Thế nào là tu đúng? Thế nào là tu sai? Những quan niệm sai lầm đã gắn vào cái tâm của họ. Xin thưa thực, người tu học Phật ngày hôm nay hình như lơ mơ lờ mờ chuyện này nhiều lắm. Trách nhiệm này quy cho ai đây? Chính Diệu Âm này hồi trước cũng đi nhiều nơi lắm, gặp chỗ nào có người tu, gặp chỗ nào có mái chùa, ngay cả nhà thờ Thiên Chúa cũng tới luôn, ấy thế mà năm mươi tuổi đầu, năm mươi năm trường tìm tòi, mà tìm không ra chỗ tu. Tình thực, cứ thấy người ta tu thì mình cũng tu, nhưng sau cùng rồi cũng không biết là tu như vậy để làm gì? Cũng có nghe pháp, nhưng mà nghe pháp rồi vẫn thấy lung tung, không biết đường nào để đi đây? Tình thực, xin nói thẳng thắn như vậy. Đến một lúc tự nhiên gặp câu A-Di-Đà Phật mới thấy ngỡ ngàng! Mới giật mình đứng sững sờ, đến nỗi người ta xô tới mình đi tới, người ta kéo lui mình đi lui, người ta tách ngang mình tách ngang… vì lúc đó cái cảm giác ngỡ ngàng giống như ở trên trời vừa rơi xuống dưới đất vậy. Nhờ cái cơ may đó mà mới có ngày hôm nay quyết lòng quyết dạ niệm câu A-Di-Đà Phật để đi về Tây Phương.
Khi chúng ta đã quyết chí tu hành, thì nhất định phải “Trạch Pháp” một cách rất mạnh mẽ. “Trạch” là gì? Là tuyển chọn. Phải tuyển chọn rất kỹ. Ngài Ấn-Quang Đại Sư nói rằng, Pháp của Phật không có cao, không có thấp. Không có pháp nào là cao, không có pháp nào là thấp cả, nhưng hợp với căn cơ thì mới sinh diệu dụng. Hợp với căn cơ có nghĩa là phải tuyển chọn. Tuyển chọn cho thật kỹ. Pháp nào Phật dạy ngay cho căn cơ của mình, phải chộp lấy đúng cái đó để đi thì nhất định một đời này được thành tựu, vì thực sự, pháp Phật là để cứu tất cả chúng sanh vượt qua sanh tử luân hồi, không còn tử không còn sanh nữa.
Ấy thế mà có rất nhiều, rất nhiều, vô cùng nhiều người nói về pháp Phật, nhưng lại không hướng dẫn cho người ta vượt qua cái cảnh sanh tử luân hồi, mà thường lại:
– Dùng thế gian pháp để nói.
– Dùng tâm lý ra nói.
– Dùng hội đoàn ra nói.
– Dùng những thiện lành thế gian ra nói… Đến nỗi nhiều người cứ lấy cái mẫu đó tu hành, tưởng vậy là tu học Phật rồi!
Cho nên, trách người học Phật không biết đường đi cũng tội nghiệp cho họ. Mà thực sự trách người nào khác cũng không trách được nữa, vì thực ra đời này mà tìm ra một con đường đi thẳng về Tây Phương nhất định là do thiện căn phước đức của người đó đã có rồi mới gặp được trường hợp này. Như vậy, ta đã ngồi được ở đây, ta phải biết rằng là do thiện căn phước đức trong nhiều đời nhiều kiếp ta đã có rồi mới tới đây được.
Thế nhưng coi chừng…
– Nghiệp chướng vẫn theo sát bên ta.
– Oan gia trái chủ vẫn theo sát bên ta.
– Nợ sanh tử vẫn theo sát bên ta.
Chỉ cần ta lơ là một chút thì tất cả những cái đó nó sẽ vươn lên, nó bao lại, nó kéo chúng ta về trong môi trường sanh tử luân hồi. Có nghĩa là ta tu rồi cũng tiếp tục con đường tử tử sanh sanh, sanh sanh tử tử, và xin thưa thực, tam ác đạo không phải là khó vào lắm đâu! Đây là sự thực.
