Từ Lôi tự Điện Xu, người thời Dân Quốc, ở huyện Lạc Thanh, tỉnh Triết Giang. Ông xuất thân nơi quân ngũ, thích uống rượu ưa chơi bời. Trong nhà việc sát sanh nấu nướng và yến ẩm vui đùa không lúc nào dứt.
Đêm mùng một tháng giêng năm Canh Thân thời Dân Quốc. Từ Lôi nằm mộng thấy một người tay chân bị trói vào bốn chiếc cọc ngắn, nằm sấp trên mặt đất. Hai con quỷ dùng chày đập nơi lưng người đó, cảnh trạng thảm khốc đáng ghê sợ. Ông lại gần xem, thì kẻ ấy chính là thân mình. Trong lúc kinh hoàng sảng sốt, Từ Lôi bất giác cảm thấy mình cùng tội nhân hiệp lại làm một. Lưng ông bị đánh cực đau đớn hầu như sắp gãy nát, chỉ còn biết thốt giọng rên siết kêu thương. Đang lúc ấy, bỗng nghe giữa hư không có tiếng niệm Phật nhỏ nhỏ. Ông vội lớn tiếng niệm theo thì giật mình tỉnh giấc, nơi lưng hãy còn đau nhức.
Nhân điềm mộng ấy, Từ Lôi cả sợ. Ông hồi tưởng những việc buông lung sai quấy mình làm trong lúc bình thời, vừa hổ thẹn lại vừa hối hận. Kế đó lại chợt mãnh tỉnh tự bảo: ” Ta nghe tu học Phật pháp có thể khỏi sự sống chết luân hồi, thoát cảnh khổ nơi Địa ngục. Thế thì tội chướng kia chắc chắn cũng sẽ được giải trừ! “. Từ đó ông cải hối ăn chay làm lành, mỗi ngày trì phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện trong kinh Hoa Nghiêm, và niệm Phật không gián đoạn.
Mấy năm sau, Từ Lôi bỗng vương bịnh, mỗi ngày càng thêm trầm trọng. Song với ý niệm sợ tội cầu giải thoát, ông vẫn có gắng trì danh hiệu Phật và tụng phẩm kinh đã học thuộc lòng. Trong cơn mê lúc tỉnh, ông thường thấy giữa hư không có vùng ánh sáng trắng, trạng như chiếc gương tròn to lớn. Một đêm nọ, Từ Lôi gọi vợ bảo rằng: ” Đức A DI ĐÀ và chư Bồ Tát cho biết ngày mai sẽ đến tiếp dẫn tôi. Vậy bà hãy quét dọn trong nhà cho sạch sẽ, và lên đèn đốt hương đừng cho tắt dứt. Lại nhớ nên nấu nước thơm cho tôi tắm gội thay đổi y phục”.
Ngày hôm sau, khi mọi việc xong xuôi, Từ Lôi gắng đến ngồi ngay thẳng trước bàn Tam Bảo niệm Phật một lúc rồi thoát hóa.
Trích Mấy Điệu Sen Thanh của HT.Thích Thiền Tâm
Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật: Đã hi sinh cả cuộc đời mình để tim ra cho chúng ta bốn chân lí.Vậy mà chúng ta không ngộ ra được những chân lí đó,cứ cố chấp ôm pháp đến hơi thở cuối cùng: Hãy cùng nhau sống thanh thản – an lac – vô sự.”Ngăn ác diệt ác pháp, sinh thiện tăng trưởng thiện pháp”.Con nguyện cho tất cả chúng sanh ngày ngày sống an lành,chúc cho mọi người sớm tìm được chánh pháp của Đức Thế Tôn
Xin chào Liên Nga
Rất cám ơn đạo hữu đã chia sẻ, tuy chỉ đôi dòng mộc mạc nhưng lại chứa đựng những ý nghĩa thâm sâu. Những ai đã từng nghiên cứu nhiều về Phật Pháp như Liên Nga đây thì đọc đến đoạn này không khỏi bồi hồi cảm súc nhưng đối với những người sơ cơ lạc bước vào đây, tình cờ đọc được thì chỉ e không khéo lại dể sanh hiểu lầm cho nên VT xin mạn phép được bổ sung cho rỏ ràng minh bạch.
Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật: Đã hi sinh cả cuộc đời mình để tim ra cho chúng ta bốn chân lí.
