Tục lệ tín ngưỡng của dân gian thường có rất nhiều điều kiêng kị, nhưng đó không phải là tín ngưỡng Phật giáo chân chính mà chỉ là những điều kiêng kị bị ngộ nhận là của Phật giáo.
Ví dụ như những cây hương thừa trong bát hương nếu hàng ngày không thu gọn thì trở nên dơ bẩn và dễ gây cháy rất nguy hiểm. Cho nên các bát hương đặt trước các tượng Phật trong chùa, hàng ngày vào lúc sáng sớm đều cần phải thu gọn, giữ cho bát hương luôn luôn sạch sẽ như mới thắp hương lần đầu.
Các nữ tín đồ thờ Phật tại nhà đến kỳ kinh nguyệt thì không dám tới chùa lễ Phật, thậm chí không dám đến trước bàn thờ Phật để thắp hương tụng kinh, tọa thiền, niệm Phật.
Kỳ thực đó là điều kiêng kị của hàng quỷ thần cấp thấp. Vì quỷ thần sợ máu bẩn nên hễ thấy máu bẩn thì dễ nổi giận. Quỷ thần nghiện ăn máu, thấy máu là dấy lòng tham, nhưng máu kinh nguyệt không phải là máu tươi nên quỷ thần có phản ứng như bị người ta đùa bỡn làm nhục.
Do vậy, phụ nữ khi hành kinh vào các đền, miếu, điện thờ quỷ thần thì có thể bị hậu quả không tốt.
Còn như các Sa-di ni, Tỳ kheo ni, cùng các Ưu bà di (nữ cư sỹ) ở gần đều sinh hoạt tại chùa, cùng các phụ nữ tu hành hàng ngày làm bạn với kinh sách, tượng Phật và các pháp vật khác của nhà chùa, từ xưa đến nay chưa từng thấy ai bị tai họa bởi vấn đề xung khắc do kinh nguyệt gây ra cả.
Những người thờ Phật tại gia khi lập bàn thờ Phật trước hết phải nhờ người làm lễ khai quang các tượng Phật, Bồ Tát, lại phải chọn ngày tốt, hướng tốt. Đó cũng là do tín ngưỡng dân gian hoặc phong tục dân gian.
Theo quan điểm “nhập gia tùy tục” mà nói thì tục lệ đó cũng không có gì sai trái lắm. Làm lễ khai quang là để tỏ ý thận trọng, chọn ngày chọn hướng là để tỏ ý cầu mong tốt lành.
Nhưng theo quan điểm Phật giáo thì chư Phật, Bồ Tát có ở khắp mọi nơi, không một chỗ nào không ứng hiện. Tất cả mọi hướng đều có chư Phật, Tam bảo, Long thiên hộ pháp.
Như vậy, đương nhiên là không hề có những vấn đề do tín ngưỡng dân gian tưởng tượng ra. Chỉ cần chọn một chỗ nào mình cho là tôn quí nhất, rồi với tình cảm thành kính nhất và chọn một thời điểm thích đáng nhất để đặt tượng thờ Phật là được.
Có người cho rằng có những bài chú, bài kinh nào đó thì người tu tại gia không được niệm, hoặc có những bài chú, bài kinh nào thì không được niệm vào một giờ nào đó.
Kỳ thực, với tấm lòng cung kính, tất cả mọi bài kinh, chú đều có thể tụng niệm ở bất cứ nơi nào thanh tịnh. Tốt nhất là trước khi tụng niệm nên rửa tay, súc miệng rồi đứng trước bàn thờ thắp hương lễ Phật mà tụng niệm nhưng không nên nói người tu tại gia không được tụng kinh nào đó hoặc không được niệm chú nào đó, trừ những pháp môn quy định đặc biệt của Mật Tông thì không kể.
Trong một nhà cũng có thể có người tin Phật, có người tin Thần, phải chăng có thể thờ chung cả Thần và cả Phật trong cùng một bàn thờ ? Điều đó nên coi là không có vấn đề gì.
Nên thờ Phật ở chính giữa, cúng Bồ Tát ở hai bên, cúng các Thần ngoài cùng, coi là kẻ bảo vệ bên ngoài cho Tam bảo, cũng nên để cho các Thần gần gũi với Tam bảo để tu học Phật pháp, gây thần nhân duyên với đạo Phật.
Nếu đạt được sự thỏa thuận của cả nhà, sau khi đã đổi ý mà tin theo Phật thì sẽ làm lễ cúng Thần, khấn cáo với Thần rồi đem tượng (và đồ thờ) Thần cất đi, để tránh cúng thờ ngẫu tượng quá nhiều sinh ra tạp loạn.
Có nhiều người không hiểu đối với tro hương cùng các kinh sách, tượng và các pháp vật bị hư hỏng thì sẽ xử lý như thế nào? Thậm chí có người mang đến giao cho nhà chùa.
Kỳ thực thì chỉ cần chọn chỗ đất trống và đồ đựng sạch sẽ, bỏ các thứ đó vào rồi châm lửa đốt đi, đốt xong đào lỗ chôn xuống đất là được. Những thứ làm bằng kim loại không đốt được thì tìm chỗ cất kín, một thời gian sau sẽ xử lý thải bỏ như đối với đồ đạc cũ kỷ rách nát khác.
Các vật cúng bày trên bàn thờ Phật như hoa, quả, nước trà v.v… thuộc các loại phẩm vật tiêu hao thì phải thay đổi hằng ngày. Những thứ gì còn có thể dùng được, ăn được thì nên đem dùng vào việc khác hoặc đem cho người nhà ăn dùng, không nên vứt đi. Những thứ bị ôi thiu, hư nát thì phải đổ bỏ đi như đổ rác. Còn như phẩm vật bày cúng nên bày cúng đơn chiếc hay bày một đôi thì không có hạn chế gì cả.
Xét về mỹ quan đối xứng mà nói thì nên dùng một cặp đôi. Nhưng nếu vì tiền nong vật phẩm có hạn, hoặc do vị trí chỗ bày biện không tiện, chỉ bày cúng đơn chiếc thì cũng không có gì là không được. Còn về đồ cúng là những món gì, về nguyên tắc là tùy theo chỗ tiền nong chi tiêu mà mình có thể lo liệu được, không bày biện rườm rà mà cũng không cần phải phô trương.
Thời gian tu hành tại nhà thích hợp nhất là vào lúc sáng sớm và buổi tối, lúc đó nhờ thân tâm thanh tịnh, thoải mái. Như vậy mới có thể chuyên chú, thành tâm mà tu tập.
Nếu vì tính chất công việc làm ăn thì đương nhiên có thể chọn những thời gian khác nhau. Tốt nhất là không lập bàn thờ trong phòng ngủ, không nên ngồi tọa thiền, lễ Phật, tụng kinh ở trên giường.
Nhưng nếu nhà ở chỉ có một phòng thì tốt nhất là lúc bình thường lấy vải khăn che phủ tượng Phật. Khi nào lễ Phật thì xếp dọn giường chiếu chỉnh tề, sạch sẽ rồi mới mở khăn tượng Phật ra. Nếu giường làm lễ cúng được, coi đó cũng là một nơi để tu hành.
Nói tóm lại, lấy cái tâm thanh tịnh, cung kính để biểu thị mức độ trang trọng, nghiêm túc làm nguyên tắc.
Sau khi đã quy y Tam Bảo thì không được quy y một tôn giáo nào khác, không được thờ phụng một đền miếu, đạo tràng nào của tín ngưỡng dân gian. Tuy vậy vẫn phải giữ thái độ tôn kính đối với các tín ngưỡng đó.
Khi đi vào các nhà thờ, đền miếu, đền thần phải cúi người chắp tay chào hỏi. Không được coi việc thờ phụng đó là đối tượng tín ngưỡng của mình, mà coi đó là cử chỉ để giữ quan hệ hữu nghị.
Trước khi chưa có nhận thức xác thực đối với Phật pháp thì không được đọc sách báo ngoại đạo, nếu không sẽ dẫn đến sự chỉ dắt sai lầm về phương hướng.
Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm
Nam mô a di đà phât
kính thưa các bậc tu sĩ con xin nhờ các thầy giúp đỡ cho con vài lời khuyên tốt nhất để con có thể sống mà không suy nghĩ tới,trước đây con quen một người,chúng con yêu nhau rất nhiều và không được sự chấp thuận của gia đình con,cũng có thể con còn quá nhỏ so voi lúc do ,nhỏ dại,bồng bột và thiếu suy nghĩ,con đã có con voi người bạn trai rồi không thể giữ được ,ban trai kêu đi phá thai sau khi co bầu ,va cứ như thế xảy ra ba lan ,con thật sự rất buồn,con lo lắng và cuối cùng con cũng ket hôn với người đó,hai người sống với nhau chỉ được hai năm rồi xảy ra quá nhiều chuyện ,giờ đây chúng con đã chia tay va không còn liên lạc gì nữa,người đó đã lấy vợ khác,con cung gặp được nhân duyên mới nhưng con cảm thấy con và người đó cải lộn hằng ngày,con thật sự rất buồn,con là người đã qui y tam bao va luon tin tưởng vào cửa Phật,con đi tới cửa tiệm bán những tượng của các vị bồ tác ,con thĩnh ngài về rồi lập bàn thờ o chính giữa phòng khách đối diện với cửa chính,co cũng không hài lòng cho lắm,thậm chí con không co chắc chắn đó có phải là Phật quan thế âm hay không nó là tượng Phật đứng trên con rồng.mong qui thầy chỉ bảo cho con,con thật sự cám ơn nhiều
Nam mô a di đà Phật
Thân chào chị Bé,
Tôn tượng mà chị đã nói ở trên là tượng mẹ Quan âm đại hải đó chị ạ.
A di đà phật.
Nam mô A Di Đà Phật.
Nếu thật sự Bé có tâm để cúng dường Phật, Bé hãy đến cửa chùa nào gần nhất để các thầy chỉ rõ cho Bé về cách thức thờ cúng Phật cho đúng. Dẫu biết rằng Phật luôn ở bên khi ta gọi tên người, nhưng việc thờ cúng để cho linh nghiệm thì mỗi bức tranh Phật hay tượng Phật đều được sái tịnh và Khai Quang. Còn nếu các bạn cứ mua hình và tượng về và tự thờ sẽ không có ý nghĩa gì hết. Chúc bạn hoan hỷ.
Nam mô A Di Đà Phật cứu khổ cứu nạn linh cảm Quan Thế Âm Bồ Tát.
Xin quý vị hoan hỉ cho biết nên thờ hình tượng Phật Di Lặc nào? Vì có rất nhiều hình tượng khác nhau. Xin cám ơn. A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Phật Di Lặc là biểu tượng cho lòng Hỉ-Xả vô cùng tận:
“Bụng trống năng dung, dung những điều khó dung trong thiên hạ
Miệng lớn hay cười, cười những việc khó cười trong thế gian.”
Vì thế nếu bạn muốn thờ Phật Di Lặc, bạn hãy chọn một tấm hình, hay một tôn tượng nào đó của Ngài mà bạn cảm thấy hoan hỉ nhất là được.
Chúc bạn vạn sự như ý và Tâm Luôn Hỉ Lạc.
Thiện Nhân
Con tên là Hậu, đợt trước con có gửi bài viết của con một lần rồi. Con cám ơn thầy đã giúp con. Xin thầy cho con hỏi câu này nữa ạ. Giờ con đã đi lấy chồng ở Hàn quốc.
Hồi con chưa lấy chồng, đêm con ngủ mơ thấy một bà cầm tay con và nói rằng bố con đưa con đi xa, quả thật là không hiểu lý do gì mà con lại lấy chồng xa tới vậy. Nhưng từ khi bố con nhập được vào người con, những lúc nhập vào bố thường giao tiếp với con bằng trí óc. Những lúc như vậy con nói lại bằng trí óc rằng:”con mệt lắm bố ạ, con muốn ngủ” thì bố con nói rằng ừ, mệt thì ngủ đi. Nhưng con không hiểu tại sao từ đấy trở đi con lại theo Phật. Nửa đêm đang ngủ say tự nhiên tay con cứng lại và dần dần chắp tay lên niệm Phật đúng ba lần.
Con có ăn chay một tháng nhưng con đang phải nuôi con bằng sữa mẹ. Ăn chay được một tháng thì con không đủ sức nuôi con cho nên con mới mua thịt gà về ăn. Đến tối con ngủ mơ thấy có một bà biết bay, nhìn thấy bà con chỉ cúi đầu niệm Phật nhưng bà không nhận. Bà còn cầm nắm hương đốt cháy đỏ rực đánh vào vai con, nói con biết tội chưa? Con nói rằng con biết tội rồi.
Từ ngày con niệm Phật tới giờ con hay gặp may mắn, sức khỏe cũng tốt hơn, bố con dạy con niệm Phật như vậy có đúng không? Mỗi lúc niệm thì niệm đúng ba lần thôi ạ. Nội dung niệm như thế này:
“Nam Mô A Di Đà Phật. Con lạy bốn phương trời mười phương đất. Tên con là Vũ Thị Hậu. Mong các Ngài chứng giám cho tấm lòng thành của con”
Bố con dạy con niệm như thế đúng ba lần ạ. Xin thưa thầy có phải con cao số không ạ. Mong thầy giúp con để con biết đường theo Phật. Con cám ơn thầy nhiều.
Kính thưa thầy, con xin hỏi đôi chút nữa ạ. Như vậy con có cần phải lập bàn thờ Phật không? Con sống bên Hàn quốc phong tục họ không giống người VN mình. Nhưng đêm vừa rồi con có ngủ mơ thấy bố con nói rằng con nên lập bàn thờ Phật, nhưng con không biết phải lập bàn thờ cúng Phật như thế nào. Mong thầy giúp con với ạ. Con cám ơn thầy nhiều.
Lưu ý: Lần sau gửi bài viết mong bạn gõ dùm tiếng Việt có dấu nhé. A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Gửi bạn Vũ Thị Hậu,
Xin hoan hỉ chúc mừng bạn đã tham gia vào Ngôi Nhà Tịnh Độ.
1. Trước hết Thiện Nhân xin nói về việc ông cụ thân sinh đã thường xuyên nhập vào bạn để trò chuyện và báo mộng:
Theo đúng tiến trình thì một người sau khi mất, trong vòng 49 ngày tuỳ theo nghiệp Thiện-Ác của mình mà được đi tái sanh. Nếu khi sống ông cụ tạo nhiều nghiệp Thiện, chắc chắn ông cụ sẽ được về cõi lành (Trời, Người); Ngược lại ông cụ sẽ phải sanh vào những kiếp thấp hơn: Địa ngục; Ngạ quỷ; Súc sanh.
Theo lời bạn thuật, có thể khẳng định ông cụ nhà bạn vẫn chưa được tái sanh, và hiện đang sống trong cảnh một Vong „vô gia cư“. Lý do thì có nhiều, nhưng có lẽ lúc ông cụ mất, có điều gì đó khiến ông cụ không yên tâm. Ví thử: vì thương, hay lo lắng cho bạn quá chẳng hạn, vì thế ông cụ nhất quyết không chịu tái sanh, mà chấp nhận sống như một Vong không nhà cửa. Đây cũng là lý do tiềm ẩn tại sao có người báo cho bạn là ông cụ sẽ đưa bạn đi lấy chồng nơi xa…
Việc ông cụ thường xuyên nhập vào bạn, đây là điều không tốt.
a.Ông cụ không chịu chấp nhận sự thật là mình đã chết, nay chỉ còn lại thần thức. Thực tế thì ông cụ vẫn thường theo sát bên bạn và trò chuyện cùng bạn, nhưng vì tần số giữa âm-dương khác biệt, do vậy bạn không nhận biết được điều đó. Vì thế ông cụ phải tìm cách nhập vào bạn để truyền đạt những gì ông cụ muốn, hay lo lắng.
b.Vì ông cụ cố chấp như nói trên, nên ông cụ sẽ phải sống „bất hợp pháp“ và thần thức sẽ vất vưởng nay đây, mai đó rất đau khổ. Điều này cũng tương tự như người còn sống nhưng không gia đình, không nhà cửa… vậy. Nhưng ông cụ đã làm được một việc rất quan trọng và đáng tán thán: Gieo cái duyên Phật pháp cho bạn và thường xuyên nhắc nhở bạn nên niệm Phật và cần phải lập bàn thờ Phật. Điều này chứng tỏ ông cụ đã có sẵn những chủng tử Phật, nhưng vì một lý do nào đó, nên ông cụ không khởi duyên để tu khi còn sống? Mà phải chờ tới lúc xả báo thân xong, mới khởi duyên để nói cho con mình biết.
c. Điều bạn cần nên làm và làm ngay: Nếu ông cụ tiếp tục nhập vào bạn, bạn phải dùng trí tuệ của mình đê khuyên ông cụ: Sanh-lão-bệnh-tử là quy luật tất yếu của con người. Nay bố đã mất, không còn thân người nữa, chỉ còn lại thần thức, mà cứ phải sống lang thang đây đó sẽ rất đau khổ. Nếu bố thương con, bố hãy buông xả vạn duyên, cùng với con, hàng ngày Nhất Tâm Niệm Phật A Di Đà. Ví thử: Nam Mô A Di Đà Phật! Hay: A Di Đà Phật! Sau khi niệm Phật xong thì khuyên ông cụ sám hối những câu này, giả sử: Con tên là….., Pháp danh…. (nếu có), qua đời ngày….tháng…năm, từ vô thỉ kiếp tới nay vì con sống trong vô minh nên không biết cầu Phật pháp. Nay con đã mất thân người, chỉ còn thần thức sống lang thang nay đây, mai đó rất đau khổ. Nhờ con gái con khuyên con niệm Phật, nên con được biết thân người khó được, nay con xin sám hối tất cả những những nghiệp chướng con đã gây ra từ vô thỉ kiếp đến nay. Con xin nguyện hồi hướng công đức niệm Phật về cõi Tịnh Độ. Nguyện Đức Phật A Di Đà cùng Thánh Chúng phóng ngọc hào quang tiếp dẫn con được siêu sanh về Tịnh Độ.
Trong trường hợp không có cơ duyên để trao đổi với ông cụ, hàng ngày, nếu bạn làm lễ, hay niệm Phật, bạn hãy quán tưởng ông cụ thân sinh đang ngồi bên cạnh, rồi bạn đọc (có thể thầm đọc, vì người đã mất họ có thể nhận biết được suy nghĩ của mình bằng tư tưởng) bài sám hối thay cho ông cụ, kế đó khuyên ông cụ nhất tâm nguyện niệm Phật để về Cõi Tịnh Độ. Đây là con đường tốt nhất cho ông cụ, và giả như ông cụ được siêu sanh về Tịnh Độ, thì đó là nhân duyên rất thù thắng, sẽ giúp cho bạn và những người thân rất nhiều trong việc tu hành, giác ngộ và giải thoát…
2. Ăn chay được một tháng thì phải ăn mặn:
Ăn chay phải xuất phát từ Tâm, chứ không phải, và không nên gây áp lực ăn chay cho chính mình. Như bạn nói thì bạn đang nuôi con nhỏ, do vậy việc ăn chay sẽ gặp khó khăn. Theo Thiện Nhân bạn cứ tuỳ duyên mà làm. Nếu trong tháng có thể ăn chay được ngày nào, giả sử: Mồng 1, 15, 30 (tam chay); hoặc Mồng 8, 14, 15, 19, 23, 29, 30 (lục trai) thì bạn hoan hỉ ăn. Ăn chay cái tâm phải hoan hỉ thì mới có công đức; ngược lại, ăn chay mà tâm vẫn nhớ thịt, lo là hôm nay sẽ thiếu chất; ngày mai phải ăn bù lại, thì sẽ mất hết công đức. Trường hợp chưa thể ăn chay được, bạn ráng mua đồ mặn, chế biến sẵn từ siêu thị; tránh mua súc vật sống về nhà, rồi sát sinh trong nhà. Khi ăn đồ mặn, hãy quán tưởng đó là những thứ rau, dưa, dùng để nuôi thân, chứ không phải là thịt, cua, cá… rồi chóp chép thưởng thức. Được như thế, lâu ngày, tự sẽ giảm được bớt sự thèm khát ăn đồ mặn.
3. Tối con ngủ mơ thấy có một bà biết bay, nhìn thấy bà con chỉ cúi đầu niệm Phật nhưng bà không nhận. Bà còn cầm nắm hương đốt cháy đỏ rực đánh vào vai con, nói con biết tội chưa? Con nói rằng con biết tội rồi:
Người biết bay chưa hẳn đã là Phật, hay Bồ-tát. Trường hợp của bạn, Thiện Nhân nghĩ đây có thể là oan gia trái chủ (người thân trong gia đình, hoặc người có tư thù với bạn từ tiền kiếp) đã mất, nhưng họ vẫn chưa được siêu thoát, vì thế hành động cầm nắm hương đốt cháy đỏ rực đánh vào vai bạn, nói bạn biết tội chưa? cho thấy đây là hành động rất sân, giận. Bạn hãy rà soát lại xem, trong gia đình, họ mạc, hay người thân, quen mình, có ai mất trong tình trạng, hoàn cảnh không được hoan hỉ không? Nếu có thì hàng ngày bạn niệm Phật xong, nên Thành Tâm hồi hướng công đức cho họ, và nguyện cho họ được siêu sanh về Tịnh Độ. Làm thử ít ngày… bạn sẽ thấy kết quả.
4. Niệm “Nam Mô A Di Đà Phật. Con lạy bốn phương trời mười phương đất. Tên con là Vũ Thị Hậu. Mong các Ngài chứng giám cho tấm lòng thành của con”:
Niệm câu Nam Mô A Di Đà Phật là tốt rồi. Nhưng những câu sau mang tính cúng thần linh, thổ địa thì đúng hơn. Chúng ta học niệm Phật thì phải có Chánh Tính-Chánh nguyện và Chánh hạnh chứ không nên xen tạp những pháp môn khác, bởi như thế sẽ làm cho tâm mình thêm rối.
Bạn đã có duyên với Đường Về Cõi Tịnh, với Pháp Môn Niệm Phật, vì thế, cộng thêm hoàn cảnh éo le (lấy chồng nước ngoài), do vậy, bạn hãy nhất tâm nương vào câu: Nam Mô A Di Đà Phật, hay A Di Đà Phật mà niệm. Niệm niệm không ngừng. Bận việc thì thôi, tập trung làm việc, nhưng ngơi việc, thì lại khởi tâm niệm tiếp… Đặc biệt lúc cho con bú sữa thì càng phải nên niệm Phật để tránh những tâm lý sân hận, hay buồn phiền, gây trở ngại cho tâm lý và sức khoẻ (thậm chí nguy hiểm) cho cháu bé. Lòng mình thành hay không chỉ có mình tự biết. Còn việc các Ngài chứng giám cho tấm lòng của mình hay không phải phụ thuộc vào cái Tâm của mình có Thành Kính hướng về các Ngài hay không, phải không bạn?
5. Xin thưa thầy có phải con cao số không ạ?
Nếu nói theo kiểu tử vi, toán số… chắc bạn đã được nghe câu này: Nhân định thắng thiên! Nghĩa là: Con người có thể định đoạt được số phận của mình chứ không phải ông Trời.
