Tôi là một Phật tử cư ngụ tại miền Đông Bắc nước Mỹ, tiểu bang Pennsylvania. Tiếng là Phật tử nhưng thật ra tôi chỉ mới chập chững bước vào cửa đạo. Tôi biết rất ít về Phật pháp. Nhưng có lẽ nhờ nhân duyên đặc biệt nào đó từ đời trước nên tôi tin tưởng hết lòng vào pháp môn Tịnh độ. Còn nhớ lần đầu tiên khi mới bắt đầu tìm tòi học hỏi về Phật pháp đã gặp ngay pháp môn này, tôi mừng còn hơn bắt được vàng, không gì có thể so sánh được với nỗi vui mừng của tôi lúc đó, không gì có thể đánh đổi được giá trị của pháp môn Niệm Phật đối với tôi.
Tôi thầm nhủ: “Thì ra mình có thể thoát ly sanh tử ngay trong kiếp này, chứ không phải tu hành cả mấy tỉ tỉ kiếp mới có thể thành Phật như mình đã từng nghe từ trước và e ngại sẽ không làm được”. Kể từ đó, tôi miệt mài tìm hiểu về pháp môn Niệm Phật, say mê nghe những bài giảng về pháp môn này và cố gắng thu thập tất cả những điểm trọng yếu trong phương pháp tu tập để biết phải làm thế nào mới được vãng sanh Cực Lạc. Tôi ao ước mình sẽ được vãng sanh và thiết tha mong ước tất cả mọi người đều biết tu theo pháp môn này để tất cả đều được vãng sanh Cực Lạc. Tôi được nghe về phương pháp hộ niệm qua sách vở và băng dĩa, nhưng chưa bao giờ chứng kiến tận mắt. Vì thế, tôi thầm mong mỏi có một dịp nào đó mình sẽ được hộ niệm cho một người nào đó để họ được vãng sanh. Nhưng ở vùng này hình như không ai muốn chúng tôi hộ niệm trong lúc sắp lâm chung mà chỉ mời Ni sư đến sau khi người thân đã qua đời và chúng tôi chỉ được cơ hội đó theo quí Sư cô đi tụng niệm mà thôi. Cho đến một hôm…
Ni Sư cho biết là có một bà cụ đang nằm bịnh viện, bịnh trạng cũng khá trầm trọng và gia đình cho phép chúng tôi đến niệm Phật cho cụ. Chúng tôi mừng khấp khởi, vội vào bịnh viện thăm cụ và cùng với quí Sư cô niệm Phật cho cụ. Bà cụ lúc mê lúc tỉnh. Lúc mê thì nằm liệt ra không biết gì cả, khuôn mặt nặng nề trì xuống một cách méo mó và một con mắt thì bị xệ hẳn xuống; lúc tỉnh thì không nói được nhưng đau đớn rên rĩ, vung tay thật mạnh lên khỏi đầu như không còn chịu đựng nổi cơn đau. Nhìn cụ tôi thấy lòng xót xa, thương vô cùng nhưng không biết phải làm sao để giúp cụ, chỉ còn cách niệm Phật để cụ bớt đau. Vì mong ước được niệm Phật cho cụ vãng sanh nên tôi lo lắng đủ điều: tôi lo rằng nếu cụ mất trong bịnh viện thì chúng tôi sẽ không được phép niệm Phật cho cụ như ở nhà, và như vậy thì khó mà giúp cụ về Tây phương Cực Lạc được. Tôi cứ thầm nói với cụ: “Cụ ơi! Cụ khoan chết nghe, cụ rán đợi cho đến lúc bác sĩ “chê” cho cụ về nhà rồi cụ hẳn chết, để chúng con có thể niệm Phật cho cụ suốt ngày đêm để cầu cho cụ được vãng sanh Cực Lạc”. Vào bịnh viện thăm cụ được vài ngày thì có một ngày cụ tỉnh lại, và cụ đã cố gắng nhép miệng niệm Phật theo chúng tôi. Cụ muốn chúng tôi niệm Phật cho cụ, chúng tôi rất mừng và khuyên cụ cố gắng niệm theo hay nghe chúng tôi niệm cũng được. Vài ngày sau, tức là ngày 10 tháng 11 năm 2008, cụ được xuất viện và về đến nhà vào buổi chiều, chúng tôi định bắt đầu từ ngày hôm sau đến nhà niệm Phật cho cụ mỗi ngày 1-2 tiếng đồng hồ. Nhưng vào khoảng 8 giờ tối hôm ấy, Ni sư gọi chúng tôi bảo rằng cụ đang hấp hối. Chúng tôi vội vã lên đường…
Lúc chúng tôi bước vào nhà thì cụ đã ra đi được một tiếng đồng hồ. Quí Sư cô đang ngồi bên cạnh giường niệm Phật cho cụ. Đôi mắt cụ nhắm nghiền, khuôn mặt cụ từ mắt trở xuống trông vàng nhợt nhạt, màu vàng của một cái thể xác không còn sinh khí. Vầng trán thì màu sậm hơn một tí, nhưng cũng khô khan một màu của người chết. Hai vành môi của cụ thâm đen và hở cách khoảng nhau gần bằng 1 inch. Cổ bên trái của cụ có một vết bầm đen và bầm đỏ lớn khoảng bằng bàn tay. Chúng tôi ngồi xuống sau lưng quí Sư cô niệm Phật cho cụ. Chúng tôi hẹn nhau quyết định sẽ thức trắng đêm nay niệm Phật cho cụ suốt tám tiếng đồng hồ cho đến khi nhà quàng đến mới thôi. Chúng tôi thành tâm và tha thiết niệm Phật: cái tâm thành của một tấm lòng vì người khác mà hết lòng hết sức niệm để mong cho người được vãng sanh, mong cho tiếng niệm và tấm chân tình của mình thấu đến tâm từ bi của đức Phật A-di-đà để được sự cảm ứng; cái tha thiết của một tấm lòng mong cho người người được vãng sanh để cho người người được giải thoát, để cho cõi Ta-bà này bớt đau khổ, để cho mọi người sớm thành Bồ-tát, thành Phật rồi trở lại độ tất cả chúng sanh. Tôi thầm nguyện cầu đức Phật A-di-đà đại từ đại bi hiểu thấu lòng thành của chúng tôi mà phóng hào quang đến tiếp dẫn cụ về Cực Lạc.
