A Di Đà Phật, danh hiệu này là vạn đức hồng danh, tại sao vậy? Danh hiệu này là danh hiệu của tự tánh, là danh hiệu của tánh đức. Đây là tiếng phạn, nếu như theo ý nghĩa của mặt chữ mà dịch thì A dịch thành Vô, Di Đà dịch thành Lượng, Phật dịch thành Giác hoặc dịch thành Trí. Dịch hoàn toàn qua ý nghĩa tiếng Trung Quốc là Vô Lượng Trí, Vô Lượng Giác. Quí vị thử nghĩ về danh hiệu này, Vô Lượng Trí là bản thể của tự tánh, Vô Lượng Giác là đức dụng của tự tánh, bao gồm hết rồi! Đại đức xưa gọi đây là vạn đức hồng danh, danh hiệu của thể đại dụng chân như tự tánh toàn.
“Dĩ danh chiêu đức, khánh vô bất tận”. Danh và thực nhất định tương ưng. Chúng ta niệm cái danh hiệu này là chiêu đức của ai vậy? Chiêu tự tánh của chính mình, chiêu tánh đức của chính mình. Hay nói cách khác, dùng một câu danh hiệu này đánh thức tự tánh của chúng ta, tìm trở lại tánh đức của chúng ta. Thể dụng của tự tánh chúng ta hoàn toàn không bị mất, mà chỉ bị làm sao vậy? Chỉ mê mất mà thôi. Dùng một câu Phật hiệu này để phá vỡ cái cửa mê này, đánh thức trở lại thể dụng của tự tánh chúng ta. Nếu như bạn hiểu rõ đạo lý này, thì bạn sẽ quyết chí một lòng chấp trì danh hiệu, bạn mới hiểu được danh hiệu này, pháp môn này, không thể tìm ra thêm một pháp môn nào khác có thể thù thắng hơn nó được. Hơn nữa, nó rất dễ dàng, rất đơn giản. Tất cả mọi thứ của khắp pháp giới hư không giới toàn bộ bao gồm trong đó, khánh vô bất tận.
Ở trong Phật pháp có hai câu nói, nếu như chúng ta thật sự có thể thể hội được, bạn sẽ hiểu rõ, đó là: “Tâm bao thái hư, lượng khắp pháp giới”. Hai câu nói này chúng ta nghe rất quen, cũng nói được, nhưng có nghĩa là gì vậy? Người đích thực có thể thể hội được không nhiều. Đây là toàn bộ pháp giới, người hiện nay gọi là vũ trụ, trong Phật pháp gọi là pháp giới. Danh từ pháp giới này hay hơn vũ trụ, tại sao vậy? Vũ trụ thì không có linh tri, ở trong pháp giới có linh tri; Pháp giới là sống, còn vũ trụ không phải sống, cho nên danh từ pháp giới này hay hơn vũ trụ. Phạm vi của vũ trụ không lớn bằng pháp giới, vì pháp giới là trùng trùng vô tận, ở trong pháp giới không có lớn nhỏ, không có đến đi, không có trước sau, không có sinh diệt, không có có không, kỳ diệu tuyệt vời, không thể nghĩ bàn. Ở trong vũ trụ không hàm chứa những tư tưởng này ở trong đó. Danh tướng của Phật học thù thắng.
“Danh dĩ chiêu đức”. Danh hiệu A Di Đà Phật này là tổng danh hiệu, ở trong Phật pháp gọi danh từ thuật ngữ, đây là tổng danh hiệu. Tất cả mọi danh hiệu chư Phật đều từ đây lưu xuất ra, tất cả mọi danh hiệu Bồ-tát cũng từ đây lưu xuất ra, tất cả mọi danh hiệu của chúng sanh vẫn không lìa khỏi nó. Đây là trong kinh Hoa Nghiêm nói, chúng ta đã đọc qua ở trong phẩm danh hiệu Như Lai.
