Một buổi sáng, vào lúc thanh trai, Pháp Chiếu đại sư thấy trong bát cháo ở Tăng đường, hiện rõ bóng mây ngũ sắc. Trong mây hiện ra cảnh sơn tự, phía Ðông Bắc chùa có dãy núi, chân núi có khe nước. Phía Bắc khe nước có cửa ngõ bằng đá. Trong ngõ đá lại có một ngôi chùa to, biển đề “Ðại Thánh Trúc Lâm Tự”. Mấy hôm sau, ngài lại thấy nơi bát cháo hiện rõ cảnh chùa lớn ấy, gồm vườn ao, lâu đài tráng lệ nguy nga, và một vạn vị Bồ Tát ở trong đó.
Ngài đem cảnh tượng ấy hỏi các bậc tri thức. Một vị cao Tăng bảo: “Sự biến hiện của chư Thánh khó nghĩ bàn được. Nhưng nếu luận về địa thế non sông, thì đó là cảnh Ngũ Ðài Sơn”. Nghe lời ấy ngài có ý muốn đến viếng Ngũ Ðài thử xem sự thật ra thế nào?
Năm Ðại Lịch thứ tư, Ðại Sư mở đạo tràng niệm Phật tại chùa Hồ Ðông. Ngày khai hội cảm mây lành giăng che chốn đạo tràng. Trong mây hiện ra cung điện lầu các. Phật A Di Ðà cùng hai vị Bồ Tát Quán Âm, Thế Chí hiện thân vàng sáng chói cả hư không. Khắp thành Hoành Châu, bá tánh trông thấy đều đặt bàn đốt hương đảnh lễ. Cảnh tượng ấy hiện ra giây lâu mới ẩn mất. Do điềm lành này, rất nhiều người phát tâm tinh tấn niệm Phật. Ðạo tràng khai liên tiếp được năm hội.
Một hôm, Ðại Sư gặp cụ già bảo: “Ông từng có ý niệm muốn đến Kim Sắc thế giới tại Ngũ Ðài Sơn để đảnh lễ đức Ðại Thánh Văn Thù sao đến nay vẫn chưa thật hành ý nguyện?” Nói xong liền ẩn mất. Ðược sự nhắc nhở, ngài sửa soạn hành trang, cùng với mấy pháp hữu, đồng đến viếng Ngũ Ðài.
Năm Ðại Lịch thứ năm, vào mùng sáu tháng tư, Ðại Sư cùng đồng bạn mới đến chùa Phật Quang ở huyện Ngũ Ðài. Ðêm ấy, vào khoảng canh tư, ngài thấy ánh sáng lạ từ xa chiếu đến thân mình, liền nhắm phỏng chừng tia sáng mà theo dõi. Ði được năm mươi dặm thì đến một dãy núi, dưới chân núi có khe nước, phía Bắc khe có cửa cổng bằng đá. Nơi cửa có hai vị đồng tử đứng đón chờ, tự xưng là Thiện Tài và Nan Ðà. Theo chân hai đồng tử dẫn đường, ngài đến một ngôi chùa nguy nga, biển đề: “Ðại Thánh Trúc Lâm Tự”. Nơi đây đất vàng, cây báu, ao sen, lầu các rất kỳ diễn, trang nghiêm. Cảnh giới quả đúng như ảnh tượng đã thấy nơi bát cháo khi trước.
Ngài vào chùa, lên giảng đường, thấy đức Văn Thù bên Tây, đức Phổ Hiền bên Ðông. Hai vị đều ngồi tòa sư tử báu cao đẹp, đang thuyết pháp cho một muôn vị Bồ Tát ngồi phía dưới lặng lẽ lắng nghe. Pháp Chiếu bước đến chí thành đảnh lễ, rồi quì xuống thưa rằng: “Kính bạch Ðại Thánh! Hàng phàm phu đời mạt pháp, cách Phật đã xa, chướng nặng nghiệp sâu, tri thức kém hẹp, tuy có Phật tánh mà không biết làm sao hiển lộ. Giáo pháp của Phật lại quá rộng rãi mênh mông, chưa rõ pháp môn nào thiết yếu dễ tu hành cho mau được giải thoát?”
Ðức Văn Thù bảo:
– Thời kỳ này chính là đúng lúc các ngươi nên niệm Phật. Trong các hành môn không chi hơn niệm Phật và gồm tu phước huệ. Thuở đời quá khứ, ta nhờ quán Phật, niệm Phật, cúng dường Tam Bảo mà được Nhất Thiết Chủng Trí. Tất cả các pháp như: Bát-nhã ba-la-mật, những môn thiền định rộng sâu, cho đến chư Phật cũng từ niệm Phật mà sanh. Vì thế nên biết, Niệm Phật là vua trong các pháp môn”.
Ngài Pháp Chiếu lại hỏi:
– Bạch Ðại Thánh! Nên niệm như thế nào?
Ðức Văn Thù dạy:
– Về phương Tây của thế giới này, có Phật A Di Ðà giáo chủ cõi Cực Lạc. Ðức Thế Tôn đó nguyện lực không thể nghĩ bàn! Ngươi nên chuyên niệm danh hiệu của Ngài nối tiếp không gián đoạn thì khi mạng chung, quyết được vãng sanh, chẳng còn bị thối chuyển.
Nói xong, hai vị Ðại Thánh đồng đưa tay vàng xoa đầu ngài Pháp Chiếu và bảo rằng:
– Do ngươi niệm Phật, nên không lâu sẽ chứng được quả Vô Thượng Bồ Ðề. Nếu thiện nam tín nữ nào muốn mau thành Phật thì không chi hơn niệm Phật. Kẻ ấy nhất định sẽ mau lên ngôi Chánh Ðẳng Chánh Giác.
Ðược hai vị Ðại Thánh thọ ký xong ngài Pháp Chiếu vui mừng đảnh lễ rồi từ tạ lui ra.
Hai đồng tử khi nãy theo sau tiễn đưa. Vừa ra khỏi cổng, ngài quay lại thì người và cảnh đều biến mất. Ngài liền dựng đá đánh dấu chỗ ấy, rồi trở về chùa Phật Quang.
Ðến ngày 13 tháng 4, Pháp Chiếu đại sư cùng hơn năm mươi vị Tăng đồng đến hang Kim Cang, thành tâm đảnh lễ hồng danh ba mươi lăm đức Phật. Vừa lạy được mười lượt, ngài bỗng thấy hang Kim Cang rộng lớn thanh tịnh trang nghiêm có cung điện bằng lưu ly, đức Văn Thù, Phổ Hiền đồng ngự trong ấy. Hôm khác, ngài lại đi riêng đến hang Kim Cang, gieo mình đảnh lễ, nguyện thấy Ðại Thánh. Ðang khi lạy xuống vừa ngước lên, Ðại Sư bỗng thấy một Phạm Tăng tự xưng là Phật Ðà Ba Lỵ. Vị này đưa ngài vào một đại điện trang nghiêm, biển đề là Kim Cang Bát Nhã Tự. Toàn điện nhiều thứ báu lạ đẹp mầu, ánh sánh lấp lánh. Dù đã nhiều lần thấy sự linh dị, nhưng ngài vẫn chưa thuật lại với ai cả.
Tháng Chạp năm ấy, ngài nhập đạo tràng niệm Phật nơi chùa Hoa Nghiêm định kỳ tuyệt thực tu hành, nguyện vãng sanh về Tịnh Ðộ. Ðêm đầu hôm, ngày thứ bảy, đang lúc niệm Phật, Ðại Sư bỗng thấy một vị Phạm Tăng bước vào bảo: “Ông đã thấy cảnh giới ở Ngũ Ðài Sơn, sao không truyền thuật cho người đời cùng được biết?” Nói xong, liền ẩn mất.
Hôm sau, trong lúc niệm Phật, vị Phạm Tăng hiện ra, bảo y như trước. Ngài đáp: “Không phải tôi dám giấu kín thánh tích, nhưng chỉ sợ nói ra người đời không tin sanh sự chê bai mà thôi”. Phạm Tăng bảo: “Chính đức Ðại Thánh Văn Thù hiện tại ở núi này, mà còn bị người đời hủy báng thì ông còn lo ngại làm chi? Hãy đem những cảnh giới mà ông được thấy truyền thuật với chúng sanh, làm duyên cho kẻ được nghe biết, phát khởi tâm Bồ Ðề”. Ngài tuân lời, nhớ kỹ lại những sự việc đã thấy, rồi ghi chép ra truyền lại cho mọi người.
Năm sau, sư Thích Huệ Tùy ở Giang Ðông cùng với chư Tăng chùa Hoa Nghiêm theo Pháp Chiếu đại sư đến hang Kim Cang lễ Phật. Kế đó, lại đến chỗ dựng đá lúc trước để chiêm ngưỡng dấu cũ. Ðại chúng còn đang ngậm ngùi ngưỡng vọng, bỗng đồng nghe tiếng hồng chung từ vách đá vang ra. Giọng chuông thanh thoát, ngân nga, nhặt khoan rành rẽ. Ai nấy đều kinh lạ, đồng công nhận những lời thuật của ngài Pháp Chiếu là đúng sự thật. Vì muốn cho người viếng cảnh đều phát đạo tâm, Tăng chúng nhân cơ duyên ấy khắc những sự việc của ngài nghe thấy vào vách đá. Về sau ngay nơi đó, một cảnh chùa trang nghiêm được dựng lên, vẫn lấy hiệu là Trúc Lâm Tự để lưu niệm.
