Tôi muốn kể về người bạn thân, đã qua đời cách đây gần 3 năm. Tôi gặp bạn lần cuối vào năm 2006. Khi ấy tôi về phép thăm nhà. Gặp bạn, thấy anh gầy rộc, da dẻ xám xanh, lại thường húng hắng ho. Tôi nhìn bạn, ái ngại khuyên: Ông nên kiểm tra tổng thể xem phổi phèo ra làm sao, chứ nghe tiếng ho của ông, không bình thường đâu. Bạn tôi cười xoà, đáp: Không sao đâu! Vô tư đi! Tao còn khoẻ chán. Thấy giọng bạn chắc nịch, nên tôi cũng có phần yên tâm.
Cuộc sống sau những ngày học tập từ nước ngoài trở về, rồi hoà mình, vật lộn trong dòng đời lam lũ nơi quê hương khiến bạn tôi càng trở nên già nua, đen đủi. Tôi trả phép vào lúc đứa con thứ 3 của anh, một thằng con trai chào đời vừa tròn một tháng. Vợ chồng anh hoan hỉ lắm. Chả là trên cậu con út là hai “thị mẹt”. Sống nơi thôn quê, nên anh vẫn chưa vượt qua nổi ải “phải có thằng con trai chống gậy”. Thật phước đức, ước nguyện của vợ chồng anh đã viên mãn. Cửa nhà cũng vừa xây cất, cao ba tầng, 5 phòng, rộng thênh thang. Lúc chia tay, tôi dặn bạn: Nhà cửa ổn thoả rồi; có con trai nối dòng rồi; ông hãy lo cho mình một chút. Đừng ham hố quá, kẻo ông ngã ngựa là mấy mẹ con nó ra “đê” hết. Bạn tôi vẫn cười xoà, đáp: Yên trí đi! – Anh giơ bắp tay, làm ra vẻ còn gân lắm, nói – Ông về tôi còn đủ sức để đón và tiếp ông…
Tôi trả phép với niềm tin: bạn tôi sẽ còn “gân” mãi cho những lần tôi về kế tiếp… Nhưng không ngờ đó là lần cuối cùng tôi được gặp bạn.
Cuộc sống bộn bề nơi đất khách khiến tôi cũng không thường xuyên liên lạc cùng bạn. Thi thoảng phôn cho bạn, hỏi thăm dăm ba câu về sức khoẻ, và cuộc sống. Bạn tôi vẫn cười xoà, đáp: Yên trí đi! Lo kiếm đủ tiền về phép. Tôi và ông sẽ hàn huyên nhiều… Thế rồi năm 2010, trong một lần phôn về thăm bạn, nghe bạn tôi đáp nhát gừng, giọng uể oải như người vừa ốm dậy, thi thoảng lại húng hắng ho. Thấy vậy, tôi vội hỏi bạn:
– Ông không sao chứ? Sao giọng như hết hồn thế? Ho rũ rượi như thế là triệu chứng gì đấy?
Bạn tôi nén cơn ho, úp mở, đáp:
– Không sao! Bị ho chút thôi! Ít bữa là lành mà. Thôi nhé! Hôm nay tao mệt lắm, hẹn bữa khác đi.
Tôi ừ ào, rồi chưa kịp định hình về những lời đối đáp của bạn thì anh đã cúp máy. Thấy không yên tâm, tôi bèn gọi điện cho người nhà, gia đình tôi báo: Nó (bạn tôi) bị ung thư thực quản giai đoạn cuối rồi. Bây giờ đang xạ trị, những khối u chạy tùm lum trong cơ thể, đà này khó qua nổi…
Tôi hơi sững sờ khi nghe tin bạn bị ung thư, và di căn giai đoạn cuối. Sợ gọi điện ngay cho bạn sẽ bất tiện, vả lại xem ý như bạn tôi không muốn nhiều người biết mình bị bệnh nan y. Tôi ráng gác lại tới tuần sau, rồi gọi phôn cho bạn. Lần này chị vợ bạn tôi nhấc máy. Nhận ra tôi, chị nói giọng nghẹt đi vì nước mắt:
– Anh nhà em yếu lắm rồi anh ơi!
Tôi trấn an chị, rồi hỏi:
– Nó bị bao lâu rồi?
Chị đáp:
– Có lẽ lâu rồi anh ạ! Từ bữa anh về, gia đình đã thấy anh ấy yếu rộc đi, lại húng hắng ho suốt, khi ăn uống thì hay bị nghẹn. Gia đình lo lắm, bảo anh ấy đi khám thì cứ đùn đẩy nay lại mai… rồi cứ lo đi kiếm sống. Đến khi kiệt sức, đi khám thì mới biết là bị u ác tính, và ở giai đoạn cuối rồi. Em lo quá! Nếu anh ấy không qua khỏi thì mấy mẹ con em, biết sống làm sao hả anh?
Thú thực khi thấy bạn tôi húng hắng ho khan, tôi nghi anh bị phổi nhiều hơn là ung thư di căn. Không ngờ sự thể lại ập đến nhanh hơn tôi tưởng, khiến anh và vợ con khốn đốn đến vậy. Tôi an ủi vợ bạn, rồi hỏi, liệu bạn tôi còn nói chuyện nổi không? Chị vợ bạn tôi đáp:
– Có đấy! Anh ý mong anh lắm! Anh nói chuyện nhé. Nói rồi chị vội trao máy nghe cho chồng. Bạn tôi chào, tiếng thở thều thào và một tràng ho tưởng vỡ banh lồng ngực.
– Ông sao rồi? Tôi hỏi bạn.
– Yếu lắm rồi! Bạn tôi đáp. Đà này chắc ông về tôi không đón được đâu…
Tôi động viên bạn:
– Gác chuyện đón tôi sang bên đã. Cho tôi biết bệnh tình của ông đi?
Bạn tôi thều thào đáp:
– Kém lắm rồi! Chụp cắt lớp, họ bảo ung thư thực quản ác tính. Xạ trị gần 4 tháng, tốn tiền quá. Mất cả gần trăm triệu rồi, nhưng bị di căn rồi. Khối u chạy khắp vùng bụng rồi. Giờ tôi đã bỏ xạ trị, chuyển sang uống thuốc nam. Nghe người ta mách, có người bị như tôi, uống 5-6 tháng là khỏi. Tôi uống gần hai tháng rồi, chưa thấy biến chuyển gì. Đà này chắc cũng bỏ thôi…
Trong những lần về phép trước, khi trò chuyện cùng bạn, tôi cũng định bụng nếu có cơ duyên sẽ khuyên vợ chồng anh tu theo pháp môn niệm Phật. Nhưng cuộc sống của người lao động nơi quê nhà thực sự lam lũ và vất vả quá. Hình như mọi người chỉ còn lo làm sao kiếm cho thật nhiều tiền, để tạo dựng một cuộc sống vật chất thật hoành tráng, vậy là mãn nguyện. Bạn tôi sau những ngày trở về nước, vật lộn với đủ mọi nghề. Số vốn mang về không đủ để trang trải cho một đại gia đình lại làm nghề nông. Ráng lắm anh mới mua được một mảnh đất, rồi làm căn nhà cấp 4, cho cậu em kế đến ở để giữ nhà. Còn anh lại tiếp tục lặn lội khắp nơi, vừa cứu mình, vừa cứu gia đình. Rốt cuộc, thì anh cũng cưới được vợ và tậu thêm được mảnh đất khoảng 100m2, mở nghề điện nước. Rồi hai cô con gái cũng lần lượt ra đời. Sẵn có nghề cơ khí, nên anh đã chạy chọt đủ nơi, kiếm người kết hợp làm ăn, rồi làm công trình. Quanh năm, suốt tháng nay đây, mai đó, ăn uống vạ vật, lại lo kiếm tiền nuôi vợ con, làm nhà… nên mắc bệnh lúc nào anh cũng chẳng hay… Nghĩ vậy, nên sau nhiều lần đắn đo, tôi đành gác lại ý định khuyên nhủ bạn… Nay bạn tôi đang mắc bệnh thập tử, nhất sinh, tôi nghĩ, có lẽ đó là cơ duyên duy nhất và cũng là thích hợp nhất để tôi khuyên bạn, chí ít cũng là giúp cho bạn có được chút ít bình an để dưỡng bệnh. Sau một hồi hỏi thăm về bệnh án, rồi cách chữa trị, tôi mới lựa được lời để nói với bạn. Tôi nói:
– Bệnh đã mắc rồi! Vấn đề ông phải đối diện là ông phải chấp nhận sự thật. Ông đang mắc bệnh, lại là bệnh nan y. Thứ hai: Ai cũng có bệnh! Không bệnh nọ thì bệnh kia. Thứ ba, bệnh không chừa một ai và không phải chờ tới lúc ông già nó mới hỏi thăm. Tôi dừng lời, thoáng cân nhắc, rồi quyết định hỏi thẳng bạn:
– Ông có sợ chết không?
Bạn tôi cười xoà, nhưng không có tiếng, vì tôi nghe anh thở hổn hển trong máy. Anh đáp:
– Không!
Tôi hỏi lại bạn:
– Có thật không?
Bạn tôi đáp:
– Bệnh thế này, chết quách cho rảnh. Chứ ông tính, tôi cứ xạ trị, rồi lại uống đủ thứ thuốc vào người, đau lồng lộn, muốn chết luôn. Nhưng mà… tôi chết lúc này thì vợ con tôi khổ quá. Nói rồi bạn tôi lặng đi trong máy nghe.
Tôi an ủi bạn:
– Ông phải bình tĩnh, bởi nếu lúc này ông nghĩ quẩn, thật vô phương. Bệnh của ông bác sĩ chê rồi; thuốc ông uống cũng không công hiệu. Bây giờ còn một cách, tôi hỏi thật, ông có muốn thử không?
– Xì… bạn tôi khẽ cười xoà trong máy, đáp – Cách gì thì cách, miễn sao tôi đỡ đau, và chết sớm là được.
Nghe lời vợ anh kể thì những cục di căn chạy trên cơ thể khiến anh đau đớn quằn quại. Đã 6-7 tháng nay bạn tôi chỉ còn uống cháo cầm hơi, vì nhiều khi đồ ăn nuốt vào đều bị ứ nghẹn, khiến anh đau lồng lộn…
Tôi nói với bạn:
– Ông dám chắc không?
