Cách đây một vạn năm, có một vị hành giả già. Vị hành giả ấy tu pháp môn ngồi thiền. Lúc đầu mới tập ngồi thiền, ngồi được một lát thì bắp chân đau không chịu nổi, lão hành giả liền đấu tranh với bắp chân đau rằng:
– Ngươi không chịu đau được à? Nhưng ta thì chịu đau được!
Ông đã thương lượng với bắp chân như thế.
Bắp chân rên rỉ:
– Ôi! Tôi chịu hết nổi rồi.
– Không chịu được là việc của ngươi. Ta không quan tâm.
Ông vẫn tiếp tục ngồi thiền. Lần đầu, ông ngồi được nửa giờ thì đổi chân, sau đó kiên trì luyện tập ngồi được một tiếng, rồi đến một tiếng rưỡi, hai tiếng. Cứ luyện tập như thế, về sau mỗi lần ngồi ông có thể ngồi được mấy ngày hoặc mấy tháng, thậm chí mấy năm cũng không có vấn đề gì. Bắp chân của ông cuối cùng đã phải chịu thua. Trải qua một thời gian dài ngồi thiền, ông không còn quan tâm đến khái niệm thời gian nữa, một lần ngồi là nhập định cả mấy mươi năm. Ngồi suốt mấy mươi năm, ông đứng dậy đổi chân rồi lại ngồi tiếp, ngồi đợi Đức Phật Thích-ca ra đời giúp Ngài hoằng dương Phật pháp. Vì ông ta thích nhập định nên ở luôn trong định không dậy. Lần này vào định ở luôn trong ấy suốt mấy nghìn năm, quần áo trên người đều đã mục nát, mặt đầy bụi đất, tóc trên đầu cũng bị chim dùng làm tổ. Ông tuy là người nhưng nhìn chẳng khác gì một pho tượng, không biết ông đã ngồi như thế bao nhiêu năm.
Đến đời Đường, Pháp sư Huyền Trang đi Ấn Độ thỉnh kinh, trên đường gặp vị hành giả này. Lúc ấy y phục trên thân ông đã rách đến độ không thể rách thêm được nữa. Bụi đất bám trên y phục, trên mặt, trên đầu thành một lớp rất dày. Pháp sư Huyền Trang bèn đánh lên một hồi khánh dài để gọi ông tỉnh dậy. Keng! Vị hành giả già ấy đã tỉnh. Ông hỏi pháp sư Huyền Trang:
– Ngài làm gì vậy?
– Thế Tôn giả đang làm gì? Pháp sư Huyền Trang hỏi lại.
– Tôi ở đây đợi Đức Phật Thích-ca ra đời sẽ đến giúp Ngài hoằng dương Phật pháp.
– Ồ! Tôn giả nhập định đã ở trong đó quá lâu suốt mấy nghìn năm. Đức Phật Thích-ca-mâu-ni đã nhập niết-bàn hơn một nghìn năm rồi mà Tôn giả vẫn còn đợi Ngài xuất thế ư! Pháp sư Huyền Trang nói.
– Thế chẳng sao, tôi sẽ ngồi thiền tiếp để đợi Đức Phật Di-lặc ra đời sẽ giúp Ngài giáo hóa chúng sinh.
Thế là ông lại muốn nhập đinh tiếp. Vì ông đã quen nhập định rồi, nên chỉ luôn muốn nhập định.
Pháp sư Huyền Trang khuyên:
– Này Tôn giả, Tôn giả đừng nên nhập định nữa. Tuy Đức Phật Thích-ca Mâu-ni nay đã nhập niết-bàn, nhưng Phật pháp vẫn còn ở thế gian, Tôn giả hãy giúp tôi hoằng dương Phật pháp.
– Tôi giúp Ngài hoằng dương Phật pháp như thế nào? Ngài là ai?