Triều vua Ðức Tông, Pháp Chiếu đại sư mở đạo tràng niệm Phật tại Tinh Châu, cũng liên tiếp được năm hội. Mỗi đêm vua và người trong cung nghe tiếng niệm Phật rất thanh thoát từ xa đưa vẳng lại. Sau khi cho người dò tìm, được biết đó là tiếng niệm Phật ở đạo tràng tại Tinh Châu, nhà vua phái sứ giả mang lễ đến thỉnh ngài vào triều. Ngài mở đạo tràng niệm Phật tại hoàng cung, cũng gồm năm hội. Vì thế, người đường thời gọi ngài là Ngũ Hội Pháp Sư.
Từ đó Ðại Sư tinh tấn tu hành, ngày đêm không trễ. Một đêm nọ ngài thấy vị đến bảo: “Hoa sen công đức của ông nơi ao thất bảo ở cõi Cực Lạc đã thành tựu. Ba năm sau là đúng thời kỳ hoa nở, ông nên chuẩn bị”. Ðến kỳ hạn, Ðại Sư gọi Tăng chúng lại căn dặn rằng: “Ta về Cực Lạc, mọi người phải gắng tinh tu!” Nói xong, ngài ngồi ngay yên lặng mà tịch.
Trích Mấy Ðiệu Sen Thanh Quyển 1
Cố Hòa Thượng Thích Thiền Tâm
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT . CON CÀNG THẤY ẤM LÒNG , KIÊN QUYẾT VÀ TINH TẤN HƠN TRÊN ĐƯỜNG TU TẬP CỦA MÌNH.
CHƯ ĐẠI BỒ TÁT MÀ CÒN PHẢI NƯƠNG VÀO PHẤP MÔN NIỆM PHẬT THÌ TẠI SAO HÀNG PHÀM PHU CHÚNG TA CÒN PHẢI GIÃI ĐÃI LÀM GÌ NỮA ? NẾU ĐÃ TIN MÀ TIN KHÔNG SÂU, KHÔNG CỐ GẮNG THỰC HÀNH CHUYÊN NIỆM THÌ QUÁ TỆ, AI CỨU ĐƯỢC MÌNH ĐÂY ? MÌNH KHÔNG CỨU ĐƯỢC MÌNH THÌ LÀM SAO CÓ THỂ CỨU ĐỘ THÂN BẰNG QUYẾN THUỘC CỦA MÌNH NÓI RIÊNG, VÀ TẤT CẢ CHÚNG SANH NÓI CHUNG .
CON RẤT CẢM KÍNH VÀ TRI ÂN NHỮNG BÀI ĐĂNG TẢI TRÊN . NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT .
Xin mọi người thường niệm: Nam mô a di đà phật
Tôi viết ra đây những lời chân thật về việc tôi đã và đang nhận được sự gia trì của Phật và Bồ tát trong việc tu học phật để làm niềm tin cho những ai chưa phát tâm tu sẻ phát tâm tu,những người đã và đang tu học pháp môn tịnh độ thêm tinh tấn dũng mãnh niệm phật cầu vãng sanh về tây phương cực lạc.
tôi xin kể sơ lược việc tôi đã gặp phật pháp và tu học như thế nào: độ cuối năm 2009 tôi có duyên nhận được đĩa “Khuyên Người Niệm Phật” của cư sĩ Diệu Âm úc châu,không hiểu sao khi nghe được những lời pháp mà Anh viết cho cha mẹ và những người thân khuyên tu niệm phật là tôi cứ xúc động,cảm thấu được cái hiếu nghĩa của người con muốn cứu huệ mang song thân mà tôi rơi nước mắt.nhờ nghe đĩa pháp này,Tôi như người mù thấy được ánh sáng,tôi bắt đầu lên mạng tìm hiểu, vô tình Tôi lại gỏ đúng trang web ” tịnh thư quán.com”thế là từ đó tôi thường nghe băng giảng của ngài Tịnh Không Pháp Sư một vị danh tăng người hoa mà trong đĩa Khuyên người niệm phật Cư sĩ Diệu Âm hay nhắc đến.Từ trước đến nay Tôi hầu như ít đến chùa và cũng không hiểu phật pháp gì cả,Tôi chỉ thích nghe pháp và tin những lời Ngài Tịnh Không giảng pháp. Ngài khuyên tụng kinh “Vô Lượng Thọ ” và tụng thuộc lòng 3 năm liên tục thì sẻ tin sâu nhân quả. tôi tin lời Ngài nói và bắt đầu từ tháng 10 năm 2010 tôi mới có duyên nhận được quyển kinh “Vô Lượng Thọ” thế là Tôi ở nhà tự đọc tụng từ từ cho đến khi thuộc lòng hết quyển kinh thì mỗi ngày tôi tụng trọn bộ và niệm phật cầu vãng sanh cực lạc.thật sự mà nói Tôi thấy mình tụng kinh,niệm phật chưa được tốt lắm,vì vọng tưởng cũng còn nhiều,nhưng thật bất khả tư nghì tôi lại được Phật thọ ký.chính bản thân Tôi cũng quá bất ngờ về điều này. ngay ngày được phật thọ ký, chiều hôm đó tôi bị oan gia trái chủ tấn công ,phần bụng dưới phía bên trái bắt đầu nổi đau,măc dù mấy ngày trước đó tôi không có bị bệnh gì cả,kỳ lạ lắm tuy bụng dưới của tôi đau nhưng cái đau rất êm,còn trên đầu và mặt tôi như có nước cam lồ tưới xuống vậy làm mát cả thân tâm tôi và tinh thần thì cứ tỉnh suốt,mọi việc sinh hoạt cứ diễn ra bình thường.cứ vậy oan gia trái chủ tấn công Tôi độ chừng hai ngày,Tôi cảm nhận được sự chỉ dạy của Phật và Bồ tát nên vào những ngày đó tôi tụng kinh ,xám hối, hồi hướng công đức cho oan gia trái chủ và mở máy niệm phật liên tục cho oan gia trái chủ nghe để họ thấy sự chân thành của mình mà tha thứ
Tôi tự hỏi phải chăng tôi là người quá mắn nhận được sự ưu ái của các ngài.Tôi tự xét lại phải chăng do tôi chỉ có ý niệm tụng kinh,niệm phật cầu vãng sanh và muốn cứu độ thân bằng quyến thuộc như cư sĩ Diệu Âm và tâm chân thành cung kính của tôi đã cảm ứng các Ngài.
Những lời tôi viết trên đây vạn lời chân thật,hiện giờ tôi vẫn đang nhận sự gia trì của Phật và Bồ tát 24/24 giờ về mặt tinh thần trong việc tu sửa thân tâm và cứu độ người thân.rất mong các vị có hửu duyên với pháp môn niêm phật hảy dũng mảnh tiến bước và thành tựu đạo quả trong một đời này thôi.
A MI ĐÀ PHẬT
Con có gửi 2 e-mail yahoo và gmail nhờ cô Lang tư vấn giùm con ạ. Con xin cảm ơn cô.
Xin cô Lan cho con biết cô ở đâu không hoặc cho con địa chỉ email.được không con mới bước vào pháp môn này và rất muốn tìm hiểu thêm ở các cô chú đi trước. A DI ĐÀ PHẬT.
Tôi rất vui khi được làm quen và chia sẻ với bạn. địa chỉ mail của tôi là: [email protected]
A MI ĐÀ PHẬT
Dạ thưa cô Lang con đã gửi email cho cô mong cô hồi am dùm con. A MI ĐÀ PHẬT.
Chào bạn ! rất tiếc là tôi chưa nhận được mail của bạn.
A MI ĐÀ PHẬT
DẠ ĐỂ CON GỬI LẠI XEM VÌ CON GỬI BẰNG YAHOO MAIL. A MI ĐÀ PHẬT.
con đã gửi lại bằng gmail nhờ cô LANG kiểm tra mail dùm con. A MI ĐÀ PHẬT.
Nam mô A Di Đà Phật. Con nguyện đời đời kiếp kiếp tu tập theo đạo pháp của ngài mà không một chút hồ nghi, Con xin được mãi nghe, hiểu về đạo pháp thâm sâu của ngài để khi duyên đến con sẽ truyền lại cho chúng sanh phát tâm Bồ đề mà tu học . Nguyện đem công đức này hồi hướng cho tất cả chúng sanh trong ba đường quy y tam bảo và quay về bờ giác. Nam Mô A Di Đà Phật.
Gửi đạo hữu Lăng,
Bạn có duyên nghe đĩa “Khuyên người niệm Phật” của Cư Sĩ Diệu Âm Úc Châu, bạn nên nghe “Hộ niệm chú ý” – tọa đàm 19, nghe nhiều lần, bạn nghe kỹ rồi sẽ hiểu, sẽ thấy bạn đang ở trong trường hợp này, bạn nên nghe 1 tọa đàm này trong vòng 1 tuần nghiền ngẫm xem…cư sĩ dẫn chứng lời Tổ Ấn Quang rất rõ ràng.
