“Ngũ Nghịch, Thập Ác” tạo tội cực nặng. Trong hết thảy kinh, đức Phật nói kẻ ấy ắt đọa địa ngục ngay trong một đời. Ngũ Nghịch (Pañcānantarya) là:
1) Làm thân Phật chảy máu. Đề Bà Đạt Đa (Devadatta) ôm lòng hại Phật. Từ trên đỉnh núi xô một tảng đá to xuống đè Phật, thần hộ pháp từ trên không trung đỡ lấy, nhưng mảnh đá văng trúng chân Phật chảy máu. Nếu hại Phật sẽ kết tội với hết thảy chúng sanh. Phật là bậc đạo sư của ba cõi, [hại Phật] khiến cho cơ duyên nghe pháp đắc độ hết thảy chúng sanh bị đứt đoạn, tội lỗi ngập trời.
2) Giết A La Hán: La Hán là bậc đắc đạo, giáo hóa một phương. Nếu hại La Hán chính là đoạn huệ mạng của rất nhiều người. Bậc thiện tri thức thật sự sẽ có ảnh hưởng đến ngàn năm vạn đời. Như Khổng lão phu tử lúc tại thế chẳng nổi danh, chẳng làm quan lớn, là một người tầm thường bất đắc chí, bất đắc dĩ phải quay về nhà dốc lòng dạy học, những người tuân theo giáo huấn của Ngài nhất định được phước. Cái học do Ngài truyền lại chính là phước báo trời người mà công đức còn chẳng thể nghĩ bàn, huống chi giáo hóa của Phật là công đức lợi ích khôn sánh trong thế gian lẫn xuất thế gian.
3) Giết cha.
4) Giết mẹ. Cha mẹ có ân đức rất lớn đối với chúng ta. Giết hại cha mẹ thuộc về Tánh Tội, tự nhiên đọa trong địa ngục Vô Gián (Avīci Nairaka). Kinh Địa Tạng đã giảng [về địa ngục Vô Gián] rất tường tận.
5) Phá hòa hợp Tăng: Tăng đoàn là nơi bồi dưỡng nhân tài hoằng pháp cho nhà Phật. Nếu phá hoại Tăng đoàn thì cũng là tội lỗi đọa địa ngục Vô Gián. Chư Phật xuất thế cũng chẳng cứu được. Thời gian trong địa ngục Vô Gián cũng là vô lượng kiếp.
Thập Ác (Daśākuśala) là thân: Giết, trộm, dâm; miệng: Nói dối, nói đôi chiều, ác khẩu, nói thêu dệt; ý: Tham, sân, si. Người tạo Thập Ác tùy theo dụng tâm như thế nào mà chia thành ba phẩm Thượng, Trung, Hạ, cũng đều đủ tư cách vào địa ngục! Nếu nay những người tội ác như vậy đều có thể mười niệm thành tựu thì Hạ Hạ Phẩm đới nghiệp vãng sanh cũng chứng ba thứ Bất Thoái, điều này thật sự chẳng thể nghĩ bàn!
Phật Thuyết A Di Đà Kinh Yếu Giải Giảng Ký
Pháp sư Tịnh Không giảng thuật
Cư sĩ Lưu Thừa Phù ghi chép
Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Chuyển ngữ
Chào chú VIÊN TRÍ !
Cháu có câu hỏi muốn chú giải thích giùm cháu ạ. Mỗi ngày ở nhà cháu có tụng chú đại bi(5biến).Cháu đọc được trên mạng phật tử chỉ là trước khi tụng chú đại bi thì đọc 2 câu thần chú này
1.Tịnh pháp giới chơn ngôn: ÔM LAM,ÔM SĨ LÂM.
2.Án thổ địa chơn ngôn:NAM MÔ TAM MÃN ĐA MỘT ĐÀ NẪM, ÁN ĐỘ RÔ , ĐỘ RÔ ĐỊA VĨ TA BÀ HA.
Chú thấy 2 câu ấy như thế nào ạ? Tại vì cháu không biết là trước khi tụng chú đại bi thi mình cần làm nghi thức thế nào? nhà cháu không có bàn thờ. cháu chỉ ngồi quay mặt về hướng tây rồi tụng thôi.
Mong chú hoan hỉ giải đáp thắc mắc cho cháu ạ. Cảm ơn chú. A DI ĐÀ PHẬT
•Tịnh pháp giới chơn ngôn: Ôm, Ram.
Nếu có người nào đọc tụng hoặc ghi nhớ chân ngôn,oai lực của đà la ni này,năng lệnh tam nghiệp thanh tịnh,tất cả. Nghiệp chướng được tiêu trừ,y phục bất tịnh được thanh tịnh,thân thể không tắm sạch như được tắm sạch, công việc mưu sinh thành tựu viên mãn.
•Văn Thù hộ thân chơn ngôn: Ôm! Si Rum (hợp âm)
Quảng Như Văn Thù Căn Bổn Nhất Tự Chú Kinh ghi chép rằng:Chân ngôn này là Phật ngữ hộ thân bí tạng, nếu có người nào tụng chân ngôn này,tiêu diệt thập ác ngũ nghịch tội và tất cả tội nghiệp,năng trừ tất cả bịnh khổ tai chướng ác mộng.Nếu có người nào chuyên tâm tụng một biến thủ hộ tự thân,tất cả quỷ thần, thiên ma không dám gần;nếu có người tụng hai biến thì thủ hộ người thân và bạn hữu;nếu tụng ba biến bảo vệ người thân trong thân tộc,nếu tụng bốn biến thủ hộ người trong xóm làng thành xã,niệm được bảy biến có thể bảo vệ người trong tứ thiên hạ.
• Ngoài các oai lực của chú Đại Bị mang lại thì nếu thiện nam và thiện nữ nào tụng trì thần đà la ni này , các đại Bồ Tát, Phạm vương, Đế Thích,Các thiện thần ,long vương, thần Mẫu và 500 dược xoa làm quyến thuộc, thường theo hộ trì bảo vệ người thọ trì thần chú Đại Bi.
Nên theo mình trước khi trì chú nên chỉnh đốn lại để được sạch sẽ, thanh tịnh thể hiện được lòng tôn kính với Tam bảo và các chư tiên theo bảo vệ hộ trì. Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật
Mến chào Ngọc Chơn
Theo như VT được biết thì nơi đây chính là đạo tràng niệm Phật chuyên nhất,không xen tạp.Thành ra bạn hỏi câu hỏi này VT rất ngại vì không hợp quy củ nhưng cũng xin mạn phép có đôi dòng tỏ bày:
VT vốn đã tụng chú Đại Bi mỗi ngày 5 biến được 3 năm nay rồi.Từ lúc VT đến với duongvecoitinh.com thì có lần găp vị liên hữu là Liên Hợp,vị ấy có nhắc nhở VT là muốn tụng chú được linh nghiệm thì phải được Tam Muội của việc ấy.
và có ý khuyên VT nên bỏ tụng chú để niệm Phật vì để cho thành phiến,thành khối,hơn nữa 6 chữ Nam Mô A Di Đà Phật cũng đã là tinh hoa của Mật Tông rồi.
Một vị liên hữu khác với nick name là Người Tu Luyện có nói nếu mà còn tụng kinh,trì chú tức là còn xen tạp,phạm vào chữ Tín trong 3 món tư lương là Tín,Hạnh,Nguyện.
Và ở nơi đây có bài viết Bỏ Tụng Chú để niệm Phật rất hay,nếu bạn muốn xem thì click vào cái link bên dưới:
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2010/10/bo-tung-chu-de-niem-phat
VT nghĩ trên đường về Cực Lạc,Phật đã chỉ cho chúng ta rất nhiều đường để đi.Nhưng con đường lớn,người ta đi đông nhất chính là pháp môn niệm Phật.Nếu mình cũng đi đường lớn chung với người ta thì khi có trở ngại cần sự giúp đở sẽ có nhiều người nhiệt tình ủng hộ,hướng dẫn tận tình.
Còn nếu mình đi đường nhỏ,ít người đi,lở không mai gặp trở ngại thì khó tìm được người để giải đáp.Đường nhỏ ít người đi nhưng cũng là đi về Tây Phương Cực Lạc (nhưng rất khó đi):
1:Người Tụng chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà La Ni(mỗi ngày 21 biến)
2:Người tụng kinh Pháp Hoa,(phẩm Dược Vương Bồ Tát)
3:Trong quyển Đường Về Cực Lạc và quyển gì đó quên rồi,kể rằng có người tạc tượng thiên thủ thiên nhãn mà được vãng sanh Tây Phương và có người niệm Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát cũng được vãng sanh Cực Lạc.
Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát trong đời quá khứ đã thành Phật rồi,Ngài nguyện làm bồ tát,sau khi độ hết chúng sanh thì mới thành Phật.Đức Phật Bảo Tạng trong đời quá khứ đã thọ ký sau khi đức Phật A Di Đà nhập Niết Bàn thì Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát sẽ thành Phật ở Tây Phương Cực Lạc.Cõi Cực Lạc sẽ đổi tên lại và chúng sanh trong nước ấy chỉ thuần là bồ tát.
Còn về phần nghi thức thì mỗi chùa,mỗi website khác nhau đều có những nghi thức hơi khác biệt chút xíu,nhưng theo cái bản nghi thức cũ mà VT hành trì thì ngoài 2 bài chú trên còn có:
Tịnh khẩu nghiệp chân ngôn:
Tu rị tu rị,ma ha tu rị,tu tu rị ta bà ha
(trì chú này thì hơi miệng trong sạch)
Tịnh tam nghiệp chơn ngôn:
Án ta phạ bà phạ,thuật đà ta phạ,đạt mạ ta phạ,bà phạ thuật độ hám.
(trì chú này thì thân,khẩu,ý đều trong sạch)
Phổ cúng dường chân ngôn:
Án nga nga nẳng,tam bà phạ,phiệt nhựt ra hồng.
(trì chú này thì hoa hương cùng tiếng tụng niệm sẽ cúng dường khắp cả mười phương)
Kế đến là phần Đảnh Lể:
Chí Tâm Đảnh Lễ:
Nam mô tận hư không, biến pháp giới, quá hiện, vị lai Thập phương chư Phật, Tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng, thường trú Tam Bảo. (1 lạy) o
Chí Tâm Đảnh Lễ:
Nam mô Ta Bà Giáo chủ, Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật, Đại Trí Văn Thù Sư Bồ Tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát, Hộ Pháp chư tôn Bồ Tát, Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ Tát. (1 lạy) o
Chí Tâm Đảnh Lễ:
Nam Mô Tây Phương Cực Lạc thế giới, đại từ đại bi tiếp dẫn đạo sư A Di Đà Phật, đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, đại nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ tát. (1 lạy) o
Sau đó khởi tâm từ bi thương yêu hết thảy chúng sanh rồi phát nguyện:
Nam mô đại bi Quán Thế Âm,
nguyện con mau biết tất cả pháp.
Nam mô đại bi Quán Thế Âm,
nguyện con sớm được mắt trí huệ.
Nam mô đại bi Quán Thế Âm,
nguyện con mau độ các chúng sanh,
Nam mô đại bi Quán Thế Âm,
nguyện con sớm được phương tiện khéo.
Nam mô đại bi Quán Thế Âm,
nguyện con mau lên thuyền bát nhã.
Nam mô đại bi Quán Thế Âm,
nguyện con sớm được qua biển khổ,
Nam mô đại bi Quán Thế Âm,
nguyện con mau được đạo giới định.
Nam mô đại bi Quán Thế Âm,
nguyện con sớm lên non Niết Bàn.
Nam mô đại bi Quán Thế Âm,
nguyện con mau về nhà vô vi.
Nam mô đại bi Quán Thế Âm,
nguyện con sớm đồng thân pháp tánh.
Nếu con hướng về nơi non đao,
non đao tức thời liền sụp đổ.
Nếu con hướng về lửa, nước sôi,
nước sôi, lửa cháy tự khô tắt.
Nếu con hướng về cõi địa ngục,
địa ngục liền mau tự tiêu diệt,
Nếu con hướng về loài ngạ quỷ.
Ngạ quỷ liền được tự no đủ,
Nếu con hướng về chúng Tu La,
Tu la tâm ác tự điều phục,
Nếu con hướng về các súc sanh,
súc sanh tự được trí huệ lớn.
Khi phát nguyện ấy xong chí tâm niệm Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát,lại nên chuyên niệm Nam mô A Di Đà Phật.
Kế đó tụng chú đại bi.
(sau đó có muốn tụng kinh bát nhã thì tụng,VT bỏ qua phần này vì VT không có tụng kinh bát nhã)
Rồi đến hồi hướng,có nhiều bài hồi hướng khác nhau nhưng VT chọn bài này:
Nguyện dỉ thử công đức
Trang nghiêm Phật Tịnh Độ
Thượng báo tứ trọng ân
Hạ tế tam đồ khổ
Nhược hữu kiến văn giả
Tức phát bồ đề tâm
Tận thử nhất báo thân
Đồng sanh Cực Lạc quốc
Cuối cùng là phần Tự quy y:
Tự quy y Phật, đương nguyện chúng sanh, thể giải đại đạo, phát vô thượng tâm. (1 lạy) o
Tự quy y Pháp, đương nguyện chúng sanh, thâm nhập Kinh tạng, trí huệ như hải. (1 lạy) o
Tự quy y Tăng, đương nguyện chúng sanh, thống lý đại chúng, nhất thiết vô ngại. (1 lạy) o
Như vậy là xong rồi đấy nhé,thôi,xin chào bạn
Nam mô A Di Đà Phật
NAM MÔ A DI ĐÀ PHÂT.
Chú Viên Trí ơi,con rất thích đọc sách Phật nhưng Tâm không vững, dễ bị xáo trộn, làm việc gì cũng mau nản. Chú day con cách gì để con tập trung hơn đi.
Nam mô A Di Đà Phật
Mến chào Nhất Tâm,
Làm việc gì cũng mau nản
Đối với những việc hồng trần tục thế,mau nản là tốt vì chán đời nên mới đi tu.
Đối với việc tu,mau nản là không tốt,cần phải tinh tấn trở lại,nếu không có ai khuyến tấn mình thì tự mình phải sách tấn mình.
Thân người khó được:
Phật ví dụ có được cái thân người như con rùa mù giữa biển mà bám được cái bọng cây,quả là rất hy hữu.
Phật ví dụ số chúng sanh có được thân người như số cát dính trên móng tay còn số chúng sanh hiện tại ở địa ngục như số cát của quả địa cầu vậy.
Phật Pháp khó gặp
Hiện tại trên Trái Đất có hàng tỷ người nhưng có bao nhiêu người gặp Phật Pháp,gặp Phật Pháp mà lại gặp pháp môn niệm Phật và khởi được niềm tin nữa thì quả là rất hy hữu.Âu cũng là công đức tu hành từ nhiều kiếp để lại vậy.
Không tu sẽ uổng mất
Nếu đời này không lo tu để vãng sanh thì kiếp sau đâu dể gì có lại cái thân người?Đâu dể gì gặp lại pháp môn niệm Phật?Và thế là lại trầm luân trong biển khổ luân hồi sanh tử.Lở không mai rơi vào địa ngục là khổ ải vạn trùng ba,rất khó có ngày ra.
Sanh tử vô thường
Chớ bao giờ nghĩ rằng đợi già rồi hãy tu,còn trẻ cứ lo chơi.Hãy tìm tờ báo mà đọc những mục cáo phó,ra các nhà thương,nhà quàng,nghĩa địa mà xem,lá xanh rụng trước lá vàng cũng nhiều lắm chứ không phải ít đâu.Có mấy ai biết chắc là ngày mai mình còn sống?
Biết đâu chừng ngày hôm nay đã là ngày cuối cùng của kiếp người mà mình không hay biết gì chăng?
Cho nên một vị thiền sư đã dạy các đệ tử nên dán chữ TỬ cho thật lớn trên trán để tự cân nhắc,cảnh tỉnh mình.
Tâm không vững,dể bị xáo trộn.Cách để tập trung:
Lo nhiếp tâm niệm Phật,buông xả vạn duyên,xem như mình đã chết rồi,hoặc đang chết,hoặc sắp chết,phải niệm Phật gấp rút mà cầu sanh Tây Phương,nếu không sẽ bị đọa lạc.
Trong lòng chỉ nghĩ đến mình là một đứa con bơ vơ lạc loài,đắm chìm trong biển khổ,đang tha thiết gọi cha (Phật A Di Đà) mà cầu mong được về nhà (Tây Phương Cực Lạc).
Có nhiều cách niệm Phật,bạn có thể thay đổi cho bớt chán nản,buồn ngủ:như là lần chuỗi,lể Phật,kinh hành,ngồi bán già,kiết già để mặc niệm,kim cang trì hoặc niệm ra tiếng…
Mới đầu thì khó nhưng từ từ sẽ quen như người mục đồng chăn trâu,lúc đầu trâu chưa thuần nên phải dùng sợi dây thừng cột lại,cố sức mà giử,từ từ trâu thuần thì người mục đồng sẽ thảnh thơi,ung dung tự tại.
Nếu cách nào cũng đã thử qua mà vẫn còn chưa được tập trung lắm thì còn một cách nữa do Bồ Tát Quán Thế Âm dạy trong Tây Phương Du Ký của pháp sư Khoan Tịnh:
http://www.tamlinh.net/tayphuongduky/tayphuong.html
Số người có thể chia thành hai nhóm như cách tu của chúng sanh Thượng Phẩm Tây Phương Cực Lạc đây, nhóm trước niệm hai câu Nam mô A Di Ðà Phật, nhóm sau mặc niệm lắng nghe,sau đó nhóm sau niệm hai câu, nhóm trước mặc niệm lắng nghe, tu trì như vậy đã không mệt nhọc, lại không ngừng niệm,tâm và khẩu như nhau. Phật tánh tự nhiên lộ, tính tất sanh định, định tất sanh huệ.
