Thiếu Khương Đại sư, họ Châu, người Tiên Đô. Lúc bé, câm từ khi sanh. Năm bảy tuổi, ngài theo mẹ vào chùa Linh Sơn lễ Phật. Mẹ chỉ Phật mà hỏi đùa: “Con biết ai đó không?”. Ngài bỗng đáp rằng: “Thích Ca Mâu Ni Phật”. Biết là có duyên lành với Phật pháp, cha mẹ ngài bèn cho ngài xuất gia.
Năm 15 tuổi, ngài thông suốt được năm bộ Kinh. Nhà Đường, năm Trinh Nguyên thứ nhứt, ngài viếng chùa Bạch Mã ở Lạc Dương. Thấy chỗ cất Kinh sách trong điện có ánh sáng xẹt ra, ngài tìm xem, thời ánh sáng ấy phát ra từ tập văn “Tây phương hóa đạo” của Nhị Tổ Thiện Đạo Đại sư. Ngài vái rằng: “Nếu tôi có duyên với Tịnh độ, nguyện tập văn này lại phóng quang minh”. Ngài vừa nguyện dứt lời, tập văn ấy liền chiếu sáng; trong ánh sáng dạn dạn có Hóa Bồ Tát. Ngài nói: “Kiếp thạch có thể mòn, chớ chí nguyện tôi quyết không dời đổi”.
Rồi ngài đến Trường An lễ di tượng của Nhị Tổ Thiện Đạo Đại sư. Khi đương lễ, tượng của Tổ bỗng bay lên hư không lại có tiếng bảo ngài rằng: “Ông y theo lời dạy của ta mà phổ độ chúng sanh, ngày sau công đức thành tựu sẽ sanh về Cực Lạc”.
Ngài đến Giang Lăng, gặp một sư cụ bảo: “Ông muốn truyền đạo thời nên đến Tân Định, cơ duyên ở đó”. Dứt lời, sư cụ bỗng biến mất.
Ngài đến Tân Định thấy người xứ ấy chưa ai biết niệm Phật là gì. Ngài quyên tiền rồi dụ các trẻ nhỏ niệm Phật. Lúc đầu các trẻ niệm một câu Phật thời ngài thưởng một tiền. Sau lần lần mười câu thưởng một tiền. Ít lâu không cần thưởng tiền chúng nó cũng niệm. Trước thời có mặt ngài chúng mới niệm. Sau rồi chỗ nào và lúc nào chúng nó cũng vẫn niệm. Chúng niệm Phật nơi đường, chúng niệm Phật trong nhà. Hơn một năm sau, cả xứ Tân Định, mọi người đều biết niệm Phật, và phàm nam nữ già trẻ hễ thấy ngài liền niệm “A Di Đà Phật”. Người người tay lần chuỗi miệng lẩm nhẩm, tiếng niệm Phật vang khắp các nơi.
Ngài bèn lập Tịnh độ đạo tràng ở Ô Long Sơn, xây đàn tam cấp. Cứ đến ngày trai, các thiện tín nam nữ đều họp nơi đó để cùng nhau niệm Phật và nghe pháp. Thường số người họp trên ba nghìn. Ngài ngồi trên tòa cao, to tiếng xướng hiệu Phật rồi đại chúng đồng hòa theo. Ngài xướng một câu, thời đại chúng thấy một Đức Phật nhỏ từ trong miệng ngài mà ra, mười câu là mười Phật, nối liền nhau như xâu chuỗi. Ngài bảo đại chúng: “Quý vị đã được thấy Phật, chắc sẽ được vãng sanh”. Mọi người đều mừng lắm.
Năm Trinh Nguyên thứ 21, tháng Mười, ngài họp hết kẻ Tăng người tục lại rồi dặn rằng: “Với thế giới ác trược này, mọi người nên nhàm chán; với Cực Lạc Tịnh Độ kia, nên hết lòng tăng tấn. Giờ này ai thấy được quang minh của ta, thời thiệt là đệ tử của ta”. Nói xong, ngài xòe tay phóng ra vài tia sáng dẹp dài, rồi ngồi yên mà tịch. Đại chúng xây tháp ngài ở Đài Nham, hiệu là Đài Nham Pháp sư.
Trích ở những bộ “Tống Cao Tăng Truyện” và “Lạc Ban Văn Loại”
Đường Về Cực Lạc – Hòa thượng Thích Trí Tịnh
Thưa thầy cho con hỏi một người thường không qui y Tam bảo hàng ngày niệm danh hiệu A di đà phật thì khi lâm chung có được Phật di đà tiếp dẫn không thầy? Và niệm phật trong tâm thì có ứng nghiệm không xin qui thầy chỉ bảo dùm con . Nam mô A di đà Phật .
Chỉ cần trong tâm có Phật là đủ . Không Quy y Tam Bảo vẫn được vãng sanh , tỷ như phàm đã là người thì có tên hay không cũng vẫn là người vậy. Nhưng nên quy y tam bảo , vì như vậy sẽ là đệ tử chân chánh của Phật.
1. Người thường không quy y Tam Bảo nhưng tin Phật Pháp, tin Nhân Qủa, niệm Phật đầy đủ Tín, Nguyện, Hạnh vẫn vãng sanh.
—–
Nhưng để khế hợp với Tịnh Nghiệp Tam Phước trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ, chúng ta nên quy y và giữ 5 giới.
2. Niệm Phật cốt lõi là tâm phải nghe rõ ràng từng chữ từng câu, còn niệm bằng hình thức nào cũng được không bắt buộc.
Các bài pháp ngắn, hay của thầy Thích Chơn Hiếu
1. Thường nghĩ đến cái chết bất chợt – PHẦN 1( mở tiếp PHẦN 2 ở dưới VIdeo)
http://www.phatam.com/video/thich-chan-hieu/thuong-nghi-cai-chet-den-bat-chot-video_2f9509a7c.html
2. Tự lực và tha lực – PHẦN 1( mở tiếp PHẦN 2 ở dưới VIdeo)
http://www.phatam.com/video/thich-chan-hieu/tu-luc-va-tha-luc-video_c8f0af425.html
3. Mạng người ngắn ngủi vô thường
http://www.phatam.com/video/thich-chan-hieu/mang-nguoi-ngan-ngui-vo-thuong-video_928ccd384.html
4. Niệm Phật trong tâm có Phật
http://www.phatam.com/video/thich-chan-hieu/niem-phat-trong-tam-co-phat-video_960e46c6f.html
5. PHÁP MÔN NIỆM PHẬT
http://www.phatam.com/video/thich-chan-hieu/phap-mon-niem-phat-tron-bo-28-phan-rat-hay–video_ca101d8ff.html
Thiếu Khương đại sư có lẽ là bồ tát ở cõi Cực Lạc tái lai chứ không phải người phàm. Ngài đến thế giới này để độ sanh, hết duyên ngài tịch. Giống như thời đức Phật Thích Ca còn tại thế có ngài bồ tát Duy Ma Cật ở thế giới Diệu Hỷ, ngài đến thế giới Ta Bà này hiện thân cư sĩ để thuyết pháp độ sanh. Tuy là cư sĩ tại gia có vợ con đầy nhà mà hàng xuất gia trong đó có các đệ tử lớn của Phật Thích Ca như Mục Kiền Liên, Xá Lợi Phất cũng phải nể vì.