A Di Đà Phật.
Con xin kính chào cư sĩ và các bác,các anh chị đồng tu ạ.
Con mới niệm phật và giờ trong con đang cảm thấy phiền não,con vừa lo,vừa sợ cho cái tâm của mình.Con không biứet liệu mình có tu sai chăng khi giờ đây con đang dần mất đi sự yêu thương đối với cha mẹ con…thật ngại thay khi con nói ra những lời này..:(((.Con không biết là tại sao cả? nhưng con để ý là từ lúc niệm phật con có cảm giác như vậy,mặc dù con cảm thấy an lạc hơn và tĩnh tâm hơn…nhưng con không thể yêu thương cha mẹ mình được nhiều như trước nữa…và nhìn cảnh bên ngòai con cũng chẳng cảm thấy động lòng mấy…lúc trước con không như này đâu..trước đó con rất thương cha mẹ và cảm thấy có lỗi và có lúc con khóc thầm,con ước m k sinh ra trên đời này và đã quyết tâm ôn học vì ba mẹ phải lo cho con ăn học,vất vả nuôi con,rồi tạo thêm nhiêu nghiệp cũng chỉ vì con….con k muốn m là 1 đua con bất hiếu.Có lẽ con tu sai phương pháp rồi nên con có suy nghĩ sai lệch như vậy…Con biết đạo Phật rất coi trọng chữ “HIẾU” và con lo con đang đi ngược lại điều này..Con rât muốn cố gắng làm tròn bổn phận của 1 nguoi con nhưng làm sao được đây khi con không tha thiết yêu thương cha mẹ con…?..vì sự yêu rhương mới là động lực để giúp con báo đáp được ơn sinh thành của song thân…Không yêu thương được cha mẹ mình thì con không thể yêu thương được chúng sinh…và điều này càng xa với đạo phật..Có 1 lần gần đây thôi con ngủ trưa và mơ 1 giấc mơ-giấc mơ này con nghĩ là có ý dăn con..con mơ thấy mình đang ở trên 1 chiếc xe búyt và 1 cơn lũ ập đến cuồn cuồn ở phía nhà ba mẹ con…con lo sợ lũ sẽ lấn át cha mẹ…và sau đó con chợt tỉnh dậy,nhớ lại giấc mơ mà con thấy lo sợ rằng con sẽ mất ba mẹ mình…nhưng chỉ khi nào nhớ lại giấc mơ đó là con lo sợ…chư phần lớn giờ con yêu thương và nghĩ cho cha mẹ được nhiều..
Con kính mong cư sĩ và mọi người giúp con hiểu ralí lẽ ạ.con xin cảm ơn ạ…
A DI ĐÀ PHẬT
Bạn Hằng,bạn hãy bình tĩnh.Chúng sanh có hai phần -tình và tưởng.Bạn đọc ở đây để biết thêm nhé
https://drive.google.com/file/d/0B3gzAB5z0zSxM0VVSkc4bzRzQTA/view?usp=sharing
Người sống về tình và về tưởng cùng là một việc nhưng sẽ có cách thể hiện khác nhau.Người học đạo phải nâng phần tưởng giảm phần tình.Không phải là suốt ngày ngồi khóc hu hu,nhớ cha mẹ mình thì mới bảo là thương cha mẹ mình,là hiếu với cha mình.Bạn niệm Phật và mang Phật Pháp giới thiệu cho cha mẹ mình đấy là đại hiếu.Cha mẹ tin Phật Pháp thì họ sẽ tự biết cách tạo được phước báo thay đổi vận mệnh chính mình.Bạn đừng bi ai nữa,hãy mở rộng tâm lượng,coi tất cả chúng sanh là người thân.Lấy việc truyền Phật Pháp cho chúng sanh làm sự hiếu thảo cha mẹ.Không phải chỉ cha mẹ bạn mà bất cứ ai có thể tin Phật Pháp,bạn chia sẻ với họ thì đều là đang báo hiếu cha mẹ.Nếu như người thân của bạn không tin Phật Pháp,bạn cũng đừng buồn.Bạn có thể mua một con chim sẻ về niệm vào tai 10 câu A DI ĐÀ PHẬT ,hồi hướng cho nó rồi trả về với thiên nhiên.Đấy cũng là bạn đang báo hiếu cha mẹ mình.
Nếu bạn tách rời bạn,cha mẹ,chúng sanh là ba thì bạn đang sống thiên về tình.Yêu thương chúng sanh cũng là yêu thương cha mẹ mình.một cái dung thông với hai cái con lại,một cái thành tựu thì hai cái còn lại cũng bị ảnh hưởng vì chúng dung thông nhau.Đi từ cái nào trong ba cái trước thì tùy duyên,hoàn cảnh mỗi người.
Nếu cha mẹ bạn không tin Phật Pháp thì bạn cũng đừng mắc kẹt ở đó mãi mà hãy đi từ phía mình và phía chúng sanh trước.
A DI ĐÀ PHẬT
A Di Đà Phật – Xin chào bạn Hằng nhé,
Đã là người thì ai cũng phạm phải những sai lầm nhưng biết sai và sửa sai là điều đáng quý, như thế mới gọi là tu. Có lẻ vì trong quá trình học Phật bạn đã không gặp được thầy bạn tốt để hướng dẫn tận tình theo từng bước nên đã bị đốt cháy giai đoạn đầu. Theo lẻ ra thì cần phải học “Đạo Làm Con” trước rồi tiến lên là thọ trì tốt Tam Quy Ngủ Giới, sau đó là hành Thập Thiện Nghiệp… cuối cùng thì mới tìm hiểu pháp môn niệm Phật sau.
Việc đã như vậy bây giờ bạn nên nghe Những Lời Phật Dạy Về Hiếu Kính Với Cha Mẹ và theo đó mà y giáo phụng hành. Trong nhà Phật thì chữ HIẾU lại chia làm hai phần là Tiểu Hiếu và Đại Hiếu.
1. TIỂU HIẾU (HIẾU THEO THẾ GIAN): Tức là lo lắng, chăm sóc chu toàn về nhu cầu vật chất như là cơm ăn, áo mặc, nhà ở, xe chạy, thuốc men, sớm hôm phụng dưởng chăm sóc khi cha mẹ đau yếu…Những việc này thì đứa con ở xa khó mà làm được, chỉ có thể gửi tiền về mà thôi. Nếu chưa có việc làm, còn đi học vậy thì cố gắng học cho thật tốt để không phụ lòng cha mẹ, sau này thi đổ, có công danh sự nghiệp rồi sẽ báo đáp thâm ân của cha mẹ sau.
2. ĐẠI HIẾU (HIẾU XUẤT THẾ GIAN): Trong lần trước VT có ví dụ cho bạn thấy rất nhiều về “pháp ví như thuyền để qua sông” nhưng chỉ mới nói về pháp nhỏ như thuyền nhỏ qua sông nhỏ. Pháp lớn nhất chính là Phật Pháp. Con sông lớn nhất chính là sanh tử ngạn hay còn gọi là biển khổ sanh tử luân hồi. Như vậy thì một người đã gặp Phật Pháp thì ví như đã lên thuyền để chuẩn bị ra khỏi sanh tử luân hồi, có phải không? Do vậy Đại Hiếu ở đây lại chia làm hai phần là Tự Độ và Độ Tha.
TỰ ĐỘ có nghĩa là đời này mình nhất định phải tu hành tinh tấn để ra khỏi sanh tử luân hồi, vãng sanh Tây Phương thì như lời Bồ Tát Tịch Căn nói trong quyển Tây Phương Xác Chi: “Người nào được vãng sanh Tây Phương thì cha mẹ bảy đời của người đó nương nhờ công đức kia mà được sanh về cõi trời, ấy mới chính là đại hiếu”. Cho nên mới có câu “Một Người Tu Đắc Đạo Cửu Huyền Thất Tổ Sinh Thiên” là như thế. Do vậy Muốn Độ Hết Thảy Thân Bằng Quyến Thuộc Hiện Tại & Quá Vãng Hãy Nên Về Tây Phương Cực Lạc.
ĐỘ THA có nghĩa là đời này mình sẽ y giáo phụng hành lời Phật dạy như trong
Kinh Tương Ưng
“Này các tỳ kheo! Có hai người mà các thầy không thể nào đền ơn cho hết được, đó là cha và mẹ. Nếu có kẻ vai trái cõng cha, vai phải cõng mẹ, đi xa ngàn dặm, cung phụng đủ mọi thức ăn, đồ mặc, chăn nệm và thuốc thang, thậm chí cha mẹ có tiểu tiện, đại tiện trên vai đi nữa, cũng chưa trả được ân sâu cha mẹ. Các thầy phải biết, ân cha mẹ nặng lắm, bồng bế nuôi nấng, dưỡng dục đúng lúc, làm cho ta trưởng thành. Vì thế, mà biết ân đó khó trả. Do vậy, người con hiếu thảo muốn báo đáp công ơn cha mẹ đúng chánh pháp cần phải thực hành những việc sau đây:
– Nếu cha mẹ chưa có niềm tin, phải khuyến khích cha mẹ phát tâm tin tưởng tam bảo.
