Chúng tôi đọc trong lịch sử Phật Giáo vào đời nhà Đường, vị tổ khai sáng lục Tông, đó là Lục Sư Đạo Tuyên ở núi Trung Nam. Ngài là vị cao tăng. Vào thời đó mọi người rất tôn kính Ngài, khen ngợi ngài mãi cho đến ngày nay khi nhắc đến Lục Sư Đạo Tuyên không ai không sanh lòng tôn kính. Ngài trì giới rất tin nghiêm, thanh tịnh, cảm được thiên thần cúng dường một ngày ăn một bữa. Ngài chỉ ăn ngọ một bữa do thiên thần cúng dường cho ngài. Ngài không cần ôm bình bát đi khất thực, phước báo của ngài rất lớn. Có một ngày nọ Đại Sư Khuy Cơ đi ngang qua núi Trung Nam cũng rất ngưỡng mộ đạo hạnh của Lục Sư Đạo Tuyên thì thuận tiện ghé thăm Lục Sư Đạo Tuyên. Lục Sư Đạo Tuyên khi nghe được đại sư Khuy Cơ đến thăm mình thì ngài muốn đem bản lĩnh của mình cho đại sư Khuy Cơ xem bởi vì ngài nghe nói Đại Sư Khuy Cơ không có nghiêm trì giới luật. Đại Sư Khuy Cơ sinh trong một gia đình giàu sang. Chú của Ngài là Quốc Trì Kinh Đức là vị đại tướng của vua Đường Thái Tông. Ngài sinh trong nhà quyền quý. Khi ngài xuất gia gọi là Pháp Sư Tam Xa. Đại Sư Huyền Trang tìm Ngài khuyên ngài xuất gia thì ngài đưa ra 3 điều kiện mới chịu xuất gia. Ngài xuất gia nhưng phải hưởng thụ. Đại Sư Huyền Trang hỏi Ngài muốn hưởng thụ cái gì thì ngài trả lời:
– Điều thứ nhất: con thích đọc sách con phải mang theo một xe sách đi xuất gia được không?
– Không thành vấn đề.
– Điều thứ 2 là không thể thiếu thốn vật chất để hưởng thụ, con phải mang theo một xe vàng.
– Được không thành vấn đề.
– Điều thứ 3 con phải mang theo một xe mỹ nữ để hầu hạ con.
Đại sư Huyền Trang đều chấp nhận 3 điều kiện này cho nên mọi người đều gọi ngài là Pháp sư Tam Xa. Còn đối với giới luật thì ngài không có nghiêm trì cho nên đại sự Lục Tuyên cho rằng đại sư Khuy Cơ chỉ giỏi về học vấn, có biện tài nhưng còn giới luật thì còn kém lắm. Ngày hôm đó ngài muốn biểu diễn cho Đại Sư Khuy Cơ xem. Biểu diễn như thế nào? Vào giữa trưa thì có thiên thần sẽ mang thức ăn đến cúng dường cho ta. Ngài nghĩ rằng đều này rất phi thường. Khi đại sư Khuy Cơ lên núi ngồi đến giữa trưa ngày hôm đó thiên nhơn không đem thức ăn đến cúng dường thì đại sư rất thất vọng. Trong tâm muốn biểu diễn một màn để cảm hóa đại sư Khuy Cơ nhưng không ngờ thiên nhơn đã thất tín, ngày hôm đó không mang thức ăn đến cúng dường. Đến buổi chiều thì đại sư Khuy Cơ xuống núi. Đến ngày hôm sau thì giữa trưa thiên nhơn đến cúng dường, Lục Sư Đạo Tuyên liền trách cứ thiên nhơn: “Hôm qua làm sao ông không đến?” Vị thiên Nhơn trả lời : “Hôm qua có vị đại thừa Bồ Tát lên núi, toàn trên núi đều là thiên thần hộ pháp bảo vệ nên tôi không vào được”. Lục Sư Đạo Tuyên sau khi nghe câu nói này trên thân đều toát ra mồ hôi cảm thấy rất hổ thẹn vô cùng mới biết tâm ý của mình đã nghĩ sai, tự mình có tội nghiệp.
Đoạn công án này có thể làm chú giải cho mấy câu của đại sư Huệ Năng khai thị. Chúng ta nhìn thấy lỗi của người khác là tự bạn nghĩ rằng họ có lỗi lầm. Họ có thật sự lỗi có lầm hay không? Không hẳn vậy, người khác thấy khuyết điểm lỗi lầm của đại sư Khuy Cơ nhưng thiên nhơn nhìn thấy thì khác. Bạn tu đó là giới luật của tiểu thừa, thiên nhơn tôn kính bạn. Nhưng bạn còn kém xa bậc Đại Thừa Bồ Tát. Mỗi ngày thiên nhơn đem thức ăn đến cúng dường cho bạn nhưng thiên nhơn không thể đến gần bậc Bồ Tát, bậc đại thừa Bồ Tát vì có thần hộ pháp bảo vệ nên không vào được là khác nhau ở chổ này. Những lý và sự này chúng ta đều phải biết, đều phải hiểu rõ cái đạo lý này thì mới tiêu trừ tội nghiệp.
Trích từ bài giảng Sám Hối Nghiệp Chướng
Pháp sư Tịnh Không
Con thật là một phàm phu ngu muội độn trí. Con đọc bài này biết ý nghĩa là ta không nên nhìn lỗi người. Nhưng mà con độn trí quá không hiểu được đại sư Khuy Cơ là đại Bồ Tát nếu vậy thì ngài tại sao k trì giới mà lại thị hiện là còn tham tiền tài sắc… Như vậy ngài có dụng ý sâu xa gì xin các thiện tri thức chỉ con biết vì tâm trí con còn mê mờ ngu muội. A DI ĐÀ PHẬT.
Xin cảm niệm câu hỏi hay của đạo hữu. Để tránh những hiểu lầm nên chúng tôi vừa đăng thêm bài viết về nhân duyên xuất gia của đại sư Khuy Cơ tại nơi đây.
Có những việc làm của bậc bồ tát dễ làm cho chúng sanh hiểu lầm, nhưng các ngài làm đều có dụng ý sâu xa mà tâm phàm phu chúng ta không hiểu được như vị Chí Công hòa thượng ở đây. Vì thế đạo hữu cũng đừng nên vì thế mà có tâm chấp trước.
A Di Đà Phật
Dạ con là hạng phàm phu nghiệp nặng si mê nếu câu hỏi của con có lỗi lầm gì con xin thành tâm sám hối A DI ĐÀ PHẬT.
Con lại có một vấn đề mà mình suy nghĩ không ra xin Thiện Tri Thức hoan hỉ tha thứ cho câu hỏi nông cạn của con mà chỉ dạy cho con được sáng suốt. Việc là thế này có người bảo rằng ngài Tế Điên Hòa Thượng bên Đài Loan là vị Phật sống, ngài ăn thịt uống rượu có sao đâu có mang tôi gì, vậy thì đâu cần ăn chay… Con do nông cạn kém hiểu biết nên chỉ biết hành động của ngài có một dụng ý để cứu độ chúng sanh nhưng thật sự con chưa thông suốt được dụng ý đó nên không thể nói cho người đó hiểu ý nghĩa thâm sâu trong hành động của ngài Tế Điên Phật sống. Xin thiện tri thức chỉ dạy cho con được hiểu. A DI ĐÀ PHẬT.
Bạn à.