“Tức dĩ chấp trì danh hiệu vi chánh hạnh”. Pháp môn Tịnh-độ, vãng sanh thế giới Tây Phương Cực-lạc, phải tu như thế nào? Chánh hạnh. Tu hành chính thức chính là niệm Phật. Phật pháp phải phá chấp trước, pháp môn này vẫn cứ dùng chấp trước, chính là chấp trước danh hiệu; ngoài câu danh hiệu ra, tất cả mọi chấp trước khác đều buông xả, không chấp trước thêm nữa, chính là chấp trước danh hiệu này, gìn giữ cái danh hiệu này niệm niệm không mất, gọi là trì. Niệm niệm đều là A Di Đà Phật, đó chính là trì. Nhớ kỹ, A Di Đà Phật là vô lượng trí, vô lượng giác, niệm niệm giác chứ không mê, niệm niệm chánh chứ không tà, niệm niệm tịnh chứ không nhiễm, đây chính là tự tánh A Di Đà, tự tánh tam bảo. Tam bảo là một thể, một mà ba, ba mà một. Những quán tưởng, tham cứu, trì chú, nghiên cứu giáo lý khác thảy đều không cần, không nên xen tạp những thứ này, chính là một câu Di Đà niệm đến cùng, chí giản dị. Chí là đến chỗ tột cùng, đơn giản đến tột cùng, dễ dàng đến tột cùng. Đơn giản dễ dàng, hơn nữa nó còn trực tiếp, không vòng vo. Trực tiếp đến đâu vậy? Trực tiếp đến minh tâm kiến tánh, trực tiếp đến vô thượng chánh đẳng chánh giác, trực tiếp đến Phật quả cứu cánh viên mãn.
Có người hỏi, không phải người hiện nay, mà người xưa đã có người hỏi, đến thế giới Tây Phương Cực-lạc còn tu pháp môn gì nữa? Đậu cơ thuyết giáo, tức là bạn muốn tu pháp môn nào, bạn liền có thể thành tựu được pháp môn ấy. Ưa thích, vậy là quá hay. Thành thật mà nói với bạn, đến thế giới Tây Phương Cực-lạc rồi bạn sẽ thay đổi ý định. Đổi ý định gì vậy? Một câu A Di Đà Phật này niệm đến cùng, không tu thêm pháp môn khác nữa. Tại sao vậy? Một câu A Di Đà Phật này đã bao gồm tất cả pháp môn ở trong đó rồi. Cũng tức là nói, vạn pháp quy về một. Một chính là tự tánh. A Di Đà Phật chính là tánh thể, tánh đức, tánh tướng, tánh dụng, chỉ cần bạn khế nhập cảnh giới. Đây là kinh luận các tổ sư đại đức nói rất hay. Nếu như bạn niệm Phật, niệm đến lý nhất tâm bất loạn, thì tất cả pháp thế xuất thế gian tự nhiên thông đạt cả, bạn cần phải học nữa hay không? Bất kể pháp môn nào, có người thỉnh giáo bạn, bạn đều đối đáp trôi chảy, không cần phải suy nghĩ. Cái này kỳ lạ, cái này không thể nghĩ bàn. Trên thực tế không có gì kỳ lạ cả, nguyên nhân gì vậy? Pháp thế xuất thế gian đều do tự tánh biến hiện ra. Đã là tự tánh biến hiện ra, chỉ cần bạn kiến tánh được rồi thì đâu có lý nào mà không biết. Bạn đối với tất cả các pháp không hiểu, không biết, nguyên nhân căn bản là gì vậy? Là bạn đã mê mất tự tánh. Một câu A Di Đà Phật này khi niệm đến lý nhất tâm bất loạn, triệt kiến tự tánh, viên kiến tự tánh, thì vấn đề chẳng phải đã giải quyết rồi sao, bạn còn đi tìm phiền phức khác sao?
Thế gian này có một số người không biết, nên thiền tịnh song tu, mật tịnh song tu, còn có gì nữa vậy? Thiền mật tịnh tam tu. Thông thường người thế gian chúng ta nghe xong, mới nghe đến, cái này tuyệt quá, cao siêu! Kỳ thực, người trong nghề biết họ đang lòng vòng. Mặc dù có thể thành tựu, nhưng thành tựu của họ không đủ sâu, tại sao vậy? Tinh thần, sức lực của họ bị phân tán rồi. Họ phân thành hai mặt, phân thành ba mặt, họ không chuyên! Nếu bạn muốn nhanh, hãy chuyên công phu một môn, một mục tiêu, một phương hướng, sẽ nhanh! Không có gì nhanh hơn cái này. Cùng lúc đi hai đường, cùng lúc đi ba đường thì khó lắm, không dễ đâu, lại chậm chạp nữa! Pháp môn này đơn giản thẳng tắt thành đạo vô thượng. Chúng ta phải nhận thức rõ ràng, chỉ có thật sự hiểu rõ thì niềm tin mới kiên cố, nguyện mới không nghi, dứt khoát không đổi. Pháp môn không thể nghĩ bàn.
