Trong tất cả các pháp môn, pháp môn niệm Phật là dễ nhất. Ta chọn pháp môn dễ nhất là tại vì căn cơ của chúng ta thấp, những pháp môn khó chúng ta không đủ khả năng. Giữa cái khó và cái dễ, ta chọn cái dễ, đó là hợp căn cơ. Dễ mà hợp căn cơ thì cũng được thành tựu mỹ mãn. Cũng giống như trong trường đời, người tiến sĩ thì người ta có thể đọc nhiều, nghiên cứu bất cứ một tài liệu nào cũng không trở ngại, còn người bình dân như chúng ta không thể nào vào trong viện nghiên cứu để nghiên cứu được…
Nên nhớ rằng hợp với căn cơ thì dễ thành công. Thế gian không thiếu gì người học lớp một, lớp hai, nhưng khi làm một việc gì hợp với sức, hợp với khả năng, người ta cũng có thể trở nên tỷ phú.
Tu hành cũng giống như vậy. Trong pháp môn niệm Phật, khi thực hành ta cũng phải biết chọn cái phương thức nào dễ, mà hợp với chính ta nữa thì mới thật sự là đúng.
Ví dụ:
– Nhất tâm bất loạn? Khó quá! Chí thành chí kính? Dễ! Ta chọn phương pháp “Chí Thành Chí Kính”. Niệm A-Di-Đà Phật, cứ chí thành chí kính như vậy mà niệm Phật, thì với lòng thành kính này nhất định chư vị được vãng sanh. Vãng sanh tức là thành đạo.
– Tu cho chứng đắc? Khó quá! Khiêm nhường, tập khiêm cung? Dễ! Xin chư vị hãy lấy cái “Khiêm Cung” này làm kim chỉ nam. Càng tu càng khiêm nhường, càng khiêm nhường ta càng dễ thành tựu. Khi thành tựu rồi thì cao hay thấp cũng như nhau.
Chúng ta mới thấy rằng, phải cần tuyển trạch, chọn lựa kỹ càng mới có thể thành công được. Nếu sơ ý, khi đã bị vướng nạn rồi thì chịu thua!… Một người bạn sát bên cạnh cũng không cứu được! Cha không cứu con, con không cứu cha, vợ không cứu chồng, chồng không cứu vợ được. Thành ra trước khi chúng ta hạ thủ công phu làm cái gì, nhất định phải cân nhắc cho thật kỹ, tức là phải quán xét coi căn cơ của mình ở chỗ nào. Đó gọi là hợp cơ.
Ví dụ như ta tu để cho nhất tâm bất loạn không được, nên ở ngay tại đây chúng ta dùng phương pháp công cứ. Công cứ có nghĩa là cần cù siêng năng niệm Phật. Về chứng đắc? Chúng ta chứng không được! Chơn tâm tự tánh hiển lộ? Chúng ta làm không được. Nhưng mà…
– Cần cù niệm câu A-Di-Đà Phật, chúng ta niệm được.
– Người cần cù niệm Phật là người khiêm nhường.
– Người cần cù niệm Phật là người thành tâm thành kính.
Rõ ràng chúng ta đi con đường căn bản để sau này được dễ dàng thành đạo, chắc chắn như vậy. Tại vì A-Di-Đà Phật đã phát đại thệ:
– Những người nào nghe danh hiệu của Ngài thành tâm chí thành chí kính mà niệm, tâm tâm hồi hướng về Tây Phương Cực Lạc…
Ngài không có nói…
– Người nào nghe danh hiệu của Ta phải niệm Phật cho nhất tâm bất loạn, phải niệm Phật cho chơn tâm tự tánh hiển lộ rồi Ta mới rước về Tây Phương.
Ngài không có phát tâm nguyện này. Chúng ta tu ở đây là tu thật sự, là theo đúng kinh Phật, chắc chắn ta sẽ thành tựu, đơn giản như vậy.
Chính vì vậy, mà có nhiều người than rằng:
– Sao tôi vẫn còn vọng tưởng nhiều quá!…
Không sao đâu! Vọng tưởng cứ để nó vọng tưởng đi, đừng lo ngại tới làm chi cho cực, mắc công lắm!…
– Sao tôi niệm không nhất tâm bất loạn…
Không có sao đâu! Nhất tâm bất loạn có hay không cũng kệ nó, đừng sợ. Cứ một lòng thành tâm niệm Phật là được.
