Tục lệ tín ngưỡng của dân gian thường có rất nhiều điều kiêng kị, nhưng đó không phải là tín ngưỡng Phật giáo chân chính mà chỉ là những điều kiêng kị bị ngộ nhận là của Phật giáo.
Ví dụ như những cây hương thừa trong bát hương nếu hàng ngày không thu gọn thì trở nên dơ bẩn và dễ gây cháy rất nguy hiểm. Cho nên các bát hương đặt trước các tượng Phật trong chùa, hàng ngày vào lúc sáng sớm đều cần phải thu gọn, giữ cho bát hương luôn luôn sạch sẽ như mới thắp hương lần đầu.
Các nữ tín đồ thờ Phật tại nhà đến kỳ kinh nguyệt thì không dám tới chùa lễ Phật, thậm chí không dám đến trước bàn thờ Phật để thắp hương tụng kinh, tọa thiền, niệm Phật.
Kỳ thực đó là điều kiêng kị của hàng quỷ thần cấp thấp. Vì quỷ thần sợ máu bẩn nên hễ thấy máu bẩn thì dễ nổi giận. Quỷ thần nghiện ăn máu, thấy máu là dấy lòng tham, nhưng máu kinh nguyệt không phải là máu tươi nên quỷ thần có phản ứng như bị người ta đùa bỡn làm nhục.
Do vậy, phụ nữ khi hành kinh vào các đền, miếu, điện thờ quỷ thần thì có thể bị hậu quả không tốt.
Còn như các Sa-di ni, Tỳ kheo ni, cùng các Ưu bà di (nữ cư sỹ) ở gần đều sinh hoạt tại chùa, cùng các phụ nữ tu hành hàng ngày làm bạn với kinh sách, tượng Phật và các pháp vật khác của nhà chùa, từ xưa đến nay chưa từng thấy ai bị tai họa bởi vấn đề xung khắc do kinh nguyệt gây ra cả.
Những người thờ Phật tại gia khi lập bàn thờ Phật trước hết phải nhờ người làm lễ khai quang các tượng Phật, Bồ Tát, lại phải chọn ngày tốt, hướng tốt. Đó cũng là do tín ngưỡng dân gian hoặc phong tục dân gian.
Theo quan điểm “nhập gia tùy tục” mà nói thì tục lệ đó cũng không có gì sai trái lắm. Làm lễ khai quang là để tỏ ý thận trọng, chọn ngày chọn hướng là để tỏ ý cầu mong tốt lành.
Nhưng theo quan điểm Phật giáo thì chư Phật, Bồ Tát có ở khắp mọi nơi, không một chỗ nào không ứng hiện. Tất cả mọi hướng đều có chư Phật, Tam bảo, Long thiên hộ pháp.
Như vậy, đương nhiên là không hề có những vấn đề do tín ngưỡng dân gian tưởng tượng ra. Chỉ cần chọn một chỗ nào mình cho là tôn quí nhất, rồi với tình cảm thành kính nhất và chọn một thời điểm thích đáng nhất để đặt tượng thờ Phật là được.
Có người cho rằng có những bài chú, bài kinh nào đó thì người tu tại gia không được niệm, hoặc có những bài chú, bài kinh nào thì không được niệm vào một giờ nào đó.
Kỳ thực, với tấm lòng cung kính, tất cả mọi bài kinh, chú đều có thể tụng niệm ở bất cứ nơi nào thanh tịnh. Tốt nhất là trước khi tụng niệm nên rửa tay, súc miệng rồi đứng trước bàn thờ thắp hương lễ Phật mà tụng niệm nhưng không nên nói người tu tại gia không được tụng kinh nào đó hoặc không được niệm chú nào đó, trừ những pháp môn quy định đặc biệt của Mật Tông thì không kể.
Trong một nhà cũng có thể có người tin Phật, có người tin Thần, phải chăng có thể thờ chung cả Thần và cả Phật trong cùng một bàn thờ ? Điều đó nên coi là không có vấn đề gì.
Nên thờ Phật ở chính giữa, cúng Bồ Tát ở hai bên, cúng các Thần ngoài cùng, coi là kẻ bảo vệ bên ngoài cho Tam bảo, cũng nên để cho các Thần gần gũi với Tam bảo để tu học Phật pháp, gây thần nhân duyên với đạo Phật.
Nếu đạt được sự thỏa thuận của cả nhà, sau khi đã đổi ý mà tin theo Phật thì sẽ làm lễ cúng Thần, khấn cáo với Thần rồi đem tượng (và đồ thờ) Thần cất đi, để tránh cúng thờ ngẫu tượng quá nhiều sinh ra tạp loạn.
Có nhiều người không hiểu đối với tro hương cùng các kinh sách, tượng và các pháp vật bị hư hỏng thì sẽ xử lý như thế nào? Thậm chí có người mang đến giao cho nhà chùa.
Kỳ thực thì chỉ cần chọn chỗ đất trống và đồ đựng sạch sẽ, bỏ các thứ đó vào rồi châm lửa đốt đi, đốt xong đào lỗ chôn xuống đất là được. Những thứ làm bằng kim loại không đốt được thì tìm chỗ cất kín, một thời gian sau sẽ xử lý thải bỏ như đối với đồ đạc cũ kỷ rách nát khác.
Các vật cúng bày trên bàn thờ Phật như hoa, quả, nước trà v.v… thuộc các loại phẩm vật tiêu hao thì phải thay đổi hằng ngày. Những thứ gì còn có thể dùng được, ăn được thì nên đem dùng vào việc khác hoặc đem cho người nhà ăn dùng, không nên vứt đi. Những thứ bị ôi thiu, hư nát thì phải đổ bỏ đi như đổ rác. Còn như phẩm vật bày cúng nên bày cúng đơn chiếc hay bày một đôi thì không có hạn chế gì cả.
Xét về mỹ quan đối xứng mà nói thì nên dùng một cặp đôi. Nhưng nếu vì tiền nong vật phẩm có hạn, hoặc do vị trí chỗ bày biện không tiện, chỉ bày cúng đơn chiếc thì cũng không có gì là không được. Còn về đồ cúng là những món gì, về nguyên tắc là tùy theo chỗ tiền nong chi tiêu mà mình có thể lo liệu được, không bày biện rườm rà mà cũng không cần phải phô trương.
Thời gian tu hành tại nhà thích hợp nhất là vào lúc sáng sớm và buổi tối, lúc đó nhờ thân tâm thanh tịnh, thoải mái. Như vậy mới có thể chuyên chú, thành tâm mà tu tập.
Nếu vì tính chất công việc làm ăn thì đương nhiên có thể chọn những thời gian khác nhau. Tốt nhất là không lập bàn thờ trong phòng ngủ, không nên ngồi tọa thiền, lễ Phật, tụng kinh ở trên giường.
Nhưng nếu nhà ở chỉ có một phòng thì tốt nhất là lúc bình thường lấy vải khăn che phủ tượng Phật. Khi nào lễ Phật thì xếp dọn giường chiếu chỉnh tề, sạch sẽ rồi mới mở khăn tượng Phật ra. Nếu giường làm lễ cúng được, coi đó cũng là một nơi để tu hành.
Nói tóm lại, lấy cái tâm thanh tịnh, cung kính để biểu thị mức độ trang trọng, nghiêm túc làm nguyên tắc.
Sau khi đã quy y Tam Bảo thì không được quy y một tôn giáo nào khác, không được thờ phụng một đền miếu, đạo tràng nào của tín ngưỡng dân gian. Tuy vậy vẫn phải giữ thái độ tôn kính đối với các tín ngưỡng đó.
Khi đi vào các nhà thờ, đền miếu, đền thần phải cúi người chắp tay chào hỏi. Không được coi việc thờ phụng đó là đối tượng tín ngưỡng của mình, mà coi đó là cử chỉ để giữ quan hệ hữu nghị.
Trước khi chưa có nhận thức xác thực đối với Phật pháp thì không được đọc sách báo ngoại đạo, nếu không sẽ dẫn đến sự chỉ dắt sai lầm về phương hướng.
Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm
Cho con hỏi..!sinh viên ở trọ nhỏ hẹp,áo quần treo nhiều….nghe có ng bảo k nên ngồi trên giường niệm Phật ra tiếng,liệu có đúng k ah?con thường hay niệm ra tiếng…A Di Đà Phật.
Bạn hãy dùng tâm chân thành mà niệm, tất sẽ cảm. Có trường hợp một bà già nghèo nhà chật đến nỗi nhà chỉ có cái giường ngủ, bên dưới còn có chuồng heo. Ấy vậy mà bà ngồi niệm Phật biết trước ngày giờ vãng sanh. Thật bất khả tư nghì!
A DI DA PHAT. Con duoc xem trang nay, hay qua va chan that qua. That su rat bo ich cho con.
cho con hỏi!nhà con hướng đông nam , diện tích rộng 5,2 mét tầng dưới là phòng khách và bếp,tầng trên con ngăn ra làm hai. Mỗi phòng 2,5 mét hướng bên phải nhìn từ phía trong nhà nhìn ra ngoài con dùng làm phòng thờ, bên trái con làm phòng ngủ vậy có dược không. có ảnh hưởng gì dến chỗ thờ không .Con thờ phật
A Di Đà Phật.
Các vị cho con hỏi: có vị nào biết chùa Tăng tu theo tịnh tông, hay tịnh độ chuyên niệm Phật ở Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh ở miền tây không?
Tất cả các tỉnh thành, quân huyện ở miền nam ViệtNam đều có ít nhất một chùa Tịnh Độ Cư Sĩ Việt Nam. nơi đây chuyên tu Tịnh Độ,với tôn chỉ Phước Huệ song tu.
Bạn nên đi chùa Hoằng Pháp tu theo pháp môn Tịnh Độ, hàng tháng chùa tổ chức tu học tịnh độ ngày chủ nhật, mình thường đi, mình tu theo pháp môn Tịnh Độ.
Adi đa Phật! Con cảm ơn bài viết này của Thầy mong cho mọi người đọc được hiểu được để giác ngộ không còn mê tín nữa
Bạn Kim thân mến,
chùa Hương Quang, hẻm C1/4C3 Phạm Hùng, ấp 4, xã Bình Hưng, Bình Chánh. ( qua cầu Nguyễn Tri Phương, thẳng tiếp qua cầu Chánh Hưng, thẳng đường Phạm Hùng; đ/diện Hồ bơi Hòa Bình).
Chùa có đạo tràng tu theo Tịnh độ tông mỗi ngày. Sáng: 8g-11g, trưa: 13g-16g, tối: 18g-20g. Muốn đến giờ nào cũng được. Hàng tuần có ít nhất 2 buổi giảng pháp. Chùa đẹp, tổ chức rất tốt. Dù ở B.Chánh, nhưng giáp quận 5, quận 8 và quận 7, không xa.
Thử đến 1 lần, xem có hợp không!
A Di Đà Phật.
Các vị cho con hỏi: có vị nào biết chùa Tăng tu theo tịnh tông, hay tịnh độ chuyên niệm Phật ở Tp. cần Thơ không? xin chỉ giùm con.
Ở Cần Thơ có Tịnh Độ Cư Sĩ Phật Hội đã hoạt động trên 20 năm. Bạn thử tìm đến xem.
“Từ khi ra đời năm 1934, TĐCSPHVN theo tôn chỉ Lục Phương Tông, chủ trương pháp môn niệm Phật và hành Lục Độ (xem thêm nội dung tờ phái trong bài Lược sử truyền giáo của Giáo hội TĐCSPHVN). Đến năm 1950 chính thức lấy tôn chỉ hành đạo là Phước Huệ Song Tu, lấy Pháp môn niệm Phật làm căn bản. “
34 Hòa Bình, Phường An Cư, Quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ
ĐT : 071.3853.127
http://www.tinhdocusiphathoi.vn
A Di Đà Phật
con xin cám ơn thầy đã chị dạy con. Mà thầy ơi, con chỉ đang là một sinh viên thôi, vậy có thể đến đó tham gia niệm Phật được không hả thầy.
A Di Đà Phật.
Cảm ơn bạn Thảo nhiều lắm.
A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật,
Xin quý thầy và các bậc thiện tri thức chỉ điểm cho một khúc mắc mà kẻ hạ nhân đang có. Nơi bàn thờ của Phụ thân quá cố không có bàn thờ Phật cho nên mỗi lần giổ chạp, kẻ hạ nhân muốn tụng Kinh Cầu Siêu trước bàn thờ Phụ thân.
