1. Thân trung ấm
Sau khi tắt thở, thần thức (còn gọi là linh hồn) người chết, nếu chưa được giải thoát, phần nhiều trải qua giai đoạn tối tắm mờ mịt, đến ba ngày sau sau mới biết mình đã chết. Khi đó, người chết bắt đầu đi vào thân trung ấm, thấy được những kẻ thân thuộc của mình, nên đắn đo tự hỏi không biết ta đã chết chưa. Vì thế, hơn lúc nào hết, con cháu người thân nên luân phiên niệm Phật, để nhờ oai lực Phật dắt dìu người thân đã chết về cõi Tịnh độ.
Khi con người bỏ thân xác này, chuyển qua một thế giới mới, chính họ đang ngơ ngác không biết đi đường nào cho phải, thế nên phải nhờ vào phương pháp niệm Phật để cứu độ cho họ. Việc gia đình mời được những bậc thiện tri thức khai thị cho họ biết đường vãng sanh về cõi Phật là điều vô cùng trọng yếu. Lúc này người vừa chết chưa được giải thoát, nên quanh quẩn trong gia đình và người thân. Họ cũng kể lể khóc than, nhưng những người thân trong gia đình hoàn toàn không hiểu được. Rồi người chết buồn rầu giận dữ, khóc lóc, thấy người thân con cháu gọi đến tên mình rồi than khóc, thấy hình ảnh mình cùng các phẩm vật bày trên bàn thờ, họ tự nhủ “Ta đã chết rồi sao?”. Lúc ấy họ hết sức đau khổ, muốn đến nói với gia đình rằng “Tôi còn sống đây!”, nhưng không ai thấy nghe cả. Việc này khiến người chết giận dữ, bỏ đi, không nghĩ đến cảnh giới lành dữ thế nào. Đây là tình trạng những hương linh đang sống trong cảnh khổ bơ vơ không nơi nương tựa, sắp đi vào các đường ác. Lúc này thân trung ấm, hay linh hồn có yêu mến người thân gia đình bao nhiêu đi nữa, nhưng vì âm dương cách trở cũng không thể đến với nhau được. Vì thế, để tránh đi vào đường ác, thân trung ấm nên yên lòng niệm Phật A-di-đà hay bồ tát Quan Thế Âm, cầu xin các Ngài cứu độ. Đây cũng là lúc gia đình phải hết lòng niệm Phật để cứu độ người thân đang ở thân trung ấm bơ vơ.
Lúc đó có trận cuồng phong dữ dội thổi đến, nào đá lỡ sấm dậy, có những hạng người mặt mày hung dữ làm cho thân trung ấm khiếp sợ, thân này bèn chạy khắp nơi tìm nơi ẩn nấp như cầu cống, miếu, các lăng tháp… Khi đó thân trung ấm cực kỳ buồn khổ, sợ hãi, không có nơi nương tựa, rất muốn làm lại thân người nhưng không được, vì thi thể của mình trước kia bị gia đình người thân bỏ vào hòm, hay chôn xuống đất, hoặc đã hỏa táng rồi, không có thân xác nào nhập vào được. Đang lúc khiếp sợ đó, thân trung ấm thấy có những luồng ánh sáng yếu ớt của lục phàm hiện ra: ánh sáng cõi Người, Trời, A tu la, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Các luồng ánh sáng đó chiếu đến, người chết cảm với luồng ánh sáng nào thì luồng ánh sáng đó sẽ sáng lên. Ánh sáng cõi Trời màu hơi trắng. Ánh sáng cõi Người màu hơi vàng. Ánh sáng cõi A tu la màu hơi lục. Ánh sáng địa ngục màu khói đen. Ánh sáng ngạ quỷ màu đỏ. Ánh sáng súc sanh màu hơi xanh. Ánh sáng hào quang của các cõi Phật thì sáng rực rỡ. Nhưng vì nghiệp lực nặng nề, người chết khi thấy các hào quang sáng chói của cõi Phật thì sợ hãi, chỉ ưa thích các ánh sáng yếu ớt dễ chịu trong lục đạo là địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, Trời, Người, A-tu-la chiếu đến, nên tham đắm liền đầu thai vào lục đạo chịu khổ mãi trong vòng luân hồi. Vì thế, nếu đã biết được, ta cần phải tránh xa lục đạo ra. Khi thấy hào quang sáng chói mãnh liệt thì biết đó là hào quang của chư Phật, không nên sợ hãi, không khiếp nhược, lập tức niệm Phật A-di-đà, bồ tát Quán Thế Âm, đem toàn thân nương vào đó, tức khắc sẽ được sanh về cõi Phật an vui, xa lìa khổ não trong sáu đường khổ.
Có khi người chết vì nghiệp duyên quá nặng nên lang thang trong cõi âm, thấy nhiều cảnh tượng rất ghê sợ như: tối tăm, bão táp, sấm sét, sương mù v.v… thì khiếp sợ quá đỗi, phải tìm phương trốn tránh, bỏ cả thân mạng mà tuôn chạy. Khi ấy họ lại thấy ở trước mắt có núi đèo, hang hố, cây cối, bụi rừng. Vì muốn vội vàng tránh thoát, nên họ không kịp lựa chọn phải vào chỗ nào, chỉ cần biết phải nấp vào một nơi nào đó. Khi có chỗ nấp thì không muốn ra khỏi nữa, sợ rằng nếu ra khỏi sẽ bị khổ sở. Rốt cuộc họ không ngờ mình đã trở lại thọ thân hèn hạ và chịu thêm nhiều đau khổ!
Nay xin lược thuật nghiệp thức của kẻ chết, nếu sắp sanh vào đường A-tu-la, sẽ có các hiện tượng như sau: thấy những vườn cây khả ái và những vầng lửa lẫn lộn chuyển xoay. Nếu người chết thấy những cảnh tượng ấy mà sanh lòng vui vẻ đi đến đó, tức là đầu thai vào đạo A-tu-la.
Nếu nghiệp cảm của kẻ chết sắp sanh vào đường súc sinh, thì họ tự cảm thấy có núi non, hang hố, vực sâu hiện ra trước mắt, nếu muốn vào trong đó tức là đầu thai vào đường súc sinh.
Nghiệp cảm của kẻ chết nếu sắp sanh vào đường ngạ quỷ thì họ sẽ tự thấy có một bãi sa mạc không cây cối, hoặc có những hang hố, cỏ cây khô héo… Đó là cảnh tượng của ngạ quỷ, nếu sanh vào trong đó thì luôn luôn chịu đói khát và hết sức khổ sở.
Nếu nghiệp cảm của người chết sắp sanh vào địa ngục, thì họ cảm thấy trong thân mình như bị gió lạnh áp bức. Rồi họ lại tự thấy những ngọn lửa của địa ngục bốc lên, vì ưa sự ấm áp, nên vội đi vào trong đó. Nếu kẻ chết sanh vào địa ngục Đại hàn, thì trước hết cảm thấy trong thân mình như bị chạm phải luồng gió nóng, hay bị lửa đỏ nung đốt, cho nên khi hơi mát trong địa ngục đại hàn bốc lên, họ cảm thấy sảng khoái dễ chịu. Vì ưa mát mẻ nên vội vàng đi vào trong cảnh ấy, lập tức họ sẽ bị bó buộc không thể nào tránh thoát được nữa.
Hơn nữa, nếu lúc còn sống, trong khi gây nghiệp, thường có bạn bè hùa nhau giúp đỡ, thì khi lâm chung người chết sẽ thấy bạn bè đồng nghiệp với mình ngày trước hiện ra trước mắt. Khi đó vì xúc động, nhớ đến tình cảm ngày xưa, người chết vội vàng chạy đến với bạn. Nhưng khi đã đến rồi, thì cảnh ấy hoàn toàn thay đổi, người chết phải chịu mọi điều khổ sở.
Nếu biết được thế, khi thấy những cảnh tượng trên, ta phải giữ vững tâm chí, chớ nên vội vàng đi đến, cần phải nên chăm lòng cung kính niệm danh hiệu Phật A-di-đà, để cầu Ngài đến cứu độ cho mình là tốt nhất.
2. Chuyển sanh vào loài bàng sanh
Theo nghiệp cảm, người chết nếu sanh vào bàng sanh thì có thể thành một trong bốn loài: Thai, noãn, thấp, hóa.
2.1. Đọa vào loài thai sinh và noãn sinh
Nếu người nào lòng xan tham tật đố nặng nề, thì sẽ đầu thai làm các loài như: chó, mèo… (thai sinh). Còn ai lòng sân hận quá nặng, thì đọa làm loài rắn rết, bò cạp… (noãn sinh). Còn người nào lòng dâm dục nặng nề, thì đọa làm loài uyên ương, chim tước, chim cáp v.v… (vì những loài này dục tình lắm nặng nề). Người nào ưa chơi bời trụy lạc, thì đọa làm loài vượn, khỉ v.v… (thai sinh).
Tóm lại, cội gốc của tội lỗi là do ở ngu si mà ra.
Có khi người chết bỗng thấy những loài hữu tình đồng loại vừa ý, nên vội vàng chạy đến. Tuy các loài này cũng nương theo nhân duyên hòa hợp của cha mẹ mà đầu thai, nhưng những điều kiện trói buộc của thế giới này đơn giản hơn so với đường vào cõi Người, cho nên rất dễ bị đọa vào.
2.2. Đọa vào loài thấp sinh
Loài thấp sinh là loài nương vào chỗ ẩm thấp mà sinh sống. Người chết có khi vì ngửi được mùi vị của chỗ mình sắp đến thọ sanh, sanh lòng ưa đắm, liền đến đó nương vào. Chỗ thấp sinh là những nơi ẩm thấp, bùn lầy nhơ nhớp, người chết lấy đó làm tự thể, chứ nơi đó không có tinh huyết của cha mẹ hòa hợp. Khi đi đến nương vào chỗ ẩm thấp để thác sanh, người chết bạ vào vật gì mục nát, hoặc là phân bón v.v… tùy theo nghiệp lực của mình mà đến gần gũi ưa đắm thác sanh.
2.3. Đọa vào loài hóa sinh
Hóa sinh là những loài rồng, loài chim kim sí. Cũng là gốc ở trong bốn loài: thai, noãn, thấp, hóa mà ra, nhưng nó là loài hóa sinh đặc biệt, được hưởng thọ sự sung sướng như các cõi Trời. Tuy nhiên, những loài này thuộc về súc sanh, một trong ba ác đạo, chúng vẫn không thoát khỏi sanh tử luân hồi và phải chịu nhiều khổ não khác.
Tỳ kheo Thích Nhuận Nghi
Kính Thầy,
xin thầy hoan hỉ chỉ dạy con,con pháp danh Tuệ Trung , con thường đi chùa tuần 2 ngày và tuần ăn chay 1 lần . Con muốn những ngày không có điều kiện đến chùa được thì ở nhà đọc kinh Phật ; Vậy xin Thầy giải đáp giúp con nên đọc kinh nào và đọc bao nhiêu biến .
Con cám ơn Thầy và các Qúy Phật Tử chỉ dạy giúp .
Bạn có thể đọc Kinh Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác. Bộ Kinh này rất hay, cũng rất dễ đọc, dễ hiểu, công đức đọc bộ Kinh này là ko thể nghĩ bàn:
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2011/03/nhiem-mau-cong-duc-tho-tri-kinh-vo-luong-tho/
Mỗi ngày tùy thời gian của mỗi người mà chia ra đọc bao nhiêu phẩm cũng được, miễn là dùng tâm Thành Kính hết lòng mà đọc tụng thì sẽ được lợi ích.
A Di Đà Phật.
Thưa thầy
Con vừa mất đứa em trai của mình.em con 11 tuổi,nó thờ ơ,ngây dại,hiền lành.Nó bị chết đuối,ngày hôm đó nó đi học về,nó đi đến 1 nơi nó chưa bao giờ đến,và nó chết ở đó,chết trogn tư thế không có 1 giọt nước trong bụng,chết co quắp nằm uó xuông nước.Con đi học xa nhà,con nghe tin mà chết điếng người,con đau lắm,con cũng không hiểu vì sao nó chết,tại sao nó phải chết.
Con gửi email này kính mong thầy chỉ dẫn cho con
Lạy thầy,cảm ơn thầy ạ
A di đà phật
Con không biết nói gì nhưng chỉ mong thầy chỉ giúp con.
Chuyện là bố của con đang khỏe mạnh không ốm không đau mà tự nhiên đột tử. Tại sao vậy chứ? Bố con là người ăn ở hiền lành, được mọi người kính trọng.Tại sao nói chết là chết được.con chỉ mong phương đó bố con luôn bình an và mong bố sớm về cõi phật
A di đà phật…
Xin chào bạn Toàn, tôi cũng là một Phật tử tại gia không hơn gì bạn, bạn nói bố bạn mất đột ngột, người mất thì cũng đã mất rồi bạn ko nên ngồi đó mà buồn đau và suy nghĩ nữa. Nếu bạn muốn cứu bố bạn thì ngay bây giờ kể từ lúc bố bạn nằm xuống bạn hãy làm công đức rồi hồi hướng cho bố bạn bằng nhiều cách như bạn in Kinh Phật, bố thí, cúng dường, giúp người nghèo khổ, niệm danh hiệu A di Đà Phật, bạn hoặc gia đình nên tụng Kinh địa tạng và nhớ nên ăn chay giữ giới trong 49 ngày của bố bạn nhé. Hàng ngày làm những công đức đó và hồi hướng cho bố bạn thì rất tốt, cố gắng làm bằng cái tâm của mình chứ đừng so đo hơn thiệt e rằng bố bạn sẽ ko nhận được phước đức đó đâu.Bạn cố gắng nhé để trả chữ Hiếu cho cha bạn khỏi sinh vào 3 đường ác ( vì cha bạn bây giờ ko còn cơ hội để vãng sinh nữa rồi). Bạn đã vào trang đường về cõi tịnh này thì chắc chắn rằng bạn cũng có duyên với pháp môn tịnh độ với Phật A di Đà bạn nên phát tâm niệm Phật hàng ngày theo pháp môn tịnh độ nhé.Chúc bạn trả được chữ Hiếu cho cha bạn!
Nam Mô Tây Phương Cực Lạc thế giới đại từ đại bi A di Đà Phật
A Di Đà Phật
Thưa thầy cho con hỏi cha con chết vì điện giật có thể sieeu hoát khôg thầy. Tại sao nhửng ngươfi thân con thươfng xuyên mơ thấy cha nhưng con thì không
Chào thầy!
Con thưa thầy con có việc cần nhờ thầy chỉ đường cho con với ạ. Bố con bị ung thư giai đoạn cuối rất yếu rồi ạ, không biết bố có qua khỏi vài ngày nữa không? Hiện tại bố con đang nằm ở 1 khu đất mà nhà con đã đấu thầu ở đó gần 30 năm để làm ăn, nhà chính của bố con cách đó 500m. Bây giờ khi bố yếu mọi người trong gia đình và họ hàng đang bàn là nên đưa bố con về nhà hay là để bố con ở tại đất đấy để làm tang. Vì bàn thờ chính nhà con là ở nhà dưới chứ không phải chỗ nhà đất đấu thầu kia. Trước đây bố con có tâm nguyện lúc sắp chết thì đưa về nhà dưới để làm tang. Nhưng mẹ con và anh trai con lại muốn làm tang cho bố ở trên đất đấu thầu đó để thuận tiện nhiều việc. Con vì lấy chồng xa nên không túc trực ở bên cạnh bố nhiều được cũng không biết lý do tại sao bố con lại quyết định lại là sẽ làm tang ở đất đó cho đến hết 49, 50 ngày thì mới đưa bố về nhà.
Vậy kính mong thầy cho con hỏi bố con sau khi mất mà không làm tang ở chính ngôi nhà đứng tên mình mà lại bơ vơ làm tang ở 1 nơi khác thì linh hồn bố con liệu có siêu thoát không ạ? Con có nên đấu tranh để bố về nhà làm tang không ạ?
Kính thư mong thầy có thể giúp con cho con 1 lời khuyên với ạ?
Con xin đội ơn và chân thành cảm ơn thầy ạ!
A Di Đà Phật
Xin chào Diệu Thanh!
Nếu DT hay ghé Trang duongvecoitinh và đọc các bài pháp, DT sẽ biết rằng thân người là vô thường, do tứ đại hợp thành (gió, lửa, nước, đất), thân này là ô uế bởi máu mủ tanh hôi, tại sao lại chấp vào thân này? Do vậy điều đáng phải lo ở đây không phải là lo thân này sẽ được chôn ở đâu, mà phải lo linh hồn này sẽ đi về đâu???
Ba bạn đã có tâm nguyện được chôn ở nhà cũ, thì cũng không nên làm trái tâm nguyện.
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật.
Con kính chào thầy. Thầy hoan hĩ cho con thưa chuyện như sau ạ. Ba của con sinh năm Đinh Mùi, năm nay 49 tuổi. Năm nay nhà con làm nhà. Xong lễ vô nhà mới rồi thì ba con mất. Mấy người hàng xóm nói như vậy thì tháo đòn dong ra. Thầy cho con hỏi có phải như vậy không ạ. Ba con mất vì tự tử thầy ạ.
Con xin cám ơn.
A Di Đà Phật
Xin chào Hoàng Đinh Trung!
Con người khi tuổi thọ đã hết, ắc phải chết; chết như thế nào là tùy theo nghiệp mỗi người, hà cớ gì lại đổi thừa cho 1 khúc gỗ, như vậy là mê tín, là tà kiến.
Bạn có thể thỉnh thầy hoặc tự mình đọc Kinh cầu an, nguyện cầu hồng ân Tam bảo gia trì cho gia sự được bình an, bạn nhé.
Nam mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Con xin cảm tạ người rất nhiều ạ
Chào thầy ,xin thầy hoan hỉ chỉ cho con bây giờ con phải lam gì . Giữa năm 2013 con dọn tới ngôi nhà mới mua ở , khoảng hai tháng sau thì con gái con bị bệnh viêm não và cháu mới mất đầu năm nay .Con đau đớn vô cùng tưởng chừng như không thể nào bước tiếp , nhưng bây giờ nỗi đâu càng đâu khi chồng con vừa phát hiện ra khối u ở trực tràng ,con không biết phải quyết định như thế nào ,có để anh đi mổ hay không ,chồng con đau đớn lắm thầy ạ ,con đang cho anh uống thuốc nam ,ăn chay ,con còn thì phóng sinh hồi hướng cho chồng .Ba chồng con bảo do don về nhà ngày đại kị nên gia đình mới xảy ra chuyện như vậy ,con buồn lắm ,bây giờ con mới đi thuê nhà khác để chiều ý ba ,con bây giờ phải lam gì đây thầy ,xin thầy cho con lời khuyên .
Chào bạn T.Sương,
Chúng ta phước mỏng nghiệp dày, khi đủ duyên thì sinh ra bệnh này bệnh nọ. Vẫn biết ăn chay, niệm Phật, phóng sanh và làm việc phước thiện có thể hóa giải mọi tai ươn bệnh tật, nhưng liệu những việc ta làm đó có đủ phước vẹn toàn để đủ hóa giải mọi nghiệp chướng hay không, hay là cần phải bổ xung bằng cách thực hiện những cách chữa trị của y học hiện tại? Theo mình nghĩ là chồng bạn cũng cần đến những phương thức chữa trị tiên tiến nhất nên mình khuyên bạn là hãy gấp rút đưa ảnh đến bệnh viện và tuân thủ quy trình chữa trị của nơi ấy, chứ để lâu ngày e không được tốt lắm!
Nghiệp khi đủ duyên thì trổ quả, dù có trốn ở đâu cũng không tránh khỏi, chứ không phải do dọn nhà này nhà nọ hay ngày tốt ngày xấu đâu bạn!
Chúc bạn luôn sáng suốt và tâm thường an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật
Con xin chào thầy
Thầy oi con của con có qua đời cách đây 20 ngày hưởng thế 7 tuổi. Khi con con mất được ban hộ niệm trợ niệm 8 giờ và ban hộ niệm nói bé được ấm lên đỉnh đầu, vậy thầy oi con của con có được vãng sanh chưa.
Hàng ngày con có cúng cầu siêu trong chùa, con cúng thất đầy đủ, con gởi cốt trong chùa và bài vị hình lớn con hoạ khi làm tang lễ. Nhưng sư thầy nói hình (khi làm tang lễ con hoạ ra) và bài vị thì sau 49 ngày khong để nữa. Bé nhỏ như vậy con đem về nhà thờ được không thầy hay phải đốt bỏ. Con muốn đem bé về nhà thờ nhưng mọi người nói bé nhỏ dưới 12 tuổi không được thờ ở nhà
Được hộ niệm & có hơi ấm trên đỉnh đầu là 1 dấu hiệu tốt cho thấy cháu sẽ được sanh về cảnh giới an lành, còn khẳng định rằng cháu được vãng sanh hay chưa thì thú thật không dám chắc. Chỉ khi người mất trước lúc ra đi nói rõ là thấy Phật A Di Đà đến đón thì mới chắc ăn Chị ạ.
Còn việc trên Chùa thì quý Thầy dặn Chị thế nào thì Chị cũng nên nghe theo. Việc thờ cháu ở nhà thì thú thật cũng ko nên…vì sao? Vì ảnh hưởng đến tâm lý của người sống, khiến đi ra đi vào nhìn hình cháu mà cứ quyến luyến đau buồn ôm mãi chuyện quá khứ mà hối tiếc, nhớ thương…mà QUÊN MẤT ĐI HIỆN TẠI. Đây là bất hạnh. Vì quá khứ đã qua thì chẳng nên đắm chìm nuối tiếc nữa, tương lai mờ mịt cũng chẳng vì nó mà bận tâm, chỉ có ngày hôm nay, giây phút này là có ý nghĩa nhất.
Vả lại cháu cũng đã được sanh về cõi an lành thì ko cần phải ưu sầu quá mà tổn hại đến tinh thần và sức khỏe. Cháu nếu biết được cũng chẳng vui vẻ gì.
Tốt nhất Chị cứ nên để cốt trên Chùa rồi hằng năm giỗ quả đầy đủ là tốt rồi, ko nên mang bé về nhà thờ mà khiến người trong nhà cũng phiền muộn theo…
Nếu có đôi lúc Chị nhớ cháu thì hãy vì cháu mà niệm A Di Đà Phật 100 câu cho đến 1000 câu. Thì cháu chắc sẽ vui hơn, vì chính nhờ vào câu A Di Đà Phật mà cháu mới được ra đi tốt đẹp như vậy. Do đó, nếu có nhớ Cháu thì Chị hãy vì Cháu mà niệm A Di Đà Phật thì cả Chị lẫn Cháu ai nấy đều được lợi ích.
Nam Mô A Di Đà Phật.
chào chị Lựu ,em cũng rất muốn đưa đến bệnh viện để cắt bỏ khối u ,nhưng bác sĩ nói phải đưa hậu môn ra bên ngoài và không biết bây giờ khối u đang ở giai đoạn mấy ,em rất sợ hoá trị và xạ trị chị ơi ,em thương chồng em quá ,em chẳng biết nên chọn con đường nào đây ?
Nam mô a di đà phật
Con chào thầy ạ. Thầy ơi con mới sinh e bé. Con mang thai đôi 2 bé gái. Nhưng 2 cháu mới đuợc 6 tháng nên 2 cháu đã không ở lại với con. Có người thì khuyên con là mình con sinh nở nữa nên không nên lưu luyến con quá va chưa nên về thăm con vội. Như vậy con sẽ theo mẹ va lưu luyến không siêu thoát đuợc. Hôm ở viện ra con cũng muốn về thăm cháu. Nhưng mọi người khuyên vậy con không dám về mặc dù con rất nhớ cháu. Và giờ cũng sắp 49 ngày của cháu con không biết là như thế nào. Con đã đưa 2 cháu về quê và ông bà cũng gửi cháu vào chùa rồi ah
Nam mô a di đà phật
a di đà phật
cho con hỏi muốn niệm kinh để giúp các vong người không quen biết đang theo mình để họ siêu thoát và không đi theo mình nữa thì phải niệm kinh gì và như thế nào.hiện tại con thấy sợ khi bị vong nam theo.và con không hiểu tại sao ngta theo mình được.ngta cứ bảo hợp mạng thì theo nhưng con vẫn chẳng hiểu.xin giải đáp giúp con.
nam mô a di đà phật
A Di Đà Phật. Bạn Liên thân mến,
Vong theo bạn không phải do hợp mạng mà là do bạn và họ có duyên với nhau. Cái duyên này có thể là do ân oán tình thù từ đời quá khứ. Nếu là ân tình thì đở phải lo nhưng nếu là oán thù thì bạn cần nên tìm Cách Giải Trừ Oán Thù Của Oan Gia Trái Chủ.
Biển cả mênh mông nhưng chỉ có một vị duy nhất chính là “mặn”. Tương tự như vậy Phật Pháp mênh mông nhưng chỉ có một vị duy nhất chính là “giải thoát”. Giải thoát đau khổ, giải thoát phiền não, giải thoát sanh tử luân hồi cho tất cả chúng sanh. Do vậy kinh nào tụng cũng đều tốt cả. Tuy nhiên bạn đã có duyên lành đến với nơi đây là đạo tràng tu Tịnh Độ thì theo mình nghĩ bạn nên tụng một trong ba quyển là kinh Địa Tạng, kinh A Di Đà, kinh Vô Lượng Thọ (nhìn góc dưới bên phải của trang web này có đường link để thỉnh kinh). Bạn cũng nên biết rằng đối với hành giả tu Tịnh Độ thì tụng kinh là trợ hạnh, niệm Phật là chánh hạnh, cho nên nếu không thuận tiện thì chỉ niệm Phật thôi cũng được. Vong linh nào nghe được tiếng niệm Phật thì cũng sẽ được cảm hóa và sẽ không quấy phá bạn nữa vì bạn được các chư vị hộ pháp bồ tát âm thầm bảo hộ và gia trì như trong bài Niệm Phật Giải Oán Kết Vong Hồn Theo Quấy Phá.
Ngoài ra bạn cũng nên biết rằng sở dỉ bạn bị vong theo một phần cũng là do tâm bạn chưa được thanh tịnh. Vì nếu Tâm Thanh Tịnh Ma Quỷ Không Dám Đến Quấy Phá.
Nam Mô A Di Đà Phật
Thưa Thầy, con có 1 câu hỏi muốn hỏi Thầy.
Ông ngoại con mất, nay mới được hơn 2 tháng, nhưng vào ngày 49 thất của Ông, người con út trong gia đình quậy lên, cãi cọ với anh chị em trong nhà, làm ngày đó đối với con buồn vô cùng, chỉ còn vài tiếng đồng hồ nữa là ông được chuyển kiếp, sanh sang 1 thế giới khác, mà con hi vọng đó là cõi Trời. Nhưng con biết, cậu con quậy như vậy, Ông không thể nào đi được. Lúc Ông còn sống, cậu chẳng đối xử tốt với Ông, lúc Ông mất rồi cậu cũng không biết quay đầu lại mà lo trả hiếu. Con thương Ông lắm, cách đây không lâu, con có mơ thấy Ông về, Ông khóc. Khi tỉnh giấc, con lo sợ Ông vẫn chưa đi đầu thai hoặc bị đọa vào 3 đường ác. Sau đó con đi 10 cảnh chùa và gửi cúng cầu siêu cho Ông. Trong lúc lễ Phật, Bồ tát con có nguyện giảm tuổi thọ của mình để cũng dường Tam bảo, hồi hướng công đức cho Ông, để cho Ông mau buông bỏ những nghiệp trần gian mà đi tu hành, mau chứng Đạo bồ đề.
Thầy cho con hỏi, con nguyện như vậy có ảnh hưởng gì đến Ông không? Con rất lo sợ. Lúc con đi lễ Phật con k có nghĩ gì, chỉ mong Ông mau chóng được sanh lên cõi Trời, đến khi về con mới nghĩ lại, sợ lời nguyện của con ảnh hưởng đến Ông, tạo thêm nghiệp cho Ông. Mong Thầy nói rõ cho con hiểu.
A Di Đà Phật!
Chúc các Thầy luôn dồi dào sức khỏe và tinh tấn hơn trong con đường tu đạo Bồ đề!
A Di Đà Phật,
1. Không nhất định là người mất sẽ chuyển sanh vào ngày thứ 49, mà có thể là sớm hơn hay trễ hơn, tất cả đều tùy thuộc vào nhân duyên phước đức của từng người. Phật nói 49 ngày chẳng phải là 1 con số cố định, bạn chớ nên chủ quan tự suy diễn như vậy mà tự khiến cho bản thân mình phiền não…và lại có thành kiến nặng hơn với cậu út.
Nếu bạn thương ông thì hãy vì ông mà tiếp tục làm các việc thiện hồi hướng cho ông cùng chư vị oan gia của ông. Thù thắng nhất là hãy nên niệm A Di Đà Phật, tự mình phát nguyện một ngày niệm bao nhiêu câu Phật hiệu, 500, 1000, 2000 hoặc 5000 tùy vào thời gian sắp xếp của bạn. Vì công đức niệm A Di Đà Phật là đệ nhất.
Còn việc bạn nguyện giảm tuổi thọ cúng dường Tam Bảo vì ông là rất đáng quý, nhưng bạn ko thể nguyện suông như vậy là được. Bạn có hiểu cái nguyện này là gì ko? Nguyện giảm tuổi thọ ở thế gian này để cúng dường Tam Bảo có ý nghĩa gì? Hiện thực như thế nào bạn có biết ko? Nếu ko biết thì là chỉ nguyện suông trên miệng chứ ko thể cảm ứng.
Xin chia sẻ cho bạn vài ý thô thiển như sau: Giả sử tuổi thọ trong mạng của bạn là 80 tuổi, bạn nguyện giảm tuổi thọ xuống 10 tuổi cúng dường Tam Bảo, là tuổi thọ bạn còn 70. Đến 70 tuổi thì bạn sẽ ra đi, là tự tại ra đi, và bạn dồn sức 10 năm ngay từ bây giờ liên tục công phu tu hành, niệm Phật, buông xả trọn vẹn tự tư tự lợi, tham sân si mạn, ngũ dục lục trần, danh văn lợi dưỡng, trong 10 năm này là buông xả sạch sẽ những thứ trên, lại còn xả thân vì Tam Bảo, hoằng hộ chánh pháp của Như Lai trong suốt 10 năm này…Tu học, phát nguyện và thực tiễn như vậy thì cuộc sống có ý nghĩa lắm, khi nguyện này thành tựu thì ông của bạn cũng nhờ đó mà hưởng được 1/7 công đức.
Cho nên đứng trước Phật phát nguyện là rất tốt, nhưng phải thực tiễn lời nguyện đó một cách rốt ráo và hết lòng mà làm, chứ ko phải cứ nguyện suông là được.
Chư Phật Bồ Tát có thể chuyển phàm thành Thánh là do phát nguyện dũng mãnh + thật làm thì các Ngài mới có thể thành Phật thành Bồ Tát. Còn phàm phu chúng ta thì chưa được như vậy, hôm nay phát nguyện thì cũng giống chư Phật Bồ Tát lắm nhưng được vài bữa, vài năm thì nguyện lực chẳng còn, chẳng chịu thật tu hành nữa, chí nguyện cũng tan theo mây khói, nên chẳng thể thành tựu.
Nếu như bạn có thể nghiêm túc suy nghiệm lại lời phát nguyện thì bạn sẽ hiểu là nên phát nguyện như thế nào hợp với căn cơ tu hành của chính mình, và hợp với bổn nguyện của đức bổn sư Thích Ca Mâu Ni, của A Di Đà Phật – đó chính là nguyện ngay trong đời này quyết định niệm A Di Đà Phật nguyện vãng sanh Cực Lạc. Đây là chí nguyện thật cao quý, thật thực tế và thật từ bi, thật trí huệ và rất hợp với căn cơ tu học của đa phần chúng sanh phàm phu đời ngũ trược ác thế này vậy.
Hi vọng với những lời chia sẻ thô thiển ở trên của TT thì bạn có thể được thêm vài phần lợi ích trên bước đường tu tập.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật
Thưa Thầy Tịnh Thái!
Con cảm ơn sự chia sẽ của Thầy nhiều lắm.
Từ khi Ông mất đến nay, con đã 3 lần mơ thấy Ông, nhưng trong đó có 2 lần con không thấy rõ mặt của Ông, lần gần đây nhất, con mơ thấy Ông, thấy rõ người Ông, thấy lúc Ông cong sống còn mắc bệnh, nhưng Ông lại cười với con. Không biết điều đó có ý nghĩa gì? Còn 2 lần trước thì con lại thấy ông khóc. Có phải do con hay nghĩ về Ông nên khi ngủ lại thấy như vậy?
Thầy cho con hỏi, cv của con là nhân viên văn phòng nên con thường tranh thủ lúc chạy xe đi làm và lúc chạy xe về nhà để niệm Phật. Nếu con nguyện niệm danh hiệu A DI Đà 500 lần, thì làm sao con biết đã đủ hay chưa? Con chỉ sợ niệm thiếu thôi. Chẳng lẽ con niệm 1 lần đếm 1 lần? Xin Thầy chỉ cho con cách niệm.
Mô Phật, nhờ Thầy nói con mới biết ý nghĩa của việc nguyện giảm tuổi thọ của mình là như thế nào. Lúc con nguyện con chỉ nghĩ đơn giản là giảm đi 1 tuổi thì mình sống ít đi 1 năm. Lúc con nguyện giảm tuổi thọ, con k nói bao nhiêu năm, con chỉ nghĩ giảm bao nhiêu cũng được, chỉ cần Ông con được chuyển sanh thôi.Bây giờ con còn gia đình của con,1 con người phàm phu tục tử, con vẫn k thể buông bỏ hết tất cả. Theo Thầy con nên làm gì với lời nguyện của con? Để lời nguyện của con không phải chỉ là 1 lời nguyện suông, Ông của con không phải vì thế mà trở lại với những cái nghiệp của mình.
Mong Thầy hướng dẫn.Hàng tháng con có ăn chay 10 ngày, cũng có đọc Kinh (nhưng đọc Kinh không thường xuyên như các Phật tử khác).
Chúc Thầy nhiều sức khỏe và tinh tấn trong con đường tu tập!
Nam Mô A Di Đà Phật
A di đà phật.
Kính thưa thầy. Chú là em của bố đẻ con mới mất gần 100 ngày. Khi còn sống chú sống hiền lành nhưng vợ và con chú không tôn trọng mag đối sử bạc đãi. Nhà con rất thương chú. Khi chú mất mẹ con có thuyết phục được thím để mẹ con mời các già đến tụng kinh lúc chú mất và 7 tuần. Còn thím chỉ mời thầy cúng chứ không chịu cho mẹ con mời sư thầy. Hôm trước con đi làm có gặp một bà bà nói có một vong mới mất ngoài đường. Nói về việc chú mất thì chú con y tá xác à chú mất rồi gia đình đưa về. Lúc bà đó nói con có hỏi thì bà nói chú mất ở giữa đoạn đường từ đa khoa xã về nhà. Bây giờ chú muốn con nhắn giúp với gia đình là đưa chú về chứ chú thấy bơ vơ lắm. Chú chỉ nhờ cháu chuyển lời giúp thôi chứ được về hay không chú cũng không trách chứ chú cũng tuyệt vọng lắm. Con cũng có vào nhà để nói chuyện đó với thím và thuyết phục nhưng gia đình có vẻ không quan tâm tới. Hôm qua anh con mơ gặp chú chú nói con trai chú làm gì đó trên ban thờ chú nữa. Chắc tại làng xóm thương chú nên cứ dọa thím gi đó nên thím mời thầy cúng về yểm gì đó con cũng không biết thế nào nữa. Nghĩ đến chú con đau thắt lòng. Con Làm sao để chú con được thoát khỏi cái cảnh này. Được siêu thoát hay ở một cảnh giới khác mà không phải thấy cảnh trần gian này. Con có gia đình riêng các cụ nói lấy chồng theo chồng vậy con có thể thàng tâm tụng kinh cho chú ở nhà con không? Và con tụng kinh nào hay nhờ ai làm gì để giúp được chú con thưa thầy. Con cảm ơn thầy.
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Gia đình thím đã vậy thì khó có thể nhờ ai khuyên nhủ đc. Chỉ còn cách là tự gia đình bạn,tự bạn làm công đức hồi hướng cho chú để chú bớt khổ. Haỹ niệm Phật,cúng dường Tam Bảo,làm từ thiện,phóng sinh…hồi hướng những công đức đó cho chú và oan gia trái chủ của chú,làm đc như vậy chắc chắn chú của bạn sẽ có phần lợi lạc.
Bạn đã có gia đình riêng thì vẫn có thể niệm Phật tại nhà bạn rồi hồi hướng cho chú.
Nguyện cầu chú của bạn sớm siêu thoát!
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
A DI ĐÀ PHẬT !
Thưa thầy ! Con hiện giờ 16 tuổi , con có ý định tự sát vì không thể chịu nổi cảnh mẹ sĩ vã con trong gia đình ,mẹ nói nếu con không may chết thì sẽ không bao giờ rơi nước mắt và còn dọa là sẽ nói con mất dạy trước mặt bạn bè và thầy cô để con thấy xấu hổ . Bây giờ con chỉ muốn chết nhưng lại thấy và nghe được rằng chết do tự tử là phải đầu thai vào ba đường súc sinh , ngạ quỷ và là người không lành lặn , và kiếp sau sẽ phải chịu sự thèm khát được sống nhưng không được . Cho nên con mới xin Thầy chỉ cho con một con đường sáng suốt để đi .
* Con xin cảm ơn ! A DI ĐÀ PHẬT !
A Di Đà Phật
Minh Hiếu thân mến!
Muốn chết nhưng lại sợ đọa làm súc sinh, ngạ quỷ; MH tin Nhân quả cũng có nghĩa là có duyên với Phật pháp, có thiện căn. Đúng như MH nói, nếu như người không biết tu thiện, không biết niệm Phật khi chết đa phần là phải đọa tam ác đạo. Được thân người rất khó, giả như tự sát rồi phải làm thân súc sanh để người ta giết mổ; làm ngạ quỷ chịu đói khát, lạnh lẽo, tối tăm; hoặc bị đọa địa ngục bị hành hình không phút ngừng ngớt, thế thì việc tự sát có đáng không? Phật dạy: Thân người khó được như hạt bụi nơi đầu ngón tay. Mất thân người này rồi, vô lượng kiếp sau mới có thân người.
Việc MH bị mẹ mắng nhiếc cũng không phải là tự nhiên, cứ theo luật Nhân quả thì có lẽ kiếp trước em đã sỉ nhục mẹ nên kiếp này em phải làm con của mẹ để trả quả.
Mẹ mắng nhiếc em, rồi mẹ cũng theo nghiệp mà bị đọa vì tội ác khẩu, là một người con, em nên khởi tâm thương xót, dù thế nào mẹ vẫn là mẹ, mẹ vẫn là người mang nặng đẻ đau nuôi em khôn lớn, theo vòng tự nhiên rồi khi có gia đình, có con cái em sẽ hiểu.
Trách cha, trách mẹ, vậy có khi nào em ngồi lại tự kiểm điểm lại mình: mình đã làm tròn bổn phận làm con? Đã làm gì cho cha mẹ vui lòng hay toàn cãi lời cha mẹ, khiến mẹ buồn ý rồi sanh ra càng ngày càng mất đi tình thương? Nếu không như vậy thì trên đời này, có đứa con nào ngoan ngoãn, hiếu thảo mà bị cha mẹ ghét bỏ?
Hãy thay đổi lại mình, kiểm điểm hành vi, lời nói, cách hành xử. Từ giờ bị mẹ mắng, thay vì “trả treo” thì hãy yên lặng, xin lỗi, nói năng nhỏ nhẹ, làm đúng bổn phận người con. Hổ dữ còn không ăn thịt con, mẹ nào không thương con. Nếu em thay đổi, chắc chắn mẹ cũng sẽ thay đổi.
Vài lời chia sẽ thẳng thắn, rất có thể em sẽ không vui; nhưng bản thân mình hãy thương lấy mình, thương yêu cha mẹ là thương yêu lấy bản thân mình đấy em à.
Nam mô A Di Đà Phật
A DI ĐÀ PHẬT !
Kính thưa thầy , cho con xin hỏi trên thế gian có thực sự tồn tại nơi tên là ĐỊA NGỤC
A Di Đà Phật,
Khi tâm con người ta đang có sự Sân Hận rất lớn thì ngay đó cảnh địa ngục hiện tiền: Gia đình khi đó là địa ngục, giữa chồng vợ oán thù căm hận là địa ngục, con cái bất hiếu đối xử tàn bạo với cha mẹ là địa ngục, chiến tranh chém giết lẫn nhau đó chính là địa ngục, lò sát sanh giết hại thú vật, cho đến vào bệnh viện phải chịu đau đớn cắt xẻo thân thể cũng được xem là địa ngục trần gian vậy…còn rất nhiều cảnh địa ngục trần gian như thế do chính nghiệp nhân sân hận xấu ác của chúng ta mà tự chiêu cảm lấy, nhưng đây chỉ là Địa Ngục ở cấp bậc “mầm non”, “tiểu học”…nhà Phật gọi là Hoa Báo, chứ còn quả báo thật sự ở cảnh giới Địa Ngục thì không bút mực nào diễn tả hết sự đau khổ và ghê rợn khi 1 chúng sanh lãnh thọ quả báo trong Địa Ngục.
Đích thực là Địa Ngục tồn tại. Địa ngục chính là quả báo khốc liệt nhất mà một chúng sanh phải thọ nhận sau khi họ đã tạo cái nhân xấu ác. Là do chính từ cái tâm si mê điên đảo, sân hận đố kỵ, tham lam mà chiêu cảm lấy cảnh Địa Ngục.
Trong Đại Tạng Kinh của Phật pháp, dường như có khoảng gần 30 cuốn Kinh nói rõ về cảnh giới Địa Ngục, đại biểu là Kinh Địa Tạng, Kinh Lăng Nghiêm, Kinh Nê Lê, Lương Hoàng Sám, Kinh Trường A Hàm…
Phật nói lời chân thật, chẳng phải nói cảnh Địa Ngục là để dọa người, hay răn Người hướng thiện làm lành…Thật sự là có Địa Ngục.
Chúng ta biết rõ như vậy mà hãy tận lực Đoạn Tất Cả Ác – Tu Tất Cả Thiện, niệm A Di Đà Phật, nhất tâm cầu sanh Cực Lạc, thì đời này chân thật chúng ta mới được cứu. Ngoài phương pháp này ra, khó mà có cách tu thứ hai có thể khế hợp với căn tánh của chúng ta vậy.
Đây cũng chính là lời Phật dạy trong Kinh Đại Tập chứ không phải của Tịnh Thái tự nghĩ ra, mong tất cả chúng ta hãy nghiêm túc chiêm nghiệm, phản tỉnh để y giáo phụng hành, chớ nên xem thường, chớ nên bỏ qua mà mất phần vãng sanh ngay trong đời này, thật là đáng tiếc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Chào thầy . Con muốn hỏi bố con mất được tròn 1 năm . Hôm giỗ đầu có mời thầy lễ . Con ngồi lễ đằng sau có nghe thầy đọc là . Vong nghe lời thầy nhủ . Không được đi các đường gì gì ấy. Con chỉ nghe có đường bắc , nam , đông , tây . Và dặn vong phải trả lời khi gặp những ông gì gì ấy . Con muốn hỏi như vậy bố con đã siêu thoát chưa và có vướng vào các đường gì không ạ
Để đem lại điều tốt lành nhất cho người mất thì người sống hãy thực hành đúng lời Phật dạy: Bản thân phải phát tâm tu hành, tự mình sửa đổi, đừng làm các việc ác, siêng làm các việc lành, lại phải nên phát tâm ăn chay càng thường xuyên càng tốt, hơn hết lại phải thường trưởng dưỡng tâm Hiếu Kính đối với Ông Bà Cha Mẹ mà tập cho mình 1 đời sống đức hạnh.
Mỗi ngày lại thường niệm thánh hiệu A Di Đà Phật từ 1000 câu đến 10.000 câu, tùy sức tùy phận mà sắp xếp thời gian niệm Phật. Dùng hết thảy công đức tu tập như trên mà hồi hướng cho cha mẹ, cửu huyền thất tổ thì ai ai cũng được lợi ích, dẫu họ đang ở trong cảnh giới nào thì họ cũng được một phần lợi ích, mà lợi ích nhất là chính bản thân mình. Chính mình có thể ngay 1 đời này tu tập thành tựu, có thể thành Thánh thành Hiền thì mới gọi là đền đáp được 1 phần ân đức dưỡng dục sanh thành của Cha Mẹ vậy.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Bạch thầy xin thầy hoan hỉ cho con.ba con mới mất được 1tuần do căn bệnh viêm màng não mủ hưởng thọ 43 tuổi.trước khi ra ₫i the trang yếu liệt nửa người.mê mệt.lúc ra ₫i thì không giăn dò ca nha được câu nào.bố con khi còn sống luôn lam viêc̣ thiên ̣ giúp đỡ mọi người mà trời lại cho bố con đau đớn.phận làm con thì khong biêt́ làm gì hơn.nha con cũng hướng cho bố con lên chùa nương nhờ cửa phật.vây ̣bố con có bị đọa vào 3đường ác.mong thầy chỉ dạy cho con.adi đà phật
Bố bạn làm việc thiện trong đời này thì đời tương lai sẽ nhận được quả thiện khi nhân duyên đầy đủ. Còn việc lúc mất đau đớn bệnh tật thì khó mà ai có thể tránh khỏi, là nghiệp lực của mỗi người, phước phần đến lúc lâm chung ko ai giống ai, cho nên Phật mới nói Sanh Lão Bệnh Tử là Khổ.
Tốt nhất bạn hãy dùng thời gian rảnh mỗi ngày mà thường niệm A Di Đà Phật mà hồi hướng cho Bố cùng chư vị oan gia trái chủ của Bố thì người sống kẻ mất ai cũng được lợi ích như lời Phật dạy trong Kinh Địa Tạng:
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2011/10/49-ngay-sau-khi-chet-gia-quyen-nen-lam-gi/comment-page-3/#comment-20622
Nếu làm những điều trên với hết lòng chân thành thì nhất định Bố Bạn sẽ sớm được sanh cõi an lành.
A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật !
xin Thầy cho con hỏi. gần đây gia đình con có đi xem cho người bố đã mất về, vì thấy lo lắng và trong lòng bất an về Bố. Con nge kể Bố hiện lên và không ns gì nhiều và bảo chúng con về đi, như là đang giận và không muốn nói gì nhiều. bảo về nhà nhưng thấy nhà đóng cửa kín rèm về mà buồn nên khônh muốn về… chỉ nói vài ba câu và buồn rầu. Con cũng không biết có nên tin thật là bố con có thực sự về hay không. và giờ làm gì để bố không còn buồn hay giận mẹ,con chúng con ạ 🙁
giờ làm sao để biết bố con có khổ không, vướng bận điều gì không. làm sao cho bố siêu thoát , thanh thản . con thực sự rất thương bố, hơn 4 năm qua không lúc nào là con không nghĩ bề bố.
cin thầy!
mong thầy hồi đáp giúp con …!
Tốt nhất là gia đình bạn hãy làm công đức hồi hướng cho bố:cúng dường Tam Bảo,niệm Phật,làm từ thiện…
Chắc chắn bố bạn,gia đình bạn đều đc lợi lạc.
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Nam Mô A Di Đà Phật !
con thưa Thầy, cha con do bệnh nặng mà mất đã 3 ngày, nhà con có mua một cái máy niệm Nam Mô A Di Đà Phật đặt lên bàn thờ của cha con. Con xin hỏi Thầy là việc đó có tác dụng giống như mẹ con con ngồi niệm Phật cho cha không ạ?
Con xin cảm tạ Thầy rất nhiều!
dạ,, cháu xin cảm ơn rất nhiều ạ
Máy niệm Phật ko thể bằng người niệm Phật được đâu. Cha mình ko cần máy niệm Phật mà cần mình niệm Phật cho cha, cần người nhà thật lòng phát tâm vì cha mà niệm Phật, vì chỉ có cách đó thì người mất và người sống ai cũng được lợi ích.
A Di Đà Phật.
Nam mô A Di Đà Phật !
Chào bạn ! Trong vòng 49 ngày , đặt máy niệm Phật suốt 24h là rất tốt cho người đã khuất. Ngoài ra còn nên Bố thí, Phóng sanh, Cúng dường …để hồi hướng công đức đó cho Cha bạn nhé. Quần áo cũ, lành lặn, sạch sẽ + đồ dùng còn tốt của Cha bạn cũng nên đem cho hoặc Từ Thiện hết đi bạn ạ. Cúng Thất tuần cho Cha bạn cũng nên cúng Chay thì tốt .
Nhưng tốt hơn cả là từ nay về sau, bạn và mẹ không ngừng chăm chỉ tu tập Phật Pháp và hồi hướng công đức đó cho Cha , Ông bà, Gia tiên nhé: ( Sám hối, tụng kinh, trì chú, lạy Phật, niệm Phật, Cúng dường Tam Bảo , bố thí, từ thiện, phóng sanh… ) Tất thảy Công đức, phước đức đó đều Tốt cho cả người sống và người đã khuất bạn ạ
Nam mô A Di Đà Phật !
A Di Đà Phật.
Trích từ Niệm Phật Tông Yếu – Pháp Nhiên Thượng Nhân
51) Vì người chết mà ((( niệm Phật hồi hướng thì Phật A Di Đà phóng quang minh soi chiếu địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. ))) Kẻ bị chìm trong ba đường dữ mà chịu khổ thì hết khổ. Người chết sau khi lâm chung được giải thoát.
71) Niệm Phật là chuyện mình làm. Vãng sinh là chuyện Phật làm.
————————————
Chúng ta may mắn còn mang thân người thì cứ vì cha mẹ, ông bà tổ tiên qua đời mà cố gắng hết sức thành tâm niệm Phật hồi hướng công đức không thể nghĩ bàn mỗi ngày trước bàn thờ Phật (trọn đời). Có làm như vậy (niệm Phật) lại không tốn tiền nhờ cậy ai nào cả, chỉ cần có lòng bổn phận làm con thì tự mình ra sức hết lòng sẽ trả ân sâu nặng, làm tròn bổn phận đại hiếu của một người con. Ngoài ra không còn hình thức nào hơn cả. Hãy TIN công đức niệm Phật, hễ khi chúng ta niệm Phật hướng tâm đến đâu thì ánh sáng của Phật sẽ chiếu soi đến đó bình đẳng cứu độ cho cha mẹ, ông bà tổ tiên.
Đừng nghi Nguyện Lực của Đức Phật A Di Đà mà lo lắng mất đi lợi ích không thể nghĩ bàn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Con xin cảm tạ lời chia sẻ của Thầy ạ !
Như vậy việc mở máy niệm là không có tác dụng mà phải chính mẹ con con thành tâm niệm Phật đúng không ạ.
Xin Thầy cho con hỏi thêm là gia đình con niệm Phật trước bàn thờ Bố hay phải lập bàn thờ Phật hay sao ạ?
Có điều gì không phải xin thầy lượng thứ.
Con cảm ơn Thầy rất nhiều ạ!
con kính cúc thầy luôn mạnh khỏe ạ !
A Di Đà Phật.
Bạn Dương nên tham khảo bài này để hiểu biết thêm.
Chính mẹ và bạn đích thân niệm Phật hồi hướng công đức cho bố bạn mới có sự cảm ứng đôi bên thật tình hơn là cái máy niệm Phật đúng không? Máy niệm Phật cũng có cái hay lợi ích khi bạn bận việc không thể niệm Phật thì nên để cho máy tiếp tục phát ra tiếng niệm Phật trên bàn thờ Phật hay bố cũng tốt, nhưng không nên có cái suy nghĩ dùng máy niệm Phật để thay thế tình thương chơn thật của bạn đối với bố bạn mới qua đời. Lòng thành chính tự bản thân cung kính lễ bái niệm Phật hết lòng hết sức dễ cảm ứng chư Phật Bồ Tát và giúp bố bạn hơn rất nhiều.
Cách Thức Trang Thiết Bàn Phật Và Lễ Phật
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2014/11/cach-thuc-trang-thiet-ban-phat-va-le-phat/
Phỏng Vấn Người Cõi Âm
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2014/09/phong-van-nguoi-coi-am/
Luận – Phỏng Vấn Người Cõi Âm (Phần 2 – Hết)
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2014/09/luan-phong-van-nguoi-coi-am-phan-2-het/
P.S. Huệ Tịnh chỉ là Phật tử bình thường, không phải là Thầy bạn à.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật !
Con vô cùng cảm tạ các Thầy đã giải đáp các thắc mắc trước đây của con ạ.
Vì con mới tìm hiểu về Phật nên con còn rất nhiều điều chưa biết ạ.
Thưa Thầy, Bố con mất cách đây 15 ngày rồi ạ, Gia đình con có làm lễ cầu siêu cho bố được 3 lần rồi và còn 4 lần nữa ạ.
trong thời gian này mẹ và con có ăn chay, còn em thứ hai của con sức khỏe kém và em út thì mới 5 tuổi nên không ăn chay được. Nhưng gia đình con không sát sinh ạ, chỉ mua thịt đã cắt sẵn cho 2 em ấy ăn thôi ạ. 1** Thầy cho con hỏi là nếu chỉ có 2 người ăn chay thôi thì có giúp ích được cho bố con không ạ?
2**Và ăn chay thì có được ăn trứng gà, sữa bò , sứa k ạ?
Con thưa Thầy , Nhờ các Thầy chia sẻ nên con được biết niệm Phật sẽ giúp Bố con được siêu thoát , nhưng vì điều kiện nên con k lập được bàn thờ Phật, mà con niệm ” Nam mô A Di Đà Phật” trong đầu thôi ạ. Con hay niệm lúc trên đường đi học và lúc không làm việc trí óc Thầy ạ.
3**Thầy cho con hỏi là có quy định niệm Phật phải vào buổi sáng với tối không , có nhất thiết phải nhìn về hướng Tây không ạ ? và sau khi niệm câu cuối cùng trong ngày con phải hồi hướng hay là niệm xong đợt nào con phải hồi hướng luôn ạ?
Con thưa Thầy cách đây ít hôm , vào buổi trưa con bắt đầu ngủ thì con có nhìn thấy loáng thoáng hình ảnh của bố mặc bộ quần áo công sở và đang đứng gần con . lúc ấy cảm giác của con giống như bị bóng đè ý ạ. Thầy cho con hỏi, liệu có phải Bố đến thăm con không hay là con ảo giác thôi ạ
vì hiểu biết có hạn nên con có nhiều thắc mắc, con kính mong Thầy thông cảm cho con ạ!
Thật lòng con xin cảm ơn các Thầy rất nhiều ạ!
A Di Đà Phật
Chào bạn Thùy Dương!
Xin chia sẻ cùng bạn:
1.Mẹ và bạn ăn chay là rất tốt, hai em của bạn còn nhỏ thì không nên gượng ép. Nên ăn chay trong 49 ngày hoặc nhiều hơn.
2.Ăn chay đúng nghĩa là không dùng các thực phẩm có nguồn gốc động vật. Việc niệm Phật, bạn nên niệm thầm nhép môi thay vì niệm trong tâm (kim cang trì), phương pháp kim cang trì thường khó để tâm vào câu Phật hiệu, do đó câu Phật không được rõ ràng.
3.Bạn có thể niệm đến đâu liền hồi hướng đến đó hoặc tối đến chắp tay quay mặt về hướng Tây mà hồi hướng chung. Không có bàn thờ Phật, vẫn cứ niệm Phật bình thường không trở ngại chi cả nhưng tốt nhất vẫn là lập bàn thờ Tây Phương Tam Thánh.
Hằng ngày bạn nên đốt hương nhắc nhở cha niệm Phật để lìa khổ được vui, siêu sanh Tịnh độ.
Nam mô A Di Đà Phật
A di đà phật.
Con nghĩ m đang gặp thử thách nhưng fon k biết sắp xếp thế nào,tháng vừa rồi con niệm ổn định là 6000 một ngày nhưng giờ vào năm học con đã giảm xuống mức 4000 thậm chí 2000,con lo quá vì đang ở mức như vậy mà lại tụt xuống non nửa.hu.?,con phải chú tâm việc học vì con lo phải thi lại và ba con cũng nhắc nhở con học,đặt niềm tin vào con nữa nên con phải giành thời gian để học.?.
Con cảm giác giờ không có công phu,tháng vua rồi con được nghỉ hè k phải học nên con chú tâm niệm Phật được và con cảm giác m có chút công phu,tâm con an lạc.Nhưng từ lúc lên đây học dk hơn 2 tuần mà con đã giảm hẳn đi việc tu tập,con cảm thấy m ngu muội,con thấy k thoải mái và hay lo sợ,lúc niệm Phật con không thấy thân mật với câu Phật hiệu rồi vọng tưởng lại nổi lên.?.Con tu gián đoạn nên jo con cảm giác tâm quay trở lại như lúc chưa tu,phan duyên nhiu,hay muốn nói chuyện hỏi m.ng,lúc trk tu tập con khác vì con k muốn tiếp xúc vs ai,con muốn ở trên núi một mình ý nhưng giờ lại khác r.?,con kém cỏi quá,k vượt qua thử thách được.Vì k có công phu nên lúc đi đứng nằm ngồi con hay quên niệm Phật.?.Con đường về Tây Phương lại xa với con rồi.?
A Di Đà Phật, Cố lên nào!
🙂 Đọc những dòng chân thật của con làm cô thấy hoan hỷ. Con còn đang tuổi đi học mà chăm chỉ niệm Phật có định số thì quá tốt. Nhưng con đừng quá chấp nặng nề vào việc này dẫn đến việc học trễ nãi rồi cha mẹ buồn phiền cũng không được tốt cho lắm. Khi nào con bận học bài thì thôi, không bận học thì có thể niệm Phật nhiều, miễn đừng bỏ hoàn toàn là tốt lắm rồi con. Nếu như quá bận rộn học tập thì con có thể áp dụng cách niệm 10 lần (Sáng vừa thức dậy, trước và sau 3 bữa ăn, trước khi làm gì đó trong ngày, sau khi làm hết việc trong ngày, trước khi đi ngủ). Vậy thì duy trì được mà không bị phiền não, rồi trong ngày con niệm được thêm bao nhiêu nữa thì niệm, càng tốt.
Niệm Phật thì chỉ nên tập trung niệm, đừng để ý xem mình có công phu hay ko công phu, thế này hay thế nọ….đừng để ý cảnh giới tốt xấu con nhé. Cứ kiên trì như vậy lâu dài rồi từ từ tiến lên. Chúc con học tập thật tốt, là con ngoan trong nhà và cũng là một người bạn niệm Phật tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật. _()_
A di đà phật.
Con cảm ơn cô!?
e xin cảm ơn chị Diệp Mỹ ạ.
chị cho em hỏi thêm là : 1***mỗi đơt niệm Phật có quy định là phải kéo dài trong thời gian tối thiểu là bao lâu k ạ.? vì 1 ngày e thường niệm nhiều đợt chị ạ.
chị ơi, e nghe nói mỗi ngày niệm 1000 ,2000 .10 000 câu niệm. nh e thường căn thời gian áng chừng thôi ạ, nên sẽ có sai số , không tròn nghìn được. 2**** như vậy có ảnh hưởng gì không ạ?
e xin cảm ơn chị ạ
A Di Đà Phật
Thuỳ Dương thân mến!
Niệm Phật là niệm tâm, tâm này là tâm tín, tâm nguyện, tâm nhớ Phật, do đo không câu nệ ở hình thức: mỗi thời niệm bao nhiêu thời gian, niệm tròn số…
Về thời khóa tuỳ thời gian mà em vạch ra, nhưng tốt nhất là buổi sáng chấp tay về hướng Tây niệm 10 hơi (hoặc 10 lần) danh hiệu A Di Đà Phật rồi đọc bài phát nguyện:
“Nguyện cùng người niệm Phật.
Đều sanh về Cực Lạc
Thấy Phật thoát sanh tử
Như Phật độ tất cả”
Buổi tối cũng chấp tay về hương Tây mà đọc hồi hướng chung:
Nguyện đem công đức niệm Phật ngày hôm nay hồi hướng trang nghiêm Phật Tịnh độ
Trên đền bốn ơn nặng
Dưới cứu khổ ba đường
Nếu có ai thấy nghe
Đều phát bồ đề tâm
Hết một báo thân này
Đều sanh về cõi Tịnh.
Con cũng nguyện đem công đức hồi hướng cho cha của con, họ tên… Cầu Phật từ bi phóng quang tiếp dẫn hương linh cha của con siêu sanh Tịnh độ.
(Nếu đã có bàn thờ Phật thì lễ lạy phát nguyện, hồi hướng trước bàn Phật).
Nam mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Con thưa thầy, ông con mới mất được 10 ngày do bệnh ung thư gan và ông con thọ 90 tuổi. Khi còn sống ông con là người hiền lành ai ai cũng quý mến. Huân, huy chương của nhà nước ông đủ cả , mới đây ông nhận huy hiệu 65 năm tuổi đảng …
Người tốt như ông con khi mất thì đầu thai vào cõi nào hả thầy ơi ?
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Người tốt như ông bạn thì Nguyễn Vân nghĩ rằng nhiều khả năng sẽ tái sanh cõi lành.
Ông mới mất,trong vòng 49 ngày ,gia đình bạn nên làm các việc phước lành để trợ duyên cho ông: ăn chay,niệm Phật,phóng sanh,cúng dường Tam Bảo,làm từ thiện…những công đức đó hồi hướng cho ông,cho oan gia trái chủ của ông.
Khi thắp hương cho ông thì nên khuyến tấn ông niệm Phật.
Làm được như vậy,chắc chắn cả gia đình bạn & ông đều được lợi lạc.
Nguyện cầu ông bạn sớm siêu thoát!
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Cho tôi xin hỏi là giả sử khi mình sắp lâm chung nếu mình được thiện tri thức khuyên bảo về pháp môn niệm Phật cầu sanh về Tây phương cực lạc mà trong khi đó mình chỉ tin có 50 % còn nửa còn lại thì mình vẫn còn nghi mà niệm Phật phát nguyện vãng sanh thì con nghe nói mình cũng vẫn được vãng sanh về cực lạc nhưng không phải dạng hóa sanh mà lại là hạng thai sanh mà trong kinh Vô Lượng Thọ nói là “Biên Địa Nghi Thành”,con nghe nói phải qua 500 năm tai ách ở trong biên địa nghi thành đó cho đến khi Phật,bồ tát đến giáo hóa mình dứt trừ hết lòng nghi ngờ Tịnh Độ thì mới thoát khỏi nơi thai sanh đó và nhập vào hạng Liên Hoa hóa sanh ở ao thất bảo Liên Trì nước cực lạc,mà con nghe nói cảnh biên địa nghi thành chỉ gần cõi Tây phương cực lạc thôi chứ chưa phải mình đã về cực lạc đâu.Xin mọi người ở đây có ai có cách nào hướng dẫn cho tôi để niệm Phật vãng sanh về thẳng cõi nước Tây phương cực lạc luôn không phải chuyển sang hạng thai sanh ở biên địa nghi thành đâu,cúi mong quý vị hồi âm sớm,chứ nghe nói mình không về được Tây phương mà phải ở hạng thai sanh là tôi sợ lắm.Nhưng tôi vẫn còn thắc mắc là tại sao mình về đến biên giới của tây phương cực lạc rồi mà nghiệp chướng phiền não vẫn theo mình được lên tới đó ,phiền não vẫn chưa hết sạch,nghiệp chướng vẫn chưa buông tha cho mình,phải ở lại biên địa nghi thành chịu khổ trong 500 năm ở đó.
A Di Đà Phật
Gửi bạn Kelvin,
*Cho tôi xin hỏi là giả sử khi mình sắp lâm chung nếu mình được thiện tri thức khuyên bảo về pháp môn niệm Phật cầu sanh về Tây phương cực lạc mà trong khi đó mình chỉ tin có 50 % còn nửa còn lại thì mình vẫn còn nghi mà niệm Phật phát nguyện vãng sanh thì con nghe nói mình cũng vẫn được vãng sanh về cực lạc nhưng không phải dạng hóa sanh mà lại là hạng thai sanh.
Bạn phải hết sức thận trọng với suy nghĩ này, bởi tâm nghi ngờ chính là tâm đoạ lạc. Trong Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Chủ Mạng Quỷ Vương đã thưa cùng Đức Phật như sau: “Những người làm thiện ở cõi Diêm Phù Ðề, đến lúc lâm chung cũng còn có trăm ngàn quỷ thần trong ác đạo hoặc biến làm cha mẹ, cho đến hàng quyến thuộc, dẫn dắt người chết khiến cho lạc vào ác đạo; huống chi là những kẻ vốn đã tạo ác!”
“Bạch Ðức Thế Tôn! Những kẻ nam người nữ ở cõi Diêm Phù Ðề, lúc lâm chung thì thần thức hôn ám mê muội, không phân biệt được thiện ác, cho đến mắt và tai đều không còn thấy nghe gì nữa”.
Nếu ngay lúc này bạn đặt niềm tin vào phút cận tử nghiệp sẽ có Thiện Tri Thức đến hộ niệm và khai thị cho bạn và không cần phải tu tập gì cả thì cảnh giới mà Chủ Mạng Quỷ Vương đã nói sẽ là cảnh giới bạn sẽ đi vào.
*Xin mọi người ở đây có ai có cách nào hướng dẫn cho tôi để niệm Phật vãng sanh về thẳng cõi nước Tây phương cực lạc luôn không phải chuyển sang hạng thai sanh ở biên địa nghi thành đâu,cúi mong quý vị hồi âm sớm,chứ nghe nói mình không về được Tây phương mà phải ở hạng thai sanh là tôi sợ lắm
Bạn hãy đọc thật kỹ Phẩm 40 trong Kinh VLT dưới đây và lưu ý phần TN in nghiêng:
PHẨM BỐN MƯƠI BIÊN ĐỊA, NGHI THÀNH
Đức Phật bảo ngài Từ Thị: “Nếu có chúng sanh do tâm nghi hoặc làm các công đức, nguyện sanh về Cực Lạc, không rõ Phật trí, bất tư nghì trí bất khả xứng trí, Đại thừa quảng trí, Vô đẳng vô luân tối thượng thắng trí, đối với các trí này nghi ngờ không tin, nhưng vì tin tội phước mà tu tập hạnh lành, nguyện sanh về Cực Lạc.
Lại có chúng sanh chứa nhóm thiện căn, mong cầu Phật trí, phổ biến trí, vô đẳng trí, oai đức quảng đại bất tư nghì trí, đối với căn lành không sanh lòng tin, ý chí còn do dự đối với sự vãng sanh cõi Phật thanh tịnh, không có tinh chuyên, nhưng vì liên tục nhớ nghĩ không thôi kết thành thiện nguyện cũng được vãng sanh.
Do những nhân duyên đó, những hạng người này tuy được sanh về Cực Lạc, nhưng không thể đến thẳng cõi Đức Phật Vô Lượng Thọ được, chỉ đến biên giới cõi Phật, ở trong thành thất bảo thôi. Không phải Đức Phật muốn như vậy, mà vì chính họ tạo nên tâm đến đó vậy. Ở đó cũng có ao sen thất bảo, tự nhiên thọ thân, ăn uống sung sướng như cõi trời Đao Lợi, nhưng ở trong thành đó không thể ra khỏi, nhà ở trên đất, không thể tùy ý cao lớn.
Ở đó năm trăm năm không thấy Phật, không nghe được pháp, không thấy Thánh chúng Bồ Tát, Thanh Văn, trí huệ không sáng suốt, biết kinh pháp lại ít, tâm không mở mang, ý không vui vẻ, nên ở đó gọi là thai sanh.
Nếu có chúng sanh tin rõ Phật trí, cho đến thắng trí, đoạn trừ nghi hoặc, gieo các thiện căn làm các công đức, chí tâm hồi hướng, nên được hóa sanh ngồi kiết già trong hoa thất bảo, khoảnh khắc được thân tướng quang minh, công đức trí huệ thành tựu đầy đủ như các bậc Bồ Tát vậy.
Di Lặc Bồ Tát phải biết, hạng hóa sanh đó có trí huệ thù thắng. Hạng thai sanh kia trong năm trăm năm không thấy Tam bảo, không biết phép tắc của Bồ Tát, không được tu tập công đức, không có nhân duyên cúng dường Phật Vô Lượng Thọ, phải biết hạng người này do đời trước không có trí tuệ, sanh tâm nghi hoặc mà ra”.
* Nhưng tôi vẫn còn thắc mắc là tại sao mình về đến biên giới của tây phương cực lạc rồi mà nghiệp chướng phiền não vẫn theo mình được lên tới đó, phiền não vẫn chưa hết sạch, nghiệp chướng vẫn chưa buông tha cho mình, phải ở lại biên địa nghi thành chịu khổ trong 500 năm ở đó.
Phật nói: “Này thanh niên, các loài hữu tình là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp. Nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa, nghiệp phân chia các loài hữu tình; nghĩa là có liệt, có ưu”. (Kinh Tiểu nghiệp phân biệt, Trung Bộ)
Sao gọi là “chủ nhân”? Sao gọi là “thừa tự”? Sao gọi là “thai tạng, là quyến thuộc, điểm tựa”? Tại sao “nghiệp lại phân chia các loài hữu tình thành ưu, liệt”?
TN khẩn mong quý thiện hữu Tri Thức cắt nghĩa giùm đoạn kinh văn này giúp cho đạo hữu Kelvin và các liên hữu khác cùng khai ngộ.
Thành kính tri ân!
TN
Dạ thưa thầy, thầy cho con hỏi là ba con đã mất được 9.10 năm nay , do đột quỵ . Lâu lâu hay hiện về trong giấc ngủ of mẹ con . Con muốn hỏi thầy là làm cách nào để biết ba con đã được siêu thoát chưa ạ ! Con cảm ơn thầy ạ
A Di Đà Phật
Gửi bạn Anh Thuý,
Giấc mơ luôn có hai giả thiết:
*Một do tâm tưởng sanh của mẹ bạn quá sâu đậm (thường nhớ nghĩ về Ba bạn, nên những hình ảnh đó (TN nói giản đơn) đã ghi lại vào bộ nhớ; tối đến, khi ngủ, lại nhớ nghĩ về những hình ảnh đó nên trong mộng những hình đó sẽ tự trình chiếu lại.
*Nếu những hình ảnh của Ba bạn hiện lên trong giấc mộng của Mẹ bạn là những hình ảnh buồn rầu, lo âu, hoảng sợ, sân hận… thì rất có thể đó là những thông điệp Ba bạn muốn báo Ba bạn chưa được siêu thoát. Muốn xác định đích xác Ba bạn siêu hay chưa siêu? Bạn có thể tự làm trắc nghiệm: Nếu cả đời Ba hành thiện; tu phước thiện, tu đạo, dẫu chưa tinh tấn, thì khi xả báo thân, thoại tướng tốt (không co quắp, hoảng sợ hay la hét, kêu gào, hoặc sân hận…) những cảnh giới an lành: trời, người sẽ là cảnh giới ba bạn sẽ tới; ngược lại thì những cảnh giới không an lạc sẽ tới.
Trong Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Đức Phật Thích Ca đã dặn Phổ Quảng Bồ tát như sau: “Lại nữa, này Phổ Quảng! Như những chúng sanh ở đời vị lai, hoặc trong mộng trong mị, trông thấy các quỷ thần cùng các hình bóng khác, hoặc buồn bã, hoặc khóc lóc, hoặc rầu rĩ, hoặc than thở, hoặc hãi hùng, hoặc sợ sệt; đây đều là cha mẹ, anh chị em, vợ chồng, quyến thuộc từ một đời, mười đời, trăm đời, hay ngàn đời trong quá khứ, còn đang bị đọa lạc trong ác đạo, chưa được ra khỏi, lại không trông mong vào phước lực nơi nào để cứu vớt, nên mới mách bảo với kẻ có tình cốt nhục trong đời trước, khiến làm phương tiện hầu mong được thoát khỏi ác đạo.
Này Phổ Quảng! Ông nên dùng thần lực khiến hàng quyến thuộc đó đối trước tượng của chư Phật, Bồ Tát, chí tâm tự đọc Kinh này, hoặc thỉnh người khác đọc, đủ số ba biến hoặc bảy biến. Như vậy, kẻ quyến thuộc đang ở trong ác đạo kia, khi tiếng tụng kinh đủ số mấy biến đó xong, sẽ được giải thoát, cho đến trong mộng trong mị không thấy hiện về nữa.”
Theo TN nghĩ, gia đình bạn nên phát tâm tụng Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện từ 7-21 ngày, kết hợp phóng sanh, bố thí… rồi hồi hướng cho Ba, chắc chắn những giấc mộng sẽ không còn tái diễn, hoặc dẫu có thì cũng là những giấc mộng lành.
TN
Xin các vị đạo hữu hãy gỉải đáp thắc mắc của Kelvin như sau:Sao gọi là “chủ nhân”? Sao gọi là “thừa tự”? Sao gọi là “thai tạng, là quyến thuộc, điểm tựa”? Tại sao “nghiệp lại phân chia các loài hữu tình thành ưu, liệt”?
Kelvin vẫn không hiểu tại sao người niệm Phật cầu sanh cực lạc về tới Biên địa nghi thành(biên giới của nước cực lạc) thì nghiệp chướng của họ vẫn theo họ lên đến biên giới nước cực lạc,nghiệp chướng của họ vẫn chưa mất,phải trải qua 500 năm không được nghe Phật pháp,không thấy Phật thì làm sao nghiệp chướng nó tiêu nhanh được đây,mà con nghe nói về đến Tây phương thì nghiệp chướng phiền não tiêu rất nhanh nhưng còn đối với hạng thai sanh thì sao đây,chẳng lẽ họ phải tự mình làm tiêu nghiệp chướng của mình cho hết thì mới trở thành hạng Liên hoa hóa sanh ở ao Liên Trì sao.
Kelvin khẩn mong mọi người giải thích thắc mắc và hồi âm sớm cho Kelvin,cảm ơn các đạo hữu và chúc đạo hữu Thiện Nhân khỏe mạnh,niệm Phật đạt đến nhất tâm bất loạn và vãng sanh về Tây phương cực lạc ở thượng phẩm thượng sanh.
Chào bạn Harry Kelvin
Về biên địa cõi Cực Lạc là do sự nghi hoặc mà sanh ra vì những nghi hoặc ở trong phẩm 40 kinh Vô Lượng Thọ đề cập mà những người đó sanh ở biên địa. Về nghiệp chướng thì chúng sanh ai mà chẳng có nghiệp chướng, Bồ Tát Phổ Hiền nói giả sử nghiệp chướng có hình dạng thì 10 phương hư không không thể nào chứa đựng nổi, ngay cả ở hàng hạ phẩm đa phần đều là mang nghiệp vãng sanh đấy thôi. Về nghiệp chướng mà người ở biên địa mang phải đó chính là sự nghi ngờ, các thứ nghi ngờ đó đều ghi ở trong Kinh Vô Lượng Thọ. Khi mà họ hết sự nghi ngờ thì tự nhiên sẽ hoa khai kiến Phật hóa sanh trong hoa sen mà thôi. Con số 500 năm cũng chỉ là 1 con số trung bình có thể dài hơn hoặc ngắn hơn tùy vào họ hóa giải sự nghi ngờ nhanh hay là chậm.
A Di Đà Phật
Gửi bạn Kelvin,
TN mạo muội gửi tới bạn 2 tích chuyện dưới đây để bạn cùng các liên hữu cùng suy ngẫm và tìm được cho mình lời giải đáp về nghiệp:
1. 500 Kiếp Làm Chồn
Thiền sư Bá Trượng Hoài Hải thoáng nhìn đã biết đây là người khác lạ ông già này mấy lúc gần đây thường theo chúng Tăng nghe sư thuyết pháp. Hôm nay chúng Tăng đã ra khỏi pháp đường mà ông vẫn nán lại và chậm chậm đi về phía sư.
Bá Trượng hỏi:
– Ông là người gì?
Ông già thưa:
– Bạch Hòa Thượng, con không phải là người, con là con chồn ở sau núi. Nguyên đời Đức Phật Ca Diếp con là vị Tăng. Vì có người hỏi con:
“Bậc đại tu hành có rơi vào Nhân Quả chăng?”
Con đáp:
“Không rơi vào Nhân Quả!”
Thế là con đọa làm thân chồn đã năm trăm kiếp. Nay dám xin Hòa Thượng nói lại một lời để con thoát thân chồn.
Bá Trượng bảo:
– Ông hỏi lại ta.
– Bạch Hòa Thượng, bậc đại tu hành có rơi vào Nhân Quả chăng?
Bá Trượng bảo:
– KHÔNG MÊ MỜ NHÂN QUẢ!
Ông già chợt đại ngộ, thưa:
– Thế là từ nay con thoát thân chồn, dám xin Hòa Thượng lấy lễ Tăng chêt tống táng cho con.
Nói rồi biến mất.
Bá Trượng sai bạch kiền chùy với chúng:
“Trưa mai ăn cơm xong đưa đám một vị Tăng”
Chúng Tăng ngạc nhiên vì nhà bệnh không có ai nằm, không có ai chết.
Hôm sau Bá Trượng dẫn chúng Tăng đi vòng sau núi đến cái hang lấy gậy bươi ra xác một con chồn rồi đem về làm lễ trà tỳ trịnh trọng.
2. CHÚNG SANH LÀ THỪA TỰ CỦA NGHIỆP
Một ngày nọ một thanh niên đến hỏi đức Phật: “Kính bạch Tôn giả, cha con vừa chết. Xin đến cầu nguyện cho ông. Vực hồn ông lên để ông có thể lên thiên đàng. Các thầy đạo Bà la môn có làm những nghi thức như vậy nhưng ngài là Phật có nhiều quyền năng hơn họ. Nếu ngài chịu làm thì chắc chắn linh hồn cha con sẽ bay thẳng lên thiên đàng.”
Đức Phật trả lời: “Được rồi. Con đi đến chợ mua dùm ta hai chậu đất nung và ít bơ.” Chàng thanh niên mừng rỡ vì đức Phật đã chịu làm bùa phép để cứu linh hồn cha mình. Anh lật đật xuống phố mua những vật được yêu cầu. Rồi đức Phật chỉ dẫn: “Bỏ bơ vào một chậu và bỏ đá vào chậu kia. Xong ném cả hai chậu xuống nước.” Chàng thanh niên làm theo, và cả hai chậu đều chìm xuồng đáy hồ. Rồi đức Phật nói tiếp: “Bây giờ lấy một cây gậy và chọc vào hai chậu ở đáy hồ.” Chàng thanh niên làm theo. Hai cái chậu bị vỡ và chất bơ vì nhẹ nên nổi lên mặt nước trong khi đá nặng nên vẫn nằm dưới đáy hồ.
Đức Phật lúc đó nói: “Giờ lẹ lên, đi mời hết các thầy tu đi. Nói với họ đến đây tụng sao cho bơ chìm xuống đáy và đá nổi lên trên.” Chàng thanh niên nhìn đức Phật sửng sốt. Anh nói: “Kính bạch Tôn giả, bộ ngài dỡn sao. Dĩ nhiên không ai tin bơ nhẹ thì chìm mà đá nặng lại nổi. Điều đó trái ngược với luật tạo hóa.”
Đức Phật cười và đáp: “Vậy con không thấy sao, nếu cha con sống một cuộc đời tốt lành, thì các việc làm của ông sẽ nhẹ như bơ, do đó bất kể tình huống nào cha con cũng sẽ thăng lên thiên đàng. Không ai có thể ngăn cản được điều đó, ngay cả chính ta. Vì không ai có thể cưỡng lại luật nghiệp báo. Nhưng nếu cha con sống một cuộc đời xấu xa, thì cũng như những hòn đá nặng kia, ông sẽ chìm xuống địa ngục. Không có số lượng cầu nguyện nào của mọi giáo sĩ quyền năng trên thế gian này có thể làm ngược điều đó.”
Chàng thanh niên bấy giờ đã hiểu. Anh ta sửa đổi cái quan niệm sai lầm của mình và không còn đi xin xỏ một việc không thể được. Câu chuyện ví von của đức Phật đã làm sáng tỏ một điều: Không ai có thể cứu chúng ta, nhất là sau khi chúng ta đã chết. Theo luật nghiệp, chúng ta là sở hữu chủ của mọi việc làm của chúng ta, là người thừa kế mọi việc làm của chúng ta. Hành động của chúng ta là vật sở hữu thật sự của chúng ta. Chúng là chỗ nương tựa và quyến thuộc thật sự của chúng ta. Chúng là nơi sinh trưởng chúng ta. Khi chết chúng ta không đem theo đuợc một xu con nào hay một của cải vật chất gì. Ngay cả một trong những người thân yêu nhất của chúng ta cũng không thể đi theo. Cũng như chúng ta đã đến một mình do nghiệp của mình, chúng ta phải ra đi một mình. Nếu chúng ta hiểu rõ luật nghiệp thì chúng ta sẽ cảm nhận được tầm quan trọng phải sống một cuộc đời cao đẹp khi chúng ta còn sống. Vì nếu chờ đến khi chết thì quá trễ, không có gì có thể thay đổi được nữa. (Trích từ Yêu và Chết)
Nguyên bản: Loving and Dying
của Tỳ kheo Visuddhàcàra
Bản dịch Việt ngữ của Không Tuệ
Nam Mô A Di Đà Phật! Thưa thầy cho con hỏi ba con mất cách đây 21 năm vì tai nạn sét đánh. Từ lúc ba mất gia đình còn xảy ra nhiều chuyện không may. Lúc ba con mất vì điều kiện kinh tế khó khăn nên gia đình con không cầu siêu cho ba được. Xin thầy chỉ đường dẫn lối cho con.
Đường Về Cõi Tịnh: A Di Đà Phật! Để ĐVCT được trang nghiêm và thanh tịnh, hơn thế ý kiến của bạn còn mang tính hướng chúng, vì thế BQT mong các đạo hữu hoan hỉ viết tiếng Việt đủ dấu và không viết tắt khi chia sẻ ý kiến của mình.
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Bây giờ việc bạn nên làm là công đức phóng sinh,niệm Phật,cúng dường Tam Bảo,làm từ thiện…hồi hướng cho ba,cho khắp pháp giới chúng sinh.
Làm được như vậy,chắc chắn bạn & ba của bạn đều được lợi lạc.
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Kính thưa các thầy, con rất tin vào Phật cũng hay nghe giảng pháp lắm, biết được là chết đi nhưng linh hồn thì vẫn tồn tại. Con thật rất nhớ mẹ con mà không lần nào gặp được vì lúc sanh rồi thì mẹ mất, cũng gần 20 rồi, duyên số ngắn ngủi từ lúc ra đời đến giờ ko được ở bên người. Không biết mẹ của con đang ở đâu con mong được thầy chỉ bảo con có thể làm gì đó cho mẹ, mẹ con được thờ ở chùa tại lúc mất rồi bà hay hiện về khóc. Nếu có duyên con gặp lại mẹ được ko?mong được các thầy giúp đở
A Di Đà Phật
Ngọc Thanh thân mến!
Đúng là chết không phải là hết. Sau khi chết thần thức sẽ có 6 con đường để đi vào đó tái sanh luân hồi:
-Địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh (gọi là ba ác đạo).
-A tu la, người, trời (cõi thiện)
Trên thực tế ba cõi a tu la, người, trời chỉ tạm gọi là cõi thiện, bởi vì dù có tái sanh thiên đi chăng nữa vẫn phải chịu luân hồi, hết phước báo lại phải chịu khổ.
Ngoài sáu con đường tái sanh này, có một cõi nữa gọi là niết bàn, cõi này danh cho những vị tu hành chứng đắc, giải thoát sanh tử.
Bạn nói mẹ hay hiện về khóc, có lẽ mẹ đã bị tái sanh vào cõi xấu. TRong Kinh Địa Tạng Phật có dạy “Chúng sanh ở cõi nam diêm phù đề, nhất cử nhất động không chi là chẳng phải tội”, bản thân của mỗi chúng ta, nếu không biết tu hành niệm Phật, nghiêm trì giới luật thì đa phần khi chết đều tái sanh vào tam ác đạo. Do đó, khi còn được thân người này, bạn nên vận dụng hết khả năng để cứu mình, cứu mẹ, chứ đợi đến chết đi rồi, bạn có duyên gặp mẹ ở đâu? Mỗi người đều thọ nhân quả báo riêng thì gặp nhau ở đâu?
Ngài Pháp Nhiên Thượng Nhân dạy rằng “Vì người chết mà niệm Phật hồi hướng thì Phật A Di Đà phóng quang minh soi chiếu địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Kẻ bị chìm trong ba đường dữ mà chịu khổ thì hết khổ. Người chết sau khi lâm chung được giải thoát”. Hằng ngày bạn hãy niệm danh hiệu A Di Đà Phật hồi hướng cho mẹ của bạn, ngoài ra nên vì mẹ làm các công đức phóng sanh, cúng dường… Về phần bạn, nên niệm Phật hằng ngày để nuôi dưỡng pháp thân, sớm ngày giác ngộ giải thoát.
Nam mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Con cầu xin thầy.
Con đang rất lo lắng. Lúc niệm con thấy người ta cho con dao vào trong hậu của bố con. Như thế có phải không được tốt có phải không thầy?
A Di ĐÀ Phật
Tôi xin góp chút ý kiến, tôi nghĩ một người khi không biết tới Phật Pháp thì chẳng có những hiện tượng đó xảy ra, nhưng khi niệm thì vô số vọng tưởng hôn trầm,… kéo tới để thử thách, ngăn cản người niệm, tôi có đọc khi người niệm gặp những hiện tượng không tốt thì nên sám hối ngay và tiếp tục niệm, và càng phải tin tưởng và tinh tấn hơn nữa. Cái tốt hay không tốt là ở mình thôi.
Chúc bạn tinh tấn.
Thưa thầy con vẫn chưa hiểu lời Thầy . Con nghe nói nếu để dao vào quan tài thì bố con sẽ không về được nhà có phải không thừa thầy? Con xin cám ơn thầy!
A Di Đà Phật
Chào bạn Hoan!
Ý của bạn là lúc liệm cha của bạn, bạn thấy người ta để dao vào trong quan tài? Thế đấy là chủ ý của ai? Tôi chưa từng thấy phong tục tẩm liệm người chết như thế.
Nam mô A Di Đà Phật
Thưa thầy!
Lúc bố con mất thì ông bí thư xóm vào thay quần áo áo và buộc con dao lên bụng bố con. Lúc con hoi tại sao lại buộc giao thì được ông ý giải thích là để chống ma tà quấy nhiễu và để khử mùi nữa. Nhưng lúc niệm cho bố con vào quan tài ông ý lại quên không lấy ra. Có phải như thế bố con sẽ không được siêu thoát không ak? Nếu thế thì giờ con phải làm sao? Con mong thầy giúp đỡ. Con mong thầy giúp đỡ ak!
A Di Đà Phật
Chào bạn Hoan!
Phong tục người Việt Nam chúng ta khi có người mất thì tiến hành rửa mình mẩy sạch sẽ, bỏ gạo vào miệng, nắn tay nắn chân cho ngay, cột chân… khóc tế, kèn trống não nề, xây mồ yên mã đẹp, sát sanh hại mạng thiết cúng linh đình… Người không hiểu đạo thì cho rằng như thế là nghĩa, là hiếu; thực tế tất cả những việc trên đều không đem lại sự lợi lạc cho người mất, ngược lại còn khiến họ gánh nghiệp nặng lại nặng thêm.
Người mất khi chưa qua 8 tiếng thì thần thức (linh hồn) chưa thực sự rời khỏi xác, nếu ta chạm vào thân họ, sẽ khiến họ vô cùng đau đớn mà sinh tâm sân hận. Nếu ta khóc lóc sẽ khiến họ sinh tâm luyến ái (si), khi đó tiếng khóc + kèn trống khiến họ tâm đang hoản loạn lại càng hoản loại hơn. Nhân sân thì quả là địa ngục, nhân si thì quả ở trong đường súc sanh, tham là nhân của cõi ngạ quỷ. Do đó, khi nhà có người mất, cứ để họ nằm yên (chết ở tư thế nào thì cứ để ở tư thế đó) thay vì khóc lóc thì cùng nhau mà niệm thánh hiệu A Di Đà Phật và khuyên bảo người mất hãy cùng niệm Phật để vãng sanh Tây Phương (ít nhất là 8 tiếng). Sau đó thì hãy theo phong tục mà tẩm liệm, chôn cất.
Cha của bạn khi vừa mất, đã bị người thay quần áo, buột dao vào bụng thì khó tránh khỏi bị lạc vào tam ác đạo (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh). Do đó việc cần làm để cha bạn siêu thoát là:
-Hằng ngày niệm Phật cho cha bạn, niệm A Di Đà Phật càng nhiều càng tốt, mỗi lúc thắp hương thì nhất nhất khuyên cha niệm A Di Đà Phật vãng sanh Tây Phương.
-Ưu tiên dùng tiền của của cha để lại để mua vật phóng sanh, cúng dường, bố thí, làm các việc phước thiện.
-Không được sát sanh cúng tế, việc cúng kính phải dùng chay hoàn toàn. Nên dâng cúng Phật trước rồi hãy cúng cho cha. Trong vòng 49 ngày, gia đình chớ có giết hại sanh vật ăn thịt, uống rượu.
-Gia đinh nên vì cha mà phát tâm ăn chay trong 49 ngày hoặc nhiều hơn.
Tối đến hãy thắp hương trước bàn Phật đọc hồi hướng: Gia đình chúng con đồng lòng nguyện đem tất cả công đức ngày hôm nay hồi hướng:
Trang nghiêm Phật tịnh độ
Trên đền bốn ơn nặng
Dưới cứu khổ ba đường
Nếu có ai thấy nghe
Đều phát bồ đề tâm
Hết một báo thân này
Đều sanh về cõi Tịnh.
Cũng xin nguyện đem công đức hồi hướng cho cha của con họ tên… đồng siêu sanh Tịnh độ.
—————-
Nam mô A Di Đà Phật- xin hãy thường niệm hồi hướng vãng sanh Tây Phương.
Thưa thầy. Con muốn tụng kinh niệm phật thì phải àm gì ạ
con muốn đọc sách kinh cầu sieu cho con gái 22tháng tuổi cua con. Làm sao để con mua đc sách đó ạ.
Thưa thầy. Con xin hỏi thêm. Con gái con mất đến nay là đc 6tháng ạ. Trong gia đình đang có trùng tang( trước đó bà nội cuả chồngcon mất sau 14 tháng dến con gái của con ạ. Để tránh không trùng tang cho ng kế tiếp thì con phải làm gì ạ.
A Di Đà Phật
Chào bạn Nương!
Kinh điển của Phật thuyết giảng thì không được gọi là “sách đó”, và nên dùng từ thỉnh Kinh thay vì mua sách bạn nhé.
Bạn có thể đến chùa để thỉnh Kinh, nhà chùa rất hoan nghênh các quý Phật tử thỉnh Kinh sách để đọc tụng. Giả như chưa có điều kiện, thì một ngày hai thời sáng- tối hãy thắp hương ngồi dưới bàn Phật mà niệm hồng danh A Di Đà Phật. Tùy theo sức lực mà niệm nhiều hoặc ít, sau đó đọc hồi hướng cho con gái của bạn.
Còn vấn đề trùng tang thì đó là chuyện mê tín dị đoan. Mỗi người đều có thọ mạng dài ngắn riêng biệt tùy theo nghiệp nhân- quả báo, không có chuyện bị chi phối bởi một thế lực nào. Nếu ngay hiện đời chúng ta tu thiện: niệm Phật, ăn chay, phóng sanh… thì thọ mạng có thể kéo dài thêm, và ngược lại nếu chúng không biết tu thiện tích đức, sát sanh hại mạng, trộm cắp, tà dâm… thì theo đó thọ mạng sẽ ngắn lại.
“Thân người khó được tựa hạt bụi nơi đầu ngón tay”, nên quý trọng thân người có được, lợi dụng thân người mà ngày ngày chuyên cần niệm Phật, tụng Kinh, tùy duyên làm các công đức phóng sanh, cúng dường, bố thí… Chớ tin theo tà kiến ngoại đạo, cúng bái yếm trừ, vừa phí tiền phí của, lại khiến nghiệp càng nặng thêm. Nên nhớ chỉ có Phật pháp mới hóa giải nghiệp chướng, “một câu A Di Đà Phật tiêu được trọng tội 80 ức kiếp sinh tử”, nên siêng năng mà niệm Phật để nghiệp nặng chuyển thành nhẹ, chuyện dữ hóa lành.
Nam mô A Di Đà Phật
Kinh điển mà bạn ấy còn gọi là ‘sách đó’ thì rõ ràng bạn ấy chưa biết về đạo phật nhiều. mình nghĩ nếu bạn ấy vào chùa thỉnh Kinh về rồi để kinh sách không đúng chỗ , hoặc đặt kinh ở chỗ không trang nghiêm vậy có phải thêm tội bất kính không nè .
theo mình nghĩ bạn ấy có thể lên đc trang này thì cũng có thể lên google để đọc kinh điển . tạm thời đọc trên mạng rồi tìm hiểu về những cơ bản về cách thức đọc kinh và cung kính kinh ra sao trước đã rồi hãy thỉnh những quyển kinh quý báu về nhà.
Thí dụ như không đc ăn thịt rồi đi tụng kinh, quần áo phải trang nghiêm, rủa tay sạch mới được đụng vào kinh điển và vv .. còn rất nhiều..
Nếu 1 ng chưa biết những cơ bản họ lấy kinh phật rồi ngồi trên giường vừa đọc vừa nói chuyện y như đọc sách thường vậy thì chỉ thêm tội =(
Thưa bạch thầy cùng các vị sư môn . Con muốn hỏi 1 chuyện mà con đau đấu cả tháng nay , không biết làm sao để giải quyết . Nên đành hỏi các vị cho con xin ý kiến
– Con có thằng bạn năm nay cũng trạc 16t . Nó vs con là bạn thân . Nên nó cái gì cũng nói thật cho con biết hết . Nó nói là nó bị đồng tính . Nó chỉ thích con trai , đối vs con gái thì chả có chút ấn tượng gì . Nó còn nói là nó xem rất nhiều clip gay sex trên mạng … Con đã giật mình khi nghe nó kể vậy . Con đã khuyên nó là hãy là một người thật tốt , đừng coi phim sắc tình nữa , mặc dù mày thích con trai thì cũng chả sao , ko ai quyết định được giới tính của mình . Nó cũng nghe lời con , bỏ thói quen đó hơn một tháng thì nó lại bị nghiện bởi các clip sắc tình trên mạng . Nó còn hỏi nếu giờ tao lỡ quan hệ thì sao . Con ko thể nào trả lời cho nó vào lúc đó đc . Điều đó làm con suy nghĩ hơn cả tháng nay ….
– Vậy cho con hỏi nếu với hành vi coi nhiều clip sex trên mạng và lỡ quanh hệ với người cùng giới thì nghiệp có nặng không ạ ????
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT .
A Di Đà Phật
Dù quan hệ với người cùng giới hay khác giới, hặc tự mình thỏa mãn dâm tính thì đều mắc phải tội tà dâm. “Vạn ác dâm đứng đầu”, ở dương gian thì bị giảm thọ, chết thì phại đọa ngục cùng những hình phạt rất thảm khốc.
Thanh Tâm hãy vào http://voluongtho.vn/phapam/480-Am-Luat-Vo-Tinh-Qua-Bao-Cua-Ta-Dam.html để chia sẻ với người bạn của Thanh Tâm.
Mỗi người chúng ta khi sinh ra đã không thể quyết định được cuộc đời của mình, chỉ có nghiệp mới quyết định được số phận ra sao; nhưng nếu chúng ta không thức tỉnh lại cứ điên đảo theo số phận, theo cuộc đời tưởng chừng là đã an bày thì chính ta, ta tự vùi dập mình chứ không phải số phận vùi dập ta.
Thanh Tâm hãy đem Phật pháp mà giáo hóa người bạn ấy, chỉ có ánh sáng trí tuệ, từ bi của Phật mới khai sáng được tâm hồn đang mê muội. Dĩ nhiên việc này không hề dễ, và cũng không thể gấp gáp được; nhưng vẫn tin rằng với tình cảm chân thành của Thanh Tâm dành cho bạn ấy, rồi sẽ cảm hóa được.
Nam mô A Di Đà Phật
A di đà phật
Bạn Thanh Tâm thân mến
Bạn phải biết đồng tính chính là một bệnh hoạn tâm lý có khả năng lan truyền trong cộng đồng, nên nếu bạn là bạn thân của bạn ấy thì khả năng bạn bị “lây truyền” sang là có thật đó 🙂
Nên việc cấp thiết bây giờ là bạn phải khuyên bạn ấy đừng nghiện sex nữa, cần thiết đi tư vấn bác sĩ tâm lý càng tốt và chính bạn cũng phải niệm Phật cho nhiều kẻo bị…kiếp nạn đó nghe 🙂
A Di Đà Phật.
Trong thời Mạt Pháp (đạo lực yếu kém), đạo trạng đại chúng cộng tu có nên kỵ nam nữ hỗn tạp tu chung không?
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Huệ Tịnh huynh phải chăng là có ý khuyên bảo điều gì với chúng đệ, chúng muội?
_()_
A Di Đà Phật.
Ðức Phật dạy: “Trong các thứ ái dục, không gì đáng ngại bằng sắc dục. Lòng ham thích sắc đẹp to lớn không gì sánh bằng. May thay, chỉ có một mình nó mà thôi. Nếu có hai thứ như thế thì khắp thiên hạ không ai có thể tu Ðạo được cả!”
Kinh Phật Nói Bốn Mươi Hai Chương – Chương 24
Mỹ Diệp cũng biết rồi, đến chùa mục đích để gặp thắng duyên gieo trồng chủng tử thanh tịnh nhưng nếu Phật tử đạo tràng có nam nữ cộng chung nhau (nhất là phong trào giới trẻ hiện giờ) thì e rằng dễ làm chướng ngại trên đường đạo hợn không? Nếu không phải là Thánh nhân thì làm sao tránh không khởi tâm mê sắc? Nếu còn mê sắc tham luyến trong tâm thì tín tâm chí nguyện còn kém làm sao niệm Phật mà được Đức Phật lai nghinh? Những gì thực tế dễ xảy ra trong tâm mỗi người cho dù đó là hàng xuất gia hay tại gia, Huệ Tịnh thật tình muốn gợi lên góp ý nên cẩn thận cho thế hệ sau này mà thôi.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
MD thì không có duyên với chốn chùa chiền, chỉ có một lần tham gia bát quan trai giới trong một ngày nhưng đến chùa lại niệm Phật không được nhiều vì đạo tràng không chuyên tu Tịnh độ _()_
Chỉ có ngày tết đến chùa thắp hương, và nhìn thấy cảnh đông đúc, nam thanh nữ tú ăn mặc thái quá nhưng vẫn vào chánh điện lễ Phật. Chùa vốn là nơi thanh tịnh, nhưng vì thấy người không thanh tịnh, ta sanh động tâm nên thành ra cũng không thanh tịnh.
Có thanh tịnh không là ở nơi ta. Đạo tràng niệm Phật tổ chức tu chung, không phân biệt ưu bà tắc, ưu bà di là hoàn toàn đúng, bởi vì đã là người niệm Phật rồi thì làm sao các sư thầy lại khởi tâm phân biệt nam nữ mà tổ chức tu riêng. Mục đích các thầy khi tổ chức các khóa cộng tu là để phật tử đến chùa là buông mọi thế tục, yên lòng mà niệm Phật, nhưng nếu ai đó không buông xuống được, nhìn thấy bạn đồng tu mà khởi tâm tình tứ thì đành vậy, biết làm sao được.
Nam mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật.
CHUYỆN CHUYỂN KIẾP CỦA TÔ ĐÔNG PHA VÀ THIỀN SƯ PHẬT ẤN
Vọng tưởng có hai phần: thô và tế. Vọng tưởng thô ai cũng biết, bởi hành tướng nó rất rõ ràng. Còn vọng tưởng vi tế, người tu già dặn cũng phải e ngại.
Người mới tu, chỉ có thể nhận biết được các vọng tưởng thô, khó lòng phát hiện được các vọng tưởng vi tế. Ví như một ao nước đục, khi bọt nổi lên mặt ao ta mới nhận thấy. Còn phần bọt nhỏ nhẹ từ dưới đáy ao, muốn thấy rõ nó, cần phải có một ao nước thật trong. Người tu hành lâu (thiền định hay các pháp môn khác), đến trình độ nước tâm trong lặng mới thấy biết được vọng tưởng vi tế.
Bạch Thánh pháp sư, một buổi sáng từ nơi giường bước lại ghế ngồi, trong khoảng chừng ba giây đồng hồ, đã phát giác trong tâm mình nổi lên đến vài mươi vọng niệm sai biệt. Chừng ấy ngài mới chứng minh được lời nói trong kinh: “Một niệm có chín mươi sát na, một sát na có chín trăm sanh diệt.” Đây là vọng tưởng thuộc loại vi tế.
Quang Huệ và Giới Diễn là hai vị thiền sư đều ngộ Đạo. Một hôm trong khi đồng ngồi thiền, nơi tiềm thức của ngài Giới Diễn thoạt nổi lên một niệm sắc ái, ngài liền diệt trừ; song bên kia Quang Huệ thiền sư đã hay biết. Sau khi xuất định, ngài Quang Huệ làm bài kệ có ý trêu cợt ngài Giới Diễn. Giới Diễn thiền sư buồn thẹn, liền thâu thần nhập diệt.
Ngài Quang Huệ hối hận, gọi đệ tử đến phó chúc rằng: “Bạn ta trong khi thiền định có một niệm sắc ái, sau tất lụy về sắc; vì phiền ta mà thị tịch, sau sẽ phá hoại Tăng bảo. Lỗi ấy một phần do ở nơi ta, nếu ta không theo hóa độ, tất sẽ mang lấy hậu quả!”
Dặn dò xong, ngài cũng viên tịch theo luôn. Sau, Quang Huệ chuyển thân làm thiền sư Phật Ấn; Giới Diễn chuyển kiếp làm Tô Đông Pha. Đông Pha do kiếp trước có tu nên làm quan to trong triều, thông minh trí tuệ mà cũng đa tài đa tình. Ông có đến bảy người thiếp, và thường đem sự thông minh bác lãm của mình mà vấn nạn các vị thiền sư. Về sau Tô Đông Pha bị ngài Phật Ấn chiết phục, ông mới quay lại đường tu.
Cho nên vọng tưởng vi tế, người tu lâu cũng phải e ngại là thế.
(Sưu tầm từ internet)
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô a di đà phật
Thưa thầy, con mong thầy bớt chút thời gian cho con hỏi một số thắc mắc chồng con năm nay 25 tuổi mới mất được 51 ngày. Ngày nào con cũng cúng cơm cho a ấy ngày 2 bữa chính và bữa sáng thì đồ ăn nhẹ nhưng đều là đồ chay nhưng do con mới sinh e be được 2 tháng nên con không ăn chay được vì như thế sẽ không đủ sữa cho con nên con vẫn ăn thêm thịt cá nhưng con hạn chế giết mổ con vật. Mà đến hàng tuần con đều mời thầy về nhà cúng tuần và đọc kinh cho anh ấy sáng sáng con thắp hương khuyên a ây theo phật thích ca mô ni để niệm phật a di đà để phật đưa a về cõi vĩnh hằng cho linh hồn a được siêu thoát nhưng hằng ngày con k ăn chay và k niệm nam mô a di đà phật được nhiều ma con mua đài niệm nam mô a di đà phật về bật cả ngày đêm thi linh hồn chồng con có được siêu thoát k ạ. Và những ngày tớ con phải làm những gì thưa thầy. Thầy cho con hỏi 1 điều nữa là vợ chồng con ở riêng con định cúng cơm cho chồng con đến hết 100 ngày con xin chuyển chồng con và con cũng về nhà bố mẹ chồng con được k ạ và nếu được về thì có được đưa di ảnh của chồng con nên bàn thờ gia tiên k hay phải lập bàn thờ khác ạ
Con chân thành cảm ơn thầy ạ
1. “…con mua đài niệm nam mô a di đà phật về bật cả ngày đêm thi linh hồn chồng con có được siêu thoát k ạ?”
Vãng sanh được hay không là do người đó có đầy đủ Tín, Nguyện hay không mà thôi. Vậy thì hương linh chồng của bạn nếu thật sự buông xả hết tất cả dính mắc ở trần thế mà phát khởi được đầy đủ Tín Nguyện cầu sanh Cực Lạc thì ngay trong thời khắc đó, hương linh có thể niệm được từ 1 câu A Di Đà Phật đến 10 câu thì được Phật A Di Đà phóng quang tiếp dẫn về Cực Lạc, được vãng sanh. Còn việc bật máy niệm Phật chỉ là trợ duyên cho họ mà thôi. Nếu họ ko thích vãng sanh thì dẫu có nghe máy niệm Phật thì họ cũng chẳng niệm theo, còn họ thật sự mong muốn vãng sanh thì ngay cả khi ko bật máy niệm Phật, họ cũng nhớ đến A Di Đà Phật rồi niệm danh hiệu của Ngài cầu sanh Cực Lạc thì họ được vãng sanh.
Do vậy câu hỏi của bạn ko có câu trả lời chính xác vậy. Vì trí phàm phu của chúng ta ko có năng lực biết được việc 1 ai đó đã được vãng sanh hay chưa…là việc ko thể nào. Chỉ là chúng ta người sống thì tận hết bổn phận đối với người mất là được rồi.
2. Những ngày tới vẫn nên tiếp tục ăn chay, niệm Phật cho đến ngày giỗ 100 ngày của chồng, hồi hướng hết công đức tu tập của mình cho anh ấy và oán thân trái chủ của anh ấy, nguyện mong tất cả chúng sanh sớm giác ngộ Phật tánh, hồi quy Tịnh Độ, nhất tâm niệm Phật, cầu sanh Cực Lạc.
3. “…hết 100 ngày con xin chuyển chồng con và con cũng về nhà bố mẹ chồng con được k ạ và nếu được về thì có được đưa di ảnh của chồng con nên bàn thờ gia tiên k hay phải lập bàn thờ khác ạ?”
Chuyển về ở chung với bố mẹ chồng trong giai đoạn này là hợp tình hợp lý. Di ảnh của chồng có thể mang về, có thể để chung với bàn thờ gia tiên, ko có vấn đề gì, chỉ cần xin phép hỏi ý cha mẹ chồng trước là được, sau đó tùy vào sự sắp xếp của cha mẹ chồng mà làm theo, có thể ông bà sẽ khuyên làm 1 bức hình mới nhỏ hơn cho vừa vặn ban thờ gia tiên thì cũng là việc hợp tình hợp lý, bạn nên nghe theo. Không cần lập bàn thờ khác.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Kính thưa các thầy và các vị đạo hữu cho con hỏi
Dạo này con thây trong nhà con thường có người đi di lại lại , rồi lâu lâu con nghe thấy như có ai đó đang sử dụng phòng tắm , rồi tiếng bàn kêu lạc cạch nữa , dạo này trong nhà ba mẹ con hay cãi nhau , dẫn đến cả việc đánh nhau nữa , dống như có ai xúi khiến vậy đó . Con nghĩ chắc nha con có âm hồn hay quỷ , con suy nghĩ là có phải một trong 4 người nhà con có ai lỡ dẫm ma vào nhà hay là ma đi theo … con rất sợ , con nghĩ là nếu như là người trong nhà thì sẽ không bao giờ hù dọa hay xúi khiến con cháu như vậy , hằng ngày hương khói nhà con vẫn đầy đủ … nhưng dạo này lại xuất hiện nhiều hiện tượng kì lạ như vậy . xin quý vị có thể cho con ý kiến nhue làm thế nào để ko bị hù dọa , đuổi âm hồn đó ra khỏi nhà ,,,…. vì con nghe là nếu ma mà thich ai thì sẽ dắt người đó theo xuống âm gian . mà con ko biết Môn thần nha con có hay không nữa . vì bọn âm hồn này cứ đi đi lại lại như vậy thì chắc Môn thần ko có nên bọn họ mới gan như vậy .. xin cho con lời giải thích cũng như cách giải quyết ạ !
Nam mô a di đà phật !
Xin quý vị cho Thành tâm hồi âm sớm ạ
A DI ĐÀ PHẬT !!!
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Có lẽ những vong mà bạn nói đó là vong chưa được siêu sanh,những vong đó khá nặng.
Hãy niệm Phật,làm các việc phước thiện hồi hướng cho họ.
Nếu tình hình ko có gì thay đổi,có lẽ bạn nên đến chùa xin ý kiến quý Thầy.
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Chỉ cần chuyển tâm mình, thì hoàn cảnh sống mình liền thay đổi. Nhà Phật gọi là “cảnh tùy tâm chuyển”. Bởi trước bản thân mình do si mê nên ko nhận chân được cái nào là Thiện, cái nào là Ác, cho nên việc ác thường làm, việc thiện lại ít làm nên tự làm tổn giảm âm đức của bản thân và gia đình. Dẫn đến hoàn cảnh sống ko được như ý, cho đến gặp nhiều điều “xui xẻo”…tất cả đều là Nhân Quả của chính mình.
Không cần đuổi tà ma, ác quỷ bên ngoài, chỉ cần đuổi tà ma ác quỷ trong tâm, tức ko làm việc ác nữa, ko nói lời ác nữa, và ko có ý niệm ác nữa. Đây gọi là phương pháp “trừ tà” hiệu quả nhất.
Bạn hãy bắt đầu từ ngay tâm mình mà hạ thủ, đoạn tất cả ác, tu tất cả thiện.
Bạn nên đọc thêm cuốn Làm Chủ Vận Mệnh, nếu muốn chuyển hoàn cảnh ko như ý của bạn trở thành sáng sủa hơn, trong sách chỉ bày đầy đủ các bước tuần tự chuyển đổi vận mệnh:
http://phapamgiaithoat.com/ebook/Lam-Chu-Van-Menh-TT-Thich-Minh-Quang-Dich.pdf
Bài giảng: https://www.youtube.com/watch?v=-CuYzyntvKc
A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Đúng vậy bạn Huệ Tịnh
Phàm phu chúng ta chỉ có thể kiểm soát tâm niệm thô của mình, mà không thể nào kiểm soát được tâm niệm vi tế.
Bồ Tát Di Lặc khi nhập định, dùng tuệ giác soi thấy mỗi chúng sanh trong một sát na có đến ba mươi sáu muôn ức niệm vi tế, mỗi niệm biến mỗi hình tướng khác nhau theo nguyên lý Duy thức sở biến, niệm lành biến tướng lành, niệm dữ biến tướng dữ.
Theo kinh Lăng nghiêm mỗi một niệm có 90 sát na, mỗi sát na có 900 lần sinh diệt. Như vậy mỗi niệm khởi lên có 81.000 sanh diệt. Kinh Nhân vương hộ quốc cũng dạy như vậy.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng, cái niệm mà kinh đề cập ở đây chính là cái ý niệm thô mà phàm phu chúng ta phát giác được, chứ không phải các niệm vi tế tuôn chảy như dòng thác ở bên trong, mà như ngài Huyền Trang đã nói trong Duy thức tam thập tụng là “Hằng chuyển như bộc lưu”, tức là “Dòng tâm thức vi tế ẩn tàng thường tuôn chảy như dòng thác”.
Vì vậy, nếu chúng ta căn cứ vào lời dạy của Bồ tát Di lặc thì một ý niệm chúng ta khởi lên sẽ có 90 sát na tương đương với 90 x 36 muôn ức niệm vi tế.
Nếu lấy con số thông thường, muôn là một vạn (10.000) và ức là một tỷ (1.000.000.000) thì một ý niệm sẽ có 90 x 360.000 tỷ= 32.400.000 tỷ= 32 triệu 400 ngàn tỷ ý niệm vi tế, sẽ biến hiện ra 32 triệu 400 ngàn tỷ cảnh giới tương ứng!
Một niệm sân hận khởi liền biến hiện 32 triệu 400 ngàn tỷ cảnh giới hoả ngục,liền thiêu cháy hết cả rừng công đức của ta ngay lập tức!
Niệm một câu A di đà phật liền biến hiện 32 triệu 400 ngàn tỷ Tịnh cảnh Tây phương! 32 triệu 400 ngàn tỷ đức Từ phụ A di đà vây quanh, lo gì không được cứu độ!
Do đây chúng ta có thể thấy sức mạnh công năng vĩ đại của tâm thức có thể biến hiện ra mọi cảnh giới, chỉ mỗi tâm niệm hiện tiền này cũng có thể làm được. Nếu mỗi tâm niệm này lặp lại nhiều lần thuần thục thì cảnh giới tái sanh kế tiếp liền hiện ra, là điều chúng ta có thể dự liệu được.
Và mỗi một tâm niệm thô hay tế ấy Phật bồ tát ngay cả quỷ thần đều biết được, nên nói:
“Hồi tâm thú ác, ác tuy vị vi nhi ác thần tuỳ chi. Hồi tâm thú thiện thiện tuy vị vi nhi thiện thần tuỳ chi”
Nghĩa là: “Quả báo của việc lành dữ như bóng theo hình. Khi khởi một niệm lành, tuy phước chưa đến mà thiện thần đã đến. Lúc sanh một niệm dữ, tuy họa chưa tới mà ác quỷ đã theo”.
Vậy nên đồng tu chúng ta luôn cẩn trọng từng tâm niệm và quý tiếc từng câu A di đà phật là vậy đó!
Quý tiếc không chỉ vì công năng diệu dụng của tâm thức mà còn quý tiếc cái mạng sống mong manh vô thường của chúng ta trong mỗi sát na tâm niệm ấy
Trong Visuddhimagga (Thanh Tịnh Đạo Luận) Ngài Phật Âm (Buddhaghosa) đã viết như sau:
“Theo nghĩa rốt ráo, mỗi sát na của sự sinh tồn rất ngắn ngủi, chớp nhoáng như một ý niệm phát khởi. Giống như một bánh xe, khi lăn chỉ tiếp xúc với mặt phẳng tại một điểm, khi dừng cũng chỉ tựa trên một điểm, cũng vậy mỗi sát na sinh tồn của chúng sanh chỉ tồn tại trong một tâm niệm, khi tâm niệm chấm dứt, thì đời sống chúng sanh ấy cũng chấm dứt. Ở quá khứ, chúng sanh ấy chỉ sống trong một tâm niệm quá khứ chứ không sống trong một tâm niệm hiện tại và vị lai; trong hiện tại chúng sanh ấy chỉ sống trong một tâm niệm hiện tại, không sống trong một tâm niệm quá khứ, vị lai; trong vị lai chúng sanh ấy chỉ sống trong một tâm niệm vị lai chứ không sống trong tâm niệm quá khứ và hiện tại.”
Bồ tát Long Thọ trong Abhidhamma Mahàvibhàsa (Đại Trí Luận) cũng nói : “Vạn pháp luôn luôn biến đổi, không một vật gì có thể tồn tại trong hai sát na liên tiếp”.
Đây chính là chân tướng cuả mọi sự tồn tại !
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật. Huynh Hương Quang thân mến,
Huệ Tịnh rất tâm đắc trong kinh Kinh Niệm Phật Ba La Mật đoạn này.
PHẨM THỨ TƯ
XƯNG TÁN DANH HIỆU
Bấy giờ, Quốc mẫu Vi-Đề-Hy hoàng thái hậu từ trong pháp hội bước ra, cung kính đảnh lễ Thế-Tôn, rồi chấp tay hướng về ngài Phổ-Hiền Đại Bồ-Tát, mà thưa rằng:
– “Kính bạch Đại-sĩ, con thường nghe chư vị trưởng lão từng tham dự những buổi thuyết pháp đầu tiên của đức Thế-Tôn tại vườn Lộc-Uyển, dạy rằng hoặc niệm Phật, hoặc niệm Pháp, hoặc niệm Tăng để được hiện tại lạc trú. Ý nghĩa ấy như thế nào ? Cứu cánh của môn niệm Phật có phải chăng là để được như vậy hay không ? Ngưỡng mong Đại-sĩ từ bi chỉ dạy, ngõ hầu các chúng sanh thời Mạt pháp khỏi rơi vào mê lầm, thác ngộ”.
Phổ-Hiền Bồ-Tát bèn quán sát tâm niệm của hết thảy đại chúng hiện tiền, mà dạy rằng :
– “Nầy Phật tử, khi đức Thế-Tôn Thích-Ca Mâu-Ni thị hiện thành đạo, và bắt đầu hóa độ chúng sanh cang cường, Ngài đã vì hạng tiểu căn mà khai diễn tiểu pháp kẻo họ kinh nghi … Nay đã tới thời kỳ giảng nói Đại pháp. Cũng chỉ là một pháp Niệm Phật, nhưng kẻ hạ liệt chí nhỏ, mong cầu xuất ly tam giới, thì niệm Phật chỉ là pháp Thanh-văn, Duyên-giác. Như-Lai vì họ mà dạy hiện tại lạc trú.
Riêng chư vị Bồ-Tát sơ phát tâm, dùng niệm Phật để thâm nhập Như-Lai tạng tâm thì không dính mắc vào hiện tại.
Vì sao chư Bồ-Tát sơ phát tâm lại không được dính mắc vào hiện tại ?
Nếu Bồ-Tát sơ phát tâm dính mắc vào hiện tại khắc chế, hiện tại tương ưng, hoặc hiện tại biện giải, thì bị rơi vào ảo tưởng của thọ uẩn.
Nếu Bồ-Tát sơ phát tâm dính mắc vào hiện tại tỉnh chỉ, hoặc hiện tại luân chuyển, hoặc hiện tại nương gá, tức thì đang bị chi phối bởi ảo tưởng của tưởng uẩn.
Nếu Bồ-Tát sơ phát tâm dính mắc vào hiện tại sanh khởi, hiện tại tương tục, hoặc hiện tại đoạn diệt, hoặc hiện tại bất động, tức thì đang bị trôi lặn theo ảo tưởng của hành uẩn.
Nếu Bồ-Tát sơ phát tâm dính mắc vào hiện tại phỉ lạc, hoặc hiện tại vong ưu, hoặc hiện tại mông muội, tức thì đang bị triển chuyển bởi ảo tưởng của thức uẩn.
Lại nữa, Bồ-Tát sơ phát tâm muốn xoay cái vọng tưởng hư dối sanh diệt trở lại với chân tâm thanh tịnh thường trụ thì phải dùng pháp gì, nếu không là danh hiệu Như-Lai ? Làm thế nào để chặt đứt gốc rễ phiền não, nếu không sử dụng lực vô úy của danh hiệu Như-Lai ? Làm thế nào để diệt trừ sạch hết sáu tên giặc khác trần nếu không hiển thị công năng nhiệm mầu đệ nhất của danh hiệu Như-Lai ?
Nầy Phật tử, cõi Diêm-phù-đề nầy vốn lấy âm thanh làm thể. Dó đó, nhiều chúng sanh có thể nương nơi âm thanh viên mãn mà chứng viên thông. Như vậy, danh hiệu Nam-Mô A-Di-Đà Phật chính là âm thanh tối thắng, đưa chúng sanh thâm nhập Như-Lai tạng diệu chân như tánh. Vì thật tướng của danh hiệu là vô tướng, không đọa vào nhân duyên, không lạc vào tự nhiên, chẳng hòa hợp, chẳng phi hòa hợp. Luôn vắng lặng, chu biến khắp mười phương. Tùy theo tín tâm, công năng tu tập mà phát huy diệu dụng.
Dó đó Pháp Nhiên Thượng Nhân cũng nói trong Niệm Phật Tông Yếu: “Không cần để ý đến vọng niệm, tán loạn… mà chỉ chuyên cần xưng Danh hiệu. Nếu thường xưng Danh hiệu thì do công đức của Phật Danh, vọng niệm tự dừng, tán loạn tự yên, tam nghiệp (thân, khẩu, ý) tự điều hòa, nguyện tâm tự phát.”
——————————–
Cư sĩ Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng có nói qua trong cuốn Lăng Nghiêm Ảnh Hiện: “Lưu xuất ra từ nguồn Tịnh cùng pháp môn Vãng sanh Tịnh độ, dùng câu niệm Phật và nương vào thần lực của Đức A Di Đà để huân tập cùng thanh tịnh hóa những quang minh của đệ bát thức, để đưa tâm thức chúng sanh từ nơi bình diện ý thức lọt được vào Đệ bát thức tứa A lại da thức. Vào được đến đó rồi, thì sẽ thấy rằng Đức A Di Đà tánh cùng Đức A Di Đà Tây phương cũng chỉ là một, và sự vãng sanh của hành giả cũng chỉ là một tuồng biến hiện của những quang minh của A lại da thức của chính hành giả…”
Nam Mô A Di Đà Phật.
A di đà phật
Bạn Huệ Tinh thân mến
Lời của Pháp Nhiên Thượng Nhân dạy trong Niệm Phật Tông Yếu chính là tổng cương lĩnh trong việc tu tập Phật pháp, kể cả Thiền Tông cũng không ngoại lệ:
“Không cần để ý đến vọng niệm, tán loạn… mà chỉ chuyên cần xưng Danh hiệu. Nếu thường xưng Danh hiệu thì do công đức của Phật Danh, vọng niệm tự dừng, tán loạn tự yên, tam nghiệp (thân, khẩu, ý) tự điều hòa, nguyện tâm tự phát.”
Tại sao khi niệm Phật chúng ta không cần để ý vọng niệm vừa mới sinh khởi?
Đáp: vì niệm ấy chính là vọng, là giả, không thật.
Vậy tại sao lại không thật?
Đáp: vì nó không thật có
Tại sao không thật có?
Đáp: Bạn có thấy một người cầm bó đuốc xoay thật nhanh thành vòng tròn lửa không? Vòng tròn lửa ấy thật có hay không thật có? Nếu là trẻ con chưa biết gì thì sẽ cho rằng thật có một vòng tròn lửa. Nhưng đối với người lớn trưởng thành, ai ai cũng dễ nhận biết cái vòng tròn lửa kia chẳng hề tồn tại. Cái gọi là vòng tròn chỉ là do sự tập hợp, chuyển động cực nhanh của vô số điểm lửa của bó đuốc tạo thành. Vì sự chuyển động cực nhanh nên con mắt của bạn không thể nhận rõ ra từng điểm lửa của bó đuốc, nên tưởng các điểm lửa ấy liên tục. Vì thấy liên tục nên cái vòng tròn lửa kia mới “tồn tại”. Nhưng chỉ là sự tồn tại trên tư tưởng của con người, nói khác đi nó chỉ là “tưởng tướng”, là ảo giác của tâm thức hay chính là “vọng tưởng” không thật sự tồn tại vậy.
Tất cả vạn pháp, tất cả những gì mắt tai nghe, cũng lại như vậy, đều chỉ là ảo giác của tâm thức.Đều là vọng tưởng cả!
Hỏi: vọng niệm sinh khởi cũng là ảo giác ư?
Đáp: Thật đúng như vậy.
Kinh Lăng nghiêm chỉ rõ mỗi một niệm có 90 sát na, mỗi sát na có 900 lần sinh diệt. Như vậy mỗi niệm khởi lên có 81.000 lần sanh diệt. “Đời sống” của một ý niệm chợt sinh khởi trong khi chúng ta niệm Phật thực tế đã trải qua 81.000 lần sinh diệt rồi, tức là đã trải qua 81.000 lần sống chết rồi!
Do đó cái mà chúng ta tạm gọi là Niệm chỉ là một vòng tròn lửa gồm có 81.000 điểm lửa chuyển động cực nhanh, tạo thành.
Do đó chẳng phải là GIẢ ư?
Cổ đức nói:”Không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm”
Vì sao không sợ niệm khởi? vì nó giả,không thật có, tại sao lại sợ cái không có chứ, có phải chúng ta quá mê muội rồi không?
Lông rùa sừng thỏ vốn không tồn tại, thế mà chúng ta lại đi sợ chúng ư? vì sợ nên cố xua đuổi chúng nên vô tình chúng ta quên mất câu Phật hiệu, tâm thức trở nên vọng động tán loạn theo vọng niệm rồi
Nếu hiểu rõ như thế thì việc niệm Phật của chúng ta trở nên nhẹ nhàng vô cùng, chẳng tốn hao tâm lực. Chúng ta chỉ việc nắm chắc bốn chữ A, DI, ĐÀ, PHẬT ngoài 4 chữ này ra chẳng quan tâm ý niệm gì khác.
Vọng khởi hãy cứ để chúng tự sinh tự diệt, chẳng thèm quan tâm, chẳng tìm cách xua đuổi chúng làm gì, vì chúng có đâu mà xua đuổi,nếu cố sức xua đuổi có phải tự mình làm nhọc sức của mình hay không?.
Bởi thế HT Tịnh Không dạy một câu mà Hương quang rất tâm đắc:”90% NĂNG LỰC CỦA CHÚNG TA BỊ TIÊU HAO LÀ DO VỌNG TƯỞNG”.
Vọng tưởng và sợ vọng tưởng đều là vọng tưởng!
Vọng khởi tự bản chất của nó thoạt sinh thoạt diệt, chẳng ảnh hưởng gì, nhưng chính việc “sợ vọng tưởng” mới chính làm cho chúng ta tiêu hao năng lượng.
Vọng tưởng là giả, nay lại sợ nó 🙂 , tìm cách xua đuổi nó 🙂 thì vô tình chúng ta biến nó vốn giả lại trở thành THẬT mất rồi 🙂 , có phải là uổng phí năng lượng vào những việc quá vô nghĩa hay không ?
Chửi mắng Tam bảo, nghĩ đến những việc bất tịnh v.v khi niệm Phật, rồi sợ chúng, đuổi chúng. Càng đuổi càng sợ, càng sợ càng đuổi.
Cái vòng luẩn quẩn này sẽ lập tức bị cắt đoạn nếu hiểu rõ tánh không thật của vọng niệm, của vạn pháp giai không như em bé kia sẽ không còn yêu mến 🙂 hay sợ hãi 🙂 cái VÒNG TRÒN LỬA vô duyên 🙂 không thật kia vậy
A di đà phật
A Di Đà Phật. Huynh Hương Quang thân mến,
HQ thí dụ cái vòng tròn lửa đó thật hay. 🙂
Như vậy nếu là trẻ con chưa hiểu biết rõ ràng có phải là nói đến người niệm Phật thiếu tín giải hay không?
“Chửi mắng Tam bảo, nghĩ đến những việc bất tịnh v.v khi niệm Phật, rồi sợ chúng, đuổi chúng. Càng đuổi càng sợ, càng sợ càng đuổi.
Cái vòng luẩn quẩn này sẽ lập tức bị cắt đoạn nếu hiểu rõ tánh không thật của vọng niệm, của vạn pháp giai không như em bé kia sẽ không còn yêu mến hay sợ hãi cái VÒNG TRÒN LỬA vô duyên không thật kia vậy”
(Pháp Nhiên Thượng Nhân)
Người xưa nói: “Phiền não như ảnh tùy thân, muốn bỏ mà không xong. Bồ Đề như trăng trong nước, muốn lấy mà không được”.
Cũng như có người niệm Phật khởi vọng tưởng muốn bỏ tâm tán loạn để cầu đạt nhất tâm bất loạn mới bảo đảm vãng sanh (khởi vọng nghi sợ), không khác gì muốn tách rời ra cái bóng đang theo hình.
Tại sao con người bình thường hay tu hành niệm Phật vẫn còn sợ chết?
Bất quá người ta còn nghi ngờ do chưa chuẩn bị tâm lý chấp nhận được cái VÔ THƯỜNG, cho nên thường là vẫn giữ tâm trạng lưu luyến gia đình, nhà cửa, danh vọng, v.v.. để tự an ủi cái nổi sợ mất mát khi ra đi. Do đâu mà có tâm lý vậy? Vi không biết khéo để ý nuôi dưỡng niềm tin chân chánh nơi Tam Bảo (căn lành) cho vững chắc.
(Pháp Nhiên Thượng Nhân)
“Sát na lâm chung dễ như cắt sợi tơ, điều nầy người khác không biết được, chỉ có Phật và người tu Niệm Phật biết được mà thôi.”
Nghi thì bị thiệt thòi mất đi cơ hội “hy hữu”, chi bằng yên tâm mà tin niệm Phật vậy.
Hôm xưa Huệ Tịnh nghe huynh Thiện Nhân có kể ông bạn nói với TN rằng trong comment khác (không nhớ chính xác) “người tu hành mà không thấy mình tăng trưởng trí tuệ trong vòng hai năm đầu thì hãy xem lại cách tu của mình”.
Người niệm Phật mà còn cảm thấy sợ chết trong vòng hai năm đầu thì cũng nên xem lại tín tâm chí nguyện của mình.
——————————–
(Sưu tầm)
MỘT THỜI BÊN NHAU RỒI THÔI
Bạn chỉ là người khách qua đường trong cuộc đời của người khác,
chỉ có thể cùng người đi cũng chỉ một đoạn đường đời.
Tất cả đều là VÔ THƯỜNG.
Sau cơn mưa vào ngày xuân hôm ấy, người bạn tốt của tôi ngỏ lời từ giã.
Tôi kiên trì đòi đưa bạn ấy ra đến trạm xe.
Bạn ấy ngăn cản tôi:
“Tống quân thiên lý, chung hữu nhất biệt”
Đưa người ngàn dặm, cuối cùng rồi cũng cách biệt, dù thế nào đi nữa thì bạn cũng chỉ có thể đưa tôi đi chỉ một đoạn đường, thôi thì chỉ đưa tôi đến cửa thì ngừng bước nhé.”
Tôi đành tôn trọng theo ý kiến của bạn ấy.
Mỗi con người đều chỉ đan xen vào một đoạn trong cuộc sống của người khác.
Điều chắc chắn vĩnh viễn là chỉ có thể đưa người đi cùng một đoạn đường.
Bạn thương yêu cha mẹ mình, hy vọng họ sống lâu trăm tuổi, nhưng trong
lúc bạn đang rất hiếu thuận với cha mẹ mình, thì họ cũng sẽ rời xa trước mặt bạn, bạn cũng chỉ có thể đi cùng cha mẹ mình chỉ một đoạn đường mà thôi.
Bạn yêu thương con cái của mình ư, từng giờ khắc bạn mong rằng mình có
thể vì chúng mà ngăn gió chắn mưa, vậy mà bạn đang lớn tuổi từng ngày, rồi cũng có một ngày, trước mặt các con bạn cũng phải bỏ chúng mà đi, bạn chỉ có thể cùng đi với con cái chỉ một đoạn đường.
Bạn có người vợ tâm đầu ý hợp, nhưng hai mươi mấy năm trước cô ấy thuộc về cha mẹ, vài mươi năm sau cô ấy cũng bị con cái, vận mệnh mà chia cách, bạn cũng chỉ có thể đi cùng với nàng chỉ một đoạn đường.
Bạn xem trọng trong tình nghĩa bạn bè, nhưng mà nếu không phải là bạn bè lìa xa bạn, thì cũng chính là bạn sẽ lìa xa bạn bè, bạn chỉ có thể cùng đi với bằng hữu một đoạn đường.
Cũng vì chỉ có thể cùng đi với nhau một đoạn đường,
Nên bạn càng thêm quí trọng tiếc thương.
Lúc mà người ta cơ nhỡ đói rách, sự quan tâm của bạn nên trở thành một quả táo.
Lúc mà người ta giá rét, thì sự giúp đỡ của bạn nên biến thành một cái áo bông.
Lúc mà người ta vui vẻ hạnh phúc, thì sự tươi cười của bạn đáng lẽ nên sáng lạn nhất.
Lúc mà người ta gặp chuyện thương tâm, thì sự vỗ về an ủi của bạn đáng lẽ nên thật là chân thành thiết tha mới phải…
Cuộc đời vốn dĩ lập đi lập lại những ấn chứng:
Ban đêm thì có thể vì việc thêm vào cái lồng lửa mà có được ánh sáng.
Việc đẩy lùi tuyết lạnh không vì sự tham dự của gió lạnh mà hóa thành ấm áp.
Bởi vì chỉ có thể cùng người ta đi chỉ một đoạn đường,
Bạn đáng lẽ cũng nên học cách từ bỏ.
Cha mẹ chỉ có thể vỗ về nuôi nấng bạn trưởng thành, không nên kỳ vọng cha mẹ là cái quải trượng (cây gậy) vĩnh viễn của bạn, để có thể chống đỡ toàn bộ cuộc đời của bạn.
Con cái cũng chỉ là cùng liên quan huyết nhục với bạn, chứ không phải là vật phẩm phụ thuộc của bạn, Bạn cần phải biết tôn trọng sự lựa chọn cuộc đời của chúng.
Vợ con vì bạn mà cung phụng dâng hiến hết tình ái, nhưng sinh mệnh của nàng không phải là vật phẩm thế chấp của ái tình, nên dành cho nàng những khoảng không gian riêng tư cần thiết.
Bằng hữu có thể cho bạn sự ấm áp, nhưng loại ấm nồng này là loại tình cảm mở, bạn không thể cưỡng hành độc chiếm tình hữu nghị của người khác…
Bạn chỉ là người khách qua đường trong cuộc đời của người khác, chỉ có thể cùng người đi cũng chỉ một đoạn đường đời, Điều đó chính là tính hữu hạn mà bạn cho người khác, vậy thì làm sao có thể mong cầu người khác cho đi sự vô hạn được?
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam mô a di đà phật
Xin cho con cách giải quyết về vấn này . Thưa các quý vị đạo hữu
_ Bà ngoại con năm nay đã ngoài 60 , hiện giờ bệnh tật đang hoành hoành con người của bà , con rất lo lắng nên cũng cùng dì con cùng quyết tâm đi trì chú rồi hồi hướng cho tất cả , bà ngoại con cũng đỡ hơn , con mừng lắm , nhưng dao này bà ko đi đc , chỉ ngồi một chỗ , rồi nãy sinh nghiệp chướng , sai bảo con cái vô cớ , rất chướng , rủa con , rủa cháu , hơn 2 năm nay , ba cứ như vậy , con cháu lúc trước yêu thương bà giờ đây ai cũng khiếp đảm bà , bà cứ như một con quỷ sống đang tung hoành trên nhân gian vậy , con ko thể tin là bà ngoại lúc trước của con , hiền từ , năng động , thương con thương cháu đã biến mất , giờ chỉ còn là một bà lão chỉ biết nghĩ cho thân mình , ko quan tâm đến người khác , thậm chí con cháu rủa bà chết sớm đi cho khỏe , vậy mà cười như ko có chuyện gì , bà giống như kiểu muốn tạo khẩu nghiệp cho con cháu mang vậy , Con với mẹ con có bàn luận , và cho rằng đang có kẻ khuất mặt nhân thời cơ bà ngoại con không kiểm soát đc bệnh tình mà tranh thủ dựa xác bà con để hoành hoành con cháu , phá hoại trong nhà , con ko biết phải sao , con nói vs mọi người đều kêu con khùng , con nghĩ mình phải làm gì đó , nhưng con sợ âm hồn , con định mở thiên nhãn nhìn thử , nhưng lại sợ , con tính dùng lá liễu nhúng máu chó mực để khai nhãn , nhưng sợ , sợ rằng người khuất mắt đó cho rằng con nhiều chuyện rồi bày kế hãm hại con …,… . Nên con không biết phải làm sao , do con còn rất nhỏ nên ko thể giải quyết đc , xin các vị đạo hữu giúp con , xin hồi âm sớm cho con .
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT !
Bản thân mỗi người đều có lúc phải trả nghiệp. Khi thấy bà có những thay đổi bất thường về tính cách như vậy thì mình chỉ biết là do nghiệp lực của bà đến hồi chuyển biến theo chiều hướng xấu…Lúc này, con cháu nên nhẫn nại với Bà. Dùng công đức niệm A Di Đà Phật, ăn chay, phóng sanh mà mỗi ngày hồi hướng cho Bà và oán thân trái chủ của bà. Chí thành tâm mà làm thì sẽ có được cảm ứng, khi nào thì cảm ứng? Hãy để tự nhiên, đừng quan tâm, đừng mong cầu, ko nóng vội. Nếu cả nhà ai cũng tích cực vì Bà mà ăn chay, niệm Phật, làm thiện thì sẽ cảm ứng nhanh thôi.
Hơn nữa phải chăm sóc cho bà có 1 đời sống tốt đẹp, từ việc ăn uống, ngủ nghỉ, tắm rửa, thường hỏi han Bà và thuận theo sở thích của Bà, dẫn Bà đi chơi thăm những nơi Bà thích đi, nói những chuyện Bà thích nghe…tất cả đều có thể khiến người già được ấm lòng, an ủi. Đây là đạo hiếu, là bổn phận của con cháu.
Gọi là:
Cha mẹ thương dễ hiếu thuận
Cha mẹ ghét hiếu vẫn tròn
Cha mẹ lỗi khuyên sửa đổi
Mặt tươi vui lời êm dịu
Khuyên ko được vẫn tìm cách
Đến phải khóc đánh ko than.
(Đệ Tử Quy – Đạo Làm Con)
Hi vọng với những lời trên có thể giúp cho bạn được 1 chút.
A Di Đà Phật.
A di đà phật
Bạn Huệ Tịnh và quý bạn sen kính mến
Trong Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 40)
HT Tịnh Không đã giảng rõ tính không thật của một ý niệm rất hay như sau, giúp cho chúng ta hiểu rõ “niệm niệm bất khả đắc”, tức là cái đạo lý mà trong Kinh Kim cang đã dạy;” Qúa khứ tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, vị lai tâm bất khả đắc”, xin chép lại để qúi đồng tu cùng tham khảo:
“Cái huyễn tướng này Bồ-tát Di Lặc nói rất hay, Thích Ca Mâu Ni Phật hỏi Bồ-tát Di Lặc “tâm hữu sở niệm”, phàm phu chúng ta khởi lên ý niệm, trong cái ý niệm này có mấy niệm vi tế cấu thành một ý niệm? (Lời nói này người thông thường không thể hỏi ra được); có mấy cái tướng (có niệm thì có tướng)? Có mấy cái thức? Tướng là hiện tượng vật chất, thức là hiện tượng tinh thần. Bồ-tát Di Lặc trả lời một khảy móng tay có ba mươi hai ức trăm ngàn niệm. Đơn vị là trăm ngàn, trăm ngàn là mười vạn, 32 ức thêm mười ngàn là 320 triệu, chúng ta khởi lên một ý niệm, trong đó có bao nhiêu niệm nhỏ? 320 triệu. “Niệm niệm thành hình”, mỗi một niệm đều hiện ra hiện tượng vật chất, “hình đều có thức”, trong mỗi một hiện tượng vật chất, đều có kiến-văn-giác-tri, đều có thọ-tưởng-hành-thức, đây là tinh thần cùng vật chất vĩnh viễn không thể phân ra. Việc này rất khó hiểu. Hiện tại thông thường chúng ta dùng giây để làm đơn vị, thời gian của một khảy móng tay ngắn, chúng ta khảy được nhanh, đại khái có thể khảy được bốn lần, lại nhân làm bốn, trong một giây có bao nhiêu niệm nhỏ? 320 triệu nhân bốn là 1280 triệu, nếu dùng giây mà nói, là 1280 triệu ý niệm trong một giây, bạn nói xem vi tế dường nào! Chúng ta không cách gì quán sát được, đó là cái gì? Cái thế giới cảm quan hiện thực này chúng ta. Lần trước tôi đã nói đến điện ảnh, chúng ta biết điện ảnh là từng tấm từng tấm chiếu ra, một giây 24 tấm. Hiện tại một giây là bao nhiêu tấm? Một giây là 1280 triệu tấm phim, chúng ta làm sao biết được cái thứ này là giả? Hai ngày trước có đồng tu tặng tôi một cuộn phim nhựa, phim gốc của điện ảnh, đây là tấm huyễn đăng, bạn thấy từng tấm của nó không hề có hai tấm giống nhau, nó là tịnh, không phải động, cái này ở trong máy chiếu một giây là 24 tấm, ống kính mở ra một tấm ở trên màn bạc, lại đóng ống kính đi rồi lại mở ra là tấm thứ hai, đóng mở là tấm thứ ba. Tốc độ này của nó rất nhanh, một giây đồng hồ 24 tấm, chúng ta đã bị màn hình trên màn bạc gạt, chúng ta cho rằng nó là thật, hiện tại Phật nói với chúng ta một giây có 1280 triệu tấm, đây là thế giới hiện tiền chúng ta, Bồ-tát Di Lặc nói được rõ ràng như vậy, khoa học gia cũng nói được rất giống, cũng giống như tôi nghĩ việc này, trong báo cáo của họ viết giống y như chúng ta nói ở đây, thế nhưng không nói được rõ ràng như Bồ-tát Di Lặc đã nói, họ chỉ nói tốc độ rất là nhanh, còn Bồ-tát Di Lặc nói rất cụ thể với chúng ta cái tốc độ này. Cái đạo lý này chúng ta phải hiểu.
Cho nên tướng là huyễn tướng, không phải là chân tướng, thế nhưng huyễn nhất định nương vào chân mà khởi, cái chân này gọi là chân như, cho nên chân là thực tại rõ ràng, như là vĩnh hằng không thay đổi, nó nói thể tánh của vũ trụ tất cả các pháp là chân thật, nó không phải hư ngụy, cho nên gọi là chân; nó là thường trụ bất biến, không thay đổi, cho nên gọi là như. Trong Duy Thức Luận các Bồ-tát có cách nói như vậy, họ nói chân là chân thật, nói chân thật thì không phải là hư ngụy, không phải là hư vọng, như là vĩnh hằng, hay nói cách khác, nó không hề thay đổi, nó không đổi, nó không biến, cái chân thật này là bản thể của tất cả pháp, tự thể của tất cả pháp, cho nên gọi là chân như. Chỗ này rất khó hiểu, cho nên ngay trong lúc học tập, tôi liền dùng màn hình của truyền hình, tôi thường dùng cái này để làm thí dụ. Tôi đem cái màn hình của truyền hình thí dụ cho vĩnh hằng không thay đổi, nó bất biến, đây là chân như, đây là chân thật, thế nhưng nó hiển, trong màn hình hiện ra tướng, nó sẽ thay đổi, hơn nữa cái thay đổi này thì giống như Bồ-tát Di Lặc đã nói, giống như phim gốc, tuyệt đối không có hai tấm hoàn toàn giống như nhau. Ngay khi điện ảnh chiếu ra, bởi vì tốc độ của nó chậm, một giây 24 tấm, chúng ta có thể quán sát được rất rõ ràng, có thể thể hội được rất rõ ràng. Tốc độ của truyền hình nhanh hơn nhiều so với máy chiếu phim, cho nên chúng ta rất không dễ dàng, tuy rất không dễ dàng, chúng ta hiểu được nguyên lý của truyền hình, nó là từ phim gốc nhỏ, tốc độ rất nhanh triển hiện ra ở ngay trước mặt chúng ta, mắt của chúng ta không thể phân biệt kịp, cho nó là thật. Hiện tại chúng ta không luận là truyền hình hoặc là điện ảnh đều là mặt phẳng, Phật nói với chúng ta đó là lập thể, không chỉ là không gian ba độ, mà là không gian nhiều độ, từ trên lý luận mà nói không gian duy thứ là không có hạn độ, vô hạn, mà khoa học gia vì chúng ta chứng thật, chí ít có mười một loại không gian duy thứ khác nhau đang tồn tại. Lời nói này là ngày trước lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ nói với tôi, ông là một nhà khoa học. Không gian duy thứ khác nhau cũng giống như kênh đài của chúng ta khác nhau vậy, chúng ta ấn một kênh đài nào thì màn hình liền xuất hiện, tắt đi thì màn hình này không còn, ấn tiếp kênh đài khác thì màn hình khác lại xuất hiện, khi chúng ta không ấn một kênh nào thì không có bất cứ hiện tượng nào ở trên màn hình, không thể nói nó không có hiện tượng, kênh đài mở ra thì hiện tượng liền hiện tiền, không thể nói nó có hiện tượng. Phật ở trên kinh giáo như vậy mà nói với chúng ta, bạn mới chân thật nhận biết chân tướng của vũ trụ vạn hữu, danh từ Phật học gọi là thật tướng các pháp. Sau khi thấy được thật tướng bạn liền tâm an lý đắc, đạo lý tường tận rồi thì tâm an, tâm an thì không có vọng tưởng. Người không có vọng tưởng đó chính là Phật Bồ-tát, Phật Bồ-tát không có vọng tưởng, tất cả thông đạt tường tận không có chướng ngại, nói với bạn có sanh tử hay không? Không có, nhất định không có sanh tử. Ngày nay chúng ta nhìn thấy sanh tử là gì? Dường như là có, kỳ thật là giả, tuyệt đối không phải là thật, chân thật nói với bạn đó chính là mỗi một ý niệm sanh thì hiện tượng vật chất tinh thần sanh, mỗi một ý niệm diệt thì hiện tượng vật chất tinh thần liền không còn. Chúng ta xem thấy là liên tục, cũng giống như vừa rồi xem phim gốc vậy, một giây hiện tướng 24 lần, bạn xem thấy cho rằng là thật, kỳ thật không phải vậy, huống hồ Phật nói với chúng ta, ngày nay vạn sự vạn vật trong thế giới cảm quan là 1280 triệu phần trong một giây, tốc độ như vậy, rất nhanh đi qua, làm chúng ta thấy hoa mắt lên rồi cho là chân thật. Đây là nói chân tướng duyên khởi của vũ trụ vạn vật”
Qủa thật lời khai thị quá tuyệt vời!
Tuy nhiên, đọc xong Hương quang có một tí thắc mắc, xin nêu ra để nhờ quý Huynh đệ dành một chút thời gian xem qua:
1. “Bồ-tát Di Lặc trả lời một khảy móng tay có ba mươi hai ức trăm ngàn niệm. Đơn vị là trăm ngàn, trăm ngàn là mười vạn, 32 ức nhân 10 vạn là 320 triệu, chúng ta khởi lên một ý niệm, trong đó có bao nhiêu niệm nhỏ? 320 triệu.”
Chúng ta làm một phép tính đơn giản:
1 vạn là 10 ngàn (10.000), Ức là 10 vạn tức là 100.000. Vậy 32 ức là 3200.000.
Nên 32 ức nhân 10 vạn = 3200.000 x 100.000= 320.000.000.000= 320 tỷ
Vậy trong một đàn chỉ có 32 ức trăm ngàn hay 320 tỷ niệm vi tế, chứ không phải 320 triệu
Hiện nay trên khắp các diễn đàn Phật pháp đều lưu hành con số 320 triệu này. HQ bèn truy nguyên các bản dịch gốc, thì đều thấy các dịch giả đều dịch đúng
“Tam thập nhị ức bách thiên niệm tha đích đơn vị thị bách thiên. Thập cá thiên thị nhất vạn. Nhất bách thiên thị thập vạn dã tựu thị thuyết tam thập nhị ức thừa thập vạn đắc xuất giá cá số tự thị tam bách nhị thập triệu”.
(https://youtu.be/LkX9TIpX–8)
“Tam thập nhị ức thừa thập vạn” tức là “32 ức nhân 10 vạn”, “thừa” là nhân–tức là nhân lên. Chỗ này dịch giả SC Hạnh Chơn -Tịnh tông học hội Úc châu- dịch nhầm thành “32 ức thêm 10 ngàn”.
Căn cứ vào phép tính toán đơn giản trên ta thấy con số 320 tỷ là chính xác, chứ không thể là 320 triệu được.
Thực ra con số ức , theo Hán việt hiện đại thì còn có nghĩa vạn vạn, tức là 100 triệu nên con số niệm vi tế sẽ lên đến 32 ngàn tỷ!, vậy thì con số 320 triệu lại càng sai nữa!
Nếu cho rằng 320 triệu là đúng thì ta sẽ thấy ức bằng bao nhiêu?
32 ức x 100.000= 320. 000.000 ?
Suy ra 1 ức = 100, chẳng lẽ 1 ức bằng một trăm thôi sao?
Người dịch sang Việt ngữ không sai, vậy thì chỉ còn một khả năng là người dịch Tiếng Trung quốc sang chữ Hán bị nhầm lẫn?
2. Có một nguồn dẫn nữa cũng đang lan truyền trên các diễn đàn
“Ngài Di Lặc Bồ Tát khi nhập định, dùng trí huệ cực thanh tịnh sáng suốt, thấy mỗi chúng sanh trong một sát na [khoảng 0,018 giây] có đến ba mươi sáu muôn ức [36 tỷ] niệm vi tế, mỗi niệm biến mỗi hình, niệm lành biến tướng lành, niệm dữ biến tướng dữ”.
Đoạn này trong Phật học Tinh hoa của HT Thích Thiền Tâm
Con số “ba mươi sáu muôn ức [36 tỷ] niệm vi tế” Hương quang không biết y cứ vào Kinh văn hay luận giải nào?. Muôn là 1 vạn (10.000), ức là 10 vạn (100.000) nên 36 muôn ức bằng 36 tỷ.
Hôm trước HQ nhầm 1 ức là 1 tỷ
“Nếu lấy con số thông thường, muôn là một vạn (10.000) và ức là một tỷ (1.000.000.000) thì một ý niệm sẽ có 90 x 360.000 tỷ= 32.400.000 tỷ= 32 triệu 400 ngàn tỷ ý niệm vi tế, sẽ biến hiện ra 32 triệu 400 ngàn tỷ cảnh giới tương ứng!”
Xin sửa lại là một ý niệm có 90 sát na x 36 tỷ = 3.240 tỷ niệm vi tế
3. Khoảng thời gian “Một sát na [khoảng 0,018 giây]” HQ cũng không biết y cứ vào đâu?
Lại có chỗ nói 1/ triệu giây có 74 sát na, tức là 1 giây có 74 triệu sát na ??? Vậy đích thực một sát na là bao nhiêu giây?
Hơi dài dòng một chút kính mong quý Huynh đệ hoan hỷ bỏ qua và nếu được, xin dành chút thời gian chia sẻ để HQ và một sỗ đồng tu được học hỏi thêm!
A di đà phật
Nếu sư đệ Hương Quang buông được những tâm đắc, hay suy tưởng về những con số này xuống thì có thể khế nhập cảnh giới, số tự và văn tự phải nhìn đúng bản chất của chúng, chúng chỉ là phương tiện, càng dùng tâm ý thức suy nghĩ tìm tòi về chúng thì vọng tưởng, phân biệt, chấp trước càng tăng vậy. Sư đệ có đồng ý với huynh điểm này không?
A Di Đà Phật.
bạn có biết trú đại bi khi niệm nên các vong hồn ma quỉ đều phải <> hết không ? hãy nhất tâm niệm phật hay chs đại bi bạn nhé.nhưng cũng có thể bà của bạn thể hiện trạng thái ung thư giai đoạn cuối:bực dọc, lo sợ,nổi nóng… giống như mẹ của tôi,cụ còn hay khóc …niệm phật ,tụng kinh có được vô vàn công đức.nhân dịp này bạn chịu khó tụng kinh đi.bạn sẽ trở nên thông minh hơn,may mắn hơn trong cuộc sống cốn rất khó khăn này
A di đà phật 🙂
A Di Đà Phật. Huynh Hương Quang thân mến,
Câu “niệm niệm bất khả đắc”, thì con số “ba mươi sáu muôn ức [36 tỷ] niệm vi tế” không khác gì là con số 0 (zero) rồi.
Nay được duyên thù thắng ngắn gọn xưng danh hiệu Phật để nương Bổn Nguyện Lực của Đức Từ Phụ Di Đà trở về cảnh giới trang nghiêm công đức không thể nghĩ bàn nơi cõi Cực Lạc tức là đang đi con đường “niệm niệm bất khả đắc” vậy.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Con tên Vy Trần con hiện đang làm giám đốc của một công ty thời trang .Nhân tiện mọi người đang bàn luận sâu về cảnh giới của tâm niệm cho con xin hỏi những niệm vi tế nhiều như cát sông Hằng mà khó phát hiện ra hoặc ít ai để ý có phải thuộc trần sa phiền não hay không. Nhân tiện đây cho con hỏi niệm khởi lên như thế nào là thuộc về kiến tư phiền não,niệm như thế nào là vọng tưởng phiền não,niệm khởi lên như thế nào thì thuộc về trần sa phiền não,mà con xem các kinh nói trong 3 loại phiền não vọng tưởng,phân biệt,chấp trước thì phiền não vọng tưởng là nhẹ nhất trong 3 loại trên kế đến là trần sa và cuối cùng là chấp trước như vậy phiền não chấp trước là nặng nhất,nhưng con nghe nói phiền não vọng tưởng tuy nhẹ nhất nhưng khó đoạn nhất và lâu bị đoạn nhất trong 3 loại trên thời gian
để đoạn có thể mất hàng A Tăng Kỳ Kiếp mà phiền não đó phải cỡ trình độ bồ tát viên giáo sơ trụ trở lên mới đoạn nổi,con còn nghe nói muốn ra khỏi sanh tử chỉ cần đoạn phiền não chấp trước là đủ để ra khỏi sanh tử cũng tương đương với bậc A La Hán rồi.Cho con xin hỏi thêm 1 niệm khởi sanh lên hình thành 81 000 lần sanh diệt như vậy những người bị đọa địa ngục lý do người ta phải bị hành hình chết đi sống lại hàng chục ngàn lần trong 1 ngày cũng đều là do khởi lên 1 niệm sân hận trong 1 niệm sân hận đó có 81000 ngàn lần sanh diệt biến hiện ra cảnh giới hành hình trong địa ngục làm họ phải chết đi sống lại cũng đều do nguyên lý 1 niêm sanh diệt như cư sĩ Hương Quang nói .Xin mọi người hãy trả lời phúc đáp và hồi âm cho con sớm.:):):).Con xin chân thành cảm ơn nhiều.:D:D:D
Nam Mô a Di Đà Phật.:):):)
A Di Đà Phật.
Gửi cho bạn Alexander để tham khảo qua.
KINH NIỆM PHẬT BA LA MẬT
PHẨM THỨ NHẤT – DUYÊN KHỞI
“Diệu-Nguyệt, tất cả các loại chúng sanh chết ở nơi đây, rồi sanh sang nơi kia, sống chết nối nhau không dứt. Mỗi khi sắp mạng chung thì các loại nghiệp lành dữ trong một đời hiển hiện rõ ràng. Chúng sanh nào sống thuần bằng tư tưởng, thì bay lên hóa sanh nơi các cõi Trời. Nếu trong sự thuần tưởng, lại gồm cả phước huệ và tịnh nguyện thì tự nhiên tâm trí khai mở mà được thấy mười phương chư Phật, tùy theo nguyện lực của mình mà sanh về Tịnh-độ.
Chúng sanh nào tình ít, tưởng nhiều thì vào hàng phi tiên, bay đi nhẹ nhàng nhưng không được xa bằng hạng thuần tưởng.
Chúng sanh nào tình và tưởng bằng nhau thì sẽ phát sanh vào cõi người. Bởi vì sao như vậy ? Bởi tưởng là thông sáng, tình là mê tối. Nếu tình và tưởng ngang bằng nhau thì không bay lên và cũng không đi xuống.
Chúng sanh nào tình nhiều, tưởng ít thì sẽ lạc vào bàng-sanh, nhẹ thì làm chim bay, nặng thì làm thú chạy.
Chúng sanh nào có bảy phần tình và ba phần tưởng, sẽ bị đọa làm thân ngạ quỷ, thường chịu nóng bức, đói khát trải qua trăm ngàn kiếp dài lâu.
Chúng sanh nào có chín phần tình và một phần tưởng, thì sẽ đọa vào địa ngục. Nhẹ thì vào nơi địa ngục hữu gián, nặng thì sẽ đọa vào ngục Đại A-tỳ. Nếu ngoài cái tâm thuần tình ấy, còn kiêm thêm các trọng tội như hủy giới cấm của Phật, khinh báng Đại-thừa, thuyết pháp sai lầm, đắm tham của tín thí, lạm thọ sự cung kính, và phạm vào thập ác ngũ ngịch, thì sẽ chiêu cảm quả báo luân chuyển sanh về các ngục Vô-gián ở khắp mười phương.
Nầy Diệu-Nguyệt cư sĩ ! Trong thời kỳ Chánh pháp diệt tận, chúng sanh nơi cõi Diêm-phù-đề tình nhiều tưởng ít, tâm địa bỏn sẻn, tham lam ghét ganh, các căn lành phước báo kém cỏi. Lúc sanh tiền thọ nhận đủ loại nghiệp dữ, sau khi mạng chung sẽ chịu các quả báo đau khổ trong ba nẻo ác dữ với hạn kỳ lâu dài. Vì thế mà chư Phật khắp mười phương xót thương vô cùng, luôn luôn tìm cách cứu trừ khổ não cho các hạng chúng sanh kia.
Các đức Như-Lai hiện ra nơi đời, mục tiêu chân chánh là không chỉ tuyên dương diệu pháp bí áo sâu xa cho những bậc Thánh giả, hiền nhân – mà mục tiêu khẩn thiết nhất vẫn lànhằm cứu vớt các loại chúng sanh tội khổ, nặng về tình, nhẹ về tưởng.
Chư Phật đã dùng Phật nhãn quán sát khắp mười phương, thấy rõ nghiệp lực chúng sanh lành dữ không đồng đều, thấy thân tướng và cảnh giới của chúng sanh xấu tốt có sai biệt. Nhưng điểm sanh khởi chẳng rời sát-na tâm sanh diệt, chỗ hội quy cũng không rời sát-na tâm sanh diệt. Muốn hàng phục và chuyển biến cái sát-na tâm sanh diệt ấy, thì không có pháp nào hơn là pháp NIỆM PHẬT.
—————————
Thất: Bảy, thứ bảy. Tình: tình cảm của con người. Lục: sáu. Dục: muốn, ham muốn.
Lục dục là sáu điều ham muốn của con người. (Xem chi tiết nơi chữ: Lục căn – Lục dục, vần L)
Tình là sự rung động của cái Tâm khi cảm được sự biến đổi của sự vật diễn ra bên ngoài, nên gọi là Tình cảm. Con người có 7 thứ tình cảm phát lộ ra ngoài, nên gọi là Thất tình.
Thất tình gồm:
Hỷ, Nộ, Ái, Ố, Ai, Lạc, Dục.
(mừng, giận, thương, ghét, buồn, vui, muốn)
Lục dục gồm:
1. Sắc dục: ham muốn nhìn thấy sắc đẹp.
2. Thinh dục: ham muốn nghe âm thanh êm tai.
3. Hương dục: ham muốn ngữi mùi thơm dễ chịu.
4. Vị dục: ham muốn món ăn ngon miệng.
5. Xúc dục: ham muốn xác thân sung sướng.
6. Pháp dục: ham muốn ý nghĩ được thỏa mãn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Xin các vị vị đạo hữu có thể giúp con phiên âm lại các câu thần chú này dễ đọc hơn ạ :
1. Om Namo Manjushriye Namah Sushriye Nama Uttama Shriye Svaha: Thần chú và lời cầu nguyện cho sự lễ lạy, (niệm 3 lần với lễ lạy)
2. Tăng hiệu quả của thần chú: (tăng phước báu của ngày lên 100.000 lần)
Om Sambhara Sambhara Bimana Sara Maha Java Hum
Om Smara Smara Bimana Skara Maha Java Hum (7lần)
3. Om Khrechara Ghana Hum Hri Svaha: Thần chú cho ban phước bàn chân: (trì tụng 7 lần và thổi vào mỗi bàn chân hoặc đế giày hay bất cứ thứ gì mà tiếp xúc trực tiếp côn trùng khi bạn bước đi).
4. Tadyatha [om] Gate Gate Paragate Parasamgate Bodhi Svaha: Thần chú của Tâm Kinh (Thần chú Bát Nhã) : niệm 21 lần nhằm dẹp 84.000 phiền não và hiện thực hóa giác ngộ.
5. Tadyatha Om Muni Muni Maha Muni Ye Svaha: Thần chú của Phật Thích Ca (niệm 7 lần). Nhằm tịnh hóa tất cả ô uế và hiện thực hóa bốn thân Phật
6. Om Hrih Shtrih Vikrita Nana Hum Phat (21 lần) : Thần chú của Yamantaka – See more at:
7. Tadyatha Om Bekhandze Bekhandze Maha Bekhandze [Bekhandze] Radza Samudgate Svaha (8lần): Thần chú của Phật Dược Sư. Nhằm dẹp những chướng ngại bên trong, bên ngoài và bí mật của sức khỏe, tăng trưởng sức khỏe toàn hảo và đóng lại cánh cửa đến những cõi thấp. –
-Om Tare Tuttare Ture Svaha (21 lần): Thần chú của Tara Xanh. Tụng thần chú của Tara Xanh sẽ giúp vượt qua nỗi sợ hãi và giận dữ, bảo vệ chúng ta khỏi những chướng ngại cũng như tăng trưởng những ước nguyện một cách nhanh chóng.
9. Om Tare Tuttare Ture Mama Ayur Punye Jnana Pushtim Kuru Ye Svaha (7 lần): Thần chú của Tara Trắng. Nhằm tăng tuổi thọ, phước báu và trí tuệ, đặc biệt là dẹp những chướng ngại của cái chết bất đắc kì tử. – See more at: http://www.thegioiphatgiao.vn/dactrung/nhung-cau-chu-tham-dam-oai-luc#sthash.W4yh9s3v.dpuf
11. Om Ah Ma Ra Ni Ze Vin Ta Ye Svaha (7 lần): Thần chú của Phật Vô Lượng Thọ. Nhằm tăng tuổi thọ, phước báu và trí tuệ, đặc biệt là dẹp những chướng ngại của cái chết bất đắc kì tử.
12. Om Ah Mi De Wa Hri (7 lần): Thần chú của Phật A Di Đà. Để tịnh hóa nghiệp của hữu tình sinh trong luân hồi và gieo nhân duyên để sinh vào Tịnh Độ.
13. Om Mani Padme Hum (7 lần): Thần chú của Chezerig (Quan Thế Âm). Để tịnh hóa những ảo tưởng đặc biệt là sự thù ghét và sự si dại và để hiện thực hóa lòng bi.
14. Om Ah Ra Pa Tsa Na Dhi (7x lần: Thần chú của Văn Thù Sư Lợi. Chữ [Dhi ……………………………] kéo dài trong một hơi thở. “Dhi” là để hiện thực hóa 7 trí tuệ. Niệm thần chú này giúp tịnh hóa những sự tối tăm, trí tuệ thấp, sự lãng quên.
15. Om Vajra Pani Hum Phat (7 lần): Thần chú của Vajrapani (Kim Cang Thủ). Để dẹp những chướng ngại nội, ngoại và bí mật đặc biệt là rồng và những linh thể có hại và hiện thực hóa địa vị kim cang bất hoại.
16. Om Kuru Kulle Hri Svaha (7 lần): Thần chú của KURU-KULLA. Để dẹp những chướng ngại của thất bại trong thực hành tâm linh, kinh doanh & mối quan hệ, tăng sự thu hút và điều khiển được vận may. – See more at: http://www.thegioiphatgiao.vn/dactrung/nhung-cau-chu-tham-dam-oai-luc#sthash.W4yh9s3v.dpuf
17. Om Padma Krodha Arya Dzambhala Hridaya Hum Phat (7 lần): Thần chú của DZAMBHALA Trắng. Để tịnh hóa một cách đặc biệt nghiệp xấu của tánh ích kỉ, keo kiệt. – See more at: http://www.thegioiphatgiao.vn/dactrung/nhung-cau-chu-tham-dam-oai-luc#sthash.W4yh9s3v.dpuf
18. Om Dzambhala Dzalen Draye Svaha(7 lần): Thần chú của DZAMBHALA Vàng. Để tịnh hóa một cách đặc biệt nghiệp xấu của tánh ích kỉ, keo kiệt
19. Om Dzambhala Din Draye Svaha (7 lần) hoặc Om Drum Svaha, Om Indrayani Mukham Bhramari Svaha (7 lần) : Thần chú của DZAMBHALA Đen. Để tịnh hóa một cách đặc biệt nghiệp xấu của tánh ích kỉ, keo kiệt
20. Om Dzambhala Dzalen Dzaye Svaha (7 lần): Thần chú của DZAMBHALA Xanh. Để tịnh hóa một cách đặc biệt nghiệp xấu của tánh ích kỉ, keo kiệt – See more at: http://www.thegioiphatgiao.vn/dactrung/nhung-cau-chu-tham-dam-oai-luc#sthash.W4yh9s3v.dpuf
21. Thần chú của DZAMBHALA Đỏ: Để tịnh hóa một cách đặc biệt nghiệp xấu của tánh ích kỉ, keo kiệt
Om Dzambhala Dzalim Dzaya Nama Mumei E She E
Om Dzajini Dzambhala Dzambhala Svaha (7 lần).
22. Om Ve Sha Wa Ni So Ha (7 lần): Thần chú của VESHAWANI. Để tịnh hóa những nghiệp xấu của tính ích kỉ, keo kiệt và hiện thức hóa tài sản và sự bảo vệ trong mười phương
23. Hrih Benza Trodha Hayagriva Hulu Hulu Hung Phat (9 lần): Thần chú của HAYAGRIVA ( Mã Đầu Minh Vương). Để dẹp những cản trở và tạo sự bảo vệ cho tất cả mục tiêu [hướng đến của hành giả.
24. Om Vajrapani Hayagriva Garuda Hum Phat (7 lần): Thần chú của bộ 3 VaJraPani, Hayagriva và Garuda
25. Thần chú của Phật Di Lặc
Namo Ratna Trayaya / Namo Bhagavate Shakyamuniye /Tathagataya / Arhate / Samyaksam / Buddhaya / Tadyatha / Om / Ajite Ajite / Aparajite / Ajite Chaya / Hara Hara Maitri / Avalokite / Kara Kara / Maha Samaya / Siddhi Bhara Bhara / Maha Bodhi Manda Vija / Mara Mara / Atmakam Samaya / Bodhi Bodhi Maha Bodhi Svaha (7 lần) Tâm chú
Om Mohi Mohi Maha Mohi Svaha (7 lần) Tùy tâm chú
Om Muni Muni Mara Svaha (7 lần)
Nhằm Tịnh hóa những nghiệp tiêu cực đặc biệt là sự căm thù và hiện thực hóa tình yêu chân thật-lòng từ- và hạnh phúc tối thượng bất tận và tích lũy phước đức rộng lớn.
26. Om Om Om Sarva Buddha Dakiniye Vajra Varnaniye Vajra Vairochaniye Hum Hum Hum Phat Phat Phat Svaha (36 lần): Thần chú của VAJRAYOGINI (Kim Cang Du Già Thánh Nữ)
Để tịnh hóa sự trói buộc và tất cả sự bất tịnh và hiện thực hóa sự hợp nhất giữa Đại Lạc và Tánh không trong trạng thái hoàn toàn giác ngộ chỉ trong một đời người.
27. Thần chú cho sự tịnh hóa: Trì tụng một biến tịnh hóa nghiệp tiêu cực của 100 triệu kiếp
Namah Sarva / Tathagata Hridaya / Anugatey / Om / Kurum Ghini / Svaha (1 lần hoặc nhiều hơn nếu có thể)
28. Thần chú của VAJRASATTVA (Kim Cang Tát Đỏa): Cho sự tịnh hóa
Om Vajrasattva Samaya Manu Palaya / Vajrasattva Tvenopatishtha / Dridho Me Bhava / Suthoshyo Me Bhava / Suposhoyo Me Bhava / Anurakto Me Bhava / Sarva Siddhim Me Prayaccha / Sarva Karma Su Chame / Chittam Shriyam Kuru Hum / Ha Ha Ha Ha Ho / Bhagavan Sarva Tathagata / Vajra Mame Muncha / Vajra Bhava Maha Samaya Sattva Ah Hum Phat (21 lần)
Hoặc thần chú ngắn: Om Vajrasattva Hum (21 lần mỗi ngày hoặc 3 tháng Vajrasattva Retreat)
29. Thần chú tăng trưởng phước báu: Để tăng phước báu tạo được lên 100,000 lần
Chom-Den-De / De-Zhin Sheg-Pa / Dra-Chom-Pa / Yang-Dag Par / Dzog-Päi Sang-Gyä / Nam-Par Nang-Dze / ö-Kyi Gyäl- Po-La / Chag-Tshäl-Lo (1 lần )
Jang-Chub Sem-Pa / Sem-Pa Chen-Po / Kün-Tu Sang-Po La / Chag-Tshäl-Lo (1x)
Tadyatha / Om / Pencha Griya / Ava Bodhani Svaha / Om / Dhuru Dhuru / Jaya Mukhe / Svaha (7 lần)
Bởi sự trì tụng thần chú này sau khi cầu nguyện, tất cả mọi ước nguyện, sẽ được hiện thực hóa. Trì tụng thần chú này nhân lợi lạc lên 100,000 lần. Chom-Den-De / De-Zhin Sheg-Pa /Dra Chom-Pa /Yang Dag-Par / Dzog-Päi Sang-Gye / Ngo-Wa Dang Mön-Lam Tham-Che / Rab-Tu Dru-Pä / Gyäl-Po-La / Chag-Tshäl Lo (3 lần)
30. Om Tra So / Chu So / Dur Ta So / Dur Mi So / Nying Ga La Choe / Kha La Za / Kam Sham Tram / Beh Phe Shava (7 lần): Thần chú Văn Thù Sư Lợi Đen. Trì tụng nhằm đem Lợi lạc cho những linh lực có hại, huyền thuật đen, loài rồng ác và chữa trị ung thư.
31. Om Ah Bira Khe Chara Hum (7 lần): Thần chú ban phước cho thịt
Trì tụng rồi thổi lên thịt trước khi ăn. Nó sẽ tịnh hóa thịt và đem lại sự giải thoát cho chúng sinh. Thần chú này chuyển hóa thịt thành cam lồ và tạo ra sự rộng lượng và phước báu quảng đại và nó trở thành nhân cho giác ngộ. Hành giả sẽ không phải nhận nghiệp xấu nặng nề của việc ăn thịt mà hơn thế còn đem lại lợi lạc lớn lao cho chúng sinh bị ăn.
32. Om Su Ma Ti Sam Pan Na Sarwa Siddhi Hum Phet (7 lần): Geshe Lama Konchog thánh danh thần chú. Cho sự tích lũy phước báu rộng lớn để hiện thức hóa giác ngộ chỉ trong một đời người
33. Om Ah Guru Vajradhara Muni Shasana Khasanti Tsawa Siddhi Hung Hung (7 lần): Thần chú Kyabje Lama Zopa Rinpoche. Cho sự tích lũy phước báu rộng lớn để hiện thức hóa giác ngộ chỉ trong một đời người
34. Om Ah Guru Vajradhara Vagindra Sumati Shasana Dhara Samudra Shri Bhadra Sarva Siddhi Hum Hum (7 lần): Thần chú His Holiness Dalai Lama. Cho sự tích lũy phước báu rộng lớn để hiện thức hóa giác ngộ chỉ trong một đời người.
35. Om Ah Guru Vajradhara Sumati Kirti Siddhi Hum (7 lần): Thần chú Lama Tsongkhapa. Cho sự tích lũy phước báu rộng lớn để hiện thức hóa giác ngộ chỉ trong một đời người
36. Thần chú Phật Mitrukpa(Aksobhya)
Namo Ratna Trayaya / Om Kamkani Kamkani Rochani Rochani Trotani Trotani Trasani Trasani Pratihana Pratihana Sarva Karma Param Para Ni Me Sarva Sattva Nanca Svaha (7 lần)
37. Om Padmo Ushnisha Bimale Hum Phat (7 lần): Thần chú Bánh Xe Hoàn Thành Nguyện Ước
38. Om Ah Guru Hasa Vajra Sarva Siddhi Phala Hum (7 lần): Thần chú Milarepa
39. Om Ah Guru Vajradhara Hum (7 lần): Thần chú Vajradhara (Kim Cang Trì)
40. Om Ah Hum (7 lần): Thần chú Thân Khẩu Ý Kim Cang
41. Om Amoga Vairochana Mahamudra Manipadme Juvara Phurabharatya Hum: Tỳ Lô Giá Na Quán Đảnh Chân Ngôn.
Nguyên bản Phạn âm là:
Thần chú này thật sự là bất khả tư nghị và vô cùng hữu dụng. Trong Phật giáo khi người thân qua đời, thường gia quyến hay ra chùa thỉnh chăn Quang Minh để đắp lên thân người chết. Công năng diệu dụng cũng y như cát tán sa.
Ngoài ra còn một thứ khác nữa để giúp đỡ người chết. Đó là cát mandala, các hạt cát làm mandala sau khi sử dụng xong thường được các Lama phân phát cho đại chúng (miễn phí). Cát mandala quý báu và diệu dụng như xá lợi. Thông thường bỏ cát mandala vào túi áo người chết cũng tương tự như đắp cho họ chăn Quang Minh.
Theo DriKung Kagyud Việt Nam
A di đà phật
Mến gửi bạn Vy Trần
Ở trên huynh Tịnh Thái nhắc nhở một câu rất hay
“số tự và văn tự phải nhìn đúng bản chất của chúng, chúng chỉ là phương tiện, càng dùng tâm ý thức suy nghĩ tìm tòi về chúng thì vọng tưởng, phân biệt, chấp trước càng tăng”.
Thật vậy những danh từ, pháp số Phật học đều không phải là nhất định. Mỗi Kinh, mỗi luận giải đều không giống nhau. Nên trong Duy thức tam thập tụng nói “Do giả nói ngã pháp, hữu chủng chủng tướng chuyển” nghĩa là “Từ nơi chân tánh thật chẳng có ngã có pháp, chẳng có danh từ, số lượng cho đến trọn chẳng có một vật gì, tướng gì nhưng vì thuyết pháp độ sanh phá mê khai ngộ nên tạm dùng ngôn ngữ danh tự để diễn nói. Nên tất cả cái tướng ngã tướng pháp ấy chỉ là “giả nói”. Vậy người học Phật chúng ta chỉ cần “Y nghĩa bất y ngữ”, vậy là tốt rồi.
Mình đơn cử như cái khái niệm “Sát na tâm niệm”- đơn vị rất ngắn của thời gian, cũng có nhiều luận giải như sau:
1. Theo Câu Xá Luận, quyển 12: Một trăm hai mươi sát na gọi là một Đát Sát Na (tat-ksana), sáu mươi Đát Sát Na là một Lạp Phược (lava), ba mươi Lạp Phược là một Mâu Hô Lật Đà (muhūrta). Ba mươi Mâu Hô Lật Đà là một ngày đêm. Như vậy, Sát Na tương đương khoảng 0.013 giây.
2. Theo Ma Ha Tăng Kỳ Luật, quyển 17, Sát Na còn gọi là Niệm, cứ 20 Niệm là một Thuấn, hai mươi Thuấn là một Đàn Chỉ (khảy ngón tay), 20 Đàn Chỉ là một La Dự (Lạp Phược), hai mươi La Dự là một Tu Du, ba mươi Tu Du là một ngày đêm. Như vậy, một Niệm tương đương với 0.018 giây. Con số 0.018 Phật học tinh yếu là căn cứ vào Ma ha Tăng kỳ luật
3. Theo Đại Trí Độ Luận, quyển 83, sáu mươi niệm là một Đàn Chỉ.
4. Có thuyết lại cho Niệm là đơn vị lớn hơn Sát Na, như trong Nhân Vương Kinh nói thì chín mươi sát na là một niệm, còn Vãng Sanh Luận lại nói sáu mươi sát na là một niệm.
5. Nhân Vương Kinh thì một sát na gồm chín trăm lần sanh diệt, còn Vãng Sanh Luận Chú lại cho rằng một sát na có một trăm lẻ một lần sanh diệt.
Ngay cả khái niệm “Bồ tát” cũng vậy, có sự khác nhau về quan niệm giữa Tạng giáo,Thông giáo, Biệt giáo và Viên giáo.
Hay ngay như qủa vị chứng đắc A la hán cũng vậy cũng chẳng có sự giống nhau giữa Nam tạng và Bắc tạng, ngay trong Bắc tạng cũng vậy, cũng không phải là như nhau.
Tất cả điều này cho thấy điều gì? Đó là Phật pháp chỉ là phương tiện, là ngón tay chỉ mặt trăng. Nếu chúng ta đi sâu vào, nếu không chánh niệm tỉnh giác, ắt sẽ rơi vào “mê hồn trận” 🙂
Vì vậy Tổ Pháp Nhiên dặn dò người niệm Phật chúng ta trong Niệm Phật tông yếu như sau:
“Một đệ tử hỏi: Nếu trí tuệ là điều cần yếu để vãng sinh thì con người minh mẫn theo thầy học. Còn nếu chỉ cần xưng danh là đủ thì không mong gì khác. Xin Thầy từ bi khai thị cho, con sẽ tuyệt đối vâng theo như lời Phật dạy vậy.
Ngài đáp: Chánh nghiệp vãng sinh thì trọng yếu là xưng danh. Rõ ràng là chẳng phân biệt có trí tuệ hay không có trí tuệ, cần gì phải học hành cho lắm! Chi bằng cứ lo Niệm Phật, thì sẽ mau được vãng sinh Tịnh Độ, gặp mặt Thánh chúng, được nghe pháp môn. Hơn nữa cõi kia trang nghiêm, ngày đêm thuyết pháp sâu xa, do đó sẽ tự nhiên khai phát thắng giải mà chứng Vô Sinh Nhẫn. Nếu chưa biết ý nghĩa của Niệm Phật vãng sinh thì học cho biết, đơn sơ là đủ. Nếu ham học rộng, biết bao nhiêu cho cùng. Hãy siêng năng Niệm Phật là hơn cả”.
Những khái niệm về Vọng tưởng, trần sa hoặc, kiến tư hoặc là gì, mức độ sâu cạn thô tế ra sao? đến địa vị nào mới đoạn được thì bạn có thể đọc Tam tế lục thô trong Đại thừa khởi tín luận của Bồ tát Mã minh sẽ rõ hoặc bạn có thể tham khảo bài giảng của HT Tịnh Không trong Tịnh độ đại kinh khoa chú như sau:
“Phá phiền não thành (kiến Đường dịch). Phiền não giả, tham, sân, si đẳng, phiền tâm, não thân, cố danh phiền não”(“Phá phiền não thành” (câu này trích từ bản Đường dịch). Phiền não là phiền tâm, não thân, nên gọi là “phiền não”). Trước hết, giới thiệu đơn giản danh từ “phiền não”. Vì sao gọi nó là “phiền não”? Nó khiến cho tâm quý vị phiền muộn, khiến cho thân quý vị khổ não, nên gọi là “phiền não”. Tham, sân, si là cội rễ của phiền não, vô lượng vô biên phiền não đều sanh từ chỗ này. Trong Phật pháp, ba cội rễ ấy được gọi là Tam Độc Phiền Não, đúng là bẩm sanh. Tiếp theo đó, sách viết: “Hựu tham, sân, si, mạn, nghi, Thân Kiến, Biên Kiến, Tà Kiến, Kiến Thủ, Giới Thủ” (lại nữa, tham, sân, si, mạn, nghi, Thân Kiến, Biên Kiến, Tà Kiến, Kiến Thủ, Giới Thủ), những thứ này được gọi chung là “mười loại phiền não”. Mười loại phiền não này còn gọi là Kiến Tư phiền não. “Thiên Thai Tông dĩ Kiến Tư, Trần Sa, Vô Minh Tam Hoặc xưng vi tam phiền não” (Thiên Thai Tông gọi Kiến Tư, Trần Sa, Vô Minh Tam Hoặc là ba phiền não). Các phiền não này được quy nạp lại thành ba loại lớn: Thứ nhất là Kiến Tư. Kiến Tư là mười loại phiền não đã nói trên đây, mười thứ phiền não ấy được gọi là Kiến Tư phiền não. [Hai loại kia là] Trần Sa và Vô Minh, trong phần trước, chúng ta cũng thường nhắc tới [hai loại này]. Tham là tham ái, Sân là sân khuể, [Si là] ngu si, [Mạn là] ngạo mạn, [Nghi là] hoài nghi. Hoài nghi ở đây chẳng phải là hoài nghi thông thường, mà là nghi ngờ Phật pháp, tức là hoài nghi thánh giáo, hoài nghi giáo huấn của thánh nhân. Đó là phiền não nghiêm trọng.
Trong kinh Đại Thừa, đức Phật đã nói đến khởi nguyên của vũ trụ, đây là một vấn đề căn bản trong Phật pháp, triết học và khoa học. Mãi cho đến hiện thời, khoa học và triết học vẫn chưa thể hiểu rõ ràng, minh bạch vấn đề này. Trong mấy năm gần đây nhất, do Lượng Tử Lực Học xuất hiện, chuyện này đã có cách giải thích mới mẻ. Họ tìm ra cách giải thích mới, cách giải thích mới mẻ ấy hết sức gần với kinh Phật. Nói theo Phật pháp, kinh Đại Thừa thường nói: “Nhất niệm bất giác nhi hữu vô minh” (do một niệm bất giác bèn có vô minh), từ vô minh biến hiện A Lại Da. Chân tâm là tự tánh. Tự tánh là chân tâm, A Lại Da là vọng tâm; Vọng do đâu mà có? Đương nhiên chẳng thể rời Chân; rời khỏi Chân há có hư vọng? Giống như chúng ta đứng dưới ánh nắng bèn có bóng, cái bóng ấy là hư vọng. Bóng do đâu mà có? Do thân người mà có. Nếu chẳng có thân người, lấy đâu ra bóng? Chúng ta sánh ví thân người như tự tánh, bóng là A Lại Da. Tự tánh chẳng phải là vật chất, mà cũng chẳng phải là tinh thần, thứ gì cũng đều chẳng phải, trong Tịnh Tông gọi là Thường Tịch Quang. Đồng học Tịnh Tông đều biết Tây Phương Cực Lạc thế giới có bốn cõi, ba bậc, chín phẩm. Bốn cõi là Thường Tịch Quang Tịnh Độ, Thật Báo Trang Nghiêm Độ, Phương Tiện Hữu Dư Độ, và Phàm Thánh Đồng Cư Độ. Cõi Phàm Thánh Đồng Cư tương đương với lục đạo luân hồi nơi này, cõi Phương Tiện Hữu Dư tương đương với bốn thánh pháp giới trong thế giới của chúng ta. Đối với Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Phật, cõi Thật Báo giống nhau, cõi Thường Tịch Quang cũng giống nhau. Thường Tịch Quang là bản thể, không đâu chẳng tồn tại, không lúc nào chẳng hiện hữu, nó là Lý Thể của vạn sự vạn vật trong vũ trụ.
Vọng tâm xuất hiện, A Lại Da xuất hiện. A Lại Da có ba tánh chất. Phật pháp gọi [ba tánh chất ấy] là ba tế tướng, hết sức vi tế, rất khó thấy. Nói theo giáo pháp Đại Thừa, Bát Địa Bồ Tát mới thấy [ba tế tướng ấy]. Đây là nói đến công phu định lực, phải đạt đến mức độ sâu như Bát Địa, tức là đại định rất sâu mới thấy được! Trên Bát Địa còn có Cửu Địa, Thập Địa, Đẳng Giác, và Diệu Giác; do vậy, trong hàng Bồ Tát, kể cả [địa vị] Phật, trong bốn mươi hai địa vị thì năm địa vị tột đỉnh sẽ có thể thấy [ba tế tướng ấy], đương nhiên [những tế tướng ấy] chẳng phải là giả. Một người trông thấy, chưa chắc đã là thật, nhưng chỉ cần chứng đắc từ Bát Địa trở lên, quý vị đều thấy, [tức là những tế tướng ấy] chẳng phải là giả! Do vậy, [cảnh giới] trong Thiền Định là cảnh giới Hiện Lượng, nó có ba tánh chất gì? Nó bao quát [các đặc tánh sau đây], nếu dùng danh từ hiện thời để nói, nó có năng lượng, có hiện tượng vật chất, và hiện tượng thông tin. Thông tin là hiện tượng tinh thần, chúng ta thường nói tinh thần là Thọ, Tưởng, Hành, Thức, nó có hiện tượng ấy. Những hiện tượng ấy do đâu mà có? Đều là vốn sẵn trọn đủ trong tự tánh, trong tự tánh sẵn có. Bất quá là bị mê. Tự tánh bị mê bèn gọi là A Lại Da, A Lại Da khiến cho những hiện tượng ấy bị biến chất. Trong tự tánh có trí huệ, có đức năng, có tướng hảo, hễ một thứ bị mê, toàn bộ sẽ bị biến đổi, trí huệ biến thành phiền não, ở đây chúng ta nói là Kiến Tư phiền não. Nói theo tông Thiên Thai, phạm vi sẽ to lớn, Kiến Tư, Trần Sa, và Vô Minh hoàn toàn là trí huệ Bát Nhã vốn sẵn có trong tự tánh bị biến chất, biến thành những thứ ấy. Đức năng biến thành tạo nghiệp, khởi tâm động niệm, tạo tác hết thảy nhiễm, tịnh, thiện, ác, cội nguồn của chúng là đức năng trong tự tánh. Lục đạo, mười pháp giới vốn là tướng hảo trong tự tánh, toàn bộ đã bị biến chất, nên trong kinh đức Phật thường nói: “Hết thảy các pháp sanh từ tâm tưởng”. Đức Phật lại thường dạy chúng ta, điều này được nói trong kinh Hoa Nghiêm, vũ trụ và vạn pháp được hình thành như thế nào? “Duy tâm sở hiện, duy thức sở biến”. Cái có thể hiện, có thể sanh là tâm chúng ta; nó có thể biến, sanh ra vô lượng vô biên biến hóa, đó là thức của chúng ta khởi tác dụng. Thức là gì? Phân biệt, chấp trước! Phân biệt, chấp trước bèn sanh ra biến hóa. Chẳng có phân biệt, chấp trước, nó bèn hiện tướng, chẳng nẩy sanh biến hóa, nó có thể hiện ra. Vì thế, cõi Thật Báo Trang Nghiêm là do tâm hiện, trong ấy chẳng có biến hóa vì chẳng có phân biệt, chấp trước.
Phiền não là chuyện như thế đó. Do vậy, tuy phiền não vô lượng, vô biên, Phật, Bồ Tát quy nạp chúng thành mười loại lớn, gọi là mười phiền não. Tông Thiên Thai gọi mười phiền não ấy là Kiến Tư phiền não, [nói chi tiết thì] “tham, sân, si mạn, nghi” là cách nghĩ sai lầm, nên gọi là Tư (思: suy nghĩ), tức Tư Phiền Não. Năm thứ Thân Kiến, Biên Kiến, Tà Kiến, Kiến Thủ Kiến, và Giới Thủ Kiến là cách nhìn sai lầm, [đó là Kiến phiền não]. Đối với mọi chuyện quý vị đã nhìn sai rồi, đó là cách nhìn sai lầm, hợp với cách nghĩ sai lầm trong phần trước, sẽ gồm trọn tất cả những sai lầm, chẳng có gì lọt ra ngoài được! Trần Sa cũng là phiền não, vì sao? Quý vị chưa thể liễu giải chân tướng của nó. Đây là gì? Quá nửa là nói về các hiện tượng vũ trụ. Đối với những gặp gỡ trong đời chúng ta, Lý, Sự, nhân, quả quá phức tạp, quá nhiều, chẳng thể biết rõ số lượng, nên dùng Trần Sa làm tỷ dụ, [sánh ví các phiền não ấy] giống như bụi đất, giống như cát bụi, quá nhiều, chẳng thể biết rõ số, nên gọi là Trần Sa phiền não. Vô Minh: Minh (明) là hiểu rõ. Đối với vạn sự vạn vật trong vũ trụ, quý vị chẳng hiểu rõ: Thể của chúng là gì, hiện hình tượng gì, nhân quả là gì, những gì là Sự, những thứ nào là Lý, đều chẳng hiểu rõ ràng! Do đó, mê hoặc, đấy cũng là phiền não. [Phiền não] gồm ba loại lớn, tức Kiến Tư phiền não, Trần Sa phiền não, và Vô Minh phiền não. Trong kinh Hoa Nghiêm, Kiến Tư phiền não được gọi là chấp trước, Trần Sa phiền não được gọi là phân biệt, Vô Minh phiền não được gọi là vọng tưởng. Vì lẽ đó, “vọng tưởng, phân biệt, chấp trước” như kinh Hoa Nghiêm nói có cùng một ý nghĩa [với ba loại đại phiền não] trong tông Thiên Thai; danh xưng khác nhau, nhưng ý nghĩa hoàn toàn tương đồng. Vô minh là khởi tâm động niệm. Chẳng khởi tâm, không động niệm, trí huệ hiện tiền. Khởi tâm động niệm thì trí huệ chẳng còn, biến thành vô minh phiền não. Cổ đại đức cũng dùng tỷ dụ trong kinh, kinh sánh ví chân tâm như nước. Một ao nước, nước [trong ấy] rất sạch, chẳng có nhiễm ô, thanh tịnh. Nước chẳng nổi sóng, gió lặng, mặt nước giống như một tấm gương, chiếu soi cảnh giới bên ngoài rõ ràng, rành rẽ. Đó là gì? Đó là Minh, minh tâm. Nếu là động thì hễ động bèn cuộn sóng, nếu gió nổi lên, nước bèn sanh ra sóng. Nếu nước nổi sóng, sẽ chẳng soi rõ rệt cảnh giới bên ngoài. Chân tâm cũng giống như vậy, nên tâm chẳng thể động. Tâm hễ động bèn mê, tâm biến thành A Lại Da. Chẳng động thì A Lại Da khôi phục thành chân tâm. Vì thế, Pháp Tướng Tông nói A Lại Da là “nửa chân, nửa vọng, nửa thật, nửa giả”, đúng vậy! [A Lại Da] xác thực có tánh chất ấy. Làm thế nào để gạt bỏ cái phân nửa hư vọng để khôi phục thuần chân thì sẽ thành Phật”.
Chúc bạn tinh tấn an lạc
Gửi bạn bài thơ của bạn Việt Thi đọc cho vui:
Biển giác Chơn như vốn lặng, mầu
Chỉ vì bất giác khởi niềm đau
Lục thô sóng dữ chìm Tam giới
Tam tế ẩn tàng Bát địa sâu
Tự lực ba kỳ ra khỏi mộng
Phật thương mười niệm chẳng còn sầu
Tế thô nghiệp chướng thường run sợ
Bổn nguyện thuyền từ hãy niệm mau !
Vọng tưởng, trần sa hoặc vi tế, kiến tư phiền não tự lực phàm phu chúng ta chân thật không thể đoạn được trong một đời này. Trên kinh luận nói phải trãi qua 3 đại a tăng kỳ kiếp, một quãng thời gian lâu xa vô tận! nhưng tính từ khi nào? không phải từ ngày hôm nay mà tính từ khi chúng ta vào địa vị Thánh sơ quả Tu đà hoàn Tạng giáo hay phải là Sơ tín bồ tát trong Biệt giáo!
Vậy thì phải lo niệm Phật thôi!
Mười niệm lâm chung vãng sanh Tây phương chứng A duy việt trí bồ tát, ngang hàng với Bát địa BỒ TÁT, tức là chúng ta chỉ tu cố gắng trong một đời này thôi, dẫu một phẩm kiến tư phiền não cũng chưa đoạn nhưng so với con đường tự lực (kể từ khi đắc quả Tu đà hoàn) là đã vượt qua 2 đại a tăng kỳ kiếp (Từ quả vị nhập lưu Tu đà hoàn đến Sơ địa bồ tát mất một a tăng kỳ, từ nhị địa đến thất địa mất a tăng kỳ thứ hai, từ bát địa đến Thập địa mất a tăng kỳ thứ ba).
Về Tây phương liền đồng Bát địa, chứng ba thứ bất thối,lại nhờ A di đà phật gia trì nên thời gian thành Phật A tăng kỳ còn lại rất mau chóng, không giống như các vị Bồ tát ở phương khác
Nên Tổ Ấn quang nói: “Mạc nhạ nhất xưng siêu thập địa
Tu tri lục tự quát tam thừa”
nghĩa là “đừng ngạc nhiên chỉ một câu xưng danh lại vượt qua thập địa, (vì) phải biết 6 chữ (nam mô A Di Đà Phật) này bao quát hết tam thừa”.
Kính chúc quý huynh đệ đồng tu thân thương đồng sanh Tây phương để mai sau đồng vi Pháp lữ Bất thối Bát địa bồ tát!
A di đà phật
Nam mô a di đà Phật…
Con bạch Thầy và các bác…bà Nội con vừa mất đươc 4 ngày.đên bây giờ con vẫn ko nghĩ là bà đã đi rồi…nghĩ đến con cảm thấy xót thương vô hạn……lúc bà con còn trong lúc lâm chung con đã mua cho bà đài niệm Phật về hàng ngày bà nghe và bà cũng rất thích nghe. Nhưng truớc lúc mất 1 tháng bà con hàng ngày đều nhìn thấy tất cả các con ngươi khác nhau từ ngươi già trẻ gái trai đên các con vật chó mèo đàn vịt con trâu bẩn thỉu hôi thối.nguời thì nhiều hình hài có ng bé nhỏ có nguời già rồi mà như trẻ con có nguời là thanh niên mà râu ria như ông già… .rồi nhìn thấy lửa cháy ở bếp…bà nhìn thấy gì đều thuật lại hết nên cả nhà con rất sợ nên đã mời thầy về cúng cho bà con 3 ngày.sau 3 ngày…bà con cũng đã dần dần ko còn nhìn thấy nhiều nguời, con vật đông đúc bẩn thỉu nữa nhưng vẫn nhìn thấy mấy con rắn..mấy thằng nguời bé bé nằm ở chăn…bà con cứ nói với mọi ng như vậy. Từ hôm bà mất nhà con vẫn bật bài niệm A di đà Phật hàng ngày cho bà mong bà cầu siêu về với Tây Phương…con rât mong như vậy…:(
Thầy cho con hỏi bên cạnh đó gia đình con cần phải làm gì hay phải đọc kinh gì để cầu siêu cho linh hồn bà con đưọc Tịnh độ Tây phuơng… Con rất cảm ơn thầy … Mong thầy hoan hỉ…
A Di Đà Phật
Bạn An Trúc thân mến!
Bạn có thể vào http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2011/10/49-ngay-sau-khi-chet-gia-quyen-nen-lam-gi/, hãy theo đó mà thực hành.
_()_
Nam mô a di đà phật !
Xin cho con hỏi nếu mình ở trong phòng ngủ niệm kinh và hồi hướng luôn thì có sao ko ạ . Và nếu như mình không thuộc được được kinh thư thì mình có ther cầm giấy , sách , kinh đọc được ko ạ ?
Con kính chào Thầy ạ.
Bố chồng con mất được 22 ngày tính tới thời điểm ngày hôm nay. Theo con hiểu rằng bố con mới mất nên không thể về được vì vong linh còn yếu. Vậy mà bố con đã về được 3 lần và sang tai cho bạn của em chồng con. Mỗi lần về không nói được mấy chỉ vài ba câu rồi đi. Vậy thầy cho con hỏi liệu đó có phải là sự thật không ạ.
Bố mất gia đình con cúng cơm chay hoàn toàn và đủ 3 bữa các ngày. Thành viên trong gia đình cũng nguyện ăn chay để đọc kinh A-di-đà mỗi tối để hồi hướng công đức cho bố. Ngoài ra chúng con tranh thủ buổi trưa đọc thêm kinh Dược sư. Bố con mất vì bệnh ạ.
Có một điều nữa con muốn hỏi thầy. Từ hôm bố mất con mới biết luân xa của mình đã bị mở. Vì rằng vong người nhà có thể nhập vào con và nói chuyện. Vậy việc đã bị mở thì có thể đóng lại được hay không ạ?
Con rất mong chờ hồi âm của Thầy ạ
Con chào Thầy và kính chúc Thầy luôn mạnh khoẻ ạ.