Đêm đã về khuya, chúng tôi vẫn tiếp tục niệm, con cháu của cụ cũng đã tham gia niệm Phật với chúng tôi tự nãy giờ nên sự trợ niệm của chúng tôi mạnh hơn. Chốc chốc anh trưởng ban lại ghé vào tai cụ nhắc nhở cụ niệm Phật và nhất là khẩn cầu đức Phật A-di-đà đến tiếp dẫn. Chúng tôi cứ kiên trì và thành tâm niệm, niệm hoài niệm mãi không ngừng dù chỉ một giây, khi thật lớn tiếng, khi thì vừa vừa, khi nhanh khi chậm. Sau khoảng hơn hai tiếng đồng hồ thì thấy màu môi của cụ đã bớt thâm đen. Rồi một lúc sau màu vàng nhợt nhạt của phần dưới khuôn mặt từ từ thay đổi giống như màu da của một người sống, còn màu sậm của vầng trán thì từ từ nhạt dần để phù hợp với màu da của phần dưới khuôn mặt cho đến khi cả khuôn mặt cùng có một màu giống như người bình thường. Đôi mắt của cụ nhắm lại thẳng hàng với nhau và khép một cách nhẹ nhàng, thoải mái như đang ngủ chứ không phải bị sưng và bị xệ hẳn xuống một bên như lúc nằm trong bịnh viện. Hai vành môi của cụ nhạt dần màu thâm đen và từ từ khép gần lại, mỗi lúc một chút, thật ít đến độ mình không thấy rõ khép gần lại bao nhiêu, nhưng lại thấy rõ sự thay đổi khép lại mới thật là lạ. Vết bầm đen và đỏ ở cổ cũng đã phai nhạt đi phần nào. Trong vòng hai đến bốn tiếng đồng hồ thì sự thay đổi rất là chậm. Từ bốn đến sáu tiếng đồng hồ thì sự thay đổi nhanh hơn một chút. Khoảng sau bảy tiếng đồng hồ thì làn da trên má của cụ bắt đầu mơn mởn ra và hơi săn lại. Vết bầm ở cổ đã nhạt đi rất nhiều. Còn đôi môi? Đôi môi cụ đã khép kín lại, không những khép kín lại thôi mà còn như đang mỉm cười… Nụ cười thật nhẹ nhàng, thoải mái, hoan hỉ. Nét mặt của cụ thật an lạc. Tôi ngồi mà nhìn ngang cũng thấy cụ đang mỉm cười, đứng dậy để nhìn thẳng vào mặt cụ cũng thấy cụ đang cười mỉm, rõ ràng là một nụ cười mỉm thật nhẹ nhàng, kín đáo, thanh thoát, đẹp không thể tưởng tượng, nụ cười mỉm chỉ đủ cho thấy cụ đang mỉm cười nhưng hai vành môi vẫn khép kín, đủ để thấy hai má lún đồng tiền của cụ. Các con của cụ bảo nhau: “Lạ quá! Sao bây giờ mẹ đẹp hơn cả lúc còn sống!”.
Chúng tôi vẫn niệm đều đều không ngừng nghỉ từ lúc bắt đầu cho đến bây giờ là đã gần 5 giờ sáng. Tự nhiên, anh trưởng ban của chúng tôi đang niệm đều đều bất ngờ thay đổi tốc độ và cường độ, niệm ào ào như vũ bảo và thật lớn tiếng. Chúng tôi cũng niệm theo như vậy nhưng tôi không hiểu tại sao và thầm thắc mắc: “Không biết ông này ổng thấy cái gì mà tự nhiên ổng làm ào ào như vậy”. Ngay lúc đó anh ấy thúc vào tay tôi bảo: “Giờ linh thiêng, niệm mạnh lên!”. Tôi sực nhớ lại, đúng rồi, từ 3 đến 5 giờ sáng là giờ linh thiêng. Tôi liền dùng hết sức, niệm nhanh và thật lớn tiếng với tất cả tâm thành, cả nhóm cũng làm theo. Tiếng niệm của chúng tôi sang sảng vang vang làm chấn động cả bầu không khí tĩnh mịch, ào ào như thác đổ, và hùng dũng như bất chấp mọi trở ngại… Chúng tôi niệm như vậy có lẽ khoảng hơn một tiếng đồng hồ thì nhà quàng đến. Thăm dò điểm nóng thì thấy hơi nóng xuất ra từ đỉnh đầu của cụ nên chúng tôi càng phấn chấn hơn, niệm liên tục không ngừng nghỉ cho đến giờ phút cuối. Lúc ấy tôi nhìn lại thì thấy vết bầm ở trên cổ của cụ đã nhạt mất đến khoảng 95% so với lúc đầu. Sau khi mọi việc đã xong xuôi, anh trưởng ban mới kể rằng lúc nảy anh đang niệm đều đều và cảm thấy như sắp ngủ gục thì tự nhiên hai tay anh run bần bật và có một sức mạnh nào đó từ trong tâm của anh thúc đẩy anh phải niệm thật hùng dũng và thật lớn tiếng như vậy.
Nhân viên nhà quàng người Mỹ chỉ cử một người đến nên anh trưởng ban của chúng tôi phải phụ một tay khiêng cụ chuyển sang giường khác. Lúc ấy cơ thể của cụ vẫn còn mềm mại đến độ ông nhân viên ấy hỏi anh trưởng ban rằng đã chết bao lâu mà sao cơ thể còn mềm như vậy. Anh này bảo đã 9 tiếng rưỡi đồng hồ, ông ấy ngạc nhiên bảo là chuyện lạ mà ông chưa từng thấy bao giờ.
Vào ngày hỏa táng, tôi cầm một cánh hoa hồng màu tím nhạt đến trước mặt cụ, khấn rằng: “Thưa cụ, con biết chắc rằng cụ đã được vãng sanh, con xin phép được dâng cụ đóa hoa hồng này, xin cụ ban cho một kỳ tích nào đó để cho mọi người thấy mà tăng thêm lòng tin, phát tâm tinh tấn tu theo pháp môn niệm Phật và cầu vãng sanh để mọi người đều được Vãng Sanh Cực Lạc”. Khấn xong tôi nhẹ nhàng để đóa hoa hồng trên ngực của cụ chỗ gần cánh tay phải và sau đó nắp quan tài được đóng lại.
Sau khi hỏa thiêu, con cháu của cụ tìm được một số xương còn lưu lại, ngoài ra còn có đóa hoa hồng của tôi. Hoa vẫn còn giữ được màu sắc xanh của đài hoa, còn màu tím nhạt của cánh hoa thì bây giờ trở thành một màu tím tươi thắm hơn vì đóa hoa được ép nhỏ lại một cách cẩn thận, chỉ bằng một lóng của ngón tay út, dày khoảng 2 ly dưới hình dạng của một búp hồng mới hé mở để chỉ đủ cho thấy màu sắc tươi đẹp của cánh hoa bên trong. Hoa rất xinh, đẹp và cũng cứng như xá lợi. Nhiệt độ của lò thiêu nóng khoảng 3000 độ F, thế mà đóa hoa tươi mềm mại và mong manh của tôi, mặc dù rất dễ dàng bi tan vỡ trước một cơn gió thổi, nhưng lại không bị thiêu rụi thành tro mà còn giữ được hình dáng và màu sắc.