Bạn tôi đáp:
– OK đi! Ông cho tôi biết bài thuốc nào, để tôi thử.
Tôi đáp:
– Không phải thuốc, mà là cách đối trị cái đau của ông.
Bạn tôi hỏi gấp:
– Ông bảo sao? Đối trị mà không dùng thuốc thì đối trị kiểu gì? Nhiều người cũng khuyên tôi ngồi thiền, nhưng tôi đau lắm. Cũng thử rồi, không ngồi được. Chỉ nhắm mắt lại thôi là cơn đau nó đã ập đến hành tôi tơi bời rồi. Tôi chịu thôi.
Vậy là con người ta khi mắc bệnh, và bệnh thập tử nhất sinh, vì ham sống, sợ chết nên ai cũng đều tìm mọi cách để sinh tồn cả. Nghe bạn nói vậy, tôi bèn lựa lời, bảo:
– Cách tôi muốn nói với ông, đơn giản hơn ngồi thiền, nhưng cũng đòi hỏi ông phải kiên nhẫn mới làm nổi.
Bạn tôi nói:
– Cách gì thì ông cứ nói đi! Đằng nào cũng chết. Tôi thử hết.
Nghe bạn nói vậy, tôi thấy thương bạn quá. Đời người quả là mong manh. Khi hơi thở gần như cạn kiệt, con người ta có thể bám víu vào tất cả, miễn sao duy trì được sự sống. Dù sao nghe bạn nói, tôi cũng thấy tạm yên tâm, nên dè dặt hỏi bạn:
– Từ trước tới nay vợ chồng ông có bao giờ niệm Phật không?
– Không! Bạn tôi đáp chắc nịch. Thắp nhang cúng Phật chúng tôi còn chưa biết làm bao giờ, làm sao tôi biết niệm Phật được.
Vậy là khó rồi, bạn ơi!… Ý nghĩ đó thoáng vụt nhanh trong đầu tôi. Nhưng để bạn đỡ hoang mang, tôi vội nói:
– Không sao! Chưa biết thì bây giờ, nhân cơ hội ông bị bệnh, ông làm thử xem, nếu có duyên, biết đâu lại chẳng giúp ông vượt qua được bệnh hiểm nghèo?
– Được rồi! Ông nói đi! Bạn tôi đáp. Tôi sẽ ráng làm thử xem.
– Tốt rồi! Tôi nói với bạn – bây giờ ông hãy ngồi xuống, thử theo cách này: Hai mắt nhắm hờ lại; tạm quên mọi chuyện xung quanh; không nghĩ ông đang bị mắc bệnh tật gì cả; cho dù có chuyện gì xảy ra ông cũng tiếp tục làm. Được không?
Bạn tôi đáp:
– Được! Ông nói đi!
Tôi nói nhỏ, đủ để cho bạn nghe thấy:
– Ông nghe thật rõ 4 câu tôi nói nhé! Tôi khẽ niệm vào ống nghe: A Di Đà Phật! Rồi hỏi lại – Ông nghe được không?
Bạn tôi ấp úng đáp:
– Nghe, nghe được!
Tôi nói:
– Ông nhớ 4 câu đó không?
Bạn tôi đáp:
– Nhớ được. Giờ tôi phải làm sao?
Tôi đáp:
– Giờ thì ông cứ ngồi yên đấy, hai mắt vẫn nhắm hờ, thử hít thật sâu từng hơi một; hít ba lần, rồi sau mỗi lần, ông ráng thở ra thật từ từ. Ông hình dung như mình đang đẩy dần những phiền não, những cơn đau ra bên ngoài…
Tôi nghe tiếng bạn làm thử trong máy nghe, nhưng chưa được một hơi thì bạn tôi đã thở dốc, quằn quại, nói:
– Không được đâu! Đau lắm ông ơi! Có cách khác không?
Tôi cảm được cơn đau của bạn qua ống nghe. Rồi nói gấp. Không sao! Giờ ông tiếp tục ngồi yên, mắt nhắm hờ, rồi nhẩm thử 4 câu tôi vừa nói xem sao. Ông nghe tôi làm mẫu: A Di Đà Phật! Tôi thầm niệm chầm chậm vào ống nghe, rồi hỏi bạn – Ông nghe được không?
Bạn tôi đáp:
– Nghe được! Nhưng niệm thế nào?
Tôi đáp:
– Thật chậm rãi! Từng câu một! Niệm tới khi ông cảm thấy nhuần nhuyễn thì thôi.
Bạn tôi nghe lời, cất tiếng niệm, nhưng chỉ được hai ba câu, khi thì mới cất tiếng “A”; khi thì “A Di” và khi thì “A Di Đà” thì anh phải bỏ dở, vì cơn đau đã dồn dập ập đến.
– Đau lắm! Ông ơi! Không được đâu! Cách này tôi cũng chịu thôi.
Nghe bạn kêu đau quá, tôi chực ứa nước mắt. Bạn ơi… tôi thầm nói với chính mình – vậy là Phật pháp đã không thể cứu bạn được rồi. Thấy tôi im lặng, bạn tôi thều thào nói:
– Ông còn đấy không?
Tôi vội đáp:
– Tôi vẫn nghe đây.
Bạn tôi nói nhanh:
– Thôi đi ông! Cả đời tôi chưa bao giờ thắp hương cho Phật, bây giờ bảo tôi niệm Phật, mồm miệng làm sao đó, không thể niệm được. Thôi, để tôi tiếp tục uống thuốc nam xem sao. Nếu đỡ, thì may ra lúc ông về, tôi còn đi đón được; ngược lại, nếu tôi có chuyện gì, ông đừng quên mấy mẹ con nó nhé. Tôi mệt lắm rồi. Phải đi nằm đây…
Nghe bạn tôi nói vậy, vợ anh liền cầm máy, vội chào tôi, rồi dìu chồng vào giường. Bạn tôi đã cầm cự được thêm gần 6 tháng nữa. Trong những lần gọi điện về hỏi thăm, sức khoẻ của anh đã ngày một yếu dần. Anh đã bỏ hẳn uống thuốc và quyết định nằm thoi thóp để chờ chết. Lần cuối cùng tôi gọi điện thăm bạn, vợ anh nhấc máy, giọng mếu máo:
– Anh nhà em chắc chết thôi anh ơi! Mấy tuần nay, chỉ húp vài thìa cháo; Thuốc bỏ không uống nữa; người bây giờ chỉ còn hơn 30kg thôi.
Tôi động viên vợ người bạn, rồi cũng lựa lời, khuyên chị thử niệm Phật, rồi hộ niệm cho chồng, nhưng vừa nghe tôi nói, chị đã vội đáp:
– Em chịu thôi! Nhà em có bao giờ cúng Phật đâu! Thi thoảng lắm tụi em mới đến chùa thắp hương, nhưng cũng chỉ để cầu cho chuyện làm ăn, chuyện con cái, chứ có biết Phật thế nào đâu. Bây giờ bảo em niệm Phật, nó làm sao ấy, em không làm được.
Tôi nói động viên:
– Ngày xưa mình không biết, nên mình không làm. Bây giờ anh chỉ cho cách, em thử làm xem sao? Có mất mát gì đâu?
Chị vợ bạn tôi đáp, giọng thiếu tự tin:
– Em cũng biết thế! Nhưng từ bé đến giờ em và ông xã nhà em chưa thắp một nén hương cúng Phật, bây giờ tự nhiên làm, em thấy nó làm sao ý. Thực lòng em không làm được, anh ạ!
Nghe chị vợ bạn tôi đáp vậy tôi thấy đau xót quá. Câu nói: “Phật không độ người vô duyên” bỗng văng vẳng trong đầu. Thực tình, tôi chỉ muốn giúp bạn, và mong vợ bạn thử nghiệm một phương pháp nhỏ để giúp chồng vượt qua cơn đau của thế xác. Đơn giản vậy thôi, nhưng cả bạn tôi, và người vợ của anh cũng từ chối. Lúc đó tôi thực buồn lắm, nhưng rồi nghĩ lại: Vợ chồng bạn tôi đã rất chân thật khi nói lên những điều mình nghĩ. Nhìn ra xung quanh, trong đó có cả những người thân của tôi, cũng chẳng được mấy người tin và tha thiết với Phật pháp. Hình như mọi người đều nghĩ: Phật và Phật pháp là cái gì đó thuộc về một thế giới viễn tưởng, hay siêu phàm, hay có chăng cũng là để dành cho các ông bà cụ tuổi đã xế chiếu; hay dành để tụng cho những người chết…v.v. Có lẽ vợ chồng bạn cũng nằm trong số đó, vô duyên với Phật pháp, vì thế vợ chồng anh không có đủ lòng tin, không vượt qua khỏi những kiến chấp rất nhỏ nhoi: Cả đời chưa thờ, chưa cúng Phật, tất sẽ chẳng thể niệm Phật được. Đây là một định kiến thực sự sai lầm, bởi nó chẳng khác nào mình tự tay giăng, đắp thành luỹ xung quanh mình, rồi lại tự khẳng định: Mình chẳng thể nào vượt qua nổi thành luỹ đó… Trong nhà Phật gọi đó là vô minh, nhưng làm cách nào để vén, để phá tan bức màn vô minh đó để đến với Phật Pháp, thật không dễ cho mỗi ai. Nghe chị vợ bạn tôi nói vậy, tôi đành chuyển hướng câu chuyện. Tôi nói:
– Anh muốn nói chuyện với chồng em được không?
Chị vợ đáp:
– Anh chờ nhé! Em đưa máy! Anh ấy bây giờ không ngồi dậy được nữa đâu.
Bạn tôi cầm máy, nằm thều thào, nói:
– Mày đấy à?
Tôi đáp nhỏ:
– Ừ, tao đây! Mày sao rồi?
