Câu hỏi này lẽ ra chỉ là một tiểu mục trong chủ đề Ăn Chay, nhưng vì thấy nhiều diễn đàn và websites mọi người ai cũng tranh luận, đề cập vấn đề này nên tôi xin đưa lên thành một bài viết riêng để tiện theo dõi.
Trước đây tôi có đọc một số bài viết cho rằng “Nếu trứng gà không có trống thì có thể ăn được vì không tạo ra một mầm sống trong đó”. Khi ấy, tôi chỉ là một Phật tử sơ cơ tu học tại gia nên nghĩ rằng nếu vậy thì mình có lẽ ăn được nhưng rốt cuộc sau này may mắn có cơ hội được đọc bài của các vị Tổ sư thì giật mình kinh sợ và từ đó không dám đụng đến một quả trứng nào nữa.
Trích trong thư thứ hai trả lời cho cư sĩ La Trí Thanh (Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 1), Đại Sư Ấn Quang (vị Tổ thứ 13 Tịnh Độ Tông, Ngài chính là hóa thân của Đại Thế Chí Bồ Tát) có ghi rằng:
“Người ăn chay đừng nên ăn trứng gà do nó có mầm sống. Dẫu không có mầm sống, cũng chớ nên ăn vì nó có chất độc. Có người bảo “ở nơi không có gà trống thì trứng sẽ không có mầm sống”, ở nơi đây rất ít có loại trứng ấy. Xưa kia, có một người thích ăn trứng gà, lâu ngày chất độc tích lại trong bụng, sanh ra rất nhiều trứng gà và gà con. Các thầy lang chẳng hiểu căn bệnh ấy. Trương Trọng Cảnh bảo nấu tỏi ăn, liền ói ra rất nhiều gà con cùng những con gà đã có lông hoặc không lông. Ông Trương bảo bệnh nhân suốt đời đừng ăn trứng gà nữa, hễ ăn sẽ không có cách gì trị được. Đủ biết trứng gà gây họa lớn thay!
Xét ra, những đệ tử nhà Phật ăn chay ở Phước Châu thường sợ thiếu chất bổ, viện cớ “trứng gà không có cồ, chẳng có mầm sống thì đều có thể ăn được”, quen nết tạo thành phong tục, khiến cho người chẳng hiểu chuyện bị lầm lẫn, gần như phá giới. Vì thế, đệ tử đặc biệt khẩn cầu đại sư khai thị bài này. Hãy nên ấn hành, đăng tải rộng rãi để cảnh tỉnh người khác. Đệ tử La Trí Thanh kính cẩn ghi chú.”
Hoặc trích trong Lá Thư Tịnh Độ trả lời cho cư sĩ Chân Tịnh, Đại sư Ấn Quang viết rằng: “Trứng gà có ăn được hay không? Tranh luận đủ mọi lẽ đã lâu! Nhưng người hiểu lý quyết chẳng nghĩ ăn trứng gà là đúng. Kẻ thích ăn liền khéo léo biện luận, chứ thật sự đã chường ra cái ngu! Vì sao vậy? Có người nói trứng có cồ, tức là có mầm sống thì không được ăn, còn trứng không có cồ chẳng thể nở thành gà con thì ăn được! Nếu nói như vậy thì con vật còn sống chẳng được ăn, chứ con vật chết rồi thì ăn được, có lẽ ấy hay chăng? Người thông minh thường hay dấy lên thứ tà kiến ấy, chẳng biết là nhằm thỏa thích bụng miệng mà phô phang cái trí của chính mình, đến nỗi bị người hiểu lý thương xót! Sư Chi Đạo Lâm đời Tấn học rộng, giỏi biện luận, tranh luận cùng thầy về chuyện trứng có ăn được hay không; do ông ta giỏi biện bác, vị thầy chẳng thể khiến cho Đạo Lâm khuất phục được. Vị thầy ấy mất rồi, hiện hình trước mặt ông ta, tay cầm trứng gà quăng xuống đất, gà con liền chui ra. Đạo Lâm hổ thẹn cảm tạ, thầy và trứng gà đều biến mất. Đấy là lời quyết đoán thời Tấn.”
Hòa Thượng Tuyên Hóa là một bậc cao tăng thời cận đại (1918 – 1995) cũng đã có lời dạy: “Bạn cho rằng ăn chay thì ăn trứng cũng được? Cũng được! Chờ tới khi bạn đầu thai làm gà rồi khi đó bạn sẽ hiểu (phận làm gà) chính do ăn trứng gà mà ra”. Xin được trích đoạn câu trả lời của Hòa thượng Tuyên Hóa dạy, khi có đệ tử hỏi về việc này như sau:
Hỏi: Là đệ tử Phật thì có thể ăn trứng không?
Đáp: Nếu quý vị thèm muốn ăn những thứ dinh dưỡng đó, thì cần gì phải hỏi tôi?
Hỏi: Tại sao người ăn chay không được ăn trứng?
Đáp: Không có gà trống, gà mái cũng có thể ấp trứng nở ra gà con như thường. Ngày xưa người ta không hiểu điều này nên họ nói là, nếu trứng không có trống thì không thể nở ra gà con. Nhưng lối nói này cũng không có gì làm chứng cớ. Tại sao người ăn trứng lại lý luận như thế? Tức là vì họ muốn ăn trứng đó mà. Bất luận trứng có trống hay không có trống, nó đều có thể sanh ra gà con, chớ không phải không thể sanh đâu. Trong Kinh Lăng Nghiêm nói “Noãn duy tưởng sanh,” tức trứng do tưởng mà sanh ra.
Nếu bạn ăn chay vì sức khỏe, ăn chay vì chữa bệnh hay ăn chay vì quá ngán đồ ăn mặn thì việc bạn muốn dùng trứng hay không xin tùy ở nơi bạn.
Thế nhưng nếu bạn cũng như tôi – là những đệ tử nhà Phật, chúng ta đều là hạng phàm phu đầy phiền não và nghiệp chướng thì chỉ nên y giáo phụng hành, nghe theo lời chỉ dạy của các vị Tổ Sư, chúng ta ăn chay quyết không nên ăn trứng.
Diệu Âm Lệ Hiếu
A Di Đà Phật.
Bài viết này thật hay
Con cầu mong thật nhiều người đọc được bài viết này để khỏi lầm lẫn về việc ăn chay có trứng. Dù là trứng gà công nghiệp nhưng trong trại công nghiệp đó biết bao gà trống con vừa mới chào đời đã bị đem giết, những con gà khốn khổ ngày ngày sống chật chội mà cào vào mắt, vào mặt nhau, gãy cánh gãy chân, đau đớn bị bóc lột để đẻ thật nhiều trứng. Nền công nghiệp sữa bò cũng tương tự vậy. Nền trứng gà công nghiệp đâu phải không có tội ác. Chúng ta không nên tiếp tục ủng hộ những tội ác ấy nữa.
Nam mô A Di Đà Phật.
AdiđaPhât!Phật tử Liên Bảo cũng không tán thành việc ăn trứng gà vì trong kinh Từ Bi Thủy Sám co nói “đạp trứng, phá thai..”toi rất nặng.Mới đập đã tội nặng rồi huông chi là ăn.Trong kinh tội Phúc Báo Ứng cũng có nói.Ai không tin thì tìm kinh đó ma xem sẽ biết
A Mi Đà Phật _()_
Xin mọi người hoan hỷ chỉ dạy _()_
Nếu vậy không biết ăn các thực phẩm có phụ gia là trứng có được không nhỉ? Chẳng hạn như: bánh mì,bánh tây, bánh kem …
A Mi Đà Phật _()_
Nam Mô A Di Đà Phật
Phật tử rất tán thành việc ăn chay là không ăn trứng.
Chia sẽ với Diệu Âm Thanh Hòa. Riêng Diệu Hồng thì tuyệt đối không ăn những thực phẩm có trứng vì khi mua sản phẩm nào đều xem kỹ thành phần của sản phẩm kể cả bánh kem hay bánh tây…sẽ hết sức cẩn thẩn khi mua và sử dụng. Có những loại bánh mà ta nghi ngờ thì ta vẫn không nên ăn…
Adidaphat.
A Mi Đà Phật _()_
Nam mô A Mi Đà Phật!
Phúc Bình xin trích dẫn một đoạn viết để các đạo hữu có thêm một cách nhìn về vấn đề ăn chay:
“Trong một chuyến hành hương sang Ấn Ðộ, trên máy bay vào giờ ăn có vài vị Sư Nam Tông ăn thịt do chiêu đãi viên đưa tới. Thấy thế vài Phật tử Việt Nam xì xào với nhau: “Mấy ông Thầy này tu hành kiểu gì mà ăn mặn, không biết từ bi chỗ nào!”.
Một dịp khác, có một Thầy Việt Nam đi cùng với Phật tử đến viếng thăm một trung tâm Phật Giáo Tây Tạng. Không biết Thầy này thơ thẩn làm sao mà lại đi ngang nhà bếp thấy họ đang xào nấu thịt bò, trở ra nói với Phật tử: “Trời ơi, ở đây họ ăn thịt!”.
Quan niệm của đa số Phật tử Việt Nam là người tu hành không được ăn thịt, nếu ăn thịt thì không phải kẻ tu hành. Trong khi đó Phật tử các nước Nam Tông khi nhìn vào người tu hành Bắc Tông thì họ nói: “Tu hành gì mà lại ăn chiều, không giữ đúng giới luật của Phật!”. Khi thấy quý Thầy ăn chay, họ hỏi: “Bộ quý Thầy theo Ðề Bà Ðạt Ða hay sao?”. Nếu không may, Thầy nào thành thật trả lời: “Truyền thống chúng tôi tu hành phải ăn chay” thì họ bẻ lại ngay: “Trâu ngựa kia ăn chay ăn cỏ, vậy chúng cũng tu hành sao?”.
Người ăn chay thì hãnh diện cho mình tu thật. Còn người ăn mặn nhưng ngày ăn một bữa thì cho mình tu đúng lời Phật dạy.
Đại đức Thích Trí Siêu”
A Di Đà Phật, bài của bạn Phúc Bình cũng khá hay và gần thực tế. Vậy timlaiphattanh cũng xin trích đoạn này để giải tỏa luôn đoạn sau cùng mà bạn viết để những đồng tu vẫn còn lăn tăn.
“…Trong thời kỳ ban đầu của đạo Phật, do điều kiện khách quan còn nhiều khó khăn, chưa thể hoạt động mạnh mẽ ở tất cả mọi phương diện nên Đức Phật đã phải tùy nghi phương tiện khất thực để vừa hoằng pháp, vừa phát triển, lại vừa sinh tồn.
Theo đó, các quốc gia theo đạo Phật hay các hệ phái Phật giáo có cách ăn uống khác nhau. Điều này, là do tâm chúng sinh khác biệt, do căn cơ và môi trường sinh sống của chúng sinh khác biệt, lại do không gian và thời gian khác biệt. Việc ăn uống của người con Phật không giống nhau, tùy vào vùng văn hóa, quốc độ và thổ nhưỡng.
Có nhiều nước không thể có nhiều loại thực phẩm từ thực vật, ngũ cốc dồi dào được thì họ dùng tạm thực phầm từ thịt. Ví dụ như sang các nước sa mạc hoang vu, tuyết phủ quanh năm… họ phải dự trữ những thực phẩm từ động vật bằng cách phơi, nướng… thịt.
Tu theo Phật giáo Nam Tông, người xuất gia được phép thọ dụng các thức ăn thịt cá… do cúng dường, gọi là “tam tịnh nhục” (không thấy, không nghe và không nghi). Nhưng theo truyền thống Phật giáo Đại thừa ở Trung Quốc người xuất gia không được ăn mặn, cho dù những loại thịt đó là tam tịnh nhục.
Ở Việt Nam có 3 truyền thống Phật giáo chính đó là: Nam Tông, Bắc Tông và Khất Sĩ. Trong đó Bắc Tông và Khất Sĩ thì ăn chay còn chư Tăng Ni của phật giáo Nam Tông thì còn dùng thực phẩm mặn.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Ngài luôn khuyên ăn chay
Mục đích ăn chay của đạo Phật là tôn trọng và bảo vệ sự sống – một trong những đặc điểm nổi bật của Phật giáo. Không sát sinh là giới luật nhằm bảo vệ sự sống ấy và ăn chay đối với những người theo đạo Phật chính là sự thực hành cụ thể cho đặc điểm ấy.
Mặt khác, đức Phật khuyên chúng ta không nên sát sinh vì mọi sinh vật đều sợ chết và xem sự sống là điều quý báu nhất trên đời. “Những không sát hại mà còn khuyên chúng ta nên tôn trọng và bảo vệ loài vật vì chúng cũng có quyền sống, có quyền được chia sẻ môi sinh trên trái đất, nơi mà con người đang ở” – trích lời dạy của đức Phật.
Vì thế, nếu thực phẩm có sự chết của chúng sinh thì tốt hơn là không nên ăn. Do đó mới gọi đạo Phật là đạo từ bi. Vì vậy, đức Phật đã dạy là không được giết hại, cũng không được vì bất cứ lý do nào để giết hại chúng sinh.
Như vậy, việc ăn chay không những có được những lợi ích trong hiện tại mà cả trong đời sống tương lai của người phật tử nữa. Còn những người không phải là Phật tử, nếu muốn thân thể được mạnh khỏe, tinh thần được khinh an, trí tuệ được minh mẫn, tiết kiệm được tài chính, gia đình được hòa thuận yên vui… nên làm quen với những thức ăn chay.
Tuy nhiên, Kinh Phật dạy có hai nguyên tắc quan trọng là tùy duyên và bất biến. Tùy duyên là tùy theo hoàn cảnh, thời tiết nhân duyên mà thay đổi các phương tiện cho thích hợp. Còn bất biến là không được thay đổi những yếu lý quan trọng như đặc tính từ bi và bình đẳng hay như giới luật của đạo Phật, không ai được vi phạm dù ở không gian hay thời gian nào. Việc ăn chay cũng vậy.”
Tóm lại, không tranh với người vì nhân ai làm người đó gánh. Đạo Phật bảo tu là quay về tự nhìn lại chính mình để sửa xấu thành tốt chứ không phải xét nhìn lỗi của người. Ăn chay có lợi ích thì nên ăn, ai không ăn chay được thích ăn mặn thì cứ ăn. Khi quả báo đến tự họ chịu chứ có chịu dùm người ta đâu mà lý luận chi cho mệt, rồi khẩu nghiệp, rồi phiền não. Thôi thì:”Bớt nhiều một câu chuyện, thêm nhiều câu niệm Phật” vậy, xem ra vậy tốt hơn nhiều.
Nam Mô A Di Đà Phật
Ăn chay đã khoảng 1 năm mà vẫn mê muội, thật đáng hổ thẹn. Từ nay thật không dám ăn trứng gà nữa. A Di Đà Phật
Con thành tâm sám hối, tu lâu con ăn chay mà vẫn ăn trứng. Con tu theo pháp môn niệm Phật con thấy cuộc sống an lạc và thanh thản khi đối diện với nghịch cảnh của cuộc đời!
Xin hỏi các quí vị có ăn bánh ngọt, bánh cake, bánh flan hay kem không?