Ôi! PHÁP PHẬT NHIỆM MẦU KHÔNG THỂ NGHĨ BÀN! Chỉ có những ai tự mình uống nước thì mới biết được nước nóng hay lạnh. Hào quang của Phật tỏa chiếu khắp mười phương, tâm từ bi của Phật bao trùm cả vũ trụ, chỉ cần chúng ta biết Thức Tỉnh, Tu Tập và Quay Về…
Cực Lạc Tây Phương quê hương còn đó,
Sao dại khờ nở hờ hửng quay lưng?
Di Đà đợi – Từ Bi Tâm rộng mở,
Hào quang nương – ta mau trở về Nguồn.
Giờ phút cuối xin được Ngài tiếp dẫn,
Dưới chân Ngài nguyện hết dạ tu hành.
Một ngày kia khi ước nguyện đã thành,
Ta Bà khổ – ta xin hết lòng Độ.
Bằng tất cả tâm thành, tôi đã kể lại những điều tôi được chứng kiến tận mắt từ đầu đến cuối trong cuộc vãng sanh của cụ bà Nguyễn thị Nhật, pháp danh Diệu Minh, 86 tuổi, tại Telford, Pennsylvania – USA.
A-di-đà Phật! Con xin thành tâm cúng dường công đức này đến tất cả tam thế thập phương chư Phật, chư Bồ-tát, chư Hiền, Thánh, Tăng, nguyện cầu hồng ân Tam bảo gia hộ cho tất cả chúng sanh đều biết tu theo pháp môn Tịnh Độ và được vãng sanh Tây Phương Cực Lạc.
Vài dòng về tiểu sử của cụ bà Nguyễn Thị Nhật, pháp danh Diệu Minh:
Cụ sinh năm 1923 tại Hà Đông Việt Nam, mất ngày 10 tháng 11 năm 2008 tại Telford, tiểu bang Pennsylvania, Hoa Kỳ, hưởng thọ 86 tuổi
Sinh thời cụ là một người rất hiền lương, làm nghề buôn bán hàng vải. Cụ góa bụa từ năm 52 tuổi, một mình tần tảo nuôi chín đứa con cho đến ngày khôn lớn.
Cụ rất thành tâm và có lòng tin sâu đối với Phật pháp. Lúc còn ở quê nhà, cụ đi chùa lễ bái và dự những chuyến hành hương, nếu chùa chiền nào cần sự giúp đỡ, cụ lúc nào cũng sẵn sàng. Tâm từ thiện và lòng bố thí rất cao: bằng tiền tài, thực phẩm, quần áo… cụ thường xuyên giúp đỡ cô nhi viện của chùa và những người nghèo khổ. Ngay cả sau năm 1975, mặc dù gia đình đã suy sụp nhưng cụ vẫn tìm cách giúp đỡ những người khốn khổ, hoạn nạn hơn mình. Ở Mỹ, những ngày lễ chùa của cụ không bao giờ vắng mặt cụ. Và lúc nào đến chùa, dù bận cách mấy, cụ cũng rán tìm cho được Sư cô để ân cần dặn Sư cô là lúc nào cụ ra đi thì xin niệm Phật và tụng kinh cho cụ thật nhiều. Ở nhà, cụ niệm Phật theo thời khóa và hết lòng cầu vãng sanh Cực Lạc.
Cụ mất đi làm cho con cháu vô cùng thương tiếc, nhưng cụ đã được vãng sanh Tây phương Cực Lạc, để lại một tấm gương sáng cho mọi người và con cháu, khiến họ phát khởi lòng tin sâu đậm vào pháp môn Tịnh Độ mà tinh tấn tu tập để tất cả đều được vãng sanh Cực Lạc.
Quý vị nào cần biết thêm chi tiết, xin gọi anh Nguyễn Phú Nhuận, con trai của cụ, số điện thoại là (627)772-9564.
Trích Những Chuyện Vãng Sanh
Phật tử Chủng Hải 11/27/08
Tôi cũng đồng cảm với tác giả vì cách đây không lâu (27/4/2013), do một nhân duyên khá đặc biệt tôi cũng đã đi hộ niệm vãng sanh cho một bác bị ung thư bao tử. Đi niệm Phật chung đoàn hộ niệm khai thị cho bác được 3 ngày thì bác bảo với người nhà rằng bác thấy Phật rồi nhưng không đi được vì thân còn nặng nề quá (bác có niệm Phật nhưng không ăn chay). Đến ngày thứ 4 thì bác ra đi trong tiếng niệm Phật chí thành của người thân. Lúc trút hơi thở cuối cùng thì miệng bác há to, trợ niệm được 2-3 tiếng sau thì miệng khép lại và mỉm cười (tôi ngồi niệm Phật cách bác 2m nên chứng kiến rất rõ. Cả đoàn hộ niệm cho bác sau khi mất 19 tiếng mới kiểm tra thoại tướng, toàn thân mềm mại đến từng lóng tay lóng chân, miệng mỉm cười, đỉnh đầu nóng. Sau khi hỏa táng bác lại còn có xá lợi.
Điểm hay nhất ở đây là bác độ được người con trai mình phát tâm ăn chay trường và đi hộ niệm giúp người khác vãng sanh. Các con bác đều ăn chay và cúng chay cho bác trong 49 ngày. Tiền phúng điếu thì dùng để phóng sanh và cúng trai tăng, đồ đạc bác đem bố thí hết. Ngày ngày đều tụng kinh niệm Phật hồi hướng cho bác. Không những thế, cả xóm đều thấy thoại tướng bác sau khi mất quá nhiệm mầu nên bắt đầu đi chùa, ăn chay trong đó có 2 người đạo Công giáo họ cũng qua xem và đi viếng.
Thật sự nói thì khó tin nhưng thực sự chứng kiến rơi nước mắt các bạn ơi. Phật nói trong kinh khổ vì quằn quại sắp chết đúng như vậy đó, oan gia trái chủ về xung quanh bệnh nhân và có thể nhập thân người bệnh (bác này cũng có bị). Có đi thế này mình mới biết sợ và lo tu các bạn ạ. Chỉ có 4 chữ A Di Đà Phật mới độ thoát được cho mình mà thôi, tất cả mọi thứ trên thế gian này đều không mang theo được, xuôi tay một cái là mất hết, gió nghiệp sẽ thổi chúng ta đi tái sanh theo nghiệp lành hoặc dữ. Nếu niệm Phật hàng ngày thì tạo thành Tịnh nghiệp có thể giúp ta trong giờ phút cuối cùng này. Chúng ta phải tự luôn nghĩ đến cái Chết (như lời ngài Ấn Quang đại sư dạy) thì mới gắng niệm Phật luôn luôn được.
Tôi cũng rơi nước mắt khi chứng kiến bác này vãng sanh nên cảm nhận được những gì tác giả kể là sự thật.
Nguyện cho tất cả chúng sanh tận hư không biến pháp giới đều tín nhiệm A Di Đà Phật, đồng cầu vãng sanh về Tây Phương Cực lạc Thế Giới. Nam Mô A Di Đà Phật.