Bạn tôi đáp:
– Yếu lắm rồi! Chắc tao sắp đi thôi! Chán sống lắm rồi! Nếu tao đi, đừng quên mẹ con nó nhớ… nói tới đây thì cơn đau lại ập tới, khiến vợ anh phải nhoài người, lấy ống nghe, rồi nói gấp, như lời tạm biệt giúp chồng:
– Anh à! Chắc nhà em không qua được rồi. Lần tới anh về, chắc anh ấy không đón anh được đâu…
Tôi cúp máy, rồi ngồi chết lặng. Cái cơ hội giúp cho bạn giảm bớt cơn đau bằng cách niệm Phật vậy là tôi cũng không còn cơ hội…
Thay lời kết
Bạn tôi mất tháng 09.2011 (AL). Người nhà gọi điện báo tin, bạn tôi qua đời. Tôi vội gọi phôn về đúng ngày gia đình đưa anh ra nghĩa địa. Đứa con trai út của anh lúc này vừa tròn một năm tuổi. Ngày bố mất, cậu út không hề biết. Mẹ cu cậu và cả nhà đều giấu, không ai hé nửa lời. Lúc đưa bố ra nghĩa địa, nó cũng chẳng biết chuyện gì đang xảy ra xung quanh nên miệng vẫn bi bô, nói nói, cười cười, thật tội nghiệp.
Mùa hè 2013 tôi về Việt Nam thăm người bệnh. Ghé tới nhà bạn thăm chỉ có hai cô con gái và cậu út ở nhà. Thấy tôi đến chơi, con bé lớn liền vội gọi phôn cho mẹ về. Thi trượt đại học, nên hàng ngày con bé ở nhà phụ với mẹ bán hàng và trông hai em.
Căn nhà từ ngày bạn tôi mất trở nên lạnh lẽo và tối hẳn. Ngồi một lát thì chị vợ bạn tôi trở về. Nhận ra tôi, chị cười, nụ cười buồn đầy trong khoé mắt.
Tôi thắp hương cho bạn, rồi trở xuống trò chuyện cùng cả nhà. Lúc ra về, chị vợ bạn tôi giọng bùi ngùi, xót xa nói: Anh nhà em vẫn chưa chịu đi. Hằng đêm em vẫn thấy anh ấy nằm ngủ bên cạnh.
Tôi biết, anh vẫn chưa đi và cũng chưa thể đi, bởi anh chưa chuẩn bị và chưa lý giải được về cái chết của mình…
Huệ Tâm
02.2014
huệ tâm gởi bài này lên mạng mình thấy có nhiều diều đáng suy nghẫm nhất là câu nói phật pháp kg thể độ người có duyên ôi thật đau xót khi chúng ta kg có duyên với đạo phật nhất là pháp môn niệm phật
Bạch thầy cây cỏ có linh hồn nghiệp báo luân hồi không ạ ?
Xin cảm niệm anh Huệ Tâm đã chia sẻ câu chuyện rất đáng suy gẫm trên.
Đây là điều khó tin, nhưng thật sự nếu như một người trong đời một câu Phật hiệu chưa từng niệm qua, người khác bảo họ niệm Phật sẽ khó vô cùng. Không những đối với người lớn mà trẻ em cũng thế. Có một trường hợp là sư cô Thích nữ Như Lan ở chùa Hưng Thiền, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp trong chuyến đi Phật sự phát quà cho trẻ em nghèo tại những vùng sâu vùng xa. Cô là một pháp sư chuyên giảng về Tịnh độ nên việc cô phát quà và bảo các em niệm Phật là điều dễ hiểu. Lần ấy cô phát quà cho các em, đến lượt em nào nhận quà cũng đều niệm 1 câu A Di Đà Phật. Nhưng có 1 em nhất định không chịu niệm Phật nhưng vẫn muốn được nhận quà. Cô Như Lan thấy vậy bảo em rằng chỉ cần em niệm 1 câu A Di Đà Phật là cô sẽ trao cho em một phần quà như các bạn khác ngay tức thì, nhưng em nhất quyết không niệm và còn bảo rằng cô bảo con nói gì con nói cũng được, nhưng câu đó con không nói. Thế là cô giả vờ làm ngơ và phát quà tiếp cho các em khác. Mãi cho đến khi phần quà vơi đi gần hết, em bé thấy vậy liền bật khóc to vì sợ hết quà không còn phần cho mình. Cô Như Lan một lần nữa dụ em rằng nếu như em niệm Phật, cô sẽ trao cho em quà và tặng thêm 50 nghìn đồng. Em ấy vẫn không chịu niệm, nhưng chần chừ giây lâu em “trả giá” phải đưa thêm 50 nghìn đồng nữa mới được. Nghe vậy cô Như Lan cũng đồng ý và thế là cô đã “mua” 1 câu Phật hiệu từ em bé với giá 100 nghìn đồng và 1 phần quà. Hôm ấy mọi người hỏi cô sao lại làm thế, có “mắc” quá không? Nhưng cô cười và trả lời rằng: Trả 100 nghìn đồng và 1 phần quà để đổi lấy một vị Phật tương lai thì còn quá rẻ. Ôi tấm lòng của cô thật từ bi và cũng thật khéo léo khi dẫn dụ người khác niệm Phật.
Trở lại câu chuyện của anh Huệ Tâm ở trên, HM chỉ hơi tiếc rằng phải chi ngày ấy anh khuyên chị ấy nên tìm đến các ban hộ niệm ở địa phương nhờ họ đến nhà khai thị cho anh ấy thì tốt biết dường nào. Có thể anh không có duyên để khuyên bạn anh niệm Phật, nhưng không chừng một vị thiện hữu trí thức nào đó trong ban hộ niệm lại hữu duyên với anh ấy? Âu có thể là anh ấy kém thiện căn, phước đức, nhân duyên. Nhưng dù sao anh đã gieo được chủng tử Phật vào tâm anh ấy bằng câu Phật hiệu như sư cô đã làm với em bé ở trên thì những kiếp lai sau chắc rằng anh ấy sẽ gặp được Phật pháp khi hội đủ duyên lành.
A Di Đà Phật
chú hữu minh nói hay quá một trăm ngàn đổi một câu phật hiệu vẫn còn lời chán
A Di Đà Phật
Trong bài của HT có câu: “Phật không độ người vô duyên” là có nghĩa tại sao? Bởi Phật vốn đại diện cho lòng từ bi vô hạn. Phật thương chúng sanh giống như con đẻ, vậy sao Phật lại “không độ cho người vô duyên?”. Người “vô duyên” là người thế nào? Không độ cho người vô duyên phải chăng đó là sự phân biệt? Mong các Thầy, cùng các Đạo hữu hoan hỉ chỉ giáo giùm.
Xin đa tạ
Thiện Nhân
Theo cách hiểu của mình, “Phật không độ người vô duyên” là chỉ những người không tin, không biết phật pháp và do vậy không thể cảm ứng được với Phật. Nói theo cách khác là Phật muốn độ những người này cũng không độ được.
Xin chào Thiện Nhân,
Câu hỏi của bạn rất khó cho nên VT sẽ cố gắng tận khả năng nhưng chỉ mang tính tham khảo, chia sẻ mà thôi chứ nói hai chữ “chỉ giáo” thì thật là vô cùng xấu hổ.
Hai câu mà bạn nói: “Bởi Phật vốn đại diện cho lòng từ bi vô hạn. Phật thương chúng sanh giống như con đẻ” là hoàn toàn chính xác.
Trong bài của HT có câu: “Phật không độ người vô duyên” là có nghĩa tại sao? Theo VT nghĩ đây không phải là Phật không độ,(theo như 48 đại nguyện của Phật A Di Đà) người này cũng không phải không có duyên với Phật chỉ là người đệ tử Phật không có duyên với người này và người đệ tử Phật cũng chưa có phương tiện khéo léo, thiện xảo để dẫn dắt cho nên nói “Phật không độ người vô duyên” là để tự an ủi mình. Lẻ ra không nên nói “Phật không độ người vô duyên” mà nên nói như thế này sẽ chính xác hơn:” Xin lỗi Phật, con không có đủ khả năng hay phương tiện khéo léo, thiện xảo để dìu dắt người này, thật là hổ thẹn, hy vọng người này sớm gặp được bậc thiện hữu tri thức khác, có phương tiện thiện xảo để dìu dắt về với Phật. ” Phần này cũng giống như câu chuyện trong bài Đòn Tâm Lý Ma Lanh “Dụ” Người Bệnh Niệm Phật.
Người “vô duyên” là người thế nào? Thuở Phật còn tại thế thì trên đường đi khất thực, gặp rất nhiều người nhưng không phải người nào Phật cũng độ liền mà Ngài biết rỏ :” Ngày hôm nay ai có duyên với ai, nên dùng phương tiện gì để độ, rồi ngày mai, ngày mốt, ai có duyên với ai, dùng phương tiện gì để độ, nếu có duyên với Ngài Mục Kiền Liên thì nên để Ngài Mục Kiền Liên đi độ sẽ tốt hơn…”. Thế còn những người khác thì sao, gọi là vô duyên ư? Ví dụ như Tu Bạt Đà La 120 tuổi, khi Phật sắp nhập Niết Bàn thì mới đến để quy y, là người đệ tử cuối cùng. Cho nên không thể nói trước đây là vô duyên, bây giờ là có duyên, thôi thì có thể tạm gọi :” Trước đây cũng có duyên nhưng cái duyên chưa chín mùi (thuần thục), bây giờ thì cái duyên đã chín mùi rồi vậy”.
Như vậy thì người thật sự vô duyên với Phật là người như thế nào đây? Có phải là nhất xiển đề? Nguyện thứ 18 của Phật A Di Đà ở đoạn sau lại có kèm theo :”chỉ trừ những người phỉ báng chánh pháp”. Vậy thì hiện tại những người không tin Phật, phỉ báng Phật, mình chỉ tạm gọi là “vô duyên” chứ chưa hẳn là vô duyên hoàn toàn vì những đời về sau sẽ có một kiếp nào đó người này sẽ tin Phật và về với Phật mà thôi, chỉ là muộn hơn những người khác vậy. Phật vẫn thương và vẫn muốn độ cho người này nhưng vì chưa độ được chứ không phải là không độ. Trong kinh Địa Tạng có nói chúng sanh nào chỉ làm một chút ít việc thiện lành dù là cỏn con nhưng Ngài Địa Tạng Bồ Tát cũng sẽ âm thầm theo dõi, tìm cách để thúc đẩy cho cái duyên đó sớm được chín mùi vậy. (VT chỉ nhớ ý chính rồi diển đạt lại nên không giống nguyên văn, xin hoan hỉ bỏ qua dùm).
Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, đều sẽ thành Phật, chỉ là vô minh che mờ cho nên chưa nhận ra được như kinh Pháp Hoa ví dụ là anh chàng ăn xin nhưng lại có viên ngọc minh châu quý giá trong chéo áo. Người thiện tri thức nếu như có thể chỉ cho anh ta viên ngọc minh châu trong chéo áo, lấy ra dùng thì sẽ hết khổ, khỏi phải ăn xin nữa. Nhưng vấn đề là ở chỗ người ấy không tin. Hiện tại không nhận ra nhưng viên ngọc hãy còn đó, mai này có một ngày sẽ nhận ra (chỉ là thời gian hơi lâu nên khổ càng nhiều).
Nói tóm lại, nhân duyên phước đức của mỗi người đều có sai biệt cho nên hiện tại có người tin Phật, có người không tin Phật. Nếu như người nào chưa có duyên với Phật Pháp thì mình cố gắng tạo điều kiện để người ta gieo duyên với Phật Pháp, người nào đã có gieo duyên rồi thì mình tìm cách thúc đẩy cho cái duyên đó sớm được chín mùi vậy. Còn nếu như mình làm không nổi chứng tỏ là mình không có phương tiện thiện xảo hay không có duyên với người ta chứ chưa hẳn là người ta không có duyên với Phật. Rất cám ơn Thiện Nhân đã nêu câu hỏi này để chúng ta có dịp cùng nhau thảo luận. Nếu như phần trả lời của VT có sơ sót gì, rât mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung từ các liên hữu khác. Và sau cùng, nếu như có chỗ nào mạo phạm hay thất kính với tác giả bài viết ở trên thì VT cũng xin cúi đầu tạ tội và chân thành sám hối.
Nam Mô A Di Đà Phật
Phật có tam năng, tam bất năng bạn à
Theo ngu ý hạn hẹp của mình chữ “vô duyên” ở đây là họ không có duyên với Phật, với Kinh Phật, với pháp Phật. Tức là được thấy, được nghe, được dạy pháp Phật mà cũng như không nghe… Mình đây cũng là hạng hạ căn như những kẻ này đây và đang cố gắng sám hối làm lành mong sao nhân duyên với Phật ngày càng sâu dày không mất tâm niệm Phật. Nguyện hết báo thân này con và chúng sanh đồng sanh nước Cực Lạc. A DI ĐÀ PHẬT.
Có ai biết chỉ giùm mình với, mình có một thắc mắc muốn hỏi là tại sao khi đọc những bài đăng trong Đường về cõi tịnh thì cảm thấy như có luồng điện chạy dọc theo cơ thể, cứ ớn lạnh như thế. Mà lập tức mở sang trang khác thì không thấy hiện tượng đó. Mở lại Đường về cõi tịnh xem thì lại thấy ớn lạnh.
@Phuong: theo chút kiến thức hạn hẹp của mình thì mình nghĩ bạn có thể gặp trường hợp thứ nhất là hiện tượng tâm lý bình thường, giống như khi ta xem một bộ phim nào đó làm ta cảm động hoặc một tài năng nào đó biểu diễn hoặc là xem những clip làm mình phấn chấn tinh thần (motivational video)… thì mình có cảm giác như có cái gì đó chạy dọc toàn thân, rợn tóc gáy, nổi da gà… Tôi nghĩ đây là điều hoàn toàn bình thường.
Còn trường hợp thứ hai như Phúc Bình nói đó là “tâm ma của bạn đầy rẫy”. Bạn hãy tưởng tượng tâm ma và tâm Phật giống như hai mặt của một đồng tiền vậy, khi mặt này ở trên thì mặt kia úp xuống. Tương tự, khi tâm ma hiện ra thì tâm Phật ẩn đi và ngược lại. Do tâm ma của bạn mạnh hơn nên khi xem web duongvecoitinh hoặc là xem hình Phật, tụng kinh… thì sẽ hoang mang, sợ hãi, cảm thấy e ngại và muốn lảng sang cái khác để làm bạn bớt sợ hơn. Chính vì cái tâm ma này mà làm nhiều người xa lánh Phật pháp vì họ bảo gặp Phật làm họ sợ. Thật ra là do cái “tâm ma” trong người họ sợ Phật. Thường thì ma sợ Phật chứ có bao giờ Phật sợ ma. Bản thân tôi và một vài người bạn đồng tu khi tụng kinh và niệm Phật thỉnh thoảng cũng cảm thấy lành lạnh ở sau gáy. Lúc đó thì chỉ biết tập trung ráng niệm Phật hoặc tụng kinh thôi, không quan tâm đến hiện tượng đó và một lúc sau thì nó sẽ mất. Một người bạn của tôi nói rằng khi bị ớn lạnh sau gáy là do có người nào đó muốn nhập vào mình (tôi không biết chính xác hay không) nên tốt nhất là hãy niệm “Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát” thật to và nhiều vào, đến khi nào cảm thấy an tâm là được. Vì vậy, tôi nghĩ khi bạn bị hiện tượng “có luồng điện chạy dọc theo cơ thể, cứ ớn lạnh” thì hãy niệm Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát nhiều vào, 5 phút hoặc 10 phút hoặc 30 phút hoặc đến cả tiếng cũng được, bạn cần phải niệm nhiều vào để thuần hóa cái tâm ma của mình, khi đó bạn sẽ không cảm thấy ớn lạnh khi vào các trang Phật pháp nữa.
Đây là vài lời chia sẻ của mình, chỉ là ý kiến cá nhân thôi nên nếu có gì sai sót, mong mọi người hoan hỉ góp ý.
Nam mô A Di Đà Phật.
Cảm ơn cư sỹ Huệ Tâm đã có bài viết rất hay, rất cảm động, mới thấy đồng đạo chúng ta tin tưởng được pháp môn Tịnh Độ là một phước báu vô cùng lớn.
Nhân đây Phúc Bình kể một chuyện vừa xảy ra: cuối năm 2013 ở quê có bà bác ốm chờ chết do tuổi già, tự thấy người mất như vậy được hộ niệm thì khả năng tái sinh cảnh lành rất cao nhưng biết quê mình cố chấp nhiều, mình nói cũng chẳng ai tin. Đến lúc bác mất, về quê mới thấy thầy cúng khấn vái đọc cái này cái nọ thấy vô cùng chán, đại khái như là hồn ở đâu nhập vào mộ chẳng hạn. Tự thấy không đành lòng Phúc Bình mới nói để PB bật cho một bài chú để bác siêu thoát thì mọi người cũng đồng ý. PB đặt điện thoại lên mộ và bật chú Đại Bi, mọi người thấy lạ nên cũng hoan hỷ và đề nghị mình làm cho lễ cầu siêu. Vốn cũng chẳng biết cầu siêu là thế nào nhưng thôi thì cũng thử cố xem sao. Sau khi thầy cúng làm xong phần việc của họ, Phúc Bình mới tổ chức nghi lễ niệm Phật, niệm chú vãng sanh cho bác. Đến lúc đó vì người đã khuất tất cả người thân đều đồng thanh niệm Phật mà hồi hướng cho người bác; thấy mình cũng may mắn được gieo duyên niệm Phật cho mọi người. Bình thường kêu họ niệm Phật chắc khó lắm.
Từ đó Phúc Bình mới nghiệm ra một điều: dân mình vốn hay hiếu kỳ, nếu nói đơn giản niệm Phật được siêu sanh, khỏi bệnh họ ko tin vì nghĩ đơn giản. Nhưng nếu dùng tụng chú ( chú Đại Bi, chú vãng sanh) để gây dựng sự kỳ bí rồi dẫn nhập vào tiếng niệm Phật thì lại có thể được.
Đôi lời chia sẻ.
Nam mô A Di Đà Phật.
@ Phuong: tâm ma của bạn đầy rẫy nên khi đọc những trang niệm Phật sẽ tự cảm thấy vậy. Phúc Bình trước kia cũng vậy, chỉ nhìn thấy ảnh Bồ tát qua trang web là đã thấy bất an, khó chịu, lạ lắm. Chỉ khoái vào các trang web đen.
Đến khi khế nhập được pháp môn niệm Phật thì tâm tánh thay đổi, ko thể truy cập trang web đen nữa chỉ ham thích nhưng trang viết về Phật pháp, về Tịnh độ.
Nói cho rõ hơn đi Phúc Bình.
Mình là Ánh Trăng Trí Tuệ, mình có xin về chùa Thầy Thích Giác Nhàn tu hành đến suốt đời, đã được chùa nhận…
Bỗng nhiên giờ mình bị bệnh nặng, mình sống ở Mỹ, không có ban hộ niệm nên mình không hết bệnh được…Giờ bệnh tật hành hạ mình đau đớn lắm, mình bị bệnh hành, sức khỏe rất yếu nên không niệm phật hay tu hành được…
Mình muốn nhờ các bạn đồng tu giúp mình, cứu mạng cho mình…Các bạn trì chú đại bi giúp mình, cho mình mau lành bệnh…
Chỉ cần có khoảng 5 bạn trì cho mình 21 biến thần chú mỗi ngày trong vòng khoảng 6 tháng là mình có thể hết bệnh…Nếu được 10 bạn thì 3 tháng thôi…Trì 21 biến khoảng chừng 25phut, 30 phút…
Mình cầu mong các bạn giúp mình, mình đang khổ lắm, bệnh hành đau đớn lắm… Bạn nào hảo tâm giúp cho mình với…Tên của mình là Hồ Thị Quốc Việt, sanh ngày 20 tháng 12 năm 1982…
Bạn nào có lòng tốt trì giúp mình 49 biến hoặc 108 biến mỗi ngày trong vòng 6 tháng…Mình mang ơn các bạn suốt đời, đã cứu giúp mình…
Bạn nào có lòng tốt phóng sanh giúp mình đi…Mình cũng có phóng sanh nhưng ít thôi…Tiền bạc của mình eo hẹp nên mình phóng sanh cũng ít, nhờ các bạn phóng thêm giúp mình…Có ai giúp cho mình không…
Hy vọng là được mọi người giúp cho, bây giờ tinh thần mình hoang mang dữ lắm…Hết cách rồi nên mới lên đây cầu cứu…Mong là có người thương giúp đỡ…
A Di Đà Phật
Chớ đợi về già mới niệm phật
Mồ hoang lắm mộ tuổi còn xanh
HM đoán đạo hữu đang ở Houston, Texas? Xin vui lòng cho biết.