Đạo Phật nhìn sự việc theo lý Nhân-Quả. Thiện lai, thiện báo! Ác lai, ác báo! Nếu có ai đó cả đời làm ác, mà kiếp hiện tại họ sống rất vương giả, nhung lụa, bạn hãy nên khởi quán: Đó là nhờ cái nhân tích phước báu tiền kiếp của họ mà có được. Nhưng ví thử phước báu đó cạn kiệt, họ sẽ ra sao? Ngược lại: Có người cả đời nay làm thiện, tích thiện, sống thiện, nhưng lại cực nghèo khổ, cơ hàn. Hãy khởi quán: Cái Nhân tiền kiếp chắc chắn là bỏn xẻn, không chịu bố thí, cúng dường…
Hiểu như thế bạn sẽ có câu trả lời.
6. Nhưng đêm vừa rồi con có ngủ mơ thấy bố con nói rằng con nên lập bàn thờ Phật, nhưng con không biết phải lập bàn thờ cúng Phật như thế nào?
Giấc mơ của bạn cũng có lý lắm chứ. Bởi ông cụ thân sinh ra bạn rất lo lắng cho bạn, do vậy ông cụ mới khuyên bạn niệm Phật, lập bàn thờ… Tuy nhiên như bạn nói: hoàn cảnh nơi xứ người, ngôn ngữ bất đồng, nếu bạn không khéo sẽ dẫn đến bất hoà trong gia đình. Mình tu là để tạo thêm sự hoà đồng với mọi người, và đem lại niềm an lạc cho mình và mọi người. Nay vì chuyện lập bàn thờ mà tạo sự bất hoà, thì bạn phải cân nhắc. Thiện Nhân nghĩ bạn nên bàn với chồng xem, ý kiến ông xã ra sao? Nếu ông xã hoan hỉ, bố mẹ chồng hoan hỉ, thì bạn nên bàn cùng chồng, xin lập một bàn thờ Phật ở một nơi thanh tịnh, cao ráo, sạch sẽ nhất, rồi thỉnh tượng, hay tranh, ảnh Phật, làm nơi thờ tự và tu hành hàng ngày. Ngược lại, nếu tình thế bất cập quá, bạn cũng nên hoan hỉ cho nhà chồng. Mình thờ Phật là thờ từ Tâm thờ ra. Bàn thờ, tranh, tượng… mới chỉ là hình thức thôi. Lập bàn thờ thật hoành tráng, nhưng tâm thờ không có, thì cũng bằng vô ích, bạn ạ.
Con đường đến với Phật môn là con đường gian nan lắm, nhưng không vì thế mà chúng ta chùn bước. Bởi nhờ sự gian nan đó, chúng ta mới có được hành trang để về Miền Cực Lạc. Nghĩ đến ngày ấy, cho dù khó khăn, trở ngại nhiều nhiều lần, mình cũng cứ tuỳ duyên mà hoan hỉ và dũng mãnh để vượt qua.
Cầu chúc bạn cùng gia quyến vạn sự an lạc. Nếu cần trao đổi thêm, bạn cứ hoan hỉ gửi thư, các Đạo hữu luôn sẵn lòng chia sẻ cùng bạn.
A Di Đà Phật
Thiện Nhân
Thưa thầy!
Con là nữ, năm nay 26 tuổi, nhà con không ai quy y cả, tự lòng tin Đức Phật nên con có thờ tượng Phật Mẹ Quan Âm, hằng ngày thắp nhang, mồng 1 và 15 cúng trái cây, trầu cau cho Mẹ. Nhà con là nhà trọ, sắp tới con chuyển vào ở ghép với chủ nhà có Đạo Cao Đài. Con sẽ thờ Mẹ trong phòng và bắt đầu niệm phật hằng ngày theo như bài viết con mới đọc ở web. Chủ nhà tốt nhưng con băn khoăn không biết có cấm kị gì khi 2 đạo hiện diện trong 1 nhà, không biết mẹ Quan Âm có chấp nhận không ạ? Xin thầy chỉ giúp con. Con cảm ơn thầy.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Dạ! Thưa thầy
Con là một phật tử mới bước đầu tu theo pháp môn Tịnh Độ. Con thấy những bài đăng trên website là những bài pháp rất hay và vi diệu, hướng dẫn tất cả chúng sanh được an lạc, tin Phật niệm Phật cầu vãnh sanh Thế giới Tây Phương Cực Lạc của Phật A Di Đà. Nay con có một tâm kiến muốn xin ý kiến của thầy:
Con rất may mắn và có duyên khi được đọc những giáo lý của Phật và chư Tổ, các thầy và các thiện tri thức….trên website con rất hoan hỉ. Nay con cũng muốn những người thân trong gia đình, bà con lối xóm cũng biết đến Pháp Môn niệm phật, được đọc những bài pháp trên trang website. Vậy con có thể lấy những bài Pháp đăng trên website kết thành một tập Pháp nhỏ được không ạ?
Và nếu được con không biết nên đặt tựa cho quyển Pháp nhỏ này tên là gì? Và để tác giả là ai?
Con mong nhận được ý kiến của Thầy.
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam mô a di đà phật, xin cho con hỏi nhà con rất nhỏ nên ở phần dưới là để sinh hoạt,con thờ phật bên dưới,vợ chồng con nằm cố gắng tránh k nằm trên bàn thờ nhưng lại có cái tủ quần áo,con rất băn khoăn không biết có tội không? Mong thầy giúp đỡ
Thưa thầy cho con hỏi vì nhà con nhỏ hẹp nên con đã bố trí bàn thờ chung với phòng sinh hoạt, ăn uống, nhà con chỉ 3×3,5 thôi. Tầng trên là chỗ hai vợ chồng con ngủ, vì sắp xếp đồ đạc khó khăn nên tủ quần áo đè lên bàn thờ Phật, vì hai vợ chồng con muốn thờ Phật tôn nghiêm mà vướng vào vấn đề này nên khá lo lắng, mong thầy giúp con xem nếu vẫn để như vậy thì có được không? Nếu không thì con nên làm gì để vẫn được thờ Phật?
A Di Đà Phật
Gửi bạn Ngọc Linh,
Vấn đề bạn hỏi quả thật khó có được câu trả lời thoả đáng. Trường hợp của bạn không phải là hy hữu, mà có thể nói rất nhiều đạo hữu cũng có chung những ưu tư như bạn. Đây là cái khó, cái kẹt của những người tu tại gia chúng ta: Có tâm thờ Phật nhưng điều kiện sinh hoạt lại quá chật chội, vì thế muốn lập một bàn thờ Phật theo đúng ý nguyện đều không được như ý.
Tuy nhiên chúng ta không nên quá chấp chặt vào những điều đó, bởi chúng ta thờ Phật là thờ từ tâm thờ ra – Niệm Phật từ tâm niệm ra. Nghĩa là tâm chúng ta giác ngộ – tâm chúng ta chịu niệm Phật và niệm một cách hoan hỉ mới là chính yếu, còn bàn thờ Phật chỉ là trợ phương tiện, giúp cho chúng ta dễ quy tâm mỗi khi hành lễ mà thôi. Nói vậy để bạn hiểu được: Có bàn thờ Phật là điều quá tốt, nhưng nếu như điều kiện không thể lập một bàn thờ Phật theo đúng ý nguyện thì cũng chẳng sao.
Bạn có thể đặt một tấm hình, một tôn tượng Phật nhỏ ở một nơi thật cao ráo, thanh thịnh nhất trong phòng, và lấy đó làm nơi hàng ngày hành lễ Phật. Giả như việc ấy cũng không thể sắp xếp, thực hiện được, Thiện Nhân nghĩ cũng chưa phải đã là đại hoạ. Bởi như Thiện Nhân nói trên: Quan trọng trong tâm chúng ta thường có Phật – Tâm ấy chính là thờ Phật. Do vậy nếu có bàn thờ, có điều kiện thì ta tụng Kinh (Kinh Vô Lượng Thọ, hay A Di Đà Kinh), ngược lại, đến giờ công phu (sáng-trưa-tối) ta chỉ cần ngồi xuống một nơi nào đó cảm thấy an lạc nhất, ta công phu niệm Phật, vậy cũng là viên mãn. Bạn hãy hình dung: Bạn có một bàn thờ Phật thật hoành tráng, nhưng nhiều khi cả tháng, thậm chí vài tháng bạn mới thắp được nén hương, hay dâng đĩa hoa trái dâng Phật hay hơn? hay là mặc dù không có nơi thờ Phật, nhưng lúc nào tâm bạn cũng nhớ, nghĩ đến Phật, niệm Phật và hành theo những lời Phật dạy sẽ viên mãn hơn? Do vậy bạn đừng khởi nghĩ: Mình phải có bàn thờ Phật mới có thể công phu, tụng kinh hay niệm Phật được. Nghĩ như thế là tự làm khó cho chính mình. Giả như điều kiện ấy không bao giờ thực hiện được, mình cũng chẳng bao giờ tụng kinh, niệm Phật được hay sao?
Trở lại vấn đề của bạn:
– Lập bàn thờ Phật trong phòng sinh hoạt, ăn uống, Thiện Nhân nghĩ cũng là điều cực chẳng đã. Nhưng nếu không còn sự chọn lựa nào khác và nếu như gia đình bạn có thể thống nhất cùng nhau: khi ăn uống, sinh hoạt, trò chuyện… mọi người trong gia đình đều có sự hoà kính, chừng mực thì có lẽ chẳng sao.
– Ngược lại nơi ấy là nơi thường xuyên ăn nhậu (uống bia, rượu, hò hát, ăn những đồ mặn chẳng hạn), rồi xem chơi, trò chuyện hay có những giải trí thiếu lành mạnh, đương nhiên, chúng ta sẽ phạm tội bất kính.
Như vậy để trả lời câu hỏi sau chót của bạn: “Nếu không thì con nên làm gì để vẫn được thờ Phật?” Thiện Nhân nghĩ các bạn cần phải có sự chọn lựa một trong hai giải pháp nêu trên.
Thiện Nhân chép tặng các bạn lời của Ngài Duy Ma Cật dạy cách tu như thế này: “Thâm tâm là đạo tràng vì tăng trưởng công đức. Bồ Ðề tâm là đạo tràng vì chẳng sai lầm. Bố thí là đạo tràng vì chẳng mong quả báo. Trì giới là đạo tràng vì được mãn nguyện. Nhẫn nhục là đạo tràng vì đối với chúng sanh tâm chẳng chướng ngại. Tinh tấn là đạo tràng vì chẳng giải đãi”.
Chúc các bạn tìm được giải pháp an lạc và tinh tấn tu hành.
Thiện Nhân
A Di Đà Phật
Xin thầy cho con biết con là người đạo Thiên Chúa giáo. Nay con muốn theo Phật thì con phải làm sao?
Thường ngày ở nhà con vẫn hay trì chú Đại bi vào buổi tối. Vậy có được không ạ? Xin thầy cho con lời khuyên. Con xin cám ơn.
A Di Đà Phật
Gửi bạn Võ Quang Lộc,
Đạo Phật là đạo giúp chúng sanh muôn loài đều được: phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui, chuyển phàm thành Thánh. Vì thế ai ai cũng đều có thể học hỏi và tu hành theo đạo Phật được cả, do vậy bạn nên hoan hỉ vượt qua lằn ranh: mình là người Thiên Chúa Giáo, do vậy mình không thể, hay không được phép tu theo đạo Phật. Nếu ai đó thực nói, nghĩ, hay khuyên bạn như vậy thì người đó quả đã bị kẹt trong pháp mất rồi.
Theo Thiện Nhân nghĩ tôn giáo nào cũng đều dạy con người cách hướng thiện. Tuy nhiên trong một số tôn giáo, chữ Thiện nhiều khi chỉ gói gọn trong việc có niềm tin là đủ. Riêng đạo Phật, đặc biệt là Pháp môn Niệm Phật thì ngoài Niềm Tin ra, mọi người còn phải có thêm cả Nguyện và Hạnh. Gộp chung lại là: Tín-Hạnh-Nguyện.
Ấn Quang Đại Sư giải thích về 3 từ này như sau: “Một câu là Tín, Nguyện, Hạnh. Với Tín – Nguyện – Hạnh thì không Tín chẳng đủ để khởi Nguyện. Không Nguyện thì chẳng đủ để dẫn dắt Hạnh. Không có diệu hạnh Trì Danh (ý nói trì danh niệm Phật) thì chẳng đủ để viên mãn điều mình Nguyện, chứng điều mình tin”.
Vấn đề tu học Phật pháp của bạn nếu không có trở ngại từ phía gia đình, Thiện Nhân nghĩ bạn cứ dũng mãnh, tìm hiểu, học hỏi thật thấu đáo, đặc biệt là pháp môn Niệm Phật. Khi bạn thấy pháp đó thực sự là tối ưu, hợp với thiện căn của mình, là cần thiết để thay đổi cuộc sống tâm linh và giúp cho mình có một cuộc sống an lạc hơn, rồi dần dần tiến tới giác ngộ và giải thoát… thì bạn cứ thẳng đường mà tiến. Những bài hướng dẫn thâm nhập pháp môn Niệm Phật trong DVCT đã có đăng rất đầy đủ, bạn ráng dành thời gian, tìm hiểu thật thấu đáo trước khi bắt tay vào tu hành; Ngược lại học hỏi thêm giáo lý của một đạo giáo khác, đặc biệt là giáo lý Đạo Phật, theo mình nghĩ, bạn cũng chẳng bị thất thoát, hư hao, hay thương tổn gì cả. Nếu không nói: bạn phải có phước đức, nhân duyên từ nhiều đời, nhiều kiếp, nay nhân duyên chín mùi nên bạn mới hướng về Phật pháp.
Việc bạn trì Chú Đại bi hàng ngày là rất tốt. Công năng của Chú Đại Bi vốn chẳng thể nghĩ bàn. Chỉ có ai năng hành và thực tâm hành thì mới lĩnh hội và tín giải được điều đó. Tuy nhiên, như Thiện Nhân đã nói trên, nếu bạn thực tâm muốn đến với Phật pháp, đặc biệt là pháp môn niệm Phật thì bạn nên chuyên tâm về Pháp môn niệm Phật thôi. Bởi nếu mình đan xen nhiều pháp quá (trì Chú, niệm Phật…) e rằng khởi đầu sẽ dễ bị rối tâm. Điều này bạn cứ hoan hỉ cân nhắc cho thật kỹ càng. Pháp nào của Phật cũng vi diệu cả, nhưng để phát huy tối thắng sự vi diệu ấy buộc hàng phàm phu chúng ta phải: Nhất môn thâm nhập và trường kỳ huân tu.
Chúc bạn tìm được lối đi hợp với sở cầu, sở nguyện của chính mình. Có gì khúc mắc, bạn cứ hoan hỉ trao đổi, các Liên hữu sẽ luôn đồng hành cùng bạn – chúng ta sẽ cùng nhau gỡ rối để cùng dìu dắt nhau về Tịnh Độ.
Thiện Nhân
Con cám ơn thầy đã giải thích cho con hiểu. Thật ra chính con cũng không nhớ mặt bố con ra sao, vì con lên 3 tuổi thì bố con đã bị chết đuối trong một vụ đắm thuyền. Nhưng do mỗi lần bố con về nhà đều nói rằng bố rất thương mẹ con, nếu như ba anh em con đối xử với mẹ không tốt thì bố sẽ phạt chúng con.
Nhà con có ba anh chị em đều bị bố nhập vào hết. Anh trai lớn năm vừa rồi tới ngày cúng giỗ bố, mẹ con có làm cơm mời anh chị em của bố dự. Trong bữa cơm, anh con mới tát chị gái con một cái thôi lập tức bị bố nhập vào. Anh đâm đầu vào tường, người nhà cản thì anh chạy ra đường đâm đầu vào ô tô nhưng may là không sao. Chị dâu con phải mời thầy về cúng thì bố mới xuất ra khỏi người của anh.
Ngày cuối cùng con về VN và chuẩn bị sang Hàn quốc, con với mẹ có ra mộ bố thắp hương thì thấy có một con thằn lằn cứ chạy ra chạy vô từ trong bát hương, nhìn hai mẹ con con chằm chằm. Sau đó về nhà thì bố nhập vào người con, nói rằng con thằn lằn đó chính là bố nhập vào để đón hai mẹ con.
Chị gái con lấy chồng ở Hà Nội. Chị thì ham chơi, chịu khó làm ăn nhưng có đồng nào là tiêu hết đồng nấy. Ngày trước khi con ở nhà chị, chăm con dùm chị, việc gì con cũng làm từ nấu cơm, đi chợ, cho đến chăm lo cho hai đứa con của chị tới lớn. Nhưng do đứa con thứ hai của chị bị ngã, con bị anh rể chửi tục làm con ức khóc cả đêm đến sưng mắt. Cũng vì quá ức nên con mới đi lấy chồng Hàn quốc. Con muốn đi thật xa để khỏi phải nhìn thấy anh chị con nữa.
Đợt con về VN chơi, bố con nhập vào con, nói rằng bố đẩy cho con của chị gái ngã để con về đi lấy chồng, nếu không con cứ ở đây thì sẽ bị khổ. Thế nhưng từ ngày con sang Hàn quốc được 4 năm thì cũng trong 4 năm đó chị gái chị gái con bị điên, tiền của chạy chữa lo thuốc thang cũng không còn. Đến bệnh viện bác sĩ bảo không có bệnh, nhưng về nhà thì ban đem chị bỏ đi lang thang không nhớ cả đường về nhà. Có lần còn đi vào cả khu mộ của gia đình khác và nằm ngủ ở đó. Đến sáng hôm sau, gia đình người ta đi tảo mộ thấy được mới liên lạc về cho mẹ con đi đón (họ liên lạc được là nhờ chị gái bỏ đi mà có mang theo điện thoại nên để tạ ơn mẹ con mới biếu người ta ít tiền). Giờ đã là 4 năm, chị con mới vừa khỏi bệnh và lo đi làm không chơi bời gì nữa.
Hiện nay con đã đón mẹ con sang Hàn và xin được việc làm cho mẹ, mẹ sang được một tháng.
Con thì thấy bố con rất hay niệm Phật, bởi vì mỗi lần nhập vào người con thì bố con quỳ trước bàn thờ nhà con và nói tên họ xong liền niệm Phật. Ngày cuối cùng trong đợt về VN, trước khi quay lại Hàn, con muốn thắp hương để chào bố về nhà chồng nhưng con không nhớ là bố đã ứng một cây hương.
Lúc đó ở nhà con chỉ còn đúng một cây hương nên khi thắp xong con khấn tên bố con rồi nói con phải về Hàn quốc. Lập tức bố con nhập vào người con và cứ ở hoài mà con không hay biết. Từ sân bay về phải nói rằng con gặp nhiều may mắn. Con đứng cuối hàng đợi đến lượt để vào sân bay nhưng tự dưng mọi người đều nhường cho con vào trước. Lẽ ra con phải lên máy bay số 6 nhưng bị chuyển sang số 10. Rồi có người đến nói với con sang số 10 vì số 6 bị hủy.
Đến sân bay Hàn, trong lúc đang đợi chồng con đến đón thì con mệt quá mới ngủ thiếp đi. Trên tay con có bé 11 tháng tuổi bị rơi xuống nhưng chồng con vừa đến kịp để đỡ được con gái. Về tới nhà gặp anh chồng đến chơi, con đang nấu cơm cho mọi người ăn thì tự nhiên lại đi chắp tay niệm Phật. Lúc này con không biết bố vẫn đang ở trong người con. Nấu xong con dọn cơm cho chồng và anh trai ăn thì con mệt nên không ăn được. Chồng con bảo không ăn được thì thôi không ăn nữa, rồi mới bê mâm cơm đi. Con khóc đuổi theo lấy lại bát cơm để ăn. Vừa ăn được một miếng thì bị bố con nhập vào, toàn nói tiếng Hàn xưng bố với chồng và anh trai, nói nhớ các con và mẹ chồng con. Lúc đó người con rối loạn không còn nhớ gì nữa, cứ như người mất trí. Bên chồng con thấy vậy mới mời thầy về cúng, xong đưa đi bệnh viện cấp cứu mất một tuần. Sau đó về nhà con không còn đủ sức để bế con, không còn hồn vía nào hết. Con không dám ở một mình, không dám nhìn hay ngủ vì sợ, phải mất đến mấy tháng sau con mới bớt sợ.
Người nhà chồng con bên này cũng theo đạo Phật. Chồng thì thương con lắm, con muốn làm gì cũng được, anh nói miễn sao con luôn luôn khỏe mạnh. Theo mọi người đánh giá thì con hơi ngố vì tính tình con thật thà. Con chỉ thích yên lặng không muốn ồn ào. Tính con thương người nhưng cũng dễ tin, biết tiết kiệm lại chịu khó. Nếu ai làm gì sai với con thì con luôn nghĩ lỗi đó là do mình. Con sống nội tâm nên cái gì cũng suy nghĩ kỹ trước khi nói. Mọi người cho con là ngố con cũng buồn, nhưng tính con như vậy thì không thay đổi được, vì hễ làm điều sai trái là con luôn cảm thấy tội lỗi không thể chịu được. Giờ con chỉ muốn tịnh tâm theo Phật thôi ạ.
A Di Đà Phật
Xin thầy cho con biết thêm, hiện giờ con rất muốn theo Phật nhưng khi con đi chùa thì có người nói con phải quy y mới theo đạo Phật được vì con là người ngoại đạo.
Vậy con phải làm sao mới dược gọi là người đạo Phật được, xin thầy cho con biết. Nếu như phải quy y thì con làm sao? Xin cám ơn thầy.
A Di Đà Phật
Gửi bạn Võ Quang Lộc,
1.Con rất muốn theo Phật nhưng khi con đi chùa thì có người nói con phải quy y mới theo đạo Phật được vì con là người ngoại đạo:
Mọi người nói vậy đúng mà cũng chẳng đúng.
Đúng: vì theo họ, phải chính thức quy y mới được gọi là một Phật tử. Nhưng đây chỉ là suy kiến về hình tướng, nghĩa là nghĩ mình quy y thì mình đã chính thức là Phật tử – là con của Phật?
Chẳng đúng: bởi nếu chỉ đơn giản phải Quy Y Phật thì mới theo đạo Phật được, thì trong thế gian có nhiều nhiều người quy y Phật lắm, mà họ đâu có thực tin và hành theo Phật đâu. Nói khác đi, nhiều người chỉ quy y để lấy cái Chứng Điệp Quy Y Tam Bảo, để lấy cái danh mình đã là Phật tử… và hình như họ nghĩ: xứ mệnh của người Phật tử như vậy là đã hoàn tất. Thực tế đâu đơn giản như vậy. Cho nên khi nhìn người và vật, có lẽ chúng ta nên chọn cái nhìn trung đạo. Nghĩa là chẳng thiên về A, cũng chẳng lệch về B. Mà mình đứng ở giữa – ở giữa mình sẽ cách nhìn nhận công minh hơn.
