Nếu niệm Phật tâm khó quy nhất thì nên nhiếp tâm niệm khẩn thiết, tâm sẽ tự có thể quy nhất. Tâm chẳng chí thành, muốn nhiếp tâm cũng chẳng được. Nếu đã chí thành, nhưng vẫn chưa thuần nhất thì hãy nên lắng tai nghe kỹ; chẳng luận là niệm ra tiếng hay niệm thầm, mỗi niệm đều phải từ tâm khởi, tiếng từ miệng thoát ra, âm thanh lọt vào tai (khi niệm thầm, miệng chẳng động, nhưng trong ấy vẫn có thanh tướng). Tâm và miệng niệm được rõ ràng, tách bạch; tai nghe cho rõ ràng, phân minh. Nhiếp tâm như thế vọng niệm sẽ tự dứt.
Nếu sóng vọng tưởng vẫn còn trào dâng thì dùng ngay pháp Thập Niệm Ký Số, dốc toàn bộ sức lực của tự tâm đặt vào mỗi câu Phật hiệu thì vọng muốn khởi cũng chẳng đủ sức. Diệu pháp nhiếp tâm niệm Phật rốt ráo này các vị hoằng dương Tịnh Ðộ trước kia chưa nhắc đến vì căn tánh người thời ấy còn lanh lợi, chẳng cần phải làm vậy vẫn có thể quy nhất. Ấn Quang vì tâm khó chế phục, mới biết cách này mầu nhiệm, càng thực hành càng thấy hiệu nghiệm, chứ chẳng phải là tự tiện nói mò. Xin chia sẻ cùng những người độn căn trong khắp thiên hạ đời sau ngõ hầu vạn người tu, vạn người về.
Pháp Thập Niệm Ký Số vừa nhắc đến đó như sau: Trong khi niệm Phật, từ một câu đến mười câu phải niệm cho phân minh, nhớ số phân minh. Niệm hết mười câu lại niệm từ một câu đến mười câu, chẳng được niệm hai mươi, ba mươi câu. Niệm câu nào nhớ câu nấy, chẳng được lần chuỗi, chỉ dựa vào tâm để nhớ. Nếu thấy khó nhớ cả mười câu thì chia ra làm hai hơi: từ câu thứ nhất đến câu thứ năm và từ câu thứ sáu đến câu thứ mười. Nếu vẫn chưa được, hãy niệm thành ba hơi: từ câu thứ nhất đến câu thứ ba, từ câu thứ tư đến câu thứ sáu, và từ câu thứ bảy đến câu thứ mười. Niệm cho rõ ràng, nhớ cho phân minh, nghe cho rành rẽ, vọng niệm không chỗ chen chân, lâu ngày sẽ tự được Nhất Tâm Bất Loạn.
Phải biết là pháp Thập Niệm này nhiếp vọng giống như pháp Thập Niệm sáng chiều, chỉ có cách dụng công là khác nhau. Pháp Thập Niệm Sáng Chiều coi hết một hơi là một niệm, chẳng luận là số câu niệm Phật nhiều hay ít; còn cách này cứ một câu là một niệm. Cách kia chỉ có thể niệm mười hơi vào mỗi sáng, chiều; nếu niệm đến hai mươi, ba mươi hơi sẽ bị tổn khí thành bệnh. Cách này niệm một câu Phật hiệu, tâm biết là một câu; niệm mười câu Phật hiệu, tâm biết là mười câu. Từ một đến mười, rồi lại từ một đến mười. Suốt ngày niệm mấy vạn câu đều giống như thế. Chẳng những trừ được vọng, lại còn dưỡng thần rất hay. Dù niệm chậm hay nhanh, trọn chẳng trệ ngại. Từ sáng đến tối, không lúc nào chẳng thích hợp.
So với cách lần chuỗi để nhớ số, lợi ích cách xa một trời một vực. Cách nhớ số bằng chuỗi khiến thân mệt, tinh thần động. Cách Thập Niệm Ký Số này khiến thân thong thả, tâm an nhàn. Chỉ những lúc làm việc khó nhớ nổi số thì cứ khẩn thiết niệm. Làm việc xong, lại nhiếp tâm nhớ số thì những ý tưởng lông bông qua lại sẽ theo nhau gom về chuyên chú nơi một cảnh Phật hiệu. Ðức Ðại Thế Chí nói: “Nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối, đắc tam-ma-địa, ấy là bậc nhất”. Kẻ lợi căn chẳng cần bàn đến, còn như bọn độn căn ta bỏ cách Thập Niệm Ký Số này lại mong “nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối” thật khó khăn lắm thay!
Lại phải nên biết rằng cách nhiếp tâm niệm Phật này chính là pháp vừa cạn vừa sâu, vừa Tiểu vừa Ðại, chẳng thể nghĩ bàn! Chỉ nên ngửa tin lời Phật, chớ vì mình chưa hiểu đến nơi đến chốn bèn sanh ngờ vực, đến nỗi thiện căn nhiều kiếp do đây phải mất, chẳng thể tự rốt ráo đạt được lợi ích, thật là đáng buồn!
Chỉ nên lần chuỗi niệm Phật trong hai lúc: đi hoặc đứng. Nếu tịnh tọa dưỡng thần, do tay động tinh thần chẳng thể an, lâu ngày thành bệnh. Pháp Thập Niệm Ký Số này, đi, đứng, nằm, ngồi đều thực hành được cả, nhưng lúc nằm chỉ nên niệm thầm, chẳng được niệm ra tiếng. Nếu niệm ra tiếng thì một là chẳng cung kính, hai là bị tổn khí. Hãy nhớ kỹ, nhớ chắc!
Ấn Quang đại sư khai thị
Gởi các bạn đồng tu!
Hôm qua lầnđ đầu tiên mình được dự lễ Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm.Thật là có rất nhiều cảm xúc.Mong là ở khắp nơi trên đất nước Việt Nam thường xuyên có tổ chức lễ này để các vong linh,hương linh được siêu độ về Tây Phương Cực Lạc.Thực hành theo lời dạy của Hoà Thượng Tịnh Không.
A DI ĐÀ PHẬT.
Lâu quá rồi nhưng vẫn xun hỏi. Ở đâu có tổ chức vậy à? Mình chỉ biết ở Chùa Di Lặc, Sài Gòn.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT!!!
PHÁP NIỆM PHẬT THẬP KÝ SỐ THẬT LÀ BÀI THUỐC KỲ DIỆU KHÔNG THỂ NGHĨ BÀN CHỮA CĂN BỆNH VỌNG TƯỞNG CHO CHÚNG SANH MẠT PHÁP NGHIỆP NẶNG CHƯỚNG DÀY NHƯ CHÚNG CON. NGOÀI PHÁP NÀY RA THIẾT NGHĨ CÒN PHÁP NÀO HAY HƠN NỮA…
Bạn biết cách nhớ số để đúng với ý của Tổ sư Ấn Quang không bạn, nếu biết thì chia sẻ cho mình với mình cũng đang cầu pháp tu, nhưng chưa biết cách nào mới đúng. có liên hữu chỉ bày không được niệm a di đà phật 1…. a di đà phật 10. lúc đầu mình cũng niệm vậy nhưng tìm trên nhiều trang khác lại có ý kiến khác nên mình phân vân không biết cách nào mới đúng. Bạn hoan hỷ truyền trao cho mình phương pháp mà bạn biết với nhé. Cảm ơn bạn rất nhiều.A DI ĐÀ PHẬT>
Cách niệm Phật của tổ Ấn Quang ở đây nè bạn. A Di Đà Phật.
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2017/04/phuong-phap-niem-phat-khong-xen-tap-cua-an-quang-dai-su/
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Bạn Minh Anh thân mến,
Mình mới áp dụng phương pháp niệm phật Thập niệm ký số và thấy kết quả dị thường, phải nói là đáng kinh ngạc. Nên hôm nay lên đây để chia sẻ với các bạn.
Thông thường khi niệm Phật mình hay bị xao nhãng bởi các ý nghĩ trần tục, lo lắng chuyện này chuyện kia, đôi khi cả những hình ảnh xấu, những ý nghĩ về đồ ăn mặn cũng hiện ra, làm mình rất kinh hãi. khi áp dụng phương pháp niệm Phật thập niệm ký số, mình hoàn toàn loại bỏ hết tất cả những tạp niệm đó. Phương pháp đó được mình áp dụng giản dị như sau: chắc các bạn có từng xem các vở kịch, trước khi chiếu người ta hay có các vòng tròn nổi lên các số đếm ngược từ 5, xong đến 4, ví dụ bạn có thể lên Youtube đánh vào chữ Hài tết 2005 Râu Quặp và vào xem những giây đầu tiên bạn sẽ thấy những con số hiện ra ngay lúc đầu…, vậy khi mình tụng kinh, bạn cứ niệm Nam Mô A Di Đà Phật, trong đầu bạn tưởng tượng đến số 1 hiện ra, rồi câu tụng Nam Mô A Di Đà Phật tiếp theo bạn lại nhìn thấy số 2 hiện ra. thực chất mình chỉ trong liên tưởng thấy con số hiện lên, chứ hoàn toàn không đếm số đó,không đếm Nam Mô A Di Đà Phật 1, Nam Mô A Di Đà Phật 2. Mình áp dụng và không còn bất cứ suy nghĩ tạp niệm nào xen vào nữa, mình cũng hoàn toàn quên cả thời gian niệm, nếu trước khi mình niệm 20 phút đã bắt đầu có suy nghĩ là khi nào thì mình niệm xong đây? thì bây giờ mình niệm hơn 45 phút mà vẫn chưa ý thức được là mình đã niệm bao lâu, chẳng còn suy nghĩ về thời gian nữa. Mình cảm thấy bản thân tiến bộ nhiều.