Bữa nay chúng ta tiến lên một chút nữa, là niệm Phật nó có ba điểm cần phải thực hiện: Tín-Nguyện-Hạnh, và có ba điểm quyết không được dính vào, nhớ cho kỹ…
– Một là nghi ngờ, hồ nghi.
– Hai là xen tạp.
– Ba là gián đoạn.
Hôm nay chúng ta nói chuyện “Hồ Nghi”, nó liên kết với câu chuyện tối hôm qua. Có rất nhiều người khi đã gặp pháp môn niệm Phật, chính đức Thích-Ca Mâu-Ni Phật nói: Niệm Phật là nhân, thành Phật là quả. Chính Đức A-Di-Đà nói, Người nào niệm danh hiệu A-Di-Đà Phật, dù cho nghiệp chướng trong quá khứ có sâu nặng như thế nào đi nữa, trong đời này trước khi niệm câu A-Di-Đà Phật mà lỡ lầm, sai lầm như thế nào đi nữa, bây giờ quyết tâm niệm danh hiệu Ta, nguyện vãng sanh về nước Ta, đem tất cả những căn lành hồi hướng về nước Ta, dẫu cho mười niệm mà không được vãng sanh, Ta thề không thành Phật. Chỉ ngoại trừ những người đã tạo ra ngũ nghịch, thập ác và phỉ báng chánh pháp. Đây là lời Phật nói.
Ấy thế mà có những người cứ nghĩ rằng:
– Ta nghiệp chướng sâu nặng quá, nói thì nói vậy chứ không có cách nào có thể vãng sanh Tây Phương Cực Lạc đâu.
Cũng có những người nói:
– Người kia tu suốt cả đời vẫn không được vãng sanh, làm gì ta lại niệm Phật được vãng sanh?
Có nhiều người nói:
– Sao mà cống cao ngã mạn như vậy? Tại sao không tu để kiếm chút thiện, chút lành… để đời đời kiếp kiếp tiếp tục tu? Lại đi về Tây Phương Cực Lạc để thành Phật. Thật là cống cao ngã mạn!
Toàn bộ những lời nói này không phải là kinh Phật nói. Người học Phật mà không theo kinh Phật, lại nói ngược lời Phật dạy trong kinh. Đi vào trong Niệm Phật Đường, bao nhiêu người nhiếp tâm quyết lòng đi về Tây Phương Cực Lạc, mình lại nêu vấn đề hồ nghi ra làm cho niềm tin của người khác bị phá tan, làm cho người khác sợ, Khiến cho người ta nghĩ là không thể đi về Tây Phương được! Lời nói này đoạn mất đường thành đạo của người khác. Tội này lớn vô cùng lớn!
Chính vì vậy, mở một lời nói ra chúng ta phải cẩn thận vô cùng. Một lời nói tích cực, một lời nói khuyến tấn làm cho người ta tin tưởng đi về Tây Phương, dù người ta chưa được đi, dù ta không bỏ ra một đồng nhưng ta tạo ra không biết bao nhiêu công đức. Một lời nói ra, ta cũng không bỏ ra một đồng, người ta cũng không lợi một đồng, nhưng mà đoạn mất đường thành đạo của người khác. Một lời vô ý nói ra, coi chừng ta bị đọa lạc mà không hay! Đoạn cái thân mạng này không nặng bằng đoạn huệ mạng của người khác.
Khi tu hành chúng ta phải cẩn thận, hết sức cẩn thận. Trong kinh Phật nói, “Ly kinh nhất tự, tức đồng ma thuyết”, là trường hợp này. Phật nói niệm Phật một đời này vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc, ta lại nói dễ gì mà đi về Tây Phương Cực Lạc. Rõ ràng nói ngược!
Ngài Ấn-Quang Đại Sư nói: “Dẫu cho chư Phật trên mười phương bây giờ mà tái sinh xuống dưới cõi trần, trong thời mạt pháp này, cũng phải dạy cho chúng sanh niệm Phật vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc”.
Đức A-Di-Đà Phật nói: “Người nào dẫu cho tội như thế nào đi nữa, quyết lòng tin tưởng niệm danh hiệu ta, nguyện sanh về nước ta, dẫu mười niệm mà không được vãng sanh ta thề không thành Phật”.