Chào bạn Lưu Tien,
TLPT ăn chay, cũng có ăn bánh nhưng chọn những bánh không có trứng, bánh nào biết có trứng TLPT sẽ không ăn (bạn hãy xem Thành phần trên bao bì) còn nếu bánh mua ngoài tiệm thì bạn có thể hỏi người bán. Trường hợp nghi ngờ không biết là bánh có trứng hay không thì tôi quyết định không ăn sẽ tốt hơn.
(Bánh flan, bánh bông lan, và một số cake nhập từ Indo đều có trứng). Hiện nay bánh kem đã có loại không dùng trứng.
Chúc bạn vui.
A Di Đà Phật
Những loại bánh mà bạn kể thì đều có trứng gà mà!
Kem thì tuỳ loại vì vẫn có thể làm kem mà không cần đến trứng (bạn đọc kỹ thành phần thôi)
Chào các bạn
MÌnh cũng đã tập ăn chay nhưng duyên chưa đủ nên không thể vì cả nhà mình ăn mặn,chỉ có mình ăn chay thôi. Khi nấu nướng thấy khó xử quá, chẳng lẽ cứ bắt mọi người khi nấu ăn phải làm tịnh cho riêng mình ư? Mọi người cằn nhằn …
Bảo không chấp thì không phiền não, khổ não là do mình cứ chấp vào đó, hoá ra mình cứ kệ khi nhìn mâm cơm có sao ăn vậy, thế là bát canh cải nấu thịt, rồi khoai tây ninh xương, nước chấm phải cho ít bột nêm mới ngon ….vv..cuối cùng mình không ăn chay được. Nếu sống cùng tất cả mọi người đều phát tâm ăn chay thì mới được, chứ như gia đình mình thì không thể ăn chay.
Đôi lời chia sẻ cùng các bạn
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Mến chào Gia Hoa và các bạn đồng tu
Mới hôm qua hôm kia gì đó, VT đã có gặp ban rồi và đã rất tâm đầu ý hợp trong chuyện về ma cỏ…
Nhưng hôm nay qua bên đây thì cái chủ đề ăn chay có rất nhiều bài viết và 9 người 10 ý cho nên rất có thể bạn sẽ có quan niệm không giống VT nhưng sẽ giống với một số người khác.
Có người bảo sư Thái Lan ăn mạng nhưng ăn một ngày chỉ có một bửa, còn các sư khác tuy ăn chay nhưng ăn một ngày 2,3 bửa, sư Nhật Bổn thì được có vợ có chồng… Như vậy thì mình tu theo sư Thái Lan hay sư Nhật Bổn hay tu theo Phật là tùy mình thôi.
Có một vị liên hữu ở đây ( VT quên tên rồi ) bảo là theo Kinh Thủ Lăng Nghiêm thì Phật có dạy:” Người nào còn ăn thịt thì không phải đệ tử Phật…”
Hôm trước VT có nghe một câu chuyện sau :
Có một người đệ tử vừa mới nhập môn, đang định làm lể bái sư thì bỗng dưng phát hiện thầy của mình ăn mạng cho nên mới hỏi :” Ủa !… Nghe nói người tu là phải ăn chay, cớ sao thầy lại ăn mạng? “. Vị thầy đáp: ” Ta bây giờ không còn chấp nữa nên ăn gì cũng được”. Người đệ tử nghe thế thì nghĩ rằng:” Mình là đệ tử mà phải ăn chay, thế còn thầy mình lại ăn mạng… như vậy thì đâu còn nghĩa lý gì nữa.” Thế là người đệ tử đã bỏ đi, không bái vị thầy đó làm sư phụ.
Trong câu chuyện trên, VT chỉ nghe kể lại thôi, nhưng VT thấy người đệ tử ấy bỏ đi hơi vội vả vì biết đâu chừng vị thầy ấy cũng là một vị minh sư vì Ngài nói :” Ta không còn chấp nữa nên ăn gì cũng được. “. Như vậy thì làm sao để biết vị thầy ấy có phải là minh sư hay không? Sao không ở nán lại để thử xem? Nếu mà là VT thì VT không có đi vội vả vậy đâu, đợi đến ngày mai, VT sẽ dọn cho thầy ăn cơm thiu với muối thôi. Nếu mà vị thầy ấy vẫn ăn bình thường và hoan hỉ thì VT sẽ bái làm sư phụ, còn nếu bị thầy quở là :” Cái này như vầy mà cũng để cho thầy ăn được sao?…” Chừng ấy VT bỏ đi cũng chưa muộn. Vì nếu thầy không chịu ăn cơm thiu với muối tức là thầy còn chấp và như thế sẽ trái ngược với câu nói lúc đầu :” Ta không còn chấp nữa, ăn gì cũng được”. Có phải không???
Cái việc ăn mạng là một “tập khí” do sự huân tập lâu ngày mà thành. Người đã ăn mạng quen rồi thì chỉ nghe mùi thịt cá thôi cũng “thèm chảy nước miếng”. Khi đi tu thì rất là vất vả để sửa đổi, phải tập từ ăn một tháng 4 ngày rồi lên 6,8,10 ngày trong tháng. Rồi đến nhất ngoạt trai, tam ngoạt trai, tứ ngoạt trai… lần lần mới đến trường chay. Khi đã ăn chay trường nhiều năm rồi thì nhìn lại đồ mạng sẽ không còn thấy thèm nữa, thậm chí chỉ ngửi thấy mùi hôi tanh thôi cũng phát nôn ( muốn ói ). Điều này gọi là :” biệt nghiệp dị kiến” cũng giống như những người nghiện thuốc lá, họ ngồi trong quán cà phê, phì phà phì phà, thấy rất bình thường, nếu ngày nào không có thuốc lá hút là chịu không nổi. Còn những người không hút thuốc lá thì họ có bao giờ thèm được hút thuốc lá? Và khi đi ngang những người hút thuốc lá, họ phải nín thở, bịt mũi, tránh xa chỗ khác… không thích ở gần.
Hồi lúc nhỏ, VT nghe nói người xuất gia thì ăn chay trường, ăn một ngày một bửa, quá ngọ là không được ăn nữa, VT cứ tưởng đâu là phải ăn đúng ngay giờ ngọ ( 12 giờ trưa ). Như một đoạn trong kinh Vô Lượng Thọ phần Hán Văn :”…từ tâm bất sát, thọ trì trai giới…” nhưng phiên bản Việt Văn là :”…giử lòng từ bi,không giết hại, giử vẹn các giới…” Như vậy thì thọ trì trai giới = giử vẹn các giới? VT nghĩ ” thọ trì trai giới ” = thọ giới + trì trai .Thọ giới thì đa số ai ai cũng đều biết nhưng còn ” trì trai” nghĩa là sao ? Có phải là ăn chay trường không? Hay là ăn mạng một ngày một bửa như sư Thái Lan?
Mãi cho đến một hôm, tình cờ VT có duyên gặp một DVD do một vị thầy (không có nêu tên) giangr về Thập Đại Đệ Tử Phật. Trong DVD ấy có một đoạn thầy chỉ rất rỏ thế nào là trì trai. Trì trai đích thực chính là ăn chay trường nhưng còn phải tuân thủ nguyên tắc không được ăn quá Ngọ và không phải là chỉ ăn một ngày một bửa mà là có thể ăn theo các giờ sau đây :
1:Người trì trai giờ Dần(4 giờ sáng đến 6 giờ sáng) sẽ được dư thừa lương thực trong 7 vạn kiếp.
2:Người trì trai giờ Mẹo(6 giờ sáng đến 8 giờ sáng) sẽ được dư thừa lương thực trong 5 vạn kiếp.
3:Người trì trai giờ Thìn(8 giờ sáng đến 10 giờ sáng) sẽ được dư thừa lương thực trong 3 vạn kiếp.
4:Người trì trai giờ Tỵ (10 giờ sáng đến 12 giờ trưa) sẽ được dư thừa lương thực trong 1 vạn kiếp.
5:Người trì trai giờ Ngọ (12 giờ trưa đến 2 giờ trưa) sẽ được dư thừa lương thực trong 500 ngày.
6:Sau giờ Ngọ, nếu còn ăn nữa sẽ không được phước mà còn thêm tội. Bắt đầu từ 4 giờ chiều là giờ Ngạ Quỷ ăn, nên cúng Mông Sơn Thí Thực.
Về con số 7,5,3,1 vạn kiếp thì VT nhớ không rỏ, không chính xác, chỉ nhớ là ai ăn vào giờ Dần là phước báo nhiều nhất và sẽ giảm dần cho đến giờ Tỵ. Nếu sang giờ Ngọ thì chỉ còn có 500 ngày( rất ít ), ngày xưa các thầy tỳ kheo đi khất thực thì đâu có ai đi quá sớm? Vì đi sớm quá thí chủ chưa ngủ dậy, chưa làm cơm xong… và nếu như quá Ngọ thì không được ăn nữa, cho nên các vị ấy chỉ ăn một ngày một bửa là như thế. Còn bây giờ mình ở nhà có đồ ăn sẳn, có thể ăn mấy lần cũng được, miển sao là ăn chay trong vòng từ 4 giờ sáng cho đến 12 giờ trưa là công đức vô lượng, có phải không???
Lại nói thêm về “tam tịnh nhục”,(không thấy, không nghe, không biết con vật đã vì mình mà chết ). Thường thì mình có thể không thấy, không nghe nhưng làm sao lại không biết? Vì mình ăn cho nên mới có người nấu, vì có người nấu nên có người mua, vì có người mua nên có người bán, vì có người bán nên mới có tiền để trả cho các lò sát sinh, trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và trả lương cho anh đồ tể. Chứ anh đồ tể có bao giờ tự nguyện mà làm không công? Có vài người đồ tể trước khi “giêt’ thường hay nói với con vật như thế này : ” Các ngươi đừng có oán trách ta, ta không giết các ngươi thì ông chủ cũng mướn người khác giết các ngươi mà thôi. Bởi vì người ta muốn ăn thịt các ngươi đó mà.” Như vậy thì các con vật ấy bị chết đâu phải hoàn toàn là lổi của anh đồ tể, có phải không?
Nói tóm lại người ăn chay mà không niệm Phật thì không được vãng sanh, người ăn mạng mà niệm Phật thì vẫn được vãng sanh. Vì thế ăn chay là tu thân, là trợ hạnh, niệm Phật là tu tâm, là chánh hạnh. Nếu như có thể ăn chay + niệm Phật + làm lành + lánh dử là rất tốt.
Thôi,xin chào tất cả
Nam Mô A Di Đà Phật
oh! vậy là giống mình rồi.
nhưng nhà mình chỉ có 3 người nên dễ hơn bạn.
mình cũng khuyên bố mẹ ăn chay nhưng bố mẹ mình vẫn không đồng ý.
nên mình đành ăn chay trường 1 mình, còn bố mẹ thì chỉ giảm bớt
AMI DAPHAT DUYEN CUA gia hoa CHUA DU NEN CON AN MANG VA BI LOI KEO THUC AN MAN NEU DA PHAT TÂM AN CHAY THI BAN AN TỪ TỪ 1 THANG 2 NGAY HOAC 4 , 8 , HOAC 10 NGAY ROI TỪ TỪ AN 1 THANG CỨ NHƯ VÂY SE DE DANG HON BAN A
Nam Mô A Di Đà Phật!
Hôm nay có duyên đọc được chủ đê vê ăn chay nay va thấy câu hỏi của bạn, minh xin chia sẻ như sau:
Trương hợp của minh cũng như của bạn, minh vẫn con ở với gia đinh va trong gia đinh minh thi không ai ăn chay cả, nên khi minh ăn chay trương trong hơn một tháng thi mọi ngươi thương va lo minh thiếu chất, nên không muốn minh tiếp tục ăn chay trương, va cũng một vấn đê nữa la mỗi lân minh tự nấu va chuẩn bị món chay riêng cho minh thi bữa cơm mọi ngươi chuẩn bị ăn rôi, con minh thi vẫn đang nấu dở món chay. 😀
Minh cũng rất băn khoan vê việc nay đến khi có duyên gặp được một cư sĩ, chị có nói với minh răng: nếu minh ăn chay, hanh Phật sự như vậy ma lam cho mọi ngươi phiên não, lo lắng cho minh thi rât không nên, khi tu minh nên biết cân băng giữa đơi va đạo, vậy nên chị bảo minh như vậy la chưa đủ duyên, bao giơ đủ duyên có thể ăn chay trương, không lam phiên não mọi ngươi xung quanh thi hãy ăn, cứ ăn uống như binh thương, nhưng ăn một cách khéo léo, chẳng hạn mọi ngươi ăn thịt thi bạn vẫn có thể ăn nhiêu rau hơn va chấm nước thịt..v.v.. lam thế nao để hoa đông với bữa ăn cung mọi ngươi, tạo không khí vui vẻ cho bữa ăn, hoặc như trước đây ăn 5 6 miếng thịt 1 bữa, bạn có thể giảm xuống ăn 1, 2 miếng nhưng mỗi lân ăn cắn miếng nhỏ thôi để không gắp nhiêu thịt.., hoặc khi ăn uống một minh thi bạn ăn chay… Mục đích của việc ăn chay la nuôi dưỡng căn tính lanh trong minh, ăn chay trương được la rất rất tốt, con nếu chưa đủ duyên bạn hãy cứ ăn binh thương, không quá câu nệ chuyện ăn chay ăn mặn, quan trọng lúc ăn minh tập luyện để không sinh tâm them muốn, thưởng thức vị ngon.. va ở đơi thi tu tâm, lam việc thiện, niệm Phật… Vạn sự tuy duyên.
Mong răng những chia sẻ của minh giúp bạn giải tỏa được phân nao thắc mắc!!
Chúc bạn tu hanh tinh tấn va được hội ngộ ở cõi Cực Lạc!
A Di Đà Phật!
A di đà phật, tôi k phải là ng con của phật giáo, nhưng cũng hướng theo đạo phật. Tôi nghĩ việc ăn chay cốt để làm tâm hồn ta trong sạch, lương thiện hơn. Việc ăn chay cốt chỉ để sợ kiếp sau khỏi phải làm con gà, khỏi phải làm con gì gì thì đó k phải mục đích của việc ăn chay, suy nghĩ của tôi là vậy, mong mọi người giảng giải thêm.
Chào bạn Hải Nam,
Theo lời Phật dạy, ăn chay là vì lòng từ bi, thương xót chúng sanh (ta ăn trên sinh mạng kẻ khác thì vui thú nỗi gì). Mục đích của việc ăn chay là giúp tâm ta tăng trưởng lòng từ cho nên hễ là người Phật tử phát tâm ăn chay thì sẽ không dùng trứng (vì theo lời Chư Tổ dạy mọi thứ từ tâm tưởng sanh, trứng có thể có trống có thể không trống nhưng nó vẫn có thể nở ra con gà vì do tâm biến hiện mà ra). Mọi thứ do tâm làm chủ, tâm bạn có thể làm cho bạn trở thành người thiện cũng có thể làm cho bạn trở thành người ác, chỉ là thay đổi ý niệm từ trong tâm mà thôi (ví dụ 1 ý niệm giúp người khác hoặc 1 ý niệm hại người khác).
Có nói đến kiếp sau tái sanh làm thân gì thì cái đó còn tùy theo nghiệp lực dẫn dắt bạn, 6 nẻo luân hồi này bạn phải nghe nhiều, đọc nhiều những bài giảng pháp của các Quý Thầy thì bạn mới rõ hơn, nhưng tất cả những lời của các vị cao tăng đức độ hoặc Chư Tổ là những lời chân thật, không phải lời nói nghe qua cho vui được. Chỉ sợ đến khi tin được thì đã quá muộn màng.