Như Thiện Nhân đã trao đổi cùng bạn, từ ưa thích đến có cảm tình với Đạo Phật, rồi nhất tâm tìm hiểu, học hỏi, giác ngộ và quy y Phật là một quá trình. Không thể nói hôm qua, hôm nay hay ngày mai, ngày mốt… tôi được nghe thấy bài kinh, câu chú, hay nghe một thời pháp, tôi thấy hay quá, giá trị quá, vui thích quá… tôi liền xin quy y Phật. Phật nói: người như thế là không có tuệ kiến.
Thuở còn tại thế, Phật đã hỏi Ngài A Nan: ”Ngươi và ta là anh em, cùng một giống nòi, chẳng biết lúc mới phát tâm, ở nơi pháp Ta, ngươi lấy tướng thù thắng gì liền xả ân ái sâu nặng của thế gian?
Ngài A Nan bạch Phật: “Con thấy 32 tướng thù thắng tuyệt diệu của Như Lai, hình thể trong sáng như pha lê, thường tự nghĩ tướng này chẳng phải dục ái sanh ra. Tại sao? Vì dục ái ô nhiễm, xấu xí, cấu kết tinh huyết nhơ bẩn, chẳng thể sanh ra diệu tướng quan minh, thanh tịnh thù thắng như thế, do đó nên hâm mộ theo Phật xuất gia”.
Nghe vậy Phật liền hỏi: “A Nan, nay ta hỏi ngươi: lúc ngươi phát tâm duyên theo 32 tướng của Như Lai, lấy gì để thấy? Ai biết sự ham thích?”
Ngài A Nan đáp: “Bạch Thế Tôn! Dùng tâm và mắt của con thấy tướng thù thắng của Như Lai, sanh lòng ham thích, nên phát tâm, nguyện xả bỏ sanh tử”
Phật nói: “Như ngươi vừa nói, sự ham thích do nơi tâm và mắt. Nếu chẳng biết tâm và mắt ở đâu thì chẳng thể hàng phục được trần lao. Ví như đất nước có giặc, vua sai binh dẹp trừ, binh lính tất phải biết sào huyệt của giặc…”
Qua câu chuyện trên Thiện Nhân muốn nói cùng bạn: Đến với đạo Phật không thể dùng tâm, và cái mắt ưa thích mà đến; trái lại bạn phải thực sự muốn giác ngộ và giác ngộ. Bởi nếu vì ưa thích (giống như Ngài A Nan, ưa thích hảo tướng của Như Lai) mà đến thì sự ưa thích ấy chẳng được lâu bền, bởi cái đẹp vốn chỉ là ảo tướng, có đấy rồi cũng lụi tàn. Và rất dễ có những suy nghĩ, hay cái nhìn thiên kiến.
Điều Phật muốn cảnh báo (nhắc nhở) Ngài A Nan, nhưng thực tế là nhắc nhở chính chúng ta là: nhìn nhận, xét đoán sự việc và con người phải dùng cái tâm hằng tri, hằng kiến, nghĩa là cái chân tâm thường trụ, thể tánh trong sạch, sáng tỏ của chính mình. Nhưng tại sao chúng ta không nhìn được bằng cái tâm đó? Phật nói: vì chúng ta luôn nương theo vọng tưởng. Ví thử, bạn thấy ai đó tụng kinh, trì chú rào rào, bạn thấy ham, thích quá, và cũng mong sẽ tụng, trì được như người nọ. Đó chỉ là cái nhìn theo hình thức, bởi điều quan trọng là khi tụng kinh, chú tâm người tụng, trì đang ở đâu? đó mới là quan trọng. Mà vọng tưởng vốn chẳng thật, nên chúng ta mới bị trôi lăn mãi không ngưng nghỉ.
Như vậy: Để được (danh) làm người Phật tử thì dễ, quá dễ, nhưng làm một người Phật chân chính thì khó, nếu không nói là muôn trùng gian khó. Khó không phải chúng ta không làm được, trái lại, khó vì liệu chúng ta có nhất tâm để đi đến tận cùng con đường giác ngộ và giải thoát hay không? Điều này phải phụ thuộc vào quyết định chính chắn của bạn.
2. Vậy con phải làm sao mới được gọi là người đạo Phật được, xin thầy cho con biết. Nếu như phải quy y thì con làm sao?
Chư Tổ nói: Quy Y Tam Bảo (quy y Phật-Pháp-Tăng) là quyết định quan trọng và lớn nhất của đời người. Bởi quy y Tam Bảo bạn sẽ phải nguyện Thọ Trì Ngũ Giới.
1. Nguyện không sát sanh
2. Nguyện không trộm cắp
3. Nguyện không tà dâm
4. Nguyện không nói dối
5. Nguyện không uống bia, rượu và những chất kích thích (ma tuý…)
Trong 5 Giới này, 3 giới đầu thuộc về Thân Nghiệp. Giới thứ 4 thuộc về Khẩu Nghiệp, bao gồm: không nói dối; không nói lời lưỡng thiệt; không nói lời đâm thọc; không nói lời ác khẩu. Giới thứ 5 thuộc về Ý Nghiệp, bao gồm: Tham, sân, si.
Đó là những khái niệm về Quy Y Tam Bảo và Thọ Trì Ngũ Giới. Bạn cứ thong thả xem xét kỹ lưỡng mọi việc, khi nhân duyên chín mùi, bạn quy y có lẽ sẽ tốt hơn là việc quy y cho sớm để hợp pháp hoá chỗ đứng của mình trước mọi người.
Chúc bạn có quyết định thật tỉnh giác.
Thiện Nhân
Nam mô A di đà Phật !
Bạch thầy con tên là : Hoàng Thị Tuyết sinh năm 1986. Nhờ có nhân duyên nên khi xây dựng gia đình con đã gặp được Phật pháp. vì cả đại gia đình nhà chồng con theo Đạo Phật.
Bản thân con cũng là nguời mộ Đạo nhưng chưa có đủ nhân duyên để quy y. Hiện tại nhà con cũng đang thờ Phật tại nhà. Con cũng một lòng theo Phật Giáo, nhưng vì tính tò mò mà nhiều lần con đi xem bói toán, xét về nhiều khía cạnh thì họ nói cũng rất đúng. Thời gian gần đây con thường xuyên mơ thấy nguời âm theo con, đêm nào con cũng ngủ không ngon giấc mà mơ những giấc mơ chẳng lành.
Gần đây con nằm mơ thấy một đôi rắn, trong giấc mơ em trai ruột của con đã cầm dao chém lìa một con rắn. Sau đó con tỉnh giấc và rất sợ. Lo lắng nên con đi xem bói thầy bói bảo con là nặng căn quả phải làm lễ mở cửa lộc để tiễn căn chi phí khoảng 25 triệu đồng. Vì con đuợc cha mẹ chấm làm lính, nếu không mở cửa lộc tiễn căn đi con sẽ không được thuận lợi về mọi mặt. Hiện tại con đang rất lo lắng.
Con mong thầy chỉ bảo giúp con ạ. Con xin chân thành cảm ơn.
A di đà Phật !
A Di Đà Phật chào bạn Hà Tuyết,
Nếu như bạn đọc được những bài viết đầy nước mắt của Cư sĩ Quảng Niệm trong cuộc đời cô từ bé cho đến khi hành nghiệp Thầy Bói cho đến khi nhân duyên chín muồi quay về được Phật Pháp thì có lẽ bạn tự biết cách phải làm gì trong trường hợp này.
Phải nói là bạn may mắn khi kết hôn mà gia đình bên chồng một lòng thờ Phật. Tuy lòng gọi là hướng Phật nhưng bạn hiếu kỳ, thích xem bói toán và thay vì tin Nhân-Quả thì bạn lại đi tin vào những lời của thầy bói. Tin đến độ đi ôm mối lo vào người mà cũng không biết rằng đúng hay sai. Vấn đề này nhờ bạn Quảng Niệm vào giải thích bạn rõ hơn vì Quảng Niệm từng là một thầy bói đóng mở căn gì đó.
Bạn có duyên vào trang duongvecoitinh thì xin hãy hướng về Phật pháp một cách đúng đắn, đừng nên có cái nhìn mê tín ở đây. Phật dạy bạn tin sâu Nhân quả, làm thiện ắt có quả thiện, làm ác nhất định có ác báo. Đây gọi là: “trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu”, gieo gì gặt nấy. Bạn muốn phát tài, Phật dạy bạn biết bố thí. Bạn muốn thông minh trí tuệ bạn ấn tống kinh sách, niệm Phật. Bạn muốn khoẻ mạnh sống lâu thì bạn ăn chay phóng sanh. Chứ đâu phải cầu tài có nghĩa là bạn phải bỏ tiền ra mua ít đồ cúng kiếng cầu xong là có được đâu bạn. Học Phật rồi thì những lời nói trái nhân quả mình phải nhận ra không nên làm theo, làm theo họa mình gánh, kéo cả nhà mình khổ theo. Thế có phải oan uổng không?
Quay lại vấn đề của bạn, không nên tin theo những lời tà tri tà kiến như thế, thay vì thế nếu có ít tiền nên làm việc phước thiện bằng cả tấm lòng như: cúng dường Tam bảo, phóng sanh, bố thí…sẽ hay hơn nhiều, quả báo tốt hơn rất nhiều, tâm lại an vui. Tâm đã hoan hỷ rồi thì lại tiếp tục làm, hoa trái làm sao mà không tốt được hả bạn.
Chúc bạn sáng suốt nhận ra chân thật của vấn đề.
Nam Mô A Di Đà Phật.
TLPT
A Di Đà Phật
Gửi bạn Hà Tuyết,
Tướng do tâm sanh, cảnh tuỳ tâm chuyển.
Tại sao bạn phải đi xem bói trong khi chính bạn cũng là thầy bói? Đây là sự thật, nhưng sự thật này ít ai để ý tới. Lý do: Bởi tâm bạn luôn bất an, luôn mong cầu, luôn muốn mọi sự phải theo ý mình, luôn phiền não… Gộp chung lại: luôn trong trạng thái tham-sân-si-ngã mạn, chấp trước. Tất cả những điều này hiện sẵn lên khuân mặt của bạn, và khi đối diện với thầy bói, bạn chính là người đã gián tiếp chuyển tải những thông tin đó cho ông thầy bói, và ông ta chỉ cần ung dung nhắc lại những gì bạn vừa chuyển tải (khuân mặt, trạng thái tâm lý, những lời đối đáp của bạn).
Trong 8 cái khổ của kiếp người, có một cái khổ mà ai cũng dính phải và nhiều khi kẹt cứng trong cái khổ đó: Cầu Bất Đắc Khổ! Khi tâm bạn mong cầu điều gì mà bất toại nguyện=bất an, lo lắng, sân hận, chán chường, thậm chí oán, thù, ghét chính mình, những người đối diện và thế giới xung quanh mình… tất cả những cảnh giới đó, ngày qua ngày sẽ hằn sâu vào A lại da thất (thức thứ 8, gọi vắn tắt là kho tàng dữ liệu của mỗi người). Những thứ rối rắm này bạn ngỡ tưởng mình đã quên, nhưng thực tế nó vẫn ngủ rất yên trong “kho tàng” của bạn, và chúng giống như những cuộn phim sẽ được tua lại, khi nhân duyên chín mùi.
Ví thử: Thời gian gần đây bạn luôn sống trong tâm trạng hoảng loạn, luôn nghĩ, lo âu về những việc làm thiện-ác của chính mình, và có thể lắm những việc ác nhiều hơn việc thiện??? Khi trong tâm của bạn luôn chất chứa những điều trên – những điều này tương xứng với những cảnh giới đang ngủ yên trong “kho tàng dữ liệu” của bạn, hai thứ đó tạo thành một hợp duyên, kết thành một hoạt cảnh mới, trình chiếu lại cho bạn xem.
Tất cả những hình tướng bạn gặp trong mộng cảnh đó=sự chiêu cảm của tâm. Hình ảnh người em bạn cầm dao, chém chết một con rắn cho thấy đó là một ảo cảnh không lành. Rất có thể em bạn và bạn đã từng có một cộng nghiệp trong việc sát sinh rắn? Nay trong lúc thần thức hoảng loạn, những cảnh giới sát sinh trước đây gặp duyên (sự lo lắng) nên trỗi dậy. Đây gọi là tướng do tâm sanh. Nghĩa là khi tâm của mình lo âu, hoảng loạn (vì những nghiệp tham, sân, si, hay vì những tạo tác bất thiện chẳng hạn) tất sẽ sanh những vọng cảnh tương xứng với những sắc tướng đó. Biết được như vậy, bạn phải làm gì? Đi xem bói? Đi cầu an? Xem bói, thật-giả ra sao Thiện Nhân đã phân tích. Cầu An? Ai có thể đem đến cho bạn sự bình an? Không ai khác ngoài bạn ra. Kể cả Phật – bậc Vô Thượng Sư, bậc Đại Y Vương của thế gian tái thế cũng không thể làm chuyện đó. Tại sao? Phật nói: Tất cả các bệnh của chúng sanh đều có thể chữa được, ngoại trừ kẻ bị bệnh quyết định chết. Thế nào là “quyết định chết”? Ý Phật nói: Người đoạn hết tất cả các căn lành của chính mình.
Theo như bạn nói: “con đuợc cha mẹ chấm làm lính” và phải chi 25 triệu để nhờ thầy bói “mở cửa lộc tiễn căn đi”? Lộc là gì? Lộc là nghĩa của người đời thường nói, trong đạo Phật gọi đó là những phước báu của bạn. Bạn không tạo phước báu (bố thí, cúng dường, phóng sanh, ấn tống kinh sách, tạo, tạc tượng Phật…) tất bạn chẳng bao giờ có phước báu. Điều này tương tự như việc bạn không tu hành, tất chẳng bao giờ có công đức. Căn là gì? Hiểu đúng nghĩa chính là Nghiệp – Nghiệp thiện-ác do chính bạn tạo tác, gây ra. Một ví dụ để bạn hình dung: Bạn ra tay giết một con vật (tự mình làm); hoặc khuyến khích người khác giết con vật cho bạn (xúi người khác làm), hoặc bạn cảm thấy vui thú khi nhìn thấy ai đó giết chết con vật nào đó (hoan thú khi thấy người khác làm). Khi cả ba điều trên: tự mình làm; xúi người khác làm; hoan thú khi thấy người khác làm=bạn đã phạm vào nghiệp sát sanh rất trầm trọng. Trong trường hợp này bạn phải đối trước Tam Bảo, thành tâm sám hối (xem tại đây), và thực hành những công đức: phóng sanh, cúng dường, phóng sanh, ấn tống kinh sách, tạo, tạc tượng Phật… làm như vậy một cách chuyên tam và thành khẩn, những nghiệp sát nói trên sẽ dần được hoá giải. Ngược lại, tâm bạn không sám hối, bạn lại bỏ tiền, nhờ, mướn người khác giải hạn, giải oan cho bạn, điều này thật trái với luân thường, đạo lý, chưa nói tới lý Nhân-Quả của Đạo Phật.
Số tiền 25 triệu mà bạn muốn làm “người lính đầu quân” theo Thiện Nhân nghĩ, bạn nên giữ lại, chia ra làm 5 hay 10 phần, mỗi tuần 2,5-5 triệu làm lễ phóng sanh. Nghi thức ra sao bạn hoan hỉ liên lạc với BQT mạng để biết tường tận; hoặc số tiền đó bạn vừa phóng sanh, vừa làm từ thiện, vừa cúng dường… làm như thế và làm với cái tâm thành khẩn sám hối, ngày qua ngày, những ác mộng, xung đột, xáo trộn trong cuộc sống sẽ dần dần được hoá giải và tiêu trừ.
Đó chính là Cảnh Tuỳ Tâm Chuyển!
Như vậy 25 triệu dành cho thầy bói, hay dành cho việc phước thiện bạn đã có câu trả lời.
Chúc bạn tỉnh thức để vượt qua những cám dỗ, những thử thách của cuộc đời để sớm nương về nơi chánh giác.
Thiện Nhân
A di đà Phật !
Sau khi nhận được những lời khuyên của 2 thầy trong tâm con cảm thấy thanh thản và hết lo lắng. Từ khi biết đến Phật Pháp con đã không còn sát sinh nữa, tuy con chưa thể ăn chay hằng ngày nhưng thỉnh thoảng con cũng đã tự mình thành tâm nấu ăn chay. Và con cũng thường phóng sinh vào các ngày mồng một và ngày rằm.
Thời gian gần đây, tinh thần con bị hoảng loạn và sốc về tâm lý, con gặp phải chuyện buồn phiền và chưa tìm cách để giải thoát, nhưng từ bây giờ con sẽ thành tâm niệm Phật và đi theo con đường của Phật Pháp. Con sẽ không tin vào bói toán mà làm u mê con người nữa.
A di đà Phật !
A di đà phật
Bạch thầy con có một chuyện muốn nhờ thầy chỉ đường dắt lối giúp con. Con sinh ngày 2/10/1987 âm lịch. Con hay bị ốm đau, mà khám thì không tìm ra bệnh. Con rất hay đi lễ chùa, tụng niệm kinh.
Có một hôm thầy trong chùa bảo con, con là con nhà Phật đáng lẽ ra con phải đi tu. Nhưng giờ con đã có vợ con nên con không thể đi tu ạ. Con muốn thờ Phật và tu tại gia nhưng chưa biết chọn bức tượng đức Phật nào để hợp với số mệnh của con để con thờ phụng. Xin nhờ chỉ giúp ạ.
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật chào bạn Đình Kế,
Bạn hay bị đau ốm mà tìm không ra bệnh thì đây là bệnh nghiệp. Hễ là bệnh do nghiệp thì chữa từ tâm (sám hối) mới hết. Bạn thích đi chùa, tụng kinh, lễ Phật, niệm Phật là điều rất tốt, nên duy trì nhé bạn. Tuy nhiên sau mỗi thời khóa công phu hàng ngày hoặc sau mỗi lần làm những việc Phật sự bạn nên hồi hướng công đức cho oan gia trái chủ nhiều đời nhiều kiếp, đem tâm chân thành mà sám hối cùng họ, mong họ chuyển tâm nương theo tu hành sớm được giải thoát.
Ngoài việc tu học ra, trong cuộc sống thường ngày, đối người tiếp vật bạn hãy dùng tâm chân thành, bao dung, cố gắng nhẫn nhịn, giảm sân hận. Một thời gian thôi tự bạn thấy niềm hỷ lạc trong tâm giúp bạn thân thể khoẻ mạnh.
Quá khứ không nhìn thấy được thì quan tâm làm chi, hiện tại bạn đang có gia đình. Trách nhiệm làm chồng làm cha, đệ tử Phật không thể nào bỏ bê gia đình được, bạn chọn giải pháp trở thành một cư sĩ tại gia cũng là hợp lý. Học Phật thì không nên mê tín, tu hành đơn giản là tự sửa đổi hành vi của chính mình chứ không ai khác, sửa xấu thành tốt. Đừng chạy theo những lời nói cao siêu, huyền bí hay hiếu kỳ, những cái này quan tâm nhiều chỉ có hại cho người tu mà thôi.
Nếu đã có duyên với pháp môn Tịnh độ, niệm A Di Đà Phật cầu sanh Cực lạc thì trong nhà bạn có thể thờ Tây Phương Tam Thánh hoặc một tôn tượng Phật A Di Đà (hoặc ảnh tuỳ theo khả năng) đều được. Hễ không lập trang thờ thì thôi, nhưng đã lập rồi thì hàng ngày nên lễ cúng trang trọng như Phật sống, vì “một phần cung kính được một phần lợi ích, mười phần cung kính được mười phần lợi ích” (lời dạy của ĐS Ấn Quang). Bạn làm được như vậy thì thật là quá tốt, quá tốt rồi. Chúc bạn hoàn thành được tâm nguyện.
Nam Mô A Di Đà Phật.
TLPT
Thân chào liên hữu Tìm lại phật tánh
Cho em hỏi tý nếu em muốn đăng ký thành viên thì phải làm cách thức gì ạ?
A di đà phật
Chào liên hữu,
Để tạo sự thuận tiện cho mọi người khi đăng bài nên Đường Về Cõi Tịnh không có chủ trương bắt buộc phải là thành viên mới được gửi phúc đáp. Vì thế nên liên hữu không cần phải đăng ký thành viên. Đã có duyên đến được nơi này thì liên hữu hãy xem mình như là một thành viên trong ngôi nhà chung nơi cõi Tây Phương Cực Lạc rồi vậy.
A Di Đà Phật.
Thân chào liên hữu Đường Về Cõi Tịnh. Em xin cảm ơn lời chỉ dẫn của huynh nhiều lắm ạ. a di đà phật
“Tìm Lại Phật Tánh viết:
A Di Đà Phật chào bạn Hà Tuyết,
Nếu như bạn đọc được những bài viết đầy nước mắt của Cư sĩ Quảng Niệm trong cuộc đời cô từ bé cho đến khi hành nghiệp Thầy Bói cho đến khi nhân duyên chín muồi quay về được Phật Pháp thì có lẽ bạn tự biết cách phải làm gì trong trường hợp này.”
Xin cư sĩ Quảng Niệm hoan hỷ cho Phật tử xin những bài viết đó được không ạ?
A Di Đà Phật, chào bạn Chu Hồng Nam
Ngoài bạn Hồng Nam ra thì các liên hữu khác hãy tự kiểm lại mình xem đã học Phật rồi mà vẫn còn cảm thấy mình mê tín, thích bói toán xin mời Click vào đây đọc, các bạn sẽ ngộ ra nhiều thứ:
1. Cuộc đời cư sĩ Quảng Niệm khi còn bé cho đến lúc trưởng thành.
2. Khi hành nghiệp Thầy Bói.
3. CS Quảng Niệm gặp nhân duyên chín muồi quay về được Phật Pháp.
A Di Đà Phật
Bạch Thầy con có chuyện muốn nhờ Thầy tư vấn giúp. Con mới mua nhà cách đây 5 tháng. Khi chuyển về nhà mới, con có nhờ mẹ chồng thỉnh một vị Sư trụ trì đến làm lễ cúng, tụng kinh cúng Phật bà Quan Âm. Con có cúng và tụng kinh hồi hướng cho chúng sanh khác bên ngoài nữa.
Lúc đó chưa am hiểu nhiều về đạo Phật nên con nhờ Sư lập bàn thờ Ông táo và Thổ công. Vừa rồi con về quê xem bói, thầy bói nói nhà con đất bị động nên phải làm lễ cúng tế. Con cũng không tin lắm vì hôm chuyển nhà vợ chồng con đã làm lễ cúng rất cẩn thận.
Sau Tết, hai vợ chồng lại đi xem bói. Lần này thì thầy bói nói vợ chồng con nên thờ Quan Âm vì cả nhà con đều ăn lộc của bề trên, được mẹ đỡ đầu. Thầy bói nói không cần thờ Thổ công mà chỉ thờ mẹ Quan Âm thôi cũng được. Nhà con lúc mua có gác lửng, trước đây chủ nhà cũ họ thờ cúng Tổ tiên trên đó. Khi mua về con sửa lại thành phòng ngủ gia đình, con đã cho bé trai 3 tuổi nhà con ngủ trên đó. Thỉnh thoảng bé mơ ngủ như nhìn thấy ai đó, bé rất sợ hãi và luôn miệng gọi mẹ. Gia đình con thấy vậy không ngủ ở đó nữa mà xuống dưới nhà ngủ thì bé không còn mơ thấy hiện tượng kể trên.