A Di Đà Phật, Quốc Việt thân mến
Mong bạn hãy vững chải niềm tin nơi Đức Phật A Di Đà, xin đừng vì cơn đau của căn bệnh mà thối thất tâm Bồ đề thì khổ hơn nữa. Sáng nay vào đọc bài của bạn timlaiphattanh rất cảm động, bạn lâu nay cũng thường khuyến tấn liên hữu đồng tu niệm Phật cầu vãng sanh Cực lạc, nhưng nay sao lại chuyển sang cần trì chú để cầu hết bệnh. Phải chăng bệnh khổ đã làm niềm tin bạn lung lay? Bạn ơi đây là lúc rất quan trọng cần phải buông xuống hết, tìm mọi cách để niệm Phật một cách tha thiết nhất, thân này giả nó đã sắp hoại rồi thì mình níu kéo nó cũng không thể được. Thọ mạng đã hết mà mình cầu hết bệnh thì bệnh không hết mà lại mất luôn phần vãng sanh. Chỉ duy một cách duy nhất là Trong Một Kiếp Này Dứt Khoát Phải Đoạn Sanh Tử, không vượt qua được chúng ta sẽ khổ vô lượng kiếp.
Bạn ơi, hãy niệm Phật đi, tự nhủ dù khó khăn bao nhiêu cũng cắn chặt răng miệng tứa máu dứt khoát không buông lơi câu Phật hiệu, tự nhủ nhất định A Di Đà Phật sẽ đến tiếp dẫn mình, ngoài ra đừng nghĩ đến việc gì khác, xem như mình đã chết rồi vậy. Nếu thọ mạng mình còn, nhất định sẽ hết bệnh, còn như thọ mạng mình hết thì càng sướng hơn theo Phật về Tây Phương luôn. Thật sự ở thế gian này bệnh khổ rất là nhiều bạn ơi, mình đã từng chứng kiến nhiều trẻ em vài tháng đến vài tuổi bệnh nan y khổ dữ lắm nhưng cha mẹ còn không biết Phật pháp huống chi giúp được con. Bạn thì khác, bạn đã hiểu nhiều Phật pháp, đã biết pháp môn niệm Phật thì chỉ cần chờ duyên chín muồi nữa mà thôi. Cố lên đi bạn, hãy ráng niệm Phật, các liên hữu ở Mỹ sẽ tìm cách hỗ trợ cho bạn, hãy nén đau mà niệm Phật.
Quốc Việt ơi, hãy nén cơn đau mà nghĩ rằng tất cả các liên hữu đồng tu rồi ai cũng sẽ như mình, cũng sẽ đi đến con đường này, cái chết là điều mà không ai muốn nhắc tới nhưng không ai tránh được nó, chẳng trước thì sau mà thôi. Cho nên phải giúp sách tấn nhau mà vượt khỏi sự luân hồi khổ ải vô biên.
Timlaiphattanh nhớ đã từng đọc một trường hợp giống như bạn, một bà cụ niệm Phật, khi sắp lâm chung bà cũng bị bệnh khổ hành hạ, khổ quá nước mắt lưng tròng bà hét lên:”Dù bệnh đau quá nhưng tôi cũng nhất định phải về Cực lạc chỉ trong một kiếp này thôi”. Có một đêm đau quá, bà khóc và khấn Quán Thế Âm Bồ Tát thế này: ” Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát, xin Ngài thương con, cứu khổ cho con vượt hết mọi chướng ngại đau khổ này, con nguyện được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới rồi sau này trở lại Ta Bà độ chúng sanh.” Bà tha thiết nhờ Quán Âm Bồ Tát cứu khổ nhưng vẫn không quên ý niệm được vãng sanh về Cực lạc. Kết quả sau đêm đó sáng hôm sau bà hết đau và bảo với mọi người là hai ba hôm nữa bà đi. Cuối cùng thì bà được các con hộ niệm vãng sanh như ý. Quay trở lại chuyện của bạn, nếu gặp bệnh khổ tương tự, bạn có thể làm giống như thế nhưng xin hãy tha thiết phát nguyện cầu Phật từ gia hộ cho mình vãng sanh càng sớm càng tốt. Bạn càng chân thành thì A Di Đà Phật sẽ có cách lo cho bạn vãng sanh, chỉ cần bạn tha thiết niệm cho đến giờ phút cuối cùng mà thôi. Xin hãy ghi nhớ nha bạn, niệm Phật chỉ có niệm Phật mới cứu được mình mà thôi.
Các liên hữu thân mến, cảnh bệnh khổ này trong chúng ta ai cũng có thể sẽ phải trải qua, chúng ta nên tìm cách giúp đỡ nhau để vượt biển khổ sanh tử, nếu có thể mỗi người chúng ta dành chút ít thời gian niệm Phật hồi hướng cho bạn ấy và oán thân trái chủ của bạn thì tốt biết bao nhiêu. Xin cảm niệm công đức của các liên hữu.
Giờ mới thấy bạn thị hiện cho lời giảng của Hoà Thượng Tịnh Không “Chúng ta nhìn thấy có nhiều người ra đi rất tiêu sái (tiêu sái nghĩa là nhàn hạ, chẳng vướng bận) tự tại, chẳng có bịnh khổ, làm cho người khác vô cùng hâm mộ. Tôi thường nhắc nhở mọi người, chúng ta nhất định phải làm được. Nếu làm chẳng được thì trong lúc bịnh nặng, thân thể chịu sự sắp đặt của người khác, tự mình chẳng thể làm chủ, sẽ chẳng nắm chắc việc vãng sanh, thế nên bây giờ phải dự bị cho tương lai. Phương pháp tốt nhất là chẳng cần người khác chăm sóc, có thể biết trước ngày giờ ra đi, muốn đi lúc nào thì ra đi lúc đó. Nhất định phải hạ quyết tâm làm việc này cho bằng được thì đời này mới chẳng luống uổng.”
Nam Mô A Di Đà Phật.
TLPT
A Di Đà Phật
Đạo hữu Vầng Trăng Trí Tuệ thân mến,
Đọc comment (lời cầu cứu) của bạn khiến mình và có lẽ không ít người khác sẽ bán tín, bán nghi. Đặc biệt là hai câu thơ phần cuối comment của bạn:
Chớ đợi về già mới niệm phật
Mồ hoang lắm mộ tuổi còn xanh
lại càng khiến mình phải đặt dấu hỏi: Bạn muốn test lòng chắc ẩn của các Đạo hữu khác chăng? Nhưng dù sao thì mình vẫn tin những điều bạn nêu lên trong comment là sự thật. Sự thật này nó hiển nhiên như rất rất nhiều trường hợp khác mà Thiện Nhân đã được chứng nghiệm. Bởi khi con người ta còn khoẻ mạnh, mọi sự nó đến, nó xảy ra với mình hầu như đều trở nên rất đơn giản – Đơn giản vì lúc ấy ta còn sức khoẻ, còn đủ trí tuệ để xoay chuyển mọi sự. Nhưng ta không còn khoẻ nữa, mọi chuyện xảy đến với ta lúc này, ta sẽ làm gì? Mình có quen một Đạo hữu đã tu khá lâu năm. Nhìn vào thâm niên tu hành của vị Đạo hữu này không ai không tán thán. Kinh, Chú nào cũng thuộc làu làu. Hàng ngày công phu 2-3 thời đều đặn. Niệm Phật cả tiếng; Lạy Phật cả trăm lạy một lúc không thấy mệt… Mọi chuyện sẽ không có gì đáng nói, nếu Đạo hữu này không đổ bệnh – Bệnh toàn thân luôn: Tim, gan, thận, xương, cơ… và Đạo hữu này đã phải đi cấp cứu. Tại viện, khi được bác sĩ xác minh những bệnh án đang có trên thân, thì Đạo hữu này bắt đầu thấy hoảng loạn. Công phu bắt đầu uể oải; Kinh, Chú dường như cũng „kém mầu nhiệm“; Niệm Phật cũng chuệch choạc; Lạy Phật đã giảm dần cho đến số „0“. Nhưng được một điều là Đạo hữu đó vẫn rất năng đến Đạo Tràng để tu học. Khi gặp, Thiện Nhân đã lựa khéo rồi hỏi, thì được biết: Đạo hữu này trước lúc ngã bệnh công phu rất nặng nề: Vừa Chú Lăng Nghiêm; vừa Kinh Pháp Hoa; Vừa Từ Bi Sám Pháp; Vừa Niệm Phật và Lạy Phật. Nếu xét thể hình thì một người thực vạm vỡ, tráng kiện cũng chưa chắc đã kham nổi công khoá nặng nề này. Có lẽ đây là lý do khiến cho Đạo hữu nọ sau nhiều năm tu hành nên đã bị kiệt quệ về tinh-tuệ-lực chăng? Điều Thiện Nhân muốn nói ở đây đó là sự Tạp Tu. Nói theo nhiều người hay đùa là: Song Kiếm Hợp Bích. Nghĩa là bỏ Chú thì sợ mất linh nghiệm, Ma Vương sẽ tới quậy phá; Bỏ Sám thì sợ mình không tiêu được tội và không trả được nghiệp; Bỏ Pháp Hoa thì sợ mình thiếu trí tuệ; Bỏ niệm Phật, lạy Phật thì sợ mất phần vãng sanh… Từ những cái sợ đó, rất có thể đã khiến cho vị Đạo hữu nọ luôn sống trong tâm chấp và hoảng loạn. Đây cũng là nguyên nhân khi trên thân đổ bệnh, vị Đạo hữu đó đã hoàn toàn mất hết niềm tin nơi Chánh Pháp. Vị đó nói: Tôi tu như thế mà sao lại gặp lắm chuyện buồn, nhiều bệnh tật đến vậy? Lúc tôi khoẻ tôi niệm Phật cả tiếng; tôi lạy Phật cả trăm lạy ngon ơ. Bây giờ thèm quá mà không làm được… Vấn đề đã thực sự được khai mở: Tôi khoẻ, tôi tụng kinh, chú, sám, niệm Phật, lạy Phật ngon như mía lùi, nhưng nay tôi đổ bệnh, tôi đã chẳng làm được gì nữa. Và tôi cứ thầm than thân, trách phận tại sao công phu tu hành lâu năm như vậy mà tôi không gặt hái được chút gì cả? Vấn đề của bạn liệu có tương tự như vị Đạo hữu mà Thiện Nhân kể không? Nếu có, hoặc tương đồng, thì bạn phải quán chiếu lại toàn bộ quá trình tu hành của mình. Mình tu có đúng pháp không? Pháp tu đó có thích hợp với căn cơ của mình không? Mình có tham, chấp, có bị vướng kẹt chỗ nào không? Mình đã thực sự dõng mãnh, đã thực sự phát bồ đề tâm để tu-hành chưa? Mình đã thật sự hiểu cặn kẽ về Nhân-Quả chưa? Nếu bạn tu theo pháp Niệm Phật thì bạn đã quá rõ rồi: Nếu Tạp Tu sẽ quyết không thể đạt kết quả, chưa nói chuyện vãng sanh. Nếu Tín-Nguyện-Hạnh không đủ, không vững chắc, chắc chắn cũng sẽ bị „rớt đài“. May mắn lắm (nếu chuyên tâm niệm, niệm nhưng không nguyện) thì cũng chỉ đủ Visa để đến cõi biên địa của Tịnh Độ. Điều này trong Vô Lượng Thọ Kinh Phật Thích Ca đã nói rất cụ thể rồi.