VT hiểu biết nông cạn nên chỉ có thể chia sẻ với bạn bao nhiêu đó thôi.Còn như bạn thấy vẫn chưa được thì nên tìm hiểu thêm ở các bài viết khác như là:
1:
http://www.tinhdo.net/khaithi/56-khac/291-kimchinamtrenconduongtutinhdo
2:
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2010/11/cach-doi-tri-hon-tram-tan-loan
Thôi,xin chào bạn
Nam mô A Di Đà Phật
Chú viên trí ơi có thể cho con biết tội làm phật chảy máu sẽ bị nghiệp báo gì không ạ
Nam mô A Di Đà Phật. Xin cảm ơn thầy Viên Trí.
VT viết cái này hay quá, mình sẽ cố gắng tập theo.
Xin chào bạn VT.
Trước đây DH củng thường tụng chú Đại Bi ở nhà và mỗi tuần thường đi chùa tụng Kinh Pháp Hoa 2-3 tối. Từ ngày DH biết được tụng kinh không bằng tụng chú và tụng chú không bằng niệm A Di Đà Phật. DH đã không tụng chú nữa mà chuyên tâm niệm Phật và lễ Phật. DH rất ít đi chùa tại vì theo như VT nói, tụng kinh như vậy có thể bị xen tạp trên con đường về Cực Lạc.
Đây củng chính là điều mà làm cho DH rất khó xữ tại vì DH quy y với thầy ở chùa. Chùa rất nhỏ, các phật tử đều biết nhau va ai củng mến DH kể cả thầy. Bây giờ DH ít đi chùa lắm, trong lòng rất ngại, không biết phải làm sao. Tại vì DH thay vì đi chùa tụng kinh thì ở nhà niệm Phật. Có lần DH nói với thầy là DH sẻ ở nhà niệm Phật thay vì đi chùa tụng kinh, thầy không nói gì nhưng DH cứ có cảm giác mình phụ lòng thầy làm sao ấy. DH cứ nghĩ nếu như ai củng nghỉ như mình thì chùa làm sao có Phật tử?
Có phải DH chấp quá không? xin bạn VT cho mình lời khuyên nhé.
Nam Mô A Di Đà Phật
Chào bạn, mình xin có đôi lời như vầy. Bạn nói tụng kinh không bằng tụng chú. Tụng chú không bằng niệm Phật. Không biết ai nói với bạn điều này. Nếu như có ai nói với bạn như vậy mình cũng xin nói thẳng người đó không nói đúng chánh pháp. Phật đã từng nói: ai tin ta mà không hiểu ta là phỉ báng ta. Mình học Phật để hiểu biết, để khai mở trí tuệ chứ không phải học đễ phân biệt cái này đúng cái kia sai. Nếu cư như vậy thì biết lúc nào mới thoát được khổ đau chứ chưa nói đến sanh về Cực Lạc. Bạn tu pháp môn nào nếu thấy đưa lại niềm an lạc trong lòng bạn thật sự và đưa đến niềm vui cho mọi người và cuộc sống bản thân tốt hơn thì bạn cứ theo pháp môn đó mà tu, dù ai nói gì thì nói đừng chấp vì chỉ có chính bản thân mình mới cứu được mình mà thôi. Hãy sống đúng chánh pháp, nói đúng chánh pháp, làm đúng chánh pháp thì sẽ đưa bạn đến nơi mà bạn muốn. Phật pháp không phân biệt cao thấp, không phân biệt hơn thua, không phân biệt sang hèn. Chúc bạn hãy làm đúng chánh pháp. A Di Đà Phật.
Đường Về Cõi Tịnh: Mong bạn hoan hỉ viết chữ đủ dấu để mọi người không hiểu lầm và tiện chia sẻ.
Đạo hữu Viên Trí:
quyển Tây phương cực lạc du ký chỉ là cuốn truyện đọc cho vui thôi mà, có nhiều điểm chưa đúng pháp mặc dù cũng có nhiều lợi ích cho người tu.
Đạo hữu xem kinh, sách nhiều sẽ thấy rõ .
Nam Mô A Mi Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật
Mến chào Đức Hưng,
VT xin phép được trả lời bạn trong phạm vi ngôi chùa chân chánh,vị thầy chân chánh và người Phật tử chân chánh thôi nhé.
Mục đích thành lập chùa để bảo tồn Phật Pháp,duy trì Phật Pháp và hoằng dương Phật Pháp.Là sự đoàn kết giữa thầy và trò.
Có chùa rất đông Phật tử nhưng có những chùa “vắng tanh như chùa bà Đanh”.
Nhìn từ góc độ người đệ tử
Theo VT nghĩ chùa như là một mái trường,khi xưa,chưa hiểu Phật Pháp,mình đến đó nghe giảng pháp để học hỏi đạo lý,làm công quả và cúng dường tịnh tài để tạo công đức.
Khi có chút đỉnh đạo lý và công đức rồi,mình tiếp tục dìu dắt các bạn sơ cơ mới đến để “tre già măng mọc”.
Rồi mình mang những gì đã học được từ nơi chùa,dấn thân vào đời để dòng đời thử thach mình xem đạo hạnh mình đã đến đâu.
Bên cạnh đó mình cũng mang ánh sáng Phật Pháp đến với những chúng sanh khác,gần là cha mẹ,anh chị em,rồi tới bà con họ hàng,sau đó tới các bạn bè hay hàng xóm láng giềng,xa nữa là tới người đời…đó chính là hoằng dương chánh pháp,phổ độ chúng sanh,giống như là tốt nghiệp ra trường vậy.
Ngày xưa mình tới chùa tụng kinh (đọc toa thuốc) là vì mình còn đang nghiên cứu,tìm hiểu cho kỷ,chọn pháp (lựa thuốc).Đây là bước đầu.
Bây giờ mình chỉ ở nhà niệm Phật thôi tức là mình đang uống thuốc.Đây là bước sau.
Nếu có thắc mắc,trở ngại thì trở lại tìm thầy đễ xin chỉ dẩn cho cặn kẻ.
Nếu như nhớ thầy thì mình cứ đến thăm thầy,có sao đâu?
Muốn báo ân thầy thì mình nên cố gắng niệm Phật mà cầu sanh Tây Phương,vì khi mình được vãng sanh thì thầy sẽ rất vui và thầy cũng được một công đức rất lớn là đã dìu dắt bạn ra khỏi luân hồi sanh tử.
Khi mà bạn đã được vãng sanh tức là đã trả hiếu xong rồi,là đại hiếu(cha mẹ 7 đời nương nơi công đức đó mà được sanh về cõi trời.)
Khi mà mình được vãng sanh là các bạn đồng tu cũng hoan hỉ.Tất cả chư Phật và bồ tát đều hoan hỉ,lẻ nào thầy lại không hoan hỉ?
Khi mà mình được vãng sanh là đã không phụ lòng mong mỏi của chư Phật,chư Tổ và chư Bồ Tát,dỉ nhiên là cũng không phụ lòng mong mỏi của thầy,có phải không?
Khi mà mình được vãng sanh là xem như mình đã báo ân Phật,báo ân cha mẹ,báo ân Bồ Tát,báo ân Tổ,báo ân thầy rồi vậy.
Chính vì thế,bây giờ hãy lo niệm Phật mà cầu vãng sanh đi,đừng nghĩ gì nữa hết.
Nhìn từ góc độ của một vị thầy
Nếu mà chùa có Phật tử đông,tức là cái trách nhiệm hoằng pháp độ sanh rất nặng,vì phải dìu dắt từng đứa từng đứa,mỗi đứa đều hỏi những câu khác nhau,trình độ,căn cơ không đồng đều.
Nếu mà chùa vắng tanh như chùa bà Đanh thì vị thầy sẽ khỏi phải lo hoằng pháp độ sanh nữa,có thể “bế quan luyện công”,chuyên tâm tu trì.
Chùa mà vắng tanh như chùa bà Đanh có thể là do:
1:Do chúng sanh vùng đó không có duyên với Phật Pháp hay không có duyên với thầy.
2:Vị thầy dạy rất giỏi cho nên các đệ tử đều lo về nhà niệm Phật hết,tức là đã qua giai đoạn uống thuốc hết rồi,không còn ai ngồi đọc toa thuốc nữa.
…
Xưa có một vị cất am trên núi,xả bỏ vạn duyên,nhiếp tâm niệm Phật,một hôm được Phật thọ ký,sau này sẽ vãng sanh về thượng phẩm.
Sau đó người ta thỉnh vị ấy xuống núi,cất chùa và thỉnh vị ấy làm trụ trì để hoằng dương Phật Pháp,một thời gian sau,Phật trở lại thọ ký sau này vãng sanh về trung phẩm.
Hoằng pháp độ sanh là việc tốt,chư Phật dều tán thán,nhưng tại sao lại từ thượng phẩm mà xuống còn trung phẩm?
VT nghĩ một phần là vì phải lo quá nhiều Phật sự nên không còn niệm Phật chuyên nhứt được như ngày xưa.
Mặt khác là bởi vì mỗi khi Phật tử cúng dường,lể bái là bị tổn phước.Phải có đạo hạnh cho nhiều thì mới chống đở nổi.
Nếu chùa ấy không có tụng kinh trì chú gì cả mà chỉ niệm Phật thôi,giống như đạo tràng của chú Diệu Âm thì nên đi để gieo duyên.
Bằng như không có thì bạn đến đó lể Phật,thăm hỏi thầy,phụ làm công quả,cúng dường,xong rồi về,phải là tùy hỉ phát tâm,chớ nên gượng ép.
Nói tóm lại,cho dù là thân ở bất cứ nơi đâu,dù gặp hoàn cảnh nào hay đang làm gì cũng đều nhìn xem lại trong tâm mình có còn tiếng niệm Phật hay không?Nếu còn là tốt rồi,còn những việc thế sự tới đâu hay tới đó gọi là tùy duyên vậy.
Thôi,xin chào bạn
Nam mô A Di Đà Phật
Thưa thầy, mẹ chồng con là 1 người rất sùng đạo nhưng lại không đọc những kinh Phật thường thấy. Con thấy bà chỉ đọc một loại kinh mà bà gọi là kinh Long Hoa. Nhìn sơ mặt chữ và nghe ý nghĩa thì con chỉ thấy giống thể thơ lụt bát bình thường của nước ta. Con muốn hỏi như vậy có hiệu quả không?
A Di Da Phat
Chao Duc Hung! Trong khi cho doi loi khuyen tu Vien Tri, toi xin co vai loi den ban.
Minh that ham ho vi ban da co co hoi cung thay cua minh tung Kinh Phap Hoa. Do la dai phuoc duc cua ban!
Ban lai gap duoc phap mon Niem Phat vi dieu nay thi do la phuoc trong phuoc.
Trong Kinh Dieu Phap Lien Hoa o Pham Nhat Phat Thua, Duc The Ton co thuyet rang: nguoi nao nghe duoc bo Kinh nay, hoac mot cau Kinh, mot cau ke, hoac khi nghe mot cau Kinh trong bo kinh nay ma sinh Tam hoan hy thi deu duoc Duc The Ton tho ky se thanh phat. Minh noi den day chac ban da hieu phuoc duc cua ban cho nao roi.
Con chuyen Niem Phat mong ban noi guong chi Lien Huong trong phim Nghich Duyen. Do la tuy duyen, dung long chan thanh thanh tinh ma niem Phat. Neu vi chuyen niem Phat ma ban khong den chua nua roi trong long cam thay ay nay voi thay thi nhu vay ban da tu tao phien nao cho minh, tam van con vuong mac phan biet. Minh duoc nghe mot vi thay thuyet rang : hoc Phat can phai co kien thuc de biet duoc cho nao minh da thanh tuu va cho nao minh chua thanh tuu; huong chi trong Kinh Dieu Phap Lien Hoa. The Ton da khai thi nhung kien thuc vi dieu. Neu nhung ai khong co duyen chac khong the nghe duoc. Nhung kien thuc do la gi chac ban cung da lieu ngo vi ban da tung qua Kinh Phap Hoa.
Noi chung, minh chi khuyen ban tuy duyen niem Phat thoi!Minh hoc duoc hai cau nay xin gui den ban!
Roi cua mau Tinh Do Muoi Phuong Chu Phat khong ven toan do khap hong me; Bo duong tat Tay Phuong chin coi chung sanh kho tron nen qua giac.
Chuc Duc Hung tinh tan.
Neu hoi dap cua minh duoc dang tai, xin cac lien huu giup minh cach viet chu co dau de tien doc hon.
A Di Da Phat
Đường Về Cõi Tịnh: Xin đạo hữu hoan hỉ tập gõ tiếng Việt có dấu để độc giả tiện bề theo dõi và tránh hiểu lầm. A Di Đà Phật.
Nam mô A Di Đà Phật
Mến chào Tịnh Minh
Cám ơn bạn đã nhắc nhở nhưng VT nghĩ không cần phải xem kinh sách nhiều nữa vì như vậy cũng là xen tạp.
Hơn nữa truy tìm để xem chuyện ấy đúng hay sai thì cũng chỉ là mờ mịt thôi,không có rỏ ràng vì ngoài pháp sư Khoan Tịnh ra,cũng đâu có nhiều người đi về Tây Phương Cực Lạc rồi trở về kể rỏ đầu đuôi câu chuyện như vậy.
Theo VT nghĩ thà tin có còn hơn không.Vì nếu tin là không thì lở mình mạo phạm đến Phật,Bồ Tát và pháp sư Khoan Tịnh thì sẽ mang tội.
Muốn biết rỏ thì thượng sách hơn hết là niệm Phật cầu vãng sanh Tây Phương,khi về Tây Phương Cực Lạc rồi,lúc đó mọi việc đều rỏ ràng,khỏi phải thắc mắc gì nữa.
Sẳn đây VT muốn nói cho rỏ hơn về bài viết “Bỏ Tụng chú để niệm Phật.
Theo ý VT hiểu thì một ngày có 24 tiếng,giả sử người nào ngủ hết 8 tiếng(ngủ là vô ký,không tính tội phước chi cả)còn lại 16 tiếng,nếu niệm Phật suốt 16 tiếng mà không nghĩ đến chuyện gì hết thì gọi là thành phiến,thành khối,nếu vì tụng 5 biến chú đại bi mất hết nửa tiếng,còn có 15 tiếng rưởi,tức là bị mẻ một miếng,thì mới nên bỏ tụng chú để niệm Phật.
Còn như người naờ đang là thời khóa niệm Phật 2,3 tiếng cộng thêm tụng chú nửa tiếng,sau đó lại nghĩ rằng đã có niệm Phật rồi,không càn tụng chú nữa rồi dùng thời gian tụng chú để xem phim Tàu,phim Đại Hàn,đọc báo,nói chuyện điện thoại hay lên mạng (internet) để đọc,đọc những bài viết ở đây chẳng hạn…thì cũng đã là xen tạp rồi vậy.Mà những cái xen tạp đó còn tệ hại hơn tụng chú,tụng kinh.
Như vậy là đã hiểu lầm “bỏ tụng chú để niệm Phật”.
Mến chào Thiện Minh
VT tìm được cái link này giúp bạn có thể gỏ tiếng Việt có dấu theo kiểu TELEX,VNI or VIQR mà bạn thích,tự chọn một kiểu rồi tập gỏ cho quen.
http://www.angeltech.us/viet-anywhere
Đường về cõi Tịnh rất welcome các bạn có nhã ý muốn tham dự trả lời các câu hỏi.Tham dự trả lời các câu hỏi chính là hoằng pháp độ sanh vậy.Phật dạy:”Pháp thí thắng mọi thí” và “khuyến tấn người tu hành”.
Nếu bạn có thể làm được như thế,tích cực hoằng dương chánh pháp thì công đức rất lớn.Dùng đó để mà hồi hướng,trang nghiêm cõi Tịnh Độ.
Không phải đợi đến xuất gia làm hòa thượng rồi mới phổ độ chúng sanh.Hàng cư sỉ tại gia vẫn làm được như là cư sỉ Diệu Âm đã cống hiến rất lớn trong sự nghiệp hoằng dương páp môn niệm Phật.Đợi đến lúc xuất gia thì lâu quá,chúng sanh đang đắm chìm trong bể khổ mà.
Công việc hoằng pháp lợi sanh là trách nhiệm chung của hàng Phật tử tại gia và xuất gia,nên vì lợi ích chúng sanh mà làm,nên vì y giáo phụng hành lời Phật dạy mà làm.
Tre già thì măng mọc,trước khi VT đến vơi Đường về Cõi Tịnh thì ở đây có chú Tịnh Thái và các vị liên hữu khác đã đóng góp rất nhiệt tình.
Nhưng cứ mãi khuyên người niệm Phật mà không chịu niệm Phât thì chẳng khác nào ai cũng đều bị bệnh,mình khuyên người ta uống thuốc mà mình lại không chiu uống.Chính vì thế,chú Tịnh Thái và các vị liên hữu khác ở đây đã “bế môn luyện công”,cho VT có cơ hội đươc làm pháp thí.Nhưng các vị ấy vẫn âm thầm theo dõi,nếu VT nói đúng thì thôi,bằng như có điều chi sai sót,các vị ấy sẽ ra để cân nhắc như là Liên Hợp,timlaiphattanh,cư sỉ Hữu Minh…
VT cũng phải lo bế quan luyện công chứ đâu phải ở đây hoài và chỗ này sẽ nhường lại cho các bạn khác.
Nếu nói đúng chánh pháp,khuyến tấn người tu hành thì công đức rất lớn.
Bằng ngược lại,nói sai chánh pháp khiến người thối tâm tu hành thì sẽ mang tội và bị sa đọa như là chuyện của hòa thượng Bá Trượng:
Một vị hỏi:”Bậc đại tu hành có còn bị chi phối bởi nhân quả không”.
Hòa thượng đáp:”Không”.