Như hôm trước ta nói, đi ngang Phật mình phải cung kính chấp tay xá Phật đàng hoàng. Vô trong đạo tràng thành tâm niệm Phật cung kính với người ta… Cứ vậy mà đi, nhất định chư Thiên-Long Hộ-Pháp sẽ gia trì cho chúng ta, sẽ bảo vệ cho chúng ta và chư Đại Bồ-Tát bảo vệ cho chúng ta tới ngày chúng ta vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc luôn.
Trong cách tu hành, lớn nhỏ nó đều tùy vào tâm của mình, chứ không phải tùy theo số lượng đâu! Ví dụ như bố thí, có nhiều người than với Diệu Âm!…
– Tôi bây giờ nghèo quá, không biết làm sao cúng dường bố thí?
Tôi nói không cần. Tới Niệm Phật Đường người ta có tiền cúng dường bố thí năm chục ngàn, sáu chục ngàn, bảy chục ngàn… gì cũng kệ họ. Mình không có tiền thì ra phía sau nhổ cỏ. Người thành tâm nhổ cỏ, thời thời phước huệ tăng. Người ta bố thí nhiều thì thích khoe ra, nhưng ra ngoài shop khi cầm bó rau muống lên thì lựa lên lựa xuống… Mất hết tất cả công đức rồi! Rõ ràng, một cộng rau muống hư mà không xả được, thì làm sao dám cầm đồng tiền ra mà “chân thành bố thí”?…
Chính vì vậy, phương pháp tu chúng ta phải biết cho rõ. Một người lên xe bus chọn ghế cao ghế tốt mới ngồi, ghế thấp không chịu ngồi, thì tâm bố thí không có!
-Nếu chỗ nào ngồi cũng được: “Dễ!”. Chọn cái ghế cao quá, chọn ghế tốt quá: “Khó!”. Chọn như vậy thì chúng ta đã đi con đường khó rồi!
Người có tâm tu hành thì phải biết nhường những chỗ tốt cho người khác ngồi. Ta ngồi mà thấy một cô phụ nữ này chưa có chỗ ngồi, tại sao mình không nhường? Nhường đó chính là tâm bố thí. Mua một vé máy bay, ghế ngồi thì chọn lựa lên chọn lựa xuống, trên máy bay ghế nào cũng bọc nệm hết trơn, tại sao mình không lựa chỗ nào eo eo để ngồi, nhường cái chỗ tốt tốt một chút cho người ta ngồi? Đây là tâm bố thí. Chúng ta cần biết hy sinh một chút xíu. Ghế nào cũng là ghế, mình chọn ghế ngon ư? Chọn ghế ngon thì có một bà già phải ngồi ghế dở. Đây là tâm phân biệt! Tâm eo hẹp! Cái chỗ ngồi, cái ghế… nó không có gì hơn cho mấy, mà mình cũng tranh cũng giành, thì làm sao mà có tâm bố thí lớn được?…
– Như vậy thì ngồi chỗ nào cũng được: “Dễ!”… Chỗ nào mình cũng cười hè-hè. Chọn cho được cái ghế tốt: “Khó!”… Vì lỡ không còn ghế tốt, mình ngồi cái ghế không vừa ý, cái tâm của mình sẽ phiền não! Phiền não nó nổi ra ngay trong lúc này.
Cho nên buông xả là ngay trong lúc này, chứ không phải buông xả là cái gì khác đâu! Ngài Tịnh Không luôn luôn nhắc nhở, tập buông xả, buông xả tối đa. Mỗi lần khi tôi đi tới chỗ nào, người cứ chọn cho tôi cái ghế tốt một chút. Nhưng tôi không có thích cái ghế tốt đó một chút nào hết. Tôi bảo là cứ chọn đại đi. Tôi đi mua vé máy bay, họ hỏi chọn chỗ nào? Tôi nói chỗ nào cũng được. Như vậy thì tự nhiên dễ dàng. Ngồi bên cửa sổ thì mình nhìn mây, ngồi phía trong thì mình niệm Phật. Có gì đâu mà phải chọn?