Vì không biết thực sự bạn đang vướng kẹt chỗ nào? Nên Thiện Nhân chỉ dám mạo muội chéo lại đôi dòng chỉ dạy của Tổ Ấn Quang về cách đối trị phiền não, tập khí, và thiếu niềm tin khi niệm Phật. Hy vọng sẽ giúp bạn củng cố bồ đề tâm ít nhiều để dõng mãnh niệm Phật và hồi hướng vãng sanh Tây Phương Cực Lạc.
Bạn nên lưu ý: Sự Hộ Niệm và Hồi Hướng của mọi người cho dù ngay sát bên bạn, chỉ có tác dụng khi trong bạn có Tín-Nguyện-Hạnh. Bằng không dẫu bạn có đứng trước Phật A Di Đà thì Ngài cũng chẳng thể độ cho bạn được. Mình tặng bạn hai câu kệ này:
Càng buông bỏ dưới chân này
Ấy là chỗ đứng càng ngày càng cao
Dưới đây là một số ý chỉ quan trọng của Ấn Quang Đại Sư chỉ dạy chúng ta cách đối trị vọng tưởng và tập khí khi niệm Phật. Mong bạn hoan hỉ và ráng kham nhẫn để xem xét thật kỹ nhé.
Nguyện cầu hồng ân Tam Bảo và ánh sáng của Đức Phật A Di Đà giúp bạn vượt qua bể khổ để sớm ngày đến bến bờ kia…
Ðối Trị Tập Khí
* Nếu niệm Phật tâm khó quy nhất thì nên nhiếp tâm niệm khẩn thiết, tâm sẽ tự có thể quy nhất. Tâm chẳng chí thành, muốn nhiếp tâm cũng chẳng được. Nếu đã chí thành, nhưng vẫn chưa thuần nhất thì hãy nên lắng tai nghe kỹ; chẳng luận là niệm ra tiếng hay niệm thầm, mỗi niệm đều phải từ tâm khởi, tiếng từ miệng thoát ra, âm thanh lọt vào tai (khi niệm thầm, miệng chẳng động, nhưng trong ấy vẫn có thanh tướng). Tâm và miệng niệm được rõ ràng, tách bạch; tai nghe cho rõ ràng, phân minh. Nhiếp tâm như thế vọng niệm sẽ tự dứt.
Nếu sóng vọng tưởng vẫn còn trào dâng thì dùng ngay pháp Thập Niệm Ký Số, dốc toàn bộ sức lực của tự tâm đặt vào mỗi câu Phật hiệu thì vọng muốn khởi cũng chẳng đủ sức. Diệu pháp nhiếp tâm niệm Phật rốt ráo này các vị hoằng dương Tịnh Ðộ trước kia chưa nhắc đến vì căn tánh người thời ấy còn lanh lợi, chẳng cần phải làm vậy vẫn có thể quy nhất. Ấn Quang vì tâm khó chế phục, mới biết cách này mầu nhiệm, càng thực hành càng thấy hiệu nghiệm, chứ chẳng phải là tự tiện nói mò. Xin chia sẻ cùng những người độn căn trong khắp thiên hạ đời sau ngõ hầu vạn người tu, vạn người về.
* Niệm Phật muốn được nhất tâm thì trước hết phải phát tâm chân thật, thật sự vì liễu sanh tử, chẳng phải vì mong người đời gọi mình là người tu hành chân thật. Lúc niệm, từng câu, từng chữ phải từ tâm phát khởi, từ miệng thốt ra, lọt vào tai. Mỗi câu đều như thế, trăm ngàn vạn câu cũng đều như thế. Làm được như thế thì vọng niệm không do đâu khởi được, tâm và Phật tự có thể khế hợp nhau. Lại phải khéo dụng tâm, đừng đến nỗi quá chấp trước để rồi thân tâm bất an, đến nỗi ma sự có thể phát khởi. Nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối, hành đúng theo đây, nhất định sẽ chẳng lầm lạc.
* Sơ tâm niệm Phật, lúc còn chưa tự chứng tam muội, ai lại chẳng có vọng niệm? Cốt sao tâm thường giác chiếu, chẳng chuyển theo vọng. Ví như quân hai bên đối đầu nơi chiến lũy, ắt phải giữ vững thành quách bên mình chẳng để quân giặc xâm phạm chút nào, chờ lúc giặc vừa phát tác, mình liền nghênh địch, đánh trả, ắt phải dùng quân Chánh Giác bao vây bốn mặt khiến địch không lối lên trời, không nẻo chui xuống đất. Chúng nó sợ bị tận diệt bèn khuất phục, quy hàng.
Ðiều tối yếu là chủ soái chẳng hôn trầm, chẳng lười nhác, luôn luôn tỉnh táo mà thôi. Nếu một phen hôn trầm, lười nhác thì chẳng những không diệt được giặc, trái lại còn bị giặc diệt. Vì thế người niệm Phật chẳng biết nhiếp tâm thì càng niệm, càng sanh vọng tưởng. Nếu nhiếp được tâm thì vọng niệm sẽ dần dần mỏng nhẹ, cho đến hết sạch. Vì thế bảo:
* Nếu niệm Phật tâm khó quy nhất thì nên nhiếp tâm niệm khẩn thiết, tâm sẽ tự có thể quy nhất. Tâm chẳng chí thành, muốn nhiếp tâm cũng chẳng được. Nếu đã chí thành, nhưng vẫn chưa thuần nhất thì hãy nên lắng tai nghe kỹ; chẳng luận là niệm ra tiếng hay niệm thầm, mỗi niệm đều phải từ tâm khởi, tiếng từ miệng thoát ra, âm thanh lọt vào tai (khi niệm thầm, miệng chẳng động, nhưng trong ấy vẫn có thanh tướng). Tâm và miệng niệm được rõ ràng, tách bạch; tai nghe cho rõ ràng, phân minh. Nhiếp tâm như thế vọng niệm sẽ tự dứt.
Nếu sóng vọng tưởng vẫn còn trào dâng thì dùng ngay pháp Thập Niệm Ký Số, dốc toàn bộ sức lực của tự tâm đặt vào mỗi câu Phật hiệu thì vọng muốn khởi cũng chẳng đủ sức. Diệu pháp nhiếp tâm niệm Phật rốt ráo này các vị hoằng dương Tịnh Ðộ trước kia chưa nhắc đến vì căn tánh người thời ấy còn lanh lợi, chẳng cần phải làm vậy vẫn có thể quy nhất. Ấn Quang vì tâm khó chế phục, mới biết cách này mầu nhiệm, càng thực hành càng thấy hiệu nghiệm, chứ chẳng phải là tự tiện nói mò. Xin chia sẻ cùng những người độn căn trong khắp thiên hạ đời sau ngõ hầu vạn người tu, vạn người về. (Trích Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục)
Thiện Nhân
Ánh Trăng Trí Tuệ! có thể cho cô biết là con đang bệnh gì K? cô đang tập học tập về phật giáo nên hay rất hay vào trang này để xem. Vừa rồi nghe con viết bài cho một cô nào đó cô rất thích xem và đọc. Cô năm nay ngoài 50 tuổi rồi, cô rất thích xem lên lên xem kinh và những điều linh ứng của Mẹ Quan Âm Bồ Tát.
Cô chúc con mau khỏe mạnh lại nhé.
A Di ĐÀ PHẬT
Xin chào bạn Việt! Đọc bài bạn viết mình cảm thấy kì lạ. Bạn đã biết tu pháp môn niệm Phật, thì bạn cũng phải hiểu chân tướng sự thật chứ. Tất cả pháp hữu vi như mộng huyễn bào ảnh. Sao bạn chấp cái thân bạn chi vậy, đã biết ta bà khổ sao còn tham sống sợ chết. Pháp sư Tịnh Không dạy trên đời này có 2 điều khó. Lên trời khó, cầu người khó, sao bạn không Buông bỏ hết mà nhất tâm niệm Phật cầu sanh Tịnh độ. Người mới phát tâm niệm phật mà thấy bạn viết như vậy thì làm cho họ mất niềm tin, nhưng tôi nghĩ đây là thử thách đó bạn, oán gia trái chủ đó bạn. Chắc bạn phát tâm Dũng mãnh nên họ đến đó mà. Bạn cầu người khác trì chú cho bạn, tôi nghĩ không có tác dụng đối với bạn, vì bạn không tin Phật, bạn sợ đau, bạn sợ chết, thì những thứ ấy sẽ đến với bạn rất nhanh. TÂM TƯỞNG SỰ THÀNH. Vậy sao không Tưởng Phật, nói gì thì nói mỗi ngày tôi niệm Phật hồi hướng cho bạn. Nếu bạn ở houston thì bạn cho dịa chỉ, cuối tháng 3 vào ngày 28,29,30 ở alington có pháp hội Tam thời hệ niệm. Pháp sư Ngộ Thông chủ Lễ, bạn có thể đến tham dự, xin bạn đừng bi quan, hãy nhất tâm niệm Phật, Phật Bồ tát sẽ gia trì cho bạn.
8121 Westglen Dr
Houston Texas 77063
Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ đây là Tịnh Tông Học Hội ở houston, ở đó có ban hộ niệm đó.(713) 339-1864 đây là Dt ở Tịnh Tông. A Di Đà Phật, cầu Phật lực gia trì cho bạn.