…
Chúng ta xem tiếp điều thứ hai: “Tịnh niệm tương tục, vô hữu gián đoạn, cố danh tư tuệ”. Ngẫu Ích đại sư ở trong đoạn này giảng văn tự hơi dài một chút: “Chấp trì là mổi niệm nhớ đến danh hiệu Phật, như vậy là tư tuệ”. Niệm Phật, niệm không phải niệm bằng miệng. Chữ niệm của niệm Phật không thể thêm chữ khẩu, có rất nhiều người đã thêm chữ khẩu cho nó, vậy là sai rồi, vậy là họ hoàn toàn không hiểu ý nghĩa của niệm Phật. Niệm Phật là trong tâm thật sự có Phật. Chữ niệm này của Trung Quốc là chữ hội ý. Bạn xem cách viết của chữ này, bạn phải hiểu được ý nghĩa của nó. Kim tâm, kim là hiện tại. Hiện tại trong tâm có Phật gọi là niệm Phật, không nhất định niệm bằng miệng, trong tâm bạn thật có. Trong tâm không có Phật, cửa miệng có Phật thì không linh, không có cảm ứng. Trong tâm thật sự có Phật, cửa miệng không có Phật, có cảm ứng. Thế thì tại sao niệm Phật vẫn phải niệm thành tiếng vậy? Trong tâm có Phật là tự lợi, niệm ra thành tiếng là lợi tha. Niệm Phật hiệu ra thành tiếng không phải niệm cho mình, mà niệm cho người khác nghe, niệm cho tất cả chúng sanh nghe. Ta hướng dẫn tất cả chúng sanh niệm Phật, nên niệm ra thành tiếng công đức rất lớn, tự lợi lợi tha. Không niệm ra thành tiếng, đối với người có công phu thiền định Bát-nhã tương đối sâu, họ có thể được lợi ích. Tại sao vậy? Họ thấy tướng được lợi ích. Người có trí tuệ Bát-nhã định lực rất sâu. Ở trong tâm có Phật, tướng của bạn sẽ khác. Cái gọi là: “một niệm tương ưng một niệm Phật, niệm niệm tương ưng niệm niệm Phật”. Trong tâm bạn nhớ đến Phật, thì Phật ở trong tâm bạn. Phật ở trong tâm bạn thì Phật sẽ gia trì cho bạn, tự nhiên gia trì. Thân của bạn phóng ra hào quang kim sắc, tướng mạo của bạn đoan trang hiền từ, họ có thể nhìn thấy, có thể nhìn thấy thân bạn tỏa sáng, hào quang kim sắc, nên được lợi ích. Nhưng phàm phu không được lợi ích, phàm phu nhìn không thấy, không có năng lực này. Nhưng niệm Phật thì được, phàm phu nhĩ căn là lợi nhất: “Ta bà chân giáo thể, thanh tịnh tại âm văn”. Bạn niệm ra thành tiếng thì có rất nhiều chúng sanh được lợi ích, ngoại trừ người nghiệp chướng quá sâu thì vô phương, họ không tin, họ không thể tiếp nhận. Tuy là không tin, không thể tiếp nhận, nhưng họ nghe thấy rồi. Nghe thấy gì vậy? Gieo chủng tử vào trong A-lại-da thức. Nên niệm thành tiếng thì: “Ba căn trải khắp, lợi độn đều nhận”. Đây là chỗ hay của niệm Phật.