Vậy hôm nay mình lên đây chia sẻ về trải nghiệm của bản thân mình, hi vọng có thể có ích cho các bạn.
Chúc các bạn tu tập tinh tấn!
Chào bạn Diệu Nhung,
PH xin được tán thán tâm hoan hỷ chia sẻ pháp của bạn. Xin được chia sẻ thêm đôi điều với bạn. Thật ra cách Thập Niệm Ký Số của ngài Ấn Quang không giống như cách bạn đang hành trì. Cách của ngài là niệm một câu thì trong tâm tự biết đó là một câu, niệm câu thứ hai thì trong tâm tự biết đó là Phật hiệu thứ hai, chứ không phải trong tâm tưởng ra số 1, số 2. Tự biết khác với tưởng tượng ra.
Sở dĩ bạn thấy thoải mái vì cách bạn đang thực hiện phù hợp với vọng tâm của mình. Nghĩa là tâm bạn niệm xong một câu Phật hiệu là tưởng qua chuyện khác (số 1, 2). Tuy nhiên, như bạn đã chia sẻ, nó giúp bạn bớt vọng tâm chuyện khác (nhưng còn vọng tâm số 1, số 2). Cho nên, ban đầu bạn có thể hành như thế, nhưng khi thấy đã quen thì phải tiến thêm một bước nữa là không được tưởng tượng ra số 1, 2 vì đó là vọng tưởng, không phải là Phật hiệu. Bước tiếp theo bạn phải tập trung chỉ niệm mỗi một câu Phật hiệu thôi và không đếm số gì cả. Sở dĩ PH phải nhắc bạn bước tiếp theo này là bởi vì 10 niệm lúc lâm chung là 10 niệm Phật hiệu rặt ròng, không có niệm gì khác (dù là niệm số 1,2) chen vô.
Chúc bạn tu tập tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Con xin cảm ơn cư sĩ Phước Huệ đã chỉ dạy cho con, thực sự con chỉ ở bước đầu của quá trình tu tập nên càng mong những chia sẻ như vậy. Có lẽ vì u mê nên lúc đầu con nghe thầy giảng con chẳng hiểu phải áp dụng như thế nào, đọc tất cả các chia sẻ con cũng chẳng rõ hơn gì cả, con chỉ thấy niệm theo số thì con tập trung được hơn. Đúng là con cần phải vượt lên nấc thang tiếp theo thì mới mong tinh tấn. Con nhất định sẽ học theo ạ.
Chúc tất cả các bạn đồng môn nắm được phương cách và tu tập tinh tấn.
Xin hỏi cư sĩ Viên Trí.
Con có tâm niệm Phật về Tây Phương nhưng do tuổi còn trẻ nên có nhiều việc hễ bận việc là con quên niệm Phật, nhớ ra là con phát tâm niệm liền. Chỉ có lúc đi ngủ là con niệm liên tục cho đến khi ngủ say được thôi. Ngày nào con cũng hồi hướng công đức cho oan gia trái chủ và hồi hướng về Tây Phương Cực Lạc thì liệu có vãng sanh được không. Vì con nghe nói niệm Phật là phải niệm liên tục. Nhiều lúc con cũng chỉ muốn tuổi già thật nhanh để dành nhiều thời gian mà niệm Phật quá.
Nam Mô A Di Đà Phật. Cầu cho các bạn đồng tu ai ai cũng tới được đất Tây Phương Cực Lạc Quốc
Xin chào Phương Thanh
VT cũng còn nhỏ lắm, hy vọng PT có thể xem VT như một người bạn đồng tu, bạn đạo hay bạn sen mà thôi nhé.
Nghe qua lời bạn kể thì VT nhận thấy cách hành trì cũng khá tốt nhưng nếu hỏi như vậy có được vãng sanh không thì điều này khó trả lời vì phải xem bạn có giử được Tín Hạnh Nguyện tới giờ phút cuối cùng hay không.
Ông Trương Thiện Hòa trong quyển Đường Về Cực Lạc, cả đời sát sanh hại mạng, giờ phút cuối lại gặp Thiện Hữu Tri Thức khai thị, quyết lòng ăn năn sám hối, niệm Phật vãng sanh.
Có người phát tâm niệm Phật tinh tấn nhưng sau một thời gian, từ từ sanh giải đải, biếng lười, cuối cùng bỏ hẳn rồi sau đó vì công việc làm ăn, muốn cho mau phát đạt nên tạo nghiệp chẳng lành, cuối cùng chết bị đọa địa ngục.
Tuy là thế nhưng không phải đợi đến già mới lo niệm Phật vì sanh tử vô thường, có người còn trẻ mà phải chết sớm vì nhiều nguyên nhân khác nhau, khó đoán biết được.
Công việc tuy là bận bịu nhưng là công việc gì? Công việc ấy có lợi ích cho mình, cho người, cho chúng sanh…nói chung là việc thiện thì hãy nên làm nhưng cố gắng vừa làm vừa niệm Phật mới là thượng sách. Tuy là khó nhưng phải cố gắng, từ từ rồi sẽ quen.
Thuở Phật còn tại thế, có một vị tỳ kheo vì được người ta cúng dường chiếc áo cà sa mới, sau đó vị tỳ kheo qua đời, đến giờ phút lâm chung vì khởi tâm niệm ưa thích chiếc áo mới cho nên thần thức liền hóa sanh thành con rận trong chiếc áo cà sa ấy.
Qua câu chuyện trên chính là bài học cho thấy hiện tại, từng phút từng giây, mình đều tập giử cho tâm mình lúc nào cũng niệm Phật, chỉ muốn được vãng sanh, chỉ ưa thích cõi Tây Phương Cực Lạc, Đức Phật A Di Đà cùng chư Thánh Chúng mà thôi, còn những thứ khác ở cõi Ta Bà hãy buông xả và nhàm chán, đừng say đắm. Hãy tập ngay từ giờ phút này, nếu không thì lúc lâm chung mình đâu biết đó chính là giờ phút lâm chung, khi những tướng cảnh ấy hiện ra, mình khởi tâm ham muốn, ưa thích rồi chạy theo nên bị đọa lạc là như thế.
Chính vì thế, giờ phút lâm chung như là kỳ thi cuối cùng, mình muốn đậu thì thường ngày phải luyện tập, lâu lâu mình có những thử thách ( giống như là các bài kiểm tra trắc nghiệm ) ví dụ như có người bạn rủ ngày mai đến nhà dự tiệc tùng, hát karaoke… hay đi du lịch, đi mua sắm… mình có ham thích để đi tham dự không ? Hay là mình ở nhà niệm Phật? Nói như thế thì có vẻ như ” đi tu giống như đi ở tù “? Thật ra thì nếu chìu ý người bạn ( tùy thuận tâm chúng sanh) mình vẫn có thể đến đó gọi là tùy duyên nhưng trong tâm phải niệm Phật, không được khởi tâm tham luyến các thú vui ấy.
Nếu muốn bảo đảm vãng sanh thì phải tu thật, tức là chuyển hóa tâm mình thành thuần thiện, thuần tịnh, làm sao để xứng đáng là thiện nam tử, thiện nử nhân. Mỗi ngày niệm Phật, làm các việc thiện, sám hối, hồi hướng… đến khi nào công đức viên mãn thì Phật sẽ thọ ký, chừng ấy mình sẽ được tự tại vãng sanh, biết trước ngày giờ. Giống như người học trò đã làu thông kinh sử, đi thi là nắm chắc phần đậu trong tay nên không có lo gì.
Nếu như có thể tập đến niệm Phật nhất tâm bất loạn hay bất niệm tự niệm là thượng sách hơn cả. Điều này rất khó nhưng có cố gắng thì sẽ thành công. Tu thật thì dỉ nhiên bước đầu thấy có hơi khó nhưng từ từ rồi sẽ quen thôi. Chính vì thế Phật mới nói:” Chiến thắng trăm quân không bằng chiến thắng bản thân mình ” ( Bản thân mình chính là các tâm ma như là tham, sân, si, mạn… ) Tu là sửa, sửa tâm ma thành tâm Phật ( từ bi hỉ xả, tự giác, giác tha, vô ngả vị tha…)
Nói dể làm khó nhưng phải cố gắng vì vãng sanh là ra khỏi sanh tử luân hồi, là việc lớn, quan hệ trọng đại chứ đâu phải thứ vừa mà giởn chơi được. Phật nói:” không phải dùng chút ít nhân duyên phước đức mà được sanh về cõi kia…” Chính vì thế nên : ” Thật vì sanh tử, phát lòng bồ đề, dùng tín nguyện sâu, trì danh hiệu Phật “.
Khi tu lâu rồi sẽ tự cảm nhận được có niềm vui trong đạo pháp, vui trong thanh tịnh, vui trong vô vi…chứ không phải tu là ” ép mình quá khổ ” , chớ có nản lòng nhé.