Ngài nói như vậy mà có nhiều người không tin, lại nói những lời ngược. Ly kinh nhất tự!… Một chữ thôi!!!…
– Ngài nói được vãng sanh, mình nói không được vãng sanh!
– Ngài nói quyết lòng đi về Tây Phương, thì nhất định Ngài cứu, mình nói làm gì mà có chuyện cứu.
– Ngài nói bây giờ tội chướng nặng như thế nào nữa, bỏ đi. Quyết định buông xả những tình chấp thế gian ra. Những tập khí đó, bỏ đi. Quyết cầu về Tây Phương, nhất định Ta sẽ cứu về Tây Phương… Mình nói chị có nghiệp như vậy làm sao đi về Tây Phương? Anh có nghiệp như vậy làm sao đi về Tây Phương? Trời ơi!.. Ông kia niệm cả một đời không vãng sanh được, làm gì mà bây giờ anh niệm Phật được vãng sanh?!!!…
Nói toàn những chuyện để ngăn cản con đường vãng sanh của người ta. Rõ rệt nói sai kinh Phật.
Xin thưa với chư vị, đã quyết lòng tới đây tu, nhất định đạo tràng này đã ra cái phương châm “Tu thực”. Hãy quyết lòng quyết dạ mà đi, tuyển chọn một cách hết sức là cẩn thận. Người nào quyết lòng đi về Tây Phương, thì xin chư vị tới đây cộng tác với nhau, hỗ trợ cho nhau, cương quyết bảo vệ cho nhau đi về Tây Phương.
– Nhất định phải đóng lỗ tai lại, không được nghe bàn ra tán vô.
– Phải đóng con mắt lại, không được nhìn cái này cái khác làm cho tâm chúng ta loạn đi.
– Đóng miệng lại, nhất định ai nói gì nói, ta không bàn tới.
Nếu ta cứ bàn luận, bàn một cái thì bị vướng vào cái bẫy: “Đấu Tranh Kiên Cố”, ta bị nạn liền lập tức. Khi đã gặp được câu A-Di-Đà Phật là do thiện căn phước đức chúng ta đã có, mau mau làm cho thiện căn phước đức nó bùng lên, nó nổi lên, càng vững lên. Làm sao để cho thiện căn phước đức vững? Chính là niềm tin càng ngày càng vững. Và xin thưa thực, vì một người đầy rẫy nghiệp chướng thế này mà được về Tây Phương thành đạo mới chứng minh rằng câu A-Di-Đà Phật bất khả tư nghì!…
Ngài Pháp-Nhiên Thượng-Nhân nói: “Vì câu A-Di-Đà Phật đưa một người tội chướng sâu nặng mà về được Tây Phương thành Phật mới chứng tỏ rằng đạo pháp của Phật vi diệu”. Chứ bây giờ một pháp mà chỉ dành cho hạng Đại Bồ-Tát đi về Tây Phương thì đâu có gì đâu vi diệu. Chính lời thề của Đức Phật là để đưa chúng ta, chính chúng ta đây, vãng sanh về Tây Phương.
Muốn về Tây Phương không? Chắp tay lại thành khẩn niệm Phật. Chắp tay lại sám hối tất cả những lời nói nào sơ ý đã làm cho người ta mất tín tâm. Phải quyết lòng mà đi, tự nhiên trong một đời này chúng ta vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Tích cực-Vững vàng-Tin tưởng. Nếu chúng ta rời những điều này ra, nhất định chúng ta đi ngược với lời Phật. Đi ngược với lời Phật tức là tự mình đi theo con đường gọi là “Ma Nghiệp”. Ma nghiệp chính trong tâm này ứng hiện ra.
Như vậy, Phật cũng Tâm; Ma cũng Tâm, không ở đâu hết. Hãy bỏ cái “Tâm Ma” đi, quyết lòng niệm câu A-Di-Đà Phật. Niệm Phật thành Phật. Nhất định tất cả chư vị đều đi về Tây Phương Cực Lạc trong một báo thân này.
Nam Mô A-Di-Đà Phật.