Đúng là Ánh Trăng đang hoang mang tinh thần và Ánh Trăng còn trẻ nên Ánh Trăng đã cầu cho hết bệnh, thật ra cũng có niệm Phật cầu vãng sanh Tây Phương nhưng niệm ít lắm bởi người rất là yếu sức nên niệm không nổi…
Thật ra tại mình bị đau quá, nên mới lên đây đại cầu cho ai đó giúp mình trì chú đại bi cho mình hết đau mà thôi…
Ánh Trăng sống ở houston, nhà gần San San Tofu, địa chỉ 6289 wilcrest Dr #5201 Houston Texas 77072 USA, bạn Thiện Hạnh có đi tham dự pháp hội thì rủ mình đi với, mình cũng muốn đi…Bạn có hay đi Tịnh Tông Học Hội hay có bạn bè hay đi không, có gì rủ mình đi Tịnh Tông với, mình rất muốn đến…
Mình cảm ơn các bạn đã quan tâm và giúp đở cho mình…
A Di Đà Phật
Mình để số phone của mình nha: 281 564 1159
Chào Ánh Trăng Trí Tuệ,
Các liên hữu ở trên đã tường tận giải thích cho bạn lý do vì sao không nên trì chú cầu hết bệnh trong lúc này rồi. Ở đây mình chỉ nói thêm vài ý nhỏ góp ý với bạn cho vui.
Thông thường một hành giả Tịnh Độ khi phát đại tâm (trong trường hợp của bạn là về pháp hội của của thầy Thích Giác Nhàn để niệm Phật cầu vãng sanh từ giờ đến ngày cuối đời) thì tức khắc oan gia trái chủ hoặc nghiệp sẽ kéo đến. Họ thấy bạn sắp sửa đi vãng sanh liền đến để ngăn cản bạn. Trong lúc này nếu bạn bỏ niệm Phật để tụng chú cầu hết bệnh là bạn sẽ mất đi cơ hội vãng sanh. Thời gian này là lúc nên buông bỏ tất cả để niệm Phật nhiều hơn thường ngày. Nếu mệt thì bạn có thể nhép môi niệm theo lối kim cang trì sẽ đỡ tốn sức. Niệm Phật xong hãy nhớ sám hối với oan gia trái chủ và hồi hướng tất cả công đức niệm Phật, lễ Phật, và cả công đức sám hối cho họ rồi nguyện sanh về Tây Phương.
Có một sư cô nọ khi vừa xuất gia vào chùa tu học, khi ấy nghiệp chướng liền ùn ùn kéo đến bức bách làm cho cô không thể tụng kinh niệm Phật gì được khi vào chùa. Mỗi lần cô vào khóa lễ là từ trong cổ họng bị đờm kéo đến làm nghẹt cổ không thể nói được. Phải một thời gian dài nhờ công đức niệm Phật, sám hối bệnh lạ của cô tự dưng không chữa tự lành. Đó có thể là trọng báo (nghiệm nặng tiền kiếp) của cô đã biến thành khinh báo (nghiệp nhẹ hiện đời) nhờ công đức niệm Phật. Cho nên bạn hãy vững tâm đừng đánh mất câu Phật hiệu dù hiện giờ thân bệnh có làm cho bạn đớn đau. Hãy nghĩ rằng mình đang trả nghiệp để sau này dễ dàng vãng sanh về với Phật. Rồi từ từ bệnh sẽ lành.
Tín tâm của bạn trong lúc này có vẻ đang giao động khiến tâm bồ đề không còn vững vàng như ngày đầu mới phát tâm niệm Phật. Do vậy bạn nên chịu khó nghe pháp Tịnh Độ mỗi ngày để dần dần tín tâm thêm tăng trưởng. Tín tâm vững vàng thì mới có thể niệm Phật được nhiều và mới tha thiết nguyện vãng sanh. Trong 3 món tư lương của người tu Tịnh Độ có thể nói chữ Tín là quan trọng hàng đầu, rồi mới đến Nguyện và Hạnh. Chịu khó dành thời gian nghe pháp và niệm Phật bạn nhé. Thân đau thì cứ nằm trên giường mặt hướng về phương Tây mà niệm Phật cũng không sao cả vì đây là điều bất khả kháng.
Để tránh tâm sanh ra dãi đãi trong việc niệm Phật, bạn nên thường xuyên cố gắng đến tu học chung với các bạn đồng tu tại Tịnh Tôn Học Hội ở Houston vì nơi đó sẽ có thêm bạn đạo giúp bạn tinh tấn hơn. Các chốn niệm Phật đường thường hay có thiên long hộ pháp bảo hộ nên bạn sẽ ít gặp chướng duyên hơn là ở nhà tự tu một mình.
Các links này khi nào khỏe bạn tham khảo thêm cho vui:
Bỏ Tụng Chú Để Niệm Phật
Niệm Phật Cầu Hết Bệnh Sẽ Mất Phần Vãng Sanh
Nếu Có Tâm Sợ Chết Sẽ Không Được Vãng Sanh
A DI ĐÀ PHẬT!
Tín tâm chưa kiên cố thì rất cần nghe pháp, đây là điều rất quan trọng, đặc biệt quan trọng. Nhất là tâm lực chúng sanh đời mạt rất yếu, dễ giãi đãi, không vượt được các chướng ngại bình thường chứ chưa nói gì các ác nghiệp khi phải đến hồi trả báo.
TM rất mong các bạn nên nghe pháp của Hòa thượng Tịnh KHông, cư sỹ Diệu Âm. Các bạn nên nghe theo chú Tịnh Thái trên này cũng hướng dẫn, vào trang Tinhthuquan, down các bài pháp khai thị ngắn về nghe để giúp chúng ta phá nghiệp chướng, phiền não, tăng trưởng tín tâm, trí huệ ngõ hầu giúp ta vượt qua ải lục đạo rất khó khăn này.
Như lão cư sỹ Lý Bỉnh Nam có dạy: nghe pháp, niệm Phật thì 5 năm có thể định được, còn nếu niệm Phật không thì ít ra phải 10 năm, mà có định thì mới có Công đức mới Vãng sanh được; Lão Hòa thượng Tịnh Không cũng rất tán thán vấn đề này, các bạn nên chú ý thực hành.
Thường thì Tm sau thời khóa tối ngồi tĩnh tọa nghe pháp chỉ 30 phút thôi nhưng cảm thấy rất tốt.
Chúc các bạn tinh tấn trên đường đạo!
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT!
Cầu nguyện hồng ân Tam Bảo che chở cho QV có đủ nghị lực để vượt qua kiếp nạn. M hiểu những mong ướccủa bạn. M sẽ niệm Phật trợ duyên cùng bạn! A Di Đà Phật!!!
Chúc bạn Hồ Thị Quốc việt sớm được vãng sanh cực lạc của phật A Di Đà nhé
Đọc bài này mình lại nhớ đến Cô mình mất ngày 7 tháng 4 năm 2013. Cô mình cũng là điển hình của 1 người vô duyên với Phật. Cô ko có gia đình nên ăn uống kiêng khem dữ lắm. Khoảng năm 2011 thì cô bị u và phải cắt. Hồi đó mọi người nói với cô đó là u lành, và cô cũng yên tâm là mình chỉ bị u lành, vì ăn uống kiêng khem thế thì ko thể bị ung thư. Niềm tin của cô bất diệt đến nỗi khoảng tháng 2 năm 2013 u bị tái phát, cứng hết cả bụng, ko ăn được, toàn nôn ra nước đen thối mà cô vẫn khẳng định mình ko bị ung thư. River thì muốn khuyên cô niệm phật đã mua đĩa Khuyên Người Niệm Phật về để cho cô nghe mà vừa mở thấy nhạc A Di Đà Phật là cô đã tắt cái bụp rồi mắng mình xơi xơi. Tối đến chỉ bật ti vi xem chứ ko có bao giờ nghe giảng về Phật Pháp, mặc dù nếu cô muốn thì bao nhiêu mình cũng có thể cung cấp. 1 tháng sau khi bị đau lại và nôn ra nước đen thối cô sút cân rõ rệt còn chắc chỉ độ 30kg, nhưng cô vẫn ko tin mình sẽ chết và ko tin mình bị ung thư. Đến đúng cuối tháng 3 năm 2013 thì cô sụp hẳn, ko nói được, ko đi lại được nữa. Lúc ấy cô mới biết mình sắp chết, River lúc đó mang về cho cô một máy niệm Phật, mở phần niệm A Di Đà Phật và hỏi cô: “cháu mở đài niệm Phật cho cô nghe nhé, cô có nghe không?” Cô của River khi đó ko thể nói được nữa chỉ khẽ gật đầu. Nhìn thấy cô gật đầu mà mình buồn quá, giá cô có duyên sớm hơn 1 chút. Rồi mình khuyên cô hãy Niệm Phật theo đài, ko cần phát thành tiếng chỉ cần nhẩm nhẩm trong đầu thôi, cô mình gật đầu. Ấy thế nhưng thỉnh thoảng có lúc tỉnh táo lại được thì lại chỉ nói đến chuyện tiền nong dặn dò ai còn nợ nần cô thế nào.
Hai tuần sau khi cô chịu nghe máy niệm Phật thì cô mấy, trước ngày Đức Phật đản sinh 1 ngày. Cô mình chắc chắn chẳng được vãng sanh, h này không hiểu cô đến phương nào rồi, chỉ hy vọng trong phút lâm chung River đã gieo được chủng tử Phật cho cô thì những kiếp sau cô sẽ có nhiều duyên hơn mà sớm bề giác ngộ.
Người vô duyên với Phật, thật khó lắm thay.
A Di Đà Phật
Kính Đạo hữu Viên Trí, Hữu Minh cùng các Liên hữu,
Thiện Nhân vô cùng tri ân công đức của các Đạo hữu đã dành thời gian để giải đáp điều thắc mắc về một vấn đề mà theo Thiện Nhân nghĩ nó luôn nóng hổi và vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với hàng Phật tử tại gia chúng ta, đó là câu nói: „Phật không độ người vô duyên“ trong bài viết của Huệ Tâm. Người „vô duyên“ với Phật –Pháp là người thế nào?
– Không thích nghe pháp?
– Không thích học pháp?
– Hay là nghe, học mà không hiểu rồi sanh nản, nghi ngờ Phật-Pháp ?
