Tục lệ tín ngưỡng của dân gian thường có rất nhiều điều kiêng kị, nhưng đó không phải là tín ngưỡng Phật giáo chân chính mà chỉ là những điều kiêng kị bị ngộ nhận là của Phật giáo.
Ví dụ như những cây hương thừa trong bát hương nếu hàng ngày không thu gọn thì trở nên dơ bẩn và dễ gây cháy rất nguy hiểm. Cho nên các bát hương đặt trước các tượng Phật trong chùa, hàng ngày vào lúc sáng sớm đều cần phải thu gọn, giữ cho bát hương luôn luôn sạch sẽ như mới thắp hương lần đầu.
Các nữ tín đồ thờ Phật tại nhà đến kỳ kinh nguyệt thì không dám tới chùa lễ Phật, thậm chí không dám đến trước bàn thờ Phật để thắp hương tụng kinh, tọa thiền, niệm Phật.
Kỳ thực đó là điều kiêng kị của hàng quỷ thần cấp thấp. Vì quỷ thần sợ máu bẩn nên hễ thấy máu bẩn thì dễ nổi giận. Quỷ thần nghiện ăn máu, thấy máu là dấy lòng tham, nhưng máu kinh nguyệt không phải là máu tươi nên quỷ thần có phản ứng như bị người ta đùa bỡn làm nhục.
Do vậy, phụ nữ khi hành kinh vào các đền, miếu, điện thờ quỷ thần thì có thể bị hậu quả không tốt.
Còn như các Sa-di ni, Tỳ kheo ni, cùng các Ưu bà di (nữ cư sỹ) ở gần đều sinh hoạt tại chùa, cùng các phụ nữ tu hành hàng ngày làm bạn với kinh sách, tượng Phật và các pháp vật khác của nhà chùa, từ xưa đến nay chưa từng thấy ai bị tai họa bởi vấn đề xung khắc do kinh nguyệt gây ra cả.
Những người thờ Phật tại gia khi lập bàn thờ Phật trước hết phải nhờ người làm lễ khai quang các tượng Phật, Bồ Tát, lại phải chọn ngày tốt, hướng tốt. Đó cũng là do tín ngưỡng dân gian hoặc phong tục dân gian.
Theo quan điểm “nhập gia tùy tục” mà nói thì tục lệ đó cũng không có gì sai trái lắm. Làm lễ khai quang là để tỏ ý thận trọng, chọn ngày chọn hướng là để tỏ ý cầu mong tốt lành.
Nhưng theo quan điểm Phật giáo thì chư Phật, Bồ Tát có ở khắp mọi nơi, không một chỗ nào không ứng hiện. Tất cả mọi hướng đều có chư Phật, Tam bảo, Long thiên hộ pháp.
Như vậy, đương nhiên là không hề có những vấn đề do tín ngưỡng dân gian tưởng tượng ra. Chỉ cần chọn một chỗ nào mình cho là tôn quí nhất, rồi với tình cảm thành kính nhất và chọn một thời điểm thích đáng nhất để đặt tượng thờ Phật là được.
Có người cho rằng có những bài chú, bài kinh nào đó thì người tu tại gia không được niệm, hoặc có những bài chú, bài kinh nào thì không được niệm vào một giờ nào đó.
Kỳ thực, với tấm lòng cung kính, tất cả mọi bài kinh, chú đều có thể tụng niệm ở bất cứ nơi nào thanh tịnh. Tốt nhất là trước khi tụng niệm nên rửa tay, súc miệng rồi đứng trước bàn thờ thắp hương lễ Phật mà tụng niệm nhưng không nên nói người tu tại gia không được tụng kinh nào đó hoặc không được niệm chú nào đó, trừ những pháp môn quy định đặc biệt của Mật Tông thì không kể.
Trong một nhà cũng có thể có người tin Phật, có người tin Thần, phải chăng có thể thờ chung cả Thần và cả Phật trong cùng một bàn thờ ? Điều đó nên coi là không có vấn đề gì.
Nên thờ Phật ở chính giữa, cúng Bồ Tát ở hai bên, cúng các Thần ngoài cùng, coi là kẻ bảo vệ bên ngoài cho Tam bảo, cũng nên để cho các Thần gần gũi với Tam bảo để tu học Phật pháp, gây thần nhân duyên với đạo Phật.
Nếu đạt được sự thỏa thuận của cả nhà, sau khi đã đổi ý mà tin theo Phật thì sẽ làm lễ cúng Thần, khấn cáo với Thần rồi đem tượng (và đồ thờ) Thần cất đi, để tránh cúng thờ ngẫu tượng quá nhiều sinh ra tạp loạn.
Có nhiều người không hiểu đối với tro hương cùng các kinh sách, tượng và các pháp vật bị hư hỏng thì sẽ xử lý như thế nào? Thậm chí có người mang đến giao cho nhà chùa.
Kỳ thực thì chỉ cần chọn chỗ đất trống và đồ đựng sạch sẽ, bỏ các thứ đó vào rồi châm lửa đốt đi, đốt xong đào lỗ chôn xuống đất là được. Những thứ làm bằng kim loại không đốt được thì tìm chỗ cất kín, một thời gian sau sẽ xử lý thải bỏ như đối với đồ đạc cũ kỷ rách nát khác.
Các vật cúng bày trên bàn thờ Phật như hoa, quả, nước trà v.v… thuộc các loại phẩm vật tiêu hao thì phải thay đổi hằng ngày. Những thứ gì còn có thể dùng được, ăn được thì nên đem dùng vào việc khác hoặc đem cho người nhà ăn dùng, không nên vứt đi. Những thứ bị ôi thiu, hư nát thì phải đổ bỏ đi như đổ rác. Còn như phẩm vật bày cúng nên bày cúng đơn chiếc hay bày một đôi thì không có hạn chế gì cả.
Xét về mỹ quan đối xứng mà nói thì nên dùng một cặp đôi. Nhưng nếu vì tiền nong vật phẩm có hạn, hoặc do vị trí chỗ bày biện không tiện, chỉ bày cúng đơn chiếc thì cũng không có gì là không được. Còn về đồ cúng là những món gì, về nguyên tắc là tùy theo chỗ tiền nong chi tiêu mà mình có thể lo liệu được, không bày biện rườm rà mà cũng không cần phải phô trương.
Thời gian tu hành tại nhà thích hợp nhất là vào lúc sáng sớm và buổi tối, lúc đó nhờ thân tâm thanh tịnh, thoải mái. Như vậy mới có thể chuyên chú, thành tâm mà tu tập.
Nếu vì tính chất công việc làm ăn thì đương nhiên có thể chọn những thời gian khác nhau. Tốt nhất là không lập bàn thờ trong phòng ngủ, không nên ngồi tọa thiền, lễ Phật, tụng kinh ở trên giường.
Nhưng nếu nhà ở chỉ có một phòng thì tốt nhất là lúc bình thường lấy vải khăn che phủ tượng Phật. Khi nào lễ Phật thì xếp dọn giường chiếu chỉnh tề, sạch sẽ rồi mới mở khăn tượng Phật ra. Nếu giường làm lễ cúng được, coi đó cũng là một nơi để tu hành.
Nói tóm lại, lấy cái tâm thanh tịnh, cung kính để biểu thị mức độ trang trọng, nghiêm túc làm nguyên tắc.
Sau khi đã quy y Tam Bảo thì không được quy y một tôn giáo nào khác, không được thờ phụng một đền miếu, đạo tràng nào của tín ngưỡng dân gian. Tuy vậy vẫn phải giữ thái độ tôn kính đối với các tín ngưỡng đó.
Khi đi vào các nhà thờ, đền miếu, đền thần phải cúi người chắp tay chào hỏi. Không được coi việc thờ phụng đó là đối tượng tín ngưỡng của mình, mà coi đó là cử chỉ để giữ quan hệ hữu nghị.
Trước khi chưa có nhận thức xác thực đối với Phật pháp thì không được đọc sách báo ngoại đạo, nếu không sẽ dẫn đến sự chỉ dắt sai lầm về phương hướng.
Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm
Xin giúp con ạ! Con ở nhà thuê con muốn treo ảnh phật( ko phải ban thờ Phật) để tụng niệm có được không ạ. Và khi treo có phải làm nghi lễ gii không ạ
A Di Đà Phật
Bạn Hoàng Thị Hường,
Mong bạn hoan hỉ in Nghi Thức An Vị Phật dưới đây rồi thành tâm làm theo nghi thức này. Chúc bạn tinh tấn tu hành để cuộc sống thêm an lạc.
TĐ
NGHI THỨC AN VỊ PHẬT TẠI TƯ GIA
Gồm có:
Chú Tịnh Pháp Giới
Tịnh Tam Nghiệp
Cúng Hương
Cầu Nguyện
Khen Ngợi Phật
Quán Tưởng Phật
Đảnh Lễ
Tán Dương Chi
Tựa của Kinh Lăng Nghiêm
Xướng và đọc sớ (nếu có)
Pháp Ngữ Sái Tịnh
Kinh Bát Nhã Ba La Mật
Nguyện An Lành
Sám Phát Nguyện
Hồi Hướng
Phục Nguyện
Tam Quy
Dùng để:
Cử hành lễ An Vị Phật ở tại tư gia, hay bất cứ nơi nào muốn thờ Phật.
(Thắp đèn đốt hương, đứng ngay ngắn, chắp tay ngang ngực, chủ lễ mật niệm.)
CHÚ TỊNH PHÁP GIỚI
Án lam xoa ha. (3 lần)
CHÚ TỊNH TAM NGHIỆP
Án ta phạ bà phạ,
truật đà ta phạ,
đạt mạ ta phạ,
bà phạ truật độ hám. (3 lần)
(Quì ngay thẳng, cầm 3 cây hương dâng ngang trán, chủ lễ niệm)
CÚNG HƯƠNG
Nguyện đem lòng thành kính
Gởi theo đám mây hương
Phảng phất khắp mười phương
Cúng dường ngôi Tam Bảo
Thề trọn đời giữ đạo
Theo tự tánh làm lành
Cùng pháp giới chúng sanh
Cầu Phật từ gia hộ
Tâm Bồ Đề kiên cố
Xa bể khổ nguồn mê
Chóng quay về Bờ Giác. (1 tiếng chuông xá 1 xá)
CẦU NGUYỆN
Hôm nay, đệ tử chúng con
nguyện ngôi Tam Bảo thường trú trong mười phương,
Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật,
Đức Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật,
chứng minh cho Phật tử:………………………
lâu đời lâu kiếp, tâm tánh hôn mê,
chẳng kể chánh tà, gây nhiều tội ác,
tổn người hại vật, báng Phật, Pháp, Tăng,
hôm nay một dạ chí thành, cung thỉnh và an vị tôn tượng Đức……………..
ngưỡng mong đấng Từ Bi, nhủ lòng lân mẫn,
gia hộ cho Phật tử:……………….
