Đại sư Ấn Quang dạy rằng: Phương pháp hay nhất của việc dụng công niệm Phật là điều nhiếp sáu căn, tịnh niệm nối nhau. Điều nhiếp cả sáu căn, là ngay lúc niệm Phật tâm chuyên chú vào Phật, là nhiếp ý căn, miệng phải niệm cho rõ ràng mạch lạc tức là nhiếp thiệt căn, tai phải nghe đựơc rõ ràng mạch lạc tức là nhiếp nhĩ căn. Ba căn này nhiếp vào danh hiệu Phật thì mắt quyết không thấy cảnh loạn khác là nhiếp nhãn căn, mũi cũng không ngửi những mùi loạn khác là nhiếp tỵ căn, thân phải cung kính là nhiếp thân căn. Sáu căn đã được nhiếp phục mà không tán loạn thì tâm không có vọng niệm. Chỉ có Phật là niệm mới là thanh tịnh niệm. Nếu thường luôn nhiếp cả sáu căn mà niệm, thì gọi là tịnh niệm nối nhau, nếu thường tịnh niệm nối nhau thì nhất tâm bất loạn, niệm Phật Tam-muội sẽ dần dần được.
Niệm Phật phải thường tưởng sắp chết sắp đọa địa ngục thì không khẩn thiết cũng tự khẩn thiết, không tương ưng cũng tự tương ưng. Dùng tâm sợ khổ để niệm Phật tức là cách hay nhất để thoát khổ, cũng là cách hay nhất trong tùy duyên tiêu nghiệp.
Lúc niệm Phật ắt phải chí thành, hoặc có khi trong tâm khởi lên niệm đau buồn, đây là tướng thiện căn phát hiện, nhưng dè dặt chớ để việc ấy thường xảy ra, nếu không thì sẽ đắm trước vào ma cảnh sầu bi, hễ có việc vừa ý thì không nên quá vui mừng nếu không thì sẽ đắm trước vào ma cảnh hoan hỷ.
Lớn tiếng niệm Phật không được quá gắng sức, để phòng bị bệnh.
Khi chưa được nhất tâm thì không được nhen nhóm ý muốn thấy Phật, nếu được nhất tâm thì Tâm và Phật hợp nhau, tâm hợp với đạo thì muốn thấy liền thấy ngay, không thấy cũng hoàn toàn không trở ngại. Nếu gấp muốn thấy Phật, tâm niệm lăng xăng, ý niệm muốn thấy kết chặt trong tâm bèn trở thành bệnh lớn của tu hành, lâu ngày sinh nhiều oan gia, theo đó thao túng vọng tình tưởng hiện làm thân Phật, thỏa mãn trả báo oán xưa, tự tâm đã không có chánh kiến, toàn thể là phần khí của ma, một khi thấy thì sinh tâm vui mừng, từ đó ma nhập vào tâm phủ, dựa ma phát cuồng, dù có hoạt Phật, cũng chẳng biết làm sao. Chỉ nên nhất tâm, đâu cần phải mong thấy Phật, có phải không!
Bệnh và ma đều do nghiệp đời trước mà ra, chỉ thường chí thành tha thiết niệm Phật thì bệnh tự thuyên giảm và ma tự xa lìa. Lại niệm Phật xong hồi hướng, vì tất cả oan gia đời trước mà hồi hướng, khiến cho họ thấm nhuần lợi ích việc niệm Phật mà được sinh về cõi lành.
Một câu Nam-mô A-di-đà Phật miên miên mật mật thường thời nhớ niệm, hễ có các ý niệm tình cờ khởi lên như phẫn nộ, dâm dục, hiếu thắng, uất khí,… thì liền nghĩ rằng mình là người niệm Phật, đâu thể khởi lên những tâm niệm này ư! Niệm ấy khởi nên liền dứt, lâu ngày thì tất cả niệm làm lao tổn tâm, thần đều không do đâu mà khởi lên.