Chúng ta đều là phàm phu, nghiệp chướng dày, phước mỏng, tri kiến thế gian này sao sánh nổi với bậc Thánh. Các Ngài lại luôn vì chúng sanh mà thị hiện để dạy dỗ, nếu do mê mờ không biết mà bị đọa lạc thì chúng ta khổ chớ ai, vì vậy cho nên lời dạy của các Ngài đều là chân thật, rất đáng nghe và thực hành.
Tóm lại là nếu vì thích ăn mà ăn thì cũng được, còn không muốn ăn cũng được, đều tùy thuộc vào mỗi người. Không ai dám lên án chúng ta cả, bởi vì tội hay phước là tùy theo nghiệp của ta chịu, không ai thay thế cho ta hết. Nhân nào quả nấy là vậy.
Vài chia sẻ mong giải đáp phần nào cho bạn.
A Di Đà Phật
a mi da phat phat tu dieu huong moi doc xong bai phuc dap cua lien huu xin chân thành càm niêm cong duc amida phat
ăn chay thì mình ăn lâu rồi, nhưng thật sự mình cũng chưa hiểu rõ lắm về các loại thức ăn không có mạng sống cần tránh, mình chỉ nghĩ đơn giản: những gì không có sinh mạng thì đều có thể ăn được. Bây giờ có lẽ mình phải thay đổi suy nghĩ đó
Đây là bài viết rất hay nói vì sao người Phật tử nên ăn chay. Toàn là những lời dạy quý báu của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trích trong các kinh, hi vọng giúp cho nhiều liên hữu nhận ra được lợi ích của những lời dạy này. Nam Mô A Di Đà Phật.
“Người ăn thịt có vô số tội lỗi, như vậy NGƯỜI ĂN CHAY CÓ VÔ LƯỢNG CÔNG ĐỨC.” Kinh Lăng Già
“ĂN THỊT SẼ TIÊU HỦY HẠT GIỐNG TỪ BI và mỗi hành động của người ăn thịt sẽ làm mọi chúng sinh kinh sợ do hơi thịt của họ.” Kinh Đại Bát Niết Bàn
Ta quy định các con KHÔNG ĐƯỢC ĂN TẤT CẢ THỊT dù đó là tam tịnh nhục. Dù đó là thịt khác với mười loại thịt cấm trước đây cũng bị cấm. Thịt súc vật chết cũng bị cấm… Mọi sinh vật nhận ra người ăn thịt và, khi ngửi được mùi, đều kinh hoàng bởi cảnh chết chóc. Bất cứ người đó đi đến đâu, loài vật dưới nước, trên mặt đất hay trên trời đều hoảng sợ. Nghĩ chúng sẽ bị người đó giết chết, chúng có thể ngất xỉu hay chết. Vì những lý do này, BỒ TÁT MA HA TÁT (ĐẠI BỒ TÁT) KHÔNG ĐƯỢC ĂN THỊT. Mặc dù họ thị hiện ăn thịt để độ chúng sinh, nhưng thật sự họ không ăn ngay cả thực phẩm thường huống hồ chi là thịt! Kinh Đại Bát Niết Bàn
Người xuất gia, tại gia không được làm việc trong năm loại kinh doanh.
Năm loại đó là gì?
Kinh doanh vũ khí,
kinh doanh người,
KINH DOANH THỊT,
kinh doanh ma túy,
và kinh doanh chất độc.
Kinh Buôn Bán
A Nan, chúng sinh trong lục đạo thế giới, nếu tâm không sát hại thì không theo dòng sinh tử tương tục… Làm sao người tu lòng đại bi lại ăn máu thịt chúng sinh? Kinh Lăng Nghiêm
Nếu một người có thể chế ngự thân tâm họ, theo cách ấy TRÁNH ĂN THỊT và mặc sản phẩm thú vật, ta nói họ sẽ thật sự được giải thoát. Như lời ta thuyết gọi là Phật thuyết, không thuyết như thế tức là ma thuyết.Kinh Lăng Nghiêm
A Nan, người tu hành muốn được nhập định (Thánh Lễ), trước tiên phải nghiêm túc tuân theo quy luật sống trong sạch để cắt đứt tâm tham BẰNG CÁCH TRÁNH ĂN THỊT VÀ UỐNG RƯỢU… A Nan, nếu không tránh nhục dục và sát sinh, họ sẽ không bao giờ thoát khỏi tam giới. Kinh Lăng Nghiêm
Lúc bấy giờ, Thánh giả Ðại Huệ Bồ Tát bạch Đức Phật rằng: “Thưa Đức Thế Tôn, con quan sát thế gian, sinh tử lưu chuyển, oán kết liền nhau, rơi vào các đường ác, đều do ăn thịt, giết hại lẫn nhau. Những hành vi đó tăng trưởng tham sân, khiến chúng sinh không thể thoát khỏi đau khổ. Điều đó thật sự rất khổ.” Kinh Lăng Già
“Bạch Đức Thế Tôn, NGƯỜI ĂN THỊT LÀ PHÁ HỦY CÁI NHÂN ĐẠI TỪ BI của họ, do đó NGƯỜI TU THÁNH ĐẠO KHÔNG NÊN ĂN THỊT.” Kinh Lăng Già
Ðức Phật dạy Ðại Huệ rằng: “ĂN THỊT CÓ LỖI KHÔNG LƯỜNG. Bồ Tát (người tu hành) nên tu dưỡng tâm đại từ, như vậy họ không nên ăn thịt. “Kinh Lăng Già
“Người xả bỏ vị thịt mới có thể nếm mùi vị của chánh pháp (giáo lý chân chính), mới thật sự tu hành Bồ Tát Địa (người tu hành) và đạt A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề (Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác) mau chóng. ” Kinh Lăng Già
Này Ðại Huệ, ta quan sát chúng sinh trong luân hồi lục đạo, cùng nhau ở trong sinh tử, chung nhau nuôi sống, đắp đổi làm cha mẹ, anh chị em với nhau… Họ cũng có thể sinh vào đường khác (súc sinh, ngạ quỷ, thiên nhân, v.v.), đường thiện, đường ác, thường làm quyến thuộc lẫn nhau. Do nhân duyên đó, ta quan sát thấy TẤT CẢ THỊT MÀ CHÚNG SINH ĂN ĐỀU LÀ THỊT NGƯỜI THÂN CỦA HỌ.
(*Lục đạo: thiên nhân, người, A-tu-la, súc sinh, ngạ quỷ, chúng sinh địa ngục) Kinh Lăng Già
“Nếu đệ tử của ta không thành thật quan sát điều đó và vẫn ăn thịt, chúng ta nên biết họ chính là dòng dõi chiên đà la, không phải đệ tử của ta, ta không phải thầy của họ. Vậy nên, này Ðại Huệ, nếu bất cứ ai muốn làm quyến thuộc của ta, họ không nên ăn thịt.” Kinh Lăng Già
“Bồ Tát (người tu hành) nên nhận rõ rằng TẤT CẢ THỊT ĐỀU TỪ THÂN BẤT TỊNH, được kết hợp bởi máu mủ bất tịnh đỏ trắng hòa hợp của cha mẹ. Vậy nên, nhận rõ SỰ BẤT TỊNH CỦA THỊT, BỒ TÁT (NGƯỜI TU HÀNH) KHÔNG NÊN ĂN THỊT.” Kinh Lăng Già
“Tất cả thịt giống như thi thể của con người… thịt nấu chín có mùi hôi và bất tịnh như thi thể bị thiêu đốt, làm sao chúng ta có thể ăn những thứ như vậy?” Kinh Lăng Già
“Ăn thịt có thể tăng lòng ham muốn, người ăn thịt có tánh tham… Với bản năng bảo vệ và quý trọng thân mạng, không có sự khác biệt giữa người và súc vật… Mỗi chúng sinh đều tự mình sợ chết, làm sao có thể ăn thịt chúng sinh khác?… Muốn ăn thịt, trước tiên nên nghĩ đến sự đau khổ của thân thể, rồi nghĩ đến sự đau khổ của mọi chúng sinh thì KHÔNG NÊN ĂN THỊT.” Kinh Lăng Già
“Này Ðại Huệ, ở đời vị lai, sẽ có một số người vô minh nói rằng nhiều giới luật Phật giáo cho phép ăn thịt. Họ rất thích mùi vị thịt do thói quen ăn thịt trong quá khứ, họ nói những lời đó chỉ đơn giản theo quan điểm của họ. Nhưng thật ra PHẬT (BẬC KHAI NGỘ) VÀ THÁNH KHÔNG BAO GIỜ NÓI THỊT LÀ THỨC ĂN.” Kinh Lăng Già
“Người ăn thịt có vô số tội lỗi, như vậy NGƯỜI ĂN CHAY CÓ VÔ LƯỢNG CÔNG ĐỨC.” Kinh Lăng Già
“Nếu không ai ăn thịt, sẽ không ai giết hại chúng sinh làm thực phẩm… Sát sinh là vì người mua, do đó người mua cũng giống người giết. Do đó ĂN THỊT CÓ THỂ NGĂN TRỞ THÁNH ĐẠO.” Kinh Lăng Già
“Hiện nay trong Kinh Lăng Già này, ta nói, vào mọi lúc, mọi loại thịt không ăn được, không ngoại lệ. Này Ðại Huệ, ta cấm ăn thịt không phải chỉ một lúc, ý ta nói là TRONG HIỆN TẠI LẪN VỊ LAI, ĂN THỊT BỊ CẤM.” Kinh Lăng Già
Đệ tử Phật KHÔNG ĐƯỢC CỐ Ý ĂN THỊT. Họ không nên ăn thịt bất cứ chúng sinh nào. Người ăn thịt phá hủy cái nhân đại từ bi, đứt đoạn hạt giống Phật Tánh và khiến [thú vật] và chúng sinh [siêu nhiên] tránh xa họ. Những người đó phạm vô số tội. Kinh Phạm Võng
Hơn nữa, sau khi sinh con phải rất thận trọng, tránh sát sinh thú vật nuôi sản phụ với các loại thịt hoặc không nên tụ tập thân bằng quyến thuộc uống rượu hay ăn thịt… vì vào lúc sinh nở có vô số quỷ dữ và yêu tinh muốn ăn máu huyết hôi tanh, chính ta trước đó đã ra lệnh các thổ thần chung quanh phải bảo vệ cả mẹ lẫn con, khiến họ được yên vui và ích lợi. Tuy nhiên, một số người, thấy mẹ và con an toàn vui vẻ, thì cùng nhau cúng dường đáp tạ thổ thần chung quanh bằng cách sát sinh thú vật một cách vô minh và bất lợi để ăn; vì vậy họ phạm tội ác và gây thiệt hại cho cả mẹ lẫn con. Kinh Địa Tạng
Ai cũng sợ hình phạt, ai cũng sợ chết. Lấy lòng mình suy lòng người, chớ giết, chớ bảo giết. Kinh Pháp Cú
Người sát hại sinh linh, đâu được gọi Hiền thánh. Không hại mọi hữu tình, mới được gọi Hiền thánh. Kinh Pháp Cú
Ca Diếp hỏi Phật rằng: “Sao hồi trước Ngài cho phép tỳ kheo ăn ‘ba loại tịnh nhục’ hoặc ngay cả ‘chín loại tịnh nhục’?” Phật trả lời: “Ta định chế như thế vì sự cần thiết vào lúc đó, và để dẫn độ dần dần cho tới khi họ thật sự bỏ được thịt.” Kinh Niết Bàn
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Thiện Thông
Nếu đã phát lòng thanh tịnh giới sát ăn chay thì tốt hơn nên kiêng cử trứng và các loại sữa, cheese và Butter. Trong ngũ cốc như đậu nành cũng có chất dinh dưỡng như thịt hay hải sản. Biết chọn rau củ để sử dụng ăn chay thì ko gì bằng. Nếu còn viện cớ ăn trứng hay các loại từ trực tiếp sữa bò, dê thì coi như gián tiếp sát hay hành hạ con vật vắt kiệt sự sống của chúng, việc này cũng nên từ bỏ.
Nam mô A Di Đà Phật!
Mô Phật!
Bài viết đã nói hết nỗi lo lắng bây lâu nay của tôi cho Phật tử ăn chay trường khỏi lo âu, buồn phiền nữa.
Tôi cám ơn bài viết rất nhiều.
A Di Đà Phật!
Trong bài viết này của Diệu Âm Lệ Hiếu có nhiều điểm hay đáng để chúng ta đọc và suy ngẫm.
Quan điểm của tôi về việc ăn chay là:
– Ăn chay để nuôi dưỡng lòng từ bi bác ái.
– Ăn chay để thể hiện sự bình đẳng trong sự sống muôn loài.
Vì vậy, theo tôi nếu bạn ăn chay một tháng 10 ngày, những ngày còn lại bạn ăn uống bình thường thôi thì một năm bạn đã bớt đi gián tiếp hoặc trực tiếp giết hại một nữa những con vật để phục vụ đời sống của bạn. Nếu cả thế giới này làm được như bạn thì có thể 1/3 lò mổ mất đi.
Tôi thiết nghĩ nếu hôm nay ban ăn chay một tháng 10 ngày rồi thuyết phục người thân của bạn cũng làm như vậy rồi số ngày ăn chay sẽ tăng lên từng năm thì bạn ước tính bao lâu cả thế giới này sẽ ăn chay.
Tôi nghĩ nếu chúng ta làm được vậy thì tích được nhiều công đức rồi.
Xin cảm ơn quý vị đã đọc và chân thành góp ý kiến.
A Di Đà Phật
Bao nhiêu chúng sanh sai khác trong tất cả cõi ở mười phương pháp giới, hư không giới, chính là những loài noãn sanh, thai sanh, thấp sanh, hóa sanh, các loài nương nơi chất tứ đại mà sanh, có giống nương nơi hư không cùng cây cỏ mà sanh. Các giống sanh loại: các thứ sắc thân, các thứ hình trạng, các thứ tướng mạo, các thứ thọ lượng, các thứ tộc loại, các thứ danh hiệu, các thứ tâm tánh, các thứ tri kiến, các thứ dục lạc, các thứ ý hành, các thứ oai nghi, các thứ y phục, các thứ ăn uống, ở trong các thôn dinh, thành ấp, cung điện, nhẫn đến tất cả Thiên, Long, Bát Bộ, Nhơn, Phi Nhơn v.v… loài không chân, loài hai chân, bốn chân, nhiều chân, loài có hình sắc, loài không hình sắc, loài có tâm tưởng, loài không tâm tưởng, loài chẳng phải có tâm tưởng chẳng phải không tâm tưởng. Các thứ loài như vậy tôi đều tùy thuận tất cả mà thật hành các sự vâng thờ, cúng dường, như kính cha mẹ, như thờ bậc thầy, cùng A La Hán, nhẫn đến như đức Như Lai đồng nhau không khác. Trong các loài ấy, nếu là kẻ có bệnh thì tôi vì họ mà làm lương y, nếu ai bị lạc đường thì tôi vì họ mà chỉ cho con đường chánh, nơi đêm tối tôi vì họ mà làm ngọn đuốc sáng, người nghèo thiếu tôi làm cho được của báu. Bồ Tát bình đẳng lợi ích cho chúng sanh như vậy.
