong, rảnh rỗi, đem kinh ra đọc chậm rãi để hiểu rõ nghĩa lý trong kinh Phật dạy, từ đó bỏ ác, hành thiện, giữ tâm thanh tịnh=hành theo chánh pháp.
– niệm Phật: không phải niệm cho Phật, cho người khác nghe. Niệm=thường. Phật=giác. Thường-giác=niệm Phật. Giác điều gì? Nhân-quả báo ứng; 8 nỗi khổ thế gian; sanh tử vô thường trong gang tấc; phước mỏng, nghiệp dày nếu không tu đạo=đoạ lạc trong tam ác đạo và trong sanh tử luân hồi…Vì thế mọi thời khắc phải luôn quán chiếu tâm mình để xa lìa những đều trên=biết niệm Phật. Đó là lý. Đi vào hành trì (Sự) thì bước đầu vì định lực chưa có, nghiệp chướng sâu nặng nên phải nương hồng danh A DI ĐÀ PHẬT để khắc chế những phiền não nói trên. Khi tâm luôn niệm Phật=ngày qua ngày sẽ giảm tâm tạo nghiệp=có định lực, có trí huệ=có thể trợ duyên cho người khác. Quán chiếu 1 chút: Nếu bạn không biết bơi, ắt không thể cứu người chết đuối.
– Phóng sanh: Rất quan trọng, bởi nếu không khéo chúng ta sẽ rơi vào tình trạng phóng sanh để cầu có sức khoẻ, cầu có phước báu, thay vì để ban sự an lạc (còn gọi vô uý thí) cho chúng sanh. Do vậy khi phóng sanh phải đúng pháp, phải vì những chúng sanh được phóng tha mà khai thị, niệm Phật, nguyện cho những chúng sanh này khi xả thân thấp sanh được sanh về Tịnh Độ. Kế đó mới là hồi hướng tận hư không pháp giới chúng sanh, cho cha mẹ hiện tiền, cửu huyền thất tổ, oan gia trái chủ nhiều đời, nhiều kiếp của cha mẹ, thân quyến đang mang bệnh, và sau chót mới là mình.
Làm viên mãn mọi việc thiện thì đều buông xả hết, không chấp, nghĩ đến nữa=phước vô lượng, nhưng làm rồi, chấp, nghĩ liên miên=phước mọn, thậm chí còn gây thêm nghiệp.
TN sơ lược đôi dòng, nguyện mong bạn tỉnh giác, dũng mãnh tu học vừa giúp mình, vừa giúp mẹ niệm Phật để sanh về Tịnh Độ. Chúc an lạc.
Ngọc Tùng cảm ơn chú Thiện Nhân. Ngọc Tùng đã thông và cố gắng hành đúng theo lời chú.
Chúc chú An Lạc. Ngọc Tùng