Thánh nhân thế xuất thế gian dạy chúng ta phải tích âm đức. Âm là không để cho người khác biết. Chúng ta đoạn ác tu thiện, tích công bồi đức không nên để người khác biết, không nên để người tán thán. Địa vị của chính chúng ta càng thấp càng tốt, làm công đức có tốt hơn cũng như không hề làm việc gì, chính mình cung kính khiêm hạ đối với tất cả mọi người. Có thế, công đức mà chính chúng ta tích được có thể bảo toàn, tương lai quả báo sẽ lớn, sẽ thù thắng.
Người thông minh nhất, có trí tuệ nhất là người đem phước báu cả đời tu được hưởng vào lúc lâm chung. Lúc lâm chung hưởng phước không bệnh khổ, đó là đại phước báu. Lâm chung không bị bệnh, lâm chung rõ ràng tường tận, thông suốt thấu đáo, lâm chung có thể đứng mà ra đi, ngồi mà ra đi, biết được mình sẽ đi đến nơi nào, thù thắng nhất là thế giới Cực Lạc. Đó là sau khi nghiệp báo của thân này đã trả hết. Đến thế giới Tây Phương Cực Lạc làm Phật, chọn lựa tối cao trong mười pháp giới, chọn lựa làm Phật. Không có chọn lựa sanh thiên, đương nhiên cũng sẽ không chọn lựa đời sau đến nhân gian để hưởng phú quý. Phú quý là giả, hãy thử lật lịch sử xem thấy những hoàng đế tướng quân trải qua nhiều thời đại, có oanh oanh liệt liệt cũng không quá một đời, ngày nay họ ở đâu? Đều chôn vào lòng đất, đâu có gì để đời. Nếu bạn thấy tường tận chân tướng sự thật này thì công danh phú quý của thế gian bạn liền buông bỏ, nó không ý nghĩa gì. Trong những phước báu của thế gian có rất nhiều khổ báo, từ xưa đến nay có vị quốc vương nào không khổ? Có vị nào cả đời làm vua được vừa lòng mãn ý? Tuy hưởng phước nhưng trong lòng họ cũng lo lắng bất an, cũng không thể một đời an tâm thư thích. Cho nên lỗi lầm không nên che giấu, càng không thể đùn đẩy cho người khác, phải phát lồ sám hối, hoàn toàn phơi bày, một chút cũng không che giấu.
Âm, dương thì dễ hiểu. Bạn hành thiện người khác đều biết, đây gọi là dương thiện. Bạn làm ác, đem việc ác che giấu, tìm mọi cách che đậy, không để người ta biết, cái ác này gọi là âm ác. Nếu như chúng ta làm những việc dương thiện, âm ác, thế thì quả báo khủng khiếp là ở trong tam đồ, là địa ngục khổ nhất, vì làm việc địa ngục. Cho nên thánh nhân dạy chúng ta phải “dương ác, ẩn thiện”, phải tích âm đức, làm tất cả việc thiện không cần để người khác biết, thì cái thiện này mới tích được dày, quả báo thù thắng. Tạo việc ác thì cần phải nên để người ta biết. Phật dạy chúng ta: “Phát lồ sám hối”, không hề mảy may che giấu, nói ra tất cả và chịu sự chỉ trích của đại chúng xã hội. Chỉ trích chính là quả báo. Báo hết rồi, ác báo hết rồi. Thiện ẩn tàng ở bên trong, cái phước này dày biết bao. Người thế gian thì hoàn toàn tương phản với điều này, làm việc xấu thì che giấu; việc tốt thì mong muốn mọi người thảy đều biết đến, ai cũng tán thán họ, vừa báo đã hết rồi. Cho nên thiện tích không được bao lâu, mà ác tích vô cùng sâu dày. Họ tương lai phải nhận quả báo gì, không cần nói chúng ta cũng đã biết rồi.
Trích Tịnh Không Pháp Ngữ & Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác
Lão pháp sư Tịnh Không chủ giảng
Vào thời Đại Tống, tại huyện Giang Ninh, Kiến Khang có một khách sạn ở đằng sau của nha môn huyện. Chủ khách sạn này là Vương Công, cả đời chính trực, kính tín Thần Phật, chưa từng làm việc trái lương tâm. Trong việc kinh doanh ông luôn giao dịch công bằng, ngoài ra còn luôn tiếp tế cứu giúp người nghèo. Vì vậy, mọi người đều gọi ông với biệt danh là Vương Lão Thực.
Vào tối muộn ngày 15 tháng 2 năm quý mão, nhân viên của khách sạn đang định đóng cửa thì phát hiện có mấy vị tướng quân mặc áo đỏ, đầu quấn khăn dẫn theo không ít xe ngựa và đám tùy tùng đi tới. Khi họ vừa đến cửa khách sạn liền hô to: “Hãy nhanh chóng mở cửa, chúng ta muốn dừng chân tại đây”.
Nhân viên phục vụ nghe xong liền đi vào báo cáo sự việc cho Vương Công. Vương Công biết tình hình liền lập tức ra ngoài tiếp đón. Khi ông ra ngoài thì phát hiện những vị tướng quân này đã đều xuống ngựa.
Vương Công cho người mang rượu và đồ nhắm đến mời khách. Trong khoảnh khắc đó, đám tùy tùng của vị tướng quân, người cầm dây thừng, người cầm thẻ gỗ đi tới trước mặt vị tướng quân và nói: “Xin ngài cho chúng tôi bao vây khu vực này!”. Vị tướng quân áo đỏ gật đầu.
Đám tùy tùng mang thẻ gỗ ra ngoài đóng trên mặt đất rồi đem dây thừng buộc lên trên, chẳng mấy chốc toàn bộ khu phố của nhà Vương Công đều bị bao vây bên trong dây thừng. Sau khi đã hoàn thành xong, đám tùy tùng lại đến trước mặt tướng quân và nói: “Thưa tướng quân, dây thừng đều đã buộc xong, khách sạn này cũng nằm bên trong khu vực bao vây.”
Mấy vị tướng quân áo đỏ đàm luận: “Lão Vương này cả đời không lừa gạt ai, chân thành đối xử tốt với mọi người, hay làm việc thiện. Thượng đế biết cũng có thể tha thứ. Chúng ta không bỏ qua cho khách sạn này thì thật không có thiên lý công đạo.”
Đám tùy tùng nghe xong liền đồng ý, họ lập tức rút thẻ gỗ và dây thừng nên để cho khách sạn nằm ngoài khu vực bao vây của họ.
Vị tướng quân áo đỏ nói với Vương Công: “Đây là tương báo!” Vừa dứt lời, cả đoàn người lại lên ngựa rời đi. Vương Công và nhân viên của mình nhìn lại thì thấy toàn bộ thẻ gỗ và dây thừng đều đã biến mất, họ vô cùng kinh hãi.
Đúng lúc này thì một vị quan tại địa phương dẫn người đi tuần tra tới, họ đến trước cửa khách sạn hỏi Vương Công tại sao đêm khuya vẫn còn thắp đèn. Vương Công kể lại đầu đuôi sự việc cho vị quan tuần tra nghe. Quan tuần tra bẩm báo lên thượng quan, thượng quan không tin và cho rằng Vương Công nói dối, dùng lời mê hoặc người khác. Vì vậy, ông ta sai người bắt Vương Công về giam.
Hai ngày sau, Kiến Khang xảy ra hỏa hoạn lớn, phàm là những chỗ nào mà hôm trước bị dây thừng bao quanh thì đều cháy hết. Chỉ có khách sạn của nhà Vương Công là bình an vô sự, xung quanh khách sạn của ông đều là một đống tro tàn. Vương Công ngay lúc đó được thả về nhà.
Phúc họa trong đời của một người đều là có nhân có quả, đều là do hành vi của mình quyết định. Chỉ có hành thiện, hướng thiện mới là lựa chọn sáng suốt của một người. Mỗi cử chỉ, mỗi ý niệm của một người, Thần linh đều biết rõ. Chỉ có thuận theo nhân quả, thiên lý mới được Thượng thiên bảo hộ và che chở. Cho dù là người này ở trong tình huống nguy nan cũng đều được biến nguy thành an.
Theo Đại kỷ nguyên tiếng Trung
Mai Trà biên dịch
“Che giấu, tránh né lỗi lầm của chính mình”. Chính mình tạo tác tất cả lỗi lầm nhưng lại đẩy trách nhiệm cho người khác, việc ác này khá nặng. Mình tạo tác thì mình phải dũng cảm gánh vác, mạnh dạn nhận lỗi, như vậy cái lỗi của bạn mới có thể sám trừ. Nếu che giấu, ngụy trang thì tội sẽ càng thêm nặng.
Phật dạy chúng ta phải tích âm đức, nghĩa là làm việc tốt không nên để người biết. Phải che giấu thì phước đức của bạn càng tích càng dầy, quả báo tương lai sẽ thù thắng. Còn tội nghiệp thì không nên che giấu, cho dù tạo nhiều hay ít đều phải để người khác biết, biết để làm gì? Người này mắng bạn một câu, người kia trách bạn một tiếng, quả báo của bạn liền được trả hết. Mình tạo vô số ác nghiệp phải mau báo hết, còn tích những thiện thì không nên để người biết.
Hiện tại người thông thường thật điên đảo, họ tạo ra việc ác nhưng không muốn người khác biết, còn chỉ làm một chút thiện là đã muốn đem nó tuyên dương thành đại thiện để mọi người xem trọng, tán thán. Như vậy, thiện đã sài hết mà ác vẫn ém để đó chưa động, đợi đến khi Diêm La Vương tính sổ một lần. Đó là người ngu si. Cho nên Phật dạy chúng ta chân thật có đạo lý.