– Hay là chê bai (thích chê bai) phỉ báng phật-Pháp?
– Hay là nghe, học nhưng chỉ cốt yếu để suy luận, tìm tòi những „tì vết“ như những nhà khảo cứu khoa học?…vv…
4 ý nêu trên các Liên hữu đã giải đáp phần nào về sự „vô duyên“ đó, nhưng mới chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ, bởi theo Thiện Nhân nghĩ: người hôm nay „vô duyên“ chưa hẳn ngày mai, ngày mốt, hoặc lúc già, lúc cận tử nghiệp, hay kiếp vị lai sẽ tiếp tục vô duyên… Cũng vì lẽ đó trong kinh Kim Cang đức Phật đã nói với Ngài Tu Bồ Đề: „Tu Bồ Đề! Những chúng chúng sanh ta nói đó vốn chẳng phải là chúng sanh mà chỉ tạm gọi là chúng sanh“. Chúng sanh (ý Phật nói)=Người chưa giác ngộ – Người chưa giác ngộ chưa hẳn là người vô duyên với Phật Pháp.
Vô Duyên Với Phật Pháp có một hàm nghĩa sâu xa hơn: Nhất Xuẩn Đề! Điều này Cư sĩ Viên Trí đã đề cập tới, nhưng rất tiếc Cư sĩ Viên Trí chưa giải đáp thật cụ thể về cụm từ Nhất Xuẩn Đề này.
Hẳn chúng ta còn nhớ, khi Đức Phật thành đạo, Ngài đã phải thốt lên rằng: “Lạ thay! Lạ thay! Hết thảy chúng sanh đều có đủ trí tuệ và đức tướng Như Lai, chỉ do vọng tưởng, chấp trước nên chẳng thể chứng đắc. Nếu lìa được vọng tưởng thì Nhất Thiết Trí, Tự Nhiên Trí, Vô Ngại Trí sẽ được hiện tiền”. Như Lai=Tự tánh thanh tịnh hay còn gọi là Phật tánh. Phật-Chúng sanh tự tánh đều tương đồng, nhưng Phật thì giác ngộ, còn chúng sanh thì bỏ chân, theo vọng nên có Phật và có chúng sanh. Trường hợp vợ chồng người bạn của Huệ Tâm cũng chính là (nhất thời) bỏ chân, theo vọng (theo đuổi lý tưởng, lẽ sống phàm tục) nên cho đến phút người chồng mắc bệnh nặng, rồi lâm chung, cả hai vẫn chưa thể giác ngộ: mình có sẵn tự tánh Phật, vậy nhưng (vì vô minh) nên không tin vào điều đó, và cho đó là những chuyện của những người ở một cõi nào đó, ngoài sức tưởng tượng, không thể nghĩ bàn được…
Cư sĩ Hữu Minh thực sự có lý khi nói: Giá như Huệ Tâm khuyên người vợ tìm một BHN nào đó… biết đâu một thiện tri thức khác có duyên sẽ khai ngộ được cho người chồng, bạn của HT. Đây quả là một điều đáng tiếc… và như thế vợ chồng người bạn HT chưa phải là dạng Nhất Xiển Đề.
Vậy Nhất Xiển Đề là người như thế nào? Thiện Nhân xin mạo muội chép lại những điều đức Phật giải thích trong Kinh Đại Niết Bàn để chúng ta cùng suy ngẫm: Nhất Xiển Đề là người tự đoạn hết tất cả các căn lành của chính mình; là người không có nhân bồ đề; dẫu cho mưa (mưa pháp) không đặng dừng giữa hư không (ý nói: mưa pháp có thể thấm đến mọi chúng sanh), nhưng riêng Nhất Xiển Đề không thể thấm tới, bởi, đức Phật ví: Nhất Xiển Đề này khắp mình kín dày như kim cương, vật ngoài không thể lọt vào được. Phật còn nói thêm: hạng Nhất Xiển Đề là hạng huỷ báng chánh pháp; không tu các hạnh thiện; làm ác nhưng không nhận đó là hành vi ác; và vì kiêu mạn nên mặc dù làm ác nhưng chẳng biết kinh sợ; người này giống như hạt giống đã cháy, dẫu có gặp mưa cũng không thể nào nảy mầm lại được; và mặc dù có sẵn Phật tánh nhưng bị vô lượng tội chướng ràng buộc nên chẳng thể hiện ra, như con tằm nằm trong kén, do nghiệp chướng đó chẳng thể sanh nhân bồ đề, lưu chuyển mãi trong sanh tử…
Người như thế Phật gọi là: Người Quyết Định Chết=quyết trôi lăn trong vòng sanh tử luân hồi.
Liệu chúng ta có những NHÂN như trên không? Nếu có, cho dù ít, hay nhiều, Thiện Nhân nghĩ: Chúng ta phải mau hồi quang phản chiếu, để hồi đầu, may ra… còn kịp để đến bến bờ kia…
Thiện Nhân
Kính chào các liên hữu.Theo cách hiểu của mình thì “Duyên” là phương tiện để tạo Nhân ra Qủa. Có nghĩa là tạo ra Nghiệp.”Vô Duyên” có nghĩa là không có Nghiệp theo Phật.Mà Nghiệp thì ai tạo nấy chịu. Chư Phật,chư Bồ Tát không thể can dự,chuyển đổi Nghiệp của chúng sinh. Nếu cách hiểu này sơ sót,các liên hữu hoan hỷ bỏ qúa cho.
A Di Đà Phật Thiện Nhân và các liên hữu.
Huệ Tịnh vô tình lang thang trên đây tò mò đọc được câu chuyện của Huệ Tâm kể lại và những bài bàn luận về câu “Phật không độ người vô duyên”. Công nhận HT thấy sự học hỏi ngộ Phật pháp của các vị quá thâm sâu rộng rãi. Một câu đề ngắn ngọn mà có thể biến ra bao nhiêu bài giải đáp rất hay thú vị.
HT cũng xin bổ sung vài lời nông cạn với các liên hữu nhất là bạn cư sĩ Thiện Nhân. Anh bạn đem ra những câu hỏi tuy rất ngắn ngọn nhưng chứa đầy ý nghĩa thâm sâu nếu ai chỉ nhìn từ nghĩa đen mà trả lời sẽ sai liền. Ai dùng thế gian trí thức trả lời thẳng vào câu hỏi cũng sai.
TN: “Phật không độ người vô duyên” là sao?
HT: Câu nầy chỉ có Đức Phật mới đủ trí tuệ phương tiện giải thoát môn và túc mạng thông biết vô lượng vô biên chủng tử hạt giống Bồ Đề của mỗi chúng sanh mới xứng đáng nói câu đó. Phàm phu như chúng ta mới hiểu mốt chút bờ mé của Tam Tạng Kinh điển mà dám đem cái ngã vô minh ra nói người nầy ngượi đúng là không có duyên với Phật thiệt sai lằm. Nếu đem tài trí phàm phu nông cạn + không có túc mạng thông của mình lấy gì độ được ai lam sao có thể khẳng định nguời ta vô duyên với Phật. Không nên đem tâm phàm phu ra để suy lường căn cơ duyên lành của mỗi chúng sanh. Chủng tử vô lậu và hữu lậu trong tàng thức của chúng sanh thiệt bất khả tư nghì bất khả thuyết. Niệm Phật vãng sanh Cực Lạc là chủng tử vô lậu nếu chín muồi thì người đó tức phải được Phật Di Đà tiếp dẫn kiếp nầy. Chủng tử vô lậu ấy chín muồi thì sẽ khiến người đó có lòng tin và nguyện sanh về Cực Lạc 100% không thối chuyển. Cho nên tại sao chúng ta thấy suốt đời có người chưa có duyên nghe gặp Phật pháp tranh đua với đời nhưng khi duyên đến lại phát tâm chân thật niệm Phật quyết định vãng sanh khi tuổi già hay lúc bệnh tật lâm chung. Lại cũng có nguời tuy xuất gia tụng kinh niệm Phật hằng ngày nhưng Đức Tín Nguyện vãng sanh lại còn yếu không bằng một ông bà lão già thành tâm niệm Phật?
Chủng tử vô lậu chưa gieo trồng sâu xa cho dù có thiện tri thức khuyên chỉ dạy cũng đành bó tay. Nhưng không thể nói họ vô duyên với Phật vì mắt phàm phu không thể thấy được điều đó mà khởi tâm chán nản mất đức tin. Nên nhớ và tin điều nầy 10 phương chư Phật luôn thương nhớ chúng sanh và lúc nào cũng gia trì gieo duyên để nuôi dưỡng chủng tử Bồ Đề của chúng ta.
Thật ra câu chuyện của anh bạn Huệ Tâm kể lúc khuyên người bạn qua phone cố gắng phát tầm niệm danh hiệu A Di Đà Phật thì anh ta tuy bệnh đau đớn trong người đã niệm được vài câu vào tàng thức rồi. Vì thiếu thiện căn phước đức nhơn duyên (câu nầy trong kinh Di Đà thường tụng) cộng nghiệp sát sanh quả báo nặng cho nên thiện tri thức như Huệ Tâm khuyên không thành tựu. Có lẻ vì vậy một phần anh ta không có duyên gặp một vị thầy đức hạnh cao hay BHN đến cứu giúp thoát nghiệp quả báo. Dù sao đi nữa danh hiệu A Di Đà Phật đã gieo trồng vô tàng thức của anh bạn đó thì tương lai kiếp sau không biết kiếp nào sẽ tu hành chín muồi gặp Phật Di Đà thôi.
Ai cũng sẽ một ngày một kiếp thức tỉnh trong cái mộng sanh tử luần hồi.
Phải tin cho vững chắc thì nguyện gì không thành tựu chứ.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Liên Thư cũng đang tu theo pháp môn Tịnh Độ, mạo muội góp vài lời chia sẻ: Là hành giả Tịnh Độ chúng ta nên nghe theo lời HT. Tịnh Khong, mỗii ngày nghe pháp, niệm Phật cầu sanh Cực Lạc,khi bệnh nghiệp đến, niệm Phật ra tiếng ko được thì niệm thầm bằng tâm, phải nên coi những gương vãng sanh, mấy cái ca nhạc uỷ mị đừnng nên xem, chúng ta ko có thời gian, nghe băng giảng của HT phải nghe 1 bài 10 lần mới hiểu được.