Cư sĩ Diệu Âm (Minh Trị)
Con thật sự tin tưởng ở pháp môn Tịnh độ niệm phật cầu vãng sanh mà Đức Phật Thích Ca mâu Ni đã giới thiệu, hằng ngày con vẫn thường trì danh niệm phật, tuy nhiên vọng tưởng vẫn khởi lên nhiều, chưa thể tịnh tâm được. Những lúc rỗi, nếu ko niệm phật thì con hay mở máy niệm phật hoặc nhạc niệm phật để nghe cho mau nhíp tâm, ngày nào cũng nghe, nhưng tối ngủ trong mơ lại ko nghe, ko nghĩ đến đến câu phật hiệu. Điều kỳ lạ là nếu con nghe cả ngày 1 bản nhạc nào đó ko phải nhạc niệm phật, thì thế nào tối ngủ, trong mơ bản nhạc đó cũng văng vẳng bên tai, đến khi thức dậy mà vẫn còn nhớ bản nhạc đó.
Vậy, nhờ các Thầy, các bạn đồng tu có thể giúp con giải thích rõ hiện tượng này được ko, và làm thế nào để khi ngủ mà tâm vẫn niệm phật được, con xin chân thành cảm ơn !.
NAM MÔ CÔNG ĐỨC LONG BỒ TÁT MA HA TÁT !
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT !.
Nam mô A Di Đà Phật
Hay quá! Con cảm ơn bác Diệu Âm đã chia sẽ bài này. Con đọc xong tín tâm của con càng tăng thêm. Con rất muốn nói chuyện riêng với Bác Diệu Âm về tình trạng bệnh của con nhưng con không biết địa chỉ mail. Con hy vọng bác đọc được comment này và cho con biết địa chỉ mail của bác!
A Di Đà Phật.
A DI ĐÀ PHẬT
Đây là địa chỉ mail của chú Diệu Âm nè bạn: [email protected]
Ht Tịnh Không giảng: Gặp được pháp môn Niệm Phật chứng tỏ rằng Thiện căn phước đức nhân duyên của bạn đã thành thục, cơ duyên THÀNH PHẬT ngay trong đời này.
Qua thời gian học hỏi băng giảng và kinh sách, tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:
– Ngoài công phu tụng kinh niệm Phật ra, ta cần phải tu thêm một số trợ hạnh như bố thí, phóng sanh, cúng dường, in kinh sách, băng đĩa ấn tống.
– rèn luyện thêm đức tính nhẫn nhục, tu ba nghiệp Thân khẩu ý. Vì các thứ này dễ làm tiêu hủy công đức tu hành của chúng ta.
– Chỉ xem đọc kinh sách, băng đĩa Tịnh tông, TUYỆT ĐỐI không xem nghe các bài giảng của các giảng sư bên Tiểu thừa hay Thiền tông hay Mật tông,… Vì sao? Vì học kiến giải theo cách nhìn và quan điểm tư tưởng của họ. Nó khác xa so với tư tưởng Tịnh độ tông. Nếu nghe theo sẽ bị họ làm LUNG LAY TÍN TÂM của mình.
Vài lời góp ý cùng đạo hữu.
A DI ĐÀ PHẬT.
Nam mô a di đà phật
Xin hỏi cư sĩ diệu âm, tôi mới bắt đầu học phật. Thế nào là pháp thế gian? Thế nào là pháp xuất thế gian? Làm sao hiếu đạo với phụ mẫu cho tròn, và làm sao phụng sự sư trưởng theo thế gian?
Sư trưởng là ai?
Kính thưa Quý vị đồng tu
Tôi xin có đôi điều tâm sự, cảnh tỉnh những người trong cõi mê.
Đại đa số chúng ta đang hướng ngoại mà cầu chứ không mấy ai hứong nội mà tu thì không giải thoát, vãng sanh đựoc đâu; Phật ADIDA có lời nguyện nhưng theo tôi hiểu đó là một pháp tu thù thắng nhất mà thôi chứ không phải để chúng ta dựa vào đó mà giãi đãi bản thân không chịu tu tập, để chắc chắn vãng sanh thì phải:
1- Giữ chữ tín: chúng ta trong buổi công phu nào là :đọc kinh, trì chú, niệm phật, vậy thì bị tạp niệm rồi. Phạm vào chữ Tín.