Thế là người ta ỷ lại,sanh cống cao ngạo mạn,giải đãi,không còn tinh tấn nữa.Và vị hòa thượng đó phải bị đọa 500 kiếp làm chồn.Vì có 500 vị đã nghe câu trả lời đó và thối tâm.
Chính vì thế,hãy thận trọng,phước hay họa đều do nơi mình tạo ra vậy.
VT hy vọng là những ai đã,đang sẽ đến với Đường Về Cõi Tịnh cuối cùng đều được về cõi tịnh (Tây Phương Cực Lạc).Và chúng ta sẽ gặp nhau nơi ấy.
Thôi,xin chào tất cả
Nam mô A Di Đà Phật
Bạn có thể tải unikey về là có thể đánh máy dấu tiếng việt được.
http://unikey.org/bdownload.php
Nam Mô A Di Đà Phật.
DH xin cảm ơn bạn VT và Thiên Mình nhiều.
Đây là 1 trong những cách gõ tiếng việt có giấu.
AA = Â
AW = Ă
OO = Ô
OW = Ơ
UW = Ư
DD = Đ
f = dấu huyền
x = dấu ngã
j = dấu nặng
s = dấu sắc
r = dấu hỏi
Kiểu gõ này là theo kiểu tự động ở trang web này hoặc là kiểu gõ TELEX.
Nam Mô A Di Đà Phật,
Kính xin quý thầy và bậc thiện tri thức chỉ điểm dùm cho Tuệ An một thắc mắc như sau: Trong Phật Thuyết Kinh Nhân Quả Ba Đời có ghi một đoạn rằng:
31. Đời nay nhiều bệnh do nhân gì?
Xưa đem rượu thịt bày cúng Phật.
…
37. Đời nay lùn bé do nhân gì?
Kiếp trước xem Kinh để dưới đất.
38. Nay thường thổ huyết do nhân gì?
Xưa ăn thịt rồi đi tụng Kinh.
39. Đời nay ngu điếc do nhân gì?
Kiếp trước tụng Kinh chẳng lắng nghe.
40. Ghẻ lác phong điên do nhân gì?
Xông hơi thịt cá trước bàn Phật.
…
Đọc ở câu 38 chúng ta thấy cái quả của việc tụng Kinh sau khi ăn thịt. Vậy nếu suy ra với việc khuyến khích trong công việc niệm Phật hằng ngày, nếu được thì dù là đang làm gì chẳng hạn như đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, uống v.v… xét về cái ăn; nếu chúng ta đang ăn Chay thì niệm Phật chắc không có tội, nhưng nếu bửa đó ăn mặn mà vừa ăn niệm Phật thì chắc là phải bị tội rồi xin thưa có đúng không?
So việc nêu trên, với một số chuyện kể về sự chướng duyên khi cắt một miếng thịt, lòng niệm một tiếng Nam Mô A Di Đà Phật, có phải là 2 trường hợp rất là khác nhau?
Tuệ An kính bút.
Theo như quan điểm chủ quan của mình thì tất cả các quả báo trên là do hướng Phật mà không nhất tâm, giống như một sự giả dối, lừa bịp. Nói chi tiết hơn, ở thời điểm mà chúng ta thực hiện các hành động kể trên, là chúng ta có ý hướng Phật nhưng lại không nhất tâm, hoặc thậm chí không thật tâm, là giả dối, nguỵ tạo, nên mới sinh ra quả báo. Giả dụ chúng ta ăn mặn xong, nhưng ngay sau đó lại nhất tâm khi niệm Phật thì có lẽ không có vấn đề gì. Đáng tiếc, thường thì bậc phàm phu khó làm được điều này, vì còn tưởng nhớ hương vị của món ăn mình vừa thưởng thức.
Nam mô A Di Đà Phật
Mến chào Tuệ An,
Theo VT nghĩ đây là một câu hỏi rất hay và rất đặc biệt,đặc biệt ở chỗ là không nhất thiết phải có câu trả lời,nếu có câu trả lời thì sẽ mất đi tính chất đặc biệt của câu hỏi,đó cũng chính là phương tiện thiện xảo mà Tuệ An đã nghĩ ra.
Vì nếu người nào còn ăn mạng mà niệm Phật khi đọc đến câu hỏi của Tuệ An sẽ tự sanh lòng hổ thẹn,vì thế mà không dám ăn mạng nữa.
Vậy là VT cần phải học hỏi nơi Tuệ An nhiều hơn nữa.
Người đời họ nói ăn “mặn” nhưng VT nghĩ phải nói là ăn “mạng” mới đúng.Mạng tức là mạng sống hay sinh mạng,ăn “mạng” tức là ăn cái mạng sống của chúng sanh vậy.
Người đời dùng từ:
1:Mượn đầu heo nấu cháo
2:Liệu cơm gấp mắm
3:Gạo ông Địa
…
Người tu gọi là:
1:Mượn hoa cúng Phật
2:Liệu cơm gấp chao
3:Gạo ông Phật
…
Ở Mỉ này có loại gạo mà người đời gọi là gạo ông Địa,có vẽ hình một vị có lổ tai dài,bụng phệ…nhập từ Thái Lan,hàng chữ tiếng Tàu ghi là “Phật Tương Lai”,hàng chữ tiếng Anh ghi là Buddha Rice.Nhưng tất cả mọi người đều gọi là gạo ông Địa,quả là biệt nghiệp dị kiến vậy.
Lần này thì kẻ hạ hạ nhân VT xin bái phục Tuệ An vậy. 🙂
Thôi,xin chào tất cả
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Mến chào Viên Trí,
Sự hay và thiện xảo mà VT đề cập đến thì Tuệ An xin không dám nhận đâu. Chỉ là một trãi nghiệm cá nhân mà T.A. gặp phải, rồi suy gẫm và vì tính cách vi tế của vần đề; T.A. sợ là có những bạn đồng tu vì còn chướng duyên chưa ăn chay trường được (T.A. cũng nằm trong thành phần đó) mà lở vô tình lúc ăn mặn mà niệm Phật, thì vô tình bị tội. Vì chưa có đọc thấy, hay nghe qua ai bàn về việc này nên T.A. mới dám mạo muội nêu vấn đề ở đây.
Về phía sự “tự sanh lòng hổ thẹn, vì thế mà không dám ăn mạng nữa” như VT đã cho ý kiến, thì T.A. xin thưa Vâng (yes) và Không (no) với lời bàn đó của VT! Lý do, trên Lý thì có nhưng về Sự thì lại không; Như Pháp Sư Tịnh Không đã nhiều lần nhấn mạnh trong các bài giảng của Thầy là “Lý Sự phải Viên Dung” thì chuyện mới thành được. Về Lý thì ăn chay trường niệm Phật là lẽ tất nhiên, nhưng về Sự thì mỗi người có căn cơ, phúc đức, thuận duyên, trái duyên khác nhau. Nếu không như thế thì đấng Từ phụ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật đâu phải tốn công mở ra 84 vạn pháp để độ chúng sinh.
Cho nên cho những người đang dũng mãnh tinh tấn trên con đường niệm Phật, thì với câu nói đó của VT người ta sẽ vì đó cố gắng hơn; nhưng đối với những người hạ căn hạ cơ còn nhiều chướng duyên thì sao? Trong trường hợp có người hạ căn, hạ cơ, vì câu trả lời đó rồi thì thối chí bỏ ngang pháp môn tịnh độ thì VT sẽ nghỉ như thế nào? Cho nên Pháp Sư Tịnh Không cũng đã từng nhắc nhở câu nói của Thánh nhân rằng: trước khi trả lời hay nói một câu gì thì mình phải đắn đo uốn lưỡi ít nhất là 7 lần là vậy. T.A hy vọng là quý thầy và các bậc thiện tri thức ở trên diễn đàn này rộng lòng từ bi mà lưu ý dùm điều này.
Trở về với vấn đề ăn mặn và niệm Phật, thì T.A. có tìm thấy bài “Người Niệm Phật có Bắt Buộc Phải Trường Chay Không?” của Cư Sĩ Diệu Âm trên trang nhà này. T.A. cũng có pháp duyên nghe được một bài giảng (MP3) của Thượng Tọa Thích Phước Tịnh và trong bài đó (T.A. không nhớ tên) Thầy có nêu lên một nét đẹp của các tín đồ Thiên Chúa Giáo là trước khi mỗi bữa ăn họ đều cầu nguyện và Thầy cho đó là một điều rất dễ thương! T.A. cũng thấy điều đó hay nên cũng tự mình bắt chước. Cho nên trước mỗi bữa ăn,T.A cầu nguyện như sau:
Con xin kính nguyện cho những sinh vật bị giết hại để làm món ăn cho gia đình con hôm nay, sớm được vãng sanh về Tây Phương Tịnh Độ. Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)
Con cũng xin được tri ân công sức của người và vật đã bỏ vào để đem đến cho gia đình con những buổi ăn an lành ngày hôm nay. Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)
T.A. không có hỏi ai cả về việc này, nhưng với một tấm lòng thành tưởng tới các chúng sinh bị giết hại và công sức của tất cả đóng góp vào cho mình cho mọi người, nên T.A. có sự cầu nguyện trước mỗi bữa ăn như thế. Một vài chía sẽ tầm thường xin được nêu ở đây.
Tuệ An kính bút.
Nam mô A Di Đà Phật
Mến chào Tuệ An,
VT chỉ đùa với bạn chút xíu cho vui thôi,xin chớ để tâm nhé.
VT nhìn ra được bạn có trí tuệ siêu việt nhưng chỉ là khiêm tốn đấy thôi.
VT khi nhìn thấy câu hỏi của bạn là biết ngay câu hỏi này thuộc dạng “hóc búa” và “gài bẩy”,trả lời không khéo sẽ bị mang tội vì khiến người ta thối tâm.
Cũng giống như hai câu hỏi nên niệm Phật 4 chữ hay 6 chữ và nên phóng sanh cá lớn hay cá nhỏ trong bài
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2013/02/muon-do-nguoi-ngoai-dao-nen-tu-phap-mon-tinh-do
mà VT đã trả lời Quang nhưng so với câu này và câu hỏi của VT lại càng khó hơn gấp bội.
Thật ra thì đối với những câu hỏi khó như thế,cần phải có nhiều câu trả lời của nhiều vị cao minh khác nhau,rồi đúc kết lại thì mới hoàn tất việc trả lời.
Phật ví dụ:Xưa có 5 ông người mù cùng rờ một con voi:
Ông thứ nhất rờ trúng đuôi voi nên nói con voi giống như cây chổi.
Ông thứ hai rờ trúng chân voi nên nói con voi giống như cây cột nhà.
Ông thứ ba rờ trúng bụng voi nên nói con voi giống như cái trống chầu
Ông thứ tư rờ trúng lổ tai voi nên nói con voi giống như cái quạt
Ông thứ năm rờ trúng cái vòi của con voi nên nói con voi giống như cái ống vòi.
Rồi cả năm ông cùng nhau cải,ông nào cũng tự cho là mình đúng cả.
Và chẳng có ai là biết được thực tướng của con voi,chỉ có người sáng mắt mới thấy rỏ thực tướng
của con voi.
Nhưng nếu là một người mù thứ 6 thì làm sao để hiểu rỏ được thực tướng của con voi?
Người mù thứ 6 chưa có rờ con voi,nếu muốn biết thực tướng của con voi thì phải nghe hết cả 5 ông người mù này rồi đúc kết lại vậy.Còn 5 ông người mù kia,nếu muốn biết thực tướng của con voi thì phải chấp nhận ý kiến của 4 ông kia,không thể phủ nhận ý kiến của ông nào cả.
Thành thử ra VT tự nêu câu hỏi của mình ra cũng là có ý muốn nghe ý kiến của các vị cao minh khác,chúng ta cùng chia sẻ nhau,học thầy không tầy học bạn,chúng ta cần phải đoàn kết và tôn trọng ý kiến của nhau thì mới nhìn thấu được vấn đề cũng như 5 ông người mù kia,cần phải đoàn kết và tôn trọng ý kiến của nhau thì mới có cơ hội hiểu được thực tướng cả nguyên con con voi.
Thí dụ khác cũng như người hỏi đường,thì mỗi người chỉ những cách khác nhau nhưng mục đích chung vẫn là làm sao đến được chỗ ấy,có nhiều đường để đi.
Hơn nữa biết mà người ta hỏi không thèm trả lời là làm hiểm,giấu pháp của Phật là mang tội yểm pháp vậy.
Thì hai câu hỏi trên đã nêu ra,một câu của Tuệ An và một câu của VT như là hai con voi,chúng ta là những người mù,VT xin phép được rờ trước rồi nêu ý kiến của mình để chia sẻ cùng các bạn đồng tu và VT hy vọng sẽ nhận được ý kiến đóng góp từ các liên hữu khác để vấn
đề gút mắc sớm được giải tỏa.
Về câu hỏi của Tuệ An
Trong phim Nghịch Duyên thì một vị thiện hữu tri thức có nói với chị Liên Hương là:”Ăn chay là tu thân,niệm Phật là tu tâm”.Chị Liên Hương vì hoàn cảnh bất đắc dỉ nên không thể ăn chay,nhưng chị lúc nào cũng niệm Phật trong tâm,cuối cùng chị được vãng sanh nên nếu nói ăn mạng không thể vãng sanh thì không đúng.
Nhưng chúng ta đâu có bị nghịch duyên giống chị ấy?Phật dạy chúng ta nên ăn chay,chẳng lẻ người đi hoằng pháp lại khuyên người ta ăn mạng sao?
Cho nên theo VT nghĩ người ăn mạng,niệm Phật được vãng sanh là đới nghiệp,phẩm vị sẽ thấp hơn người ăn chay trường,phóng sanh,bố thí,cúng dường…và làm các công đức khác.
Chúng ta làm việ gì cũng hãy nên “trừ hao”.Tức là mình dự định tu công đức để về thượng phẩm,lở không mai rơi xuống thành trung phẩm.Dự trù là trung phẩm,lở rớt xuống cũng còn là hạ phẩm,còn nếu như chỉ dự trù là hạ phẩm,lở không mai rớt nữa thì chắc là xuống vùng biên địa hay bị kẹt ở lại trong luân hồi sanh tử thì đáng tiếc.
Về câu hỏi của Viên Trí
Theo VT nghĩ mỗi người nên tự chọn cho mình một hướng đi.Người còn trẻ,còn khỏe,có dư thời gian rảnh rổi thì mới có thể tụng kinh tụng chú thêm được.Sự lợi ích chính là trợ duyên:
1:Tụng kinh Pháp Hoa,phẩm Dược Vương Bồ Tát sẽ có thêm một trợ duyên để gia tăng công đức,hồi
hướng về Tây Phương Cực Lạc
2:Tụng chú Đại Bi,mỗi ngay 5 biến để không bị 15 điều chết xấu
3:Tụng kinh A Di Đà,rán nhớ cho được danh hiệu của lục phương chư Phật thì sau này sẽ được chư Phật hộ niệm
Còn như người nào đã già cả,bênh hoạn nằm liệt giường thì chỉ niệm Phật mà thôi.
Người nào vì quá bận bịu,không có giờ lể Phật,thậm chí trong nhà cũng không có bàn Phật thì:cho dù là thân ở bất cứ nơi đâu,gặp bất kỳ hoàn cảnh nào,cũng xem lại trong tâm mình có còn tiếng niệm Phật hay không,nếu còn là tốt rồi,các việc thế sự hãy nên tùy duyên.
Còn như người nào còn trẻ,còn khỏe,có dư thời gian rảnh rổi và mình nghĩ mình có thể cố gắng niệm Phật cho thành khối,cố gắng để đạt bất niệm tự niệm thì chỉ niệm Phật thôi,khỏi cần tụng kinh tụng chú gì cả vì một câu Nam mô A Di Đà Phật đã chứa đựng hết tất cả thần chú,hết thảy kinh điển rồi vậy.
VT rất tán thành cái chủ trương niệm Phật chuyên nhất không xen tạp của đạo tràng cư sỉ Diệu Âm.
Bây giờ mình chưa niệm Phật thành khối,mình chưa đạt bất niệm tự niệm để tự tại vãng sanh thì phải cố gắng xả bỏ vạn duyên,lo nhiếp tâm mà niệm Phật.
Nhưng nếu lở như tuổi thọ của mình quá ngắn ngủi,sống nay chết mai,làm sao đủ thời gian để mà luyện tập cho đạt bất niệm tự niệm?
Nhân nào thì quả nấy,muốn sống lâu thì phải đừng sát sanh mà phải phóng sanh.
Phóng sanh có công đức rất lớn,chuyển nghiệp rất mau như chuyện chú Sa Di cứu đàn kiến vậy.
Chính vì thế,ngay bây giờ hãy mau mau đi phóng sanh để có được tuổi thọ lâu dài thì mới có thời gian để tu,chứ nếu không sẽ không kịp.
Người tu nhiều nhưng vãng sanh lại khó là do tu không đúng,cần phải đọc nhiều các bài pháp của Ngài Tịnh Không,nếu có thể lảnh hội được và y theo lời mà tu hành thì mới mong có hiệu quả.
VT rất thích Ngài Tịnh Không ở chỗ là Ngài nói:”Chân Thành,Thanh Tịnh,Bình Đẳng,Chánh
Giác,Nhìn thấu,buông xuống,tự tại,tùy duyên,niệm Phật”.
1:Chân thành:Phải mang cái tâm chân thành,chí thành chí kính mà niệm Phật
2:Thanh Tịnh:Phải Giử cho Thân Khẩu Ý đều thanh tịnh,không bị cấu nhiễm của trần thế lợi danh…
3:Bình Đẳng:Người với súc sanh và côn trùng…đều có Phật tánh,chúng ta chớ nên khinh khi họ,có thể giúp cho họ biết niệm Phật cầu vãng sanh Tây Phương giống như mình là điều rất tốt.