Tế điên hòa thượng ngài thị hiện thần thông thì ngài phải giả điên , như vậy mới độ sanh đc, chứ mà thị hiện thần thông mà là ng bình thường thì k đc phép, bởi vậy các vị đại bồ tát khi lộ thân phận đều nhập diệt luôn, muốn ở đời độ sanh thì lại phải điên, lý là như vậy. Nhưng Tế điên ngài ăn thịt thì ngài lại nhả ra con vật sống như Chí công ăn chim nhả ra chim sống, chúng ta nếu ăn đc như các ngài thì hãy nên ăn thịt.
Các vị thị hiện hình thức như vậy cũng là để phá chấp là chúng ta không nên tu hình thức, thân thì ra vẻ tu, áo quần cầu kỳ, nhưng tâm thì tham sân si lẫy lừng, miệng niệm Phật ra rả nhưng xểnh ra là nói chuyện thị phi, tâm ngạo mạn coi mọi người không ra làm sao. Toàn tạo nhân địa nguc mà chẳng biết, thế nên Ấn Tổ mới nói rằng cửa địa ngục người tu chen chân vào.
Tu là phải quán chiếu tâm tánh tự sửa lỗi mình chẳng kịp nữa là có thời gian nhìn lỗi người, phải cẩn trọng trong xh này có quá nhiều chuyện thị phi, ghim tạc chết lòng hãy học phép TỊNH KHẨU.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT!!
Con đã hiểu con rất cám ơn Tịnh Minh . Con sẽ tập tịnh khẩu dần dần A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật
Kính bạch thầy,
Con muốn xuất gia nhưng con thương gia đình con, vậy con phåi làm sao ạ?
A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật – Xin chào Hải Lý
Xuất gia có hai nghĩa. Theo nghĩa cạn thì là vô chùa cạo đầu, khoát áo cà sa trở thành Tăng Ni, mai này đi hoằng dương Phật Pháp, phổ độ chúng sanh là điều đáng tôn quý, được mọi người kính mến. Theo nghĩa sâu hơn thì xuất gia chính là ra khỏi Tam Giới (Dục Giới, Sắc Giới, Vô Sắc Giới) thoát vòng sanh tử luân hồi bằng cách niệm phật để chờ ngày Vãng Sanh Tây Phương.
Nếu thương cha mẹ thì là tâm hiếu rất tốt. Như là Kinh Pháp Cú Phật dạy:”Trong thời không có Phật ra đời thì hai vị Phật để chúng ta tôn thờ chính là cha và mẹ của chúng ta. Công đức cúng dường hai vị Phật này bằng với công đức cúng dường Phật. Ở một đoạn khác Phật dạy:”Phụng sự chúng sanh là cúng dường chư Phật“. Chính vì thế cho nên Phật tại tâm, Phật tại Tây Phương hay có lòng thành thì Phật ở khắp mọi nơi, không nhất thiết là Phật tại hình tượng hay tại chùa.
Hình tượng Phật và chùa chiền là phương tiện để trợ duyên. Những ai có đầy đủ thiện căn, phước đức nhân duyên thì mới được thuận duyên để xuất gia tu đạo. Hơn nữa khi xuất gia rồi thì giới luật nghiêm khắc, phải có đạo hạnh cao thâm thì mới chịu được lâu dài. Nói chung thì xuất gia là việc tốt vì sẽ được gần gủi thầy bạn và các thiện tri thức ngày đêm sách tấn, cùng nhau tu hành, ít gặp những cám dổ và thử thách nơi trần đời nên thân tâm thường an lạc, thanh tịnh.
Còn hạnh tu tại gia tuy là nghịch duyên nhưng nhà Phật ví người tu như hoa sen tức là gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Chính vì thế cho nên nếu như thời cơ chưa tới, nhân duyên chưa chín mùi, chưa được xuất gia thì tạm thời bạn nên tu tại gia trước. Cốt làm sao là giử cho thân tâm đều thanh tịnh. Tuy tam tạng kinh điển hãy còn rất nhiều nhưng Ngài Mục Kiền Liên trong lần đại hội Phật Pháp đã tóm lượt bằng 4 câu kệ như sau:
Chư ác mạc tác,
Chúng thiện phụng hành,
Tự tịnh kỳ tâm
Thị chư Phật thuyết
Nghĩa là:” Không làm các việc ác, siêng làm các việc lành, giử tâm ý thanh tịnh (bằng cách niệm Phật là tốt nhất).”
Nếu như từ đây đến cuối đời mà bạn vẫn chưa đủ nhân duyên để được xuất gia thì cũng không sao, quan trọng là bạn được Vãng Sanh Tây Phương là tốt lắm rồi. Vì cho dù bạn có xuất gia làm tăng ni thì mục tiêu kế tiếp cũng là niệm Phật để cầu Vãng Sanh Tây Phương mà thôi. Cho nên tạm thời bạn chưa được xuất gia cũng chớ nên vì thế mà than thân tủi phận.
Hơn nữa trong quyển Tây Phương Xác Chi có nói:”Người nào Vãng Sanh Tây Phương thì cha mẹ trong 7 đời của người đó nương nhờ công đức kia mà được sanh thiên (cõi trời) ấy mới chính là đại hiếu”. Còn chăm sóc chu toàn về vật chất chỉ là tiểu hiếu vì chỉ lo được đến cuối đời, khi cha mẹ mất rồi, đọa lạc về đâu, không biết được, cũng không thể cứu được. Chính vì thế cho nên nếu bạn thương cha mẹ thì nên khuyên cha mẹ quy y tam bảo, giử tròn ngủ giới, tránh làm việc ác, siêng làm việc thiện và nhất là niệm Phật để cầu sanh Tây Phương. Khi về Tây Phương Cực Lạc rồi thì sẽ đoàn tụ lại, lìa khổ được vui, sống lâu vô lượng, muốn gì được nấy (chúng sanh nào vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc cho dù là ở hạ phẩm hạ sanh cũng tốt hơn vị vua ở cõi trời vì đã thoát vòng sanh tử luân hồi).
Ngoài ra tuy nói tu tại gia là Nghịch Duyên nhưng cũng chưa hẳn là nghịch duyên hoàn toàn mà chỉ tạm gọi là nghịch duyên. Bởi người tu tại gia sẽ phải tiếp xúc với trần đời nhiều, mỗi khi gặp những chuyện thuận chìu ý mình thì sẽ khởi tâm tham luyến đó chính là cám dổ còn mỗi khi gặp những việc bất như ý thì sẽ dể sanh sân hận, bực tức đó chính là thử thách. Người tu giống như học trò vậy, cũng cần phải có kiểm tra trắc nghiệm để biết xem đạo hạnh mình đã tới đâu. Chính vì thế cho nên có một vị thầy đã nói:”Nhất tu thị, nhị tu sơn” hay “lìa đời mà tầm đạo giống như tìm lông rùa, sừng thỏ”. Người tu là không chạy trốn phiền não mà phải ở ngay nơi phiền não để tìm cách biến phiền não thành bồ đề. Ví như lúc xưa người ta mắng mình thì mình nổi sân, mắng lại họ, bây giờ thì mình sẽ ung dung tự tại, Cảm Ơn Người Mắng Ta Vì Họ Giúp Ta Tiêu Nghiệp. Chính vì thế cho nên nếu khéo biết vận dụng thì nghịch duyên có thể thành công sớm hơn thuận duyên cũng không chừng như là trường hợp của chị Liên Hương trong Phim Nghịch Duyên. Nhưng nếu không qua được cám dổ và thử thách của trần đời mà bị nó mê hoặc thì sẽ không có ai cân nhắc cho nên cũng phải tự mình bảo trọng. Cám dổ và thử thách giống như là bài kiểm tra trắc nghiệm vậy, nếu trốn thì không biết kết quả mình đã tu đến đâu, nếu gặp mà qua được là có tiến bộ, gặp mà qua không được là còn kém, phải nổ lực tinh tấn thêm. Ở chùa thì thời khóa cố định, ai tu sao mình tu giống vậy, còn nếu ở nhà thì không ai cân nhắc nên thời khóa của mình phải do tự mình sắp xếp vậy.