– Tôi là người xuất gia ở triều Đường, pháp danh Huyền Trang, nay tôi chuẩn bị đến Ấn Độ thỉnh pháp bảo của Phật. Đợi tôi thỉnh kinh về nhất định phải có người giúp tôi hoằng dương Phật pháp. Tôn giả đã nhập định đợi ở đây nhiều năm như thế, việc gì cũng chẳng làm thật là đáng tiếc. Tôn giả hãy đến giúp tôi hoằng dương Phật pháp nhé!
– Tôi có thể giúp được Ngài ư?
– Có thể, nhưng không phải bằng thân này. Tôi tin thân hiện tại này của Tôn giả muốn đứng cũng không đứng dậy được, bởi Tôn giả đã ngồi quá lâu nên hai chân đã gắn khít vào nhau. Vì thế, Tôn giả nên đổi căn phòng này của mình và dọn qua một ngôi nhà khác.
– Thế tôi phải dọn đến đâu?
– Tôn giả nên đầu thai vào ngôi nhà có mái ngói lưu li màu vàng ở Trường An, đợi sau khi trở về, tôi sẽ đến tìm Tôn giả.
– Vâng! Tôi tin lời Ngài, tôi sẽ giúp Ngài hoằng dương Phật pháp.
Thế là vị ấy đầu thai đến Trường An.
Nguyên pháp sư Huyền Trang bảo vị ấy đầu thai vào nhà có mái ngói lưu li màu vàng, nhưng vị ấy nhớ lầm thành mái ngói màu xanh nên đã đầu thai nhầm vào nhà quan Úy Trì, làm con trai của người anh quan Úy Trì.
Lúc pháp sư Huyền Trang rời Trường An, vua Đường Thái Tông có hỏi Ngài:
– Lúc nào Pháp sư về? Khi về, nhớ báo tin trước để trẫm nghinh đón Pháp sư.
Pháp sư Huyền Trang liền chỉ vào cây tùng trước cung nói:
– Nhánh của cây tùng này đều phát triển về hướng Tây, Hoàng Thượng xem khi nào nhánh của nó quay về hướng Đông thì đó chính là lúc bần đạo trở về.
Vì thế, vua Đường Thái Tông thường nhìn cây tùng xem lúc nào nhánh của nó uốn về hướng Đông.
Trải qua mười bốn năm, có một hôm, tất cả nhánh của cây tùng này đều uốn về hướng Đông. Quí vị xem có kỳ lạ không? Cây tùng này có sự cảm ứng rất lớn. Thái Tông liền bảo triều thần: “Có lẽ hôm nay pháp sư Huyền Trang trở về, chúng ta mau ra ngoài thành nghinh đón Pháp sư quay về”. Thế là mọi người đều ra ngoài thành nghinh đón, quả nhiên rước được pháp sư Huyền Trang trở về. Pháp sư Huyền Trang vừa nhìn thấy Thái Tông liền vui mừng vô hạn nói:
– Bần đạo xin chúc mừng Hoàng thượng.
– Pháp sư chúc mừng trẫm điều gì? Trẫm cũng đâu có việc gì đặc biệt. Vua nói.
Huyền Trang đáp:
-Chẳng phải bần đạo vừa đi được một năm thì Hoàng Thượng hạ sinh được một thái tử sao?
-Đâu có! Pháp sư đi đã bao nhiêu năm, trẫm cũng chẳng có thêm được một thái tử nào!
Huyền Trang vừa nghe, bảo:
-Thật kì lạ, bần đạo có bảo một người đến làm thái tử của Hoàng Thượng, sao người ấy vẫn chưa đến? Hoàng Thượng hãy chờ đợi, đến tối bần đạo quan sát xem người ấy đến nơi nào.
Vua Đường Thái Tông cũng không biết Pháp sư Huyền Trang nói chuyện gì nên cũng chỉ nói xuôi theo mà không tin lắm. Đợi đến chiều tối, pháp sư Huyền Trang ngồi thiền, quán sát nhân duyên của người kia thì thấy ông đã đầu thai vào nhà họ Úy Trì, nay đã mười bốn tuổi, dáng người cao to nhưng suốt ngày chỉ biết rong chơi lêu lỏng. Quí vị xem! Vị hành giả này trước kia sống rất khuôn phép, nhưng khi đến nhà họ Úy Trì thì chẳng giữ phép tắc nữa. Không giữ phép tắc như thế nào? Người ấy lại ăn thịt, uống rượu, vui đùa phụ nữ … không từ thú vui ngũ dục nào. Vì nhà họ Úy Trì có tiền có thế, lại có địa vị, cho nên người ấy làm điều gì cũng không ai dám ngăn cản.
Pháp sư Huyền Trang thấy người ấy đi lầm đường, đầu thai vào nhà họ Úy Trì, nên ngày hôm sau Ngài tâu với vua:
-Hôm qua bần đạo nói bệ hạ sẽ sinh một thái tử, nhưng người ấy đã đi lầm đường. Trước đây bần đạo bảo người ấy đầu thai làm thái tử nhưng người ấy lại đi nhầm vào nhà họ Úy Trì. Nay xin Hoàng Thượng hạ thánh chỉ bảo người ấy xuất gia. Vì trước đây bần đạo có giao hẹn với người ấy đến giúp đỡ bần đạo hoằng dương Phật pháp.
Đường Thái Tông nghe xong nói:
-Được.
Thế rồi, Hoàng đế hạ một đạo chiếu thư bắt đứa cháu trai của ông Úy Trì phải phụng chỉ xuất gia. Mệnh lệnh của Hoàng đế thì gọi là chiếu thư, hay thánh chỉ. Ông Úy Trì vừa tiếp chiếu thư bèn gọi người cháu đến, bảo:
-Nay Hoàng đế bắt cháu phải xuất gia.
-Đâu có lý ấy. Vì sao Hoàng đế lại có thể bắt cháu xuất gia! Cháu còn vui chơi chưa đủ, sao có thể xuất gia được chứ!
-Không thể cãi lệnh được, Hoàng đế bảo cháu xuất gia, cháu không tuân lệnh thì sẽ bị chém đầu. Cháu không thể kháng lại lệnh của Hoàng đế! Ông Úy trì nói.
Người cháu không phục:
-Thế cháu sẽ đi gặp Hoàng đế để hỏi cho ra lẽ.
Pháp sư Huyền Trang biết người ấy không muốn xuất gia nên ngày hôm trước Ngài đã thưa với vua:
-Ngài mai, cháu của ông Úy Trì sẽ đến diện kiến bệ hạ để nói lí lẽ. Người ấy sẽ xuất gia có điều kiện, nhưng bất luận người ấy đưa ra điều kiện gì, xin Hoàng Thượng đều chấp thuận, người ấy thích như thế nào nên chiều theo thế ấy.
Vua Đường Thái Tông nói:
-Được! Ngày mai trẫm sẽ theo ý pháp sư.
Hôm sau, quả nhiên ông Úy Trì dẫn cháu đến diện kiến Hoàng đế. Đường Thái Tông bảo người cháu:
-Nay trẫm tin sâu Phật pháp, biết xuất gia là một việc rất tốt, cho nên trẫm hy vọng khanh xuất gia để hoằng dương Phật pháp.
– Hoàng Thượng muốn thần xuất gia ư? nhưng thần có ba thứ chẳng thể bỏ được, nếu Hoàng Thượng có thể chấp nhận ba điều kiện này thì thần xin vâng chỉ. Còn như Hoàng Thượng không chấp nhận thì dù Hoàng Thượng có giết thần, thần cũng không xuất gia!
Quí vị xem! Người này quả thật xem thường sự sống chết.
-Ngươi có ba điều kiện gì?
-Thần rất thích uống rượu, người xuất gia thì không được uống rượu, nhưng lần này thần vâng chỉ xuất gia, xin Hoàng thượng cho ngoại lệ vì thần không thể thiếu rượu. Sau khi thần xuất gia, bất luận là đi đến chỗ nào đều phải có một xe rượu theo sau.
-Trẫm chấp nhận cho khanh điều kiện này. Vậy điều thứ hai là gì? Đường Thái Tông hỏi.
-Thần rất thích ăn thịt, người xuất gia phải ăn chay, nhưng thần thì không thể, thần nhất định phải có thịt, một ngày không ăn thịt thần không chịu nổi. Cho nên bất luận thần đi đến nơi nào cũng đều có một xe thịt theo sau.
-Cũng được! Chuyện nhỏ, trẫm chấp nhận. Còn điều kiện thứ ba? Đường Thái Tông hỏi.
-Xuất gia làm Hòa thượng thì không được có vợ, không được có người nữ, Hoàng Thượng ép thần xuất gia nhưng thần không thể thiếu được nữ sắc. Nên bất kể thần đi đến đâu cũng phải có một xe mỹ nữ theo sau. Thần cần một xe rượu, một xe thịt, một xe mỹ nữ, nếu bệ hạ chấp nhận được ba điều kiện ấy của thần thì thần có thể miễn cưỡng xuất gia theo ý Hoàng thượng. Nếu một trong ba điều kiện không được đáp ứng thì thần cũng không xuất gia!
-Những điều kiện ngươi đưa ra quá hư đốn. Thái Tông nói.
Nhưng Pháp sư Huyền Trang đã dặn dò vua trước là bất luận người ấy có đưa ra yêu cầu gì thì vua cũng đều nên đáp ứng, vì thế Thái Tông đều chấp thuận cho người ấy, vua nói:
-Được! Ngươi muốn một xe mỹ nữ ta cũng đáp ứng cho ngươi, chỉ cần ngươi xuất gia là được. Những điều kiện của ngươi ta đều chấp nhận. Bây giờ ngươi có thể xuất gia rồi chứ?
Người cháu ông Úy Trì nghĩ: “Những gì mình thích đều có, Hoàng đế đều đã đáp ứng nguyện vọng của mình, tuy trong lòng mình không vui lắm nhưng cũng đành buồn bã chấp nhận đến xuất gia ở chùa Đại Hưng Thiện”.
Chùa Đại Hưng Thiện là chùa pháp sư Huyền Trang ở tu tập. Cổng ngoài cách phòng phương trượng mười dặm, tức xa khoảng 3-4 km. Bên trong chùa có thể chứa được cả mấy vạn người. Lần này Hoàng đế hạ chiếu cho người đến xuất gia nên chùa gióng chuông trống cung nghinh rất náo nhiệt. Trong chùa, khi có Phật sự gì gióng chuông trống lên thì Hộ pháp Thiện thần đều đến hộ trì, cho nên chuông trống trong chùa không thể tùy ý muốn đánh thì đánh, không muốn đánh thì không đánh. Nếu chùa có pháp hội thì nhất định phải đánh, đánh chuông trống không phải để thông báo cho mọi người biết mà là để cho tất cả Hộ pháp đều nghe được hiệu lệnh ấy. Lúc này chùa Đại Hưng Thiện, có người phụ trách đánh trống người phụ trách đánh chuông, tiếng chuông trống được đánh vang lên tùng… tùng… tùng …tùng, boong… boong …boong …boong.
Cháu ông Úy Trì đi vào trong chùa, nghe được tiếng chuông trống vang lên như thế, người ấy bỗng nhiên khai ngộ và nhớ rõ: “Ồ! Ta vốn là hậu thân của một vị tu hành già nọ!” Thế là người ấy quay lại xua tay bảo với ba xe đằng sau:
-Các ngươi hãy quay về, quay về đi! Nay ta đã đủ cả rồi, không cần gì cả!
Thế là xe mỹ nhân cũng lui về, xe rượu cũng chạy mất, xe thịt cũng không còn. Người ấy đã đến chùa Đại Hưng Thiện xuất gia như thế, vì vậy có người gọi Ngài là Tổ sư ba xe (Tam Xa Tổ sư).
Vị Tổ sư ba xe đó chính là pháp sư Khuy Cơ, bậc thầy về Duy thức. Ngài thông minh tuyệt đỉnh, bất luận kinh điển gì chỉ cần xem qua một lần là ghi nhớ chẳng bao giờ quên. Kiếp trước Ngài đã tu hành trải qua không biết bao nhiêu năm, nhưng đến đời này vẫn bị mê, khi xuất gia còn yêu cầu phải có một xe rượu, một xe thịt và một xe mỹ nữ lúc nào cũng kề bên, đến lúc vừa nghe tiếng chuông trống nhất loạt vang lên mới ngộ ra kiếp trước mình vốn là một người tu đạo.Từ đó Ngài ra sức trợ giúp pháp sư Huyền Trang hoằng dương Phật pháp, chuyên nghiên cứu về Tông Duy thức. Về sau, Ngài đã dùng hết tâm lực của mình vào sự nghiệp hoằng dương Phật pháp ở triều Đường.
Trích Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện-Kinh Hoa Nghiêm
Cố hòa thượng Tuyên Hóa lược giảng
Câu chuyện xuất gia của pháp sư Khuy Cơ qua lời giảng sư cô Thích Nữ Như Lan.
Anh chị em,
Các bạn đồng tu Tịnh Độ,
câu chuyện về Pháp sư Khuy Cơ chứa đựng một thông điệp quan trọng:khi đầu thai làm người phàm thánh đều mê muội. Ngài Khuy Cơ trên đây là vậy. Đức Giê Su ngày xưa – một vị Trời đồng thời là một Đại Bồ Tát – cũng từng “mê lầm”, Ngài nguyền rủa cây vả đến độ nó chết héo đến tận rễ, Ngài còn chửi mắng thậm tệ đám người cho vay lãi và đập bàn ghế. Đức Gautama( Đức Cồ Đàm)- một vị PHẬT mà cũng “mê lầm” giống những người Bà La Môn coi thân thể mình là chướng ngại và lao vao tu khổ hạnh mấy năm ròng. Thời nay có Đại lão Hòa thượng Tịnh Không, nếu Ngài không phải là Đại Bồ Tát thì cũng là bậc Đại Giác ngộ, một Đại Thiện Tri Thức, cũng từng nói rằng Ngài đã mê lầm tới 38 năm. 38 năm mò mẫm Thiền, Mật, nghiên cứu cả Kinh Cựu ước và Tân ước… 38 năm! Ngài khuyên chúng ta một lòng niệm Phật cầu sinh Tịnh Độ.
Phàm phu tôi, Nguyễn Duy Hưng, vừa phàm tục vừa mê muội, cũng đã ngộ được phần nào nhờ chịu khó học hỏi gương người xưa và anh chị em bè bạn đồng tu ngày nay, có lời chia sẻ cùng mọi người:
Phật A Di Đà không đòi hỏi chúng ta phải hoàn mỹ(perfect), Ngài dang rộng tay đón chúng ta về đoàn tụ, chỉ cần chúng ta thực sự MUỐN về. Nếu chúng ta THỰC SỰ muốn về, Ngài sẽ âm thầm dẫn độ và chỉ bảo chúng ta lúc còn sống, khi ta “chết” ngài sẽ “đến” tiếp dẫn. Và “Ngài không bỏ rơi bất cứ người nào, dù người đó từng phạm tội ngũ nghịch”- Kinh Niệm Phật Ba La Mật.
A DI ĐÀ PHẬT
Hay quá, bạn nói hay thật. Bạn cho tôi xin địa chỉ mail của bạn nha.
Chào bạn Hoi,
Chưa chắc là hay đâu bạn! Sự thật thường khó được chấp nhận. Sẽ có người đọc ý kiến đóng góp của tôi và cho rằng tôi đang “vọng ngữ”, đang phỉ báng Phật.
Khi tôi phân tích về giáo lý của Christ, của Buddha – về 5 “giới cấm” chẳng hạn – có người cho rằng tôi đang phỉ báng Pháp. Khi tôi nói lên sự thật về nhà thờ, về chùa, về một số “Giáo hội” thì có người bảo tôi đang phỉ báng Tăng.
Còn bạn, bạn làm tôi cảm kích, bạn khen rất hay, bạn thực sự khéo tán thán người khác, bạn thực sự đang thành tựu hạnh nguyện của Phổ Hiền Đại Sĩ! Bạn cho tôi xin đ/c mail nhé!
[email protected]
A DI ĐÀ PHẬT nguyện con cùng tất cả chúng sinh đồng sanh nước Cực Lạc.
A Di Đà Phật Nguyện cầu cho tất cả chúng sanh Ở tận hư không khắp Pháp giới dều tín Niêm A Di Đà Phật cầu sanh Tinh Độ .
Mê mà chẳng mê, chẳng mê lại mê. Không hai không khác. Chỉ vì độ sanh mà hiện tướng mê. Huyễn hướng là mê nhưng thực tướng chẳng mê. Vàng đã lấy ra khỏi đá thì không còn trở lại hợp khoáng nữa. Phương tiện của bậc đại Bồ Tát là bất khả tư nghì.
Nam mô A Mi Đà Phật!
Hoằng Ẩn xin độc giả hoan hỷ xá lỗi cho vì đã đánh máy nhầm từ “huyễn tướng” thành “huyễn hướng”. Nói thêm về đại sư Khuy Cơ, Ngài vốn là đệ tử của Bồ tát Di Lặc. Mời độc giả xem trang sau sẽ rõ thêm:
http://www.viengiac.de/vi/index.php?option=com_content&view=article&id=590:cao-tang-hanh-dao&catid=79:to-su&Itemid=117
Adidaphat
Bạn nói rất hay.
Đại sư Khuy Cơ đã “diễn” 1 vở kịch rất vi diệu. Ngài muốn nhắc nhở hàng hậu học chúng ta rằng ngay cả bậc Đại Bồ Tát như ngài, khi cách ấm (tái sanh 1 thân khác) còn bị thoái chuyên, mê lầm và quên mất những gì đã tu học.
Nếu chúng ta không vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thi chắc chắn vô lượng kiếp sẽ luân hồi trong Lục Đạo và thời gian trong tam ác đạo sẽ nhiều hơn trong thiện đạo rất nhiều.
Adidaphat
Link của bạn gửi (ở bài post thứ 2) không hoạt động.
Con không phải người theo đạo, cũng không ăn chay
Người yêu của con cũng không theo đạo, nhưng từ khi theo cầu 1 đạo ở Đài Loan, cô ấy cũng bắt đầu ăn chay được hơn 1 năm. Vì điều đó mà chúng con cãi nhau hơn 1 năm nay, và sắp chia tay.
Xin chớ khuyên con thông cảm cho cô ấy mà xin nghe con tâm sự trước.
Trong khoản thời gian đầu, con vẫn tôn trọng việc ăn chay trường của người yêu, thâm chí đã có thời gian con cố gắng ăn chay trường 1 tháng(giấu gia đình)để thông cảm với cô ấy. Nhưng về sau nhận ra mình không hợp với ăn chay nên từ bỏ. Từ đó con không chấp nhận việc cô ấy ăn chay nên thường xảy ra bất hoà.
Lí lẽ của con là còn trẻ ăn chay sẽ bất tiện, ảnh hưởng hoà khí về sau, gia đình con cũng nghĩ như vậy, con rất muốn tiến tới việc hôn nhân với cô ấy(tụi con yêu nhau đã 5 năm) nên con tự hiểu rằng nếu cô ấy ăn chay hoà khí gia đình sẽ luôn căng thẳng vì người trẻ như con không thông cảm, huống gì là cha mẹ đã lớn tuổi. Con khuyên cô ấy hãy để khi lớn tuổi rồi ăn chay trường khi đó con không cản, nhưng cô ấy dĩ nhiên không nghe, thậm chí cô ấy còn quyết tâm tương lai dù có mang thai cũng sẽ ăn chay.
Cô ấy cũng hứa nếu con chấp nhận việc ăn chay thì mai mốt về làm dâu làm vợ sẽ hiếu thảo cha mẹ, vẫn sẽ nấu ngày 3 bữa mặn cho gia đình. Thực sự cô ấy là người con gái tốt, ngoan hiền. Nhưng con không chấp nhận, con bắt buộc cô ấy phải có sự chọn lựa: Hoặc là từ bỏ ăn chay hoặc là từ bỏ con. Cô ấy nói không thể từ bo3 ăn chay, không thể ăn mặn được nữa, nhưng cô ấy cũng thế suốt đởi yêu con
Cứ dùng dằng, bất hoà, chia tay nhiều lần trong 1 năm qua, con cảm thấy mệt mỏi, hiểu là không thể lay chuyển được cô ấy, và cũng không muốn cô ấy thêm mệt mỏi và để cô ấy tự do trong việc câu đạo cuả mình, nên con quyết định muốn kết thúc mối lương duyên này.
Con biết quý cô bác sẽ rằng con “chấp mê bấtngộ”, khuyên con hãy để cô ấy ăn chay trưòng tiếp. Những điều ấy con đều hiểu, và con cũng hiểu tác dụng tốt của việc ăn chay,nhưng phàm ở đời, không phải cứ việc gì tốt cũng nhất thiết bắt buộc phải làm, quan trọng là lòng con đã quyết.
Con cũng không biết mình ghi ra những dòng này để làm gì, nhưng cảm giác lửa thiêu đốt tim gan, bế tắc vô cùng, vì lẽ dĩ con vẫn rất yêu cô ấy.
“vì lẽ dĩ con vẫn rất yêu cô ấy.”
“Nhưng con không chấp nhận, con bắt buộc cô ấy phải có sự chọn lựa: Hoặc là từ bỏ ăn chay hoặc là từ bỏ con.”
Hãy khoan bàn chuyện ăn chay hay không ăn chay. Đọc kỹ 2 câu trên thấy hình như bạn không hề YÊU! Nếu bạn không ngộ được điều đơn giản là khi YÊU thực sư người ta không bắt buộc đối tượng phải lựa chọn điều gì, tôi mạn phép khuyên bạn kết thúc mối nghịch duyên này để khỏi tạo thêm tội nghiệp.
Thành tâm cầu chúc cho (2) bạn mọi điều tốt đẹp.
Tình yêu của bạn đậm đà bản sắc dân tộc VN quá nhỉ, Chọn 1 người con gái lại còn bận tâm đến việc cô ấy ăn uống thế thì ko hợp với các bậc trưởng bối nhà mình. Cô ấy ăn chay nhưng chấp nhận để bạn ăn mặn, ko bắt bẻ bạn điều gì, nước sông ko phạm nước giếng, ko biết bạn còn mong gì hơn. Nhớ ngày nào mình đi làm, có đưa 1 cặp vợ chồng Hàn Quốc đi chơi, ông chồng giới thiệu vô cùng tự hào: “Vợ tôi ăn chay” đến lúc gọi món có hải sản thì bác gái vẫn gắp đều đều, mình ngạc nhiên thì bác trai giải thích là chỉ ko ăn thịt động vật gia cầm, còn hải sản thì thi thoảng vẫn ăn. hihihi, đúng là tình yêu, biến 1 người ăn mặn 100% (trong mắt mình) thành 1 người ăn chay (trong mắt người yêu của họ). Tình yêu của bạn vẫn còn bình thường lắm, thiết nghĩ cũng nên giải tán.
@ Trung Hiếu
Bạn không chấp nhận được một người vợ tương lai, con dâu trong nhà ăn chay. Tôi nghĩ suy nghĩ của bạn là đúng nếu hiểu theo lẽ đời, rất khó cảm thông.