2- Giữ chữ Hạnh: Chúng ta phải giữ chánh niệm câu hồng danh càng nhiều càng tốt để đạt đựoc bất niệm tự niệm, như thế được vãng sanh là quý lắm rồi. Có mấy ai mỗi ngày niệm được hơn 5.000 câu hồng danh,hay chỉ niệm tính với phật đựoc 5-10 chuỗi là đủ rồi. Nếu ai mỗi ngày niệm đựoc > 30.000 câu hồng danh cho đến suốt cuộc đời thì theo tôi chắc chắn sẽ vãng sanh ở phẩm vị cao.
3- Nguyện: Có mấy ai nguyện thực sự, tức là vì lời nguyện của mình mà không quản ngại thời gian để tu tập mỗi ngày hay chỉ nguyện cho có l, nguyện xuông rồi mong phật rước thì khó lắm thay.
Nếu chúng ta không chịu tu tập mà chỉ niệm khơi khơi 5-10 chuỗi mỗi ngày rồi cầu vãng sanh thì chỉ như mò trăng dưới nước thôi chứ không vãng sanh nổi đâu.
Ngài cư sĩ Lý Bỉnh Nam là thầy của HT Tịnh Không đã tổng kết tại đạo tràng của ngài trong 23 năm có 2.000 ngừoi chết chỉ có 5 người có dấu hiệu vãng sanh mà thôi ( xin nghe trong tuyển tập mp3 : ” Tuyết hư lão nhân tuyển tập tịnh độ” thì sẽ rõ.
Số lượng không quân trọng. Ngoài niệm Phật phải biết quán chiếu.. chứ không chỉ niệm suộng … hết niệm lại khởi tâm động loạn
năm nay con 20 tuổi, con giờ mới biết đến Phật ạ, nếu giờ con muốn theo con đường tu hành thì con nên làm sao ạ. con nên bắt đầu từ đâu ạ
Hà nên tìm hiểu về pháp môn tịnh độ nghe giảng pháp cũa pháp sư TỊNH KHÔNG.
tài liệu để cho Hà bắt đầu:
http://tinhtonghochoioregon.org/news_guidelines.php#thinhPhap
Hà nên nghe giai đoạn một.
A MI ĐÀ PHẬT
Chào bạn.
Trước tiên bạn vào wedsite thondida Tìm bài nhận thức phật giáo,nghe xong roi đến bài quy y ngủ giới của tất cả bài giãng cuả ngài Tịnh Không pháp sư.bạn mới đến bới phật giáo thì nên nghe để hieu roi sau đó bạ mới tốt duoc.
Chào bạn
dạ cho con hỏi thêu hình phật thì có tội không ạ ?
con năm nay 20 tuổi , con tin ở phật , tâm con luôn hướng về phật dạy và con học điều đó từ mẹ con..đó là phật luôn ở trong tâm ta.. Nhưg con thắc mắc là.. Con giờ sống và học tập , tuy nhiên con đôi lúc vẫn ăn mặn, nhưg tâm của con thì vẫn hướng về phật, như vậy có được không ạ. Giải thích cho con hiểu rõ được hông ạ
A Di Đà Phật,
Con còn trẻ mà có thể biết đến Phật pháp và lại được mẹ hướng dẫn Phật pháp, lại thường ăn chay thì cũng thật là hiếm có, chú TT ngày xưa khi bằng tuổi con thì chẳng được cái nhân duyên tốt đẹp như con vậy. Điều đó đủ nói rõ phước duyên của con với nhà Phật rất lớn, con nên thấy biết như vậy mà hết lòng trân trọng pháp duyên này con nhé.
Đôi lúc con ăn mặn thì cũng ko sao, ở tuổi con mà đã bắt đầu ăn chay được là quý rồi, dần dần khi thâm nhập Phật pháp và trải nghiệm cuộc sống thì đến 1 lúc nào đó con sẽ quyết tâm ăn chay trường thôi, việc nào cũng phải có nhân duyên đầy đủ thì mới thành tựu được.
Con nên đọc thêm cuốn “Làm chủ vận mệnh” có đoạn phân tích về không sát sanh rất là hay:
Làm Chủ Vận Mệnh:
http://phapamgiaithoat.com/ebook/Lam-Chu-Van-Menh-TT-Thich-Minh-Quang-Dich.pdf
Chú cũng rất đồng ý với cách suy nghĩ của con: Con nói Phật luôn ở trong Tâm ta rất là đúng! Do vậy tâm ta cũng nên giống như Tâm Phật. Mà Tâm Phật chính là tâm Từ Bi thương yêu hết thảy chúng sanh bình đẳng phải không con? Mà đã thương yêu chúng sanh thì mình đâu nỡ ăn thịt chúng sanh…
Một ngày nào đó, con nhất định sẽ cảm nhận sâu sắc được điều này mà ăn chay trường vậy.