đương đời tội chướng tiêu trừ, căn lành thêm lớn,
giới chúng sanh, tu Đạo Bồ Đề, trang nghiêm phước huệ,
một thời đồng chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Nam Mô Chứng Minh Sư Bồ Tát
tác đại chứng minh. (1 tiếng chuông, xá 1 xá, đứng dậy)
KHEN NGỢI PHẬT
Đấng Pháp Vương vô thượng
Ba cõi chẳng ai bằng
Thầy dạy khắp trời, người
Cha lành chung bốn loài
Quy y tròn một niệm
Dứt sạch nghiệp ba kỳ
Xưng dương cùng tán thán
Ức kiếp không cùng tận. (1 tiếng chuông, xá 1 xá)
QUÁN TƯỞNG PHẬT
Phật, chúng sanh tánh thường rỗng lặng
Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn
Lưới đế châu ví đạo tràng
Mười phương Phật hiện hào quang sáng ngời
Trước bảo tọa thân con ảnh hiện
Cúi đầu xin thệ nguyện quy y. (1 tiếng chuông, xá 1 xá)
(Đồng niệm)
ĐẢNH LỄ
Chí tâm đảnh lễ:
Nam Mô tận hư không biến pháp giới
quá, hiện, vị lai thập phương chư Phật,
Tôn Pháp Hiền Thánh Tăng thường trụ Tam Bảo. (1 tiếng chuông, lạy 1 lạy)
Chí tâm đảnh lễ:
Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật,
Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật,
Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát,
Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát,
Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát,
Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ Tát. (1 tiếng chuông, lạy 1 lạy)
Chí tâm đảnh lễ:
Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật,
Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát,
Đại Thế Chí Bồ Tát,
Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát,
Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát. (1 tiếng chuông, lạy 1 lạy)
TÁN DƯƠNG CHI
Cành dương nước tịnh nhiệm mầu
Rưới tắt muôn vàn cảnh khổ đau
Chư Thiên mát mẻ, tâm thanh tịnh
Nhân thế vui tươi, cảnh an nhàn
Cam lồ rưới khắp trần gian
Lửa sân dứt sạch, sen vàng nở hoa.
Nam Mô Thanh Lương Địa Bồ Tát. (3 lần, 1 tiếng chuông)
KINH LĂNG NGHIÊM
NAM MÔ LĂNG NGHIÊM HỘI THƯỢNG PHẬT BỒ TÁT (3 lần, 1 tiếng chuông)
Tâm Chánh Định như như bất động
Phật Ba Thân nhân thế khó tìm
Trăm ngàn muôn kiếp đảo điên
Vô minh dứt sạch, chứng liền Pháp Thân.
Nay con nguyền chứng ngôi Chánh Giác
Độ chúng sanh như cát Sông Hằng
Thân, tâm này nát như trần (bụi)
Hồng ân chư Phật, chút phần báo ơn. (1 tiếng chuông)
Cung thỉnh Thế Tôn lại chứng minh
Đời năm trược con xin vào trước
Một chúng sanh quả Phật chưa thành
Con nguyền không chứng Vô Sanh Niết Bàn.
Đại Hùng, Đại Lực, Đại Từ Bi
Giúp con dứt sạch sân, si, buồn, phiền
Để sớm được lên miền Thượng Giác
Ngồi Đạo Tràng bát ngát mười phương
Hư không có thể tiêu tan
Nguyện con kiên cố không hề lung lay. (1 tiếng chuông)
Nam Mô Thường Trụ Thập Phương Phật
Nam Mô Thường Trụ Thập Phương Pháp
Nam Mô Thường Trụ Thập Phương Tăng
Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát
Nam Mô Kim Cang Tạng Bồ Tát. (1 tiếng chuông)
Lúc bấy giờ, từ nhục kế của Phật phóng ra hào quang trăm báu với hoa sen ngàn cánh.
Trong mỗi hoa sen, có Hóa Phật ngồi, từ đảnh Hóa Phật phóng ra mười đạo hào quang trăm báu. Mỗi đạo hào quang hiện ra nhiều Thần Kim Cang Mật Tích, ông bưng núi, ông cầm xử vân vân, đứng khắp cõi hư không. Đại chúng trông thấy, vừa mừng vừa sợ, đều cầu Phật thương xót che chở, và một lòng lắng nghe Phật nói thần chú:
(1 tiếng chuông)
Án, a na lệ, tỳ xá đề,
bệ ra bạc xà ra đà rị,
bàn đà bàn đà nể,
bạt xà ra bàn ni phấn.
Hổ hồng đô lô ung phấn, ta bà ha. (3 lần, 1 tiếng chuông)
(Nếu có sớ, chủ lễ xướng và đọc, nếu không, bớt phần Xướng Sớ)
XƯỚNG SỚ
Nam Mô Thập Phương Thường Trú Tam Bảo. (3 lần, 1 tiếng chuông)
Như Lai tướng tốt
Không thể nghĩ bàn
Con nay dâng sớ Cầu An
Cúi xin Phật Tổ, lâm đàng chứng minh.
Nam Mô Thánh Quan Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát (1 tiếng chuông)
PHÁP NGỮ SÁI TỊNH
Cành dương nước tịnh rưới gia đường
Linh thiêng thấm mát khắp mười phương
Tiêu trừ cấu uế, tai ương
Đức Từ phò hộ, tông đường bình an.
Nam Mô Thanh Lương Địa Bồ Tát Ma Ha Tát.
(Chủ lễ làm phép Sái Tịnh xong, đồng tụng)
KINH BÁT NHÃ BA LA MẬT
Khi Ngài Quán Tự Tại Bồ Tát thực hành sâu xa pháp Bát Nhã Ba La Mật Đa,
Ngài soi thấy năm uẩn đều không, qua hết thảy khổ ách.
“Này Ông Xá Lợi Phất, sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc, sắc tức là không, không tức là sắc. Thọ, Tưởng, Hành, Thức cũng đều như thế”.
“Này Ông Xá Lợi Phất, ‘tướng không của mọi pháp’ không sanh, không diệt, không dơ, không sạch, không thêm, không bớt, nên trong ‘chân không’, không có sắc, không có thọ, tưởng, hành, thức, không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, không có sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp, không có nhãn giới, cho đến không có ý thức giới, không có vô minh, cũng không có cái hết vô minh, cho đến không có già chết, cũng không có cái hết già chết, không có khổ, tập, diệt, đạo, không có trí huệ, cũng không có chứng đắc.
Vì không có chỗ chứng đắc, nên Bồ Tát y theo Bát Nhã Ba La Mật Đa, tâm không ngăn ngại. Vì không ngăn ngại, nên không sợ hãi, xa hẳn điên đảo, mộng tưởng, đạt tới cứu cánh Niết Bàn.
Chư Phật trong ba đời cũng y theo Bát Nhã Ba La Mật Đa, được đạo quả vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Nên biết Bát Nhã Ba La Mật Đa là Đại Thần Chú, là Đại Minh Chú, là Vô Thuợng Chú, là Vô Đẳng Đẳng Chú, trừ được hết thảy khổ, chân thật không hư”.
Vì vậy, liền nói Chú Bát Nhã Ba La Mật Đa:
“Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha”. (1 tiếng chuông)
NGUYỆN AN LÀNH
Nguyện ngày an lành đêm an lành,
ngày đêm sáu thời luôn an lành,
tất cả thời gian luôn an lành,
ngưỡng mong Bổn Sư ban an lành. (1 tiếng chuông)
Nguyện ngày an lành đêm an lành,
ngày đêm sáu thời luôn an lành,
tất cả thời gian luôn an lành,
ngưỡng mong Tam Bảo giúp an lành. (1 tiếng chuông)
Nguyện ngày an lành đêm an lành,
ngày đêm sáu thời luôn an lành,
tất cả thời gian luôn an lành,
ngưỡng mong Hộ Pháp giúp an lành. (1 tiếng chuông)
(Niệm mỗi câu dưới đây 3 lần, 1 tiếng chuông)
Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật.
Nam Mô Tiêu Tai Giáng Kiết Tường Bồ Tát.
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát.
Nam Mô Đại Thế Chí Bồ Tát.
Nam Mô Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ Tát.
SÁM PHÁT NGUYỆN
Đệ tử chúng con từ vô thỉ
Gây bao tội ác bởi lầm mê
Đắm trong sanh tử đã bao lần
Nay đến trước đài Vô Thượng Giác
Biển trần khổ lâu đời luân lạc
Với sanh linh vô số điêu tàn
Sống u hoài trong kiếp lầm than
Con lạc lõng không nhìn phương hướng
Đoàn con dại, từ lâu vất vưởng
Hôm nay trông thấy đạo huy hoàng
Xin hướng về núp bóng từ quang
Lạy Phật Tổ đưa đường dẫn bước
Bao tội khổ trong đường ác trược
Vì tham, sân, si, mạn gây nên
Thì hôm nay giữ trọn lời nguyền
Xin sám hối để lòng thanh thoát.
Trí huệ quang minh như nhựt nguyệt
Từ bi vô lượng cứu quần sanh
Ôi! Từ lâu ba chốn ngục hình
Giam giữ mãi, con nguyền ra khỏi
Theo gót Ngài vượt qua khổ ải
Nương thuyền từ vượt bể ái hà
Nhớ tới Ngài “bờ giác không xa”
Hành thập thiện cho đời tươi sáng
Bỏ việc ác cho đời quang đãng
Đem phúc lành gieo rắc phàm nhân
Lời ngọc vàng ghi mãi bên lòng
Con nguyền được sống đời rộng rãi
Con niệm Phật để lòng nhớ mãi
Hình bóng người cứu khổ chúng sanh
Để theo Ngài trên bước đường lành
Chúng con khổ nguyện xin cứu khổ
Chúng con khổ nguyện xin tự độ
Ngoài tham lam, sân hận ngập trời
Phá si mê trí huệ tuyệt vời
Con nhớ Đức Di Đà Lạc Quốc.
Phật A Di Đà thân kim sắc
Tướng tốt quang minh tự trang nghiêm
Năm Tu Di uyển chuyển bạch hào
Bốn biển lớn trong ngần mắt biếc
Trong hào quang hóa vô số Phật
Vô số Bồ Tát hiện ở trong
Bốn mươi tám nguyện độ chúng sanh
Chín phẩm sen vàng lên giải thoát
Quy mạng lễ A Di Đà Phật
Ở Phương Tây thế giới an lành
Con nay xin phát nguyện vãng sanh
Cúi xin đức Từ Bi tiếp độ. (1 tiếng chuông)
HỒI HƯỚNG
An Vị công đức, hạnh nhiệm mầu
Thắng phước bao nhiêu con nguyện cầu
Tất cả chúng sanh trong pháp giới
Hướng về Phật Pháp tỏ Đạo Mầu.
Nguyện cho ba chướng tiêu tan
Phiền não dứt sạch, huệ căn sáng ngời
Cầu cho con được đời đời
Hành Bồ Tát Đạo cứu đời lầm than.
Nguyện sanh Tây Phương cõi Lạc Bang
Chín phẩm sen vàng nơi hóa sanh
Hoa nở, thất Phật, quả viên thành
Các vị Bồ Tát bạn lành với ta.
Nguyện đem công đức lành
Đệ tử hướng tâm thành
Cầu cho khắp chúng sanh
Đều chứng thành Phật quả. (1 tiếng chuông)
(Chỉ chủ lễ phục nguyện)
PHỤC NGUYỆN
Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật tác đại chứng minh. (1 tiếng chuông)
Hôm nay, chúng con một dạ chí thành,
trì tụng Kinh, Chú, niệm Phật công đức,
cầu nguyện cho Phật tử tên:……………….
Pháp danh:……………
đương đời phiền não dứt sạch, nghiệp chướng tiêu tan,
tật bịnh bình an, thân tâm thường lạc,
thiên thượng nhân gian, đều thành Phật quả. (1 tiếng chuông)
(Đồng niệm)
Nam Mô A Di Đà Phật.
TAM QUY
Con nương theo Phật, cầu cho chúng sanh
Tin chắc Đạo cả, phát lòng vô thượng. (1 tiếng chuông, lạy 1 lạy)
Con nương theo Pháp, cầu cho chúng sanh
Thấu rõ kinh tạng, trí huệ như biển. (1 tiếng chuông, lạy 1 lạy)
Con nương theo Tăng, cầu cho chúng sanh
Kính tín hòa hợp, tất cả không ngại. (1 tiếng chuông, lạy 1 lạy)
A Di Đà Phật, thưa bác Trung Đạo, nếu tụng Chư Kinh Nhật Tụng mỗi ngày có được không ạ ?