Timlaiphattanh
Xin được các bạn đồng tu hoan hỉ cho biết điều kiện cần để tham gia vào ban hộ niệm là gì.Có yêu cầu khắt khe lắm không.Nếu mình không ăn chay trường thị có được tham gia vào ban hộ niệm hay không?
Nam Mô A Di Đà Phật
Mến chào Tâm Hoa và các bạn đồng tu
Rất cám ơn bạn đã nêu câu hỏi này, đây là một câu hỏi rất hay, nhờ thế mà chúng ta có thêm đề tài thảo luận về nguyên tắc tham gia hộ niệm. Hy vọng là sẽ có nhiều liên hữu khác góp thêm ý kiến đóng góp. Riêng theo VT nghĩ thì nguyên tắc chính cơ bản đó chính là :
1: Không được vì lợi : Tức là đi hộ niệm để lấy tiền (dù gia chủ cho cũng không được lấy)
2: Không được vì danh : Tức là đi hộ niệm vì muốn có chút tiếng tăm để được nổi tiếng.
3: Nên thật lòng vì muốn trợ giúp người lâm chung được vãng sanh về thế giới Tây Phương Cực Lạc mà làm.
VT nghĩ là người không ăn chay trường được thì vẫn có thể tham gia ban hộ niệm. Tùy theo mỗi đạo tràng khác nhau và cũng như sự hướng dẫn của mỗi người trưởng ban hộ niệm mà còn có thêm những nguyên tắc phụ khác, đòi hỏi người thành viên đều phải tuân thủ như là :
1:Không được dùng cơm tại nhà gia chủ, phải mang cơm theo ăn riêng, tự túc, nếu gia chủ có mời uống nước thì được phép.
2:Không được than khóc, nói chuyện lớn tiếng, ồn ào hay gây sự náo loạn, phân tâm trong lúc hộ niệm.
3:Phải tắt điện thoại di động trong lúc hộ niệm hoặc bật sang chế độ rung.
Để tìm hiểu thêm về nguyên tắc hộ niệm cũng như thể lệ tham gia, xin mời tham khảo thêm ở các bài viết sau :
1:Những Điều Quan Trọng Cần Lưu Ý Khi Hộ Niệm
2:Hộ Niệm: Người Mất Vãng Sanh, Mình Hạnh Phúc
3;Hộ Niệm Là Một Pháp Tu Từ A Đến Z
4:Những Điều Người Trợ Niệm Cần Biết
5:Hộ Niệm Vấn Đáp – Cư Sỉ Diệu Âm Úc Châu
6:Danh Sách Ban Hộ Niệm
Hy vọng rằng sẽ càng có nhiều người tham gia, thành lập nhiều Ban Hộ Niệm để có nhiều người được vãng sanh Tây Phương và sẽ bớt đi nhiều người đau khổ trong thế giới Ta Bà.
Thôi,xin chào tất cả
Nam Mô A Di Đà Phật
Mình thấy có DS các Ban hộ niệm của tất cả các tỉnh rất là hay xin cảm ơn nhiều.
Mình đang tìm các địa chỉ của các đạo tràng, tịnh thất adiđà, tịnh tông ở các tỉnh. Không biết bạn nào biết không, xin chỉ giúp.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Mến chào Viên Trí!
Trưa hôm qua sau giờ làm việc Tâm Hoa có gọi điện theo số Điện thoại 0905141444 nhưng cô Nguyên Hoa không tiếp máy vì đã đi chuyên tu có một người chuyển một số máy khác cho Tâm Hoa gọi theo số: 0914.171.412.Tâm Hoa gọi và gặp anh đó hỏi em muốn tham gia vào Ban hộ niệm thì cần có điều kiện gì không.Anh đó nói chỉ cần người đó Tu theo pháp môn Tịnh độ,niệm Nam Mô A Di Đà Phật là được ngoài ra không cần điều kiện gì hết.Tên của Ban hộ niệm là Ban Hộ Niệm Hoa sen_Chùa Thanh Hà .Địa chỉ 541 Trần Cao Vân Thành phố Đà Nẵng.Thời gian niệm Phật :Tất cả các ngày trong tuần từ 8h sáng đến 5h chiều.
Vậy xin hoan hỉ cho các bạn đồng tu được biết.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật
Mến Chào Tâm Hoa
Hôm nay Tâm Hoa có pháp danh mới rồi, Bích Liên là hoa sen tím rất đẹp, có phải không? 🙂
VT đã cập nhật thông tin mới mà TH đã gửi, cám ơn TH đã chia sẻ. Chừng nào TH đi hộ niệm thì nhớ rủ anh Văn cùng đi cho vui nhé. Nếu có ai mới vãng sanh lưu xá lợi thì nhớ kể VT và các bạn đồng tu nghe với.
Sẳn đây thì VT xin chia sẻ một đoạn video ngắn nói về BHN Hoa Sen ở Chùa Thanh Hà đã hộ niệm cho liên hữu Nguyễn Đăng Dinh pháp danh Quảng Cừ, vãng sanh ngày 3 tháng 12 năm 2011
Nam Mô A Di Đà Phật!
Mến chào Viên Trí!
Xin cho Tâm Hoa được đính chính chút xíu nhé.Tâm Hoa là pháp danh thầy quy y cho mình còn tên thật của mình là Bích Liên.Tâm Hoa ở Đà Nẵng mà anh Văn ở tận Quy Nhơn nên có muốn rủ chắc là không thể thực hiện được.Nhưng mà nói thiệt với Viên Trí chắc là Tâm Hoa chưa thể tham gia hộ niệm được đâu vì khi xem qua các đĩa hộ niệm lúc nào cũng bị rơi nước mắt.Có lẻ phải sau một thời gian nữa mình mạnh mẽ lên thì mới tham gia hộ niệm được.Viên trí có cách gì giúp Tâm Hoa không rơi nước mắt không?
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật! Mến chào bạn Tâm Hoa. Chúc hiền nghĩ là bạn nên đến ban hộ niệm một lần đi, vì thực tế có cảm giác khác với trong phim. Cũng có thể trong phim bạn không có vừa niệm phật vừa coi phải không. Nếu như đang hộ niệm mà bị khóc thì xin về đâu có sao đâu. Chúc hiền cũng muốn tham gia ban hộ niệm lắm. Mà vùng của chúc hiền ở người ta tu thiền không hà, nhiều lúc chúc hiền cũng muốn tự mình thành lập ban hộ niệm, nhưng rồi thấy mình tài đức không bằng ai nên đành thôi vậy. Tâm Hoa có tâm giúp người là việc tốt quá cần phải làm liền đừng chờ ngày mai vì không biết mình có sống đến ngày mai không.