Hi vọng vài lời chia sẻ trên sẽ giúp được cho bạn một chút.
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật,
Cám ơn thầy, giờ con đã hiểu được thêm nhiều điều hay và bổ ích. Nhưng thưa thầy, con muốn hỏi thêm vài điều có được không ạ? Nếu người niệm Phật mà ăn mặn có tội không? Niệm Phật không thường xuyên có tội với Phật không ạ? Con xin nói rõ là gia đình ba mẹ con, chứ con chưa lấy chồng. Kính mong thầy trả lời con sớm để con hiểu. Con muốn giúp nhà con bù đắp lỗi lầm về các việc đã gây ra như thế nào. Thưa thầy, con muốn niệm kinh nhưng chỗ con không thờ Phật vì con đang đi làm xa nhà. Nếu vậy con có niệm được không ạ?
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật – Chào Chị:
1. Nếu người niệm Phật mà ăn mặn có tội không?
Bạn xem kỹ thêm 3 bài này:
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2010/07/niem-phat-nhu-phap/
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2010/10/doan-tuyet-do-man-vang-sanh-tay-phuong/
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2012/09/an-qua-nhieu-thit-tho-bao-bi-te-gay-chan/
2. Niệm Phật không thường xuyên có tội với Phật không ạ?
Phật không bắt lỗi chúng sanh, ko có giận hờn chúng ta, vì hễ còn bắt lỗi, giận hờn thì là phàm phu chứ chả phải là Phật. Cho nên việc mình niệm Phật thường xuyên hay không là do mình, mình niệm Phật thường xuyên thì mình được lợi ích, mình ít niệm Phật thì mình bị thiệt thòi, thường khi không niệm Phật thì mình niệm…Ma, tham sân si hiện tiền, nghiệp bất thiện liền sanh…khi đó thì mình tạo tội, có tội với chúng sanh, có lỗi với chính mình, với chính cha mẹ của mình…Còn Phật thì vô cùng từ bi, chẳng vì thế mà giận mình, lại còn sanh tâm thương xót cho mình, vì biết mình tạo ác nghiệp thì tương lai phải chịu khổ báo trong 3 đường ác, các Ngài rất là thương xót…Nhưng nhân quả của ai thì người đó phải tự mình thọ nhận.
3. Gia đình của Chị đã làm điều gì lỗi lầm? Nếu Chị có thể hoan hỉ kể ra cho mọi người nghe thì nghiệp chướng của gia đình liền được giảm nhẹ ít phần, và mọi người cũng có thể hiểu được hoàn cảnh của Chị mà góp ý cho Chị giải pháp sám hối phù hợp.
4. Chị vẫn có thể niệm Kinh được, chỉ cần chỗ niệm Kinh sạch sẽ trang nghiêm, quần áo tươm tất là tốt rồi. Nếu chỗ ở nhỏ hẹp, ko thanh tịnh thì đọc bằng mắt cũng được, chứ không cần thiết phải đọc thành tiếng. Ở chỗ bất tịnh thì ko cần niệm Kinh, niệm Phật thành tiếng, vì như vậy là bất kính, niệm thầm thì tốt rồi. Công đức niệm thành tiếng và niệm thầm là như nhau.
Hi vọng với vài lời thô kệch ở trên có thể giúp cho Chị được một chút.
Cám ơn Chị.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Cám ơn người đã cho con hiểu được nhiều điều. Con cũng đã nhiều lần đi tắm mà vẫn niệm Phật vì con sợ ma quá. Giờ con biết rồi và con sẽ sửa đổi…như vậy con có thể được tha thứ không ạ.
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật, Hải Lý thân mến
Bạn đi tắm hay đi vệ sinh đều có thể niệm Phật nhưng niệm thầm, niệm ra tiếng là bất kính không nên. Trong tứ oai nghi: đi, đứng nằm, ngồi đều có thể niệm Phật. Nơi nào sạch sẽ thì mình niệm ra tiếng. Nơi nào không sạch sẽ thì mình niệm thầm, công đức y như nhau. Cho nên tùy duyên tùy cảnh mà mình niệm không ngừng dứt thì câu A Di Đà Phật luôn được huân tập nhiều trong tâm thức. Khi gặp hữu sự đều có được lợi ích.
Nam Mô A Di Đà Phật.
TLPT
A Di Đà Phật.
Kính bạch thầy,
Vợ chồng con đang sống cùng một người má và một bà dì( bên con) dì hai là chị ruột của má con. Dì hai không có con và hơn nữa các anh chị con đều sinh sống ở nước ngoài nên con phải lo cho cả dì và má. Vợ chồng con đã lo lắng, chăm sóc cho cả hai Người rất chu đáo. Nhưng có một chuyện làm cho con rất buồn mà không biết cư xử sao cho trọn vẹn! dì và má con là hai chị em nhưng tính tình trái nghịch nhau, má con Thông minh lanh lẹ lại sang trọng! Còn dì con khù khờ, chậm chạp lại quê mùa. Má con biết ăn chay, niệm Phật còn dì con thì kêu đọc sách về Phật thì chẳng bao giờ ngó đến! Nhưng ngược lại với những điều trên , má con là một người rất hay sân si và nghĩ sai nghĩ xấu về người khác ,việc gì dì con làm má con đều thấy “trái tai gai mắt”! Và thường hay la lối dì con , nhưng dường như má con không nhận ra điều đó thậm chí còn cho là dì con hay nạt nộ má con! Dì con vì buồn nên đã bỏ đi mấy lần .con phải mấy phen khổ sở chạy tới chạy lui để lo cho cả hai .Những lúc xảy ra chuyện con phân tích đúng,sai thì má bảo con bênh dì và giãy giụa khóc lóc rất dữ dội (má con lại bị cao huyết áp ) nên con sợ phải động đến má ! Lần gần đây( khoảng hơn một tuần) lời qua tiếng lại ( nhưng má cũng là người quá đáng với dì )má con đã không nói chuyện với dì con , sáng nay con đã có khuyên má con , cũng là người trong nhà má nói chuyện với dì đi như má con đã bảo :”không” còn giận con suốt buổi trưa nữa! Con đang lo ngại dì con lại bỏ đi và lần nầy chắc khó hàn gắn. Bình thường má con rất tỏ ra hiểu chuyện , nhưng con cũng thật sự không biết được má con là người thế nào nữa?! Và Có một chi tiết nữa là khi má con tụng kinh và đọc chú Đại Bi má con rất hay nhìn ngó nơi khác xem người này , người kia làm gì !
Bạch thầy , xin cho con biết con đang bị nghiệp chướng gì vậy và con phải làm sao để được hoá giải? Con có thể xin nguyện giảm đi tuổi thọ của mình để hai chi em của má con có thể sống vui , sống khỏe những tháng năm còn lại của tuổi già bên nhau . Kính xin thầy giải đáp giúp con ,con thật lòng cám ơn Thầy! Kính chúc Thầy nhiều sức khỏe !
A Di Đà Phật – Chào bạn Vân:
Trong trường hợp của bạn thú thật là rất khó xử: Một bên là Mẹ, một bên là Dì…Như lời bạn nói thì giữa Dì và Mẹ thường có mâu thuẫn do Mẹ hay nhìn lỗi của người khác và tự cho mình là đúng. 99,99% người đời nay ai cũng như vậy, luôn thấy mình đúng và người khác sai nên mới có cãi nhau, có mâu thuẫn. Nếu ai cũng tự thấy mình là chưa đúng, mình còn thiếu sót, mình sai rồi, người khác là đúng thì làm gì có cãi nhau? Gốc bệnh là ở chỗ này, điều này nếu ko thật sự giác ngộ thì rất khó thay đổi.