– Nếu cha mẹ xan tham, phải khuyến khích cha mẹ phát tâm bố thí.
– Nếu cha mẹ theo điều ác, phải khuyến khích cha mẹ hướng về đường thiện.
– Nếu cha mẹ theo tà kiến, phải khuyến khích cha mẹ trở về với chánh kiến.
Làm được như vậy là trả ơn cha mẹ đúng với chánh pháp, khiến cha mẹ không những được an vui trong hiện tại, mà còn gieo phước lành trong tương lai”.
Kinh Tạp Bảo Tạng
“Phật hỏi các Thầy Sa môn: Con nuôi cha mẹ, lấy cam lồ trăm vị làm thức ăn, dùng thiên nhạc làm vui tai, sắm y phục hảo hạng mặc nơi thân, vai cõng cha mẹ đi khắp bốn phương, suốt đời phụng dưỡng như vậy, đáng gọi là hiếu chăng ?
Các Thầy Sa môn thưa: Người này là đại hiếu .
Phật dạy: Chưa gọi là hiếu .
Phật bảo các Thầy Sa-môn: Xem người thế gian không có hiếu thảo, chỉ thế này mới gọi là hiếu: Hãy khuyên cha mẹ bỏ ác làm lành, thọ Tam quy giữ Ngũ giới. Dù cha mẹ sớm mai thọ trì quy giới, chiều về cõi chết, đối với ơn nặng cha mẹ nuôi dưỡng, cũng gọi tạm đền”.
Tấm gương điển hình là như chúng ta thấy cư sĩ Diệu Âm tuy là ở tận bên Úc Châu nhưng vẫn thường xuyên gửi những lá thư về quê nhà VN cho cha mẹ để khuyên “người” niệm Phật và những lá thư đó sau này đã được các bạn đồng tu phổ biến khắp mọi nơi để những ai muốn khuyên cha mẹ niệm Phật mà không biết phải làm sao thì hãy thỉnh bộ Khuyên Người Niệm Phật (Trọn Bộ 4 Tập) của cư sĩ Diệu Âm mà gửi về cho cha mẹ. Thiết nghĩ nếu cha mẹ nương theo bài pháp này mà chịu phát tâm niệm Phật cầu sanh Tây Phương thì người con ấy cũng sẽ là một đại hiếu tử vậy.
Nam Mô A Di Đà Phật
Con cám ơn Cư sĩ Viên Trí va A Di Đà Phật vì đã giải thích giúp con ạ và những lời trên rất hay ạ…Con vô cùng cảm ơn và con kinh chúc mọi người luôn tấn và an lạc ạ…
A di đà phật.
A di đà phật.
A di đà phật.
Nam mô a di đà phật.
Con cũng đang theo pháp môn tịnh độ. Con cảm thấy sự vi diệu trong pháp môn này. Tâm con trở nên trầm lăng hơn va ít loạng động hơn . Nhưng vẫn thấy chưa được sáng suốt lắm vì thấy trước trán co một mảng tối nặng nề.
Vậy con nẻn lam j để soi tan phần u ám kia. Khi con niệm phật nơi yên tĩnh con thật sự có sự tiếp thu nhưng cuôc sống mưu sinh buôc chúng ta phải bôn chen va cuộc sống gia đình cực kỳ hỗn tạp . Người theo đạo và không theo đạo ở chung với nhau xay ra rất nhiều chuyện mà con không thể lúc nào cũng sáng suốt. Vì con cũng chi là người đang tập tu thôi chứ chưa phải là thánh. Chính sự bôn chen, hỗn tạp chi phối sự tập trung triệt để vào sự niệm phật. Con không biết làm gì để mọi thứ tĩnh lặng như mình mong muốn. Mô phật. Quý phật tử có thể chỉ cho con vẹn cả đôi đường cả đời lẫn đạo được không ạ.
Gmail của con là : [email protected]
A Di Đà Phật.
@LêYến:
“Chính sự bôn chen, hỗn tạp chi phối sự tập trung triệt để vào sự niệm phật. Con không biết làm gì để mọi thứ tĩnh lặng như mình mong muốn.”
Chính nơi tâm mong muốn mọi thứ phải tĩnh lặng, phải theo ý muốn của bạn là nguồn gốc cho tâm phiền não bất an rồi. Khi bạn niệm Phật nơi yên tĩnh, bất ngờ lỡ có người làm tiếng động thì tâm bạn phản ứng ra sao? Nếu tâm bạn càng cố chấp trạng thái yên tĩnh thì bạn dễ dàng náo loạn động tâm khi tiếng động.
Nếu bạn dụng tâm niệm Phật hướng về Tây Phương Cực Lạc nhiều hơn, thì cái tâm cố chấp mọi việc phải theo ý muốn sẽ giảm bớt đi trong đời sống, khi đó bạn sẽ cảm thấy được thanh thản, hoan hỷ thoải mái hơn.
Chúng ta đang sống trong pháp giới chi phối của sự tương đối vô thường, nếu hiểu được điều đó thì bạn hãy nên cố gắng tu tập bớt cố chấp thì tâm sẽ càng yên tĩnh an lạc hơn. Niệm Phật với mục đích là mình mong muốn về Tây Phương Cực Lạc chứ không phải để tiếp tục lưu luyến bận tâm thế giới Ta Bà này. Con gia duyên thì mình tùy duyên làm tròn bổn phận trong cuộc sống, không phải khi nào cũng tốt đẹp như ý muốn. Thực tế la vậy, xử lý làm tròn bổn phận xong rồi phủi tay quên đi, cố gắng nhớ niệm Phật cho nhiều.
Tâm càng nặng Tây Phương, lòng càng nhẹ Ta Bà (bớt cố chấp). Gốc do dụng tâm niệm Phật không khéo để bị những sự bôn chen, hỗn tạp chi phối vậy.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam mô a di đà phật.
Thật sự bây giờ con mới hiểu.
Con xin cảm ơn quý phật tử nhiều.
Nam mô a di đà phật.
Khi niệm Phật con có nên tập trung tâm ý lên đỉnh đầu không ạ? Gần đây con có đọc vài bài bên Phật giáo hòa hảo họ có chỉ cách niệm như vậy. Xin quý vị thiện hữu tri thức chỉ giáo giúp.
A Di Đà Phật
Chia sẻ một chút về vấn đề Niệm Phật-tụng kinh
– Phương pháp Niệm Phật là dùng miệng hoặc tâm đọc rõ ràng phân minh từng âm chữ A Di Đà Phật và dùng tai để nghe phân minh từng âm chữ A Di Đà Phật.Dùng miệng để đọc và dùng tai để Lắng Nghe,nếu bạn dùng ý tập chung vào 1 chỗ có thể sẽ bị mệt nhọc.
-Đọc đơn giản là đọc,ngoài đọc ra ko có gì cả.
-Nghe đơn giản là nghe,ngoài nghe ko có gì cả.
-Bạn hãy xem trong kinh A Di Đà từ đầu đến cuối cùng Phật Thích Ca dùng miệng để nói.Ngài Xá Lợi Phật từ đầu đến cuối cũng chỉ là Lắng Nghe,ngài ko hỏi một câu nào cả,không quán tưởng hay tập trung vào 1 chỗ nào cả,mà Ngài chỉ Lắng Nghe từng chữ phân minh những lời Phật nói.
-Kinh này là không thể nghĩ bàn cho nên không thể dùng bàn luận và ý suy tưởng mà tiếp nhận trọn vẹn được.Chỉ nói kinh này là không thể nghĩ bàn,chứ không nói kinh này là ko thể nghe.Cho nên để tiếp nhận kinh này hãy dùng nhĩ căn mà Lắng Nghe.
-Chúng ta nên học ngài Xá Lợi Phật,đối với kinh này hãy dùng tai mà Lắng Nghe
-Khi niệm Phật hay tụng kinh bạn hãy coi miệng mình giống như Phật Thích Ca,tai mình như ngài Xá Lợi Phật,mắt mình giống đại chúng tỳ kheo trong pháp hội.Chỉ có đọc và nghe,ngoài ra ko có sự suy tưởng gì cả.
-Ngài Xá Lợi Phật chỉ Lắng Nghe,nhưng thọ dùng lại đầy đủ viên mãn.Đức Phật tự hỏi,tự trả lời, Ngài Xá Lợi Phật chỉ việc thọ dùng.Có những việc bạn chẳng thể hỏi được,thế nhưng bằng việc Lắng Nghe thì bạn tự có được câu hỏi và câu trả lời.Cho nên Lắng Nghe chính là trí huệ.Tất nhiên là Lắng Nghe kinh Phật,ko phải là Lắng Nghe chuyện thị phị thế gian.
-Đặc biệt là kinh A Di Đà đều là từ tánh đức của Phật lưu xuất ra nên ta Lắng Nghe thì qủa báo thật là không thể tưởng tượng đươc.Bạn hãy dùng tai mà Lắng Nghe,ko nên dùng ý.
-Tóm lại là bạn hãy dùng miệng hoặc tâm đọc rõ ràng phân minh từng âm chữ A Di Đà Phật và dùng tai để nghe phân minh từng âm chữ A Di Đà Phật.