Có thể tham khảo thêm ở các bài viết sau:
1:Tu Mót
2:Quá Bận Rộn Không Có Thời Gian Niệm Phật
3:Nằm Mộng Không Niệm Phật Được Khó Vãng Sanh
4:Niệm Phật Chưa Được Nhứt Tâm Bất Loạn Có Được Vãng Sanh Không?
Nam Mô A Di Đà Phật
Dùng tâm nào để niệm Phật?
Dùng tâm không nghĩ thiện, không nghĩ ác để niệm Phật.
– Tâm không nghĩ Thiện, không nghĩ ÁC, là tâm bình đẳng, tâm bình đẳng là tâm Phật.
Dùng tâm Tín – Nguyện – Hạnh mà niệm Phật.
Trọn ngày nhớ Phật mà niệm.
Các bài pháp ngắn, hay của thầy Thích Chơn Hiếu
1. Thường nghĩ đến cái chết bất chợt – PHẦN 1( mở tiếp PHẦN 2 ở dưới VIdeo)
http://www.phatam.com/video/thich-chan-hieu/thuong-nghi-cai-chet-den-bat-chot-video_2f9509a7c.html
2. Tự lực và tha lực – PHẦN 1( mở tiếp PHẦN 2 ở dưới VIdeo)
http://www.phatam.com/video/thich-chan-hieu/tu-luc-va-tha-luc-video_c8f0af425.html
3. Mạng người ngắn ngủi vô thường
http://www.phatam.com/video/thich-chan-hieu/mang-nguoi-ngan-ngui-vo-thuong-video_928ccd384.html
4. Niệm Phật trong tâm có Phật
http://www.phatam.com/video/thich-chan-hieu/niem-phat-trong-tam-co-phat-video_960e46c6f.html
5. PHÁP MÔN NIỆM PHẬT
http://www.phatam.com/video/thich-chan-hieu/phap-mon-niem-phat-tron-bo-28-phan-rat-hay–video_ca101d8ff.html
Cảm ơn cư sĩ Viên Trí. Mấy ngày nay mình thấy vui hơn nhiều về pháp môn Tịnh Độ rồi. Rất mong gặp bạn và các đồng tu khác ở thế giới Tây Phương Cực Lạc
Nam Mô A Di Đà Phật
Mô Phật!
Xin thầy cho con hỏi.
Thời gian đầu khi con nghe kinh tâm trí con chẳng định được mà cứ luôn chạy theo vọng tưởng, đến nay con cảm nhận được sự vi diệu của phật pháp tâm con cũng vơi đi ít nhiều những vọng tưởng vẩn vơ. Nay con 1 lòng quyết tâm tinh tấn trong việc tu thân tích đức nhưng vì con chưa xuất gia nên không có sự dìu dắt của các bậc chân tu, do đó con cũng chẳng biết tu sao cho đúng. Con xin quí thầy tận tình chỉ dẫn cho con để con dể dàng tu tập….Kính mong Quí Thầy chỉ cho.
Chào Thầy cùng các bạn gần xa
Con biet và đến voi Phật Pháp hơn 2 tuần nay rồi,con tự niệm
Phật tại nhà,con bjet đang là người bình thường mà chuyển sang
ăn chay niem Phật,thật sự ko đơn giản ,con rất cố gắng và quyết
tâm.Nhưng cứ hễ chuẩn bị khởi niệm là tâm thức con như có
ai đó đang điều khiển…nhưng điều ko tốt cứ vang lên trong tâm con
đôi lúc con cảm thấy rất sợ chính cái tâm của con.Con cũng có xem
một số bài viết nói rằng chỉ cần thành tâm thì dù tạp niệm xuat
hiện cũng hãy cứ niệm Phật,tạm niem càng nhiều thì niệm càng to
….nhưng con bí mật với gia đình khi con đến với Phật Pháp nên
con ko thể niem to đc,con niem bằng hơi hoặc bằng tâm…xin thầy
vui lòng trả lời giúp con.Hoăc bạn nào từng gap tinh huống này
và đã khac phuc đc thì chia se với mình qua fb Chung Mỹ Đào hoặc
sdt 0965047764
A Di Đà Phật – Chào bạn Đào,
Trước đây TT cũng bị như vậy, và hầu như ai bắt đầu phát tâm tu học đều sẽ có những trải nghiệm tương tự: Khi niệm Phật, tụng Kinh, nghe pháp, cho đến nhìn hình tượng Phật Bồ Tát trong chùa…đều là có khi những vọng tưởng bậy bạ nổi lên, phỉ báng, khinh chê tam bảo. Đó là lý do gì vậy? Phật dạy “Tất cả các pháp từ tâm tưởng mà sanh ra” – Do từ một số kiếp lâu xa mình đã vô ý hoặc cố ý tạo nghiệp phỉ báng Tam Bảo, nay gặp lại hình tượng Tam Bảo thì cái vọng thức đó hiện ra, nó tuôn ra từ trong “tiềm thức” (nhà Phật gọi là A Lại Da Thức) mà mình ko làm chủ được, mà trong tiềm thức đó cũng có tuôn ra cái niệm cung kính Tam Bảo (là do trong đời quá khứ mình cũng có nhiều kiếp cúng dường Tam Bảo một cách chân thành & cung kính). Hai cái niệm – một thiện – một ác này gần như xuất hiện đồng thời trong tâm mình. Nếu mình ko hiểu về những vấn đề này thì mình sẽ rất hoang mang sợ hãi, cho đến tự ti không dám đến chùa, ko dám tụng Kinh, niệm Phật nữa…thậm chí còn cho rằng bị ma ám, quỷ hại. Thiệt ra là ko ai hại mình hết, mà do chính cái niệm, cái nghiệp bất thiện ngày xưa nay gặp cảnh cũ nó liền khởi hiện hành thôi.
Phương pháp hóa giải cũng rất đơn giản: Lờ nó đi, thấy ý niệm đó nhưng đừng để tâm chạy theo nó, mà hãy nhiếp tâm niệm A Di Đà Phật thành tiếng hoặc niệm thầm (tùy hoàn cảnh), miệng niệm, tai nghe, tâm chú ý vào từng câu, từng chữ. Niệm một hơi chuyên tâm như vậy thì tự nhiên vọng niệm kia nó tan biến, nếu nó chưa tan, vẫn còn “lẩn quẩn” trong đầu thì lại niệm tiếp 1 hơi 5, 10 câu A Di Đà Phật, cứ như vậy mình niệm khoảng 1 – 2 phút thì chắc chắn tâm sẽ an ngay.
Đó là cách niệm A Di Đà Phật đối trị vọng tưởng và nghiệp bất thiện từ vô lượng kiếp hiệu quả nhất. Không có cách nào tuyệt diệu hơn cách này.
Hơn nữa, bạn cũng nên bắt đầu chú ý thực hành “Hiếu Kính” với 2 vị “Phật” sống trong nhà, hoặc có thể là 4-6 vị Phật trong nhà bạn. Nói 2 đó chính là Cha Mẹ, nói 4-6 là bao gồm thêm Ông Bà 2 bên nội ngoại.
Vì khi thực hành được “Hiếu Kính” ngay trong gia đình mình thì việc đi chùa, đọc Kinh, niệm Phật mới thật sự được lợi ích, mới thật sự giúp cho mình được hạnh phúc và an lạc trong giáo pháp của Như Lai.
Hi vọng bạn đọc xong những lời trên thì tâm sẽ an ổn hơn và biết rõ con đường tu tập sắp tới của mình nên bắt đầu từ đâu – chính là từ “Hiếu & Kính” vậy.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Chào bạn,
Thanhtam chỉ có vài lời khuyên với bạn thôi vì mình cũng là sơ cơ học Phật. Đường tu ngược với đường đời cho nên bạn cứ tùy duyên mà niệm Phật đừng cảm thấy bất an với chướng duyên mà bỏ câu niệm Phật nhé. Thật ra niệm to, niệm thầm, niệm trong tâm công đức đền như nhau, vì câu niệm Phật nên từ tâm khởi, chứ nếu miệng niệm mà tâm không niệm, mắt nhìn chỗ này chỗ kia tán loạn thì cũng vô ích, cho nên mình tùy hoàn cảnh mà dụng tâm. Việc niệm to để trấn áp tạp niệm theo mình chỉ tương đối, nếu khi mệt mà niệm nhỏ trở lại hoặc ngưng niệm thì tạp niệm cũng vẫn khởi như thường vì rất khỏ để ‘tức cảnh vô tâm’ khi mình còn sống giữa cảnh đời tương đối này.
Do đó, bạn cứ niệm thầm khi không thể niệm to và đừng sợ tạp niệm dấy khởi và cứ coi niệm thầm hoặc niệm trong tâm là để chuẩn bị lúc lâm chung, chắc chắn khi đó không thể hét to được đúng không nào?
Chúc bạn tinh tấn và thành tâm niệm Phật với tín, nguyện đầy đủ.