Tuy nhiên nếu bạn còn yêu, con luyến tiếc bạn hạy bỏ ra một ngày khoảng 30 phút vào một khoảng thời gian nhất định chỉ để chuyên niệm Phật, sau đó hồi hướng cầu cho 2 người để có thể đến với nhau, đồng cảm với nhau.Chỉ 1 tháng thậm chí ko đến, Bạn sẽ thấy nhiều sự thay đổi ko ngờ.
Good luck!
QUÊ PHẬT
Bể dâu muôn dặm bao đêm trường
Tháng ngày phiêu bạt xa quê hương
Chuông chùa chợt tỉnh tan cơn mộng
Đâu bóng hoàng hôn bỗng nhớ nhà.
Con không thể tưởng tượng được một ông lão ngồi thiền cách đây một vạn năm,một khoảng thời gian dài như vậy mà ông không chết cho đến khi Phật nhập niết bàn rồi mà ổng vẫn chưa chết lại sống tiếp cho đến khi gặp ngài Huyền Trang,con đã từng xem qua và nghe nói các vị thiền sư nhập định cao lắm cỡ vài chục năm là quá cao rồi chưa từng nghe nói ai nhập định cả vài ngàn năm.Tại vì tuổi thọ của con người cao nhất hiện giờ là 120 tuổi trở lên là cao lắm rồi,chứ chưa thấy ai tuổi thọ mấy ngàn tuổi.Theo con nghĩ thì không lẽ ngồi thiền định hoặc nhập định có thể khiến con người sống lâu cho tới mấy ngàn tuổi sao,chẳng lẽ thiền định lại gia tăng tuổi thọ đến như vậy.Cho con xin hỏi là có trường hợp nào mà một vị Đại Bồ tát khi đầu thai xuống đây thì quên hết công phu tu hành của mình mà lại làm những chuyện mê lầm như ông lão trong câu chuyện trên không,con không nghĩ công phu tu hành cao thâm huyền diệu như vậy khi tái sanh lại làm người thì phải bắt đầu tu hành lại từ đầu vì đã quên hết công phu tu hành lúc kiếp trước.
Cho con hỏi là đức Phật Thích Ca có biết được chuyện ông lão ngồi thiền đó hay không mà sao không thấy ngài nhắc đến phải đợi đến khi ngài Huyền Trang đi thỉnh kinh sang bên đó thì mới hé lộ ra câu chuyện lạ này
A Di Đà Phật. Chào bạn Jennifer,
Tất cả đều không ngoài “nhân duyên” mà có.
Tổ Bồ Đề Đạt Ma từ nước Ấn Độ sang tới Trung Quốc truyền y bát cho Huệ Khả (Tổ thứ hai của Thiền tông) cũng không ngoài 2 chữ nhân duyên. Nếu không tại sao Tổ Bồ Đề Đạt Ma không truyền y bát tại Ấn Độ cho khỏe lại sang tới Trung Quốc chi cho mệt?
Tại sao có người lại thích ngồi thiền?
Tại sao có người lại thích niệm Phật?
Tại sao có người lại thích trì chú Đại Bi?
Tại sao có người ngồi thiền lại bị ma quỉ não loạn phá hoại, khiến cho tâm không an định?
Nam Mô A Di Đà Phật.
Kết thúc đi bạn. để người ta được yên. Con người khi ra đi chỉ còn 2 bàn tay trắng và Phúc báo khi còn làm người mà thôi. Nên ăn chay là bạn đã biết yêu thương và có tấm lòng từ bi lắm rồi
Bạn nói vậy thì những người giết người cũng được phật dẫn dat sao
Xin Phật Pháp một niệm vô niệm
Con thành tâm cung kính thắp nén tâm hương dâng lên Như Lai, Phật, Thế Tôn,
T, Alahan, Ứng Cúng, Chánh biến tri l, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Minh Hạnh Túc , Đạo Sư.