4:Chánh Giác:Giử được chánh niệm,không bị hôn trầm,không bị tán loạn,không bị phan duyên…
5:Nhìn thấu:Tất cả mọi vấn đề đều được nhì thấu,không còn vướng mắc,không còn chấp trước,…
6:Buông xuống:buông xuống tất cả những phiền não,danh lợi của trần thế,buông xuống tất cả những thất tình lục dục…để tâm được nhẹ nhàng thanh thoát
7:Tự tại:Cho dù gặp cảnh vui,mình không vì vui mà quên niệm Phật,cho dù gặp cảnh buồn,mình cũng không vì buồn tủi mà quên niệm Phật,cho dù gặp cảnh sợ hãi,…mình cũng không vì thế mà quên niệm Phật.Người mà buông xả hết những tâm chấp trước,ngả,nhân,chúng sanh,thọ giả…thì sẽ được an nhiên tự tại trước bát phong(khen,chê,được,mất,vui,buồn,hơn,thua…)
Tùy duyên:Những việc của trần thế,có lắm khi không được như ý mình,thôi thì tới đâu hay tới đó,chớ nên gượng ép,cưởng cầu,miển sao trong tâm có Phật là được rồi.
Thôi,VT xin chào tất cả
Nam mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật,
Mến chào Viên Trí,
Chỉ vì Tuệ An chưa có thời gian để hầu chuyện cùng VT nên làm cho VT thấy T.A. im hơi lặng tiếng. Chứ thật ra mấy lời khôi hài của VT đâu có làm cho kẻ hạ hạ căn T.A này buồn giận gì đâu. Và Đây là lời chân thành! Hơn nữa:
VIÊN thông Phật Pháp,phải dồi trao,
TRÍ huệ đèn soi,học với nhau!
Theo thiễn ý thì hai câu trên được gói ghém trong Pháp danh của VT rồi thì có gì đâu mà T.A. phải bận lòng có đúng không? Thấy trong câu khôi hài của VT phóng tưởng về quá khứ để suy tổ suy tông làm T.A cũng giật mình 😎 Nhưng đó cũng gợi cho T.A. nhớ lại rằng mình đã có đọc lời Phật đã dạy, và các bậc thánh nhân, thượng thiện nhân nhắc lại rằng:
Có ba Tâm mà chúng ta không nắm bắt được: Quá Khứ, Hiện tại, và Tương Lai … Quá khứ đã đi qua mất thì làm gì mà nắm bắt được! Hiện tại thì sự việc biến đổi từmg phút từng giờ nên cũng không nắm bắt được, còn tương lai chưa tới thì lấy gì nắm bắt! Xét thấy, chỉ cái việc niệm một câu “Nam Mô A Di Đà Phật” đã thể hiện điểu này: Trước khi khởi ý niệm (tương lai), Khởi ý và niệm phật (hiện tại), miệm phật xong (quá khứ). Cho nên theo thiễn ý, có lẽ chưa một ai đã từng nắm bắt được câu niệm Phật trọn vẹn.
Suy theo Lý và Sự dựa trên điểm này, có thể nhận thấy cho người tu Tịnh độ từ trình độ niệm Phật sơ bộ cho đến khi đạt được niệm Phật thành khối, 3 tâm quá khứ, hiện tại, và tương lai vẫn chạy đuổi xoay vòng với nhau. Câu niệm Phật liên tục, một vừa xong, lại tiếp nối theo một niệm tiếp, chưa bao giờ có chuyện hành giả bắt giữ được câu niệm Phật; Chẳng qua sự niệm liên tục có tính cách luôn giúp hành giả giữ tâm ý trong sạch theo từng phút, từng giây, từng sát na, như lời chư Phật dạy. Có giữ được tâm ý trong sạch thí mới hội đủ điều kiện nhập cõi Tây phương Tịnh độ để an cư trú.
Về chuyện tụng kinh Đại thừa, rất hoan hỷ với câu trả lời của VT có lồng trong lý và sự cho mọi tầng lớp! Có một điều T.A. xin mạo muội nêu ra ở đây là đôi lúc chúng ta nghe một câu hỏi rằng: Phật A Di Đà là Thầy mà lại không đi niệm danh hiệu của ngài, lại đi niệm danh hiệu của trò là ngài Quán Thế Âm bồ tát? Câu hỏi này cũng tương tợ như câu hỏi của VT rằng tại sao lại có hành giả đi trì chú Đại bi, tụng Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, hay là tụng kinh Phổ Môn (Phẩm thứ 25 của Kinh Diệu Pháp Liên Hoa) nói về danh hiệu và hạnh nguyện của ngài Quán Thế Âm Bồ Tát.
Để giải đáp sự thắc mắc đó, theo thiễn ý của T.A. thì chúng ta có thể mượn chữ DUYÊN đề làm phương tiện. T.A. có đọc qua một Phật tích (T.A. không nhớ là từ Kinh Sách nào) như vầy: Một ngày nọ Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni cùng các đệ tử đi qua một ngôi làng. Thông thường thi khi nghe nói có đấng Từ Phụ sẽ ghé ngang qua một nơi nào đó thì dân trong vùng đó sẽ kính cẫn cung nghinh. Thế nhưng ở ngôi làng này thì lại khác, họ rất thờ ơ chẳng tỏ vẻ một dấu hiệu gì cả.
Đức Phật từ bi sau khi tìm một nơi trú chân gần nơi làng đó, Đức Phật liền bảo ngài Mục Kiền Liên Bồ Tát nên đi vào làng để mà hoằng Pháp lợi sanh. Khi nghe Đức Mục Kiền Liên Bồ Tát đến thì dân trong làng từ già đến bé rất là vui mừng, cùng ra đến ngõ để quỳ và kính cẩn cung nghinh ngài Mục Kiền Liên. Thấy sự kiện như thế, ngài Anan liền cung thỉnh xin Đức Phật giải thích thì Đức Phật mới Từ bi nói rằng từ thuở xa xưa về trước ở một kiếp nào đó trong quá khứ, khi ngài Mục Kiền Liên còn đang trên đường tu, ngài có đi ngang một vũng nứớc trên đường thì thấy một đàn kiến đang lặn hụp trong nước. Thương tình, Đức Mục Kiền Liên, có dùng một cành cây nhỏ bắt ngang để cứu giúp đàn kiến. Dân trong làng đó là bầy kiến từ quá khứ, và vì lòng từ bi cứu giúp của Đức Mục Kiền Liên, ngài đã tạo một cái duyên với bầy kiến và vì thể sự kính cẫn đón tiếp của họ. Trái lại, với Đức Phật thì giữa ngài và dân làng đó không có cái Duyên như là Đức Mục Kiền Liên đã có. Và chuyện là như vậy.
Hy vọng mẩu chuyện trên có thể giải đáp ở một gốc độ nào đó về câu hỏi của VT. Và VT ơi! cái Tuệ An đọc và nghe được Kinh Sách Phật chỉ là bậc mẫu giáo vỡ lòng thôi không có trí tuệ siêu việt gì đâu! rất là hổ thẹn, rất là hổ thẹn!
Phật pháp rộng sâu rất nhiệm mầu,
Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu,
Nay con nghe thấy xin trì tụng,
Nguyện tỏ như lai nghĩa nhiệm mầu
Nam Mô A Di Đà Phật.
Tuệ An kính bút.
Nam mô A Di Đà Phật
Mến chào Tuệ An,
Rất cám ơn bạn đã giải thích rỏ về việc tụng chú đại bi.Sở dỉ mà VT nêu câu hỏi đó một phần là vì muốn giải đáp thắc mắc của VT,một phần cũng là để những người có thắc mắc giống VT có thể nhân cơ hội này mà được thông suốt.Nhưng bạn chỉ mới trả lời được một phần tư câu hỏi là chú đại bi thôi,còn kinh A Di Đà,kinh Diệu Pháp Liên Hoa,chú vãng sanh và các thần chú khác.
Về phần kinh A Di Đà
Theo VT nghĩ nội dung và mục đích chủ yếu của kinh A Di Đà chính là khuyên mình niệm Phật mà cầu vãng sanh Tây Phương,như vậy thì tụng kinh A Di Đà là đọc toa thuốc,cũng tốt,còn niệm Phật chính là uống thuốc,dỉ nhiên là uống thuốc quan trọng hơn đọc toa thuốc rồi.
Về phần kinh Diệu Pháp Liên Hoa
Phật nói kinh này là vua của các kinh.
Trong tất cả các pháp hội thì pháp hội Phật nói kinh Pháp Hoa là lớn nhất,bất khả tư nghì,vì quy tụ tất cả các phân thân của Phật,rất nhiều chư Phật,Đại Bồ Tát ở các nơi đều quy tụ về,cõi Ta Bà biến thành Tịnh Độ,chúng sanh trong cõi Ta Bà được dời đi nơi khác,các vị Bồ Tát Tùng Địa Dũng Xuất khi mà đi nhiễu quanh Phật để làm lể ra mắt thôi cũng đã trải qua rất nhiều kiếp,quả là bất khả tư nghì…không sao nói cho cùng tận cái chỗ vi diệu thù thắng của kinh Pháp Hoa.
Chính vì thế,những người đã từng tụng kinh Pháp Hoa (như VT đây) thì khi nghĩ đến niệm Phật chuyên nhất,không xen tạp,cảm thấy không tụng kinh Pháp Hoa nữa thì hơi luyến tiếc,sợ mất đi sự lợi ích từ kinh Pháp Hoa.
Trong kinh Pháp Hoa,phẩm Đà La Ni,trang 605,Phật nói:”
Nếu có thiện nam tử,thiện nử nhơn nào,ở nơi kinh này,có thể thọ trì,đọc tụng,biên chép giảng nói (nhẫn đến một bài kệ 4 câu),đúng như lời mà tu hành thì công đức rất lớn.”
Như vậy thì mình không thể đọc tụng nhưng còn có thể:
Thọ trì:
VT để kinh Pháp Hoa lên môt cái bàn cao,rồi cũng làm tràng phang,nhang,đèn,hoa để thờ phượng rồi cũng đảnh lể,gọi là lể Pháp.Nói chung là thờ phượng kinh Pháp Hoa giống như thờ Phật vậy.
Biên chép:
Mình không thể biên chép nhưng có thể gởi tiền cho nhà in,đặt họ in,sau khi in xong thì phân phát đi các chùa gọi là ấn tống.
Ngày xưa có lần VT đi ấn tống kinh,đến một ngôi tịnh xá nhỏ,VT nói:”Kính bạch thầy,cho con gởi kinh ấn tống ạ”.Sư cô hỏi:”Chẳng hay là kinh gì?”VT nói:”Dạ là kinh Địa Tạng”.Sau đó vị sư cô liền quỳ xuống hai tay nâng lấy chồng kinh sách làm VT rất cảm động trước cử chỉ và tinh thần trọng pháp của ni sư.
Giảng nói:
Như là VT đã từng nói trong kinh Pháp Hoa:
Người nào có tâm từ bi thương yêu hết thảy chúng sanh,chính là đã vào nhà Như Lai.Áo Như Lai chính là hạnh nhu hòa nhẫn nhục.
Đúng như lời mà tu hành:
Nếu ai có đi làm công thì mới biết,cái việc mà bị chủ đì,chưởi mắng,rầy la oan ức mà phải cắn răng để nhịn thì mới thấy rỏ thực hành kinh Pháp Hoa chính là ở chỗ này.
Phải mặc áo Như Lai vào,chính là hạnh nhu hòa nhẫn nhục để những lời chưỡi mắng rầy la kia không thấm vào tâm vì nếu thấm vào tâm là tâm sẽ bị nhiễm độc khí,sân hận,buồn tủi,phiền não…sẽ nổi lên.Chính chiếc áo Như Lai đã chở che cho tâm mình vẫn được thanh tịnh vậy.
Có những người rất đáng ghét nhưng mình lại không ghét bỏ họ,không khinh khi họ vì mình học theo hạnh của Bồ Tát Thường Bất Khinh.
Ngài Tịnh Không dạy:”Hãy xem tất cả chúng sanh là Bồ Tát,chỉ có mình là phàm phu.Các Ngài thị hiện ăn thịt,uống rượu…rồi đọa địa ngục cho chúng ta xem để chúng ta sợ.
Khi mà thực hành câu này thì VT nghĩ:”Thôi,thôi,con muốn xem các Ngài thị hiện đứng trên hoa sen,phóng hào quang tua tủa chứ không muốn xem các Ngài bị đọa như vậy,con buồn lắm”.
Lúc mới tu thì mình thích gần gủi thiện tri thức để học đạo lý,nhưng tu lâu rồi thì mình thích gần gủi Đề Bà Đạt Đa để thử thách đạo hạnh của mình vậy,xem coi mình có được an nhiên tự tại trước bát phong(khen,chê,được,mất,vui,buồn,hơn,thua) chưa?Hay “lấy ma quân làm bạn pháp”,cũng chính là thực hành kinh Pháp Hoa,phẩm Đề Bà Đạt Đa vậy.
Về phần các thần chú
Có những bài chú rất dài như chú Thủ Lăng Nghiêm,một số chùa thường tụng vào khoảng 4,5 giờ sáng.
Có vị thầy bảo là không nhất thiết phải tụng hết,vì phần trên chỉ là kinh văn,phần tâm chú là đoạn cuối:
“Án A na lệ,tỳ xá đề,bệ ra bạt xà ra đà rị,bàn đà bàn đà nể,bạt đà ra bán ni phấn,hổ hồng,đô lô ung phấn,ta bà ha”.
Vì còn luyến tiếc,không muốn mất đi sự lợi ích,cho nên:
Đối với chú Thủ Lăng Nghiêm,VT bỏ vào cái túi thơm,rồi treo lên như kinh đã dạy.
Đối với chú Đại Bi thì lấy chỉ ngủ sắc se thành sợi niệt,trước tiên tụng 5 biến,kế đến tụng 21 biến,mỗi biến thắt một gút,rồi đeo nơi cổ.
Đối với chú Bảo Khiếp Ấn Đà La Ni,bỏ vào cái tháp rồi thờ như thờ kinh Pháp Hoa vậy.
Đối với chú “Đại Bảo Quảng,Bát Lầu Cát Thiện Trụ,Bí Mật Đà La Ni” thì dán trên tường hoặc cái chuông,mỗi khi nghe tiéng chuông thì cũng được lợi lạc như kinh dạy.
Có bài chú gì đó,người ta làm thành cái mền,gọi là mền đà la ni dùng để đắp cho người chết.
Riêng chú vãng sanh còn có tên là Bạt Nhất Thiết Nghiệp Chướng,Căn Bản đắc sanh Tịnh Độ Đà La Ni,thì VT có nghe thầy Thích Thông Lai ở chùa Tầm Nguyên kể trong chuyện vãng sanh của cụ Mai Thị Khuê:
Sau khi đã hộ niệm hơn 8 tiếng mà đỉnh đầu còn chưa nóng,sau đó thầy cùng đại chúng (ban hộ niệm) dốc toàn lực tụng 21 biến chú vãng sanh,sau đó sờ lại đỉnh đầu thì mới thấy hơi nóng đang chạy lên.VT nghe nói bình thường cụ Mai Thị Khuê rất thích tụng chú vãng sanh.
Còn về chuyện làng ác nhân thì VT có nghe câu chuyện sau:Có một vị tỳ kheo xin Phật để qua làng ác nhân hoằng pháp.
Phật hỏi:”Nếu lở người ta chưởi mắng ông thì sao?”
Vị tỳ kheo thưa:”Cũng còn may,vì họ chưa đến nổi phải đánh đập”.
Phật hỏi:”Nếu lở họ đánh đập ông thì sao?”
Vị tỳ kheo thưa:”Cũng còn may,vì họ chưa đến nổi phải giết hại.”
Phật hỏi:”Nếu lở họ giết hại ông thì sao?”
Vị tỳ kheo thưa:”Con sẽ cám ơn họ vì họ đã giúp con trả xong nghiệp rồi vậy”.
Phật nói:”Được rồi!Ta cho phép!Vậy ông hãy đi đi”.
Thôi,VT xin chào tất cả
Nam mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật,
Mến chào Viên Trí,
Tuệ An xin đựợc tán thán công đức giảng giải một số nét đặc thù của Kinh Đại thừa, và cũng như sự thỗ lộ lòng thành kính của VT với Kinh điễn và sự Trì chú. Tuệ An cảm thấy mình còn xa lắm mới bắt kịp được chân của VT!
Luôn làm việc Thiện
Không làm điều Ác
Giữ tâm ý trong sạch
Lời chư Phật dạy
Nhận thấy cho dù có đi thông xuốt hết khu rừng Tam tạng kinh điễn, cuối cùng thì hành giã cũng quay trở về với 4 câu giản dị trên. Trong sự giản dị mà bao gồm hết hư không và những gì Tam tạng kinh điễn dẫn dắt, đó cũng không khác chi khi niệm một câu “Nam Mô A Di Đà Phật” mà bao gồm tất cả Phật pháp. Giữ được tâm ý trong sạch là trở về với Phật tánh cho dù ở một sát na của thời gian. Nhưng thấy giản dị mà không giản dị, thấy dễ mà lại không dễ, thấy khó mà lại không khó. Trong khó có dễ, trong dễ có khó; Theo thiễn ý đây chính là chỗ diệu pháp của Phật pháp.
Thế nhưng nhận thấy Tam tạng kinh điển là phương tiện như chư Phật, Bồ Tát, chư Tổ, và Thượng thiện nhân đã nhắc nh. Hành giả cũng đừng nên dính mắc, phân biệt, và chấp thủ khư khư về một Kinh Đại thừa nào cả. Thí dụ như Kinh này hay và ảo diệu hơn Kinh kia, v.v., Bỡi vì như Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật đã từng dùng ngón tay chỉ trăng mà dạy bảo nên nhìn ánh Trăng, chớ nên nhìn ngón tay của ngài (Trăng ví như Phật tánh, ngón tay ví như Phật Pháp). Chớ nên bị dính mắc vào ngón tay…
Điều này cũng đã được thể hiện rõ rệt trong Kinh Bồ Khuyết Tâm Kinh Ma-Ha Bát-Nhã Ba-La-Mật-Đa Tâm Kinh, ở câu “… Xá lợi tử, thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm, thị cố không trung vô sắc, vô thọ tưởng hành thức, vô nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý. Vô sắc thanh hương vị xúc pháp, vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới, vô vô minh diệc, vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận, vô khổ tập diệc đạo, vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố….