Nam mô A Di Đà Phật.
nam mô a di đà phật con qui y đã đựơc 5 năm nhưng gì bận chuyện gia đình ít đến chùa .những lúc rảnh con có đọc kinh ở nhà và an chay tháng 10 ngày.nhưng sức khỏe con k tốt nên tháng này con k có ăn chay.mẹ con và em gái con củng doc kinh di chùa ăn chay tháng 10 ngày có khi nhiều hơn .con thì lúc nào củng nằm mơ thấy ong bà của con và anh với ba con đã chết gần 10 năm.nhưng cứ thấy hoài có khi thấy ba con về ngủ với má con làm chuyện vợ chồng nữa con k biết phải làm sao con có in kinh địa tạng cúng dừơng phóng sanh.thừong nấu chè cơm chay đem vào bệnh viện cho những bệnh nhân ăn miễn phí .rồi dọc kinh từ bi thủy sám lương hòang sám địa tạng để hồi hứong cho tất cả.k biết như vậy có đúng hay k con kính mong thầy bỏ qua nếu con có nói gi sai .mẹ con củng thừờng mơ thấy giống con.nhà của mẹ con ở lúc ba con chưa mất thừơng mơ thấy có nhiều ngừoi dí chạy còn anh con thì thấy nhiều ngừơi dí chạy rồi bóp cổ đôi khi đang ngủ nghe la om sòm trong giấc mơ.anh 2con chết khi tuổi 26 đi chơi bằng xuồng té sông chết cách 4năm ba con qua đời lúc đó ba con 52 tuổi cách 1 năm sau bà nội con mất.mọi ngừơi bên ngoài nói nhà con bị gì nên mới như vậy.từ đó đến giờ gia đình lộn sộn và làm ăn thất bại.con kính mong thầy chỉ giúp cho chúng con phải làm sao và cách qúa giải chổ ở nhà cửa sao cho đúng .con chúc sức khỏe thầy nam mô a di đà phật.
A Di Đà Phật,
– Sức khỏe của mình ko tốt ko phải do ăn chay, mà cái thân bệnh tật này của mình là do nghiệp sát & bất thiện trong đời quá khứ chiêu cảm lấy vậy. Chứ nói ăn chay mà khiến sức khỏe ko tốt thì tại sao có nhiều người khác ăn chay mà sức khỏe của họ vẫn tốt, thậm chí mỗi năm sức khỏe lại tốt hơn trước thì mình giải thích như thế nào?
– Trong Kinh Địa Tạng Phật dạy rõ: Nếu như mình còn nằm mơ thấy người thân mình hiện về trong mơ thì điều đó có nghĩa là họ đang cần sự trợ giúp của mình. Mình nên niệm A Di Đà Phật (ưu tiên 1 – một ngày mình nên phát tâm niệm 1000 câu Phật hiệu hay nhiều hơn lại càng hay), đọc Kinh Địa Tạng, phóng sanh,v.v…cuối ngày hồi hướng cho họ cùng oan thân trái chủ của họ theo bài hồi hướng sau:
““Con xin chân thành hồi hướng hết thảy công đức tu hành, các việc phước thiện của con làm được trong ngày hôm nay đến cho tất cả chúng sanh khổ nạn ở khắp pháp giới trong đó có: Ông Bà Cha Mẹ, thân bằng quyến thuộc, oán thân trái chủ trong ngoài thân con từ vô lượng kiếp đến nay, cũng như tất cả chúng sanh vì sự hưởng thụ của con và mọi người trong ngày hôm nay mà phải tổn hại cho đến hi sinh thân mạng, cho tất cả chúng sanh vì con ngày hôm nay mà phải sanh tâm phiền não, cho Ông con là “…”, Ba con tên là “…”,v.v… & chư vị oán thân trái chủ của họ. Nguyện tất cả chúng sanh sớm giác ngộ Phật tánh, hồi quy Tịnh Độ, nhất tâm niệm Phật cầu sanh Cực Lạc. Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật tịnh độ, trên đền bốn ân sâu, dưới cứu khổ 3 đường, nếu có ai thấy nghe đều phát tâm Bồ Đề, hết một báo thân này đồng sanh về Cực Lạc.”
Còn tất cả thiện ác, họa phúc trong đời của mình đều do chính mình tự gieo trồng, rồi sau đó cũng chính mình tự thọ nhận. Người xưa bởi vậy mới cảm thán nói rằng: “Nhà thường làm nhiều điều thiện thì có nhiều niềm vui, nhà thường làm nhiều điều ác thì phải gặp nhiều tai họa”.
Tất cả đều không nằm ngoài nhân quả vậy.
Bạn cùng gia đình ko nên quá mê tín, thay vì đó hãy nên phản tỉnh, tự mình thay đổi, tích cực đoạn hết thảy ác mà tu hết thảy thiện. Có một cuốn sách rất hay để bạn có thể đọc và tỏ ngộ được nhiều đạo lý rất hay:
Làm Chủ Vận Mệnh:
http://phapamgiaithoat.com/ebook/Lam-Chu-Van-Menh-TT-Thich-Minh-Quang-Dich.pdf
Hãy nên thường đọc cuốn này mỗi ngày một cách chuyên tâm và thực hành theo thì sau một thời gian thì có thể thật sự chuyển đổi được vận mệnh của mình. Phải nên thật tin tưởng.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Kính chào cư sĩ Viên Trí!
Trước tiên cho tôi xin lỗi vì đã nhận dược lời khuyên(về việc con tôi mất khi vừa mới sanh) đã lâu nhưng đến hôm nay mới có thể hồi âm cám ơn cư sĩ được vì máy của tôi bị hư.Mong cư sĩ hoan hỉ.Chính nhờ lời khuyên của cư sĩ và hang ngày đều vào trang ĐVCT để đọc nên tôi đã thong hiễu phần nào.Nhưng đôi khi tôi cũng cảm thấy day dứt ,tôi luôn tự trách mình giá như tôi ko xa rời phật pháp thì giờ này kết quả ko như ngày hôm nay.Sỡ dĩ tôi nói như vậy là vì khi còn học cấp 3 tôi đã là phật tử của chù,và có theo các anh chị đi tụng kinh địa tạng cho những gia đình có người mất.Nhưng từ ngày có gia đình,cuộc sống khó khăn cứ cuốn theo nên tôi ít về chùa.Giờ thì đã muộn.Nhà tôi ko có thể thờ Phật bởi vì ko có gác.Mỗi tối trước khi đi ngủ tôi tư lần chuỗi niệm hơn 1000 lần ADIDA và 500 lần nam mô Đại bi quan thế Âm Bô Tát tại phòng riêng được ko ?Và có đươc h ôi hương ko?Rât mong nhân đươc hôi âm.Nam Mô A Di Đa Phât.
A Di Đà Phật – Xin chào chị Thảo,
Dỉ nhiên là được. Cách của chị là giống như lời đại sư Ấn Quang đã dạy, rất tốt. Sau khi niệm xong thì hồi hướng:
Nguyện đem công đức này
Trang nghiêm Phật Tịnh Độ
Trên đền bốn ân nặng
Dưới cứu khổ ba đường
Nếu có ai thấy nghe
Đều phát lòng bồ đề
Hết một báo thân này
Đồng sanh cõi Cực Lạc
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật.
Thảo:
“Nhưng đôi khi tôi cũng cảm thấy day dứt ,tôi luôn tự trách mình giá như tôi ko xa rời phật pháp thì giờ này kết quả ko như ngày hôm nay.Sỡ dĩ tôi nói như vậy là vì khi còn học cấp 3 tôi đã là phật tử của chù,và có theo các anh chị đi tụng kinh địa tạng cho những gia đình có người mất.Nhưng từ ngày có gia đình,cuộc sống khó khăn cứ cuốn theo nên tôi ít về chùa.Giờ thì đã muộn.”
Huệ Tịnh:
Tất cả những chuyện xảy ra trong cuộc đời này, không có gì kết thúc gọi là muộn hay sớm đâu bạn Thảo. Tất cả tùy duyên sanh, tất cả tuỳ duyên diệt. Chủng tử nghiệp lực (thiện/ác lẫn lộn) của mọi người gieo trồng biết bao nhiêu là vô số kiếp trong sanh tử luân hồi thì làm sao bạn hiểu cho nổi. Chỉ có chư Phật mới có Phật Nhãn để thấy hiểu cùng tận mà thôi. Theo kinh nghiệm bản thân giống như bạn, Huệ Tịnh chỉ khuyên bạn đừng sống trong quá khứ và đừng để ý tới tương lai quá. Buông xả bớt hết cho nhẹ nhàng thân tâm. Hiện tại chủng tử niệm Phật, niệm Pháp và niệm Tăng của bạn đã xuất hiện thì nên tập trung tin tưởng gieo trồng chánh hạnh cho tốt mà phát tâm Bồ Đề chuyển tất cả công đức nguyện sang Tây Phương Cực Lạc để sớm ngày chứng quả Vô Sanh Pháp Nhẫn để trên đền bốn ân nặng, dưới cứu khổ ba đường.
Khi ngủ say mê mờ thì thấy tất cả như thiệt.
Khi hơi thức tỉnh thì thấy tất cả hơi như giấc mộng.
Đi đứng nằm ngồi nhớ niệm Phật nhiều thì sẽ OK.
Phải tin vững chắc Bồ Tát Quan Âm thường gia hộ.
Đại Thế Chí Bồ Tát âm thầm giúp đỡ người niệm Phật.
Đó là Đại Nguyện của Phật A Di Đà tiếp độ chúng sanh.
—————————————————————————-
Lá Thư Tịnh Độ
http://www.tinhdo.net/sachdao/160-lathutinhdo.html
Nam Mô A Di Đà Phật.