4 chân lý chính là Tứ Diệu Đế ( Khổ, Tập, Diệt, Đạo ) :
1:Khổ: Con người có 8 thứ khổ: sanh, lão, bệnh, tử, oán thù gặp gở, ân ái chia lìa, mong cầu mà không được toại ý, 5 ấm xí thạnh khổ.
2:Tập: Nguyên nhân dẫn đến đau khổ chính là ngã chấp,hoài nghi, tà kiến, tham, sân, si, cống cao ngạo mạn…phiền não…kiến hoặc,tư hoặc…đều từ vô minh mà ra.
3:Diệt : Lìa khổ được vui, giải thoát sanh tử luân hồi. Phần này sẽ đề cập đến 4 quả vị Thanh Văn là Tu Đà Hoàn (Dự Lưu), Tư Đà Hàm (Nhất Lai), A Na Hàm(Bất Lai), A La Hán (Vô Sanh).
4:Đạo : Phần này sẽ nói về 37 phẩm trợ đạo ( tứ niệm xứ + tứ chánh cần + tứ như ý túc + ngủ căn + ngủ lực + thất bồ đề phần + bát chánh đạo ).
Vậy mà chúng ta không ngộ ra được những chân lí đó,cứ cố chấp ôm pháp đến hơi thở cuối cùng
Một vị thiền sư đã nói :” Phật Pháp lưu truyền tám vạn tư, Học hành không thiếu cũng không dư, Đến nay tính lại đà quên hết, Chỉ nhớ trên đầu một chữ NHƯ “. Tại sao lại như thế? Là bởi vì ” pháp là ngón tay chỉ mặt trăng “, Khi đã thấy mặt trăng rồi thì không cần dùng ngón tay nữa vậy.
Thiết nghĩ đề tài này vốn thuộc lĩnh vực của Thiền Tông, là pháp tu dành cho người thượng căn thượng trí. Nếu tiếp tục nghiên cứu thì những người hạ căn trong thời mạt pháp (như VT đây) chỉ có thể nói là một người HỌC theo Phật chứ không thể trở thành người TU theo Phật. Người học theo Phật thì cần phải làu thông kinh điển ( như Ngài A Nan chẳn hạn ) có thể mang giáo lý đã học đi phát dương quảng đại là điều rất tốt. Người tu theo Phật thì không cần phải học nhiều, chỉ cần y giáo phụng hành, chuyên tâm tu trì ( như Châu Lợi Bàn Đặc ), khi ra khỏi sanh tử luân hồi thì chư Phật thảy đều hoan hỉ, là điều đáng quý.
Riêng về pháp môn niệm Phật thì lại có chỗ vi diệu thù thắng khác nữa, chưa nói đến phần tha lực của Phật A Di Đà, chỉ nói trên phương diện tự lực thôi thì:
Khi một người nhất tâm niệm Phật chính là đang ở trong chánh niệm hay chánh định vì không có tham sân si phiền não và các vọng niệm vọng tưởng xen tạp.
Khi một người nhất tâm niệm Phật thì người ấy đang hướng về Đức Phật và người ấy nghĩ rằng Đức Phật cũng đang phóng quang gia bị cho người niệm Phật cho nên người ấy không dám có những hành vi, cử chỉ, lời nói hay ý niệm xấu ác… cho nên đã không phạm oai nghi vì đang ở thế cung kính hướng Phật.
Đối với pháp môn niệm Phật thì phải giử 6 chữ hồng danh đến hơi thở cuối cùng ngoài ra các thứ khác thì phải buông xả vạn duyên. Cũng giống như một người sắp sửa đi xuất ngoại thì có bao nhiêu nhà cửa, ruộng vườn, xe cộ, tài sản… đều phải bán hết để đổi lấy một thứ duy nhất chính là tiền USD ( đô la Mỉ ) để mang theo mà thôi .
Thiền, Tịnh, Giáo, Mật… cũng đều là Phật Pháp cả. Tất cả đều ăn chay, làm lành, lánh dử, chuyển hóa tâm mình thành thuần thiện, thuần tịnh, lấy từ bi làm gốc, lấy giới luật làm thầy, lấy trí huệ làm ngọn đuốc soi đường… đó là nền tảng chung của các Tông Phái. Tuy nơi đây là đạo tràng tu Tịnh Độ nhưng cũng hoan nghênh đạo hữu ghé thăm và cám ơn lời chia sẻ về 4 chân lý của Đức Phật nhé. Chúc đạo hữu sớm được Minh Tâm Kiến Tánh.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Hạnh phúc thay cho người biết giác ngộ, chỉ sợ người lầm mê mà vẫn lầm mê, tự cho mình là làm đúng chân lý, khi rã xác thiêu hình thì chỉ là cát bụi, không biết làm sao quay đầu lại. Nam Mô A Di Đà Phật.