Xin Thầy cho con hỏi là con có nên không thờ Thổ công mà chỉ thờ Mẹ Quan Âm như lời thầy bói nói không. Nếu đất nhà con bị “động” như thầy bảo thì con nên làm lễ thỉnh như thế nào? Con trai con ngủ hay mơ thấy như vậy có sao không ạ?
Nhà chồng con theo đạo Phật. Má con là một Phật tử kiền thành tối nào cũng tới chùa tụng kinh. Chồng con cũng quy y ở chùa và có pháp danh. Anh ấy ăn chay một tháng 2 ngày và không sát sanh. Con trước đây không tin Phật pháp nhưng bây giờ lại có suy nghĩ hướng Phật, muốn sống làm nhiều việc thiện tích đức cho con trai con.
Ghi chú: Lần sau viết bài mong bạn hoan hỷ gõ bằng chữ thường để người xem tiện theo dõi hơn nhé bạn. A Di Đà Phật.
Kính bạch thầy Thiện Nhân.
Con tên Hồ Tuyết Nhung, con dự định xây nhà và sẽ thỉnh tượng Phật về để thờ, tuy nhiên diện tích nhà con nhỏ, tầng trệt gồm 1 phòng khách nhỏ,phòng ngủ, cầu thang; nhà bếp.
Giữa phòng khách & phòng ngủ con sẽ xây 1 bức tường và dự định sẽ thờ tượng Phật trên bức tường đó.
Về việc này con day dứt mãi không biết làm như vậy có phạm sai lầm gì không bởi vì con nghe nói không được xây phòng ngủ sau bàn thờ.
Con không chọn trên lầu bởi vì theo con nghĩ nơi thờ Phật là nơi gần gũi với con, con có thể thắp hương mỗi ngày (con rất ít khi lên lầu) và sẽ làm cho ngôi nhà của mình ấm cúng hơn.
Mặt khác nếu khi con xây nhà, trước tiên là phòng khách sau đó là cầu thang, rồi đến phòng ngủ. Mặt ngòai cầu thang con sẽ làm các kệ theo tầng; con sẽ đặt tượng Phật ở kệ trên cùng.
Xin Thầy hoan hỉ tư vấn giúp con hướng giải quyết.
Con cám ơn Thầy
A Di Đà Phật
Gửi bạn Nhung,
Câu hỏi của bạn có phần giống như câu hỏi của Ngọc Linh đã hỏi ngày 06.04.2014(đọc tại đây) và Thiện Nhân đã có hồi đáp chi tiết (đọc tại đây). Tuy nhiên trường hợp của bạn có thuận lợi hơn là các bạn có thể lên lầu, và dùng nơi đó để làm nơi thờ Phật? Nếu điều kiện hai bạn có thể làm được điều đó, Thiện Nhân nghĩ đây là giải pháp tối ưu nhất, bởi nơi thờ Phật vốn thường phải cao ráo, thông thoáng và ở nơi trang nghiêm, thanh tịnh nhất trong nhà. Trừ khi điều kiện sinh hoạt quá chật chội, lúc ấy thì mình đành phải tuỳ duyên, chọn nơi trang trọng nhất, lập bàn thờ Phật, để hàng ngày có nơi chốn công khoá, tu hành… Thiện Nhân nghĩ đức Phật cũng không vì thế mà phiền trách chúng ta về điều đó.
Con không chọn trên lầu bởi vì theo con nghĩ nơi thờ Phật là nơi gần gũi với con, con có thể thắp hương mỗi ngày (con rất ít khi lên lầu) và sẽ làm cho ngôi nhà của mình ấm cúng hơn.
Bạn nghĩ vậy là hơi chấp nhất, và đã tự làm khó chính mình. Người có tâm thờ Phật thì nơi nào cũng có Phật cả, chứ chẳng phải bạn thờ Phật tầng trên thì tầng dưới sẽ không có Phật, hay Phật sẽ không xuống dưới đó. Sự ấm cúng trong gia đình bạn vốn không phụ thuộc vào nơi thờ Phật, trái lại nó khởi lên từ chính tâm thờ Phật của các bạn.
Bạn hãy thử hình dung: Trong nhà thờ Phật, nhưng nơi ấy ngày nào cũng xảy ra những chuyện cãi vã, mạt sát, chửi bới, mắng nhiếc, ăn nhậu, sát sanh, dèm pha, nói xấu, hiềm khích, đâm thọc… nếu đúng như vậy, thì nơi này vốn là địa ngục chứ chẳng phải nơi thờ Phật. Do vậy Thiện Nhân luôn muốn nhắc lại: Chúng ta thờ Phật xin đừng nhìn vào những bức tượng, hay những bức tranh, hình Phật, rồi coi đấy mới là Phật, nhưng vị Phật tâm của mình lại hoàn toàn chẳng để ý tới. Làm thế là nghịch đạo. Trái lại là phải thờ từ tâm thờ ra. Nghĩa là ta thờ chính vị Phật tâm của mình. Phật nói: Tâm này là Phật, tâm này làm Phật. Tại sao tâm này là Phật? Bởi Phật nói: trong mỗi chúng sanh đều sẵn có Phật Tánh. Nhưng muốn cho Phật Tánh đó luôn thường trụ thì chúng ta phải thường xuyên tu hành để phá mê, khai ngộ, lìa khổ, được vui, kế đó mới có cơ hội để chuyển phàm thành Thánh được.
Vậy chúng ta lấy gì để thờ Phật?
– Giữ giới là thờ Phật (không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm; không nói dối; không uống bia, rượu hay dùng chất kích thích);
– Hành Thập thiện là thờ Phật;
– Hiếu kính cha mẹ, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát…v.v… chính là thờ Phật.
Chứ chẳng phải chúng ta lập nên một bàn thờ Phật thật hoành tráng, rồi mua, sắm phan, lọng, hương hoa… hàng ngày dâng lên cúng Phật, đó mới là thờ Phật… Những thứ đó chư Tổ nói: đó chỉ là tạo một chút phước báu nhỏ (tạo cái Nhân) cho đời sau, chứ chẳng phải là giải pháp cứu cánh. Cứu cánh là phải có tâm hiếu đạo, cầu đạo, ngộ đạo và tinh tấn tu đạo để cầu giải thoát. Kết hợp hai yếu tố trên chúng ta mới đích thực là người đang thờ Phật.
Hy vọng đôi dòng chia sẻ có thể giúp bạn thông tỏ được ít nhiều trong việc lập bàn thờ, và nơi thờ Phật. Chúc bạn tìm được giải pháp tối ưu nhất, hợp với sở cầu, sở nguyện của chính mình.
Thiện Nhân
Con xin chào, con là người Việt Nam. Con vừa lấy chồng Pháp và đã đến nước Pháp, hôm nay được 4 tháng. Ở VN con thường xuyên đi Chùa, hôm nay con đến Pháp chỉ có một Chùa VN nhưng thường đóng cửa. Con không được đi nhưng tinh thần con cũng bị bất an, con mong viết lên đây nhận được sự giúp đỡ, nhưng con không hiểu rõ làm như thế nào, con hi vọng hôm nay con đã viết tốt !!!
Bạn có thể tham khảo danh sách các Chùa tại Pháp và Châu Âu tại:
http://chua-phuoc-binh.com/chuavietnam/chuavietnam.html
Ngoài ra, nhiều khi đường xá xa xôi, ko tiện đi lại thì bạn cũng nên lập phòng thờ Phật tại nhà cho thuận tiện, mỗi ngày thường đọc Kinh, niệm Phật, nghe pháp thì đạo tràng ngay tại tâm mình chứ chẳng đâu xa, đạo tràng bên ngoài có thịnh có suy, còn đạo tràng tại tâm Ta là vĩnh cữu trường tồn, tâm thanh tịnh chính là đạo tràng, tâm từ bi chính là đạo tràng, tâm chân thành, chánh giác, bình đẳng chính là đạo tràng.
HT. Tịnh Không có giảng về ý nghĩa đạo tràng tại tâm cũng rất là hay, nay gửi bạn tham khảo:
“… Hiện tại chúng ta có đạo tràng, khởi tâm động niệm nghĩ đến cái đạo tràng của ta, chỉ cần thêm vào chữ ta thì liền mê, bạn không có giác ngộ. Người giác ngộ thì khởi tâm động niệm nghĩ đến tất cả chúng sanh, nghĩ đến hết thảy xã hội, cả thảy thế giới, quyết định không nghĩ đến chính mình, không có chính mình, họ nghĩ chúng sanh chính là chính mình, vũ trụ chính là chính mình. Kiến giải này, cách nghĩ, cách nhìn này so với Phật, Bồ Tát và pháp thân đại sĩ không hai không khác, đó là bạn chân thật khế nhập cảnh giới Phật, bạn đạt được thọ dụng của Phật pháp…Chúng ta tụ hội chánh pháp, không phải tà pháp, chỉ có chánh pháp trang nghiêm. Dùng cái gì để trang nghiêm? Dùng tâm thanh tịnh trang nghiêm, dùng tâm chân thành trang nghiêm, dùng tâm bình đẳng trang nghiêm, dùng tâm từ bi trang nghiêm đạo tràng. Đạo tràng ở nơi đâu vậy? Đạo tràng ở trong tâm, Kinh Duy Ma nói rất hay: “trực tâm là đạo tràng”, tâm chân thành là đạo tràng, tâm thanh tịnh là đạo tràng, tâm bình đẳng là đạo tràng, tâm từ bi là đạo tràng. Đây là Phật đạo, là chánh đạo. Đạo tràng không phải là cái giảng đường này, không phải là một nơi chốn. Trong nơi ở này có người có đạo thì cái chỗ này gọi là đạo tràng. Nơi ở này không có người có đạo, đó là có tràng không có đạo. Có đạo thì nhất định có đạo tràng, có tràng thì không nhất định có đạo. Cho nên bạn xem, hàm nghĩa mỗi câu mỗi chữ trong kinh văn sâu rộng cỡ nào!”
Nam Mô A Di Đà Phật.
A di đà phật. Thí chủ xin đa tạ lời dạy của phật pháp
Xin Thầy cho con hỏi :
Con đã thỉnh Phật Bà Quan Âm từ Côn Đảo về nhà, nhưng chưa biết vị trí nào hợp lý :
1. Tầng trệt : phòng khách, phòng ăn và bếp.
2. Tầng 2 : ba phòng ngủ, có một khu vực chính giữa nhìn ra ban công ngoài trời.
3. Tầng 3 : phòng ngủ, phòng nghe nhạc và ban công ngoài trời.
Xin Thầy tư vấn cho con xem vị trí nào là phù hợp để thờ Phật Bà Quan Âm? Phật Bà quan âm và Bà cửu thiên huyền nữ có được thờ chung không Thầy ?
Xin Thầy cho con hỏi :
Phật bà quan âm nên thờ trong nhà hay bên ngoài ? Nhà con có hòn non bộ, con tính đặt tượng Phật Bà quan âm lên trên cùng để thờ, như vậy có được không Thầy ?
Con cám ơn Thầy .
A Di Đà Phật
Gửi bạn Vân Anh,
Quán Thế Âm Bồ Tát chẳng phải là một Bồ-tát thông thường, mà Ngài là một cổ Phật, hiện giờ luôn thường trực bên cạnh Phật A Di Đà và cùng với Đại Thế Chí Bồ-tát (còn gọi là Tây phương tam Thánh) luôn tiếp dẫn những chúng sanh nào có đủ thiện căn, phước đức nhân duyên về Cực Lạc. QTA Bồ-tát có một đại nguyện: Tầm Thinh Cứu Khổ. Nghĩa là nếu có chúng sanh nào đang gặp khổ nạn chỉ cần nhất tâm xưng niệm hồng danh của Ngài, tất sẽ vượt qua mọi khổ nạn đó.
Bạn đã có niềm tin với Quán Thế Âm, Thiện Nhân nghĩ đó cũng là duyên phước từ tiền kiếp để lại. Do vậy nếu đã có niềm tin rồi bạn cứ nhất tâm mà thờ phụng Ngài, chẳng cần phải lao tâm về những chuyện khác nữa làm gì. Quan trọng là có Tín phải có Nguyện và có Hành. Quán Thế Âm Bồ-tát đại diện cho tấm lòng đại từ, đại bi, đại hỉ xả, vì thế nếu thờ Ngài bạn cũng nên học và thực hành theo những hạnh nguyện cao cả đó. Quan trọng hơn cả là tất cả những việc làm phước thiện làm được bạn hãy hồi hướng cho tất cả chúng sanh và hồi hướng, nguyện vãng sanh Tây Phương Tịnh Độ.
Trường hợp bạn đã, hoặc muốn thờ thêm Cửu huyền Thiên nữ, dĩ nhiên là không có gì trở ngại. Nhưng nếu niềm Tin bị xen tạp, nay hướng người này mai thiên về người nọ… tất niềm tin của bạn sẽ bị phân đôi và dễ bị chao đảo=con đường tu hành sẽ chẳng đạt được như nguyện.
Bạn có thể tham khảo về cách thiết trí Bàn thờ Phật mà Thiện Nhân đã có hồi đáp tại đây:
Xây nhà mới Lập bàn thờ Phật ở đâu?
Nhà hẹp thờ Phật ở đâu?
A di đà phật!
Con xin chào Thầy.
Hôm nay, rất may mắn khi con vô tình thấy được website này.
Hiện nay, con định thờ đức mẹ Quán Thế Âm Bồ Tát. Nhưng nghe mọi người xung quanh hướng dẫn là không nên thờ tượng Bồ tát đứng vì bồ tát đứng là mẹ Nam Hải trông lo việc biển khơi nên thờ ngoài trời hướng ra biển, nếu thờ đức mẹ trong nhà sẽ không được tôn kính, gia đạo sẽ bất an.
Trong nhà nên thờ tượng bồ tát ngội sẽ tốt hơn.
Chúng con không biết nên thờ như bồ tát như thế nào là tốt, không mạo phạm bồ tát.( Như thờ bồ tát ở vị trí nào, mặt hướng ra đâu, chọn tượng bồ tát như thế nào…)
Xin Thầy hoan hỷ hướng dẫn cho con. Con xin chân thành cám ơn Thầy!
A Di Đà Phật
Gửi bạn Yến Phương,
Bạn nói không sai: Phật pháp luôn lấy nhân duyên và nhân-quả làm đầu. Bạn phải có duyên lắm bạn mới đến được với ĐVCT, bởi nhiều người vô duyên, dẫu có vô tình click vào trang ĐVCT thì họ cũng vội vã ra đi…
1. Nhưng nghe mọi người xung quanh hướng dẫn là không nên thờ tượng Bồ tát đứng vì bồ tát đứng là mẹ Nam Hải trông lo việc biển khơi nên thờ ngoài trời hướng ra biển, nếu thờ đức mẹ trong nhà sẽ không được tôn kính, gia đạo sẽ bất an.
Thờ Quán Thế Âm Bồ-tát là điều vô cùng tốt, bởi QTA là một vị Bồ-tát có vô lượng vô biên công đức hạnh. Điều này nếu bạn đọc về tiền thân của QTA chắc bạn sẽ hiểu được điều đó. Nếu nói về Phật và Bồ-tát nói chung thì thân các Ngài không phải là thân phàm (bằng máu, thịt, xương…) mà là pháp thân. Pháp thân này có thể ứng hoá vô lượng vô biên thân khác, tuỳ theo nơi nào chúng sanh cần hoá độ, tất nơi ấy sẽ có sự hiện thân của các Ngài. Do vậy, việc ai đó nói (khuyên) bạn là không nên thờ QTA Bồ-tát đứng, vì QTA đứng là Ngài chỉ lo hướng dẫn chuyện Nam Hải (biển khơi) là hoàn toàn không chính xác. Bởi Nam Hải nếu hiểu theo lý của người phàm tục là ý chỉ vùng biển phía Nam – Vùng này theo truyền thuyết QTA từng tu đạo (tại núi Phổ Đà thuộc vùng biển phía nam của Trung quốc) và Ngài từng thị hiện để cứu độ chúng sanh gặp khổ nạn trên biển đông, cũng vì thế nên mọi người vì muốn tưởng niệm đến công đức cứu độ của Ngài nên gọi là Quán Âm Nam Hải. Nhưng nếu hiểu như vậy còn những hướng biển khác: Bắc-Tây-Đông thì QTA sẽ không thị hiện để cứu độ chúng sanh sao? Nếu quả đúng như thế thì đại nguyện thứ 6 của Ngài: “Nam mô Đại Từ bi, năng hỉ xả, Quán Âm Như Lai, thường hành bình đẳng nguyện” đâu còn ý nghĩa? Do vậy hai từ Nam Hải vốn không dùng để chỉ địa lý hay miền vùng, mà sâu xa hơn: Hải (đại dương, biển khơi) là để chỉ những nỗi khổ của chúng sanh trong cõi Ta Bà này trùng trùng như biển khơi, nhưng nếu chúng sanh biết hồi đầu (hướng thiện; bỏ ác, hành thiện=lìa khổ, được vui) – hướng về phương Nam – Nơi QTA từng thị hiện để tu đạo và cứu độ chúng sanh – tất mọi nỗi thống khổ đều được tiêu trừ. Đây cũng chính là điều nguyện thứ 8: “Nam mô vọng nam nham cầu lễ bái, Quán Âm Như Lai, giả tỏa giải thoát nguyện” và thứ 9: “Nam mô tạo pháp thuyền du khổ hải, Quán Âm Như Lai, độ tận chúng sanh nguyện”. Vọng Nam Nham=chỉ núi Phổ Đà hướng biển phía Nam của TQ; Pháp thuyền=thuyền bát nhã – bát nhã là trí tuệ – QTA dùng lòng từ bi không ngằn mé của mình để cứu khổ chúng sanh, đưa chúng sanh đến bờ giác ngộ=trí tuệ.
Thiện Nhân phải giải thích vòng vèo cùng bạn đôi chút về hình tượng QTA không ngoài ý nguyện nào khác là mong muốn bạn hãy có cách nhìn nhận, suy xét thật thấu đáo, thật chân thiện về Phật và Bồ-tát, đặc biệt là QTA Bồ-tát. Bằng không thay vì bạn thờ Phật, thờ Bồ-tát để tăng thêm chánh tín, để học hỏi và tu hành theo những hạnh nguyện cao cả của các các Ngài, nhưng vì thiếu chánh tín nên việc thờ Phật và Bồ-tát vô tình đã trở thành mê tín. Mê tín hay Chánh tín vốn chỉ cách nhau trong một niệm.
2. Trong nhà nên thờ tượng Bồ-tát ngồi sẽ tốt hơn?
Như phần trên đã nói cùng bạn, Phật và Bồ-tát vốn không phải thân phàm, do vậy sự thị hiện của Phật và Bồ-tát là hoá thân. Tuỳ lúc hoá thân, tuỳ cơ nói pháp. Sao gọi là tuỳ lúc hoá thân? Nơi nào có chúng sanh (trời, người, ngạ quỷ, súc sanh… cho đến các loại thấp sanh như muỗi, mòng, giun, gián…) cần được hoá độ, lập tức các Ngài sẽ thị hiện đồng loại để hoá độ. Sao gọi tuỳ cơ nói pháp? Là tuỳ theo căn cơ cao- thấp; trí-độn… khác nhau của chúng sanh mà các Ngài dùng pháp thích hợp để hoá độ. Do vậy tượng ngồi, hay đứng vốn không nói lên điều gì cả. Bởi Phật và Bồ-tát vốn không có tướng đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, uống… Sự thị hiện của các Ngài có đi, đứng, ăn, uống, nằm, ngồi… là tuỳ thuận theo thế gian (người phàm) để hoá độ. Còn nếu chúng ta nói: Phật, Bồ-tát có đứng, có ngồi, có bay, lượn, ăn, nằm, ngủ, nghỉ… là chúng ta chưa hiểu Phật, và chưa học Phật.
Như vậy việc bạn thỉnh tượng QTA là đứng hay ngồi tự bạn đã có câu trả lời và có lựa chọn cho thích hợp.
3. Như thờ bồ tát ở vị trí nào, mặt hướng ra đâu?
Điều này phụ thuộc vào hoàn cảnh của gia đình bạn. Nhưng bạn nên chọn một nơi nào thật thanh tịnh, cao ráo thông thoáng và trang trọng nhất trong gia đình để lập nơi thờ QTA. Nếu điều kiện ngặt nghèo, chẳng có nơi chốn cho phù hợp thì bạn cứ tuỳ duyên, tuỳ hỷ mà thờ Ngài, miễn sao tâm bạn thấy an lạc là được. Muốn có sự an lạc thì tâm bạn phải thực hành hạnh từ-bi-hỉ-xả – đây cũng chính là hạnh nguyện của Quán Thế Âm Bồ-tát.
Bạn có duyên lành nên đã đến được với DVCT, Thiện Nhân nghĩ thay vì bạn tìm hiểu những kinh nghiệm thờ phượng thông thường, nên chăng bạn hãy dũng mãnh dấn thân vào con đường tu đạo-giác đạo-hành đạo để giải thoát. Những bài viết trên DVCT sẽ là hành trang giúp bạn để bước vào con đường chân thiện đó.
Cầu chúc bạn thật sự tỉnh giác, dũng mãnh và tinh tấn trên bước đường học đạo và tu đạo để tự độ, độ tha.
A Di Đà Phật
Thiện Nhân
Xin Thầy cho con hỏi là con đi du lịch ở Thái Lan lúc đến thắp hương ở chùa Phật Bốn Mặt con có khấn nguyện xin người phù hộ giúp đỡ cho gia đình con được an bình,mạnh khỏe,công việc làm ăn thuận lợi và sau ba năm con sẽ đến tạ lễ với người.
Sau đó con có mua một tượng phật bốn mặt nhỏ ở trước cổng chùa,đưa về nhà lập bàn thờ ở ngoài ban công để hàng ngày dâng hương hoa cho người.
Vậy việc con tự khấn và lập bàn thờ người bằng cái tâm của mình như thế có đúng không hay là con phải nhờ người đến làm lễ rồi mới được lập bàn thờ ?
Rất mong thầy trả lời giúp con.
Chào bạn,
Họa phước không có cửa, do chính mình tự làm thì tự nhận lấy. Cho nên Phật Bồ Tát không có ban phước giáng họa cho ai hết, mà các Ngài chỉ cho chúng ta cách tu nhân Thiện thì được quả thiện, nhắc nhở chúng ta nếu tạo nhân ác tức phải nhận ác báo.
Còn về lập bàn thờ Phật thì bạn nên xem qua phần giảng giải của HT. Tịnh Không về vấn đề này tại: http://phapsutinhkhong.com/phapngubaigiang/xem/165 thì bạn sẽ tìm được câu trả lời cho bạn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật !
Kính thưa Thầy !
Con năm nay 26 tuổi. Con được 1 người bạn thân khuyên tìm hiểu về Phật pháp và pháp môn niệm Phật từ lâu nhưng vì bận rộn với cuộc sống gia đình con cái hoặc có để là chưa có duyên nên đến tận bây giờ con mới tìm hiểu về Phật pháp và một lòng mong muốn hướng Phật, tu tâm dưỡng tính. Nguyện theo Phật học đạo làm người, đối nhân xử thế, giáo dục con cái .
Càng tìm hiểu sâu về những lời Phật dạy con càng cảm thấy thâm thuý, ý nghĩa. Và hơn hết con cảm thấy vô cùng sám hối với những lỗi lầm con đã gây ra trong quá khứ : sát sinh, nói dối, nói những lời lẽ không hay. Xin Thầy hãy chỉ cho con cách Niệm Phật sám hối, và hiểu sâu sắc hơn về pháp môn Tịnh Độ.
Bạch Thầy, xin Thầy cho con được biết khi thắp 3 nén hương mà có một nén đang cháy nửa chừng mà không cháy nữa có nghĩa là gì ạ? Số là chồng con bị bệnh về mắt, chuẩn bị đi khám mắt. Con có nghe vài người bạn mách là nên tụng Kinh Dược Sư để giảm bớt bệnh cho chồng. Vì nhà con chưa có bàn thờ Phật nên con dùng gạo bỏ vào cốc để làm bát hương thắp nhang, dùng 1 ly nước sạch để bày lên trên bàn cúng. Xin giải thích cho con vì sao nén hương ấy con phải thắp lần thứ 3 mới cháy hết ạ?
A Di Đà Phật – Chào Chị Hà:
Nén hương thứ ba bị tắt nữa chừng là do…chất lượng nhang kém nên lửa cháy ko đều, ko được liên tục mà thôi. Chị ko nên quá mê tín như vậy. Bệnh mắt của chồng Chị nói sâu xa cũng là do nghiệp bất thiện mà kết thành: Cũng có thể là do anh ấy hay giận hờn, oán hận với những người lớn tuổi, những bậc bề trên mà ra bệnh này, mắt rất đau, có thể bị sưng đỏ…Hoặc có thể bị xung huyết mắt là do tính cách ko được ôn hòa, hay giận dữ, xem thường người khác. Không biết có phải như vậy ko?
Dù bệnh mắt như thế nào, nếu phước phần cũng còn thì bệnh cũng có thể qua được, còn nếu phước mỏng nghiệp dày thì sẽ rất khó trị khỏi, trị tới trị lui vẫn ko hết bệnh, thậm chí bệnh ngày một nặng hơn.
Chị nên biết rằng: Bệnh từ thân mà ra, thân này do nghiệp mà thành. Do đó muốn hết bệnh thì phải biết trị tận gốc tức là phải biết sám hối nghiệp chướng, nghiệp chướng tiêu rồi thì tự nhiên bệnh nó cũng tự khỏi.
Tất nhiên có những bệnh thuộc về sinh lý như cảm cúm, sổ mũi, v.v…thì bác sĩ có thể trị được, thuốc uống vào có thể hết. Nhưng có những bệnh thuộc về nghiệp chướng của chính mình thì bác sĩ cũng đành bó tay mà thôi.
Hi vọng với những lời trên có thể giúp cho Chị được một chút.
A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật,
Thật may mắn khi con tìm thấy trang này. Dạ con năm nay 26 tuổi nghe mọi người trong nhà có nói “từ khi con sinh ra là Ba con hư đốn, rượu, bài bạc, bê bết sa ngã cho đến bây giờ”. Ngày con sinh ra khóc 3 ngày 3 đêm không nín, bác sĩ đều không can thiệp được. May thay cậu con nghe lời ai đó lấy đũa cái để xới cơm đóng vào đầu giường thế là con không khóc nữa.
Con là Phật tử tại gia không khuyên được nên con rất trăn trở. Nhà Ba con cũng thờ Phật nhưng 2 năm đầu Ba con chuyên tu sau đó bỏ lơ không tu nữa, nhang không thắp, ngày ăn chay mang thịt về nhà ăn, uống rượu, có khi mang lên bàn Thờ Phật để. Con phải làm sao đây ạ? Mong chỉ lối cho con. Mô Phật.
Đạo hữu niệm Phật hồi hướng cho ba bỏ ác làm lành, đó là việc trước mắt. Về lâu dài đạo hữu phải tinh tấn trên đường tu, quyết một đời này vãng sanh về cõi Tịnh độ Phật A Di Đà,bất thoái thành Phật rồi quay trở lại độ ông bà, cha mẹ … nhiều đời nhiều kiếp của mình, độ vô biên chúng sanh mới là trọn vẹn.
Cha mẹ, anh em, con cái … tất cũng chỉ là còn duyên thì hợp hết duyên thì tan; tự bản thân mình hay cứu lấy vận mạng của mình trước đã rồi mới ngõ hầu cứu được người thân xung quanh. Mình không biết bơi đâu cứu được người chết đuối.
Nam Mô A Di Đà Phật!
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Kính thưa thầy!
Nhà con mới chuyển sang nhà khác, trước đây ở nhà cũ thì con đã thờ Phật Quan Âm. Lúc chuyển sang thì con đã tắm nước lá bưởi và quỳ xuống trước ban thờ đặt tượng Phật lên đầu rồi dâng lên ban thờ như vậy có đúng ko ạh? vì nhiều người nói con nên mời sư Thầy ở chùa về dâng lên rồi tụng kinh mới tốt. Con là người theo đạo Cao đài, và con đã nhập môn rồi, nhưng từ lúc con xuống HCM học, con hay đi chùa Phật, và khi con lập gia đình con có thỉnh tượng Phật rồi mang lên chùa Khai quang điểm nhãn và nhờ sư thầy về cúng cho con.
Nhưng khi sang nhà mới, nhà con ở hướng Bắc, phòng thờ trên tầng nhưng dính liền với nhà vệ sinh, nên chồng con nói là ko nên đặt bàn thờ sát nhà vệ sinh vì đó là điều kiêng. Vợ chồng con quyết đặt bàn thờ bên hông nhà, chứ ko dám dặt ở chính giữa vì nó chung vách với nhà vệ sinh. Thưa thầy con đặt ban thờ như vậy có tốt không ạh? hay phải đặt ở chính giữa nhà, tượng Phật quay ra cửa nhà mới tốt ạh? hiện con đặt bàn thờ hướng Đông.
Kính xin Thầy tư vấn giúp con.
Về nguyên tắc thì phía sau ban thờ phải là nơi sạch sẽ, trên dưới cũng vậy. Tuy nhiên nếu điều kiện không cho phép, đạo hữu có thể tùy biến mà xử lý (cũng nên tránh đặt ban thờ đối diện cửa nhà). Quan trọng cái tâm của mình phải thanh tịnh, thật tu. Do điều kiện gia đình như vậy cũng đừng để cái tâm vướng mắc vào đó mà sanh vọng tưởng. Như có câu chuyện một nữ cư sĩ gia cảnh khó khăn, tầng trên vừa là nơi ở, hành trì niệm Phật, tầng dưới là nơi nuôi lợn mà biết trước ngày giờ vãng sanh bất khả tư nghì.
Nam Mô A Di Đà Phật!
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
Kính thưa Thầy
Năm nay con 32 tuổi,nhà con ở Tây Ninh nên con đã nhập môn theo đạo Cao đài. Năm 18 tuổi con xuống HCM học thì con thường đi chùa Phật, lúc lập gia đình thì con có thỉnh tượng Phật rồi mang lên chùa khai quan điểm nhãn và mời Thầy về cúng giúp con,sau này vợ chồng con chuyển sang ở với bố mẹ chồng, con xin phép bố mẹ chồng cho con mang tượng phật từ nhà cũ sang thờ thì bố mẹ con đồng ý, lúc dâng tượng Phật lên cúng thì con quỳ xuống và đặt tượng Phật lên đầu khấn rồi dâng lên ban thờ. Nhưng phòng thờ nhà con chung vách với nhà vệ sinh, chồng con nói ko dc đặt ban thờ sát nhà vệ sinh nên quyết định đặt ban thờ bên hông nhà, nhưng từ xưa dến giờ con thầy mọi người đều đặt bàn thờ quay ra cửa nhà, nên từ hôm qua dến hôm nay con thấy ko an tâm lắm, vì nhà con vừa lập bàn thờ hôm qua. Thưa thầy, Thầy cho con xin lời khuyên cho con yên tâm. Hay là con bít cửa nhà vệ sinh ấy lại rồi quay lại bàn thờ Phật hướng ra cửa nhà.Hay vẫn đặt như cũ ạ. Nam mô A Di Đà Phật. Con xin cám ơn ạ.
Con xin được chào Thầy !
Trước tiên con xin được Thầy thứ lỗi cho con nếu trong cách xưng hô hoặc trong những thắc mắc có gì phạm lỗi xin thầy bỏ qua giúp con…
Thưa thầy ! Con không phải là Phật tử nhưng trong lòng con luôn có Phật…con rất muốn được thờ Phật nhưng vì con ở trọ,phòng rất nhỏ…con sợ bị thất kính…nay cơ duyên cho con được đọc những điều Thầy dạy con nhận ra rằng Phật ở trong tâm…thành tâm là trên hết..nên con đã phần nào thấy thanh thản.
Xin thầy cho con được hỏi 2 câu được không ạ !
Con lấy chồng con đã được 5 năm và có 1 bé gái 3 tuổi…chồng con là một người rất tốt với vợ con,hiếu với cha mẹ,quan tâm và giúp đỡ mọi người xung quanh…nhưng thật nghiệt ngã…chồng con lại bị nghiện ma tuý…Con đã dấu mẹ ruột con 5 năm,nên tất cả những vất vả,tủi nhục chỉ có mình con biết…
Con đi khắp nơi để cúng lễ và xem bói…mọi người nói…đây là căn số và cái nghiệp mà kiếp này chồng con phải trả…
Con buồn,con khóc,con chỉ biết cố gắng chờ đợi…con đã làm tất cả để chồng con thoát cảnh bệnh tật này…
Nhiều lúc,chồng con tự dằn vặt và con cũng cảm nhận bản thân anh không hề muốn sống không bằng chết như thế…vũng vẩy mãi mà đến nay vẫn chưa thoát được…
Vậy,xin thầy cho Con hỏi con cần làm gì để giải nhẹ được căn số cho chồng con,vì con không nỡ để người tốt như anh sống như thế này mãi được…?
Câu hỏi thứ 2 là tại sao mỗi khi con đi chùa đọc kinh là nước mắt con cứ trào ra,mặc dù là con không khóc…?càng nhìn vào mắt Phật nước mắt lại càng tuôn rồi con như nức nở không kìm chế được…từ đó con cũng ít đi Chùa vì con sợ…
Nay con viết lá thư nay mong cầu Thầy cho con một lời khuyên để con biết con nên làm gì cho đúng…
Con xin chân thành đội ơn.!
Chào chị Thu Trang, nếu chị để ý pháp danh của các liên hữu nơi đạo tràng duongvecoitinh, chị sẽ thấy mọi người đều là cư sĩ. Một số ít như chú Tịnh Thái, cư sĩ Viên Trí, Tìm Lại Phật Tánh … là các bậc thiện tri thức luôn sẵn sàng giải đáp, kiến giải mọi thắc mắc của mọi người.
Vì thế cách xưng hô gọi “Thầy” của chị tuy là thể hiện sự khiêm cung của chị nhưng lại dễ làm tổn phước cho người trả lời nếu bất chợt khởi tâm ngã mạn.
Phúc Bình cũng xin phép trao đổi một số điều mà chị Thu Trang chia sẻ:
Chị ở phòng trọ vẫn hoàn toàn thờ Phật được, ban thờ nhỏ của chị chỉ cần khung hình hoặc tượng đức Phật A Di Đà, bát hương và 2 chén nước, lọ hoa với rèm vải bao che xung quanh để khi mình không hành trì lễ niệm trước ban thờ thì kéo rèm che lại.
Câu “Phật ở trong tâm” là chị phải hết sức để ý nhé, đúng là Phật ở trong tâm nhưng tâm mình có là tâm Phật không lại là chuyện hoàn toàn khác. Nếu không tu tập không thể chuyển hóa tâm của mình được, hiền lành, thiện lương đến mấy rồi cũng tùy theo nghiệp lực mà trôi lăn trong 6 nẻo luân hồi.
“lòng chị luôn có Phật” nhưng chị “đi khắp nơi để cúng lễ xem bói” thì e rằng không hợp bản ý của Phật rồi. Trong giáo lý nhà Phật không có chỗ nào người xem bói toán, tướng số, vận mệnh… căn quả như vậy là mê tín. Có thể chị đang xem đức Phật như là ông thần có thể ban phát cho mình sức khỏe, bình an … nhưng không phải vậy chị ạ. Đức Phật thị hiện cõi đời này là để tuyên dương giáo pháp của ngài, chỉ cho con người ta con đường thoát khổ, muốn thoát khổ phải thực hành tu tập chứ không phải đơn giản chỉ là việc cúng lễ, cầu xin. Chị tu đúng, chồng chị tu đúng thì mọi bệnh tật thế gian này, mọi khổ đau sẽ không đến được với gia đình chị. Kiếp người trăm năm cũng chỉ là một hạt cát trong biển cát của vô lượng cuộc sống mà chúng ta phải trải qua. Nay thân người như vậy tưởng khổ, nhưng nếu biết rồi chị sẽ thấy mất thân này rồi rơi vào cảnh ngạ quỷ khổ còn hơn nghìn lần, nếu rơi vào địa ngục thì khổ đau không thể kể xiết, không ngừng nghỉ. Đức Phật đã nói “Chúng sanh được thân người như đất dính móng tay, còn sa vào ác đạo như đất toàn cõi đại địa”, khi không hiểu đạo không tin, hiểu rồi mới thấy tội ác con người gây cho chúng sanh là vô lượng vô biên, ai cũng tham giết, giết một con kiến thôi đã phải đọa địa ngục bằng tuổi Tứ Thiên Vương. Từ đó mà suy ra hầu như chúng ta không tu thì không có cơ hội kiếp sau làm người khổ chứ đừng nói là sung sướng.
Giờ chị đã có duyên tìm đến trang web này, Phúc Bình xin mạo muội hướng dẫn chị thế này:
Chị muốn chồng chị hết bị nghiện, sống khỏe vui vẻ với gia đình trước hết 2 vợ chồng chị phải quyết tâm tin tưởng vào pháp môn Tịnh độ, đồng tâm niệm Phật, hãy biết rằng : “Niệm Phật một câu, phước sinh vô lượng. Lễ Phật một lễ, tội diệt hà sa”. 4 tiếng A Di Đà Phật là phương thuốc mầu nhiệm có thể chữa được bách bệnh chỉ cần vợ chồng chị một lòng tin tưởng, chí thành chí thiết. Niệm Phật hãy để những dòng nước mắt nóng hổi chảy trên gò má, xin đức từ phụ A Di Đà Phật thương xót mà cứu xét, nguyện đến khi lâm chung được Phật rước về cõi Tịnh độ của Ngài. Chị phải có lòng tin, người không có lòng tin như thuyền không bánh lái.
Chẳng cần đâu xa, chị hãy đọc các bài giảng, lời pháp … được chia sẻ trên trang web này sẽ đủ để chị không đi sai đường.
Chị đi chùa mà nước mắt chảy ra là do mình có duyên với Phật từ kiếp trước, thể như đã cúng dường vô lượng đức Phật. Do một nhân ác nào đó nên hiện đời mình chịu quả khổ nhưng nhân lành đã đến, mong chị đừng để lỡ.
Chị hãy biết rằng trong Kinh Nhân quả 3 đời Phật thuyết “Tất cả nam nữ ở thế gian giàu sang hay nghèo hèn, chịu khổ vô cùng hoặc hưởng phước vô lượng đều do nhân duyên từ đời trước mà cảm qủa báo. Cho nên tất cả chúng sinh, trước phải hiếu kính cha mẹ, kế đó phải tin trọng ngôi Tam Bảo, thứ ba nên bỏ giới sát mà phóng sinh, và thứ tư cần ăn chay bố thí mới có thể gieo giống ruộng phước về sau.”
Chúc gia đình chị tinh tấn trên đường tu.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Con kính chào Thầy !
Trong lúc con đang hoảng loạn và rối trí nhất thì cơ duyên đã cho con được đọc những điều chỉ bảo của Sư Thầy…
Nay con viết lá thư này cầu mong được Thầy cho con những lời chỉ dạy để con biết được con nên sống tiếp và cần phải làm gì cho đúng !
Thưa Thầy ! Con lấy chồng đã được 5 năm và có 1 bé gái 3 tuổi,vợ chồng con rất yêu thương nhau và chồng con là một người rất tốt (có hiếu với ba mẹ 2 bên,có tình nghĩa, có quan tâm và giúp đỡ những người khốn khổ…). Trong mắt con chồng con gần như hoàn hảo nếu như cuộc đời không nghiệt ngã lôi kéo anh vào con đường nghiện ngập không lối ra.
Con giấu ba mẹ ruột con…nên mọi vất vả, tủi cực…một mình con gánh chịu…con không kể được với ai…Con đi Chùa cúng, Có cả đi xem thầy bói rất nhiều nơi…ai cũng bảo chồng con sinh vào ngày tháng cô 3 cậu 7 rồi ông Hoàng gì đó. Tóm lại đây là căn số của chồng con, chồng con đang gánh cho cả nhà và con mắc nợ chồng con nên kiếp này phải trả…
Nói thật con không sợ khổ mà con chỉ không nỡ để chồng con phải sống cuộc sống như thế này, khổ lắm Thầy ạ. Vì anh là người tốt, lành tính…con cũng biết anh không hề muốn…nhưng không biết sao anh không vượt qua được…con làm tất cả những gì có thể để kéo chồng con về…nhưng đến giờ vẫn là vô vọng…
Con xin thầy dạy con biết con phải làm những gì để có thể giải nhẹ cái căn số của chồng con, để gia đình con không phải chịu cảnh con mất cha, vợ mất chồng…con phải khấn thế nào,phải cúng ra sao…con nguyện sẽ cố gắng làm tất cả…
Thầy cho con hỏi là tại sao mỗi khi con đi Chùa đọc kinh là nước mắt con cứ tuôn ra? Có lúc con nhìn thẳng vào mắt Phật nước mắt con lại càng tuôn trào như nức nở ? Điều đó làm con không dám đi Chùa nữa vì mỗi lần như vậy lòng con lại nặng nề vô cùng. Xin thầy giải đáp giúp con với ạ, con không biết hỏi ai.
Con xin thành tâm Khấn Phật !
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
A Di Đà Phật…
Xin chào Thiện Minh (Tô Hùng Cường):
Nhờ anh có lời khuyên đến chị Thu Trang, và Bảo Ngọc vì chồng hai chị nghiện ngập (ma tuý)?
Xin Thiện Minh hoan hỷ giúp 2 chị. Bởi vì anh đã từng trải qua, nên khuyên 2 người tiện nhứt. Cảm ơn Thiện Minh…
A Di Đà Phật…
Gửi chị Thu Trang-Bảo Ngọc
Đọc 2 comment nhưng nội dung thì chỉ một người viết, chị nên lấy 1 tên thôi thì thuận tiện cho chị hơn trong trường hợp các đạo hữu khác muốn hồi âm giúp đỡ.
Đạo hữu Tịnh Độ viết comment ở trên rất đúng người, đúng việc.Theo tôi được biết thì anh Thiện Minh sẽ rất hoan hỷ giúp chị. Chị vui lòng liên lạc với ảnh qua số điện thoại 01666124806. (Tôi có đt nói với ảnh câu chuyện của chị rồi. Chị cứ yên tâm nhé…)
Chúc chị bình tĩnh, sáng suốt để vượt qua khó khăn này.
A Di Đà Phật
Nguyễn Ngọc Nga
Xin các cô chú cho con hỏi điều này ạ.
Con là Phật tử theo pháp môn Tịnh độ và con mới sang Đài Loan làm việc. Có người rủ con tham gia Phật đường và bảo con phải làm lễ khai quang. Họ nói việc khai quang và đến Phật đường không ảnh hưởng gì đến Pháp môn con đã theo, chỉ làm sao thành người tốt hơn thôi. Con cũng thấy mọi người ở đây đều là ăn chay trường cả. Nhưng họ lại có cảnh giới là trên thiên, rồi có lão mẫu…Con phân vân không biết đây có phải là môt pháp môn của Đức Phật hay không? Con đã từ chối tham gia và nói, con đã quy y thì không theo một ai khác. Con làm vậy có đúng không ạ? Đây có phải là pháp môn khác của Phật không ạ?
Xin cô chú tư vấn cho con ạ.
Nam mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật chào Ngọc Vũ
Bạn từ chối tham gia với lý do đã quy y Phật rồi thì không quy y theo ai nữa là hợp lý và đúng pháp, rất đáng khen vì tâm không bị cảnh duyên bên ngoài lay chuyển. Theo như bạn nói có thể những vị này tu Tiên hoặc là đạo Thánh Mẫu. Đây không phải là pháp môn của Phật.
Bạn theo pháp môn Tịnh độ, cụ thể là pháp môn niệm phật thì nếu có đủ duyên nên đến Niệm Phật Đường để cộng tu niệm Phật sẽ rất tốt, đường vãng sanh sẽ thuận lợi cho bạn hơn. Ở Đài Loan hình như có khá nhiều niệm Phật đường thì phải, hình như trên Linh Nham Sơn Tự cũng có Chùa rất lớn (trước đây khi HT Diệu Liên còn sống Ngài mở niệm Phật đường này và khai thị niệm Phật hàng ngày thật là hay. Sau khi HT vãng sanh năm 2010 không biết bây giờ thế nào?). Hãy liên kết cùng những liên hữu theo đúng pháp môn niệm Phật mà cộng tu, hỗ trợ cho nhau trên hành trình về Tây Phương bạn nhé.
Chúc bạn thường tinh tấn và an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
TLPT
Con kính chào thầy
con năm nay 31t, từ nhỏ con thường xuyên đi lễ chùa, lễ đền để cầu may, sức khỏe, bình an và làm ăn gặp được nhiều may mắn. con làm nghề kinh doanh hay đi công tác xa nhà thường xuyên nhưng trong tâm còn thì luôn hướng về phật mong thầy hoan hỉ chỉ giúp cho con mấy điều ạ.
Con muốn lập bàn thờ phật tại nhà để con tu tâm tụng kinh sớm tối nhưng con thường xuyên đi công tác không thường xuyên ăn chay, không nhang khói đều đặn được. Như vậy có được không ạ? kính mong thầy chỉ bảo cho con biết ạ!
Nam Mô A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật
Gửi bạn Nguyễn Gia Quang,
Điều đáng quý nhất trong bạn hiện có đó là: Tâm bạn luôn hướng về Phật. Một người tâm luôn hướng về Phật, dẫu người đó có xa cách Phật muôn vạn ức cõi nước, tâm người ấy và tâm Phật vẫn có thể tương thông.
Chúng ta là hàng Phật tử tu tại gia, do gia duyên ràng buộc, hàng ngày phải tham gia vào mọi công việc trong xã hội để duy trì cuộc sống sinh hoạt. Trong nhà Phật gọi là đối cảnh, tiếp vật. Chư Tổ thường dạy: Đối cảnh mà chẳng sanh tâm đó chính là Thiền, là đang niệm Phật. Thế nào là chẳng sanh tâm? Giản đơn nhất để bạn hiểu: Công việc của bạn là kinh doanh, phải thường đi xa, phải tiếp xúc đủ mọi đối tượng, khi xa nhà, khi tiếp xúc với người và vật, tâm bạn vẫn giữ được công-chánh phân minh=tâm bạn đang tu hành. Ngược lại, mới khởi tâm ra khỏi cửa, đi nơi này, nơi nọ, tiếp xúc với người này, đối tượng nọ… tâm bạn đã nổi lên những chuyện bất thiện (tham, danh, lợi, dưỡng)=tâm ấy đã không tu hành. Tu là Sửa. Sửa đổi mọi tội lỗi, tội chướng đã gây tạo từ nhiều đời, nhiều kiếp, và nguyện từ nay về sau mãi mãi không phạm phải những tội, chướng (còn gọi là tạo nghiệp ác) đó nữa=Thực Tu.
Việc lập bàn thờ Phật là điều rất tốt, bởi hàng ngày khi đối diện với tôn tượng Phật, hay tranh ảnh Phật nơi bàn thờ, tự trong tâm bạn sẽ biết mình phải làm gì.
Tâm Phật là từ bi, hỉ xả; Tánh Phật là thanh tịnh, chẳng nhơ; Trí tuệ của Phật là tự tại, vô ngại; Thân Phật là thân kim sắc với đủ các hảo tướng trang nghiêm thù thắng nhất… vì thế khi tâm bạn luôn quán chiếu (khởi nghĩ) được những hạnh từ bi, trang nghiêm, thanh tịnh đó của Phật=tâm bạn đang thờ Phật, đang đối trước Phật, chứ chẳng phải khi bạn thắp nhang, đối trước bàn thờ Phật, rồi tụng kinh, gõ mõ, hay niệm Phật mới là thờ Phật. Do vậy thờ Phật là phải thờ nơi Tâm. Phật nói: Tâm này là Phật. Tâm này làm Phật. Trong tâm bạn luôn có Phật=tâm bạn đồng với tâm Phật; tâm bạn luôn giữ giới: chẳng tham, chẳng sân, chẳng si, chẳng ngã mạn, chẳng phân biệt, chấp trước, mọi chuyện đều biết ĐỦ=bạn đã và đang rất giàu có, bạn đã đang thực hành theo các hạnh nguyện của Phật. Khi công đức tròn đầy=bạn sẽ được về cõi Phật để làm Phật… Chẳng phải nhà cao, cửa rộng, ông to, bà lớn, xe nọ, xe kia, vàng bạc chất đầy trong nhà mới là giàu. Những thứ đó chỉ là hào nhoáng phù du của kiếp phàm tục (người chưa tu đạo, chưa giác đạo) bởi chỉ một thoảng vô thường ập tới tất thảy những hào nhoáng phù du đó cũng theo nhau mà ra đi. Do vậy người hiểu đạo là người luôn biết Đủ. Nếu tâm bạn luôn quán chiếu được điều đó, dẫu cho bạn rong ruổi trong mọi hành trình của cuộc đời, tâm ấy luôn là tâm thờ Phật và đồng với tâm Phật.
Về chuyện ăn chay: Ăn chay là thực hành và làm tăng trưởng hạnh từ bi với chúng sanh muôn loài. Vì thế ăn chay phải phát xuất từ chính tấm lòng từ bi của bạn. Và quan trọng hơn nữa: Ăn chay phải kèm theo giữ Giới. Nếu chỉ ăn chay mà không giữ Giới thì cũng chỉ là tăng thêm chút phước báu hữu lậu (có rồi lại mất) cho kiếp sống vị lai mà thôi.
Nếu bạn thực tâm muốn ăn chay, TN khuyên bạn những ngày ăn chay (tam chay, lục chay, thập chay…) bạn tập quán tưởng những thứ thịt mình đang ăn chẳng phải là những súc sanh thông thường, mà chính là thịt của thân quyến từ vô lượng kiếp, vì thiếu phước báu và công đức, vì có duyên nợ với mình nên họ phải đoạ kiếp súc sanh để trả quả… Nếu thường quán chiếu như vậy, ngày qua ngày, bạn sẽ giảm được ham muốn ăn thịt.
Điều bạn nên tránh: Nhiều người ngày thường ăn 2-3 lạng thịt; đến ngày ăn chay, phải “hy sinh” 2-3 lạng thịt đó. Hết ngày chay, lại vội vàng ăn bù thêm khoản thịt đã thiếu hụt. Ăn chay như vậy chẳng những không có công đức, trái lại, làm tăng thêm tính háo sát trong tâm.
Mong bạn không mắc phải chướng duyên này và cầu chúc bạn luôn sống trong tỉnh giác và an lạc.
Thiện Nhân
Con xin chào thầy!
cho con xin hỏi, hiện tại đang đã thành lập công ty buôn bán sắt thép. Vì công ty mới thành lập nên chưa có nhiều chi phí nên địa điểm của công ty con là ở ngay chỗ con thuê phòng trọ để ở, và khách hàng của con là đặt hàng qua mạng nên con bỏ việc thuê văn phòng ở ngoài đường lớn.
Con muốn thỉnh chư Phật về để con thờ để con cầu bình an và phát triển công việc thì con nên thỉnh chư Phật nào ạ?
Và phòng trọ của con như thế này thầy ạ: phòng có một gác lửng, trong phòng có nhà vệ sinh, con lấy khu vực bên dưới làm chỗ làm việc và sinh hoạt cá nhân, còn gác lửng thì con để những vật dụng ít có dùng tới. Vậy con nên lập bàn thờ trên gác hay bên dưới?
Mong thầy hoan hỷ phản hồi qua email giúp con.
Con cảm ơn thầy. Trân trong!
A Di Đà Phật
Gửi bạn Đặng Quang Vinh,
Con muốn thỉnh chư Phật về để con thờ để con cầu bình an và phát triển công việc thì con nên thỉnh chư Phật nào ạ?
Có những khái niệm đầu tiên khi bạn đến với đạo Phật, TN muốn chia sẻ cùng bạn:
– Phật (nói chung) không mang đến, không ban phát cho, không mang lại cho bất kỳ ai sự an lạc, giàu sang, hay hạnh phúc; Phật cũng không khiến xui, không kiến tạo hay lấy đi bất cứ điều gì của chúng sanh (chúng ta). Vậy Phật có thể giúp chúng ta điều gì? Phật dùng giáo lý của chư Phật ba đời (quá khứ, hiện tại, tương lai) để giáo hoá và chỉ cho chúng ta biết được cội nguồn sanh tử luân hồi, đó là: tham, sân, si, ngã mạn, chấp trước và chỉ cho chúng ta thấy đời này là bể khổ. Con người có 8 nỗi khổ lớn: sanh, lão, bệnh, tử là khổ; yêu thương mà phải xa lìa là khổ; mong cầu không toại nguyện là khổ; thù-ghét nhau mà phải chung sống, phải đối mặt là khổ và cái khổ sau chót là cội gốc của 7 thứ khổ trên đó là: ngũ ấm xí thạnh khổ: sắc, thọ, tưởng, hành, thức. 5 thứ sắc này hợp nên thân xác vật lý của chúng ta, vì thế nếu một trong 5 thứ này suy, hay thịnh=thân của chúng ta không được bình an.
– Đạo Phật vốn lấy Nhân-Quả làm đầu. Nhân nào thì Quả đó. Nghĩa là bạn tạo nhân lành, ắt được quả báo lành; bạn chuyên hành việc thiện=gặp quả báo thiện; bạn trồng cam tất mọc cây cam và ra hoa, kết trái cam.
Trở lại với câu hỏi trên của bạn: TN nhân thấy bạn có căn duyên với pháp môn Tịnh Độ hay còn gọi là pháp môn niệm Phật, vì thế nếu bạn thấy hoan hỉ, có lẽ bạn nên thỉnh tượng Phật A Di Đà hay Tây phương Tam Thánh (Quán Thế Âm Bồ Tát-Phật A Di Đà-Đại Thế Chí Bồ Tát), tuỳ theo ý nguyện của bạn cũng như phòng ốc, nơi bạn đang làm việc, sao cho thuận tiện là được.
Thờ Phật vốn chẳng phải để hằng ngày dâng cúng hương hoa, trà, quả, rồi cầu khấn, van vái đức Phật gia hộ cho mình ăn nên làm ra, sức khoẻ dồi dào, hay làm ít, hưởng nhiều… như nhiều người thường là và lầm tưởng. Trái lại, thờ Phật là để luôn nhắc nhở chúng ta: Hãy sống, làm việc, tư duy theo những giáo lý của Phật chỉ dạy: Không tham, không sân, không si mê, không chấp trước, không ngã mạn, mọi điều, mọi việc tuỳ duyên mà làm; mọi sự chẳng nên lợi mình, hại người mà làm; chẳng nên vì lợi dưỡng bản thân mà sát sanh, hại vật; luôn khởi tâm từ bi, bố thí kẻ nghèo khó, thương xót chúng sanh muôn loài và điều quan trọng nhất trong cuộc sống: mọi sự nên sống biết đủ. Làm được như vậy bạn sẽ là người sung sướng nhất, giàu có nhất. Chẳng phải nhà lầu, xe hơi, người ăn, kẻ ở phục dịch đêm ngày mới là sang giàu. Bởi cái giàu này chỉ là nhất thời, còn cái giàu mà TN đề cập là hành trang để bạn về Tịnh Độ, để thoát ra khỏi cuộc sống đầy nỗi khổ đau này – Vĩnh ly sanh tử luân hồi.
Và phòng trọ của con như thế này thầy ạ: phòng có một gác lửng, trong phòng có nhà vệ sinh, con lấy khu vực bên dưới làm chỗ làm việc và sinh hoạt cá nhân, còn gác lửng thì con để những vật dụng ít có dùng tới. Vậy con nên lập bàn thờ trên gác hay bên dưới?
Nếu đúng như bạn nói, TN thấy phòng gác lửng là nơi thích hợp hơn cả. Bởi thờ Phật phải là nơi cao ráo, sạch sẽ và trang trọng nhất trong gia đình. Vấn đề quan trọng bạn cần đặt ra cho mình: khi thờ Phật rồi bạn sẽ làm gì? Nếu chỉ đơn thuần hàng ngày thắp vài ba nén hương, hay mua chút bánh trái, hoa quả… rồi dâng cúng Phật, thì lợi ích sẽ chẳng đáng là bao. Do vậy, nếu bạn phát tâm thờ Phật, nên chăng, bạn dũng mãnh dấn thân xa hơn, bằng cách học hỏi giáo lý Tịnh Độ rồi hàng ngày lập ra thời khoá để tu học. Được như thế công đức và lợi ích ngày qua ngày sẽ chẳng thể nghĩ bàn. Trên ĐVCT có rất nhiều bài dành cho người mới phát tâm học Phật, niệm Phật, bạn ráng dành cho mình chút ít thời gian để tham khảo nhé.
Chúc bạn tìm được giải pháp an lạc nhất để không chỉ cuộc sống đời thường mà xa hơn là cuộc sống tâm linh cũng ngày thêm an lạc.
Thiện Nhân
NAM MÔ A DI ĐÀ PHật
Con kính chào thầy. Con tên Tâm năm nay 20t…
Hiện con đang ở nhà trọ có gác suốt con ngủ ở trên bàn thờ con để dưới nhà như vậy thì có nên không thầy ạ..và con có 1 tượng mẹ quan âm… con dự định thỉnh mẹ sanh mẹ độ với cậu tài cậu quý về thờ… nhưng vừa thờ hình với thờ tượng thì có sao không ạ?
Xin thầy chỉ bảo giúp con ạ.
A Di Đà Phật
Gửi bạn Pé,
Điều tối kỵ nhất của người tu đạo Phật là mê tín.
Sao gọi là mê tín: Thờ Phật nhưng không tin, không hành theo lời Phật dạy. Thờ Phật nhưng coi, nghĩ Phật như một ông thần hộ mệnh, ông thần ấy sẵn sàng ban, phát, phục vụ tất cả sở cầu sở nguyện của chính mình.
Bạn đã có lòng hướng Phật, có tâm thờ Phật, Thiện Nhân nghĩ bạn hãy ráng rốc chọn tấm lòng ấy vào niềm tin nơi Đức Phật và những giáo pháp của Phật. Một trong những giáo pháp có thể giúp cho bạn một đời tu hành, một đời thành Phật chính là: Pháp môn Niệm Phật. Do vậy khi đã thờ Phật bạn chớ nên thờ (còn gọi là thờ „sơ cua“) thêm mấy vị thần linh khác làm gì. Bởi Phật và Bồ tát là bậc Vô thượng sư, Vô thượng trí tuệ, Vô thượng công đức hạnh – người có thể giúp chúng ta chuyển mê thành ngộ, lìa khổ được vui, chuyển phàm thành Thánh. Muốn thế ngay bây giờ bạn hãy giác ngộ, thực hành theo lời Phật dạy: Niệm Phật nguyện cầu vãng sanh Tây Phương Tịnh Độ=tu hành=viên thành đạo quả.
Chúc bạn khởi được niềm tin nơi chánh pháp.
Thiện Nhân
Nam mô A Di Đà Phật.
con xin hoi quí thầy tại sao bàn thờ Phật tại gia thường có ba pho tượng Phật, đó là những vị Phật nào ạ.
xin cảm ơn quí thầy|
A Di Đà Phật
Gửi bạn Tạ Khánh Vân,
Trường hợp bạn hỏi có thể như sau:
1. Nếu người tu Tịnh Độ thì vị Phật đứng giữa sẽ là Phật A Di Đà; Vị đứng bên phải, tay trái cầm tịnh bình, tay phải cầm nhành dương liễu là Bồ Tát Quán Thế Âm. Còn vị đứng bên trái Phật A Di Đà là Đại Thế Chí Bồ Tát, trên tay phải cầm đoá hoa sen. Hai vị Đại Bồ Tát này cũng là cổ Phật, nhưng vì hạnh nguyện độ sanh nơi cõi Ta bà nên thường hoá thân, giáng thế nơi cõi Ta bà để hoằng pháp, độ sanh. Đồng thời hai vị Bồ Tát này thường đồng hành cùng Phật A Di Đà tiếp dẫn chúng sanh đủ duyên lành về Tây Phương Tịnh Độ. Cũng vì thế nên ba Ngài còn được gọi là Tây phương Tam Thánh.
2. Nếu bạn nhìn thấy cả 3 vị Phật đều có hình tướng giống nhau thì đó là Tam Thế Chư Phật, nghĩa là: Phật quá khứ, hiện tại và vị lai Phật.
Tại sao ba vị Phật đó lại giống nhau? Phật vốn không có hình tướng và hình tướng nhất định. Bởi Phật là tự tánh thanh tịnh được trang nghiêm bởi vô lượng vô biên công đức hạnh, vì thế Phật nào cũng đều có một hảo tướng như nhau. Nhưng vì hạnh nguyện hoằng pháp, độ sanh nên các Ngài đã hoá hiện ra đủ các sắc thân, hình tướng và người phàm chúng ta vì có sự phân biệt về sắc tướng nên mới gọi: đó là Phật Thích Ca; Phật Dược Sư; Phật A Di Đà hay Phật Di Lặc… Do vậy sự giống nhau của Tam thế Chư Phật đó nói lên: Tự tánh Phật cho cả 3 đời: quá khứ-hiện tại-vị lai đều không khác biệt.
Phật nói: Chúng ta cũng có tự tánh như Phật, nhưng vì mê đắm trong tham-sân-si, mạn, vì thích sống trong ô trược ác thế, nên tự tánh Phật bị che lấp. Muốn tự tánh ấy hiện tiền, chúng ta phải tu, phải tích tạo công đức (trì giới, hành thập thiện, nhất tâm niệm Phật nguyện cầu vãng sanh Tây Phương Cực Lạc…) Khi công đức tròn đầy, chúng ta được về cõi Phật, hảo tướng chúng ta lúc này so với Phật A Di Đà và các vị Phật nơi Tịnh Độ vốn không sai biệt.
Phật dạy như vậy, nhưng ở đời – chúng ta liệu mấy ai tin và chịu tin theo để hành theo lời Phật dạy?
Giác Thiện
Nam Mô A Di Đà Phật.
Bạch Thầy.Con xin thầy cho con bài cúng Đức Phật Quan Thế Âm Bồ Tát. Con thờ tại nhà ạ.
A Di Đà Phật
Gửi bạn Ngô Thị Ninh,
Có lẽ bạn muốn hỏi về Nghi Thức Cầu An hay còn gọi là Nghi Thức Trì Tụng Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Phẩm Phổ Môn? (Phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát Thị Hiện) Thiện Nhân xin giới thiệu tới bạn quyển Nghi Thức Trì Tụng này do HT Thích Thanh Từ biên soạn dạng PDF. Bạn hoan hỉ download về rồi in ra để có thể hàng ngày trì tụng tại gia nhé.
Nếu việc in ấn khó khăn, bạn có thể tới chùa gần nơi mình cư ngụ, hay các hiệu sách Phật Giáo rồi thỉnh quyển Nghi Thức Cầu An nói trên để làm phương tiện tu học hàng ngày.
Chúc bạn tìm được nguồn hỉ lạc khi trì tụng quyển Nghi Thức Cầu An này.
Thiện Nhân
Bài bạn nên tham khảo:
Niệm Phật
Tìm hiểu ngày Phật Đản Sanh
download file tại đây:
Nghi Thức Cầu An Kinh Phổ Môn
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT .
Điều đầu tiên con xin được gởi lời cảm ơn chân thành nhất đến các PHẬT TỬ và những lời khuyên cộng với sự giúp đở của mọi người con đã nhận ra những điều sai của con vì do thiếu hiểu biết về PHẬT.
Lời thứ 2 con xin lỗi vì cách xưng hô chưa đúng…còn việc con dùng hai cái tên ở trên là vì con gởi đi mãi mà bị lỗi…con nghĩ là không gởi đi được nên con lấy tên của con gái của con để gởi lại…con xin rút kinh nghiệm ạ.
Nay con nhận được những lời chỉ dạy này rồi con nguyện sẽ tin vào ĐỨC PHẬT mà không mê muội tin vào bói toán nửa. Con nguyện sẽ thuyết phục chồng con cùng đi theo PHẬT và làm đúng những lời Phật dạy.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
Gửi chị Thu Trang
Chúc chị tinh tấn niệm Phật A Di Đà để hồi hưóng cho anh ấy mau mau lành bệnh.Nếu chị cần giúp đỡ gì,đừng ngại,cứ đt cho tôi,Thiện Minh sẽ còn giúp anh chị hết lòng.Cảm ơn chị đã tạo cho TM cơ hội thực hiện bổn phận của một Phật tử – Hạnh nguyện của những người Con Phật – Hoàn thành tư lương trên hành trình tìm về quê hương của Cha Lành A-Di-Đà.
Một lần nữa,gửi tới chị lời chúc cho sự an lạc và bình yên trong dòng chảy của Phật Pháp.
Thiện Minh
Anh THIỆN MINH cùng các liên hữu kính mến!
Cái duyên lần đầu tiên em được mọi người giúp cho em biết được cách nào để hồi hướng cho chồng em.
Nay em mong được các liên hữu hoan hỉ giúp cho em được thoát ra khỏi nhHuyftữHuyftrắc rối hiện nay mà em biết là do bị tà ma phá nhằm không cho em gần hơn với Phật..em muốn chiến thắng được nó và thắng được bản thân mình.
Em được mẹ yêu thương,tin tưởng và cho ăn học đại học đàng hoàng,em RẤT THƯƠNG MẸ.
MẸ là người rất giỏi và đảm đang nhưng lại là người rất SĨ DIỆN ,đã nợ rất nhiều vì tính sĩ diện đua đời và cổ hủ,độc quyền,độc tài..Mẹ ngày nay đang đi theo vết xe đổ của bà ngoại,đay nghiến con cái,nghiện rượu,hút thuốc,….
BỐ là người nhu nhược,hiền lành,NGHIỆN RƯỢU nặng,uống rượu thay nước,chấp nhận sống với nó suốt đời chứ không từ bỏ.
CHỒNG em là người có trình độ,lành tính,cộc tính,rất đạo đức,nhân hậu,rất hiếu thảo,khá chung thủy…
Cuộc đời em hoàn toàn thay đổi khi em lấy chồng. Lúc em sinh con xong cũng là lúc em biết anh bi nghiện…Em sốc rất nặng…nhưng em quyết cứu chồng bằng mọi cách…Đây là lúc quyết định sự thay đổi cuộc đời em đầu tiên
_ Em chở chồng lên Hà Nội cai sau 1 tháng sinh con…sau đó em muốn tách chồng ra khỏi môi trường ngoài bắc…2 vợ chồng khăn gói về quê ngoại…ở đây mọi thứ bắt đầu nảy sinh. Em vẫn chưa đi làm vì không xin được việc,lúc này anh chưa bình phục…vì giấu gia đình nên đôi lúc tủi nhục một mình em cắn răng chịu…tính khí anh thất thường do ảnh hưởng của thuốc + với việc chưa biết kìm chế cái tôi của mình nên đôi lúc…VC xảy ra xô xát…Mẹ không biết anh bệnh..nên cứ nghĩ xấu cho anh…rồi dần gét anh…không làm ra tiền mà còn vũ phu…Em ở với mẹ nhưng rất biết ý..vì mẹ nghèo nên em lo hết mọi chi tiêu trong nhà dù lớn hay nhỏ…nhưng bố mẹ vẫn không hài lòng…vì mẹ thấy VC em thất nghiệp,không biết vi xót con hay vì con không làm ra tiền để bằng với hàng xóm + thêm khoản nợ không hề nhỏ vì mượn để xây nhà cho bằng với người ta( cưới xong vợ chồng em tay trắng,vàng mẹ cho cũng mượn lại,xe mua cho em đi học cũng đòi lại…) thế là mẹ thay đổi 180độ,quay qua đay nghiến em,trách móc,rồi dùng những lời lẽ…mà em không thể tưởng tượng ra được…một người mẹ lại có thể đối xử với con ruột mình như vậy…chưa đủ…một đêm 12h khuya bố ruột em đuổi VC em ra khỏi nhà…vì thương chồng chịu nhiều áp lực…sợ ảnh hưởng đến tâm lí của chồng đang trong gđ trị bệnh…lựa ngày đẹp trời…Em xin ra ở riêng,em thuê nhà ở gần đó…người ta thương VC em nên cho ở nhờ không lấy tiền…Tưởng là sẽ rất hạnh phúc và thật sự cả cuộc đời em không bao giờ quên được những ngày tháng hạnh phúc và những nổi kinh hoàng ấy…Anh có việc làm…lương khá cao…rất vất vả…VC em đã rất hạnh phúc…nhưng mẹ đã không để yên va uống rượu…đợi những lúc chồng em đi làm…ra đứng ở cửa nhà em chửi em…em sợ cứ ôm con vào lòng rồi khóc…nó thấy vậy cũng khóc… rồi vài tháng sau mọi chuyện dịu xuống…Em bắt mình phải quên những nổi sợ ấy để làm vui lòng mẹ…vì mẹ đòi hỏi rất nhiều thứ vô lý…
Được đúng 6 tháng anh nghiện lại…nói giối mẹ là anh bị ma nhập…Mẹ tin…Em đưa anh đi trị bệnh lần 2,3,4,5…cuối cùng tiền bạc cạn kiệt…Em bán xe cho anh về bắc…để mẹ anh lo…
Em gởi con cho ba ngoại lên sài gòn làm…Được vài tháng có chút tiền để dành em cho chồng vào trung tâm TIÊU VĨNH NGỌC trị bệnh ( mẹ anh bỏ mặc vì chán nản,anh gọi vào thở như sắp chết…kêu em cứu…) một lần nữa vì thương chồng…bàn mưu lập kế cho anh trốn nhà đi trị bệnh…vét sạch tiền để dành…trời thương…người thương…anh chủ ở đó cho chồng em ở đó đến vài tháng…Em rước chồng vào sài gòn( không muốn chút nào,em muốn anh ở chỗ cai lâu để hồi sức…anh không chịu…)xin việc…Được 2 tháng lại bị…Cứ thế…cho đến nay…bao phen đi cai…giờ thì anh cũng đang trị bệnh ở Bình Phước…
Mẹ em đến hôm nay lại…tái phát…Bắt đầu lại tham,sân,si…đi mượn nợ để xây nhà và mua những thứ linh tinh…Em sợ lắm rồi cái cảnh me túng thiếu rồi…hành hạ tinh thần em…nay lại thế này…trong nhà không một ai dám nói động vào mẹ…vì sợ mẹ ăn vạ…
CHỒNG em mà biết em kể thế này là anh se la em vì anh không muốn em kể xấu về mẹ cho ai biết hết,anh cũng chưa một lần trách mẹ em mà ngược lại còn rất qtâm đến mẹ…nhưng mẹ vẫn ghét anh…
Nay em gởi đến các liên hữu nổi tâm tư mà em chất chứa 5 năm qua không biết kể với ai,không biết ai giúp được mình,ai sẽ hiểu mình hay chỉ cười mai mỉa…xin mọi người chỉ cho em cách nào có thể xoay chuyển được tâm tính cũng như suy nghĩ của mẹ em…ở nhà mẹ thờ Phật QA mà mẹ hời hợt lắm,em nói thì mẹ lại…móc mỉa em…Em buồn lắm…
Nay em được anh TM khuyến tấn NIỆM PHẬT em đã thực hành và có rất nhiều thay đổi…
Em mong là nhận được sự hoan hỉ của tất cả mọi người để em có thể TINH TẤN hơn nửa để đạt được đến cảnh giới cao nhất…
ZNS MÔ A DI ĐÀ PHẬT.Em gõ nhiều nên điện thoại bị nóng nó đứng máy có chỗ nào bị sai chính tả mong mọi người hoan hỉ bỏ qua.
Thưa thầy!
Con lập gia đình được hơn 1 năm. Gia đình nhà chồng con thờ Phật. Con muốn hỏi thầy 1 số câu hỏi, mong thầy cho con lời khuyên.
1- Trong gia đình thờ Phật, thờ ông bà tổ tiên: Vậy khi quét dọn ban thờ, hoặc chuẩn bị đồ cúng hàng ngày và ngày 1, 15 con phải làm như nào?
2- Con đã lập gia đình được hơn 1 năm, đã từng có thai 1 lần nhưng bị thai lưu lúc 8 tuần. Nay con muốn ngày ngày niệm phật để gia đình khỏe mạnh, có con thì con phải niệm như nào ah
Con rất mong thầy đọc và cho con lời khuyên.
A Di Đà Phật
Gửi bạn Trịnh Thị Liên,
1- Trong gia đình thờ Phật, thờ ông bà tổ tiên: Vậy khi quét dọn ban thờ, hoặc chuẩn bị đồ cúng hàng ngày và ngày 1, 15 con phải làm như nào?
Rất đơn giản. Nhà bạn sạch sẽ, ngăn nắp, gọn gàng như thế nào, bàn thờ Phật và Tổ tiên cũng nên như vậy. Nhiều gia đình thường nghĩ chân hương, tàn hương là những vật rất linh thiêng, vì thế nhiều khi cả năm, thậm chí vài năm trời không dám rút tỉa chân hương, hay lau chùi bụi bẩn trên bàn thờ; nhiều người khác khi thấy những tàn hương quấn tròn, rồi đan xen vào nhau như một bó bòng bong thì cho đó là bàn thờ rất linh thiêng; được Phật, Bồ tát, hay Thần Linh… gia hộ. Đây là điều hết sức mê tín. Bởi Phật, Bồ tát và Thần Linh không có làm những chuyện đó. Chưa kể nhiều gia đình cũng vì chân hương quá nhiều, khi thắp hương cũng thắp quá nhiều nên đã gây ra tình trạng bát hương bùng cháy. Nhiều người không hiểu đạo cho đó là điềm lành, là được Phật, Bồ tát hay Thần linh ấn chứng… Nếu chỉ cháy riêng bát hương cũng không sao, nhưng nếu xảy ra hoả hoạn thì niềm tin thiếu Nhân-Quả này quả là tai hại. Bạn hãy hình dung, ngôi nhà mình, một hai ngày không dọn dẹp, bản thân mình khi bước vào cũng thấy ái ngại. Vậy bàn thờ Phật, hay bàn thờ Tổ tiên mà chúng ta để bừa bộn, bẩn thỉu, bụi nhang, tàn hương vài ba tháng, thậm chí vài năm không dọn dẹp, lau chùi… chắc chắn Phật, Bồ Tát hay Tổ tiên nhìn thấy cũng không dám bén mảng đến, chưa nói tới việc các Ngài đến đó để hưởng dụng những món đồ mà chúng ta dâng cúng.
Còn về đồ vật để cúng Phật hay cúng Tổ tiên thì tuỳ hỉ, tuỳ tâm mà làm bạn ạ. Nhưng quan trọng hơn cả là không nên dâng cúng đồ mặn để cúng Phật hay cúng Bồ tát. Bởi Phật, Bồ tát là đấng giác ngộ, là những người đã vượt ra khỏi cuộc sống của người phàm (không còn sanh-diệt) người không còn sanh-diệt thì đâu còn nhu cầu về vật chất nữa. Nói đơn giản vậy để bạn hiểu: việc chúng ta dâng cúng đồ vật lên bàn thờ Phật, hay Bồ tát là để chứng tỏ tấm lòng thành kính, tri ơn công đức giáo độ của các Ngài, và cũng là để thực hành hạnh bố thí, cúng dường làm giảm bớt tâm tham chấp, chứ hoàn toàn không phải vì chúng ta dâng cúng thường xuyên, hay toàn đồ „sịn“ như nhiều người nghĩ, mà Phật, Bồ tát độ cho chúng ta được giàu sang, phú quý, nhiều tài, nhiều lộc hay có nhiều sức khoẻ, trí tuệ… Điều này trong Kinh Nhân Quả Ba Đời Phật nói rất cụ thể:
Có ăn, có mặc do nhân gì?
Xưa giúp kẻ nghèo cho ăn uống.
Lầu cao nhà lớn do nhân gì?
Xưa lên chùa am cúng thí gạo.
Phước lộc đầy đủ cho nhân gì?
Xưa lập chùa am cất nhà mát
Thông minh trí tuệ do nhân gì?
Kiếp trước ăn chay, thường niệm Phật
Đời nay sống lâu do nhân gì?
Kiếp trước mua vật phóng sinh nhiều.
Đời nay mạng yểu do nhân gì?
Kiếp trước xẻ thịt giết chúng sinh (Trích kinh Nhân Quả)
Do vậy, kể cả cúng, giỗ Tổ tiên, bạn cũng nên tránh cúng đồ mặn, bởi nếu hiểu Nhân-Quả thì người đã qua đời còn nhiều nghiệp gây tạo chưa trả, nay lại bị những người còn sống sát sanh, hại vật để cúng tế cho mình, chẳng khác nào buộc người đã chết phải gánh thêm những nghiệp ác.
2- Con đã lập gia đình được hơn 1 năm, đã từng có thai 1 lần nhưng bị thai lưu lúc 8 tuần. Nay con muốn ngày ngày niệm phật để gia đình khỏe mạnh, có con thì con phải niệm như nào ạ?
TN cùng các Đạo hữu xin chia buồn cùng bạn. Con cái đến với chúng ta có 4 cái nhân duyên: Báo ân, báo oán, trả nợ, trả thù. Nếu đứa con đó đến để báo ân hay trả nợ bạn, ngay khi nhập thai… cho đến lúc đứa trẻ ra đời và lớn lên, bạn sẽ luôn nhận được những cảm giác an lạc. Ngược lại, sẽ có những điều bất chắc, bất hạnh xảy ra.
Trường hợp của bạn, bạn đã có thể cảm nghiệm ra điều gì đã đến với mình? Khi hiểu rõ cội nguồn Nhân-Quả, bạn sẽ không cần phải rầu rĩ, phiền trách hay than phận nữa. Điều hai bạn nên làm hiện giờ là cùng nhau tạo những việc phước thiện: phóng sanh, cúng dường Tam Bảo, hay cúng dường Chư Tăng; Bố thí cho người nghèo cùng, cơ nhỡ, bệnh tật; ấn tống băng đĩa, kinh pháp… tất cả công đức này hai bạn thành tâm hồi hướng cho thai nhi bất hạnh của mình. Mặt khác hai bạn ráng thực hành ăn chay (tam trai, lục trai, thập trai), hàng ngày nhất tâm thực hành Niệm Phật+trì tụng A Di Đà Kinh, sau mỗi thời khoá hãy nhất tâm hồi hướng công đức đó cho thai nhi bất hạnh của mình. Những Nhân phước thiện hai bạn đang gây tạo sẽ hoá giải dần dần những nhân không lành với thai nhi bất hạnh; thứ đến sẽ là cái Nhân lành làm tiền đề cho việc sanh con sau này.
Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Phẩm Quán Âm Thị Hiện có nói: „Vô-Tận-Ý! Quán-Thế-Âm Bồ-tát có những sức oai-thần lớn, nhiều lợi ích như thế, cho nên chúng-sanh thường phải một lòng tưởng nhớ.
Nếu có người nữ, giả sử muốn cầu con trai, lễ lạy cúng-dường Quán-Thế-Âm Bồ-tát, liền sanh con trai phước đức trí-huệ; giả sử muốn cầu con gái liền sanh con gái có tướng xinh đẹp, trước đã trồng gốc phước đức, mọi người đều kính mến”.
Hai bạn hãy ráng nhớ kỹ ý nghĩa đoạn kinh này để hàng ngày ngoài việc tụng kinh, niệm Phật, hai bạn cùng nhất tâm niệm hồng danh: Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát và nguyện cầu Ngài từ bi gia hộ cho đứa con tương lai được hưởng ánh sáng từ quang và sanh ra, lớn lên trong chánh pháp…
Nguyện cầu hồng an Tam Bảo và ánh sáng từ Bi của Phật A Di Đà gia hộ để hai bạn sớm vượt qua bể khổ, nguồn mê mà tìm về nơi chánh giác.
A Di Đà Phật
Thiện Nhân
Bài nên tham khảo:
Nghi Thức Niệm Phật Hàng Ngày
Các phương pháp niệm Phật
Tu Tịnh Độ ít gặp ma chướng
Sự tối kỵ của niệm Phật
Dạ kính thưa quý Thầy,
Con tên là Thuỷ Dung, con xin có vài câu hỏi, con cầu xin quý Thầy cho con lời chỉ dạy… Con lấy chồng 20 năm, có 3 đứa con, chồng con là người đạo Thiên chúa giáo, con không phải là Phật tử, chỉ thỉnh thoảng đi chùa và con cũng không theo đạo của chồng con, vì những lý do ở xứ người, công việc làm…
Nhưng cách đây mấy năm, mẹ chồng con mất, vợ chồng con có thờ ông bà nội, và chồng con có thỉnh tượng đức Mẹ về thờ. Con lập một bàn thờ và thờ cùng một cách rất trang nghiêm để tỏ lòng thành kính với cha mẹ chồng. Và gần đây nhất mẹ ruột của con mất nên con thờ chung một bàn thờ tổ tiên (nhà còn nhỏ). Khi mẹ con mất, tụi con có thỉnh được Sư thầy về tụng niệm và làm lễ quy y cho mẹ con, và từ đấy con cũng hay đi chùa cầu nguyện… Nay con muốn thờ Phật trong nhà có được không? Và việc lập bàn thờ Phật như thế nào? Con đang thờ đức Mẹ Maria, hôm trước con đi chiêm ngưỡng Phật Ngọc Hoà Bình, con có thỉnh một tượng Phật ngọc và con thờ giống như một đồ trang trí trong nhà như vậy có nên không? và hình như theo sự cảm nhận của con, từ ngày có Phật ngọc hoà bình trong nhà, vợ chồng lục đục hoài và việc làm cũng không suôn sẻ như trước… và bây giờ con phải làm sao? Con kín xin Quý Thầy cho con một câu trả lời sớm để con biết sẽ phải làm gì?
***********
A Di Đà Phật
Mong bạn lần sau hoan hỉ viết tiếng Việt có dấu để BQT không phải edit lại, và người đọc cũng không phải luận những điều bạn muốn chia sẻ.
BQT
A Di Đà Phật
Gửi bạn Thuỳ Dung,
Nay con muốn thờ Phật trong nhà có được không? Và việc lập bàn thờ Phật như thế nào?
Lập được bàn thờ Phật là điều rất tốt, bởi hàng ngày khi bạn đối trước tôn tượng hay các hình ảnh của Phật, nhìn hảo tướng của các Ngài tâm bạn tự biết mình phải làm gì. Bạn có thể tham khảo thêm tại đây:
Trao đổi 1
Tâm hướng Phật là quan trọng
Con đang thờ đức Mẹ Maria.
Vì ông xã bạn theo đạo Thiên Chúa, do vậy khi bạn muốn lập bàn thờ Phật, TN khuyên bạn nên bàn bạc thật kỹ cùng ông xã để tránh việc hai vợ chồng dẫn đến xung đột trong việc thờ phụng và tâm linh. Bạn nên tham khảo theo link này: Theo đạo Thiên chúa có nên tu đạo Phật?
Hôm trước con đi chiêm ngưỡng Phật Ngọc Hoà Bình, con có thỉnh một tượng Phật ngọc và con thờ giống như một đồ trang trí trong nhà như vậy có nên không?
Nếu thờ Phật mà coi như đồ trang trí sẽ chẳng có lợi ích. Bởi một phần tôn kính=một phần lợi ích; 10 phần tôn kính=10 phần lợi ích.
Và hình như theo sự cảm nhận của con, từ ngày có Phật ngọc hoà bình trong nhà, vợ chồng lục đục hoài và việc làm cũng không suôn sẻ như trước…
Hoàn toàn sai lầm. Bạn nên rút lại lời nói này và nếu có thể bạn nên sám hối. Phật – Cả 3 đời quá khứ-hiện tại-vị lai đều có một hạnh nguyện chung là giúp cho chúng sanh muôn loài, trong đó những loài đáng kể là: trời, người, a tu la, chúng sanh trong địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh được phá mê, khai ngộ, lìa khổ được vui, chuyển phàm thành Thánh. Làm thế nào để phá mê, khai ngộ? Làm thế nào để lìa khổ, được vui? Làm thế nào để chuyển phàm, thành Thánh? Đây là 3 mấu chốt quan trọng bạn cần phải biết, phải tìm hiểu thật kỹ thì mới có thể tu hành được. Những yếu tố này trên ĐVCT có rất nhiều bài đề cập rồi, bạn hoan hỉ dành thời gian, tìm hiểu thật kỹ nhé.
Chuyện vợ chồng lục đục và làm ăn sa sút không liên quan gì đến Phật và thờ Phật cả. Do bạn chưa hiểu và chưa nắm vững được lý Nhân-Quả nên mới nói như vậy. Nhân-Quả là gì? TN xin lược giải để bạn hiểu: Hôm nay bạn kiếm được 10 đồng, bạn tiêu pha 4đ. Còn 6 đồng bạn cho vào tiết kiệm. Mai, mốt… bạn tiếp tục làm đều đặn=bạn sẽ có một số vốn nhất định. Người khác họ làm 10đ, tiêu 10đ, thậm chí lấy thêm cả vốn ra để tiêu=vốn+lời dần bị tiêu tán. Do vậy hành động tiết kiệm của bạn chính là Nhân; Kết quả thu được từ tiết kiệm là Quả. Tương tự một người làm 1, tiêu một và tiêu cả vào vốn cũng là Nhân và Quả.
Chuyện làm ăn, thành hay bại vốn không phụ thuộc vào năm tốt, năm xấu, cung số, ngày, giờ… như nhiều người thường mê tín nói. Trái lại nó là cái Quả từ kiếp trước đã gây tạo. Nếu kiếp trước vợ chồng bạn cùng nhau tạo phước: cúng dường Tam bảo; bố thí cho người nghèo khổ, cơ nhỡ (còn gọi là bố thí tài, hay vật)… những thứ đó chính là cái Nhân để lại cho kiếp này, và kiếp này dẫu hai bạn thủng thẳng làm ăn mà vẫn tài lộc sung, mãn=hưởng Quả của kiếp trước. Như vậy, làm ăn thua lỗ, lỗ triền miên, phải quay lại hỏi chính mình, chứ chẳng thể đổ lỗi cho việc thờ Phật mà làm ăn thua lỗ. Do vậy, nếu hai bạn muốn chuyện làm ăn được suôn sẻ, hãy phát tâm bố thí như TN đã nêu trên. Những phước báu ấy chính là “sổ tiết kiệm”của hai bạn trong tương lai. Nhưng đó là nói theo sở nguyện của người không hiểu đạo Phật. Người thực hiểu đạo Phật và muốn tu theo đạo Phật là người luôn sống biết đủ. Sao gọi là biết đủ? Không tranh, không tham, không mong, cầu thái quá, không ganh đua, miễn sao công ăn, việc làm đủ trang trải cho cuộc sống bình dị của vợ chồng, con cái=Giàu có. Ngược lại luôn sống trong tham, tranh đua, mong cầu vô độ=Nghèo khổ. Tại sao? Bạn thử cân nhắc xem nhé.
Vợ chồng lục đục do nhân gì? Phật nói: Vợ chồng không ngoài duyên-nợ. Thuận duyên thì xuôi chèo, mát mái; nghịch duyên thì lục đục, cãi vã, đánh chửi nhau suốt ngày. Nguyên nhân của sự lục đục, chẳng phải là có Phật trong nhà; trái lại vì ai cũng nghĩ : Tôi là to nhất, lớn nhất, hay nhất, thông minh nhất, tháo vát, giỏi giang, ít tội lỗi (không có lỗi)… nhất. Khi một trong hai bạn luôn nuôi cái tâm Nhất này, tất cuộc sống vợ chồng chẳng bao giờ bình lặng và hạnh phúc được.
Pháp Sư Tịnh Không dạy: hãy coi mọi người xung quanh mình đều là Phật, là Bồ tát cả. Mọi hành vi thiện-ác họ đang gây tạo chính là họ biểu diễn cho chúng ta thấy mà học hỏi, hay sửa đổi. Vì thế hãy luôn thường nghĩ: chỉ có mình ta còn là kẻ phàm phu lè tè sát đất, là người dốt nát, kém tài, kém sắc, kém đủ thứ, nên luôn cần phải cầu thị, phải học hỏi và phụng sự=Hạnh nhẫn nhục.
Liệu bạn có thể thực hành được lối sống này?
Và bây giờ con phải làm sao? Con kín xin Quý Thầy cho con một câu trả lời sớm để con biết sẽ phải làm gì?
Điều bạn nên làm trước mắt hãy thường xuyên niệm Phật. Câu Phật hiệu: Nam Mô A Di Đà Phật hay A Di Đà Phật nếu bạn luôn nhiếp được tâm để niệm, cho dù là thầm niệm mọi nơi, mọi chốn, đặc biệt trong những lúc cảm thấy bất mãn, sân giận, buồn tủi, thất vọng… mà bạn khởi tâm niệm Phật được=bạn sẽ cảm nhận được công năng của Phật hiệu A Di Đà.
Quan trọng: chỉ có người năng niệm, nhất tâm và thật thà niệm Phật=mới có sự cảm ứng. Giống như người uống nước mới biết đó là nóng hay lạnh. (Bài tham khảo)
Chúc bạn sớm tìm được giải pháp sống, làm việc, thờ Phật đúng như sở nguyện. Có gì khúc mắc bạn cứ hoan hỉ trao đổi nhé.
A Di Đà Phật
Thiện Nhân
Con xin cám ơn quý Thầy…Và làm cách nào để chị em trong nhà hòa thuận, tụi con có 3 chị em gái nhưng từ khi mẹ con mất chị em tụi con ko nhìn nhau nữa vì những lý do rất vô lý…
A Di Đà Phật
Gửi bạn Thuỳ Dung,
Nguyên nhân thì nhiều lắm, nhưng kết lại thì chỉ có một: cái Ta trong 3 chị em bạn đều lớn quá. Nếu 1 trong 3 người biết thực hành hạnh nhẫn nhục: biết lắng nghe, chia sẻ, biết thương yêu, tương kính lẫn nhau và biết dùng tâm từ bi của mình để thương yêu người khác, chắc chắn chỉ ít ngày mối xung đột trong 3 chị em bạn sẽ được hoá giải.
Bạn ráng hoan hỉ tham khảo những video này:
Nguyên nhân bạn xung đột với mọi người
Khẩu nghiệp Phần 1
Khẩu nghiệp Phần 2
Nhẫn nhục
Cảm ơn người đã mắng ta
Muốn phát tài cần bố thí tài
Kính gởi anh Thiện Minh cùng các liên hữu lời chúc tốt đẹp nhất.
Anh Thiện Minh cho em hỏi là em đã thỉnh Phật Quan Âm về thờ…nay anh và các liên hữu khác đã chỉ dẫn cho em niệm A DI ĐÀ PHẬT…nay em cũng đang cố gắng sắp xếp thời khóa cho hợp lí nhất để đạt đến mức tốt nhất…vậy em thỉnh tượng Quan Âm mà lại niệm A Di Đà thì có gì sai không và bây giờ em phải làm sao để được trọn cả đôi đường mà không phạm phải…niệm xen tạp ạ.
Kính mong anh và các liên hữu cho em câu trả lời để em không phải phân vân.
A DI ĐÀ PHẬT.
Nam mô a di đà Phật! Con đã quy y Phật nhưng con đang đi làm việc nhà nước do vậy không có thời gian đến chùa để lễ Phật và trì kinh niệm Phật được. Năm 2013 con có nhờ một người bạn thỉnh tam thế chư phật về thờ và có một người bạn tặng cho một bức tượng Phật Thích ca con lập bàn thờ trên gác để mỗi buổi tối con đều đọc kinh niệm phật. Nhưng nhà con hiện nay do làm đường lộ xuyên qua nhà mà con thì chưa được tuổi làm nhà nên chỉ thu xếp chỗ ở tạm do đó không có chỗ yên tịnh để thờ phật, hiện nay lòng con bối rối quá xin Quý Thầy cho con một lời khuyên. con xin chân thành cảm ơn. Nam mô a di đà Phật.
Con cám ơn lời khuyên của qui Thầy …
Kính chào Cư Sĩ VIÊN TRÍ
Liên Phước có một thắc mắc nhờ Viên Trí giải đáp giúp. Nhà Liên Phước có một trang thờ Phật được làm bằng kính. Khoảng 2 tuần trước LP có dốt đèn cầy ly cúng Phật, do sức nóng của đèn cầy làm cho mặt kính bị nứt. Mặc dù đã kiểm tra nhưng LP nghĩ là bàn thờ vẫn còn chắc chắn, nên LP chưa thay mặt kính đó. Nhưng một sự việc vô cùng đáng tiếc xảy ra làm cho LP hối hận, tối qua cả trang thờ Phật cùng tượng Phật đỗ xuống. Tượng Phật A DI ĐÀ cũng bị vỡ luôn. A DI ĐÀ PHẬT, LP cảm thấy mình có tội rất lớn. Trang thờ bị đỗ khoảng 3g sáng nay, sau khi dọn dẹp sạch sẽ, LP thành tâm lạy PHẬT, niệm Phật sám hối 1g sau đó rồi đi ngủ lại.
LP rất là phân vân vì không biết LP có phạm tội ngũ nghịch ko? vì LP đã làm vỡ tượng Phật A DI ĐÀ Phật rồi.
Xin VT cho LP một lời khuyên va khuyến tấn LP niệm Phật cầu vãng sanh TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC QUỐC.
Nguyện gặp VT và các liên hữu ở Tây Phương Cực Lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật,
Diệu Âm Liên Phước
A Di Đà Phật – Chào Diệu Âm Liên Phước
Nghe qua câu chuyện mà bạn kể thì VT nhận thấy bạn có lòng cung kính Phật và hình tượng Phật là điều đáng quý. Hình tượng Phật là phương tiện trợ duyên để giúp cho mình bày tỏ lòng cung kính Phật được thể hiện qua việc lể bái, nhang đèn cúng tụng mỗi ngày và quan trọng hơn nữa là giúp mình luôn nhớ Phật, niệm Phật và sống đúng như lời Phật dạy. Do đó một phần cung kính được một phần lợi ích, mười phần cung kính được mười phần lợi ích. Một phần cung kính là giống như những người cũng đốt nhang lể bái nhưng làm sơ sơ, qua loa cho có vậy thôi. Mười phần cung kính là những người xem hình tượng Phật giống như là Phật thật cho nên mỗi khi nhìn thấy đều thành tâm cung kính lể bái và thường xuyên quét dọn sạch sẽ, nhang đèn hoa quả trái cây tươi tốt thay đổi mỗi ngày. Tâm cung kính là Nhân còn việc nhang đèn cúng tụng lể bái là Quả (vì được lưu xuất từ tâm chân thành, chí thành chí kính mà ra). Chính vì lẻ đó cho nên khi tượng Phật bị đổ vở thì bạn hoang mang lo sợ :”làm thân Phật ra máu sẽ bị đọa địa ngục A Tỳ” là đúng rồi. Vì bạn xem hình tượng Phật như là Phật thật nên mới có suy nghĩ như vậy. Còn những người xem hình tượng Phật chỉ là gổ đất thì khi cúng tụng công đức cũng không nhiều mà khi vô ý làm đổ vở tội cũng không nhiều.
Trường hợp của bạn thì VT nghiệm kỹ thấy không có tội gì cả vì nơi tự tâm bạn hoàn toàn không có ý làm đổ vở tượng Phật. Về khẩu thì bạn cũng không có sai bảo người khác làm. Về thân thì rỏ ràng là không phải chính tay bạn làm. Chỉ có một chút xíu lỗi nhỏ là khi biết bị nứt, có thể sẽ đổ vở nhưng không kịp thời nhanh chóng điều chỉnh mà thôi. Bạn đã sám hối như vậy là tốt lắm rồi. Phật và Bồ Tát xưa nay đều từ bi, thương yêu hết thảy chúng sanh, chứ đâu có trách tội ai bao giờ. Sở dỉ cái tội phát sanh là do tâm khinh thường (không cung kính) mà phát sanh vì “nhất thiết duy tâm tạo”. Nếu như nơi tâm mình vẫn còn sự cung kính, lại biết sám hối nữa thì sẽ không có chuyện gì đâu, cứ yên tâm mà thỉnh tượng Phật mới về thờ, kỳ này nhớ cẩn thận, kỹ lưỡng hơn nhé.
Phần lớn thì trang thờ đã bị nứt như vậy thì sẽ bị đổ vở là chuyện bình thường nhưng xảy ra vào 3 giờ khuya thì có thể là do chư vị oan gia trái chủ vô hình nào đó đã vô tình hay cố ý “thừa nước đục thả câu” (chỉ là suy đoán, không chắc chắn) và cũng có thể là do bạn tu hành chưa được tinh tấn lắm cho nên các vị thiện thần hộ pháp chưa đắc lực ủng hộ cho bạn. Do đó cần nên cố gắng thêm nhé.
Nói tóm lại, khi mang những mảnh vụng đi bỏ rác thì nên quán tưởng đây chỉ là gổ đất mà thôi. Khi thỉnh tượng Phật mới về thì hãy xem hình tượng Phật mới như là Phật thật. Hình tượng Phật bị đổ vở có thể là một điềm báo mà chư vị oan gia trái chủ muốn cảnh cáo rằng:” nếu bạn không tu hành cho tốt, sám hối, hồi hướng công đức cho họ thì mai này số phận của bạn sẽ giống như vậy “. Cho dù họ không cảnh cáo nhắc nhở thì điều đó cũng sẽ xảy ra vì nếu đời này mình không vãng sanh Tây Phương thì chuyện rơi vào tam ác đạo là điều khó tránh. Tam ác đạo giống như là nhà của mình xưa nay mà, còn tam thiện đạo giống như là khi mình có tiền nhiều (phước báo nhiều) nên được đi du lịch vậy thôi. Nhân cơ hội đi du lịch này mình tìm cách trốn ra khỏi lục đạo luân hồi bằng cách niệm Phật cầu sanh Tây Phương là cơ hội hiếm gặp lắm vậy cho nên hãy trân trọng những chuỗi ngày còn lại của kiếp người mà dốc lòng niệm Phật cầu sanh Tây Phương.
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật!
Kính bạch thầy!
Kính mong thầy giải đáp giúp con. Vợ chồng con lấy nhau đã hơn 3 năm chưa có con, gần đây vợ chồng con quy y và giữ giới tà dâm, nói dối. Có một sư thầy gặp vợ chôg con và nói nếu đã giữ giới tà dâm thì sẽ không có con được, phải xả giới ngay. Như vậy có đúng khôg thưa thầy! Con xin chân thành cám ơn ah.
A Di Đà Phật
Gửi bạn Diệu Chi,
Câu hỏi bạn đặt ra có ý nghĩa rất lớn, bởi nó có thể giúp cho rất nhiều Liên hữu khác có cơ hội để cùng được khai ngộ. Thiện Nhân nghĩ đây cũng là một trở ngại rất lớn, khiến cho rất rất nhiều người vì không hiểu rõ ý nghĩa của việc thọ trì ngũ giới, nên đã tỏ ra hoảng sợ, thậm chí thoái lui, không dám tiếp xúc với Phật pháp và gần gũi Tam Bảo. Nay cũng là nhân duyên thuận lợi, Thiện Nhân xin mạo muội dùng một chút tri kiến hạn hẹp của mình để lý giải về thắc mắc của bạn cũng như ý nghĩa của việc Thọ Trì Ngũ Giới.
Phật đặt ra cho hàng cư sĩ tại gia chúng ta 5 giới, những giới đó là gì?
1. Không sát sanh
2. Không trộm cắp
3. Không tà dâm
4. Không nói dối
5. Không uống bia, rượu hay dùng những chất kích thích.
5 Giới này thực tế không chỉ hàng cư sĩ tại gia, mà ngay cả hàng Tu sĩ cũng đều phải giữ cả. Bây giờ Thiện Nhân sẽ đi vào chi tiết từng giới để bạn hiểu rõ hơn.
1. Giới không sát sanh: Thế nào là không sát sanh? Thông thường chúng ta chỉ nghĩ: không tự tay, chém, giết, thịt súc sanh hay người=không sát sanh. Đó mới chỉ là hiểu bề nổi. Sát sanh có hai nghĩa: Trực tiếp và gián tiếp sát sanh. Trực tiếp là tự mình làm. Giả sử: Bạn nuôi gà, dê, vịt… đến ngày giỗ, tết, hay có khách, bạn ra bắt một trong những con thú đó về, rồi giết thịt để cúng giỗ, hay đãi khách=tự mình sát sanh; Nhưng bạn đã nguyện thọ trì 5 giới; vì thế bạn không không tự mình giết thịt, nữa, mà ngày giỗ, tết, có khách, bạn ra chợ, mua gà, vịt… rồi bảo người bán thịt sẵn cho bạn mang về để làm cỗ, hay đãi khách=bảo người khác làm. Hai hành động trên được coi là: trực tiếp sát sanh. Nhưng bạn giữ giới kha khá một chút, bạn bảo: thôi, mình ra siêu thị, hay chợ, mua những đồ đã được thịt, giết sẵn, rồi mang về chế biến, làm cỗ, hay đãi khách=gián tiếp sát sanh. Tới đây bạn sẽ đặt ra câu hỏi: Tu tại gia, thọ giới mà bị chặn trước, chặn sau như thế, thì sống sao nổi? 3 hành vi sát sanh trên thực ra vẫn chưa phải đã là nguy hiểm, bởi những điều này, nếu khéo dụng một chút, chúng ta có thể tránh đến mức tối đa. Nhưng còn một hành vi sát sanh nữa mà ít ai nghĩ tới, đó là Ý Sát Sanh. Sao gọi là Ý Sát Sanh? Trong 3 nghiệp: Thân, Khẩu, Ý thì Ý nghiệp là quan trọng hơn cả. Ví dụ: Khi bạn muốn ăn thịt gà, vịt, heo, chó… khi Ý của bạn khởi lên thôi=bạn đã phạm giới sát rồi.
Quan trọng: Phật đặt ra giới sát sanh này cho hàng cư sĩ là ngài muốn chỉ cho chúng ta biết: sát sanh, hại vật, tất sẽ gặp quả báo tương tự. Hôm nay ta giết, thịt những chúng sanh này để thoả thê ăn nhậu; những chúng sanh đó khi bị giết thịt chúng sẽ nổi tâm sân hận, tâm sân sẽ biến thành chất kịch độc, ngấm vào máu của chúng, và khi chúng ta ăn vào=ăn tất cả những chất kịch độc của loài súc sanh=mang bệnh; thứ nữa khi chúng ta giết, thịt, ăn thịt súc sanh là chúng ta đã đưa những thú tính của loài súc sanh vào trong cơ thể, hoà trộn với nhân tính của chính mình. Do vậy, người giết, thịt, ăn nhiều thịt súc sanh=nhân tính ngày bị triệt tiêu và thú tính ngày càng tăng trưởng. Điều này bạn có thể cảm nhận ra: người nào làm nghề đồ tể, nhìn họ rất dữ dằn; người nào ăn nhiều thịt, cơ thể họ rất hôi hám. Quan trọng hơn cả: gây nghiệp sát, sẽ phải trả nghiệp sát. Hôm nay ta giết hại chúng, mai, mốt khi cận tử nghiệp tới, chúng sẽ đến “hỏi thăm” chúng ta để đòi nợ. Liệu cận tử nghiệp ập tới, ta có đủ định lực để thoát ra khỏi những quả nghiệp đó? Với một người thường hành giới SÁT chắc chắn là không thể.
Vậy một người thọ trì 5 giới, trong đó có giới cấm sát, phải làm gì? Trước mắt, hãy thực hành không tự tay mình giết, thịt, hay bảo người giết thịt cho mình ăn; Ráng ra ngoài siêu thị, hay chợ, mua những thức ăn mặn đã được làm sẵn về ăn. Ăn đồ mặn lúc này bạn hãy dùng tâm từ bi của mình để quán tưởng chúng vốn chẳng phải thịt nọ, thịt kia, và cũng đừng khởi tâm thưởng thức hay tìm cách chế biến rang, xào, nướng… để vui nhậu, hay thưởng thức, mà hay coi đó chỉ là những miếng đậu hũ, ăn cùng cơm rau để nuôi thân này; Thứ nữa: hãy khởi tâm thực tập ăn chay theo: 3-6-10 ngày trong tháng. Những ngày quan trọng cần ăn chay: ngày 15, 23 và mùng một. Những ngày này chư Thiên thường vi hành nơi hạ giới để minh xét chuyện giữ giới của chúng ta. Nếu những ngày này chúng ta nghiêm cẩn thực hành=Chư Thiên rất hoan hỉ=công đức vô lượng.
Như vậy để giữ được giới Sát, hàng ngày chúng ta phải luôn thường quán xét tâm sát của chính mình, để mình không tự giết, không bảo người giết, và thấy người giết thịt cũng chẳng sanh lòng vui thích. Thường quán chiếu như vậy, dần dần, bạn sẽ tiến tới ăn chay trường lúc nào không hay biết.
2. Giới Không Trộm Cắp: Cũng tương tự khi quán chiếu, chúng ta phải quán từ Ý quán ra. Nghĩa là: khi Ý khởi trộm cắp=chúng ta đã phạm giới rồi. Ví thử: ai đó bỏ quên cái ví tiền trên bàn, nếu lúc này ta coi như không nhìn thấy, rồi đi qua, hay ta cầm ví đó, giao cho cảnh sát, nhờ trao cho người mất=ta giữ giới trọn vẹn; ngược lại ta khởi Ý tham: không ai nhìn thấy, ta không lấy cũng chẳng ai hay=phạm giới trộm cắp. Do vậy Ý dẫn đầu các nghiệp. Ý khởi= khẩu, thân sẽ hành theo= Phạm giới trộm cắp.
3. Giới Tà Dâm: Đây là giới mà nhiều Phật tử tại gia rất bối rối và lo sợ nên không dám Quy Y Tam Bảo, bởi mọi người đều nghĩ: khi quy y, thọ trì 5 giới sẽ khiến cho cuộc sống hạnh phúc vợ chồng bị đảo lộn. Thực tế hoàn toàn không có gì khiến chúng ta phải quá hoảng loạn như vậy.
Trước hết ta phải hiểu thế nào là tà dâm? Nếu tôi, bạn, chúng ta đã có vợ, có chồng, có con cái, có gia đình hạnh phúc, nhưng chúng ta vẫn tìm cách quan hệ tình cảm, tình dục với vợ, hay chồng của người khác=Phạm đại giới tà dâm. Bởi chúng ta lúc này đã khiến cho cuộc sống, hạnh phúc của người khác bị thương tổn, bị đảo loạn, thậm chí khiến họ phải chia lìa, phải sanh ly tử biệt… Như vậy chỉ một giới này huỷ phạm, ta còn phạm thêm cả giới gián tiếp sát sanh nữa.
Do vậy “tà dâm” được hiểu ở đây, chẳng phải là cấm bạn khi có vợ, có chồng rồi mà vợ chồng không được quan hệ sinh lý; Trái lại: vợ, chồng phải thường quán chiếu: Chuyện chăn gối lúc này chỉ nhằm để duy trì nòi giống; do vậy, vợ, chồng đều phải tôn kính lẫn nhau, chẳng được quan hệ và xem nhau như loài cầm thú. Điều này Đại sư Ấn Quang đã nói rất cụ thể, TN xin ghi lại để bạn cùng hiểu rõ hơn: “Về sắc thì đối trước dung mạo như hoa, như ngọc, tâm luôn nghĩ như chị, như em. Dù gặp gái ăn sương, vẫn nghĩ như thế, sanh lòng thương xót, sanh tâm độ thoát, sẽ không có phiền não “thấy sắc động lòng”. Vợ chồng kính trọng nhau như khách, coi thê thiếp như ân nhân giúp mình nối dõi tổ tông, chẳng dám xem nhẹ họ như vật để hành lạc thỏa dục thì sẽ không có phiền não “đắm dục diệt thân, vợ chẳng thể sanh nở, con chẳng thành người”.
Cũng tương tự như thế mà quán chiếu cho giới thứ 4 và 5, bạn sẽ thấy mọi chuyện đều ở trong tầm tay, và tầm suy nghĩ của chính mình, chỉ cần chúng ta khéo dụng pháp một chút thôi, là có thể vượt qua tất cả.
Quan trọng: Các giới Phật chế ra cho hàng Phật tử tại gia cũng như xuất gia là để ngăn ngừa chúng ta làm những việc bất thiện. Một điều chúng ta cần phải thấu đáo: Người không quy y Tam Bảo và không Thọ Trì Ngũ Giới và người quy y Tam bảo cùng Thọ Trì Ngũ Giới khi tạo những việc bất thiện (sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, uống bia rượu) đều chịu nghiệp báo như nhau, chứ chẳng phải người không quy y và không thọ giới thì sẽ không phải chịu nghiệp và người quy y và thọ giới sẽ phải chịu nghiệp hoặc nhiều hơn. Do vậy một người đã quy y Tam Bảo và Thọ ngũ giới (còn gọi là Phật tử) dù ít, dù nhiều, mọi hành vi tạo tác, động niệm đều luôn cảnh giác và có cơ hội lìa xa những nghiệp bất thiện hơn một người không không quy y Tam bảo và Thọ giới (không phải Phật tử). Trì giới và không trì giới lợi-hại là ở chỗ đó.
Chư Tổ thường nói:
Túng sử bách thiên kiếp,
sở tác nghiệp bất vong,
Nhân duyên hội ngộ thời,
quả báo hoàn tự thọ.
Nghĩa là:
Trải qua trăm ngàn kiếp,
nghiệp tạo chẳng mất tiêu,
khi nhân duyên hội đủ,
quả báo mình tự gánh.
Trở lại với câu hỏi nêu trên: Có một sư thầy gặp vợ chồng con và nói nếu đã giữ giới tà dâm thì sẽ không có con được, phải xả giới ngay.
Lời khuyên này là chưa hoàn toàn chính xác. Bởi chúng ta là thân cư sĩ, do vậy mọi chuyện ăn, uống, sinh hoạt vợ chồng, ngủ, nghỉ… vẫn còn trong giới hạn – trì giới trong khuân khổ của một người tại gia. Do vậy việc khuyên bạn nên Xả Giới, vì không xả là khó có con (hình như) là không đúng pháp. Bởi trong các pháp dành cho người tại gia, Phật không nói quan hệ sinh lý vợ chồng là phạm giới tà dâm, mà Phật chỉ khuyến cáo: Tà dục (tâm quá ái dục) là nguyên nhân dẫn đến sanh tử luân hồi. Và Phật khuyên: muốn thoát khỏi sanh tử luân hồi phải giữ gìn trai giới. Việc hai bạn nguyện giữ giới chính là đang chuẩn bị hành trang cho mình để thoát khỏi lục đạo luân hồi. Do vậy bạn phải vững tin nơi chánh pháp, nơi chính mình và hoàn toàn có thể yên tâm về việc Thọ giới của mình.
Còn về chuyện muộn màng con cái, nó có nhiều nguyên nhân. Về sức khoẻ, hai bạn nên tiến hành kiểm tra xem một trong hai bạn có yếu tố nào không hội đủ không? Thời đại y khoa tân tiến, mọi chuyện hiếm, nhỡ đã không còn là điều không thể. Hai bạn phải vững tin nơi chính mình, từng bước, từng bước tìm ra nguyên nhân để khắc phục.
Trường hợp sức khoẻ cả hai đều ổn thoả mà vẫn muộn màng về đường con, lúc này hai bạn phải tinh tấn hơn nữa trên con đường tu học Phật pháp. Hãy năng làm những việc phước thiện: phóng sanh, bố thí người nghèo, cô đơn; cúng dường Tam bảo; in, ấn tống băng đĩa, kinh pháp… tất thảy những phước thiện này hãy hồi hướng cho các oán gia trái chủ nhiều đời nhiều kiếp của mình, và nguyện cho họ được vãng sanh Cực Lạc; Thứ nữa hai bạn phải năng trì niệm hồng danh Quán Thế Âm Bồ Tát và phát nguyện mong Ngài gia hộ cho đường con cái được thuận duyên, bởi QTA có một đại nguyện lực không thể nghĩ bàn, còn gọi là bố thí vô uý. Điều này trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, phẩm QTA thị hiện có nói như sau: “Vô-Tận-Ý! Quán-Thế-Âm Bồ-tát có những sức oai-thần lớn, nhiều lợi ích như thế, cho nên chúng-sanh thường phải một lòng tưởng nhớ.
Nếu có người nữ, giả sử muốn cầu con trai, lễ lạy cúng-dường Quán-Thế-Âm Bồ-tát, liền sanh con trai phước đức trí-huệ; giả sử muốn cầu con gái liền sanh con gái có tướng xinh đẹp, trước đã trồng gốc phước đức, mọi người đều kính mến”.
Bạn đã đến được đạo tràng Tịnh Độ (ĐVCT) đây cũng là duyên phước tiền kiếp mà bạn có được. Con cái cũng là duyên, nợ. Do vậy mọi chuyện bạn hãy nên hoan hỉ, tuỳ duyên, chớ quá nôn nóng rồi sanh vọng cầu thái quá mà lạc vào chốn mê đạo. Hãy ráng tạo phước lành, nhất tâm niệm Phật và hồng danh QTA Bồ tát – Những điều này chính là cái nhân lành giúp cho đứa con tương lai, khi ra đời được hoà mình trong chánh pháp mà lớn lên…
Nguyện cầu hồng ân Tam Bảo, nguyện cầu Quán Thế Âm Bồ Tát và ánh sáng của Đấng Từ Phụ A Di Đà Phật gia hộ để bạn dũng mãnh, tinh tấn vững bước trên bước đường tu đạo.
A Di Đà Phật
TN
DALP chân thành cảm ơn những lời giải thích và khuyến tấn tu hành của Viên Trí. LP phải cố gắng nhiều hơn nữa.
Nam Mô A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật!
Con cám ơn quý Thầy vô cùng, những lời khuyên vàng ngọc của quý Thầy đã giúp ích cho con rất nhiều. Con nguyện tinh tấn tu học và vững bước trên con đường tu đạo. Đây đúng là duyên lành khi con biết tới đạo tràng, nếu không vì chưa hiểu biết kỹ luỡng con sẽ lạc đạo mất.
Con cám ơn đạo tràng, con cám ơn quý Thầy Thiện Nhân!
A Di Đà Phật!