Riêng trường hợp của bạn: Với phận làm con thì bạn cũng đã khuyên nhưng ko hiệu quả, thậm chí bị phản ứng lại gay gắt. Nguyên nhân tại đâu? Do bạn nói lỗi của Mẹ bạn nên Mẹ bạn cảm thấy bạn ko thương Mẹ mà lại chỉ trích Mẹ, lại tỏ ra bênh vực Dì, điều này làm cho Mẹ giận và buồn vì con cái ko hiểu, thương và đồng thuận với Mẹ.
Bạn nên thay đổi cách tiếp cận với Mẹ bạn: Thí dụ như bạn tranh thủ lúc Mẹ đang vui 🙂 thì bạn mới xin lỗi Mẹ bạn về cách bạn nói chuyện lần trước làm cho Mẹ ko vui và hỏi lại nguyên nhân chuyện hôm trước là sao vậy Mẹ, con thấy Mẹ và Dì lớn tiếng với nhau…Vậy câu chuyện thực sự là sao vậy Mẹ? Mẹ kể cho con nghe, biết đâu con có cách khuyên Dì thì sao? Bạn phải buông bỏ thành kiến trước đây của bạn về Mẹ, hãy ngoan ngoãn ngồi xuống lắng nghe Mẹ nói với tâm chân thành, đấm bóp cho Mẹ, mỉm cười với Mẹ, mục đích chỉ làm 1 việc đơn giản là lắng nghe, ko cần phản đối, hay ý kiến gì…Cứ chú tâm lắng nghe cho hết ý của Mẹ và đặt câu hỏi để hiểu rõ thật sự câu chuyện hơn và HIỂU RÕ TÂM TÌNH CỦA MẸ HƠN…Đây là điều quan trọng nhất để Mẹ có cơ hội chia sẻ hết những ưu tư, bực dọc trong lòng Mẹ ra. Được như vậy thì Mẹ sẽ thoải mái hơn bạn ạ. Sau đó có thể bạn nói: Con hiểu ý Mẹ rồi, có lẽ trong trường hợp này Dì cũng phản ứng trong lúc giận dữ nên làm cho Mẹ tổn thương, con thấy ai cũng vậy – trong khi giận dữ thì ko làm chủ được mình nên mới nói lời tổn thương người khác, mà lúc bình thường mình sẽ ko bao giờ nói…Cho nên về phía Mẹ, con xin Mẹ hãy bao dung lỗi lầm của Dì, Dì là em của Mẹ, nên Mẹ hãy vị tha hơn cho Dì, Mẹ hãy là Quán Thế Âm Bồ Tát mà dùng tâm đại bi của Mẹ mà bao dung cho Dì nha Mẹ, bà ngoại mà thấy Mẹ & Dì thương yêu nhau vui vẻ với nhau thì bà sẽ rất vui lòng, như Mẹ nhìn xuống mà thấy Chị em tụi con cãi nhau mỗi ngày thì Mẹ cũng rất buồn, phải hông Mẹ? Con thương Mẹ nhất, con cũng thương Dì nữa…nên con luôn muốn Mẹ và Dì có được một ngày thì vui sống với nhau một ngày…Mẹ có hiểu cho lòng của con hông?
Bạn mà nói chuyện với Mẹ của bạn được như vậy thì làm sao mà Mẹ bạn giận bạn được phải ko nè 🙂
Tương tự như vậy, bạn gặp riêng Dì và cũng ngồi lắng nghe Dì nói chuyện như vậy, và cũng nói như vậy…Sau đó bạn đích thân làm một bữa cơm “hòa giải” cho Mẹ và Dì. Tới lúc này bạn sẽ tự biết nói gì và làm gì trong buổi cơm hòa giải đó :)…
Tâm bạn rất hiếu thảo, sẵn lòng giảm tuổi thọ của mình để mong Mẹ và Dì được sống vui vẻ với nhau…Với tâm chân thành như vậy thì bạn nên niệm thêm Quán Thế Âm Bồ Tát trước khi gặp và nói chuyện với Mẹ và Dì, cầu Quán Thế Âm Bồ Tát gia hộ cho con có thể giúp Mẹ và Dì hòa giải được với nhau.
Hi vọng với vài lời ở trên thì sẽ giúp cho bạn được một chút.
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát.
A Di Đà Phật
Gửi bạn Vân Lê,
CS Tịnh Thái đã trả lời bạn khá tỉ mỉ về những trở ngại trong bạn và cách thức bạn giàn xếp những nỗi bức xúc giữa mẹ bạn và dì bạn. Còn một chi tiết nhỏ nữa Thiện Nhân xin được chia sẻ tiếp cùng bạn:
Có một chi tiết nữa là khi má con tụng kinh và đọc chú Đại Bi má con rất hay nhìn ngó nơi khác xem người này, người kia làm gì!
Hiện trạng bạn miêu tả khi Mẹ bạn đang ngồi tụng kinh và trì chú Đại Bi cho thấy mẹ bạn tâm còn đang rất loạn động. Nghĩa là: thân thì ngồi một nơi, miệng thì tụng kinh, trì Chú, nhưng tai, mắt, thân lại luôn ngó nghiêng, quay ngang quay ngửa, nghe ngóng những chuyện xung quanh. Trong nhà Phật gọi đó là: dùng vọng tâm để tụng kinh và trì chú. Vấn đề là mẹ bạn không nhận biết được điều đó để sửa, nên hàng ngày mẹ bạn vẫn duy trì công phu như vậy. Trì Chú Đại Bi công năng, diệu dụng không thể nghĩ bàn và lại tương đối dài. Nếu trong khi trì tụng chỉ cần một niệm bị phân tán, cả biến Chú đó không có tác dụng. Điều này là chuyện nhỏ, vì khi mới hành trì ai cũng rơi vào cảnh trạng đó cả. Điều quan trọng TN muốn chia sẻ với bạn về tình trạng nội tâm của Mẹ bạn: Một người nếu hàng ngày có sự huân tập nghiêm minh, tất sẽ rất biết quý trọng những giây phút được ngồi công phu của mình. Nếu trường hợp bạn nói thường xuyên xảy ra với mẹ bạn, thì có lẽ mẹ bạn đã gặp trở ngại trong việc tu hành. Nếu để lâu, e rằng sẽ sanh bệnh. Triệu chứng lớn nhất có thể nhận thấy: Mẹ bạn hay nổi sân với Dì của bạn. Chị-em không hợp nhau là thường tình. Bởi bố mẹ, con cái, anh chị em đều là do duyên nghiệp, đền, nợ, trả, vay mà tụ lại. Nhưng nếu những bức xúc giữa mẹ và dì bạn không giải toả kịp thời, để nó phát sanh tới đỉnh điểm, lúc này mối quan hệ chị-em sẽ trở thành thù địch. Người già tính phân biệt, chấp trước rất can cường. Vì thế như CS Tịnh Thái đã nói: Bạn phải là người con hiếu thảo, tìm mọi cách để hoá giải sự xung đột can cường đó. Bằng không, nếu để sự xung đột tới trào lũ, e rằng, khi hai người phải sanh ly, tử biệt, chỉ cần một niệm sân hận nổi lên thôi, tất sẽ phải đi vào 3 cõi chẳng lành.