-Hãy dùng miệng và tai.
A Di Đà Phật
Ngũ trược là gì vậy ?
Rất mong đc Liên hữu Hãy niệm A Di Đà Phật phúc đáp !
A Di Đà Phật
Vài lời chia sẻ
Trược nghĩa là ô nhiễm.Dụ như nước trong veo ko cặn bạ thì gọi là thanh tịnh.Nếu mang bùn cát ném vào trong rồi khuấy đục lên thì gọi là trược
-Ngũ trược là 5 lớp ô nhiễm gồm Kiếp trược,Kiến trược,Phiền não trược,chúng sanh trược,mạng trược
1. Kiếp trược
– Kiếp trược còn gọi là Sắc trược,thời đại này bị Sắc làm cho ô nhiễm
-Sắc ô nhiễm như là môi trường ô nhiễm,thức ăn ô nhiễm,nguồn nước ô nhiễm
-Thời đại này mọi người đều mê Sắc,chạy theo Sắc,chỉ chú trọng đến sắc tướng hình thức bề ngoài ít chú trọng đến thực chất bên trong
– Sắc trược ấy vốn là huyễn tướng do duyên mà nhất thời hiện hữu nhưng lại cứ chấp là thật,nên bỏ tâm chạy theo sắc,giống như người dưới trăng đuổi bắt theo cái bóng của mình.Một người điên đảo như thế,cho đến nhiều người cũng như vậy
2. Kiến trược
Kiến trược là những kiến giải sai lầm lệch lạc về nhân sinh và thế giơi
Kiến trược bao gồm 5 loại kiến giải sai lầm lớn là Thân kiến,Biên Kiến,Kiến thủ kiến,giới thủ kiến,tà kiến
-Do đâu có Kiến trược.Là do thần thức hay còn gọi là linh hồn hòa hợp với tinh cha huyết mẹ mà phát sanh.Thần thức thì có cái hay biết còn tinh cha huyết mẹ là Sắc trược vốn ko có cái hay biết,vốn vô tri.Khi hòa hợp thì tinh cha huyết mẹ làm vẩn đục đi thần thức,thẩm thấu cái hay biết của thần thức,làm cho Sắc trược dường như có cái hay biết hư vọng..Dụ như nước đem hòa với bột,nước có tánh ướt còn bột thì ko,tánh ướt của nước thẩm thấu vào bột nên dường như cảm thấy là bột ướt nhưng rõ ràng là do nước ko phải là do bột,chỉ có nước ướt ko có bột ướt,nếu nước rời khỏi bột thì bột sẽ khô.Nước dụ cho linh hồn,bột dụ cho tinh cha huyết mẹ. Sắc trược thô kệch hiện ra phía ngoài còn thần thức ẩn phía trong nên nhận lầm sắc thân có hay biết
a.Thân kiến
-Do lầm cho rằng sắc thân có cái hay biết nên đã nhận làm Sắc thân là minh,biết là nơi thần thức ko phải là sắc thân.Đây gọi là thân kiến
b.Biên kiến
-Lệch về 1 bên thì gọi là biên.Hoặc có người chỉ chấp đoạn,hoặc có người chỉ chấp thường đều gọi là biên kiến
-Do chấp sắc thân là mình nên chú trọng quan sát thây sau khi chết sắc thân sẽ bị hoại sạch nên chấp rằng chết là hết.Đây là chấp đoạn
-Do chấp sắc nên thấy sắc tướng con heo thì chỉ sanh ra heo,người sanh người nên cho rằng mọi thứ luôn thường là như vây,người thì dù sao cũng mãi là người,heo thì mãi là heo.Đây gọi là chấp thường
c.giới thủ kiến
-Những cái chẳng phải là nhân thì lại cho là nhân.Chẳng hạn như cái nhân của giàu có là bố thí tiền tài nhưng họ lại đi cho rằng hoặc là phải tham lam,hoặc là phải thông minh,hoặc là tranh giành,hoặc là may mắn,….Đây gọi là giới thủ kiến
d.Kiến thủ kiến
-Những cái chẳng phải là quả thì lại cho là quả.Chẳng hạn như các cõi trời chưa phải là niết bàn rốt ráo nhưng lại cứ cho rằng là rốt ráo,chưa đắc alahan nhưng lại cứ cho là mình đã là a la hán,…Đây là Kiến thủ kiến
e.Tà kiến
-Chẳng tin,mê muội nhân- quả gọi là tà kiến
Thời đại Kiến trược Do 5 loại kiến giải sai lầm trên hoành hoành mà chúng sanh phát sanh vô số các kiến giải sai lầm khác nữa,ai cũng chấp kiến giải của mình là đúng,thấy người đồng kiến giải với mình thì thích,ko đồng thì ghét,bất đồng kiến sẽ dẫn đến cãi nhau,đánh nhau,chiến tranh….Tất cả đều là từ những kiến giải sai lầm
3.Phiền não trược
Phiền não trược chính là tham sân si,mạn, nghi
Phiền não trược là do Kiến trược chấp thủ cảnh giới bên ngoài hòa hợp mà thành
-Chẳng hạn như do chấp thân là mình nên khởi tâm tham muốn vơ vét những thứ bên ngoai vào bên trong thân để tích trữ như ăn thật nhiều vào bụng,mặc áo đẹp…
-Chấp thân là mình rồi so với người khác nảy sanh lòng ngã mạn cho rằng mình là nhât.
-Đã cho rằng mình là nhất,thì cho rằng mình đúng,người khác sai,ngay cả các bậc thánh nhân họ cũng nghi
Thời kỳ Phiền não trược thì người người tham, người người sân, người người si,….cơ bản là rất khó dạy họ
4.Chúng sanh trược
Chúng sanh trược là do Phiền não trược cùng hòa hơp với tạo Nghiệp mà phát sanh. Nghiệp ở đây là sát,đạo,dâm. Chúng sanh trược là quả báo của Nghiệp
– Chúng sanh trược là chỉ cái tình trạng họ phải đi đầu thai luân hồi từ thân này sang thân khác,từ cõi này sang cõi khác không ngừng nghỉ.Tình trạng này rất hỗn độn mờ mịt chằng chịt như mối tơ vò
-Do có tham mà tạo nghiệp trộm cướp,do sân mà tạo nghiệp sát,do si mà tạo nghiệp dâm.Dụ như có người tham châu báu,cướp ko được thì sẽ giết
-Trộm cướp là nợ tiền chúng sanh.Sát là nợ mạng chúng sanh,Dâm là nợ tình chúng sanh.Đã nợ rồi thì phải đi đầu thai đi trả nợ
-Do tạo nghiệp sát,đạo,dâm nên thần thức 12 loại chúng sanh không thể siêu thoát khỏi tam giới mà biến hóa thành các loại thân tướng để đuổi cùng giết tận,đòi nợ,trả nợ,..trong luân hồi.Đây là Chúng sanh trược
5.Mạng trược
– Mạng trược là thọ mạng giảm dần xuống
-Đã có Chúng sanh trược thì sẽ kéo theo Mạng trược
– Mạng trược giống như canh bạc mà người chơi ai cũng mang tiền tài của cải phước báu của mình ra để đặt cược mong đổi đời nhanh.Do hận thù nặng,chúng sanh muốn nhanh báo oán,nên mang hết phước báo của mình ra chỉ là để nhanh báo oán.Chẳng hạn như con gà,đáng lẽ tuổi thọ của nó là 1 năm,nhưng vì con người thích ăn thịt gà nhiều nên họ nuôi gà công nghiệp chỉ trong vòng 3 tháng để giết thịt,như vậy thọ mạnh của con gà bị giảm xuống.Và đối người ăn đồ công nghiệp như vậy,thọ mạng của họ cũng sẽ giảm xuống.Thọ mạng cả hai bên đều giảm xuống,thời gian báo thù sẽ nhanh hơn.
-Khi con người thọ mạng xuống 200 tuổi thì bước vào thời kỳ ngũ trược ác thế,thọ mạng chúng ta giờ chỉ là 70,phải gọi là cực trược,chúng sanh cực điên đảo,khó giáo hóa,tà tri tà kiến lẫy lừng khắp thế gian
A Di Đà Phật
Xin hỏi! Con niệm phật. Thấy trong tâm có hình hoa sen. Vậy là như thế nào? Mong các chư thầy. Đồng tu cho biết thêm.adipdaphat
A Di Đà Phật
“Niệm Phật, thấy trong tâm có hình hoa sen”- Bạn đang dùng pháp quán tưởng niệm Phật phải không, nhưng thay vì quán tưởng hình tượng Phật thì bạn quán tưởng hoa sen?
Nếu bạn đang niệm (mắt không nhắm), không quán tưởng, không hình dung mà thấy rõ ràng hoa sen (hoa sen toả ánh sáng vi diệu) thì lúc này công phu niệm Phật của bạn quả đắc lực.
Ngoài ra thì không chứng tỏ được gì. Nên nhớ pháp quán tưởng nhằm giúp hành giả “tập trung” quán chiếu tâm, không để tâm “chạy” theo vọng tưởng, chớ hiểu nhầm mà mong muốn nhìn thấy Phật hoặc thấy hoa sen- như vậy sẽ bị lạc vào ma cảnh.