Vì sao thế? Vì Bồ Tát nếu có thể tùy thuận chúng sanh, thì chính là tùy thuận cúng dường các đức Phật. Còn tôn trọng và thừa sự chúng sanh thì chính là tôn trọng và thừa sự các đức Như Lai. Nếu làm cho chúng sanh vui mừng thì chính là làm cho tất cả Như Lai vui mừng. Vì sao thế? Vì các đức Như Lai dùng tâm đại bi mà làm thể. Nhơn nơi chúng sanh mà sanh lòng đại bị, nhơn lòng đại bi mà phát tâm Bồ Ðề, nhơn nơi tâm Bồ Ðề mà thành bậc Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác.
Ví như giữ chốn sa mạc có cây thọ vương to lớn, nơi gốc cây ấy được nước rưới nhuần, thì cành lá hoa quả thảy đều sum suê tươi tốt.
Cây thọ vương Bồ Ðề ở chốn sa mạc sanh tử rộng lớn cũng như vậy: tất cả chúng sanh là gốc rễ, Bồ Tát là hoa, Phật là quả. Dùng nước đại bi đượm nhuần gốc rễ chúng sanh thì có thể trổ bông Bồ Tát trí huệ và kết thành quả Phật toàn giác.
Vì sao thế? Bởi các Bồ Tát dùng nước đại bi làm lợi ích cho chúng sanh, thì có thể thành tựu quả Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác. Cho nên quả Bồ Ðề thuộc về chúng sanh, vì nếu không chúng sanh, tất cả Bồ Tát trọn không thể thành đạo Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác.
KINH ÐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM
PHẨM NHẬP BẤT TƯ NGHỊ GIẢI THOÁT CẢNH GIỚI PHỔ HIỀN HẠNH NGUYỆN THỨ BỐN MƯƠI
Ăn trứng hay không ăn trứng? Có nhiều người vào ngày ăn chay kiêng kị cả chén đũa dính thịt cá, nhưng ngày thường thì chẳng từ một con gì. Có nhiều người ăn chay trường nhưng vẫn tham lam, vẫn nóng nảy, vẫn hại người khác. Có nhiều người tuy vẫn rượu thịt nhưng luôn biết nhường nhịn và đối xử tốt với người khác.
Các bậc thánh nhân khuyên dạy không nên ăn trứng, hay kể cả ăn thịt cá cũng vậy,tùy theo đối tượng mà họ khuyên bảo. Người xuất gia mà còn ham rượu thịt, chất tanh thì rất đáng chê trách. Người tu tại gia nếu không bị dị ứng mà phải kiêng cả bánh ngọt vì sợ có trứng thì nên xem lại động cơ!
Nếu không vì lý do đặc biệt nào đó mà bảo người khác rằng ăn mặn sẽ không được vãng sanh, ăn mặn sẽ bị đọa lạc là cũng chưa đúng đắn!
Ăn chay được là tốt, nhưng nếu ăn chay chưa được mà tánh tình đôn hậu, cư xử tốt với mọi người thì vẫn hơn những người ăn chay mà chê bai, khinh ghét người ăn mặn!
Bạn Duy Hưng nói rất hay, mình tán thành. Ở công ty mình cũng có một cô như thế. Cô ấy ăn chay ngày rằm và mùng một, rất chăm chỉ đi chùa lễ phật nhưng khi xảy ra tranh chấp về quyền lợi thì ko ai qua được cô ấy.
A Di Đà Phật, Quảng Niệm có chút ý kiến về việc ăn trứng gà cùng với các bạn gần xa, đặc biệt là bạn Duy Hưng.
Thật tình mọi người ở đây chỉ nói về việc ăn chay chứ không có ai bài xích, chán ghét người ăn mặn đâu bạn ạ. Vì sao vậy? Ai ăn nấy no, ai tu nấy chứng, không có bạn tu mà người khác chứng được. Do đó mà đa phần mọi người đều từ ăn mặn chuyển sang ăn chay chứ ít ai ăn chay từ nhỏ như các thầy xuất gia bao giờ. Ở đây mọi người đang cố gắng hướng tâm từ bi và bỏ đi thói quen ăn mặn mà thôi. Vì bạn ăn chay là bạn tự cứu lấy chính bản thân mình, không tạo thêm ác nghiệp vay mượn thịt muôn loài để đắp vô thân cát bụi vô thường này. Và cũng không có thêm oan gia trái chủ mới. Như vậy có tốt hơn không?
Người nào ăn chay được là có tâm từ bi yêu thương muôn loài, ở bên cạnh Chư Phật và Chư Bồ tát vẫn tốt hơn là gần địa ngục bạn ạ. Nếu có duyên mình ước mong mọi người tìm đến 4 cái đĩa này mà tìm hiểu thêm có nên ăn thịt và trứng nữa không nhé!
1. Mẹ ơi đừng giết con.
2. Lời sóng thần muốn nói.
3. Tiếng kêu cứu
4. Địa ngục biến tướng đồ.
Các vị xem theo thứ tự như vậy thì sẽ biết đường đi của bản thân. Nên ăn chay hay không! Thân chào tất cả.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Tôi không đồng ý một điều, trứng gà không cồ vẫn nở ra con, rất phi lý. Bạn hãy thử nuôi một con gà mái rồi nuôi đi, nếu không cồ mà vẫn nở ra gà con thì tôi xin cúi lạy bạn làm sư phụ.
A Di Đà Phật chào bạn Quảng Hiếu
Ngày xưa, khi Đức Thế Tôn còn tại thế, Ngài đã nhìn thấy được vô số chúng sanh trong bát nước thì mấy ngàn năm sau khoa học nhờ kính hiển vi mới phát hiện ra vi trùng; hoặc Ngài nhìn thấy hằng hà sa số thế giới ngoài thế giới này của chúng ta, thì bây giờ khoa học mới khám phá ra trong vũ trụ có vô số các hành tinh. Phật dạy sau khi mất thân người, chúng sanh sẽ theo nghiệp mà tái sanh trong sáu nẻo luân hồi. Hiện tại người ta mới công nhận có kiếp trước kiếp sau, hay có một thế giới tâm linh vô hình huyền bí nào đó….mà vẫn không cách nào giải thích được. Khoa học luôn đi sau Phật học.
Chưa thể lý giải được thì không phải là vì lời dạy sai mà là vì chúng ta chưa đủ trí tuệ để nhìn ra chân tướng sự thật của vũ trụ nhân sinh. Thế giới này chúng ta hiểu được bao nhiêu? Biết về nó được bao nhiêu? Chỉ trong một tầm nhìn tri kiến hạn hẹp của phàm phu làm sao so sánh được với bậc Thánh nhân. Phật, Bồ Tát thấy được tường tận những gì mà chúng ta không thấy không biết, đem nói lại cho chúng ta nghe. Nếu như thiện căn chúng ta sâu dày, vừa nghe thì tin liền và làm theo. Ai có lợi đây? Chúng ta hay các Ngài vậy? Là chính chúng ta, nghe thì có được lợi ích, bằng không chịu nghe thì sự thiệt thòi ở chính bản thân mình.
Ở đây trí phàm phu của TLPT quá kém cỏi không đủ giải thích cho bạn được vì sao trứng gà không trống lại có thể nở ra con. TLPT cũng đơn giản nghĩ rằng mọi vật từ tâm tưởng sanh, trứng là của gà mẹ đẻ ra nên tâm nó luôn nghĩ đó là con nó cho nên nó cứ ấp, nếu như có gà cồ thì không nói gì; nhưng nếu hoàn cảnh không có gà cồ thì tự nhiên trứng cũng có thể nở thành gà con theo tự nhiên mà tồn tại. Ví dụ như loài thằn lằn trinh nữ Whiptail (thuộc chi Cnemidophorus), loài thằn lằn này chỉ tồn tại con cái và sinh sản bằng phương pháp thụ thai đơn tính – tức là trứng của loài này không cần qua thụ tinh, mà phát triển luôn thành cá thể mới. Và nhiều loài trong tự nhiên nếu không có con đực thì trứng nó cũng tự nở ra con để mà duy trì nòi giống. Cũng do từ tâm tưởng sanh mà thành đó thôi. Trường hợp thế này thì bạn giải thích, hay chứng minh được gì?
Chúng sanh vô hình như Chư Thiên, ngạ quỷ bạn đã nhìn thấy chưa? Chưa thấy nổi thì làm sao thấu rõ những gì đã và đang xảy ra đối với thế gian này? Mặc dù các nhà khoa học biết có “ma”, có cõi vô hình đó…nhưng vẫn không thể nào lý giải được. Biết bao nhiêu điều kỳ thú trong thế gian mà còn không biết hết; nói gì đến việc đi giải thích, chứng minh lời dạy của một bậc đại thụ nơi chốn tòng lâm. Ngài lại là hóa thân của Bồ Tát Đại Thế Chí – thì làm sao chúng ta không cúi đầu mà học hỏi, lại còn bắt buộc phải dùng kiến thức thế gian để chứng minh rõ ràng tường tận lời dạy của Ngài – của một bậc Thánh.
Bạn đã là Phật tử tu học rồi mà đối với những lời dạy của Chư Tổ bạn vẫn còn hoài nghi sao bạn? Đành chịu vậy, cũng như trên đã nói, nhân quả ai làm nấy chịu. Tin không tin tùy nhân duyên Phật pháp, thiện căn phước đức của mỗi người. Nhưng đối với TLPT, những lời dạy chân thật của Phật, Bồ Tát, các vị Tổ sư chắc chắn mang lại lợi ích tất cả các đồng tu học Phật nên TLPT không hoài nghi, cứ y lời giáo huấn của các Ngài mà thực hành theo thôi.
Vài chia sẻ. Chúc bạn thân tâm thường lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
TLPT
A Di Đà Phật
Cám ơn Tìm lại phật tánh đã cho con nhiều bài học bổ ích, truớc kia con đã ăn rất nhiều trứng. Sau khi nghe như vậy chắc là suốt đời con không dám ăn trứng nữa. Vậy cho con hỏi thêm như thế nào gọi là phật tử ạ? Xin TLPT cho con biết, tại sao cùng là thờ phật tại sao lại chia ra hai hệ phái bắc và nam tông, một bên ăn chay còn bên ăn mặn vậy thầy?
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật Hải Lý thân mến,
Trước tiên Hải Lý đừng gọi TLPT là thầy vì TLPT cũng như những vị cư sĩ Hữu Minh, CS Tịnh Thái, CS Viên Trí, CS Thiện Nhân, …đều là những cư sĩ tại gia đồng chí hướng cùng niệm Phật cầu vãng sanh Tây Phương mà thôi.
Câu hỏi của bạn: 1. Thế nào gọi là Phật tử?
Phật tử là người tu học theo đạo Phật hay người muốn giác ngộ như Phật. Nói cách khác, người Phật tử là người đi tìm sự thật nơi con người và vũ trụ theo kinh nghiệm của Phật, bậc giác ngộ hoàn toàn.
Bạn có thể trở thành Phật tử nếu bạn tự nguyện hướng về giác ngộ, nghĩa là muốn kính thờ Phật làm Thầy, sống theo đạo lý vi diệu, lợi ích của Phật (Dharma) và muốn được sự hướng dẫn của các vị tu hành chơn chánh và hòa hợp với các bạn đồng đạo.
Rõ ràng hơn, Phật tử là người có lý tưởng giác ngộ luôn luôn cố gắng tu hành theo 5 giới sau đây:
1 – Không giết hại, nghĩa là tôn trọng sự sống con người.
2 – Không trộm cướp, nghĩa là tôn trọng tài sản của kẻ khác.
3 – Không tà hạnh, nghĩa là tôn trọng hạnh phúc gia đình mình và gia đình người.
4 – Không dối trá, nghĩa là tôn trọng sự thật.
5 – Không uống những thứ làm say loạn, nghĩa là giữ gìn tâm trí bình tĩnh và sáng suốt.
Năm điều tu học nầy không những có ý nghĩa trong đời sống cá nhân, gia đình mà còn có ý nghĩa trong cuộc sống tập thể và xã hội.
2. Tại sao cùng là thờ phật tại sao lại chia ra hai hệ phái bắc và nam tông, một bên ăn chay và một bên ăn mặn?
Nam Tông là dòng tông phái truyền thừa về phương Nam tính từ Ấn Độ, còn Bắc Tông thì về hướng Bắc. Sự tu tập khác nhau cơ bản là Nam Tông lấy Tứ Diệu Đế làm căn bản, còn Bắc Tông lấy Lục Độ làm căn bản. Tuy phương tiện hai bên có khác nhưng chung quy lại vẫn được giải thoát nếu tu đạt đến cảnh giới cuối cùng. Bạn muốn tìm hiểu sâu hơn nữa thì xin vào đây để xem nhé: http://www.tangthuphathoc.net/tacgia/htthanhtu/phaptucanvannamtongvabactong.htm
Nam Tông thì thuộc về Phật giáo Nguyên Thủy, họ hành trì đúng như những gì ngày xưa đức Phật dạy, họ chỉ ăn trước Ngọ (trước 12 giờ), Phật ngày xưa cũng cho phép ăn tam tịnh nhục. Vì theo Nguyên Thủy thì không tự nấu nướng cũng như không có nhà bếp, người ta cũng dường cái gì thì thọ nhận nấy và cũng không đòi hỏi, nếu người ta cúng dường chay thì họ vẫn vui vẻ.
Những chùa Bắc Tông thì thuộc về Đại Thừa là “tùy duyên bất biến” và cũng có điều kiện hơn (có thể tự nấu ăn). Các vị Lạt ma Tây Tạng cũng ăn mặn vì ở đó nuôi súc vật dễ hơn trồng rau quả nên cũng là tùy duyên thôi. Bắc Tông thuộc về Đại Thừa hay gọi là Phật giáo phát triển thì nền tảng vẫn là Nguyên Thủy, nhưng là phát triển theo hướng Đại Chúng, là Bồ tát thừa. Ngoài ra phương pháp tu tập mà mức độ tu chứng cũng khác nhau nhưng không ngoài mục đích là chuyển hóa và dẫn người học đến giải thoát, giác ngộ, làm lợi lạc cho chúng sinh.
Đạo Phật tùy theo lập trường và quan điểm của mỗi hệ phái mà hình thức ăn chay cũng có sự khác biệt.
Người xuất gia ăn chay không chỉ vì trưởng dưỡng lòng từ bi mà còn vì sức khỏe bản thân. Tuy nhiên tùy theo lập trường và quan điểm của mỗi hệ phái mà hình thức ăn chay cũng có sự khác biệt.
Ăn uống là tùy vùng văn hóa, quốc độ, thổ nhưỡng .
Theo Tam Tạng Kinh Điển dịch ra từ Pali (gọi là đạo Phật Nguyên Thủy) vốn được xem là gần gũi nhất với lời Phật dạy và sinh hoạt của tăng đoàn thời Phật, không hề thấy có giới luật ăn chay. Tỳ – kheo đi khất thực ai có tấm lòng cho gì thì ăn đấy.
Trong thời kỳ ban đầu của đạo Phật, do điều kiện khách quan còn nhiều khó khăn, chưa thể hoạt động mạnh mẽ ở tất cả mọi phương diện nên Đức Phật đã phải tùy nghi phương tiện khất thực để vừa hoằng pháp, vừa phát triển, lại vừa sinh tồn.