Trích Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm Toàn Tập
Người giảng: Lão pháp sư Tịnh Không
Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ, Viên Đạt cư Sĩ
Biên tập: Phật tử Diệu Hiền
Nam mô A Di Đà Phật
“Một câu “A Di Đà Phật”, niệm được tương ưng, lập tức lục căn được thanh tịnh. Ví dụ, quý vị hiện tại đang niệm Phật, mắt thường thấy Phật đó là nhãn căn thanh tịnh, tai nghe âm thanh niệm Phật của mình và đại chúng, là nhĩ căn thanh tịnh, mũi ngửi hương trầm, là tỷ căn thanh tịnh, lưỡi đang co giãn phát ra danh hiệu Phật, là thiệt căn thanh tịnh, thân thể đang ở trong đạo tràng thanh tịnh, ngày ngày hướng Phật lễ bái đó là thân căn thanh tịnh, niệm Phật lạy Phật, tâm nhớ Phật là ý căn thanh tịnh. Lục căn thanh tịnh thì ba nghiệp thanh tịnh, ba nghiệp thanh tịnh thì thân không trộm cắp, sát sinh, tà dâm; miệng không nói hai lưỡi, ác khẩu, nói dối, nói lời thêu dệt; ý không tham, sân, si đó là tu thập thiện. Người tu hành không dễ gì mà đối trị được tam nghiệp, chỉ có niệm bốn chữ “A Di Đà Phật” mới có thể thu nhiếp, làm chủ được nghiệp, dần dần lâu ngày, niệm Phật thành phiến, tịnh nhân tăng trưởng, đến lúc lâm chung nhất định được vãng sinh Cực Lạc. ”
Luận Niệm Phật – Đại sư Đàm Hư
Nam mô a di đà phật!
A Di Đà Phật.
Con là Phật Tử nay giác ngộ pháp môn Tịnh Độ và muốn thực hành tu Tịnh Độ cầu vãng sanh về miền Tây Phương Cực Lạc. Con muốn hỏi ngoài việc trì tụng danh hiệu Đức Phật A Di Đà con có thể kèm theo tụng kinh Vô Lượng Thọ hoặc kinh A Di Đà không (vì con nghe nói có nhiều Phật Tử theo pháp môn Tịnh Độ thường tụng hai kinh này) và nghi thức để kết hợp hai điều trên khi tụng niệm là như thế nào. Xin quý Phật Tử gần xa chỉ dạy.
Nam Mô A Di Đà Phật.
LX thân mến,
Bạn quả là có duyên lành và phước đức nhiều đời nhiều kiếp mới tin nổi pháp môn này, bạn trì niệm Thánh hiệu A Di Đà Phật hàng ngày là quá tốt rồi. Nếu thời gian có dư thêm bạn có thể tụng thêm một trong 3 bộ kinh: A Di Đà Kinh, Vô Lượng Thọ Kinh và Quán Vô Lượng Thọ Kinh đều được. Tụng bộ nào là do căn duyên của bạn nhưng chỉ nên chọn một mà thôi để chuyên tu nhé bạn. Mục đích đọc tụng kinh thêm là để tâm không duyên nhiều với việc thế gian và thực hành những lời Phật dạy trong kinh. Bạn thực hành được bao nhiêu thì lợi ích bấy nhiêu, căn lành và tín tâm tăng trưởng.
Thế nhưng đọc tụng kinh điển cũng chỉ là trợ hạnh, bạn hãy cố gắng niệm Phật càng nhiều càng tốt và phát nguyện cầu sanh Tây Phương Cực Lạc Thế Giới hàng ngày nhé. Đây mới là chánh hạnh.
Vài chia sẻ chúc bạn luôn tinh tấn và an lạc.
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật.
Chân thành cảm ơn timlaiphattanh đã chỉ dẫn.
Thân chào LX
Mình có chút kinh nghiệm chia sẻ với bạn nhé. Thường ngày mình có hai thời tụng kinh vô lượng thọ, còn niệm phật trong lúc nội trợ nấu ăn v.v…mình đều niệm phật nhép môi và nhớ đến câu A di đà phật. Khi công việc nội trợ đã hoàn tất thì mình lấy một lon gạo trắng đổ trên bàn và dùng cán muỗng cà phê nhỏ nhất để đếm từng hột gạo. Và mỗi hột gạo là một câu phật hiệu A di đà phật. Mình niệm hơi nhanh như: A di dà phật, a di dà phật và cứ nhớ mỗi hột gạo là câu phật hiệu bạn nhé.