Trì Chú là vô cùng khó. Trì chú Đại Bi còn khó gấp bội, vì như TN đã nói: nó quá dài. Nếu người trì Chú mà tâm không thanh tịnh, đầy phân biệt thị phi: đúng-sai, phải-quấy, hay-giở, hơn-thiệt, thắng-thua… hoặc luôn sân hận mà ngồi trì chú thì sẽ rất nguy hiểm. Lâu ngày sẽ sinh bệnh rồi phát cuồng… thì thật là đáng tiếc.
Bạch thầy , xin cho con biết con đang bị nghiệp chướng gì vậy và con phải làm sao để được hoá giải? Con có thể xin nguyện giảm đi tuổi thọ của mình để hai chi em của má con có thể sống vui, sống khỏe những tháng năm còn lại của tuổi già bên nhau
Phật nói: Ai tu người đó chứng. Nghiệp ai tạo, người đó mang. Không ai tu hộ cho ai và cũng không ai gánh nghiệp thay thế cho ai được cả. Bạn nguyện giảm tuổi thọ của chính mình để mong hoá giải sự xung đột giữa mẹ và dì bạn, cho thấy bạn thực sự là người con có hiếu. Nhưng riêng hiếu thôi thì chưa đủ, mà bạn phải trọn đạo nữa. Trọn đạo là gì? Bạn phải tu đạo. Muốn độ được người khác, bản thân bạn phải tự độ chính mình. Hàng ngày bạn nhìn thấy những bức, xúc, sân hận xảy ra với người thân, bạn buồn, nản, thậm chí cũng bị những sân hận đó chi phối, và bạn hành theo lúc nào không biết. Nhưng nếu bạn là người tu đạo, bạn sẽ nhận biết được: bạn phải làm gì? Làm vào thời khắc nào? Và pháp nào có thể giúp cho mẹ-dì hoá giải được?… Muốn thế, chính bạn phải tự hoá giải những mâu thuẫn nội tâm của chính mình. Trong Ngũ Giới của người tu hành, có giới nói dối, nghĩa là không được nói dối. Nhưng trong khi đối cảnh tiếp vật, nhiều khi lời nói quá thật, quá dũng mãnh của mình sẽ khiến cho người đối diện bị tổn thương, thậm chí dẫn họ đến con đường cụt.
TN lấy một ví dụ để bạn suy ngẫm: Bạn có người bạn rất thân. Một ngày nọ, bạn ra đường, vô tình nhìn thấy chồng của người bạn thân đó lang thang, cặp bồ nhí, rồi du hí, ôm ấp, ăn nhậu với bồ nhí ngoài nơi công cộng. Vì bản tính trực thẳng, về nhà, bạn đã đem hết chuyện tai nghe, mắt thấy, kể lại cho người bạn thân của mình nghe. Người bạn thân vì quá đột ngột, quá thất vọng, không làm chủ được mình, nổi cơn sân hận, khi chồng về đã không hỏi chuyện đúng-sai nên cãi vã, chửi bới, nhục mạ chồng, rồi hai người sanh ẩu đả… khiến con cái, gia đình họ bỗng trở nên rối tung và lộn xộn tất cả. Thậm chí, xấu hơn, họ phải ly dị, hay người vợ đã vì quá nóng giận, quá si khờ… nên đã tự vẫn để trả hận…
Khi chuyện đó xảy ra, bạn đang ở vị trí người bạn tốt? Hay bạn đang ở vị trí người khiến cho bạn mình phải nhà tan, mạng mất? Bạn có thể nói: Tôi hành động hoàn toàn vì lẽ phải, vì sự thật! Đúng thế! Nhưng, có những sự thật, nếu diễn giải không khéo léo, không đúng thiên thời, địa lợi sẽ dẫn đến những hậu quả vô cùng tai hại. Bạn sẽ đặt câu hỏi: Vậy tôi sẽ phải im lặng sao? Nếu thế, tôi tu đạo để làm gì? Đây là điều rất quan trọng mà người tu đạo sẽ có đủ tỉnh táo để lý giải sự việc này. Một việc bất thiện, nếu nói quá thật, quá trực diện sẽ khiến cả hai bên, hay người đối diện bị thương tổn, gây thêm mâu thuẫn, xung đột, thì nhất quyết không nên nói, thay vào đó là lời nói „dối“: dùng một nhân vật thứ 3 để diễn tả hành động, khuyến cáo đối tượng mình cần báo động, giúp họ có cơ hội tỉnh giác để tránh được chuyện đáng tiếc xảy ra. Trong đạo Phật gọi là cách nói trung đạo. Do vậy chúng ta tu là phải giúp cho người xung quanh mình thêm mến yêu cuộc sống để hướng tới đạo và cầu giải thoát, chứ nếu tạo thêm sự mâu thuẫn, xung đột cho mọi người thì mình đã sai mất rồi. Cho dù động cơ của mình có hoàn toàn chính đáng chăng nữa, thì lúc này mọi sự cũng đã trở thành vô nghĩa.
Thiên thời-địa lợi-nhân hoà là vì lẽ đó.
Chúc bạn thật tỉnh giác để hoá giải được những xung đột trong gia đình, giúp cho người thân của mình cùng hiểu đạo và giác ngộ để tu đạo.
A Di Đà Phật
Thiện Nhân
A Di Đà Phật
Kính chào hai vị !
Xin chân thành biết ơn CS Tịnh Thái và bạn Thiện Nhân ( xin lỗi vì tôi không biết phải xưng hô thế nào cho đúng!) tôi sẽ ghi nhận những lời khuyên qui báu của cả hai vị . Thật ra trong vài trang giấy không thể nói hết cả lời và ý, tôi cũng là người rất cẩn trọng trong lời nói nên mặc dù rất bức xúc khi má tôi đối xử với dì như thế, nhưng chưa bao giờ tôi bênh vực dì mà nói với má những lời khó nghe ( thường thì tôi chỉ im lặng thầm tội nghiệp dì tôi mà thôi!) Và cũng như lời khuyên của CS Tịnh Thái ,tôi lúc nào cũng chờ khi má nguôi ngoai và chờ cơ hội tốt mới nhỏ to với má ! Lần này má tôi giận dì rất lâu nên tôi sợ lắm , sợ dì sẽ không chiu được đến nỗi phải bỏ đi ! Nhưng hôm qua tôi đã tìm lại được sự thoải mái của tâm hồn vì sau khi tôi thuyết phục má nói chuyện với dì ( cách đây cũng mấy ngày và đã bị gạt ngang) và thêm chồng tôi mời hai bà ngoại đi ăn nữa nên chắc má tôi đã nghĩ lại và nói chuyện với dì rồi ! Tôi cũng luôn tin tưởng lời cầu nguyện thành khẩn của mình tới Phật mẹ Quan thế âm. Nhưng chuyện tôi lo lắng nhất là khi đọc kinh , trì chú má tôi không bao giờ tập trung ( mặc dù má tôi đã qua nhiều năm tụng niệm) . Chắc là tôi phải kiên trì cầu nguyện cho má thôi , có phải không quí vị?
Lời cuối cùng vẫn là lời cảm ơn chân tình nhất của tôi đến hai vị! Trong lúc lo buồn nhất có được những lời góp ý động viên thật không gì quí bằng! Một lần nữa xin tiếp nhận những lời chân thành từ hai vị và kính chúc hai vị thật nhiều sức khỏe !
Kính chào,
A DI ĐÀ PHẬT
A Di Đà Phật.
Vân Lê: “Nhưng chuyện tôi lo lắng nhất là khi đọc kinh , trì chú má tôi không bao giờ tập trung ( mặc dù má tôi đã qua nhiều năm tụng niệm) . Chắc là tôi phải kiên trì cầu nguyện cho má thôi , có phải không quí vị?”