Điều làm cho kẻ hạ nhân không yên tâm là trong nghi thức tụng kinh có phần đảnh lễ lạy phật, cho nên cảm thấy nếu đảnh lễ lạy Phật chính diện với bàn thờ Phụ thân như vậy xem chừng như là bất kính với chư Phật và Bồ tát. Vì vậy khi đến phần đảnh lể thì hẻ hạ nhân có khuynh hướng quay về Phía Tây xong thì quay về phía bàn thờ chính diện.
Giổ phụ thân thì mẹ của kẻ hạ nhân chỉ cùng đồ chay chứ không cúng đồ mặn.
Xin quý thầy và các bậc thiện tri thức hoan hỷ chỉ điểm dùm cho.
Tuệ An (nth)
Nam mô A Di Đà Phật
Mến chào Tuệ An,
Trong kinh Pháp Cú Phật dạy:”Trong thời không có Phật ra đời thì hai vị Phật để chúng ta tôn thờ chính là cha và mẹ của chúng ta.Công đức cúng dường hai vị Phật này bằng với công đức cúng dường Phật”.
Điều này ý nói chúng ta nên cung kính cha mẹ như cung kính Phật vậy.
Nếu như bạn có thể làm một bàn thờ Phật riêng thì tốt,nhưng nếu vì hoàn cảnh không tiện lợi thì cũng không sao vì có câu:”Phật tại tâm” hay “có lòng thành thì Phật ở khắp mọi nơi”.
Chị Liên Hương trong bộ phim Nghịch Duyên,vì hoàn cảnh nên phải xếp cất bàn Phật,không được niệm Phật ra tiếng,chỉ niệm Phật trong tâm mà thôi.
Nếu không có bàn Phật,bạn có thể lể về hướng Tây chính là lể Phật A Di Đà,Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát.
Còn nếu lể Phật chính diện với bàn thờ phụ thân thì bạn nên quán tưởng Phật ở phía bên trên hoặc ở phía sau,trước mặt bạn,cũng hướng đó.
Bàn Phật là hình thức bên ngoài,nương theo đó để mình lể Phật,tạo công đức,khởi được cái tâm cung kính Phật.
Tuy nhiên nếu vì hoàn cảnh không cho phép thì chỉ cần trong tâm có Phật là được rồi.
Ngày xưa,thuở Phật còn tại thế,có một vị đã thọ tam quy,ngủ giới,đang trên đường đi đến chỗ Phật để yết kiến.Trên đường đi,gặp rất nhiều bộ xương người,đầu lâu…trời tối nên tìm một nơi để tạm trú qua đêm.Trong vùng đó không có nhiều nhà cửa,chỉ có duy nhất nhà của một cô gái có chồng là quỷ La Sát.Vị ấy bèn tá túc nơi nhà cô ta một đêm.
Tối hôm ấy,quỷ La Sát sau khi ăn thịt người khắp nơi trở về thì không vào nhà được vì bị các vị hộ pháp cản lại.Các vị hộ pháp nói với quỷ La Sát là:”Nhà này hôm nay có một vị thọ tam quy ngủ giới của Phật nên chúng tôi đến đây hộ pháp cho vị ấy,tốt hơn hết nhà ngươi nên đi tìm chỗ khác mà ngủ”.Quỷ La Sát đành phải trở vào rừng sâu để ngủ qua đêm.
Còn vị thọ tam quy ngủ giới thì vì thấy nhan sắc của cô gái này cũng khá xinh đẹp nên cuối cùng cả hai đều phạm giới tà dâm.Sau khi phạm giới thì chư hộ pháp đều bỏ đi hết,không hộ nữa.Lúc này quỷ La Sát mới trở về.Vị ấy thấy quỷ La Sát về,sợ quá bèn chui xuống gầm giường để trốn.
Quỷ La Sát nói:”Tôi ngửi thấy mùi thịt người,có phải bà giấu ở đâu không,mang ra cho tôi ăn mau lên,đói quá rồi”.
Người vợ hỏi:”Hôm qua anh đi đâu mà suốt đêm không về?”
Quỷ La Sát nói:”Tối qua,tôi về thì bị chư hộ pháp chận lại,không cho vô,các vị ấy nói trong nhà này hôm nay có người thọ tam quy ngủ giới nên các vị ấy đến đây bảo hộ,đuổi tôi đi thật xa,bây giờ các vị ấy đi hết rồi cho nên tôi mới dám về đây”.
Người vợ hỏi:”Vậy tam quy ngủ giới là gì?”
Quỷ La Sát nói:”Tam Quy là Quy y Phật,Quy y Pháp,Quy y Tăng.Ngủ giới là không sát sanh,không trộm cắp,không tà dâm,không nói dối,không uống rượu”.
Vị mà trốn ở dưới gầm giường nghe kể đầu đuôi câu chuyện,biết rỏ là mình đã phạm giới tà dâm nên chư hộ pháp bỏ đi,liền ngay lúc ấy ăn năn sám hối,xin quy y,thọ giới lại.
Vợ của quỷ La Sát vì bị ép hôn chứ đâu có thích quỷ La Sát,khi nghe xong pháp tam quy ngủ giới liền xin thọ lảnh,y giáo phụng hành.
Chư hộ pháp đọc được tâm niệm của hai người này nên trở lại hộ pháp tiếp,rồi đuổi quỷ La Sát đi thật xa.
Qua ngày hôm sau,hai người này cùng đi đến chỗ Phật để yết kiến.
Câu chuyện này chắc hẳn là có nhiều người biết.
Ý VT muôn nói là cái vị mà đã phạm giới,có thể xin thọ giới lại ngay tức thì,có hiệu quả,linh nghiệm ngay lập tức,chỉ cần có cái tâm chí thành,biết ăn năn sám hối chứ trong hoàn cảnh ấy là đang trốn ở dưới gầm giường,đâu có bàn Phật,đâu có hương đăng hoa quả gì,cũng không tiện để lể bái nữa.
Vợ của quỷ La Sát mới hiểu Phật Pháp lần đầu,xưa nay ở chung với quỷ La Sát thì trong nhà làm gì có bàn Phật.
Chính vì thế hình thức bên ngoài không quan trọng,chỉ nương theo đó để khởi cái tâm thôi.
Còn như trong tâm có Phật thì “tâm thành tất linh,hữu cầu tất ứng”.
Thôi,xin chào bạn
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật.
Cho con hỏi ở nhà mẹ con có thờ bức hình Phật Bà rồi, hôm bữa mẹ con đi chùa thấy có người đem Phật Bà bằng tượng nhỏ thôi( người ta không thờ nữa mang đến gửi ở chùa)mẹ con xin mang về rồi để chung cùng bàn thờ. Vậy là một bàn thờ vừa có tranh lại vừa có tượng của Phật Bà như thế thì có được không ạ xin hãy hướng dẫn cho con. Con xin cảm ơn thầy.
Nam mô A Di Đà Phật.
Cơ duyên cho con được nghe thầy chỉ giáo. Con xin cảm tạ. Nam Mô A Di Đà Phật!
Cho con hỏi nhà con có bố theo đạo.còn mẹ con theo phật. Nhà con có 2 bàn thờ, 1 của chúa và 1 của phật.như vậy là đúng hay sai và nên làm thế nào cho đúng ạ
Nam Mô A Di Đà Phật,
Kính gởi đạo hữu Viên Trí,
Xin chân thành cám ơn đạo hữu đã nhín thì giồ quý báu của mình để giúp Tuệ An (TA) giải tỏa khúc mắc mà TA đã có bấy lâu nay. TA rất là hoan hỹ khi đọc những lời chỉ điểm của quý đạo hữu rất là rõ ràng với những dẫn chứng từ kinh điển đi kèm. TA xin phép được tán thán sự giúp đở này của đạo hữu VT, và hy vọng sẽ còn được học hỏi nhìều thêm từ quý thầy và các bậc thiện tri thức cũng như từ đạo hữu khi có cơ hội.
Xin thân chúc đạo hữu cùng tất cả người hữu duyên đến trang nhà này, tâm bồ đề luôn kiên cố và sớm đạt được tâm miệm phật thành khối.
Tuệ An kính bút. Nam Mô A Di Đà Phật
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
con xin cảm ơn các chư bạch thầy đã chỉ dạy nhiều điều cho những kẻ con mê muội như con.cũng gọi là có duyên với phật pháp,giờ đây con cũng niệm phật hằng ngày trước khi đi ngủ.ở nơi con không có chùa lớn và uy tín để con có thể hỏi được về phật pháp tăng nhiều và kỹ lưỡng.con vẫn còn một thắc mắc là khi đã có lòng hướng đến phật rồi thì ngoài k sát sinh,k ăn các loại thịt cá,hành tỏi ngũ vị đó thì cần phải kiêng kỵ gì nữa hay k ạ? và còn một câu hỏi riêng tư là: nhà con chỉ có mình con mà gia đình muốn con lập gia đình và đã đến tuổi cập kê,con thì tùy vào duyên số của mình nhưng con rất muốn tu tập để vãng sinh và cung muốn hài lòng ba mẹ.vậy con lập gia đình khi đã biết về phật có ảnh hưởng gì đến việc tu học và vãng sinh của con k ạ?con kính mong nhận được sự hồi đáp của quý thầy ạ.con chân thành cảm ơn .A DI ĐÀ PHẬT
chị ơi em cũng gần 30 tuổi rồi, ba me yêu cầu em lập gia đình nhưng nhờ câu nói của bổn sư thích ca nói với vua tịnh phạn mà em ap dụng cho mình, em noi cuộc đời này vô thường không có gì vui, nếu chúng ta muốn thoát khỏi bể khổ không còn ràng buộc thì hãy huongs về tây phương cực lạc của đức Phật Di Đà còn muốn về tây phương cực khổ và ràng buộc thì lập gia đình. vì thế ai cũng muốn sung sướng thì mau tu kẻo trể. hi vọng chi suy nghĩ kỹ và phân tích lý giải thật rõ ràng để từ đó cũng có cơ hội khai thị cho ba mẹ minh. chúc chị lựa chọn phương án tối ưu.
Nam mô A Di Đà Phật
Mến chào Phi Yến,
Bạn đã gặp pháp môn Tịnh Độ thì cũng như một chúng sanh đang đắm chìm trong biển khổ mà gặp được thuyền bát nhã để qua bờ bên kia (giải thoát) là điều đáng quý.
Việc lập gia đình thì một số người tu có quan niệm như sau:
1:Tu là cội phúc,tình là dây oan
2:Con là nợ,vọ chồng là oan gia,cửa nhà là nghiệp báo
3:Vô oan trái bất thành phu phụ
Nhưng cũng không hẳn là đạo Phật cấm không cho có vợ có chồng mà là “liệu cơm gấp chao vậy”.
Ví như VT đây có một thân một mình,không có vợ con chi cả thì sau khi phụng dưởng mẹ già xong là có thể bế môn luyện công,xả bỏ vạn duyên,chẳng màng thế sự,chuyên tâm tu trì.
Ngược lại,nếu mà có gia đình thì sẽ bận bịu,lo toan đủ thứ,có những cảnh như là:
1:Chồng cờ bạc,rượu chè,la mắng,đánh đập…
2:Con cái thì lúc nhỏ phải 3 năm nhủ bộ,9 tháng cưu mang,rồi lớn lên phải cho chúng ăn học,dìu dắt cho chúng đừng đi vào con đường trụy lạc,băng đảng…
Thì trong trường hợp đó sẽ có hai khả năng xảy ra:
1:Nếu mà bạn có đạo hạnh thâm cao,dìu dắt cả vợ chồng con cái đều về với chánh pháp,biết ăn chay,niệm Phật,làm lành,lánh dử…rồi cuối cùng giúp cho họ đều được vãng sanh Tây Phương thì bạn thực sự là một vị đại bồ tát,vì đã vô ngã vị tha,lại biết lấy ma quân làm bạn pháp,chẳng những một mình bạn ra khỏi nhà lửa tam giới mà còn dìu dắt thêm những chúng sanh khác ra khỏi nhà lửa thì sẽ đươc chư Phật tán thán.
2:Nếu bạn kéo người ta lên thuyền không nổi thì người ta sẽ kéo bạn xuống nước vậy.Họ đã tạo cho bạn nhưng phiền não,bạn không đủ đạo hạnh để hóa giải,cuối cùng buông xuôi theo dòng đời nghiệt ngả,Phật Pháp từ từ sẽ chìm vào quên lãng…
Thôi thì tùy bạn chọn vậy,hãy liệu sức mình.
Có lẻ bạn là người cuối cùng mà VT đã trả lời.VT vốn định là bế môn luyện công,xả bỏ vạn duyên,chẳng màng thế sự,chuyên tâm tu trì.Đã có lời từ giả rồi nhưng còn nán lại đây chút xíu vì không yên tâm là có những bạn sơ cơ mới vào rồi không có ai trả lời.