Lão Pháp Sư Tịnh Không
“Âm đức” là gì? Làm thế nào mới tích được “âm đức”?
Từ xưa đến nay, trong các tác phẩm văn học hay ngoài cuộc sống đời thường, chúng ta thường nghe nói đến những từ như: “âm phúc”, “âm đức”, “âm công”. Nhưng trong văn hóa truyền thống, những từ ngữ này được hiểu chính xác là gì?
Kỳ thực, nhiều người chưa hiểu rõ ý nghĩa của những từ ấy, đặc biệt là từ “âm”. Từ “âm” ở đây không có nghĩa là âm phủ, số âm hay âm dương. Từ “âm” trong “âm công, âm đức, âm phúc” mang ý nghĩa là ám, tức là thầm lặng, ngầm, âm thầm, kín đáo, không hiển lộ ra bên ngoài. Điều này có nghĩa rằng, người làm việc thiện phải làm được ở trong thầm lặng, trong kín đáo, trong lặng lẽ, không phô trương.
Cổ ngữ có câu: “Người có âm đức, tất sẽ có âm báo”. Ý nghĩa rằng, người nào âm thầm làm việc thiện tích đức thì Thượng Thiên cũng sẽ âm thầm ban phúc báo cho họ. Người âm thầm làm việc tốt sẽ tích được “âm đức” và việc làm nhân đức đó của họ sẽ được Thượng Thiên ghi công lại, gọi là “âm công” và ban phúc cho họ gọi là “âm phúc”.
Văn hóa truyền thống luôn cho rằng, hết thảy danh tiếng, tài vận, phúc lộc của một người ở đời này đều là do đời trước đã tích được đức mà sinh ra. Người nào có được loại “âm đức” này, Thượng Thiên sẽ ban thưởng xứng đáng cho người ấy.
“Âm đức” là tinh hoa của văn hóa truyền thống, là thể hiện tâm tín Phật hướng thiện, kính sợ Thần linh, tin vào “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”.
115
Từ “Âm đức” xuất hiện đầu tiên trong cuốn “Thượng thư”. Trong đó viết rằng: “Duy thiên âm chất hạ dân”, ý tứ là: Ở trong sâu thẳm, Trời đang bảo hộ che chở cho con người. Đây là tư tưởng mộc mạc, thẳng thắn và chân thành nhất của con người cổ đại đối với Thiên mệnh. Thời cổ đại, các giá trị đạo đức của con người luôn được đề cao và coi trọng, vì thế họ tin rằng, mệnh của một người là do Thượng Thiên an bài và Thượng Thiên sẽ luôn ở trong âm thầm mà che chở, phù hộ cho họ.
Trong cuốn “Âm đức văn”, “âm đức” còn mang ý nghĩa Thiên nhân cảm ứng. Yêu cầu mọi người tự mình tích nhiều âm đức, âm công, hành thiện, làm việc tốt nhưng đừng khoa trương ở khắp mọi nơi, chỉ cần lặng lẽ, âm thầm đi làm là được bởi vì Thượng Thiên là “cảm ứng” được lòng người. Cho dù một người làm việc thiện mà không ai biết thì Văn Xương Đế Quân (Vị Thần chủ quản công danh phúc lộc) cũng sẽ âm thầm phù hộ và ban phúc lộc cho người ấy.
Vậy làm việc thiện mà thể hiện ra cho mọi người cùng biết thì có phải là “âm đức” không?
Làm việc thiện dù âm thầm hay thể hiện ra ngoài, muốn biết có tốt hay không cần phải xét xem cái tâm của người ấy, nhưng về cơ bản đều là những hành vi tốt đẹp, đáng được ca ngợi.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp lại chưa hẳn đã là làm việc thiện chân chính.Ví như, một số người làm việc thiện nhưng lại mong muốn để người khác biết đến nhiều hơn, để người khác tôn kính mình hơn, coi trọng mình hơn, để xã hội tán dương mình hơn từ đó mà báo đáp mình. Như vậy, chẳng phải việc thiện ấy đã tự nhiên chuyển hóa thành phương tiện để người đó truy cầu cái “danh” và cái “lợi” cho bản thân mình rồi sao?
“Âm đức” là thiêng liêng, cho nên nếu làm việc thiện mà cố ý khoa trương bản thân để được “danh” và “lợi” thì hiệu lực của “âm đức” sẽ tự nhiên mất đi và cũng không tích được “âm công”, cũng liền khởi không được tác dụng chân chính của hành thiện.
Từ lý luận này, xem ra chỉ có không màng “danh lợi”, lặng lẽ làm việc thiện thì mới thực sự là hành thiện tích đức chân chính.
Theo Secretchina
Mai Trà biên dịch