Thầy tôi kể lại lúc xây chùa Thừa Thiên, ai cũng góp sức [vào công tác này]. Một hôm, sau khi làm việc suốt ngày đến nửa đêm ai cũng mệt đừ, lão hòa thượng lấy một hộp đinh đã phân loại xong, rồi đem đinh trong đó [đổ ra và] trộn lẫn vào nhau, sau đó kêu mọi người đem đinh này phân loại lớn nhỏ trở lại. Thầy tôi kể lại lúc đó thầy khởi lên một tâm niệm:
‘Úi chà! Lão hòa thượng ơi, tại sao ngài lại chọn ngay đúng lúc tụi con đang mệt đừ như vầy mà kêu chúng con đi phân loại đinh?’
Lão hòa thượng nghiêm nét mặt lại và nói: “Không lẽ lúc lâm chung còn để cho các cô lựa chọn thời giờ hay sao?”.
Thầy tôi hiểu được ý của lão hòa thượng, lập tức quỳ xuống và đáp: “Ðệ tử đi làm ngay bây giờ”.
Sau đó thầy ráng chấn tỉnh tinh thần, tự khích lệ mình rồi chọn đinh một phân, hai phân, và phân loại lớn nhỏ ra. Làm đến quá khuya mới xong, rồi đi trình với lão hòa thượng: “Ðệ tử đã phân loại xong”.
Lão hòa thượng nói: “Muốn chọn là việc của cô; không muốn chọn cũng là việc của cô!”.
Khổ, đau, mệt, già… đều phải chánh niệm phân minh (rõ ràng). Lâm chung tức là ngày [mà mình] già nhất, mệt nhất. Lúc lâm chung chúng ta không có biện pháp gì để lựa chọn thời điểm nào cho thoải mái, khoẻ khoắn một chút, không kể 30 tuổi hoặc 80 tuổi mới chết, lúc đó đều là ngày [mà mình] già nhất và mệt nhất. Vì vậy nên lúc bình thường phải nỗ lực luyện tập, không kể đau khổ mệt nhọc như thế nào, đều phải ‘chánh niệm phân minh’ (rõ ràng).
…Lúc chúng ta rất mệt, nếu có người kêu mình đi làm một chuyện gì đó, có thể chúng ta sẽ cảm thấy họ rất vô lý, không lịch sự. Thí dụ lúc chúng ta đang ngủ ngon giấc bị người khác kêu thức dậy đi làm, chúng ta sẽ rất bực bội và sẽ trợn mắt ‘kên’ người đó. Nhưng lão hòa thượng thường huấn luyện đệ tử bằng cách này! Ðương nhiên sẽ có người không vui, không nể lão hòa thượng, cứ tiếp tục ngủ. Nhưng cũng có người hiểu được tu hành là phải rèn luyện mình, thời thời khắc khắc tỉnh giác, họ sẽ không kể chuyện này có lý hay không có lý, đều khởi lên chánh niệm và làm theo việc mình nên làm, nộp bài của mình phải nộp. Lão hòa thượng dạy tu hành không phải ở nơi thảo luận chuyện có lý hay không có lý mà là lúc gặp cảnh giới bạn có thể nhẫn chịu hay không!
Ði Tây phương là việc của mình. Lúc kiệt sức chịu hết nổi cũng phải cười lên rồi phấn chấn tinh thần trở lại, cũng như trong đêm khuya phân loại đinh vậy. Biến đau khổ thành quang minh, thành hoa sen.
Chúng ta phải chú ý lời của lão hòa thượng: ‘muốn chọn là chuyện của bạn, không chọn cũng là chuyện của bạn’. Thiệt đó: ‘Muốn đi Tây phương là chuyện của bạn, không đi Tây phương cũng là chuyện của bạn!’.
Phải thường đề cao tinh thần, chánh niệm phân minh là chuyện của bạn, nếu bạn muốn hồ đồ, muốn vọng tưởng phiền não cũng là việc của bạn!
Lúc tôi bị bịnh rất đau đớn, thầy tôi đến bên giường kể lại lời khai thị của lão hòa thượng và quá trình tu hành của thầy, nghe xong tôi rất cảm động nên chấn tỉnh trở lại, ngồi dậy niệm Phật, bởi vì muốn niệm là việc của tôi, không niệm cũng là việc của tôi. Muốn niệm Phật vãng sanh Tây phương là sự giải thoát vui sướng của tôi, không niệm Phật và đau khổ luân hồi cũng là việc của tôi, cũng là tự mình chịu khổ.
Chúng ta đều là phàm phu, sức nhẫn nại còn chưa thành tựu, tuy biết các sự giày vò thân tâm là nghiệp báo mình phải chịu, cũng có lúc không thể mỉm cười an vui, chịu đựng hết nổi, nhưng chỉ cần khởi lên tín nguyện, cũng giống như nửa đêm phấn chấn tinh thần phân loại đinh vậy, khởi lên tín tâm niệm Phật nhất định có thể trở về Tây phương Cực Lạc thế giới. Con đường này là con đường phải không ngừng khởi tín tâm, nguyện lực, là con đường biến đau khổ thành quang minh và hoa sen.
Trich Đề Thi Tu Hành Của Lão Hòa Thượng Quảng Khâm
Pháp Sư Ðạo Chứng thuyết giảng
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT!!
mình có xem qua quyển sách này rồi theo mình nghỉ hình như quyển sách mang thông điệp theo lối tu có phần mang tính chất dủng mảnh của bậc trung thượng trở lên còn hàng sơ căn của đa phần chúng ta khi đọc quyển sách này đều không kham nổi và có phần kinh sợ và thối tâm bồ đề ở đây chỉ là thắc mắc của riêng mình thôi chứ không có ý gì, có gì sai sót mong tác giả hoan hỉ bỏ qua.
Có một câu chuyện như thế này:
Chập tối khoảng 9g30, cũng là lúc quý đạo hữu vừa đi xe đường xa về đến nhà và chuẩn bị thay đồ đi ngủ, bỗng có 1 cuộc điện thoại gọi tới, nhờ quý đạo hữu đi hộ niệm cho một người vừa mới chết.
Tuy nhiên đây là lần đầu tiên quý đạo hữu phát tâm đi hộ niệm.
Thế rồi chúng ta lên đường, chạy khoảng một giờ gần đến nơi thì cuộc điện thoai thứ hai gọi tới, bảo là gia đình nạn nhân đã có vấn đề với ban hộ niệm, làm cho cuộc hộ niệm không như ý muốn, ý gia đình là để tự họ lo liệu và vị trưởng ban bảo với mình là nên hoan hỉ chấp nhận quay xe về vì người chết không có duyên được hộ niệm, hẹn một ca tiếp theo.
Không biết câu chuyện KG kể có liên quan đến bài pháp trên hay không? Nhẫn nhục và tỉnh giác luôn là thử thách đối với hành giả niệm Phật.
Xin cám ơn bài pháp hữu ích.
A Di Đà Phật.
Lúc còn khỏe mạnh ai cũng có thể giữ tinh thần bình tĩnh để niệm Phật. Nhưng khi bị bệnh tật đau đớn trong thân khó chịu lên thì lúc đó mới biết cái cảm giác mất chánh niệm trong cơn đau như thế nào. Không có thử thách nào luyện tập cho hành giả niệm Phật để chuẩn bị cho cái cảm giác đau đớn trước khi chết bằng bệnh tật thực sự xẩy ra.
Mới thứ 4 tuần vừa rồi Huệ Tịnh bị đau bao tử muốn chết nhưng vẫn phải cố gắng lái xe về nhà hơn 1/2h đồng hồ. Cứ mỗi 30 giây là cơn đau nhói lên tới 5 giây 2 lần liên tiếp như vậy. Mệt đến nổi nghĩ chắc chịu không nổi có thể xỉu nữa đường rồi. May phước vừa đau đớn vừa cố gắng niệm Phật mới an toàn về nhà. Sau đó quỳ trước bàn thờ niệm Phật trong vòng 10 phút cơn đau mới diệu xuống. Xong đi lên giường nằm nghĩ một chút nhưng cơn đau nhói lên lại chịu không thấu thôi phải tự ráng lái xe tới bệnh viện xem ra sao. Khổ cái là phải đợi thủ tục giấy tờ hơn 2h sau mới được chít thuốc (morphine) dứt đau mới thôi. Hiện tại bác sĩ cho thuốc phải uống 1 viên mỗi ngày mới ok.
Huống chi lâm chung tứ đại tan rã thần thức xuất ra cái thân còn đau hơn gắp 100 lần nghĩ lại thiệt khủng khiếp. Nếu Phật A Di Đà không có lòng Đại Từ Đại Bi phát nguyện lai nghinh người niệm Phật lúc chết thì chúng ta làm sao chịu nổi?
A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật
Đạo hữu Huệ Tịnh kính mến,
Có 5 điều TĐ muốn chia sẻ cùng Đạo hữu:
1. Áp lực sống của Đạo hữu hiện còn quá lớn? Nếu đúng thì phải tức thì thay đổi.
2. Áp lực tu hành vẫn còn quá lớn? Còn nghĩ mình là người đang tu? Còn nghĩ mình là người đang trì giới? Còn nghĩ mình đang làm những việc phước thiện? Nếu đúng thì phải xả bằng hết.
3. Bệnh khởi trên thân là tín hiệu tốt và xấu, nói khác đi đó vừa là hoạ vừa là phước để kịp thời chuyển hoá và thức ngộ.
4. Tâm bạn còn chưa thực buông xả, còn nắm chấp nhiều quá? Áp lực này sẽ dồn nén lên thành dạ dày?
5. Bạn hãy phát đại nguyện: Nguyện tất cả chúng sanh tận hư không biến pháp giới (đại nguyện) hoặc vì tất cả chúng sanh trong cõi Ta bà (tiểu đại nguyện) đang chịu chung bệnh khổ như bạn mà tu hành và xin nguyện hồi hướng cho tất cả những chúng sanh đang chịu khổ bệnh như bạn được khỏi bệnh rồi khởi niềm tin, quy kính Tam Bảo, làm lành, lánh dữ và cùng phát tín-nguyện-hành niệm Phật, đồng được sanh về Tịnh Độ.
Lưu ý: Khi phát đại nguyện bạn phải chuẩn bị tinh thần: Sẽ có sự thử thách rất lớn từ chư Phật, chư Bồ tát và chư Long thần hộ pháp… Do vậy Đại nguyện hay Tiểu đại nguyện bạn phải tuỳ theo sức chịu đựng và tâm nguyện mà phát nguyện, chớ nên cưỡng cầu.
Thực hành:
1. Hàng ngày, khi ngồi niệm Phật, vạn duyên buông xả, hít ba hơi thật sâu vào đan điền. Khi hít khí quán tưởng đang thu toàn thể những nỗi đau đang hành hạ chúng sanh trong pháp giới vào bụng mình, giữ khí đó khoảng chừng 3-5 giây (thời gian 3-5 giây là dùng Tâm Từ để chuyển hoá sự đau đớn đó thành sự an lạc), rồi thở phào ra bằng miệng thật chậm rãi và quán tưởng luồng khí đang thở ra là những Từ khí giúp cho cơn đau của chúng sanh trong pháp giới được thoát khỏi sự đau đớn.
2. Vạn duyên buông. Tiến hành niệm Phật. Quán tưởng vào nơi dạ dày đang đau, khởi niệm hồng danh A Di Đà Phật từ chính nơi đó. Quan trọng: Ý tập trung nơi đau và quán tưởng những chữ A Di Đà Phật đều khởi lên từ chỗ đau và bay ra khắp hư không pháp giới. Tâm không khởi cầu, không vọng niệm. Nhất tâm niệm đến khi hồng danh A Di Đà Phật dần phát sáng cho đến toả sáng từ nơi đau… lúc đó nghiệp đã được chuyển hoá.
Thời gian nhanh là vài 3 giờ, lâu từ vài ba ngày, một tuần, vài ba tuần. Thời gian vốn phụ thuộc vào sự nhất niệm và nghiệp quả nặng hay nhẹ của chính đạo hữu.
TĐ nguyện cầu hồng an Tam Bảo và đức Phật A Di Đà gia hộ để bạn có thể độ tận chúng sanh khổ.
A Di Đà Phật
TĐ
A Di Đà Phật.
Huệ Tịnh xin cám ơn những lời chỉ dạy quý báu của đạo hữu Trung Đạo.
Thật ra do tuần vừa rồi HT cảm bệnh uống Advil hơi nhiều trong thuốc chứa chất NSAID hơi nặng cho nên bị làm loạn cái bao tử đau nhói (Acid Reflux) lên thôi chứ không có gì dính tới vấn đề tâm nguyện hay áp lực tu hành của HT. Bây giờ cái bụng thì OK lại rồi không gì cả.
Còn về bệnh tật trên thân đối với Huệ Tịnh không nghĩ là phước họa. Bệnh đau lên thì chỉ biết cảm giác đang bị đau trên thân cố gắng định tâm lại niệm Phật chứ không suy nghĩ vớ vẫn sợ sệt gì cả. Sanh lão bệnh tử là chuyện thường tình. Khi bệnh xẩy ra là để nhắc nhỡ chúng ta nhấn nút tinh tấn tu hành lên. Tâm nguyện của HT khi tử thần đến chấp nhận mà niệm Phật vãng sanh theo Phật A Di Đà đơn giản vậy thôi.
Từ khi phát tâm Bồ Đề là từ khi đó Huệ Tịnh đã bị vô số mọi thử thách trong cuộc sống từ cha mẹ, gia đình vợ con, anh em, v.v.. hàng ngày thực tế như vậy lúc nào cũng làm rung chuyển tâm Bồ Đề của HT. Người tại gia tu hành nào lại không phải đi qua con đường thử thách đó? Chỉ khác ở chỗ tuỳ hoàn cảnh gia đình duyên nợ còn nặng hay nhẹ mà chúng ta tuỳ duyên từ từ buông xả vạn duyên. Lái xe hơi muốn STOP cũng phải đạp BRAKE từ từ chứ mới STOP êm dịu chứ.
Ngày nào Huệ Tịnh cũng lễ bái cầu nguyện mười phương Tam Bảo gia hộ cho tâm Bồ Đề của HT và tất cả được kiên cố tinh tấn tu hành. Nếu mất đi tâm Bồ Đề thì căn lành không thể phát triễn đó là điều quan trọng nhất mà Huệ Tịnh ngày nào cũng nghĩ đến để tu hành.
Nam Mô A Di Đà Phật.