Rất hoan hỷ với tấm lòng thành kính phật, bồ tấtcủ bạn.
Dĩ nhiên là đựơc rồi bạn miễn là nơi trang nghiêm là đựơc. Nhưng cũng không nên thờ gần những nơi như nhà tắm,hoặc phòng ngủ có sinh họat vợ chồng,…
Đó là để thể hịên lòng thành kính của chúng ta với các ngài, nhớ ơn. Hằng ngày thấy ảnh phát bồ tát nhắc nhở chúng ta cố gắng tu tập.
Chúc bạn tinh tấn trên đường tu tập!
*** A Di Đà Phật ***
A Di Đà Phật
Bạn Nguyệt Ánh thân mến,
Tâm bạn đã hướng về Tịnh Độ thì chỉ nên nhất hướng chuyên niệm A Di Đà Phật và chỉ nên tụng Kinh hoặc Vô Lượng Thọ, hoặc A Di Đà Kinh chứ không nên tụng Kinh Nhật Tụng, bởi trong cuốn kinh này gồm rất nhiều kinh khác nhau. Tuy nhiên, nếu bạn thấy tâm mình đã an định rồi thì việc trì tụng thêm kinh, chú khác cũng không có ảnh hưởng gì.
TĐ
Cho con hỏi ạ. Con ở trọ không có phòng thờ,con muốn mua tượng bà về để phòng ngủ được không ạ
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Thu Trang,
Nếu bạn thực muốn thờ Quán Thế Âm thì cũng tốt, nhưng bạn phải thờ ở nơi cao ráng trang nghiêm và sạch sẽ nhất trong phòng. Vì là phòng ngủ, do vậy khi không tụng kinh, niệm Phật, bạn nên có tâm rèm che nơi tương Quán Âm lại để chánh đi tôi bất kính. Tuy nhiên tranh, tượng Phật, Bồ tát, bàn thờ Phật chỉ là hình thức để chúng ta nương về, còn quan trọng là tâm hướng đạo, tâm tu đạo của bạn. Đạo Phật hướng chúng ta xa lìa điều ác, chuyên tâm hành thiện, thường xuyên nghe pháp, tụng kinh, niệm Phật… để giữ tâm thanh tịnh. Làm được những điều này một cách viên mãn thì sự thờ của bạn mới có tác dụng, còn không thì chỉ là hình thức hoặc kết duyên Phật pháp mà thôi.
Mong bạn dõng mãnh phát tâm tu đạo Phật chân chánh để giúp cho cuộc sống của mình thêm an lạc.
TN
Nam mô a di đà phật
Xin cho con hỏi con và mẹ đang thờ nhiều vị chư phật và quan âm chẳng hạn như Phật A Di Đà, Tạm Tạng, 3 vị Quan Thế Âm và còn hìn của vị Quan Thế Âm nữa. Con có nên gữi lại chùa mấy vị kia và nên thờ 1 hay 2 vị pphat ko ạ???
A Di Đà Phật
Phật Phật đại đồng, bạn thờ một vị Phật là thờ mười phương Phật, do vậy không cần phải thờ nhiều Phật, song nếu thờ nhiều Phật-Bồ Tát thì cũng không cấm kỵ.
Chỉ cấm kỵ: chúng ta thờ hình tượng Phật-Bồ Tát với mục đích chiêm ngưỡng, lễ bái, sách tấn tu hành; chẳng được với mục đích sưu tầm theo sở thích, phô trương, làm đồ mỹ nghệ, trang trí.
Nam mô A Di Đà Phật
1 nhà, 1 gia đình có thể thờ 2 đạo Phật giáo và Thiên Chúa giáo đc ko ạ. Con là Phật tử đã quy y Tam Bảo, con đã yêu và sẽ cưới vợ con theo Thiên Chúa giáo. Tụi con đã thống nhất đạo ai nấy giữ. Thì con phải làm sao ạ
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Huy,
Được như bạn nói thì quá lý tưởng rồi. Bản thân bạn hãy cứ ráng tu hành cho thật tốt, làm một biểu pháp cho vợ bạn và gia đình bạn thấy: Chân giải thoát chỉ có đạo Phật. Tuy nhiên bạn phải thật khéo léo trong việc giao lưu giữa hai đạo giáo Phật-Thiên Chúa để làm sao không rơi vào cảnh bên trọng, bên khinh. Thông thường muốn chuyển hoá được người khác bản thân mình phải tự giác ngộ, phải thực tu, thực hành và luôn làm một biểu pháp thật tốt để mọi người chứng kiến, được vậy, cơ hội chuyển hoá giúp người xung quanh mới có thể đặt ra.
Nguyện chúc hai bạn có thể kết hợp hài hoà hai đạo giáo để cùng dìu nhau tiến tới bờ giải thoát.
TN
Xin cho con hoi là giờ con muốn thờ Phật quan âm thì phải như thế nào? Con nghe nói la phải vao chùa thỉnh phải ko ạ?có cần phải chọn ngày đẹp ko ạ?khi đặt bàn thờ con có phai doc kinh gì de lam lễ ko ạ? Con xin cảm on!
A Di Đà Phật
Bạn Hằng,
Mình thấy các gia đình xây nhà mới hoặc mới thỉnh (hay mua) tượng Phật về, thì mời một vài Chư Tăng đến để làm lễ An vị Phật, lập bàn thờ Phật tại nhà mới. Làm như thế không phải là các Ngài cần ta phải làm như vậy mà là để chúng ta tỏ lòng tôn kính với Tam Bảo. Như thế là để lợi ích cho chính chúng ta. Như vậy là quá tốt, nếu có điều kiện thì nên làm vậy. Còn không có thì thôi không sao, chúng ta cung kính thỉnh tượng Phật về rồi trang nghiêm làm lễ An vị Phật như Tiền bối Trung Đạo đã chia sẻ bên trên là được rồi. Cung kính, lòng thành cốt ở tại tâm, tùy duyên tùy lực mà làm, không phải vì lấy hình thức.
Việc sắp đặt vị trí, bố trí phòng thờ, bàn thờ phải thật cung kính, trang nghiêm, đấy là việc cần chú trọng chứ không cần phải nhằm ngày đẹp tháng tốt gì. Hàng ngày sớm tối thắp hương lễ bái, cung kính xem hình tượng Phật như chính Ngài vậy. Cung kính như thế thì được lợi lạc vô cùng, công đức viên mãn.
Nam Mô A Di Đà Phật
Cho con hỏi,con nghe nói phật quan âm tùy người mới thờ được phải không ạ
A Di Đà Phật
Bạn Phương Anh,
Phật Quan Âm ai cũng thờ được cả. Thờ phượng Ngài, ngày đêm thường lễ bái, niệm danh hiệu Ngài thì tất cả ai ai cũng được lợi ích , luôn được Ngài che chở, hộ trì. Ngài có Hạnh nguyện Tầm thinh cứu khổ tất cả chúng sanh:
“Khi thành Bồ Tát Danh hiệu tôi: Tự Tại Quán Âm Mười hai lời nguyện cao thâm “Nghe tiếng cứu khổ” Quán Âm thề nguyền.”
Thế nên hãy thường niệm danh hiệu Ngài. Bạn tham khảo thêm ở đây
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2010/06/nhung-mau-chuyen-linh-ung-quan-the-am/comment-page-1/
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát
Nam Mô A Di Đà Phật
Cho con hỏi SN 1990 con ở nhà thuê con thỉnh bà quan âm về thờ con mua cái khánh để bà vào trên tủ có được không xin cho con hỏi
Để khánh ở nơi sạch sẽ nằm trên cao là được 🙂
A di đà phật
Năm nay con cùng mẹ con mới vừa xây một căn nhà con muốn thỉnh tượng Phật bà quan âm về đấy để thờ,để tụng kinh nhưng mỗi tuần con về đó chỉ 2 bữa thứ bảy và chủ nhật ( nhà chỉ có hai mẹ con con ở không có ai ở cùng) nhưng sợ không có ai đốt nhang. Vậy con phải làm sao ạ? Hiện nhà con thường ở đã thờ đủ ba vị phật nhưng cách bên là phòng của ngoại con chỉ ngăn bằng một tấm ván con tụng kinh thì ảnh hưởng đến bà. Con khôngười biết có nên thỉnh tượng phật về nhà dưới không
Gửi bạn Ngọc Nhi
Thắp nhang chỉ là hình thức bên ngoài quan trọng là tâm nhang tức là lòng hướng thiện thực hành lời Phật nói, khi nào bạn tụng kinh thì thắp nhang là được ko cần thường xuyên. Nếu khi tụng kinh sợ ồn tới bà thì bạn có thể tụng nhỏ lại đủ tai nghe là được.
Cho con hỏi con ở nhà thuê con có mua một bức tranh phật quan âm về thêu và mang đóng khung con có mang vào chùa để thầy làm phép hôm nay con mới mang về. Phong trọ nhà con hơi nhỏ con không treo lên trên qua bàn thờ mà con treo ngang cùng bàn thờ được không ạ? Khi treo lên con thắp nhang và trái cây là được đúng không. Xin người chỉ con.
Cho con hỏi bàn thờ phật nhà con có thờ 2 tượng phật quan âm và một tượng phật tổ ở chính giữa ở dưới có thờ thêm 2 con hạc vậy sư thầy cho con hỏi cách sắp xếp của gia đình con như vậy có phù hợp hay không và có sai lầm gì k ạ?
Dạ cho con hỏi: Tranh phật đã cũ và không sử dụng đuọc nữa thì sẽ xư lý thế nào ạ?
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Cho con xin phép hỏi thầy: Nhà con cứ kiểu dán hình Phật tùm lum. Đối diện phòng vệ sinh củng dán. Nói chung dán khắp nhà. Mà sinh hoạt này kia nên có những hình ảnh ô uế trước hình Phật . Con nói nhà con thì nhà con nói con còn nhỏ không bíêt gì huhuhu. Vậy cho con hỏi dán hình Phật khắp nhà như vậy có tội không ? Nếu tội thì nên làm gì ạ ?
. Con cám ơn Thầy!
Nam mô a di đà phật,sư thầy cho con xin hỏi,hiện tại nhà con đang rất lo lắng mà không biết tỏ cùng ai…Chuyện là sáng hôm 6.6.2016khi con thức dậy,con nghe mẹ con kể tối hôm qua không biết làm sao tấm hình phật mẹ quan âm nhà con rơi xuông đất khoảng 2mét,tượng phật không bị làm bể mặt kiếng,nhưng không biết trên mặt tượng có chất nhờn gì mẹ con không biết nữa,không biết phải điềm gì không, hiện nhà con đang rất hoang mang lo lắng.Xin sư thầy cho con lời khuyên,con xin cảm ơn.Nam mô a đi đà phật.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Uyên,
Chuyện hết sức bình thường, bạn và gia đình không nên quá lo ngại như vậy. Đơn giản là tấm hình Quán Thế Âm treo không cẩn thận nên quá tải mà bị rơi xuống đất. Dù sao đó cũng là lỗi bất cẩn của gia đình, chỉ cần xem lại vị trí treo tấm hình và bắt đinh định vị thật chắc chắn, để không xảy ra nữa là được. Khi hoàn tất thì dâng lại tôn ảnh Quán Thế Âm lên vị trí cũ, rồi sắp hương hoa quả, cả nhà cùng chí thành sám hối vì bất cẩn nên khiến tôn ảnh rơi xuống đất, kế đó cùng nhau tụng một biến Kinh Quán Âm Phổ Môn Phẩm cầu gia hộ và mang lại sự an lạc trong gia đình.