Nam Mô A Di Đà Phật.
cho con hỏi nhà con không có ban thờ phật thế con lạy phật và tụng kinh có đc k và phải như thế nào ạ! con cảm ơn
A Di Đà Phật,
Trong hoàn cảnh hiện tại của Anh có thể làm theo cách sau:
Anh có thể đóng 1 cái kệ nhỏ trên tường hoặc kê 1 cái tủ đơn loại đựng hồ sơ (nếu phòng vẫn còn diện tích trống), mục đích là có thể để một ly nước trong ngay phía dưới bức ảnh bằng vải Phật A Di Đà mà anh có thể thỉnh ở Chùa hoặc tiệm chuyên bán tranh ảnh Phật Giáo. Nhang đèn có thể không cần thiết nhưng ít nhất là phải nên có 1 ly nước trong sạch để cúng Phật. Ý nghĩa sự trong sạch của ly nước chính là tâm Thanh Tịnh, mặt nước bằng phẳng là đại biểu cho Tâm Bình Đẳng, Bình Đẳng Chân Thành, Bình Đẳng Từ Bi đối với tất cả chúng sanh. Khi nhìn thấy ly nước này thì ta lập tức nhớ đến ý nghĩa biểu pháp Thanh Tịnh – Bình Đẳng của nó mà tự hỏi mình ngày hôm nay tâm mình có thanh tịnh hay không? Đối xử với mọi người và mọi vật có thật Bình Đẳng thương yêu hay chưa? Do đó với người sơ học không thể thiếu được vật phẩm cúng dường này – một ly nước trong trước hình tượng Phật – đây là một vật phẩm rất quan trọng.
Tịnh Thái nghĩ việc đóng 1 cái kệ nhỏ hay mua 1 cái tủ đôn nhỏ cũng là trong tầm tay của Anh. Ly nước trong thì chắc anh có thể sắp xếp được. Khi anh đọc Kinh – niệm A Di Đà Phật xong thì cất đi bức hình vào tủ là xong, khi nào cần thì lại treo lên – rất linh hoạt, gọi là “biết tùy duyên nên được tự tại vậy”. Phần trang nghiêm quần áo và sắp xếp các đồ vật xung quanh gọn gàng khi đọc tụng Kinh thì chắc anh đã biết rồi.
Vậy là về hình thức anh đã có một không gian để đọc Kinh rồi. Phật pháp chân chính chú trọng ở thực chất chứ ko chú trọng ở hình thức. Tùy vào mỗi hoàn cảnh mà có thể linh hoạt trang nghiêm chốn tu hành cho chính mình. Vì quan trọng nhất cũng là trang nghiêm Tâm mình, đoan chánh cái Tâm “lăng xăng”, “vọng động” của mình. Cho nên trong Kinh Vô Lượng Thọ Phật dạy chúng ta:
“…Thế nào gọi là hành thiện bậc nhất? Hãy tự đoan chánh tâm mình, đoan chánh thân mình, tai mắt mũi miệng đều phải đoan chánh. Thân tâm thanh tịnh cùng thiện tương ưng, đừng theo thị dục, không phạm điều ác, sắc mặt lời nói phải nên nhu hòa, thân hạnh phải chuyên, cử chỉ hành vi an định, từ tốn. Không nên hành động vội vàng, hấp tấp, không suy xét chín chắn sẽ hư hỏng, hối hận về sau, uổng phí công phu vậy…”
Người làm được như vậy chính là một Phật tử chân chánh, đích thật là đã Quy Y Tam Bảo, đã thật hồi đầu. Đời này họ niệm A Di Đà Phật cầu sanh Cực Lạc nhất định sẽ được vãng sanh. Do đó nếu Anh có duyên đến với DVCT thì Tịnh Thái cũng mạo muội giới thiệu đến cho Anh cuốn Kinh “Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh”, do HT. Thích Đức Niệm & CS. Minh Chánh phiên dịch, để Anh đọc hằng ngày, lời Kinh tương đối dễ hiểu, rõ ràng và rất sâu sắc nhưng cũng rất thực tế, rất là “hợp” với căn tánh của đại đa số chúng ta ngày nay. Anh có thể thỉnh mua cuốn Kinh này tại các nhà sách Phật giáo, rất dễ tìm thấy. Hoặc có thể dùng bản trên mạng:
http://tangthuphathoc.net/nghilepg/12-nghithuctungkvlt.htm
Thời gian rảnh khác thì anh có thể bắt đầu đọc các bài trích dẫn trên DVCT và tìm hiểu một cách “bài bản” về Phật pháp từ các bài giảng của HT. Tịnh Không:
1. Nhận thức Phật giáo – giúp cho chúng ta có sự hiểu biết chuẩn xác về Phật giáo:
https://www.youtube.com/watch?v=pOt1rX9oXQc
2. Liễu Phàm Tứ Huấn Đại Ý – Giúp cho chúng ta hiểu rõ phương pháp cải tạo vận mệnh và tin sâu nhân quả:
https://www.youtube.com/watch?v=-CuYzyntvKc
3. Tịnh nghiệp Tam Phước – Giúp cho chúng ta hiểu rõ về nền tảng & trình tự tu hành của người Phật tử:
https://www.youtube.com/watch?v=HyozuD9MW-U
4. Đệ Tử Quy (của Thầy Thái Lễ Húc) – Giúp cho chúng ta hiểu rõ làm một người tốt là như thế nào trước khi có thể làm một Phật tử sau đó tiến xa hơn là làm Bồ Tát hay làm Phật:
https://www.youtube.com/watch?v=6IO11tqobM8&list=PLS1qGEdEAca11615Y6oUDFRpfyxBvSjJJ
Bốn khóa trình này là đại căn bản để chúng ta chuẩn bị bước vào cửa Phật, bất kể bạn tu học theo pháp môn nào thì 4 khóa trình này nhất định bạn phải thông đạt thì việc học Phật sau này của bạn mới có thể có được thành tựu vì đây là nền móng của Phật pháp lẫn thế gian pháp. Bỏ qua bốn khóa trình này thì nhất định trên đường tu hành của bạn sẽ có rất nhiều vấn đề, cho đến cuối cùng là chẳng thể thành tựu được đạo nghiệp.
Hi vọng với vài lời chia sẻ ở trên có thể giúp ích cho anh Cường được một chút.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Không biết các sư cô, sư thầy có quan tâm hay không nhưng con cũng có đôi lời cần trình bày.
Cách con tu không có làm quá rườm rà, chừng nào rãnh rỗi không có ai, con lại ngồi trước sân thượng,hướng về phía bầu trời rồi sắp bằng hai chân rồi lấy ghế nhỏ để cái gối lên rồi để kinh lên, chấp tay đọc kinh theo trong sách, con chỉ đọc kinh Chú đại bi và Kinh cứu khổ. Các sư thầy, sư cô có những bài kinh nào khác không, chỉ cho con với.
5/9 này có kết quả xét tuyển việc học của con rồi,con ngày nào cũng ngồi niệm phật quyết tâm. Mong là được đậu vì điểm con thấp quá nhưng con không có sợ vì con luôn nghĩ mỗi lần con niệm kinh thì Phật luôn luôn ở bên con nên con nhờ vậy mà ngày càng đọc hăng say hơn. Con luôn tin Phật tổ, Phật Quan Âm…. sẽ nghe được lòng thành tâm của con .
Nam Mô A Di Đà Phật !!!
Hôm nay bạn Chiếu Tâm đã có kết quả thi chưa? Hi vọng là kết quả thi sẽ tốt. Thi đậu điểm cao hay thấp cũng là nằm trong vận mạng của bạn rồi…Bạn nên chú ý cải tạo vận mạng thì những mong cầu, ước muốn đúng như lý như pháp sẽ thành hiện thực.
Phương pháp: Hãy đọc bài giảng – Làm Chủ Vận Mệnh thì bạn sẽ hiểu được tất cả:
https://www.youtube.com/watch?v=-CuYzyntvKc
A Di Đà Phật.