Mỗi ngày công phu hồi hướng đều cho chúng sinh trong pháp giới. Nếu thời khóa công phu này vì chúng sinh nầy, thời khóa công phu kia vì chúng sinh kia thì cũng được. Nhưng phải có nguyện hồi hướng chung khắp mới hợp với ba thứ hồi hướng. Ba thứ hồi hướng ấy là: 1. Hồi hướng chân như thật tế. 2. Hồi hướng quả Phật Bồ-đề, niệm niệm viên mãn. 3. Hồi hướng cho chúng sinh trong pháp giới đồng sinh Tịnh độ.
Pháp quán tưởng tuy là tốt nhưng ắt phải biết rõ được tượng Phật vốn thấy là thuộc duy tâm hiện ra, nếu cho rằng cảnh ngoài tâm, thì có khi dẫn đến dựa ma phát cuồng, không thể không biết. Nếu cho là ngoại cảnh, rõ ràng thật có thì trở thành cảnh ma, nhắm mắt mở mắt chỉ chọn thích nghi mà nên làm.
Pháp môn niệm Phật lấy ba pháp Tín, Nguyện, Hành làm Tông, lấy tâm Bồ-đề làm căn bản. Lấy tâm nầy làm Phật, tâm nầy là Phật làm nghĩa thật sự của nhân bao gồm biển quả, quả thấu suốt nguồn nhân. Lấy việc nhiếp cả sáu căn, tịnh niệm nối nhau làm công phu thực hành thiết yếu nhất. Lại có thể lấy Bốn thệ nguyện rộng lớn thường không rời tâm thì tâm và Phật hợp nhất, tâm và đạo hợp nhất, thân hiện tại liền dự vào dòng Thánh, lúc lâm chung thẳng bước lên Thượng phẩm, ngõ hầu không phụ đời nầy!
Trích Liên Trì Pháp Vũ Tập từ sách “Tịnh độ tùng thư” của cư sĩ Mao Dịch Viên biên soạn
Tịnh nghiệp học giả Trần Canh Thạch biên tập Hán văn
Cư sĩ Minh Ngọc phụng dịch Việt văn
A DI ĐÀ PHẬT
Con xin kính bạch Thầy, dạ con có thắc mắc là khi con ngồi niệm Phật, niệm trong tâm, không gian yên tĩnh, các tư thế ngồi xếp bằng, thẳng lưng, nhưng con không hiểu sao lúc ấy con thấy mình như không muốn thở nữa, hoặc hơi thở chậm và thở ra hít vào cũng ít nữa, nhưng con niệm to lại bình thường, dạ cho con được hỏi là do cách ngồi của con hay là vấn đề sức khỏe của con ạ.
Dạ, con mong nhận được phản hồi, kímh chúc Thầy sức khỏe.
A Di Đà Phật
Gửi Hồng Đỗ,
Tu theo pháp của Phật điều tối kỵ là trọng hình thức. Việc ngồi theo tư thế nào (bán già, kiết già, quỳ gối…) mới chỉ là hình thức thôi, còn quan trọng là khi ngồi xuống mình sẽ làm gì? Theo như bạn nói, Thiện Nhân nghĩ tạm thời bạn chỉ thích hợp với pháp Niệm Lớn Tiếng. Nghĩa là khi niệm lớn tiếng bạn thường phải lấy hơi, nhả hơi đều đặn, vì thế khí huyết trong cơ thể được lưu thông, do vậy bạn không cảm thấy tức, nghẹt thở hay chóng mặt… Ngược lại, khi bạn niệm thầm (còn gọi là niệm Kim Cang), nghĩa là dùng Ý để niệm – Phương pháp này hơi khó, đặc biệt nếu chúng ta mới thực hành pháp niệm Phật thì rất dễ xảy ra trường hợp như của bạn: Quá lo tập trung Ý vào câu niệm Phật, vì thế mà quên mất: mình cần phải điều khí. Nguy hiểm hơn nữa là nếu Ý tán loạn sẽ dẫn đến Thân cũng bị bại nhược theo (Ý làm chủ của Thân là vậy). Do vậy, theo Thiện Nhân nghĩ, bạn nên chọn cho mình một phương pháp thực hành hợp với khả năng của mình. Đừng chọn cho mình phương pháp cao siêu quá, nếu nó không hợp với căn cơ, khả năng của mình, mà mình ráng sức, lâu ngày sẽ sanh bệnh. Niệm Phật quan trọng là niệm từ Tâm niệm ra, nghĩa là trong tâm phải có Phật. Do vậy khi miệng niệm tâm phải hành: miệng niệm: A Di Đà Phật – tai nghe: A Di Đà Phật – chuyển cái nghe: A Di Đà Phật về tâm: Tâm luôn nhớ 4 chữ A Di Đà Phật và từ Tâm chuyển lên miệng… Khi câu niệm Phật được liên hoàn như vậy, tất các vọng tưởng sẽ dần dần được chế ngự và chuyển hoá. Khi niệm Phật mà cảm thấy mình như nghẹn thở, thân căng cứng, mồ hôi vã ra đầm đìa… lúc ấy là mình đang chấp vào câu niệm Phật, nên Thân-Khẩu-Ý sanh tán loạn.