*Việc trên ảnh có chất nhờn không có biểu chứng gì cả, đó chỉ là những khói hương tụ lâu ngày trên tôn ảnh mà không được lau chùi thường xuyên, nay gặp ẩm, tạo ra chất nhờn đó. Do vậy gia đình chớ nên suy luận mà khiến tâm bất an, không cần thiết.
*Bàn thờ Phật người Việt có phong tục rất nguy hiểm là không chịu xả chân hương, và ít khi dọn dẹp bàn thờ cho trang nghiêm, thanh tịnh; trái lại nhiều khi ngày rằm, mùng một hay đại lễ mới chịu dọn dẹp. Vì thế bát hương nhà nào cũng đều đầy nhóc chân hương, chân nọ chùm phủ lên chân kia, chưa kể tàn hương rơi xuống phủ đầy xuống bàn thờ. Làm vậy là tội bất kính với chư Phật, bởi bàn thờ Phật mà không trang nghiêm thanh tịnh thì tâm người thờ cũng không thể trang nghiêm thanh tịnh được. Đây là điều bạn và gia đình nên lưu tâm.
*Thờ Phật hiểu sâu xa là thờ tâm Phật của chính bạn, chứ chẳng phải hàng ngày khấn vái, cầu xin chư Phật gia hộ, nhưng vị Phật tâm của chính mình thì lại bỏ quên. Điều này khi mới bước vào tu đạo chúng ta phải luôn tỉnh giác để nhắc nhở mình, bằng không việc thờ phụng sẽ không mang lại lợi lạc.
Chúc bạn cùng gia đình tinh tấn tu đạo.
TN
A di đà phật.
Hiện tại nhà chị gái con có thờ Phật- Bồ tát. Thờ chung 1 bát nhang, bên cạnh đấy là có 1 hình nữa của Phật. Có người bạn nói thờ như vậy là không được cần phải thờ riêng. ở dưới có thờ ông địa (thần tài). người bạn nói phải thờ Phật – Bồ tát riêng, muỗi ban 1 bát nhanh, không thờ quá 3 Phật, Nếu vẫn để như hiện tại thì ko đón được thần tài mà còn bị hao tài, người nữ sống trong nhà bị trễ nải hôn nhân. Hiện tại con không biết như thế nào là đúng. Bác gái ăn chay trường thờ phật nhưng nếu đổi lại ban thờ cúng chắc là sẽ nổi giận. Cho con xin lời khuyên.
A Di Đà Phật
Người Việt đa phần đều thờ thần tài nhằm cầu mua ăn bán đắc, việc làm ăn được thuận lợi… Nhưng có nhà thì phát đạt, có nhà thì thua lỗ, lẽ nào các Ngài “thiên vị” hay sao? Thật chẳng có đạo lý này: Phật, Bồ Tát, cho đến các vị thần không hề có năng lực ban phúc giáng họa cho chúng sanh. Chỉ có chính chúng ta mới tự làm được điều này, đó là Luật Nhân quả không sai khác, hiểu được lý này thì chúng ta mới làm chủ được vận mệnh. Nếu không hiểu thì cho rằng: nhà anh có thờ Phật, thờ thần, anh được giàu có; tôi cũng thờ vậy, nhưng tôi nghèo hẳn Phật, thần chẳng “linh”; kiến giải như vậy là sai lầm, là tội lỗi vô cùng.
Đạo Phật lấy Nhân quả làm nền tảng căn bản, bởi chỉ có hiểu nhân quả con người mới phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui. Nhân quả chỉ rõ cho chúng ta gieo nhân thiện, gặt quả thiện; gieo nhân ác ắt gặp quả ác, xấu; cũng giống như chúng ta gieo một hạt chanh nhưng cứ chờ trái ngọt là điều chẳng thể, gieo một hạt bòn hòn xuống đất rồi cứ hỏi tại sao quả bòn hòn lại đắng ư?
Hiểu nhân quả thì mọi tốt- xấu trong cuộc sống, trong thế gian này đều lý giải được; và việc hao tài, mất của, người nữ cô thân là do những nhân xấu đã gây tạo từ tiền kiếp, nay đến lúc nhận quả.
Còn như việc thờ Phật- Bồ tát cùng một bàn thì không có vấn đề chi cả. Chỉ lưu ý: nên đặt Phật ở giữa, Bồ Tát ở hai bên và lui sau một chút.
Nam mô A Di Đà Phật
A DiĐà Phật
Thầy làm ơn cho con hỏi hiện tại chị gái bạn con đang thờ ba bức tương Phật . Do hoàn cảnh chị ấy không thể thờ được nũa, khi lên nhà chơi con rât thích ba bức tượng Phật đó, con theo đạo Phật thường xuyên đi lễ chùa, nên con muốn xin và rước ba bức tượng phật đó về thờ tại gia đình con . Con xin Thầy một lời khuyên nếu được con nên làm gì?
Con cản ơn Thầy
A Di Đà Phật, bạn Mạnh Đông thân mến!
Bạn có duyên thỉnh được ba tượng Phật về nhà (không biết là Tây Phương Tam Thánh hay Tam Thế Phật. Tây Phương Tam Thánh là ba vị: Phật A Di Đà ở giữa, hai vị Bồ Tát Quán Âm, Thế Chí ở 2 bên. Còn Tam Thế Phật là Phật A Di Đà, Phật Thích Ca và Phật Di Lặc – Tam thế Phật là biểu tượng của 3 vị Phật quá khứ, hiện tại, vị lai).
Bạn thường đi chùa nên chắc cũng biết cách trang trí nơi thờ Phật như thế nào rồi nhỉ: hoa, quả, bát nhang, ly nước sạch (biểu trưng lòng trong sáng), đèn (nếu có), chuông mõ (nếu có thể). Đến nhà người bạn, thì bạn cũng thắp hương khấn thỉnh, rồi về nhà lập trang thờ tại nhà bạn cũng thắp hương khấn. Hàng ngày nếu như có thể sắp xếp thời khóa thắp hương lễ Phật, niệm Phật thì hay quá, thật là tốt.
Nam Mô A Di Đà Phật. _()_
A Di Đà Phật
Dạ thưa thầy đó là bức Tây Phương Tam Thánh. Con có thể chuyển chiếc ban thờ về được không? vì chiếc ban đó rất đẹp. Còn bát hương và các đồ khác đang bày trên ban thì nên thế nào hả Thầy? con có cần bốc bát hương mới thì nên bốc ở đâu? Khi rước Phật về nhà có cần mua vải đỏ bọc lại không? vì con chuyển đi xa.
Con cảm ơn Thầy
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Bạn Mạnh Đông!
Nếu bạn muốn chuyển cả bàn, cùng các vật dụng thờ cúng thời đựng tất cả vào thùng tinh sạch, hãy dùng giấy sạch bọc Tôn ảnh lại là được.
Còn nếu không chuyển các vật dùng thờ cúng, các vật này không dùng đến nữa (“Còn bát hương và các đồ khác đang bày trên ban thì nên thế nào?”) -thời hãy dùng một đồ đựng sạch sẽ, đựng tất cả, cất vào nơi sạch sẽ, để một thời gian, sau đó đem đến một khoảng đất trống sạch mà bỏ.
Nhưng theo MD thì bạn nên dùng lại tất cả vật dùng thờ cúng (bát nhang, chén nước, bình hoa…) nhằm tránh sự lãng phí, vừa khỏi mất công mua mới, vừa khỏi mất công “xử lý” vật dùng thờ cũ.
Nam mô A Di Đà Phật
A di đà phật! Xin cho con hỏi, có vài người nói thờ phật là phải coi hướng, nhưng theo con thì không cần như thế, chỉ là nơi trang nghiêm nhưng con không biết như thế nào mới ddung ạ! Và con định lâp bàn phật tại nhà, con dựa bàn phật vào tường phía sau là phòng ngủ, nhưng phòng ngủ thường không ai ngủ, lâu lâu anh chị về chỉ ngủ 1, 2 ngày thôi, vậy có được không ạ, hay là cần một tấm gỗ chắn bức tường lại ạ!A di đà phật.
A Di Đà Phật
Bạn Thanh Tài!
Mười phương Phật, phương nào cũng có Phật nên bạn thờ Phật phương hướng nào cũng đều được cả; cần chọn nơi trang nghiêm; tránh xoay bàn Phật vào nhà ăn, nhà vệ sinh, các nơi thường diễn ra sự ngủ nghỉ. Thường thì thiết lập bàn thờ Phật cùng hướng với hướng nhà; chẳng hạn như nhà xoay mặt hướng đông, thì bàn Phật cũng xoay về hướng đông; như thế là rất thuận.
“con định lâp bàn phật tại nhà, con dựa bàn phật vào tường phía sau là phòng ngủ” nếu có thể, bạn nên dùng ‘một tấm gỗ chắn bức tường lại” là rất tốt.
Việc thiết lập bàn thờ Phật cũng nên lưu ý: bàn Phật không nên cao hơn đầu nhằm tạo sự thuận tiện trong việc lau chùi bàn Phật, thắp hương hằng ngày.
Bạn nên tìm đọc Sách UY NGHI DANH CHO PHẬT TỬ TẠI GIA (http://ebook.nguoiaolam.net/2013/02/sach-uy-nghi-danh-cho-nguoi-phat-tu-tai.html) thì sẽ rõ hơn.
Nam mô A Di Đà Phật
Xin hoan hỉ cho con hỏi. Mỗi khi con tụng kinh trong đầu con luôn luôn nghi điều xấu
Và buồn phiền . Và tâm con luôn bất an vậy con phải lam sao?
A Di Đà Phật
Bạn Châu Kim Yến!
Có chiếc thùng nhơ dính bùn đất để lâu năm, khi dùng nước sạch tẩy rửa thùng, các lớp nhơ bị dần bị cuốn trôi theo dòng nước, chiếc thùng sạch dần nhưng lúc đầu tẩy rửa lớp bùn nhơ không khỏi “bốc mùi”. Thùng nhơ dụ cho tâm hiện tại; nước sạch dụ cho việc tu hành: niệm Phật, tụng Kinh…; mùi của lớp bùn nhơ dụ cho tạp niệm, vọng tưởng.
Cũng vậy, việc tụng Kinh như dòng nước sạch khuấy động cái tâm bất tịnh, liền sanh ra các tạp niệm, “Nghĩ xấu, buồn phiền, bấn an” là những tạp niệm. Bạn đừng để ý đến chúng, cứ mặc nhiên hành trì thì các tạp niệm tự mất thôi. Đây là thông bệnh chung của hành giả thời ô trược này, không có gì phải lo lắng bạn nhé.
Chúc bạn tu hành tinh tấn!
Nam mô A Di Đà Phật- xin thường niệm
Nam mô A đi Đà phật
Xin cảm ơn Mỹ Diệp đã cho lời khuyên.
con muốn treo một bức tranh phật trước bàn học nhưng ko tiện để thắp hương vì nó quá nhỏ như vậy có được ko ạ
A di Đà Phật
A Di Đà Phật
Bạn Ngọc Huyên!
Bạn có thể treo Tôn ảnh trước bàn học (nên chạy vi tính hay viết lên giấy 6 chữ Nam Mô A Di Đà Phật rồi dán dưới chân Tôn ảnh thì càng tốt); lưu ý phải thường sắp xếp bàn học sạch sẽ, không để những đồ không tinh sạch trước Tôn ảnh, nên treo Tôn ảnh cao ngang đầu là tốt nhất.
Bạn Ngọc Huyên nên gọi “bức tranh Phật” hay Tôn ảnh nhé, không được gọi là “nó”.
Nam mô A Di Đà Phật
A di Đà Phật .
Con là đệ tử Tịnh Tâm.Vui lòng cho con hỏi :” Hiện tại con đang thờ tượng Phật Thích Ca ở giữa ,bên phải của Ngài con thờ tượng Quán Thế Âm.Bây giờ con muốn thờ tượng Từ phụ Di Đà ,con nên sắp xếp sao thì đúng ạ ? Làm ơn hướng dẫn dùm con ,con cám ơn nhiều.
A Di Đà Phật, chào bạn Ngọc Phượng.
Bạn đã có tượng Phật Thích Ca và tượng Quán Thế Âm rồi giờ bạn muốn thỉnh thêm tượng Phật A Di Đà nữa điều này rất tốt vì những lẽ này:
– Thờ tượng Phật thường là số lẻ: 1, 3,… nhưng đã có 2 thì nên thờ 3.
– Bạn đã có tượng Phật Thích Ca là Đức Phật Bổn sư cũng là Phật quá khứ, lại có tượng Quán Thế Âm là Phật vị lai nên bạn thỉnh thêm tượng A Di Đà Phật là vị Phật hiện tại. Như vậy bạn có đủ Tam Thế Phật.
– Khi đặt lên bàn thờ bạn đặt tượng Tam Thế Phật cùng một hàng: phía trái là tượng Phật Thích Ca, ở giữa đặt tượng A Di Đà còn bên phải đặt tượng Quán Thế Âm Bồ Tát.
A Di Đà Phật.
Xin cho con hỏi là con thì muốn thờ Mẹ Quan Âm nhưng chồng con thì muốn thờ Phật A Di Đà,vậy như thế nào mới tốt cho tụi con ạ? Con xin cám ơn.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Quỳnh,
*Cả hai bạn đều có tâm thờ Phật vậy là quá tốt, chỉ thiếu một chút ở sự dung hoà. Quán Thế Âm cũng là cổ Phật và là vị Đại Bồ tát thường bên cạnh Phật A Di Đà và một Đại Bồ Tát nữa là Đại Thế Chí, 2 Đại Bồ Tát này có hoằng nguyện thượng cùng Phật A Di Đà tiếp dẫn chúng sanh có lòng tin nơi Tịnh Độ về cõi Cực Lạc. Vì vậy nếu hai bạn thỉnh thêm Đại Thế Chí nữa rồi cùng thờ Tây Phương Tam Thánh thì đó là đại phước của hai bạn.
*Người thờ Phật và Bồ tát thì nhiều nhưng phát tâm thực thờ thì không nhiều, bởi thực thờ là nguyện đi theo con đường mà đức Bổn Sư Thích Ca đã chỉ dạy: Quy Y Tam Bảo Thọ trì Ngũ Giới, hành thập thiện nghiệp, hiếu kính phụ mẫu, phụng sự sư trưởng, tuỳ tâm bất sát. Đây là cái nhân để chúng ta tu hành về Cực Lạc. TN hy vọng hai bạn không nên chấp nhất phải thờ ai mới đúng, mới thiêng. Bởi trong đạo Phật không nói tới đúng-sai, sai-đúng, đúng-sai chỉ ở sự quán chiếu tu-sửa trong một niệm; cũng không có thiêng hay không thiêng, mà được hiểu ở sự giác ngộ tự tâm của mỗi chúng ta. Khi giác ngộ thì tâm mình đồng tâm Phật, ngược lại thì là tâm chúng sanh.
Hy vọng hai bạn tìm được giải pháp an lạc nhất để cả nhà cùng phát tâm tu học phát niệm Phật một đời nguyện vãng sanh Cực Lạc.
Chúc thường tỉnh giác và tinh tấn.
TN
Con thưa thầy cho con hỏi ạ.Hiện con đang sinh sống ở Nhật bản con rất muốn thờ phật trong nhà nhưng ở nhật con thấy hầu như mọi người không thờ giống như việt nam mình. Con muốn thành tâm thờ phật để hằng ngày con nguyện đọc kinh,niệm phật .Nhưng thực sự, con không biết làm như thế nào. Thầy có thể chỉ giúp cho con được không ạ.Con muốn thờ phật và thờ quan thế âm bồ tát.
A Di Đà Phật
Bạn Quỳnh Trang!
Ở Nhật cũng có đạo Phật, có thể nơi bạn sinh sống mọi người theo đạo phái nào đó- họ không “thờ phụng” nên bạn mới cho là chẳng giống Việt Nam; cũng giống như ở Việt Nam, người theo Phật, người theo Công Giáo… Người ta tín ngưỡng, học tập môn phái gì kệ họ đi, bản thân ta chẳng vì bắt chước, rập khuôn mà bỏ ngõ việc tu hành.
Cốt yếu của việc tu hành là niềm tin bất biến, cho dù ai có nói gì, làm gì… Có rất nhiều người tu hành dữ lắm, nhưng trong nhà không thờ Phật, họ không có điều kiện, và với họ nơi đâu cũng có Phật thị hiện.
Còn ta, ta có điều kiện thờ Phật nhưng Phật ở nơi đâu? Phật ở tâm, Phật ở trong những nhà bên cạnh trong khu dân cư hoặc chỉ ở nhà của ta?
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Bạn Quỳnh Trang !
Nếu chưa đủ duyên có bàn thờ Phật trong nhà thì bạn vẫn tu tập được.
Hàng ngày ngồi nơi trang nghiêm trong nhà,có thể xoay mặt hướng Tây và đặt trước mặt bức hình Tây Phương Tam Thánh,rồi đọc Kinh niệm Phật.
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Câu hỏi 13: Vì sao có lúc trong đầu có cảm giác như kéo tơ bóc kén, càng tịnh để niệm Phật thì hiện tượng này càng mãnh liệt? Tình trạng này thuộc về nghiệp chướng. Nếu gặp phải tình huống này hoặc tương tự thì không nên lo sợ, phải tập trung tinh thần ý chí, càng chăm chỉ nỗ lực niệm Phật, liều mạng mà niệm, phải đột phá chướng ngại này. Chướng nạn có thể dựa vào gia trì oai thần bổn nguyện cuả Phật Bồ Tát, chúng ta thành tâm thành ý niệm sẽ được Phật lực gia trì. Lúc đó dù không thể tiêu trừ nhưng nghiệp chướng nhất định có thể giảm nhẹ.
con xin hỏi :Câu hỏi 13: Vì sao có lúc trong đầu có cảm giác như kéo tơ bóc kén. vây cảm giác là thế nao(diễn tả rõ ” kéo tơ bóc kén” cho con hiểu) cảm ơn!
Bùi Việt Hùng xin cảm ơn đức tâm những giòng giáo pháp vô cùng bổ ích của quý vị. Bùi việt Hùng xin cầu nguyện an lành, thanh tịnh, trí huệ và vô thượng niết bàn sẽ đến với quý vị con Phật trong nay mai. Nam Mô A Di Đà Phật
Con thưa thầy,thầy cho con hỏi. Nhà con quay về hướng đông bắc,theo phong thủy thì tuổi chồng con nhà quay về hướng này xấu (lục sát).con nghe nói treo tranh phật quan âm bồ tác trong nhà sẽ hóa giải được. Thầy cho con hỏi như vậy có đúng không ạ. Và cách thức như thế nào ạ.
Hình tượng Phật, Bồ tát chỉ được phép dùng để thờ, để tu tâm. Đây là lời của chư Tổ.
Bạn dùng hình tượng các Ngài để coi như bùa hoặc để trang trí trong nhà thì cũng không phải không có lợi ích. Nhưng lợi ích ấy rất nhỏ nhoi so với tội lỗi phải chịu. Bạn cứ hình dung thế này: nhà mình có người mất là bậc cha chú, người mình rất tôn kính. Liệu có ai bảo treo ảnh người đã mất đó để hóa giải điều gì đó bạn có làm không. Bạn dám làm thì họ hàng, anh em có để bạn yên thân không. Trong khi con người chúng ta cũng chỉ là hàng phàm phu sát đất còn Phật, Bồ Tát là Thầy của Trời người.
Nhà PB có Thầy rất giỏi thường xem phong thủy cho cán bộ Trung Ương; Thầy có bảo quan trọng là thông thủy cửa chính trong nhà, sắp xếp các thứ khoa học chứ không phải hướng nhà.
Đôi lời chia sẻ
Nam Mô A DI ĐÀ PHẬT
A di Đà phật ‘.
Con thưa thầy ! Thầy cho con hỏi bàn thờ nhà con có ba bát hương ( 1 bát thờ thổ cong; 1 bát thờ ông bà bên ngoai; 1 bát thờ 3 ông mãnh bên nội ) . Giờ con muốn thờ Quan thế âm bồ tát cùng trên bàn thờ có được không? Và nếu được thì con phải sắp xếp các bát hương như thế nào cho đúng ? Nếu them 1 bát hương nữa là 4 liệu có vấn đề gì không ( vì dân gian kiêng 4 là tứ – tử) ? Hơn nữa con có phải dịch chuyển ba bát hương cũ hay không ? ( Vì con sợ động bát hương ) . Xin thầy hãy chỉ dẫn giúp con được thông tỏ vì nhà con chưa có điều kiện để lập riêng 1 bàn thờ Quan thế âm.
Con xin cảm ơn thầy !
A di đà phật !
Trường hợp của bạn cứ đảm bảo nguyên tắc “Tiền Phật hậu linh” là được. Nghĩa là Bồ Tát Quán Thế Âm, bát hương thờ Ngài ở phía trước và đặt cao hơn so với bát hương ông bà và thần linh.
Tuy nhiên nếu ban thờ nhà bạn đã có thờ Bồ tát thì tuyệt không được để mùi thức ăn mặn xông lên ảnh tượng của Ngài cũng có nghĩa là bạn không nên cúng mặn nơi ban thờ.
Đối với quan điểm kiêng số 4, mình nghĩ không có cơ sở hay do thói quen mê tín vùng miền mà thôi. Ví như các nước A Rập thì họ thích nhất số 4 vì nó thể hiện tư thế gác chân không làm mà có ăn. Cá nhân mình thích nhất số 4, sắp xếp thứ gì mà ra số 4 là ưng vì điều đó nhắc mình con người ai cũng phải chết, vậy phải sống một đời ra sao để đến lúc nhắm mắt xuôi tay không còn nuối tiếc, ân hận.
Đôi lời chia sẻ để bạn tham khảo.
Nam Mô A DI ĐÀ PHẬT
Nam Mô A DI ĐÀ PHẬT
Con xin hỏi thầy trong nhà con có thờ tượng phật bà Quan âm BỒ TÁT thì nên đặt bát hương như thế nào là đúng nhất và hàng năm có tắm rửa cho ngài dược không ? có bàn thờ nào được đặt cao hơn bàn thờ của ngài không ?
Trong nhà con có hai bức tượng thần tài thì có ảnh hưởng gì không ?
Con xin cảm ơn .
Nam mô a di đà phật. Con xin hỏi thầy, gia đình con có thỉnh một tượng phật ngọc nhỏ về nhà. Con không biết do trùng hợp hay như thế nào nhưng trước khi thỉnh về thì mọi chuyện trong gia đình con đều yên ấm. Khi thỉnh về thì gia đình con có để cùng ngang hàng với tượng mẹ quán thế âm bố tát và gia đình con cũng không làm lễ thỉnh vì không biết làm như thế nào và cứ nghĩ miễn sao trong tâm mình tốt là được. Kể từ khi đó thì gia đình con bắt đầu xảy ra những việc không vui và cũng có nhiều chuyện xui xẻo. Con không biết có phải do trùng hợp hay không nhưng con mong thầy cho con lời khuyên là đặt tượng phật ngọc ở đâu cho tốt ạ! Con cảm ơn thầy.
A Di Đà Phật
Gửi Minh Nguyệt!
Khi thờ Phật tại nhà, điều căn bản nhất là chúng ta phải biết đến mục đích của việc thờ cúng, lễ bái này. Nếu không hiểu rõ, cho rằng thờ Phật nhằm Phật “phù hộ” cho gia đình làm ăn phát đạt, an khang thịnh vượng… cầu gì được nấy- chỗ hiểu này là mê tín, tà kiến, khiến Phật pháp suy vong. Phật, Bồ Tát chẳng có năng lực ban phúc hay giáng hoạ cho chúng sanh; cho đến thần linh… tất cả đều chẳng có năng lực này. Vậy ai khiến chúng ta xui xẻo, hoạn nạn… – chính tự thân chúng ta. Đời trước làm phước, đời này hưởng phước, song chỉ lo hưởng không lo bồi đắp, phước báo hết thì nghiệp chướng hiện tiền nên mọi chuyện không suông sẻ nữa.
Còn việc thờ Phật mang mục đích, ý nghĩa gì? Thờ Phật, hằng ngày thắp hương chiêm ngưỡng Phật là nhớ Phật, niệm Phật: phải học Phật, thực hành lời dạy của Phật: đó là hành thiện, tích đức, tu tập giải thoát. Dâng nước, hoa, quả cúng Phật, Phật không dùng những thứ này mà đó là sự biểu trưng: nước chỉ cho tâm thanh tịnh, hoa là nhân (gieo nhân), quả tức quả báo. Nhân nào thì quả ấy, hiểu được đạo lý này thì dựa vào đó mà thay đổi vận mạng trong hiện đời, cho đến thoát ly khỏi lục đạo.
Nam mô A Di Đà Phật
Hiện con có thờ tam thế phật nhưng vì con ở nhà trọ, chỗ ngủ của con được chắn 1 tấm màng với bàn thờ khi vợ chồng con ngủ.Con sợ như vậy vẫn không sạch sẽ nên con định gửi bức ảnh tam thế phật vô chùa, con sợ đã thỉnh về thờ mà gửi lại chùa sẽ mang tội!Xin cho con hỏi gửi vô chùa không thờ nữa có tội không ạ? Và con định chỉ thờ phật quan thế âm bồ tát thôi được không ạ?
Xin thầy cho con hỏi con thờ phật quan âm ở giữa hai bên con thờ mẹ sanh mẹ độ và ộng quan cộng củng chung 1 bàn thờ được không . Nam mô a di Đà phật
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Hoằng Nghị,
Bạn đã có tâm thờ Phật thì đừng cưỡng cầu thờ Thánh Thần làm gì nữa, bởi thờ như vậy chắc chắn tâm bạn sẽ không biết hướng về đâu. Bạn nên có sự phân định minh bạch trong việc thờ phụng: hoặc để giác ngộ giải thoát hay chỉ để cầu xin một chút phước lạc cho đời sống hiện tại? Chư Phật, chư Bồ tát vốn không ban phước lạc, cũng chẳng giáng hoạ cho ai mà các Ngài chỉ là người trợ duyên, giúp cho chúng ta giác ngộ, hiểu nhân-quả, rồi bỏ ác, hành thiện, tu tâm, tích đức để tự giác ngộ, giải thoát. Chư Phật và Bồ tát còn như vậy thử hỏi chư Thánh Thần nào có thể có thể làm những việc trái nhân quả đó? Điều này bạn phải minh bạch bằng không việc thờ phụng của bạn hoặc không mang lại lợi lạc, hoặc sẽ lạc vào mê tín rồi dẫn tới tà kiến.
Mong bạn tỉnh giác để lựa chọn.
TN
Dạ.con xin cám ơn thầy nam mô a di Đà phật
Thưa thầy ,con xin nói luôn rằng là nhà con ở thì cách xa nhà chùa nên ko co thể mua sách kinh để đọc đc mua con cũng ko pjết ở đâu. Mong sư thầy cô hoan hỉ đọc cho con vài bài kinh cho nguoi tại gia . Để con cứu giup chúng sanh chứ niệm phât thì ko đủ . Con xin cảm ơn Nam Mô A DI Đà Phật
Nam mô a di đà phật …
Thưa thầy mẹ con có thờ phật bà quan thế âm bồ tát ngoài lăng mộ của ba con ….
Thờ rất tôn nghiêm đã 1 năm rồi . Giờ chính quyền công an không cho. Công an nói không cho thờ ngoài mộ đem luật pháp ra đe doạ bảo phải tháo gỡ …. Làm sao đâY hả thầy ….
Chào bạn Hương,
Công an không cho thì mình phải tháo gỡ ra thôi bạn. Người Phật tử là người nhu hoà, trong trường hợp này, chống đối chẳng được lợi ích gì, không khéo lại tăng thêm tâm sân, dẫn đến bao điều không hay khác. Ngài Quán Thế Âm vốn ở khắp nơi (vì ở khắp nơi nên dù mình ở đâu, khi bị khổ sở, chân thành niệm danh hiệu ngài, thì đều được ngài gia hộ). Bạn có thể đem tượng ngài về nhà để thờ, hoặc mang vào chùa để quý Tăng, Ni thờ cũng tốt.
Chúc bạn thường an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam mô Adi dà phật
Thưa thầy , vợ chồng con mới mua nhà , nay ước muốn được lập một ban thờ phật tại phòng khách ạ ( do diều kiện ko cho phép nên tụi con thể lập một phòng thờ riêng được ạ ) . con nghe nói lập bàn thờ phải tránh các hướng xấu , như ngũ quỷ , họa sát ,….. , nhưng nếu con lập bàn thờ ở Hướng tốt do với tuổi của chồng con thì lại ko tốt cho con ạ . Vợ chồng con đang rất phản vân nén mãi chưa lập được bàn thờ phật ạ .
Mong thầy hoan hỉ chỉ bảo giúp vợ chồng con với ạ ,
Nam mô a đi Đà phật
A Di Đà Phật
Bạn Hồng Hoa thân mến,
1. Nói đến Phật thì không có hướng nào là tốt, xấu cả, bởi nếu còn có tốt, xấu tất đó chẳng phải Phật. Những hướng mà bạn nói đó là luận theo thế gian pháp, mà đã là pháp thế gian thì vốn luôn có tốt-xấu, hoạ-may, hên-xui, lợi-hại… Thực tế những việc nói trên vốn không phụ thuộc vào việc bàn thờ bạn lập đúng hướng hay không đúng hướng, mà nó chính là nhân-quả của mỗi người. Hoạ-Phước vốn do mỗi chúng ta tự tạo, rồi cũng tự mình hưởng hay tự mình gánh chịu. Nếu cả đời bạn không hành thiện nhưng bạn lại luôn mong sống trong giàu sang, an lạc, thái bình, điều đó chẳng thể xảy ra; trái lại nếu bạn luôn phát tâm hành thiện: bố thí, trì giới, phóng sanh, cúng dường Tam Bảo, tụng kinh, niệm Phật… dẫu bạn chẳng muốn giàu sang, an lạc, sự giàu sang, an lạc cũng vẫn đến với bạn. Tại sao vậy? Bởi đó là nhân-quả.
TĐ nói sơ lược như vậy để hai bạn có khái niệm về đạo Phật và việc thờ phụng Phật. Thờ Phật không phải đơn thuần lập một bàn thờ thật hoành tráng, hàng ngày mua đủ mọi thứ hương hoa… rồi đặt lên bàn thờ, kế đó là xì xụp khấn vái, cầu nguyện Phật gia hộ cho đủ mọi thứ: sức khoẻ, giàu sang, quyền chức, bổng lộc… nếu thờ Phật như vậy thì chúng ta đã biến Phật thành mấy ông Thánh tham nhũng mất rồi. Do vậy việc thờ Phật, và lập một bàn thờ Phật theo đúng truyền thống Phật giáo là quan trọng và cần thiết, bởi đó là bước khởi điểm cho niềm tin và hành trang đến với Phật môn, nhưng quan trọng hơn cả vẫn là: Niềm tin – Chí nguyện – sự thực hành của hai bạn trong cuộc sống hàng ngày. Trong đạo gọi là Tín-Nguyện-Hạnh. Những điều này trên ĐVCT các đạo hữu đã chia sẻ rất nhiều và tường tận rồi, nếu hai bạn rảnh, ráng vô đọc thật kỹ để bổ xung thêm những kiến thức khởi điểm tu học.
2. Trở lại với việc lập bàn thờ và hướng lập bàn thờ:
– Thờ Phật là thờ nơi tâm của hai bạn – tâm hướng về Phật, nguyện tu học theo chánh pháp của Phật để giác ngộ và giải thoát chứ không phải lập bàn thờ Phật là hai bạn đã thờ Phật. Do vậy bàn thờ Phật tuỳ theo điều kiện cuộc sống, nếu phòng ốc không cho phép hai bạn có thể thờ ngay tại phòng khách cũng không sao. Quang trọng nếu đã coi phòng khách là phòng thờ Phật thì mọi chuyện ăn uống, sinh hoạt, ngủ nghỉ phải hết sức thanh tịnh, chứ không nên hàng ngày vẫn giết thịt gia súc, rồi tụ họp bạn bè ăn nhậu, đờn ca xướng hát hay trò chuyện, xem nghe những chuyện thị phi, bất tịnh nơi phòng thờ.
– Về hướng lập bàn thờ tất cả chỉ là tương đối. Ví thử có nhiều người nói: nếu thờ Phật A Di Đà hay Tây Phương Tam Thánh thì phải chọn hướng Tây, bởi cõi TỊNH ĐỘ là ở hướng Tây. Đó là hiểu về lý. Nhưng hiểu sâu xa, thì Phật nói chung vốn chẳng ở riêng một cõi nước nào cố định, bởi nếu vậy, những người không có điều kiện lập bàn thờ theo hướng Tây, thậm chí không có cả cơ hội để lập bàn thờ Phật thì họ không được tu pháp của Phật và sẽ không được Phật A Di Đà gia hộ sao? Do vậy, ngay từ bước khởi đầu hai bạn phải lý giải thật thấu đáo thì khi đi vào hành trì (tu học Phật pháp) sẽ không bị vướng kẹt.
– Nếu phòng khách có cửa sổ thông thoáng, nhìn ra khoảng không gian an tịnh (vườn, sân, ao hồ), hai bạn nên lập bàn thờ hướng theo không gian đó. Trường hợp phòng khách quá khép kín, hai bạn nên chọn một bức tường nào thông thoáng và thanh tịnh nhất để lập bàn thờ Phật. Quan trọng: bàn thờ không nên hướng ra cửa ra vào; không nên ở gần nhà vệ sinh, nhà bếp và phòng ngủ. Vì ở căn hộ khép kín nên hai bạn cũng nên xác định vị trí phòng ngủ, nhà vệ sinh, bếp của hàng xóm để bàn thờ Phật tránh được những nơi bất tịnh đó.
3. Bàn thờ Phật vốn không có hướng tốt hay xấu, cũng không có hợp với không hợp với tuổi tác của bất cứ ai. Do vậy hai bạn nên yên tâm và phát tâm dũng mãnh mà thờ Phật. Phật tại tâm và từ tâm của mỗi bạn. Tốt là nói đến tâm thiện. Xấu là nói tới tâm bất thiện. Nếu tâm thiện, dẫu bạn không có bàn thờ Phật, nhưng ở đâu, nơi nào bạn cũng vẫn hành được việc thiện. Thiện là tâm Phật – Người chuyên hành thiện là người học và nguyện đi theo Phật. Nếu tâm bất thiện, dẫu bạn có lập bàn thờ Phật thật tráng lệ, nhưng hàng ngày mọi nơi, mọi chốn lại chuyên hành việc bất thiện, thì nghiệp quả ác sẽ luôn đón chờ. Đó là Phật pháp, là nhân-quả. Vì thế hai bạn phải vượt qua những giáo lý thế gian để vững tin vào Phật pháp. Được vậy sự thờ phụng Phật mới có lợi lạc.