Xin chư vị phải tập buông xả từng chút, từng chút như thế này, đó gọi là hợp với căn cơ của chúng ta. Chứ nếu chúng ta cứ nói buông xả… buông xả… Nhưng thật ra thì từng chút, từng chút mình phân đo, kèn cựa. Đi ra ngoài shop cầm bó rau muống lựa lên, lựa xuống, cầm bó rau lang lựa lên, lựa xuống! Lựa như vậy thì bao nhiêu phước của mình mất hết. Uổng vô cùng! Tại sao mình không có cái tâm… tôi lấy bó rau muống này thì bị thua thiệt hai cộng rau, nhưng thua thiệt hai cộng rau muống mà ông chủ bán được, ông chủ bán được thì ông chủ lời, ông chủ lời thì mình mừng cho ông chủ… Hòa Thượng Tịnh-không nói, vì chúng sanh mà làm đạo thì tự nhiên phước mình tăng lên. Nếu vì mình làm đạo, vì mình cho tiện nghi một chút, thì bao nhiêu cái nghiệp sẽ đổ dồn vô mình mà không hay.
Vậy thì, tu hành, không có gì là cao siêu hết!
– Chính là làm những gì bình thường nhất…
– Chính là làm những gì đơn giản nhất…
– Chính là làm những gì dễ dàng nhất…
Mình dễ dàng từng chút từng chút như vậy thì tự nhiên tâm mình buông xả, chứ đừng có nghĩ rằng bỏ đồng tiền ra cúng dường này cúng dường nọ mới là bố thí… Không phải!
Buông xả! Cái tâm bố thí là chỗ này. Buông xả vạn duyên là chỗ này. Thành tâm niệm Phật là chỗ này. Tự nhiên chúng ta sẽ thành đạo.
Hôm trước có một vị tới đây khoe với tôi:
– Tôi đang niệm Phật để cho chứng tới cảnh Niệm Vô Niệm.
Tôi nói thẳng liền:
– Chị về lo khiêm nhường mà niệm Phật đi, đừng có nghĩ tới chuyện “Niệm Vô Niệm” nữa. Nếu mà chị còn mơ tới chuyện đó, coi chừng khi đã bị trở ngại rồi thì không còn ai cứu được nữa đâu.
Ngày hôm nay tôi nghe một cái tin cũng là một người ham chứng đắc “Nhất tâm bất loạn” đã đưa đến kết quả rất là phũ phàng, rất là bi ai!… Đây là sự thật làm cho tôi ngỡ ngàng và câu chuyện này nó củng cố, nó chứng minh cho đề tài chúng ta đang nói, tu hành cần phải “Khế Cơ”.
Khế cơ là gì? Nói thẳng thắn là chúng ta hãy…
– Dùng cái “Thành Tâm” mà niệm Phật.
– Dùng cái “Khiêm Nhường” mà niệm Phật.
– Dùng cái “Cần Cù” mà niệm Phật.
Còn tất cả những cái chứng đắc cao kỳ, những cái lý luận cao siêu xin tạm thời để khi về trên Tây Phương xong rồi mới làm chuyện đó… Đó mới là đúng. Chư vị hãy giữ vững như vậy, kết hợp với nhau tu hành thì nhất định chúng ta sẽ được chư Bồ-Tát gia trì, chư Thiên-Long gia trì cho chư vị và A-Di-Đà Phật hằng phóng quang minh bao phủ chúng ta, tiếp độ chúng ta vãng sanh về Tây Phương, nhất định một đời này thành tựu đạo quả…
Nam Mô A-Di-Đà Phật.
Cư sĩ Diệu Âm (Minh Trị)
Xin chào chú Diệu Âm! Cho cháu hỏi như cháu muốn qua bên chú để niệm phật + tu,thì ở nơi chú,thì có cần điều kkiện gì không chú.cháu đang o Hoa kỳ.cám ơn chú
A di đà phật !
Chú Diệu Âm cho cháu hỏi là mình niệm phật có nhất thiết phải trì chú đại bi k ạ? Cháu co người bạn cũng tu tịnh độ khuyên cháu là nên trì chú đại bi nữa.
Chân thành cảm ơn chú.