Huệ Tịnh: Đó là cái thói quen mẹ của bạn chỉ biết coi trọng hình thức bề ngoài (thân miệng) trong khi đọc kinh trì chú chứ không muốn dùng oai thần lực của những lời kinh và chú để tiêu trừ nghiệp chướng của mẹ bạn. Thấm chí khi đọc kinh hoặc trì chú mà không cố gắng tập trung và cung kính xem kinh chú như chư Phật trước mắt mà đi để ý chuyện xung quanh thì như vậy là mang tội bất kính rồi.
Bạn biết cái bệnh của mẹ bạn thì điều tốt nhất là bạn và dì nên tránh duyên khi mẹ đọc kinh trì chú để cho mẹ bạn dễ tập trung hơn. Bạn nên đi ra ngoài làm việc khác để cho mẹ bạn một cảnh yên tịnh thì sẽ giúp cho mẹ bạn bớt bị phân tâm là OK. Không có ai xung quanh thì lấy gì để mẹ bạn nhìn ngó? Tuy nhiên đó chỉ là giúp một chút ích cho mẹ của bạn được tạm thời định tâm lại mà thôi. Cái điều quan trọng là mẹ bạn phải có tác ý muốn thật sự chuyển nghiệp tam độc vọng tưởng ở bên trong tâm hay không thôi. Tụng kinh, trì chú, niệm Phật, v.v. là phương tiện để đưa chúng ta đến tâm thanh tịnh sẵn có nếu biết chân thành mà thực hành. Mẹ bạn tuy trì chú Đại Bi mà lòng thì không có một chút từ bi đối với người xung quanh cũng do cái nhân tâm bất kính khi trì chú Đại Bi mà ra.
HT nghĩ bạn nên làm gương đọc kinh trì chú và niệm Phật với sự cung kính cho mẹ bạn thấy là điều hay nhất. Bạn vừa tự tiêu trừ nghiệp chướng và đồng thời độ tha nguyện cho mẹ bạn thấy đó mà thành tâm sám hối tội lỗi. Một hành động đáng giá một ngàn chữ.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Cám ơn TLPT đã cho con biết được nhiều điều. Xin hỏi TLPT nếu như một người làm việc ăn chay mà người xanh xao vì gia đình ăn mặn lại có bị tội nặng không ạ?
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật, chào bạn Hải Lý
Bạn có thể đặt câu hỏi lại rõ ràng hơn được không vì TLPT vẫn chưa hiểu ý bạn thế nào. Một người làm việc ăn chay mà người xanh xao? Hay là người xanh xao vì gia đình ăn mặn?
Nhưng dù câu hỏi thế nào đi chăng nữa thì TLPT cũng góp ý cùng bạn. Hiện tại rất nhiều bạn trẻ vừa làm việc mà trường chay, người khỏe mạnh, đầy nhiệt huyết và lòng từ bi. Nếu ăn chay mà biết cách ăn (rau củ, đậu, ngũ cốc….đầy đủ) thì không xanh xao đâu bạn ạ. Điển hình các bé nhà TLPT trường chay mà vẫn rất khỏe mạnh, thậm chí còn hơi bị dư cân chứ không hề suy dinh dưỡng. Chớ nên chay mà còn ép xác quá khiến mình xanh gầy. Cả nhà đều nhìn vào bạn mà thấy một thân thể không khỏe mạnh thì ai mà dám ăn chay. Vô tình mình làm cho người ta nhìn việc ăn chay như là một cực hình, ép xác chứ không phải đúng nghĩa của việc ăn chay là vì lòng từ bi, không sát hại chúng sanh thì thật là oan uổng!
Nếu bạn ăn chay là bạn dừng nghiệp sát sinh, bạn phóng sanh là cứu mạng chúng sanh, chuộc lại lỗi lầm xưa do vô minh mà gây ra tội thì Nhân Quả này tự bạn làm, tự bạn xoay chuyển vận mạng của chính mình, không phải là người khác. Nhân quả ai làm nấy chịu không liên can người khác.
Tuy nhiên, nếu bạn học Phật thì bạn nên làm một tấm gương tốt trong gia đình: hiếu thảo cha mẹ, hòa thuận với anh em, luôn sẵn lòng giúp đỡ mọi người trong khả năng thì việc ăn chay, phóng sanh, niệm Phật rất có ảnh hưởng đối với những người trong gia đình. Khi bạn làm được như vậy, ai nhìn vào thấy “Ồ, từ ngày học Phật thấy anh ta/cô ta trở nên hiền hơn, dễ tha thứ, lại thường yêu thương, giúp đỡ mọi người hết lòng. Quả thật học Phật hay quá!”. Việc này có thể giúp bạn cảm hóa được người thân, họ xem bạn thành một tấm gương và học hỏi theo bạn. Đây mới chính là cách chân thật bạn giúp đỡ mọi người thân yêu, giúp họ tự cải tạo chính vận mạng của họ.
Vài chia sẻ, chúc bạn an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
TLPT
A Di Đà Phật.
Cám ơn TLPT đã cho con hiểu thêm nhiều điều. Con bắt đầu ăn chay cũng chưa được lâu, khoảng hai tháng gần đây thôi, vì con cũng mới tìm hiểu về Phật pháp chưa được bao lâu. Có nhiều lần con muốn xuất gia lắm, nhưng rồi nghĩ lại gia đình. Con cực quá, con phải kiếm tiền nuôi em con nữa, ba con thì không có việc làm, nên con chưa hoàn thành được ý nguyện ấy. Và cũng có nhiều khi con muốn quy y trước, nhưng vì con đang ở xa nên không rành đường để đi. Thế nên con muốn tâm sự với ai đó cho đỡ buồn.
Giờ con chỉ mới có 18 tuổi thôi, nên con nghĩ chắc khoảng mấy năm nữa khi em con lớn hơn chút nữa rồi con sẽ đi.
Con muốn TLPT cho con lời khuyên hay lời động viên gì đó có được không ạ?
A Di Đà Phật, Hải Lý thân mến
Bạn chỉ mới 18 tuổi mà biết gánh vác gia đình, chăm lo cho cha mẹ và em như vậy là hiếu thảo và rất có trách nhiệm. Đã vậy, còn biết tu học Phật pháp, ăn chay niệm Phật thì thật là quý. Nên gìn giữ y như vậy, đừng thay đổi nhé!
Việc xuất gia tu hành không phải dễ làm, bạn tại gia vẫn có thể tu học Phật pháp, nếu có thành tựu vẫn được vãng sanh Tây phương Cực lạc Thế giới. Nhiều vị cư sĩ đã được vãng sanh tự tại trong một đời này, họ đâu phải là người xuất gia đâu bạn. Bạn không xuất gia nhưng tâm xuất gia thì được rồi. Vừa có trách nhiệm lo cho gia đình, báo hiếu phụ mẫu, vừa lo tu dưỡng pháp thân huệ mạng của chính mình thì còn gì phải hoang mang hay phân vân giữa xuất gia hay tại gia chứ.
HT Tịnh Không từng dạy rằng:
“Ý nghĩa của xuất gia là đối với gia nghiệp không có chút lưu luyến nào. Vọng tưởng, phân biệt, chấp trước là đại chướng ngại. Nếu bạn không có phân biệt, chấp trước thì cái nhà đó có hay không không hề khác nhau, vậy thì không chướng ngại. Cho nên Phật nói đến xuất gia có bốn loại. Bốn loại này đều là nói đối với người học Phật, không nói người không học Phật.