Niệm Phật thì chỉ nghĩ là niệm Phật, niệm sao cho rành rẽ, buột tâm vào từng chữ từng câu, miệng niệm, tai nghe, tâm ghi nhớ; chớ nên sinh khởi ý niệm mong cầu bất kỳ công phu nào cả.
Nam mô A Di Đà Phật
Con năm nay 24 tuổi rất muốn xuất gia cầu đạo giải thoát nhưng đời mạt pháp thì chỉ có pháp môn niệm phật là thù thắng. Vậy nếu xuất gia thì sẽ học rất nhiều kinh phật lễ nghĩa không có thời gian niệm phật… hoặc có khi không tìm đúng minh sư dẫn đường v.v… còn nếu như niệm phật tại gia sẽ gặp rất nhiều chướng duyên như quan hệ xã hội, vui chơi giải trí, lấy vợ sinh con… con cầu mong được giải đáp thắc mắc a di đà phật.
A Di Đà Phật.
@Duy: Nếu một con người mà chưa từng quả thực đã thể nghiệm được thực tế gặp nhiều chướng duyên như quan hệ xã hội, vui chơi giải trí, lấy vợ sinh con, v.v.. như bạn nói, thì làm sao có ý trí xuất gia cầu đạo giải thoát cho mình và người khi gặp duyên?
“Thọ giáo và phát tâm không hẳn là cùng lúc, vì phát tâm thì gặp duyên mà phát khởi.”
(Niệm Phật Tông Yếu – Pháp Nhiên Thượng Nhân)
Nam Mô A Di Đà Phật.
Bài Pháp mà liên hữu Hãy niệm A Di Đà Phật phúc đáp cho Ngockylan thật là hay ! Thật chi tiết. Các ví dụ rất dễ hiểu. Ngockylan đọc thật chậm,thật kỹ,đọc đi đọc lại để thẩm thấu từng câu từng chữ.
Trước Ngockylan thực sự ko rõ ngũ trược là gì. Giờ biết ngũ trược là 5 lớp ô nhiễm.Liên hữu đã tâm huyết viết phúc đáp,Ngockylan rất cảm tạ liên hữu !
Trước Ngockylan cứ nghĩ chỉ có cảm xúc buồn khổ,tức giận,mới gọi là phiền não. Giờ mới biết thêm tham sân si mạn nghi chính là phiền não trược. Mấy thứ độc đó cũng là phiền não. Ngockylan nhiều phiền não vô kể,liên hữu ạ !
Mình mới tìm hiểu đạo Phật nên có nhiều thắc mắc,tò mò. Đọc phúc đáp của liên hữu ,Ngockylan lại có mấy thắc mắc muốn nhờ liên hữu đây :
-“Do tạo nghiệp sát,đạo,dâm,nên thần thức 12 loại chúng sinh ko thể siêu thoát khỏi tam giới”.
Vậy 12 loại chúng sinh là những loại nào ? Tam giới là gì ?
-“Khi con người thọ mạng xuống 200 tuổi thì bước vào thời kỳ ngũ trược ác thế”.
Vậy đức Phật Thích Ca Mâu Ni thị hiện nơi cõi Ta Bà này khi đang ở vào thời kỳ nào ?
Trước thời kỳ ngũ trược ác thế ,con người ắt phải thọ lắm,đến cả nghìn tuổi ấy nhỉ ?
-“Thọ mạng chúng ta giờ chỉ là 70”. Vậy thọ mạng chúng ta có còn giảm nữa ko ? Sau đó sẽ như thế nào ?
Mong phúc đáp từ liên hữu Hãy niệm A Di Đà Phật !
A Di Đà Phật
Hơi dài,bạn chịu khó đọc vài lời chia sẻ
1. Ngũ trược ác thế
-Lần trước mình mới nói tới tình trạng của Ngũ trược ác thế,mà quên chưa nói giải pháp,nói bệnh mà lại chưa nói tới thuốc điều trị,thật thiếu sót.Phương thuốc điều trị thì như Ngẫu ích đại sư nói trong yếu giải là
“Lại nữa, chỉ dùng tín nguyện này để trang nghiêm, niệm một tiếng A Di Đà Phật, sẽ chuyển Kiếp Trược thành hải hội thanh tịnh, chuyển Kiến Trược thành vô lượng quang, chuyển Phiền Não Trược thành Thường Tịch Quang, chuyển Chúng Sanh Trược thành hóa sanh trong hoa sen, chuyển Mạng Trược thành vô lượng thọ. Vì thế, một câu A Di Đà Phật chính là pháp mà đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật đã dùng để đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác trong đời ác ngũ trược. Nay Ngài đem toàn thể sự giác ngộ nơi Phật quả truyền cho chúng sanh trong đời trược ác. Đấy chính là cảnh giới thực hành của chư Phật, chỉ có Phật với Phật mới hòng thấu suốt cùng tận, chứ chúng sanh trong chín pháp giới cậy vào tự lực sẽ chẳng thể tin hiểu được.
Một hạnh tín nguyện trì danh, chẳng xen lẫn những hạnh nghiệp nào khác, chuyển biến trọn vẹn ngũ trược, chỉ có tin mới hòng chứng nhập, là cảnh giới chẳng thể do nghĩ bàn mà hòng thấu hiểu được. Nếu đức Bổn Sư chẳng vào trong đời ác, thị hiện chứng đắc Bồ Đề, do đại trí, đại bi, thấy điều này, hành pháp này, giảng pháp này, chúng sanh sẽ do đâu mà nhận lãnh được pháp này vậy thay? Nhưng chúng ta sống trong Kiếp Trược, quyết định bị thời đại vây bủa, bị khổ não bức bách. Sống trong Kiến Trược, chắc chắn bị tà trí trói buộc, bị tà sư mê hoặc. Sống trong Phiền Não Trược, chắc chắn bị tham dục vây hãm, bị ác nghiệp cắn rứt. Sống trong Chúng Sanh Trược, chắc chắn ở yên trong cảnh hôi nhơ mà chẳng thấu hiểu, cam lòng kém hèn, chẳng thể phấn chấn mạnh mẽ tiến lên. Ở trong Mạng Trược, chắc chắn bị vô thường nuốt mất, [mạng người ngắn ngủi] như tia lửa xẹt do đập vào đá, như ánh chớp, trở tay chẳng kịp. Nếu chẳng biết sâu xa [thoát ly Ngũ Trược] là cực khó, ắt sẽ ngỡ còn có một pháp nào khác để thoát khỏi Ngũ Trược, cứ hý luận rối bời trong ngôi nhà lửa cháy bừng bừng. Chỉ có hiểu sâu xa thoát ly Ngũ Trược là rất khó thì mới chịu chết sạch tấm lòng mong ngóng so đo, quý báu một hạnh này. Đây chính là lý do vì sao đức Bổn Sư cạn hết lời, bảo pháp này rất khó, lại còn tha thiết dặn dò chúng ta phải nên thấu hiểu.
Pháp môn chẳng thể nghĩ bàn, khó tin, khó biết, không một ai có thể nêu câu hỏi. Đức Phật dùng trí huệ xét soi căn cơ, biết duyên thành Phật của chúng sanh đã chín, bèn không ai hỏi tự nói, khiến cho mọi người được bốn thứ lợi ích, giống như trận mưa đúng thời khiến cho muôn loài tăng trưởng. Vì thế, đại chúng hoan hỷ tín thọ”
2. Trước thời kỳ ngũ trược ác thế ,con người ắt phải thọ lắm,đến cả nghìn tuổi ấy nhỉ ?
-Xin trích các đoạn trong A Di Đà Sớ Sao Diễn Nghĩa-HT.Tịnh Không giảng
“Khi con người thọ hai vạn năm, chính là lúc bước vào Kiếp Trược.”
(Đây là lúc bước vào đời Ngũ Trược )
Khi Phật Thích Ca ra đời, con người thọ một trăm tuổi.Thích Ca Mâu Ni Phật xuất hiện trong thế gian ba ngàn năm trước, thuở ấy, thọ mạng của con người là một trăm năm, đây là tuổi thọ trung bình. Cứ mỗi một trăm năm, [tuổi thọ của nhân loại] giảm một tuổi.
“Khi tuổi thọ còn hai vạn năm bèn bước vào Kiếp Trược”: Do trước khi tuổi thọ của con người chỉ còn hai vạn năm, phiền não nhẹ ít, tà kiến mỏng ít, chúng trời người đông đảo, tam ác đạo thưa thớt, thọ mạng lâu dài, nên thời kiếp chưa trược
“Khi Phật Thích Ca ra đời, con người thọ một trăm tuổi”: Trong Trụ Kiếp, nay đang lần lượt chuyển đến tiểu kiếp thứ chín, có bốn vị Phật xuất hiện.Một đại kiếp có bốn trung kiếp là Thành, Trụ, Hoại, Không. Trong các trung kiếp Thành, Hoại, Không chẳng có Phật xuất thế, Trụ Kiếp mới có Phật xuất thế. Trong trung kiếp Trụ Kiếp có hai mươi tiểu kiếp, hiện thời chính là tiểu kiếp thứ chín của Trụ Kiếp. Trong một tiểu kiếp có một ngàn vị Phật xuất thế, vì thế gọi là Hiền Kiếp. Đây là một thịnh sự hiếm có. Trong tiểu kiếp này, trong quá khứ đã có bốn vị Phật xuất thế.