A di đà phật!con chào thầy,thưa thầy con nge moi nguoi nói bài “Chú Đại Bi”niệm rất linh ứng,và con cũng đã học thử nhưng con thấy bài ấy đọc khó hiểu quá,con k thể nào nhập tâm được..nhiều lúc con còn ngĩ xấu về phat nhung k phai con cố í..k hiểu sao nhung suy ngĩ ấy lai hien ra,con k thể làm chủ được..con sợ lắm.con cũng chỉ đọc được 4 hôm,nhưng con cảm giác cứ bất an rồi những vận may mắn k đến với con..có phai con k thành tâm không?có phải phật đang trừng phạt con k? xin thầy giúp con. A di đà phật!
Chào bạn linh
Mật chú vốn là ngôn ngữ của Phật Bồ Tát, do Phật Bồ Tát ở trong định mà nói ra những chú ngữ giúp chúng ta hộ thân tiêu nghiệp chướng tăng trưởng công đức phước đức. Cho nên không nên quan tâm ý nghĩa của bài chú mà cứ nhất tâm mà niệm. Giống như câu A Di Đà Phật nó đâu phải chỉ có nghĩa là Vô Lượng Giác là Vô Lượng Thọ đâu mà phải nói là Vô Lượng Nghĩa không thể nào mà nói cho hết được nghĩa lý sâu xa ở trong câu A Di Đà Phật. Vậy chúng ta là người tu Tịnh Độ, bản thân vốn đâu có hiểu hết nghĩa của câu A Di Đà Phật đâu mà vẫn nhiếp tâm niệm cầu sinh Tây Phương đấy thôi. Cho nên đừng quan tâm nghĩa của nó làm gì cứ nhất tâm mà niệm thôi có câu “niệm kinh ngàn lần nghĩa kia tự hiểu” nên ta cứ y theo đó mà làm.
Những suy nghĩ bậy bạ của bạn phải nói là hết sức bình thường, bạn cứ mặc kệ nó nó đến rồi nó sẽ tự đi. Bởi đây là nghiệp chướng đời quá khứ bạn hủy báng chánh pháp, bây giờ nhờ niệm chú nên đã soi sáng cho cái hang tối. Khiến cho bạn có thể nhìn thấy nó nên mới có những suy nghĩ đó mà thôi. Bạn cứ mặc kệ lâu dần sẽ không còn thấy nó khởi lên nữa. Còn về việc gặp những điều không may mắn thì bạn nên biết đó là do oan gia trái chủ, thiên ma tới quấy phá. Bởi vì họ muốn ngăn cản làm bạn đọa lạc như họ nên bạn càng phải tinh tấn hơn trước chứ đừng có lo lắng gì nhiều. Giống như khi thiên ma phá Phật Thích Ca khi ngài thành đạo không làm cho ngài bị ảnh hưởng được nên bọn họ cũng sẽ tự bỏ đi.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Con xin chào thầy và các bạn đồng tu. Xin quý thầy và các bạn cho con một lời khuyên: con niệm Phật nhưng trong tâm có một việc chưa buông xả được đó là luôn lo lắng chuyện kiếm tiền để giúp đỡ bố mẹ vì gia đình con rất khó khăn. Thấy bố mẹ con vất vả lòng con cứ thấy không yên ổn chút nào. Con nên làm thế nào ạ?
Đường Về Cõi Tịnh: A Di Đà Phật! Để ĐVCT được trang nghiêm và thanh tịnh, hơn thế ý kiến của bạn còn mang tính hướng chúng, vì thế BQT mong các đạo hữu hoan hỉ viết tiếng Việt đủ dấu và không viết tắt khi chia sẻ ý kiến của mình.
A Di Đà Phật
Gửi bạn Diệu Phương,
*Có hai điểm bạn phải tách bạch:
1. Nghèo khó xuất phát từ nhân gì? Theo Kinh Nhân Quả Phật dạy thì nghèo khó do nhân bỏn xẻn, không chịu bố thí, cúng dường. Do vậy muốn chuyển hoá nhân nghèo khó không còn cách nào khác người thân của bạn, chính bạn ngay từ lúc này phải tự phát tâm năng bố thí, năng cúng dường, năng làm tất thảy phước thiện rồi hồi hướng cho khắp thảy chúng sanh đang sống nghèo hèn trong mười phương pháp giới. Làm được vậy và làm với tâm cung kính, hoan hỉ, từ bi hỉ xả, dần dần cuộc sống sẽ có sự chuyển hoá.
2. Niệm Phật là để điều tâm. Tâm này là tâm tham, sân, si, ngã mạn, phân biệt, chấp trước. Do vậy khi bạn niệm Phật mà tâm chỉ luôn hướng đến chuyện sao có nhiều tiền để cứu giúp bố mẹ thì vị Phật mà bạn đang niệm là vị Phật tham chứ không phải là A Di Đà Phật. Bởi A Di Đà Phật là đại trí, đại giác, đại ngộ …
*Bạn có tâm lo cho bố mẹ đó là tâm đạo, tâm hiếu kính, nhưng nếu tâm hiếu kính đó dụng không đúng nơi, đúng chỗ sẽ không có lợi lạc.Lợi lạc thiết thực nhất hiện giờ là bạn phải phát tâm dũng mãnh và tinh tấn tu đạo và khuyến tấn bố mẹ cùng tu đạo. Triết lý đơn giản là: Muốn cứu người bạn phải tự cứu chính bạn trước đã, ngược lại cả bạn cùng người thân đều không có lợi lạc nào cho dù là nhỏ nhất. Xa hơn nếu bạn luôn đem tâm vọng cầu lợi danh để hành trì niệm Phật hay tu đạo, lâu ngày bạn sẽ lạc vào tà đạo, nói cụ thể hơn: tâm tham là tâm ma, khi tâm tham trong bạn luôn trỗi dậy, luôn thường trực, tâm ấy sẽ chiêu cảm tâm ma chúng và họ sẽ dẫn bạn đi vào ma đạo. Điều này thật hết sức hệ trọng, bạn phải thật tỉnh giác, bằng không, khi niệm Phật không thấy hiệu lực, bạn sẽ đổ trách cho pháp, cho Phật không không từ bi, không vi diệu.
*TN tặng bạn câu này: Niệm Phật – Niệm tâm – Tâm niệm Phật.
Niệm Phật: là dùng, nương danh hiệu Phật A Di Đà bằng cách miệng niệm, tai nghe; tâm hành.
Niệm tâm: là tâm tỉnh giác và thanh tịnh (bản tâm vốn có của chính bạn) luôn nhiếp theo tiếng niệm Phật;
Tâm niệm Phật: chính là sự kết hợp giữa miệng niệm-tai nghe-tâm nhiếp theo tiếng niệm Phật không để cho một vọng niệm nào có cơ hội đan xen.
Đó chính là pháp kết hợp: niệm Phật tương tục của Đại Thế Chí và nhiếp nhĩ căn của Quán Thế Âm Bồ Tát.
Nguyện chúc bạn tỉnh giác và tinh tấn tu đạo.
TN
con rất cảm ơn những lời khuyên quý báu và chân thành của thày Thiện Nhân. con sẽ ghi nhớ lời dặn cuả thầy: tinh tấn tu hành, chuyên tâm niệm Phật vì muốn cứu bố mẹ và chúng sinh khổ nạn thì phải tự cứu lấy mình trước. nguyện cho tất cả chúng sinh đều vềTPCL mãi mãi thoát khỏi vòng luân hồi.
Con nghe ngài Pháp Nhiên Thượng Nhân nói trong thời diệt pháp chúng sinh còn có thể được độ, lại còn nghe nói đức Phật Di Lặc sẽ mở Long Hoa Hải Hội khi ngài tu ở cung trời Đâu Suất xong, nghe Hòa Thượng Tịnh Không nói pháp hội Long Hoa ấy cũng chỉ dạy con người niệm Phật cầu sanh về Tây Phương thôi ngoài ra không thấy dạy các pháp môn khác như thiền, trì chú học mật… Con nghĩ chắc đức Di Lặc thay cho đức Di Đà xuống thế giới này của mình mở hội Long Hoa dạy cho chúng sinh niệm Phật quy mạng về Tây phương cực lạc cũng hay. Đối với những người niệm Phật tu pháp môn Tịnh Độ lỡ may chết bất đắc kì tử, không được vãng sanh thì trong tương lai cũng được đức Di Lặc độ hết, cũng sẽ được gia nhập hội Long Hoa của ngài, như vậy thì theo con nghĩ sẽ không cần phải lo lắng gì nữa vì lỡ may gặp bất trắc thì trong tương lai cũng vẫn được độ. Không biết như thế có ổn không mong mọi người hồi âm trả lời cho con hiểu, chứ con làm nghề buôn bán rất ít tiếp xúc với Phật pháp và cũng chưa hiểu rõ pháp môn Tịnh độ với cách thức niệm Phật cho lắm. Xin quý vị thông cảm, từ bi giải thích cho con liễu ngộ. Xin cám ơn quý đồng tu.