Vô trí diệc vô đắc! không có chỗ chứng đắc. Hòa thượng Tuyên Hóa, trong lời dạy của ngài về Pháp Môn Niệm Phật, ngài có nói:
” Nhất thiết giai thị Phật Pháp, giai bất khả đắc
(Tất cả đều là Phật Pháp, đều không thể chứng đắc)
Đã “không có pháp gì có thể chứng đắc được”, hà tất phải chấp trước, đương không có chuyện lại tìm thêm chuyện, hoặc gây ra chuyện.
Nếu các bạn thật sự hiểu rõ pháp, thì “không có pháp gì có thể chứng đắc được”. Song le, đối với những ai không hiểu Phật Pháp mà mình nói rằng cái gì cũng hoàn toàn không có cả thì họ sẽ thất vọng. Do đó, Đức Phật dạy Quyền Pháp (Giáo Pháp quyền biến tạm thời) để đưa về thực Pháp (Pháp chân thật) và thuyết giảng Quyền Trí để dẫn về Thực Trí.
Vậy Thực trí là gì? Thực trí là một “quy vô sở đắc”, trở về chỗ không chứng đắc. Thứ tướng chân thật, không có hình tướng, nhưng cũng chẳng có “không có hình tướng” mới chính là trí huệ chân thật vậy. ”
Theo thiễn ý của T.A. thì trên đây là lẽ thật. Dầu vậy cho việc hoằng Pháp lợi sanh, hành giả cần nên hiểu biết càng nhiều Kinh điển Đại thừa thì càng tốt để ngõ hầu có khả năng dẫn dắt và đáp ứng thị hiếu của người hữu duyên với Phật. Riêng cho hành giả của Pháp môn Tịnh độ, các bậc thượng thiện nhân đã có lời khuyên là coi chừng chớ nên để bị “xen tạp” mà phải chuyên niệm Phật. Lời khuyên này không có ý nói là các Hành giả chớ nên học hỏi Kinh điển Đại thừa khác ngoài 3 bộ Kinh chính của Pháp môn; nhưng khéo đừng để sự “Tín” của mình bị mất định hướng và bị phân tâm trong kho Tam tạng Kinh điển. Như các hành giả đã thấy từ Pháp Sư Tịnh Không, thầy có thể giải thích hầu hết các Kinh Đại thừa khi Phật tử có yêu cầu, nhưng chung quy Thầy vẫn khuyên và nhắc nhỡ nên Niệm Phật A Di Đà để sớm một đời Thành Phật!
Lời xưa của bậc thánh nhân đã nói
Được kiếp người đã khó!
Được kiếp người mà gặp được Phật pháp là chuyện khó hơn!
Gặp được Phật pháp mà tin Phật lại là chuyện khó khó hơn!
Gặp được Phật pháp, tin Phật, mà tin Pháp môn Tịnh độ lại là chuyện càng hy hữu hơn!
Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật đã công nhận điều này, và được ghi lại trong kinh A Di Đà như sau:
“Xá-Lợi-Phất! Phải biết rằng Ta ở trong đời ác ngũ trược thật hành việc khó này: đặng thành bậc bậc Vô Thượng Chánh Giác và vì tất cả thế gian nói kinh pháp khó tin này, đó là rất khó!”
Cho nên để kết luận phần mạn đàm này, T.A. có lời thô thiễn như thế này: Trong đời này mà các hành giả tin được Pháp môn niệm Phật là một Đại diễm phúc! Với T.A. khi tâm niệm xong được một câu “Nam Mô A Di Đà Phật” mà không bị chướng ngại thì là một sự hoan hỷ và cảm kích vô ngần! Thấy dễ mà không phải dễ đâu người ơi!
Vì đã nhận thấy ba Tâm quá khứ, hiện tại, và tương lai không nắm bắt được; cho nên T.A. cố gắng tâm niệm Phật được xong câu nào thì mừng cho câu đó! Không dám đặt sự mong cầu!
Nam Mô A Di Đà Phật
T. Ạ kính bút
Nam mô A Di Đà Phật
Mến chào Tuệ An,
Bạn chơi kỳ quá,lại thổi cho VT một ngọn gió khen nữa rồi 🙂
Cái gì mà còn xa lắm mới bắt kịp chân bạn?VT đã có nói rồi,đường tu giống như con cá bơi ngược dòng nước,thấy con cá kia dốc hết sức bơi một đoạn qua mặt mình,nhưng không có gì đâu,lát nữa con cá đó nó mệt đừ,ngồi thở hổn hển,bị nước cuốn trôi ngược lại,rồi những con cá phía sau lại qua mặt trở lại mấy hồi,có phải không? 🙂
Nghe qua lời bạn,cứ giống như là lời khai thị của một vị đại lão hòa thượng vậy.Làm VT cũng giật mình 🙂
Trên con đường hoằng pháp độ sanh,VT nghĩ có 2 cách:
1:Dùng đạo lý để hoằng pháp
Là cũng giống như các Ngài Tịnh Không,Tuyên Hóa,Diệu Âm,Tuệ An…
Nói chung là phải làu thông tam tạng kinh điển hoặc là phải có trí tuệ siêu việt,hay am tường,hiểu rỏ,sâu sắc về pháp môn Tịnh Độ,dùng lời nói để dẫn dắt chúng sanh quay về với pháp môn niệm Phật.
2:Dùng đạo hạnh để hoằng pháp
Các vị này không nói một lời nào cả,chỉ chuyên tu mà thôi,thậm chí có vị học hoài không nhớ như Châu Lợi Bàn Đặc,có vị không biết chữ như chị Liên Hương trong phim Nghịch Duyên,có vị còn rất nhỏ tuổi như là chú Sa Di gì trong Gương Vãng Sanh nè,chú ấy vãng sanh ngay ngày đưa ông Táo đó…và rất nhiều,những vị như thế,sau khi họ đắc quả hay vãng sanh thì câu chuyện của họ sẽ là tấm gương cho người tu học đời sau.
Cả hai cách trên,cách nào cũng đêu tốt cả.
Có nhiều người đời chưa hiểu Phật Pháp,cứ tưởng đâu muốn thành Phật thì phải cạo đầu,mặc áo cà sa,trường chay,không được có vợ chồng,…nói chung là phải tu khổ hạnh dử lắm,cho nên họ nản nên không theo Phật thì uổng quá.
Cũng là nhờ những tấm gương của những người cư sỉ tại gia,có vợ có chồng,vẫn còn chưa ăn chay được mà được vãng sanh thì như vậy những người kia họ mới vở lẻ:”Oh!Thì ra là vậy!Cửa Phật quảng đại rộng mở,cửu phẩm hàm linh đăng bỉ ngạn,chia làm ba bậc,thượng bối vãng sanh,trung bối vãng sanh,hạ bối vãng sanh,mỗi người tùy theo căn cơ,hoàn cảnh mà tự chọn lấy con đường đi thích hợp với mình…”
Trên bươc đường tu học thì VT nghĩ (thông thường) sẽ qua 4 giai đoạn:
1:Học giáo lý:
Đọc nhiều kinh điển,nghe nhiều thầy giảng,giai đoạn này giống như hạt giống đã gieo xuống đất.
2:Thực hành,trải nghiệm:
Mang những gì đã học,dấn thân vào dòng đời,để dòng đời thử thách,có vị thiền sư nói:”lìa đời tầm đạo như tìm lông rùa sừng thỏ” là ý này vậy.Giai đoạn này giống như cây đã lớn.
3:Hoằng pháp độ sanh(dùng đao lý):
Mang những gì đã học được và kinh nghiệm trải nghiệm từ thực hành để phổ biến đến người thân,gia đình,bè bạn,dòng họ…giai đoạn này như cây đã có cành lá sum suê.
4:Bế môn luyện công,chuyên tâm tu trì:
Giai đoạn này là giai đoạn cuối,xả bỏ vạn duyên,chẳng màng thế sự,chuyên tâm tu trì như là Mụ Bá Bất Quản (Bách Bất Quản) vậy.Giai đoạn này là như cây sắp trổ quả vậy.
Mụ Bá Bất Quản là đi đường tắt,đi tốc hành,ở giai đoạn một chỉ nghe thầy nói vài ba câu thôi,sau đó nhảy phốc qua giai đoạn 4,bế quan luyện công,chẳng màng thế sự,chuyên tâm tu trì.
Chắc là VT phải bắt chướt mụ Bá Bất Quản mới được.
Còn về Tuệ An thì VT nghĩ dù gì bạn cũng đã có trí tuệ siêu việt,lại làu thông kinh điển,nếu không đi hoằng pháp phổ độ chúng sanh thì uổng lắm.
Hoằng pháp độ sanh là hành Như Lai sứ,tác Như Lai sự,nên vì lợi ích chúng sanh,nên vì y giáo phụng hành lời Phật dạy:”Pháp thí thắng mọi thí” và “khuyến tấn người tu hành”,nên vì tạo thêm công đức để hồi hướng,trang nghiêm cõi Tịnh Độ vậy.
Hãy còn rất nhiều những chúng sanh có duyên với bạn đang chờ đợi sự dìu dắt của bạn,chớ nên làm cho họ thất vọng hay thối tâm,nản chí.
Thôi,xin chào bạn
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật,
Mến chào Viên Trí
Xin cám ơn VT đã chỉ điểm thêm và có lời khuyến tấn Tuệ An trong việc học hỏi thêm về Phật pháp. Lời khuyến tấn của VT, T.A. xin được phép coi như là lời khuyến tấn chung cho tất cả Phật tử dù là tại gia, hay là xuất gia. Nếu có cơ hội thì tùy duyên đem những gì mình hiểu biết để mà chia sẻ với người hữu duyên.
Xin VT đừng tiếp tục dùng chữ siêu việt để mà mến tặng T.A., mình vác không nổi đâu! Hơn nữa kỳ này lại chơi xếp Pháp danh T.A. Ngang hàng với các bậc Thượng Thiện Nhân, làm cho T.A giật mình và cảm thấy mình có phần bất kính là khác! Nếu có nhân duyên thì VT sẽ biết T.A. rất là bình thường, không phải là cư sĩ, cũng không phải là tu sĩ xuất gia. Chỉ giản dị là một Phật tử đang cố gắng niệm Phật, dù ít hay nhiều, mỗi ngày. Làu thông kinh sử? Thật là thêm hổ thẹn cho T.A.!
Lão Tử, ngài có nói:
Tri giả, bất ngôn; Ngôn giả, bất tri.
(Biết, thì không nói; Nói, là không biết)
Và được ghi lại trong Kinh Lăng-Già, đấng từ phụ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật cũng đã có nói:
” Ta thuyết pháp trong khoảng bốn mươi chín năm, nhưng thực ra chưa từng nói một lời nào! ”
Lẽ thật là như trên! Nhưng trên phương diện Quyền pháp, nếu có thể với một ít hiểu biết rất là rất là hạn hẹp mà mình có thể đem lại một chút lợi lộc cho người hữu duyên, thì T.A. xin hoan hỹ nghe lời khuyến tấn của VT. Hơn nữa, trong kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện, Đức Địa Tạng Bồ Tát có trình thưa với Đức Phật rằng:
” Những chúng sanh nào ở nơi Phật Pháp chỉ làm việc lành bằng một sợi lông, một giọt nước, một hột cát, một bụi nhỏ, hoặc chỉ bằng chừng mảy lông tóc, con đều độ thoát lần lần, làm cho chúng nó được lợi ích lớn. ”
Vài lời thô thiễn mong VT đừng cười nhé! Xin hẹn nói chuyện với VT ở một câu hỏi khác trên trang nhà này. T.A. đang có vài khúc mắc cần sự chỉ điểm.
Nam Mô A Di Đà Phật
Tuệ An
Nam mô A di đà Phật,
Mến chào cư sĩ Viên Trí,
Mến chào cư sĩ Tuệ An,
Con có đọc trao đổi giữa cư sĩ Viên Trí và Tuệ An, thực ra đây cũng là điều con đang rất thắc mắc. Vì điều kiện nên thực sự là con không ăn chay trường được nên việc ăn mặn mà niệm kinh là chuyện dễ xảy ra. Theo như con hiểu khi mình niệm danh hiệu Phật Di Đà mà niệm trong tâm, không đọc thành tiếng thì dù ăn mặn, hay ở bất kỳ hoàn cảnh bất tịnh nào cũng đều niệm được. Không biết con hiểu như vậy có đúng không ạ? Rất mong cư sĩ chỉ giúp để con biết cách niệm Phật cho đúng, chỉ sợ không được phước lại còn mang thêm tôi.
Con xin chân thành cám ơn
Nam mô A Di đà Phật
A Di Đà Phật.
Dạo này Viên Trí vắng mặt trên trang ĐVCT, Huệ Tịnh xin gửi Nguyên Gấm để tham khảo qua, suy ngẫm xem có tháo gỡ vài khúc mắc của bạn không nhe.” comment trên.
*** Niệm Phật Tông Yếu – Pháp Nhiên Thượng Nhân ***
http://www.khanhanh.fr/phathoc/baiviet/niemphat.htm
“18) Hỏi: Người xuất gia niệm Phật với người tại gia niệm Phật hơn kém ra sao?
Đáp: Người xuất gia niệm Phật với người tại gia niệm Phật công đức bằng nhau không có hơn kém.
Hỏi: Chỗ này quả thật tôi không hiểu. Vì sao người xuất gia không gần đàn bà, ăn chay trường mà niệm Phật, do đó rất đáng quý. Người tại gia thường hay nghĩ đến sắc dục, ăn thịt uống rượu mà niệm Phật, hẳn nhiên là thấp kém. Làm sao mà bằng nhau được?
Đáp. Công đức bằng nhau không có hơn kém. Vì sao vậy? Người không biết BỔN NGUYỆN CỦA ĐỨC A DI ĐÀ mới có nghi vấn này!
19) Anh Cát Đằng (một đệ tử tại gia thuộc hạng hạ lưu của Ngài) cũng mong Phật cứu độ mà niệm NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT. Pháp Nhiên nầy cũng mong Phật cứu độ mà niệm NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT. Hai bên hoàn toàn không khác gì nhau.
20) Niệm Phật của Pháp Nhiên nầy với niệm Phật của anh Cát Đằng hoàn toàn như nhau. Nếu cho rằng không giống nhau, là hoàn toàn không biết ý nghĩa của niệm Phật vậy. Như lấy gấm vóc mà gói vàng ròng, hoặc lấy vải dơ mà gói vàng thì cũng là vàng ròng cả.
58) Đã tu Tịnh Độ thì mọi chuyện trong đời đều y theo Niệm Phật mà quyết định. Tất cả đều là trợ duyên cho Niệm Phật, hễ làm chướng ngại thì nên từ bỏ.”
——————
Voheusanh
31/12/2015
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2015/12/vi-sao-niem-phat-cho-nguoi-sap-mat-vo-cung-quan-trong/
“Có trường hợp có bà cụ hằng ngày rất tinh tấn niệm Phật, bà có 4 người con nhưng có một người con gái lấy chồng ở xa. Khi bà cụ mất ban hộ niệm và con cháu vây quần hộ niệm mới chỉ 3-4h mà khuôn mặt đã có sự chuyển biến đẹp, do hằng ngày khi bà niệm Phật đều khuyên con cháu niệm Phật, cô con gái ở trên đường về sợ ở nhà không có đồ ăn thiết đãi họ hàng nên mua vào lò mua con heo giết đem về. Đến khi cô về đến trước cửa bà cụ tự dưng trào dịch đỏ từ trong miệng ra mọi người trong ban hộ niệm chẳng hiều nguyên do gì, vội dốc hết sức niệm to hơn nữa, trong nhà mọi người không ai nói gì nhưng cũng động tâm thì bên ngoài xôn xao tiếng hỏi thăm, cô con gái từ xa chạy vào khóc lóc làm mọi người không kịp can ngăn, bây giờ thì mọi việc mới vỡ lẻ…”
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Bạn Nguyên Gấm !
“Khi mình niệm danh hiệu Phật Di Đà mà niệm trong tâm,ko đọc thành tiếng thì dù ăn mặn,hay ở bất kỳ hoàn cảnh bất tịnh nào cũng đều niệm được. Hiểu như vậy có đúng ko ?”.
Bạn hiểu như vậy là đúng rồi.
Cứ an tâm mà niệm Phật đi nhe ! Chắc chắn có phước.
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Nam mô A Di Đà Phật,
Xin cám ơn chú Huệ Tịnh và cô Nguyễn Vân,
Hôm nay Nguyên Gấm đã ngộ ra nhiều điều :
“Khi nguyện tâm còn yếu, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi tâm tán loạn nhiều, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi vọng niệm sinh khởi, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi thiện tâm phát sinh, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi bất tịnh, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi thanh tịnh, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi tam tâm còn thiếu kém, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi tam tâm hiện khởi, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi tam tâm thành tựu, cũng Nam Mô A Di Đà Phật”
Nam mô A Di Đà Phật
Chắc NV chưa đủ tuổi để bạn Nguyên Gấm gọi là “cô” đâu.
Chúc bạn tinh tấn,niệm Phật mọi lúc mọi nơi.
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Nam mô A Di Đà Phật.
Mến chào Viên Trí và Tuệ An.
Mến chào tất cả các anh chị quan tâm đến diễn đàn này.
Em xin mạn phép được xưng là em mặc dù chưa biết tuổi của hai người, nếu có gì bất kính xin các anh chị bỏ qua cho em.