Khi bận việc gì thì cứ đứng lên đi làm không sao cả, vì mình vừa đi vừa niệm phật, cứ niệm nhép môi sẽ không thấy mệt đâu bạn. Vì niệm phật bằng hột gạo dễ nhiếp tâm lắm, cứ đếm hết lon gạo này thì quay lại từ đầu giống như vậy thôi hà. Hihihi bạn nhớ đừng nhìn đồng hồ nhé, cứ để thời gian qua tự nhiên. Như vậy bạn dễ nhiếp tâm và cũng thoải mái tinh thần vì không có quan tâm đến số lượng là tốt nhất bạn ơi.
Thân chào bạn nhé.
Chúc bạn tinh tấn hàng ngày.
A di đà phật.
Kính thưa quý Phật tử.
Tôi là một người nghiên cứu về pháp môn Tịnh Độ, nhưng không phải chỉ tụng 3 bộ Kinh: A Di Đà, Vô Lượng Thọ và Quán Vô Lượng Thọ. theo tôi, tất cà các bộ Kinh, một khi chúng ta thọ trì, đọc tụng đều thực hành về Tịnh Độ. “Tịnh Độ là lòng trong sạch,.. Di Đà là Tính sáng soi…”.
Còn về hành trì danh hiệu Phật thì danh hiệu Phật nào cũng có công đức như nhau, nhưng nhớ dừng bỏ 2 chữ Nam Mô.
Vì: Nam Mô có nghĩa là cung kính, quy mạng, đảnh lễ, quay về, và còn có nghĩa khác là “Kính” chúc, “Kinh” gửi, “Kính” thưa…. nên cũng có nghĩa là: tôn trọng. Kính Phật mới dược làm Phật, trọng Thầy mới được làm Thầy. còn rất nhiều vấn đề nữa mà tôi muốn chia sẻ với các bạn, nếu các bạn cảm thấy tôi nói không sai thì liên hệ: 0972277428. Hân hạnh được chia sẻ.
Kính chúc quý Phật tử vạn sự tùy tâm.
Nam Mô A Di Đà Phật. (khi gọi nhớ nhắn tin trước). Cảm ơn thật nhiều
a di đà Phật nay con đã giác ngộ,muốn nương nhờ nơi cửa phật thì lam thế nào.xin quý Phật tử gần xa chỉ dạy.
nam mô a di đà phật.
A Di Đà Phật, chào bạn Giác Ngộ
Vui thay bạn đã giác ngộ được Phật pháp là nơi mà mình có thể nương nhờ vào đó để tu hành cầu giải thoát. Nếu như có thể được thì bạn nên lập một định khóa hàng ngày cho mình, giờ nào niệm Phật, giờ nào tụng kinh để huân tập thành một thói quen tốt, có chút thời gian nữa thì nghe đĩa giảng pháp của HT Tịnh Không để hiểu được nghĩa thú chân thật của kinh. Bạn cứ hành trì hoài sẽ có sự lợi ích. Bạn xem cách thực hành đã có sẵn ở đây nhé:
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2011/09/qua-ban-ron-khong-co-thoi-gian-niem-phat/
Chúc bạn luôn tinh tấn an lạc. Trong quá trình tu học, điều gì thắc mắc bạn đặt câu hỏi trên trang web, các liên hữu đồng tu người nào cũng hoan hỷ trả lời cho bạn hết.
Nam Mô A Di Đà Phật.
TLPT
A Di Da Phat xin hỏi tôi môi ngày lạy Phật 100 lạy trì chú đại bi 21 biến và niệm Phật không gián đoạn như vậy có được không? Như vậy tạp niệm không? Tôi chỉ muốn hành như thế nào cho đúng pháp để được vãng sinh tây phương cực lạc gặp Phât A Di Da.
…Tin sâu, nguyện rộng, quyết chí vãng sanh. Chẳng những các phương tiện thượng thượng chỉ là tư lương của nó, mà hết thảy các phương tiện dù là thế gian, xuất thế gian, không gì chẳng phải là pháp phụ trợ cho việc vãng sanh mà thôi.
– Ngẫu Ích Đại Sư Pháp Ngữ –
=================================
Pháp môn Tịnh độ dùng Tín, Nguyện, Hạnh làm tông. Có tín nguyện, không luận công hạnh nhiều ít, cạn sâu, đều được vãng sanh. Không tín nguyện, dù cho tu đến cảnh quên cả năng sở, thoát hẳn căn trần, cũng khó hy vọng được về Cực lạc. Bởi vì, nếu quả chứng được thật lý của cảnh ấy, có thể dùng tự lực để thoát sanh tử, thì không cần luận. Như chỉ có công phu dẹp trừ vọng chấp tỏ thấy lý ấy, chưa được thật chứng, tất nhiên khó vãng sanh khi thiếu Tín Nguyện. Nhà tham thiền khi bàn luận Tịnh độ, đều bỏ tín nguyện đem về tông thiền. Như y theo đó mà tu, cũng có thể khai ngộ, nhưng nói đến sự thoát sanh tử, e cho mộng tưởng không thành, bởi vì chưa dứt hoặc nghiệp. Nên biết phàm phu được về Tịnh độ, đều do lòng tín nguyện cảm Phật, nên nương nhờ từ lực, đới nghiệp vãng sanh. Nếu không phát tín nguyện, lại dẫn câu niệm Phật đem về tự tâm, thì làm sao cảm được Phật? Đạo cảm ứng đã không hợp, tất chúng sanh cùng Phật riêng cách, dùng môn hoành siêu làm pháp thụ xuất, sự lợi ích cạn mà tổn thất lại sâu. Lợi ích, là tu y theo nhà Thiền nói, cũng có thể tỏ ngộ; tổn thất, là bỏ tín nguyện nên không được tiếp dẫn vãng sanh.
Ấn Quang Đại Sư
Liên Tông Thập Tam Tổ
=================================
…Về pháp nghi Tịnh Độ, thuở xưa chia làm năm môn, tôi ước kết lại thành ba môn: lễ bái, trì tụng và phát nguyện hồi hướng. Vả lại, pháp môn Tịnh Độ có chuyên tu và kiêm tu; có vị chuyên niệm Phật, có vị lại kiêm tụng kinh, trì chú, sám hối hoặc tham thiền. Theo Ấn Quang Pháp Sư, thì người tu tịnh nghiệp phải lấy sự niệm Phật làm phần chính, mấy món kia làm phần phụ, phần chính cố nhiên phải giữ cho nhiều hơn. Riêng về tụng kinh, trì chú, nếu dùng để giúp cho phần niệm Phật và chí tâm hồi hướng, cầu vãng sanh, cũng có thể gọi là chuyên tu.
– Liên Du Thích Thiền Tâm –
=================================
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nếu bạn có lạy Phật Trì Danh nên chú ý :
+ Khi lạy Phật Trì Danh tư thế ngũ thể đầu địa 100 lạy sẽ mất khoảng 25-30 phút.
+ Đường huyết sẽ tụt mất 4-5mmol/l. Khi đường huyết trong cơ thể thấp dưới 6mmol/l thì sẽ bị mệt tim trong và sau khi lạy Phật. Do vậy cần bổ sung thêm chất ngọt bằng cách pha 3-4 thìa nhỏ đường cát vàng với nước ấm để tăng nồng độ đường huyết lên trên 7mmol/l thì lạy Phật không bị mệt tim. Sau khi lạy xong trong vòng 2giờ, đường sẽ tiếp tục được chuyển hóa và trở về mức bình thường 6-8mmol/l. Do đó bạn sẽ ko sợ bị bệnh tiểu đường.
+ Trước khi lạy Phật Trì Danh nên đo huyết áp, nếu huyết áp thấp thì niệm thầm 4 chữ A Di Đà Phật trong miệng để giữ khí, nếu huyết áp cao thì niệm ra tiếng 4 chữ A Di Đà Phật để khí thoát ra huyết áp sẽ hạ thấp về bình thường.
Nếu còn gì thắc mắc, ĐH vui lòng liên hệ theo địa chỉ mail :
[email protected]
A Di Đà Phật
Mình muốn niệm Phật để sau này đến lúc lâm chung được về cõi cực lạc . Xin hỏi Phật Tử gần xa mình phải làm thế nào ạ?