A Di Đà Phật, Trong Quyển Tây Phương Xác chỉ của Ngài Giác Minh Diệu hạnh Bồ Tát, có một đoạn ngài có dạy rang ” Người Tu tịnh độ kỵ nhất là xen tạp,thế nào lã xen tạp, vừa niệm phật vừa trì chú, tụng kinh,làm pháp hội hay bàn về điều tốt xấu cả thảy đều là xen tạp” tâm không chuyên thì khó có thể vãng sanh tây Phương.Một câu Nam Mô A DI Đà Phật bao trùm tất cả pháp,hết thảy kinh,Thiền, Giáo ,Mật. Đó Là Danh hiệu của tánh đức của mỗi chúng ta. Kinh Kim Cang Nói”Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh” cũng là từ cái chơn tâm của mình hóa hiện ra mà thôi.Ngài Tinh Không lão sư đã dạy , 1 câu A Di Đà Phật Niệm cho tới cùng,1 hướng mà tới 1 đường mà đi, 1 môn thâm nhập trường kì huân tu. Chỉ cần đầy đủ Tín -Hạnh -Nguyện thì vạn người Tu vạn người đều dc vãng sanh không sót lọt. Tôi trước giờ chỉ niệm 1 câu phật hiệu mà thôi, dùng tâm cung kính mà niệm, nguyện 1 đời này khi xả bỏ báo thân sanh về cực lạc mà thôi,nay vì cá cbạn mà có đôi dòng bày tỏ ngõ hầu cùng nhau cảnh sách, tiến tu tương lai đồng sanh cực lạc. Nếu có gì sai sót xin các bạn lượng thứ. Tôi xin thành tâm sám hối. Nam Mô A Di Đà Phật.
Kinh thua quy lien huu.,
Xin quy vi cho biet ai da noi cau nay va trong bang kinh nao:” Niệm Phật không khó,khó ở bền lâu.Bền lâu không khó,khó ở nhứt tâm.Nhứt tâm chưa khó, khó ở vãng sanh”
Xin cam on quy lien huu
NAM MO ADIDA PHAT
A Di Đà Phật – Chào Nguyên Ý,
Trong quyển “Đường về Cực Lạc” trang 505 chuyện Bà Bách Bất Quản Vãng Sanh:
Một bà nhà giàu ở Hàng Châu đến am Hiếu Tử hỏi Đạo Nguyên Hòa Thượng rằng:”Tu pháp môn nào nội một đời chắc chắn thoát khỏi biển khổ ?”
Hòa Thượng dạy rằng:” Không gì hơn niệm Phật!Nhưng niệm Phật không khó, mà khó ở bền lâu. Bền lâu chưa khó, mà khó nơi tâm chuyên nhứt. Mụ nếu có thể không quản đến thế sự, mà chuyên tâm trì niệm danh hiệu của Phật và chí thành phát nguyện vãng sanh, khi lâm chung Phật đến tiếp dẩn thời được giải thoát”.
Bà mừng lắm, lạy tạ hòa thượng mà về. Mụ đem tất cả việc nhà ủy thác cho dâu con, còn bà thời cất tịnh thất ở riêng lo tu trì…
Nam mô A Di Đà Phật
Một bài viết rất hay và bổ ích, con rất may mắn khi đọc được bài viết này
Nam mô a di ₫à phật. Con xin cám ơn các vị thiện hữu tri thức ₫ã giúp con hiễu ₫úng về pháp môn niệm phật. A di ₫à phật
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT!
Con là một Phật tử phương xa, con có vài điều thắc mắc muốn hỏi chú Diệu Âm xin chú cho con vài lời khuyên.
Bản thân con thì cũng hiểu được nhân quả, trong cuộc sống thường nhật của mình thì con luôn gặp những điều không được may mắn lắm, con cũng biết đó là nhân quả vì trong vô lượng kiếp qua con đã gây tạo rất nhiều lỗi lầm, những lúc đó con rất là phiền não con cũng cố gắng chế ngự và nhiếp tâm niệm Phật nhưng càng niệm thì càng phiền não hơn, xin chú hãy cho con vài lời khuyên để con được niệm Phật trong tránh niệm, một đời này quyết về Tây Phương với ĐỨC PHẬT A DI ĐÀ
Gửi chị Dieu Kim!