Gia đình em vừa mất người thân, em muốn cầu cho linh hồn Bố em được yên nghỉ và vãng sinh về Tây phương cực lạc của Phật A Di Đà, nên đã lên mạng tìm kiếm thông tin và có lẽ do có duyên nên em đã vào trang web này và được đọc những chia sẻ của anh chị. Em mới chỉ là 1 hạt giống vừa mới được gieo mầm trong khu vườn của Phật pháp nên còn có rất nhiều điều bỡ ngỡ và chưa rõ vậy em có đôi điều muốn nhờ Viên Trí và chị Tuệ An hoan hỉ giải thích dùm em:
1. Em cũng trì chú Đại Bi. một ngày 5 biến, niệm Nam mô Đại bi Quán thế âm Bồ tát 108 lần, thời gian còn lại trong ngày thì em niệm Nam mô A Di Đà Phật. Nhưng do điều kiện hoàn cảnh ko cho phép (bố mẹ chồng và chồng em không Tín, em có cháu nhỏ) nên em chỉ có thể niệm vào buổi tối, và nằm ở trên gường nhưng ko thể trì thành tiếng mà chỉ đọc nhẩm, ko thể thực hiện được các đảnh lễ như vậy có bất kính ko ạ? Viên Trí có nhắc đến việc trì chú Đại Bi phải có Tam Muội mới linh ứng, vậy em trì như vậy có ổn ko ạ? Và như vậy có bị gọi là xen tạp ko ạ?
2. Bố em vừa bị tai nạn mất chưa được 49 ngày. Hàng ngày em đều niệm Phật và hồi hướng đến Bố em, em cũng bật Chú Vãng Sang, Chú Đại Bi và nhạc niệm A Di Đà để ở bàn vong của Bố em. Như vậy có được ko ạ? Em rất hy vọng Đức phật A Di Đà rủ lòng thương xót tiếp dẫn Bố em vãng sanh về cõi cực lạc. Chứ lúc đi gọi vong về nghe thấy tội Bố em quá 🙁 🙁 :(( :((
Kính mong các anh chị hoan hỉ phúc đáp sớm cho em.
Em cảm ơn nhiều lắm.
Nam mô A Di Đà Phật.
Nam mô A Di Đà Phật.
Nam mo A Di Đà Phật.
Nam mô A Di Đà Phật
Mến chào Thu Trang
Xin lỗi bạn vì VT bận rộn nên hồi âm trể và cũng hy vọng được chị Tuệ An cho ý kiến thêm nhé.
Về việc bố của bạn thì VT nghĩ bạn nên đọc qua bài viết này:
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2012/06/nguoi-da-mat-trong-vong-49-ngay-co-duoc-vang-sanh
Vì hoàn cảnh khôg cho phép nên ở nhà không có bàn Phật,không thể lể Phật được thì bạn có thể niệm Phật trong tâm,hướng về Tây Phương mà khởi tâm cung kính đảnh lể,nên đọc mẩu chuyện Quỷ La Sát mà VT đã kể với chị Tuệ An trong bài viết này:
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2013/01/tho-phat-tai-nha-can-phai-biet-nhung-dieu-kieng-ki
Hoặc có thể tìm xem phim Nghịch Duyên:
http://chuavientri.wordpress.com/nghich-duyen-phim-truyen-phat-giao
Về vấn đề tụng chú Đại Bi và niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát thì VT xin chia sẻ ý kiến sau:
Nếu mà bạn tụng niệm để hồi hướng công đức về Tây Phương Cực Lạc thì tốt nhưng nếu vì cầu danh,cầu tài,cầu lợi,cầu khỏi bệnh…không cầu vãng sanh thì sẽ có hai trường hợp:
1:Khi bạn không được sự linh ứng (Bồ Tát không cho toại ý) thì lúc đó bạn sẽ thối tâm với Phật Pháp.
2:Nếu bạn được khỏe mạnh,có tiền bạc,công danh,địa vị,chức quyền,nhà cao cửa rộng…thì sẽ khởi tâm ái nhiễm,đắm say hồng trần tục thế,Phật Pháp vì thế mà từ từ bị chìm vào quên lãng trong tâm bạn.
Chỉ những người nào bị nghèo khổ,già yếu,bệnh hoạn,đau khổ dày vò thì họ mới sanh tâm chán nản hồng trần tục thế rồi quyết lòng cầu đạo,xả bỏ vạn duyên,chẳng màng thế sự,chuyên tâm tu trì.Cho nên chỗ này Phật nói:”Lấy bệnh khổ làm thuốc thần…”
Thiết nghĩ người tu Tịnh Độ nên vì sanh tử,phát lòng bồ đề,chỉ nguyện vãng sanh,không cầu những phước báo nhân thiên…Vả lại tâm mình như thửa ruộng,nếu chỉ gieo thuần là hạt giống “Nam mô A Di Đà Phật” thì khi lâm chung,chủng tử ấy sẽ hiện lên chứ không có xen lẩn các bài kinh hay câu chú nào khác thì sẽ dể vãng sanh hơn.
Như cư sỉ Hữu Minh đã có nói:
“Nếu là hành giả tu Tịnh Độ thì chỉ nên niệm Phật và tụng kinh Vô Lượng Thọ hoặc kinh A Di Đà. Lấy việc niệm Phật làm chánh hạnh và tụng kinh làm trợ hạnh.Vì thế nên niệm Phật nhiều hơn tụng kinh. Mọi hạnh khác đều gọi là tạp hạnh.”
Và như lời khai thị của Thiện Đạo Đại Sư (hóa thân của Phật A Di Đà):
– Có người gạn hỏi tổ sư Thiện Đạo:
– Sao Hòa thượng không dạy người quán tưởng Phật, mà chỉ bảo chuyên trì danh?
Ngài đáp:
– Chúng sanh đời nay phần nhiều chướng nặng tâm thô, thức thần tán động, mà cảnh tịnh độ rất tế diệu, nên quán tưởng khó thành. Vì thế Đức Phật xót thương,khuyên thẳng nên xưng danh hiệu. Chính vì xưng danh hiệu là hạnh dễ làm, nếu cứ giữ mỗi niệm nối nhau tu như thế suốt đời, thì mười người niệm mười người được vãng sanh, trăm người tu trăm người về Tịnh độ.
Tại sao thế?
– Vì không duyên tạp bên ngoài, nên dễ được chánh niệm. Vì cùng với bản nguyện của Phật hợp nhau. Vì không trái với kinh giáo. Vì thuận theo lời Phật và chư Thánh chỉ dạy.
Nếu bỏ chuyên niệm mà tu xen tạp những hạnh khác, thì trong trăm ngàn người chỉ hy vọng được ba bốn kẻ vãng sanh.
Bởi tại sao?
– Vì duyên tạp loạn động khiến cho mất chánh niệm. Vì không hợp với bản nguyện của Phật A Di Đà. Vì trái với kinh giáo và lời Phật, Thánh. Vì sự hệ niệm không nối tiếp nhau. Vì tâm không thường nhớ Phật. Vì tuy hành đạo mà thường tương ưng với danh lợi. Vì thích theo duyên tạp, làm chướng chánh hạnh vãng sanh của mình và người.
Gần đây, hàng đạo tục kiến giải không đồng, kẻ thích chuyên tu, người ưa tạp hạnh. Xin khuyên nhắc: Nếu chuyên niệm Phật, mười kẻ niệm mười kẻ được vãng sanh.
Như tạp tu mà không chí tâm, thì trong ngàn người khó mong được một. Nguyện tất cả đều nên chín chắn tự suy xét kỹ!
Có thể đọc thêm tiểu sử của Thiện Đạo Đại Sư:
http://chuavientri.wordpress.com/thien-dao-dai-su
Thôi,xin chào bạn
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật.
Mến chào Viên Trí.
Mến chào tất cả các anh, chị quan tâm đến diễn đàn này.
Trước tiên, em cảm ơn anh Viên Trí đã giải đáp mọi thắc mắc của em.
Thực ra em trì chú Đại Bi, niệm Phật A Di Đà, niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, đọc kinh, đều không vì cầu danh lợi, giàu sang, hay sức khỏe… cho bản thân mình. Mà hiện tại em chỉ có một tâm nguyện duy nhất là: Cầu cho vong linh của Ba em được vãng sang nơi Tây Phương Cực Lạc, không chịu mọi điều khổ đau, dày vò ở nơi nào đó thôi ạ… Cứ nghĩ Ba em đã vất vả, khó khăn, nhọc nhằn, nuôi các con khôn lớn, trưởng thành, vậy mà… Em rất mong có thể làm được một điều gì đó cho Ba của em.
Thời gian này em cũng hay đi chùa, từ thiện, phóng sanh, cũng chỉ hồi hướng công đức tới Ba em và tất cả các chúng sanh thôi…. Em nghe nói, tất cả những công đức như vậy, 7phần thì người mất chỉ được nhận 1 phần thôi phải không ạ? :(. Em rất hy vọng Ba em sẽ nhận được hết công đức của em.
Từ lúc em mang chú Vãng sanh, Chú Đại Bi, Niệm danh hiệu Phật A Di Đa Phật để ở bàn vong Ba em thì em có để ý thấy thắp hương ko bị lụi hết nữa mà que hương cháy hết rất cong, không bị tắt giữa chừng nữa. ^^. Có thể do hương, cũng có thể do Ba em đã nghe thấy.
Ngày 8.2 ÂL này làm 49ngày cho Ba em? Viên Trí có thể cho em lời khuyên nên và không nên làm những gì không ạ?
Em rất mong có thể sớm nhận được lời khuyên của Viên Trí.
Một lần nữa, em và Gia đình cảm ơn Anh rất nhiều.
Nam mô A Di Đà Phật.
Nam mô A Di Đà Phật
Mến chào Thu Trang
Những việc không nên làm:
1:đốt giấy vàng mả
2:cúng đồ mặn
3:sát sanh để cúng
4:than khóc với ba làm cho ba sanh tâm luyến ái,không muốn bỏ đi nên không được siêu thoát
Những việc nên làm:
1:Làm mâm cơm cúng ba( VT đã có soạn sẳn bài nghi thức cúng vong(cô hồn) ) :
http://chuavientri.wordpress.com/nghi-thuc-cung-vong-co-hon
2:Làm các việc thiện hồi hướng công đức cho ba như là phóng sanh,bố thí,in kinh ấn tống(nhất là kinh Địa Tạng)…
3:Nên đứng trước bàn thờ của ba,khuyên ba nên niệm Phật mà cầu sanh Tây Phương,nếu không sẽ uổng mất…đây là việc rất hệ trọng.
4:Nên vì ba mà nhất tâm niệm Phật để nhờ Phật lực gia hộ,điều này VT nói là dựa theo kinh Địa Tạng,tiền thân của Ngài Địa Tạng,sau khi làm đã bán nhà cửa để làm công đức,hồi hướng cho mẹ xong thì Ngài theo lời Phật dạy,trở về nhà ngồi nhất tâm niệm Phật để nhờ Phật lực gia hộ,bạn nên tìm kinh Địa Tạng đọc để được thông suốt hơn trong việc này.
Bạn là người con chí hiếu,VT cũng rất ngưỡng mộ lòng hiếu thảo của bạn.
Trong Tây Phương Xác Chỉ,Bồ Tát Tịch Căn nói:”Người nào vãng sanh Tây Phương thì cha mẹ bảy đời của người ấy nương nhờ công đức kia mà sanh thiên,ấy mới chính là đại hiếu “.
VT cũng nguyện cầu hồng ân tam bảo gia hộ cho ba của bạn sớm tốc xả mê đồ,siêu sanh Tịnh Độ.
Thôi,xin chào bạn
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật.
Mến chào Thầy Viên Trí
Mến chào tất cả các anh chị quan tâm đến diễn đàn này.
Trước tiên Thu Trang cảm ơn Thầy Viên Trí đã khai thông cho Thu Trang rất , rất nhiều. Tiếp đó, Thu Trang xin lỗi vì đã “dám” Thầy Viên Trí là “Anh” trong khi tất cả mọi người đều gọi là “Thầy” . Thực sự Thu Trang thấy … quá. :”( :”(
Về những việc không nên làm thì chỉ có việc thứ 4 là Thu Trang (TT) và Gia đình có thể làm được thôi còn ba việc trên thì khó quá Thầy ơi. Gia đình TT là người dân tộc, 49ngày thì có làm “then”, có sát sinh. TT cũng muốn thay đổi lắm, nhưng lực bất tòng tâm… Mà ngày Ba của Thu Trang mất lại trùng với ngày giỗ đầu của Ông nội (27.12 .2011 ÂL). Và trong họ nội của nhà TT các cụ toàn mất vào tháng 12 ÂL thôi. Về việc này Thầy có thể cho TT ý kiến được không ạ?
Khi đọc đến những việc nên làm của Thầy viết thì TT rất vui vì mình cũng đã làm được một số điều có ích cho Ba
1. Từ thiện, phóng sinh TT đang làm, và sẽ tiếp tục làm để hồi hướng cho Ba. Về ấn tống thì TT cũng có search mạng để tìm địa chỉ các chùa rồi nhưng TT vẫn chưa biết nên làm như thế nào. Và gửi về những chùa nào? Thầy có thể cho TT xin ý kiến được không ạ?
2. Cũng rất may là khi TT mang những bài Kinh, Chú xuống cho Ba đã đứng trước bàn vong của Ba và khuyên Ba đừng sợ hãi và đừng luyến tiếc điều gì trên thế gian này nữa mà hãy bình tĩnh niệm Phật và cầu xin Phật A Di Đà cho vãng sanh về Tây Phương. Ngày nào khi niệm Phật xong, TT cũng khuyên Ba nên niệm Phật. Hy vọng rằng Ba nghe được. những lời. đó của TT. (TT vui nhất vì đã làm đúng điều này ^^).
3.TT cũng đang đọc kinh Địa Tạng đến Phẩm thứ năm rồi.
Thu Trang và Gia đình cảm ơn Thầy Viên Trí nhiều lắm.
Rất mong sẽ sớm nhận được những lời khuyên của Thầy.
Mến chào Thầy.
Nam mô A Di Đà Phật
Mến chào Thu Trang
TT gọi VT là thầy thì không đúng vì VT vốn không phải thầy gì cả.Nếu gọi bằng anh thì cũng có thể sai vì VT còn nhỏ lắm.
Xét về mặt pháp tánh thì tất cả mọi người chúng ta đều có một độ tuổi bằng nhau,tức là vô lượng tuổi,vì từ vô thỉ đến nay,chỉ là vì vô minh che mờ nên nhận thân tứ đại huyễn mộng là thật rồi chấp vào đó nên mới sanh ra cái phân biệt có ngả nhân,chúng sanh,thọ giả.
Mai này vềTây Phương Cực Lạc thì chúng ta cũng lại bình đẳng,cùng độ tuổi,cùng dáng dấp…
Hiện tại ở đây,vì không ai biết tuổi của ai(tuổi của thân tứ đại) và vấn đề tế nhị,cũng không nên hỏi tuổi,có phải không?Tất cả chỉ là những bạn đồng tu,cho nên VT có đề nghị nên gọi tên hoặc bạn cho thân mật vậy.Bạn tức là bạn đồng tu hay bạn sen tức liên hữu(liên=sen,bạn=hữu).VT ở đây lâu rồi,gặp ai cũng gọi bằng bạn là ý này vậy.Thôi thì cứ quyết định như vậy đi Thu Trang nhé.
Việc phóng sanh có công đức rất lớn,cứu một mạng còn hơn xây thất cấp phù đồ,VT xin tán thán việc làm này của TT nhé.
Tiền thân của Ngài Địa Tạng khi xưa niệm Nam Mô Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai,còn chúng ta thời nay là niệm Nam Mô A Di Đà Phật nhé.
“Lực bất tòng tâm” là ý nói gia đình TT làm,TT không thể ngăn cản được chứ gì?Có phải không?Nếu mà là vậy thì nên xem qua phim Giải Oan và phim Nghịch Duyên rồi tìm cách giúp các con vật bị chết oan ức ấy được vãng sanh thì TT cũng tạo được một công đức rất lớn.
Dỉ nhiên là phải khó chứ đâu có dể,càng khó mà mình càng biết vận dụng trí huệ và các phương tiện khéo để giải quyết vấn đề cho đúng với lời Phật dạy thì mới thực sự là đạo hạnh càng ngày càng tiến.Trong 10 điều tâm niệm,điều thứ 5 có nói:”Việc làm đừng mong dễ thành, vì việc dễ thành thì tất sanh tự kiêu ( lòng khinh thường kiêu ngạo ).
Chính vì thế hãy lấy khó khăn làm thích thú.”
VT cũng vì nương nơi câu chuyện của TT đã gợi ý mà soạn thêm bài “Tâm thành tất linh “:
http://chuavientri.wordpress.com/tam-thanh-tat-linh
Tâm thành tất linh,hữu cầu tất ứng
Có lòng thành thì Phật ở khắp mọi nơi
Thôi,xin chào bạn
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật.
Mến chào Viên Trí.
Mến chào tất cả các bạn đồng tu.
Thu Trang cảm ơn Viên Trí nhiều lắm. Nhờ VT mà TT ngộ ra rất nhiều điều. TT đã đọc hồi đáp của VT đã lâu, nhưng chưa có dịp vào để hồi đáp lại.
Việc 49ngày của Ba TT đã xong. Nhưng TT vẫn còn nhiều điều phải suy nghĩ quá VT ơi. Hôm đó nhà TT sát sinh cả lợn, gà :(( :(( :(( :((
Nam mô A Di Đà Phật
Mến chào Thu Trang
Chuyện đã qua rồi thì hãy cho nó qua luôn đi,đừng suy nghĩ vớ vẫn nhiều quá,trong quá khứ,vì lúc chưa hiểu Phật Pháp thì ai cũng đều tạo tội cả.Bây giờ đã giác ngộ rồi thì nên sám hối,từ nay không phạm những lỗi lầm cũ nữa.