Đầu tiểu kiếp này, [tuổi thọ của con người] là tám vạn năm, giảm tới sáu vạn năm. Câu Lưu Tôn ra đời.[Tuổi thọ] giảm đến bốn vạn năm, Câu Na Hàm Phật ra đời).Giảm đến hai vạn năm, Ca Diếp Phật ra đời.Giảm đến một trăm tuổi, Phật Thích Ca ra đời.[Tuổi thọ] giảm đến ba mươi tuổi, tiểu tam tai bèn dấy lên
Cứ mỗi một trăm năm bèn giảm một tuổi, giảm cho đến khi tuổi thọ trung bình [của con người] là ba mươi năm; nói cách khác, bốn ngàn năm sau, thế gian này bèn có tiểu tam tai dấy lên. Tiểu tam tai là đao binh kiếp (chiến tranh), đói kém, ôn dịch lưu hành rộng khắp cả thế giới. Trong quá khứ, khi tôi đọc kinh thấy nói tiểu tam tai, tôi rất nghi hoặc, khi tuổi thọ con người là ba mươi năm mới có đao binh kiếp. Trong Đệ Nhị Thế Chiến, Trung Hoa và Nhật Bản đánh nhau suốt tám năm, chiến tranh trên cả thế giới chết chóc nhiều ngần ấy, sao chẳng gọi là đao binh kiếp? Nghĩ thế nào cũng chẳng thông, kết quả là khi đi một vòng quanh Nhật Bản, hoảng nhiên đại ngộ! Tôi đến Trường Kỳ (Nagasaki)và Quảng Đảo (Hiroshima) mới hiểu đao binh kiếp là đại chiến hạch nhân (chiến tranh bom nguyên tử, nuclear war). Đức Phật đã sớm biết chiến tranh hạch nhân. Kinh nói đao binh kiếp chỉ có bảy ngày, tiếp theo là bảy tháng lẻ bảy ngày ôn dịch, đấy chính là những căn bệnh do bụi bức xạ nguyên tử. Sau khi ôn dịch, bảy năm bảy tháng lẻ bảy ngày là nạn đói, chết đói. Nơi bom nguyên tử nổ, trong vòng sáu bảy năm đầu, cỏ cây không mọc được. Trong kinh Phật nói đến tiểu tam tai, quả thật là nói về đại chiến hạch nhân. Cuộc chiến tranh ấy chỉ có bảy ngày, cả thế giới bị hủy diệt. Không chết trực tiếp thì cũng gián tiếp chẳng tránh khỏi kiếp nạn này. Phàm những ai nhiễm phải bụi bức xạ nguyên tử da dẻ thảy đều nứt toác, trạng huống thê thảm. Cây cỏ trên mặt đất chẳng mọc, đương nhiên chết đói. Chúng ta hiểu rõ chuyện này, đúng là phải khéo tu phước. Nếu như chúng sanh đều tạo mầm tội, tội nghiệp nặng nề, tai nạn ấy sẽ xảy ra nhanh hơn. Mọi người đều tu phước thì tai nạn ấy sẽ chậm .Tiểu tam tai chính là nói về chuyện này, quả thật đáng sợ.
Cho đến [khi tuổi thọ chỉ còn] mười năm tức là đã giảm đến tột cùng.
Lại qua một trăm năm bèn tăng một tuổi, tăng cho đến [khi tuổi thọ của con người là] tám vạn bốn ngàn năm. Sau thời gian ấy, trong tiểu kiếp thứ mười, [tuổi thọ của con người] sau một trăm năm giảm một tuổi, giảm đến khi tuổi thọ là tám vạn năm, Di Lặc Phật hạ sanh.Sau đấy lại có chín trăm chín mươi lăm vị Phật kế tiếp nhau xuất thế, cho đến hết hai mươi tiểu kiếp mới xong.
“Đúng là lúc bước vào thời tranh đấu”: Năm trăm năm trước.. Giải thoát kiên cố. Trong những giai đoạn năm trăm năm lần lượt kế tiếp là các thời Thiền Định, đa văn và chùa tháp [kiên cố]
Sau khi Thích Ca Mâu Ni Phật diệt độ, pháp vận của Phật chia thành năm giai đoạn. Năm lần năm trăm năm là cứ mỗi năm trăm năm lại có một lần biến hóa. “Giải thoát”: “Giải” là giải trừ, tức giải trừ phiền não. “Thoát” là thoát khỏi sanh tử luân hồi. Trong giai đoạn này, những người như vậy rất nhiều, chiếu theo Phật pháp tu hành, thật sự chứng quả. Trong năm trăm năm thứ hai là thời “Thiền Định kiên cố”, người giải thoát ít, tức là người có thể đoạn phiền não thoát tam giới rất ít, rất hiếm có, nhưng người đắc Thiền Định đông đảo. Trong năm trăm năm thứ ba là thời “đa văn kiên cố”, tức là sau khi Phật diệt độ một ngàn năm trăm năm, người đắc Thiền Định chẳng nhiều, nhưng mọi người làm gì? Đa văn, giảng kinh, thuyết pháp, chú giải kinh điển, phong khí ấy rất thịnh hành. Năm trăm năm thứ tư là thời “tháp tự kiên cố”, đa văn cũng chẳng được nữa, con người phiền não nặng nề, tà kiến ngày càng nhiều, chẳng có năng lực nghiên cứu Phật pháp, mà cũng chẳng có hứng thú, đi các nơi cất chùa, dựng tháp, làm chuyện ấy, nên gọi là “tháp tự kiên cố”, chuyên môn tu phước! Mỗi ngày làm pháp hội, làm pháp hội để tu phước. Ngày nay tổ chức Phật Thất hay Thiền Thất đều là pháp hội, đều nhằm tu phước, vì sao? Chẳng đúng pháp!
Nay đang là lúc tranh đấu kiên cố, càng đáng thương lắm! Cho đến khi pháp diệt, càng đáng thương gấp nhiều lần. Vì thế, đức Phật nói kinh, nếu tính đại lược thì có ba thứ tâm đại bi. Một là thuở Phật tại thế, do thương xót đời Ngũ Trược này mà nói pháp khó tin. Đây là lòng đại bi lớn lao nghĩ thương chúng sanh thứ nhất. Hai là sau khi đức Phật diệt độ, phước huệ [của chúng sanh] ngày càng nông cạn, tội chướng càng sâu, vì thế, nói kinh này để cho các chúng sanh trong đời mai sau tuy chẳng thấy Phật, đức Phật đã diệt, nhưng pháp vẫn còn, chỉ cần có lòng tin sẽ mau vượt thoát sanh tử. Đây là lòng đại bi to lớn nghĩ thương chúng sanh thứ hai vậy. Thứ ba là như kinh Đại Bổn nói: “Phật diệt độ đã lâu xa,trong đời tương lai, kinh đạo diệt hết, riêng lưu lại kinh này trong cõi đời để độ chúng sanh, diệt mất sau cùng, nên biết là khi nước ngập tận trời, còn làm chiếc bè Từ, thuở đêm sâu tối mịt, vẫn xứng làm đuốc pháp. Đây là lòng đại bi nghĩ thương chúng sanh to lớn thứ ba vậy
“Kinh đạo diệt hết”: Bắt đầu từ kinh Thủ Lăng Nghiêm và kinh Ban Châu Tam Muội, cuối cùng đến mười hai phần giáo thảy đều diệt sạch, riêng lưu lại kinh A Di Đà tồn tại trên đời một trăm năm, diệt mất cuối cùng. Khi pháp diệt, áo ca-sa tự nhiên đổi thành trắng. Tạng kinh tự nhiên không còn chữ. Mười sáu vị La Hán gom sạch hết thảy các kinh pháp trong thế gian chứa trong tháp đồng, đi kinh hành quanh tháp, than thở: “Pháp của Phật Thích Ca đã diệt”. Sau đó, tháp ấy chìm xuống tận Kim Cang Tế, tức là pháp diệt mất trên toàn thế giới
Giáo pháp của cả một đời Thích Ca Mâu Ni Phật cáo chung, ắt phải đợi đến năm mươi sáu ức vạn năm sau. Di Lặc Phật đến thế gian này thị hiện thành Phật, lại giảng kinh, thuyết pháp. Quý vị phải biết: Thời gian mà thế gian này có Phật pháp rất ngắn ngủi, tạm bợ; nói chung là một vạn hai ngàn năm. Thời gian không có Phật pháp hết sức dài, tức là cách một khoảng thời gian gồm năm mươi sáu ức vạn năm không có Phật pháp. Không có Phật pháp, chúng sanh chẳng có cơ hội vượt thoát tam giới, chẳng có cơ hội thoát sanh tử luân hồi. Vì thế thời gian luân hồi dài lâu!