Phut lam chung niem 10 niem se thanh phat.
Nam mô A Di Đà Phật !
Kính chào Cư Sỉ Viên Trí!
Con ngưỡng mộ cô Phan Thị Bích Hằng nên tìm trên trang mạng các video về cô, các clip nối tiếp nhau và con tìm đến với trang web này sau khi xem xong cụ 82 tuổi biết trước giờ vãng lai. Con mới thấm thía việc đọc kinh phật, mới thấy nó thật quan trọng trong cuộc đời chính bản thân mình và những người con yêu thương. Con mất ba từ lúc 3 tuổi, đứa nhỏ hơn con được 2 tuổi, trong khi ấy mẹ con còn đang mang bầu đứa em út.Nhà nghèo, Ba mất vì điện giật ở cái hồ sau nhà. Mẹ con chèo chống nuôi cả nhà, má vẫn ở vậy lo cho chúng con, má thường kể cho tụi con nghe về ba, lúc ba mất rắn đã bò về suốt 2 tuần liền, nhiều hiện tượng lạ lắm. Lớn rồi, nhưng con vẫn thấy ba thân thuộc, con vẫn hay thấy ba về trong những giấc mơ, về nhiều lần, gần gũi,thân thuộc như những gì diễn ra hằng ngày,nên trong tâm thức con ba rất gần và con tin có sự tồn tại ở thế giới tâm linh. Đến lớp 12 con hầu như ko thấy ba nữa, má bảo ba đầu thai kiếp khác rồi. Thương ba,đã 23 năm rồi con không biết ba con được vãng sanh chưa???nhưng dù gì thì giờ con muốn học kinh phật để tâm nguyện những điều tốt đẹp cho đời, nhưng không biết bắt đầu từ đâu??? mong sư thầy chỉ dẫn cho con, để tâm con đến gần với phật.
Xin chào Ngọc Lan
Như vậy tức là bạn mới biết website này lần đầu, có lẻ bạn đến từ youtube thông qua kênh Đường Về Cõi Tịnh. Bạn đã có duyên lành đến với trang Đường Về Cõi Tịnh cũng như đã có duyên lành với Tịnh Độ rồi.
Phật để lại tam tạng kinh điển, 84000 pháp môn, pháp môn nào cũng đều là pháp bảo trân quý nhưng mà căn cơ của chúng sanh thời mạt pháp ( thời nay ) chỉ thích hợp với Tịnh Độ, chỉ có thể nương vào pháp môn Tịnh Độ mà thoát vòng sanh tử luân hồi, vãng sanh Tây Phương Cực Lạc.
Để bắt đầu bước vào việc tìm hiểu pháp môn Tịnh Độ thì VT nghĩ trước tiên bạn nên tìm đọc 3 bộ kinh quan trọng đó là:
1:Kinh A Di Đà
2:Kinh Vô Lượng Thọ
3:Kinh Quán Vô Lượng Thọ
Sau đó tìm những quyển sách kể về những chuyện niệm Phật vãng sanh cũng như những sự mầu nhiệm linh ứng để giử vững niềm tin:
1:Những Chuyện Niệm Phật Cảm Ứng Thấy Nghe – Lâm Khán Trị
2:Đường Về Cực Lạc – HT Thích Trí Tịnh
3:Những Chuyện Niệm Phật Vãng Sanh Lưu Xá Lợi – cư sỉ Tịnh Hải
Đọc các bài pháp khác ở trang Đường Về Cõi Tịnh, nhất là bài này để có cách nhìn sâu sắc hơn về pháp môn Tịnh Độ.
Pháp Môn Một Đời Thành Tựu
Tạm thời đọc bao nhiêu đó trước để lấy kiến thức căn bản, làm nền tảng, sau này có thời gian rảnh thì sẽ tìm các bài pháp khác của Pháp Sư Tịnh Không, cư sỉ Diệu Âm sau. Như vậy có phải nhiều lắm không? Mỗi ngày đọc một chút thôi, bước đầu tiên là phải đọc kinh A Di Đà trước, nếu phát tâm tụng mỗi ngày thì càng tốt. Nên dành nhiều thời gian để niệm Phật, cố gắng tập ăn chay và làm các việc thiện lành như phóng sanh để vun bồi công đức.
Nam Mô A Di Đà Phật