Kinh A-Di-Đà nói: “Nếu người niệm Phật thì lúc lâm chung chắc chắn được sinh về Cực Lạc”.
Kinh Quán Vô Lượng Thọ cũng nói: “Người niệm Phật sẽ sinh về Cực Lạc, hoa sen phân ra chín phẩm”.
Bởi pháp môn niệm Phật này không luận nam nữ, Tăng tục; không luận sang hèn, ngu trí, chỉ cần tâm không loạn động, tùy theo công hạnh nhiều ít mà vãng sinh chín phẩm. Thế nên biết, thế gian ai cũng có thể niệm Phật.
- Nếu người giàu có vật dụng đầy đủ chính là lúc nên niệm Phật.
- Nếu người bần cùng nhà nhỏ ít phiền, chính là lúc nên niệm Phật.
- Nếu người có con thì việc hương hỏa đã có người, chính là lúc nên niệm Phật.
- Nếu người không con, một mình tự do, chính là lúc nên niệm Phật.
- Nếu người có con hiếu thảo an ổn nhận sự cung phụng, chính là lúc nên niệm Phật.
- Nếu người có con ngỗ nghịch thì khỏi phải thương yêu, chính là lúc nên niệm Phật.
- Nếu người không bệnh, thân thể khỏe mạnh, chính là lúc nên niệm Phật.
- Nếu người có bệnh, cận kề vô thường, chính là lúc nên niệm Phật.
- Nếu người tuổi già, thời gian không còn nhiều, chính là lúc nên niệm Phật.
- Nếu người tuổi trẻ, tinh thần sáng láng, chính là lúc nên niệm Phật.
- Nếu người rảnh rang, tâm không phiền lụy, chính là lúc nên niệm Phật.
- Nếu người bận rộn, thì tranh thủ thời giờ rảnh, chính là lúc nên niệm Phật.
- Nếu người xuất gia, tiêu diêu ngoài sự vật, chính là lúc nên niệm Phật.
- Nếu người tại gia, biết là nhà lửa, chính là lúc nên niệm Phật.
- Nếu người thông minh, hiểu rõ Tịnh độ, chính phải nên niệm Phật.
- Nếu người ngu khờ, chẳng có tài năng, chính phải nên niệm Phật.
- Nếu người trì luật, luật là do Phật chế định, chính phải nên niệm Phật.
- Nếu người xem kinh, kinh là lời Phật nói, chính phải nên niệm Phật.
- Nếu người tham Thiền. Thiền là tâm Phật, chính phải nên niệm Phật.
- Nếu người ngộ đạo, ngộ phải cần sự ấn chứng của Phật, chính phải nên niệm Phật.
Khuyên khắp mọi người gấp rút niệm Phật, vãng sinh chín phẩm, hoa nở thấy Phật, thấy Phật nghe pháp, rốt ráo thành Phật, mới hay tâm mình xưa nay là Phật!
Trích Tịnh Độ Vựng Ngữ
Đại Sư Châu Hoằng (Liên Trì)
Người gửi: Mai Hương
Đúng rồi! Niệm Phật không có sự phân biệt. Ai cũng có thể niệm Phật được. Mọi Phật tử mau chóng niệm Phật về sau còn vãng sanh Tây Phương Cực Lạc nữa.
A DI ĐÀ PHẬT!
A DI ĐÀ PHẬT!
A DI ĐÀ PHẬT!
Xin kính chào quý thầy!
Vừa qua con có một Phật tử tu theo pháp môn Tịnh độ là người thân của con. Phật tử đó đã đi chùa nghe giảng thuyết pháp kinh kệ, giáo lý Phật pháp. Phật tử đó cũng đang chuẩn bị Quy y Tam Bảo để có pháp danh.
Trên đường đi từ chùa về nhà thì Phật tử đó có thầy nhà sư đi khất thực và Phật tử đó có cúng dường cho nhà sư đi khất thực đó. Và nhà sư đi khất thực đó có nói cho Phật tử đó con sẽ chết vì mạng yểu con nên để bốn cây đèn cây xung quanh và con vào ngồi trong đó niệm chú Đại Bi thì lập tức có ứng hiện ra.
Về sau, Phật tử đó có đi đến chùa của mình để Quy y Tam Bảo và các chùa khác nữa, rồi Phật tử đó có hỏi các chư Tăng, Ni trong các chùa có tu theo pháp môn Tịnh độ thì họ nói là tà đạo.
Rồi Phật tử đó về nhà rất hoang mang, lo lắng không biết có nên làm theo hay không nên làm theo?
Con xin quý thầy và các bạn đồng tu cho một chút ý kiến về việc này.
Con mong quý thầy và các bạn đồng tu sớm mau nhanh chóng hồi âm cho con biết rồi có cách giải quyết và nếu có thể thì gửi qua email của con. Email của con là: [email protected], con rất hoan nghênh.
Cuối cùng con cám ơn rất nhiều!
==================================
Cho con hỏi: Nếu là người Phật tử đang tu tập tại gia theo pháp môn Tịnh độ và niệm Phật mỗi ngày. Phật tử đó hướng nguyện ăn chay trường thì trong các loại thực phẩm dành cho người ăn chay.
Bên cạnh những thực phẩm đó có một loại thực phẩm làm con hoang mang, lo lắng đó là \”bánh bông lan\”. Con đã đi nhiều chùa và cũng có nghe một vài Phật tử khác người ăn chay trường có thể ăn \”bánh bông lan\”.
Và cũng có khi người Phật tử khác cũng có cúng dường cho nhà chùa \”bánh bông lan\” đó. Và con cũng không biết chư tăng, ni nhà chùa có ăn \”bánh bông lan\” mà Phật tử đã cúng dường.
Con không biết đối với Phật tử tu tại gia có ăn chay trường thì có được ăn \”bánh bông lan\” không vậy quý thầy?
Mà trong \”bánh bông lan\” có thành phần: trứng gà và các loại bánh khác có thành phần: trứng gà, thì liệu người Phật tử tu tại gia theo pháp môn Tịnh độ – chỉ niệm Phật thôi có thể ăn được \”bánh bông lan\” không vậy quý thầy?
Mà theo con nghĩ nếu một người Phật tử có tu tại gia theo pháp môn Tịnh độ, thì nên dứt bỏ những thực phẩm có máu, sát sinh động vật và nên hướng nguyện Tam Bảo – một lòng niệm Phật về sau vãng sanh cõi Thế Giới Tây Phương Cực Lạc được viên mãn.
Theo quý thầy và các bạn đồng tu có ý kiến như thế nào về việc này?
Con rất mong quý thầy và các bạn đồng tu sớm hồi âm lại cho con biết hoặc nếu có thể gửi qua email của con cũng được, con rất hoan nghênh. Email của con là: [email protected].
Cuối cùng con cám ơn rất nhiều! Con xin chúc quý thầy và các bạn đồng tu dồi dào sức khỏe, trên con đường tu tập được an lạc, sớm được vãng sanh cõi Thế Giới Tây Phương Cực Lạc!
Mô Phật!
Mong quý thầy và các quý vị đạo hữu hãy trả lời câu hỏi của tôi để cho tôi tham khảo. Tôi cảm ơn rất nhiều.
A Di Đà Phật!
Xin chào Tam Tan
Người thân của Tam Tan là một Phật Tử tu theo Pháp Môn Tịnh Độ thì chắc cũng đã biết :” Khi lâm chung dù chỉ niệm mười niệm cũng được vãng sanh? ”
Vị thầy đi khất thực bảo là bị yểu mạng, tức là dương thọ quá ngắn ngủi hay nói cách khác là sắp chết tới nơi. Nếu như vị thầy ấy nói đúng vậy thì tốt hơn hết hãy nên :
1:Đi phóng sanh cho nhiều và tập khởi tâm từ bi thương yêu chúng sanh, nên biết quý trọng sinh mạng của muôn loài vì nhân nào quả nấy. Muốn được sống lâu, trường thọ thì phải tạo nhân phóng sanh và chớ nên sát sanh nữa. Việc phóng sanh có công đức rất lớn, chuyển nghiệp rất mau như là chuyện chú Sa Di lẻ ra còn sống có 7 ngày nhưng nhờ công đức cứu đàn kiến mà được trường thọ. Có thể tham khảo trong bài Công Đức Phóng Sanh của pháp sư Viên Nhân.
2:Bắt đầu từ nay trong tâm luôn giử chặt câu Phật hiệu, chớ nên bỏ mất. Hãy mạnh dạn đương đầu với cái chết, cái chết không đáng sợ mà chỉ có cái sợ chết mới là đáng sợ. Đối với người tu Tịnh Độ thì càng vui vẻ hoan hỉ mà đón nhận cái chết vì khi xả bỏ báo thân này sẽ sanh về Cõi Tịnh Độ, thoát vòng sanh tử luân hồi, thành tựu pháp môn niệm Phật… là điều đáng mừng chứ không phải đáng sợ. Ví như người học trò dồi mày kinh sử ngày đêm là để chờ ngày đi thi, nếu ngày thi còn xa thì có thể học từ từ nhưng ngày thi đã kề cận thì phải tập trung dốc hết toàn lực mà ôn bài cho kịp. Chính vì thế ngay lúc này chính là lúc hãy giử chặt 3 món tư lương là Tín Hạnh Nguyện và chuẩn bị xả bỏ vạn duyên, sanh tâm nhàm chán thế giới Ta Bà, khởi tâm ưa thích cõi Tịnh Độ , ngày đêm tinh tấn, nổ lực hành trì để sớm được về Tây Phương. Ngày về Tây Phương đã không còn xa nữa, mạng người như ngọn đèn trước gió.
Nếu như vị thầy ấy có nói sai, nói đại để hù thì cũng hãy nên cám ơn vị thầy ấy, nhờ cái phương tiện ” hù dọa ” như thế mà mình mới dốc toàn tâm toàn lực để gia công tu trì. Biết đâu chừng nhờ vào sự hù dọa mà trở thành đại tinh tấn, hoa sen ở Cực Lạc cũng vì đó mà nở lớn sớm hơn, bao nhiêu tội chướng cũng vì đó mà tiêu giảm, công đức cũng vì đó mà sớm được viên mãn.
Việc tụng chú Đại Bi thì cũng tốt nhưng trong trường hợp này là lúc lâm nguy cấp bách, nếu như giờ phút lâm chung mà không niệm Phật lại tụng chú thì chỉ e khó bảo đảm việc vãng sanh, không khéo sẽ trở thành phân tâm, xen tạp làm cho tâm không được chuyên nhất.
Còn về việc trong bánh bông lan có trứng thì ăn bánh bông lan cũng như là ăn trứng, chính vì thế VT không có ăn những loại bánh như thế này. Người ta muốn ăn thì tùy người ta, nếu mình là người tu chân chánh thì không nên ăn trứng. Thử nghĩ xem con gà mái sau khi đẻ trứng xong thì nó rất là thương cái trứng đó nên gìn giử rất kỷ, ai mà thò tay vô lấy sẽ bị nó mổ. Nếu mình lấy trứng của nó ăn thì như thế chính là tổn hại chúng sanh rồi. Mà nếu như làm tổn hại chúng sanh tức là không theo lời Phật dạy : ” Bất cứ lúc nào và ở nơi đâu, thân khẩu ý đều thanh tịnh, lời nói, việc làm và suy nghĩ đều vì lợi ích chúng sanh, chớ nên tổn hại chúng sanh “.
Có thể tham khảo thêm ở bài viết này:
Ăn Chay Có Nên Dùng Trứng
Nam Mô A Di Đà Phật
Mô Phất! Pháp danh của con là Cát Tường, con có một vài câu hỏi mong rằng các tăng/ni có thể giải đáp cho con. Con hiện tại đang ở Mỹ, và trong chùa hiện tại của con có dùng Trứng để làm những món ăn. Đôi khi con cũng ăn chay và con có hỏi cắc tăng/ni trong chùa thì được biết rằng những trứng bên Mỹ “không có đạp mái” đồng nghĩa với việc là trứng nhân tạo. Và các tăng/ni cũng sử dụng nguyên liệu “trứng” để làm những món chay chiêu đãi Tam Bảo. Thế thì có đúng không ạh?
Cám ơn,
Nam Mô A Di Đà Phật
Mô Phật!
Đầu tiên, tôi gửi đến Phật tử Cát Tường lời chúc sức khỏe.
Câu hỏi của Phật tử được giải đáp như sau:
Việc nhà chùa tại Mỹ có sử dụng trứng để làm thức ăn chay và cúng dường Tam Bảo là không nên. Phật tử hãy khuyên mọi Phật tử khác và cả nhà chùa đừng có sử dụng trứng trong các món ăn.
Dù trứng đó không phải đạp mái mà là trứng nhân tạo thì cũng không được dùng, nó sẽ tạo cho chúng ta thói quen lâu ngày không thể dứt ra được.
Vì chúng ta là người tu hành thì phải xót thương cho chúng sanh, động vật, không sát sinh, hại mạng. Thật quá là đau lòng thay cho những Phật tử tại Mỹ vì hằng ngày có sử dụng trứng làm các món ăn chay và cúng dường Tam Bảo.
Phật tử hãy tham khảo thêm ở bài viết này :
Ăn Chay Có Nên Dùng Trứng
Mong Phật tử sớm khỏi lo lắng nữa và kết quả được viên mãn vãng sinh Thế Giới Tây Phương Cực Lạc.
A Di Đà Phật!
Cho em hỏi, em ăn chay trường, hiện tại em đang chăm sóc cha già và thường xuyên nấu hay mua món mặn cho ông cụ ăn(ông cụ không thích ăn chay). Vì già yếu nên ông cụ thường ăn không hết hay còn thừa lại; bỏ thì phí, mà đồ mặn thì em lưởng lự chẳng muốn ăn. Em xin quý đạo hữu cho một lời khuyên là có nên ăn đồ mặn dư ấy để kiệm phước hay không? Xin cám ơn nhiều.
Xin chào Thị Lựu
VT nghĩ là nếu đã phát nguyện ăn chay trường thì nên giử cho trọn vẹn, chớ bao giờ vi phạm. Tốt hơn hết là nên khuyên ông cụ cũng ăn chay và niệm Phật cầu sanh Tây Phương mới là thượng sách vì nếu cứ tiếp tục như thế, tuy là bạn tận tụy chăm sóc, là người con hiếu thảo nhưng chỉ lo được tới cuối đời, sau khi chết, hồn phách đọa lạc về đâu thì khó mà biết, cơ hội để cầu siêu cũng không cao.
Trong thời gian này, tạm thời chưa thuyết phục được thì cũng nên hạn chế bằng cách cất giử đồ ăn cũ lại trong tủ lạnh để mai chiều ông cụ ăn tiếp, lần sau có đi chợ thì nhắm chừng mua ít, vừa đủ ông cụ ăn thôi.
Trường hợp bất đắc dỉ lắm, muốn tiết kiệm phước thì cho mèo chó, chim, kiến hay ăn xin ở ngoài đường…
Tại người đời nghĩ đó là ” đồ ăn ” nhưng đối với người tu thì đó chính là ” xác chết “. Đối với xác chết thì phải xử lý như thế nào? Khi xưa ở Ấn Độ có 4 cách là (thổ táng = chôn ; thủy táng = thả trôi sông ; hỏa táng = thiêu ; điểu táng = cho chim kên kên ăn ).
Nếu cứ ăn phần thừa của ông cụ hoài thì từ từ, trong vô tình, mình cũng không còn là người ăn chay trường nữa.
Nam Mô A Di Đà Phật
Mô PHẬT
Xin chào VT,cho TY chút ý kiến về 1 việc là:khoảng 5 năm truớc TY và chồng có đi chùa tụng kinh 6pm,một ngày nọ 2 sư cô tỳ kheo (sư trụ trì đi nước ngoài rồi)tổ chức sinh nhật của 2 cô(xê sít ngày)một lượt.sau khi cúng xong(8pm)sư mời các phật tử ở lại để mừng SN,cô có mời thêm 1 vị thầy (tỳ kheo chùa khác)đến để chung vui.có bánh bông lan,có trà nuớc gần giống như tiệc SN ngoài đời vậy.Phật tử cũng ở lại hết nhưng trong lòng TY và Chồng lúc đó thật sự thấy hơi kì kì..thật ra cũng vui,có văn nghệ cũng rôm rả lắm,cũng đã tổ chức mấy lần rồi,Ty thấy lạ chứ các phật tử khác cũng quen rồi.
VT ơi,như vậy có ổn kg vậy…mong hồi âm của bạn đạo nhé.
Chúc VT ngày an lành đêm an lành,đêm ngày sáu thời đều an lành nha.Nam Mô A Di Đà Phật.
Xin chào Thanh Y
Ở vào thời mạt pháp này có nhiều người giả tu, mượn đạo tạo đời, có nhiều người tu nhưng không giử trọn giới luật của Phật, có người phạm ít, có người phạm nhiều, các việc như ăn trứng, ăn bánh bông lan…chỉ là việc nhỏ.
Với những người như thế thật đáng tội nghiệp, nhưng mình không phải thầy của họ thì đâu thể nào giúp họ được. Nhưng chớ nên khinh thường họ và ghét họ. Nếu như mình nói lỗi của họ tức là mình tu dùm họ, nếu họ biết thức tỉnh quay đầu thì sẽ cám ơn mình nhưng nếu họ cố chấp thì sẽ ghét mình. VT nghĩ rằng trừ phi mình tu hành đắc quả, có thần thông, có đạo hạnh thâm cao thì mới có thể “dẫn độ” họ được. Còn hiện tại bây giờ, mình chỉ là phàm phu, thân của mình mình còn lo không xong thì nếu dính líu vào các việc ấy chỉ tự chuốt thêm phiền não mà thôi.
Thượng sách hơn hết là nên nghe theo lời của Ấn Quang đại sư :” Lúc nhàn đàm đừng nên nói lỗi người, lúc tỉnh tọa thường tự xét lỗi mình “.
Có thể tham khảo thêm ở các bài viết sau:
1:Không Nên Nhìn Lỗi Của Người
2:Vì Sao Chúng Ta Không Nên Nói Lỗi Người Khác
3:Niệm Phật Không Nên Nhìn Thấy Lỗi Người Khác
4:Nếu Tâm Còn Ghét Người Sẽ Không Vãng Sanh
Nam Mô A Di Đà Phật
Mô Phật.
Xin chào VT,thật lòng TY kg có ghét họ,cũng kg dám ghét họ đâu.Ty chỉ kg biết rõ rằng họ làm vậy có đúng kg,bởi vì họ đã là tỳ kheo lâu rồi,chứ đâu phài mới tu,2 sư cô đó giờ đã là trụ trì của một chùa cũng to to rồi.đã 5 năm rồi giờ Ty mới dám hỏi VT đó.Ty nghĩ rằng mình tu mình hưởng,họ tu họ hưởng.bây giờ mối quan hệ của vợ chồng mình với sư cô đó vẫn tốt đẹp.
Xin cám ơn lời phúc đáp của bạn đạo rất n.chúc VT n sức khoẻ nhé.Nam Mô A Di Đà Phật
Cháu chào Cư Sĩ Viên Trí, cho phép cháu gọi Cư sĩ như vậy ạ.
THời gian này cháu cũng mới đọc và nghe một chút về Pháp môn niệm Phật nhưng vì còn nhiều điều chưa rõ nên trong lòng cảm thấy rất hỗn loạn, vì cháu vừa muốn được nhất tâm niệm Phật A Di Đà lại vừa muốn làm công việc của mình. Vì theo cháu nghĩ, đã muốn làm việc gì tốt thì cần phải chuyên tâm vào việc đó. Vậy mà đếm ra, hiện nay ít ra cháu có đến 4 việc cháu muốn làm nhất. Cư sĩ có thể cho cháu lời khuyên được không ạ?
Xin chào Yến
Việc của người đời thì phần đông sẽ là như thế này : đi học rồi đợi ra trường, thi lấy bằng ( kỷ sư hoặc bác sỉ…), rồi xây nhà, mua xe mới, lấy vợ lấy chồng, mở tiệm, rồi sanh con đẻ cháu, nuôi nấng dạy dổ cho khôn lớn rồi dựng vợ gả chồng cho chúng, xây nhà, mua xe, mở tiệm cho chúng làm ăn, sau đó chúng sanh con thì mình giử cháu, rồi sau đó lo phụng dưởng cha mẹ già, lo tang lể cho cha mẹ, ông bà… rồi đến cuối cùng mới lo đến hậu sự của mình. Đến khi nhắm mắt xuôi tay ” xuống hố ” rồi thì mới chịu ” an giấc ngàn thu “. Còn sống là còn công việc, không bao giờ hết.
Trong quá trình đó thì có người tạo thành thiện nghiệp, có người tạo thành ác nghiệp. Chính vì thế người tu cũng có công việc của người tu vậy nhưng họ biết lựa việc thiện mà làm. Làm những việc gì mà có lợi ích cho mình, cho người và cho chúng sanh thì nên làm. Chứ đâu phải người tu không có việc làm.
Nhưng cho dù là thiện nghiệp hay ác nghiệp thì cũng là việc trong luân hồi sanh tử mà thôi. Chỉ có Tịnh Nghiệp ( niệm Phật ) mới thoát ly sanh tử luân hồi trong lục đạo. Chính vì thế tốt hơn hết là nên vừa làm vừa niệm Phật là thượng sách vì không ai biết được ngày mai mình có còn sống hay không. Hãy thử vào trong các nhà thương, nhà quàng, nghĩa địa hay mở tờ báo mà theo dõi mục ” cáo phó ” sẽ thấy người còn trẻ mà bị yểu mạng vì nhiều nguyên nhân khác nhau có rất nhiều. Cho nên mạng người ngắn ngủi vô thường. Thân người khó được ( Phật ví như rùa mù giữa biển mà gặp bọng cây ), pháp Phật khó nghe, không sớm lo tu sẽ uổng mất. ( Kiếp sau đâu dể gì mình có lại thân người và gặp lại pháp môn niệm Phật để mà tu tiếp, Phật ví dụ số chúng sanh có được thân người như số cát dính trên đầu ngón tay còn số chúng sanh hiện tại ở địa ngục nhiều như số cát của quả địa cầu này vậy ).
Có thể tham khảo thêm ở bài viết này:
1:Việc Lớn Nhất Trong Đời Người Chúng Ta Là Gì?
2:Niệm Phật Chớ Sợ Cười Đừng Chờ Hẹn
3:Quá Bận Rộn Không Có Thời Gian Niệm Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Mô Phật.Xin chào VT,những câu VT nói ở trên thật sự wa đúng và Ty cũng đang nằm trong số đó..công việc cho thuê nhà trọ là một nghề lương thiện nhưng cũng kg dễ nuốt lắm,TY thấy rất buồn,tối wa có một cuộc cãi vã giữa nhà và khách,họ là dân cờ bạc,ở đã 3 ngày mà kg muốn trả tiền,sau đó còn cố tình kiếm chuyện cự cãi rồi đập đồ đến lúc mời công an đến đuổi họ đi mới tạm êm chuyện.chuyện kg thể nói ra dc,kg thể làm dc mà họ còn hiên ngang làm,mạnh miệng nói thì quả thật chán cho con người như vậy wa.bây giờ tâm Ty tạm ổn nhưng nói thật,kg thể ưa dc,tha thứ dc…kg biết bạn đạo có gặp phải chuyện trái đạo như vậy chưa,tưong lai có thể quên di nhưng trước mắt cảm thấy ghê sợ loại người như vậy lắm.
cơm áo gạo tiền xua người biết dối gian,TY thấy cuộc đời này kg an toàn,ghê wa.Ty sẽ cố gắng niệm Phật và từ bi,nhẫn nhịn,từ bi nhẫn nhịn…..mong dẹp hết mọi ác duyên trong đời.
VT ơi…Ty cũng rất mong dc như VT,giá như…sợi dây vô hình trước mắt đang trói buộc TY,…chỉ trách Ty phuớc mỏng nghiệp dầy mới ra nông nỗi…kg sao,có Phật bên cạnh Ty sẽ cố gắng vượt wa hết.
Cám ơn VT đã đọc những dòng tâm sự của Ty.1 lời khuyên cho Ty, VT nhé!Nam Mô A Di Đà Phật.
Xin chào Thanh Y
Mọi người chúng ta sanh vào thời này đa số đều là người hạ căn tức là phước mỏng, nghiệp dày cho nên đối với đường đạo thì chỉ đi vài ba bước là té ngả như em bé mới tập đi. Khi bị té ngả thì phải đứng dậy tập đi tiếp thì từ từ mới trưởng thành, mới có những bước chân vững chắc được.
Thuở Phật còn tại thế thì Ngài dạy các thầy tỳ kheo một y một bát, đầu trần chân đất, đi khất thực, ngủ dưới gốc cây và gò mả. Các thầy tỳ kheo nếu mà xin được thức ăn thì ăn, không có thì uống nước lã, quá ngọ là không ăn nữa, phải đợi qua ngày hôm sau mới đi tiếp. Nhưng các thầy tỳ kheo đều hoan hỉ, an nhiên tự tại, đâu có ai cảm thấy buồn bã đau khổ mặc dù trong số ấy có những vị đã từng là vương tôn công tử, một thời sống trong vinh hoa phú quý hưởng thụ mọi thứ nhung gấm lụa là. Tại sao các vị ấy làm được còn chúng ta làm không được? Một phần có lẻ vì các vị ấy là người thượng căn còn mình là người hạ căn. Các vị ấy hoan hỉ vui vẻ là vì đã tìm được pháp bảo và luôn sống trong pháp bảo ấy. Pháp bảo ấy chính là những lời dạy của Đức Bổn Sư. Một trong những pháp quan trọng chính là ” ngả chấp “.
Cái thân tứ đại (đất = xương thịt…, nước = máu…, gió = hơi thở, lửa = hơi ấm ) giả hợp này nó vốn chỉ tạm có (lúc sinh ra) rồi sẽ trở về không (lúc chết đi). Người đời mãi cho nó là ” mình ” cho nên tìm đủ mọi cách để bảo vệ nó, cung phụng, thỏa mãn nhu cầu của nó cho nên mới sanh ra cái ” của mình ” như là nhà cửa xe cộ tiền bạc, áo quần, vợ chồng, con cái, bằng cấp, địa vị chức quyền… Rồi cũng chính bởi vì muốn bảo vệ, cung phụng, thỏa mãn nhu cầu cho cái ” mình ” và ” của mình ” cho nên mới sanh ra tham, sân, si, mạn…và biết bao phiền não, lo toan mưu tính. Lúc nào cũng muốn mình được xinh đẹp, giàu sang, nhà lớn, xe mới, chức cao, quyền trọng… nếu như được như ý thì vui và muốn có thêm nữa để dành, còn nếu như không được như ý thì sanh buồn giận, phiền não… và tìm cách để đạt được những thứ ấy nên bất chấp những thủ đoạn để tước đoạt hay mưu sâu kế độc, hãm hại người khác, cuối cùng tạo thành ác nghiệp. Một khi nhắm mắt xuôi tay rồi thì cái ” mình ” và cái ” của mình ” không mang theo được, chỉ có cái nghiệp mang theo mà thôi.
Như vậy thì nếu phá trừ được ngả chấp thì sẽ không còn tham sân si mạn…hay phiền não gì nữa. Đối với người tu Tịnh Độ thì cái thân tứ đại này chính là phương tiện để mình tu, dùng thân lể Phật, dùng khẩu niệm Phật… mục tiêu chính là vãng sanh Tây Phương Cực Lạc.
Trên bước đường tu thì có nhiều chướng ngại nhưng thông thường thì có hai chướng ngại lớn :
Một là sự cám dổ tức là mình được xinh đẹp, có nhà cao cửa rộng, thăng quan phát tài… làm cho mình đắm say triền miên, lo vui chơi hưởng thụ nên không lo tu.
Hai là sự thử thách tức là mình bị xấu xí , gia cảnh suy sụp, vợ chồng ly tán, bị cách chức , rồi bị tai nạn, bị bệnh hoạn đau yếu… khiến cho tinh thần hoang mang, hoảng hốt, âu lo, buồn rầu khổ sở… rồi cố gắng tìm đủ mọi cách để khôi phục lại cho nên cũng không có chịu lo tu, cứ hẹn là : ” xây nhà xong rồi tu, đợi học ra trường, lấy bằng xong rồi tu, đợi lành bệnh rồi tu… “.
Nếu như là người đã tu lâu, đi lên cao trên bước đường đạo thì phải vượt qua hai chướng ngại trên và chuẩn bị đương đầu với các ải thử thách phía trước như là già khổ, bệnh khổ, tử khổ. Phải buông xả vạn duyên ( cái mình và của mình ) để giử cho tâm mình thanh tịnh, an nhiên tự tại, nhất tâm niệm Phật.
Nếu như đã tu càng lâu thì không có gì phải buồn giận hay lo sợ cả vì cùng lắm thì chết thôi mà nếu như chết là được vãng sanh như vậy là phải nên mừng chớ sau lại buồn giận lo sợ? Hơn nữa cũng hãy nên chuẩn bị tâm lý vì cái kỳ thi cuối cùng của mỗi người đều có những đề thi khác nhau. Ví dụ như Thanh Y sẽ bị một người nào đó dùng dao đâm chết vậy trong lúc bị dao đâm đau đớn như thế thì có khởi tâm oán ghét người giết mình hay không? Chắc là phải có rồi, tại vì người ta chỉ ở trọ vài ba ngày, không trả tiền, đập bể đồ đạc thôi mà đã căm tức người ta rồi thì làm sao qua nổi cái ải này đây? Cái ải trước là họ xâm phạm vào cái ” của mình ” mà qua không nổi thì cái ải sau người ta xâm phạm vào ” cái mình ” thì làm sao mà qua nổi? Giờ phút lâm chung mà khởi tâm sân hận (vì căm tức, oán ghét người giết mình) là sẽ bị đọa địa ngục ( vì cận tử nghiệp ).
Ngài Tịnh Không dạy:” Hãy xem tất cả mọi người đều là Bồ Tát, chỉ mỗi mình mình là phàm phu “. Điều này quả thật đúng vô cùng. Những người mà họ ở trọ rồi ăn nhậu cờ bạc, chưởi thề, rồi không trả tiền… chính là họ thử thách tâm mình xem mình có vì thế mà oán ghét họ, căm tức họ hay không?
Đường đạo là ngược với đường đời cho nên càng đi sâu vào đường đạo thì đường đời sẽ bị nhiều tổn thất, mất mát là lẻ thường tình. Tuy nhiên người vững bước trên đường đạo sẽ nhìn những tổn thất mất mát trên đường đời kia không là gì cả, nhưng có được niềm vui trên đường đạo như là qua được thử thách, qua được cám dổ, tội nghiệp đã giảm, công đức phước báo đang tăng dần, đạo hạnh có tiến bộ, chư Phật ngợi khen, sắp được vãng sanh…
Cõi Tịnh Độ là nơi hội tụ của chư thượng thiện nhân vì thế muốn sanh về nơi ấy thì mình cũng tập chuyển hóa tâm mình thành thuần thiện, thần tịnh, xứng đáng là thiện nam tử, thiện nử nhơn. Chư Phật thương yêu nhất chính là chúng sanh. Chính vì thế mình muốn thành Phật thì trước tiên phải khởi tâm từ bi thương yêu hết thảy chúng sanh.
Người ở cõi Ta Bà tu một ngày, công đức bằng cõi Tịnh Độ tu mấy trăm ngàn vạn ức năm gì đó. Vì cõi Tịnh Độ không có khổ và không cs thử thách. Chính vì thế cho nên người ở trong hoàn cảnh càng khổ sở càng cay đắng ác nghiệt mà tu được thì sẽ mau hơn người tu trong hoàn cảnh thuận lợi thanh tịnh có đầy đủ mọi thứ như ý. Chính vì thế cho nên trong Phật Pháp thường hay lấy hoa sen làm biểu tượng của người tu : ” Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn “. Hoa sen vốn là từ bùn nhơ mà sanh ra. Nếu như không có bùn nhơ làm sao sanh ra được hoa sen?
Lúc xưa VT cũng bị trải qua nhiều gian nan khổ ải, bầm dập đủ thứ, hy sinh tổn thất… nhưng cũng đều buông XẢ và hoan HỈ. ( TỪ BI HỈ XẢ là tứ vô lượng tâm ). VT cũng hiểu là trong nhất thời TY khó có thể chấp nhận được nhưng mà cũng không sao đâu, kỳ này không được thì kỳ sao sẽ được. Bị vấp ngả thì phải đứng lên mà đi tiếp chứ nếu không thì biết bao giờ mới tới được trời Tây?
Có thể tham khảo thêm ở bài viết này:
1:Dù Người Muốn Giết Mình, Mình Cũng Không Nên Có Tâm Sân Hận
2:Câu Chuyện Không Chịu Buông Xả Chết Thành Ngạ Quỷ
Nam Mô A Di Đà Phật
Cháu cảm ơn Cư Sĩ rất nhiều ạ, sáng hôm nay cháu đã bắt đầu thực hành niệm Phật, chỉ 30 phút buổi sáng thôi ạ. Cách niệm cháu nương theo bài viết hướng dẫn mà Cư Sĩ gợi ý cháu tham khảo. Quá trình đó, cháu thấy mình rất mất tập trung vì bị tê chân, câu niệm vừa đủ nghe nhưng lúc nhanh, lúc chậm, mở mắt ra thì hay nhìn ngó đi chỗ khác, nhắm mắt lại để tưởng tượng hình ảnh Phật A Di Đà thì lại không tập trung được vào âm thanh phát ra và ngược lại…Với lại cháu cảm thấy mình nhát gan hơn khi niệm Phật, nhất là vào buổi tối (trước cháu cũng thỉnh thoảng niệm để làm an lòng mình điều gì đó thôi ạ), hình như cháu sợ chính những điều không tốt của con người mình sẽ hiện ra trước mắt…
Hiện nay cháu chỉ có thể tìm hiểu việc niệm Phật trên mạng, không có người hướng dẫn ở ngoài đời, nên có thể còn có rất nhiều điều thắc mắc muốn hỏi và được chỉ dẫn, mong Cư Sĩ thông cảm nếu cháu có hỏi nhiều quá và làm mất thời gian của Cư SĨ ạ.
A di đà phật! Xin các thầy giải đáp giùm con với ạ. Con thấy mọi người đi chùa thường hay hạ lễ mang về hoặc có lại lộc nhà chùa 1 ít, nhưng hôm vừa rồi chị dâu con có dặn con là lễ đã dâng lên thì con nên để lại chứ không nên hạ mang về.
Xin các thầy chỉ dạy cho con phải làm như thế nào cho đúng ạ.
Xin chào Vân Nguyễn
Người chị dâu nói như thế rất là chí lý. Vì khi mình mang lể vật đi cúng chùa thì trước tiên là cúng Phật, sau đó sẽ cúng cho chư Tăng, nhờ thế mà phước báo sẽ nhiều hơn. Còn nếu như sau khi cúng Phật xong rồi mình mang trở về như vậy là chỉ có cúng Phật chứ không có cúng cho chư Tăng, vì thế mà công đức ít hơn. Sở dỉ mà có trường hợp ” hạ lể mang về ” có lẻ là do nhiều quá, quý thầy dùng không hết cho nên sợ nó bị hư thối thì uổng cho nên mới có đề nghị này. Trong trường hợp này thì có sự đồng ý của thầy thì mình mang về chắc là sẽ không sao. Còn nếu như thầy không nói hoặc không đồng ý mà mình tự ý mang về coi chừng có thể sẽ rơi vào tội ” trộm của thường trụ “. ( Khi mình đã mang lên cúng, để lên bàn thì đã thành của thường trụ rồi ). Tội này lớn hơn rất nhiều so với tội trộm của người thường, sau khi chết sẽ bị đọa làm ngạ quỷ. Trong Chuyện Ngạ Quỷ có kể rất rỏ. Nếu như đã mang lể vật đi cúng chùa thì mình chớ nên ăn trước hoặc cho con nít ăn trước, cũng sẽ bị đọa làm ngạ quỷ. Hãy nên lựa những thứ tốt tươi và rửa sạch cẩn thận.
Nam Mô A Di Đà Phật !
làm ơn chỉ dùm cách nguyện lúc thấp nhang mỗi ngày ở nhà. và cách nguyện cúng cơm người mất, cách nguyện bàn Phật, Cửu Huyền, bàn vong người mất để đọc kinh cầu siêu.
Xin chào chị Phụng
Chị có thể tham khảo ở bài viết này nhé:
1:Nghi Thức Niệm Phật Hằng Ngày
2:Nghi thức cúng vong (cô hồn)
3:Nghi Thức Cầu Siêu Vong Linh
Nam Mô A Di Đà Phật
Mô Phật!
Đầu tiên, tôi xin gửi đến quý thầy và các bạn đạo hữu gần xa lời chúc sức khỏe.
Tôi có thắc mắc như sau:
Tôi thường thấy các nhà sư đi khất thực nhưng bên cạnh các nhà sư đi khất thực đó thì có một số nhà sư khác đi bán nhang. Tôi thấy các nhà sư đi bán nhang có đến một số nhà người dân (trong nhà chùa gọi là Phật tử); mời gọi người dân mua nhang nhằm để ủng hộ nhà chùa xây dựng, tu sửa. Người dân đó thì cũng mua một ít nhang để ủng hộ nhà chùa đó, nhưng sau khi mua xong một bó nhang thì nhà sư đi bán nhang đó lại mời gọi mua thêm nhưng người dân đó có nói đã mua nhang đủ đốt trong nhà người dân. Và cũng một số nhà sư đi bán nhang khác còn có cho người dân mua nhang của mình thêm một cái bùa để gặp may mắn thêm.
Một thời gian sau, người dân đó có sử dụng bó nhang mà đã mua từ nhà sư đi bán nhang thì mỗi lúc đốt nhang thì nhiều khói mù mịt, rồi người dân đó đã kiểm tra bằng cách cho hết số nhang đã mua bỏ vào nước thì phát hiện không phải nhang thật mà là nhang giả, chỉ thấy một số chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà có gửi mùi hương trong nhang đó.
Người dân đó không biết có phải là nhà sư đi bán nhang có thật hay không? Không biết nhà sư đi bán nhang có phải Chư Tăng trong chùa đó không nữa hay giả mạo? Hay chỉ là người bình thường, kẻ đi ăn xin, ăn mày nên chỉ cạo hết tóc và mặc đồ cho giống nhà chùa để lừa gạt người dân ngoài đời? Nhưng người dân đó không muốn phải thất kính các nhà sư mà là tôn trọng họ, không bị tội lỗi đến đệ tử của Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nếu người dân ngoài đời gặp lại những hợp đó thì không biết làm cách nào để nhận dạng có phải nhà sư đó thật hay không. Sau khi đã nhận diện nếu không phải thì phải xử lý làm sao đối với nhà sư đó để khỏi phải xúc phạm các nhà sư thật.
Tôi mong quý thầy và các bạn đạo hữu gần xa tư vấn dùm tôi qua phần hồi đáp, để tôi có hướng giải quyết phù hợp.
Và nếu tư vấn dài không thể trả lời ở phần hồi đáp thì tôi mong các bạn đạo hữu gần xa trả lời qua email của tôi.
Email của tôi là: [email protected]
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn rất nhiều đến quý thầy và các bạn đạo hữu gần xa. Tôi mong quý thầy và các bạn đạo hữu gần xa mau trả lời thắc mắc của tôi.
A Di Đà Phật!
Sư bán nhang là giả không phải thật. Trong pháp của Như Lai, từ trước đến nay đều ko có cái luật này, trong kinh điển không tìm thấy được một bài kinh nào Phật dạy các vị xuất gia phải cầm nhang đi bán, hay đến từng nhà quyên góp tiền bạc cho chùa. Phật dạy người xuất gia có thể đi khất thực, ai cho gì ăn nấy, đi trong bảy nhà thì quay về, có hay ko có thực phẩm cũng là quay về, không phan duyên. Người xuất gia chân chính không nắm giữ tiền bạc, chỉ chấp nhận tứ sự (cái ăn, cái mặc, thuốc thang, nghỉ ngơi) cúng dường từ thập phương, nếu có ai cúng dường tiền cho họ, họ liền phải mang đi làm từ thiện, in kinh, phóng sanh…người xuất gia không có tích trữ tiền.
Cho nên xin khẳng định Sư bán nhang là sư giả. Do họ khoác áo cà sa của người xuất gia dù biết là giả nhưng khi ta nhìn thấy áo cà sa thì ta nhất định phải khởi tâm cung kính, với sư giả ta cũng cung kính với họ như sư thật, họ giả ta cũng ko quan tâm, khi họ đến nhà ta bán nhang hay quyên góp thì ta chỉ có chắp tay niệm “A Di Đà Phật! Đệ tử không có nhu cầu mua nhang đèn. Chúc Thầy thượng lộ bình an, A Di Đà Phật.” Và mình đi vào nhà mình thôi. Mang câu A Di Đà Phật rót vào tai họ với tâm chân thành cung kính, đây là ta đang tu hạnh Lễ Kính Chư Phật của Phổ Hiền đó, trong đó lại có Bố Thí Pháp chính là câu A Di Đà Phật, Tâm Cung Kính chính là Trì Giới, có thể an nhẫn tiếp chuyện họ chính là Nhẫn Nhục…Trong khi tiếp xúc họ thì Giới Định Huệ Tam Học liền hoàn thành một lúc vậy.
Cũng nên niệm thầm mười câu A Di Đà Phật hồi hướng cho họ sớm giác ngộ Phật tánh, hồi quy Tịnh Độ, nhất tâm niệm Phật cầu sanh Cực Lạc. Nhờ gặp họ mà thiện căn, phước đức, trí huệ mình thêm lớn.
Với người thật tu thì hoàn cảnh nào cũng là cơ hội tốt cho mình tu hành, đây là sự thật.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di đà Phât! Xin các thầy cho phép con được hỏi rằng: Con lấy chồng được 14 năm thì cả 14 năm con rất phiền não vì chồng con ham chơi cờ bạc, thua tha nợ nần, con khuyên nhủ không làm chồng con thay đổi, những lúc đi lễ chùa con tha thiết cầu Phật phù hộ cho gia đình con được mạnh khoẻ- hạnh phúc- chồng con từ bỏ thói hư tật xấu đẻ tu chí làm ăn nhưng cũng không có kết quả gì. Vậy con đang muốn nhờ thầy chùa gần nhà làm lễ bán chồng con cho Đức Phật để Đức Phật linh ứng phù hộ cho ước nguyện của con được không a? bây giờ con chỉ biết mong chờ nơi của Phật để hy vọng chồng con không cờ bạc nữa a. Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật,
Phật dạy chúng ta: Vợ chồng đến với nhau là do 4 thứ nhân duyên: Đòi nợ, trả nợ, báo ân, báo oán. Bạn quan sát các gia đình xung quanh và chính gia đình bạn xem có đúng thế ko? Mà đa phần là đòi nợ, trả nợ, báo oán thì nhiều, còn báo ân thì rất ít.
Đây là quy luật gì vậy? Là Nhân Quả. Nhân Quả của ai vậy? Của chính mình. Cho nên điểm đầu tiên là mình phải giác ngộ, tiếp nhận Nhân Quả này, chồng tốt hay xấu cũng là chuyện của mình, chứ ko phải chuyện…của Phật, mà mình có thể “làm lễ bán chồng cho Đức Phật” được. Đây là mê tín. Phật dẫu có từ bi cũng chẳng thể gánh nghiệp của bạn, vì ai làm thì người đó chịu. Năm xưa, Đức Phật cũng chẳng cứu được họ tộc Thích Ca thoát khỏi sát nghiệp từ vua Lưu Ly. Vì định nghiệp thì của ai người đó phải gánh, ko ai gánh cho được, khi định nghiệp hiện tiền thì đương sự phải tự mình thọ nhận, làm thiện được thiện, làm ác phải thọ ác báo, có nợ thì phải trả nợ…
Tuy nhiên, con người tu tập thì có thể chuyển được vận mệnh, cải tạo được số mạng của mình, hễ mình thật sự biết nghe lời và làm theo lời dạy của Phật thì bạn có thể làm chủ được vận mạng của chính mình.
Trước phải đoạn ác, tu thiện. Phải biết phân biệt đâu là ác, đâu là thiện, việc này chẳng dễ, có người 50-70 tuổi rồi cũng chẳng thể phân biệt rõ ràng đâu là thiện, đâu là ác, vẫn là ngộ nhận lấy ác làm thiện, rồi lại xem thiện là ác. Đây là sự thật. Vì sao? Vì ko chịu học tập và tiếp nhận giáo lý của Thánh Hiền.
Bạn hãy bắt đầu đọc cuốn sách sau, thật là chậm và nghiền ngẫm nó nhiều lần sẽ tỏ ngộ được phương pháp cải tạo vận mệnh phải nên như thế nào:
http://phapamgiaithoat.com/ebook/Lam-Chu-Van-Menh-TT-Thich-Minh-Quang-Dich.pdf
Chúc bạn sớm ứng dụng được những lời dạy trong cuốn sách trên và thường nghĩ đến những lỗi lầm của mình mà tu sửa, vì trước phải chuyển đổi chính mình thì sau mới có thể cảm động được người khác. Được vậy thì dần dà gia đình bạn sẽ được hạnh phúc hơn vậy. Xin tặng bạn 2 câu thơ mộc mạc mà rất sâu sắc của HT. Tịnh Không:
Đừng làm các việc ác, mỗi năm được bình an
Siêng làm các việc lành, mỗi năm được như ý.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di ĐÀ Phật!
Con xin cảm ơn thầy rất nhiều về 2 câu thơ và lời chỉ bảo thật dễ hiểu và sâu sắc của thầy dành cho con, con sẽ cố gắng đọc và suy ngẫm nội dung cuốn sách mà thầy ban tặng cho con, con hy vọng gia đình con sớm được bình an, hạnh phúc.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Cho con hỏi vợ chồng cải lộn đòi chia tay thì có nên niệm phật không
Bạn nên đọc kỹ phần trả lời của Thầy Tịnh Thái ở tren. Hàng ngày nên Quán niệm :
” Con về nương tựa Phật, người đưa đường chỉ lối cho con trong cuộc đời.
Con về nương tựa Pháp, con đường của tình thương và sự hiểu biết.
Con về nương tựa Tăng, đoàn thể của những người nguyện sống cuộc đời tỉnh thức.
Nay con đã về nương tựa Phật, con đang có hướng đi sáng đẹp trong cuộc đời.
Nay con đã về nương tựa Pháp, con đang được học hỏi và tu tập các pháp môn chuyển hoá thân tâm.
Nay con đã về nương tựa Tăng, con đang được Tăng thân soi sáng, dìu dắt và nâng đỡ trên con đường tu tập.
Về nương Phật trong con, xin nguyện cho mọi người, thể nhận được giác tính, sớm mở lòng Bồ Đề.
Về nương Pháp trong con, xin nguyện cho mọi người, nắm vững các pháp môn, cùng lên đường chuyển hóa.
Về nương Tăng trong con, xin nguyện cho mọi người, xây dựng nên bốn chúng, nhiếp hóa được muôn loài.”
Quán niệm xong, nên Sám hối để hoá giải Nghiệp chướng, rồi Tụng chú Đại bi, rồi Niệm Phật
Hàng ngày chuyên cần Tu tập Tinh tấn như vậy bạn nhé. Chúc bạn luon được hạnh phúc, an lạc !!!
A Di Đà Phật
Bạn Tô Tiểu Văn thân mến,
*Vợ chồng cãi lộn, ẩu đả, đòi chia tay… đây đều là do cái nhân oán thù tiền kiếp mà nên. Cái nhân đó xuất phát từ cái Ngã của hai bạn còn to quá, to tới độ chẳng còn ai nhìn thấy chính mình nữa. Khi cả hai bạn đều thấy mình luôn đúng nhất, luôn vĩ đại nhất, luôn giỏi giang nhất, luôn thành đạt nhất… tất trong gia đình sẽ luôn có sự đổ vỡ, bởi thực thế hai khi hai cái “nhất” luôn song hành tất sẽ có sự cạnh tranh nhất và nhì. Nếu hai bạn muốn tiếp tục cuộc so tài nhất-nhì đó, bạn nên hoan hỉ chấp nhận cuộc sống hiện tại; ngược lại, nếu bạn biết đó là khổ nạn, thì ngay lúc này bạn phải chọn giải pháp luôn thua cuộc để đứng sau, đứng thấp hơn người bạn đời của mình. Đó chính là cách tự hạ thấp cãi ngã giả tạm của bạn xuống, chấp nhận, lắng nghe ý kiến người đối diện và biết tự nhìn nhận mình để sửa mình. Nếu hàng ngày bạn phát tâm làm được như vậy, TN nghĩ chỉ một thời gian ngắn, gia đình bạn sẽ có sự chuyển hoá.
*Đời người vốn rất ngắn ngủ, bạn chớ khởi nghĩ nếu không hợp với người bạn đời thì chia tay, rồi kiếm người khác. Nhưng đó là con đường luẩn quẩn không lối thoát của kiếp người, bởi tất cả chúng ta trong cõi này, gặp lại bất cứ ai dù thân hay sơ cũng đều do duyên nghiệp cả. Do vậy, khi nghiệp ập đến (thường cãi lộn, đòi chia tay…)mà không tìm cách hoá giải nghiệp, tất khi chia tay, kết bạn mới, nghiệp mới lại ập tới, rồi cũng lại chia tay… và như thế cuộc đời chỉ còn là chuỗi ngày tẻ ngắt.