E xin chia sẻ với chị một vài kinh nghiệm rút ra từ bản thân e.Ai cũng có oán thân trái chủ của mình hết.vì mình đã tạo tội từ vô thỉ kiếp đến nay.Bây giờ mình Niệm Phật tất nhiên ân oán không thể nào tha thứ ngay được họ sẽ ngăn cản không cho mình niệm Phật vì có thể đời trước mình não loạn giết hại họ cho nên bây giờ chị niệm Phật mà thấy phiền não nổi lên lập tức ngưng và xin sám hối :con xin thành tâm sám hối với các vị oan gia trái chủ nguyện cầu chư vị xoá bỏ hận thù hộ pháp cho nhau ,đồng lòng niệm Phật cầu sanh Tây Phương Cực Lạc.Chị niệm theo cách niệm ký số của ngài Ấn Quang Đại sư chỉ dạy rất hay chế ngự được phiền não. Cụ thể chị niệm A Di Đà Phật từ 1 đến 10 tự nhớ số trong đầu ví dụ A Di Đà Phật(nhớ trong đầu là 1),tiếp A Di ĐÀ PHẬT (hai) cứ liên tục như vậy đến 10.rồi quay trở lại 1 đến 10 .Thì sẽ chế ngự được phiền não .E đã áp dụng cho mình thấy rất hiệu quả .Chúc chị tinh tấn.
A Di ĐÀ Phật!
thưa chú Diệu Âm. con muốn quy y theo phap môn tịnh độ, thì con phải chọn thầy nào làm sư phụ con? con ở Wollongong.
Xin góp ý cho con. Và chú Diệu Âm có thể quy y cho con theo chú có được không?. Con xin cám ơn chú Diệu Âm.
Con kính gửi cư sĩ diệu âm
Duong Huynh
tới dieuamucchau
Con là một phật tử Việt nam.Kính gửi cư sĩ diệu âm, con có điều nầy đã làm con phải đau đầu vì cứ suy nghĩ hoài mà không có câu giải đáp. Kính mong diệu âm giải đáp giúp con…!!!!
Từ nhỏ con lớn lên vùng nông thôn, nhà thì đạo hoà hảo. Con lớn lên đi lên Sài gòn làm và quen được 1 người đó là vợ con. Vợ con đạo thiên chúa, con đã bỏ đạo Phật để theo vợ con. Tình cờ một hôm con đã nghe được bài “Khuyên người niệm phật”, con đã tỉnh ngộ quay về với đạo phật. Con phát tâm ăn chay trường được hơn 3 tháng rồi, nhưng con vẫn đi lễ nhà thờ cho vợ con vui vì con đang ở nhà bên vợ. Nếu không đi sẽ bị nói, bị chửi, nhưng khổ 1 điều, mỗi lần con đi chùa lạy phật, niệm Phật là tâm suy nghĩ của con lại nghĩ dơ bẩn, bẩn thỉu, bậy bạ…nói đúng hơn là cái nhơ nhuốc nhất con lại nghĩ đến cho Phật và Bồ-tát.
Con cố kiềm nén giữ lắm mà tâm con vẫn phát ra suy nghĩ như vậy. Con đau khổ vì tâm con lại có lòng bất kính đến như vậy. Con không biết có phải con đã tạo nhiều ngiệp ác quá không nữa. Từ nhỏ con đã có lòng bất kính với ông bà cha mẹ, tội trộm cắp, hỗn láo với thánh thần, ăn nhậu quậy phá đánh nhau đâm chém nhau..!!Lớn lên thì giật đồ, dụ gái, lăng nhăng, nạo phá thai, thích lăng nhăng… Nói chung tội của con nhiều vô số kể. Từ lúc con nghe được lời khuyên người niệm phật, con đã phát tâm ăn năn hối cãi.