Nam Mô A Di Đà Phật
Mến chào Tâm Hoa cùng tất cả quý bạn đồng tu
Muốn không khóc, không rơi nước mắt nữa thì dể thôi, lại đây VT “thọt cà lét” nhột quá sẽ cười thôi 🙂
Đùa chút cho vui vậy mà, cũng là vọng tưởng thôi. Thật ra thì nếu làm theo cách ấy chỉ trừ cái ngọn chứ không trừ được cái gốc, vì VT chọc TH cười rồi khi đi hộ niệm, thấy cảnh đó lại khóc nữa, không riêng gì TH mà có nhiều bạn đồng tu khác cũng thường hay khóc lóc sướt mướt như là Diệu Nhân Cẩm Thúy vì chuyện mẹ của cô ấy mà đã khóc như mưa suốt mấy tháng nay, có người vì đau buồn quá độ như “thất tình” chẳng hạn rồi đòi nhảy sông tự tử…
Như là câu chuyện sau đây, lúc VT còn nhỏ ở VN, gần nhà có cô thiếu nử độ 18 tuổi rất xinh đẹp, một hôm cô đi đâu đó bị người ta đánh cắp mất chiếc xe đạp,(thời đó xe đạp rất là đắt tiền, VT phải làm tới 3 tháng mới đủ tiền để mua một chiếc xe đạp củ.) thế là cô ta về nhà bị mẹ mắng chưởi la rầy… cô ta buồn quá nên đã tự tử và vong hồn không siêu thoát, cứ lãng vãng gần đó thành ma nử hay than van khóc lóc lúc về đêm.
Thôi thì trở lại vấn đề làm sao để không rơi nước mắt nữa? Muốn không khóc nữa thì trừ phi phải hết buồn, vậy cái buồn ấy từ đâu mà sanh ra? Từ trong tâm phát sinh ra, có phải không? Tâm thể vốn thanh tịnh như bầu trời trong xanh, cái buồn như là một áng mây mù ảm đạm chợt thoáng qua rồi liền tan, cũng có khi mây mù giăng phủ tứ phía, dầy đặc không tan biến và cứ ấp ủ như thế lâu ngày thành bệnh, cộng thêm oan gia trái chủ thừa cơ xúi giục khiến cho mình trở nên chán nản rồi tự tử… Có người nói :” Ở nhà một mình, trời mưa lâm râm lất phất nữa thì buồn chết đi được?” Tại sao lại thế? Bởi vì khi gặp cảnh vui thì tâm trụ vào cảnh vui nên sanh ra cái vui, khi gặp cảnh buồn thì tâm liền hướng vào cái chuyện buồn ấy, trụ vào nơi ấy, chấp dính vào nơi ấy… cho đến khi cảnh vui buồn đã tan biến rồi nhưng trong tâm vẫn còn ôm ấp hình bóng ấy rồi khơi dậy như chiếu phim vậy, cho nên có người tự dưng ngồi một mình ở nhà trong đêm mưa tằm tả, nghĩ về quá khứ, nhớ chuyện dỉ vãng, luyến tiếc người thân, tài vật hay nhân tình, chức quyền trong một thời oanh liệt… nay đã mất, còn chăng chỉ là nỗi bơ vơ trống vắng, đơn côi lẻ bạn… rồi sanh buồn khổ, oán than, khóc lóc…
Không riêng gì cái “buồn” mà cái “vui “, cái “giận”, cái “ghét”… cũng từ tâm thức phát sinh ra. Do bởi cứ chấp mê rằng :” Cái thân tứ đại này chính là ta ” rồi sanh ra cái “của ta” như là cha mẹ, vợ chồng, con cái, nhà cửa, xe cộ, địa vị chức quyền… cứ muốn trường tồn mãi mãi, đừng ai xâm phạm cả. Muốn ho tất cả đều thuận theo ý mình? Nhưng tất cả đều vô thường. Làm sao có thể như ý mình muốn được vì tất cả đều bị chi phối bởi nhân quả và vô thường. Như kinh Kim Cang nói :” Nhất thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh, như lộ diệc như điển, ưng tác như thị quán “.
Như vậy thì tất cả đều là mộng huyễn cả nhưng lại biến hiện thành hai dạng thuận cảnh và nghịch cảnh tùy theo nhân duyên, nghiệp báo sai biệt. Thuận cảnh(là sự cám dổ), làm cho mình khởi tâm vui, ưa thích, cố bám lấy, gìn giử và bảo thủ… Nghịch cảnh (là sự thử thách) làm cho tâm mình sanh buồn, giận, ghét, tìm cách xa lánh…
Mình chỉ ở tạm đây vài năm hay vài chục năm nữa rồi về Tây Phương Cực Lạc, có ở đây luôn đâu mà chấp nhứt những chuyện ấy làm gì? Ngay bây giờ hãy nhìn thấu và buông xuống, giử cho tâm mình thanh tịnh như bầu trời trong xanh không một áng mây, như mặt nước hồ thu không một gợn sóng.
Trường hợp của Tâm Hoa cũng giống như các cụ già lúc xưa VT nhớ khi xem cải lương như là Tô Ánh Nguyệt hay Lâm Sanh Xuân Nương thì ngồi khóc sướt mướt vì cảm động. Mắt là căn, tiếp xúc với trần cảnh là phim cải lương, sanh ra cái tình thức rồi sanh ra cái khóc là như thế.
Như vậy thì nói tóm lại, muốn không khóc nữa thì lấy tay vuốt mặt một cái, hít một hơi thở thật sâu, sau đó giử bình tỉnh, xả bỏ tất cả trần cảnh ảo mộng, xoay về chánh niệm, nhiếp tâm niệm Phật ( nghe tiếng niệm Phật từ nơi tâm mình phát ra, thật rỏ ràng, đều đặn, liên tục, không gián đoạn ). Cứ từ từ rồi sẽ quen thôi.
Thôi,xin chào tất cả
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật.
Mến chào các bạn đồng tu. Cho mình hỏi một câu hỏi được không ạ. Nếu mình luôn luôn niệm Phật và hồi hướng đến cho các oan gia trái chủ từ lúc mình tu cho đến cuối đời (mạng chung), thì lúc đó oan gia trái chủ có tìm đến mình để đòi nợ khi mình rời bỏ thân xác này không ạ.
Cám ơn các bạn
Nam mô A Di Đà Phật
Xin chào Bảo Trang
Oan gia trái chủ của mình có rất nhiều nhưng tuỳ theo nhân duyên hội đủ thì họ mới đến để đòi nợ được. Thường ngày mình niệm Phật và làm các việc thiện lành hồi hướng đến họ và sám hối với họ là hy vọng hoá giải những oán thù tiền kiếp. Nếu như các vị ấy hoan hỉ, buông xả là rất tốt tuy nhiên có những vị oán thù quá sâu nặng nên cố chấp, không chịu bỏ qua, trường hợp này thì một phần phải cầu Tam Bảo gia hộ, một phần cũng phải chấp nhận trả nghiệp.