Muốn không tẻ ngắt, trái lại là cuộc đời thật ý nghĩa, bạn phải phát tâm tu đạo Phật, bởi chỉ có đạo Phật mới có thể giúp bạn hiểu minh bạch về nhân-quả báo ứng, về nỗi khổ của kiếp làm người, từ đó lý giải và giúp bạn chuyển hoá tất cả những nghiệp lực từ vô thỉ kiếp tới nay, nhờ đó cuộc sống gia đạo sẽ được an lạc.
TN nhắc lại cùng bạn: Bạn chớ nên nhìn vào cái lỗi, chớ nên nói lỗi, đổ lỗi cho người bạn đời của mình; trái lại hãy nhìn vào cái lỗi của chính bạn để sửa mình. Thứ đến hãy học cách hạ thấp mình xuống; hãy tôn trọng và đối xử bình đẳng với người bạn đời của bạn; hãy biết lắng nghe những gì người bạn đời bạn nói, cho dù là khó nghe nhất. Làm được như vậy là bạn đang tu hạnh nhẫn nhục và hằng thuận chúng sanh. Tu không gì khác là tự nhìn lỗi mình, rồi sửa mình. Khi bạn tử sửa mình hoàn thiện mỉnh, bạn đã làm một biểu pháp tốt để người bạn đời nhìn thấy, học và nhìn nhận lại mình rồi cùng sửa đổi. Như vậy sự nhẫn nhục của bạn chính là bạn đang cứu bạn, cứu cả người thân của bạn.
*Việc niệm Phật khi có “chiến sự” là rất nên và thật cấp thiết, bởi khi tiếng niệm Phật vang lên, cho dù là trong tâm, ngay lập tức giúp cho bạn định tâm, nhờ đó tránh được những bất thiện nghiệp từ thân, khẩu, ý gây nên. Bạn hãy phát tâm niệm Phật mọi nơi, mọi chốn, niệm ngay cả lúc vui, lẫn khi buồn. Khi câu Phật hiệu ăn sâu vào tâm thức của bạn, bạn sẽ có có định lực, có trí tuệ và tự bạn sẽ biết mình phải chuyển hoá những nghiệp bất thiện như thế nào để mang lại lợi lạc cho cuộc sống gia đạo.
Chúc bạn dũng mãnh tu đạo.
TN
Xin các thầy cho con hỏi a ? Hiện nay gia đình con dang rất bối rối không biết phải như thế nào? Vợ con 26 tuổi gia đình con co 2 bé . Vơ con đã quy y tại gia theo cửa phật được 10 ngày , mọi thứ vợ con ăn chạy tịnh sạch sẽ , cả khi ngủ nữa . Vợ con lam như vậy là để gia đình con thoát khỏi mọi tai nạn nghiệp chướng đến với con va các con của con ! Mỗi khi lam lễ trong đầu vơ con luôn có Đức phát ngự trị bên trong . Điều con lo lắng nhất là Bố mẹ con nhất quyết phản đối , rồi mọi dị nghị bên ngoài xã hội khiên con rất là buồn chán , rồi cả chuyện vợ chồng con ko biết phai làm sao? Xin các sư thầy cho con lời khuyên hưu ích ạ ? Con xin cảm ơn nhiều ạ !
A Di Đà Phật, gửi bạn Tran Tuan, huệ sanh xin hỏi bạn có nghiên cứu về đạo Phật chưa? Bạn có hiểu về pháp môn Tịnh độ? Trước hết những việc vợ bạn làm trong lúc này khoan hãy bình luận đúng hay sai, những việc vợ bạn làm hiện nay bạn hiểu được cô ấy bao nhiêu? Huệ sanh xin chia sẻ cách nhìn của mình “việc cô ấy ăn chay là rất tốt dừng việc sát sinh kết oán thêm oan gia, vợ chồng bạn đã có 02 con việc ngủ chay cũng không phải là xấu Đức Phật cũng khuyên vợ chồng nên có 02 con”. Nếu làm việc thiện hôm nay làm mà ngày mai hưởng phước ai cũng làm, làm việc ác hôm nay mà ngày mai bị quả báo thì không ai dám làm, những việc vợ bạn làm hôm nay là để dự phòng nghiệp báo về sau, còn về việc làm đó ảnh hưởng tốt hay xấu đến gia đình bạn tất cả là do bạn hướng tới con đường phía trước như thế nào thì sẽ được hưởng như thế đó.
Huệ sanh xin chia sẻ bạn nên tìm hiểu về đạo Phật, về pháp môn Tịnh độ để hiểu rõ những việc làm của vợ bạn bây giờ khi đã hiểu rõ rồi bạn sẽ biết mình nên làm như thế nào? Huệ sanh chỉ có thể nói những việc làm hiện giờ của vợ bạn là những việc thiện lành, để những việc làm đó đi theo con đường đúng không ai khác chỉ có bạn mới giúp được vợ bạn và hạnh phúc gia đình bạn. Đối với đời cô ấy đã tìm được bến đỗ, đối với đạo cô ấy tìm một nơi nương tựa trở về với chính mình và quan trọng hơn hết trên con đường đạo ấy cô ấy cần người bạn đồng hành, người bạn đồng hành đó không ai tốt bằng chính bạn. Trước mắt đối với cha mẹ bạn và vợ bạn, bạn phải giống như cán cân vậy đừng nghiêng về bên nào mà chỉ có lựa lời khuyên cha mẹ và vợ bạn, đối với cha mẹ thì nên tìm cách nói cha mẹ để con tìm cách khuyên vợ con đừng nhận xét xấu, đẹp gì về vợ bạn trước mặt ba mẹ, đối với vợ bạn nên mở lòng hơn tâm sự với cô ấy đang tu gì theo hướng nào nói với cô ấy bạn cũng muốn tìm hiểu mong cô ấy chia sẻ những hiểu biết về đạo mà cô ấy đang tu cho bạn hiểu và cũng khuyên cô ấy chiều lòng cha mẹ đừng để cha mẹ buồn lòng, tu đạo thì cha mẹ ở nhà chính là Bồ tát nếu không cung kính thì cần gì phải tu ở đâu nữa, điều quan trọng thứ 2 là bạn phải tự mình hiểu về đạo Phật và pháp môn Tịnh độ, khi đã hiểu rõ và chọn hướng đi rồi bạn có thể chia sẻ trên này để các đạo hữu, Cô, Chú trên này hướng dẫn bạn thêm. Tất cả con đường là do bạn chọn, gia đình hạnh phúc hay khổ đau là ở bạn, tuy nhiên cũng phải xem thiện căn, phước đức nhân duyên của bạn như thế nào nữa. Nguyện cho bạn tìm được hướng đi đúng đắn đẹp đời đẹp đạo. Nam mô A Di Đà Phật
Dạ con xin cảm ơn Thầy Huệ Sanh ạ ! Từ nay con sẽ tim hiểu về đao phật và pháp môn Tịnh Độ ạ !
A Di Đà Phật mình chỉ là cư sĩ tại gia chẳng phải thầy, nguyện cho bạn tinh tấn trên con đường Phật đạo. Nam mô A Di Đà Phật