Khi mà VT thấy Diệu Âm(Thiện Hạnh)đã phát tâm hoan hỉ trong việc dìu dắt các bạn sơ cơ mới đến và với lời nói dịu dàng,nhỏ nhẹ,dể thương,khến người cảm mến làm VT cũng rất yên tâm.
VT hy vọng là sẽ có các vị liên hữu khác phát tâm giống như Diệu Âm(Thiện Hạnh),vì lợi ích chúng sanh,vì y giáo phụng hành lời Phật dạy:”Pháp thí thắng mọi thí” và “khuyến tấn người tu hành”,vì để tạo thêm công đức mà hồi hướng,trang nghiêm cõi Tịnh Độ vậy.
Nếu như không có thì chắc là Tâm Từ,Cư Sỉ Hữu Minh và Đường Về Cõi Tịnh sẽ bao chót vậy 🙂
Tuy là VT quy ẩn giang hồ nhưng VT cũng đã bắt nhiều nhịp cầu để các vị bồ tát sơ cơ từ nơi khác đến Đường Về Cõi Tịnh (Link to duongvecoitinh.com)
Hôm trước VT có gặp câu hỏi của bạn gì mà đã phá thai ngoài ý muốn,sau đó ân hận sám hối,không biết có trả lời chưa?Sau đó lại đâu mất tiêu,tìm không ra?Và tình cờ VT lại bắt gặp câu trả lời của cư sỉ Hữu Minh cho Dinh Thi Huynh Hanh từ rất lâu nhưng rất bổ ích,xin mang ra đây,hy vọng nếu vị ấy có duyên,còn trở lại đây thì gặp:
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2011/05/doc-truyen-vang-sanh
Lại nhiều chuyện nữa rồi 🙂 quả là tịnh khẩu thì dể mà tịnh tâm không phải dể 🙂
Thôi,xin chào tất cả
Nam mô A Di Đà Phật
vâng. PY xin cảm ơn nhữnng chia sẻ tâm sự và khuyên nhủ của vị tiền bối VT nhé.
PY xin chúc tiền bối luôn khỏe và vững bước trên đường tu tập sớm được vãng sinh ạ
Gởi cô Phi Yến
Vui trong ngủ dục,vui rồi khổ
Khổ để tu hành,khổ rồi vui
Mong cô hãy suy nghĩ cho thật kỹ càng trước khi quyết định đi lấy chồng.Kẻo mai này sẽ hối hận vì đi một mình sẽ dể dàng thuận tiện,mau lẹ hơn là tay xách nách mang,vướng bận phiền hà…đủ thứ.
Cá cắn câu,biết đâu mà gở
Chim vào lồng,biết thuở nào ra.
Nên tìm đọc truyện Thoát Vòng Tục Lụy và truyện của Ngài Hư Vân Đại Sư,rất hay và giúp cô sáng suốt hơn trong việc này.
Khổ ải vô biên,hồi đầu thị ngạn
Hãy mau thức tỉnh,chớ nên tham luyến hồng trần rồi sa đọa.
A Di Đà Phật
vâng.PY xin cảm ơn lời khuyên quý báu của Người Tu Niệm ạ.tuy nay 25 tuổi PY mới thật sự có lòng thành, quyết tâm tu tập và đang dần buông bỏ.thật may mắn là cả gia đình PY cũng đọc kinh niệm phật và PY là người cuối cùng phát lòng về với phật,tuy vậy mẹ PY vẫn mong muốn PY lập gia đình vì luôn lo lắng cho con cái ít nữa nương nhờ vào đâu khi ng thân đã khuất núi.xin chia sẻ một chút vậy kỳ thực con đường đi thế nào là do mình chọn mà.có trách thì trách PY chưa đủ kiến thức và lý lẽ đẻ nói rõ hơn cho mẹ hiểu đúng và vui vẻ hài lòng với quyết định của PY mà thôi.tuổi tác hai thế hệ cách xa nhau quá nên điều này cũng khó khăn cho việc PY thuyết phục mẹ.mẹ Py có đưa ra 1 đề nghị thế này PY chia sẻ thêm chút:con hãy lấy ng nào cùng tu niệm,chung chí hướng với con ấy thì mẹ rất mãn nguyện và an lòng! .quả thật 1 dề nghị làm PY khó nghĩ,công ơn cha mẹ thì bằng trời biển mà tâm nguyện cuối cùng trước khi mẹ khuất núi nay mai,mà đã biết đc tu là cội phúc tình là dây oan.giá như PY có tầm hiểu biết sâu rộng hơn nữa thì chắc vấn đề này k làm khó đc mình rồi.à theo lời chỉ dạy PY sẽ tìm đọc sách ạ.xin chúc tiền bối NGƯƠI TU NIỆM luôn an lạc và sớm đc chứng quả ạ
Nam mô A Di Đà Phật. Xin cho con hỏi khi niệm phật mà ăn mặc trang
phục bình thường có được không ạ.
Niệm Phật quý ở tâm chân thành và cung kính, trong đạo tràng, phòng thờ thì mặc trang phục trang nghiêm và có thể niệm lớn tiếng. Còn những chỗ khác thì trang phục tùy ý nhưng nên niệm thầm hoặc nhép miệng niệm nhỏ thì công đức cũng như nhau, không có gì chướng ngại cả. Nếu niệm thuần thục thì người bình thường ra đường cũng có thể chào nhau bằng câu A Di Đà Phật trước khi mở đầu 1 câu chuyện, việc này là tùy duyên mà niệm, không có lỗi lầm gì hết mà công đức có được cũng không nhỏ.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Kính gởi chú Tịnh Thái,Đường Về Cõi Tịnh,cư sỉ Hữu Minh cùng các vị liên hữu
Con đã xem qua một số bài viết ở trang nhà này,nhờ thế mà niềm tin với pháp môn niệm Phật càng thêm vững chắc.Con xin chân thành cảm tạ ban quản trị của trang nhà này.
Nhưng con vẫn còn thắc mắc,kính mong quý đạo hữu hoan hỉ chỉ dạy thêm.Vì khi con chia sẻ một số điều đã học được từ nơi đây đến một số người khác thì họ hỏi gạn lại,con không biết đường trả lời.Đó là các câu hỏi như sau:
1:Dựa vào đâu để chứng Minh Tổ Thiện Đạo Đại Sư là hóa thân của Phật A Di Đà,Ấn Quang Đại Sư và Pháp Nhiên Thượng Nhân là hóa thân của Đại Thế Chí Bồ Tát?
2:Trong 13 vị Tổ Tịnh Độ còn có vị nào là hóa thân của Phật,Bồ Tát chăng?Nếu có,xin đưa bằng chứng,câu chuyện hay lý do,dẩn chứng…
Con thì vốn tin là thật,nhưng muốn cho những người khác có được niềm tin giống con thì hơi khó.
Con đây thành tâm muốn học hỏi,chứ không dám có ý chi khác,xin chớ hiểu lầm.
Rất mong được nghe lời giáo huấn.Xin hãy vì những chúng sanh mê muội đời sau mà hoan hỉ chỉ dạy
Nam Mô A Di Đà Phật
Khi mình chia sẻ Phật pháp cho người khác tất phải biết quán cơ, tức phải quan sát căn tánh của họ phù hợp với pháp nào thì mình khéo léo diễn bày pháp đó cho họ xem. Nếu bản thân họ không đủ thiện căn, phước đức mà tin vào pháp môn Tịnh Độ thì mình chưa nên chia sẻ với họ về Tịnh Độ, nếu không thì lại càng tăng thêm tà kiến và nghiệp phỉ báng chánh pháp nơi họ, vậy thì tội nghiệp cho họ lắm…
Việc này Yến Anh nên rút kinh nghiệm nhé.
Yến Anh có niềm tin là tốt rồi, còn giờ họ chưa tin mình dù đưa bằng chứng sách này tài liệu nọ thì họ cũng phỉ báng tiếp thôi, họ sẽ nói nguồn tài liệu đó làm sao biết được là thật hay do người đời trước dựng nên, không phải thật thì mình làm sao? v.v…vẫn là cái vòng tạo nghiệp vô tận.
Chi bằng mình cứ an phận dành thời gian để nghe pháp và niệm Phật, còn việc “muốn cho những người khác có được niềm tin giống con…” thì trước tiên mình phải xây dựng Tín Tâm, Nguyện Tâm của mình thật là vững chắc, sâu dày nơi pháp môn Tịnh Độ, phải một môn thâm nhập, huân tu trường kỳ…không ngừng thâm nhập vào kinh giáo của Tịnh Tông, đặc biệt là kinh Vô Lượng Thọ bản hội tập của Ngài Hạ Liên Cư, hiện có nhiều bài giảng của HT Tịnh Không về bộ kinh này trên web tinhkhongphapngu.net hay tinhthuquan.com, Yến Anh nên dành chút thời gian mỗi ngày vào nghe một hai tập, sẽ được rất nhiều lợi ích.
Sau khoảng 5-10 năm, có thể 20 năm lại càng hay, chuyên tu chuyên hành trì trên 1 bộ kinh và 1 câu Phật hiệu, đến lúc tín tâm và nguyện tâm của mình vững vàng rồi, nói cách khác là mình nắm chắc được phần vãng sanh Cực Lạc rồi thì mình ra độ chúng sanh cũng chưa muộn.
Xin hãy nhẫn nại.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Kính thưa chú Tịnh Thái và các vị liên hữu
Cám ơn lời chỉ dạy của chú,con làm gì mà dám đi ra ngoài độ chúng chứ.Chú nói rất có lý nhưng tiếc là con không khéo ăn nói,đưa câu hỏi không rỏ ràng,làm chú tưởng đâu…
Thật ra là vầy,con có một người chị,xưa kia ở chung nhà,cùng đi chùa chung,tụng kinh chung…sau này lớn lên,mỗi người mỗi ngả,con thì có duyên gặp pháp môn Tịnh Độ,lại biết được trang nhà này,rồi lại gặp lời khai thị của Thiện Đạo Đại Sư:
http://www.banhoniemphaptang.com/tho-thu-phap/63-loi-day-cua-nguoi-xua/150-loi-khai-thi-thien-dao-dai-su.html
Và lại nghe nói Tổ Sư Thiện Đạo là hóa thân của Phật A Di Đà nên con đã dốc lòng niệm Phật chuyên nhất,không xen tạp (tụng kinh,trì chú,tham thiền…)
Con nghĩ rằng tâm mình như thửa ruộng,nếu chỉ gieo thuần là hạt giống “Nam mô A Di Đà Phật” thì khi lâm chung,chủng tử ấy sẽ hiện lên chứ không có xen lẩn các bài kinh hay câu chú nào khác thì sẽ dể vãng sanh hơn.
Ngược lại chị của con thì hiện giờ vẫn còn tu giống con ngày xưa,tức là còn tụng kinh Địa Tạng,Dược Sư,Pháp Hoa…tụng chú Lăng Nghiêm,Đại Bi,Chuẩn Đề,…rồi ngồi thiền…
Con có tâm sự với chị về pháp môn Tịnh Độ thì chị ấy nói:”Cái đó để dành cho người già,gần chết kìa,mình còn trẻ,lo tu thiền để sớm được Minh Tâm Kiến Tánh,đắc quả ngay trong đời này…”
Chú bảo con lo chuyên tu,nhẫn nạ,đợi 5,10,20…năm nữa,chừng nào sắp vãng sanh rồi hãy nói vậy thì có phải sẽ muộn màng không?Vì có thể chị ấy sẽ ra đi trước con không chừng?Ngài Tịnh Không nói:”Tu không phải chỉ tu cho riêng mình”?Làm như thế có phải quá ích kỷ không?
Vấn đề này con cũng không rỏ cho lắm nên mới thỉnh ý chú.Nếu chú có điều khó nói hay sợ đụng chạm thì phải đành chịu vậy thôi.Có trách thì trách chị ấy không đủ phước duyên để có được niềm tin vững chắc nơi pháp môn niệm Phật.
Con không nghĩ rằng chị ấy phỉ báng đâu vì chị ấy cũng tin Phật mà.Hơn nữa chị ấy thỉnh thoảng cũng có niệm Phật chút chút.
Các vị Tổ khác có phải là hóa thân của Phật,Bồ Tát hay không thì không quan trọng,chuyện của Ngài Ấn Quang và Pháp Nhiên Thượng Nhân con đã tìm được điển tích rồi.
Nhưng con còn chưa biết điển tích của Ngài Thiện Đạo,có phải là con kém phước duyên không?Nhưng con vẫn tin Ngài Thiện Đạo là hóa thân của Phật A Di Đà.