Con đã nguyện trước bàn thờ phật, con nguyện cho tâm con khong còn nghĩ dơ bẩn, nhơ nhuốc, bẩn thỉu, dâm dục…đến Phật nữa. Con sẽ cố gắng ăn chay niệm phật làm lành để đem hết công đức nầy hồi hướng về nơi Tây phương tịnh độ và tất cả chúng sanh, ông bà nhiều đời nhiều kiếp kể cả những oan gia trái chủ nhiều đời nhiều kiếp. Khi họ hưởng những công đức, con hồi hướng cho họ đều phát tâm bồ đề, niệm Phật cầu được vãng sanh về Tây phương Cực lạc của đức Phật A Di Đà. Nguyện như vậy mà tâm con càng ngày không thuyên giảm, con buồn và suy nghĩ nhiều lắm.
Xin cư sĩ giúp con để hết những suy nghĩ mà con đang mắc phải.
A Di Đà Phật.
Bạn đừng có lo nhiều như vậy, niệm Phật nhiều hơn, tâm nghĩ đến điều thiện, thân hằng làm việc thiện, lâu ngày tâm sẽ dần thanh tịnh.
Giống như mình khi mới niệm Phật, lúc nhắm mắt lại thấy rất nhiều hình ảnh xấu xí, quái dị, sau một thời gian tinh tấn giờ mình nhắm mắt chỉ thấy những hình ảnh đẹp, màu sắc tươi vui.
Chúc mừng bạn Dương đã biết và quay về đúng lúc. mong bạn tinh tấn niệm Phật và nguyện cho khắp pháp giới chúng sinh đều về Tây Phương Cực Lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật
Con chân thành cám ơn cư sỉ diẹu âm, con cũng ăn chay Niệm phật và tụng kinh a di đà, con tụng mỗi LẦN 1 quyển, ngày hai LẦN, giờ con lại Niệm A di đà phật và lạy Sám hối, như vậy được không? Con xin cám ơn.
A Di Đà Phật, Hương thân mến
Bạn tụng kinh A Di Đà ngày 2 lần, bây giờ lại niệm Phật và lạy Phật là rất tốt, rất tinh tấn. Nhưng bạn nè, tụng kinh hay bái sám là trợ hạnh, chánh hạnh vẫn cố gắng niệm Phật cho nhiều rồi phát nguyện vãng sanh Tây Phương. Vì nguyện lực của A Di Đà Phật là tiếp dẫn người niệm Phật nên hãy dành thời gian nhiều nhất cho việc niệm Phật bạn nhé.
Chúc bạn thường tinh tấn và an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật
TLPT
Kính gửi chú Diệu Âm,
Con xin chú giải thích cho con điều này: Người đã chết tại sao cần phải tắm rửa thay áo quần cho sạch sẽ? Chỉ cần niệm Phật đến khi liệm luôn chứ ko cần thay y phục được ko?
Con thức tỉnh và chuyên cần niệm Phật là nhờ nhân duyên nghe cuốn “Khuyên người niệm Phật” của chú.
Con kính chúc Chú và Ngài HT. Tịnh Không mạnh khỏe và thêm nhiều bài pháp rất là chân chính và cứu rất là nhiều người…
Xin lạy tạ ơn quý vị.
Con xin được gặp thầy cư sĩ Diệu Âm…là tâm nguyện của chồng con muốn gặp và xin được nhận làm Phật tử, làm sao con có thể liên lạc và được gặp? Con xin gửi số phone của con bên Mỹ: 001 619-808-4600
A di Đà Phật !!!
Con tên Trần Hải Nam Pháp danh Chúc Quân,con là Phật tử tại gia,hiện tại con đang học pháp môn niệm Phật,nguyện Chư Phật Chư Bộ Tát gia hộ cho cha mẹ con,thân bằng quyến thuộc,cửu huyền thất tổ,oan gia trái chủ trong thân con cùng tất cả chúng sinh vô tình hữu tình cùng con có được Tín,Nguyện,Hạnh nhiếp tâm niệm hồng danh Nam Mô A Di Đà Phật,được Phật tiếp dẫn Vãng Sanh Tây Phương Cực Lạc Thế Giới,khi nge dc lời khai thị của thầy con cảm thấy mình thật may mắn,và vững tâm trên con đường đã chọn,con hiện nay mong dc tham gia niệm Phật Đường ngày đêm niệm Phật, hiện tại con ở Hội An Quảng Nam, mong thầy hoan hỉ cho con biết dc có niệm Phật Đường gần nơi con sinh sống ko ah, con cảm ơn thầy. Nam mô a di Đà Phật