Theo đó, các quốc gia theo đạo Phật hay các hệ phái Phật giáo có cách ăn uống khác nhau. Điều này, là do tâm chúng sinh khác biệt, do căn cơ và môi trường sinh sống của chúng sinh khác biệt, lại do không gian và thời gian khác biệt.
Có nhiều nước không thể có nhiều loại thực phẩm từ thực vật, ngũ cốc dồi dào được thì họ dùng tạm thực phầm từ thịt. Ví dụ như sang các nước sa mạc hoang vu, tuyết phủ quanh năm… họ phải dự trữ những thực phẩm từ động vật bằng cách phơi, nướng… thịt.
Người Phật giáo tu theo hệ phái Bắc Tông ăn chay nghiêm túc hơn nhưng ăn rất cầu kỳ, có khi thức ăn được làm gần như thật các món thịt cá của thế tục.
Còn tu theo Phật giáo Nam Tông, người xuất gia được phép thọ dụng các thức ăn thịt cá… do cúng dường, gọi là “tam tịnh nhục” (không thấy, không nghe và không nghi). Nhưng theo truyền thống Phật giáo Đại thừa ở Trung Quốc người xuất gia không được ăn mặn, cho dù những loại thịt đó là tam tịnh nhục.
Ở Việt Nam có 3 truyền thống Phật giáo chính đó là: Nam Tông, Bắc Tông và Khất Sĩ. Trong đó Bắc Tông và Khất Sĩ thì ăn chay còn chư Tăng Ni của phật giáo Nam Tông thì còn dùng thực phẩm mặn.
Nhưng đức Phật khuyến khích nên ăn chay .
Mục đích ăn chay của đạo Phật là tôn trọng và bảo vệ sự sống – một trong những đặc điểm nổi bật của Phật giáo. Không sát sinh là giới luật nhằm bảo vệ sự sống ấy và ăn chay đối với những người theo đạo Phật chính là sự thực hành cụ thể cho đặc điểm ấy.
Mặt khác, đức Phật khuyên chúng ta không nên sát sinh vì mọi sinh vật đều sợ chết và xem sự sống là điều quý báu nhất trên đời. “Những không sát hại mà còn khuyên chúng ta nên tôn trọng và bảo vệ loài vật vì chúng cũng có quyền sống, có quyền được chia sẻ môi sinh trên trái đất, nơi mà con người đang ở” – trích lời dạy của đức Phật.
Vì thế, nếu thực phẩm có sự chết của chúng sinh thì tốt hơn là không nên ăn. Do đó mới gọi đạo Phật là đạo từ bi. Vì vậy, đức Phật đã dạy là không được giết hại, cũng không được vì bất cứ lý do nào để giết hại chúng sinh.
Như vậy, việc ăn chay không những có được những lợi ích trong hiện tại mà cả trong đời sống tương lai của người phật tử nữa. Còn những người không phải là Phật tử, nếu muốn thân thể được mạnh khỏe, tinh thần được khinh an, trí tuệ được minh mẫn, tiết kiệm được tài chính, gia đình được hòa thuận yên vui… nên làm quen với những thức ăn chay.
Tuy nhiên, Kinh Phật dạy có hai nguyên tắc quan trọng là tuỳ duyên và bất biến. Tuỳ duyên là tuỳ theo hoàn cảnh, thời tiết nhân duyên mà thay đổi các phương tiện cho thích hợp. Còn bất biến là không được thay đổi những yếu lý quan trọng như đặc tính từ bi và bình đẳng hay như giới luật của đạo Phật, không ai được vi phạm dù ở không gian hay thời gian nào. Việc ăn chay cũng vậy.
Vài thông tin thu thập để chia sẻ cùng bạn. Chúc bạn an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
TLPT
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cám ơn cư sĩ TLPT đã cho con biết nhiều điều bổ ích. A Di Đà Phật.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật
Cám ơn TLPT vì cho mình biết nhiều điều, còn mình gọi là thầy vì mình không biết, xin lỗi nhé TLPT nếu có gì sai.
A Di Đà Phật
Cho hỏi quý vị, các loại bánh có men (men vi sinh, còn sống) và thức ăn lúc nào cũng có vi khuẩn. Nếu ta ăn vào thì có gọi là ăn chay không? Có phải là sát sanh không?
nam mô a di đà phật!cho đệ tử hỏi ăn chay có được ăn hành và tỏi không?
Bạn tham khảo bài viết này:
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2010/11/vi-sao-nguoi-an-chay-khong-duoc-an-hanh-toi-ngu-vi-tan/
A Di Đà Phật.
Con là người ăn chay. Con hiểu lợi ích của việc ăn chay cả về khoa học lẫn về tâm linh. Nhưng con chưa hiểu một câu của Hòa Thượng Tuyên Hóa, ăn gà thành gà. Vậy ăn gì thành nấy sao? Ăn lợn thành lợn, kiếp sau bị người ta giết thịt để ăn, ăn cá thành cá, ăn tôm thành tôm… Vậy ăn rau muống thành rau muống, ăn rau má thành rau má, ăn rau lang thành rau lang? Con biết luật nhân quả không cứng nhắc như vậy nhưng con chưa thông suốt chỗ này. Mong được giải đáp.
A Di Đà Phật – Chào Việt Hưng:
Cách nói của HT. Tuyên Hóa là nói về nhân quả thông cả 3 đời: Đời này mình ăn thịt một chúng sanh nào đó thì đời sau mình rất có thể đọa vào đường súc sanh mà đền mạng lại, gọi là “Người chết thành dê, dê chết thành người”, ăn qua ăn lại, thù oán cứ thế mà tăng trưởng, kéo dài hết kiếp này qua kiếp khác. Đây là cách nói ví von, rất trực tiếp để người nghe biết rõ nghiệp nhân quả báo của việc sát hại sanh mạng.
Còn mình ăn rau muống, ăn rau má không ăn thịt thì chư Thiên, thiện Thần, chư Phật mười phương, cho đến các loài chúng sanh thảy đều vui mừng hoan hỉ :).
Hi vọng với lời giải thích ngắn ngủi này thì có thể giúp bạn thông suốt được ít phần.
A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật, bạn Việt Hưng thân mến
Huynh Tịnh Thái đã giải thích cho bạn hiểu về Nhân Quả. TLPT xin bổ sung để bạn hiểu rõ hơn.
Trước hết cần định nghĩa rõ ràng ăn chay là gì và sát sinh là gì?
Ăn chay, theo các nhà dinh dưỡng học định nghĩa là một chế độ dinh dưỡng mà thực phẩm được lấy từ các nguồn thực vật bao gồm rau đậu qủa củ và ngũ cốc; còn sát sinh là giết hại sự sống hay nói một cách khác, sát sinh là hành động của một con người làm đoạn sự sống của một chúng sanh khác. Trong nhà Phật chúng sinh được phân chia làm hai loại:
(1) Chúng sinh hữu tình là các loài có tình thức, có hệ thần kinh, biết cử động, biết đi, biết bò, biết bay, biết lội, nói chung là tất cả động vật có sinh mạng, bao gồm cả con người,
(2) Chúng sinh vô tình là những sinh vật không nằm trong các loài chúng sinh hữu tình như đất đá, cỏ cây. Cỏ, cây là sinh vật sống nhưng không được xếp vào hàng chúng sinh hữu tình vì chúng không có giác quan, không có hệ thần kinh, không có biểu hiện của ngũ ấm, không có cảm xúc, tư tưởng, hành nghiệp…
Vì thế, nếu ăn các loài chúng sinh hữu tình được gọi là ăn mặn (xuất xứ từ chữ “mạng” sống) và nếu ăn các loài chúng sinh vô tình được gọi là ăn chay.
Sát sinh là đoạn diệt sự sống của chúng sinh. Chúng sinh ở đây bao gồm cả hai loại như đã nói trên và theo như kinh Phật thì mọi chúng sinh đều bình đẳng, như vậy không phải chỉ có những người giết mổ thịt hoặc đánh cá mới là phạm giới sát sinh mà những người giết hại cây cỏ hoa mầu cũng vậy….Điều này không sai, nhưng cỏ cây là sinh thể sơ đẳng nhất, không có hệ thần kinh và có cấp độ tiến hoá thấp hơn rất nhiều so với động vật, khi bị cắt chúng không có cảm giác đau, có chảy mủ nhưng sau đó lại lành và tiếp tục nảy nhánh mới, hoàn toàn không sinh khởi phản ứng của tâm thức chống trả hay oán thù; còn động vật khi đau đớn biết rên la, khi sợ hãi biết chạy trốn, khi bị giết có những sinh khởi phản ứng của tâm thức, oán thù với đối tượng giết chúng. Một động vật, khi bị giết chết là chấm dứt sinh mạng, không nảy mầm hay nảy cành non như loài thảo mộc.
Hòa thượng Tuyên Hóa đã nói như câu bạn hỏi, thì cũng xin trích câu trả lời của HT để trả lời cho bạn vậy:
“Chúng sinh là do nhân duyên hòa hợp mà thành, từ mười hai nhân duyên mà biến thành người. Từ con kiến cho đến những thứ vi khuẩn đều là chúng sinh. Chúng ta không cần phải đi ra bên ngoài mà tìm chúng sinh, ngay trong tự tánh của mình cũng có vô lượng chúng sinh.
Khoa học hiện tại phát triển đã chứng minh rằng trong thân thể ngũ tạng lục phủ con người có vô số loại vi khuẩn và vi sinh trùng; như vậy có nghiã là có vô lượng chúng sinh. Khi con người ăn thịt loại động vật nào, thí dụ như heo, bò hay cá, thì trong đó có vô số loại vi khuẩn. Con người ăn loại thịt đó vào trong bụng thì tự nhiên sẽ có chủng tử của những thứ vi khuẩn đó; ăn càng nhiều thì mình cùng với những thứ vi khuẩn đó kết làm quyến thuộc càng mạnh, kết duyên với nó càng sâu, cho đến chỗ là mình với nó không còn phân ly, chia cách nữa!
Ăn thịt heo càng nhiều thì mình rất có cơ hội để biến thành heo, ăn thịt bò càng nhiều thì mình rất có thể sinh làm bò. Nếu mà ăn gạo càng nhiều thì mình có thể biến thành gạo chăng? Gạo là loại vô tình, còn chúng sinh là loài hữu tình. Nếu ăn loài hữu tình thì mình có thể trở thành những thứ chúng sinh hữu tình. Nếu ăn những loại vô tình (thực vật) thì mình có thể giúp cho sự phát triển của Pháp thân, Huệ mạng. Nếu con người không ăn thịt chúng sinh nào thì tức là mình độ cho chúng sinh đó, khiến chúng vượt qua khổ hải, tới bờ Niết Bàn. Con người nếu hiểu được đạo lý này thì không nên ăn thịt chúng sinh.”
A Di Đà Phật, vài lời chia sẻ này, mong giúp bạn giải tỏa được nghi vấn vậy.
Chúc bạn thường tinh tấn và an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật
TLPT
Cám ơn chân thành bài viết. Tôi ko phải là Phật tử và đã ăn chay hơn 6 năm và cảm thấy rất vui và thanh thản. Cầu mong những người ăn mặn ý thức được việc ăn uống để chuyển sang ăn chay. Con người sẽ ko bao giờ có được tình yêu thương trọn vẹn nếu ko ăn chay (chắc chắn là như vậy vì có câu nói rằng kẻ xấu cũng tốt với người cùng hội cùng thuyền và đó ko phải là tình yêu thương). Hy vọng những người ăn chay luôn luôn nói KHÔNG với tất cả những lời mời vì người ta thường mời mọc…… Hãy cẩn trọng và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Xin hãy tưởng tượng thử xem có ai đó muốn đưa mình nằm trên đĩa thức ăn thì mình sẽ như thế nào???
tôi cũng mới bắt đầu ăn chay, thường ngày thì ăn chay cũng có ăn trứng dăm ba bữa nhưng hôm nay đọc được bài này thì sẽ ko ăn trứng nữa. Nhưng bài viết này có nhầm lẫn ở chỗ trứng gà không trống vẫn nỡ thành con. Vậy tại sao trứng gà công nghiệp lại không nở? Nếu muốn có thì phải cho gà mái sống chung với gà trống khi đó nó mới có sự sống được. Nhưng cũng cảm ơn thầy vì bài viết và cũng mong là những ai ăn chay xin đừng hỏi là ăn trứng được hay không.
Nam mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật Quang rin thân mến,
Rất hoan hỷ khi thấy bạn đọc bài mà quyết tâm không ăn trứng nữa. Đây là lời dạy của Chư Tổ, không phải là lời nói của phàm phu thông thường nên chúng ta không đủ tri kiến để có được cái thấy, cái biết xuyên suốt ba đời quá khứ, hiện tại, vị lai như bậc Thánh thì chúng ta phải y theo lời dạy mà làm. Ai thích ăn thì cứ việc ăn vì ai ăn nấy no, ai tu nấy đắc, nhân gieo quả tự chịu.
Ở đây trí phàm phu của TLPT quá kém cỏi không đủ giải thích cho bạn được vì sao trứng gà không trống lại có thể nở ra con. TLPT cũng đơn giản nghĩ rằng mọi vật từ tâm tưởng sanh, trứng là của gà mẹ đẻ ra nên tâm nó luôn nghĩ đó là con nó cho nên nó cứ ấp, nếu như có gà cồ thì không nói gì; nhưng nếu hoàn cảnh không có gà cồ thì tự nhiên trứng cũng có thể nở thành gà con theo tự nhiên mà tồn tại. Ví dụ như loài thằn lằn trinh nữ Whiptail (thuộc chi Cnemidophorus), loài thằn lằn này chỉ tồn tại con cái và sinh sản bằng phương pháp thụ thai đơn tính – tức là trứng của loài này không cần qua thụ tinh, mà phát triển luôn thành cá thể mới. Và nhiều loài trong tự nhiên nếu không có con đực thì trứng nó cũng tự nở ra con để mà duy trì nòi giống. Cũng do từ tâm tưởng sanh mà thành đó thôi. Trường hợp thế này thì bạn giải thích, hay chứng minh được gì?
Chúng sanh vô hình như Chư Thiên, ngạ quỷ chúng ta đã nhìn thấy chưa? Chưa thấy nổi thì làm sao thấu rõ những gì đã và đang xảy ra đối với thế gian này? Mặc dù các nhà khoa học biết có “ma”, có cõi vô hình đó…nhưng vẫn không thể nào lý giải được. Biết bao nhiêu điều kỳ thú trong thế gian mà còn không biết hết; nói gì đến việc đi giải thích, chứng minh lời dạy của một bậc đại thụ nơi chốn tòng lâm. Ngài lại là hóa thân của Bồ Tát Đại Thế Chí – thì làm sao chúng ta không cúi đầu mà học hỏi, lại còn bắt buộc phải dùng kiến thức thế gian để chứng minh rõ ràng tường tận lời dạy của Ngài – của một bậc Thánh. Gần đây nhất lại là HT Tuyên Hóa (bậc cao tăng đắc đạo) cũng lại khuyên không nên dùng.