Việc cần thiết nhất là:
1:Không làm các điều ác nữa
2:Cố gắng làm các việc lành
3:Giử thân tâm thanh tịnh mà niệm Phật cầu vãng sanh Tây Phương Cực Lạc
VT nghĩ bạn nên đọc qua bài viết này sẽ giúp ích cho bạn thêm một phần nào:
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2012/08/nguoi-tu-khong-nen-mai-nho-nghi-den-loi-cua-minh
Chúc bạn luôn vui khỏe,thân tâm an lạc
Thôi,xin chào bạn
Nam mô A Di Đà phật
Nam mô A Di Đà Phật.
Mến chào Viên Trí.
Mến chào tất cả các bạn đồng tu.
Thu Trang cảm ơn Viên Trí nhiều lắm. Nhờ VT mà TT ngộ ra rất nhiều điều. TT đã đọc hồi đáp của VT đã lâu, nhưng chưa có dịp vào để hồi đáp lại. Chắc chắn là là TT nhỏ tuổi hơn VT nhiều ^^.
Nhân đây thì Thu Trang có một thông tin nhờ Viên Trí và các bạn đồng tu phát tâm: Thầy Thích Viên Quán, trụ trì của Chùa Minh Đức – Quảng Nam có nhờ Thu Trang tìm người phát tâm tạc tượng Phật A Di Đà để thờ. Rất mong các bạn phát tâm.
http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-96_4-7062/chua-nui-minh-duc-khoi-pho-thanh-duc-huyen-phu-ninh-tinh-quang-nam-viet-nam.html
Nam mô A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật
Mến chào Thu Trang,
Không cần phải cám ơn VT,có cám ơn thì nên cám ơn Phật, Pháp, Tăng, vì những gì VT nói đều dựa theo Phật, Pháp, Tăng.
Dựa vào đâu mà lại dám chắc chắn là TT nhỏ hơn VT? Biết đâu VT nhỏ hơn TT thì sao?(VT còn ở hàng 3 chưa có lên hàng 4 đâu đó)
Oh!…Thì ra TT ở Quảng Nam thường hay đi chùa Minh Đức của thầy Thích Viên Quán à? Biết tìm ai để tạc tượng Phật đây? Thầy cần tượng lớn hay tượng nhỏ? Bằng xi măng, bằng đồng, hay bằng vàng? Có phải ý nói là hùn tiền lại để gửi cho thầy rồi thầy đi thỉnh tượng Phật mà người ta đúc sẳn về thờ không? VT ngây thơ lắm, nghĩ sao nói vậy thôi TT à.
VT theo đường link mà TT giới thiệu, qua bên đó thấy ngoài chùa của thầy ra còn có rất nhiều chùa khác cũng đang vận động kêu gọi đóng góp, gây quỷ… để trùng tu,sửa sang… Ở bên này thỉnh thoảng VT thấy trên báo chí,radio và TV…quý thầy cũng hay kêu gọi hùn phước,gây quỷ trùng tu tự viện…
Trùng tu tự viện, tạo dựng tháp tượng là việc làm có công đức khá lớn, khi xưa Ngài Hư Vân Đại Sư đã bỏ công trùng tu rất nhiều ngôi tự viện hoang phế…
Trong quyển Đường Về Cực Lạc có kể hai câu chuyện, một vị khắc tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn và một vị đúc tượng Đại Thế Chí bằng vàng y, cả hai đều được sự linh ứng và cuối cùng đều vãng sanh Tây Phương Cực Lạc. Huống chi bây giờ mình phát tâm tạc tượng Phật A Di Đà thì chắc là công đức sẽ bất khả tư nghì vậy.
Nếu là tượng Phật nhỏ bằng xi măng hay bằng đồng thì còn dể thực hiện nhưng nếu là tượng Phật lớn bằng vàng thì sẽ rất khó thực hiện, vì cần phải có nhiều người phát tâm, đoàn kết là sức mạnh, chứ chỉ có vài người thì khó lắm.
Khi xưa,cố cư sỉ Tịnh Hải có tâm nguyện muốn xây dựng “Hương Quang An Dưởng Chung Cư” dành cho người cao niên và người tu Tịnh Độ ở, cách thành lập và khuynh hướng hoạt động giống như các Làng A Di Đà thời nay. Lúc ấy cũng có rất nhiều người phát tâm, đóng góp cũng được khá nhiều ngân quỷ nhưng cuối cùng thì tâm nguyện ấy cũng không được hoàn thành. Sau khi cư sỉ Tịnh Hải vãng sanh rồi thì có một lần VT có dịp tâm sự với một vị liên hữu (chắc là bà con hay bạn bè thân tín của cư sỉ Tịnh Hải ở Los Angeles), vị ấy nói:” Tâm nguyện của cư sỉ Tịnh Hải quá lớn, không thể thực hiện được trừ phi có sự trợ giúp của chính phủ hoặc một nhà triệu phú nào đó vì cư sỉ Tịnh Hải không phải muốn xây bình thường mà phải xây như một kỳ quan thế giới “. Điều này nếu ai có đọc qua quyển “Hương Quang An Dưởng Chung Cư ” thì sẽ rỏ, VT chỉ lượt sơ.
Trở lại vấn đề chính, có nhiều chùa lên tiếng kêu gọi vậy mình nên ủng hộ chùa nào? Người Hoa đa số đoàn kết lại thành hàng trăm, hàng ngàn, thậm chí hàng vạn người tu trong một chùa nên chùa ấy rất lớn như là Trung Đài Bảo Quang ở Trung Quốc, Vạn Phật Thánh Thành của HT Tuyên Hóa ở Bắc Cali…Còn người VN thì có 2,3,4,5,6 vị cũng lập thành một chùa, có chùa chỉ có một vị thành ra ít người thì chùa nhỏ, mà quá nhiều chùa thì Phật Tử cũng không biết phải nên đi chùa nào và nên cúng chùa nào?
VT nghĩ thôi thì mình nên đi chùa nào có duyên với mình và nên cúng cho chùa nào có duyên với mình vậy.
TT đã gửi thông tin của thầy Thích Viên Quán trụ trì chùa Minh Đức ở Quảng Nam lên đây thì chắc hẳn là những ai đã đọc qua phần hồi đáp của TT thì đều có duyên với thầy Thích Viên Quán trụ trì chùa Minh Đức ở Quảng Nam. Có thể trong một tiền kiếp nào đó thầy Thích Viên Quán cũng đã từng là ân sư của mình cho nên hôm nay mới có duyên phận hội ngộ nơi đây. Và nếu như thầy đã lên tiếng kêu gọi sự trợ giúp thì hy vọng sẽ có nhiều vị phát tâm hoan hỉ trong việc tạo dựng tháp tượng, trùng tu tự viện.
Uhm!…Lên tiếng kêu gọi đóng góp là một chuyện, còn người ta có hoan hỉ phát tâm đóng góp hay không cũng còn phải xem phước phần của ngôi chùa và vị thầy ấy và chư vị hộ pháp bồ tát có giúp đở hay không?
VT nhớ có đọc qua câu chuyện mà thầy Thích Tịnh Từ kể trong lúc mới thành lập tu viện Kim Sơn ( ở Bắc Cali thì phải ).Hôm ấy quý Phật Tử quy tụ về chùa dự Phật thất rất đông, thầy đang lo là sẽ không đủ nước để dùng. Sau đó có một nam cư sỉ đến trước cổng chùa đưa cho thầy một phong thư và nói:” Mẹ của con gửi cúng dường cho thầy,một chút tâm ý, mong thầy hoan hỉ nhận dùm .”Sau đó người cư sỉ đi thẳng vào chánh điện lể Phật. Thầy Tịnh Từ cứ ngở là một lúc sau sẽ trở ra rồi hỏi chuyện sau nhưng không ngờ vị cư sỉ sau khi vào chánh điện rồi biệt tăm biệt dạng, không thấy trở ra. Thầy Tịnh Từ đợi ở ngoài cổng lâu quá mà không thấy vị cư sỉ ấy trở ra nên vào trong chùa tìm kiếm khắp nơi nhưng không thấy bóng dáng vị cư sỉ ấy đâu cả. Thầy Tịnh Từ mở phong thư ra thì bất ngờ nhìn thấy số tiền là $10000 (mười ngàn Mỉ Kim).Số tiền ấy kịp thời mướn xe truck chở nước lên núi để kịp thời cung ứng nước cho quý Phật Tử tham dự khóa tu Phật Thất. Nếu không phải là Bồ Tát hóa thân đi cúng dường trong lúc nguy cấp thì còn ai vào đây?
Hy vọng sẽ có nhiều liên hữu phát tâm cúng dường thầy Thích Viên Quán trụ trì chùa Minh Đức nhé.
VT cũng sẽ cúng dường thầy nhưng không để cho thầy biết là VT, chỉ biết là một ” tục danh ” gửi từ bên Mỉ về mà thôi.
VT không có nhiều tiền,(nhưng cũng không phải ít) VT vốn định dùng số tiền ấy để mua cá phóng sanh vì có câu :” Cứu một mạng còn hơn xây thất cấp phù đồ “. Nhưng nếu gửi cho thầy để tạc tượng Phật A Di Đà thì không biết… phải xử sao?Hỏi ai thì cũng 9 người 10 ý, thôi thì VT thỉnh ý Đức Phật A Di Đà xem Ngài muốn thế nào bằng cách là VT sẽ khấn nguyện trước bàn Phật rồi gieo quẻ bằng Quarter Dollar xem :
Nếu 3 lần đều là hình con Đại Bàng tức là dùng để phóng sanh hết.
Nếu 2 lần có hình con Đại Bàng thì sẽ phóng sanh 2/3 số tiền và gửi cho thầy để tạc tượng Phật 1/3 số tiền
Nếu 1 lần có hình con Đại Bàng tức là phóng sanh 1/3 số tiền, 2/3 số tiền còn lại dùng để gửi cho thầy tạc tượng Phật
Nếu cả 3 lần đều không có hình con Đại Bàng tức là gửi toàn bộ cho thầy để dùng vào việc tạc tượng Phật.
VT sẽ không công bố kết quả gieo quẻ, chỉ để mình VT và Phật A Di Đà biết mà thôi.
À phải rồi!…Thu Trang chỉ gửi thông tin dùm thầy Thích Viên Quán nhằm mục đích là để tạo tượng Phật A Di Đà cho bá tánh thập phương chiêm bái là một việc làm có công đức thành ra Thu Trang cũng đừng có e ngại gì cả nhé.
TT được thầy giao cho trọng trách này thì chắc hẳn TT cũng là đệ tử “cưng” của thầy rồi.Có phải không? 🙂
Việc tạo tượng Phật là trợ hạnh, nếu không hoàn thành được thì TT cũng đừng buồn nhé, vì đó cũng cũng còn tùy thuộc vào phước phần của ngôi chùa ấy,vị thầy ấy và chúng sanh ở vùng ấy.Đừng quên niệm Phật mới là chánh hạnh vì người ta được vãng sanh nhờ niệm Phật chứ không phải nhờ tạc tượng Phật. VT nghĩ sao nói vậy thôi, có chỗ nào làm TT buồn thì VT xin thành tâm sám hối.
Nguyện cầu hồng ân Tam Bảo gia hộ cho chùa Minh Đức sớm có được tượng Phật A Di Đà lớn để bá tánh thập phương chiêm ngưởng,lể bái.
Thôi,xin chào bạn
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật.
Mến chào Viên Trí.
Mến chào các bạn liên hữu.
Viên Trí là người Thầy đầu tiên hướng dẫn Thu Trang trên con đường Phật học này. TT còn trẻ người non dạ may nhờ VT mà TT biết đến Phật Pháp nhiều hơn, lúc trước TT cũng hay đi Chùa vào mùng1 và hôm rằm, nhưng chỉ là “đi” thôi. Còn bây giờ thì khác rồi… ^^ . Công đức Pháp thí của VT đối với TT rất lớn. A Di Đà Phật
Thu Trang ở Lạng Sơn và hay đi Chùa Thành cơ, không phải ở Quảng Nam, TT cũng chưa từng được gặp Thầy nói gì là “đệ tử cưng” của Thầy chứ 😀
Lúc Ba TT mất TT có phát tâm gửi cúng dường cho Chùa nên có duyên với Thầy, và được Thầy nhờ tìm người phát tâm đó mà.
Thu Trang nghe Thầy nói là tượng tầm 20 – 30 triệu, Thầy đi đặt người ta làm rồi thỉnh về VT à.
Thu Trang hàng ngày vẫn niệm Phật, đọc kinh và hồi hướng công đức đó cho Ba của TT. TT có nằm mộng vào ngày 3.3 AL, thấy Ba TT báo Ba TT bị người ta đánh. Hôm đó trong giấc mơ TT có khuyên Ba của TT đi theo con đường Chánh đạo, đang khuyên Ba niệm Phật thì TT tỉnh mất (tiếc quá). Sinh thời Ba của TT ko hay đi Chùa đâu, có đi cũng chỉ vãn cảnh chứ không thắp hương 🙁
Thu Trang hy vọng sẽ có nhiều liên hữu phát tâm cúng dường chùa Minh Đức để tạo điều kiện cho Phật tử vùng quê nghèo tu học. Theo như TT được biết thì từ lúc Thầy gửi thông tin từ năm 2010, mà đến nay mới chỉ “sắp” xong Chánh điện (do thiếu kinh phí). 🙁
Nguyện cầu hồng ân Tam Bảo gia hộ cho chùa Minh Đức sớm có được tượng Phật A Di Đà lớn để bá tánh thập phương chiêm ngưởng,lể bái, tu học.
Xin chào Viên Trí.
Xin chào các bạn liên hữu.
Nam mô A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật
Xin chào Thu Trang
TT đừng gọi VT là “Thầy” vì VT không phải thầy gì cả. Nếu mà TT gọi VT là thầy thì VT cũng sẽ gọi TT là thầy lại cho huề nhé. 🙂
VT chỉ biết nói đạo lý thôi chứ còn về đạo hạnh thì hãy còn rất non kém, có thể sẽ không bằng TT nữa cho nên VT mới phải gọi TT là thầy.
Trên bước đường tu học thì người biết nói đạo lý khá nhiều nhưng người thực sự có đạo hạnh thâm cao thì không nhiều lắm đâu. Đạo lý là nhân, còn đạo hạnh là quả. Từ nhân thành quả thì phải trải qua tu luyện, thử thách…
Khi xưa Ngài A Nan đa văn đệ nhất, Phật thuyết bao nhiêu kinh điển, Ngài đều ghi nhớ hết, không sai một chữ, đến khi Phật nhập Niết Bàn, trong Đại Hội kết tập kinh điển thì Ngài Ca Diếp làm thượng thủ, không cho Ngài A Nan vô. Ngài Ca Diếp muốn Ngài A Nan phải thực sự tu chứng Thánh Quả thì mới được vào tham dự Đại Hội kết tập kinh điển. Điều này cũng giống như người thuộc nhiều toa thuốc mà không uống thuốc thì không hết bệnh vậy. Nói như thế để chúng ta biết “Tu phải học, học phải hành, hành phải có hạnh “. Cho dù có lào thông Tam Tạng Kinh Điển mà không lo tu (xây dựng đạo hạnh) thì cũng không thể tự độ cho mình, chỉ có thể mang giáo pháp ấy phát dương quảng đại, lợi ích chúng sanh mà thôi. Tuy nhiên dù sao cũng phải cám ơn Ngài A Nan, nếu không có Ngài A Nan thì giờ này chúng ta làm sao có được nhiều kinh sách để tu học?
Bên cạnh đó Ngài Châu Lợi Bàn Đặc là người học hoài không nhớ, bài kệ có 4 câu mà học hoài không thuộc, sau đó Phật đưa cho Ngài cây chổi và dạy “quét bụi trừ bẩn”. Một thời gian sau, Ngài Châu Lợi Bàn Đặc đã ngộ ra và quét sạch cùng tận những tham sân si phiền não…trong tâm, lúc này tâm thể thanh tịnh trong suốt và Ngài chứng quả A La Hán ngay sau đó.
Theo như bộ phim Nghịch Duyên thì chị Liên Hương vốn là người không biết chữ, chị đâu có học nhiều kinh sách, chỉ dùng duy nhất một câu “Nam Mô A Di Đà Phật” mà cuối cùng đã vãng sanh và để lại tấm gương sáng cho người đời sau tu học.
Biết đâu chừng TT có đạo hạnh cao hơn VT, công đức lớn hơn VT…TT sẽ được vãng sanh trước VT và khi về Tây Phương Cực Lạc rồi thì TT thấy VT còn ở Ta Bà vẫn còn là một gả phàm phu…lúc đó VT sẽ hổ thẹn vô cùng. Chính vì thế xin TT đừng gọi VT là thầy nữa. Có đôi lúc thầy cũng cần phải học nơi trò thì mới tiến bộ được như câu chuyện sau đây :
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2012/09/chu-sa-di-niem-phat-biet-truoc-ngay-vang-sanh
Hiện tại nơi đây cho thấy TT đang vận động quyên góp để xây dựng tôn tượng của Đức Từ Phụ A Di Đà Phật trong vai chính, VT chỉ phụ họa mà thôi và bao nhiêu đó cũng đủ chứng minh công đức của TT nhiều hơn VT gấp trăm ngàn vạn lần.
Thôi,xin chào (thầy) Thu Trang nhé
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật Xin Chào Viên Trí Con xin hỏi VT 1 vấn đề này,mong VT từ bi hoan hĩ trả lời cho con Con mới biết Phật Pháp sơ sơ,nhà con cũng hơi đông người mỗi lần con niệm Phật thì con niệm trong tâm không niệm ra tiếng vì con sợ mọi người nghe con niệm Phật thì con rất quê(dị).Con niệm trong tâm như vậy có được không VT.Như vậy con có về được Tây Phương không? Nam Mô A Di Đà Phật.