3. Vậy 12 loại chúng sinh là những loại nào ? Tam giới là gì ?
a- Trích kinh lăng nghiêm
“A Nan, thế nào gọi là điên đảo về thế giới? Do có cái sở hữu đó, nên từng phần, từng đoạn giả dối sinh ra, vì thế mà không gian thành lập; do phi nhân làm nhân, không có năng trụ, sở trụ nên dời đổi mãi, không an trụ, vì thế mà thời gian thành lập. Ba đời bốn phương, hòa hợp can thiệp cùng nhau, chúng sinh biến hóa thành 12 loài. Vậy nên trong thế giới, nhân động có tiếng, nhân tiếng có sắc, nhân sắc có hương, nhân hương có xúc, nhân xúc có vị, nhân vị biết pháp, sáu vọng tưởng càn loạn thành ra nghiệp tính, do đó, 12 cách đối hiện xoay vần mãi mãi. Vậy nên trong thế gian, những thanh, hương, vị, xúc biến đổi cùng tột, đến 12 lần xoay trở lại.
Dựa trên những tướng điên đảo, xoay vần đó, nên trong thế giới có những loài noãn sinh, thai sinh, thấp sinh, hóa sinh, hữu sắc, vô sắc, hữu tưởng, vô tưởng, hoặc phi hữu sắc, hoặc phi vô sắc, hoặc phi hữu tưởng, hoặc phi vô tưởng.
A Nan, nhân trong thế giới có hư vọng luân hồi, điên đảo về động, nên hòa hợp với khí, thành ra 84.000 loạn tưởng bay lặn, vì vậy, nên có mầm trứng trôi lăn trong cõi nước: cá chim, rùa, rắn, các loài đầy dẫy.
Nhân trong thế giới có tạp nhiễm luân hồi, điên đảo về dục, nên hòa hợp với tư, thành ra 84.000 loạn tưởng ngang dọc; vì vậy, nên có bọc thai trôi lăn trong cõi nước; người, súc, rồng, tiên, các loài đầy dẫy.
Nhân trong thế giới có chấp trước luân hồi, điên đảo về thú, nên hòa hợp với noãn, thành ra 84.000 loạn tưởng nghiêng ngửa, vì vậy, nên có tế thi thấp sinh trôi lăn trong cõi nước; nhung nhúc, quậy động, các loài đầy dẫy.
Nhân trong thế giới có biến dịch luân hồi, điên đảo về giả, nên hòa hợp với xúc, thành ra 84.000 loạn tưởng mới cũ; vì vậy, nên có yết nam hóa sinh trôi lăn trong cõi nước; chuyển thoái, phi hành, các loài đầy dẫy.
Nhân trong thế giới có lưu ngại luân hồi, điên đảo về chướng, nên hòa hợp với trước, thành ra 84.000 loạn tưởng tinh diệu; vì vậy, nên có yết nam sắc tướng trôi lăn trong cõi nước; hưu cửu, tinh minh, các loài đầy dẫy.
Nhân trong thế giới có tiêu tán luân hồi, điên đảo về hoặc, nên hòa hợp với ám, thành ra 84.000 loạn tưởng thầm ẩn, vì vậy, nên có yết nam vô sắc trôi lăn trong cõi nước; không tán tiêu trầm, các loại đầy dẫy.
Nhân trong thế giới có võng tượng luân hồi, điên đảo về ảnh, nên hòa hợp với ức, thành ra 84.000 loạn tưởng tiềm kết; vì vậy, nên có yết nam hữu tưởng trôi lăn trong cõi nước; thần quỷ tinh linh, các loài đầy dẫy.
Nhân trong thế giới có ngu độn luân hồi, điên đảo về si, nên hòa hợp với ngoan, thành ra 84.000 loạn tưởng khô cảo; vì vậy, nên có yết nam vô tưởng trôi lăn trong cõi nước; tinh thần hóa làm đất, cây, vàng, đá, các loài đầy dẫy.
Nhân trong thế giới có tương đãi luân hồi, điên đảo về ngụy, nên hòa hợp với nhiễm, thành ra 84.000 loạn tưởng nhân y; vì vậy, nên có yết nam, không phải có sắc mà có sắc, trôi lăn trong cõi nước; những giống thủy mẫu, dùng tôm làm mắt, các loài đầy dẫy.
Nhân trong thế giới có tương dẫn luân hồi, điên đảo về tính, nên hòa hợp với chú, thành ra 84.000 loạn tưởng hô triệu; vì vậy, nên có yết nam, không phải vô sắc mà vô sắc, trôi lăn trong cõi nước, chú trớ, yếm sinh, các loài đầy dẫy.
Nhân trong thế giới có hợp vọng luân hồi, điên đảo về võng, nên hòa hợp với dị, thành ra 84.000 loạn tưởng hồi hỗ; vì vậy, nên có yết nam, không phải có tưởng mà có tưởng, trôi lăn trong cõi nước; những giống tò vò, mượn chất khác thành cái thân của mình, các loài đầy dẫy.
Nhân trong thế giới có oán hại luân hồi, điên đảo về sát, nên hòa hợp với quái, thành ra 84.000 tư tưởng ăn thịt cha mẹ; vì vậy, nên có yết nam, không phải vô tưởng mà vô tưởng, trôi lăn trong cõi nước; như con thổ kiêu, ấp khối đất làm con, và chim phá kính, ấp quả cây độc làm con, con lớn lên, thì cha mẹ đều bị chúng ăn thịt, các loài đầy dẫy.
Ấy gọi là mười hai chủng loại chúng sinh”
b-Tam giới là cõi dục giới,sắc giới,vô sắc giới.Dục là gồm ngũ dục ăn,ngủ,tiền,sắc, danh.Cõi sắc thì chúng sanh ở đây đã ko còn tham đắm ngũ dục nhưng họ vẫn còn có hình sắc,nếu dục hết mà sắc cũng ko có thì gọi là vô sắc giới
-Thế giới Cực Lạc không phải là cõi dục,vì cõi dục thì có nữ nhân, Cực Lạc chỉ có nam nhân nên ko phải là cõi dục. Cực Lạc có hình sắc nhưng là sắc bình đẳng,tất cả chúng sanh Cực Lạc đều bình đẳng có 32 tướng tốt giống hệt Phật còn sắc giới là sắc sai biệt,mỗi người đều có hình dáng khác nhau,nên Cực Lạc ko phải là cõi sắc giới.Cõi vô sắc giới thì vắng vẻ ko có cũng điện,ko có sắc thân, Cực Lạc thì có cung điện và sắc thân nên Cực Lạc ko phải là cõi vô sắc giới
Thế giới Cực Lạc siêu thoát khỏi tam giới
-Bạn muốn biết thêm thì có thể đọc ở đây,đọc mang tính chất lướt nhanh để biết sơ bộ,ko mang tính chất nghiên cứu
https://drive.google.com/file/d/0ByfaPxXhnuPodlBucEpQZ3o5eU0/view
4.Mới học Phật Pháp thì sẽ thấy nhiều điều kỳ lạ,tuy tò mò nhưng tò mò vẫn phải có phương hướng.Tam giới lục đạo rất phức tạp,chúng ta chỉ đọc biết sơ lược thôi,ko cần phải biết tường tận,giống như luật pháp chúng ta chỉ cần biết sơ lược ko cần phải biết tường tận như luật sư,vì chúng ta ko phải là luật sư.Chúng ta cầu về Cực Lạc,thì phải nghĩ tới Cực Lạc nhiều,chúng ta ko cầu về cõi trời nên ko cần phải biết nhiều về cõi trời,chỉ cần biết cơ bản phép tắc để tránh vi phạm thôi,giống như luật pháp ko cần biết tường tận cũng phải biết cái cơ bản để tránh phạm luật.
A Di Đà Phật
Liên hữu đã rất tâm huyết viết phúc đáp như vậy thì chắc chắn là Ngockylan sẽ đọc rồi. Đọc cả quyển sách mà liên hữu dẫn link nữa.
Khi nào đọc xong Ngockylan sẽ lên đây sau ah !
Mến gửi liên hữu Hãy niệm A Di Đà Phật !
Ngockylan đã đọc xong phúc đáp & quyển sách từ lâu rồi,nhưng cứ việc nọ việc kia,đến hôm nay mới lại lên đây.
Liên hữu à,vô cùng cảm tạ liên hữu đã phúc đáp nhé !
Ngockylan niệm Phật 100 câu xin hồi hướng tới liên hữu (viết tay hoàn toàn 100 câu đó ah ! )
1.A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT.
2.A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT.
3.A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT.
4.A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT.
5.A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT.
6.A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT.
7.A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT.
8.A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT.
9.A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT.
10.A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT.
11.A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT.
12.A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT.
13.A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT.
14.A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT.
15.A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT.
16.A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT.
17.A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT.
18.A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT.
19.A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT.
20.A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT – A DI ĐÀ PHẬT.
Xin hồi hướng tới liên hữu Hãy niệm A Di Đà Phật.
Nguyện chúc liên hữu “Hết một báo thân này,đồng sanh về Cực Lạc”.
Nam mô A Di Đà Phật.
Kính chào cô Lang! Con có xem qua bài đăng trên của cô. Con muốn hỏi cô một số vấn đề nhưng không biết có thể trao đổi với cô qua phương tiện nào? Zalo hay Facebook ạ?