Kinh nghiệm là: Tuỳ duyên – thong thả – buông xả để niệm Phật.
Chúc bạn tìm ra cách niệm Phật viên mãn.
Thiện Nhân
niệm sao củng được miển thấy thoải mái thì thôi
a di đà phật, các quý thầy có thể giúp cpn tu đúng hướng không ạ. Vì giờ con như kẻ đi lạc trong bóng tối thấy tia sáng nhưng càng chạy tới càng thấy xa
A Di Đà Phật
Bạn hãy dùng câu A Di Đà Phật đễ thấp sáng con đường tương lai.
A Di Đà Phật
Nam mô a di đà phật, xin cho con hỏi một điều. Niệm phật phải trì danh hiệu liên tục, phải chú tâm tịnh niệm không khởi vọng tưởng suy nghĩ khác. Nhưng khi làm việc chân tay : quét sân, nấu cơm,…. Thì được. Khi làm việc trí óc như đọc kinh sách, tính toán, học tập, nghe giảng pháp thì tâm lại trú vô những thứ đó thì lại quên câu phật hiệu rồi. Trong lúc đang tịnh niệm có ai hỏi han gì nếu mở miệng trả lời thì câu phật hiệu lại quên mất. Hoặc lúc tỉnh thì nhớ niệm, lúc ngủ lại quên. Có cách nào giúp cho con có thể hành trì niệm phật cả lúc đang nói chuyện và cả lúc ngủ hay làm việc cần suy nghĩ. Con xin cám ơn.
A Di Đà Phật
“Tịnh niệm tương tục” thực chẳng phải là luôn miệng niệm A Di Đà Phật, A Di Đà Phật… Nếu miệng niệm Phật suốt không rời mà tâm lại không niệm, nghĩa là miệng niệm Phật, tâm nghĩ việc nầy việc kia… thì chẳng thể gọi là câu A Di Đà Phật tương tục được. Vậy nên phương pháp niệm Phật của Hòa Thượng Tịnh Không là ngoài miệng Ngài không hề thấy khẩu hình câu A Di Đà Phật, nhưng hết thảy hình tướng bên ngoài đều là A Di Đà Phật, ngài nhìn cái bàn- cái bàn là A Di Đà Phật, nhìn người này- người này là A Di Đà Phật, nhìn người kia cũng là A Di Đà Phật. Lúc đang làm việc thì không khởi nghĩ, chỉ chú tâm vào việc mình làm, nếu khởi nghĩ tưởng thì lập tức niệm A Di Đà Phật. Đó chính là cách mà hành giả chúng ta- hạng hạ cơ niệm Phật tương tục là vậy và nếu thực hành cách này giữ gìn được trong 2 tháng theo Hòa Thượng Tịnh Không người này sẽ đạt công phu thành phiến.
Thực ra niệm Phật trong lúc ngủ cũng không hề khó. Cái khó là hầu hết chúng ta niệm Phật đều chưa đạt đến mức công phu nào, chứ nếu đã đạt được ắc hẳn trong khi ngủ cũng sẽ không quên câu Phật hiệu. Bản thân MD niệm Phật rất dỡ, gia duyên chi phối, nghiệp lực sâu dày nên ít nhiều không thể nhiếp tâm niệm Phật, song hễ ngày nào mà niệm Phật có sự nhiếp tâm (không luận là niệm Phật nhiều hay ít) thì trong lúc đương ngủ bỗng nghe tiếng mình đương niệm Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật