Tu mà sai đường thì vừa tốn công sức, vừa làm giảm mất niềm vui, không những khó có lợi ích mà sau cùng đành thất bại. Ấy là do mình sơ ý chứ không đổ thừa cho Phật pháp không linh được.
Niệm Phật chính là TÂM NIỆM CHỨ KHÔNG PHẢI MIỆNG NIỆM. Niệm Phật là trong tâm lúc nào cũng tưởng-nghĩ-nhớ tới Phật, tất cả đều nhứt tâm hướng về Phật mới gọi là niệm Phật. Còn miệng là dùng để nói, kêu, gọi… Phật, chuyên môn hơn một chút gọi là miệng XƯNG PHẬT. Cho nên mới có danh từ là Xưng Niệm. Xưng thuộc về miệng, niệm thuộc về tâm, lâu ngày mình cứ gọi chung là niệm Phật cho đơn giản, chứ thực ra miệng xưng là để nhắc cho cái tâm niệm Phật. Vì cái tâm cứ chạy rông cho nên cái miệng phải xưng A-di-đà Phật cho lớn để kéo cái tâm về, để chuyển hóa hoàn cảnh, chuyển phiền não thành ra A-di-đà Phật để đưa về tâm. Hễ cái tâm càng xao lãng thì niệm càng lớn để đánh thức, đó là cái phương tiện để đánh thức cái tâm. Khi đã thức tỉnh rồi thì tất cả những thứ gì làm tâm mình bị chi phối phải liệng đi, quên đi, bỏ đi để cho tâm mình thanh tịnh niệm Phật. Chứ còn bây giờ đi đâu cũng lo với lắng, giờ giờ phút phút đều nghĩ tới hết chuyện này đến chuyện khác, thì dù cho miệng có kêu “A-di-đà Phật” đến khan cổ bể hầu cũng chỉ là vô ích mà thôi!
Trích Khuyên Người Niệm Phật
Cư sĩ Diệu Âm
Thưa các cô chú! Cháu buoi tối công phu niệm phật nhưng nịêm trong tâm thì dc niệm ra tiếng thì tâm loạn cả lên k nhiếp dc, như vậy có rất nhiều chúng sinh muốn nghe niệm phật để duyên theo như oan gia trái chủ cửu huyền thất tổ, nhưng con niệm ra tiếng la thấy k thật tâm gượng gạo lăm. Xin cô chú cho con lời khuyên ạ, con sợ lâm chung k niệm đc ta tiếng tâm lại bị vọng nghiệp làm mê mờ thì nguy? Mong đc sớm có giải đáp, a di đà phật
Các vị quỷ thần đều có chút thần thông nên họ có thể đọc được suy nghĩ của bạn nên không nhất định là cần niệm ra tiếng.