Chúc hai bạn lập bàn thờ Phật được viên mãn để cùng dìu dắt nhau bước theo con đường Phật đạo.
TĐ
Vợ chồng con xin cảm ơn thầy ạ ,
Nam mô a đi Đà phật
Kính bạch Thày. Con muốn thày giải đáp cho con một vài thắc mắc ạ. Một là có phải trong nhà phải có người ăn chay trường hay quy y Tam Bảo mới được thờ Phật ko ạ? Thứ hai nếu gia đình con muốn thỉnh Phật về lễ bái tại gia thì con được thỉnh Đức Phật nào thưa Thày? Có điều gì cấm kị nữa không ạ? Kính mong được Thày giải đáp cho con được tỏ.
Chào bạn Thanh Hà,
Không cần trong nhà phải có người ăn chay hoặc quy y Tam Bảo mới thờ Phật được. Cho nên, bạn thấy mình và gia đình có duyên với vị Phật, Bồ tát nào thì cũng đều có thể thỉnh về để lễ bái.
Thờ Phật nghĩa là ta thấy quý mến, kính trọng, tán thán công đức, phước báu thanh tịnh của Ngài nên ta lễ bái. Và ta nương theo những lời dạy của Ngài để sống và hành xử có lợi ích cho chính mình và các chúng sanh, tránh trường hợp xem Ngài như một vị thần, ban phước, giáng hoạ. Thờ Phật còn có ý nhắc chúng ta ai nấy cũng đều có Phật tánh giống như Ngài vậy.
Nếu bạn vẫn không biết là nên thờ vị nào thì PH sẽ khuyên bạn hãy thờ đức A Di Đà, bởi vì vị Phật này có duyên rất lớn với chúng sanh ở cõi Ta Bà chúng ta, đức Bổn sư Thích ca đã dạy chúng ta nên niệm danh hiệu Phật A Di Đà để cầu vãng sanh về cõi Cực lạc do đức A Di Đà hiện nay đang làm giáo chủ, thuyết pháp độ chúng sanh, thờ Ngài nghĩa là bạn và gia đình đang kết duyên Tịnh Độ với ngài, sẽ được Ngài gia hộ.
Về cách thức chi tiết thì bạn hãy xem bài viết và các phần phúc đáp trong mục này để có thông tin nhé.
Chúc bạn luôn an vui.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Kính cảm tạ ơn Thày chỉ dạy,con xin nhờ nương theo gương tiền bối. Cảm tạ Thày.
Cho con hỏi nhà con có thờ Phật Quán Âm, từ cửa đi vào thì Phật Quán Âm ở bên tay trái, nhưng khi cha chồng con vào thì nói thờ vậy là không đúng, bảo vợ chồng con phải thờ ở chính giữa như vậy có đúng không? Ngày rằm chồng con thỉnh Phật Quán Âm vào thờ ở giữa rồi, còn bàn thờ bên phải để trống, vậy có sao không ạ?
Đường Về Cõi TỊNH: A Di Đà Phật! Mong bạn hoan hỉ gõ tiếng Việt đủ dấu để cá liên hữu tiện trao đổi.
Thưa Thầy con chuẩn bị dọn về nhà mới.con sống với hai con nhỏ.con có ước nguyện thờ Phật bà Quan Âm. cách đây khoảng 1 năm con có ngủ nằm mơ đí vào rừng, xung quanh là sương khói trắng mờ ảo và nhìn thấy tượng Phật Bà Quan Âm rất lớn.nhưng con còn nhiều điều chưa hiểu biết,chưa hiểu.con chỉ muốn sống hướng thiện,buông xả thù hận.Thầy cho con hỏi nếu con đặt ban thờ Phật Bà Quan Âm ở giữa phòng thờ.(tầng 3 con dành riêng một phòng thờ,mở cửa sổ nhìn ra sân con dự định trồng rau sạch) bố mẹ con thì muốn con lập thêm ban thờ cụ Thần Linh. vậy con lập ban nhỏ và thấp hơn đặt bên cạnh cùng hướng có được không? tuần rằm mùng 1.lễ tết .ban thờ Phật con cúng chay.ban thờ cụ Thần Linh con cúng mặn thì có sao không ạ ? cảm tạ Thầy
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Vũ Minh Hằng,
*Bạn đã có niềm tin nơi Phật và Bồ tát thì chỉ nên chuyên nhất mà thờ Phật và Bồ tát thôi chứ đừng kèm thêm cả Thần linh nữa làm gì cho khổ. Thần linh là những vị Thần chưa giác ngộ, nhưng có phước báu nên được coi, giữ những chức vị nhỏ. Khi bạn thờ Phật, hàng ngày cúng dường Phật-Pháp-Tăng còn gọi là cúng dường Tam Bảo, rồi trì kinh, niệm Phật, bố thí, phóng sanh, tạo các phước thiện… thì ngay chính những vị Thần linh đó cũng được lợi ích, bởi họ đã có thêm cơ hội để thâm nhập kinh tạng, từ đó thêm giác ngộ mà giải thoát. Vì thế tuy nói là chỉ thờ Phật nhưng thực tế là chúng sanh hữu hình và vô hình đều chung lợi lạc. Chưa nói tới việc bạn thờ Thần linh rồi dâng lễ cúng đồ mặn sẽ khiến cho ngay chính những vị Thần linh đó bị tổn phước và bản thân bạn cũng bị tổn theo. Bạn có một phòng thờ Phật riêng và trong một không gian như thế là vô cùng lý tưởng. Bạn hãy phát tâm thanh tịnh, khuyến giải bố mẹ về ý nghĩa của việc lập bàn thờ Phật là để nhắc nhở bản thân hướng về Phật pháp tu học để giác ngộ vài tiến tới giải thoát chứ không phải lập bàn thờ Phật để hàng ngày cúng lễ rồi cầu xin, van vái tài lộc công danh…
*Thờ Phật là nương vào đó, nhắc nhở vị Phật tâm của chính bạn, thường xa lìa việc ác, nguyện chuyên hành việc lành, giữ tâm luôn thanh tịnh, được thế việc thờ Phật mới thực có ý nghĩa. Muốn vậy bạn phải phát tâm hàng ngày tu học bằng cách đơn giản nhất là niệm Phật mọi nơi, mọi chốn để giữ tâm thanh tịnh; kết hợp phóng sánh, bố thí, làm các phước thiện khác rồi hồi hướng công đức cho ông bà, cha mẹ hiện tiền cũng như quá vãng cùng tận hư không giới chúng sanh và các oán gia trái chủ của mình, nguyện học đồng phát tâm tu học và cùng niệm Phật nguyện vãng sanh Tây Phương Tịnh Độ.
Chúc bạn tỉnh giác và tinh tấn tu học.
TN
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Kính thưa Thầy, con xin phép hỏi : gia đình con thuê nhà trọ, vì vậy trong phòng có nhà vệ sinh, giường ngủ, bàn làm việc… ngay lối cửa ra vào có một khoảng không gian sạch sẽ và không nhìn thấy giường ngủ, toilet. Vậy con có thể đặt tượng Mẹ Quan Âm tại đây được không ạ ? Con không thờ cúng mà chỉ đặt tượng để hàng ngày nhìn thấy thôi . Kính mong Thầy chỉ giáo.Mô Phật
Thưa Thầy, e đang mang thai e nên tụng hay đọc kinh nào để bé trong bụng nghe kinh giúp nghiệp của bé sẽ nhẹ hơn sau khi sinh ra dễ nuôi và tin vào phật Pháp? E có nên tụng đọc chú Đại Bi hằng ngày được k? Nhờ Thầy chỉ dẫn dùm e.
Bạn tụng Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện nhé. Tuy nhiên, nếu không có thời gian thì tụng chú Đại bi cũng rất tốt rồi. Bạn nên phát nguyện trì chú Đại bi đều đặn hàng ngày đủ số lượng đặt ra nhé. A Di Đà Phật!
Nam mô a di đà phật.
Kính thưa thầy, con muốn thờ tam thế phật. Nên vừa rồi con có đi in hình và đóng khung tranh. Do bàn thờ tổ tiên nhà con có tủ thờ o chính giữa và khoảng cách từ tủ thờ đến trần nhà thấp nên con đóng bàn thờ và treo tranh phía bên phải tủ thờ nhưng cao hơn.Xin sư thầy cho con hỏi là con muốn thỉnh đức phật về con mua bát nhang về thì con có phải thỉnh từ trong chùa không? Và con phải chọn ngày nào để thỉnh ạ? Con xin cảm ơn sư thầy.
Con hiện đang trên đường tìm hiểu và tu tập theo phật pháp, nhưng có việc này con lăn tăn chưa biết tỏ cùng ai. kính mong các thầy giải đáp, chuyện là con đang ở chung với bố mẹ và anh chị chồng, sắp tới bố mẹ tính xây cho vợ chồng con nhà ở riêng, vấn đề là đất đó là đất ao do cha ông để lại, làng con cũng nhiều nhà vẫn xây ở trên đất ao, nhưng con được biết đất ao phải làm đề nghị chuyển mục đích sử dụng sang đất ở thì mới được xây, hiện nay thủ tục chuyển sang đất ở chưa được chấp thuận. nếu cứ xây ở thì họ vẫn làm ngơ cho xây nhưng thực ra là vi phạm luật đất đai. Bố mẹ con là người tốt nhưng vì muốn các con cái ổn định chỗ ở nên muốn cứ xây để cho vợ chồng con ở. Bản thân con cũng muốn ở miếng đất đó rộng rãi nhưng phải đúng thủ tục, nếu chưa được phép xây thì con vẫn muốn ở chung với bố mẹ anh chị như cũ tuy có hơi chật chội. Con có phân tích nhưng bố mẹ chồng con cứ nghĩ con quan trọng hóa vấn đề. Giờ con ngăn cản việc xây thì vợ chồng con lại làm phật ý, mất lòng bố mẹ chồng, còn cứ kệ bố mẹ và chồng con xây thì con ở không an tâm và lăn tăn vì ở nhà xây trái phép mặc dù ở làng nhiều người vẫn ở vậy. Cho con hỏi nếu cứ xây trái phép thì con ở có ảnh hưởng đến việc tu tập theo phật pháp ko ạ, có phải chịu nghiệp do việc xây trái phép này không, sau này nếu con phát tâm muốn làm ban phật trong nhà xây trái phép vậy có mâu thuẫn với giáo lý nhà Phật không ạ?
Sao bạn lăn tăn nhiều quá vậy, học Phật thì hãy bớt dùng cái tâm lăn tăn phan duyên, cái người đời gọi là logic phân biệt đi thì sẽ an lạc hơn bạn. Người học Phật sống trong đời sống đôi khi vẫn phải uyển chuyển chiều theo ý của chúng sanh, chứ không nên nhất quyết phải thế này thế nọ. Để giữ hòa khí gia đình bạn có thể cứ thuận theo ý bm chồng (vì bạn đã phân tích rồi mà). Quan trọng là bạn không muốn như vậy. Đây gọi là hằng thuận chúng sinh. Bạn cứ nỗ lực giữ ngũ giới, tu thập thiện, hành trì đều đặn thì sẽ có thể cảm hóa những người xung quanh thôi. Hãy nghĩ như vậy. Đây là ngu kiến của Diệu Minh. A Di Đà Phật!