Lúc bình thường mình không có tu thì oan gia trái chủ ít khi đến nhưng nếu mình tinh tấn tu hành, đặc biệt là giờ phút lâm chung mà nhất là có dấu hiệu sẽ được vãng sanh thì họ sẽ ùn ùn kéo tới. Điều này cũng dể hiểu thôi, cũng giống như lúc ở VN mình thiếu nợ người ta rất nhiều nhưng ít có ai đòi là tại vì người ta nghĩ mình còn ở đó. Khi mình sắp đi Mỉ, đi Úc…( mà để họ biết được ) thì họ sẽ ùn ùn kéo tới đòi nợ vì sợ không đòi thì mai mốt không còn gặp để đòi. Chính vì thế cho nên có nhiều người tu, muốn trốn oan gia trái chủ nên khi công phu tu hành được khá như là thấy Phật, thấy thắng cảnh Tây Phương… cũng âm thầm lặng lẻ, không nói ra vì nếu khoe ra thì sẽ bị chướng ngại là như thế.
Nói như thế không có nghĩa là VT khuyên nên trốn oan gia trái chủ vì có tâm niệm này thì các chư vị ấy sẽ càng không buông tha cho mình. Mình phải luôn luôn sẳn sàng chấp nhận đối diện với họ, thành tâm thành ý xin lỗi và sám hối với họ, nguyện mang công đức tu hành có được mà hồi hướng cho họ, còn nếu họ cố chấp thì mình phải chấp nhận trả nghiệp. Khi mình có cái tâm chấp nhận trả nghiệp thì tự dưng họ lại buông tha. Đây là chỗ “cùng tắc biến, biến tắc thông”. Cũng giống như trong phim truyện kiếm hiệp vậy, có người muốn trả thù, theo đuổi nhiều năm, càng trốn thì họ càng tìm…cho đến khi gặp được, cùng đường bí lối, quỳ xuống ngửa cổ đưa thanh gươm và nói: “Nếu vậy thì cứ tự nhiên”. Nhưng oan gia trái chủ đã dịu lại và không nở ra tay.
Nói tóm lại, mình cứ thường xuyên niệm Phật và làm các việc thiện lành hồi hướng đến họ, tới đâu hay tới đó, phần còn lại chỉ trông cậy vào Tam Bảo gia hộ, nếu còn sót nữa thì phải hoan hỉ mà chấp nhận trả nghiệp ( nhưng nghiệp nặng đã chuyển thành nghiệp nhẹ nên cũng đở phần nào ).
Nam Mô A Di Đà Phật
Xin chào cư sĩ Viên Trí
Nam mô A Di Đà Phật. Mình cám ơn Viên Trí đã trả lời câu hỏi giúp minh. Mình năm nay 34 tuổi, không biết xưng hô với Viên Trí thế nào ạ
Nam mô A Di Đà Phật
Xin chào cư sĩ Viên Trí!
Tôi niệm phật được gần 8 tháng, mỗi tối tôi ngồi niệm khoảng 1 giờ, vì ngồi lâu thì chân tôi bị tê, nên ngồi được khoảng 15p là tôi thay đổi tư thế, có khi đang niệm thì có người hỏi tôi, buộc tôi phải trả lời, rồi có khi con tôi lại ngồi kế bên.. nói chung là ít khi nào tôi ngồi niệm phật mà đươc yên ổn cả. Nhiều khi đang niệm vậy thì con khóc, tôi phải đi dỗ nó, tôi thấy rất buồn. Dạo gần đây tôi ngủ thường hay mơ thấy ma. mới tối hôm qua tôi mơ thấy mình ở 1 nơi vắng vẻ, trong lòng thấy sợ ma lắm, nhưng nghĩ là mình niệm phật thì ko sợ, nên tôi cứ chạy thiệt nhanh và lớn tiếng niệm “Nam mô A Di Đà Phật” , vừa chạy vừa niêm như vậy, thấy có 2 con ma trước mặt tôi chạy tới sân của một ngôi nhà thì dưng lại, 2 con ma cũng dừng lại định nhào vào người tôi, tôi nhìn ngay mặt nó mà nói “nam mô A Di Đà Phật”, thì 1 con biến mất, còn con kia nó sứ ở đó hoài, tôi chụp tay nó vằn ra phía sau, kêu nó niệm phật đi, nó ko chịu, tôi đè cổ nó xuống kêu niệm Nam Mô A Di Đà Phật đi, nó cứng đầu ko chịu, tôi mới đẩy nó vô trong nhà có tượng Phật A Di Đà, bắt nó quỳ xuống lạy phật, nó cũng ko chịu, tôi vừa nắm tay nó phía sau, vừa đè cổ nó xuống kêu lạy phật đi, mấy lần như vậy nó mới chịu. Lúc đó tôi tỉnh dậy cũng gần sáng rồi, tôi cảm thấy ko sợ như mấy lần trước mà thấy vui vui, vì nghĩ mình ko còn sợ ma nữa.
VT cho tôi hỏi là có phải mình niệm phật như vậy, ko ngồi yên 1 chỗ, cho nên khi ngủ tôi mới thấy ma đúng ko? Tuy rằng cũng có lúc tôi niệm được xuyên suốt, nhưng đôi khi bị trở ngại như vậy, rồi có khi ngồi tê chân quá thì tôi đứng dậy, nên ko biết có được ko? mỗi ngày tôi chỉ niệm được buổi tối có 1h thôi được 3200câu phật hiệu, rồi sáng sớm đạy niệm thêm có khi 2000, có khi 1000, tuy vào thời gian dậy sớm hay muộn. Có phải tôi niệm như vậy là quá it/
Xin chào Liên Kim,
Con khóc thì phải dổ con nín đó là bổn phận của mỗi người làm mẹ, qua đó cũng thể hiện được tinh thần “phụng sự chúng sanh là cúng dường chư Phật” cho nên cũng không có gì phải buồn. Khi cháu bé lớn thêm chút xíu nữa thì nên tập cho cháu niệm Phật như trong bài Dạy Con Niệm Phật.
Ngồi lâu bị tê chân thì thay đổi tư thế cho thoải mái cũng là việc tốt. Điều này Phật đã chứng minh cho thấy việc khổ hạnh ép xác vốn không mang lại kết quả tốt sau 6 năm tu khổ hạnh. Đối với người tu thiền thì phải ngồi kiết già, xả bỏ vạn duyên, nhiếp tâm trong định nhưng đối với người tu Tịnh Độ thì có phần thoải mái hơn, nếu không ngồi kiết già được thì ngồi bán già, không ngồi bán già được thì ngồi ” tự do già “. Trong thời khóa công phu, đối diện với bàn Phật thì VT có đề nghị nên quỳ để bày tỏ lòng thành kính, nếu tê chân thì có thể đứng dậy lể Phật hoặc đi kinh hành. Điều quan trọng là nơi tâm mình luôn chí thành niệm Phật.