Nếu chú có thể kể cho con nghe điển tích của Ngài Thiện Đạo thì con sẽ mừng lắm.
Còn về chuyện chị của con thì thôi,cứ để tùy duyên (cũng là tùy chú cho ý kiến)chứ con không biết đâu.
Con rất mong được nghe lời chỉ dạy của chú và các vị liên hữu khác.
A Di Đà Phật
Chào Yến Anh,
Như anh Tịnh Thái có nói ở trên rằng người nào chưa có đủ thiện căn, phước đức, nhân duyên thì họ chưa thể nào tin vào pháp môn Tịnh Độ. Bây giờ mình có đưa phim, tài liệu, hay sách vở cho họ xem họ cũng chẳng tin (pháp sư Tịnh Không có giảng về điều này). Nhưng việc khuyên nhủ của bạn về pháp môn Tịnh Độ bây giờ sẽ làm cái nhân tốt cho chị ấy vào những đời sau để tu pháp môn này, chứ không phải là không có ích.
Về chuyện Thiện Đạo đại sư là hóa thân của Phật A Di Đà thì do tổ Ấn Quang nói ra. Trong cuốn Niệm Phật Chỉ Nam bài 1, ngài Ấn Quang có nhận định như vầy:
“Hòa Thượng Thiện Ðạo là hóa thân của Phật A Di Ðà, ngài dạy về chuyên tu nghĩa là: thân nghiệp chuyên lễ (phàm nhiễu Phật và trong hết thảy mọi nơi, thân chẳng phóng dật đều là thân nghiệp chuyên lễ cả); khẩu nghiệp chuyên xưng (hễ khi nào tụng kinh trì chú mà có thể chí tâm hồi hướng thì đều có thể gọi là chuyên xưng cả); ý nghiệp chuyên niệm thì vãng sanh Tây Phương, trong cả vạn trường hợp chẳng sót trường hợp nào!
Tạp tu nghĩa là kiêm tu nhiều pháp môn và hồi hướng cầu vãng sanh. Do tâm chẳng thuần nhất nên khó có lợi ích. Ðấy là lời thành thật phát xuất từ miệng vàng, là khuôn phép ngàn xưa chẳng thay đổi được!”
Xin các hành nhân một dạ chuyên tu, lấy trọn đời làm hạn để cầu quyết được vãng sanh.
Như bạn đã đã biết ngài Ấn Quang là hóa thân của Bồ tát Đại Thế Chí, thì điều chắc chắn rằng ngài Ấn Quang không bao giờ nói sai về vị thầy của mình nơi cõi Tây Phương Cực Lạc.
Phật A Di Đà không chỉ thị hiện 1 lần nơi thế gian Ta Bà này. Như liên tông tổ thứ 6 là Vĩnh Minh Diên Thọ đại sư cũng là hóa thân của A Di Đà Phật. Hay đời nhà Đường bên Trung Hoa có hòa thượng Phong Can cũng là A Di Đà Phật hóa thân thị hiện.
Ở Tây Phương Cực Lạc có cõi Phàm Thánh Đồng Cư Độ, nơi đó bậc đã chứng ngộ hàng Thanh Văn hay bậc chưa chứng đều ở chung một nơi. Thế gian Ta Bà chúng ta đang sống đây cũng vậy. Các vị Phật và bồ tát ngay bây giờ cũng đang thị hiện rất nhiều trên khắp thế gian này và đang giảng pháp cứu độ chúng sanh. Chỉ là do nhục nhãn chúng ta không thấy nên không biết được các ngài là ai đó thôi. Một khi thân phận đã lộ ra thì lập tức các ngài liền ẩn mất. Biết đâu tại chính nơi này, ở trên website này cũng có rất nhiều vị bồ tát đang theo dõi và chỉ dạy chúng ta mà chúng ta không nhận ra chăng?
A Di Đà Phật
Hi!Các vị phụng sự cho đạo phật
Vô tình bước vào trang web này.Mặc dầu tôi là người chưa từng quy y ở chùa nào. Tuy nhiên tôi hy vọng quý vị phúc đáp dùm là giới hạnh là gì? Tôi rất sợ vì quy y có những luật rất khắc khe.Nhỡ phạm thì phải phá giới sa địa ngục không dám quy y. Xin đa tạ!
adiđàphật
Con có vài thắc mắc xin quý thầy chỉ bảo thêm .hiện tai nhà con đang thờ mê quan thế âm bồ tát ,mẹ chúa tiên nương nương, cậu tài cậu quý được 1năm hơn và cũng đã quy y rồi ,NAy con hỏi quý thầy như thế này .Con được sanh ra và lớn lên trong một gia đình ông bà đạo phật.Riêng phần Mẹ con trong gđ vì tật nguyền và tủi phận nên đã đến tình thương của thiên chúa và từ nhỏ con đã được mẹ hướng cho con theo thiên chúa cho đến lúc con trửơng thành và khi mẹ mất con đã lam theo lễ thiên chúa chôn cất cho mẹ và xin lễ cho mẹ và cuộc sống của mõi con người điều có sự thăng trằm theo thời gian .nên con đã lặp bàn thờ phật như đã trinh bày phần trên ,vì thời điểm đó con nghĩ cục đất nơi mình ở là của ông bà tổ tiên đã thờ phật nên con đã thờ phật được hơn 1năm nay rồi .Con cũng cảm nhận đựơc sự linh thiên của phật giáo nơi con ở .Nhưng có điều này làm con băng khoăn xin quý thầy chỉ bảo thêm cho con .Là hiện tại con đang suy nghĩ về chữ Hiếu cho Mẹ con đã mất được 11năm rồi về sự thờ cúng cho mẹ con vẫn xin lễ cho mẹ nhưng về đường đạo con đã không làm tròn chữ hiếu với mẹ thì lam sao thờ cúng cho mẹ được trọn vẹn khi con không đi theo con đường đạo mà mẹ đã trọn cho con khi mới trào đời con thật là bất hiếu với mẹ …Nên nay con suy nghĩ để tròn chữ hiếu con phải đi theo con đường mà mẹ đã trọn cho con là theo thiên chúa thì con mới thờ cúng cho mẹ đúng và báo hiếu cho mẹ được yên lòng nơi sứôi vàng .vậy phần quy y của con phải làm thế nào>? để không phạm lưật đạo phật ,bàn thờ phật quan âm ,nếu con lập bàn thờ cho mẹ là tôn giáo trong cùng một nhà nơi con ở đó là nổi khổ tâm con đang gặp phải về đường đạo .bên là cục đất ôngbà bên là Mẹ mình .Con xin quý thầy giúp đỡ con về đạo .để không phạm giới …lÀM con phải tròn chữ hiếu là con phải theo đạo của mẹ rồi …Chân thành cảm ơn quý thầy…
Có gia đình này mỗi người tu mỗi đạo khác nhau nhưng vẫn sống hòa thuận hạnh phúc. Bạn nên tham khảo. Đạo Phật khác với một số đạo khác là không bắt buộc người khác phải cải đạo hay niềm tin về tâm linh của họ.
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2013/02/muon-do-nguoi-ngoai-dao-nen-tu-phap-mon-tinh-do
Còn đạo Phật thì chỉ thờ Phật và bồ tát chứ không thờ thần thánh. Điều này không nên đối với Phật tử đã quy y. Quy y nghĩa là quay về nương tựa nơi Tam Bảo: Phật, Pháp, Tăng. Nương nhờ Phật chứ không phải thánh thần vì thánh thần dù có thần thông hơn cõi người chúng ta chút đỉnh, nhưng vẫn còn bị luân hồi. Họ chưa cứu được chính họ thoát vòng sanh tử thì làm sao mà cứu chúng ta được? Đối với những vị thần linh này chúng ta chỉ nên cung kính họ khi đi ngang đền miễu của họ chứ không quy y họ, không thờ phụng họ trong nhà.
Nam Mô A Di Đà Phật. Mến chào các bạn đồng tu. Chào bạn thanh nguyên. Nếu chúc hiền là bạn thì chúc hiền sẽ vẫn quy y,ăn chay, và niệm phật như thường,vì Theo lý mà bạn nói thì ngày xưa mẹ bạn đã bấc hiếu với ông bà ngoại bạn rồi.Giờ bạn đang giúp cho mẹ bạn đó,vì ông bà ngoại thấy vậy sẽ vui,không giận mẹ bạn nửa
Đức Khổng tử nói:”3 năm không đổi đạo cha mẹ đó là chí hiếu”. Như vậy bạn cứ tự nhiên làm không sao hết. Ăn thua ở cái tâm bạn được bao nhiêu thôi.tất cả các đạo đều là phương tiện dẫn dắt ta ra khỏi mê đồ…
Nam Mô A Di Đà Phật
Con đã quy y nên mỗi buổi sáng khoảng 3 giờ con thức dậy đọc kinh đại bi thập chú và khoảng 6g mỗi chiều tối con đọc kinh phổ môn, ngày 14 và 29 hàng tháng thì con đọc kinh sám hối sáu căn và hồng danh Phật. Cho con xin được hỏi quý thầy con thực hiện như vậy được không ?
Mẹ con mất đã lâu con có nguyện trì chú đại bi 12 ngàn biến mỗi tối 7 biến sau khi đọc kinh xong nhằm hồi hướng cho mẹ của con.con thực hiện như vậy quý thầy cho con xin ý kiến thêm để con thực hiện tốt hơn.Con thành thật cảm ơn.A di đà Phật
ai sống độc cư giữ 8 giới thì tu chuyên nhất pháp dược sư lưu ly quang như lai rất tốt_được vãng sanh_k đọa địa ngục,nếu không vãng sanh thì kiếp saulàm chân sư tu tiếp(pháp trường sinh ấy mà)để khỏi lăn tăn.tu pháp dược sư khó hơn chút so với pháp tịnh độ a di đà như lai,vô lượng thọ(pháp không già chết,hi hi).chỉ có 2 pháp này thôi là tối thắng thôi,tu thiền vô tưởng vô niệm khó lắm
Ai tu chuyên nhất pháp môn tịnh độ dược sư phật thì làm bạn với bần đạo nhé,mới 22 tuổi thôi [email protected]
kính bạch thầy, xin thầy hoan hỉ giải đáp giúp con.
con đã quy y, trong tâm con rất muốn thờ Phật tại gia nên chồng con đã lập cho con. nhưng con ở trọ, phòng rất chật, con đặt bàn thờ về hướng đông nam ra cửa chính. giuòng ngủ của hai vợ chồng con đặt trong góc gần đó và cach bàn thờ bằng một bức màn. sau này con tìm hiểu mới biết có nhiều điều cấm kị làm con rất buồn phiền, không biết con đặt bàn thờ Phật như thế có bất kính hay không. kính xin bạch thầy hoan hỉ giảo đáp giúp con.
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Mến chào Thanh Trang
Như Cư Sỉ Hữu Minh đã có nói ở phần trên :” Bạn hãy dùng tâm chân thành mà niệm, tất sẽ cảm. Có trường hợp một bà già nghèo nhà chật đến nỗi nhà chỉ có cái giường ngủ, bên dưới còn có chuồng heo. Ấy vậy mà bà ngồi niệm Phật biết trước ngày giờ vãng sanh. Thật bất khả tư nghì! ”
Bạn đã sợ mang tội bất kính chứng tỏ tâm bạn vốn không có bất kính. Hình tượng Phật là phương tiện giúp bạn bày tỏ lòng thành kính với Phật. Chị Liên Hương trong Phim Nghịch Duyên vì hoàn cảnh không cho phép nên đã xếp cất bàn Phật, chỉ niệm Phật trong tâm mà thôi. Cuối cùng chị đã vãng sanh. Như vậy thì Phật tại tâm và Phật tại tượng, Phật nào quan trọng hơn?
Có một vị sư phụ nào đó, vì muốn khai thị cho người đệ tử chỉ biết cầu Phật tượng mà không biết Phật tâm nên đã đập vở tượng Phật. Điều này đương nhiên chúng ta không ai dám làm cả. Như kinh Viên Giác nói:” Pháp là ngón tay chỉ mặt trăng, nương ngón tay để thấy mặt trăng, chớ cho rằng ngón tay là mặt trăng “. Trong ví dụ này thì so sánh lại, có phải ngón tay là Phật Tượng còn mặt trăng là Phật Tâm không? Cả hai đều quan trọng nhưng nên biết cái nào quan trọng hơn. Khi chưa thấy mặt trăng thì phải nương nhờ vào ngón tay nhưng nếu đã thấy mặt trăng rồi thì không cần nhìn ngón tay nữa vậy.
Cách đây 2,3 ngày, VT có trả lời Quang trong bài Có Nên Cho Trẻ Em Ăn Chay Từ Nhỏ Quang đã bị người nhà tịch thu không cho đeo dây chuyền hình Phật.
Thời nay có quá nhiều người chạy theo hình thức bên ngoài mà lại quên đi cái chính yếu là ” trong tâm có Phật “. Như là có người thỉnh tượng Phật lớn rồi bỏ tượng Phật nhỏ vô thùng rác, có tượng Phật bị mẻ chút xíu cũng mang đi bỏ, thỉnh tượng mới, có người đeo dây chuyền hình Phật bằng vàng y, ngọc thạch, rất đẹp, rất đắt tiền… nhưng lại ăn mặn, thậm chí còn mua các con vật còn sống về làm thịt ăn. Như vậy chứng tỏ là trong tâm không có Phật vậy.
Giả sử như bạn có hai người con, bạn khuyên chúng nó hãy lo học hành, làm ăn đàng hoàn, chớ nên rượu chè, cờ bạc, băng đảng… Sau đó bạn qua đời, một đứa thì y theo lời bạn, lo học hành, làm ăn đàng hoàn nhưng không có làm bàn thờ cho bạn, còn đứa kia thì tuy là rượu chè cờ bạc, băng đảng, bỏ bê học hành, làm ăn… nhưng lại làm bàn thờ cho bạn rồi cúng lạy mỗi ngày… Vậy thì bạn sẽ nghĩ sao?
Thực tình mà nói thì VT cũng không biết đã phạm vào điều cấm kỵ nào? Do ai đặt ra? Lẻ ra thì phải hỏi người đặt ra điều cấm kỵ đó ! VT chỉ chú trọng đến phần tâm pháp cũng như ý nghĩa của từng món pháp bảo. Như là :
Hoa sen: gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn, tức là giử cho tâm mình thanh tịnh, không bị cám dổ bởi trần thế lợi danh, không tham, sân, si, phiền não…
Tiếng chuông: là sự cảnh tỉnh, trần đời như giấc mộng phù du…
Xâu chuỗi: là ý nghĩa của niệm Phật liên tục không xen tạp, niệm niệm nối nhau, mỗi một hột là một niệm,…
Hy vọng là sẽ có liên hữu nào rành về phần nghi thức, luật lệ… để giúp thêm ý kiến đóng góp. Riêng VT thì chỉ chú trọng về mặt ” tâm pháp ” nên chỉ có thể chia sẻ với bạn bấy nhiêu thôi.
Xin chào bạn
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam mô a di đà phật.
Con có gia đình, sống ở phòng trọ chật hẹp, mọi sinh hoạt đều trong một diện tích rất nhỏ, buổi tối thì trải nệm gối để ngủ, ban ngày dẹp gọn để đi lại và ăn uống. Con muốn đọc kinh mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, chồng con hiểu con, không phản đối gì. Nhưng con sợ con ngồi đọc kinh ở nơi sinh hoạt chung vợ chồng như thế không tốt, xin sư thầy giải đáp giúp con.Con cảm ơn sư thầy, đây là điều làm con vương vấn mãi.
Trong hoàn cảnh đó thì nên đọc kinh theo cách sau: Nhép miệng đọc theo nhưng không đọc thành tiếng (kim cang trì) hoặc để máy MP3 nghe bằng headphone nghe tiếng quý Thầy tụng kinh rồi mắt mình lướt theo quyển kinh đọc bằng mắt, có nhiều băng tụng kinh do các Thầy thâu âm, giọng đọc rất hay, bạn có thể download về mà nghe nhé. Thậm chí tối trước khi ngủ có thể để máy niệm Phật, niệm kinh nhỏ nhỏ bên tai cũng là một cách hay.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cháu chào chú Tịnh Thái!
Lâu quá cháu không gặp chú, chú khỏe không ạ ?
Chú ơi, chú cho cháu hỏi tại sao bây giờ cháu không còn buồn nhiều như trước nữa vậy chú? và cháu cũng không còn khóc nữa vì nhớ má, cháu cũng không hiểu tại sao mình như thế? cháu về quê thăm ba cháu, cháu thấy di ảnh của má cháu, cháu rất muốn khóc nhưng cháu không thể nào khóc được, chỉ thấy cay cay nơi sống mũi, chắc má cháu đã siêu thoát rồi, từ 100 sau khi bà mất cháu cũng không còn thấy má cháu nữa dù cháu cố cầu nguyện trước khi đi ngủ là cháu rất muốn thấy bà.
Trước đây cháu cò giứ cái áo choàng đi chùa của bà, sau đó cháu đi chùa và bỏ quên ở đâu hồi nào cháu cũng không hay biết, cháu rất hư không thể giữ được kỷ vật của má cháu, chắc có lẽ bà giận cháu rồi, có 1 sư trong chùa nói cháu không nên giữ lại quần áo của bà vì làm như thế bà cứ quyến luyến cháu mãi, chắc từ khi cháu làm mất chiếc áo ấy cháu không thể thấy bà hay đau buồn như trước đây nữa,vì cháu đã hiểu ra rằng dù cháu có đau buồn như thế nào nữa bà cũng không thể sống lại, sự thật vẫn cứ là sự thật, mọi việc đã an bài thì không thể thay đổi được điều gì, bây giờ cháu chỉ biết cố gắng chăm lo cho ba cháu thật tốt vì ba cháu đã quá đau buồn vì sự ra đi đột ngột của má cháu, cháu cần phải bù đắp nhiều tình thương cho ông ấy trong suốt quãng đời còn lại và làm những việc thiện như trước đây mà má cháu đã từng làm.
Cháu suy nghĩ như thế có đúng không chú? và cháu cũng không biết cần phải làm thêm điều gì nữa để báo hiếu được công ơn của má cháu?
Cháu xin chào chú và cháu xin chúc chú và chú Viên Trí thật nhiều sức khỏe, niềm vui và an lạc trong cuộc sống.
Cháu
Diệu Nhân
Cháu chào chú Tịnh Thái !
Dạo trước con có nhờ chú chỉ giúp con một số việc. Bài trả lời sau cùng con đã đọc mà chưa kịp cám ơn chú, con thành thật xin lỗi, mong chú hoan hỉ bỏ qua. Con cám ơn chú vì đã nhiệt tình chỉ dạy. Từ hôm ấy đến nay con mới vào lại trang này. Nay con xin chú chỉ giúp con một số vấn đề nữa như sau:
1) Hiện nay con chưa quy y (vì hoàn cảnh, và con sẽ cố gắng quy y trong thời gian gần), vậy thì sau khi quy y, con sẽ thực hiện việc hành trì tu niệm mỗi tối theo trình tự như thế nào? Xin chú chỉ rõ cho con từng bước một từ khi bắt đầu đến khi kết thúc, và chiếm khoảng thời gian là bao nhiêu, khấn nguyện như thế nào, đọc bài kinh gì…? Nói chung là lâu nay con chưa biết đọc kinh gì cả, chỉ biết mỗi chuyện niệm Nam mô A Di Đà Phật thôi.
2)Việc hành trì nếu con không thực hiện được đều đặn mỗi đêm mà chỉ một tuần một lần có được không? Hoặc con có ý định hành trì mỗi đêm nhưng vì công việc, con cái và sức khỏe, sẽ có những đêm con không thực hiện được,(nói chung là thực hiện không đều đặn) như vậy có mang tội không?
3)Một người Phật tử đã quy y, nếu không đọc kinh, trì chú mà chỉ niệm Phật thôi thì có được không thưa chú?
4)Khi đọc kinh, con không biết tụng như kiểu các thầy và các Phật tử khác mà chỉ đọc như kiểu đọc sách, đọc báo, như thế có được không chú?
5)Khi con niệm Phật, vọng tưởng tràn ngập, con biết như thế thì công đức chẳng là bao, con bố thí làm phước cũng ít, vậy nên con nghĩ dù nguyện vãng sanh cũng khó mà toại nguyện. Nay con hỏi chú: Nếu như mỗi lần con hồi hướng, nguyện chuyển những điều tốt con làm được thành công đức để được vãng sanh, nhưng công đức ấy không đủ để vãng sanh, thì những điều tốt con làm được trong một đời có tự nhiên chuyển thành phước báo để được tái sanh vào cõi lành không, hay là hồi hướng công đức thì sẽ không được hưởng phước báo nữa?
6)Thưa chú, việc sám hối là làm thế nào ạ, nguyện thế nào, lạy bao nhiêu lạy (tại nhà, vì con ít có điều kiện đi chùa), có bắt buộc phải đọc kinh sám hối không, và chỉ sám hối mỗi tháng 2 lần vào ngày 14 và ngày 29 (30) cuối tháng phải không chú?
* Tất cả những điều trên với những Phật tử thuần thành thì quá đơn giản nhưng với những người mới bước vào học Phật thì còn mơ hồ (không chỉ một mình con mà nhiều người khác bên cạnh con đây cũng không biết), xin các chú, các cô thông cảm, hoan hỉ giải đáp.
Con xin chân thành cám ơn!
Thanh Thanh
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cho con hỏi, Con chuẩn bị về nhà mới. Chồng tuổi Bính Thìn(38 tuổi).
Con tuổi canh thân ( 34 tuổi ). Bây giờ Thờ Phật nào, và người Độ Mạng. Thờ Cửa Huyền Thất Tổ ,Con không biết Thờ sao cho đúng. Xin hoan hỷ chỉ cho con được biết.
Thành thât cám ơn.
A DI ĐÀ PHẬT.
Xin chào Yến Loan
Nếu như bạn là người tu Tinh Độ thì nên thờ Tây Phương Tam Thánh tức là Phật A Di Đà, Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát. Nên chọn một nơi trang nghiêm nhất trong nhà để lập bàn thờ. Phía trên nên làm cái tràng phang( giống như cái lộng ), phẩm vật dâng cúng thường là nhang đèn, hoa quả và nước lọc tinh khiết. Nên thành tâm kính lể mỗi ngày với các thời khóa tụng niệm thì từ từ sẽ có chư Hộ Pháp đến ủng hộ, lúc đó sẽ chuyển xấu thành tốt, chuyển dử hóa lành…
Cửu Huyền Thất Tổ muốn thờ thì thờ, không thờ cũng không sao nhưng quan trọng nhất là mình ăn chay niệm Phật, làm lành lánh dử và hồi hướng công đức ấy cho họ thì họ sẽ sớm được siêu thoát và sẽ rất hoan hỉ mà cám ơn mình .
Có thể tham khảo thêm bài viết này :
Xem bói, coi ngày, chọn hướng
Nam Mô A Di Đà Phật
Cho con hỏi đến ngày kinh nguyệt, con có thể thiền và tụng kinh sám hối trước bàn thờ phật tại gia không ạ?
Trích: Một lá thư gửi khắp của Đại Sư Ấn Quang
Trong lúc có kinh, chỉ nên lễ bái ít hơn, niệm Phật, tụng kinh đều như lệ thường. Nên thường thay vải dơ (băng vệ sinh). Nếu tay sờ vào vải dơ, hãy nên rửa sạch, chờ dủng tay chạm vào đồ dơ để lật kinh hay thắp hương. Phật pháp thì pháp nào cũng viên thông, ngoại đạo chỉ chấp vào lí ngoài rìa. Người đời đa phần tin vào ngoại đạo, chẳng biết đến chánh lý trong Phật pháp. Vì thế, khiến cho hết thảy đồng nhân chẳng thể được nhuần thấm lợi ích nơi pháp.
Nam mô A Di Đà Phật.
Nam mô a di đà Phật. Xin cho con hỏi, nhà con sắp dọn lên nhà mới, con định lập ban thờ Phật và ban thờ gia tiên riêng trên hai ban thờ, đặt cùng trong một phòng thờ. Nhưng con đang phân Vân không biết nên đặt ban thờ Phật trước hay ban thờ gia tiên trước. Con muốn thờ cả Tranh Phật nữa? Kính mong các chư vị tiền bối thông hiểu về Phật pháp chỉ bảo giùm con. A di Đà Phật
Chị Huyền mến,
Chị có thể đặt cả hai bàn thờ Phật và gia tiên trong một phòng thờ, việc này là tốt ko có gì chướng ngại. Bàn thờ Phật nên phải ở vị trí chính giữa phòng thờ, vị trí trang trọng nhất, diện tích rộng nhất và cao nhất, bàn thờ gia tiên thì chị để bên cạnh, ở vị trí thấp hơn bàn thờ Phật. Phật là Thầy của Trời Người, ơn của Phật sâu rộng vượt trên tất cả, không có Phật thì chúng sanh không thể biết đến Phật pháp, không thể giác ngộ, không thể ra khỏi sanh tử luân hồi…Cha mẹ, ông bà với chúng ta cũng là ơn sâu rộng vô cùng nhưng xét trên lý thì vẫn không thể quan tâm chúng ta mãi được, họ chỉ quan tâm chăm sóc đến chúng ta trong một đời, một kiếp, sau khi họ chết đi thì họ lại đi theo nghiệp lực của chính họ mà đầu thai, sự quan tâm của họ với chúng ta liền bị gián đoạn, còn chư Phật Bồ Tát thì đời đời kiếp kiếp đều quan tâm đến chúng ta, chỉ cần chúng ta khởi một niệm thiện dù nhỏ như hạt bụi thì các Ngài liền tùy duyên trong âm thầm hay trực tiếp hiện thân tương ứng để từng bước giúp đỡ chúng ta phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui…Ân đức đó là vô lượng, vô biên, không gì có thể so sánh được.
Cho nên trong phòng thờ thì bàn thờ Phật phải nên ở vị trí trang trọng nhất là lẽ dĩ nhiên. Ông bà ta có linh thiêng cũng sẽ rất hoan hỉ khi thấy con cháu mình biết học Phật, biết thờ phụng tổ tiên, bài trí bàn thờ đúng như chánh pháp vậy.
Trên bàn thờ Phật nếu Chị có niềm tin vào pháp môn Tịnh Độ, một đời này Chị muốn niệm danh hiệu A Di Đà Phật cầu sanh Cực Lạc thì Chị nên thỉnh hình tượng Phật A Di Đà cùng với Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát, hay còn gọi là Tây phương Tam Thánh, vậy là đầy đủ viên mãn. Không nên thỉnh quá nhiều hình tượng Phật Bồ Tát khác nhau, xen tạp đủ cả, làm cho tâm loạn động theo, rốt cuộc là ta muốn đi theo vị Phật nào khi lâm chung đây? Chị đọc đến đây có thể sẽ thắc mắc là “Vậy tại sao trong nhiều chùa lại để quá nhiều hình tượng Phật Bồ Tát đến như vậy? Tịnh Thái nói vậy chả lẽ các Thầy trên chùa làm sai hết rồi sao?”
Tịnh Thái cũng xin trả lời với Chị rằng: Các quý Thầy trên chùa là làm đúng, chứ không hề sai. Trên Chùa là nơi công cộng, phật tử thập phương căn tánh sở thích khác nhau, khi viếng Chùa thì hễ ai có cảm với hình tượng nào thì họ liền sanh tâm hoan hỉ, liền có thể khởi niệm thành kính, phát tâm làm lành hướng thiện…vậy là quý Thầy phải dùng nhiều phương tiện, xây tạo nhiều hình tượng Phật Bồ Tát, Thiên Vương, Thần…khác nhau để rộng độ tiếp dẫn chúng sanh sơ học vậy. Đó là đúng.
Nhưng nếu Chị thật sự bước vào Phật pháp, chuyên tu học theo một pháp môn, Tịnh Độ chẳng hạn, thì nhất định phải chuyên, hình tượng Phật Bồ Tát cũng là chỉ có Tây phương Tam Thánh, thậm chí chỉ cần 1 tôn tượng A Di Đà Phật cũng là đầy đủ. Ngay trong Phật pháp mà xen tạp thì cũng rất khó trong một đời này có được thành tựu, do vậy chúng ta phải chuyên, chuyên từ hình thức tu học cho đến nội dung tu học.
Tranh Phật thì cũng dựa theo nguyên tắc Tịnh Thái trình bày ở trên mà Chị tùy ý sắp xếp vậy.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Da bach thây xin cho con biêt vi sao phai lê măn bên thanh hay bên hang ngu cac quan? A di đa phât.
Nam Mô A Di Đà Phật !
Nam Mô A Di Đà Phật !
Nam Mô A Di Đà Phật !
Nam mô a di đà phật ! cho con hỏi? văn phòng cty con mới thuê hiện có một bàn thờ ( đang có một đồng tiền bát giác rất to đặt ở trên) Con thì muốn thay đổi để thờ Tranh Phật Bà Quan Âm Bồ Tát vì con có hai bức tranh, một tấm con đang thờ tại bàn thờ ở nhà và muốn mang bức tranh còn lại đến công ty. Hiện nay con không biết thủ tục thay đổi như thế nào để không phạm vào những điều kỵ. Mong các tiền bối chỉ giáo. Trân trọng
Hình bát giác theo dân gian là đại biểu cho may mắn và trừ tà. Ngày nay bạn có hình Quán Thế Âm Bồ Tát thì có thể thay thế rồi, không có kiêng kị gì hết, ngược lại thì có thêm phước đức. Phước đức ở chỗ nào? Mỗi người ra vào công ty đều có thể chiêm ngưỡng hình tượng Bồ Tát thật đẹp, thật trang nghiêm thì họ liền sanh khởi thiện căn, phước đức nhân duyên với Phật pháp. Là việc tốt, nên làm sớm. Hơn nữa chính bạn là người chủ của công ty cũng nên thực hành hạnh Từ Bi của Quán Thế Âm với mọi người trong công ty: Đó chính là Trên làm Gương Tốt, dưới noi theo. Bao dung, vị tha, quan tâm chân thành đến đời sống nhân viên, với khách hàng thì trung thực, giữ chữ tín, không có thái độ được mới nới cũ hay dùng thủ đoạn để tranh thủ kiếm thêm lợi nhuận, không trốn thuế…Nếu làm được như vậy thì bạn chính là chân thật hành Bồ Tát Đạo, là một nhà lãnh đạo tốt, liền lập tức cảm ứng với Quán Thế Âm Bồ Tát vậy, mọi việc sẽ hanh thông, thuận buồm xuôi gió, phước đức tăng trưởng.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cho con hỏi với ạ. Con vừa mới niệm Phật một thời gian ngắn nhằm sám hối những tội lỗi đã gây ra và cầu mong sẽ được sinh về Tây Phương Cực Lạc.
Con còn tụng thêm Chú Đại Bi để xin có một công việc hợp sở thích? Con làm như vậy có sai không ạ, có phải là đã phạm lỗi gì không ạ?
Chào Bạn Liên Hoa!
Bạn vừa bắt đầu niệm phật, có một số vấn đề bạn nên tìm hiểu về Phât Pháp. Tôi xin có 1 vài điều lưu ý cho câu hỏi của Bạn.
1. Bạn niệm phật cầu sanh Tây Phương là chính xác rồi ko phải bàn cải.
2. Niệm Phật để sám hối thì Bạn nên lưu ý: Sám hối thực sự là từ đây không phạm nữa, đó là chân thật sám hối (Câu niệm phật là phương tiện để Bạn làm điều này).
3. Việc Bạn niệm Đại Bi chú đề cầu lợi lạc trong cuộc sống thì thật sự cũng không có sai. Nhưng mà không đúng Pháp. Không đúng là vì sao? Là vì Quán Âm Bồ Tát (Người tuyên nói Đại Bi Chú) và tất cả Chư Phật, Họ đều không phải là những kẻ giáng phước hay ban họa cho Bạn. Và Đại Bi Chú có linh nghiệm hay không, là do cách bạn trì Chú. Có nghĩa là nếu Bạn dùng tâm thanh tịnh để trì Chú (ko mong cầu tham, sân, si, mạn, nghi,ác kiến). Thì tự nhiên hiện đời Bạn sẽ được toại ý. Còn nếu Bạn vì mong cầu công việc mà trì Chú, e rằng không tốt (vì khi điều Bạn cầu chưa được, Bạn sẽ dính vào 1 trong 8 khổ, Đó là “Cầu Bất Đắt Khổ”. Cầu không được rồi, Bạn có nghĩ: Đại Bi Chú Ko có linh?). Nói chung Bạn hãy dùng tâm thanh tịnh để cầu, sẽ ứng nghiệm rất nhanh (mình dùng rất nhanh vì không muốn nói tức thì, Nhưng nếu Bạn làm tốt, thì nó là “Tức Thì”.
4. Điều quan trọng (Đặc biệt quan trọng): Câu “Nam Mô A Di Đà Phật” cũng có thể cầu những gì mà Bạn muốn cầu bằng Đại Bi Chú (Cầu đúng pháp). Cho nên tôi thiết nghĩ, Bạn nên chọn một trong hai để tu cho đừng tạp loạn (Tôi thì chọn A Di Đà Phật). Bạn chọn gì thì cũng là phải nhất tâm làm đến cùng.
Vài lời cùng Bạn vậy. Chúc các vị Pháp Hỷ Sung Mãn.
Nhớ nghen Bạn. Cầu như Pháp thì sẽ tất ứng (Như Pháp tức là Tâm Thanh Tịnh).
A DI DA PHAT
cách đây vài năm con có làm lễ Tôn Nhang
tại Chùa Giấy. Sau con chuyển chỗ ở cũng khá xa. Gần chỗ con ở
có Chùa Cự Linh ( chùa củalang khác k phải làng con đang sống) , ngày rằm , mồng 1con hay mang lễ ra chùa. Có người bảo con rằng con làm lễ ở Chùa Giấy thì con phải về đó
lễ nếu k bát hương của con sẽ bị lạnh, cuộc sống của con sẽ k suôn sẻ. Và sống ở làng nào thì phải đến chùa làng đó lễ mới được phù hộ. Quý thầy cho con hỏi
Có đúng như vậy k a?
Nam mô a di đà phât. xin cho con hỏi con là nữ đang ở phòng trọ và cũng đang thờ phật quan thế âm, do phòng nhỏ nên tối con ngu trứơc bà thờ luôn con xin hỏi như vây có sao không. Con chưa có gia đình và nghe nói như vây không được thờ phât quan âm, như vây có đúng không. Và nếu như không được thờ nửa thì tấm hình phât con nên phải làm sao? do phât quan âm con thờ bằng khung hình chứ không phải bằng tượng. Con xin cám ơn. Nam mô a di đà phât
xin cho con hoi.bo con ngay truoc co tho tam bao nhung duoc khoang may nam thi tu dung k tho nua.ong tu y dep bo bat nhang va hinh phat.tu do tinh tinh ong thay doi han khong an chay.sat sinh ruou che danh vo danh con.con va me da mang bat nhang va tuong phat len chua xin gui vao chua.thi tinh tinh ong da diu bot khong con ruou che nhung bay gio ong khong lam gi het suot ngay chi ngu den bua day an roi lai ngu da may thang roi tham chi nhieu khi thay nguoi la ong tron vao trong nha.con nghi bo con da bi cac ngai qua phat.vay gio gia dinh con phai lam gi de co the giam bot cho bo con a.hien tai khong khi trong nha con rat nang ne.xin giup gia dinh con voi
Đường Về Cõi Tịnh edit: Xin chị vui lòng gõ tiếng Việt có dấu cho dễ đọc. Vì đây là lần đầu nên chúng tôi bỏ dấu giùm chị.
Xin cho con hỏi. Bố con ngày trước có thờ Tam Bảo nhưng được khoảng mấy năm thì tự dưng không thờ nữa. Ông tự ý dẹp bỏ bát nhang và hình Phật. Từ đó tính tình ông thay đổi hẳng không ăn chay, sát sanh rượu chè, đánh vợ đánh con. Con và mẹ đã mang bát nhang và tượng Phật lên chùa xin gửi vào chùa thì tính tình ông đã dịu bớt không còn rượu chè, nhưng bây giờ ông không làm gì hết suốt ngày chỉ ngủ đến bữa dậy ăn rồi lại ngủ đã mấy tháng rồi thậm chí nhiều khi thấy người lạ ông trốn vào trong nhà. Con nghĩ bố con đã bị các ngài quở phạt. Vậy giờ gia đình con phải làm gì để có thể giảm bớt cho bố con ạ. Hiện tại không khí trong nhà con rất nặng nề. Xin giúp gia đình con với.
Bố bạn từ bỏ Tam Bảo là do không đủ phước duyên gặp đúng thiện tri thức chỉ dạy trên bước đường tu tập, tính ông lại rất cố chấp nên không chịu nghe ai, do vậy trên đường tu ông đã gặp chướng ngại, do ông tự tu (có thể tự thực hành thiền quán hay trì chú) mà thiếu người hướng dẫn nên đi sai đường, bị oan gia trái chủ tác động, tâm trí trở nên mê mờ, không phân biệt đúng sai nữa nên mới từ bỏ Tam Bảo. Hiện giờ bệnh trạng lại càng nặng thêm, thấy người lạ thì sợ, ngủ thì rất nhiều, đây là dấu hiện cho thấy ông bắt đầu bị oan gia trái chủ tác động đến tinh thần của ông rồi…sau này có lúc ông sẽ ngồi nói chuyện một mình, với người thân trong nhà thì ông sẽ không thích giao tiếp nữa…
Đây cũng là nghiệp nhân từ kiếp xa xưa của ông, chính ông cũng đã từng ngăn cản phá hoại người ta tu hành, làm người ta mất niềm tin nơi Tam Bảo, cộng thêm phước duyên đời này ông kém khuyết, và tập khí cố chấp sâu nặng nên đời này nhân duyên đầy đủ, oan gia của ông – họ lại đến trả thù chuyện năm xưa, quấy phá ông như vậy.