Loại thứ nhất, “Thân xuất, tâm không xuất”
Người xuất gia hiện tại, thân đã xuất nhưng lòng vẫn còn danh vọng lợi dưỡng, vẫn tham sân si mạn. Tuy tướng của người xuất gia nhưng những việc làm vẫn là sự nghiệp của người tại gia. Vốn dĩ cái nhà không lớn, cha mẹ anh chị em không đông, vừa xuất gia thì làm chùa to. Ra khỏi nhà nhỏ liền bước vào nhà lớn, phiền não liền lớn. Nhà nhỏ tạo nghiệp nhỏ, nhà lớn tạo nghiệp lớn. Người xưa mới nói “Trước cửa địa ngục tăng đạo nhiều”. Ai đọa địa ngục? Thân xuất gia nhưng tâm không xuất gia, gần như không thể vượt qua địa ngục. Việc này chúng ta phải hiểu.
Xuất gia phải thật giống Phật Thích Ca Mâu Ni, thân tâm thế giới tất cả buông bỏ, toàn tâm toàn lực vì Phật pháp, vì chúng sanh, đó là công đức vô lượng. Báo của tội phước ở ngay khoảng một niệm, không thể không đề cao cảnh giác.
Loại thứ hai, “Thân không xuất gia, tâm xuất gia”
Các cư sĩ tại gia học Phật, tuy thân ở nhà nhưng tâm xuất gia. Cư sĩ Lý Mộc Nguyên tâm xuất gia mà thân không xuất gia, họ không tạo nghiệp. Thực tế người tại gia học Phật thành tựu nhiều, vãng sanh tướng lạ hi hữu. Những năm gần đây, chúng ta cũng đã xem thấy hay nghe thấy: đứng mà đi, ngồi mà đi, đều là đồng tu tại gia, nhất là nữ chúng. Nam chúng tương đối ít, còn xuất gia thì chưa hề nghe nói qua dù chỉ một người. Lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ từng rất cảm khái mà nói, thời xưa tu hành thành tựu, thứ tự là nam chúng xuất gia thành tựu nhiều nhất; thứ hai nữ chúng xuất gia, thứ ba là nam chúng tại gia, thứ tư là nữ chúng tại gia. Hiện tại thảy đều điên đảo, số người nhiều thành tựu nhất lại là nữ chúng tại gia, kế đến là nam chúng tại gia, kế đến nữa là nữ chúng xuất gia, rất e ngại là nam chúng xuất gia. Hiện tại đảo ngược, chúng ta không thể không cảnh giác. Chân tướng sự thật như vậy không thể phủ nhận, cho nên ý nghĩa của xuất gia phải hiểu.
Loại thứ ba, “Thân tâm đều xuất”
Đó là người xuất gia tốt, thân xuất gia tâm cũng xuất gia, Phật pháp gọi là “đệ tử chân thật của Phật”, có thể gánh vác việc hoằng pháp lợi sanh, kế tục huệ mạng Phật, kế tục gia nghiệp Như Lai.
Loại thứ tư “thân tâm đều không xuất”
Cư sĩ tại gia thân không xuất, tâm cũng không xuất. Tuy học Phật, nhưng việc học Phật chỉ là việc phụ, chủ yếu lo danh vọng lợi dưỡng thế gian. Đại khái 99% lo thế gian pháp, chỉ lo Phật pháp khoảng 1% cũng là rất tốt.
Phật ở ngay bốn loại này thị hiện nhắc nhở chúng ta. Các đồng tu tại gia, tâm phải xuất dù thân không xuất. Trong bất cứ nghề nghiệp nào, ở bất cứ công việc nào, các vị đều phải thị hiện thành chánh giác. Bạn biểu diễn ở trong nghề nghiệp này, bạn là mô phạm tốt nhất, trải qua đời sống của Bồ Tát. Phàm hễ nếu tâm xuất gia, cái tâm đó nhất định phải thông minh hơn người, nhất định có trí tuệ hơn người. Nếu bạn buôn bán sẽ kiếm rất nhiều tiền. Thế nhưng Bồ Tát kiếm được tiền không phải dùng cho chính mình mà để giúp đỡ chúng sanh khổ nạn trong xã hội, đó là một tấm gương tốt nhất cho người có tiền có thế lực xem, để ảnh hưởng họ, giáo hoá họ. Hy vọng người phú quý đều quan tâm đến lợi ích của cả xã hội, xã hội này liền an lành, không bị bất cứ ai làm loạn. Được như thế, chính chúng ta cũng trải qua ngày tháng tốt đẹp, xã hội sẽ vĩnh viễn an định hòa thuận, hợp tác lẫn nhau.
Khi hiểu được ý nghĩa của xuất gia, chúng ta sẽ biết nên làm thế nào tu học. Thực tế mà nói, chân thật phát tâm cạo tóc xuất gia không phải dễ, ngược lại rất khó khăn. Bạn phải chân thật hiểu Phật pháp. Bạn nghĩ mình có thể gánh vác công việc hoằng pháp lợi sanh kế tục huệ mạng Phật hay không. Trách nhiệm này rất lớn. Nếu bạn nói “Tôi niệm Phật cầu vãng sanh”, vậy thì không cần phải cạo đầu. Bạn ở tại gia niệm Phật cũng vãng sanh thượng thượng phẩm. Còn thị hiện dáng vẻ như vậy mà làm không đúng pháp, bại hoại Phật môn thì tội nghiệp của bạn sẽ nặng, vì sao? Vì bạn phá hoại hình tượng của Phật. Phật là thầy của trời người, khởi tâm động niệm của Phật, lời nói việc làm đều là tấm gương tốt nhất cho chúng sanh chín pháp giới. Bạn làm tấm gương xấu cho người thì bạn đang diệt Phật pháp, không phải hưng Phật pháp. Trong tâm còn có tham lam, sân hận, ngu si, không giữ giới luật, không giữ pháp, còn phóng túng, vậy sao được! Cho nên mặc vào tấm y này phải mỗi giờ mỗi lúc nghĩ đến Phật. Ngày ngày nhìn Phật tượng, ngày ngày mở quyển kinh ra đọc phải nghĩ lại xem ta có giống Phật hay không? Nếu không giống Phật là đã đánh dấu trong địa ngục, còn có thể trốn được sao.”
Bạn thấy HT dạy không, thật ra ý nghĩa của việc xuất gia rất lớn, rất quan trọng, thay Phật giúp đỡ cho chúng sanh, quên mình vì Phật pháp, không phải chuyện dễ làm. Còn nếu như làm được thì phải nói là tâm bạn quá lớn, thật sự trở thành một vị xuất gia hoằng pháp lợi sanh, nối tiếp huệ mạng Phật được thì phước báo của bạn thật lớn. Xin chúc mừng bạn!
Vài chia sẻ để bạn hiểu thêm ý nghĩa xuất gia và tại gia. Chúc bạn luôn tinh tấn an lạc trong mọi hoàn cảnh, luôn là một người con chí hiếu trong gia đình và là người hiền lương trong xã hội.
Nam Mô A Di Đà Phật.
TLPT
Nam Mô A Di Đà Phật
Cám ơn TLPT đã cho mình hiểu đuợc nhiều điều. Nói chuyện đã lâu mà mình chưa biết nhiều về bạn, mình tuy chưa phải là người cửa Phật chính thức nhưng mình rất tin vào Phật, nhưng mình không đọc kinh thường xuyên đuợc, mình cũng có vài quyển kinh nhưng mình ít đọc lắm vì chỗ mình ở không được sạch sẻ mình sợ như vậy sẽ có lỗi với Phật. Chỉ có nhiều lúc nhẫm đọc A Di Đà Phật hay Nam Mô A Di Đà Phật thôi, không biết như vậy có sao không? Mình cũng rất vui khi được biết đến trang này và quen được nhiều người đồng tu như vậy.