A Di Đà Phật
Bạn Sầu Riêng!
Niệm Phật chẳng có hình thức, chỉ có 4 chữ A Di Đà Phật làm Tông yếu cho sự vãng sinh.
Bạn chớ thấy người khi tu hành niệm Phật, có người thì vừa niệm Phật lại thêm trì Chú, có người vừa niệm Phật vừa tụng Kinh, lại có người vừa niệm Phật vừa đi làm phước, lại có người niệm Phật vừa đi nghe Pháp… mà nghĩ “rờm rà” về việc tu hành niệm Phật, làm sao cho giống người này người kia.
Bạn hãy bắt đầu cho sự vãng sinh của mình ngay từ lúc này bằng cách niệm A Di Đà Phật, hằng ngày đều phát nguyện cầu sinh Tây Phương Cực Lạc; không có gì phải do dự, cũng chẳng cần “trang bị” bất cứ kiến thức nào- có duyên thì biết nhiều hiểu nhiều, chẳng duyên thì suốt ngày 1 câu A Di Đà Phật tha thiết niệm. Đơn giản là vậy, cái khó là có chịu thực hành hay không.
Nam mô A Di Đà Phật
Bạn sầu riêng thân mến,
Hàng ngày bạn nên định thời khóa niệm Phật. Nếu muốn đọc kinh thì bạn có thể chọn kinh A Di Đà,hoặc kinh Vô Lượng Thọ. Ngoài thời khóa bạn niệm thầm danh hiệu Phật bất cứ nơi đâu.
Bạn cũng nên dành thời gian nghe Pháp để trang bị cho mình những kiến thức về pháp môn Tịnh Độ. Cụ thể là nên nghe pháp của hòa thượng Tịnh Không.
Đọc kinh nghe pháp,làm phước …gọi là trợ hạnh. Việc đọc kinh nghe pháp, đọc sách Phật Pháp,giúp bạn tăng trưởng tín tâm,kiên định với pháp môn Tịnh Độ,nhất là hiện nay có rất nhiều ý kiến trái chiều về pháp môn Tịnh Độ,thì mình càng cần phải giữ vững niềm tin của mình vào pháp môn Tịnh Độ.
Nếu có ai nói với bạn rằng không cần làm phước thì bạn chớ vội nghe. Phật dạy chúng sanh phước huệ song tu :” Phước trí lưỡng toàn mới phương tác Phật”. Tu phước và tu huệ đều rất cần. Hòa thượng Tịnh Không còn phải tu phước nữa là chúng ta.
Bạn hãy thường xuyên phóng sinh, giúp ng nghèo khó…Làm với tấm lòng từ bi ,không cầu lợi cho bản thân.
Nam mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
-Thiện căn là có thể tín,giải,thông suốt được một phần sự lý của pháp môn niệm Phật
-Phước đức là có thể thường nguyện,thường niệm Phật
-Người niệm Phật về cơ bản chia thành 3 loại
-Loại 1 : Thiện căn nhiều hơn Phước đức,loại này thông suốt rõ nhiều các lý luận giáo nghĩa pháp môn niệm Phật,thế nhưng khi niệm Phật thì họ ko niệm được nhiều,có khi chỉ niệm được 30 phút
-Loại 2: Phước đức nhiều hơn Thiện căn , loại này giáo nghĩa lý luận ko biết nhiều bằng loại 1,thậm chí có khi còn ko biết gì,thế nhưng họ có thể niệm Phật từ sáng đến tối.
-Loại 3: Thiện căn, Phước đức đều nhiều,giáo nghĩa sự-lý đều thông,mà niệm Phật từ sáng đến tối.
Loại 1, Loại 2 thì nhiều,loại 3 thì cực hiếm vì đây chính là các vị bồ tát tổ sư tịnh tông.