Cho nên việc này ai muốn ăn thì cứ ăn, tùy theo chính bản thân người đó nếu muốn ăn thì thiếu gì cách để biện luận. Còn như quyết không ăn thì cho dù ai nói nghiêng ngửa thế nào thì vẫn là không ăn thôi.
Vài chia sẻ cùng bạn. Chúc bạn thường tinh tấn an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
TLPT
Vào đời Bắc Chu (559-581), Chu Vũ đế rất thích ăn trứng gà. Khi ấy người giữ chức quan Giám thiện là Bạt Hổ, phụ trách việc nấu ăn cho vua, được Vũ đế hết sức sủng ái.
Đến thời Tùy Văn Đế, Bạt Hổ vẫn được giữ chức quan Giám thiện ấy. Vào niên hiệu Khai Hoàng thứ tám, Bạt Hổ bỗng dưng đột tử. Người nhà thấy ngực còn ấm nên chưa cho nhập quan. Sau ba ngày bỗng dưng sống lại, nói: “Tôi muốn gặp hoàng thượng để truyền lại lời Chu Vũ đế.”
Tùy Văn đế nghe báo sự việc liền sai người mang kiệu đến đón vào triều kiến, Bạt Hổ trình lên Văn đế rằng: “Tôi bị bắt dẫn đến trước điện U minh thì thấy Chu Vũ đế đã ở đó từ trước rồi. Minh vương tra hỏi rằng: ‘Ngươi nấu ăn cho vua, đã cùng ăn hết bao nhiêu quả trắng?’ Tôi thật không biết ‘quả trắng’ là gì, những người đứng hầu liền giải thích rằng đó là trứng gà. Tôi thú thật không biết đã ăn bao nhiêu trứng gà. Minh vương phán: ‘Người này không nhớ, thôi cho ra.’
“Khi ấy tôi nhìn thấy Chu Vũ đế sắc mặt chuyển sang bi thảm, bỗng nhiên trước điện hiện ra một cái giường sắt cùng mười tên ngục tốt. Vũ đế bị bắt nằm lên trên giường, liền thấy ngục tốt dùng một cây đà sắt ép lên thân thể, hai bên sườn bị ép vỡ, có vô số gà con thoát ra chạy tứ tán, chỉ trong thoáng chốc đã chất chồng lên nhau cao ngang với giường sắt. Vũ đế không ngừng than khổ, gấp rút gọi tôi đến mà nói rằng: ‘Ông về nói với hoàng đế Đại Tùy rằng, tất cả ngọc ngà vải lụa trong kho hiện nay đều là của ta ngày xưa thu gom chất chứa. Ta vì tội lỗi hủy diệt Phật pháp nên ngày nay cực kỳ khổ sở, hoàng đế hãy mau mau dùng những thứ ấy mà làm việc công đức cho ta.’”
Tùy Văn đế khi ấy liền ban chiếu thư, lệnh cho tất cả dân chúng mỗi người đều bỏ ra một đồng tiền, rồi dùng số ấy để làm việc phúc thiện cầu nguyện cho Vũ đế. Vua cũng truyền ghi chép việc này vào sử sách.
Trích trong An sỹ toàn thư
A Di Đà Phật.
Chào tất cả đạo hữu thân mến,
Thời gian trước lúc HT đang ăn chay trường thì mỗi lần đi ra ngoài ăn cuối tuần thì vợ con muốn ăn mặn hơn đồ chay cho nên rút cuộc đa phần phải mua món chay riêng cho HT và món mặn cho gia đình để đem về nhà ăn. Bà xã thì bề ngoài cũng hoan hỷ chiều theo ý trường chay của HT và tận tình nấu các món chay rất ngon để HT ăn thường ngày. Nhưng mình biết trong tâm hình như bà xã cảm thấy ông chồng hôm xưa yêu thương gia đình mà bây giờ càng ngày càng xa lạ đối với gia đình từ khi phát tâm quyết chí ăn chay trường. Không phải là do hình tướng bề ngoài HT buông bỏ gia đình mà thật ra mình hiểu ra một điều chính vì sự ăn uống khác biệt một bên thì 100% chay một thì còn rất nặng về ăn mặn cho nên không khí trong tự nhiên tách rời nhau quá đột ngột. Có lẽ bà xã nghĩ tuy có chồng nhưng 99% không còn nữa thành ra mình thấy nét mặt của bã mất niềm vui hạnh phúc nhất là khi cuối tuần đến vì hôm xưa toàn là ra ngoài nhà hàng ăn mặn chung vui vẻ lắm. Bây giời thì lạc lẽo vô vị đối với bã đến nỗi lâu lâu bã nói lên câu “sao anh không đi vô chùa tu đi”. Mình nghe vậy cũng hơi buồn cho hoàn cảnh không biết tiếp tục sẽ ra sao nữa. Mỗi khi lễ bái tụng niệm trong thời khoá mình quỳ xin cầu trước tượng Quán Thế Âm Bồ Tát cầu xin Ngài chỉ dạy HT phải làm sao mới hợp tình hợp lý?
Sau một thời gian trong tâm mình cũng cảm thấy ủa tại sao ăn chay là để nuôi dưỡng lòng từ bi mà hình như mình lại hơi ích kỹ về mặt hạnh phúc cho gia đình. Thôi thì vì hạnh phúc của gia đình vợ con mà Huệ Tịnh phải cố gắng hoà đồng bằng cách phải bỏ ăn chay 2 ngài cuối tuần để cùng sống chung hạnh phúc cho mọi người. Coi như mình tùy duyên tùy thuận chúng sanh xem sao. Bà xã nghe mình hứa ăn mặn chỉ 2 ngày cuối tuần khi đi ra ngoài ăn nhà hàng hay shopping mall nét mặt bã chuyển 180 độ vui lên liền. Lúc đó Huệ Tịnh mới hiểu cái giác hạnh tùy thuận chúng sanh là vậy. Nhưng các ngày trước khi cuối tuần đến để ăn mặn trong lòng rất là hồi họp tâm lý sẽ ra sao khi nếm mùi thịt lại. Nếu không vì hạnh phúc gia đình chắc chắn là không thể có tâm ích kỹ ăn miếng thịt ngon miệng làm gì. Nếu thử ăn mặn cuối tuần mà ảnh hưởng đến tâm Bồ Đề thối thất thì sẽ trở lại trường chay. Hiện tại đã một tháng gần qua cảm thấy vẫn OK không đến nỗi gì. Lỡ ăn thịt vài ngày tăng lại một chút oan gia trong người thôi thì mình cũng tùy duyên tụng chú niệm Phật để cho họ nghe phát tâm Bồ Đề mà siêu thoát. Nếu oan gia không chịu siêu thoát thì mình chấp nhận bị đeo bên người thôi.
Vài dòng chia sẻ hoàn cảnh tuỳ duyên như vậy không biết có sai không xin các đạo hữu góp ý kiến cho.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Liên hữu Huệ Tịnh giải quyết tình huống như vậy cũng không phải là không có lý. Thật sự đối với cá nhân người tu Tịnh ăn chay trường là rất rất tốt, lợi lạc nhiều lắm. Nhưng vì mình ăn chay mà gia đình lục đục, vợ con mất niềm tin vào Phật pháp, họ nghĩ đến Phật là nghĩ đến sự chia rẽ tình cảm vợ chồng, cha con trong gia đình thì vô tình mình đã khiến vợ con chịu tội phỉ báng Phật pháp. Cái sự đắc đạo của mình đâu chưa thấy những nỗi khổ địa ngục đã hiển hiện với người thân của mình; lòng từ bi của chúng ta hướng đến chúng sanh nhưng đâu có hướng đến vợ con mình, vậy chữ “Bi” ấy đâu thể gọi là trọn vẹn.
Thế nhưng nếu cứ vì cái buồn vui của vợ con mà ta chiều theo ý họ thì đường tu cũng rất khó thành, không khéo như người mù dắt người mù vào hầm lửa lúc nào chẳng hay. Phúc Bình thấy rằng ở đạo Thiên Chúa họ cũng có cái rất hay đó là đã lấy nhau phải cải cùng đạo khi đó là cùng hệ tư tưởng tâm linh thì gia đình mới hạnh phúc yên ấm được.
Ngẫm đến khi mình gặp cơn vô thường bất chợt đến, mình nằm xuống, lúc đó ai là người lo cho mình. Vợ con mình làm đúng pháp thì mình được lợi ích, không đúng pháp thì nếu mình chưa tự tại vãng sanh được thì chỉ có đường đọa lạc.
Cho nên theo ngu ý của PB vấn đề không phải là chay hay mặn mà là cả gia đình có cùng tu với nhau hay không hay đúng hơn là cùng niệm Phật cầu vãng sanh tịnh độ. Ví như cuối tuần chồng hy sinh lợi ích của mình đi ăn hàng với vợ con cho gia đình vui vẻ (trừ khi trùng ngày lục trai, thập trai hoặc tháng tam ngoạt trai) nhưng bù lại vợ cũng phải tìm hiểu lý do chồng tu Tịnh độ, cùng niệm Phật, cùng nguyện vãng sang với chồng … nói chung là mình phải có nhiều mưu kế 🙂 để đạt đến mục đích cuối cùng.
Đôi lời chia sẻ với liên hữu Huệ Tịnh.
Nam Mô A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật.
Thật cảm ơn lời chia sẻ của liên hữu Phúc Bình. Mục đích của HT là làm sao cho bà xã tin sâu nhân quả để phát tâm ăn chay hơn. Nghiệp ăn mặn của bà xã cũng rất nặng lắm cho nên hơi khó. HT cũng đang có ý dùng mưu tương kế tựu kế như PB đã nói để từ từ kéo vợ theo mình về Tây Phương đó là mục đích trong bài phát nguyện hàng ngày “Nguyện sanh Tây Phương Tịnh Độ chung” 🙂
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Đại sư Ấn Quang dạy quả báo ăn thịt thật rất thảm khốc nêu ng biết nhân quả thì dù có chết cũng chẳng dám ăn thịt. Đời này ác Duyên quá nhiều, vợ chông con cái Đa số là oán thân trái chủ đến đòi nợ, nên họ dùng đủ mọi cách từ trách móc, ái dục … Để lôi kéo ta vào ác đao, phá hoại con đang tu học của ta, kẻ trí thì tâm chẳng Đông kẻ mê Động tâm lại trôi vào nẻo Mông Lúc nào chẳng hay. Bản thân TM biết mình trí kém, yếu nhược nên khi Phát tâm ăn chay thì Phát nguyện nếu còn tâm ăn thịt thì mãn kiếp đoạ A Tỳ địa ngục luôn vì tội bất hiếu không nghe lời Phật dạy Tổ răn. Nên trong cuộc sống không một chút dao Động, ai nói mặc đo đều là Bồ tát thử xem ta có Phát tâm chân thật không hay là giả tâm, TM cảm ân họ sâu sắc, họ giúp ta thành tựu.
Nam mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật.
Kính chào đạo hữu Tịnh Minh.
TM có tâm quyết chí ăn chay như vậy thật đáng tán thán. Nhưng có nhiều việc chúng ta mang thân tại gia tu tập phải hiểu cái hạnh tùy duyên tuỳ thuận chúng sanh. Nếu chúng ta cố chấp quá cho dù đó là “hình tướng” thuộc về thiện đi nữa sẽ có lúc khiến nó chuyển thành quả ác.
Chúng ta có tâm Bồ Đề có nhơn duyên gặp lại oan gia trái chủ thì phải hoan hỷ khéo léo tuỳ thuận trả nợ cho ho vui để giải hoá nghiệp oan trái giữa 2 bên. Nếu Huệ Tịnh quyết chí ăn chay mặc kệ vợ con nghĩ sao (tâm tiểu thừa) thì dễ thôi không khó. Khó là làm sao chuyển tâm họ ăn chay bớt ăn mặn bớt sân bớt si giống mình mới hay. Để chi? Để đồng tâm đồng hướng thiện sống an lạc hạnh phúc chơn thật. Huống chi Huệ Tịnh đã có suy nghĩ rất kỹ là 5/7 ngày ăn chay so với 2/7 ăn mặn cũng còn có lời trong tuần. 🙂 Ngoài đời kinh doanh làm ăn người ta muốn thành công có lời lúc nào cũng phải hy sinh ra một chút vốn mới được chứ. Bây giờ HT hy sinh ra 2 ngày không ăn chay mà cảm thấy không sụp đỗ trong đường đạo mà có thể giúp vợ con chuyển nghiệp phát tâm Bồ Đề vậy là quá lời rồi. Huống chi HT biết niệm Phật trì chú Vãng Sanh để hồi hướng cho oan gia của các miếng thịt có cơ hội nghe pháp chuyển tâm họ siêu thoát cũng có lời thêm. Nếu người ta không biết niệm Phật tu hành thì ăn thịt khó giải oan thù hận với nhau là đúng. Đằng này HT lấy một trứng ném hai đá cùng một lúc cũng vì bất đắc dĩ.
Quan trọng là cái tâm của HT có bị thối thất hay không khi chuyển ăn chay 5 ngày bị nhiễm 2 ngày mặn. Tự mình biết tự mình hiểu trong cái thử nghiệm ra sao. Nếu cảm thấy có vấn đề thì tính sau tuỳ duyên. Nếu nói ăn mặn 2 ngày trong tuần mà không được vãng sanh thì chúng chưa hiểu thâm sâu Đại Nguyện Lực của Phật A Di Đà và bản thân tâm của mình rồi. Nên nhớ hình tướng ăn mặn bề ngoài tuy giống nhau nhưng thật tu hay ích kỹ là ở nội tâm.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Người thời nay dùng chó, lợn, bò, dê, ngỗng, vịt, cá, ba ba làm thức ăn, suốt đời chẳng thấy đó là sai, là vì sao? Xét ra ăn uống vào dạ dày, dư dật tinh khí để quy về tỳ, cặn bã dịch thải bị đưa ra khỏi ruột non ruột già còn chất tinh túy máu mỡ thì mới bồi bổ phủ tạng, tăng trưởng cơ bắp, tích lũy lâu ngày thì toàn thân đều là thân của chó, lợn, bò, dê, ngỗng, vịt, cá, ba ba; tấm thân do cha mẻ đẻ ra ngay trong đời này đã thành loài khác rồi, nói chi đến kiếp sau?
Trích: Trúc Song Tùy Bút
Tác giả: Đại sư Liên Trì
A di đà phật.tôi rất tán thán công đức quyết giữ chay thanh tinh và ko ăn trứng của các vi.chuc các vi luôn luôn được su gia hộ của mười phương chư phật
Tôi nghĩ thật tức cười.vì đã phát tâm ăn chay thit cá còn bỏ được vậy mà chỉ mỗi có một cái trứng mà bỏ ko được.rất nhiều người vì muốn ăn trứng mà ban cai rất nhiều.lại nữa có kẻ tự cho mình là thiện tri thức rồi nói món này ăn được món kia ăn ko có tội.thậm chí ăn thịt chúng sanh rồi nói đó là tam tinh nhục.còn nói là ăn mà ko chấp.trong kinh phật cấm tuyệt đối ko được ăn thịt chúng sanh.cho du đó là tam tinh nhục vì ăn thịt chúng sanh là dứt mất hạt giống từ bi.vậy mà co kẻ vì muốn thoa mãn khẩu vị cua mình thâm chí nói là đức phật cũng ăn mặn.cũng vi thoa mãn su tham ăn của minh mà biết bao chúng sinh phải chiu đau khổ.những kẻ như thế co tai như ko nghe co mat như ko thấy phá hoại đạo phật.và làm cho ngoại đạo chê cười.những kẻ như the giống như vi trùng trong thân sư tử ăn thit sư tử.như lời đức phật đã từng nói.