A Di Đà Phật
HL
Thế mới cho thấy sự thể hiện và hơn thua của Lục Sư Đạo Tuyên và cho thấy được bản lĩnh của Đại Sư Khuy Cơ -một vị Bồ Tát ạ ! Có điều con muốn hỏi tại sao có rất nhiều câu chuyện trong đạo Phật làm cho người nghe nhất là người bị tín ngưỡng quá họ bị cảm thấy như là thần thông theo một nghĩa khác ,theo một nghĩa đen ! Con thấy nhiều câu chuyện thàn thông quá làm cho những người mê tín,mê mờ họ bị lạc lầm họ nghĩ đạo Phật thần thông biến hóa như trong phim
A Di Đà Phật
Bạn Huy thân mến,
Đại Sư Huệ Năng dạy: „Phàm phu tức Phật! Một niệm ngu tức phàm phu. Một niệm trí tức Phật“. Sao gọi là niệm ngu? Người tu đạo, mới có một chút thành tựu đã ngỡ, cho là mình chứng đắc rồi vội liền khởi tâm ngã mạn, chê bai, khinh rẻ, coi thường, miệt thị người khác=đó là niệm ngu. Niệm ngu đó Đại Sư Huệ Năng ví là niệm của phàm phu, nghĩa là người chưa hiểu, chưa giác đạo.
Câu chuyện hai vị Đại sư nói trên nói cho đúng đó một biểu pháp của hai vị Bồ tát để dạy hậu thế chúng ta. Do vậy khi đọc những biểu pháp đó bạn phải thật tỉnh giác mới có thể hiểu được ý nghĩa sâu xa mà các vị Tổ truyền dạy, bằng không bạn sẽ rơi vào những kiến chấp thế tục thường tình.
Người thời nay chưa tu thì thôi, nhưng khi khởi tu hoặc tu có chút thành tựu thường sanh tự đắc, rồi nhìn đời, nhìn vật đều cho là chẳng ai bằng mình, hay hơn mình. Ví như nhìn thấy một vị Tu sĩ hay một đồng tu nào đó không trì giới luật, hay trì giới, ăn chay, niệm Phật không bằng mình, thay vì lấy đó để cảnh tỉnh chính mình, thì mình quay ra để chê bai, bài bác, rồi tỏ ra khinh thường, bỉ báng… Khi những nhân đó hình thành cũng đồng nghĩa người đó đang tạo nhân địa ngục cho chính mình mà chẳng hay. Đây chính là điều Tổ Huệ Năng luôn nhắc: Người tu hành chân chính là người không nhìn thấy lỗi thế gian. Hai chữ „chân chính“ chính là luôn biết xoay cái nhìn vào bên trong để nhận diện cái tâm vô minh, ô trược, phiền não của chính mình, thay vì luôn hướng nó ra ngoài để nhìn thế gian. Vậy nhưng người tu hành chúng ta thời nay nhìn đâu cũng thấy khiếm khuyết, nhìn ai cũng thấy lỗi cả. Vì thế càng tu lại càng phiền não trùng trùng=đẩy mình lún sâu vào vòng sanh tử luân hồi.
Hai chữ „thần thông“ trong đạo Phật không phải là những diễn cảnh huyễn hoá như trong phim ảnh mà chúng ta thường thấy. Nếu học Phật pháp chỉ để mang lại những thứ đó thì Phật Thích Ca đã chẳng phải nhọc công thị hiện rồi khổ nhọc 49 năm thuyế pháp làm gì. Thần thông chính là sự nhìn thấu nhân-quả, nhìn thấu đời là vô thường là gắn liền với 8 nỗi khổ lớn. Nhờ nhìn thấu mà quyết tâm tu hành để thoát ra khỏi dòng sanh tử luân hồi đó. Người quyết tâm tu chắc chắn sẽ có ngày tâm khai, tuệ mở. Phật gọi là huệ nhãn. Khi huệ nhãn khai mở đồng nghĩa người đó có thể thấu suốt mọi cảnh vật và không gian, và như vậy đâu cần phải nhọc công hoá hiện thần thông làm gì cho mệt.
Thời Phật tại thế, nhân một lần đi hoằng pháp phải qua sông. Một đạo sĩ vì muốn chứng tỏ tài thuật thần thông của mình trước Phật nên đã ném một khúc gỗ lên mặt sông, rồi phi thân trên mặt nước nơi có khúc gỗ nọ để lướt nước qua bờ bên kia. Thấy thế Phật vẫn thản nhiên lên thuyền rồi qua sông. Tới bờ kia, Phật bèn hỏi vị đạo sĩ nọ, lúc này đang rất tự đắc với mọi người xung quanh. Phật hỏi: Ông phải mất bao lâu mới tu đạt phép thần thông này? Vị đạo sĩ nọ tự đắc đáp: Tôi phải tu mất 3 năm. Phật nói: Quả là lãng phí. Ta chỉ cần bỏ ra 3 đồng bạc đã có thể tự tại qua sông rồi.
TN nhắc lại câu chuyện này để bạn thấy: Chớ nên lãng phí vào những chuyện huyễn hoặc của thế gian mà hãy nên tận tâm, tận lực vào chuyện tu hành để một đời này thoát ra khỏi vòng sanh tử luân hồi. Được vậy mới thực là đắc thần thông đó bạn ạ.
Chúc bạn tỉnh giác tu hành
TN
biện tài là nghĩa gì con không hiểu , có ai giải thích con nghe với .
Nam Mô A Di Đà Phật
Bạn Út thân mến,
“Biện tài” có nghĩa thô và nghĩa bóng.
Nghĩa thô (nghĩa đen)dùng cho ngoài đời: là dùng học vấn, khả năng, kiến thức, hiểu biết, lý lẽ, tri thức của mình để tranh luận nhằm dẫn tới và phân định: phải-trái, thắng-thua, đen-trắng, ta-địch, bạn-thù…
Nghĩa bóng dùng trong tu đạo: là dùng trí tuệ và tâm tỉnh giác để lý giải một sự việc theo đúng lý nhân-quả, nhằm đem lại sự hiểu biết, giác ngộ chân chánh cho mình và người, giúp nhau cùng tiến tu, cùng giác ngộ, cùng giải thoát.
TĐ
cảm ơn Trung Đạo nhiều nha !
TUYỆT ĐỐI ĐỪNG ĐỂ NHỮNG VIỆC BẤT THIỆN CỦA NGƯỜI KHÁC Ở TRONG TÂM CỦA MÌNH.
Tôi thường xuyên khuyên nhủ đồng tu, tuyệt đối đừng để những việc bất thiện của người khác ở trong tâm của mình, vì như vậy là bạn đã quá sai lầm. Bạn không những không thể xả mà chuyên đi thu thập. Bạn thu thập những gì? Tập hợp rác rưởi, hết thảy những điều bất thiện của chúng sanh đều thu vào trong tâm của mình, bạn nói bạn khổ quá, thật tội nghiệp cho bạn, quả báo của bạn không tốt, đọa trong tam đồ. Cho nên phải biết xả. Tất cả chúng sanh, người, sự, vật bất thiện cả thảy đều phải xả, phải bảo tồn cái thiện thì bạn mới thật sự tu thành thiện tâm thiện hạnh, quả báo của bạn ở trong ba đường thiện. Đây vẫn chưa phải là pháp cứu cánh. Pháp cứu cánh thật sự là xả ác mà không chấp tướng xả ác, tu thiện mà không chấp tướng tu thiện, thì bạn mới thật sự được tâm thanh tịnh. Đây mới gọi là thuần tịnh thuần thiện, quả báo không ở trong lục đạo mà thoát ra ngoài, không những phải vượt khỏi lục đạo, mà phải vượt qua mười pháp giới. Cho nên người học Phật phải học theo Phật Bồ Tát.
HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG
A DI ĐÀ PHẬT