Chào bạn An Thế Cảnh, nếu như đợi đến khi Phật Di Lặc đến thì không biết chúng ta có được làm người hay không nữa. Có thể ta sẽ làm súc sanh, làm ngạ quỷ, trong địa ngục lúc đó thì làm sao mà ta có thể nghe được Phật pháp. Hoặc là sanh làm trời hưởng phước báo nên không tin đạo giải thoát, hoặc sinh vào Bắc Câu Lô Châu. Hoặc là lúc đó ta sẽ sanh sang 1 thế giới khác 1 cõi khác, bởi ta sanh vào Trái Đất là do phước báo của ta phù hợp với nơi này, nếu khi đó phước của ta không phù hợp thì lúc đó Phật Di Lặc giáng sanh mà ta không còn ở Trái Đất nữa mà sinh vào 1 hành tinh không có Phật thì đợi đến khi nào mới được giải thoát đây 🙂
Xin cho con hỏi thế giới Bắc Câu Lô Châu là gì vậy.Con nghĩ nếu giả sử mình luân hồi trong sáu nẻo luân hồi cũng có khi mình đang ở Trái Đất mà thọ sanh làm người hoặc thú vật,sơn thần,quỷ thần trong a tu la đạo gì đó chứ làm sao có thể đầu thai sang hành tinh khác ngoài Trái Đất được với lại điều kiện sống ở các hành tinh khác đâu có giống 100 % như Trái Đất đâu.Con nghe nói đức Di Lặc sẽ xuống đây giáo hóa chúng sanh thời diệt pháp bao gồm cả người,quỷ thần trong cõi a tu la,thú vật trong cõi súc sanh,…. Con có thắc mắc muốn hỏi đức Phật có giáo hóa luôn chúng sanh trong đường ngạ quỷ không,chứ những người niệm Phật cầu sanh về Tây phương lúc lâm chung lỡ may tâm không vững vàng có thể chuyển kiếp trong 6 nẻo đường luẩn quẩn trong hành tinh Trái Đất này làm thân ngạ quỷ,…thì có được tham gia Long Hoa Hải Hội của đức Di Lặc không.Cúi mong quý vị hãy trả lời phúc đáp sớm để con hiểu rõ pháp môn niệm Phật cầu sanh Tây phương cực lạc
Chào bạn An Thế Cảnh
Phật nói cõi Ta Bà này gồm 4 châu lấy núi Tu Di làm trung tâm, núi Tu Di pháp sư Tịnh Không trong giảng kinh VLT lần 10 nói hình như chính là lỗ đen vũ trụ nằm chính giữa thiên hà. Trái Đất này nằm trong Nam Thiện Bộ Châu ở cõi Ta Bà, châu Bắc Câu Lô nằm trong cõi Ta Bà là cõi giáo hóa của Phật Thích Ca nhưng ở đó không có Phật pháp vì chúng sanh ở đó phước báo quá lớn muốn ăn có ăn muốn mặc có mặc vì vậy nếu chỉ cho họ về các thứ khổ họ không tin được. Trong 8 nạn mà Phật nói có 1 nạn là sinh vào Bắc Câu Lô Châu, cho nên việc linh hồn từ các hành tinh luân hồi lẫn lộn các hành tinh cũng là bình thường. Còn chúng sanh ngạ quỷ được Phật giáo hóa thì khó càng thêm khó, bởi chúng sanh ngạ quỷ đang chịu các thứ khổ bức bách đói khát tột cùng làm sao có thể tiếp nhận giáo pháp nên Phật không giáo hóa được. May ra chỉ có những ngạ quỷ có phước báo nhân duyên sâu dày với Phật pháp mới có thể nghe được Phật pháp.
Xin hỏi Quốc Huy có biết bài giảng nào của hòa thượng Tịnh Không mà nói về cảnh giới tuyệt hay hãy cho Cảnh biết để Cảnh về nghiên cứu.Xin cảm ơn Quốc Huy đã có lời giải đáp thắc mắc hay cho tôi.
Cho tôi hỏi Quốc Huy là vũ trụ có chứa Trái Đất của mình có phải là cảnh lục đạo luân hồi không,đó có phải do vọng tâm hình thành nên vũ trụ không.Tôi nghe nói cảnh giới cực lạc là cảnh giới của chân như bổn tánh phải không
A Di Đà Phật
Bạn muốn biết thêm cảnh giới Cực lạc thì vào đây.
https://www.youtube.com/watch?v=rnUEhOXiE5Y&list=PL7Em2hP9ICFMDZJBl7N-aePtJQJn56xxt&index=1
A Di Đà Phật
xin các bạn đồng tu cho mình lời giải đáp. mình niệm phật và phát nguyện hồi hướng nhưng gia đình mình ở nhà trọ rất chật hẹp ko có chỗ nào thanh tịnh cả nên mình chỉ niệm thầm và phát nguyện hồi hướng thầm. như vậy liệu có được ko? cảm ơn các bạn.
Với cả mình muốn ăn chay nhưng gia đình cứ phản đối hoài. mình phải làm sao đây ?
A Di Đà Phật
chào Diệu Phương!
Về vấn đề niệm Phật, trươc khi đi ngủ, bạn có thể ngồi xếp bằng chấp tay quay về hướng Tây mà hồi hướng vãng sanh Tây Phương.
Bạn muốn ăn chay là rất tốt. Ăn chay là phóng sanh, là bố thí thân mạng; công đức rất lớn. Bạn nên dựa trên kiến thức khoa học mà diễn nói sự lợi ích của ăn chay, ăn thịt là nguồn gốc của bệnh ung thư. Do đó hiện nay có một số nước, người dân họ chay trường luôn, không phải vì họ theo đạo, mà là vì vấn đề sức khoẻ, bảo vệ môi trường và tình yêu động vật. Nếu gia đình vẫn phản đối, bí quá thì vẫn thuận theo gia đình nhưng mặn mà vẫn chay đươc, nghĩa là ăn mặn nhưng tránh ăn thịt. Xưa kia có 1 cư sỹ ở chung với đám thợ săn. Hằng ngày bọn họ đi săn, anh ta ở nhà nấu ăn. Tuy nấu ăn chung, canh thịt nhưng anh chỉ ăn rau, ăn canh, không ăn thịt. Và họ đi săn được bao nhiêu anh lén phóng sanh bấy nhiêu. Lâu dần đã cảm được đoàn thợ săn bỏ nghề săn bắn.
Nam mô A Di Đà Phật
cảm ơn Mỹ Diệp. nhưng cách ăn chay như vậy với mình ko được. vì mọi người thấy mình ko ăn thịt thì lại nói này nói nọ. rồi lại gắp thịt bỏ vào bát cho mình. mình cũng có nói vê` lợi ich của việc ăn chay nhưng ko ai chịu nghe cả. ko ăn chay thì khó vãng sanh lắm nhỉ.
A Di Đà Phật
Diệu Phương thân mến!
Khi không muốn ăn mặn nhưng bị ép buộc, không phải là tham tươi ngon, không nghĩ đến hương vị của thịt thì tội nghiệp giảm đi rất nhiều so với người thèm ăn thịt. Cũng là ăn thịt nhưng nếu ăn theo tam tịnh nhục, đồng thời khi niệm Phật hãy hồi hướng cho những con vật mà mình đã ăn vì trong tình thế ép buộc đó thì oán kiều giữa mình và con vật cũng dễ dàng tháo gỡ.
Trong Kinh Vô Lượng Thọ, đại nguyện tiếp dẫn của Đức Di Đà cụ thể nhất ở nguyện 18, và nguyện 19- 20 không nhắc đến việc ăn chay mà chỉ nhấn mạnh “nhớ nghĩ đến ta, tha thiết niệm danh hiệu ta”. Dựa theo bổn nguyện của Từ phụ thì biết rõ niệm Phật với đầy đủ tín, nguyện chắc chắn được vãng sinh. Do đó nên pháp môn niệm Phật lấy việc niệm Phật làm chánh hạnh, các công đức khác: tụng Kinh, trì Chú, ăn chay, cúng dường, phóng sanh… đều là trợ hạnh.
Chúc bạn thường niệm, tinh tấn, vãng sanh.
Nam mô A Di Đà Phật
cảm ơn Mỹ Diệp nhiều lắm. mình sẽ cố gắng hồi hướng công đức cho những vị bị mình ăn thịt. hi vọng sớm có ngày mình được ăn chay theo ý muốn. chúc tất cả các bạn ngày càng tinh tấn và sẽ đều thành tựu.
A Di Đà Phật
A DI ĐÀ PHẬT Kính Bạch thầy và chư bạn hữu đồng tu con có thắc mắc là phương pháp thập niệm ký số: Mình niệm 10 câu (A di đà phật,…. A di đà phật), Niệm câu thứ nhất tâm mình ghi nhớ số 1, dần cho đến 10. Hay niệm 10 cùng một lúc đến câu thứ 10 thì mình dừng. Con kính mong được thầy và chư bạn hữu đồng tu Khai thị và chia sẻ.
Bạn niệm câu thứ nhất thì ghi nhớ số 1,niệm câu 2 ghi nhớ số 2,dần cho đến niệm câu 10 ghi nhớ số 10.
Niệm xong 10 câu lại quay trở lại niệm và nhớ từ câu 1.
A DI ĐÀ PHẬT.