Nếu như có được cái thất để ngồi niệm Phật, trong thời khóa công phu không ai quấy rầy là tốt nhưng nếu vì hoàn cảnh không thuận tiện, người ta hỏi thì mình trả lời xong lại niệm Phật tiếp, có sao đâu. Pháp môn niệm Phật không nhất thiết phải bế quan nhập thất tịnh khẩu mà còn có thể vừa làm việc vừa niệm Phật được như là câu chuyện Làm Việc Nặng Niệm Phật Được Vãng Sanh.
Trong giấc mơ của bạn có phần khôi hài nhưng ngụ ý muốn nói việc tu hành thì phải phát tâm hoan hỉ, còn gượng ép miển cưởng thì hơi khó. Có lẻ những buổi đầu cần phải miển cưởng gượng ép rồi về sau mới hoan hỉ phát tâm. Đối với người hoan hỉ phát tâm thì càng tu càng tinh tấn hăng say, phấn khởi gọi là pháp hỉ sung mãn. Còn đối với người miển cưởng gượng ép thì người ta trông cho xong thời khóa, trông cho đủ số công cứ để…làm việc khác (rồi chẳng màng đến câu Phật hiệu nữa), cho nên càng trông thì càng thấy lâu và dể sanh nản chí.
Một ngày niệm 4,5 ngàn câu Phật hiệu thì không phải nhiều nhưng cũng không phải ít, cũng không phải là hạng chót. Điều quan trọng cần nên chú ý là tâm và tiếng phải hiệp khắn với nhau, nhất là dùng tấm lòng chân thành hướng về Đức Phật để bày tỏ sự chí thành chí kính và tha thiết phát nguyện vãng sanh. Thời khóa buổi sáng giống như là mình khởi động để lấy trớn rồi mang câu Phật hiệu theo suốt quá trình làm việc trong ngày. Thời khóa buổi tối giống như là mình lại khởi động, lấy trớn để mang câu Phật hiệu đi vào giấc ngủ. Chúc bạn luôn tinh tấn, pháp hỉ sung mãn.
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Xin chào cư sĩ Viên Trí!
Mình mới tu thôi nên còn nhiều thắc mắc lắm. Mong Viên Trí hoan hỷ trả lời giúp mình với ạ. Cám ơn Viên Trí nhiều.
Mình ngày nào cũng trì chú đại bi và lạy Phật. Đi đứng nằm ngồi đều niệm hồng danh A Di Đà Phật. Và hằng ngày mình luôn tín-nguyện-hạnh và cầu nguyện xin được vãng sanh về Phương Tây Cực Lạc sau khi mạng chung. Nguyện nhiều lắm
Mình có đọc 1 bài viết trên mạng http://trisieu.free.fr/PhatPhap/04-PhapLuan/TiepDoNguoiChet.html, trong bài này có viết:
“Sau khi thân thể đã hoàn toàn cứng lạnh, thần thức coi như đã rời khỏi thân xác, giai đoạn này gọi là sau khi chết. Người chết nếu chưa được giải thoát thì phần nhiều phải trải qua một trạng thái tối tăm mờ mịt trong một thời gian khoảng 3 đến 4 ngày, rồi sau đó mới có cảm giác minh mẫn trở lại, khi đó họ bắt đầu bước vào cảnh giới Trung ấm (là giai đoạn giữa sự chết và đầu thai) và mang một cái thân gọi là thân Trung ấm. Thời gian sống của Trung ấm thân có thể kéo dài nhiều nhất là 49 ngày kể từ khi mới chết.
Thông thường người chết, khi thần thức đã rời khỏi thân, thường hay mê muội nên cứ đắn đo tự hỏi :”Ta đã chết hay chưa chết ?”. Ở trong trạng thái mơ mơ màng màng này họ thấy được người thân và gia đình quyến thuộc, mỗi mỗi đều hiện ra trước mắt, nhưng mờ ảo giống như cảnh trong mộng. Trong cảnh giới Trung ấm, cứ sau mỗi 7 ngày là Thân Trung Ấm lại chết đi, sống lại, mê rồi lại tỉnh, tỉnh rồi lại mê. Bị gió nghiệp thổi đi đây đó một cách bất định. Trước mắt thường hiện ra những cảnh thiện, ác, sung sướng hay rùng rợn tùy theo nghiệp đã tạo trong lúc còn sống.”
Qua bài này thì điều mình sợ nhất là thần thức không được minh mẫn trong khoảng 3 đến 4 ngày sau khi chết. Vì sao mình sợ, mình sợ vì nếu thần thức không được minh mẫn thì làm sao mình có thể niệm Phật được. Mà mình rất muốn (muốn nhiều lắm) niệm Phật để cầu mong tha thiết cha lành A Di Đà Phật đến tiếp dẫn về Phương Tây Cực Lạc.
Vậy cho mình hỏi là có thật sự thần thức bị mụ mi sau khi chết khoảng 3 đến 4 ngày không?. Và trong vòng 49 ngày, thần thức người chết có minh mẫn để niệm Phật không?
Minh thường hay nằm mơ ác mộng và bị bóng đè. Những lúc như thế mình đều niệm A Di Đà Phật, khi niệm xong thì mình ngủ bình thường. Những lúc như thế mình đều niệm Phật. Vậy như mình thì vẫn còn thần thức minh mẫn để niệm Phật sau khi mạng chung không?.
Câu hỏi mang tính cá nhân, mong Viên Trí hoan hỉ trả lời giúp mình. Mình cám ơn Viên Trí nhiều, vì mình thắc mắc mà không biết hỏi ai cả.
Nam mô A Di Đà Phật
Kính chào Bảo Trang cùng các bạn đồng tu Pháp Môn Tịnh Độ.
Mình tên Song Hiệp cũng mới tu Tịnh Độ cũng không lâu lắm. Mình nhớ có đọc sách và thấy nói: sau khi chết thì những ai hành nghiệp thuộc hàng Cực Thiện và Cực ác thì được tái sanh rất nhanh chóng, còn những ai mà thuộc khoảng giữa Cực Thiện và Cực ác thì phải trải qua giai đoạn “thân trung ấm”(khoảng 1—– 49 ngày trước khi thọ sanh sang kiếp khác).
Để trả lời câu hỏi của Bảo Trang mình xin có vài lời như sau: Một khi đã tu pháp môn Tịnh Độ thì lấy “Tín, Nguyện, Hạnh” làm yếu tố cốt lõi. Vì đây là 3 điều kiện cơ bản giúp ích cho sự thành tựu Tịnh nghiệp (vãng sanh Cực Lạc). Vì có Tín (tin sâu) thì mới phát Nguyện cầu sanh Cực Lạc một cách chân thành, tha thiết; một khi Nguyện đã kiên cố thì Hạnh (việc niệm Phật) càng hăng say, tinh tấn. Một khi niệm Phật đã chuyên nhất thì niềm Tin càng trở nên kiên cố. 3 yếu tố này giống như cái kiền 3 chân vậy, thiếu một chân ắt sẽ ngã.