Mến chào Thánh Thượng!
Mình là Tâm Hoa.Mình xin có đôi lời chia sẻ cùng bạn.Niệm trong TÂM hay niệm ra tiếng đều được.Nhưng niệm ra tiếng sẽ được rất nhiều công đức.Niệm Phật giúp tiêu trừ hết nghiệp chướng.Tại sao bạn phải quê(dị) khi niệm Phật nếu như bạn có ý nghĩ như vậy thì không nên.Nếu bạn đi làm hoặc ở chốn đông người bạn có thể niệm thầm.Phương pháp niệm thầm rất hay không tốn nhiều công sức mà lại hiệu quả.Mình hiện tại làm công chức văn phòng mình vẫn niệm Phật liên tục mấy chị trong phòng hỏi nói cái gì trong miệng vậy mình liền trả lời e niệm A Di Đà Phật.Như vậy vô tình mình cũng gieo vào A lại gia thức của họ 1 câu Phật hiệu.Còn đi trên đường trên xe cũng Niệm Phật.Đi đứng nằm ngồi đều niệm Phật.NẾu có việc gì cần dùng trí óc để suy nghĩ thì mình dừng lại xong lại niệm Phật tiếp.Như vậy lâu ngày bạn sẽ thấy hết sức bình thường và mọi người cũng thấy bình thường.Nếu gặp người phỉ báng hoặc cười mình niệm Phật thì bạn cứ chắp tay mỉm cười chứ đừng đi tranh chấp với họ .Bạn niệm Phật xong nhớ hồi hướng công đức về Tây Phương Cực lạc .Chúc bạn tinh tấn.
A Di Đà Phật.
Các đạo hữu lưu ý nha. Nói niệm Phật ra tiếng nhiều công đức hơn là chưa chắc đâu; niệm Phật cốt ở Nhất tâm.
Nam mô A Di Đà Phật
Xin Chào Tâm Hoa Trước khi em niệm Phật thì em nói thế nào trước rồi mới niệm Phật hay là mới vô niệm liền.Còn cái niệm Phật xong phải hồi hướng là mình nói thế nào chỉ cho em với.Trước giờ em niệm Phật mà không hồi hướng về Tây Phương Cực Lạc như vậy không có tác dụng gì ha? A DI ĐÀ PHẬT
Mến chào Thánh Thượng!
Chị không biết là e niệm ở hoàn cảnh nào ,nếu ở trên chùa thì đã có người chủ lể,còn nếu ở nhà trước bàn Phật thì cũng có nghi thức trước khi niệm Phật.Với chị thì chị đọc theo tờ soạn sẵn hướng dẫn của đạo tràng nơi chị tu tập có chuông mõ nữa rồi vào tụng kinh xong lạy Phật + niệm Phật,nếu e không có thì chĩ nghĩ là tại tâm mình thôi e đối trước bàn thờ hướng về tam bảo Nam mô A Di Đà Phật,Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát,Nam Mô Đại Thế Chí Bồ Tát cũng chư Phật ,long thần hộ pháp con tên gì đó pháp danh nay con Phát nguyện niệm Phật công đức xong e Niệm Phật ,chị theo đạo tràng nơi chị tu tập thì 3 câu đầu chị niệm Nam Mô A Di Đà Phật còn sau thì chỉ niệm 4 chữ hồng danh A DI ĐÀ PHẬT thôi.E tự định thời khoá cho mình nửa tiếng hoặc một tiếng .E cố gắng hành trì theo thời khoá đã định tăng chứ không đựơc giảm ,ngoài ra thì đi đứng nằm ngồi bất cứ làm việc gì cứ niệm nhép môi A DI ĐÀ PHẬT(6 hoặc 4 chữ tuỳ duyên ).Khi niệm Phật xong cuối ngày e nên hồi hướng về Tây Phương Cực Lạc.Nếu cần chị sẽ gởi bài kệ hồi hướng của chị cho e .CHị chỉ xin chia sẻ với e những điều chị biết .Có gì không phải thì các bạn đồng tu ở đây hoan hỉ cho.E Liên hệ với chị theo số này :0968.237.239.Chúc e tinh tấn.Trong Tâm luôn có Phật.Luôn niệm A DI ĐÀ Phật.
A Di ĐÀ PHẬT.
A Di Đà Phật __()__
Chào chú Viên Trí.
Nhà con cách chùa cũng tương đối gần, trước đây có đến chùa nhưng tuổi trẻ không biết gì nên chỉ đến chơi hoặc đi học thì ngang qua thôi. Vài năm trước đây có duyên lành nên trong khi vài các trang mạng và được xem các video về Phật Pháp, tự nhiên cảm thấy rất hay và đã download rất nhiều video về xem. Từ đó con đã chăm chỉ tìm những video và audio nói về Phật – Kinh – Chú… về nghe. Kể từ đó cũng thường hay trì niệm danh hiệu A Di Đà Phật (nhưng không thường xuyên mười bữa như một, vì có lẽ là không chăm, sợ, …)
Trong dịp tết năm nay, con có đến chùa cùng với má(mẹ) để cầu an, su cô trụ trì (gặp mặt đầu tiên) sau khi chào thì câu nói mở đầu là: “Thôi đi tu đi con!”, con cũng nói là “Có duyên mới đi tu được chứ cô?”.
Sau đó thì con về nhà cũng bắt đầu chăm chỉ tụng niệm danh hiệu hơn. Và từ đó, su cô gặp mặt đều khuyên đi tu và bảo sẽ được nhiều lợi lạc cho bản thân – gia đình – xã hội, làm cho con cảm thấy rất háo hức muốn đi. Dạo gần đây thì đã phát tâm đi tu chỉ với mục đích là được Vãn Sanh, cầu mong gia đình con được nhiều lợi lạc từ đó, nên nhờ su cô để được giới thiệu đến một ngôi chùa nào đó. Nhưng mà trong tâm dạo gần đây nhiều lúc lại xáo trộn, luôn nghĩ đến những việc bậy bạ, nhất là chuyện trai gái… làm cho con cảm thấy sợ sẽ khó giữ được giới. Tâm này cũng càng đong đưa khi ngưòi nhà khuyên không nên đi tu(trừ má). Và sư cô bảo khi vô chùa rồi thì sẽ có thể xóa bỏ được tâm ma này. Nhưng con cũng nghĩ sẽ loại được tâm ma đó vì khi vào chùa con sẽ được học, làm việc và chỉ niệm Phật mà không nghĩ gì khác (trong ý định là muốn bế quan tu hành).
Gần đây lại đọc được bài viết của chú nói về cách tu bằng cách niệm Phật A Di Đà (và ví dụ về vị cất am trên núi,xả bỏ vạn duyên,nhiếp tâm niệm Phật), nên con lại hơi phân vân khi vào chùa tu và ở ngoài tu, thì ở đau sẽ được tốt hơn và lợi lạc nhiều hơn ah?
Con xin hỏi quý thầy cùng các vị,tượng phật đã hư mục đem đi đập rồi chôn hoặc thả xuống sông suối,hay kinh sách hư nát đem đi đốt thuộc tội gì? Có phạm ngũ nghịch làm phật chảy máu không,có phạm vào phá chánh pháp không? Thank you so much!
Quan trọng là khi mình làm là làm với cái Tâm gì? Kinh Tượng quá cũ hư nát muốn thiêu hủy đi để thỉnh Kinh Tượng mới thì việc này không thể không làm…Tất cả đều từ tâm, tâm khinh nhờn Tam Bảo, muốn phá hoại hình tượng Phật pháp thì mới có tội, còn đồ vật theo lẽ vô thường cũ nát thì phải thay cũ đổi mới, là việc bình thường, ko có tội gì hết. Nghi thức thiêu hủy Kinh Tượng cũ nát trong nhà Phật cũng có, bạn có thể lên Chùa hỏi thăm quý Thầy, quý Thầy sẽ chỉ bày cho bạn.
Tiện đây cũng xin trích dẫn lời của Cư Sĩ Lý Bỉnh Nam về vấn đề này cho bạn tham khảo:
* Hỏi: Pháp sư nói: “Trong Ngũ Bách Vấn Sự Kinh có nói: – Phàm là tượng Phật, kinh chú nhà Phật v.v… đều là Pháp Thân của Phật, chớ nên thiêu hủy. Nếu không, tội sẽ giống như làm thân Phật chảy máu, phải đọa địa ngục” v.v… Học nhân là kẻ sơ cơ học Phật chẳng hiểu Sự Lý, do nhận chức trong tiệm buôn có máy in ronéo, nên đã từng dùng giấy stencil để chép lại mấy thứ kinh chú rồi dùng máy ronéo in thành nhiều bản tặng cho người khác lễ tụng. Trong tiệm, giấy sáp (stencil) để chế bản in đã chất lại một hộp to. Tôi vốn tính khi nào rảnh rỗi sẽ thiêu đi, nhưng nay nghe nói phàm là kinh Phật chớ nên hủy, như vậy thì chẳng biết phải làm như thế nào đối với cả hộp to kinh chú chẳng thể ghép thành sách ấy? Xin hãy chỉ dạy phương pháp xử trí ổn thỏa, và có nên tiếp tục viết, in hay không? Lại như ống giấy đựng hương (bao nhang) có in hình Phật trên đó, lại nên xử trí ra sao? (Vương Minh hỏi)
Đáp: Kinh Phật vì lợi ích chúng sanh mà trụ trong thế gian, cho nên phải tôn kính và lưu thông, hủy diệt sẽ chuốc lấy tội nặng. Còn như những trang kinh in ronéo lờ mờ, tàn khuyết, chẳng hoàn chỉnh, cũng như giấy sáp làm bản gốc [để in], bao nhang, ống nhang bằng giấy v.v… đã chẳng thuận tiện cho người khác đọc tụng, lại chẳng thể bày lên cao cúng dường, nếu bỏ mặc cho chúng mục nát, trùng đục, chuột gặm, lại đâm ra mắc lỗi khinh nhờn! Chẳng ngại gì chọn lựa cuộc đất sạch, lễ bái thiêu đi, đem tro đổ xuống chỗ có dòng nước sạch. Ở đây tôi nói khác với lời pháp sư, hãy nên chú tâm thấu hiểu. Nếu ý vẫn chưa nỡ, mà có đủ sức, cũng có thể dựng cái tháp nhỏ cao mấy thước để chuyên đựng những kinh, tượng hư nát thì Sự và Lý đều vô ngại!
Nguồn: http://www.niemphat.net/Luan/phathocvandaploai/phathocvandaploai3.htm
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Nếu có người lỡ phạm 1 trong ngũ nghịch thập ác này thì có cách nào để sám hối không ạ,xin quý Thầy hoan hỉ cho biết
Xin chào tất cs mọi người!
hiện tại con cũng đang niệm Phật bất cứ khi nào rảnh rỗi con đều niệm Phật,nhưng con chỉ ăn chay 10 ngày,nếu ở nhà thì trước khi thắp hương tụng kinh niệm Phật con đều súc miệng rửa tay sạch sẽ,nhưng con có phần thắc mắc nếu l công ty những lúc giải lao hay đi đường mà con vừa ăn đồ mặn xong có mang tội không ạ ?
rất mong nhận được hồi âm của mọi người!
Chào bạn Chiến,
Nếu không dùng miệng để niệm Phật, mà dùng ý để niệm (niệm thầm) thì đâu có liên quan gì đến cái miệng ăn mặn niệm Phật phải không? Nên những lúc bạn ở ngoài ăn mặn, mà muốn niệm Phật không bị lỗi nơi miệng thì bạn cứ dùng tâm ý niệm thầm là được rồi.
Ngoài ra, bạn cần lưu ý niệm Phật, dù ra tiếng hay niệm thầm, chủ yếu là phải chú tâm, nghĩa là phải tập trung nghe cho rõ từng tiếng Phật hiệu, tránh nhớ nghĩ lung tung chuyện khác.
Chúc bạn tinh tấn tu học.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Kính thưa chú Viên Trí và các vị, tôi có lần nói chuyện đã so sánh cao thấp Đức Phật với vị Phật khác, trong tâm không có ý khinh nhờn mà chỉ là bàn về Phật Pháp, vậy tôi có phạm tội gì không ạ? Kính mong được quý vị giải đáp.
Chào bạn Xuân Hiển,
Do nhân duyên khác nhau mà quả có sai khác. Khi hiểu đó là nhân duyên thì không nên phân cao, thấp. Phật tử chúng ta đặc biệt khi trao đổi với nhau về các pháp môn tu học, về các vị Phật,..thì càng nên cẩn trọng. Ta có duyên với vị Phật, Bồ tát, pháp môn nào thì cứ thế mà hành theo, tránh so cao thấp với các vị khác, các pháp môn khác. Đối với các vị Tổ, tâm đã thanh tịnh, thì là một việc khác, còn với phàm phu chúng ta, tâm đầy phiền não, thì chớ nên đem ra nói cao, thấp vì có khi tạo nghiệp hồi nào không hay. Cho nên, PH nghĩ bạn hãy thành tâm sám hối, niệm Phật, lạy Phật thì sẽ ổn.
Chúc bạn thường tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Thưa thầy
Con là phật tử tại gia, con hiện tại còn đi làm nhưng con đã có ý định xuất gia rời bỏ hồng trần mê muội để chuyên tâm tu tâp.Khổ nỗi ba mẹ con già rồi, mong ước của ba mẹ là xây lại căn nhà nhưng không có điều kiện ( nhà con nghèo). Nên con phát tâm với ba mẹ là sẽ cố gắng đi làm kiếm tiền giúp bà mẹ xây nhà, xong còn sẽ đi tu.Nhưng ba mẹ lại không cho con tu,bảo con cưới vợ sinh con.con thì không muốn trói buộc trong vòng luẩn uẩn của cõi hồng trần, con muốn yên tĩnh tìm sự giải thoát nhưng ba mẹ nhất quyết không đồng ý. Vậy sau khi con phụ giúp ba mẹ cất xong nhà, con có nên cãi ba mẹ mà đi tu không? Nhyw vậy có bất hiếu không thưa thầy?
Kính gửi cư sỹ Viên Trí,
Cho con hỏi ba con trong lúc nóng giận đã đập vỡ tượng phật bồ tát. Cho con hỏi nếu vậy có phải đã phạm vào tội ngũ nghịch không và có cách nào để hóa giải không?
Con cảm ơn cư sỹ
Thưa thầy VT lúc trước con đã vì sự tức giận nhất thời mà đã quăng bỏ tượng Phật Quan Âm và con biết con đã phạm tội làm thân Phật chảy máu nay con muốn chuộc lai tội lỗi của mình con phải làm sao
Vậy sao bạn không làm điều ngược lại bây giờ? Hãy chuộc lỗi bằng cách xây đắp hình tượng Phật, bồ tát. In ấn phát hành miễn phí để biếu tặng hình Phật & bồ tát. Đó là cách duy nhất để thoát tội địa ngục đấy bạn. A Di Đà Phật.
Bạn có thể liên lạc với huynh Hữu Danh (trang Niệm Phật Vãng Sanh Cực Lạc) để ấn tống hình Phật. https://www.facebook.com/huudanh1080
Nam mô a di đà phật,
Con là nữ, năm nay 14 tuổi. Gia đình con lục đục từ năm con 8,9 tuổi. Bố mẹ con thường xuyên cãi nhau. Năm 9 tuổi vì thấy bố con hay chửi bới, đánh mẹ mà con bênh mẹ, không nói chuyện với bố nữa. Lúc ấy con còn quá trẻ con, chỉ định giận bố 1 thời gian để bố nhận ra mình sai, không ngờ từ khi ấy ông cũng không nói chuyện với con nữa, và cũng không còn có tình cảm với con như trước kia. Con từ khi ấy thấy vậy cũng hay nói trống không, rất hiếm khi nói chuyện. Con rất lo phạm tội bất hiếu. Nhưng giờ làm sao chuộc lại tội nữa? Bố con cũng không chấp nhận.
Con biết bố con và cả nhà nội rất có tư tưởng trọng nam khinh nữ, con có một đứa em trai. Và tất nhiên bố con chỉ nói chuyện với em, con cảm nhận thấy và ai cũng nói rằng ông thương em hơn rất nhiều.
Gia đình con hay đọc báo chí, thường kể với con về những vụ việc trên báo. Con thấy xã hội bây giờ quá loạn, dù là ai thì họ cũng sẵn sàng xâm hại các bé gái. Thành thử ra con thường nghi ngờ đàn ông, dù đấy là ng thân, bởi vì xã hội bây giờ thực sự quá nguy hiểm. Con ko muốn mình lúc nào cũng nghi ngờ vô cớ thế, nhưng bây giờ xã hội thay đổi nhiều quá rồi, người ko còn là người nữa.
Bố mẹ con đang đứng trước quyết định li hôn, và dĩ nhiên bố con từ chối nuôi con bằng mọi giá, và thậm chí còn nói rằng: không có tình cảm với con nên không thể sống với con được. Mọi người đều lo lắng cho con và nói: “Bố mày không còn tinh cảm với mày, nếu như nuôi mày thì sẽ có ngày mày bị xâm hại”. Từ khi nghe những câu nói đó, con thấy nghi ngờ bố con đến tột cùng. Con không biết nghi ngờ như vậy có phạm vào tội bất hiếu không, nhưng sự thực không phải là không có căn cứ. Bố con đi ngoại tình rất nhiều. Con rất mệt mỏi, khi mà lúc nào cũng lo lắng như vậy. Từ bé con đã nhận ra được rằng, người ta lừa nhau ntn, ngay cả trong gia đình cũng chẳng thể thật lòng với nhau. Nhưng con muốn chấm dứt sự nghi ngờ đó. Bố lại đã sa chân vào cờ bạc, nhân tình quá nhiều rồi, giờ muốn khuyên không phải là điều dễ. Con nên làm gì bây giờ ạ?
Nam mô a di đà phật!