Ấn tổ dạy:
Pháp Thập Niệm Ký Số vừa nhắc đến đó như sau: Trong khi niệm Phật, từ một câu đến mười câu phải niệm cho phân minh, nhớ số phân minh. Niệm hết mười câu lại niệm từ một câu đến mười câu, chẳng được niệm hai mươi, ba mươi câu. Niệm câu nào nhớ câu nấy, chẳng được lần chuỗi, chỉ dựa vào tâm để nhớ. Nếu thấy khó nhớ cả mười câu thì chia ra làm hai hơi: từ câu thứ nhất đến câu thứ năm và từ câu thứ sáu đến câu thứ mười. Nếu vẫn chưa được, hãy niệm thành ba hơi: từ câu thứ nhất đến câu thứ ba, từ câu thứ tư đến câu thứ sáu, và từ câu thứ bảy đến câu thứ mười. Niệm cho rõ ràng, nhớ cho phân minh, nghe cho rành rẽ, vọng niệm không chỗ chen chân, lâu ngày sẽ tự được Nhất Tâm Bất Loạn.
Trong 10 câu ấy bạn có thể niệm luôn một hơi. Nếu hơi ngắn thị bạn có thể chia ra thành 2 hơi, mỗi hơi gồm 5 câu Phật hiệu.
Bạn Tịnh Khoa thấy niệm cách nào tốt với mình nhất, thấy ít vọng tưởng và niệm xong thấy tinh thần sảng khoái ko mỏi mệt thì đó là đúng thôi.
Bạch thầy và các vị đồng tu ! Hiện con đang lao động tại nước ngoài nên con chưa quy y tam bảo. Con cũng mới tìm hiểu phật pháp khoảng hơn 1 năm. Con thấy mình thật có phúc khi có duyên với phật pháp và nhất là pháp môn tịnh độ. Con cũng đã giảm ăn mặn và cho đến nay con k còn ăn mặn nữa. Nhưng con cũng biết nghiệp chướng của con rất nặng.con rất dễ sân hận, và vọng tưởng rất nhiều ngay từ khi còn bé. Giấc ngủ con mơ rất nhiều và cũng hay mơ tưởng dục vọng. Nên khi thức giấc và trong ngày con thấy mệt mỏi. Con cũng niệm phật được gần 1 năm nhưng không chuyên nhất lúc niệm lúc không. Con chỉ đi làm rồi niệm lúc hồi hướng lúc không. Hôm niệm hôm không, Tham sân si của con so với trước cũng giảm 1 chút. Con k biết nên làm thế nào cho đúng. Mong thầy và các vị đồng tu khai thị giúp con cho con khai ngộ. Nam mô a di đà phật !
A Di Đà Phật
Chào bạn Nguyễn Văn Giang!
*”con cũng biết nghiệp chướng của con rất nặng.con rất dễ sân hận, và vọng tưởng rất nhiều ngay từ khi còn bé”
Nếu ngay đời này, chúng ta không có nhiều vọng tưởng, phiền não thì chẳng còn là phàm phu nữa rồi; cũng giống như người bị chới với giữa dòng nước, bắt gặp được chiếc thuyền, không dễ gì vững tay lái để chèo được đến bờ, sẽ gặp nhiều gian nan, sóng gió, nhưng nếu quyết tâm (dù sớm muộn) rồi cũng sẽ lên được bờ kia. Bạn tìm hiểu Phật pháp hơn 1 năm nhưng đã trường chay, cho thấy trong đó có sự cố gắng, nỗ lực rất nhiều trong tu tập- rất đáng hoan nghênh.
*”Con cũng niệm phật được gần 1 năm nhưng không chuyên nhất lúc niệm lúc không. Con chỉ đi làm rồi niệm lúc hồi hướng lúc không.”
Nếu xét về SỰ niệm Phật thì bạn đã có sự gián đoạn, bởi lúc niệm lúc không, không liên tục- đấy là gián đoạn. Sự tối kỵ trong niệm Phật là xen tạp và gián đoạn. Để sự niệm Phật tu hành không bị gián đoạn (dù công việc có bận rộn đến đâu) ít nhất bạn phải duy trì 10 niệm (Nam Mô A Di Đà Phật/A Di Đà Phật) trong ngày. Hòa thượng Tịnh Không thường nhắc nhở việc này cho chúng ta, nếu không duy trì ít nhất 10 niệm, chúng ta sẽ chẳng được dự vào 9 phẩm sen vàng nữa- phải hết sức chú ý. Mặt khác, khi chúng ta niệm Phật cần phải hồi hướng, vì nếu quên hồi hướng thì công đức niệm Phật sẽ trở thành phước báo hữu lậu về sau, thật đáng tiếc khi chúng ta bỏ ngọc để mua chút bánh vụn, thay vì bỏ ngọc và mua được cả một cuộc sống an lạc vĩnh hằng.
Nam Mô A Di Đà Phật
Cho hỏi khi niệm phật vừa niệm vừa nhớ trong tâm số câu có được không ạ? Làm cách nào để số câu không lẫn lộn ạ.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Trần Thị Việt Nữ,
Bạn phải khéo léo khi hành pháp niệm Phật ký số. Số lần được hiểu là hồng danh A DI ĐÀ PHẬT chứ không phải con số 1-10. Nghĩa là mỗi một hồng danh bạn nhiếp tâm = 1 lần, liên tiếp cho đến 5 hay 10 niệm, tuỳ theo hơi ngắn, dài của bạn mà niệm cho tương ưng.
Muốn số hồng danh không lẫn, không sai, bạn phải nhiếp tâm: miệng niệm-tai nghe-tâm nhớ rõ. Điều này phải qua hành trì lâu ngày mới có thể thành tựu. Bạn chớ nôn nóng mà gặp chướng ngại.
TN
Phương pháp “Thập Niệm Kí Tự ” này thật vi diệu.Mình có tìm hiểu về việc ngồi thiền mấy năm nay nhưng lúc nào cũng bị vọng tưởng quấy rầy.Nhưng khi vừa được biết đến phương pháp này,mình thực hành ngay thì lập tức tiêu trừ được vọng tưởng.Thật quá vi diệu.Xin cảm chân thành ơn quý ngài và các bạn đồng học.
A Di Đà Phật
Chào bạn. Bạn có mấy năm công phu, có lẽ cũng rất tinh tấn, đáng nể. Nhưng không biết bạn đã tìm hiểu về Pháp Môn Niệm Phật thù thắng chưa? Niệm Phật chính là thậm thâm vi diệu thiền. Xin chia sẻ với bạn một vài bài Pháp quan trọng, bạn hãy đọc kỹ nhé. Chúc tinh tấn!
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2015/06/cau-a-di-da-phat-that-la-vi-dieu-nhiem-mau/
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2010/06/sinh-tu-la-viec-lon/
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2014/12/su-thu-thang-cua-the-gioi-tay-phuong-cuc-lac/
Hỏi: Nhớ số niệm Phật: Hít vào niệm sáu câu, thở ra niệm bốn câu là như thế nào? Tâm đã nhớ số lại niệm Phật, rồi lại phải tưởng Phật nữa ư?
Đáp: Niệm Phật nhớ số là từ một đến ba, từ bốn đến sáu, từ bảy đến mười, sao lại hạn định trong hơi thở? Ông là kẻ học luyện đan vận khí nên mới thấy một hai chữ hơi tương tự, liền nói đó là công phu của họ. Cách niệm Phật nhớ số là vì kẻ vọng tâm khó chế ngự mà đặt ra. Niệm được như thế, ghi nhớ như thế, lắng nghe như thế, chắc chắn tâm sẽ dần dần điều phục. Ở đây có ai dạy ông thêm vào hai chữ “tưởng Phật” đâu? Ở đây là tùy tiện niệm, nào phải bận tâm thở ra hay hít vào? Nếu hít thở như thế lâu ngày sẽ bị tổn khí mắc bệnh, chẳng thể không biết [điều này]!
(Trích Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tục Biên)
Bạn Tín ơi bạn vào youtube gõ “Vì sao có suy nghĩ xấu về đức Phật và cách loại trừ tâm bất thiện” của Thầy Thích Thái Trúc Minh trả lời câu hỏi cho bạn kia bị trường hợp tương tự như vậy đó. Bạn nghe thử đi có thể sẽ giúp bạn bình tâm lại và bạn biết không không chỉ một mình bạn bị như vậy mà tôi cũng đang bị nè, một số chư tăng cũng bị nữa chứ không riêng gì ta.