Chúng ta không thể trách oan gia trái chủ của ông, tất cả mọi chuyện trên thế gian này tốt hay xấu xảy ra cho bản thân mình đều do nghiệp nhân chính mình đã tạo trong đời quá khứ mà thôi, chúng ta không thể trách người khác, tất cả là do mình tự làm rồi mình tự chịu.
Nói như vậy để bạn thấy rõ nhân quả của Bố bạn là do chính Ông tự làm tự chịu. Vì vậy bạn không nên tìm Thầy trừ tà, dùng pháp thuật, trì chú để trục xuất hay làm tổn hại oan gia của Bố bạn dưới bất kỳ hình thức nào. Đây không phải là phương pháp, thậm chí nó còn gây tác dụng ngược, làm tình hình của Bố bạn ngày một xấu đi. Tuyệt đối việc này là ko nên làm.
Phương pháp đúng đắn là Hóa Giải và Hồi Hướng: Bạn cùng với Mẹ hãy phát tâm ăn chay trường, phóng sanh, tụng kinh, niệm A DI ĐÀ PHẬT, làm từ thiện…tận dụng điều kiện hiện tại mà phát tâm làm thiện hết sức mình với tâm CHÂN THÀNH.
Mỗi cuối ngày thì đứng trước bàn thờ (nếu có điều kiện) hoặc mặt hướng về phía Tây mà đọc lời hồi hướng cho oan gia trái chủ của Bố:
“Con pháp danh tên là…, con xin nguyện hồi hướng tất cả công đức tu hành, các việc phước thiện mà con & mọi người trong gia đình làm được trong ngày hôm nay đến tất cả chúng sanh khổ nạn ở khắp pháp giới, trong đó có ông bà cha mẹ, thân bằng quyến thuộc, oan gia trái chủ nhiều đời nhiều kiếp của gia đình chúng con. Đặc biệt là xin hồi hướng cho quý vị là oan gia trái chủ của Bố con (pháp danh là…),nguyện mong tất cả chúng sanh sớm buông xả hận thù, giác ngộ Phật tánh, hồi quy Tịnh Độ, nhất tâm niệm Phật, cầu sanh Cực Lạc. Nam Mô A Di Đà Phật.”
Nếu Bạn và Mẹ bạn chân thành thật làm như vậy mỗi ngày thì bệnh của Bố bạn sẽ sớm khỏi, sau này Bố Bạn sẽ có chuyển biến tốt.
Hi vọng với vài lời trên có thể giúp ích cho bạn được một chút.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Dạ, những lời Không Trí khuyên Liên Hoa rất cảm kích và cũng suy nghĩ vài hôm nay. Tuy nhiên vẫn có nhiều điều khiến LH cảm thấy chưa thật sự thông. LH nghĩ không biết các anh chị, cô chú tu tại gia phân bổ thời gian và tâm trí để tu luyện thế nào, còn LH thì rất lộn xộn. LH mới niệm Phật thời gian ngắn gần đây, nhưng cũng ko có thời gian biểu cố định, thời điểm nào trong ngày LH cảm thấy thích hợp thì dành ra một khoảng thời gian nhỏ để niệm, LH không đếm số niệm mà chỉ căn thời gian vì nếu đếm số LH thấy mình bị phân tâm quá. Trong quá trình niệm cũng rất hay bị phân tâm, khó tập trung.
Nếu có thể dùng tất cả thời gian và tâm trí của mình để nghĩ về câu A Di Đà Phật thì LH cũng rất muốn, nhưng mặt khác LH vẫn phải sống cuộc sống bình thường, cần một công việc để sống, cần một công việc theo sở thích…để tư duy về công việc đó cả ngày LH cũng rất muốn…Nhưng để làm được cả hai cùng lúc như vậy là điều không thể. Mà nếu cả hai điều, mỗi thứ làm một tẹo thì chắc cũng chẳng thể đi đến đâu.
Không biết đây có phải là những lời lẽ biện minh cho sự không chuyên tâm của mình hay có điều gì đó mà lý trí của LH còn chưa rõ về chính mình, có gì mong Không Trí tiếp tục chỉ dẫn để LH gạt được lớp sương mờ ảo để mọi thứ sáng rõ hơn.
Chân thành cảm ơn Không Trí.
To bạn LinhNguyen:
Nếu bạn cảm thấy không an thì nên có tấm vải vàng che trước tượng Phật, khi bạn Niệm Quán Âm Bồ Tát thì mở ra, như vậy thì chẳng phạm lỗi gì, ấy là lời dạy của Đại Sư Ấn Quang.
To bạn Quyên Nguyễn:
Lời dạy chú Tịnh Thái rất thiết thực chỉ sợ bạn chưa có niềm tin thì rất khó, bạn phải hiểu thật rõ pháp môn Niệm Phật, hiểu rõ uy lực bất khả tư nghì của ăn chay, niệm Phật, một câu niệm phật là tâm tủy của mười phương ba đời chư phật thì việc hành trì mới hiệu quả. Tịnh Minh trước u mê nhờ đọc các bài pháp của Lão Hòa thượng Tịnh Không và Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao mà giác ngộ được phần nào, lợi lạc chẳng thể nói hết được, bạn có thể bớt chút thời gian nên các trang Tinhkhongphapngu.net;niemphat.net mà tìm hiểu thì tốt biết mấy. Nếu bạn tin ngay lời chú Tịnh Thái nói chân thật mà hành trì chẳng khởi vọng tâm thì bạn là người có đại phước báu là bậc Thiện nữ nhân, lợi mình lợi người cứu được cha mình đang bị oan gia, nghiệp chướng phá hoại, ấy cũng là cơ duyên của bạn, cha bạn đang mong cầu bạn học Phật để cứu mình và cứu chính bạn.
Chúc bạn tinh tấn!
Nam Mô A Di Đà Phật!
A DI ĐÀ PHẬT !
Con cám ơn bài viết của Thầy!
na mô a di đà phật
con xin thây chỉ cho con bàn thờ phật có chiêu cao chuẩn là bao nhiêu
Cho con hỏi hôm 21/9 con có thỉnh xá lợi Phật ở một ngôi chùa bên Thái Lan, có 3 viên tất cả, hôm nay 22/9 tự sanh thêm 2 viên nữa, giờ đã có 5 viên. Bây giờ con có phải cúng hay làm gì không?
Việc xá lợi tăng thêm hay giảm đi cũng là do phước duyên của mỗi người, nếu bạn tu tập đúng như pháp thì có thể được cảm ứng này. Nhưng cũng ko nên vì việc này mà sanh tâm tham chấp, cứ phải nhất định ngày nào cũng xem hôm nay số lượng xá lợi tăng hay giảm đi…đây cũng là phiền não, vì dính mắc vào trong đó thì tăng trưởng tâm tham luyến, có 1 mong 2, có 5 mong 10…thấy giảm bớt đi thì bảo là xui, là do trời Phật phạt.
Trời Phật nào phạt hay thưởng gì cho chúng ta, chúng ta tu hành tốt thì các Ngài đến trợ duyên, tăng trưởng thiện tâm thêm cho chúng ta.
Chúng ta tu hành không như pháp thì ngay lập tức cảm ứng liền ko còn, nên suy cho cùng “Tất cả các pháp là do tâm tạo”, chẳng phải do bên ngoài mà được.
Tu từ bên ngoài rồi lại phải hướng vào bên trong tâm tánh mà tu mà sửa đổi, sửa đổi ý niệm tốt rồi thì cảnh bên ngoài liền tự chuyển biến tốt theo. Cho nên phàm phu thì “tâm tùy cảnh chuyển”, chư Phật Bồ Tát thì “cảnh tùy tâm chuyển”.
Về việc xá lợi, với người tu chân thật thì sau này có còn hay ko còn cũng sẽ chẳng là quan trọng nữa, đến lúc cần thiết thì các Ngài lại cất đi, việc này chúng ta không cần thiết phải bận tâm cúng bái hay cầu xin, quan trọng là sanh tử của chính mình giải quyết ra làm sao, mình ứng dụng lời Phật dạy trong đời sống hằng ngày như thế nào để có thể đạt đến THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Xin các quý Thầy cho con được hỏi: Con năm nay 19 tuổi, là nam nhi có duyên gặp được Phật pháp và con nhận ra mình có quá nhiều lỗi lầm, con xin gia đình cho con xuất gia nhưng gia đình ko đồng ý, con buồn lắm. Đây có phải là do con chưa đủ duyên phải ko Thầy? Mong Thầy cho con một lời khuyên.
A Di Đà Phật
Xin chào Toan
Xuất gia là hạnh nguyện cao cả, lợi mình lợi người, thật là đáng quý. Người xuất gia sẽ có môi trường thuận lợi cho việc tu học như là được thầy hướng dẫn kỷ lưởng hơn, bạn đồng tu sách tấn hằng ngày, có cơ hội để phụng sự Tam Bảo, bảo tồn và phát dương Phật Pháp, ngoài ra không bị những cám dổ thử thách của trần đời…
Trường hợp của bạn quả thật là chưa đủ duyên để được xuất gia, vì thế cũng chớ nên buồn hay hờn trách vì ai. Muốn giử vững chí nguyện xuất gia thì nên thường xuyên đến chùa làm công quả, nghe thầy thuyết pháp, thỉnh kinh sách về đọc, chớ nên thành lập gia thất vội để giử nhân duyên giữa mình và Phật Pháp, chùa chiền ngày một gắn bó, thân mật, không phai mờ xao lãng.
Người ngăn cản bạn đi xuất gia có lẻ là vì chưa hiểu Phật Pháp nên mới làm như thế. Chính vì thế cho nên bạn cần giúp cho họ hiểu về Phật Pháp. Điều này không phải một sớm một chiều có thể thực hiện được. Khi họ hiểu được Phật Pháp thì sẽ hoan hỉ với việc bạn đi xuất gia. Nếu là anh chị em thì dể nhưng nếu là cha mẹ thì đành phải chịu thôi. Trong trường hợp này thì bất đắc dỉ phải tu tại gia vậy. Thời nay người tu tại gia vãng sanh rất nhiều nên mình chớ nên nghĩ rằng phải xuất gia thì mới tu được.
Trong kinh Pháp Hoa Phật dạy: ” Người nào có tâm từ bi thương yêu hết thảy chúng sanh chính là đã vào nhà Như Lai , áo Như Lai chính là hạnh nhu hòa nhẫn nhục “. Điều này cho thấy không phải vào chùa mặc áo cà sa, cạo đầu là thành đệ tử Như Lai mà đó chỉ là hình tướng bên ngoài mà thôi.
Trong kinh Pháp Cú Phật dạy: ” Trong thời không có Phật ra đời thì hai vị Phật để cho chúng ta tôn thờ chính là cha mẹ của chúng ta. Công Đức cúng dường hai vị Phật này bằng với công đức cúng dường Phật. ”
Trong kinh Quán Vô lượng Thọ Phật có dạy : ” Muốn sanh về Cực Lạc phải tu ba thứ phước:
1:Hiếu dưởng cha mẹ, phụng thờ sư trưởng, từ tâm bất sát, tu mười nghiệp lành
2. Thọ trì tam quy, giử vẹn các giới, đừng phạm oai nghi.
3. Phát bồ-đề tâm, tin sâu lý nhân quả, đọc tụng kinh Đại Thừa, khuyến tấn người tu hành “.
Trong đoạn kinh văn trên thì bạn thấy rỏ là đức Bổn Sư đã đặt Hiếu Dưởng Cha Mẹ lên hàng đầu chứng tỏ đây là việc rất hệ trọng.
Khi xưa thời đức Phật còn tại thế thì hai chữ ” xuất gia ” là ý nói đi theo Phật để học giáo lý và tu tập theo sự hướng dẫn của Ngài. Khi đức Phật nhập diệt rồi thì xuất gia có nghĩa là đi học giáo lý và tu tập theo sự hướng dẫn của một vị thầy nào đó. Nếu vị thầy đó dẫn dắt mình đi đúng đường thì về với Phật. Có nhiều vị vào chùa tu một thời gian thì mới than rằng sao tu ở chùa khổ quá, phiền não quá, không được thanh tịnh như mình đã từng nghĩ.