A Di Đà Phật !
Kính chào LH Tuêj Tịnh. Bạn là người có Căn duyên với pháp môn Tịnh độ. Là cư sỹ Nam đang đi làm mà bạn đã phát tâm tu học theo lời Phật dạy “Ăn chay trừong, niệm Phất , Nguyện khi liệng bỏ than này mong sao được Phật A Di Đà phóng Quang tiếp dẫn đứt bỏ luân hồi sanh tử…”. Theo bạn nói, vợ bạn vẫn nấu các món chay cho mình ăn hang ngày, thế! bạn có duyên lắm rồi bạn phải tán than công đức của vợ và dồn hết tình thương tình yêu để giúp vợ bang mọi cánh. Tất cả bà xã khi được chồng yêu thương, giúp đỡ that chân tình thì họ rất hạnh phúc chứ sao lại đẻ vợ càng ngày càng xa lánh , nghĩ xấu về chông. Mình phải kiểm điểm lại tất cả các hoàn canh cuộc song gia đình nói chung và vợ chồng nói riêng để tìm ra mấu chốt vấn đề cần được giải tỏa chứ. Theo mình chắc chắn không phải vì bạn ăn chay trường mà vợ bạn xa dần bạn đâu; mà sẽ có lý do khác.
Mình cúng đang là công chức mà đang giữ chức vụ lãnh đạo một cơ quan Nhà nước. Trước đây 4 năm khi chưa kết duyên với Phật mình không từ bỏ một món ăn mặn nào, không ăn là mình không chịu được (kể cả Khỉ) Nhưng sau 6 tháng rồi khi theo Phật, đọc kinh Phật và tu theo pháp môn tịnh độ Niệm Phật Cầu sanh Tây phương Cực lạc thực tình chưa có ý nguyện phát tâm chay trương nhưng rồi bỗng dung nhìn thấy các món mặn là sợ và nôn ói không ăn được thế là ăn chay trường từ đó. Tôi cũng rất lo vì vợ con sẽ không nhất trí cho mình ăn chay trường. Suốt 3 tháng trời tôi tâm sự với vợ và ăn để vợ con không biết, nhưng nghĩ nếu mình làm vậy sẽ không được lâu dài. nhiều khi vợ con nghi mình ăn chay trường nê vào những ngày gia đình sum họp lien hoanvợ con mình đã bố trí gắp món mặn cho mình ăn that tình lúc đó minh hít sâu hơi thở và xin Phật cho con vượt qua tình huống khó xử này nhưng khi vừa đưa miếng thức ăn mặn lên miệng mình phải thả bát chạy một mạch ra ngoài nôn thốc nôn tháo. từ đó mình cũng thú that là mình đã ăn chay trường 3 tháng rồi vợ con có phản đối và bảo mình lạc hậu v.v.. và đã tìm cách thử mình bang các món chay (nhân thì trướng)vào các ngày lễ . Mình vui lắm vì thấy gia đình vui vẻ không chap vào món ăn của mình và cúng làm cho mình món chay ngon để mình ăn. Bạn biết không khi căn miếng thức ăn để nhai bỗng dung bụng mình nó ỤC, ỤC và không thể chịu nổi mình lao ra nôn từ bàn ra tận ngoài sân. Kể từ khi đó vợ con mình biết mình không thể ăn mặn được nữa họ rất hoan hỷ làm món chay cho mình mặc dù mình vẫn bảo vợ con đừng quan tâm đến món ăn của Bố. Đã hợ 3 năm nay chưa hề có lời ra tiếng vào khi cả nhà ăn cả. khi tiệc tùng lien hoan nhà hang vợ con đều làm món chay cho mình và họ rất vui vẻ.
Theo mình bạn đã trường chay rồi bây giờ bạn trở lại ăn mặn (dù cho một tuần một ngàyv.v..)cũng không được rốt ráo đâu, nhất là đối với PT nào đã ăn chay trường rồi mà trở lại mặn thì…Theo các vị Chư Tổ dạy. Không có cơ hội vãng sanh được bởi vị còn ăn máu thít chúng sanh thì làm sao trở thành Phật, Bồ tát được.
Đôi lời chia sẻ mong bạn hoan hỷ và tự quyết định đường đi của tương lai. Nhất định phải về Tây Phương Cực Lạc bạn nhé.
A Di Đà Phật
Hay là bạn Huệ Tịnh thử “giả đò” ục ục xem sao
trứng cũng đc sinh ra như bào thai vậy thôi.vậy mà đa số nhiều người có thể nghĩ đó là đồ chay.
Nam Mô A -DI-ĐÀ Phật
Trứng gà không có trống khác gì trứng của người phụ nữ tự rụng trong những ngày đến tháng?
Vậy xin hỏi một câu thô thiển: Giữa người phụ nữ và con gà mái có điểm nào giống nhau và khác nhau dưới góc nhìn của 1 phàm phu? Và dưới góc nhìn trí tuệ & từ bi của Phật pháp?
Câu hỏi gọn lại: Ta và chúng sanh có gì khác biệt?
A Di Đà Phật.
Các vị thiện tri thức cho tôi hỏi ở nhà tôi tôi là người nấu ăn các thức ăn mặn thì tôi mua ở chợ toàn là đồ đã làm sẵn, nhưng còn trứng gà, vịt thì phải đập ra để làm như vậy có phải là sát sinh không. Nếu là sát sinh thì tôi phải làm thế nào để tránh nghiệp sát vì nhà tôi có 2 cháu nhỏ hay ăn trứng tôi buộc phải làm.
Cô Hà thân mến,
Cô cứ mua trứng trong siêu thị là được, khi làm đồ mặn vì nghĩa vụ mà làm, nên thường sanh tâm bi mẫn mà niệm A Di Đà Phật thầm hoặc nhép miệng trong quá trình nấu nướng mà hồi hướng cho các chúng sanh vì sự hưởng thụ của con và mọi người mà phải tổn hại cho đến hi sinh thân mạng, vậy là được.
Cũng nên khuyên 2 cháu ko nên thường ăn trứng quá thường xuyên, dạ dày sẽ khó tiêu và gan phải làm việc quá sức, sau này 2 bộ phận này sẽ dễ bị bệnh. Trong quả trứng ngày nay đa phần là trứng công nghiệp, nhiễm hóa chất từ thức ăn gia súc, chứa đầy chất kích thích tăng trưởng, ăn thường xuyên trứng sẽ tích tụ những hóa chất này trong lục phủ ngũ tạng, khiến chúng mau suy già, cơ thể sớm bị lão hóa và sanh ra nhiều bệnh lạ…
Mình nên dựa vào khoa học mà chia sẻ cho các cháu về lợi hại của việc ăn trứng & thịt cùng sự lợi ích của ăn nhiều rau củ. Rau củ vẫn là sự chọn lựa tốt hơn cho sức khỏe của con người.
A Di Đà Phật.
Dạ con cảm ơn bác Tịnh Thái đã giúp con giải tỏa được mối lo ngại trong lòng, con sẽ làm như lời bác khuyên bảo, con cảm ơn bác.
A Di Đà Phật
Chú Tịnh Thái thân mến cháu muốn hỏi chú một việc vì không có email của chú nên cháu đành viết ở bài này
Cháu và một gia đình phật tử nọ cũng quen biết vài năm rồi. Gia đình có một bác gái trông nom ở chùa làng cũng gần 20 năm nay rồi.gia đình bác thì có 2 con trai đều lập gia đình và có con. Còn người bố thì đã ở với người vợ 2 từ khá lâu rồi. Cách đây gần do có mâu thuẫn với một số người trên chùa. Cộng thêm việc anh con út của bác sinh thêm cháu thứ 2 nhưng cháu nó sau 1 tuần thì biến chứng bệnh nặng phải đưa đi viện trên HÀ NỘi để chữa trị. Lúc này gia đình bác không còn niềm tin vào phật giáo nữa.sau một thời gian ngắn cháu mất. Từ khi về nhà cả nhà bác theo học Pháp luân công. Và thường khuyên cháu theo học vì pháp luân công cũng là phật pháp nhưng họ lại nói còn cao hơn cả phật pháp. Rồi kể chuyện hoa ưu đàm 1000 năm mới nở. Rồi những câu chuyện về những người mắc bệnh tập luyện khỏi ung thư.va đặc biệt hơn nữa là ai tập hay đọc sách thì sẽ được sư phụ bảo hộ. Lại còn nói sắp tới có đại nạn người chết đầy đường. Tiền rơi đầy đường không ai nhặt. Mỗi lần tới nhà cháu đều nghe đi nghe lại những câu chuyện đó. Họ còn nói rằng pháp của phật Thích Ca không còn hữu dụng nữa chỉ còn pháp luân công mà thôi. Cháu không hiểu tại sao họ lại có thể nói phật này hơn phật kia được như vậy. Rồi tập luyện để để có thể đi tới mức thành phật ngay khi còn sống.chau ngu muội xin chú chỉ rõ cho cháu về các vấn đề trên giúp cháu. Nếu sự việc này cháu nói trên đây có làm ảnh hưởng tới quí vị đồng tu xin tất cả lượng thứ cho cháu.A Di Đà Phật.
gửi Tịnh Lâm .
Đọc những lời hỏi và giải đáp trên diễn đàn thật là qúa hửu ích ,ai cũng là Bồ Tát để chúng ta học tập ,mạng người ngắn ngủi qúa , nếu chúng ta không nắm giử câu A DI ĐÀ PHẬT thì khi hơi thở dứt sẽ bị đọa lạc , cũng vì yêu mến cái thân giả tạm này mà chúng ta gây biết bao tội lổi , cũng có nhiều người đi đến chùa để làm công quả hửơng chút phước , chứ họ đâu biết pháp môn niệm Phật , cũng ăn chay đó , nhưng không hiểu lợi ích của việc ăn chay , phóng sanh . Nghe những lời dạy của tổ ẤN QUANG thì mới hiểu rỏ ,nghe những lời pháp của ẤN QUANG đại sư hoặc hòa thượng Tịnh Không rồi chúng ta mới sáng suốt nhận ra chúng ta qúa có phước, pháp luân công không phải là phật pháp đâu , vì nghe đi nghe lại nhiều lần bài giảng của Tổ và của hoà thượng nên tôi mạo muội góp ý kiến cùng bạn , Tôi không nhớ là Tổ hay hòa thượng nói” pháp luân công không phải là phật pháp “.Hai vị này tôi tin tửởng tuyệt đối . Phật Thích Ca Mâu Ni có nói rằng “thời mạt pháp tà sư thuyết pháp nhiều như cát sông Hằng ” ai chánh ai tà bạn có biết chăng ? hãy chuyên nghe ” ẤN QUANG ĐẠI SƯ GIA NGÔN LỤC , ẤN QUANG ĐẠI SƯ VĂN SAO ……” những lời của Tổ bạn nghe đi nghe lại nhiều lần thì bạn đã có chánh kiến về Phật pháp , rồi bạn biết đâu là chánh , đâu là tà để khỏi bị lầm lạc mà uổng phí một đời này có được thân người và đã biết được pháp môn tịnh độ . Vì yêu mến gia đình , con cháu , bà cụ đó khi đứa cháu mất đi, mất niềm tin vào Phật pháp , vì nghĩ những gì mình làm cho chùa là mình đạt được những gì mình muốn như tiền tài, danh tiếng ….nhưng cụ đâu hiểu nhân qủa …đứa cháu hết duyên nợ với bà và con trai bà thì nó ra đi , bạn xem “Trưởng giả kén rể ” vài lần thì bạn sẽ hiểu ra . Thấy chú Tịnh Thái chưa trả lời cho bạn nên tôi mạo muội chia sẻ . A DI ĐÀ PHẬT
Trước khi mình có ý nguyện ăn chay thì tóc mình đã bị rụng tóc đến mức gần hói.Nhưng từ khi mình ăn ho mình được 6 tháng nay mình thấy tóc mình càng ngày càng yếu và gãy rụng nhiều hơn, nhiều lúc mình rất tự ti khi đối diện với mọi người xung quanh.Mình đọc trên mạng thấy họ nói ăn chay trường thì thiếu chất và rụng tóc.Hiện tại mình không biết phải làm sao , có nên ăn mặn trở lại hay không nhưng thật tâm mình rất muốn ăn chay.Mong mọi người cho mình khuyên .Mình cảm ơn rất nhiều
Nếu bạn Học ăn mặn trở lại thì chắc gì tóc sẽ ko rụng. Vì trước đây,khi chưa ăn chay thì tóc bạn cũng đã rụng đến mức gần hói rồi mà. Bạn nên đi khám xem tình trạng rụng tóc do đâu..
Chào bạn Học,
Không biết bạn ăn chay vì mục đích gì. Tuy nhiên, ăn chay đúng cách thì sẽ không thiếu chất, ngoài ra còn có thể giúp cơ thể khỏe mạnh và tránh được một số bệnh tật. Cho nên bạn cần tìm hiểu cách ăn chay đủ chất nhé.
Bạn nên tìm hiểu các nguyên nhân của việc rụng tóc để xác định nguyên nhân rụng tóc của bản thân bạn, từ đó sẽ có hướng điều trị hợp lý.
Chúc bạn an vui.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Tại sao cứ phải tranh luận về chay hay mặn. Người quy y cữa phật là người phát tâm từ bi thương xót chúng sinh, thì việc ăn chay là đúng rồi. Nếu đi tu vẫn ăn mặn chẳng qua ngụy biện cho cái ngã mà thôi!
A di đà phật, hôm nay rằm con ăn chay nhưng chiều đi ăn với bạn , con lỡ ăn bánh flan có thành phần trứng. con xin lỗi phật.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Đào,
*Bạn đừng xin lỗi Phật, bởi Phật không muốn bạn làm chuyện đó, trái lại bạn phải xin lỗi chính mình.
*Sám hối là tự tâm mình nhìn được lỗi của mình để sửa và từ nay về sau nguyện không bao giờ tái phạm nữa. Bạn phát tâm ăn chay trong ngày rằm, nhưng ăn chay buổi sớm, chiều đi ăn với bạn thì đã quên ngay mình đã và phải làm gì? như vậy là bạn chưa thực phát tâm tu.
*Ăn chay chưa phải là tu mà chỉ là bước đầu thực tập hạnh từ bi với chúng sanh muôn loài. Bạn chớ khởi nghĩ: Ăn chay có phước và có công đức. Ăn chay chẳng thể có phước-đức nếu như tâm bạn chẳng chay. Sao gọi tâm chẳng chay? Nghĩa là tâm tham, sân, si trong bạn không được quán chiếu và trừ diệt. Như thế dẫu bạn ăn trường chay cả đời thì cũng chỉ mang lại chút phước báu là kết duyên lành với chúng sanh mà thôi. Do vậy ăn chay phải kèm giữ giới và giữ giới thanh tịnh, được thế và muốn thế bạn phải thường xuyên giữ giới và trì giới.
Chúc tinh tấn và tỉnh giác tu đạo.
TN
A Di Đà Phật!
Con xin không bàn chuyện ăn chay có dùng trứng hay không. Việc ấy tâm mỗi người tự định đoạt và tự chịu trách nhiệm.