Loại 3 thì ko dám nhận xét. Loại 1, Loại 2 đều có khả năng vãng sanh rất lớn,đều là đối tượng của người niệm Phật
-Loai 1 do có tín,giải mạnh nên dù họ niệm ít,họ vẫn vãng sanh
-Loại 2 dù ko biết giáo nghĩa nhiều,nhưng có phước đức niệm Phật, họ vẫn vãng sanh
-Chỉ có loại thứ 4,thiện căn ko có, Phước đức cũng ko,đối với môn niệm Phật ko thể tín,giải được 1 phần nào cả đồng thời cũng ko chịu phát nguyện niệm Phật.Loại này,ko vãng sanh Cực Lạc
-Chỉ cần bạn là 1 trong 3 loại đầu thì đều vãng sanh.Nếu chưa phải thì bồi đắp,thiếu thiện căn thì bồi dưỡng thiện căn,thiếu Phước đức thì bồi dưỡng Phước đức.
-Các căn tánh khác nhau thì họ đưa ra các cách tu hành có phần khác nhau,cho nên bạn phải phải biết mình thuộc loại nào là thích hợp nhất,chỉ cần là 1 trong 3 loại đầu thì đều được cả.
-Chẳng hạn như có người khuyên bạn chỉ chuyên niệm Phật,nhưng khi niệm bạn chỉ niệm được 15 phút,bạn cố niệm,càng niệm càng phiền não,thì ko được rồi,bạn phải thay đổi phương pháp.Có thể bạn phải kết hợp tụng kinh nữa.
-Không nên chấp trước qúa vào câu tụng kinh không bằng niệm Phật mà hạ thấp giá trị của kinh,thế nên nhất quyết chỉ niệm Phật mà ko tụng kinh,thế nhưng khi niệm Phật thì phiền não cứ tăng trưởng
-Tất nhiên nếu bạn có thể chuyên niệm Phật suốt từ sáng đến tối,từ ngày này tới ngày khác,phiền não,phân biệt,chấp trước ngày càng giảm đi thì bạn qúa tuyệt vời,bạn cứ thế mà làm.
-Còn nếu ko thể làm được như vậy thì phải kết hợp với việc đọc kinh,ngoài ra có thể tu thêm phước như phóng sanh,…hồi hướng về Cực Lạc.
-Mọi người ở đây chỉ là góp ý tham khảo cho bạn,còn chính bạn phải bạn lựa chọn,khéo léo lựa chọn để phù hợp với mình.Phương pháp nào làm giảm đi sự phân biệt chấp trước thì áp dụng
-Tụng kinh A Di Đà cũng là đang niệm A Di Đà Phật.Niệm A Di Đà Phật cũng là đang tụng kinh A Di Đà Phật
-1 câu A Di Đà Phật kéo dài mở rộng thì là kinh A Di Đà. Kinh A Di Đà thu gọn lại chính là 1 câu A Di Đà Phật.
-Một là tất cả.Tất cả chính là một.
-Nếu đi từ phương diện một thì bạn chỉ chuyên niệm A Di Đà Phật,nếu đi từ phương diện tất cả bạn tụng kinh A Di Đà.Hoặc có thể đi từ hai phương diện cùng một lúc tức là vừa tụng kinh,vừa niệm Phật.Tụng kinh-Niệm Phật song trì lẫn nhau.Cách nào cũng được,miễn là bạn cảm thấy phấn chấn,hoan hỷ,tinh tấn.
-Vì một tùy duyên biến thành nhiều,nên nếu lúc chuyên niệm danh hiệu A Di Đà Phật cảm thấy khó thì bạn hãy tùy duyên chuyển sang tụng kinh A Di Đà
-Vì nhiều chẳng rời một,nên khi tụng kinh A Di Đà nhiều mà bạn cảm thấy chán thì lại trở lại niệm danh hiệu A Di Đà Phật
– Kinh A Di Đà hoặc kinh Vô lượng thọ cũng được,trong hai bộ kinh này bạn cảm thấy đọc bộ này mà thấy tâm phấn chấn nhất thì chọn lấy
-Bạn mới theo pháp môn này,thì những phương pháp lý luận cơ bản nhất bạn phải biết.Bạn nên đọc ba bậc chín phẩm vãng sanh để biết.Hãy dành ra 1 tuần để tham cứu tại linhk dưới đây.
https://drive.google.com/file/d/0ByfaPxXhnuPoR1JJZi1ZeDQzWFU/view
A Di Đà Phật