Thật ra thì phiền não và đau khổ thì ở đâu cũng đều có, tại gia hay xuất gia gì thì cũng giống nhau. Tu là sửa, sửa tâm mình từ tham, sân, si, mạn, nghi…thành thuần thiện thuần tịnh mới là việc chính. Còn sửa thân mình thành đầu tròn áo vuông là phần phụ, nếu có thêm thì càng tốt. Còn bất đắc dỉ thì Phật cũng không chấp đâu vì Phật tại tâm, Phật tại Tây Phương, có lòng thành thì Phật ở khắp nơi, không nhất thiết phải là Phật tại chùa.
Tình hình cho thấy tâm bạn đang mong muốn được xuất gia, khi xuất gia rồi thì mới bắt đầu tu. Nếu như ngày mai bạn chết đi thì chắc là thần thức sẽ ở quanh quẩn nơi ngôi chùa mà bạn định xuất gia.
Nói tóm lại mọi việc hãy nên tùy duyên, khi thuận lợi thì xuất gia, còn không thuận lợi thì tu tại gia, miển sao có tu là được, cần nên hướng tâm mình về Tây Phương Cực Lạc, mong cầu được vãng sanh chớ nên hướng tâm về chùa và mong cầu được xuất gia. Tâm bình thế giới thảy đều bình. Chính vì mình mong muốn được xuất gia nên khi bị cản trở thì bị rơi vào ” cầu bất đắc khổ “. Thôi thì tạm thời ở nhà cứ xem nhà như là chùa, quét sân nhà như quét sân chùa. VT có nhớ một vị thầy nói là : ” Ngăn cản một người đi xuất gia là tội không nhỏ, khuyến khích một người đi xuất gia là công đức rất lớn “. Chính vì thế cho nên VT không có ý định ngăn cản việc đi xuất gia của bạn chỉ chẳng qua là muốn bạn hiểu rằng người tại gia vẫn có thể tu được.
Nam Mô A Di Đà Phật
Thầy Viên Trí cho con hỏi: Hiện con chỉ có bàn thờ gia tiên, hằng ngày con thắp hương, niệm Phật có được không ạ? Con cảm tạ Thầy. Nam mô A Di Đà Phật!
Xin chào Kiều Bình
VT không phải thầy gì cả, chớ có hiểu lầm. Trong nhà chỉ có bàn thờ gia tiên, đốt nhang rồi niệm Phật, như vậy cũng tốt nhưng chưa tốt lắm vì làm như vậy lợi cho mình thì chưa được nhiều mà lợi cho người thì không có.
Nếu mà trong nhà có người không tin Phật, thường hay phỉ báng chống đối hoặc là nhà chật hẹp, không có nơi thanh tịnh trang nghiêm để thờ Phật thì bất đắc dỉ lắm cho nên mình không thiết lập bàn Phật, chỉ hướng về Phương Tây mà lể bái, niệm thầm trong tâm giống như là chị Liên Hương trong phim Nghịch Duyên. Vì nếu làm bàn Phật mà người ta phỉ báng chống đối rồi người ta mang tội thì tội nghiệp cho người ta.
Nếu như trong nhà chưa có ai biết Phật Pháp thì mình nên làm một bàn Phật ( hình hoặc tượng Phật A Di Đà, có thêm Quán Thế Âm và Đại Thế Chí thì càng tốt ). Có thể nói đây cũng là một phần của cảnh tùy tâm chuyển vì trong lòng mình tôn kính Đức Phật như thế nào sẽ được thể hiện ra nơi đây bằng cách sớm hôm mình đốt đèn, đốt nhang, lựa bông hoa đẹp, trái cây tươi tốt… và nhất là thành tâm lể bái tụng niệm mỗi ngày theo thời khóa. Khi mà người nhà của mình ( cha mẹ, anh chị em… ) nhìn thấy bàn thờ Phật trang nghiêm rồi mình mặc áo choàng quỳ bên dưới, chuông mỏ ngân nga, hương trầm nghi ngút… thì người ta sẽ nhìn thấy rồi phát tâm cung kính, hoan hỉ… đây gọi là tâm tùy cảnh chuyển vậy. Khi mà khởi được tâm cung kính, hoan hỉ với việc lể bái tụng niệm thì cũng có công đức như là đã lể bái tụng niệm vậy. Có thể là người ta sẽ hỏi : ” Đây là gì? Tại sao lại như thế? “. Thì đó là một nhân duyên tốt để mình khai thị cho người đó biết pháp môn niệm Phật. Đây cũng chính là pháp thí vậy. Khi người ta biết pháp môn niệm Phật thì hằng ngày người ta cũng sẽ tham gia thời khóa tụng niệm chung với mình. Sau đó bà con bạn bè ghé nhà thăm viếng, người ta cũng nhìn thấy cảnh nhang đèn tụng niệm, rồi thắc mắc, hỏi thăm tại sao lại như thế? Sau đó mình mới nhân cơ hội đó mà khai thị pháp môn niệm Phật. Nếu người ta hoan hỉ phát tâm thì mỗi ngày ghé tụng niệm chung như vậy thì từ từ nhà của mình sẽ trở thành một đạo tràng nho nhỏ. Mọi người cùng đến tụng niệm chung rồi sách tấn lẫn nhau. Nếu lở một mai mình có mệnh hệ gì thì chính những người này sẽ hộ niệm cho mình như vậy là lợi mình lợi người.
Mặc dù là Phật tại tâm, Phật tại Tây Phương, hình tượng Phật chỉ là phương tiện nhưng nếu mình khéo biết sử dụng phương tiện thì lợi ích sẽ rất lớn vậy. Trong kinh Địa Tạng có nói một lần chiêm ngưỡng đảnh lể hình tượng của Bồ Tát Địa Tạng còn được mấy trăm kiếp sanh lên cõi trời huống chi mình thành tâm lể bái hình tượng của Đức Phật A Di Đà là quang minh cực tôn, Phật trung chi vương thì công đức sẽ càng bất khả tư nghì.
Cùng là một hình tượng Phật nhưng có người thờ phượng không đúng cách nên vô tình tạo ra tội, có người thì bỏ bê quanh năm suốt tháng, có người lể bái sơ sơ vài cái cho qua loa… nên công đức không bao nhiêu. Người được công đức lớn là do người ta xem hình tượng Phật ấy như chính là Đức Phật thật vậy cho nên lựa bông hoa đẹp, trái cây tươi tốt, nhang trầm thơm phức… rồi thành tâm lể bái, tụng niệm ngày đêm, chí thành chí kính. Công đức phước báo được tạo ra là do nơi tâm chí thành chí kính vậy.
Nói tóm lại, hãy xem xét tình hình trong nhà như thế nào, có nơi trang nghiêm thanh tịnh không? Căn tánh của những người trong nhà như thế nào? Khi làm bàn Phật thì có bị ai phỉ báng chống đối không? Có ai hoan hỉ phát tâm không? Sau đó hãy quyết định sau. Niệm Phật thầm trong tâm, không làm bàn Phật là tu lén chỉ lợi cho mình mà thôi. Còn làm bàn Phật trang nghiêm, tụng niệm có tiếng để cho người khác thấy nghe là rộng mở cửa phương tiện để lợi mình lợi người, rộng kết thiện duyên.
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật! Hôm nay con mới đọc hồi âm Thầy dạy, mong Thầy thứ lỗi và cho con hỏi: Gia đình con ở Hà Tây (cũ), con có thể nhờ ai chỉ bảo những điều Thầy dạy, thủ tục trước, sau thế nào ạ? Kính mong Thầy hoan hỉ…Xin cảm tạ Thầy. Nam Mô A Di Đà Phật!
Xin chào Kiều Bình
VT không phải thầy mà. Bạn đâu có lỗi gì đâu. Chính VT đây mới thật sự là có lỗi. Thành thật xin lỗi bạn.
Bình thường bạn niệm Phật như thế nào thì cứ tiếp tục y như vậy. Không có thủ tục trước sau gì cả. Xem như VT không có nói gì hết nhé. Thành thật xin lỗi bạn.
Tại sao lại như thế? Là bởi vì VT nhớ lúc xưa có đọc ở đâu đó có câu chuyện thế này :
Có một bà lão ở trong một túp lều ở vùng ngoại ô vắng vẻ. Bình thường mọi ngày bà đều thành tâm lể Phật niệm Phật. Có người đã nhìn thấy ánh hào quang rực sáng phát ra cả một góc trời, khi đến gần thì mới biết ánh sáng kia phát sanh từ nơi túp lều của bà lão. Người ấy cũng hiểu biết về pháp môn niệm Phật, thấy bà lão niệm sai nên đính chính lại cho đúng. Hôm sau, bà lão y theo cách hướng dẫn mới mà niệm Phật nhưng cách này khó khăn và khiến cho bà phát sanh phiền não, không còn thanh tịnh và nhất tâm như trước đây nên ánh sáng kia cũng mất. Chính vì thế cho nên VT mong là bạn hãy niệm Phật như trước đây chớ để tâm những gì VT đã nói. Hãy xem như VT không có nói gì cả nhé. Thành thật xin lỗi bạn.
Pháp môn niệm Phật này theo VT nhận thấy thì đối với người thượng căn thượng trí thì nó rất khó là bởi vì người ta bị mắc kẹt trong ” rừng văn tự “. Thu nhiếp lục căn, tịnh niệm tiếp nối, nhất tâm bất loạn… Nhất tâm bất loạn là cảnh giới tối cao, người đạt nhất tâm bất loạn sẽ vãng sanh về thượng phẩm. Khi mình càng muốn được nhất tâm thì sẽ không được nhất tâm là bởi vì tâm muốn được nhất tâm không phải là tâm niệm Phật.
Ngẩu Ích Đại Sư nói : ” Có Tín Nguyện là được vãng sanh còn phẩm vị cao hay thấp là do Hạnh sâu hay cạn “.
Chính vì thế cho nên đối với người hạ căn ( ngu phu ngu phụ ) thì pháp môn niệm Phật đối với họ lại vô tình trở nên rất dể. Tin Sâu, Nguyện Thiết, Hành Chuyên là đủ cho nên không cần phải học nhiều, hiểu nhiều. Chỉ cần có tấm lòng chân thành, thật thà, nhẫn nại, khiêm nhường, cung kính… như là câu chuyện Chàng Ngốc Thật Thà Niệm Phật Được Vãng Sanh.
Qua Câu Chuyện Cô Gái Câm Niệm Phật Được Vãng Sanh thì càng chứng minh cho thấy đối với người câm thì không biết văn tự là gì nên không thể ” trì danh hiệu Phật ” được. Nhưng cô ta đã đặt niềm tin tuyệt đối nơi đức Phật A Di Đà, ngày đêm tha thiết cầu nguyện vãng sanh. Ánh mắt của cô ta lúc nào cũng nhìn chăm chăm vào hình ảnh Đức Phật ( có thể gọi là quán tượng niệm Phật ). Trong lòng cô ta lúc nào cũng nghĩ nhớ đến Phật và mong muốn được vãng sanh nên cuối cùng cô ta đã được vãng sanh. Đúng như lời Ngài Đại Thế Chí Bồ Tát đã dạy trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm: ” Nhược chúng sanh tâm, ức Phật, niệm Phật, hiện tiền đương lai, tất định kiến Phật. “.
Nói tóm lại, bất cứ lúc nào và ở nơi đâu, trong tâm luôn hướng về Phật, nhớ Phật, niệm Phật là việc chính còn mọi nghi thức, thủ tục bày vẻ, phương tiện… chỉ là trợ duyên, có thêm thì càng tốt, không có thì cũng không sao.
Nam Mô A Di Đà Phật
Con xin cảm tạ Thầy đã dành nhiều thời gian chỉ dạy! Nam mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật, con xin chào thầy thưa thầy mong thầy chỉ giúp dùm con
Một việc : con bán nhà và muốn thỉnh tượng Phật Bà Quang Âm mà con đang
thờ về nhà của bà ngọai con Thơ bà trong phòng Khach chính diên với cửa chính
(Và vì nhà ngọai con có thờ ông Quang Thánh ở phía trên gần nóc nhà theo miêu của người
tàu)như vậy tượng Phật Bà con để đôi diên với trang Thơ ông Quang Thanh thì có bị phạm trong những điều cấm kỵ không thầy mong thầy vì có người nói với con là không được
thờ Bà phải cao hơn .Mong thầy chỉ bảo cho con, con cám ơn thầy rất nhiều