Con chỉ muốn hỏi: “Không có gà trống, gà mái cũng có thể ấp trứng nở ra gà con như thường.” Chuyện này có thực ạ?
tình cờ tôi lạc vào đây và thấy mọi người bàn tán nhiều về vấn đề trứng có ăn chay được hay ko? tôi xin khẳng định là trứng gà thì người ăn chay hoàn toàn ăn được! nhưng trứng vịt thì không! tại sao tôi lại dám khẳng định như vậy? vì mẹ tôi- khoảng 3 4 năm tước, vào 1 buổi sáng , sáng bà vẫn ăn uống bình thường như mấy chục năm nay nhưng bổng chiều hôm đó bà ăn mặn là ói liên tục.bà tưỡng mình bị bệnh 3 4 ngày sau ăn lại thử cũng ói và thế là từ đó bà ăn chay cho đến nay. đừng nói là ăn, mà chỉ cần ngữi thấy mùi thịt cá cũng ói. thầy trong chùa nói phật đã chọn bà… mẹ tôi hiện giờ bà vẫn ăn chay, tôi thấy bà ăn trứng gà được, không ói, nhưng trứng vịt ko ăn được. tôi thì ko đi chùa, ko đạo, (mẹ tôi thì có đạo và hay đi chùa), tôi chứng kiến như vậy thì tôinoi1 vậy chứ tôi cũng ko biết gì về đạo phật. mẹ tôi hay đi chùa gì trong cái hẻm phía trong quốc lộ 22 ngay dưới chân cầu vượt Cũ CHi, ai ko tin có thể đến hỏi và kiểm chứng.
ah mình xin nói thêm là mẹ tôi vẫn ăn hành tỏi bình thường
Thai Nhi Bệnh Khi Mẹ Ăn Trứng
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2014/10/tam-linh-cam-ung-giua-nguoi-me-va-thai-nhi/
Hiếm Muộn Đường Con Cái Do Ăn Quá Nhiều Trứng
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2015/03/hiem-muon-duong-con-cai-do-an-qua-nhieu-trung/
Vì Sao Người Ăn Chay Không Được Ăn Hành Tỏi (Ngũ Vị Tân)?
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2010/11/vi-sao-nguoi-an-chay-khong-duoc-an-hanh-toi-ngu-vi-tan/
Ăn Ngũ Vị Tân (Hành, Tỏi) Chiêu Cảm Loài Ngạ Quỷ
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2011/09/an-ngu-vi-tan-hanh-toi-chieu-cam-loai-nga-quy/
Nam Mô A Di Đà Phật, con không hiểu vì sao khi mẹ con sinh con ra con liền ăn mặn không được, mẹ con nói lúc mang bầu con khi tới chỗ bán thịt cá thì chịu không nỗi, có phải con bị thiếu chất gì không hay do túc nghiệp đời trước? . Nam Mô A Di Đà Phật.
Cũng có thể là thiện căn của bạn vô cùng sâu dày đó mà
Xin thưa, nhà Bà Nội con có 1 đàn gà mái ko trống. Và gà mái vẫn đẻ ra được những lứa trứng mà nta gọi là trứng ko trống. Đó vốn là bản năng của những con mái, và gà trống vẫn có thể đẻ ra những quả trứng nhỏ như trứng cút. Nhưng chỉ có cái vỏ vôi bên ngoài chứ ko có lòng bên trong.
Một lần Bà Nội con quên lấy trứng gà ko trống đem bán, đàn gà Mái đua nhau ấp và theo như con được biết, trứng ko trống k thể nở con, hay có mầm sống, vì ấp đc 1 tháng trứng ko những ko nở mà nó ung thối lên…. như vậy trứng đó là thực phẩm, hay còn gọi trứng cơm. Vốn dĩ các phật tử ko ăn trứng vì trứng ko trống cũng tạo nên từ phôi và máu của gà mẹ, do đó không nên ăn để tránh sai lầm đáng tiếc, Trứng gà do gà mái mẹ đẻ ra, có được ấp để nở thành gà con hay không đều không thể thay đổi sự thật nó là trứng gà. Chứ ko giống như ở trên đã viết, “trứng ko trống có thể nở thành con”
ý kiến cá nhân mình thấy sao vị hòa thượng tên Tuyên Hóa này trả lời 1 cách hằn học thế nhỉ?
– người ta muốn hỏi xem ăn trứng có được không, chưa chắc do người ta đã thèm mà muốn ăn, nhỡ đâu người ta hỏi để xem có thể bổ sung dinh dưỡng cho thực đơn chay của họ thì sao? Ai cũng biết ăn chay tuy tốt cho cơ thể, giúp thanh lọc nhưng chắc chắn là thiếu hẳn protein, 1 trong những chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng ( nếu thiếu nó ở 1 lượng lớn, hậu quả ra sao thì mọi người có thể tự tìm hiểu), thế nên trứng có thể là sự bổ sung rất tốt. Mình thấy cách trả lời như của Ht Tuyên Hóa mang tính quy chụp và khá tiêu cực.
– Hth Tuyên Hóa nói rằng trứng không có trống vẫn có thể nở ra gà con…??? Xin hỏi Hth đọc đâu ra cái kiến thức này vậy?? Hth có chút hiểu biết gì về sinh sản không?? Xin lỗi chứ người có tìm hiểu mà đọc câu này thì chắc chắn cảm thấy nực cười.
Tôi không phải phật tử, cũng không theo tu, nhưng có tìm hiểu nhất định về phật giáo. Phật giáo nói rằng ăn chay là để tránh sát giới, không sát sinh. Vậy không sát sinh là gì, là không đoạn tuyệt 1 sự sống, 1 sinh mệnh. Vậy thì, quả trứng không trống (cồ) ấy, gà mái có ấp bao lâu cũng không thể nở thành con, vậy thì làm gì có sự sống, vậy thì nếu ăn trứng đó thì làm gì có sinh mệnh nào bị đoạn tuyệt?? Thêm nữa, việc gà mái đẻ ra trứng là 1 hoạt động của tự nhiên, không làm gì thì nó vẫn đẻ (nếu mà không đẻ được thì nó sẽ chết), chứ chẳng có bất cứ can thiệp nào để bắt nó phải đẻ.
Mọi người hãy nghĩ kỹ.
Thêm nữa về mẩu chuyện trong bài viết, cái việc ăn nhiều trứng xong nở thành gà con trong bụng, có thật hay không thì tự mọi người cũng biết.
Kết: người ta tìm hiểu về việc ăn chay-ăn trứng là để tránh bị thiếu chất khi ăn chay. Ăn chay nhưng vẫn phải đảm bảo sức khỏe, đúng không mọi người?? Vì vậy không nên có những suy nghĩ và thái độ quá tiêu cực về vấn đề này.
Thân.
Chào bạn,
Câu hỏi của bạn cũng đã có bạn đọc ở trên nêu lên rồi. Bạn chịu khó đọc lại nhé. Có điều protein thì không phải chỉ có trong trứng gà. Và trên thế giới cũng có nhiều lực sĩ, vận động viên ăn chay theo trường phái không dùng thực phẩm có nguồn gốc từ động vật (vegan) mà họ vẫn đoạt huy chương vàng đó thôi. Như vậy chứng tỏ họ không ăn trứng mà vẫn không thiếu chất, đúng không nào? 🙂
A Di Đà Phật
Mình gửi để admin có 1 cái nhìn toàn diện hơn.
http://buaanhoanhao.vn/protein-dong-vat-va-protein-thuc-vat/
việc protein từ thực vật thiếu hoàn chỉnh so với động vật là điều chắc chắn. mà cái gì đã không hoàn chỉnh thì đương nhiên hiệu quả không được cao.
Dù sao thì mình không muốn làm rõ việc ăn trứng đúng hay sai ở đây, vì nó thuộc về tư tưởng mỗi người. Những cái mình nêu ở trên chỉ là để cho thấy việc ăn trứng không phải là đi ngược lại khái niệm “ăn chay”.
Chỉ là mình thấy là thái độ trả lời và kiến thức của vị Hth kia hơi buồn cười mà thôi:)
A Di Đà Phật. Cảm ơn bạn. Có lẽ khái niệm về “hiệu quả cao” của bạn và tôi không hẳn giống nhau. Đối với những hành giả tu tập theo pháp môn niệm Phật ở đây thì đối với họ “hiệu quả cao” là sự giải thoát rốt ráo, là sự chấm dứt vòng luân hồi sanh tử của kiếp người. Còn mọi điều khác chỉ là thứ yếu thôi bạn ạ.
Việc đúng hay sai khi dùng trứng vào bữa chay luôn là đề tài tranh luận xưa nay, chẳng phải mới. Cũng như người tu theo trường phái Đại Thừa cho rằng người tu không nên ăn thịt cá vì ăn thịt chúng sanh là thiếu lòng từ bi. Còn người tu theo Tiểu Thừa thì ngược lại, khi khất thực được thứ gì thì ăn thứ nấy không thể chọn lựa đồ chay hay mặn. Người phái này cho rằng người tu theo phái kia là sai. Đó là sự suy nghĩ bị gò bó hạn hẹp. Cho nên có thể bài viết trên đối với bạn là không đúng, nhưng với người khác thì ngược lại. Vì thế chúng ta không nên đọc với thái độ đóng khung theo lối những gì thuận với ý mình là đúng, còn khác đi là sai. Từ đó phát sinh ra những lời lẽ chê bai, khinh thường những vị xuất gia là điều chẳng nên.
Vậy bạn nhé. A Di Đà Phật.
Đọc các bài này suy gẫm thêm nè các huynh:
Ăn Chay Có Bị Thiếu Chất Không? (http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2014/03/an-chay-co-bi-thieu-chat-khong/)
Hiếm Muộn Đường Con Cái Do Ăn Quá Nhiều Trứng (http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2015/03/hiem-muon-duong-con-cai-do-an-qua-nhieu-trung/)
Chào bạn Người Bình Thường,
Quan điểm của bạn về trứng hoàn toàn chính xác theo các thông tin khoa học hiện giờ, PH chỉ lưu ý với bạn một điều là khoa học không phải lúc nào cũng chính xác vì thỉnh thoảng khoa học vẫn đưa ra những kiến thức, thông tin, ngược lại với những gì khoa học đã cho là đúng trước đây. Điều này khá là bình thường vì khi những loại máy móc nghiên cứu khoa học tiến bộ hơn, cho phép các nhà khoa học nhìn sâu, toàn diện hơn một chút, thì kết quả có khác trước là không có gì bất ngờ. Ví dụ, trước đây ta thường cho rằng cà phê không tốt cho sức khỏe, nhưng gần đây PH lại đọc được thông tin rằng nếu uống một lượng thế nào đó thì lại tốt cho tim mạch. Cho nên, PH cho rằng thông tin chỉ mang tính chất tham khảo thôi. Đa phần các vị sư tu theo Bắc Tông thì ăn chay không trứng, và đến giờ có lẽ sự thiếu hụt trứng trong khẩu phần ăn của họ cũng không gây ra tình trạng gì nghiêm trọng cho sức khỏe của họ.
Về cách trả lời của hoà thượng Tuyên Hoá, bạn hãy thử nghĩ như sau. Thông thường, với mục hỏi/ đáp như vậy là đã có đối tượng cụ thể đặt câu hỏi. Dĩ nhiên, bạn có lý khi nghĩ người hỏi có thể muốn bổ sung thêm dưỡng chất. Nhưng cũng có thể, tình hình lúc đó là vị hoà thượng này đã biết rõ vị đệ tử này vốn muốn được ăn trứng, thật sự mà nói, chỉ qua đối đáp, PH và bạn sẽ không hình dung rõ được chính xác người hỏi thực chất muốn gì, nhưng vị sư đang được hỏi đó ắt sẽ biết rõ về người hỏi hơn là chúng ta. Bạn đúng khi nói rằng theo Phật giáo, ăn chay là để không sát sanh. Tuy nhiên, trên quan điểm Phật giáo Bắc tông, bạn còn thiếu một chút thông tin về trứng. Quả thật, đúng như vị hoà thượng Tuyên Hoá đã nói, trong kinh Thủ Lăng Nghiêm có ý “trứng do tưởng sanh ra”, nghĩa là trứng thì có mầm sống. Vị hoà thượng này và vị đệ tử kia đều là người đang tu theo đạo Phật, thì việc dựa trên thông tin của Phật giáo mà trả lời như thế là hoàn toàn chính xác và hợp lý, như thế thì đâu có gì đáng buồn cười phải không bạn? Thêm nữa, vì vị hoà thượng này có thể biết rõ đệ tử mình như thế nào rồi, cách trả lời có thể hoặc nhẹ nhàng, hoặc gay gắt, tuỳ theo tính cách của người nghe, miễn sao cho họ có thể thấy đúng mà làm theo là được. Như bạn đã biết, không ai giống ai cả, có người nói vài câu nhẹ nhàng thì đã nghe, có người phải gắt gỏng một chút mới chịu nghe. Tóm lại, PH dài dòng một chút là để chia sẻ với bạn một cái nhìn khác, và cái nhìn này cũng có lý của nó.
Với người ăn chay không vì mục đích tôn giáo (ví dụ để giảm cân, để trị bệnh, để sức khỏe tốt,..) thì ăn trứng hay không, không là vấn đề. Còn với người ăn chay theo đạo Phật thì nên theo kinh Phật mà hành trì, như thế là hợp lý hơn cả.
Chúc bạn an vui.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nếu trứng không trống, khi ta dùng thì không phạm tội sát sanh. Tuy vậy, trứng vẫn là chất trược, không làm cho chơn thần chúng ta trong sáng và thanh nhẹ, nên cần phải cẩn thận, không nên lạm dụng, tốt nhứt là không nên dùng.
Trích từ http://www.daotam.info/booksv/bdhd/nvhbdhd3.htm
Hoà thượng Tuyên Hoá là người xuất gia có lòng hiếu tử rất lớn, hiếm có người nào có được. Khi HT nói câu đó, hẵn có dụng ý, đừng vì câu chữ “không đúng khoa học” mà có ngôn từ không đúng mực về vị HT này. Khi giảng thuyết pháp, tuỳ căn cơ và lĩnh ngộ của người nghe mà ngôn từ sẽ khác nhau. Như ba mẹ hay nói đứa nhỏ, ăn trái cây đừng nuốt hột vì sẽ mọc cây trong bụng. Thật ra, dụng ý là trẻ nuốt hột sẽ bị dị vật đường thở, gây khó thở, suy hô hấp mà chết. Đúng hay sai của lời HT Tuyên Hoá về ăn trứng không quan trọng, nhưng quan trọng dụng ý cua HT là gì???
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam mô A Di Đà Phật
với điều kiện của mình, tôi cố gắng ăn chay ít nhất một bữa/ngày, thường là vào buổi sáng/chiều. món ăn của tôi thường là trái cây các loại, khoai lang hấp, thỉnh thoảng là bánh tráng nhúng nước tương. ăn chay mà đơn giản thì rất đỡ mất thời gian nấu, ướp như ăn thịt, đỡ hao dầu mỡ khi nấu nướng… Vì hiện thời tôi phát nguyện sau này già xin vào chùa ở, nên muốn tập ăn chay trường, mà chắc chưa làm được, vì còn chồng và hai con nhỏ.