Chào bạn Linh Lan,
Theo luật nhân quả thì “nhân nào quả nấy”, khi xây nhà trái phép như vậy thì sau này chắc là sẽ có một số chuyện “nhức đầu” về mặt thủ tục pháp lý, trong một vài trường hợp cũng có thể bị nặng hơn. Tuy nhiên, suy cho cùng thì PH thấy việc này hình như không có phạm vào 5 giới của người tu tại gia. Là một phàm phu tu hành tại gia như chúng ta, thường rất khó vẹn toàn, và trong một số trường hợp chúng ta đành phải chấp nhận cái không vẹn toàn đó. Trường hợp của bạn cũng vậy, đôi khi ta phải lựa chọn, không thể được cả hai.
PH cho rằng việc ở trong một ngôi nhà như vậy sẽ không ảnh hưởng gì đến việc tu tập, tuy nhiên với cái tâm lo lắng, bất an của bạn bây giờ thì có thể sẽ có ảnh hưởng. Cảnh tuỳ theo tâm mà chuyển, nay tâm bạn bất an như vậy, nếu bạn không làm cho tâm mình an lại thì khi vào nhà đó ở, bạn sẽ càng thấy bất an.
Còn việc thờ Phật trong một ngôi nhà như vậy, theo PH thì không có mâu thuẫn gì với giáo lý Phật cả.
PH xin khuyên bạn thêm một việc nữa là bạn nên niệm Phật thật nhiều, không phải với mục đích để ngài giúp bạn giải quyết khó khăn, mà là khi thường chú tâm niệm Phật, thì tâm mình dần thanh tịnh, an ổn, lúc đó bạn sẽ sáng suốt hơn và giải quyết các vấn đề này tốt hơn, hoặc sẽ chẳng còn thấy đó là vấn đề gì nữa.
Chúc bạn sớm an vui.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Linh lan xin cảm ơn Cư sĩ Phước Huệ nhiều ạ.
Cảm ơn b Diệu minh đã có lời tỏ bày, thôi thì hiểu biết mình đến vậy, không biết nói như nào cho hay, vào trường hợp này mình chỉ nghĩ gì nói đấy, hằng thuận chúng sinh, cũng là điều hay mình nên học
Con rất mong nhận được nhiều lời chỉ bảo, chia sẻ của các thầy, các bạn ạ.
Bạn à, mọi chúng sanh đều có trí huệ Như Lai, đều bình đẳng. Vì vậy hãy tự tin lên. Chỉ cần chăm chỉ hành trì đúng pháp, trí huệ tự ắt dần dần tăng trưởng. Bạn hãy thường xuyên nghe/đọc các bài giảng Kinh pháp của các thầy chân tu như Pháp sư Tịnh Không, hòa thượng Tuyên Hóa, thiền sư Hư Vân, v.v. nhé. A Di Đà Phật!
Dạ cho con hỏi,
Nhà con có gác, nhưng do chật, gác trên chỉ để ngủ, nếu con thờ Phật treo hướng quay ra cửa chính thì phía trên gác lại trên trang thờ, vậy con có thể ở phía tường bên hông hướng giữa nhà được không ạ.
Con cảm ơn
A Di Đà Phật
Thờ hình tượng Phật- Bồ Tát thời nên chọn nơi trang nghiêm. Vì gác được dùng để nghỉ ngơi nên tầng trệch bạn không dám treo hình tượng Phật, song treo trên gác cũng chẳng nên, trường hợp bất đắc dĩ quá thì nên dùng tấm vải sạch phủ lên trên hình Phật mỗi khi nằm nghỉ.
Nam mô A Di Đà Phật- xin thường niệm.
M Thủy nghĩ vày nè,bạn có thể thờ Phật ở phía tường bên hông hướng giữa nhà cũng đc,miễn là phải trang nghiêm,ko đối diện phòng vệ sinh v.v..
Có 1 điều lưu ý là ban thờ Phật A Di đà có lẽ ko nên nhìn về hướng Tây. Vì khi bạn lạy Phật thì mặt bạn lại hướng đông,còn lưng bạn lại xoay về hướng tây. Hướng tây-cõi Cực Lạc ở phương đó.Lạy Phật mà cúi xuống,lưng xoay về hướng tây,thế thì ko nên.
Bạn tham khảo,đó là ý kiến cá nhân M Thủy thôi.Cẩn thận thì bạn đến chùa xin ý kiến sư thầy.
Nam mô A Di Đà Phật,
Thưa thầy con năm nay đã 45 tuổi nên rất muốn thờ Phật Quán Âm Bồ Tát trong nhà nhưng vì không gian nhà con chật hẹp nên con không thể đặt hình tượng phật Quan Âm ở giữa nhà. Vì vậy, con dự định sẽ đặt tượng phật từ cửa đi vào thì Phật Quán Âm ở bên tay trái và dưới tượng phật là đặt cái tivi của gia đình như thế có được không ạ.(Nhà con có thờ Phật Di Lạc chung với Thần tài và Thổ địa)
Mong thầy hoan hỉ chỉ bảo giúp,
Nam mô a đi Đà phật
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Nguyễn Thị Thuý Phượng,
*Bàn thờ Phật, Bồ tát phải an trí nơi cao ráo, thanh tịnh. Nếu bạn an trí trên tivi e rằng sẽ không được thanh tịnh, bởi hàng ngày gia đình bạn sẽ bật xem đủ những loại phim hình, trong đó nhiều khi có cả những hình ảnh bất tịnh, như vậy sẽ không được tôn kính. Hai bạn có thể an trí Tượng Quán Âm trên một bức tường khác nhưng ở vị trí nào ít sinh hoạt, qua lại nhất, được thế sẽ tốt hơn.
*Bạn đã tin Phật, tin Bồ tát thì đừng thờ thần tài, thổ địa nữa, bởi khi bạn phát tâm tu học và thờ phụng Phật, Bồ tát chân chánh, các vị Thổ thần (còn gọi thiện Thần, Hộ pháp) họ đều đã có phần và đều thường có mặt để ủng hộ các bạn tu học, vì thế việc thờ thêm thần tài, thổ địa cùng với Phật, Bồ tát là không đúng pháp. Điều hết sức quan trọng nữa bạn chớ nên đồng hoá Phật Di Lặc với ông thần tài và thổ địa mà phạm tội bất kính. Rất có thể vì nhu cầu tâm linh hoá của người thế gian nên nhiều nhà tạc tượng đã vô tình (hoặc hữu ý) tạo nên những bức tượng Ngài Di Lặc giống như mấy ông thần tài. Đó là nghiệp chướng tội, bạn nên biết để đừng phạm tội bất kính này.
Chúc thường tỉnh giác và tinh tấn tu học theo chánh pháp.
TN
Cho con hỏi rằng gần đây con có làm mất một chuỗi đeo tay, k biết có vấn đề gì k ạ
Nam mô A Di Đà Phật!
Cách đây vài năm trong dịp sửa nhà, con có quen 1 bác phụ xây, được Bác phát tâm 1 pho tượnng Phật A DI ĐÀ bằng sứ bọc đồng. Theo giấy viết tay ghi cho con thì: Pho tượng Phật là của đoàn Phập giáo Trung Quốc sang thăm (Thập niên 60 -70)tặng cho vị Đức pháp chủ Giáo hội phật giáo Việt Nam, sau đó bác ấy được Ngài phát tâm và hiện giờ là con.
Vợ chồng con là người luôn hướng tới Phật nhưng đầu óc u mê không biết nên phải làm thế nào: Bày trong tủ, cất đi. Con có nguyện được dâng nên ban thờ nhưng vợ còn do dự. Con xin thày một lời khuyên.
Nam mô A DI ĐÀ PHẬP!
a di đà phật!cho con hỏi vừa trưa nay con được tin mẹ con bị cảm ở quê thì trưa nay con nằm mơ thấy có nguòi đến nhà hỏi mượn nhà để xây miếu thờ và gia đình con cũng đồng ý.nhưng trong lúc khấn con nge thấy người đó nói là sẽ về đốt hết ngôi nhà cũ đi theo con đoán là ngôi nhà đang thờ hiện tại ấy a.nói chung con nge thấy lời lẽ nặng về tà lắm.xin thầy cho con biết liệu nhà con có điềm gì không ạ.A Di Đà Phật!
Thưa Thầy,
Con thấy hiện nay nhiều nhà thờ bàn thờ Phật bao gồm Phật Thích Ca, Quan Âm bên trái, Mẹ Sanh Mẹ ĐỘ bên phải (theo hướng mình nhìn), như vậy có trái quy tắc không ạ.
dạ thưa thầy con đang xây nhà mới vừa dùng để ở vừa để con mở lớp mầm non tư thục tại nhà. con muốn thờ phật quan âm nhưng vì điều kiện không cho phép mà phòng khách nơi đặt bàn thờ cũng là nơi cho các bé ăn ngủ thì con phải làm sao để không mang tội với đức phật ạ
Thưa thầy, thầy cho con hỏi nhà con có thờ một thượng Phật Di Lặc có lư hương và chung nước đầy đủ nhưng con nghe người ta nói Phật Di Lặc rất khó thờ, không nên thờ thêm lư hương hay chung nước sẽ không tốt. Giờ con không biết phải làm sao, mong thầy chỉ bảo giúp con.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Đỗ Ngọc Kim Thủy,
Xin cho TN được chia sẻ cùng bạn vài lời:
*Bạn thờ Phật là vì mọi người mà thờ? hay vì sự tu học của bản thân mà thờ?
*Niềm tin với Phật-Pháp-Tăng là của chính bạn hay do mọi người khác mang đến cho bạn?
Chư Phật 3 đời: quá khứ-hiện tại-vị lai đều đại từ đại bi đại hỉ đại xả như nhau, vì thế giữa các Ngài không có sự phân biệt cao thấp, thiêng hay không thiêng. Tuy nhiên khi phát tâm tu học bạn phải cân nhắc thật kỹ lưỡng vị Phật nào sẽ là Y Chỉ Sư giúp bạn khai ngộ để từ đó tinh tấn tu đạo và giải thoát? Phật Thích Ca chính là Y Chỉ Sư – Người Thầy đem giáo pháp của 3 đời chư Phật, giảng giải, giúp cho chúng ta khai ngộ về bể khổ, nguồn mê của kiếp sanh tử luân hồi, trong đó có pháp môn Niệm Phật là pháp tối thắng mà Phật Thích Ca đã tán thán và khuyên chúng sanh thời mạt pháp nên nương theo tu học để vãng sanh Cực Lạc – Cõi Tịnh Độ của Phật A Di Đà mà thoát khỏi kiếp luân hồi. Vì thế nếu bạn thực sự muốn học Phật, thờ Phật và tu hành theo hạnh nguyện mà đức Y Chỉ Sử Thích Ca đã chỉ dạy thì bạn phải biết mình nên thờ ai và nương theo ai để có sự lợi lạc.
*Thờ Phật Di Lặc cũng tốt, nhưng khi thờ Ngài bạn sẽ phải nương theo hạnh nguyện của Ngài và nên phát nguyện sanh về cõi của Ngài. Đó mới thực là sự thờ phụng chân chánh. Còn nếu bạn thờ Đức Di Lặc, nhưng lại nguyện hay tu một pháp môn khác, nói giản đơn là không đúng pháp và có phần bất kính. Vì thế bạn cân nhắc nên thờ ai? Chọn ai là bậc Y Chỉ Sư? Tu theo pháp nào và cách thức thờ phụng như thế nào để mang lại lợi lạc thiết thực cho cuộc sống hiện tại và tương lai, bạn phải tự quyết định, chớ nên để người khác dẫn dụ mà đánh mất chính mình.
Chúc bạn tỉnh giác trong tu học.
TN