Như lời Bảo Trang Kể : “Mình ngày nào cũng trì chú đại bi và lạy Phật. Đi đứng nằm ngồi đều niệm hồng danh A Di Đà Phật. Và hằng ngày mình luôn tín-nguyện-hạnh và cầu nguyện xin được vãng sanh về Phương Tây Cực Lạc sau khi mạng chung. Nguyện nhiều lắm”. Thói quen hằng ngày như thế rất là tốt và đáng duy trì.
Bạn nên quan niệm rằng đã tu Tịnh Độ thì niệm Phật là chính (Chánh Hạnh), trì chú là phụ (Trợ Hạnh). Cái nào đã là chánh thì nên siêng năng hành trì không nên để mất, cái nào phụ thì làm ít hơn, không làm thì cũng không sao. Vì sao như vậy? Vì chư Tổ ngày xưa cũng đã dạy :”Niệm Phật không khó mà khó ở chỗ bền lâu; Niệm Phật bền lâu không khó mà khó ở chỗ Nhất Tâm” tức là không xen tạp, chỉ có niệm Phật nên dễ thành tựu vậy.
Tất cả những lời nói, việc làm, suy nghĩ (các nghiệp xuất phát từ Thân, Khẩu, Ý) hằng ngày đều hình thành nên những chủng tử thiện và ác trong thức thứ 8 (A lại da thức) của mình cả. Chính thức này sẽ chuyển thành thân Trung ấm khi chết vậy. Do đó, chủng tử nào mạnh thì theo đó mà thọ sanh vào các cõi. Ai làm ác thì sanh vào 3 ác đạo (Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sanh), ai làm thiện thì thọ sanh vào 3 đường lành (Trời, Người, A-tu-la). Do đó, hằng ngày niệm Phật tức là đã gieo trồng chủng tử Cực Thiện vào thức thứ 8, đồng thời Chú tâm niệm Phật thì thân khẩu ý thanh tịnh, ba nghiệp trong sạch nên các nghiệp ác không có dịp sanh khởi.
Mình có tìm hiểu trong kinh sách thì thấy nói rằng : Khi đã vào giai đoạn trung ấm thì thật khó mà tỉnh táo được vì sức mạnh của vô lượng vô biên nghiệp (không chỉ trong 1 đời mà còn nhiều đời khác nữa) lôi kéo vô cùng mạnh mẽ. Thân trung ấm cao như tầm đửa trẻ nhỏ, có thể di chuyển trong không gian, có thể thấy các hình tướng của người thân, bạn bè…., có thể nghe được tiếng nói của người thân, bạn bè…., và vẫn có cảm giác như khi còn sống…… nhưng người thân, bạn bè…. không nghe được những gì thân trung ấm nói, và cũng không thể thấy thân trung ấm. Vì lý do này mà nhiều người không biết đụng chạm vào thân thể người mới chết làm họ sanh đau đớn và tức giận; người thân, bạn bè…. không biết than khóc làm cho thân trung ấm sanh quyến luyến….. Chính những lý do này đã vô tình làm mất cơ hội sanh vào những chỗ lành của họ. Thật là đáng thương!
Chính vì thế Ban Hộ niệm cho người lâm chúng đóng vai trò hết sức quan trọng trong thời khắc đó. Nhờ có sức hộ niệm mạnh mẽ, khẩn thiết có thể giúp người mới chết (ở giai đoạn trung ấm thân) có thể nghe thấy và niệm Phật theo, do đó có thể được vãng sanh Tịnh Độ. Nhưng suy đi nghĩ lại thì việc vãng sanh phần lớn là nhờ vào Bổn Nguyện Lực của Phật A Di đà nhiếp thọ mà được.
Nên trong Kinh A Di Đà, Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật và chư Phật ở các Phương tha thiết khuyên nhủ , dạy bảo chúng sanh phải nên tin và phát nguyện sanh về Cực Lạc là vì lý do này vậy. Nguyện lực có công năng lớn lao vô cùng, thật khó mà nói nổi.
Trong Kinh A Di Đà, Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật có dạy : ” Nhất tâm niệm Danh Hiệu Phật A Di Đà hoặc 1, hoặc 2, hoặc 3, hoặc 4, hoặc 5, hoặc 6, hoặc 7 ngày thì lâm chung được Phật A Di Đà và Các Thánh Chúng hiện ra tiếp dẫn, trong khoảnh khắc liền được sanh về Cực Lạc. ”
Do đó nếu bạn y theo pháp mà chân thành tu hành, niệm Danh Hiệu Phật A Di Đà thì mạng chung liền được sanh về Cực Lạc một cách vô cùng nhanh chóng và an ổn. Do đó đâu phải trải qua giai đoạn “trung ấm” nữa đâu.
Để được vãng sinh như vậy thì hằng ngày phải chuyên cần, tinh tấn, chí tâm niệm Phật, giữ gìn thân khẩu ý, chí thành sám hối tội nghiệp đã gây ra bằng thân khẩu ý từ vô thỉ kiếp đến nay, không làm điều ác, siêng làm các điều lành, phải từ bi không sát sanh, phải yêu thương tất cả các loài khác giống như yêu thương bản thân mình, giống như yêu thương người thân của mình vậy, phải trên thuận dưới hòa hiếu dưỡng cha mẹ. Đặc biệt là phải học cách buông xả (tức là ai làm gì nói gì mặc kệ, trong tâm mình lúc nào cũng giữ câu Phật hiệu thôi)
Một khi ba nghiệp Thân, Khẩu, Ý đã thanh tịnh rồi thì khi niệm Phật mới có hiệu quả ( niệm Phật mới sâu được). Miệng niệm, tai nghe, tâm chuyên chú vào câu Phật hiệu ngày qua ngày, từ đây cho đến cuối đời không thảy đổi thì lâu sau rồi cũng sẽ thành tựu.
Hãy đặt cho mình mục tiêu : Sống thì niệm Phật tu hành, chết thì vãng sanh Cực Lạc.
Hãy luôn giữ tâm kiên cố không thay đổi, hãy hằng ngày chăm chỉ niệm Phật. Thế thì nguyện nào rồi cũng sẽ thành tựu, Cực Lạc quyết vãng sanh không còn nghi.
Mình xin kính chúc Bảo Trang cùng tất cả các bạn đồng tu luôn được an lạc trong tu tập và đều sẽ như nguyện Vãng Sanh Cực Lạc Quốc.
Nam Mô A Di Đà Phật
Chào cư sĩ VT.mẹ con mất cũng đã được 3 tuần. Chị của con mơ thấy mẹ về 1 lần thôi. Chị thấy mẹ mới hỏi mẹ chưa được vãng sanh nê. Mẹ kêu chưa. Thấy mẹ ôm bụng đau nữa mặc dù mẹ đã được hộ niệm có thọai tướng tốt. K biết là do suy nghĩ nhiều hay là thật nữa ạ mong cư sĩ cho con được biết.
Nam mô a di đà phật.