Mà không hiểu sao ôi lại bị như vậy nữa, hơn 2 năm trước mỗi ngày tôi đãnh lễ Phật 300 lạy để sám hối, tuy không hết đau lưng nhưng trong tâm không bị như vậy mặc dù trong lúc hành trì bị vọng tưởng xen tạp nhưng ý niệm bất kính với Phật không hề có. Thời gian qua có lẽ tôi lướt facebook quá nhiều, khởi tâm phân biệt tượng Phật này trang nghiêm tượng Phật kia không trang nghiêm, thành ra mang tội bất kính với Phật nên có lẽ Hộ Pháp đã bỏ đi không còn gia hộ cho tôi nữa. Với lại một lần khi nghe chương trình Phật pháp vấn đáp cuả Đại đức Thích Phước Tiến có người đặt câu hỏi như trên, lúc đó tâm tôi mất cười, có ý là khinh thường người đó .Vậy là hơn 1 tháng qua tôi bị tình trạng giống như bạn nói khổ sở vô cùng, tôi không dám nhìn thẳng vào tượng Phật nữa vì mỗi lần nhìn thẳng là suy nghĩ bậy bạ cứ hiện ra. Tôi sợ tội và khóc rất nhiều, nhưng nếu thật sự mang tội đọa địa ngục thì cũng đành chấp nhận thôi có lo qúa cũng không giúp được gì, nghe Thầy bảo là do tập khí nghiệp nhiều đời trước mình từng phỉ báng Phật nên ngày nay gặp duyên khi chúng ta hành trì thì cái chủng tử đó nó trổi lên một cách tự nhiên, mà bạn không cố ý thì cũng đừng lo quá bởi nó là vọng mà là vọng thì không thật, nó tự sanh sẽ tự diệt. Khi nào bạn cố ý kìa thì mới đáng sợ, tâm ta như cái áo trắng bị dơ bẩn, dùng chất tẩy bột giặt cho chất dơ bùn đất tan ra bỏ hết thì áo mới sạch trắng được. Bột giặt ví như quá trình bạn bạn tụng kinh lễ bái hay niệm Phật. Còn chất dơ bẩn kia ví như ý niệm bất kính vậy, muốn cho áo được trắng sạch mà không chịu giặt giũ vì thấy chất dơ ứa ra thấy dơ quá nên không giặt áo, không chịu xã, nhào rồi xả nước cho sạch đem phơi khô thì bao giờ cái áo trắng của mình mới trở lại trạng thái sạch sẽ ban đầu? Tâm ta cũng vậy, cố gắng lễ bái sám hối, tôi tin rằng tôi với bạn và tất cả sẽ vượt qua thử thách này. Bởi sao cơn mưa trời lại sáng. Không biết thời gian sẽ bao lâu nhưng chắc một điều là sẽ được thôi, 1 năm 2 năm hoặc cũng 3 ngày 3 tháng…tùy theo tâm mình. Hằng ngày nếu gặp mọi người xung quanh bị hoàn cảnh khổ đau, hãy đặt mình vào họ mà suy nghĩ nếu là mình thì mình sẽ ra sao, phải xử trí thế nào chứ đừng cười chê họ. Tôi bị quả báo này cũng đáng mà.
Con năm nay lớp 12. Gần đây, con gặp hiện tượng cứ mỗi khi con niệm Phật hay nhớ nghĩ đến Phật, thì trong đầu con hình dung ra hình Phật. Nhưng không hiểu sao những hình ảnh xấu cứ chen vào trong đầu con. Nhiều thứ kinh thiên động địa lắm ạ, những hình ảnh xấu đó cứ chen vào trong hình Phật làm con vô cùng sợ hãi, kinh hoàng vô cùng, con một lòng tôn kính chư Phật nhưng những lúc như thế con rất sợ mang tội bất kính. Con hoàn toàn không muốn ý nghĩ, hình ảnh xấu khởi lên chút nào, nhưng con không làm chủ được những ý nghĩ, hình ảnh xấu đó. Mỗi lần con cố đè nó xuống thì nó lại trổ ra càng mạnh mẽ hơn. Con biết con đã trót tạo nhiều nghiệp xấu ác trong quá khứ, đến giờ nó trổ ra, con vô cùng sợ hãi, con không biết phải làm sao cả. Nhiều lúc con đang niệm câu Phật hiệu thì lại có những tiếng phỉ báng trong đầu con chen vào tiếng niệm Phật, hình ảnh xấu cũng vậy, nhưng con không hề có ý muốn phỉ báng. Giờ con sợ hãi lắm, không biết làm sao để thoát khỏi tình trạng này, những loạn tưởng xấu nó kinh thiên động địa lắm. Mong các bậc đạo sư, các bậc thiện tri thức cứu giúp con với ạ. Bây giờ con phải làm sao ạ?
A Di Đà Phật,
Gửi bạn Tín,
Nhiều người nói: niệm Phật chả cứ ông bà già mà cả con nít cũng niệm được. Vậy nhưng khi thực hành pháp niệm Phật thì đủ chuyện điên đảo khởi lên. Tại sao lại có chuyện đó? Cách nào để chuyển hoá?
Điều chúng ta cần nhận biết: đó là chuyện hết sức bình thường, đặc biệt là khi bạn mới phát tâm niệm Phật. Điều này giống như hàng ngày bạn thích những món ăn mặn, nay bạn muốn phát tâm ăn chay, khi ăn, tâm bạn sẽ khởi lên đủ những ý niệm về những món ăn mặn.
Muốn khắc chế được những ý niệm ăn mặn này bạn không còn cách nào khác là chỉ chuyên nhất vào món ăn chay và phải coi món ăn chay là món duy nhất bạn muốn ăn, ngoài món ăn này bạn không muốn ăn món nào khác. Tuy nhiên khi bạn ăn chay những hình ảnh ăn mặn vẫn tiếp tục khởi lên, đó là điều bình thường và bạn phải coi đó là điều bình thường chứ không nên sợ hãi. Sự sợ hãi sẽ khiến bạn thêm hoảng loạn và tìm mọi cách để đổi phó=càng đối phó tâm càng loạn, vì loạn nên bạn quên mất mình đang phải làm gì. Đây là lý do tại sao bạn không cảm được vị ngon của món ăn chay.
Pháp niệm Phật cũng như vậy, vì bạn quá nôn nóng, quá vội vã, muốn gấp đạt được thành tựu trong Pháp niệm Phật nên bạn đã quên mất: muốn thành tựu hay còn gọi là nhiếp tâm trong Phật hiệu bạn không được để bất cứ niệm nào khác xen lẫn giữa hai niệm A Di Đà Phật. Niệm xen lẫn này có thể ví như niệm đồ mặn khởi lên khi bạn ăn chay vậy.
Đừng ép mình phải niệm Phật khi tâm chưa thực muốn, điều này giống như việc ăn mặn và chay vậy.
Hãy cho bạn một cơ hội để làm quen với món ăn của mình thay vì ép mình phải ăn bằng được và ăn tức thì và thật ngon lành món ăn đó.
Khéo hay vụng tu chính ngay chỗ đó.
Thiện Nhân
Chào bạn Tín,
Mới lớp 12 mà đã biết niệm Phật, thật đáng khen. Với chút kinh nghiệm ít ỏi, MH cũng xin có đôi dòng góp ý cho bạn.
Thứ nhất, những ý nghĩ kinh thiên động địa bất kính. Nó xuất phát từ tàng thức, mà tàng thức có thể từ 2 nguồn: tiền căn, hiện tại. Tiền căn thì không thể can thiệp. Vậy thử xét Hiện tại, khi rãnh rỗi bạn làm gì? Khi bạn nghĩ vẫn vơ (vọng tưởng) thì bạn thường hay nghĩ điều gì? Bạn hãy cẩn thận quán chiếu xem những vọng tưởng này liệu có liên quan đến các ý nghĩ bất kính kia không? Nếu có, bạn cần phải thay đổi những hành vi hiện tại , nhằm tránh đưa thêm các chủng tử bất thiện vào tàng thức.
Thứ hai, bạn có đề cập “Mỗi lần con cố đè nó xuống thì nó lại trổ ra càng mạnh mẽ hơn”. Ý kiến cá nhân, MH nghĩ rằng phép đối trị đè nén thì hiệu quả với vọng tưởng nhẹ. Nhưng khi vọng tưởng mạnh thì sẽ như cái lò xo bị dồn nén mạnh, đến một giới hạn thì sẽ không thể nén tiếp, nếu sơ hở buông tay thì phản lực sẽ rất mạnh (trong trường hợp này, đối trị đè nén sẽ phản tác dụng).
Khi vọng tưởng (các ý nghĩ xấu xa, những ý nghĩ nào khiến bạn quên rằng hiện tại mình đang ngồi niệm Phật) đang khởi lên, hãy nhận diện. Ngay khi phát hiện ra thì tác ý rằng mình cần quay trở lại trụ tâm vào câu Phật hiệu. Hãy mặc kệ cái ý nghĩ xấu xa kia, đừng cố suy nghĩ: đè nó xuống, tiêu diệt nó… Thay vào đó, lập tức trụ tâm vào câu Phật hiệu, đừng thắc mắc vào các ý nghĩ xấu xa kia (càng nghĩ thì càng nuôi lớn vọng tưởng), hãy niệm Phật liên tục. Bạn có thể niệm ra tiếng hoặc niệm thầm trong tâm (đỡ tốn sức). Hãy từ tốn (thử các tốc độ khác nhau rồi lựa chọn 1 tốc độ thích hợp với bản thân mình). Cũng có thể niệm chữ nào thì tưởng tượng ra chữ đó trong đầu (phương án tạm để quên đi vọng tưởng). Khi vọng tưởng trôi qua, thì bạn có thể niệm theo lối thông thường.
Hãy thử và kiểm chứng kết quả. Sau đó, bạn sẽ thấy rằng vọng tưởng là giả (không thực). Vì nó là giả nên nếu mình không chấp nó (đừng cố suy nghĩ đè nó xuống, tiêu diệt nó) thì nó sẽ mất (cứ liên tục chú tâm vào Phật hiệu thì vọng tưởng kia sẽ trôi đi mất). Hãy dũng cảm đối mặt, siêng năng và bền bỉ công phu thì mọi thứ sẽ được chuyển hóa dần dần.